Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại của các nước NK đã hạn chế XKTS của cả
nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Một thực tế là, trước năm 2004, khi XKTS sang Trung
Quốc, TS Việt Nam không phải kiểm tra khắt khe. Nhưng từ tháng 7/2004, nước này đã yêu
cầu các doanh nghiệp Việt Nam (trong đó có các doanh nghiệp của Hà Tĩnh) phải đăng ký
kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng. Do đó, XKTS vào thị trường này
bị giảm nhịp độ tăng trưởng, kéo theo sự sụt giảm tổng KNXK ở thị trường Trung Quốc.
113 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ khác tấn 606 800 830
Giá trị XK Tr USD 4,5 17,9 33,8
Thu hút lao động người 6.308 9.440 13.430
Nguồn: Sở Thủy sản Hà Tĩnh13,tr.62], số liệu năm 2005 là số thực tế.
Đối với NT mặn, lợ, phát triển NTTS mặn, lợ vùng ven biển Hà Tĩnh phải đa dạng
hoá đối tượng nuôi (giáp xác, nhuyễn thể, cá biển và rong câu), hình thức nuôi (nuôi đơn,
ghép, thâm canh), loại hình nuôi (nuôi bãi triều, nuôi vùng triều, nuôi trên cát và nuôi
trên biển) và phương thức nuôi (nuôi quảng canh, bán thâm canh, thâm canh). Tăng sản
lượng nguyên liệu NT mặn, lợ đưa vào chế biến TSXK. Dự kiến, tổng sản lượng nuôi
mặn, lợ các loại đến năm 2015 khoảng 16.670 tấn, giá trị KNXK khoảng 33,8 triệu USD.
Dự kiến diện tích NT mặn lợ toàn tỉnh đến 2010 là 3.600 ha, năm 2015 là 5.010 ha.
Đối với TS nước ngọt, giai đoạn hiện nay sản phẩm TS nước ngọt chưa được đưa
vào khai thác chế biến XK, một số ít sản phẩm được XK theo đường tiểu ngạch sang
Trung quốc như ếch, baba. Tuy nhiên, các sản phẩm TS có vị trí tương đối cao như các rô
phi, cá quả, ếch, baba sẽ là sản phẩm XK có giá trị cao trong tương lai. Phương hướng
chính là khai thác tiềm năng lợi thế diện tích đất, mặt nước, ruộng trũng để phát triển
NTTS nước ngọt, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, thực hiện có
hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập và xây dựng nông
thôn mới. Đến năm 2010, tổng sản lượng nuôi TS nước ngọt đạt 23.900 tấn. Trong đó cá rô
phi 6.200 tấn, 2.100 tấn đặc sản, 12.500 tấn cá truyền thống. Phấn đấu đạt giá trị KNXK từ
TS nước ngọt 5,01 triệu USD vào năm 2020 [14, tr.55].
Ngoài các nguồn nguyên liệu chế biến XK nêu trên, hiện nay các cơ sở chế biến
TSXK còn khai thác các nguồn nguyên liệu từ các tỉnh bạn như Quảng Bình, Quảng
Ninh, thậm chí NK nguyên liệu từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu chế biến TSXK.
- Về chế biến TS, các doanh nghiệp chế biến TS hiện đại hoá công nghệ chế biến
và phải lấy tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm là yếu tố hàng đầu, bảo đảm an
toàn vệ sinh trong mọi khâu từ làm ra nguyên liệu, bảo quản và chế biến sản phẩm.
- Trong hậu cần dịch vụ, khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ sở đóng sửa tàu quy mô nhỏ, hộ gia đình mở rộng và phát triển theo hướng hiện đại
hoá. Phát triển các trại giống, đáp ứng nhu cầu giống TS của các hộ nuôi, phát triển dịch
vụ hậu cần khác như thú y TS, dịch vụ đá lạnh, phát triển thêm tàu dịch vụ thu mua hải
sản.
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm TSXK của Hà Tĩnh. Năng lực
cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giá cả, chất lượng là 2 yếu
tố quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm TS của Hà Tĩnh chẳng
những trên thị trường quốc tế mà cả trên thị trường nội địa.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng TSXK, phát triển mặt hàng có giá trị gia tăng
cao, giảm tỷ trọng XK hàng thô. Nâng cao tỷ trọng hàng TS chế biến, TS chế biến sâu.
Đa dạng hoá các mặt hàng chế biến XK. Lấy sự đa dạng của mặt hàng chế biến để kích
thích sự đa dạng của nguồn nguyên liệu từ khai thác và NT. Đồng thời, lấy nguồn nguyên
liệu từ khai thác, NT để tạo ra sản phẩm TS có giá trị gia tăng, lấy chế biến làm cơ sở cho
việc nâng cao giá trị các sản phẩm TS.
Cuối cùng, phát triển XK trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
sản xuất, chế biến, XKTS. Để TS của Hà Tĩnh có mặt ở nhiều thị trường, đòi hỏi tỉnh
phải huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế của tỉnh như kinh tế Nhà
nước, kinh tế tư nhân, các công ty cổ phần, kinh tế tập thể, cá thể, các hộ kinh tế gia đình
tham gia vào phát triển sản xuất, chế biến, XKTS.
3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2015 của Hà Tĩnh
Mục tiêu chung:
Phát huy lợi thế biển, nhằm khai thác nguồn nguyên liệu TS, giải quyết việc làm,
nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, góp phần tăng nhanh giá trị XK của tỉnh nhà [15,
tr.2]
Mục tiêu cụ thể:
Giá trị KNXK TS đến năm 2010 đạt 40 triệu USD, năm 2015 đạt từ 60-80 triệu
USD, năm 2020 đạt từ 120-150 triệu USD.
Mặt hàng XK: tôm, mực, cá các loại, giáp xác, nhuyễn thể.
Thị trường XK: tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống, khai mở các thị
trường mới như thị trường Mỹ, EU, thị trường Trung Đông, các thị trường không chịu
ảnh hưởng lớn của sự suy thoái kinh tế...
3.3. một số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản
của Hà tĩnh
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch sản xuất, chế biến thuỷ sản xuất khẩu
Như đã đề cập ở chương 2, tỉnh đã có quy hoạch NTTS nước ngọt, nước mặn, lợ,
song để quy hoạch có thể triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn, các quy hoạch này
phải được hoàn thiện theo hướng sau đây:
Thứ nhất, tiến hành khảo sát lại toàn bộ diện tích, mặt nước, cơ cấu NT, tình hình
chuyển đổi ruộng sang NTTS để cơ cấu lại vùng nuôi, cơ cấu lại đối tượng nuôi có giá trị
kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu cao, đáp ứng yêu cầu cho chế biến TSXK và XKTS.
Thứ hai, các quy hoạch phải có sự phối hợp với các quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch hệ
thống đê biển, quy hoạch điện, nước, phục vụ nhu cầu vùng nuôi.
Cùng với việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất TSXK, tỉnh cần tiến hành
quy hoạch các cơ sở chế biến TSXK gắn với vùng nguyên liệu tập trung, với trình độ
công nghệ từ thấp đến cao trên cơ sở định hướng thị trường đối với từng loại đối tượng
TS chế biến. Trong đó, đặc biệt ưu tiên cho công nghệ chế biến hiện đại, đạt tiêu chuẩn
để có thể chế biến những sản phẩm có đủ tiêu chuẩn cả về VSATTP cả về môi sinh,
môi trường của thị trường các nước phát triển. Tỉnh cần sớm rà soát lại các cơ sở chế
biến, kiên quyết thu hẹp hoặc đóng cửa các cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu, không
đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường. Dành vùng nguyên liệu chế biến cung cấp cho
cơ sở chế biến có trình độ công nghệ cao, hiệu quả, bảo đảm chất lượng XK. Ngoài ra
trong quy hoạch, tỉnh cần ưu tiên dành quỹ đất ở các Cảng biển như Cảng Vũng áng,
Xuân Hải để kêu gọi các nhà đầu tư trong và noài nước đầu tư vào lĩnh vực chế biến
TS.
Tăng cường công tác quy hoạch phát triển NTTS, quy hoạch chi tiết các vùng
nuôi trong tỉnh, có chính sách phát triển các vùng nuôi tập trung lớn với công nghệ tiên
tiến, với mô hình sinh thái bền vững để có thể kiểm soát môi trường và tạo nguyên liệu
đủ lớn cho chế biến TS.
Cùng với việc hoàn thiện các quy hoạch, đề án nêu trên, tỉnh phải điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh đến năm 2020, trong đó có quy hoạch phát triển
XK của tỉnh, xác địch mặt hàng XK chủ lực, thị trường XK chính và các giải pháp để tổ
chức thực hiện các quy hoạch có hiệu quả.
Nói tóm lại, ngoài việc quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án,
tỉnh cần phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng làm công tác này để các quy hoạch, kế hoạch,
đề án vừa đảm bảo tính định hướng tương đối lâu dài, vừa có thể điều chỉnh linh hoạt khi thị
trường TS thế giới có sự biến động lớn.
3.3.2. Tiếp tục đổi mới các chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến xuất khẩu
thủy sản
Thứ nhất, đổi mới chính sách hỗ trợ sản xuất TSXK
Như chúng ta đã biết, nguồn nguyên liệu gần bờ ở Hà Tĩnh nói riêng và cả nước
nói chung đã dần cạn kiệt. Do đó, để phát triển nguồn nguyên liệu cho nhu cầu trong tỉnh,
trong nước và chế biến TSXK, cần phải tập trung vào tăng sản lượng đánh bắt xa bờ và
NTTS, cụ thể:
Đối với đánh bắt xa bờ, tỉnh cần có các chính sách sau:
- Có chính sách đầu tư hỗ trợ cho Sở NN & PTNT đánh giá lại nguồn lợi TS vùng biển
Hà Tĩnh, để từ đó có kế hoạch khai thác đánh bắt xa bờ có hiệu quả.
- Khuyến khích đầu tư đóng mới và cải hoán tàu đánh bắt xa bờ, hỗ trợ bù giá
xăng dầu kịp thời, đồng thời khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nghề cá như cung
cấp đá, nước ngọt, xăng dầu, kiểm ngư, bảo quản và dịch vụ bao tiêu sản phẩm ở vùng
biển xa bờ để ngư dân kéo dài thời gian đánh bắt xa bờ...Ngoài ra tỉnh kêu gọi đầu tư hợp
tác với các tỉnh khác, nước khác đầu tư vào lĩnh vực này.
- áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cầu cảng, các công trình trú,
tránh bão, chợ TS... các công trình dịch vụ hậu cần như điện, nhiên liệu, nước đá... Trong
đó, tập trung vào các cảng lớn như Vũng áng, Xuân Hải, các cửa lạch chính như Cửa
Khẩu, Cửa Hội, Cửa Nhượng, Cửa Sót...
- Có chính sách hỗ trợ việc đào tạo chuyển đổi nghề đối với ngư dân đánh bắt gần
bờ sang NTTS, và có chính sách hỗ trợ đào tạo đội ngũ thuyền trưởng, thuỷ thủ để đáp
ứng yêu cầu phát triển của đội tàu và yêu cầu đánh bắt xa bờ của ngư dân.
- Tập trung đầu tư hiện đại hoá công nghệ sau đánh bắt để bảo quản nguyên liệu từ
đánh bắt tự do cũng như NT, nhằm giảm thiểu lượng nguyên liệu không đủ chất lượng
phục vụ chế biến hàng XK (theo ước tính hiện nay khoảng 1/3 lượng nguyên liệu không
đủ tiêu chuẩn để đưa vào chế biến XK do không được bảo quản hợp lý).
Đối với NTTS, chính sách của tỉnh cần tập trung vào một số mặt sau:
- Có chính sách đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng nuôi như điện nước, thuỷ lợi, hệ
thống thuỷ lợi riêng phải đảm bảo để phát triển nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp.
- áp dụng chính sách phát triển nuôi trên biển để giảm áp lực về đánh bắt gần bờ.
- Chính sách của tỉnh cần khuyến khích các cơ sở NT quảng canh sang thâm canh
trên diện rộng.
- Tỉnh cần tiếp tục thực hiện chính sách cung ứng nguồn giống, đối tượng nuôi có
giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm càng xanh, ếch, baba.
- Tỉnh cần đầu tư vào xây dựng hệ thống dịch vụ nghề nuôi như cung ứng giống,
dịch vụ thức ăn, thú y TS, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch và đào tạo kỹ
thuật nuôi.
- Tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ công tác XKTS, một trong những nguyên
nhân làm cho kim ngạch XKTS chưa tương xứng tiềm năng của tỉnh là yếu kém về cơ sở
hạ tầng phục vụ công tác này, do đó, thời gian tỉnh cần tăng cường đầu tư các cảng cá,
chợ cá, kho dự trữ TS, nơi neo đậu, tránh bão, các công trình thuỷ lợi, các đê biển... bằng
ngân sách của tỉnh, của các chương trình mục tiêu quốc gia, và thu hút vốn đầu tư nước
ngoài đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ qua vốn, thuế cho các cơ sở NTTS.
Thứ hai, đổi mới chính sách hỗ trợ chế biến XKTS
Để khắc phục những phân tích tồn tại yếu kém trong lĩnh vực chế biến XK thời
gian qua của Hà Tĩnh mục 2.2.1.1 như đã nêu, chính sách hỗ trợ chế biến XKTS cần đổi
mới theo hướng sau:
- Tỉnh có chính sách khuyến khích thu hút vốn của các thành phần kinh tế (kể cả
vốn đầu tư nước ngoài) đầu tư vào lĩnh vực chế biến TSXK tại các cảng biển, các vùng
nguyên liệu tập trung. Vì hiện nay năng lực chế biến rất thấp mới đạt 8 tấn/ngày, tỷ lệ sản
phẩm chế biến trên sản phẩm khai thác mới đạt 25%. Bên cạnh đó, tỉnh có chính sách hỗ
trợ vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến TS đầu tư đổi mới công nghệ chế
biến, nâng cấp điều kiện sản xuất thông qua Ngân hàng phát triển tỉnh Hà Tĩnh.
- Hà Tĩnh cần có chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu và triển khai
(R&D) trong chế biến TS, nhất là tìm ra và áp dụng những công nghệ chế biến phù hợp
với điều kiện của Hà Tĩnh nhằm tăng giá trị gia tăng.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến TS tích cực và chủ động đầu tư đổi mới
công nghệ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hiện đại hoá điều kiện sản xuất để áp dụng quản lý
chất lượng theo hệ thống ISO, HACCP. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các mặt
hàng mới có hàm lượng công nghệ cao.
- Các chính sách của tỉnh cần khuyến khích các doanh nghiệp chế biến TS xây dựng
thương hiệu doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhằm tạo uy tín của doanh
nghiệp, sản phẩm TSXK trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tỉnh cần có chính sách đầu tư nâng cấp, xây dựng các kho lưu trữ nguyên liệu
TS có quy mô đủ lớn để phục vụ cho việc lưu trữ, bảo quản nguyên liệu cho chế biến
XK.
Thứ ba, về chính sách hỗ trợ chung cho cả sản xuất và chế biến TSXK:
- Tỉnh cần tiếp tục thực hiện và mở rộng đối tượng được hưởng thụ các chính sách
hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, giống, hỗ trợ về thông tin đối với các cơ sở sản xuất, chế biến
TSXK.
- Chính sách của tỉnh cần khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến TS tích cực và
chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hiện đại hoá điều kiện sản
xuất để áp dụng quản lý chất lượng theo hệ thống HACCP.
3.3.3. Hoàn thiện đề án xuất khẩu thủy sản của tỉnh
Tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt, và đã triển khai đề án XK giai đoạn 2007 đến 2015,
định hướng đến 2020. Tuy nhiên, trong thời gian tới đề án cần được hoàn thiện theo các
hướng sau:
- Xác định rõ mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, mặt hàng có lợi thế cạnh tranh.
- Định hướng thị trường XK chủ yếu, thị trường tiềm năng; đa dạng hoá thị trường
XK.
- Xác định, huy động nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện Đề án có hiệu quả.
Tỉnh cần xây dựng Đề án XKTS từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020. Đề án phải
được xây dựng trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào chương trình XKTS quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
2020. Các chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng TSXK có tiềm năng và thị trường
XKTS của Việt Nam.
- Căn cứ vào đề án phát triển XK của tỉnh đến năm 2010, định hướng đến
2020.
- Căn cứ vào định hướng phát triển KT-XH của tỉnh thời kỳ đến 2015, tầm nhìn
đến 2020.
- Trên cơ sở nghiên cứu về điều kiện thời tiết, chế độ thuỷ, hải văn nồng độ
muối, nồng độ PH của nước..., hiện trạng đất đai NT để du nhập các đối tượng nuôi có
giá trị xuất khẩu cao.
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong nước, các nước khác có điều kiện sản
xuất XK những mặt hàng TS tương đồng với tỉnh, với Việt Nam, từ đó có kế hoạch phát
triển dài hạn cho các mặt hàng đó để có thể cạnh tranh với họ.
Điều cần đặc biệt lưu ý là Đề án XKTS của tỉnh cần được xây dựng trước hết trên
cơ sở coi trọng định hướng thị trường XK và hiệu quả XK, đồng thời phải trên cơ sở coi
trọng lợi thế và tiềm năng XKTS của tỉnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của chiến lược CNH
hướng vào XK, tỉnh cần coi trọng tiềm năng và lợi thế phát triển XKTS, nhưng trong tương
lai, cần phải đặc biệt coi trọng định hướng thị trường và hiệu quả XK hơn. Bởi vì, ai cũng
biết, chúng ta chỉ bán được những cái thị trường cần chứ không thể bán những cái ta có. Đề
án phát triển XKTS cần hướng tới việc đa dạng hoá mặt hàng TSXK, đa dạng hoá thị
trường XK. Việc triển khai theo hướng này vừa bảo đảm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi
thế của tỉnh về kinh tế TS, vừa bảo đảm an toàn khi thị trường TS thế giới có những biến
động không lường trước.
3.3.4. Đổi mới các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước vấn đề tiêu
thụ hàng hoá kể cả trong nước và tiêu thụ hàng hoá ở nước ngoài hết sức quan trọng, do
đó đổi mới chính sách đẩy mạnh XKTS có vị trí quan trọng đặc biệt. Giải pháp cho vấn
đề này như sau:
Thứ nhất, đổi mới chính sách xúc tiến XK cần theo các hướng sau:
- Tỉnh cần có chính sách khuyến khích thành lập các cơ quan hỗ trợ phát triển thị
trường cho doanh nghiệp TS. Các dịch vụ chủ yếu của cơ quan này cung cấp cho doanh
nghiệp như thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng hơn nữa
thị trường XKTS, các dịch vụ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, tổ chức
kênh phân phối sản phẩm,...Trước mắt, cần tăng cường năng lực cho Trung tâm Xúc tiến
thương mại của tỉnh, kể cả tài chính và năng lực xúc tiến XK. Xa hơn nữa, tỉnh cần thành
lập cơ quan (Trung tâm) chuyên về xúc tiến XKTS để nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm
đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hàng năm Trung tâm có
kinh phí để đưa các đoàn doanh nghiệp của tỉnh đi tham gia hội chợ, nghiên cứu thị
trường ở nước ngoài. Xúc tiến nhanh việc xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm của tỉnh
để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, tổ chức hội chợ triển lãm hàng năm, tổ chức tiếp đón
các đoàn doanh nghiệp nước ngoài về tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng XK, NK trên
địa bàn Hà Tĩnh.
- Tỉnh cần tranh thủ các nguồn tài trợ của chương trình xúc tiến XK quốc gia để
xúc tiến XKTS ở nước ngoài. Hàng năm, cần nắm rõ kế hoạch của Cục Xúc tiến thương
mại về tổ chức các hội chợ TS ở nước ngoài, để thông báo cho các doanh nghiệp, hướng
dẫn họ đăng ký tham gia và đề xuất mức hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia hội chợ ở
nước ngoài.
- Đối với việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát thị trường nước ngoài, và đón
tiếp các doanh nhân nước ngoài đến tìm hiểu thị trường Hà Tĩnh, Trung tâm Xúc tiến
thương mại tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại khác và
các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đoàn nghiên cứu thị trường ở các
nước và tiếp các đoàn nghiên cứu thị trường Hà Tĩnh, trình UBND tỉnh hỗ trợ trong
nguồn kinh phí sự nghiệp phát triển thương mại của tỉnh hoặc từ nguồn xúc tiến đầu tư
của tỉnh...
- Tỉnh cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp mở văn phòng giới thiệu và bán
sản phẩm TS ở các nước có nhu cầu cao về NKTS của Hà Tĩnh như Trung Quốc, Nhật
Bản,... nhằm quảng bá sản phẩm, tìm hiểu thị trường, xúc tiến XKTS ở nước ngoài.
- Đối với việc tổ chức thông tin thị trường TS cho các doanh nghiệp, Trung tâm
Xúc tiến thương mại cần xây dựng trang web riêng của trung tâm, giới thiệu đến các
doanh nghiệp XKTS, trong đó cung cấp các trang web chính của Việt Nam và thế giới về
thị trường XNK TS, về cung cầu TS, nhu cầu thị hiếu của từng thị trường đối với từng
mặt hàng, cơ cấu mặt hàng NK của các nước, danh mục các nhà NKTS có uy tín, yêu cầu
về VSATTP TS của từng thị trường, các rào cản mới của sản phẩm TS, các cảnh báo của
các nước về VSATTP, dư lượng thuốc thú y TS cho phép, về môi sinh, môi trường, về
các luật cạnh tranh, luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá, luật bảo vệ người tiêu
dùng, luật bảo vệ thương hiệu, nhãn mác hàng hoá của từng nước để các doanh nghiệp
biết và để tránh các tranh chấp thương mại không đáng có do thiếu hiểu biết về luật quốc
tế.
Thứ hai, tỉnh cần có chính sách khuyến khích xây dựng thương hiệu, kể cả thương
hiệu của doanh nghiệp XKTS lẫn thương hiệu sản phẩm TS. Các chính sách cần thực
hiện là:
- Hỗ trợ chi phí xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm
- Hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản phẩm ở trong nước và thương hiệu ở nước
ngoài.
- Khuyến khích thành lập cơ quan tư vấn xây dựng, bảo vệ và phát triển thương
hiệu. Cơ quan này có nhiệm vụ tuyên truyền, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận
thức được vai trò của thương hiệu và phát triển thương hiệu, hỗ trợ về mặt chuyên môn
về xây dựng thương hiệu. Trước mắt, tỉnh thành lập phòng tư vấn phát triển thương hiệu
trực thuộc Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh thực hiện công tác này.
Thứ ba, cần có chính sách khuyến khích thành lập các hiệp hội sản xuất, chế biến,
XKTS. Trước mắt, các hiệp hội này cần có sự hỗ trợ của Nhà nước kể cả kinh phí hoạt
động và điều kiện hoạt động. Trong tương lai xa, tỉnh nên hỗ trợ các tổ chức này thành
lập các quỹ hỗ trợ đào tạo cán bộ kinh doanh có trình độ và hiểu biết về bảo vệ hàng
TSXK và đối phó với các rào cản thương mại của nước ngoài; quỹ hỗ trợ các doanh
nghiệp tham gia hội chợ tiễn lãm ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài; mở văn phòng
đại diện ở nước ngoài...; quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong khai thác,
NT, chế biến và XKTS, tạo ra sản phẩm có giá trị XK cao.
Các hiệp hội ở tỉnh cần phải có mối quan hệ tốt với các hiệp hội ở Trung ương như
VASEP, hiệp hội nghề cá Việt Nam, các hiệp hội nuôi tôm, nuôi cá... để các tổ chức này
hỗ trợ về mặt tài chính và nghiệp vụ, hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp.
3.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thực thi cơ chế chính
sách xuất khẩu thuỷ sản
Để khắc phục những hạn chế trong việc ban hành và triển khai các chính sách
XKTS đã được đề cập ở mục 2.2.2.5, trong thời gian tới một số biện pháp cần được áp
dụng:
Một là, đổi mới quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Phải trên cơ sở
thực tiễn công tác QLNN đối với XKTS để ban hành chính sách, sự thay đổi chính sách,
các văn bản QLNN phải hướng tới việc tạo thuận lợi hơn, tốt hơn và không gây thiệt hại
cho người sản xuất kinh doanh và XKTS. Đồng thời, các văn bản phải ngày càng phù
hợp hơn với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Không lấy tiêu chí để quản lý
dễ dàng hơn cho các cơ quan QLNN để xây dựng văn bản.
Hai là, đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính trong các cơ quan QLNN, cải
cách hệ thống thuế, hệ thống ngân hàng phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường
và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thực hiện chính sách XKTS cần phân
định rõ ràng trong hệ thống các cơ quan quản lý trên cơ sở xây dựng cơ chế phối hợp việc
ban hành, tổ chức triển khai và thực hiện chính sách một cách hiệu quả hơn, chặt chẽ
hơn. Chẳng hạn, hình thành các bộ phận theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực thi các
chính sách trong hệ thống các cơ quan QLNN.
Ba là, nâng cao năng lực cho các cơ quan QLNN, trong đó, đặc biệt chú trọng
nâng cao năng lực trong soạn thảo, ban hành và tổ chức thực thi chính sách XKTS.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, giáo dục ý thức
pháp luật cho các tầng lớp dân cư nói chung và cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh,
XKTS nói riêng. Để nâng cao hiệu quả của chính sách, ngoài việc nâng cao năng lực thiết
kế và thực thi chính sách, cần nâng cao nhận thức chính sách của các đối tượng thụ hưởng.
Giải pháp cho vấn đề này là:
- Xây dựng các chương trình, các hình thức phổ biến đường lối, chủ trương chính
sách cũng như nội dung phổ biến và các vấn đề liên quan đến chính sách XKTS phù hợp
với điều kiện của từng địa phương.
- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giáp sát và tư vấn của các cơ quan đối với
các đối tượng thụ hưởng chính sách.
- Quy định rõ các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt hành chính, mức
xử phạt đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi nhưng có vi phạm.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá chính sách, tiến hành sơ
kết, tổng kết đánh giá chính sách, đúc rút kinh nghiệm và có bổ sung, điều chỉnh chính
sách cho phù hợp với thực tiễn quản lý XNK TS.
3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất khẩu thủy sản
Đây là nội dung quan trọng trong QLNN về XKTS đòi hỏi UBND tỉnh cùng các
ngành hữu quan cần phải có sự quan tâm đúng mức. Các cơ quan QLNN cần phải đổi
mới nội dung kiểm tra, đổi mới hình thức kiểm tra, đổi mới cơ chế phối hợp trong công
tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra kể cả tiêu chuẩn xử phạt và khen
thưởng. Trong thời gian tới, tỉnh cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, phải công bố công khai, rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các quy
định của Nhà nước đối với XKTS, nhằm một mặt làm cơ sở pháp lý thực hiện thanh tra, kiểm
tra, xử lý các vụ vi phạm, mặt khác để mọi người dân biết, ủng hộ, giúp đỡ phát hiện vi phạm,
khai báo với cơ quan chức năng.
Hai là, kết hợp có hiệu quả các lực lượng thanh tra, kiểm tra như thanh tra Nhà
nước, thanh tra chuyên ngành ở các cấp, cũng như vai trò của từng cán bộ làm công tác
trên lĩnh vực này, nhằm phát huy tối đa hiệu quả cũng như hạn chế sự chồng chéo, tránh
tình trạng một đơn vị phải “đón tiếp” nhiều đoàn thanh tra trong cùng khoảng thời gian.
Ba là, qua kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì phải xử lý kịp thời,
nghiêm minh, đặc biệt là vi phạm về quy hoạch, về VSATTP, buôn bán, sử dụng thuốc
kháng sinh không đúng tiêu chuẩn, buôn bán cung cấp thức ăn NTTS dởm, giả, không
đạt tiêu chuẩn, vi phạm quy định của Nhà nước, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy
định về nhãn mác, thương hiệu hàng hoá...làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm uy tín
các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chống mọi biểu hiện nương nhẹ, nể
nang, xuê xoa hay bao che cho các hành vi vi phạm và người vi phạm dưới bất kỳ hình
thức nào. Ngoài ra, định kỳ hàng năm hoặc sau mỗi cuộc thanh tra cần tổ chức thông báo
rộng rãi (công khai hoá) kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm cho mọi người
dân biết vừa đảm bảo tính giáo dục và tính răn đe của pháp luật.
3.3.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ
sản
Bộ máy QLNN đối với XKTS phải đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Đồng thời phải có
sự phân cấp, phân nhiệm rõ giữa các cơ quan QLNN về XKTS của tỉnh, tránh tình trạng
chồng chéo và bỏ sót trong công tác QLNN.
Tỉnh cần rà soát, quy định rõ hơn chức năng của các Sở hữu quan trong QLNN đối
với XKTS. Chẳng hạn, đối với công tác kiểm tra VSATTP của các hàng hóa nói chung
thuộc chức năng của Sở Y tế, nhưng chức năng kiểm tra VSATTP TS lại thuộc Sở NN &
PTNT, do đó vừa chồng chéo, vừa bỏ sót. Hiện trạng này cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho công tác bảo đảm VSATTP TS ở thị trường nội địa chưa được
kiểm soát tốt ở cả khâu NT, đánh bắt, chế biến và đặc biệt là sản phẩm TS tiêu dùng nội
địa.
Tỉnh cần củng cố, hoàn thiện bộ máy thanh tra Nhà nước trên lĩnh vực XKTS, trên
cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoài kiến thức về pháp
luật, cần phải nắm rõ những vấn đề cơ bản về kỹ thuật, về kinh tế TS, hoạt động XKTS. Có
như vậy mới nâng cao hiệu quả thanh tra trong lĩnh vực này. Bởi vì, chức năng kiểm tra,
kiểm soát của các cơ quan chức năng đang là vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn. Chẳng
hạn, vấn đề chống buôn lậu thuộc chức năng của nhiều cơ quan QLNN: Quản lý thị trường,
Hải quan tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh...Do đó, cùng một hành vi vi phạm, mà rất nhiều cơ
quan tham gia xử lý. Mặt khác, ngay cả khi được phân công chức năng chống buôn lậu,
nhưng khi thực hiện lại không được toàn quyền xử lý. Ví dụ, khi lực lượng quản lý thị
trường chống buôn lậu trên các tuyến đường 1A, 8A..., muốn kiểm tra các phương tiện vận
tải có dấu hiệu buôn lậu, lại không được phép dừng xe của bất cứ đối tượng nào. Điều này
nhiều lúc làm cho tình trạng buôn lậu càng thêm rối ren. Do đó, cùng với việc quy định chức
năng kiểm tra kiểm soát, cần phải quy định rõ quyền được xử lý khi các đối tượng vi phạm
quy định về XKTS.
Tỉnh cần sớm có quy định về cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan QLNN về
XKTS ở Hà Tĩnh như Sở Công Thương, Sở NN & PTNT, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài
chính, Ngân hàng Nhà nước,...để các ngành các cấp triển khai công tác QLNN về XKTS
được đồng bộ, hiệu quả, tạo thuận lợi nhất cho XKTS (tất nhiên với chủ trì của UBND
tỉnh).
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa, công khai, minh bạch các thủ tục hành
chính, nhất là trong các lĩnh vực hải quan, tài chính, tín dụng, thuế, đăng ký thành lập
doanh nghiệp, đăng lý mã số XNK hàng hoá, kiểm định chất lượng TSXK...
Đẩy mạnh việc phân cấp QLNN đối với XKTS, đặc biệt trong việc phân cấp
kiểm tra và chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá TS. Hiện nay,
đối với hàng TSXK do NAFIQAD kiểm định, Sở NN & PTNN chỉ kiểm định đối với
TS tiêu dùng nội địa. Do đó, để giảm thời gian kiểm định, nên phân cấp cho Sở NN &
PTNN thực hiện chức năng này đối với những doanh nghiệp trong tỉnh. Đồng thời, tăng
cường miễn kiểm tra và giảm kiểm tra đối với các doanh nghiệp có truyền thống đạt
tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP.
3.3.7. Giải pháp về công tác cán bộ
Tỉnh cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy QLNN của
tỉnh, nhất là đội ngũ làm việc trên lĩnh vực QLNN về XKTS, bảo đảm cho đội ngũ này
thật sự có trình độ chuyên môn, năng lực công tác, am hiểu sâu về công tác QLNN về
XKTS, có kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời có phẩm chất chính trị tốt, đáp
ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển tỉnh trong tình hình mới.
Tỉnh cần tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác
QLNN về XKTS. Tỉnh nên có chính sách gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân
sách tỉnh, đặc biệt, chú trọng gửi cán bộ đi đào tạo tại các nước có trình độ phát triển tiên
tiến trên thế giới về lĩnh vực này; tỉnh nên có chính sách đủ mạnh để thu hút các chuyên
gia giỏi về làm việc tại Hà Tĩnh. Ngoài ra, tỉnh cần tranh thủ các chương trình quốc gia
về giáo dục đào tạo, về xoá đói giảm nghèo, các dự án đào tạo của nước ngoài để gửi cán
bộ đi đào tạo, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Bên cạnh đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm
trình độ nhận thức về chính trị cũng như phẩm chất của đội ngũ cán bộ; do vậy cần có kế
hoạch cử cán bộ cốt cán đi học các lớp cao cấp, trung cấp chính trị để nâng cao phẩm
chất đạo đức, thực hiện tốt chức năng của mình, khắc phục tiêu cực gây cản trở trong quá
trình QLNN về XKTS.
Ngoài ra, việc lựa chọn cán bộ, bố trí đúng người đúng việc cũng là một biện pháp
cần làm trong thời gian tới. Những cán bộ làm công tác QLNN và cán bộ tham mưu
chính sách, cần lựa chọn những người có trình độ, có đầu óc chiến lược, có khả năng
nghiên cứu, tổng hợp, thực sự hiểu biết sâu về lĩnh vực XKTS, có kinh nghiệm, có đủ
khả năng tham gia hoạch định chiến lược, chính sách cho ngành, có thể tham mưu tốt về
mặt chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô. Lựa chọn những người có khả năng bao quát,
năng động, quyết đoán để giữ các vị trí điều hành, thực hiện, giám sát thực hiện các chính
sách. Tránh lựa chọn, bố trí, sử dụng nhữnh người thiếu kiến thức, kinh nghiệm, nặng về
sự vụ hành chính quan liêu vào các vị trí nêu trên.
3.3.8. Các giải pháp khác
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên tất cả các lĩnh vực kể cả NT, đánh bắt và
XKTS. Hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ có một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên
lĩnh vực NT. Trên lĩnh vực đánh bắt, Nhà nước cần có chính sách cho liên doanh, liên kết
với nước ngoài thành lập các công ty khai thác đánh bắt xa bờ nhằm tranh thủ công nghệ
đánh bắt, công nghệ bảo quản, vốn, kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài.
Về XKTS, xây dựng danh mục các dự án chế biến XKTS kêu gọi đầu tư vào các khu
công nghiệp của tỉnh như khu công nghiệp Vũng áng, khu công nghiệp Nam Cẩm Xuyên,
Khu công nghiệp Nghi Xuân...
- Có chính sách hợp tác liên kết với tỉnh bạn trong việc đánh bắt, NT, XKTS nhằm
tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đồng thời hợp tác, liên kết trong XKTS, giảm tối đa tình
trạng tranh mua, tranh bán làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm TS của Việt Nam
trên thị trường thế giới.
- Liên kết người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu, đây là một trong những giải
pháp tạo nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo lợi ích cho các bên trước những biến
động của thị trường thế giới. Cần có chính sách củng cố mối liên kết giữa doanh nghiệp
chế biến và XK với các chủ thể NTTS và đánh bắt TS, các nậu vựa cung cấp TS. Chủ
trương củng cố mối liên kết này đã được đặt ra từ lâu, nhưng việc thực hiện còn hạn chế,
một trong những nguyên nhân này là thiếu sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Do đó, để thúc
đẩy quá trình này, cần thực hiện một số giải pháp:
Một là, đối với các DNNN chế biến TS có cổ phần chi phối, đề nghị UBND tỉnh
có chính sách cho người đánh bắt, NTTS mua chịu cổ phần trong các nhà máy này.
Hai là, cho người đánh bắt, NT vay vốn từ ngân hàng phát triển để mua cổ phần
trong các nhà máy chế biến XKTS.
Ba là, liên kết, hợp đồng với các nậu vựa, hoặc kêu gọi họ mua cổ phần ở các
doanh nghiệp này.
Thực hiện được 3 giải pháp nêu trên sẽ có sự gắn kết lợi ích giữa người sản xuất
nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu với nhà máy chế biến theo cơ chế đồng sở hữu, đảm
bảo việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến một cách ổn định cả về số lượng,
chất lượng, góp phần đẩy mạnh XK.
- Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ công tác XKTS
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư tới các cơ sở nhằm tích cực mở
các lớp miễn phí, hướng dẫn kỹ thuật đánh bắt, NTTS cho ngư dân.
Mở các lớp đào tạo cho các thuyền trưởng, thuyền viên nhằm cung cấp các kiến
thức đánh bắt cho họ nhằm kéo dài thời gian ra khơi, và đối phó với thiên tai, bão lụt...
Nâng cao chất lượng cán bộ kỹ thuật làm công tác giống để cung cấp giống có
chất lượng cao cho NTTS.
Đối với doanh nhân quản lý các doanh nghiệp cần đào tạo và đào tạo lại đội ngũ
này nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển theo hướng hội nhập, đặc biệt nâng cao kiến thức
về quản trị kinh doanh, marketing, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, kiến thức về đàm
phán ký kết hợp đồng quốc tế, kiến thức ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin, nâng
cao hiểu biết về luật quốc tế...
Quan tâm đến đào tạo nghề đối với cả NT, đánh bắt và chế biến TS nhằm đáp ứng
yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hội nhập.
Hiện nay ở Hà Tĩnh đã có 1 trường Đại học và một số trường trung cấp kỹ thuật,
cao đẳng nghề, song chưa có một trường nào đào tạo về kinh tế, kỹ thuật TS, do đó, sắp tới
các cơ sở này cần phải mở thêm các chuyên ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tại
chỗ, trước mắt cần liên kết với các trường đại học khác như Đại học Thuỷ sản Nha Trang,
Đại học Vinh để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế TS nói chung
và XKTS nói riêng của tỉnh.
- Khuyến khích thành lập các quỹ bảo hiểm rủi ro trong sản xuất, XKTS, quỹ rủi
ro do thiên tai, bão lụt. Đồng thời bắt buộc về việc mua bảo hiểm thân tàu để đảm bảo tài
sản cho vay của các ngân hàng và đảm bảo quyền lợi cho ngư dân trong trường hợp xẩy
ra rủi ro, mất mùa.
3.3.9. Một số kiến nghị
Để đảm bảo các giải pháp trên thực hiện có hiệu quả, chúng tôi xin kiến nghị như
sau:
- Đối với Chính phủ: tăng cường đàm phán song phương, đa phương nhằm đạt
được những ưu đãi về thuế quan, phi thuế quan, công nhận lẫn nhau giữa yêu cầu chất
lượng VSATTP TS, tăng số lô hàng miễn kiểm tra, kiểm dịch, nhằm đưa sản phẩm TS
đến người tiêu dùng nhanh, và đảm bảo tươi nguyên, chất lượng như yêu cầu của bên
NK.
- Đối với các Bộ Ngành Trung ương: tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình,
tham mưu đề xuất nhiều cơ chế chính sách điều hành XNK thông thoáng hơn nữa, đảm
bảo yêu cầu thực hiện chiến lược hướng về XK vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta. Cụ thể:
+ Đối với Bộ Công Thương, và Bộ NN & PTNT: theo dõi các cơ chế điều hành
XK để tiến hành điều chỉnh, sửa đổi linh hoạt trong từng giai đoạn. Các cơ chế điều hành
XNK đã mang tính ổn định, dài hạn hơn, song để tránh sự xơ cứng, không thích hợp với
tình hình thực tế biến động do thực thi chính sách và chiến lược XNK dài hạn, các cơ
quan chức trách QLNN về XNK một mặt nhất quán với mục tiêu định hướng dài hạn đã
đặt ra, mặt khác, phải năng động, nhạy bén với tình hình thực tế để kịp thời điều chỉnh,
bổ sung cơ chế điều hành XNK theo từng quý, từng năm khi tình hình biến động; Bộ
Công Thương sớm nghiên cứu và trình Chính phủ Đề án tổ chức và triển khai hình thức
bảo hiểm xuất khẩu phù hợp với điều kiện Việt Nam. Vì hiện nay, ở nước ta hình thức
bảo hiểm XK chưa được áp dụng, trong khi thực tiễn kinh doanh XK nói chung và XKTS
nói riêng đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm XK để hỗ trợ các
chủ thể tham gia XK, khuyến khích và đẩy mạnh XK là cần thiết và phù hợp với các quy
định của WTO.
Hơn nữa, khi nước ta đã là thành viên của WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp sẽ
dần bị thu hẹp và bãi bỏ như thưởng XK, thưởng thành tích XK. Cần nghiên cứu sử dụng
nguồn vốn này bổ sung thêm để thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư: nghiên cứu cải tạo giống;
đổi mới chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hoá XK; đào tạo nâng
cao tay nghề cho người lao động sản xuất hàng XK.
Bộ Công Thương, Bộ NN & PTNT tăng cường công tác theo dõi, quản lý, kiểm
tra giám sát việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt.
Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh và xây dựng mới các quy hoạch cho giai đoạn tiếp
theo. Cụ thể, ngay từ bây giờ Bộ Công Thương xây dựng Chiến lược XK hàng hoá giai
đoạn 2010 - 2020, Đề án xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2010 đến 2015, vì Đề án xuất
khẩu giai đoạn 2006-2010 và Chiến lược XK hàng hoá giai đoạn 2000 - 2010 sắp kết
thúc. Bộ NN & PTNT xây dựng Chiến lược XKTS giai đoạn 2010-2020, trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Các chiến lược, đề án nêu trên sẽ là cở sở để các địa phương, trong
đó có Hà Tĩnh xây dựng các chiến lược XK, đề án XKTS.... Bộ Công Thương sớm xây
dựng đề án Cơ chế cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
đối với các mặt hàng XK có kim ngạch và thị trường XK lớn nhằm hạn chế tối đa rủi ro
bị áp dụng các biện pháp đối kháng hoặc bị khiếu kiện đa phương ở các thị trường này.
Bộ NN & PTNT xây dựng quỹ phòng chống dịch bệnh, quỹ phòng chống thiên tai
đối với NT và khai thác TS, tránh rủi ro cho người đánh bắt, NT, tạo nguồn nguyên liệu
ổn định cho chế biến XK.
+ Đối với các Bộ ngành khác: như Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước xây dựng các
chính sách vĩ mô như chi tiêu Chính phủ, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ,... phù
hợp hơn với điều kiện của Việt Nam và với các cam kết quốc tế song phương và đa
phương mà Việt Nam đã ký. Cụ thể các chính sách này cần hoàn thiện theo hướng sau
đâu:
Một là, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp và ổn định trong nhiều năm, trước hết
là thuế XNK, thuế VAT; xây dựng quy chế miễn, giảm thuế, tính giá trị thuế phải nộp
bằng phương pháp tính theo giá trên hợp đồng thương mại; tăng cường đấu tranh chống
buôn lậu, trốn thuế.
Hai là, hoàn thiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với sản xuất hàng XK và phát
triển thị trường XK. Chú trọng việc cho vay vốn và ưu đãi lãi suất đối với đầu tư đổi mới
công nghệ sản xuất hàng XK; phát triển xúc tiến XK (như xây dựng Trung tâm thương
mại ở nước ngoài, tổ chức tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài ... ).
Ba là, phát triển và nới lỏng các điều kiện để các doanh nghiệp được tiếp cận các
hình thức tín dụng XK, bảo lãnh XK, bảo lãnh sau đầu tư... Phát triển hình thức tín dụng
XK trước khi giao hàng và tín dụng sau khi giao hàng; trong đó, cần chú trọng các hình
thức tín dụng trước khi giao hàng bởi các doanh nghiệp XK của Việt Nam hầu hết có quy
mô vừa và nhỏ, nguồn vốn rất hạn hẹp nên rất cần tín dụng trước khi giao hàng để mua
nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất đầu vào khác để có thể sản xuất và thu mua đủ
hàng theo đơn đặt hàng.
Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ trong các cơ quan QLNN về xuất khẩu, đặc
biệt tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hải quan, thông quan đối với hàng TS nhanh gọn,
đảm bảo yêu cầu XKTS và NK nguyên liệu cho chế biến XK, hoặc giống, thức ăn TS,
thuốc thú y TS... đúng yêu cầu của Quyết định 15 của Bộ Thủy sản.
- Đối với Cục Xúc tiến thương mại: để các chương trình xúc tiến thương mại
quốc gia hàng năm có hiệu quả, đề nghị Cục chú ý các mặt sau:
Một là, tăng cường hơn nữa việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, chuyên môn cho
các Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh để các trung tâm hoạt động có hiệu quả hơn.
Hai là, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn này.
Ba là, ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng xuất khẩu
nhưng khó khăn về tài chính để tự mình tổ chức các hoạt động xúc tiến XK.
Kết luận
Hà Tĩnh là một tỉnh có tiềm năng về phát triển kinh tế TS. Trong những năm qua,
XKTS đã góp phần không nhỏ trong phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần tăng kim
ngạch XK, giải quyết việc làm và tăng thu ngân sách. Đề tài: “Giải pháp quản lý Nhà
nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay”
nhằm đưa ra những giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động XKTS của Hà Tĩnh, góp phần
khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế về XKTS của địa phương, nhằm ổn định và phát triển
kinh tế TS nói riêng và kinh tế tỉnh nhà nói chung.
Với những nội dung nghiên cứu ở 3 chương, đề tài đã khái quát một số vấn đề lý
luận về QLNN đối với XKTS của Hà Tĩnh; phân tích đánh giá thực trạng hoạt động
XKTS và thực trạng QLNN đối với lĩnh vực XKTS Hà Tĩnh giai đoạn từ 2001-2008; đồng
thời đưa ra các giải pháp QLNN nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động XKTS trong thời gian
tiếp theo, đảm bảo cho hàng XKTS của Hà Tĩnh có thể tiến vững chắc trong quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế TS bền vững và đa dạng theo
hướng hiện đại.
Từ kết quả phân tích lý thuyết và thực tiễn đã trình bày trong ba chương nội dung,
có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1. Trên cơ sở phân tích các khái niệm quản lý, QLNN, QLNN về kinh tế, luận văn
đã đưa ra khái niệm QLNN đối với XKTS. QLNN đối với XKTS là những tác động của
cơ quan QLNN có chức năng, thẩm quyền nhất định tới các hoạt động XKTS, bằng các
công cụ, chính sách, phương pháp có tính chất Nhà nước, nhằm đạt được các mục tiêu
đã định trước. Khái niệm này được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của luận văn.
2. Vai trò của QLNN đối với XKTS và các nhân tố ảnh hưởng đến XKTS cũng được
phân tích nhằm có cách nhìn đầy đủ hơn vai trò của QLNN đối với XKTS trong nền KTTT
định hướng XHCN. Luận văn đã phân tích 7 vai trò của QLNN đối với XKTS, 4 nhân tố ảnh
hưởng đối với QLNN về XKTS.
3. Nội dung QLNN đối với XKTS của Hà Tĩnh được trình bày trên cơ sở phân tích
nội dung QLNN đối với XKTS của Nhà nước Trung ương. Cụ thể, luận văn đã phân tích 6
nội dung chủ yếu của QLNN đối với XKTS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đó là i) Xây dựng
chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển XKTS; ii) Xây dựng các chính sách hỗ
trợ xuất khẩu thuỷ sản (thuế, đất, vốn, công nghệ, xúc tiến thương mại…); iii) Tổ chức hệ
thống các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản;
iv) Tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh; v) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động XKTS; vi) Tổ chức bộ máy QLNN về XKTS.
4. Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với XKTS của một số tỉnh trong
nước, một số nước trên thế giới, luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm cho công tác
QLNN đối với XKTS của tỉnh Hà Tĩnh.
5. Từ việc phân tích thực trạng XKTS của tỉnh thời gian qua, cùng với việc phân tích
thực trạng công tác QLNN đối với XKTS, trong thời gian từ 2001-2008, luận văn đã tìm ra
các nguyên nhân thành công và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp
QLNN đối với XKTS cho thời gian tới.
6. Với những dự báo thị trường XKTS thế giới, xu hướng tiêu dùng cùng với quan
điểm, phương hướng và mục tiêu XKTS của Việt Nam, của tỉnh Hà Tĩnh đến 2015,
những giải pháp QLNN nhằm đẩy mạnh XKTS đã được đề xuất, nhằm khắc phục những
hạn chế trong QLNN đối với XKTS ở Hà Tĩnh.
7. Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan QLNN cấp trên như là
một giải pháp điều kiện để 8 nhóm giải pháp đưa ra được thực hiện có hiệu quả hơn.
*
* *
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hồ Ngọc Cẩn (2002), Tìm hiểu pháp luật thuế hiện hành đối với các thành phần kinh
tế và dân cư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2005), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
3. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2007), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
4. Lâm Minh Châu (2005), “Xuất khẩu thuỷ sản miền trung - Những lợi thế và giải pháp
phát triển”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (số 91), tr.16-18.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung
ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Độ (2002), “Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở Tiền Hải - Thái
Bình”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 60), tr.8-10.
8. Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Văn Tiền (2005), “Ngành Thuỷ sản Việt Nam: Thực
trạng và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu kinh
tế, (số 321), tr.36-44, (số 322), tr.29-35.
9. Trịnh Thị ái Hoa (2006), Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
10. Harold Koontz, Cyril O’donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của
quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
11. Thuận Nguyên (2008), “EPA Việt Nam - Nhật Bản: Cơ hội cho hàng thuỷ sản Việt
nam”, Nghiên cứu Hải quan, (số 11), tr.9-10.
12. D.W.Peace (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh (tháng 12/2006), Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy
hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 -
2010 và định hướng đến năm 2015.
14. Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh (tháng 11/2005), Báo cáo tổng hợp quy hoạch nuôi trồng thuỷ
sản nước ngọt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005- 2010.
15. Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh (2007), tóm tắt đề án xuất khẩi thuỷ sản đến 2010 và 2020.
16. Thu Trang (2005), “Xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc tăng mạnh”, Tạp chí thương
mại thuỷ sản, (5), tr.31-32.
17. Phạm Thị Tuệ (2004), Một số ý kiến hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
18. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể, phát triển
ngành thuỷ sản đến 2010 và định hướng đến 2020, số 10/2006/QĐ-TTg, ngày
11/1/2006.
19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (tháng 5/2008), Dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020.
20. Viện Quản lý kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình
khoa học quản lý (Hệ cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
21. Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương (2008), Dự báo thị trường thế giới
một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Đề tài khoa
học cấp bộ, Mã số: 07.08.RD.
22. Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương Mại (2005), Thị trường xuất nhập khẩu
thuỷ sản, Nxb Thống kê, Hà Nội.
23. Viện Quản lý kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình
quản lý kinh tế, (Hệ cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
24. Viện Nghiên cứu Thương Mại - Bộ Thương mại (2004), Các giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-2010, Đề
tài cấp Bộ, mã số: 1999-78-161.
25.Viện Nghiên cứu Thương Mại - Bộ Thương mại (2003), Các giải pháp phát triển dịch
vụ hỗ trợ xuất khẩu chủ yếu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Đề tài
cấp Bộ, mã số: 2002-78-010.
26. Viện Nghiên cứu Thương Mại - Bộ Thương mại (2004), Giải pháp nâng cao năng
lực của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài cấp Bộ, mã số: 2003-78-
015.
27. Viện Nghiên cứu Thương Mại - Bộ Thương mại (2003), Một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Viêt Nam
trong tiến trình hội nhập quốc tế, Đề tài cấp Bộ, mã số: 2001-78-022.
28. Lê Thị Anh Vân (2003), “Về các chính sách thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
trong thời gian tới”, Tạp chí kinh tế phát triển, (số 67), tr.17,18,24.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36. World Economic outlook, tháng 10/2008.
Phụ lục
Phụ lục 1
Thống kê số lượng tàu và cấp phép khai thác theo nghề, công suất tỉnh Hà Tĩnh đến hết ngày 31/12/2008
T
T
Nhóm nghề
Nhóm công suất (CV) Tổng
20=400
số tàu cấp phép số
tàu
cấp
ph
ép
số
tàu
cấp
ph
ép
số
tàu
cấp
ph
ép
số
tàu
cấp
ph
ép
số
tàu
cấp
ph
ép
số
tàu
cấp
ph
ép
số
tàu
cấp
ph
ép
A Tàu khai thác
1 Nghề lưới kéo
lưới kéo đôi 2 2 3 3 25 25 30 30
lưới kéo đơn 45 45 144 144 2 2 191 191
2 Nghề lưới rê
rê trôi tầng mặt 24 24 1 1 25 25
rê cước tầng mặt
100
0
100
0 1000 1000
rê trôi tầng đáy
rê 3 lớp 776 776 776 776
3 Nghề lưới vây
Vây ngày 7 7 17 17 24 24
Vây ánh sáng
Vây các cơm
Vây cá ngừ
4 Nghề câu
câu tay cá 570 570 570 570
câu tay mực ống 504 588 504 588
câu tay mực xà
câu vàng cá ngừ
câu vàng tầng đáy 263 263 11 11 274 274
5 Chụp mực
6 Các nghề khác
Pha xúc
Vó mành 35 35 45 45 5 5 85 85
Bẩy ghẹ 44 44 35 35 79 79
Bẩy mực nang
Đăng, đáy
Lặn
Te, xiệp 22 22 30 30 52 52
Nghề khác 30 30 100 200 130 230
B Tàu dịch vu và kiểm ngư 1 1
1 Tàu dịch vu thu mua hải sản
2 Tàu kiểm ngư
Tổng
303
3
311
7 658 758 19 19 2 2 3 3 25 25 1 3741 3924
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
119
Phụ lục 2
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 2001 - 2008
ĐVT: triệu USD
Thị trường 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
TT
bq
(%)
Tổng kim
ngạch
1.777
,5
2.022
,8
2.199
,6
2.400
,8
2.738
,7
3.358
,0
3.763
,7
4.510
,1 14,24
Mỹ 482,7 673,7 775,2 599,2 631,5 664,8 728,0 738,9 6,26
Nhật Bản 474,8 555,9 651,3 769,5 820,0 844,3 753,9 830,2 8,32
Hàn Quốc 110,0 116,6 128,0 142,1 162,1 210,8 275,0 301,8 15,48
Đức 20,9 13,0 21,4 43,5 66,4 104,1 146,8 206,4 38,70
Tây Ban
Nha 4,7 5,9 10,6 34,4 53,4 103,9 136,0 156,2 64,90
Hà Lan 16,2 11,3 11,8 19,7 40,9 100,7 130,7 140,8 36,20
Italia 0,2 18,9 27,4 32,1 65,4 95,0 126,4 158,3
159,4
6
Australia 24,7 32,0 54,8 80,9 96,2 126,3 122,9 133,6 27,27
Nga 0,3 1,7 4,9 10,9 33,3 128,8 118,7 216,4
156,0
4
Đài Loan 84,4 112,5 92,5 105,4 214,0 99,8 110,6 113,6 4,34
Thị trường
khác 558,6 481,3 421,7 563,1 555,5 879,5
1114,
7
1.513
,9 15,31
Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Phụ lục 3: Biểu đồ dự báo cơ cấu thị trường
120
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến 2015
N¨m 2008
Hµn
Quèc
7%
NhËt
B¶n
18%
Mü
16%
TT kh¸ c
51%
T©y Ban
Nha
3%
§øc
5%
N¨m 2015
T©y Ban
Nha
3%
§øc
3%
Hµn
Quèc
7%
TT kh¸c
41%
Mü
25%
NhËt
B¶n
21%
Nguồn: [10, tr 65].
N¨m 2010
Mü
22%
NhËt
B¶n
21%
Hµn
Quèc
8%
§ øc
3%
TT kh¸c
43%
T©y Ban
Nha
3%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.pdf