PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong mỗi Quốc gia, mỗi thời kỳ, mỗi điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội cụ thể đều có một chiến lược cụ thể đảm bảo an ninh lương thực khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là đảm bảo đủ nhu cầu lương thực tối thiểu cho mọi thành viên trong xã hội. Việt Nam đi lên từ cây lúa nước, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, cho đến nay, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 75%, nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc sản xuất lương thực, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu cho vấn đề an ninh lương thực Quốc gia.
Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước ngày nay, diện tích sản xuất lúa phải nhường chỗ cho các công trình xây dựng, cho phát triển công nghiệp, cho quá trình đô thị hoá diễn ra ồ ạt, thì vấn đề về đảm bảo lương thực càng đặt lên vai người nông dân một trọng trách hết sức lớn lao.
Xã Quảng Phước là một xã vùng ven phá của huyện Quảng Điền và là trung tâm KT-VH-XH của huyện Quảng Điền. Trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp đã đạt được những tiến bộ đáng kể, trong đó cây lúa đóng vai trò chủ đạo. Với lợi thế, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, xã đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới có năng suất cao. Nhờ vậy mà những năm qua sản lượng lúa được ổn định trong khi diện tích canh tác giảm. Bên cạnh đó vẫn còn không ít hộ nông dân sản xuất kém hiệu quả, mất mùa do chăm sóc bón phân, phun thuốc không đúng kỹ thuật, năng suất không cao do sử dụng giống lúa sẵn có từ vụ thu hoạch trước, giống không thuần. Trước thực trạng đó, để nghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sản xuất, cũng như vấn đề về giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai tại địa phương, để nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích.
Được sự giúp đỡ của nhà trường cũng như quý thầy cô giáo, nhóm chúng tôi đã có cơ hội được nghiên cứu thực tế, để từ đó đánh giá được thực trạng sản xuất lúa của địa phương, khẳng định lại vai trò chủ lực của cây lúa trong nền kinh tế nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ trên địa bàn xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp toán học, phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp phân tích số liệu. ( hieu vas u dung nhung Phuong phap nay la ntn)
Trong suốt quá trình thực tế, do hạn chế về kiến thức từ nhà trường đem áp dụng vào thực tiễn, cũng như hạn chế kiến thức từ bản thân nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Kính mong sự giúp đỡ của quý thầy cô, sự
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5203 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ.
1.1.3. Một số vấn đề về hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và phong phú, kết quả có thể trên phương diện kinh tế - tài chính mà cũng có thể trên phương diện KT-XH. Từ đó mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận ... tính trên lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra và kết quả mà xã hội đạt được như: tăng thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh thái, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ...
Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển xã hội. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta nói trên quan điểm kinh tế xã hội.
Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù hợp. Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, nguyên nhiên liệu. Sau khi đã xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau:
H = Q/C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta so sánh hiệu quả ở các qui mô khác nhau.
Trên cơ sở hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chúng ta có các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế như sau:
+ Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định. Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, sự giàu có và phồn vinh xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của sản xuất theo chiều rộng mà còn là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác. Được xác đinh bởi công thức sau:
VA = GO - IC
+ Giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu cho biết trong một năm hoặc một vụ thì đơn vị sản xuất tạo ra được khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu, chỉ tiêu này phản ánh qui mô về giá trị sản xuất mà ngành nông nghiệp tạo ra cho xã hội. Có công thức xác định như sau:
GO = Q * P
Trong đó : Q: khối lượng sản phẩm
P: giá cả của sản phẩm
+ Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí trung gian và chi phí về lao động gia đình
- Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao), như phân bón, thuốc các loại, thuê thu hoạch, các khâu dịch vụ như thuỷ lợi, làm đất, vận chuyển, tuốt lúa.
· Chi phí vật chất trong sản xuất lúa là các yếu tố đầu vào: giống, phân bón, thuốc các loại…
· Chi phí dịch vụ trong sản xuất lúa:
Công lao động thuê ngoài
Các chi phí dịch vụ khác
+ Năng suất lúa (N): Chỉ tiêu này nói lên sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích, được xác định bằng công thức sau:
N=Q/S
Trong đó: Q: sản lượng lúa
S: diện tích gieo lúa
* Các chỉ tiêu phản ánh quy mô lợi nhuận của đơn vị sản xuất có được trong sản xuất.
VA/IC: Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm trong kỳ.
GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phi trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
VA/lao động gia đình (LĐGĐ): Chỉ tiêu này phản ánh một công lao động gia đình tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản xuất.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á.
Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của
dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ .
Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) cho thấy, có 114
nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000 ha
tập trung ở Châu Á,....., 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng
100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha
đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha).
.Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) còn cho thấy, diện
tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong
vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu
ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999
(156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân
630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến
động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 155,1 triệu ha. Từ
năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 tới nay.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng
tăng khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau
cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra đời
của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là
giống lúa IR5, IR8. Đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới
là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990). Từ
năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng suất lúa thế giới liên tục được
cải thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008, tuy nhiên chỉ bằng phân nửa năng suất của
Ai Cập (9,7 tấn/ha) nước đứng đầu thế giới.
Xuất phát điểm của Việt nam là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây trồng chính và lâu đời, cây lúa được phân bố khắp mọi miền của đất nước từ Bắc vào Nam, là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa. Hơn 70 % dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông và đúc rút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo trồng.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
2009/2008
±
%
Diện tích lúa
Nghìn ha
7400,2
7440,1
+39,9
0,5
Năng suất
tạ/ha
52,3
52,2
-0,1
0,2
Sản lượng
Nghìn tấn
38729,8
38895,5
165,7
0,4
(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009)
Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 2 năm tăng lên . Từ 7400,2 nghìn ha (năm 2008), tănglên 7440,1 nghìn ha (năm 2009), tức tăng 39,9 nghìn ha so với năm 2009, tương ứng giảm 0,5%.Tuy vậy năng suất cũng không tăng lên qua 2 năm. Từ 52,3 ta/ha (năm 2008) xuống còn 52,2 tạ/ha (năm 2009), tức giảm 0,1 tạ/ha, tương ứng 0,2%. Sản lượng lúa vẫn tăng được ổn định khi diện tích tăng qua 2 năm. Sản lượng năm 2009 đạt 38895,5 nghìn tấn, tăn 165,7 tấn so với năm 2008, tương ứng tăng 0,4%.
Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế
Những năm vừa qua tình hình sản xuất lúa của tỉnh TT Huế có những biến động theo chiều hướng tích cực.
Qua số liệu thu thập được ta thấy rằng tỉnh TT Huế sản xuất lúa ba vụ. Tuy nhiên chủ yếu là vụ ĐX và vụ HT, còn vụ Mùa chiếm diện tích không đáng kể, cụ thể là năm 2003 gieo trồng 625 ha, đạt năng suất 14,7 tạ/ha. Con số này năm 2004 là 692 ha, đạt năng suất 15,2 tạ/ha. Nếu xem xét cả năm thì có kết quả như sau: Diện tích sản xuất lúa năm 2003 là 51.414 ha, đạt năng suất 106,4 tạ/ha. Đến năm 2004, diện tích giảm còn 51.316 ha, tức giảm 98 ha, tương ứng giảm 0,2%. Tuy nhiên, năng suất lúa lại tăng lên 112 tạ/ha (2004), tức tăng 5,6 tạ/ha, tương ứng tăng 5,3%. Nguyên nhân là do thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các lại cây khác có hiệu quả kinh tế hơn. Mặc dù giảm diện tích trồng lúa nhưng do tăng năng suất lúa không những ổn định được sản lượng lúa mà còn tăng sản lượng năm 2004 lên 246.496,6 tấn, tăng so với năm 2003 là 11.920,9 tấn, tương ứng tăng 5,1%. Đây là một kết quả đạt được của tỉnh TT Huế
Bảng 2: diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh TT Huế:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Cả năm
Năm 2004
Cả năm
2004/2003
ĐX
HT
mùa
ĐX
HT
mùa
+/-
%
1. diện tích gieo trồng (ha)
26,647
24,142
625
51,684
26,323
24,301
692
51,316
- 368
-0,71
2. năng suất (tạ/ha)
49
42,7
14,7
106,4
50,5
46,3
15,2
112
+5,6
+5,26
3. sản lượng (tấn)
130,656
104,159
921
235,736
123,922
112,516
1,052
246,490
+10,754
+4,56
(nguồn: niên giám thống kê tỉnh TT Huế 2005)
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của Huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế
Huyện Quảng Điền là vùng đất trù phú, phì nhiêu, trải dài dọc theo bờ biển phá Tam Giang. Bên cạnh những thuận lợi phát triển nông nghiệp huyện cũng gặp không ít khó khăn. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thường bị thiên tai lũ lụt, hạn hán, ngập úng, sâu bệnh… đã làm cho năng suất lúa giảm rất đáng kể. Tuy nhiên, qua 5 năm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tình hình KT-XH của huyện có bước phát triển và mở ra một số triển vọng mới.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Quảng Điền
Chỉ tiêu
2003
Cả năm
2004
Cả năm
2004/2003
ĐX
HT
ĐX
HT
+/-
%
1. diện tích gieo trồng (ha)
4,096
3,820
7,916
4,010
3,694
7,704
-212
-2,68
2. Năng suất (tạ/ha)
53,6
46
99,6
56
50,4
106,4
+6,8
+6,83
3. Sản lượng (tấn)
21,955
17,562
39,517
22,456
18,618
41,047
+1,557
+3,94
(nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế 2005)
Từ bảng số liệu thu thập được cho ta thấy rằng diện tích, năng suất và sản lượng qua các năm, các vụ ĐX và HT có sự biến động rõ rệt.
Về diện tích gieo trồng, cả hai năm thì vụ HT đều có diện tích gieo trồng giảm so với vụ ĐX. Năm 2003, diện tích vụ ĐX 4.096 ha, vụ HT giảm còn 3.820 ha. Đây là đường lối chủ trương của huyện. Bởi vì vụ HT là mùa hạn hán, nước mặn dễ xâm nhập vào; những vùng đất cao, vùng đất không thuận tiện cho việc tưới tiêu, nếu vẫn duy trì sản xuất lúa thì sẽ thiếu nước dẫn đến mất mùa. Do đó diện tích này sẽ chuyển sang trồng màu có hiệu quả kinh tế hơn và có một ít diện tích phải bỏ hoang.Tuy nhiên việc giảm diện tích này là một phần làm giảm sản lượng lúa. Do đó, huyện cần phải xem xét thật kỹ, xây dựng thuỷ lợi để phục vụ tưới tiêu, đặc biệt trong vụ HT để hạn chế việc giảm diện tích sản xuất lúa không cần thiết. Đối với cả năm thì diện tích gieo trồng lúa năm 2004 giảm so với năm 2003 là 212 ha tương ứng 2,7%. Điều này do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do huyện chủ trương chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những vùng đất cao ít bị ngập úng sang trồng màu, lạc, mía, hoa các loại có hiệu quả kinh tế hơn. Hai là do xây dựng các công trình thuỷ lợi, đắp đê, mở thêm đường xá giao thông phục vụ cho tưới, tiêu, chống úng cho vụ ĐX, cho đi lại và vận chuyển trong mùa màng thu hoạch. Ba là do xây dựng các công trình phát triển công nghiệp, xây dựng khu quy hoạch nhà ở vùng trung tâm của huyện Quảng Điền - Thị Trấn Sịa.
Đối với năng suất lúa, thì vụ HT cả hai năm đều giảm. Năm 2003, vụ ĐX đạt 53,6 tạ/ha, vụ HT giảm xuống còn 46 tạ/ha. Năm 2004, vụ ĐX đạt 56 tạ/ha, vụ HT giảm còn 50,4 tạ/ha. Điều này đúng như quy luật của tự nhiên, sản xuất lúa vụ HT thường gặp nắng hạn, khó khăn trong việc tưới nước, đặc biệt vào lúc lúa trổ gặp nhiệt độ quá cao lại thiếu nước thì sẽ có nhiều hạt xép dẫn đến năng suất không cao. Hơn nữa, vụ HT là vụ kế tiếp của vụ ĐX. Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, trong vụ ĐX cây trồng đã hút nhiều chất dinh dưỡng làm cho đất bạc màu đi, mà trong vụ HT đất không được ngấm lâu, dinh dưỡng của đất chưa được bổ sung kịp thời, kết quả là cây trồng sinh trưởng không tốt và năng suất thấp. Xét cả năm, thì năng suất năm 2003 chỉ đạt 99,6 tạ/ha, năm 2004 đạt 106,4 tạ/ha. Như vậy năm 2004 tăng so với năm 2003 là 6,8 tạ/ha tương ứng tăng 6,8%. Và đã làm sản lượng tăng từ 39.526,6 tấn (2003) lên 41.073,8 tấn (2004). Sỡ dĩ có được thành tích này là kết quả của quá trình không ngừng phấn đấu, chiến lược táo bạo của huyện. Tức là, huyện đã tiếp tục phát triển theo hướng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Cây lúa tiếp tục thể hiện vai trò chủ lực. Với các biện pháp thâm canh đồng bộ và nâng cao chất lượng giống, đã đạt được năng suất bình quân hàng năm 49,2 tạ/ha/vụ (năm 2004 đạt 53,2 tạ). Đặc biệt là triễn khai tổ chức sản xuất giống lúa cấp 1 với 92,5 ha ở các HTX nông nghiệp, đã góp phần tăng năng suất lúa của huyện.
Đến đây, chúng ta hiểu rõ rằng, giảm diện tích trồng lúa không phải là một nhược điểm của huyện mà là quyết định đúng đắn, thực hiện đường lối chủ trương nâng cao năng suất để tăng sản lượng, ổn định được an ninh lương thực. Mặc dầu, giảm diện tích gieo trồng có ảnh hưởng đến sản lượng nhưng đây là con đường cơ bản mà huyện cần thực hiện, là con đường tích cực.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC
Những năm qua xã Quảng Phước đã thực hiện tốt chủ trương, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi… nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. trong đó, cây lúa vẫn giữ vị trí vai trò chủ lực.
Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của xã Quảng Phước qua 3 năm
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
2009/2007
±
%
1.Diện tích lúa
Ha
464,03
456,03
441,85
-22,18
-0.5
2. Năng suất
Tạ/ha
98,99
97,81
97,99
-1,00
-0.1
3. Sản lượng
Tấn
4593,7
4459,9
4330
-263,7
-5,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010 của xã Quảng Phước)
Từ bảng số liệu thu thập được, cho ta thấy rằng những năm qua tình hình biến động diện tích và năng suất lúa tại địa phương có chiều hướng trái ngược nhau. Điều này thể hiện cụ thể là, diện tích sản xuất lúa giảm mạnh qua các năm. Năm 2007 chỉ tiêu này là 464,03 ha, đến năm 2009 chỉ tiêu này còn 441,85 ha, tức đã giảm so với năm 2007 là 22,18 ha, tương ứng giảm 0,5%. Chính điều này đã làm cho sản lượng lúa giảm với số lượng không nhỏ. Sỡ dĩ diện tích giảm là do các nguyên nhân sau: một là, xã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một số diện tích trồng lúa sang trồng màu, lạc, mía có hiệu quả kinh tế hơn…và xây dựng các công trình cầu cống chiếm nhiều diện tích.
Đối với năng suất lúa thì ổn định. Nhìn chung năng suất lúa tại địa phương ổn định qua các năm. Năm 2007, chỉ tiêu này đạt 98,99 tạ/ha. Đến năm 2009 chỉ tiêu này là 97.81 tạ/ha so với năm 2007 là 1,00 tạ/ha, tương ứng 0.1%.Nhìn chung năng suất lúa la rất ổn định Có được thành tích này là nhờ xã đã không ngừng phấn đấu vươn lên. Ngoài ra xã đã đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá kênh mươn, tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất và thu hoạch; trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông dân ngày càng tăng lên do vậy những năm qua sản lượng nông nghiệp vẫn được ổn định trong điều kiện diện tích ngày càng thu hẹp.
Bên cạnh những thành tích đạt được, việc giảm diện tích đã làm cho sản lượng giảm mặc dù năng suất qua các năm ổn định. Sản lượng năm 2009 đạt 4330 tấn giảm so với năm 2007 là 263.7 tấn tương ứng giảm 5,8%. Từ thực tế này cho chúng ta thấy rằng. Nếu xã chủ động giảm những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả để thay thế những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.
2.2. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ ĐIỀU TRA
2.2.1. Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ điều tra năm 2010
Theo nguồn thông tin từ cán bộ phòng Chính sách - xã hội, UBND Xã, chuẩn nghèo được áp dụng tại địa phương như sau: Thu nhập bình quân đầu người dưới 100.000 đồng/người/tháng được xếp vào nhóm hộ nghèo đói; từ 100.000 đến 200.000 đồng/người/tháng là hộ trung bình; trên 200.000 đồng/người/tháng là hộ khá giàu. Từ đó chúng tôi có bảng phân loại dưới đây (điều tra chọn mẫu 30 hộ):
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhóm hộ khá giàu
Nhóm hộ trung bình
Nhóm hộ nghèo đói
BQ chung
1.Tổng số hộ
hộ
2,00
17,00
11,00
-
2.Tổng nhân khẩu
Số nhân khẩu BQ/hộ
người
12,00
83,00
54,00
-
người
6,00
4,88
4,90
3,86
3.Tổng số lao động
Số lao động BQ/hộ
người
5,00
43,00
33,00
-
người
2,50
2,53
3,00
2,70
4.Tổng DTCT BQ/hộ
DTCT lúa BQ/hộ
Sào
33,00
95,5
45,50
Sào
16,50
5,62
4,14
5,80
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Qua bảng số liệu điều tra năm 2010 của 30 hộ thì có 2 hộ khá giàu, 17 hộ trung bình và 11 hộ nghèo đói. Nhìn chung, nhân khẩu, lao động cũng như DTCT của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm hộ nghèo đói và trung bình có số nhân khẩu bình quân/hộ thấp hơn nhóm hộ khá giàu. Nhóm hộ nghèo đói và trung bình lần lượt là 4,90 người/hộ và 4,88 người/hộ. Trong khi đó con số này ở hộ khá giàu là 6 người/hộ. Đối với số người lao động bình quân/hộ thì nhóm hộ nghèo có số lao động cao nhất là 3 người/hộ. Trong khi đó nhóm hộ khá giàu và trung bình lần lượt là 2,5 người/hộ và 2,53 người/hộ. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo đói có số người ăn theo nhiều, hộ có số con nhỏ đông. Hộ giàu có lực lượng lao động đông, nhưng lực lượng tham gia vào sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là hoạt động các ngành nghề dịch vụ, mang lại thu nhập cao. Ta có thể nói thiếu lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói.
2.2.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ:
Bên cạnh lao động, vốn, đất đai thì tư liệu sản xuất là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào. Tư liệu sản xuất nói lên trình độ sản xuất và quy mô sản xuất của một đơn vị, địa phương… hiện nay, tư liệu sản xuất của các nông hộ đã được HTX cung cấp, hỗ trợ như: trâu, bò cày kéo, máy bơm nước, máy tuốt lúa... Điều quan trọng là nông dân phải có đủ vốn để đầu tư phân, thuốc các loại, giống, đặc biệt là phí các khâu dịch vụ như phí thuỷ lợi, làm đất, phí tuốt lúa, phí thu hoạch. Tất cả điều này làm cho việc trang bị tư liệu sản xuất của các hộ nghèo rất thấp.
Vì vậy, cần phải trang bị thêm phương tiện vận chuyển phục vụ mùa màng thu hoạch. Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khâu vận chuyển. Một khi được ứng dụng máy móc, kỹ thuật vào sản xuất một cách rộng rãi thì sẽ tạo điều kiện cho bà con làm kịp thời vụ, mở rộng quy mô sản xuất, tránh được thiệt hại do thiên tai gây ra.
2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ QUẢNG PHƯỚC NĂM 2010
2.3.1. Tình hình chi phí sản xuất lúa của các nông hộ
Trong sản xuất lúa tại địa phương, một công thuê là 80.000 đồng, công khoán thu hoạch là 100.000 đồng/sào. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thì nông dân chủ yếu lấy công làm lãi do đó các chi phí về công lao động chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Để thấy được tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của các nông hộ chúng ta xem xét bảng sau:
Bảng 6: Cơ cấu chi phí sản xuất lúa bình quân một nông hộ ĐVT:1000đ/sào
Chỉ tiêu
Nhóm hộ nghèo
Nhóm hộ trung bình
Nhóm hộ giàu
BQ chung /hộ
GT
%
GT
%
GT
%
GT
%
Tổng chi phí ĐX
526.7
100.0
512.3
100.0
530.6
100.0
527.1
100.0
1. Chi phí trung gian (IC)
298
56.7
279
54.5
296
55.8
294
55.8
Phân bón
102.3
34.3
130.5
46.8
115.2
38.9
114.9
39.1
Giống
21.4
7.2
23.3
8.4
19.7
6.7
20.6
7.0
Thuốc các loại
53.3
17.9
26.3
9.4
46.1
15.6
44.6
15.2
Thuê thu hoạch
21.7
7.15
16.7
6.0
20.4
6.9
20.0
6.8
Các khâu dịch vụ
92.7
31.1
75.2
27.0
87.6
29.6
86.8
29.5
2. lao động gia đình
228.7
43.4
233.3
45.5
234.6
44.2
233.2
44..3
Tổng chi phí HT
540.7
100
521.3
100
526.5
100
528.6
100
1. chi phí trung gian (IC)
312
57.7
288
55.2
297
56.4
298.7
56.5
Phân bón
116.3
37.3
130.4
45.3
109.0
36.7
113.7
38.1
Giống
21.4
6.9
23.3
8.1
19.7
6.6
20.6
6.7
Thuốc các loại
53.3
17.1
29.6
10.3
47.9
16.1
46.2
15.5
Thuê thu hoạch
21.3
6.8
16.7
5.8
20.5
6.9
20.1
6.7
Các khâu dịch vụ
92.7
29.7
81.0
28.1
92.9
31.3
91.1
30.5
2.lao động gia đình
228.7
42.3
233.3
44.8
229.5
43.6
229.9
43.5
Qua phân tích tình hình chi phí sản xuất trên của các nhóm hộ thì nhóm hộ nào cũng có mức chi phí về lao động gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn. Mà mục đích của các hộ sản xuất là làm thế nào để hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy vấn đề phải đặt ra là ngoài việc tiết kiệm, sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật các yếu tố đầu vào như phân thuốc, điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để giảm được công lao động. Để làm được điều này thì quá trình sản xuất cần phải được cơ giới hoá, tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất, xoá bỏ lối canh tác truyền thống. Như vậy sẽ càng thuận tiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
2.3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ:
Kết quả là chỉ tiêu nói lên giá trị được tạo ra của quá trình hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Để đánh giá lợi ích mang lại cho quá trình hoạt động sản xuất đó là bao nhiêu thì căn cứ vào chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Nó phản ánh được lượng kết quả hữu ích cuối cùng đạt được và phần hao phí vật chất, lao động bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta xem xét bảng sau.
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra BQ 1sào/1vụ
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhóm hộ khá giàu
Nhóm hộ trung bình
Nhóm hộ nghèo
Bình quân chung /hộ
ĐX
HT
BQ/
Vụ
ĐX
HT
BQ/
Vụ
ĐX
HT
BQ/
Vụ
ĐX
HT
BQ/Vụ
NS
Kg/sào
275
242
258.5
283
263
273
258
225
242
265
234
250
GO
1000đ
636
551
594
676
668
673
511
486
514
581
526
554
IC
1000đ
298
312
305
279
288
284
296
297
297
294
299
297
VA
1000đ
338
239
289
399
380
389
245
189
217
287
227
257
GO/IC
Lần
2.13
1.77
1.95
2.43
2.32
2.37
1.83
1.64
1.73
1.98
1.56
1.87
VA/IC
Lần
1.08
0.78
0.93
1.37
1.26
1.31
0.78
0.56
0.67
0.93
0.71
0.82
VA/LDGD
Lần
1.48
1.04
1.26
1.71
1.63
1.67
1.00
0.78
0.89
1.20
0.96
1.08
(nguồn số liệu điều tra 2010)
Qua bảng số liệu điều tra cho thấy giá trị các chỉ tiêu của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Trước hết, là chỉ tiêu năng suất. Nhóm hộ có năng suất lúa cao nhất là nhóm hộ khá giàu, đạt 264,76 Kg/sào, tiếp đến là nhóm hộ trung bình, đạt 253,75 Kg/sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo đói, đạt 222,00.
Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra năm 2010
(Bình quân 1 vụ) Kg/sào.
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhóm hộ Khá Giàu
Nhóm hộ Trung Bình
Nhóm hộ Nghèo Đói
BQ chung/hộ
Năng suất
Kg/sào
264,76
253,75
222,00
249,67
GO
1000đ
267,62
552,63
451,17
553,51
IC
1000đ
296,18
314,59
275,76
298,44
VA
1000đ
331,44
238,04
175,36
255,06
GO/IC
lần
2,12
1,76
1,64
1,85
VA/IC
lần
1,12
0,76
0,64
0,85
VA/LĐGĐ
lần
1,44
1,07
0,73
1,11
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Nguyên nhân khách quan dẫn đến điều này là do các hộ này gặp thiên tai hạn hán mất mùa ( theo thông tin từ các nông hộ). Nguyên nhân chủ quan là do các hộ này còn thiếu thông tin, kỹ thuật, thiếu vốn. Một số bà con cho biết: Mặc dù lượng chi phí chúng tôi bỏ ra tương đương với chi phí của các hộ khá giàu và trung bình, nhưng do phải vay mượn để mua phân, thuốc… Điều này đã làm cho việc chậm trễ trong chăm sóc bón phân, phun thuốc…Kết quả là năng suất lúa của chúng tôi không cao. Một cách tổng quát hơn, năng suất lúa bình quân chung/hộ đạt 249,67 Kg/sào. Nguyên nhân là do năng suất lúa của các hộ nghèo đói thấp đã làm cho năng suất bình quân chung giảm đáng kể. Ngoài ra, theo lời kể của bà con là, vụ HT là vụ sản xuất trên đất xấu hơn vụ ĐX, do kế tiếp vụ ĐX mà các chất dinh dưỡng trong đất đã cung cấp cho cây lúa, lại phải làm đất vội nên chưa ngấm đất lâu, dinh dưỡng trong đất chưa kịp thời được bổ sung, cải tạo. Điều này làm cho năng suất vụ HT giảm mạnh so với vụ ĐX. Dẫn đến năng suất bình quân chung giảm. Mặc dù, có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất lúa giảm đáng kể, song năng suất bình quân đạt 249,67 Kg/sào là một kết quả khả quan, kết quả của quá trình phấn đấu siên năng, cần cù của các hộ.
Chính vì sự chênh lệch năng suất của các nhóm hộ rõ rệt, kéo theo những thay đổi của GO cũng tương tự. Cụ thể là giá trị sản xuất bình quân của nhóm hộ khá giàu cao nhất, đạt 627,62 nghìn đồng/sào, kế tiếp là nhóm hộ trung bình, con số này đạt 552,63 nghìn đồng/sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo đói, chỉ đạt 451,17 nghìn đồng/sào. Như vậy, GO của nhóm hộ nghèo đói thấp hơn nhóm hộ có GO cao nhất là 176,45 nghìn đồng/sào. Điều này ngoài nguyên nhân về năng suất thấp còn do nguyên nhân về giá. Tức là các hộ nghèo đói thường bán lúa khi vừa thu hoạch xong, để trả nợ, mà những lúc này giá lúa rất thấp, hơn nữa lại bị tư thương ép giá. Do đó mà các hộ này vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Chỉ tiêu này xem xét bình quân chung/hộ, đạt 553,51 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do GO của nhóm hộ nghèo đói thấp đã làm cho GO bình quân chung giảm rất đáng kể. Đây là tồn tại, khó khăn của nông dân cũng như của địa phương. Do đó vấn đề đặt ra trước mắt là phải hổ trợ vốn cho các nhóm hộ sản xuất nghèo đói, đặc biệt là hổ trợ sau khi bị mất mùa để các nông hộ có điều kiện tái sản xuất.
Về mặt chi phí trung gian (IC) của các nhóm hộ, như đã phân tích ở bảng trước có sự biến động không đáng kể. IC của các nhóm hộ khá giàu, trung bình và nghèo đói lần lượt là 296,18 nghìn đồng/sào, 314,59 nghìn đồng/sào và 275,76 nghìn đồng/sào. IC bình quân chung/hộ là 298,44 nghìn đồng/sào.
Từ những sự thay đổi của GO và IC, VA có những sự biến động kéo theo là điều tất yếu xẩy ra. Kết quả này thể hiện sự thay đổi ở các nhóm hộ rất rõ nét. Giá trị tăng thêm của nhóm hộ khá giàu cao nhất, đạt 331,44 nghìn đồng/sào, kế tiếp là nhóm hộ trung bình, đạt 238,04 nghìn đồng/sào và nhóm hộ nghèo đói thấp nhất, chỉ đạt 175,36 nghìn đồng/sào. Như vậy, giá trị tăng thêm của nhóm hộ nghèo đói thấp hơn 156,08 nghìn đồng/sào so với nhóm hộ khá giàu là nhóm hộ có VA cao nhất. VA của các nhóm hộ có sự chênh lệch lớn, do IC không đáng kể mà chủ yếu là do giá trị sản xuất GO. Một cách tổng quát, chỉ tiêu giá trị tăng thêm bình quân chung/hộ đạt 255,06 nghìn đồng/sào,. Điều này chủ yếu là do các hộ nghèo đói có VA quá thấp so với nhóm hộ khá giàu và trung bình. Để giải quyết điều này ngoài các giải pháp trên, cần phải quan tâm làm thế nào để giảm chi phí trung gian trong khi giá lúa thấp mà giá cả vật tư ngày càng tăng cao, và đây cũng chính là nguyện vọng lớn lao của bà con.
Các chỉ tiêu kết quả chỉ cho biết giá trị còn lại là bao nhiêu sau khi trừ đi chi phí trung gian, chứ chưa nói được một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ, một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị tăng thêm trong kỳ, cũng như một đồng chi phí về lao động gia đình thì sẽ tạo ra được bao nhiêu giá trị tăng thêm trong kỳ. Tuy nhiên, chúng là căn cứ để xác định các chỉ tiêu hiệu quả.
Trước hết là chỉ tiêu GO/IC. So sánh chỉ tiêu này giữa các nhóm hộ thì nhóm hộ khá giàu đạt được con số cao nhất là 2,12 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra được 2,12 đồng giá trị sản xuất trong kỳ, kế tiếp là nhóm hộ trung bình đạt 1,76 lần, tức là một đồng chi phí bỏ ra thì tạo được 1,76 đồng giá trị sản xuất trong kỳ. Trong khi đó nhóm hộ nghèo đói đạt một đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo được 1,64 đồng giá trị sản xuất. Như vậy, chỉ tiêu này giảm 0,64 lần so với nhóm hộ trung bình, tức giảm 0,48 giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất của nhóm hộ nghèo đói thấp hơn so với nhóm hộ khá giàu. Chính vì hiệu quả sản xuất của nhóm hộ nghèo đói và trung bình thấp nên đã làm cho GO/IC bình quân chung trên hộ giảm đáng kể, tức chỉ thu được 1,85 đồng giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra.
Chỉ tiêu thứ hai cần xem xét đó là VA/IC. Nếu xét bình quân vụ cho từng nhóm hộ thì nhóm hộ khá giàu đạt chỉ tiêu này cao nhất là 1,12 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra được 1,12 đồng giá trị tăng thêm, kế tiếp là nhóm hộ trung bình, một đồng chi phí bỏ ra thì thu được giá trị tăng thêm là 0,76 đồng, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo đói chỉ thu được 0,64 đồng giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí bỏ ra. Như vậy so với nhóm hộ khá giàu thì nhóm hộ nghèo đói có giá trị tăng thêm thấp hơn 0,48 đồng trên một đồng chi phí bỏ ra. Qua đó, cho ta thấy hiệu quả sản xuất của nhóm hộ khá giàu là cao nhất và của nhóm hộ nghèo đói là thấp nhất.
Bên cạnh chi phí trung gian (IC), chi phí về lao động gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 43,5% trong tổng chi phí sản xuất. Do đó ta có chỉ tiêu cần đánh giá là VA/lao động gia đình (LĐGĐ). Xét bình quân vụ của từng nhóm hộ thì con số này của nhóm hộ khá giàu cao nhất đạt 1,44 lần, tức là một đồng chi phí về lao động gia đình bỏ ra thì tạo ra được 1,67 đồng giá trị tăng thêm trong kỳ. Trong khi đó, con số này thấp nhất là ở nhóm hộ nghèo đói chỉ đạt giá trị tăng thêm là 0,73 đồng trên một đồng chi phí về lao động gia đình bỏ ra trong kỳ. Nguyên nhân chính là do VA của nhóm hộ khá giàu cao hơn nhóm hộ nghèo đói. Như vậy, hiệu quả sản xuất của nhóm hộ khá giàu cao hơn nhóm hộ nghèo đói.
Qua quá trình phân tích cho thấy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người nông dân chủ yếu lấy công làm lãi. Chi phí trung gian mà các nhóm hộ sử dụng là tương đương nhau, song lại có kết quả và hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Điều này đặt ra một vấn đề cần giải quyết là phải tuyên truyền thông tin, tập huấn kỹ thuật để giúp bà con biết bón phân, phun thuốc với số lượng bao nhiêu và khi nào cho hợp lý, chứ không phải làm theo kiểu ước chừng theo thói quen như hiện nay. Hai là phải tạo điều kiện cho nhóm hộ nghèo vay vốn với mức lãi suất nhẹ để đầu tư kịp thời cho mùa vụ. Làm được hai điều này thì mới có thể nâng cao năng suất của nhóm hộ nghèo đói lên kịp với hai nhóm hộ kia, cũng như để nâng cao năng suất bình quân chung trên hộ và toàn cả địa phương. Để cải thiện đời sống cho bà con đặc biệt là những hộ nghèo đói.
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ
3.3.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, đất đai là nhân tố quan trọng không thể thay thế được, là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Yếu tố này ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của các nông hộ như thế nào chúng ta xem xét bảng dưới đây.
Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đất sản xuất lúa đến VA của các nông hộ
STT
Tổ
Phân tổ theo quy mô DTCT (m2)
Số hộ
(hộ)
Cơ cấu
(%)
DTCT BQ/hộ
(m2)
VA/sào
(1000đ)
VA/IC
(lần)
I
< 3500
14
46,00
1728,00
268,00
0,98
II
3500-7000
14
46,00
4556,00
258,00
0,79
III
≥ 7000
2
8,00
9250,00
182,00
0,64
Tổng
_
30
100,00
_
_
_
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Qua bảng số liệu phân tích cho thấy số hộ có diện tích < 3500 m2 ở tổ I chiếm tỷ lệ cao nhất là 46%. Giá trị tăng thêm ở tổ này đạt 268,00 nghìn đồng/sào, và VA/IC đạt 0,98 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì mỗi hộ ở tổ này tạo ra được 0,98 đồng/sào, là con số đạt cao nhất trong ba tổ. Nguyên nhân là các hộ ở tổ này nắm được kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phun thuốc ở mức độ vừa phải, tiết kiệm được chi phí trung gian (IC). Tổ có số hộ chiếm tỷ lệ đồng nhất đó là tổ II với tỷ lệ 46%, có quy mô diện tích 3500-7000 m2. Giá trị tăng thêm của tổ này là 258,00 nghìn đồng/sào. Do đó VA/IC chỉ đạt 0,79 lần, tức là chỉ tạo ra được 0,79 đồng/sào trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra, thấp hơn so với tổ I. Điều này là do các hộ chưa hiểu hết kỹ thuật thâm canh, do đó đã dẫn đến chi phí đầu tư thêm (ΔIC) cho một sào lớn hơn lượng thu thêm của giá trị tăng thêm (ΔVA). Đối với tổ III, DTCT ≥ 7000 m2, thì số hộ chỉ 0,8%, chiếm tỷ lệ thấp nhất. Giá trị tăng thêm ở tổ này chỉ đạt 182,00 nghìn đồng/sào, là quá thấp so với các nhóm hộ trên, kết quả mang lại là chỉ tạo ra được 0,64 đồng/sào trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra. Nguyên nhân là do các hộ này hầu hết thuộc nhóm hộ nghèo đói, thiếu vốn đầu tư nhưng với DTCT rất lớn, lên đến 9250 m2/hộ. Dó đó, phải đầu tư dàn trải, dẫn đến hiệu quả thấp là điều khó tránh khỏi.
Qua kết quả phân tích trên, cho thấy rằng quy mô DTCT nếu quá lớn thì sẽ không đủ khẳ năng đầu tư, dẫn đến sản xuất kém hiệu quả; nếu quy mô DTCT quá ít thì giá trị tăng thêm sẽ không cao, không đảm bảo đủ lương thực để cải thiện đời sống. Còn ở tổ II giá trị tăng thêm mang lại kết quả khả quan, song việc đầu tư thêm chưa hiệu quả. Tóm lại, tổ có diện tích càng tăng thì VA càng giảm là do các hộ này vốn đã nghèo không đủ vốn đầu tư lại sản xuất với diện tích lớn. Hơn nữa thường thì các hộ nghèo thiếu hiểu biết kỹ thuật hơn các hộ kia. Từ đó rút ra một điều, quy mô DTCT phải phù hợp với khả năng đầu tư trong quá trình sản xuất. Vì vậy, địa phương cần phải quan tâm hơn nữa về huấn luyện kỹ thuật cũng như cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ thâm canh có hiệu quả cũng như việc ổn định quy mô sản xuất, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho bà con.
3.3.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian
Từ bảng số liệu điều tra cho thấy số hộ trong tổ I có mức chi phí trung gian < 269 nghìn đồng chiếm 40% là cao nhất và chỉ tiêu này giảm dần từ tổ I, II, III. Chi phí trung gian BQ của các hộ này đạt 250 nghìn đồng/sào thấp nhất trong ba tổ. Trong khi đó giá trị tăng thêm đạt 298 nghìn đồng/sào, là con số
Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của các hộ sản xuất lúa
STT
Tổ
Phân tổ theo IC/sào
(1000đ/sào)
Số hộ
(hộ)
Cơ cấu
(%)
IC BQ/sào
(1000đ)
VA/sào
(1000đ)
VA/IC
(lần)
I
< 269
12
40,00
250,00
298,00
1,19
II
269-332
10
33,30
305,00
270,00
0,89
III
≥ 332
8
26,70
368,00
165,00
0,45
Tổng
_
30
100,00
_
_
_
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
cao nhất trong ba tổ. Đối với tổ II, số hộ có chi phí trung gian nằm trong khoảng 269-332 nghìn đồng/sào chiếm 33,30%. Chi phí trung gian BQ cho mỗi hộ ở tổ này đạt 305 nghìn đồng/sào, cao hơn so với tổ I. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm của tổ này lại thấp hơn và đạt 270 nghìn đồng/sào. Các hộ ở tổ III có chi phí trung gian bình quân/sào ≥ 332 nghìn đồng/sào chiếm tỷ lệ thấp nhất là 26,70%. IC BQ của các hộ trong tổ này là cao nhất đạt 368 nghìn đồng/sào. Trong khi đó giá trị tăng thêm thì lại thấp nhất, chỉ đạt 165 nghìn đồng/sào, thấp hơn 133 nghìn đồng/sào so với tổ I. Tất cả điều này cho thấy kết quả sản xuất lúa BQ của các nông hộ (VA BQ/sào) ở các tổ tỷ lệ nghịch với chi phí trung gian BQ (IC BQ/sào).
Để đánh giá chính xác hơn, chúng ta phân tích chỉ tiêu tiếp theo VA/IC. Những hộ thuộc tổ I có mức đầu tư bình quân trên sào là 268 nghìn đồng. Chỉ tiêu hiệu quả VA/IC đạt 1,19 lần, là cao nhất trong ba tổ. Tức là nếu như các hộ này bỏ ra 1000 đồng chi phí trung gian thì giá trị tăng thêm mà các hộ này nhận được trong kỳ là 1190 đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất của các hộ ở tổ I là cao hơn hai tổ kia. Có được thành tích này là nhờ hiểu biết kỹ thuật thâm canh của các hộ. Trong khi đó các hộ thuộc tổ II và tổ III chỉ thu được giá trị tăng thêm lần lược là 890 đồng và 450 đồng. Ta khẳng định rằng hiệu quả sản xuất của các hộ trong hai tổ này thấp hơn tổ I. Điều này chứng tỏ các hộ ở hai tổ này đầu tư chi phí trung gian chưa hợp lý. Tốc độ tăng chi phí trung gian, tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất, làm lãng phí vốn đầu tư cho sản xuất lúa, cũng như cho ngành nông nghiệp. Kết quả không chỉ như thế mà còn làm cho đất đai ngày càng hoang hoá, bạc màu, mất cân bằng sinh thái. Như thế là làm tổn hại đến khả năng sản xuất trong tương lai, là vi phạm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Trước thực trạng này, yêu cầu đặt ra là, là phải mua sắm thêm tư liệu sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, chon các loại giống có phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Kết quả mang lại thấp của các hộ ở hai tổ II và III không chỉ vì những nguyên nhân chủ quan trên mà còn do các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hạn hán thiếu nước ở vụ HT, sâu bệnh, lúa lỗ gặp rét dẫn đến mất mùa, làm giảm năng suất lúa; thậm chí có hộ giá trị tăng thêm (VA) âm tức là chi phí (IC) lớn hơn giá trị sản xuất (GO). Do đó, phải tạo điều kiện thuận lợi một cách toàn diện để khắc phục cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Có như vậy mới tăng năng suất, tăng giá trị sản xuất, tăng giá trị tăng thêm, mục đính cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống cho bà con.
3.3.3. Ảnh hưởng của lao động gia đình
Bảng 16: Ảnh hưởng của công lao động gia đình đến VA của các nông hộ
STT
Tổ
Phân tổ theo LĐGĐ/sào
(công)
Số hộ
(hộ)
Cơ cấu
(%)
LĐGĐ BQ/sào
(công)
VA BQ/sào
(1000đ)
VA/LĐGĐ
(1000đ)
I
< 5,94
2
8,00
5,00
191,86
38,37
II
5,94 -7,02
14
46,00
6,48
224,23
34,60
III
≥ 7,02
14
46,00
7,25
300,07
41,39
Tổng
_
30
100,00
_
_
_
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Qua bảng số liệu điều tra, cho thấy công LĐGĐ của ba tổ chiếm tỷ trọng lần lượt là 8,0%, 46% và 46%, và công LĐGĐ BQ/sào của các tổ I, II, III lần lượt là 5,00 công, 6,48 công và 7,25 công. Tương ứng với giá trị tăng thêm của ba tổ lần lượt là 191,86 nghìn đồng/sào, 224,23 nghìn đồng/sào và 300,07 nghìn đồng/sào. Qua đó ta thấy rằng công LĐGĐ và VA bình quân/sào của các tổ I, II và III tỷ lệ thuận và có chiều hướng tăng dần. Điều này đúng như đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là lấy công làm lãi, nên những hộ sử dụng lao động gia đình nhiều thì có gia trị tăng thêm càng cao. Để đánh giá một cách chính xác hơn ta xét tiếp chỉ tiêu VA/LĐGĐ. Tuỳ thuộc vào hai chỉ tiêu đã phân tích trên tỷ lệ thuận và tăng dần từ tổ I đến tổ III nên VA/LĐGĐ cũng tăng dần theo chiều hước đó lần lượt là 38,37 nghìn đồng, 34,60 nghìn đồng và 41,39 nghìn đồng. Cứ một công LĐGĐ bỏ ra tổ I tạo ra được 38,37 nghìn đồng, tổ II tạo ra 34,60 nghìn đồng. Trong khi đó con số này ở tổ III là cao nhất 41,39 nghìn đồng. Điều này cho thấy tổ III hoạt động sản xuất có hiệu quả nhất.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở THỊ TRẤN SỊA
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG PHƯỚC
3.1.1. Định hướng sản xuất lúa
Về cây lúa: Trên cơ sở kết quả của công tác "Dồn điền đổi thửa" từng bước hình thành các vùng chuyên canh tiếp tục kiến thiết đồng ruộng. Coi trọng ứng dụng tiến bộ KHKT. Quy hoạch vùng sản xuất giống lúa để gieo cấy đạt 100% diện tích cây lúa. Tăng tỷ lệ cơ giới hoá các khâu sản xuất và thu hoạch nhằm giảm chi phí sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng luôn có những tác động đến môi trường. Để nâng cao năng suất, các hộ nông dân đã đẩy mạnh đầu tư thâm canh nên đã làm tăng dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu trong môi trường đất, nước. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, vì vậy trong thời gian tới, đi đôi với việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh, các cơ quan chính quyền cần có các chính sách và biện pháp cụ thể để hạn chế những ảnh hưởng của sản xuất lúa đến môi trường.
3.1.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa
Mục tiêu của xã là duy trì ổn định diện tích gieo trồng và tăng năng suất lúa bằng các biện pháp như đã nêu trên, để vẫn ổn định sản lượng lúa trong khi diện tích gieo trồng giảm. Tất cả đều cho thấy rằng trong điều kiện diện tích đất gieo trồng bị thu hẹp thì thâm canh chính là con đường chủ yếu để phát triển sản xuất lúa trên địa bàn Thị Trấn trong thời gian tới.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật
Qua quá trình điều tra, phân tích thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ đã cho ta thấy người nông dân trên địa bàn Xã đã biết sử dụng tương đối có hiệu quả các yếu tố đầu vào để nâng cao năng suất lúa. Song để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì các giải pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng, và cần thực hiện như sau:
+ Đối với giống lúa: Giống lúa là yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn đã và đang gieo trồng các loại giống lúa 4B, TH5…phù hợp với thổ nhưỡng và năng suất cao đạt 105 tạ/ha/năm. Ngoài ra địa phương cần tiếp tục thử nghiệm loại giống có năng suất cao hơn mà phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng tại địa phương.
+ Phân bón: Nó là yếu tố dầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Theo kết quả nghiên cứu các nhà khoa học, phân bón quyết định 60-70% năng suất ở vùng đất xấu và 40-50% năng suất ở vùng đất tốt. Để đảm bảo nâng cao năng suất lúa, việc bón phân đúng và đủ là điều hết sức quan trọng. Bón đúng và đủ tức là bón cân đối các loại phân và đúng thời điểm cây yêu cầu.
+ Chăm sóc làm cỏ: Qua thực tế cho thấy những hộ đầu tư nhiều công chăm sóc thường cho năng suất cao hơn. Vì vậy việc tăng cường chăm sóc thăm ruộng là cần thiết để nâng cao năng suất lúa. Mặc dù đầu tư thêm công lao động là không có hiệu quả, nhưng nó sẽ dẫn đến nhiều tác hại nếu không theo dõi kịp thời các loại sâu bệnh gây hại, thì không chữa trị kịp và đúng lúc. Điều này sẽ làm giảm sản lượng rất đáng kể có thể bị mất trắng.
+ Bảo vệ thực vật: Sâu bệnh hại làm cho cây lúa bị tổn thương, yếu đi, sinh trưởng và phát triển không theo quy luật đã biết trước, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất lúa. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy công tác dự báo nhằm phòng chống dịch bệnh bất thường và lây lan trên diện rộng là rất cần thiết, khuyến khích nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, biện pháp, công thức luân canh mới vào sản xuất.
+ Bố trí thời vụ: Kế hoạch thời vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa. Một giống lúa tốt chỉ phát huy hết tiềm năng của nó ở một điều kiện khí hậu nhất định. Vì vậy công tác chỉ đạo kế hoạch thời vụ trong sản xuất là rất quan trọng và phải chủ động dựa vào thời tiết của từng năm để bố trí mùa vụ cho hợp lý. Xã cần phối hợp với HTX chỉ đạo các nông hộ thực hiện gieo cấy đúng thời vụ nhằm đảm bảo 100% diện tích lúa trổ vào lúc thời tiết thuận lợi nhất.
3.2.2. Giải pháp về đất đai
Giải pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lúa trong thời gian tới. Cũng giống như hầu hết các địa phương trên cả nước, đất đai ở đây được phân thành nhiều hạng khác nhau (4 hạng), ở nhiều xứ ruộng khác nhau nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực sử dụng các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc hoá học, công lao động. Mặc dù hiện nay Xã đã thực hiện xong công tác "dồn điền đổi thửa", nhưng chưa thoả đáng vẫn còn nhiều hộ thiếu đất sản xuất, quy mô của các thửa ruộng còn rất nhỏ, điều đáng nói là có hộ cũng có diện tích canh tác như trước đây nhưng lại có nhiều thửa hơn so với khi chưa dồn điền đổi thửa. Do vậy, trong thời gian tới, Xã cần động viên khuyến khích các nông hộ trao đổi ruộng đất cho nhau, thu hồi đất của những hộ không có nhu cầu sử dụng, những hộ sử dụng đất không đúng mục đích để chia lại hoặc đem đấu thầu nhằm tạo điều kiện cho những hộ có nhu cầu sử dụng có đất để sản xuất. Cần xem xét lại quy mô các thửa đất và đánh giá lại hạng đất nhằm đảm bảo công bằng về đất đai cho các nông hộ.
3.2.3. Giải pháp về công tác khuyến nông
Tăng cường công tác khuyến nông là việc làm cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay bởi vì thông qua công tác này các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ đến với người nông dân. Đây là điều kiện quan trọng để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Thông qua các lớp tập huấn người nông dân sẽ biết cách sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất của mình.
3.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển sản xuất nông ghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Trong thời gian qua Xã đã rất cố gắng để xây dựng kiên cố hoá kênh mươn, phát triển hệ thống giao thông nội đồng, song chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay. Do đó trong thời gian tới các dự án về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dặc biệt là quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh mươn thuỷ lợi, giao thông nội đồng, nhất là các kênh chính phải được ưu tiên hàng đầu.
3.2.5. Các giải pháp khác
-Giải pháp về thị trường tiêu thụ: Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ là động lực cho sản xuất lúa trong thời gian tới. Trong thời gian qua sản xuất lúa của Thị Trấn chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các đầu mối thu mua là tư thương, người buôn bán nhỏ nên các hộ sản xuất bị ép giá. Đặc biệt là các hộ thuộc nhóm hộ nghèo thường bán lúc vừa thu hoạch xong để thanh toán các khoản nợ vay nên giá lúa lúc mùa màng thu hoạch vốn đã thấp lại bị tư thương ép giá, làm cho cuộc sống của nông dân vốn đã nghèo khổ lại càng khốn khó hơn. Để đảm bảo mở rộng thị trường tiêu thụ cho người nông dân, việc nghiên cứu các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là hết sức cần thiết. Hơn nữa nếu mở các điểm thu mua như ở 2 HTX để ổn định giá lúa cho bà con nông dân là rất quan trọng.
-Giải pháp về vốn: Vốn là yếu tố không thể thiếu để phát triển sản xuất. Do cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức còn hạn chế, bên cạnh đó do tâm lý sợ rủi ro không trả được nợ nên các nông hộ chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất. Đặc biệt nhiều hộ dân phản ánh rằng: Cho đến bây giờ các cấp lãnh đạo vẫn chưa có khoảng vốn ưu đãi nào từ UBND Xã, từ HTX cho chúng tôi vay để phục vụ trực tiếp vào sản xuất lúa. Vì vậy trong thời gian tới Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần tích cực tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với các nguồn vốn từ trực tiếp ở địa phương và từ thông qua các dự án tín dụng và tín chấp của các đoàn thể.
-Cải tiến công nghệ thu hoạch: Thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, bên cạnh đó việc bảo quản chất lượng sau thu hoạch là rất quan trọng. Hai khâu quan trọng này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thấu đáo không chỉ tại địa phương mà toàn cả nước ta. Để giảm bớt mức độ thiệt hại ở khâu thu hoạch cần ưu tiên đầu tư phát triển vào hệ thống giao thông nội đồng, khuyến khích phát triển các phương tiện vận chuyển cơ giới, tất cả để rút ngắn thời gian thu hoạch, tránh được thiệt hại do thiên tai gây ra và chuẩn bị kịp thời cho vụ tiếp theo.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
Xã Quảng Phước là một trong những xã được ưu tiên cho sự phát triển KT-XH của huyện Quảng Điền… Trên cơ sở thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cùng với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của các cấp lãnh đạo cũng như của bà con nông dân, những năm qua sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Các nông hộ hoạt động sản xuất có hiệu quả, một nghìn đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra được 1850 đồng giá trị sản xuất trong kỳ; tạo ra được giá trị tăng thêm 850 đồng trên một nghìn đồng chi phí bỏ ra và 1110 đồng giá trị tăng thêm trên một nghìn đồng chi phí bỏ ra. Trên cơ sở đó, cây lúa vẫn giữ vị trí vai trò chủ đạo trong nền sản xuất nông nghiệp của Xã nhà.
Hiện nay, việc nâng cao năng suất bằng cách đưa giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phổ biến cơ giới hoá toàn diện trong sản xuất được đưa lên hàng đầu. Để khẳng định vai trò vị trí của cây lúa đối với nền kinh tế nói chung và đảm bảo một phần thiết thực cho cuộc sống của bà con nông dân nói riêng, Xã cần thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa trọng điểm, phổ biến rộng rãi giống lúa cho nang suất, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện cho nông dân vay vốn đầu tư sản xuất lúa, và hướngdẫn cho họ biết hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
3.2. KIẾN NGHỊ
Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ ta thấy đựơc bên cạnh những thành tựu đạt được, các nông hộ cũng gặp phải không ít khó khăn. Do vậy để phát triển hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chúng tôi kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau:
· Đối với Nhà nước: Nhiều nông dân tại địa phương nói rằng: giá vật tư thì càng ngày cao giá, trong khi giá lúa tăng không đáng kể, kết quả sản xuất lúa chúng tôi thường là lỗ. vì vậy, Nhà nước phải hỗ trợ giá phân, thuốc cho nông dân và ổn định giá lúa để khuyến khích nông dân tiếp tục sản xuất.
· Đối với địa phương: Cần phải có chính sách cho vay vốn đầu tư sản xuất lúa, đặc biệt là các hộ nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo, cùng cực, để hoà nhập với cộng đồng. Cần có sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo, phối hợp với cán bộ phòng nông nghiệp để tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa cho nông dân. Đặc biệt, theo yêu cầu của nhiều bà con nông dân, địa phương cần phải đắp đê, khoanh vùng để bơm nước ra chống úng thường xẩy ra vào vụ ĐX. Ngoài ra cần phải đưa các loại giống có năng suất cao hơn về khảo nghiệm tại địa phương, để có thể đưa vào gieo cấy.
· Đối với nông hộ: Là một đơn vị kinh tế tự chủ do đó phải có kế hoạch làm ăn rõ ràng. Tích cực tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ các chuyên gia kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ nhiều hộ sản xuất giỏi, để có đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần phải hoạt động thêm nhiều ngành nghề dịch vụ khác để giải quyết lúc nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.doc