Luận văn Giải pháp phát triển Franchising hệ thống tại Việt Nam

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đƣợc thành công, trƣớc khi lựa chọn lĩnh vực nhƣợng quyền và chính thức ký hợp đồng với bên bán franchise, doanh nghiệp cần phải điều tra, đánh giá năng lực uy tín và tiềm năng của hệ thống franchise. Điều này rất cần thiết vì chi phí chuyển nhƣợng thƣờng cao, doanh nghiệp phải tính toán toàn bộ chi phí phải bỏ ra để mua franchise so với chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có thể xây dựng thƣơng hiệu riêng cho mình. Để đánh giá năng lực kinh doanh của đối tác bán franchise, doanh nghiệp cần chú ý tới những vấn đề sau: - Hệ thống franchise có ổn định và có thể tin tƣởng? Nếu câu trả lời là không thì tuy vốn đầu tƣ thấp nhƣng tỷ lệ rủi ro cao. Cũng cần quan tâm đến những hệ thống franchise chƣa có tiếng tăm nhƣng có thuận lợi về giá mua và các nghĩa vụ đóng góp phí thấp hơn. - Tài chính của hệ thống đó nhƣ thế nào? Ngƣời mua franchise nên tìm hiểu mức độ thành công của những cửa hàng franchise đang kinh doanh trong cùng hệ thống và đặc biệt chú trọng đến việc lợi nhuận của cửa hàng franchise đƣợc tạo ra nhƣ thế nào. Có nhiều mô hình kinh doanh dựa quá nhiều vào một đối tƣợng khách hàng duy nhất nên yếu tố ổn định doanh số về lâu dài là không có. Cũng cần chú ý đặc biệt đến báo cáo tài chính về kết quả kinh doanh của bên bán franchise và hệ thống cửa hàng của họ trong những năm gần đây. Những số liệu này có thể cho phép xác định đƣợc khả năng thành công và triển vọng phát triển của hoạt động nhƣợng quyền. - Khả năng kinh doanh có lãi cho một cửa hàng mới trong hệ thống franchise nhƣ thế nào? Nói khác đi, khả năng làm ra lợi nhuận của cửa hàng franchise có đủ hấp dẫn không. Nhiều hệ thống đã có nhiều cửa hàng dẫn đến tình trạng tranh khách lẫn nhau, đồng nghĩa với doanh thu của cửa hàng mới sẽ thấp hơn doanh nghiệp của các cửa hàng kinh doanh hiện tại, điều này chắc chắn sẽ làm giảm đi mức độ hấp dẫn của hệ thống đó.

pdf114 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển Franchising hệ thống tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rợ và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành chuyển nhƣợng ra thị trƣờng quốc tế cũng nhƣ trợ giúp các doanh nghiệp nhƣợng quyền nƣớc ngoài tìm kiếm đối tác triển vọng tại thị trƣờng Việt Nam. 3.3.2.2. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chƣơng trình franchising hệ thống do các hiệp hội franchising trong khu vực và trên thế giới tổ chức. Trong hoạt động của các hiệp hội chuyển nhƣợng quốc gia, khu vực hay quốc tế đều có các chuyên viên hội thảo, giới thiệu, đào tạo tổng quan hay chuyên sâu về tất cả các vấn đề liên quan đến franchising hệ thống. Ngoài ra, hoạt động chính của các hiệp hội là cầu nối giữa bên bán và bên mua franchise tiềm năng. Vì vậy việc tham gia vào các kỳ hội thảo, hội chợ của các hiệp hội này là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh và tích lũy, cập nhật và hoàn thiện các kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về franchising hệ thống. Chính phủ có thể tạo điều kiện về thủ tục hành chính và có thể hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng tham gia. 3.3.3. Đối với bên bán franchise 3.3.3.1 Xây dựng hệ thống kết hợp song song với bảo vệ hệ thống chuyển nhƣợng. Lý thuyết về hoạt động franchising hệ thống đƣa ra quy trình hoạt động franchising hệ thống theo thứ tự nhƣ sau: Xây dựng hệ thống->Bảo vệ hệ thống-> 82 Chuyển giao hệ thống. Nhƣng theo tác giả đề xuất các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai áp dụng franchising hệ thống nên kết hợp quy trình xây dựng hệ thống song song với bảo vệ hệ thống. Vì có nhƣ vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới tránh đƣợc tối đa việc bị đánh mất hệ thống chuyển nhƣợng khi đang trong quá trình xây dựng hệ thống mà không thực hiện đăng ký luôn bảo hộ hệ thống. Khi bắt đầu quá trình kinh doanh mô hình franchising hệ thống, bên bán franchise cần đăng ký bảo hộ hệ thống và xây dựng một hệ thống nhƣợng quyền thực hiện chuẩn và rõ ràng. Khi hệ thống đó lớn mạnh, bên bán franchise phải thực hiện những bƣớc cần thiết để mở rộng tiêu chuẩn bên cạnh sự duy trì sự tín nhiệm về hệ thống Xây dựng hệ thống yêu cầu các doanh nghiệp phải am hiểu tƣờng tận về franchising hệ thống để thiết lập nên các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống từ sản phẩm dịch vụ đến biểu tƣợng hình ảnh hệ thống, quy trình quản lý và các yếu tố khác cấu thành nên hệ thống chuyển nhƣợng. Để tạo dựng một franchising hệ thống vững mạnh các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải xây dựng đƣợc mô hình mẫu hoạt động có hiệu quả và đƣợc kế hoạch hoá, chi tiết hoá tất cả các chƣơng trình hoạt động. Xây dựng đƣợc hệ thống các tiêu chí kinh doanh hoàn thiện mới có thể nhân rộng và phát triển mô hình kinh doanh hệ thống một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp cần thực hiện các bƣớc cơ bản dƣới đây trong quá trình xâydựng tính đồng bộ cho hệ thống chuyển nhƣợng: + Xây dựng hệ thống franchise cơ bản chuẩn mực với: cẩm nang hoạt động, chiến lƣợc marketing, kế hoạch kinh doanh… + Thiết lập gói franchise xuất phát từ mô hình cửa hàng kinh doanh mẫu. + Thiết lập, tính toán các vấn đề liên quan đến tài chính: số vốn ban đầu xây dựng cửa hàng. + Thiết lập mối quan hệ, giới hạn giữa: quyền lợi – nghĩa vụ của doanh nghiệp bán franchise vàmua franchise trong hợp đồng và qui định. + Chƣơng trình, kế hoạch hỗ trợ, tƣ vấn, chỉ đạo các cửa hàng franchise trong hệ thống. 83 Song song với quá trình xây dựng hệ thống các doanh nghiệp nên tiến hành bảo hộ hệ thống chuyển nhƣợng của mình tại thị truờng trong và ngoài nƣớc. Để tiến hành bảo hộ hệ thống chuyển nhƣợng, các doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ về các quy định về bảo hộ tài sản trí tuệ để thực hiện bảo hộ hệ thống đƣợc tốt nhất. + Đối với bảo vệ tài sản trí tuệ tại thị trƣờng trong nƣớc. Quyền sở hữu đối với hệ thống chuyển nhƣợng đƣợc xác lập dựa trên cơ sở đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền là Cục Sở hữu Công nghiệp. Khi đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ, chủ sở hữu hệ thống có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trí tuệ này. Quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống tự động đƣợc xác lập khi có đủ điều kiện theo pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Nói cách khác, quyền sở hữu đối với hệ thống chuyển nhƣợng của một chủ thể không phụ thuộc vào việc hệ thống đó có đƣợc đăng ký hay không mà phụ thuộc vào việc chủ thể có đƣợc cấp đăng ký kinh doanh dƣới tên hệ thống đó hay không. Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc đối với mọi chủ thể có nhu cầu kinh doanh. Trong đó tên thƣơng mại là một trong những nội dung đăng ký kinh doanh, có thể chuyển giao theo hợp đồng hoặc thừa kế cho ngƣời khác cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dƣới tên thƣơng mại đó. Quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của doanh nghiệp hiện nay đã đƣợc quy định cụ thể trong Luật Sở hữu Trí tuệ đƣợc ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá sẽ đƣợc ƣu tiên bảo vệ đối với cá nhân, doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ sớm nhất. + Đối với bảo hộ tài sản trí tuệ tại thị trƣờng nƣớc ngoài. Việc đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ tại thị trƣờng nƣớc ngoài ngay từ đầu là điều thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp khi muốn bán franchise. Thời gian từ lúc đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ đến khi có kết quả xét duyệt trung bình mất khoảng 1 năm. Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ có hiệu lực trong 10 năm và có thể đƣợc gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Giấy chứng nhận này có thể bị đình chỉ hiệu lực nếu trong thời hạn 5 năm mà chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu với lý do không chính đáng. Trong thời hạn tài sản trí tuệ đƣợc bảo hộ, chủ sở hữu có 84 toàn quyền khai thác hệ thống nhằm mục đích thƣơng mại trong phạm vi các sản phẩm dịch vụ tƣơng ứng với những gì ghi trong giấy chứng nhận. Chủ hệ thống có thể thƣa kiện bất cứ cá nhân hay đối tƣợng nào vi phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống của mình, và cơ quan chức năng sẽ xử lý bàng thủ tục hành chính, dân sự hoặc ngay cả hình sự. Giấy chứng nhận đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ thƣờng bao gồm mẫu nhãn hiệu, loại nhãn hiệu, nội dung nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, quy trình phục vụ, phƣơng thức quản lý… Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cũng thay đổi tuỳ theo quốc gia, có thể dao động từ 8000 USD đến trên 2000 USD cho mỗi quốc [4]. Việc bảo vệ hệ thống chuyển nhƣợng đã đăng ký hoặc đã sử dụng ở các quốc gia khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các nƣớc đều quy định ngƣời đăng ký trƣớc sẽ đƣợc công nhận là ngƣời chủ sở hữu của hệ thống. Ngoài ra, một số quốc gia còn đòi hỏi nhãn hiệu phải đƣợc đăng ký và sử dụng liên tục thì mới đƣợc bảo vệ nhƣ: Bolivia, Pháp và Đức. Trong khi đó, có những quốc gia vẫn bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ mặc dù chúng không đƣợc đăng ký để trở thành hệ thống chuyển nhƣợng đƣợc đặt trên cơ sở ƣu tiên sử dụng. Các nƣớc áp dụng luật này là Canada, Đài Loan, Philippines, Mỹ và một vài quốc gia khác. Một số nƣớc khác thì chọn biện pháp dung hoà giữa hai cách làm trên, ví dụ nhƣ ở Israel, cả ngƣời đăng ký trƣớc và ngƣời sử dụng trƣớc đều có quyền sử dụng chung hệ thống chuyển nhƣợng. Hiện nay các hiệp ƣớc quốc tế quan trọng trong vấn đề bảo vệ hệ thống đã đƣợc nhiều quốc gia biểu quyết thông qua nhƣ: - Công ƣớc Paris 1983: Theo hiệp ƣớc này, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ nhãn hiệu của các nhà sản xuất trên các quốc gia thành viên. Có trên 70 quốc gia cùng thoả thuận hiệp ƣớc này, phần lớn các nƣớc Tây Âu và Mỹ. - Hiệp ƣớc Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế năm 1891: Theo quy định, một ngƣời đăng ký sở hữu nhãn hiệu ở một nƣớc này thì xem nhƣ đã nộp hồ sơ đăng ký tại các quốc gia thành viên của hiệp ƣớc. Hiện hiệp ƣớc này có 20 quốc gia thành viên. 85 - Tƣơng tự có Hiệp ƣớc Liên Mỹ áp dụng cho các nƣớc thành viên ở Tây bán cầu. Việt Nam đã tham gia ký kết Công ƣớc Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1981. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại bất cứ một nƣớc thành viên nào của công ƣớc và nhãn hiệu hàng hoá sẽ đƣợc bảo hộ tại quốc gia đó nếu quốc gia đó chấp nhận. Việt Nam cũng tham gia vào Công ƣớc Madri 1891 về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Việc đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống thoả ƣớc này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian do bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nhiều nƣớc. Khi đăng ký bảo hộ doanh nghiệp chỉ cần nộp một đơn duy nhất (bằng tiếng Pháp) trong đó chỉ định các quốc gia thành viên nơi nhãn hiệu hàng hoá cần đƣợc bảo hộ đến Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, và đơn này sẽ đƣợc chuyển đến Văn phòng quốc tế của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Thuỵ Sĩ. Các doanh nghiệp Việt Nam nên nhận thức đƣợc mọi nỗ lực xây dựng hệ thống chuyển nhƣợng sẽ trở về số 0 nếu bên bán franchise lãng quên việc đăng ký bảo hộ với cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là Cục Sở hữu Công nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tự mình trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký, tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, bên bán franchise nên thông qua công ty luật để đƣợc đăng ký vừa hợp pháp vừa tiết kiệm thời gian tìm hiểu. Cách này đặc biệt với những doanh nghiệp muốn đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ tại nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp ngoài việc đăng ký bảo hộ trong nƣớc còn phải xin đăng ký bảo hộ trƣớc tại những quốc gia tiềm năng muốn mở rộng thị phần. Sau khi đã xác lập đƣợc quyền sở hữu đối với hệ thống, bên bán franchise cần phải tiếp tục có các kế hoạch và chƣơng trình để bảo vệ tài sản trí tuệ đó bằng nhiều biện pháp khác nhau. Việc bảo vệ hệ thống chuyển nhƣợng sẽ không thành công và nguy cơ bị đánh mất vẫn còn nếu các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc đăng ký bảo hộ mà không tiếp tục có kế hoạch bảo vệ hệ thống. Các doanh nghiệp Việt Nam phải biết rằng việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ chỉ là xác lập quyền, còn bảo vệ tài sản trí tuệ phải là hàng loạt các hành động khác nhau để đảm bảo 86 quyền sử dụng và khai thác. Vấn đề này đƣợc ví nhƣ việc mua xe máy, đăng ký chứng nhận sở hữu xe máy chỉ là xác lập quyền, mà ngƣời sở hữu còn phải bảo vệ nó để khỏi bị mất cắp nhƣ để đúng chỗ và khoá cẩn thận… Vì vậy các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách về công tác bảo vệ hệ thống để thƣờng xuyên kiểm tra và phát hiện sớm các trƣờng hợp vi phạm nhƣ làm hàng nhái hàng giả, kịp thời có các biện pháp xử lý và khắc phục. 3.3.3.2. Phát triển hệ thống Đây có lẽ là nghiệp vụ còn rất nhiều hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng mô hình kinh doanh chuyển nhƣợng. Để phát triển tốt mô hình franchising hệ thống, các doanh nghiệp Việt Nam nên hiểu và thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Thứ nhất, duy trì và phát triển bản sắc thƣơng hiệu: trong kế hoạch phát triển mô hình franchising hệ thống, các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định đƣợc giá trị của thƣơng hiệu đối với hệ thống chuyển nhƣợng, vì thƣơng hiệu càng mạnh thì giá bán franchise càng cao và giúp cho hệ thống chuyển nhƣợng có cơ hội phát triển vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia mình. Ngoài ra xây dựng thƣơng hiệu mạnh đồng nghĩa với việc tạo dựng lên rào cản ngăn chặn âm mƣu sao chép mô hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, bởi sao chép về trang trí nội thất, trang thiết bị, phƣơng thức phục vụ, cách thức quản lý… thì có thể nhƣng sao chép về uy tín để tranh thủ tình cảm của khách hàng là điều không thể sao chép đƣợc. Tuy nhiên khi doanh nghiệp nghĩ đến kinh doanh nhƣợng quyền thì xây dựng thƣơng hiệu mạnh thôi chƣa đủ, mà hơn hết còn phải biết củng cố và nâng tầm cái gọi là “bản sắc thƣơng hiệu”. Bản sắc thƣơng hiệu là giá trị cốt lõi và đặc trƣng của thƣơng hiệu,là dấu ấn tồn tại trong tâm trí khách hàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên sự khác biệt so với các thƣơng hiệu khác. Xây dựng thƣơng hiệu sẽ xoay quanh phần hồn là những giá trị cốt lõi đó để tạo dựng hình ảnh và những cam kết đối với khách hàng một cách nhất quán. Có thể nói, giá trị lớn nhất của hợp đồng thƣơng hiệu nhƣợng quyền nằm ở việc chuyển tải bản sắc này đến ngƣời đƣợc nhƣợng quyền 87 nhƣ là một lợi thế cạnh tranh ƣu việt giúp họ xây dựng công việc kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. - Thứ hai xây dựng các tiêu chuẩn chọn lựa vị trí kinh doanh: tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề mà bên bán franchise chọn vị trí cho phù hợp. Đặc biệt ở các lĩnh vực thời trang, ăn uống và giải trí thì yếu tố vị trí càng quan trọng. McDonald‟s là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng hệ thống nhƣợng quyền thành công nhất trên thế giới, nhƣng nhiều ngƣời không biết rằng nguyên tắc kinh doanh của họ là bên cạnh việc tập trung vào thức ăn nhanh còn tập trung vào bất động sản. Những vị trí đặt cửa hàng McDonalds phải là những vị trí hai mặt tiền nằm ngay trung tâm của khu phố, và có mật độ dòng ngƣời qua lại cao nhất . KFC vào Việt Nam cũng áp dụng phƣơng thức này và rất thành công. Các vị trí đặt các cửa hàng KFC đƣợc đặt ở những vị trí tốt nhất : KFC Hai Bà Trƣng, KFC Diamond Plaza, KFC Lê Lai… để đảm bảo chuỗi cửa hàng của mình luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi nghĩ đến thức ăn nhanh. Phở 24 cũng rất kén chọn trong việc đặt vị trí và chỉ nằm ở những con đƣờng có đông khách nƣớc ngòai. Nếu bên bán franchise có địa điểm tốt nghĩa là đã có 50% cơ hội thành công . - Thứ ba tăng cƣờng công tác tiếp thị và quảng bá cho hệ thống: các doanh nghiệp Việt Nam nên có ngân sách tiếp thị giành riêng cho mình. Nhiều mô hình nhƣợng quyền đòi hỏi những qui luật tiếp thị khá đặc biệt và có sự kết hợp giữa ngƣời bán và ngƣời mua franchise. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh đƣợc chọn, bên bán franchise nên lựa chọn phƣơng thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp nhất. Starbucks thành công với việc biến mỗi nhân viên của mình bất kể vị trí nào phải là một chuyên gia tiếp thị cừ khôi để mọi nơi mọi lúc có thể tƣ vấn, có thể tiếp thị trực tiếp cho thƣơng hiệu của Starbucks. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng. Những chuỗi cửa hàng nhƣ McDonald‟s xây dựng những kế hoạch tiếp thị cấp quốc gia bên cạnh kế hoạch từng khu vực cho hệ thống hoạt động của mình. Bên bán franchise phải hiểu rằng, sự trải nghiệm của khách hàng ở mỗi địa phƣơng, mỗi khu vực khác nhau là một lợi thế riêng của ngƣời mua franchise ở địa phƣơng đó, và bên bán franchise nên 88 tận dụng lợi thế đó để củng cố thƣơng hiệu của mình. Các doanh nghiệp phải biết kết hợp đƣợc bản sắc của thƣơng hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng địa phƣơng. - Thứ tƣ xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh dài hạn: thông thƣờng việc nhƣợng quyền sẽ giúp bên bán franchise rút ngắn đƣợc thời gian chuẩn bị những cơ sở ban đầu, nhƣng không có nghĩa là bên bán franchise không phải xây dựng một chiến lƣợc dài hạn. Ngoài ra franchising hệ thống tại Việt Nam vẫn còn chƣa phổ biến, một phần vì khá mới mẻ và còn nhiều bất cập về luật pháp, nhƣng phần khác là do vấn đề xây dựng thƣơng hiệu chƣa thật sự đƣợc đánh giá cao và đƣợc chăm chút cẩn thận. Thƣơng hiệu là tài sản quí giá nhất mà bên bán franchise cho phép bên mua franchise của mình sử dụng, giúp họ kinh doanh và phát triển mà không phải trải qua giai đoạn xây dựng lợi thế cạnh tranh. Nhƣng vấn đề chỉ mới mang tính một chiều, phần lớn các bên mua franchise chƣa quan tâm nhiều đến việc cùng hợp tác phát triển hệ thống nhƣợng quyền, và bên bán franchise cũng chỉ tập trung vào việc mở rộng qui mô cho mình. Kinh doanh luôn đòi hỏi có chiến lƣợc, và chiến lƣợc dài hạn trong nhƣợng quyền đòi hỏi có sự cam kết tham gia của cả hai bên vì những mục tiêu lâu dài. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện bán franchise cần xây dựng ngay từ đầu một chiến lƣợc kinh doanh dài hạn cho hệ thống chuyển nhƣợng. - Thứ năm, xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự cho việc kinh doanh nhƣợng quyền: xây dựng và quản lý con ngƣời rất cần thiết trong công cuộc kinh doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vực nhƣợng quyền đòi hỏi sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau của các thành viên tham gia. Vấn đề xây dựng và quản lý con ngƣời hiệu quả sẽ đem lại nội lực cho franchising hệ thống của bên bán franchise trƣớc khi bắt đầu phát triển nó thành một hệ thống. Vì vậy trong quá trình phát triển hệ thống chuyển nhƣợng, bên bán fracnhise cần quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ nhân sự cho việc kinh doanh nhƣợng quyền. Xây dựng đội ngũ nhân sự bắt đầu từ việc xây dựng nhân viên quản lí chủ chốt có năng lực và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh nhƣợng quyền, đủ sức cáng đáng cho cả một hệ thống franchise qui mô sau này. Và từ những cán bộ quản lý chủ chốt này tiếp tục hoàn thiện đội ngũ nhân 89 viên trong toàn bộ hệ thống chuyển nhƣợng. Trƣớc hết, doanh nghiệp phải kiểm tra, rà soát lại lực lƣợng hiện có của mình đặc biệt là các bộ phận quản trị, tiếp thị, quảng cáo hành chính nhân sự và kinh doanh. Nếu lực lƣợng này thiếu kiến thức về kinh doanh nhƣợng quyền thì phải đƣợc cử đi học những khoá học ngắn hạn hay đào tạo tại chỗ, hoặc nếu doanh nghiệp có điều kiện có thể cử nhân viên đi ra nƣớc ngoài học. Bên cạnh đó, bên bán franchise tuyển dụng một số nhân viên có năng lực đã từng làm việc tại các đơn vị có kinh nghiệm bán franchise có lẽ là cách ít tốn kém và khả thi nhất đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp phải dám thuê những chuyên gia giỏi ngay cả trƣớc khi công ty cần đến, thay vì thuê những ngƣời quá trẻ tuổi và ít kinh nghiệm. 3.3.3.3. Chuyển giao hệ thống + Chọn đối tác chuyển nhƣợng: đƣợc đánh giá là công việc hết sức quan trọng trong việc triển khai hệ thống chuyển nhƣợng có thành công hay không. Công việc kinh doanh của một bên nhận chuyển nhƣợng sẽ làm ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động của hệ thống và của chính thƣơng hiệu. Nếu chỉ một cửa hàng trong hệ thống cửa hàng nhƣợng quyền có những hình ảnh xấu thì sẽ thể làm ảnh hƣởng đến uy tín và danh tiếng của cả một hệ thống. Vì vậy các doanh nghiệp muốn chuyển nhƣợng phải hết sức thận trọng truớc khi đi đến quyết định bán franchise cho ai. Bên chuyển nhƣợng nên xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực kinh doanh của đối tác tiềm năng nhƣ: kinh nghiệm kinh doanh, trình độ quản lý, các mối quan hệ với ngƣời tiêu dùng và chính quyền địa phƣơng, năng lực tài chính, kết quả kinh doanh trong một số năm, mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh hiện tại với lĩnh vực chuyển nhƣợng… Với một hệ thống tiêu chí đánh giá đầy đủ rõ ràng doanh nghiệp bán franchise có thể đánh giá chính xác đúng đắn năng lực kinh doanh của các đối tác dự kiến đồng thời cũng thể hiện tiêu chí tuyển dụng rõ ràng của doanh nghiệp đối với các đối tác muốn mua franchise. Sau khi lên các tiêu chí cho việc chọn lựa đối tác mua franchise, bên bán franchise cần lên kế hoạch cụ thể tìm kiếm đối tác phù hợp với các tiêu chí đã đặt ra. Trên thực tế một khi mô hình nhƣợng quyền hệ thống của doanh nghiệp thành công thì tự động sẽ có một số đối tác trong và ngoài nƣớc chủ động đến tìm hiểu, 90 tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Đây là đối tƣợng đầy tiềm năng để doanh nghiệp bán franchise. Tuy nhiên đây là cách làm bị động và không chủ đích khuyếch trƣơng việc bán franchise. Các doanh nghiệp nếu có chủ trƣơng đẩy mạnh việc bán franchise ra nƣớc ngoài hay các tỉnh thành trong nƣớc với quy mô lớn hơn thì nên có một chiến lƣợc giới thiệu, quảng bá việc nhƣợng quyền bài bản hơn. Các doanh nghiệp nên tham gia các hội nghị, triến lãm hội chợ về franchise trong và ngoài nƣớc để học hỏi, thăm dò thị trƣờng và cũng tìm kiếm cơ hội bán franchise. Ngoài ra các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua các phƣơng tiện khác nhau nhƣ các trang web các hiệp hội franchise quốc tế và các nƣớc, các trang web thƣơng mại về franchise, có thể tham khảo các chuyên đề về franchise hay chủ động quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông. + Soạn thảo các điều khoản hợp đồng franchising hệ thống một cách chặt chẽ. Để có một hoạt động franchising hệ thống lành mạnh, cần phải có cơ sơ hạ tầng đầy đủ và phù hợp. Trung tâm của cơ sở hạ tầng này là môi trƣờng pháp lý đƣợc thiết lập vững vàng, đủ để đáp ứng những vấn đề phức tạp trong hoạt động kinh doanh. Thông thƣờng khi đã có các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động chuyển nhƣợng thì doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định đã đề ra. Trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng luôn bao hàm trong đó yếu tố rủi ro. Các doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ mình trƣớc những rủi ro có thể xảy ra. Do Việt Nam vẫn chƣa có một văn bản pháp quy nào chính thức điều chỉnh hoạt động chuyển nhƣợng quyền sử dụng hệ thống chuyển nhƣợng, các doanh nghiệp muốn hoạt động theo hình thức này cần phải nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc khác, nghiên cứu các hợp đồng mẫu của các doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực ngành nghề của mình, soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhƣợng một cách chặt chẽ để tránh những điều bất lợi dẫn thiệt hại về uy tín và kinh tế khi có tranh chấp xảy ra, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nhƣ thƣơng hiệu, bí quyết kinh doanh. Đối với quy trình soạn thảo hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rõ rằng franchising hệ thống là dựa trên kinh doanh giá trị của hệ thống. Một sản phẩm dịch vụ có đƣợc chấp nhận để đƣợc chuyển giao hay không và giá trị của 91 hợp đồng chuyển giao là bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị mà hệ thống của sản phẩm dịch vụ đó mang lại. Vì vậy vấn đề bảo vệ đƣợc giá trị của hệ thống là vấn đề sống còn của bên bán franchise. Chính vì thế trong quá trình chuyển giao hệ thống chuyển nhƣợng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lƣỡng các điều khoản chuyển giao thông qua việc soạn thảo và thực hiện các hợp đồng. Để làm tốt điều này các doanh nghiệp Việt nam nên chuẩn bị cẩn thận các hợp đồng chuyển nhƣợng để tránh khiếu kiện về sau này. Trƣớc tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ giữa hợp đồng franchising hay chỉ đơn giản là hợp đồng cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hợp đồng thƣơng mại… để có những quy định cụ thể và trên cơ sở đó xác định các cơ quan Nhà nƣớc sẽ phải đến đăng ký. Khi soạn thảo hợp đồng chuyển nhƣợng, bên chuyển nhƣợng hết sức cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong hợp đồng chuyển nhƣợng. Trong hợp đồng cần nêu rõ một số điểm quan trọng sau: - Đối tác ký hợp đồng: bên bán franchise cần nắm rõ đối tác tham gia ký hợp đồng là ai: Cá nhân hay là tổ chức. Nếu là tổ chức thì cần thiết phải có đảm bảo cá nhân về thanh toán và các nghĩa vụ khác, nếu là cá nhân thì phải tìm hiểu đầy đủ về khả năng thanh toán và các nghĩa vụ khác. - Độc quyền khu vực lãnh thổ: bên bán franchise nên cân nhắc kỹ khi cấp độc quyền cho một cửa hàng nhƣợng quyền vì cửa hàng này có vấn đề thì cả khu vực này sẽ bị đình trệ. Việc kinh doanh của khu vực đó hoàn toàn phụ thuộc vào một đối tác và nếu việc chọn nhầm đối tác thì xem nhƣ tiềm năng phát triển tại khu vực đó sẽ bị tê liệt. - Vị trí mặt bằng kinh doanh: bên bán franchise cần kiểm tra xem mặt bằng mà đối tác mua franchise chọn có hợp lệ và phù hợp với mô hình kinh doanh này không. - Phí franchise: cần đƣợc nêu một cách cụ thể trong hợp đồng, bao gồm phí ban đầu và phí hàng tháng, cũng nhƣ quy định về phƣơng thức thanh toán, thời hạn thanh toán, tiền phạt nếu thanh toán chậm so với quy định… 92 - Vấn đề sở hữu trí tuệ: sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu, thƣơng hiệu, biểu tƣợng, sản phẩm, dịch vụ, công thức quảng lý, bí quyết kinh doanh và một số quy định khác. Trong hợp đồng, bên bán franchise nên quy định điều khoản nghiêm cấm đối tác mua franchise sử dụng tuỳ tiện bất kỳ trƣờng hợp nào - Vấn đề về cung cấp hàng hoá: hợp đồng cần nêu rõ các hạng mục liên quan về cung cấp hàng hoá nhƣ: số lƣợng tối thiểu, tối đa hàng hoá mà đối tác mua franchise cần tồn kho, cách thức trƣng bày hàng hoá, trách nhiệm vận chuyển hàng hoá, những dịch vụ hỗ trợ… - Giá bán tại cửa hàng: tuỳ theo từng chiến lƣợc quy định về giá bán của bên bán franchise mà quy định giá bán tại cửa hàng. - Huấn luyện đào tạo: duy định các ràng buộc với bên mua franchise về công tác huấn luyện đào tạo và phải ghi rõ thời gian đào tạo, chi phí phát sinh thuộc về ai… - Yêu cầu về hình ảnh chung của hệ thống: yêu cầu bên mua phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của hệ thống. - Bảo mật: yêu cầu bên mua phải tuyệt đối không đƣợc phép tiết lộ bất kỳ thông tin gì liên quan đến hoạt động kinh doanh, bí mật kinh doanh hay nội dung hợp đồng dù hợp đồng còn hiệu lực hay đã kết thúc. Khi kết thúc hợp đồng bên mua không đƣợc phép sử dụng khi tự đứng ra mở của hàng hay tiết lộ cho ngƣời khác. - Chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn: hợp đồng liệt kê những trƣờng hợp cụ thể đƣa đến việc chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn. Để đảm bảo tính an toàn về pháp lý thì hợp đồng franchise nên thông qua tƣ vấn của các công ty luật chuyên trách về franchise. Các công ty luật này phải có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực franchise. Doanh nghiệp có thể yêu cầu công ty luật báo giá chi phí tƣ vấn cũng nhƣ cung cấp danh sách khách hàng mà họ đã từng tƣ vấn để kiểm tra bề dày kinh nghiệm. Chủ doanh nghiệp nên xem chi phí tƣ vấn của các công ty luật nhƣ một khoản đầu tƣ bắt buộc để tránh những rủi ro sau này. 93 3.3.4. Đối với bên mua franchise 3.3.4.1. Tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh triển vọng Đối với doanh nghiệp mới thành lập hay doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn kinh doanh thận trọng, không mạo hiểm thì việc lựa chọn trở thành đối tác mua franchise hệ thống của một thƣơng hiệu đã có uy tín ở thị trƣờng trong và ngoài nƣớc là sự lựa chọn hợp lý và khả thi trong điều kiện thị trƣờng hiện nay. Tuy nhiên vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là tìm đƣợc một đối tác và lĩnh vực kinh doanh chuyển nhƣợng phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ yêu cầu của thị trƣờng. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại quốc tế trên các trang Web của các hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại quốc gia và quốc tế, hay theo dõi thông tin từ tạp chí nhƣợng quyền thƣơng mại chuyên ngành, các mục quảng cáo của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra doanh nghiệp có thể tham gia các hội chợ nhƣợng quyền thƣơng mại quốc tế hàng năm để tự mình tìm hiểu thông tin, nghiên cứu các tài liệu và tham gia các khoá đào tạo liên quan đến nhƣợng quyền thƣơng mại để có đƣợc kiến thức cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp Việt Nam muốn trở thành đối tác nhƣợng quyền kinh doanh của thƣơng hiệu nƣớc ngoài để kinh doanh tại Việt Nam, do khác biệt về ngôn ngữ, tập quán tiêu dùng, văn hoá, môi trƣờng kinh doanh… nên các doanh nghiệp Việt Nam cần lƣu ý những điểm sau trƣớc khi tiến hành ký hợp đồng. + Kiểm tra doanh nghiệp bán franchise có triển khai đúng trình tự phù hợp với yêu cầu của luật pháp Việt Nam liên quan đến franchise. Ví dụ nhƣ họ có đăng ký các tài liệu, hợp đồng hay thủ tục cần thiết tại các cơ quan chức năng nhƣ Bộ Thƣơng mại, Bộ KH-CN… Các doanh nghiệp Việt Nam cần tham vấn các công ty luật về vấn đề này vì chỉ có những công ty nƣớc ngoài chú ý nghiêm túc đến luật pháp Việt Nam mới đáng đƣợc doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Ngƣời mua franchise cần yêu cầu doanh nghiệp nƣớc ngoài bán franchise cung cấp cho mình tài liệu UFOC để tham khảo. + Tìm hiểu hình thức mua franchise, mua franchise riêng lẻ hay mua franchise phát triển khu vực. Nếu là mua franchise riêng thì bên bán franchise có 94 đại diện tại Việt Nam hay khu vực để giám sát hỗ trợ các đối tác franchise không, còn nếu là mua franchise độc quyền thì franchise độc quyền đã đƣợc bán cho đối tác nào trong khu vực hay chƣa? Nếu đã có bán thì doanh nghiệp Việt Nam phải mua franchise từ đại lý độc quyền này chứ không phải mua trực tiếp với chủ thƣơng hiệu. + Một trong những thách thức lớn đối với việc mua franchise quốc tế đó là kênh thông tin liên lạc giữa ngƣời mua và bán franchise. Ngƣời mua franchise phải tìm hiểu kênh thông tin của ngƣời bán xem họ có thể hỗ trợ thƣờng xuyên và kịp thời cho mình trong thời hạn hợp đồng không, cũng nhƣ kế hoạch chỉ đạo hỗ trợ đó cụ thể nhƣ thế nào. + Kiểm tra vấn đề bảo hộ hệ thống chuyển nhƣợng của đối tác tại Việt Nam. Dù hệ thống chuyển nhƣợng có nổi tiếng nhƣng chƣa đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu tại Việt Nam thì vẫn có xác suất rủi ro bị đăng ký mất hệ thống, khi đó hợp đồng franchise bị coi là mất giá trị. + Sản phẩm hay dịch vụ của hệ thống chuyển nhƣợng phải phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán của Việt Nam. Nhiều mô hình kinh doanh thành công ở nƣớc này nhƣng chƣa chắc đã thành công ở nƣớc khác. 3.3.4.2. Đánh giá khả năng phát triển của hệ thống. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đƣợc thành công, trƣớc khi lựa chọn lĩnh vực nhƣợng quyền và chính thức ký hợp đồng với bên bán franchise, doanh nghiệp cần phải điều tra, đánh giá năng lực uy tín và tiềm năng của hệ thống franchise. Điều này rất cần thiết vì chi phí chuyển nhƣợng thƣờng cao, doanh nghiệp phải tính toán toàn bộ chi phí phải bỏ ra để mua franchise so với chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có thể xây dựng thƣơng hiệu riêng cho mình. Để đánh giá năng lực kinh doanh của đối tác bán franchise, doanh nghiệp cần chú ý tới những vấn đề sau: - Hệ thống franchise có ổn định và có thể tin tƣởng? Nếu câu trả lời là không thì tuy vốn đầu tƣ thấp nhƣng tỷ lệ rủi ro cao. Cũng cần quan tâm đến 95 những hệ thống franchise chƣa có tiếng tăm nhƣng có thuận lợi về giá mua và các nghĩa vụ đóng góp phí thấp hơn. - Tài chính của hệ thống đó nhƣ thế nào? Ngƣời mua franchise nên tìm hiểu mức độ thành công của những cửa hàng franchise đang kinh doanh trong cùng hệ thống và đặc biệt chú trọng đến việc lợi nhuận của cửa hàng franchise đƣợc tạo ra nhƣ thế nào. Có nhiều mô hình kinh doanh dựa quá nhiều vào một đối tƣợng khách hàng duy nhất nên yếu tố ổn định doanh số về lâu dài là không có. Cũng cần chú ý đặc biệt đến báo cáo tài chính về kết quả kinh doanh của bên bán franchise và hệ thống cửa hàng của họ trong những năm gần đây. Những số liệu này có thể cho phép xác định đƣợc khả năng thành công và triển vọng phát triển của hoạt động nhƣợng quyền. - Khả năng kinh doanh có lãi cho một cửa hàng mới trong hệ thống franchise nhƣ thế nào? Nói khác đi, khả năng làm ra lợi nhuận của cửa hàng franchise có đủ hấp dẫn không. Nhiều hệ thống đã có nhiều cửa hàng dẫn đến tình trạng tranh khách lẫn nhau, đồng nghĩa với doanh thu của cửa hàng mới sẽ thấp hơn doanh nghiệp của các cửa hàng kinh doanh hiện tại, điều này chắc chắn sẽ làm giảm đi mức độ hấp dẫn của hệ thống đó. 3.3.4.3. Nghiên cứu kỹ các điều khoản của hợp đồng. Hợp đồng nhƣợng quyền kinh doanh liên quan đến qui trình hoạt động của doanh nghiệp không đơn thuần là một hợp đồng mua bán hàng hoá thông thƣờng, đặc biệt nó còn liên quan đến chuyển giao, giữ bí mật các yếu tố sở hữu trí tuệ và bí quyết kinh doanh vì vậy mà doanh nghiệp nên lƣu ý từng điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo việc chuyển giao các bí quyết kinh doanh đƣợc thuận lợi và có hiệu quả, tránh các tranh chấp có thể xảy ra. Các doanh nghiệp trƣớc khi đặt bút ký hợp đồng cần chú ý thời hạn cân nhắc ký hợp đồng, các tài liệu mà bên bán franchise phải cung cấp cho bên mua, đồng thời tham khảo kỹ lƣỡng hợp đồng mẫu UFOC để điều chỉnh và ra quyết định đúng đắn. Trƣớc khi ký hợp đồng franchise , ngƣời mua franchise nên thông qua một văn phòng luật sƣ để tƣ vấn 96 hoặc hỗ trợ đàm phán các hạng mục trong hợp đồng. Khi đàm phán nên tập trung vào những hạng mục nào có tiềm năng đàm phán đƣợc. Một đặc điểm mà bên mua franchise cần lƣu ý là hạng mục bán hay sang lại cửa hàng franchise cho ngƣời thứ ba khi cần thiết. Hầu hết các hợp đồng franchise đƣợc bên bán franchise thuê luật sƣ soạn rất chặt chẽ, trong đó có thể đề cập đến việc không cho phép ngƣời mua franchise sang nhƣợng lại cho ngƣời khác. Do đó ngƣời mua franchise phải đọc hợp đồng cẩn thận và yêu cầu bên bán franchise cho phép mình bán hay chuyển nhƣợng lại cửa hàng khi có nhu cầu xác đáng. 3.3.4.4 áp dụng trung thành mô hình kinh doanh và bí quyết kinh doanh của bên chuyển nhƣợng. Kinh doanh franchising hệ thống là việc triển khai mở rộng mô hình kinh doanh đã đƣợc thử nghiệm thành công, vì vậy việc áp dụng chính xác những qui trình, cách thức quản lý và kinh doanh đã đƣợc chuyển giao sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh, tránh rủi ro trong hoạt động của mình. Ngoài ra việc này sẽ đảm bảo đƣợc uy tín và thành công của cả hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại mà doanh nghiệp đang tham gia. 3.3.4.5. Trang bị những kỹ năng, kiến thức bài bản về quản trị kinh doanh. Để kinh doanh mô hình franchising hệ thống một cách thành công, bên mua franchise cần trang bị cho mình các kỹ năng, kiến thức bài bản về quản trị kinh doanh để điều hành hoạt động kinh doanh. + Kỹ năng kinh doanh: là khả năng ứng dụng những kiến thức tổng quát về thị trƣờng, quảng bá, quảng cáo, quản trị, pháp lý, kết toán, tài chính…Ngƣời mua franchise nên đầu tƣ thời gian cho việc thu nhập những kiến thức nêu trên càng sớm càng tốt để có thể thấu hiểu đƣợc mô hình kinh doanh franchise, mở một cửa hàng mới và điều hành quản lý nó nhƣ thế nào. + Kỹ năng điều hành: là khả năng điều hành các hoạt động hàng ngày của cửa hàng. Ngƣời mua franchise chắc chắn sẽ cần biết cách điều hành cùng lúc nhiều công việc xảy ra trong cửa hàng của mình. Và kỹ năng này phải đƣợc huấn luyện, đào tạo mới có đƣợc. 97 + Kỹ năng về con ngƣời: là khả năng có thể làm việc với nhân viên, có thể thấu hiểu, động viên và chỉ đạo nhân viên. Mọi hoạt động của cửa hàng sẽ đƣợc thực hiện thông qua đội ngũ nhân viên nên ngƣời chủ cửa hàng franchise phải biết cách phân công và huy động sao cho nhân viên cống hiến và làm việc với tinh thần và năng suất lao động tốt nhất. 3.3.4.5. Xây dựng một mô hình franchising hệ thống mới cho riêng mình trên cơ sở kế thừa mô hình kinh doanh đã thành công. Một giải pháp khác không kém phần quan trọng đối với bên mua franchise trong việc thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của chính mình cũng nhƣ góp phần vào phát triển franchising hệ thống nƣớc nhà là tiếp tục nhân rộng mô hình kinh doanh chuyển nhƣợng dựa trên cơ sở học hỏi, kế thừa những mô hình kinh doanh đã thành công truớc. Hay nói đúng hơn đó là việc sao chép hợp pháp các franchising hệ thống đã thành công. Để làm đƣợc việc này đòi hỏi các doanh nghiệp mua franchise phải có kiến thức đầy đủ về franchising hệ thống và am hiểu về luật pháp của nhƣợng quyền cũng nhƣ luật sở hữu trí tuệ. Thông qua hình thức mua franchise các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể xây dựng đƣợc riêng cho mình một hệ thống kinh doanh khác. Các doanh nghiệp mua franchise trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh nên tiếp cận, làm quen, học hỏi và tìm hiểu mô hình kinh doanh, bí quyết kinh doanh cũng nhƣ công thức quản lý của hệ thống chuyển nhƣợng. Từ đó bằng vốn kiến thức, trình độ, nguồn vốn và đặc biệt là sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc các doanh nghiệp thiết lập riêng cho mình một hệ thống kinh doanh nhƣợng quyền mới. Điều này không phải là doanh nghiệp sao chép nhƣ đúc mô hình cũ mà là sự sao chép hợp pháp, an toàn và hiệu quả. Ví dụ trong lĩnh vực thức ăn nhanh, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng mô hình kinh doanh mang phong cách và có những đặc thù riêng nhƣ KFC hay McDonald‟s đã thành công. Gần đây chuỗi cửa hàng bánh mỳ góc phố là một ví dụ điển hình. Bên cạnh đó ẩm thực Việt Nam tƣơng đối phong phú và đa dạng, là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng nên mô hình kinh doanh nhƣợng quyền trong lĩnh vực ăn uống. Phở 24 là một thành công. Và gần 98 đây quán Ngon cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam học tập và phát triển thành hệ thống chuyển nhƣợng. 99 KẾT LUẬN Franchising đang ngày càng có xu hƣớng bành trƣớng thế giới, thêm một lần nữa khẳng định đƣợc vai trò của franchising đối với sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Hơn bao giờ hết, thời điểm hiện nay là cơ hội lớn nhất cho một nền công nghiệp mới – nền công nghiệp franchising thực sự bùng nổ tại Việt Nam khi Việt Nam có quá nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển loại hình kinh doanh này. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam vƣơn ra thế giới và đón nhận thế giới về với mình. Vì vậy việc xác định đúng đắn tầm quan trọng và những cơ hội lớn cũng nhƣ các thử thách lớn do franchising hệ thống mang lại sẽ sớm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thành công. Từ bài viết này, ngƣời viết hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về franchising hệ thống, đánh giá hoạt động franchising hệ thống trên thế giới và tại Việt Nam thông qua một số franchising hệ thống điển hình để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển franchising hệ thống tại Việt Nam. Các giải pháp phát triển franchising hệ thống phải đƣợc phối hợp từ phía chính phủ, hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam. Từ phía chính phủ giải pháp hữu hiệu nhất là tạo môi trƣờng và các hành lang pháp lý cho mô hình franchising hệ thống phát triển bằng hàng loạt các chính sách vĩ mô nhƣ ban hành các quy định pháp lý, đồng thời có định hƣớng và chiến lƣợc cụ thể trong công tác tuyên truyền để ngƣời dân và đặc biệt các doanh nghiệp hiểu rõ để vận dụng thành công loại hình kinh doanh này. Với Hiệp hội phải thực sự đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp nhƣợng quyền với nhau và giữa Chính phủ với doanh nghiệp. Từ phía các doanh nghiệp, hơn hết cần nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin đầy đủ về franchising hệ thống, trên cơ sở đó vận dụng một cách khoa học, khéo léo vào hoạt động kinh doanh của mình. Ngƣời viết tin rằng từ sự thông minh sáng tạo, cần cù của ngƣời Việt Nam, đặc biệt với các bạn trẻ trên con đƣờng khởi nghiệp thì thật sự đây là cơ hội lớn để bắt đầu và làm cơ sở cho các bƣớc thành công tiếp theo, cùng nhau xây dựng và góp phần vào sự 100 phát triển của nền kinh tế nƣớc nhà nói chung và của nền công nghiệp franchising nói riêng. Trên đây là toàn bộ phần trình bày của Em về các giải pháp phát triển franchising hệ thống tại Việt nam. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, Em không tránh khỏi những sai sót rất mong các Thầy Cô cùng Các bạn góp ý để em có thêm đƣợc những kiến thức về lĩnh vực này. Để hoàn thành đƣợc luận văn này, Em xin chân thành cám ơn TS Nguyễn Thanh Bình, Giáo viên hƣớng dẫn trực tiếp em, ngƣời đã rất tận tình giúp em trong quá trình làm luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Phan Anh (2005), Nhƣợng quyền thƣơng mại- vừa làm vừa lo, 2. Công Ty Cổ phần Trung Nguyên, Giới thiệu Trung nguyên, www.trung nguyen.com.vn 3. CôngTyCổphầnTrungNguyên, Hệ thống kinh doanh, www.trungnguyen.com.vn 4. Cục Sở hữu trí tuệ (2007), Văn bản pháp luật, www.noip.gov.vn 5. Cục Sở hữu trí tuệ (2007), Đối tƣợng sở hữu công nghiệp, www.noip.gov.vn 6. Chƣơng trình xúc tiến hàng Việt Nam chất lƣợng cao (2002), Sức mạnh thƣơng hiệu, Nhà xuất bản trẻ TP.Hồ Chí Minh và Báo Sài Gòn tiếp thị. 7. Thu Giang (2006), Tƣ vấn tiêu dùng, 8. Quốc Hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật sở hữu trí tuệ, www.wincolaw.com.vn. 9. Quốc Hội, luật thƣơng mại, www.ffa.com.vn/uploads/8096/luatthuongmai.doc 10. Nguyễn Trung Toàn (2006), Kinh doanh theo mạng, những bƣớc đi đầu tiên chinh phục thành công, Nhà xuất bản Lao Động. 11. Thu Thuỷ – Mạnh Linh – Minh Đức (2005), Thành công nhờ thƣơng hiệu, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 12. Lý Quí Trung (2006), Mua franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ. 13. Lý Quý Trung (2006), Franchise Bí quyết thành công bằng mô hình nhƣợng quyền kinh doanh, Nhà Xuất Bản trẻ. 14. Nguyễn Thành Trung (2004), Thƣơng hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia. 102 15. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Giải pháp phát triển Franchising tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Trƣờng Đại Học ngoại thƣơng- Hà Nội. 16. Thông tấn xã Việt Nam, Bùng nổ nhƣợng quyền thƣơng mại, http:// ngoisao.net/News/Thuong – truong/2006/03/3B91363EA 17. Nguyên Sa (2005), “Sẽ có một làn sóng franchising”www.vietnamnet.com.vn 18. Vnexpress, “Đón đầu trào lƣu nhƣợng quyền thƣơng hiệu”, www. Vnexpress.net 19. 7- Eleven,Inc, Mở lối đi riêng, www.unicom.com.vn/article.axpx?article_id=14327 Tiếng Anh: 20. Andrew A.Caffey(2002). Franchise & Business opportunities – how to find, buy and operate a successful business 21. Dave Thomas & Michael Seid (2000),franchising for dummies 22. Mary E.Tomzack (1994),Tip & traps when buying franchise 23. KFC. Inc (2007), About us, www.kfc.com.vn. 24. KFC. Inc (2007), History, www.kfc.com.vn 25. 7- eleven. Inc (2007), franchising, www.7- Eleven.com.vn 26. Pho 24, www.pho24.com 103 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 0 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FRANCHISING ................................... 4 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ FRANCHISING .......................... 4 1.1.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ FRANCHISING ............................... 4 1.1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA FRANCHISING – FRANCHISING HỆ THỐNG ........................................................................................ 7 1.1.3. PHÂN BIỆT FRANCHISING HỆ THỐNG VỚI CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH KHÁC .............................................................. 9 1.2. CÁC HÌNH THỨC CỦA FRANCHISING ................................... 11 1.3. VAI TRÒ CỦA FRANCHISING HỆ THỐNG ĐỐI VỚI CÁC BÊN ................................................................................................ 14 1.3.1. ĐỐI VỚI BÊN BÁN FRANCHISE ........................................... 14 1.3.2 ĐỐI VỚI BÊN MUA FRANCHISE ............................................ 15 1.4. NGHIỆP VỤ FRANCHISING HỆ THỐNG .................................. 17 1.4.1 ĐỐI VỚI BÊN BÁN FRANCHISE ............................................. 17 1.4.2 ĐỐI VỚI BÊN MUA FRANCHISE ............................................ 33 CHƢƠNG II : HOẠT ĐỘNG FRANCHISING HỆ THỐNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................. 36 2.1 MỘT SỐ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG FRANCHISING HỆ THỐNG ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI .......................................................... 36 2.1.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG FRANCHISING HỆ THỐNG TRÊN THẾ GIỚI ................................................................. 36 2.1.2 HOẠT ĐỘNG FRANCHISING HỆ THỐNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH ......................................................... 37 2.2 HOẠT ĐỘNG FRANCHISING HỆ THỐNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM ................................ 47 104 2.2.1. QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ CHUYỂN NHƢỢNG QUYỀN SỬ DỤNG THƢƠNG HIỆU ................................. 47 2.2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG FRANCHISING HỆ THỐNG TẠI VIỆT NAM .................................................................... 49 2.2.3. FRANCHISING HỆ THỐNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM ................................................ 50 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN FRANCHISING HỆ THỐNG TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................ 70 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN FRANCHISING HỆ THỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH MỚI. ........................................ 70 3.1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN FRANCHISING HỆ THỐNG. ..................................................................................... 70 3.1.2 PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM ............. 71 3.1.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN FRANCHISING HỆ THỐNG TẠI VIỆT NAM ................................................................................ . 73 3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TỪ CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG FRANCHISING HỆ THỐNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƢỚC NGOÀI. ............................. 75 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN FRANCHISING HỆ THỐNG TẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 77 3.3.1. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ .............................................. 77 3.3.2. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC HIỆP HỘI ................. 80 3.3.3 ĐỐI VỚI BÊN BÁN FRANCHISE ............................................. 81 3.3.4 ĐỐI VỚI BÊN MUA FRANCHISE ............................................. 93 KẾT LUẬN ........................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 101 PHỤ LỤC 105 106 PHỤ LỤC 01 MỤC 8 NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Điều 284. Nhượng quyền thương mại Nhƣợng quyền thƣơng mại là hoạt động thƣơng mại theo đó bên nhƣợng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện dƣới đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đƣợc tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhƣợng quyền quy định và đƣợc gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, quảng cáo của bên nhƣợng quyền; 2. Bên nhƣợng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Điều 285. Hợp đồng nhượng quyền thương mại Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại phải đƣợc lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng. Điều 286. Quyền của thương nhân nhượng quyền Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, thƣơng nhân nhƣợng quyền có quyền: 1. Đƣợc nhận tiền nhƣợng quyền; 2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại và mạng lƣới nhƣợng quyền thƣơng mại; 3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhƣợng quyền và sự ổn định về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ. Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, thƣơng nhân nhƣợng quyền có nghĩa vụ sau: 107 1. Cung cấp tài liệu hƣớng dẫn về hệ thống nhƣợng quyền cho bên nhận quyền. Tài liệu hƣớng dẫn phải bằng văn bản; 2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thƣờng xuyên cho thƣơng nhân nhận quyền để bên nhận quyền điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại; 3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thƣơng nhân nhận quyền; 4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tƣợng nêu trong hợp đồng nhƣợng quyền; 5. Đối xử bình đẳng với các thƣơng nhân nhận quyền trong hệ thống. Điều 288. Quyền của thương nhân nhận quyền Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, thƣơng nhân nhận quyền có quyền: 1. Yêu cầu thƣơng nhân nhƣợng quyền cung cấp đầy đủ hỗ trợ kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại; 2. Yêu cầu thƣơng nhân nhƣợng quyền đối xử bình đẳng với các thƣơng nhân nhận quyền khác trong hệ thống. Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, thƣơng nhân nhận quyền có nghĩa vụ: 1. Trả tiền nhƣợng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại; 2. Đầu tƣ đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết nghề nghiệp mà bên nhƣợng quyền chuyển giao; 3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hƣớng dẫn của bên nhƣợng quyền. Tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thƣơng nhân nhƣợng quyền; 4. Giữ bí mật về bí quyết nghề nghiệp đã đƣợc nhƣợng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại kết thúc hoặc chấm dứt; 5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ 108 thống của bên nhƣợng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại; 6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại; 7. Không đƣợc nhƣợng quyền lại trong trƣờng hợp không có sự chấp thuận của bên nhƣợng quyền. Điều 290. Nhượng quyền lại cho bên thứ ba 1. Bên nhận quyền có quyền nhƣợng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu đƣợc sự chấp thuận của bên nhƣợng quyền. 2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này. Điều 291. Đăng ký nhượng quyền thương mại 1. Trƣớc khi bắt đầu nhƣợng quyền thƣơng mại, bên dự kiến nhƣợng quyền phải đăng ký với Bộ Thƣơng mại. 2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhƣợng quyền thƣơng mại. 109 PHỤ LỤC 02 DANH MỤC VẬT PHẨM HỖ TRỢ QUÁN NHƢỢNG QUYỀN TRUNG NGUYÊN Nhóm cố định Bảng hiệu gỗ (thép dập định hình) Kệ trƣng bày Bảng tên Mica Bìa tính tiền Dù gỗ trắng TN 2.5m Dù gỗ trắng TN 2.75m Menu da + 20 trang ruột Đèn trang trí (328x130) Menu mica đứng Đèn đứng (300x1500) Hộp đèn tròn Bàn gỗ 110 Nhóm thƣờng xuyên Áo dài Trung Nguyên Bộ tách sứ thấp G7 Đồng phục bảo vệ Đồng phục phục vụ nam Đồng phục phục vụ nữ Đồng phục tạp vụ Bộ tách tròn trắng Muỗng Inox ngắn Tách Espresso Ly B1709 Ly cạnh xéo Ly giấy 16 Oz có nắp Ly giấy 9Oz Phiếu đặt hàng 111 Đƣờng gói Khay gỗ Hóa đơn tính tiền Muỗng Inox dài Phin Inox Thiệp mời Phin nhôm Tranh ảnh treo trong quán Đề can Trung Nguyên Bàn tiếp tân Tờ rơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3107_1989.pdf
Luận văn liên quan