Hiện nay nhiều công ty mới xâm nhập vào ngành vận tải hàng dự án, họ đã tìm
mọi cách để tiếp cận thị trường với mọi loại giá dịch vụ rất thấp trong khi các Công ty
khác khó chấp nhận. Điều này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành vận tải hàng dự án.
Do đó đề nghị Bộ giao Thông vận tải nên quan tâm đến vấn đề này và thiết lập những
nghị định khung quy định giá tối thiểu để tránh tình trạng gây xáo trộn thị trường, bảo
vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành tránh tình trạng bị các nhà thầu chèn
ép các doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng dự án làm thiệt hại đến lợi ích của toàn
ngành.
94 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6578 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ vận tải hàng hoá và
hành khách tại Việt Nam. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, ta cho phép thành lập liên
doanh 51% vốn nước ngoài để vận tải hàng hoá nhưng trên cơ sở “kiểm tra nhu cầu
kinh tế”. Hạn chế này cho phép ta quyết định việc cấp phép phụ thuộc vào sự phát triển
của thị trường trong nước. Đồng thời, để đảm bảo việc làm cho đội ngũ lái xe và không
gây xáo trộn về thị trường lao động trong ngành, ta yêu cầu 100% lái xe phải là công
dân việt nam.
Dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa, đường sắt và hàng không: tương tự
như vận tải đường bộ, ta chưa cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung
cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách qua biên giới. với dịch vụ vận tải
đường thuỷ, ta cho phép thành lập liên doanh 49% vốn nước ngoài kể từ khi gia
nhập WTO. Với dịch vụ vận tải đường sắt, ta cho phép thành lập liên doanh 49%
vốn nước ngoài nhưng chỉ được vận tải hàng hoá.
Theo quy định của WTO, các hoạt động vận chuyển hàng hoá và hành khách
theo đường hàng không không thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO. các dịch vụ phụ
trợ cho vận tải đường hàng không không thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO gồm:
dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, dịch vụ đặt giữ chỗ bằng máy tính và
dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay. đối với dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm
hàng không, dịch vụ đặt giữ chỗ bằng máy tính, ta cam kết theo thực tế hiện hành.
Đối với dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, ta cho phép thành lập liên doanh
51% vốn nước ngoài kể từ khi gia nhập WTO. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO,
ta cho phép thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài.
Nhận thức được tiềm năng của dịch vụ kinh doanh vận tải hàng siêu trường
siêu trọng, hàng dự án nên hiện nay tại Việt Nam số lượng doanh nghiệp kinh
doanh ngành này ngày càng tăng. Có một số doanh nghiệp tư nhân mới được thành
lập. Có một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhưng không kinh doanh vận tải
hàng dự án, hàng siêu trường siêu trọng nay đã bổ sung thêm lĩnh vực này vào
ngành nghề kinh doanh của đơn vị. Có một số doanh nghiệp trước đây ngành nghề
kinh doanh chính của đơn vị không phải là lĩnh vực vận tải nhưng trước nhu cầu
phát triển của đơn vị và yêu cầu của thị trường, họ đã đầu tư nhiều phương tiện,
trang thiết bị hiện đại để tự thực hiện việc bốc xếp vận chuyển vật tư thiết bị do đơn
vị mình làm chủ đầu tư hoặc đơn vị chủ quản của mình làm chủ đầu tư. Sự biến
động lớn của thị trường vận tải Việt Nam đã có tác động rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của Công ty Vận tải đa phương thức. Nó đã hạn chế thị phần của Công ty.
Nếu Công ty không có những chiến lược kinh doanh phù hợp linh hoạt với thực tế
thì khả năng cạnh tranh sẽ bị giảm và thậm chí có thể bị triệt tiêu.
Năng lực cạnh tranh quốc gia cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF 2006; Việt
Nam xếp thứ 77/125 nước, tụt 3 bậc so với năm 2005, trong đó thể chế xếp thứ 74,
cơ sở hạ tầng 83, kinh tế vĩ mô 53, ytế và giáo dục phổ thông 56, giáo dục đại học
90, hiệu quả thị trường 73, độ sẵn sàng về công nghệ 85, mức độ hài lòng doanh
nghiệp 86, mức độ sáng tạo 75. Theo xếp hạng môi trường kinh doanh của
WB/IFC 2007: việt nam xếp thứ 104/175 nước, tụt 5 bậc so với 2006, trong đó:
khởi sự doanh nghiệp thứ 97, cấp phép thứ 25, thuê lao động 104, đăng ký tài
sản 34, tiếp cận tín dụng 83, bảo vệ nhà đầu tư 170, nộp thuế 120, XNK 75, thực
hiện hợp đồng 94, đóng cửa doanh nghiệp 116. Theo báo cáo của Liên Hợp quốc
về FDI 2006 Việt nam xếp thứ 74/114 nước về triển vọng thu hút FDI năm 2005
tụt 4 bậc, thứ 53 về hiệu quả FDI. Theo bảng đánh giá xếp loại của các tổ chức
thế giới thì năng lực cạnh tranh của việt nam đều tụt so với năm 2005, điều này
sẽ là khó khăn cho các doanh nghiệp việt nam nói chung và công ty vận tải đa
phương thức nói riêng đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO.
Với chính sách Việt Nam sẽ là bạn với các quốc gia trên thế giới, mối
quan hệ giữa Việt Nam với các nước đã được cải thiện rất nhiều, ngay cả Mỹ
một nước được xem là thù địch với ta nay cũng đã khép lại quá khứ, bình thường
hoá quan hệ với Việt Nam. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có
có hội tiếp cận với công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, nâng cao vị
thế của doanh nghiệp Việt nam với thế giới. Công ty vận tải đa phương thức có
cơ hội cọ xát với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, học tập được nhiều kinh
nghiệm từ các đối tác nước ngoài.
Hiện tượng sát nhập và mua lại các công ty để hình thành các công ty đa
quốc gia lớn hơn, mạnh hơn hình thành các mạng lưới công ty con kinh doanh toàn
cầu đang là xu hướng trong doanh nghiệp của các nước trên thế giới cũng là một áp
lực đối với các doanh nghiệp Việt nam.
Hệ thống pháp luật quốc tế, những hiệp định và thoả thuận của các hiệp hội
ngành nghề được nhiều quốc gia tuân thủ đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án. Hiện nay đội tàu biển của Công ty
đã thực hiện đầy đủ các quy định của Hiệp Hội Hàng Hải Thế giới để lấy được
chứng chỉ ISM.CODE, chứng chỉ quản lý an toàn SMC để có thể thực hiện vận chuyển
hàng hoá ra hải phận quốc tế. Hiện nay quốc tế cũng đã có một số quy định cho các
doanh nghiệp thực hiện vận tải đa phương thức và Việt Nam cũng đã tiếp cận và có
một số quy định cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện vận tải đa phương
thức. Công ty Vận tải đa phương thức đã lấy được chứng nhận kinh doanh vận tải
đa phương thức.
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá đã giảm thiểu các rào cản
về các thủ tục xuất nhập khẩu, thuế làm cho hàng hoá lưu thông dễ dàng nhanh
chóng. Đội ngũ khai thuê hải quan của Công ty vận tải đa phương thức phải luôn
luôn theo dõi, cập nhật các chính sách thuế xuất nhập khẩu, nâng cao nghiệp vụ
phục vụ khách hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Hiện nay có một thực tế là có một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh
vận tải hàng dự án đã lạm dụng tính chất phục vụ các dự án trọng điểm của Quốc
gia liên kết với các Nhà cung cấp thiết bị đã tạm nhập tái xuất thiết bị phương tiện
vào kinh doanh vận tải hàng dự án tại Việt Nam. Đây là khó khăn lớn cho Công ty
Vận tải đa Phương thức cũng như các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành của Việt
Nam. Đồng thời đây cũng chính là cơ hội để Công ty Vận tải đa phương thức có thể cọ
xát, học hỏi cung cách quản lý, điều hành dự án của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRÊN LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG DỰ
ÁN
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải đa phương thức kết hợp cả hai
cách tiếp cận: chuỗi giá trị và dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp.
Phát triển quan điểm của M.Porter về chuỗi giá trị cho ngành vận tải hàng dự
án thì các hoạt động hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng dự án gồm có:
- Hệ thống tổ chức quản lý của Công ty
- Nguồn lực của Công ty
- Phát triển nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn
- Trang thiết bị phương tiện
Và các hoạt động chính của dịch vụ vận tải hàng dự án gồm có:
- Hoạt động tiếp thị
- Triển khai thương thảo ký hợp đồng thực hiện
- Khảo sát, lập phương án thực hiện
- Thực hiện công tác bốc xếp vận chuyển, liên hệ thuê dịch vụ phụ trợ
- Giao nhận thiết bị
Các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ đã kết hợp nhau tạo nên chuỗi giá
trị cho chất lượng dịch vụ của Công ty về mặt giá cả, chất lượng dịch vụ… Các yếu
tố cấu thành và tác động đến năng lực cạnh tranh đã phân tích ở mục 2.2 đã nêu lên
những ưu và nhược của các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ của Công ty.
Công ty vận tải đa phương thức là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam tiếp
cận thị trường vận tải hàng dự án, thực hiện nhiều công trình dự án lớn trên toàn
quốc nên so với các doanh nghiệp cùng ngành thì Công ty vận tải đa phương thức
có lợi thế hơn về kinh nghiệm thực hiện bốc xếp vận chuyển các kiện hàng quá đặc
biệt: quá nặng, quá cồng kềnh cũng như kinh nghiệm về việc điều phối, liên kết
điều hành hoạt động của các phương thức vận tải. Hay nói cách khác theo cách tiếp
cận dựa trên nguồn lực thì năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải đa phương thức
có tính khan hiếm cao. Nguồn lực này hiện nay chưa có đối thủ nào trong nước có
thể sao chép được, nhưng trong tương lai thì có thể nhưng chắc phải còn lâu dài thì
các doanh nghiệp cùng ngành khác mới sao chép được.
Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Căn cứ phân tích những ưu, nhược điểm của năng lực cạnh tranh của
Công ty vận tải đa phương thức kết hợp với phương pháp phân tích chuỗi giá trị và
nguồn lực của công ty, được đánh giá như sau:
Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh năng lực cạnh tranh
của Công ty Vận tải Đa phương thức
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
quan trọng
Công ty VTĐPT
Phân loại Điểm đánh giá
Trình độ tổ chức quản lý 0,10 8,00 0,80
Nguồn vốn - năng lực T/chính 0,10 5,00 0,50
Nguồn nhân lực 0,10 7,00 0,70
Trình độ công nghệ 0,10 8,00 0,80
Hoạt động nghiên cứu khoa học 0,05 4,00 0,20
Hiệu quả sản xuất 0,10 6,00 0,60
Thị phần: giữ và mở rộng 0,10 8,00 0,80
K/năng đáp ứng nhu cầu của KH 0,1 8,00 0,80
Công tác đào tạo - giáo dục 0,05 7,00 0,35
Chiến lược kinh doanh 0,05 8,00 0,40
Hoạt động tiếp thị 0,05 7,00 0,35
Thương hiệu của doanh nghiệp 0,10 8,00 0,80
Tổng điểm 1,00 7,10
Nhìn chung thì các tiêu chí cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp tùy theo từng thời kỳ của thị trường mà sẽ có sự lựa chọn đánh
giá mức độ quan trọng khác nhau. Trong giai đoạn Hội nhập phát triển và thực tế
của thị trường vận tải hàng dự án hiện nay thì nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ
công nghệ, hiệu quả sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, khả năng giữu vững và mở
rộng thị phần, thương hiệu của doanh nghiệp được đánh giá có mức độ quan trọng
như nhau và có tính ưu tiên so với các tiêu chí khác. Trong giai đoạn hội nhập và
phát triển, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam để tìm kiếm cơ
hội hợp tác kinh doanh, Công ty vận tải đa phương thức là doanh nghiệp mạnh trong
lĩnh vực vận tải nội địa hàng dự án, có chất lượng dịch vụ tốt, có thương hiệu sẽ thu hút
được nhiều tập đoàn liên danh, liên doanh để hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực này.
Điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương thức dựa
trên sự phân tích tổng hợp ý kiến của khách hàng về các dịch vụ của Công ty, được
thường xuyên thực hiện định kỳ 2 lần/năm và tham khảo các số liệu, tình hình thực
hiện thực tế trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Điểm đánh giá
năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải đa phương thức cho thấy khả năng cạnh
tranh hiện nay của Công ty vận tải đa phương thức là khá tốt. Công ty vận tải Đa
phương thức đã căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng tài chính, năng lực
phương tiện của mình để chọn phân khúc thị trường hẹp là vận tải hàng dự án, tập
trung toàn bộ nhân lực, phương tiện, tài chính đầu tư phát triển ngành kinh doanh
này và phát triển các dịch vụ phụ trợ giúp hòan thiện khép kín chu trình vận tải nội
địa từ cảng nhập khẩu đến công trình bằng các phương thức vận tải khác nhau. Đây
là một ưu điểm của Công ty nhưng về lâu dài Công ty vận tải đa phương thức dựa
trên định hướng của Công ty để triển khai hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của đơn vị để giữ vững và phát triển thị phần của mình tại thị trường vận tải
hàng dự án của Việt nam trước khi có chiến lược đầu tư mở rộng sang thị trường
nước ngoài.
Qua phân tích và đánh giá các nhân tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải đa phương thức trong thị trường vận
tải hàng dự án thời gian qua, có thể rút ra kết luận sau:
Thứ nhất, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của bản thân Công ty bao
gồm: trình độ tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, thương hiệu của Công ty, thị phần,
…đã được đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố ứng với giai đoạn hiện nay;
phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty với mức độ đạt được cho thấy đa số
các yếu tố có năng lực cạnh tranh cao hiện nay.
Thứ hai, về thị trường cạnh tranh ngành vận tải hàng dự án ở nước ta trong
xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới
xâm nhập vào ngành này bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp
trong nước. Công ty Vận tải đa phương thức có ưu thế là doanh nghiệp Việt Nam đi
tiên phong trong lĩnh vực này nên đã chiếm lĩnh chủ yếu thị phần trong nước và
từng bước tham gia vào thị trường Lào, CamPuChia và Malaixia… nhưng nếu
không từng bước củng cố, điều chỉnh các hoạt động của Doanh Nghiệp sẽ làm giảm
khả năng cạnh tranh của đơn vị.
Thứ ba, các nhân tố của môi trường kinh doanh cũng có tác động lớn đến khả
năng cạnh tranh của Công ty Vận tải đa phương thức. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam
trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.
Nguyên nhân một số tiêu chí năng lực cạnh tranh chưa cao có thể khái quát
như sau:
- Nguồn vốn, năng lực tài chính: Đối với lĩnh vực vận tải hàng dự án thì năng
lực phương tiện hiện đại là yếu tố quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh của
đơn vị. Trước tình hình như vậy, Công ty đã đầu tư rất nhiều phương tiện hiện đại
để bắt kịp sự phát triển của thị trường dẫn đến việc căng thẳng về vốn để hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Chi phí kinh doanh cao dẫn đến giá thành vận chuyển cao. Chi phí kinh
doanh cao do khả năng quản lý chưa tốt. Đây là yếu tố cần phải khắc phục mới có
thể nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị trong giai đoạn mới.
- Trình độ tổ chức quản lý của Công ty đã có nhiều nét mới, tiến bộ nhưng
vẫn chưa bắt kịp với quy mô, tốc độ sản xuất của đơn vị cũng như yêu cầu của thị
trường.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học cũng chưa phát triển do chưa được đầu tư,
khả năng sáng tạo vẫn còn hạn chế và một số trường hợp nghiên cứu cải tiến vẫn
chưa mang lại hiệu quả cao do đó quỹ đầu tư cho công tác này vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG LĨNH
VỰC VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty Vận tải đa phương thức giai
đoạn 2006 - 2010
Trong giai đoạn 2006 - 2010 đã công bố 59 dự án lớn được đầu tư vào Việt
Nam ta có thể nhận thấy thị trường vận tải hàng dự án trong giai đoạn này có nhu
cầu lớn, so với giai đoạn trước đây. Mặt khác, công ty sẽ phải cạnh tranh quyết liệt
với các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là doanh nghiệp cùng ngành từ nước
ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Đây cũng chính là thách thức mà Công ty Vận
tải đa phương thức đã nhận thấy cách đây đã lâu và đang từng bước hoàn thiện hệ
thống quản trị, nâng cao năng lực chuyên môn, hiện đại hoá trang thiết bị phương
tiện... của doanh nghiệp mình nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp để có thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành kể cả trong và ngoài nước.
Trong xu thế hội nhập và phát triển nếu bản thân doanh nghiệp hoạt động
vận tải hàng dự án không đổi mới bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường thì
doanh nghiệp sẽ bị thất bại thậm chí là phá sản. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay theo
quy định của nghị định 125/2003/NĐ-CP thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài được tiếp cận thị trường vận tải
hàng dự án vận tải đa phương thức ở Việt Nam. Điểm yếu của các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải hàng dự án việt nam nói chung là thiếu vốn, việc cân đối các
nguồn thu chi để có quyết định đàu tư đúng hướng là vấn đề rất quan trọng. Thực tế
giai đoạn hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh dịch vụ
vận tải hàng dự án tại việt nam, họ đã tạm nhập trang thiết bị hiện đại, nhân lực vào
thực hiện các dịch vụ của mình trong khi đó các dịch vụ này công ty vận tải đa
phương thức vẫn có thể đáp ứng được. nhưng vì lý do an toàn cho hàng hóa chủ
hàng vẫn chọn đơn vị có phương tiện hiện đại hơn. Chính vì vậy, định hướng phát
triển của Công ty tập trung vào các nội dung sau:
- Duy trì và phát triển thị phần vận tải hàng dự án tại thị trường nội địa.
- Mở rộng các dịch vụ phụ trợ hoàn thiện chu trình khép kín của loại
hình kinh doanh vận tải đa phương thức như: xây dựng hệ thống cảng biển
trước tiên là cảng biển Hòn La, là một cảng sâu tự nhiên có thể tiếp nhận được
tàu hàng vạn tấn để tiếp nhận vận chuyển hàng hóa của các Nhà máy tại các
tỉnh bắc Miền Trung xuất khẩu đi các nước, đồng thời trở thành cảng trung
chuyển hàng lớn ở Miền Trung qua các nước Lào, Thái lan, Myanma.
- Phát triển 02 Công ty đường sông Miền Bắc và Miền Nam, tăng cường
năng lực phương tiện cho Công ty Cổ phần Vận tải đường biển (Cty CP vận tải đa
phương thức 6), đầu tư nhiều phương tiện vận tải xếp dỡ hiện đại để tạo ra nội lực
mạnh trong xu thế hội nhập, cạnh tranh của Công ty về vận tải đa phương thức.
- Bổ sung phạm vi kinh doanh của công ty: tư vấn phương án vận tải, tư
vấn phương án gia cố cầu đường phục vụ vận chuyển, thiết kế làm đường giao
thông…
- Vận chuyển xếp dỡ các kiện hàng nặng đến 5000 tấn không tháo rời được
- Cung cấp những chuyên gia hàng đầu về vận tải - xếp dỡ thiết bị siêu trường
siêu trọng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn (2006-2010) của Công ty.
Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty (2006-2010)
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ
tăng
trưởng
BQ
I/ Sản lượng:
1. Vận tải Ôtô:
- Tấn nặng Tấn 405.000 446.000 491.000 540.300 594.230 20%
- Tấn luân chuyển TKm 36.000.000 38.450.000 41.087.500 43.928.375 46.989.644 16%
2. Vận tải thủy:
+ Tấn nặng Tấn 88.500 128.000 188.600 208.000 217.000 20%
+ Tấn luân chuyển TKm 125.100.000 196.200.000 292.630.000 314.930.000 335.300.000 23%
3. Xếp dỡ: Tấn 110.000 120.800 132.780 145.958 160.354 11%
4. Hàng hóa lưu kho bãi Tấn 44.000 51.000 58.000 64.000 70.000 12%
5. Dịch vụ vận tải Tấn 516.407 556.047 599.552 646.107 696.918 8%
6. Kinh doanh thương mại
- Nhiên liệu Lít 1.600.000 1.728.000 1.866.000 2.015.000 2.176.000 7%
76
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ
tăng
trưởng
BQ
- Vật liệu, nông sản, H.Hóa khác Tấn 44.800 49.080 53.758 58.874 64.471 13%
II/ Tài chính Tr.đồng
1/ Sản xuất kinh doanh:
- Tổng doanh thu và thu nhập 150.716 164.280 179.065 205.925 247.110 13%
Tr. đó: + Vận tải bộ 99.078 107.995 117.714 135.371 162.446
+ Vận tải thủy 18.280 19.925 21.718 24.975 29.970
+ Dịch vụ vận tải và bán hàng 33.358 36.359 39.633 45.578 54.694
- Lợi nhuận trước thuế 3.887 4.353 4.875 5.460 6.116 12%
2/ Quan hệ với Ngân sách: 5.861 6.180 6.530 7.011 7.514 8%
III/ Đầu tư: Tr.đồng
1. Tổng giá trị đầu tư 52.450 103.430 47.530 132.130 152.530 22%
- XDCB 12.500 14.000 13.000 103.000 102.000
- Phương tiện, thiết bị 39.950 89.430 34.530 29.130 50.530
2. Nguồn vốn 52.400 103.430 47.530 132.130 152.530
77
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ
tăng
trưởng
BQ
Vay Ngân Hàng 52.400 103.430 47.530 32.130 50.530
Phát hành cổ phiếu 100.000 102.000
Nguồn: Phòng Kinh Doanh
3.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải
đa phương thức
Để thực hiện các định hướng trên Công ty phải có bước chuẩn bị xây dựng
kế hoạch tuyển nhân sự, kế hoạch huy động nguồn vốn, bổ sung quy chế quản lý
điều hành để vận hành toàn bộ hệ thống đạt hiệu quả cao nhất.
Công ty phải nhanh chóng tạo sự chuyển biến mạnh và đồng bộ trên nhiều
lĩnh vực tổ chức, quản lý, điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ
chức Công ty mẹ - Công ty con, phải nâng cao năng lực lãnh đạo của từng cấp.
Phải có chiến lược phát triển mở rộng ngành nghề kinh doanh, phù hợp với khả
năng trình độ và điều kiện phát triển kinh tế của từng khu vực trên cơ sở chú trọng
“chất lượng - an toàn” xuyên suốt quá trình đổi mới tổ chức để xây dựng đơn vị
ngày càng phát triển hơn.
Đạt được uy tín và thành tích cao là vô cùng vất vả khó khăn, giữ vững và
phát triển cao hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt quyết liệt
là nhiệm vụ hết sức khó khăn đòi hỏi từng tập thể, cá nhân phải đoàn kết phát huy
tốt những lợi thế, khắc phục những tồn tại yếu kém, nhằm tổ chức kinh doanh có
hiệu quả, giữ vững chữ tín trong kinh doanh.
- Công ty tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con để nâng cao năng lực tổ chức quản lý của Công ty
đáp ứng sự phát triển trong những năm tới.
- Tiếp tục tìm giải pháp nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hoá thiết bị
vận chuyển, nâng cao nhận thức của người lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
- Củng cố, giữ vững các thị phần hiện tại, mở rộng thị phần trong nước và
thị phần tại Lào, Cămpuchia và các nước trong khu vực.
- Tăng cường hoạt động tiếp thị với nhiều hình thức và phương pháp có
hiệu quả, nâng cao thương hiệu của Công ty cả trong và ngoài nước.
- Tiếp tục tuyển chọn và nâng cao chất lượng nguồn lực, nhất là những lao
động có tính chất đặc thù, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI
HÀNG DỰ ÁN
Căn cứ vào ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty thì các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của Công ty được đánh giá tương đối cao trên thị trường
vận tải hàng dự án tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhưng để bắt kịp yêu
cầu của thị trường vận tải hàng dự án trong xu thế nền kinh tế Hội nhập và tòan
cầu hóa thì Công ty Vận tải đa phương thức phải từng bước điều chỉnh các yếu tố
bất cập trong quá trình điều hành sản xuất của doanh nghiệp kết hợp với các điều
chỉnh liên quan đến ngành của Nhà nước và của các hiệp Hội trên thế giới để nâng
cao năng lực cạnh tranh của đơn vị và có thể vươn tầm ra các nước Đông Nam Á.
3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn và tài chính của Công ty
Khó khăn lớn nhất hiện nay của Công ty vận tải Đa phương thức là thiếu
vốn để đầu tư dài hạn và thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất.
* Do đó các giải pháp ngắn hạn về vốn
- Huy động vốn của Cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Hiện nay có rất nhiều tổ chức tín dụng được thành lập, trong đó có nhiều
Ngân hàng có đơn vị chủ quản là các Bộ, ngành là khách hàng truyền thống của
Công ty, Công ty nên chủ động tiếp cận và huy động vốn từ các tổ chức tín dụng
này.
- Tích cực thu hồi công nợ, giảm tối đa mức bị chiếm dụng vốn.
- Rà sóat lại các vật tư, phương tiện đã hết khấu hao nếu để lại sử dụng sẽ
không hiệu quả bằng cách thanh lý với giá cao hơn rất nhiều so với giá trị sử dụng
của nó trong Công ty.
* Giải pháp dài hạn về vốn
- Cổ phần hoá doanh nghiệp tăng vốn điều lệ có sự tham gia của cổ đông
nước ngoài theo quy định vào WTO nhưng chú ý giữ vững quyền chủ động điều
hành của Việt Nam. Hợp tác để có Nhà đầu tư chiến lược về tài chính trong nước
(Ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng Việt Nam) để chủ động về vốn mở rộng
sản xuất kinh doanh.
Như vậy vừa đảm bảo nhu cầu vốn phục vụ mở rộng sản xuất, đầu tư
phương tiện vận tải hiện đại, vừa giảm được áp lực về trả nợ gốc và lãi vay.
3.2.2. Giảm chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh
Giảm chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh là mục tiêu chung của các doanh
nghiệp kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào. Đối với Công ty Vận tải đa phương thức
thì vấn đề này đang được ban lãnh đạo Công ty quan tâm nhất vì hiện nay giá
thành vận tải của Công ty chưa có tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng
ngành, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ.
Để thực hiện được mục tiêu này thì Công ty nên áp dụng chế độ khoán quản
toàn bộ các công trình, tự chủ trong việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư,
nguyên vật liệu công cụ theo giá trị ban đầu. Nhiên liệu dầu mỡ phụ cho vận tải -
xếp dỡ - sửa chữa sử dụng theo định mức. Khóan chi phí bảo dưỡng sửa chữa
phương tiện, thiết bị theo sản lượng vận chuyển xếp dỡ. Toàn bộ các chi phí đưa
vào cơ chế khoán để có thể kích thích tính sáng tạo năng động cho người lao động,
họ sẽ tìm tòi sáng tạo sử dụng mọi biện pháp để hoàn thành tốt công việc với chi
phí thấp nhất vì lúc này chi phí tiết kiệm sẽ gắn chặt với quyền lợi của người lao
động.
3.2.3. Đầu tư phương tiện vận tải, các trang thiết bị công nghệ cao
Đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ là một nhu cầu không thể thiếu trong
mọi lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt đối với ngành vận tải hàng dự án thì nhu cầu
này còn có tính cấp thiết hơn. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước nhiều dự
án được đầu tư có nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại có các kiện hàng không thể
tháo rời có kích thước quá nặng quá dài và quá rộng với giá trị rất cao, trong khi đó
đại đa số các doanh nghiệp vận tải hàng dự án hoạt động trong tình trạng không đủ
vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể, trước đây khi Việt Nam chưa gia
nhập WTO thì các đối tác nước ngoài có thể chấp nhận sử dụng năng lực phương
tiện của Công ty để thực hiện nhưng với bối cảnh hiện nay thì Công ty khó có thể
cạnh tranh được vì đối thủ nước ngoài có nhiều thiết bị phương tiện hiện đại hơn
có thể thực hiện an toàn hơn. Các loại phương tiện này trước đây đã được Công ty
lưu ý đến nhưng vốn đầu tư quá lớn, khả năng đầu tư lấy lại vốn rất lâu, nhưng
hiện nay trước nhu cầu của thị trường và cân đối các nguồn thu chi của Công ty tôi
đề xuất Công ty nên đầu tư thêm một số phương tiện đặc chủng để có thể thực hiện
các kiện hàng đặc chủng nặng trên 2000 tấn và dài trên 200m.
3.2.4. Đổi mới công tác lập kế hoạch sản xuất hoạch định chiến lược
kinh doanh của Công ty
Hiện nay công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã được
Ban Lãnh đạo quan tâm nhưng phương pháp thực hiện chưa được khoa học. Cụ thể
là chưa có chế tài thưởng phạt các đơn vị thành viên Công ty không đạt hoặc vượt
kế hoạch được duyệt. Điều này đã không tạo được sự quan tâm của các đơn vị
thành viên khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Mặt khác Hội đồng quản trị chưa phát huy hết vai trò chỉ đạo hướng dẫn
phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể trong công tác lập kế
hoạch, đánh giá hoạt động trong năm và phương hướng hoạt động năm tới, Hội
đồng quản trị phải có sự đối chiếu xem kế hoạch của đơn vị thành viên Công ty
con có đạt kế hoạch đặt ra chưa, nếu chưa đạt thì nguyên nhân tại sao, nếu vượt
mức kế hoạch thì cũng tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra định hướng kinh doanh
đúng và điều chỉnh sản xuất kịp thời. Từ kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý để
quyết định công tác đầu tư đúng hướng, chủ động và kịp thời.
3.2.5. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Vấn đề con người là nhân tố quan trọng nhất góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đầy đủ các yếu tố nhưng thiếu
trầm trọng nguồn nhân lực thực hiện thì cũng không thể nào tạo ra giá trị lớn, điều
này cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ hoạt động kém hiệu quả và sẽ thất bại. Xu
thế toàn cầu hóa yêu cầu về chất lượng phục vụ ngày càng cao, các doanh nghiệp
sẽ tiếp cận được nhiều cách quản lý hiệu quả khoa học của các công ty nước ngoài,
các quy trình thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cần liên hệ với các trường
đại học, các tổ chức để đào tạo các đội ngũ cán bộ cập nhật các phương pháp quản
lý tiên tiến để về áp dụng cho đơn vị. Đồng thời công ty cũng cần tổ chức các lớp
đào tạo lại do các cán bộ của công ty sau khi theo học các khóa trên về dạy cho
anh em trong công ty theo định kỳ để các phương pháp mới có thể đến được với tất
cả mọi người, tiết kiệm chi phí đào tạo cho công ty. Hiện nay có một thực tế là
đồng chí tổng giám đốc công ty đang thuê, công ty nên có chính sách đào tạo đội
ngũ kế cận để có thể chủ động trong việc tiếp quản lãnh đạo công ty.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng - xây dựng văn hoá doanh
nghiệp
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt và thực hiện mục tiêu giảm gía thành
nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách điều chỉnh lại các chế độ định mức, các
chế độ đãi ngộ cho phù hợp với thực tế thì diễn biến tư tưởng trong cán bộ công
nhân viên là điều khó tránh khỏi. Do đó công ty phải chú trọng đến việc giáo dục,
truyền bá chủ trương của công ty và tổ chức nhiều chuyên đề nói về thực trạng thị
trường vận tải hiện nay để đã thông công tác tư tưởng cho anh em Công ty, đồng
thời phải nêu bật được khó khăn hiện nay và trách nhiệm của cán bộ công nhân
viên phải làm gì để hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả hơn.
Công ty cần chú ý hơn đến chiến lược lâu dài trong quá trình giải quyết chế
độ, phải biết cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, phải tính toán đến những tình
huống khó khăn trong sản xuất kinh doanh để người lao động hiểu rõ việc hưởng
thụ phải từ thành quả mình làm ra và công bằng là ai làm nhiều được hưởng nhiều,
không bình quân. Sớm chấm dứt tình trạng một số cán bộ công nhân viên làm ít
hưởng nhiều nhờ cơ chế không đúng và buông lỏng quản lý của một số bộ phận
đưa đến hậu quả tiền lương cao gấp nhiều lần so với năng suất lao động, bất hợp lý
trong cống hiến và hưởng thụ, bất hợp lý trong thanh quyết tóan cũng như nhiều
khoản chi phí khác… nhằm đảm bảo công bằng, hạn chế tối đa tình trạng chênh
lệch vật tư nhiên liệu, phấn đấu tiết kiệm chi phí giành bổ sung cho tích lũy bổ
sung vào hệ số tiền lương cho mọi cán bộ công nhân viên cùng được hưởng nhằm
khuyến khích tăng năng suất lao động cho mọi người.
Hiện nay nhu cầu thị trường vận tải hàng dự án rất lớn, nhiều doanh nghiệp
mới xâm nhập vào thị trường, có nhiều doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh
của mình sang lĩnh vực vận tải hàng dự án nên Công ty vận tải đa phương thức
đang là địa chỉ tin cậy để các doanh nghiệp cùng ngành thu hút nhân tài ra khỏi
công ty về công ty của họ. Đây là vấn đề cấp bách mà công ty cần có nhiều chuyên
đề: “ vấn đề thu hút nhân tài”, “làm sao để giữ nhân viên giỏi”, “văn hóa doanh
nghiệp là gì’’, “văn hóa công ty vận tải đa phương thức là gì” để tìm hiểu tâm tư
nguyên vọng của cán bộ công nhân viên nhằm tìm ra hướng điều chỉnh thay đổi cơ
chế phù hợp để thu hút và giữ nhân tài.
Tất cả những nội dung trên, ban Lãnh đạo cần tạo ra sức mạnh đồng bộ
bằng việc phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của Chính quyền với các đoàn thể
quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… dưới sự lãnh đạo của
Đảng Bộ.
3.2.7. Củng cố phát triển mạng lưới thông tin tiếp thị
Bộ phận tiếp thị của Công ty nằm rải rác trên toàn mạng lưới của cả
nước, chưa phải là bộ phận chuyên trách, họ kết hợp vừa thực hiện sản xuất,
vừa thực hiện công tác tiếp thị. Cách phân công công việc như thế này vừa có
ưu điểm, vừa có nhược điểm. Ưu điểm là cán bộ tiếp thị có thể lồng ghép kinh
nghiệm thực hiện để tiếp thị với khách hàng nhưng nhược điểm là họ không
chuyên trách một chuyên môn sâu nên đôi lúc công tác tiếp thị sẽ bị phân tán
không được chú tâm lắm. Để vận dụng tốt vấn đề này thì đề nghị Lãnh đạo các
đơn vị liên quan quan tâm điều tiết công việc kịp thời cho các cán bộ tiếp thị
khi có nhu cầu. Đối với ngành vận tải hàng dự án thì công tác tiếp thị chủ yếu
dựa trên thông tin thu thập được, tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra
dự báo, do đó để công tác dự báo được chính xác thì bộ phận tiếp thị của công
ty trên mạng lưới toàn công ty phải luôn cập nhật thông tin về bộ phận trung
tâm để các thành viên liên quan có thể nắm bắt diễn biến của quá trình, bộ
phận trung tâm có thể thu nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau, phân tích
tình hình được chính xác để có hướng xử lý thích hợp nhằm tiếp thị thành công
công trình dự án.
3.2.8. Củng cố và phát triển thương hiệu của Công ty
Hiện nay thương hiệu của công ty đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Việt Nam và tương đối nổi tiếng trong lĩnh vực vận tải hàng dự án tại Việt Nam.
Để củng cố giữ vững và phát triển thương hiệu của Công ty, đề nghị Công ty kiểm
soát chặt chẽ hơn công tác giám sát an toàn trong quá trình thực hiện bốc xếp, vận
chuyển. Quy trình an toàn đã được Công ty nêu ra trong quy trình tiêu chuẩn chất
lượng nhưng việc thực hiện chưa được chặt chẽ, đôi lúc do tính xuề xòa của cán bộ
tại hiện trường đã không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật, quy trình an toàn
nên xảy ra những sự cố đáng tiếc gây thiệt hại về vật chất cũng như tổn hại đến uy
tín lâu dài cho Công ty. Công ty cần có những biện pháp xử lý cương quyết hơn thì
mới hạn chế được sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện vì hiện nay đã có chế tài
xử lý nhưng còn nương nhẹ và thiếu kiên quyết.
3.2.9. Liên danh, liên doanh, liên kết nhằm tạo thế và lực cạnh tranh
vận tải hàng dự án trong và ngoài nước
Ngành vận tải hàng dự án là ngành vận tải hàng siêu trường siêu trọng theo
phương thức vận tải đa phương thức, một xu hướng vận tải hiện đại hiện nay mà
thế giới đang áp dụng. Vì vận tải theo phương thức này thì nhà cung cấp dịch vụ
vận tải phụ trách một chu trình khép kín bao gồm tất cả các khâu cung cấp dịch vụ
để đạt mục tiêu cao nhất của mọi hình thức vận tải là giao hàng đúng thời hạn và
đảm bảo chất lượng hàng hóa. Thực tế thì rất ít Hãng vận tải trên thế giới có khả
năng tự cung cấp dịch vụ vận tải đồng thời bằng đường biển, đường hàng không,
đường sắt, đường bộ, đường sông… Do đó đối với ngành vận tải hàng dự án thì việc
liên danh liên kết với các đơn vị đặc biệt là hãng vận tải nước ngoài là điều cần thiết.
Hiện tại Công ty đã liên danh, liên kết với một số Hãng nước ngoài nhưng chưa nhiều.
Đề nghị Công ty tăng cường đẩy mạnh công tác này, trước tiên là đảm nhận điều
phối chu trình giao nhận vận tải nội địa sau đó mới hướng đến các khu vực láng
giềng.
Hiện nay do nhu cầu của thị trường, nhiều doanh nghiệp mới xâm nhập vào
lĩnh vực này đã bằng mọi cách để giành lấy thị trường làm thiệt hại đến ngành vận
tải hàng dự án. Do đó Công ty cần tăng cường liên danh, liên kết với các doanh
nghiệp cùng ngành để có thể thuê các đơn vị này thực hiện các công đoạn mà các
doanh nghiệp này có ưu thế hơn so với ta có thể tự làm nhưng ta chịu trách nhiệm
điều phối trong suốt quá trình thực hiện. Với hướng liên danh, liên kết này có thể
tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
3.2.10. Hoàn thiện nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp
Mức tỉ lệ lãi suất của doanh nghiệp so với mặt bằng chung nói chung chưa
cao, nhưng với kế hoạch đầu tư dài hạn vào các lĩnh vực mang lại hiệu quả đơn vị
đang từng bước nâng cao năng lực và tính cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả.
Với mục tiêu chất lượng tốt nhất giá thành rẻ, doanh nghiệp cần đi sâu nâng cao
năng lực quản lý hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm giá thành nhưng vẫn đảm bảo nâng
cao đời sống cho CBCNV. Các giải pháp quản lý cần được tiếp tục áp dụng: Xây
dựng và hoàn thiện các định mức về tiêu hao nguyên nhiên vật liệu; Khoán công
sản phẩm; khoán trọn gói công trình; Quản lý xác định hiệu quả từng dự án, phân
tích các yếu tố, các khâu sản xuất chưa hợp lý, chưa tối ưu. Từ đó dần dần xây
dựng một qui trình sản xuất hợp lý và tối ưu nhất. Mục tiêu tiết kiệm chi phí nhưng
vẫn đảm bảo các yếu tố về an toàn trong sản xuất.
Muốn chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt thì hệ thống quản lý điều hành dự
án phải tốt. Quản lý dự án tốt không những giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
hơn mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình với đối tác, tạo cảm giác
tin cậy cho đối tác. Trong thời gian qua hệ thống quản lý điều hành dự án của
Công ty đã có nhiều cải tiến đáp ứng được nhu cầu phát triển hoạt động vận tải của
Công ty, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, triển khai vẫn còn nhiều bất cập và
lúng túng, thụ động. Mỗi dự án trước khi thực hiện đều được triển khai thông qua
phiếu giao nhiệm vụ trong đó có phân chia trách nhiệm quyền lợi cụ thể cho từng
bộ phận. Thông thường để tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn nhân lực hiện có tại
địa bàn nên dự án ở địa bàn nào thì sử dụng một số cán bộ của Công ty phụ thuộc,
Công ty con ở địa bàn đó làm trưởng Ban. Trưởng Ban là người chịu trách nhiệm
chính trong công tác điều hành dự án, nhưng đôi lúc trưởng Ban không lãnh đạo
được cán bộ cấp dưới do có sự chỉ đạo chồng chéo của ngành dọc, tức là các Công
ty chuyên quản của các cán bộ này nên hiệu quả điều hành sản xuất không cao. Đề
nghị Công ty có phân quyền rõ ràng hơn cho các Lãnh đạo Ban để Ban dự án trực
tiếp đánh giá năng suất lao động của các cán bộ trong Ban và có thể điều hành
được sản xuất dễ dàng nhanh chóng hơn, tránh bị ách tắc và thụ động trước mỗi
đợt hàng về.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
Từ mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã hoàn thành được những nội
dung cơ bản sau đây:
Một là: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Doanh Nghiệp và sự cần
thiết khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường giai đoạn hội nhập và phát triển.
Hai là: làm rõ các quan niệm về hàng dự án và đặc điểm của doanh nghiệp
vận tải đa phương thức trong thị trường vận tải hàng dự án ở nước ta; phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đưa ra hệ tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án.
Ba là: trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Vận tải Đa Phương thức; phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh, đánh giá năng
lực cạnh tranh hiện tại của Công ty vận tải đa phương thức dựa trên các tiêu chí đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án.
Bốn là: nêu lên định hướng phát triển của Công ty, đề xuất các giải pháp
thiết thực, đồng bộ, phù hợp với thực tế và có tính khả thi nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên đề tài rất rộng và mới mẻ cũng như chưa có công trình nghiên
cứu nào trong lĩnh vực vận tải để kế thừa nên không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Rất mong được các Nhà Khoa học, các Nhà Quản lý quan tâm góp ý để
luận văn được hoàn chỉnh, góp phần thiết thực vào hiệu quả nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
B. Một số kiến nghị
* Kiến nghị với Nhà nước
Thị trường vận tải đa phương thức Việt Nam đang là mối quan tâm của các
nhà cung cấp dịch vụ vận tải có xuất xứ từ các nước có trình độ phát triển cao. Với
hơn 3 ngàn km đường biển, Việt Nam nằm trên con đường huyết mạch và trở
thành một khâu quan trọng trong dây chuyền cung ứng dịch vụ vận tải đa phương
thức trên thế giới.
Phát triển vận tải đa phương thức đòi hỏi phải đầu tư khá lớn cho cơ sở hạ
tầng như đường sá, cầu cống, ga cảng, bến bãi, trạm đóng gói, giao nhận, phương
tiện vận tải, xếp dỡ. Đây là một trở ngại lớn đối với nước ta, để thu hút kinh doanh
dịch vụ này đề nghị Nhà nước có chính sách, định hướng đầu tư và chỉ đạo để các
Bộ, Ngành quan tâm cùng phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Việt
Nam.
Hiện nay các doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp
định khung về vận tải đa phương thức của ASEAN và doanh nghiệp của các nước
đã ký kết hiệp định song phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức, nhưng
các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước ngoài ASEAN chưa ký Hiệp định khung
cũng như các doanh nghiệp đến từ các nước này vẫn chưa ký Hiệp định song
phương với Việt Nam. Đề nghị Chính phủ quan tâm xúc tiến công tác này để Việt
Nam không những là điểm đến của dịch vụ vận tải đa phương thức mà còn trở
thành một địa điểm hấp dẫn để trung chuyển, quá cảnh hàng hóa qua các nước bạn.
Thông tư 10/2004/TT-BGTVT quy định doanh nghiệp có 100% vốn nước
ngoài và công ty liên doanh được phép cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.
Như vậy Doanh Nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể cung cấp cả chu trình trọn
gói gồm vận tải nội địa, vận tải đường bộ, giao nhận, dịch vụ cảng mà các loại dịch
vụ này theo quy định hiện hành là chỉ do các công ty trong nước hoặc các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp với vốn góp tối đa của bên nước ngoài không
quá 49%. Đề nghị Chính phủ có quy định rõ để tránh sự chồng chéo trong pháp
luật của Việt Nam.
* Kiến nghị với ngành Giao thông Vận tải
Trước đây khái niệm vận tải đa phương thức chỉ được nêu với một mức độ
nhất định trong Luật hàng hải tại điều 87 với khái niệm là vận tải liên hiệp: “vận
tải liên hiệp là việc vận chuyển hàng hóa có sự tham gia của các phương thức vận
tải khác nhau: đường thủy, đường bộ và đường không”. Nghị định 125/2003/NĐ-
CP ngày 29 tháng 10 năm 2003 đã nêu định nghĩa vận tải đa phương thức căn cứ
khái niệm vận tải liên hiệp của bộ luật hàng hải nhưng có bổ sung thêm tiêu chí
hàng hóa phải được vận chuyển từ nước này sang nước khác. Nghị định này đã
đánh dấu một bước tiến trong việc mở cửa thị trường dịch vụ vận tải đa phương
thức của việt nam nhưng hiện nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn chi tiết việc
thực hiện nghị định này. Đề nghị Bộ giao thông vận tải sớm triển khai để các
doanh nghiệp việt nam kinh doanh lĩnh vực vận tải đa phương thức dễ dàng triển
khai hoạt động phù hợp với các quy định của quốc tế.
Hiện nay nhiều công ty mới xâm nhập vào ngành vận tải hàng dự án, họ đã tìm
mọi cách để tiếp cận thị trường với mọi loại giá dịch vụ rất thấp trong khi các Công ty
khác khó chấp nhận. Điều này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành vận tải hàng dự án.
Do đó đề nghị Bộ giao Thông vận tải nên quan tâm đến vấn đề này và thiết lập những
nghị định khung quy định giá tối thiểu để tránh tình trạng gây xáo trộn thị trường, bảo
vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành tránh tình trạng bị các nhà thầu chèn
ép các doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng dự án làm thiệt hại đến lợi ích của toàn
ngành.
Nghiên cứu và ban hành những luật lệ, thể chế về vận tải hàng hóa vừa phù
hợp với điều kiện trong nước vừa phù hợp với các luật lệ và tập quán quốc tế.
Hình thành một hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, giao nhận…
phù hợp. Thành lập một cơ quan tổ chức đảm đương chức năng nhiệm vụ quản lý
Nhà nước về lĩnh vực vận tải đa phương thức. Thành lập Hiệp Hội vận tải hàng dự
án có quy chế hoạt động rõ ràng để có thể bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp
tham gia hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng dự án tại Việt Nam.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải hàng dự
án nói riêng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải hàng dự án nói
chung, đề nghị Bộ Giao thông vận tải rà sóat, quy định lại mức giá tối thiểu cho
các loại dịch vụ phụ trợ công tác vận tải như: phí nâng hạ cont., phí đại lý, phí
xếp dỡ tại cảng… mà hiện nay đang được áp dụng tùy tiện ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Lan Anh (2000), Quản lý chiến lược, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
2. Bản cáo bạch của Công ty Cổ phần liên hiệp vận chuyển (Gemadept).
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược Phát triển - Tổ chức Phát triển Công
nghiệp Liên hiệp quốc (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Báo cáo về các sản phẩm và dịch vụ có khả
năng cạnh tranh, Hà Nội.
5. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong
quá trình hội nhập khu vực và thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Lê Minh Châu (2000), Hoàn thiện quản lý chiến lược kinh doanh của các
doanh nghiệp thương mại, Đề tài cấp Bộ, mã số 99-78-158, Bộ Thương
mại, Hà Nội.
7. Trương Đình Chiến (2000), Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
8. Công ty Vận tải đa phương thức (2004-2006), Báo cáo kết quả kinh doanh
năm 2004, 2005, 2006.
9. Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại (2003), Đề án xây dựng và phát
triển thương hiệu quốc gia, Hà Nội.
10. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
11. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (1998), Chiến lược và sách lược kinh
doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Lê Đăng Doanh (2003), Giảm chi phí đầu vào để tăng cạnh tranh, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn tháng 6, TP Hồ Chí Minh.
13. TS. Dương Ngọc Dũng (1/2006), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết
Michael E. Porter, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Fred R.David (1995), Khái niệm về quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
16. PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương.
17. Nguyễn Hữu Hà (1999), Marketing trong ngành vận tải, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
18. Nguyễn Thị Hiền (2004), "Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt
Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 7).
19. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế Chính
trị học Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Bách Khoa (1999), Chiến lược kinh doanh quốc tế, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
21. Nguyễn Bách Khoa (2004), "Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh
và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp", Tạp chí Khoa học
thương mại, (số 4 +5).
22. TS. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
23. Phan Lê Mai Linh (2003), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
24. Ngân hàng phát triển Châu Á (2006), Triển vọng phát triển Châu Á 2006.
25. M. Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
26. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Philip Kotler (2000), Những nguyên lý tiếp thị, tập 1, tập 2, Nxb Thống Kê,
Hà Nội.
28. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn
cầu hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.
29. TS Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp Thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao
động Xã hội, Hà Nội.
30. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh
Nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
31. TS. Nguyễn Quốc Thịnh (2004), Thương hiệu với nhà quản lý, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
32. Trang web của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
33. Trương Hoài Trang (2005), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
thuộc tổng Công ty Bưu Chính viễn thông trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
34. PGS TS Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.
35. Từ điển kinh tế kinh doanh Anh - Việt (2000), Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà
Nội.
36. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế (2006), Các văn kiện gia nhập tổ
chức thương mại thế giới - WTO của Việt Nam, Hà Nội.
37. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2002), Các vấn đề pháp lý về
thể chế và chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh,
Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
38. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và cơ quan phát triển
Liên hợp quốc (UNDP) (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
39. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG DỰ
ÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1. Nhận thức về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường 5
1.2. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án 18
1.3. Lợi thế cạnh tranh, phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án 29
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRÊN THỊ
TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN 37
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty Vận tải
Đa phương thức 37
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương
thức trên thị trường vận tải hàng dự án 44
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa
phương thức trên lĩnh vực vận tải hàng dự án 70
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI ĐA
PHƯƠNG THỨC TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG
DỰ ÁN 74
3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa
phương thức 74
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa
phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải
hàng dự án 36
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động bộ máy văn phòng 47
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động công nhân kỹ thuật 48
Bảng 2.3: Hệ thống kho bãi của Công ty ở các địa phương 49
Bảng 2.4: Tình hình tài sản Công ty 50
Bảng 2.5: Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty 53
Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa
phương thức 71
Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty (2006-2010) 76
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp 15
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh trong một ngành
nghề 25
Sơ đồ 1.3: Mô hình chuỗng giá trị của Micheal Porter 29
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Vận tải Đa phương thức 43
Sơ đồ 2.2: Lưu đồ nhận và xử lý thông tin 57
Sơ đồ 2.3: Lưu đồ hoạt động đột xuất 59
Sơ đồ 2.4: Lưu đồ các hoạt động định kỳ 60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án.pdf