MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Phần mở đầu
Phần nội dung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
VÀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ 1
1.1 Các khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Lao động – Lực lượng lao động 1
1.1.2 Việc làm, thất nghiệp và người có việc làm, người thất nghiệp . 2
1.1.2.1 Việc làm và người có việc làm . 2
1.1.2.2 Thất nghiệp và người thất nghiệp 3
1.1.3 Nguồn nhân lực xã hội 4
1.2 Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế – xã hội 5
1.2.1 Nguồn nhân lực – mục tiêu và động lực của sự phát triển . 5
1.2.2 Nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 6
1.3 Các hình thức chủ yếu giải quyết việc làm và những nhân tố ảnh
hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ . 7
1.3.1 Các hình thức chủ yếu giải quyết việc làm 7
1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ 8
1.3.2.1 Giáo dục – Đào tạo . 8
1.3.2.2 Sức khỏe 9
1.3.2.3 Ảnh hưởng tâm lý xã hội, phong tục tập quán 10
1.3.2.4 Tự tạo việc làm của lao động nữ 10
1.3.2.5 Cơ chế, chính sách kinh tế – xã hội 11
Những thuận lợi và khó khăn đối với vấn đề việc làm của lao động nữ 11
Tóm tắt chương 1 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
HUYỆN HÓC MÔN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 14
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn 14
2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 14
2.1.2 Đặc điểm về văn hóa, xã hội và đơn vị hành chính . 14
2.1.3 Đặc điểm về kinh tế . 15
2.1.4 Đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực và tình hình việc làm 20
2.1.5 Về công tác giáo dục – đào tạo và dạy nghề . 23
2.2 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá
trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn và những vấn đề đặt ra
. 25
2.2.1 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá
trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn 25
2.2.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nữ theo ngành kinh tế 25
2.2.1.2 Giải quyết việc làm lao động nữ theo thành phần kinh tế 27
2.2.1.3 Giải quyết việc làm thông qua chương trình quốc gia xúc tiến
việc làm 28
a. Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm . 28
b. Các hoạt động dịch vụ việc làm . 30
c. Qua xuất khẩu lao động 33
2.2.2 Những vấn đề đặt ra với công tác giải quyết việc làm cho lao động
nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn . 34
2.2.2.1 Trình độ của lao động nữ còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu
của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 35
2.2.2.2 Việc tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia xúc tiến
việc làm và quản lý giám sát thực hiện hiệu quả còn chưa cao, ảnh hưởng lớn tới
vấn đề giải quyết việc làm và tự tạo việc làm cho lao động nữ . 35
2.2.2.3 Và một số vấn đề khác . 36
Tóm tắt chương 2 38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN HÓC MÔN . 39
3.1 Một số định hướng cơ bản 39
3.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Hóc Môn phải gắn với
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 39
3.1.2 Phải đảm bảo vừa phát huy được thế mạnh của lao động nữ vừa
giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động . 41
3.1.3 Phải trên cơ sở pháp luật về quyền của lao động nữ, đảm bảo
thực hiện bình đẳng giới . 42
3.1.4 Kết hợp giải quyết việc làm với giải quyết các vấn đề xã hội, phát huy sức mạnh của toàn xã hội tham gia tạo việc làm 43
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao
động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn 44
3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của
lao động nữ trong quá trình làm việc và tự tạo việc làm . 44
3.2.1.1. Quan tâm chăm sóc sức khỏe lao động nữ 44
3.2.1.2. Đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền của lao động nữ 45
3.2.2 Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo và dạy nghề . 48
3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, tăng cường nâng chất
lực lượng lao động nữ trên địa bàn huyện 48
3.2.2.2 Quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề . 49
3.2.2.3 Kiện toàn và đổi mới tổ chức hoạt động của dịch vụ giới thiệu
việc làm . 51
3.2.2.4 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý 53
3.2.3 Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội . 55
3.2.3.1 Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự
đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động . 55
3.2.3.2 Xã hội hóa vấn đề giải quyết việc làm 60
3.2.4 Nhóm giải pháp đẩy mạnh triển khai các Chương trình hỗ trợ việc
làm 61
3.2.4.1 Sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm 61
3.2.4.2 Giải quyết việc làm cho lao động nữ thông qua các chương
trình xúc tiến việc làm quốc gia 63
a. Tạo việc làm cho lao động nữ qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm . 63
b. Tạo việc làm cho lao động nữ qua chi nhánh dịch vụ giới thiệu
việc làm – Trung tâm dạy nghề huyện . 64
c. Tạo việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động . 66
3.3 Đề xuất – Kiến nghị . 68
3.3.1 Đối với Trung ương 68
3.3.2 Đối với Thành phố Hồ Chí Minh . 68
3.3.3 Đối với huyện Hóc Môn 69
Tóm tắt chương 3 70
Phần kết luận 71
110 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – Xã hội huyện hóc môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp mới và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra
khỏi cụm dân cư, hạn chế đi đến chấm dứt việc bố trí các cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm trong các khu dân cư. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, hương ước của
cộng đồng dân cư trong việc xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng.
Tiến hành rà soát, nắm chắc quỹ đất, nhất là quỹ đất công của huyện để
khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Đẩy mạnh việc thanh lý tài sản công
sử dụng không hiệu quả để tăng nguồn vốn đầu tư, xây dựng để phát triển các
dự án phúc lợi công cộng cho địa phươn. Huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã
hội, nhất là nguồn lực, tiềm năng trong dân còn rất lớn: vốn, lao động, đất đai…
68
Đổi mới và mở rộng phương thức vận động các chương trình: hiến đất làm
đường, nhà nước và nhân dân cùng làm… Tăng cường vận động thuyết phục
trong thực hiện đền bù giải tỏa mặt bằng để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Để thực hiện tốt những vấn đề này,
huyện phải kịp thời tuyên dương, khen thưởng những cá nhân và tổ chức có đóng
góp bằng nhiều hình thức.
Mạnh dạn kiến nghị với Thành phố cho ứng vốn thi công trước một số
tuyến đường trọng điểm, huyết mạch, những tuyến đường đã được nhân dân hiến
đất, thỏa thuận… sau đó sẽ hoàn trả vốn Thành phố bằng nguồn thu từ đấu giá
đất.
Đối với lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển
mạnh các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đang là thế mạnh, có khả
năng cạnh tranh và xu ất khẩu: chế biến lương thực – thực phẩm, may mặc, da –
giày, chế biến gỗ – giấy bao bì, nhựa cao su… Từng bước phát triển các ngành
công nghiệp có hàm lương tri thức và công nghệ cao, đặc biệt là các ngành công
nghiệp điện tử – tin học, ưu tiên phát triển công nghệ phần mềm, các ngành
công nghiệp sạch ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
Tập trung khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai, về vị trí địa lý, về lao
động kết hợp với tăng cường chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ của các ngành, các cấp,
đặc biệt là sự chỉ đạo điều hành của Huyện ủy, UBND huyện để phát triển công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Quy hoạch các khu công nghiệp và kêu gọi đầu tư thành lập các công ty,
trong đó khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ.
Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh các lĩnh vực
phù hợp với việc sử dụng lao động nữ, mở rộng hoạt động dịch vụ, nhằm tạo ra
nhiều việc làm, góp phần giải quyết lao động dư thừa. Vận động các doanh
69
nghiệp tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thành
phố, về áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp,
đẩy mạnh xuất khẩu.
Xây dựng những đơn vị, tổ chức chuyên trách về công tác thông tin tiếp
thị, nhất là những thông tin về thế mạnh và những ưu đãi của huyện đến với các
nhà đầu tư: Câu lạc bộ thông tin doanh nghiệp, Trung tâm xúc tiến doanh nghiệp
trực thuộc UBND huyện… để tận dụng mọi cơ hội, thời cơ phát triển kinh tế cho
huyện.
Phát triển các loại hình dịch vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu
cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Tích cực mời gọi liên kết đầu tư hình
thành tuyến du lịch sinh thái và du lịch lịch sử: khu du lịch sinh thái nhà vườn
dọc theo sông Sài Gòn với mục đích phục vụ cho việc học tập, dã ngoại của học
sinh, sinh viên và du khách.
Phát triển một số ngành nghề mũi nhọn tạo ra sản phẩm chủ lực, đáp ứng
yêu cầu xuất khẩu, từng bước tạo chổ đứng trên thị trường, phục vụ nông nghiệp
và từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Phát triển các ngành nghề truyền thống tại địa phương, xây dựng các hình
thức kinh tế hợp tác ở nông thôn để thu hút các lao động nữ, giải quyết việc làm
tại chổ cho chị em phụ nữ như tổ ngành nghề dệt, may, đan giỏ trạc, tổ sản xuất
rau an toàn…; các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu
thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Phát triển các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng
bước hình thành nông thôn mới văn minh và hiện đại. Đầu tư thích đáng cho việc
xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, cơ
sở vật chất... vì đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển các ngành nghề và
dịch vụ.
70
Đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ: Phát huy lợi thế cửa ngõ phía
Tây Bắc Thành phố, có Quốc lộ 1A và đường Xuyên Á đi qua nhằm phát triển
giao lưu hàng hóa với các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam bộ, các nước trong
khu vực.
Khai thác hiệu quả các chợ, các cụm thương mại dịch vụ hiện có, tập
trung là chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, chợ Hóc Môn, cụm thương
mại – dịch vụ Trung Chánh và ngã tư An Sương… để hình thành thêm một số
cụm thương mại – dịch vụ, siêu thị trong các khu dân cư và cụm công nghiệp –
dân cư mới.
Tiếp tục mời gọi đầu tư xây dựng siêu thị cấp huyện đã được quy hoạch.
Đối với các cụm công nghiệp – dân cư đầu tư xây dựng mới; nhất thiết phải bố
trí có siêu thị hay trung tâm thương mại, tùy thuộc vào quy mô từng cụm. Thực
hiện sửa chữa, nâng cấp các chợ ở các xã – thị trấn đã xuống cấp, quy mô không
còn phù hợp. Đối với những chợ địa điểm không còn phù hợp, tiếp tục mời gọi
đầu tư ở những địa điểm mới như chợ Nhị Bình, chợ Tân Thới Nhì… để mở rộng
mạng lưới thương mại toàn huyện.
Tạo điều kiện mở nhiều ngày hội giải quyết việc làm, có chính sách hỗ
trợ cho người lao động để khai thác những ngành nghề truyền thống của huyện:
cho vay vốn, giúp người lao động nắm thông tin thị trường… nhằm giải quyết
việc làm và tăng thu nhập.
Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến cơ sở có năng
lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có phẩm chất đạo đức, nhất là năng lực
và trình độ quản lý kinh tế để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của
huyện trong thời gian tới.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính: thực hiện công khai
về quy trình, thủ tục, thời hạn; thái độ phục vụ trong việc tiếp nhận và giải quyết
71
hồ sơ, nhất là các lĩnh vực liên quan đến nhà, đất, xây dựng, thuế… Các cơ quan
tăng cường đối thoại, hỗ trợ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong các thủ tục
hành chính, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời phối
hợp đồng bộ giữa xã – thị trấn và các ngành chức năng trong quản lý kinh doanh
sau cấp phép và thực hiện kiểm tra việc chấp hành Luật lao động của các doanh
nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có biểu hiện tiêu cực:
gây phiền hà, sách nhiễu, vòi vĩnh, quan liêu… với các nhà đầu tư, doanh nghiệp
để tạo cơ chế thông thoáng và tâm lý ổn định cho các nhà sản xuất kinh doanh.
Duy trì định kỳ lãnh đạo huyện gặp gỡ các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải
quyết các vướng mắc giúp các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp: tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa
và sử dụng giống mới trong sản xuất; tiếp tục đẩy mạnh phát triển nền nông
nghiệp sạch, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao theo hướng thị
trường, trong đó lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và động lực; phát triển nông
nghiệp kết hợp du lịch sinh thái , trong đó chú trọng phát triển cây ăn trái, cây
kiểng kết hợp du lịch.
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 phù hợp chương trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện cơ giới
hóa nông nghiệp tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, tiến bộ kỹ thuật
mới thông qua thực hiện các chương trình: chương trình phát triển và nâng chất
đàn bò sữa, chương trình phát triển cây ăn trái, chương trình sản xuất rau an
toàn, chương trình sản xuất lúa giống, chương trình phát triển cây hoa kiểng,
phát triển nấm, nuôi cá giống, chuyển giao phương thức chăn nuôi công nghiệp
để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chuyển giao mô hình tưới phun. Chuyển dịch
72
mạnh diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn trái, cây hoa kiểng, trồng rau… để đạt
hiệu quả kinh tế 50 triệu đồng/ha.
Tiếp tục đầu tư và đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án: dự án thủy lợi
vùng lúa giống Trung Đông, thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn; kiến nghị thành phố thúc đẩy dự án đê bao ven sông Sài Gòn.
Phát triển cơ sở chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu với quy mô
và công nghệ thích hợp, đảm bảo yêu cầu chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và
thích ứng với thị trường, phục vụ một phần nhu cầu tiêu dùng tại địa phương và
cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy chế biến công nghiệp lớn.
Củng cố các tổ hợp tác và các hợp tác xã hiện có; khuyến khích hỗ trợ
hình thành các hợp tác xã mới, nhất là các hợp tác xã làm dịch vụ về giống; dịch
vụ về sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Tổ chức tốt công tác dự báo, thông tin thị trường, giá cả cho nông dân;
tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách 419 hỗ trợ lãi suất cho nông dân sản
xuất nông nghiệp.
3.2.3.2 Xã hội hóa vấn đề giải quyết việc làm
Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà
còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị
- xã hội và của mỗi cá nhân người lao động tham gia thị trường sức lao động
phải là tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.
Cần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, tạo ra một quan
niệm mới về việc làm, giải quyết việc làm gắn với việc phát huy vai trò của các
tổ chức chính trị - xã hội như Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,
Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và các hội nghề nghiệp khác.
Hội Phụ nữ với các chương trình và dự án xóa đói giảm nghèo, xây dựng
nông thôn mới, quỹ vay vốn cho chị em phát triển sản xuất tại nhà có tác dụng to
73
lớn trong việc tạo việc làm và thu nhập cho phụ nữ. Các mô hình dạy nghề,
chuyển giao khoa học công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp
chế biến, các hình thức tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa,
tay nghề, hoạt động câu lạc bộ góp phần nâng cao tay nghề, trình độ chuyên
môn và tạo ra nhiều cơ hội việc làm.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với phong trào “Thanh niên lập nghiệp” đã trở
thành niềm say mê phấn đấu của đa số đoàn viên thanh niên. Phong trào này
được phát triển rộng rãi trong các đối tượng thanh niên đường phố, thanh niên
nông thôn, thanh niên công nhân viên chức, thanh niên học sinh, sinh viên với
những nội dung thiết thực có tác dụng huy động nguồn nhân lực cơ bản của xã
hội; đã xuất hiện nhiều ông chủ trẻ với mô hình chăn nuôi gia đình, làm vườn,
sản xuất vật liệu xây dựng và mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, tổ chức
Đoàn cũng là nơi tư vấn và hỗ trợ tích cực cho thanh niên, học sinh, sinh viên tìm
kiếm và có cơ hội việc làm phù hợp.
Mỗi tổ chức, mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân đều phải quan tâm tạo việc
làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bản thân, gia đình và địa phương.
Xã hội hóa vấn đề giải quyết việc làm còn đòi hỏi tất cả các thành phần
kinh tế cùng tham gia, các doanh nghiệp dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng
đều có trách nhiệm tạo và giải quyết việc làm, xem đó như là một chỉ tiêu đánh
giá sự phát triển.
3.2.4 Nhóm giải pháp đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ
trợ việc làm
3.2.4.1 Sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm
Giải quyết việc làm đòi hỏi đồng bộ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan
trọng hàng đầu phải là vốn và việc huy động vốn cũng là một vấn đề đòi hỏi rất
74
nhiều vào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; vốn có thể được huy động từ nhiều
nguồn:
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tập trung cho các chương trình lớn,
tổng thể cấp nhà nước về giải quyết việc làm, xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ
đào tạo cán bộ… nhất là triển khai các chương trình đồng bộ phát triển kinh tế –
xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…
Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ thiện… Cần có
những biện pháp cụ thể, thích hợp khai thác hiệu quả hơn nửa nguồn vốn này với
nhiều hình thức, quy mô. Tùy theo quy mô, tính chất của nguồn vốn có thể đầu
tư cho kết cấu hạ tầng, cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho công
tác đào tạo, dạy nghề, cho các dịch vụ việc làm…
Nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân: Huy động đến mức cao nhất nguồn
vốn trong dân bằng các chính sách, biện pháp thích hợp. Một mặt, để nhân dân
tự huy động, khai thác vốn, các tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm. Mặt khác, động viên nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân
đầu tư vào sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, trong đó hoàn thiện hệ
thống tín dụng là rất quan trọng. Cần hoàn thiện hệ thống tín dụng đa dạng,
phong phú với cấu trúc gồm:
- Hệ thống tín dụng thương mại phục vụ các chủ thể sản xuất kinh
doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường.
- Hệ thống tín dụng có tính chất tài trợ của Nhà nước cho các
chương trình việc làm thông qua các quỹ như: Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm,
Quỹ xóa đói giảm nghèo...
- Hệ thống tín dụng nhân dân là hình thức tín dụng cộng đồng dân
cư, gắn liền với địa bàn cư trú. Cần phát triển cả hình thức tín dụng của tổ chức
75
đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… để giúp đỡ nhau
về vốn một cách kịp thời đúng đối tượng, đúng mục tiêu giải quyết việc làm.
- Mô hình tín dụng cho vay luân chuyển trong các hộ nông dân
cũng là một trong những cách để tiếp cận một lượng vốn lớn hơn nhiều so với
khả năng tích luỹ, nhờ đó mà mở rộng và phát triển sản xuất – kinh doanh thu
hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm và như vậy, không chỉ tự mình giải
quyết việc làm mà còn góp phần cùng xã hội giải quyết việc làm cho lực lượng
lao động dư thừa, đặc biệt là lao động nữ.
Thực hiện chính sách huy động, khai thác sử dụng các nguồn vốn cho vay
đến các hộ gia đình, cá nhân, chủ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có khả năng
tự tạo việc làm hoặc tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm lao động là chính sách
cơ bản phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay.
Và để sử dụng các nguồn vốn tạo việc làm có hiệu quả, một mặt phải đổi
mới cơ chế quản lý vốn nhất là các nguồn vốn hỗ trợ và vốn vay, mặt khác phải
có phương thức sử dụng và kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn đúng đối tượng,
đúng mục đích.
3.2.4.2 Giải quyết việc làm cho lao động nữ thông qua các
chương trình Quốc gia xúc tiến việc làm
a. Tạo việc làm cho lao động nữ qua Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm cho lao
động nữ trên địa bàn huyện, cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau:
UBND huyện cần định hướng, hỗ trợ, kiểm tra chương trình việc làm của
các phòng ngành liên quan từ huyện đến xã – thị trấn.
Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm của huyện phải được sử dụng đúng mục
đích, đúng đối tượng của chương trình giải quyết việc làm và hỗ trợ tích cực cho
76
các xã – thị trấn trong việc sử dụng nguồn vốn. Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chánh – Kế hoạch và các
phòng ngành khác có liên quan tổ chức thực hiện chương trình giải quyết việc
làm và quản lý Quỹ giải quyết việc làm tại địa phương.
Phát huy vai trò của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, các
tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội khác, đặc biệt là vai trò của Hội
Phụ nữ huyện trong quá trình thực hiện chương trình vay vốn Quỹ Quốc gia hỗ
trợ việc làm, có thể tăng nguồn vốn của Quỹ cấp cho Hội Phụ nữ huyện để Hội
sử dụng hỗ trợ cho lao động nữ tự tạo việc làm.
Phải nắm được tiềm năng phát triển kinh tế, mục đích, nhu cầu sử dụng
vốn của từng xã, thị trấn, từng hộ sản xuất kinh doanh và việc cho vay phải đảm
bảo đúng đối tượng, có khả năng thu hồi và tạo thu nhập cho người sử dụng vốn.
Trong quá trình chỉ đạo cho vay và quản lý vốn cần có định kỳ rút kinh
nghiệm về việc chọn đối tượng cho vay, mức vay và loại hình phù hợp.
Tạo cơ chế cho vay thông thoáng như: Hạn chế thủ tục phức tạp, tăng mức
vốn vay, cho vay dài hạn.... nếu nợ đến hạn mà chưa thu được thì huyện cần chỉ
đạo các cơ quan chức năng linh động hơn trong cách giải quyết, kiểm tra cơ sở,
thấy có tiềm năng thì làm thủ tục kéo dài thời gian vay, cho vay lại...
Nâng cao năng lực của cán bộ theo dõi chương trình.
Hỗ trợ vốn, cung cấp kiến thức, dạy nghề và chuyển giao khoa học kỹ
thuật, công nghệ hiện đại cho lao động nữ.
b. Tạo việc làm cho lao động nữ qua chi nhánh dịch vụ giới thiệu
việc làm – Trung tâm dạy nghề huyện
Thị trường lao động được hình thành cùng với quá trình phát triển của nền
kinh tế, sự ra đời của thị trường lao động tất yếu sẽ hình thành hệ thống dịch vụ
giới thiệu việc làm với nhiệm vụ làm cầu nối giữa cung và cầu lao động, đảm
77
bảo sự phát triển cân bằng của thị trường lao động. Vấn đề phát triển dịch vụ
việc làm cũng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thể hiện trong Văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “Mọi công dân đều được tự do hành nghề,
thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm”.
Và thực tế trên địa bàn huyện, hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm hoạt
động chưa thật sự đi vào nền nếp, bao gồm 03 đơn vị được cấp phép hoạt động,
trụ sở đặt tại: Trung tâm dạy nghề, Huyện đoàn và Liên đoàn lao động huyện.
Cán bộ phụ trách dịch vụ việc làm là những cán bộ làm công tác kiêm nhiệm,
chưa qua đào tạo chính quy.
Để dịch vụ giới thiệu việc làm phát triển và thực hiện tốt các mục tiêu đề
ra, huyện cần chú trọng đẩy mạnh:
Nâng cao năng lực quản lý, dạy nghề của cán bộ, giáo viên và hiện đại
hóa các dịch vụ giới thiệu việc làm; quy hoạch, đổi mới và áp dụng các công
nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin để đảm bảo hoạt động. Tổ chức
dạy nghề gắn với việc làm, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy nghề.
Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cũng như chức năng, nhiệm vụ của dịch
vụ giới thiệu việc làm để giúp cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, đơn
vị cần tuyển lao động liên hệ đăng ký tìm việc làm và tuyển nhân công.
Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người
thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm, đặc biệt là lao động nữ, bao gồm: tư vấn
lựa chọn việc làm, nơi làm việc; tư vấn lựa chọn nghề học, hình thức học và nơi
học nghề; tư vấn lập dự án tự tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm; tư vấn
về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc
làm, các dịch vụ việc làm khác.
Tổ chức cung ứng các dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động theo
hợp đồng, bao gồm: cung ứng lao động, giúp tuyển lao động; tư vấn pháp luật về
78
lao động, việc làm; trao đổi thông tin về thị trường lao động, các dịch vụ pháp
luật khác về việc làm.
Tổ chức các Hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động,
các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo gặp gỡ trực tiếp, nhằm nắm bắt
thông tin nhu cầu về lao động, việc làm, tuyển dụng trực tiếp, qua đó thúc đẩy
quá trình giải quyết việc làm.
c. Tạo việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động
Huyện xác định xuất khẩu lao động nhằm mục tiêu giải quyết việc làm
cho lao động nói chung, việc làm cho lao động nữ nói riêng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện nhà. Để nâng cao hơn nữa chất
lượng công tác xuất khẩu lao động ở huyện, cần có giải pháp đồng bộ giữa
Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đơn vị được phép xuất khẩu
lao động.
HU – HĐND - UBND huyện cần có chính sách:
Hỗ trợ một phần kinh phí để người lao động được đào tạo nghề, nâng cao
trình độ học vấn.
Tạo điều kiện cho người lao động trực tiếp vay vốn tại các ngân hàng, đặc
biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội, cụ thể hóa các chính sách, thủ tục, địa
điểm vay vốn, mức vay… thông báo rộng rãi đến người lao động.
Khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động nữ thực hiện nghiêm
túc hợp đồng khi về nước được ưu tiên mở rộng phát triển ngành nghề hoặc được
tuyển dụng vào các doanh nghiệp phù hợp với khả năng nghề nghiệp của bản thân.
Hỗ trợ lao động nghèo đi xuất khẩu lao động, ưu tiên lao động nữ.
79
Về phía Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện – đơn vị chịu
trách nhiệm chính về công tác xuất khẩu lao động của huyện cần:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính
sách về xuất khẩu lao động; tạo nguồn và giới thiệu người đảm bảo chất lượng
để tham gia dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài; phối hợp với các doanh nghiệp
hoạt động xuất khẩu lao động trực tiếp tuyển lao động tại địa phương, xác định
trách nhiệm của gia đình, người lao động để đảm bảo thực hiện tốt quyền và
nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao
động với nước ngoài, tránh tình trạng bỏ trốn.
Khuyến khích sự tham gia và phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể như
Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Huyện đoàn, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức kinh
tế xã hội khác về công tác tạo nguồn, định hướng cho lao động đi xuất khẩu lao
động và lựa chọn các ngành nghề phù hợp với lực lượng lao động nữ.
Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ
làm công tác xuất khẩu lao động, của đội ngũ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung
ứng xuất khẩu lao động và đội ngũ giáo viên ở các trường dạy nghề; phối hợp
với Trung tâm dạy nghề huyện chịu trách nhiệm đào tạo người đi lao động về
mọi mặt như đào tạo nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ chuyên môn, ngoại
ngữ, trang bị kiến thức về phong tục tập quán của nơi đến làm việc.
Tham mưu UBND huyện xây dựng và phát triển các trung tâm đào tạo lao
động dành cho xuất khẩu lao động.
Về phía lao động nữ đi xuất khẩu lao động:
Trước khi đi làm việc, lao động nữ cần phải được đào tạo về ngoại ngữ để
có thể tự trao đổi về công việc, cần được đào tạo về tay nghề để nắm bắt nhanh
thao tác, kỹ thuật, công nghệ.
80
Lao động nữ cần nâng cao nhận thức về tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật
để giao tiếp và ứng xử có văn hóa.
Bản thân người lao động nữ phải có ý thức nghiêm túc học hỏi, cầu tiến
để nâng cao hiểu biết về ngoại ngữ, về phong tục tập quán, về cách sinh hoạt và
tay nghề để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu của một người lao động
đi xuất khẩu lao động.
Đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng lao động đã ký.
3.3 ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
Và để những giải pháp có thể phát huy được hiệu quả trong thời gian
tới, tôi đưa ra một vài kiến nghị như sau:
3.3.1 Đối với Trung ương
Chính phủ và các Bộ ngành cần phối hợp với các cơ quan có liên quan và
các tổ chức xã hội nghề nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết về tư vấn và đào
tạo nhân lực, các cơ hội nghề nghiệp qua các ấn phẩm, các phương tiện thông tin
đại chúng để các địa phương, người lao động kịp thời nắm bắt, tham gia; kịp thời
điều chỉnh, bổ sung các văn bản chỉ đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử
dụng lao động và người lao động.
3.3.2 Đối với Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngoài phần hỗ trợ chung về chính sách
nhân lực chất lượng cao cần có khoản ưu tiên đầu tư cho nhân lực các huyện
ngoại thành có điều kiện đặc biệt khó khăn. Đặc biệt là các khoản đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, trang thiết bị, đào tạo nhân lực, các
hoạt động trợ giúp đào tạo, khuyến khích đào tạo lại nhằm cung ứng cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh phí trợ giúp này lấy từ ngân sách nhà nước đầu tư
cho giáo dục và đào tạo.
81
3.3.3 Đối với huyện Hóc Môn
Huyện ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân – Uỷ ban Mặt trận
tổ quốc Việt Nam huyện Hóc Môn cần phối hợp tốt, kịp thời đề xuất với các cơ
quan cấp trên hỗ trợ thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động,
cụ thể hỗ trợ về vốn, các chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy và học...
Các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Huyện đoàn, Hội Nông dân,
Liên đoàn lao động: tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền lợi của
người lao động, của lao động nữ trong lực lượng lao động nói chung và trong các
nhà máy, xí nghiệp, công ty nói riêng để người sử dụng lao động cũng như người
lao động hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ trong thực thi pháp luật; phát huy
hiệu quả của các nguồn vốn được hỗ trợ để giúp người dân cải thiện cuộc sống,
tìm kiếm việc làm.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện bên cạnh việc tích cực
phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp, cần tăng cường sự
hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố trong thực hiện
nhiệm vụ, đặc biệt là trong công tác xuất khẩu lao động (một hướng đi mới góp
phần giải quyết việc làm cho người lao động).
Trung tâm dạy nghề huyện cần hiện đại hóa các trang thiết bị dạy nghề,
miễn, giảm học phí cho người học, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ giáo
viên, giúp họ an tâm đầu tư vào việc giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy,
học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn để tạo ra được nhiều công nhân
lành nghề hơn.
82
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tóm lại, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nói chung và lao
động nữ nói riêng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của huyện Hóc Môn
trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo xây dựng một nền kinh tế phát
triển bền vững. Do đó, luận văn xin đưa ra bốn nhóm giải pháp chính nhằm nâng
cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
- Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động
nữ trong quá trình làm việc và tự tạo việc làm.
- Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo và dạy nghề.
- Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế – xã hội.
- Nhóm giải pháp về đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ việc làm.
83
PHẦN KẾT LUẬN
Bác Hồ từng nói “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải
phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng
phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ một nửa.” Nhận thức sâu sắc về
tiềm năng và vai trò của phụ nữ nói chung, người lao động nữ nói riêng, Đảng
và Nhà nước ta luôn xem tạo việc làm, giải phóng và phát triển toàn diện phụ
nữ là một trong những mục tiêu có tác động trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển
bền vững của đất nước.
Và đối với huyện Hóc Môn, với đặc điểm là một huyện ngoại thành của
thành phố năng động nhất nước – Thành phố Hồ Chí Minh; bên cạnh đó là quá
trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh, nên cấp ủy Đảng và chính quyền luôn
quan tâm và xem trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt
là lao động nữ. Tuy nhiên, qua phân tích tình hình thực tế, công tác giải quyết
việc làm trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nên luận văn đã đưa ra một
số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho
lao động nữ, tạo điều kiện cho lao động nữ có những đóng góp nhiều hơn nữa cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Hóc Môn. Các giải pháp
phải được thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống vì chúng có mối quan hệ
tương hỗ với nhau. Nếu được triển khai thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến
hiệu quả của công tác giải quyết việc làm; từ đó, không chỉ có ý nghĩa quyết định
sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế mà còn thể hiện năng lực tổ chức quản lý
của bộ máy quản lý nhà nước và bản chất chính trị của nhà nước ta.
Trong quá trình làm luận văn, bản thân đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban huyện và
đặc biệt là những ý kiến chỉ dẫn của giáo viên trực tiếp hướng dẫn khoa học. Tuy
nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng có hạn, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, bản thân rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
cùng các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ huyện Hóc Môn (2006), Báo cáo tổng kết 05
năm thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ (2001 – 2005).
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Sổ tay pháp luật lao động,
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Bộ luật Lao động
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Niên giám thống kê năm
2003, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Niên giám thống kê năm
2004, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Niên giám thống kê năm
2005, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Niên giám thống kê năm
2006, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Dân số Thành phố Hồ Chí
Minh qua hai cuộc tổng điều tra 1999 – 2004, Tài liệu tuyên truyền.
9. C.Mac – Ph.Anghen, V.I.Lenin, I.V.Xtalin (1977), Về phân công lao động
xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
10. Các tài liệu của các Phòng, Ban, ngành huyện Hóc Môn.
11. TS. Trần Kim Dung (2000), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
85
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
16. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII, Nhà xuất bản
17. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII, Nhà xuất bản
18. Đảng bộ huyện Hóc Môn (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ
huyện Hóc Môn lần thứ VIII.
19. Đảng bộ huyện Hóc Môn (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ
huyện Hóc Môn lần thứ IX.
20. Đảng bộ huyện Hóc Môn (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Hóc Môn (1975
– 2005), Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. ThS. Dương Anh Hoàng (2007), “Về khái niệm Nguồn nhân lực và phát
triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Phát triển nhân lực (3), tr. 37 – 40.
22. Hội LHPN huyện Hóc Môn (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ lần
thứ X – nhiệm kỳ.
23. TS. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống
kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
86
24. Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Tài liệu Hỏi – Đáp
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động, Xí nghiệp in
Người Lao động.
25. ThS. Hà Minh (2007), “Giáo dục – Đào tạo với phát triển nhân lực, đáp
ứng yêu cầu mới và hội nhập quốc tế của đất nước”, Tạp chí Phát triển
nhân lực (1), tr. 50 – 52.
26. TS. Phạm Công Nhất (2007), “Mấy suy nghĩ về vấn đề trọng dụng nhân
tài ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển nhân lực (3), tr. 53 – 57.
27. GS.TS Bùi Văn Nhơn (2006), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
28. TS. Trần Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ
CNH, HĐH, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
29. ThS. Vũ Thế Truyền (2007), “Những bất cập trong hệ thống đào tạo
nghề ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển nhân lực (1), tr. 40 – 42.
30. Tổng Liên đoàn liên động Việt Nam (1998), Quyền lợi và nghĩa vụ của
lao động nữ, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
31. ThS. Vũ Thị Mai Oanh (2007), “Hiện đại hóa giáo dục – Phát triển
nguồn nhân lực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới”, Tạp chí
Phát triển nhân lực (1), tr. 46 – 49.
32. Ph.Anghen (1971), Biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà
Nội.
33. GS. Nguyễn Duy Quý (2007), “Đội ngũ khoa học và công nghệ–thực
trạng, chính sách và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển nhân lực (3), tr. 24–33.
34. TS. Trần Minh Yến (2007), “Việc làm – thực trạng và những vấn đề bất
cập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
(344), tr.15 – 28.
87
35. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn (2003), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn năm 2003.
36. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn (2004), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn năm 2004.
37. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn (2005), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn năm 2005.
38. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn (2006), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn năm 2006.
39. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn (2007), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn năm 2007.
40. Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn (2005), Báo cáo kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn 5 năm (2006 – 2010).
41. Các bài viết đăng trên các trang tin điện tử:
- Báo VnExpress:
- Báo Người lao động:
- Báo Tuổi trẻ:
- Tổng Cục thống kê:
- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh:
88
89
90
91
92
93
94
95
96
PHỤ LỤC 4
97
PHỤ LỤC 5:
Tỷ trọng các ngành kinh tế
ĐVT:
%
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
2000
(để
biết)
Dự
báo
2010
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
CN - TTCN 56.82 56.42 57.9 60.55 66.12 41.38 70.23
NÔNG
NGHIỆP 15.21 14.9 14.34 13.42 10.67 29.12 5.49
TM - DV 27.97 28.68 27.76 26.03 23.21 29.5 24.28
98
PHỤ LỤC 6:
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế
(Tính theo giá cố định năm 1994)
PHỤ LỤC 6:
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế
(Tính theo giá cố định năm 1994)
99
100
PHỤ LỤC 7:
Giá trị và tốc độ tăng trưởng của các ngành khu vực CN - TTCN
Ngành Năm 2006
(triệu đồng)
Năm 2007
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ
phát triển
(%)
Tổng GTSL (giá cố
định 1994)
1.027.032 1.273.700 100 124
- Chế biến LTTP 351.010 483.956 34,18 137,9
- Dệt 92.022 104.191 8,96 113,2
- May 88.064 132.197 8,57 150,1
- Gỗ, giấy 159.482 180.316 15,53 113,1
- Nhựa, cao su, plastic 104.619 128.635 10,19 123,0
- Hóa chất 29.472 39.451 2,87 133,9
- Cơ khí 58.033 59.613 5,65 102,7
- Da, giày 37.988 37.584 3,70 98,9
- Ngành khác 106.342 107.755 10,35 101,3
101
PHỤ LỤC 8:
Quy mô Dân số và Lực lượng lao động nữ
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1/ Dân số Người 239658 243462 251812 254598 268270
Trong đó: + Nam " 117121 118956 121638 122228 128341
+ Nữ " 122537 124506 130174 132370 139929
2/ Lực lượng lao động " 148085 151156 157870 162882 174751
Trong đó: + Nam " 74028 75623 77230 77923 80298
+ Nữ " 74057 75533 80640 84959 94453
+ Tỷ lệ lao động
nữ/LLLĐ % 50.01 49.97 51.08 52.16 54.05
3/ Tỷ lệ LLLĐ/DS " 61.79 62.09 62.69 63.98 65.14
4/ LLLĐ đang làm việc Người 88807 91616 99127 106166 117240
Trong đó: + Nữ " 45540 47237 51526 55599 65162
5/ Tỷ lệ
LLLĐ đang làm
việc/LLLĐ
% 59.97 60.61 62.79 65.18 67.09
6/ Tỷ lệ
LLLĐ nữ đang làm
việc/LLLĐ đang làm việc
" 51.28 51.56 51.98 52.37 55.58
7/ Tỷ lệ
lao động nữ đang làm
việc/LLLĐ nữ
" 61.49 62.54 63.90 65.44 68.99
8/ Tốc độ tăng của dân số %
_ Tỷ lệ tăng tự nhiên " 1.30 1.25 1.10 1.08 1.00
_ Tỷ lệ tăng cơ học " 1.19 1.09 2.33 2.03 2.20
_ Tỷ lệ tăng trung bình " 2.49 2.34 3.44 3.11 3.20
102
PHỤ LỤC 9:
Lực lượng lao động nữ chia theo tình trạng làm việc
ĐVT: Người, %
Chia ra
Đang làm
việc Nội trợ Đi học
Mất khả năng
lđ
Không làm
việc
Năm Tổng số
TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL
2003 74057 45540 61.49 9886 13.35 7872 10.63 821 1.11 9938 13.42
2004 75533 47237 62.54 9562 12.66 8037 10.64 816 1.08 9880 13.08
2005 80640 51526 63.90 10136 12.57 8693 10.78 855 1.06 9427 11.69
2006 84959 55599 65.44 9847 11.59 9176 10.80 867 1.02 9473 11.15
2007 94453 65162 68.99 8435 8.93 10220 10.82 926 0.98 9710 10.28
Lực lượng lao động nữ không làm việc
ĐVT: Người
Chia ra
Năm Tổng số
Có
nhu
cầu
Không
có
nhu
cầu
2003 9938 3740 6198
2004 9880 3754 6126
2005 9427 2943 6483
2006 9473 2532 6941
2007 9710 2522 7188
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ
ĐVT: %
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Tỷ lệ 5.05 4.97 3.65 2.98 2.67
103
PHỤ LỤC 10:
Cơ cấu lực lượng lao động nữ đang làm việc chia theo thành phần kinh tế
và trình độ chuyên môn
ĐVT: %
Thành phần kinh tế Tổng
số
Không
bằng
cấp
CNKT
-
NVNV
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại
học
Thạc
sĩ
Tiến
sĩ
A. Tổng số 100 90.37 3.69 2.74 0.84 2.33 0.02 0.01
Kinh tế Nhà nước 100 69.55 5.36 11.84 3.92 9.19 0.1 0.04
Kinh tế tập thể 100 58.76 34.15 2.17 0.72 4.2 0 0
Kinh tế tư nhân 100 89.22 4.76 2.87 0.34 2.81 0 0
Kinh tế cá thể 100 95.92 3 0.52 0.15 0.41 0 0
Kinh tế có vốn nước ngoài 100 90.84 2.52 1.55 0.34 4.75 0 0
B. Nữ giới 100 92.78 0.62 3.84 1.14 1.62 0 0
Kinh tế Nhà nước 100 65.81 1.9 19.16 5.91 7.22 0 0
Kinh tế tập thể 100 86.52 2.81 5.06 2.25 3.36 0 0
Kinh tế tư nhân 100 93.59 0.34 4.23 0.41 1.43 0 0
Kinh tế cá thể 100 98.84 0.28 0.47 0.16 0.25 0 0
Kinh tế có vốn nước ngoài 100 95.78 0.97 1.14 0.18 1.93 0 0
104
PHỤ LỤC 11:
Cơ cấu lực lượng lao động nữ đang làm việc chia theo thành phần kinh tế
ĐVT: %
Thành phần kinh tế
Tổng
số 2003 2004 2005 2006 2007
Kinh tế Nhà nước 100 18.57 18.35 18.29 17.97 18.01
Kinh tế tập thể 100 0.89 0.92 0.90 0.85 0.87
Kinh tế tư nhân 100 4.34 4.41 4.27 4.09 3.40
Kinh tế cá thể 100 75.68 75.79 76.05 76.57 77.18
Kinh tế có vốn nước ngoài 100 0.52 0.53 0.49 0.52 0.54
105
PHỤ LỤC 12:
Hộ, nhân khẩu nông nghiệp
ĐVT: Hộ, Người
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
1/ Tổng số (hộ) 6705 7048 6773 6461 4694
Thị trấn 77 78 79 76 75
Tân Thới Nhì 594 599 602 578 347
Tân Hiệp 616 620 623 598 300
Thới Tam Thôn 763 768 772 741 406
Đông Thạnh 1112 1120 1125 1080 927
Nhị Bình 938 944 949 911 788
Xuân Thới Sơn 439 443 445 427 403
Tân Xuân 519 522 228 219 154
Trung Chánh 155 149 113 99
Xuân Thới Thượng 1046 1053 1058 1015 747
Xuân Thới Đông 141 135 119 98
Bà Điểm 601 605 608 584 350
2/ Tổng số nhân khẩu 27144 29013 27903 26429 20245
Thị trấn 309 311 325 309 298
Tân Thới Nhì 2216 2270 2479 2355 1552
Tân Hiệp 2345 2401 2565 2437 1311
Thới Tam Thôn 3157 3233 3178 3020 1695
Đông Thạnh 4546 4656 4632 4400 3999
Nhị Bình 3848 3940 3907 3712 3034
Xuân Thới Sơn 1534 1571 1832 1741 1823
Tân Xuân 2107 2158 939 892 728
Trung Chánh 638 606 496 478
Xuân Thới Thượng 4716 4831 4356 4138 3344
Xuân Thới Đông 581 581 551 506
Bà Điểm 2366 2423 2503 2378 1477
106
PHỤ LỤC 13:
Hệ thống giáo dục huyện Hóc Môn
Chỉ tiêu Trường Lớp
Giáo
viên
(Người)
Học sinh
(Người)
1/ Mầm non
Năm 2005 8 168 275 6244
Năm 2006 7 179 312 6912
Năm 2007 16 269 465 9217
2/ Tiểu học
Năm 2005 23 560 741 20161
Năm 2006 24 541 714 20073
Năm 2007 25 540 701 20626
3/ Trung học cơ sở
Năm 2005 12 353 646 14700
Năm 2006 12 355 673 14899
Năm 2007 12 365 679 15173
4/ Trung học phổ
thông
Năm 2005 5 158 271 7019
Năm 2006 5 174 310 7188
Năm 2007 5 191 316 8311
107
PHỤ LỤC 14:
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2006 - 2010
Tên công trình Đơn vị đầu tư
Năng
lực
thiết kế
(ha)
Ghi chú
I. Các dự án CN - DC 1951
1. Cụm CN - DC Xuân Thới Thượng - Bà Điểm Cty CP Tân Tạo 253
2. Cụm CN - DC Tân Hiệp - Tân Thới Nhì Tổng Cty An Phú 664
Đã có QĐ
giao đất
3. Cụm CN - DC Đông Thạnh Cty XNK Tân Bình 70
4. Cụm CN Xuân Thới Thượng Cty ĐIC 250
5. Cụm CN Xuân Thới Thượng Cty Kỳ Vĩ 50
6. Cụm CN Tân Hiệp Cty TNHH Minh Hoàng 6
7. Cụm CN - DC Đông Thạnh Cty TNHH Thành Phát 18
8. Cụm CN Bà Điểm Cty TNHH Hoàng Hải 15
9. Cụm CN Tân Thới Nhì (Nhị Xuân) Toổng Cty Địa ốc Sài Gòn 500
Đã có QĐ
giao đất
10. Cụm CN - DC Xuân Thới Sơn (Nhị Xuân) Cty TNHH TNXP 77
Đã có QĐ
giao đất
11. Dự án xử lý chất thải CN - Bà Điểm Cty xử lý chất thải 10
12. Cụm CN sạch Xuân Thới Sơn Cty CP Khánh Đông 38
Đã có QĐ
giao đất
II. Các dự án dân cư 263.5
1. Cụm DC Xuân Thới Thượng Cty Tranimexco 10
2. Cụm DC Thới Tam Thôn DNTN Anh Toàn 4.8
3. Cụm DC Xuân Thới Thượng Cty TNHH Đại Hải 14
4. Cụm DC Xuân Thới Thượng Cty thuộc Bộ QP 10
108
5. Cụm DC Bà Điểm Cty TNHH Hoàng Hải 20
6. Cụm DC Xuân Thới Sơn Cty TNXP TP 68
7. Cụm DC Xuân Thới Thượng Cty TNHH Thịnh Hưng Phú 7.4
8. Cụm DC Tân Xuân Cty TNHH Thịnh Hưng Phú 28
9. Cụm DC Xuân Thới Thượng Cty TNHH Thành Sơn 2
10. Cụm DC Xuân Thới Đông - XTT Cty CP - TM đầu tư HM 25
11. Cụm DC Bà Điểm Tổng Cty An Phú 20
12. Cụm DC Bà Điểm Cty Đầu tư XD số 1 10
13. Cụm DC Thới Tam Thôn Cty kinh doanh nhà Minh Thành 8.3
14. Cụm DC Đông Thạnh Cty TNHH Tuấn Hùng 21
15. Cụm DC Đông Thạnh Cty SAN 9
16. Cụm DC Thới Tam Thôn Cty TNHH Minh Thắng 6
109
PHỤ LỤC 15:
Các công trình quy hoạch giai đoạn 2006 - 2010
Tên công trình Địa điểm
Năng
lực
thiết
kế
(ha)
Tổng
vốn
đầu tư
(triệu
đồng)
I. Các công trình thuộc kế hoạch năm 2004 chuyển tiếp 4371
1. Điều chỉnh QHCT khu dân cư Ngã Ba Giòng Xuân Thới Đông 100 190
2. Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Hóc Môn (1/10000 - 1/5000) Huyện Hóc Môn
650.000
dân 1084
3. Lập QHCT khu dân cư phía bắc HL80 xã Bà Điểm - Tân Xuân -
Xuân Thới Thượng BĐ - TX - XTT 200 236
4. Lập QHCT khu dân cư Láng Chà - Tân Hiệp Tân Hiệp 150 255
5. Lập QHCT khu dân cư dọc Quốc lộ 1A - Bà Điểm Bà Điểm 100 170
6. Lập QHCT khu dân cư dọc Tỉnh lộ 9 - Đông Thạnh Đông Thạnh 10 170
7. Lập QHCT khu dân cư xã Xuân Thới Thượng Xuân Thới Thượng 150 256
8. Lập QHCT khu dân cư Ngã Ba Giòng, phía bắc TL9 - Xuân Thới
Sơn Xuân Thới Sơn 150 255
9. Lập QHCT khu dân cư dọc HL80B - xã Thới Tam Thôn Thới Tam Thôn 150 255
10. Lập QHCT khu dân cư dọc tuyến ống cấp nước xã Tân Hiệp Tân Hiệp 150 255
11. Lập QHCT khu dân cư phía nam TL9, xã Xuân Thới Sơn Xuân Thới Sơn 200 310
12. Lập QHCT khu dân cư phía đông, TL14, xã Xuân Thới Thượng Xuân Thới Thượng 200 310
13. Lập QHCT khu dân cư đường Trần Văn Mười Tân Xuân 150 255
14. Lập QHCT khu dân cư dọc Quốc lộ 1A - xã Bà Điểm Bà Điểm 100 170
15. Lập QHCT mạng lưới trường học giai đoạn 2001 - 2020 Huyện Hóc Môn 200
II. Các công trình thuộc kế hoạch 2005 chuyển tiếp 4820
A. Lập QHCT 1/2000 mới 3210 3695
Khu dân cư du lịch An Hạ Tân Thới Nhì 340 450
Lập QHCT khu dân cư sinh thái Nhị Bình khu 1 Nhị Bình 70 150
Lập QHCT khu dân cư sinh thái Nhị Bình khu 2 Nhị Bình 100 170
Lập QHCT khu DC - CN xã Xuân Thới Thượng (giáp Bình Xuân Thới Thượng 300 420
110
Chánh)
Lập QHCT khu DC - CN xã Xuân Thới Sơn (giáp Nhị
Xuân) Xuân Thới Sơn 250 350
Lập QHCT khu dân cư khu vực nhà máy nước Tân Hiệp Tân Hiệp 300 420
Lập QHCT khu dân cư TL9, xã Thới Tam Thôn Thới Tam Thôn 400 480
Lập QHCT khu công nghiệp - công viên - TDTT Đông
Thạnh Đông Thạnh 150 255
Lập QHCT khu nông trường Nhị Xuân Tân Thới Nhì 1300 1000
B. Điều chỉnh QHCT 1/2000 870 1125
1. Điều chỉnh mở rộng khu dân cư xã Thới Tam Thôn Thới Tam Thôn 260 310
2. Điều chỉnh QHCT 1/2000 khu dân cư Đông Thạnh 1 Đông Thạnh 100 150
3. Điều chỉnh QHCT 1/2000 khu dân cư Tân Xuân Tân Xuân 200 240
4. Điều chỉnh QHCT 1/2000 khu dân cư Tiền Lân - Bà
Điểm Bà Điểm 125 170
5. Điều chỉnh QHCT 1/2000 khu dân cư Bà Điểm 2 Bà Điểm 185 255
TỔNG CỘNG 9191
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện hóc môn.pdf