Luận văn Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ đọc - Hiểu văn bản ở trung học cơ sở tại quận 2 - TP Hồ Chí Minh

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về việc Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường THCS tại Quận 2 - Tp. Hồ Chí Minh chúng tôi đi đến một vài kết luận như sau: Thứ nhất: Hoạt động nhóm hay phương pháp dạy học hợp tác là một trong những phương pháp mà giáo dục hiện đại rất coi trọng. Đặt bên cạnh các phương pháp khác thì ngày nay các nhà giáo dục đã chú trọng vào nó nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học khi mà dạy học hiện đại xem người học là chủ thể, trung tâm của hoạt động học tập. Ở môn Ngữ văn nói chung và phần Đọc – hiểu văn bản nói riêng, hoạt động nhóm đã được phát huy tích cực để nâng cao kết quả học tập cho người học cả về tri thức lẫn kĩ năng. Hoạt động nhóm không chỉ được vận dụng ở một cấp học mà được vận dụng ở tất cả các cấp học, điều đó nói lên vai trò và giá trị của bản thân phương pháp, hình thức tổ chức dạy học này trong hệ thống các phương pháp dạy học

pdf117 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ đọc - Hiểu văn bản ở trung học cơ sở tại quận 2 - TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh ghi bài (Giáo viên dứt điểm từng câu hỏi một cho đến hết giờ) Khi dạy văn bản nhật dụng, giáo viên cần chú ý tránh sa vào tình trạng khai thác kĩ lưỡng văn bản mà giảm đi tính chất thực tiễn, gần gũi và cập nhật của văn bản nhật dụng. Giáo viên cần hướng học sinh biết liên hệ những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế hằng ngày. Như vậy ta thấy mục đích của việc học văn bản nhật dụng chủ yếu là giúp cho học sinh dễ dàng hoà nhập với đời sống thực tế xã hội ngày nay. Chính vì thế giáo viên khi dạy lớp cần phải tạo ra giờ học thoải mái, sinh động, không gây cảm giác gò ép hay ức chế học sinh. Có như thế thì tiết học mới thu hút, kích thích sự hào hứng, gây hứng thú cho học sinh thêm yêu thích học giờ văn. Loạt văn bản nhật dụng này cơ bản cũng được xây dựng một cách rõ ràng, mạch lạc xoay quanh một luận điểm khái quát bằng những luận điểm nhỏ. Người dạy cũng sẽ đưa ra những câu hỏi thảo luận dạng: Văn bản bàn về vấn đề gì? Luận điểm chung của văn bản là gì? Luận điểm được phát triển qua các luận điểm nào? Hãy tìm hiểu các luận điểm tác giả đã sử dụng? Hãy nhận xét về trình tự lập luận? Cách lập luận của đoạn vì sao gây ấn tượng mạnh? Nghệ thuật lập luận như thế nào? Từ những câu hỏi thảo luận như thế sẽ gợi được sự tìm tòi, hứng thú trong học tập của học sinh. Tạo được kỹ năng xây dựng một văn bản nhật dụng về một vấn đề xã hội. Kết luận chƣơng 2 Trong chương 2 của đề tài Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản ở lớp 9 chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề chính là các yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức nhóm và quy trình của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản. Các nguyên tắc, yêu cầu là định hướng giúp người dạy và người học xác 74 định các yêu cầu để thu được kết quả hoạt động nhóm cao nhất. Chúng duy trì cho việc tổ chức hoạt động nhóm trong giờ Đọc – hiểu văn bản thành công. Và nguyên tắc cho việc sử dụng các nguyên tắc, yêu cầu này là kỹ năng ứng biến linh hoạt của giáo viên. Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọc – hiểu thành công và mang lại hiệu quả thì người dạy và người học phải nắm vững nguyên tắc, quy trình và phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, đồng thời phải biết kết hợp với các phương pháp dạy học khác và vận dụng nguyên tắc một cách linh hoạt. 75 Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Ở chương này chúng tôi tiến hành thiết kế một số bài soạn Đọc – hiểu về thơ, truyện, kịch, tác phẩm nghị luận. Trong bài soạn chúng tôi thiết kế hoạt động nhóm cho người học. Đồng thời các bài thiết kế được đưa vào dạy thử nghiệm để thăm dò về tính khả thi cũng như hiệu quả thực sự của việc Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản ở lớp 9 tại trường THCS Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM 3.1. Mục đích, yêu cầu của hoạt động thực nghiệm Thực nghiệm dạy học nhằm: - Kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của việc tổ chức hoạt động nhóm trong giờ đọc - hiểu văn bản ở học sinh lớp 9 - Rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh những nghiên cứu lí thuyết về tổ chức hoạt động nhóm trong giờ đọc - hiểu văn bản ở học sinh lớp 9 3.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm Chúng tôi chọn thực nghiệm tại trường THCS Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM. Đây là trường tôi trực tiếp tham gia giảng dạy nên hiểu được tình hình, mặt bằng chung của học sinh và có điều kiện để tiến hành thực nghiệm. Hơn nữa, đây còn là một trường có phong trào đổi mới về phương pháp dạy học diễn ra khá mạnh. Mặt bằng chung của học sinh trong trường tương đối đồng đều. Đội ngũ giáo viên văn nhiệt tình, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ. Tất cả những điều đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiến hành thực nghiệm hiệu quả của đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 3.3. Nội dung thực nghiệm Sau khi xin ý kiến của lãnh đạo trường và tổ chuyên môn về kế hoạch tiến hành thực nghiệm, chúng tôi triển khai kế hoạch như dự kiến. Chọn ra hai 76 lớp, trong đó lớp thực nghiệm dạy theo phương pháp mới, còn lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống. Chúng tôi chọn bốn lớp thuộc khối lớp 9, có trình độ chênh lệch chút ít là lớp 9/1, 9/2, 9/3, 9/4. Lớp 9/1 và 9/2 là lớp chọn nên học sinh có tư duy tốt và nắm bắt kiến thức sẽ rất nhanh. Lớp 9/3, 9/4 có tỉ lệ học sinh khá giỏi ít hơn nên việc tiếp thu và nắm kiến thức sẽ chậm hơn lớp 9/1, 9/2. Vì thế chúng tôi chọn lớp 9/3, 9/4 là lớp thực nghiệm sử dụng phương pháp mới – tổ chức nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản. Lớp 9/1, 9/2 là lớp đối chứng. Bài dạy thực nghiệm, chúng tôi chọn ba văn bản thuộc ba thể loại khác nhau, mảng truyện chúng tôi chúng tôi chọn văn bản Chuyện người người con gái Nam Xương và Làng, văn bản thơ chúng tôi chọn Bài thơ về Tiểu đội xe không kính để tiến hành thực nghiệm. Tất cả các giờ học ở lớp thực nghiệm đều được quan sát, ghi chép về tiến trình dạy học. Sau các tiết học, chúng tôi tổ chức cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm làm cùng một bài tập vận dụng. Ngoài ra, sau các tiết học với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn, chúng tôi trao đổi và rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp về các vấn đề như: Phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hệ thống câu hỏi tổ chức nhóm Kết quả thực nghiệm được rút ra từ sự so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về kết quả bài làm của các học sinh. Bên cạnh đó là các ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp, ý kiến thăm dò từ việc trao đổi, phỏng vấn một số học sinh. 3.4. Thiết kế Giáo án thực nghiệm 3.4.1. Hoạt động nhóm trong bài đọc – hiểu về văn bản thơ Chương trình ngữ văn 9, với số lượng 11 tác phẩm trong nước, 1 tác phẩm nước ngoài cả học và đọc thêm. Đối với các em học sinh việc tiếp cận và cảm nhận một tác phẩm thơ là hoạt động rất khó khăn bởi vì việc tiếp cận thơ không đơn giản là bài học thuộc lòng mà các em phải tìm thấy được vẻ 77 đẹp của ngôn từ và ý nghĩa văn chương lấp lánh sau mỗi tác phẩm. Việc khai thác kiến thức, việc hướng dẫn các em học bài ở trên lớp là cả một nghệ thuật dạy học của người thầy. Trong phần này chúng tôi chọn văn bản Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật làm giáo án thực nghiệm 3.4.2. Hoạt động nhóm trong bài đọc – hiểu văn bản truyện Chương trình Ngữ văn lớp 9 truyện được chia thành ba mảng: truyện trung đại, truyện hiện đại sau 1945 và truyện nước ngoài. Chúng tôi soạn ba giáo án để dạy thực nghiệm cho ba mảng trên. Văn học trung đại với những đặc điểm của nó (Lấy văn học dân gian làm nền tảng; Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ nền văn học Trung Hoa, Ấn độ và các nước lân cận...) Các tác phẩm này đều có đặc điểm chung của văn học trung đại : viết bằng chữ Hán, mang tư duy và cách viết của văn học thời phong kiến như câu văn đối xứng, nhịp nhàng, dùng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, viết theo lối chương hồi Tuy vậy, ở những ngòi bút tiêu biểu này, tính nghệ thuật của tác phẩm đã đạt đến một trình độ đáng kể về các mặt cốt truyện, kịch tính, cách chọn lọc chi tiết có ý nghĩa và đặc biệt là việc khắc hoạ tính cách nhân vật. Trong phần này, chúng tôi xin trình bày một giáo án thực nghiệm về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Với những hoạt động tổ chức nhóm xen lẫn trong tiết học, phần nào giúp học sinh học tập và tiếp thu các kiến thức hứng thú và sâu sắc hơn. Truyện ngắn hiện đại trong CT Ngữ văn 9 đều là truyện ngắn của những cây bút có phong cách riêng với những sáng tạo nghệ thuật đa đạng và phong phú, có thể cung cấp cho (HS) nhiều tri thức về thể loại truyện ngắn hiện đại. Chúng tôi chọn văn bản Làng - Kim Lân làm giáo án thực nghiệm. 78 Giáo án 1 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH PHẠM TIẾN DUẬT I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng người lái xe Truờng Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. -Thấy được nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ, của bài thơ. -Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV: Thiết kế bài giảng,tình huống thảo luận nhóm 2.HS: Soạn bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:  Đọc 1 khổ thơ đầu hoặc 02 khổ cuối bài “Đồng chí”  Tình đồng chí của người lính trong thời kỳ chống Pháp được hình thành như thế nào? 3. Bài mới: Viết về Trường Sơn và những người lính Trường Sơn là những đề tài trong dòng văn học thời chống Mỹ cứu nước. Cùng đồng hành với nhà thơ TỐ HỮU trong suốt chặng đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” còn có biết bao nhà văn, nhà thơ Đặc biệt là PHẠM TIẾN DUẬT. Nhà thơ trẻ nổi tiếng với những bài thơ viết về Trường Sơn, tiêu biểu là bài “Bài Thơ Về tiểu Đội Xe Không Kính” IV/ TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY: 79 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Đọc & tìm hiểu chú thích. - Đọc đọc tự nhiên sôi nổi tự hào ?Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật? 1/ Tựa đề bài thơ có ý nghĩa gì? có gì độc đáo? Có thể đặt tựa đề (những chiếc xe không kính” mà bỏ đi từ bài thơ được không? vì sao? - HS đọc theo hướng dẫn GV - HS đọc chú dẫn & bổ sung ý - HS nhận xét từ ngữ + đề tài - HS nhận xét lần lượt từng nội dung I . Đọc & tìm hiểu chú thích: 1.Tác giả: - Nhà thơ tiêu biểu thời chống Mỹ. - Giọng thơ sôi nổi, tinh nghịch. - “Những chiếc xe không kính”  hiện thực chiến tranh. - “Bài thơ “chất thơ của hiện thực HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chung -Mục tiêu: - Giúp HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục -Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình -Thời gian: 15 phút Chia lớp thành 5 nhóm giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm là một câu hỏi (thảo luận 10 phút) 2/ Hình ảnh nào của chiếc xe không có kính làm em thích nhất? Vì sao? * Chuyển Ý: ? Theo em vì sao tác - Như câu văn xuôi với điệp tư ”không” - HS lần lượt phát hiện chi tiết trong bài thơ II. Đọc - hiểu bài thơ 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính - “không có kính” - Bom giật, bom rung 80 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt giả có thể miêu tả chân thật những chiếc xe không kính? - Tác giả đã từng người lính lái xe ỏ Trường Sơn từng trực tiếp đương đầu với bom đạn chiến tranh từ hình ảnh những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe như thế nào? - HS nhận xét dựa theo chú dẫn tác giả -HS đọc câu thơ khái quát tư thế lính -HS trả lời theo bài thơ kính vỡ đi rồi  nguyên nhân - “không có kính” - “không có mui xe”  sự tàn phá khồc liệt của chiến tranh * HĐ 3: Hình ảnh người chiến sĩ lái xe - Tuy lái những chiếc xe biến dạng vì bom đạn giặc Mỹ nhưng tư thế của người lính được miêu tả như thế nào? - Không phải chỉ đương đầu với bom đạn, mà người lính còn phải đối mặt với những chiếc xe - HS nhận xét từ ngữ ”ừ thì ” trước những gian khổ -HS nêu được chi tiết “chung bát đũa” 2.Hình ảnh những chiến sĩ lái xe - “ung dung” - nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng  ung dung đương đầu vơí gian khổ - “Bụi phun tóc trắng” - “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” 81 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt không kính bị tàn phá nặng nề. ?Thái độ của họ như thế nào trước những gian khổ ấy. ?Tuy nhà thơ không đề cập đến tình đồng đội đồng chí nhưng người đọc vẫn cảm nhận được rất cụ thể tình cảm thiêng liêng ấy. 3/ Theo em điều gì đã làm nên sức mạnh & ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam của người lính? Hãy đọc & phân tích hai câu thơ cuối cùng của bài thơ? 4/ Bài thơ đã thể hiện 1 phong cách sáng tác riêng rất độc đáo của Phạm Tiến Duật. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao? - HS lần lượt phát biểu, bổ sung * Câu hỏi thảo luận: - HS nêu suy nghĩ để hệ thống phần ghi nhớ  thiên nhiên khắc nhiệt ở Trường Sơn. - “ừ thì ừ thì ”  ngang tàng, bất chấp gian khổ - “cười ha ha ” - “ bắt tay qua ”  tình đồng chí ruột thịt -“chỉ cần một trái tim “ ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam - Hình ảnh thật -Giọng thơ ngang tàng, nghịch ngợm - Điệu thơ gần như với lời nói  phong cách thơ  phong cách người lính trẻ. 82 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HĐ 4: Củng cố 5/ Hãy so sánh hình ảnh người lính trong bài Đồng Chí và hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn, hãy nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời chống Pháp, Mỹ? Cho HS đọc và ghi nhớ III.Ghi Nhớ: SGK/133 IV.Luyện Tập: HĐ 5: Luyện Tập: Đọc diễn cảm bài thơ - Làm bài tập 2 trang 140 (về nhà) Giáo án 2 CHUYỆN NGƢỜI CON GÁI NAM XƢƠNG NGUYỄN DỮ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì - Hiện thực về số phận của người phụ nữ VN dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. -Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện -Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương 2.Kĩ năng -Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. -Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. -Kể lại được truyện. 3/ Thái độ 83 - Trân trọng người phụ nữ trong xã hội II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV: Thiết kế bài giảng, truyện dân gian Vợ chàng Trương, thể loại truyền kì 2. HS: Soạn bài, tóm tắt được truyện III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI Theo quan niệm thông thường, con người có nhan sắc, phẩm hạnh thì dễ dàng đạt được hạnh phúc, nhưng thực ra trong đời có những con người “tư dung tốt đẹp”, phẩm hạnh tuyệt vời lại gặp những đau khổ, oan khuất, trái ngang. Ta sẽ thấy điều này qua Chuyện người con gái Nam Xương sẽ học hôm nay. -Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng, chú ý cho học sinh -Phương pháp: Thuyết trình -Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chung -Mục tiêu: - Giúp HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục -Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình -Thời gian: 5 phút Em hãy nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm? Em hiểu thế nào về thể truyền kì? HS dựa vào chú thích để nêu. HS trả lời dựa theo chú thích SGK -Chuyện NCGNX là thiên thứ XVI trong 20 truyện của “ TKML” được tái tạo tren cơ sở truyện cổ 84 GV chốt: Truyền kì là loại văn xuôi tự sự được viết bằng chữ Hán có nguồn gốc từ TQ. Các nhà văn VN tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuộc sống con người của đất nước mình. Truyện xây dựng trên cốt truyện dân gian hoặc giả sử nhưng mạch chính là truyện trần thế. Gọi HS trình bày các chú thích còn lại. HS nghe tích “Vợ chàng Trương”. HOẠT ĐỘNG 3: HĐ ®äc - hiÓu v¨n b¶n. +Mục tiêu:HS nắm đƣợc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản +Phƣơng pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm +Thời gian: 30 phút Giáo viên chia 4 nhóm nhỏ cho mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi (Hết tiết 1 thảo luận 4 câu hỏi đầu, sang tiết 2 tiếp tục giải quết 4 câu hỏi còn lại) GVHD cách đọc. Gọi HS đọc văn bản. GV nhận xét cách đọc. Gọi HS tóm tắt truyện. HS nghe HS đọc HS tóm tắt ngắn gọn nhưng đầy đủ nhân vật và sự việc chính - số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan II/ Đọc-hiểu văn bản 1/ Tính cách của Vũ Nương: 85 1/ Theo em, truyện có thể chia làm mấy phần? Xác định và nêu ý chính mỗi phần? Hãy khái quát ý nghĩa truyện? 2/ Theo em nhân vật chính của truyện là ai? Nhân vật VN được giới thiệu như thế nào ở phần đầu của truyện? GV chuyển ý: Tcách của VN được tác giả xây dựng trong những tình huống sắc,đức hạnh sống dưới chế độ pk chịu nhiều oan khốc. - ước mơ của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền bù dù chỉ là một thế giới huyền bí. -Chia làm 3 phần: +Từ đầuđược mình: Cuộc hôn nhân giữa VN và TS, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của VNương. +Tiếpqua rồi: Nỗi oan khốc và cái chết của VNương. +Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa PL và VN. VNương được giải oan. -Nhân vật Vũ Nương. Là người phụ nữ nết na, tư dung tốt đẹp -HS thảo luận nhóm trả lời. -Trong cuộc sống vợ chồng: luôn giữ gìn khuôn phép, không để bất hòa xảy ra. -Khi tiễn chồng: lời nói ân tình, đằm thắm làm xúc động lòng người. -Khi chồng đi lính: thủy chung, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ chồng hết mực, lo ma chay tử tế. -Khi bị chồng nghi 86 khác nhau. 3/ Hãy làm sáng tỏ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua nhân vật Vũ Nương với mối quan hệ gia đình? GV bình về mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu trong xã hội phong kiến. Khi bị nghi oan, VN đã thanh minh với chồng ntn? 1 HS đọc -Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức .chẳng phụ mẹ HS tìm và ghi vào bảng phụ 3 lời thoại. HS thảo luận nhóm và trả lời. Lời 1: hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Lời 2: thể hiện nỗi đau oan: +Tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình. +Đau đớn, thất vọng. +Tuyệt vọng, buông xuôi, tìm đến cái chết để giải oan. VNương là một phụ nữ hiền thục, nết na, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. 87 4/ Hành động trầm mình của VN trong truyện này có gì khác so với truyện cổ tích? Gv chốt lại: Tác giả đã có sự sáng tạo trong nghệ thuật đặt nhân vật trong hoàn cảnh khác nhau để thể hiện tính cách rõ rệt. Còn truyện cổ tích thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động của nhân vật. 5/ Theo em những nguyên nhân nào gây nên nỗi oan khuất cho VN? Từ đó em đớn, thất vọng khi không thể minh oan. Lời 3:thất vọng, buông xuôi, tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng trong sạch. -Trong truyền kì nhân vật có sự chỉ đạo của lí trí (tắm gội chay sạch lời nguyền cầu) -Truyện cổ tích: nhân vật hành động bộc phát (chạy một mạch đến bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước). HS thảo luận và trả lời: Có thể có rất nhiều nguyên nhân: +XH không bình đẳng: trọng nam khinh nữ. +Tsinh đa nghi, hay ghen. 2/ Oan khuất và cái chết của Vũ Nƣơng: a/ Nguyên nhân: -XH bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa giàu và nghèo. -Tính cách đa nghi và cách xử sự hồ đồ, độc đoán của Tsinh -Lời nói ngây thơ của con như đổ thêm dầu vào lửa trong cái tính đa nghi của Tsinh. b/ ý nghĩa: -Là lời tố cáo xã hội pk đương thời. -Là nỗi niềm thương xót đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. 3/ Cuộc gặp gỡ giữa 88 cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ trong xhpk? ý nghĩa về cái chết của Vũ Nương? 6/ Theo em truyện có thể kết thúc ở đâu? So với truyện cổ tích vợ chàng Trương, phần kết trong truyện này có gì khác? 7/ Tại sao kết thúc truyện Nguyễn Dữ không để cho Vũ Nương trở về trần gian mà chỉ hiện về trong chốc lát? 8/ Qua hai câu thơ cuối +Tình huống bất ngờ: lời con trẻ. +Cách cư xử hồ đồ và độc đoán của Tsinh. HS thảo luận nhóm và trả lời Kết thúc ở đoạn: trót đã qua rồi So với truyện cổ thì truyện có nhiều yếu tố kì ảo. -Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, Plang lạc vào động rùa rồi gặp VN. VN không chết mà được linh phi cứu sống. VN hiện ra sau khi Tsinh lập đàn giải oan. -Thể hiện rõ tính chất của thể truyền kì. Làm hoàn chỉnh thêm tính cách của VN, tạo nên kết thúc có hậu. -Các yếu tố kì ảo dược đưa xen kẻ với những yếu tố thực về địa danh VN và Plang.VNƣơng đƣợc giải oan: -Có nhiều chi tiết kì ảo lung linh. -Các yếu tố kì ảo đan xen với yếu tố thực -Các chi tiết kì ảo làm rõ tính chất của thể truyền kì, hoàn chỉnh tính cách cao đẹp của VN và tạo nên kết thúc có hậu. 4/ Nghệ thuật xây dựng truyện: -Khai thác vốn văn học dân gian -Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì - Sáng tạo nên một kết thúc không sáo mòn 89 của bài thơ của Lê Thánh Tông - người xưa trách chàng Trương, theo em Chàng Trương đáng trách hay đáng thương? với thời điểm lịch sử, với những chi tiết về trang phục của mỹ nhân, về tình cảnh nhà VN. -Làm cho thế giới kì ảo lung linh, trở nên gần gũi với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng. HS thảo luận nhóm trả lời. HS suy nghĩ, bàn luận và đưa ra nhận xét. HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết +Mục tiêu:Tổng kết lại kiến thức nội dung và nghệ thuật +Phƣơng pháp: Vấn đáp +Thời gian: 5 phút Em cảm nhận được điều gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện? Qua câu chuyện Nguyễn Dữ muốn nói lên điều gì? HS dựa vào ghi chú trả lời III/Tổng kết: 1/ Nội dung: 2/ Nghệ thuật:Ghi nhớ SGK 3/ Ý nghĩa văn bản: Truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ 90 VN HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ +Mục tiêu:Khắc sâu lại kiến thức +Thời gian:2 phút Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK HS đọc HOẠT ĐỘNG 6: HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI +Mục tiêu: Dặn dò HS những điều cần làm ở nhà +Phƣơng pháp: Thuyết trình +Thời gian:1 phút -Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục -Nhớ được một số từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản -Làm phần luyện tập -Soạn bài mới: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Giáo án 3 LÀNG KIM LÂN I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai. Đây cũng là biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân. - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật. II . CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV - Giáo án - Anh, tư liệu về Kim lân 91 - Sách giáo khoa, sách tham khảo 2. HS - Soạn bài III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động và giới thiệu bài Tình yêu quê hương đất nước là đề tài quen thuộc của các nhà thơ, nhà văn. Kim Lân cũng có một tác phẩm hay thuộc đề tài này. Đó là truyện ngắn “Làng” Hãy đọc những câu thơ, ca dao ca ngợi tình yêu quê hương đất nước? VD1: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương (ca dao) VD2: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nữa ngày sông (Tế Hanh) Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chung -Mục tiêu: - Giúp HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục -Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình -Thời gian: 5 phút - Gọi hs đọc chú thích - Dựa vào chú thích hãy tóm tắt những nét chính về Kim Lân Nhấn mạnh 2 đặc điểm trong con người và sáng tác của Kim Lân + Sở trường truyện ngắn - Đọc chú thích (Sgk /171,172) - Tóm tắt ý chính I / Đọc –tìm hiểu chú thích (Sgk / 171,172) - Đọc – Tìm hiểu chú thích - Tìm hiểu tác giả tác – tác phẩm Là nhà văn am hiểu nông thôn và người 92 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt + Am hiểu gắn bó với nông thôn và nông dân - Làng, Vợ nhặt được coi là xuất sắc nhất. nông dân. “Làng”được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1948 Làng chợ Dầu là hình ảnh làng Phù Lưu của t/g. HOẠT ĐỘNG 3: HD Đọc - hiểu văn bản. +Mục tiêu:HS nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản +Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận +Thời gian:30 phút - Đọc mẫu-hướng dẫn đọc - Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nêu nội dung? + Từ đầu này chưa: Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc làm Việt gian + Phần còn lại:Tình yêu làng gắn với tinh thần yêu nước 1/ Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn? Đọc văn bản Thảo luận Phát hiện bố cục Ông Hai có thói quen thường lên phòng thông tin để nghe lóm người ta đọc báo, khi nghe tin tức kháng chiến II / Đọc - tìm hiểu văn bản - Bố cục truyện ngắn Đoạn trích nêu lên diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Qua đó bộc lộ tình yêu làng gắn với tinh thần yêu nước. - Phân tích truyện ngắn 1. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc - Cổ nghẹn ắng hẳn lại, 93 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 2/ Tình huống nào đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông hai? + Từ những người tản cư dưới xuôi lên - Diễn biến tâm trạng của Ông Hai + Hụt hẫng, cúi gằm mặt, sợ lời bàn tán, tủi thân vật vã, chửi bọn Việt gian. 3/ Thuật lại tâm trạng, hành động của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc? - Nhận xét về cách miêu tả của tác giả? + Miêu tả cụ thể sự dằn vặt trong tâm trạng 4/ Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con nhỏ? Việc đó có ý nghĩa gì? + Tâm sự giãi bày nỗi “Ruột gan ông lão cứ múa lên vui quá” Đến khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn đi” Ông chửi cái bọn Việt gian bán nước “ Cha mẹmột nhát” Nỗi ám ảnh nặng nề “Trằn trọc bên ngoài” Ông nói như để giãi bày nỗi lòng mình, như để cụ Hồ hiểu cho nỗi lòng của bố con ông “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông” Ông Hai còn khẳng định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù” Tình cảm sâu nặng bền vững và thiêng liêng. “chết thì chết có bao giờ da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được. - cúi gằm mặt đi. - Nằm vật ra gường. - Nước mắt tràn ra. - Suốt mấy ngày liền không dám đi đâu. -> Diễn tả nỗi ám ảnh nặng nề. - Hành động: Vờ đứng lãng ra chổ khác Cúi gằm mặt xuống mà đi, nằm vật ra gường, trằn trọc không sao ngủ được - Độc thoại nội tâm: Nhưng sao lại nẩy ra cái tinấy! - Đối thoại: 94 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt lòng: Đó là tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu và tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ ->Đây là đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa và bền chặt, chân thành của ông Hai- một người nông dân-với quê hương đất nước với cách mạng và kháng chiến. 6/ Qua những tình huống, tâm lý, ngôn ngữ của nhân vật hãy làm sáng tỏ nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân + Để thử thách tình yêu làng của ông Hai + Hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại 7/ Diễn biến tâm lí nhân dám đơn sai” Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống làng chợ Dầu làm Việt gian để thử thách tình yêu làng của ông Hai.Đồng thời bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Chúng bâynhục nhã thế này Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. - Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ: Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả Ra láo!Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! 2. Tình yêu làng và tinh thần yêu nƣớc. - Trút nỗi lòng vào lời tâm sự với con trai. -> Tình yêu sâu nặng với làng, tấm lòng thủy chung với cách mạng. 3. Nghệ thuật. - Xây dựng tâm lí nhân vật một cách bình dị mà 95 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt vật có phù hợp không? + Phù hợp gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh day dứt. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ - Điểm nổi bật trong ngôn ngữ của tác phẩm? + tính chất khẩu ngữ, + dân dã của người nông  cá tính của nhân vật nên rất sinh động. Thảo luận nhóm – Trình bày ý kiến Thảo luận nhóm Hs trả lời – Tìm dẩn chứng minh họa. sâu sắc, ngôn ngữ dân dã, nghệ thuật tạo tình huống độc đáo. HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết +Mục tiêu:T.kết lại kiến thứcND và NT +Phƣơng pháp: Vấn đáp +Thời gian:5 phút - Nêu chủ đề của truyện ngắn? + Tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. - Giá trị nghệ thuật, nội dung đặc sắc của truyện ngắn? Học sinh trả lời Học sinh suy nghĩ khái quát ý III / Ghi nhớ Kể tóm tắt lại truyện ngắn. Từ đó rút ra giá trị nghệ thuật nội dung đặc sắc tạo nên thành công cho truyện ngắn. 96 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt + Thông qua nhân vật ông Hai- một nông dân phải rời làng đi tản cư. Truyện ngắn thể hiện chân thật sinh động tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. + Kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật tạo nên nét đặc sắc cho truyện ngắn. - Hướng dẫn làm bài tập 1,2 /174 gợi ý: + Đoạn tả ông Hai vừa nghe tin làng theo giặc. + Đoạn ông Hai ở lì trong nhà. Thơ : “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh Hồi kí: “Tuổi thơ im lặng” Của Duy Khán 8/ Nêu nét riêng của truyện ngắn Làng so với các tác phẩm khác? ( Sgk / 174) IV / Luyện tập - Chia nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày ý kiến - Các nhóm khác nhận xét - Học sinh đọc những câu thơ về quê hương - Suy nghĩ nêu nhận xét Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai Chú ý đến các biện pháp nghệ nghệ thuật mà tác giả sử dụng Tình yêu làng đối với ông Hai đã trở thành niềm say mê hãnh diện, thói quen khoe làng đã trở thành cái tật nhưng ẩn đằng sau cái tật đó là tấm lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. 97 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt + Tình yêu quê hương đất nước, tự hào về đất nước con người. Hoạt động 5: Củng cố + Mục tiêu: Khắc sâu lại kiến thức + Thời gian: 2 phút - Đọc cho học sinh nghe một số bài thơ về chủ đề quê hương Sưu tầm thơ, truyện, ca dao về tình yêu quê hương đất nước Hoạt động 6: Dặn dò (1phút) - Học bài, hoàn tất bài tập - Xem bài “Chương trình địa phương (phần tiếng việt)” 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá * Kết quả đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau: - Dựa vào bài viết của học sinh: kết quả này được đánh giá theo thang điểm 10 được chia làm 4 bậc: + Loại giỏi: 8, 9, 10 điểm. + Loại khá: 7 điểm. + Loại trung bình: 5, 6 điểm. + Loại yếu: 0 – 4 điểm. - Dựa vào mức độ hứng thú HS trong giờ học. * Phương tiện đánh giá kết quả: - Giáo án thể nghiệm 98 - Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 9. * Kết quả học tập của HS. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và quan sát quá trình học của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau: 3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm về phía học sinh Sau giờ học ba văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, bài thơ về tiểu đội xe không kính và Làng ở 4 lớp chúng tôi thu được kết quả như sau: * Kết quả học tập của HS. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và quan sát quá trình học của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau: Bảng 1: Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm và đối chứng Ở lớp thực nghiệm thứ nhất (9/3), kết quả học tập của học sinh cao hơn lớp đối chứng. Qua thực tế kiểm tra sau khi tổ chức dạy học, chúng tôi ghi nhận kết quả học tập của lớp thực nghiệm có số học sinh đạt điểm giỏi, điểm khá cao hơn lớp đối chứng; số học sinh điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng; lớp đối chứng còn có học sinh bị điểm yếu. Việc kiểm tra được tiến hành với cả hai bài học đọc – hiểu Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Làng Bảng 2: Mức độ thực nghiệm của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dạy bài Chuyện người con gái nam Xương Lớp Số HS Điểm số Đơn vị tính 10 9 8 7 6 5 4 3 TN 9/3 45 0 2 5 20 14 4 0 0 HS ĐC 9/1 45 0 0 4 18 15 6 2 0 HS 99 Lớp Số HS Điểm số Đơn vị tính 10 9 8 7 6 5 4 3 TN 9/4 45 0 4.4 11.1 44.5 33.1 8.9 0 0 % ĐC 9/2 45 0 0 8.9 40.0 33.3 13.3 4.5 0 % Như vậy mức độ thực nghiệm cho thấy: tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 6.6%, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 4.5%, tỉ lệ điểm trung bình lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 4.6%, học sinh bị điểm yếu chiếm 4.5% ở lớp đối chứng. Qua kết quả thu được ở 4 lớp như trên ta có thể thấy mức độ hiểu bài của HS ở lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng. Kết quả thực nghiệm là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài. Do vậy việc thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm là rất quan trọng. Để đánh giá tính khả thi của đề tài, chúng tôi dựa vào nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra của HS và việc nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm qua giờ dạy thực nghiệm. Vì thực nghiệm chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, với số tiết, số lượng HS và bài học có hạn nên kết quả thực nghiệm chưa thể phản ánh hết những đặc điểm, tính chất của phương pháp tổ chức nhóm. Vì thế chúng tôi không xem kết quả thực nghiệm là cơ sở duy nhất để khẳng định tính ưu việt khả thi của giáo án thực nghiệm. Mức độ khả thi của giáo án thực nghiệm sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực sư phạm của GV, trình độ của HS cũng như phương tiện dạy học. Nhìn chung do giáo viên chọn dạy tiết thực nghiệm ở những đối tượng HS có kiến thức tương đối về văn học, có khả năng cảm nhận khá và có ý thức học tốt nên giờ học không nặng nề khô khan, ngược lại rất tích cực, sôi nổi. Các em tỏ ra yêu thích giờ học khi vừa chiếm lĩnh được văn bản vừa nắm được cách thức tiếp cận văn bản. 100 Với những nhận xét, đánh giá ở trên, chúng tôi có thể khẳng định được khả năng ứng dụng và vai trò của cách thức dạy học văn theo đặc trưng thể loại nói chung trong nhà trường phổ thông. Kết luận chƣơng 3 Chúng tôi đã tiến hành soạn một số bài học đọc – hiểu văn bản trong đó có thiết kế tổ chức hoạt động nhóm. Việc dạy đối chứng được ghi lại cụ thể và tiến hành có quy tắc nhất định và đã thu một số kết quả. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọc – hiểu là đúng với yêu cầu và nhiệm vụ của dạy học hiện đại. Việc tổ chức hoạt động nhóm giúp học sinh học tập một cách hòa đồng, hợp tác, đem đến kết học tập quả cao hơn. Trong quá trình dạy học Đọc – hiểu không nên sử dụng chỉ một phương pháp dạy học mà nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để có hiệu quả cao nhất. Dạy học nhóm nên được tiến hành thường xuyên trong dạy học Đọc – hiểu văn bản để giúp người học rèn luyện các kĩ năng về giao tiếp và kĩ năng đọc hiểu. KẾT LUẬN 101 Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về việc Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 9 trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường THCS tại Quận 2 - Tp. Hồ Chí Minh chúng tôi đi đến một vài kết luận như sau: Thứ nhất: Hoạt động nhóm hay phương pháp dạy học hợp tác là một trong những phương pháp mà giáo dục hiện đại rất coi trọng. Đặt bên cạnh các phương pháp khác thì ngày nay các nhà giáo dục đã chú trọng vào nó nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học khi mà dạy học hiện đại xem người học là chủ thể, trung tâm của hoạt động học tập. Ở môn Ngữ văn nói chung và phần Đọc – hiểu văn bản nói riêng, hoạt động nhóm đã được phát huy tích cực để nâng cao kết quả học tập cho người học cả về tri thức lẫn kĩ năng. Hoạt động nhóm không chỉ được vận dụng ở một cấp học mà được vận dụng ở tất cả các cấp học, điều đó nói lên vai trò và giá trị của bản thân phương pháp, hình thức tổ chức dạy học này trong hệ thống các phương pháp dạy học. Thứ hai: Hoạt động nhóm có cơ sở khoa học và thực tiễn rõ ràng. Dựa vào các lí thuyết về giáo dục học, tâm lí học, lí luận dạy họctất cả đều cho thấy khi tổ chức hoạt động nhóm người học phát huy được tiềm năng của bản thân một cách tối đa. Không chỉ có như vậy mà việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống, nhất là các kĩ năng về xã hội được hoàn thiện một cách tốt nhất cho người học trong quá trình hoạt động nhóm này. Nó giúp người học biết cách chung sống, hoàn thiện các kĩ năng sống – những vấn đề mà giáo dục hiện đại rất xem trọng. Việc vận dụng hoạt động nhóm vào dạy học là đúng đắn và thực sự đem lại hiệu quả cho việc học tập. Hơn bao giờ hết, hoạt động nhóm giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng về nghe, nói, đọc, viết, các kĩ năng đọc hiểuVà hơn tất cả, hoạt động nhóm trong giờ dạy học đọc hiểu giúp cho người học độc lập khám phá, giải mã các văn bản đọc – hiểu dưới sự 102 hướng dẫn của người dạy. Chính trong hoàn cảnh dạy học Đọc – hiểu có tổ chức hoạt động nhóm, người dạy cũng thể hiện cao nhất vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo, tham dự - chia sẻ với người học ở mức độ cao nhất. Thứ ba: Hoạt động nhóm muốn thành công trong các giờ dạy học đều phải tuân theo những quy tắc và phương pháp nhất định. Đó là phải xác định rõ ràng mục tiêu của hoạt động nhóm trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản dựa vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung của các bài học đọc – hiểu và các bài học Tiếng Việt và Làm văn kế cận; đảm bảo tính liên kết rộng rãi và bình đẳng khi tổ chức các nhóm thảo luận, tức là tổ chức hoạt động nhóm trong giờ dạy học Đọc – hiểu phải thể hiện được tinh thần học tập hợp tác và đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm, đồng thời rất cần thiết đến sự công bằng khi thực hiện nhiệm vụ của người học và đánh giá của người dạy; vấn đề thảo luận phải được người dạy chuẩn bị kĩ lưỡng trong bài soạn, chú ý đến đặc trưng thể loại, tính đa nghĩa, tính liên tưởng – tưởng tượng của các văn bản đọc – hiểu; vấn đề phải phù hợp, xứng đáng và vừa sức người học. Muốn hoạt động nhóm trong giờ dạy học Đọc – hiểu thành công thì ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc cần thiết còn phải có phương pháp tổ chức hoạt động đúng quy trình sư phạm thì mới thực sự đem lại hiệu quả cao nhất. Từ các khâu thành lập nhóm, nêu vấn đề, quản lí nhóm thảo luận cho đến báo cáo kết quả đều phải được chuẩn bị chu đáo trong bài soạn từ các khâu tỉ mỉ nhất. Thứ tư: Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông, cần chú ý kết hợp nhiều phương pháp để đem lại hiệu quả cao nhất cho phương pháp này. Người dạy cũng cần tự học, tự tìm hiểu để tiếp cận với những hệ thống lí thuyết hiện đại về tổ chức hoạt động nhóm để giúp họ có được cơ sở khoa học vững chắc và tin tưởng vào giá trị của hình thức tổ chức dạy học này. 103 Cuối cùng, bản thân mỗi người học cũng được làm quen với các phương pháp hiện đại, nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm qua mỗi giờ học để tiến đến một kết quả học tập cao nhất đó là một nhân cách hoàn thiện. Trong khi thực hiện đề tài này bản thân chúng tôi còn gặp phải một số khó khăn nên đề tài chưa được thỏa mãn. Nếu có dịp trở lại, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu sắc hơn, hoàn chỉnh hơn. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Robert J. Marzano - Debra J. Pickering - Jane E. Pollock, Nguyễn Hồng Vân dịch (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục Việt Nam. 2. Phan Trọng Luận (Chủ biên, 1998), Các phương pháp dạy học văn, Nxb ĐH QG Hà Nội. 3. Phạm Văn Đồng (1973), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục. 4. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2007), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và SGK mới Nxb Nghệ An. 5. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên, 2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 6. Thomas Armstrong (2011), Lê Quang Long dịch, Đa trí tuệ trong lớp học,Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 9. James W.Stigler & James Hiebert (2012), Phan Minh Toàn Thư dịch, Lỗ hổng giảng dạy, Nxb Trẻ. 10. Ngô Thị Thu Dung (2002), Một số vấn đề lý luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh, Nxb Giáo dục. 11. Nguyễn Thúy Hồng - Nguyễn Quang Minh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS, Nxb Giáo dục. 12. Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàng - Đinh Thái Hương (2001), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy Văn và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 105 13. Nguyễn Thành Ký (Chủ biên, 2011), Nâng cao và phát triển Ngữ văn 9, Nxb Giáo dục Việt Nam. 14. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam. 15. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Ngữ văn 9, tập2, Nxb Giáo dục Việt Nam. 16. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Ngữ văn 9, Sách giáo viên, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam. 17. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Ngữ văn 9, Sách giáo viên, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam. 18. Linda Darling (2012), Lê Thị Cẩm dịch, Người thầy giỏi ở mọi lớp học, Nxn Trẻ. 19. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam. 22. Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy học văn ở bậc Trung học, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM. 23. Sử Khiết Doanh – Trâu Tú Mẫn (2009), Đỗ Huy Lân dịch, Kĩ năng tổ chức lớp, kĩ năng biến hóa trong giảng dạy, Nxb Giáo dục Việt Nam. 24. Lưu Kim Tinh (2009), Kĩ năng ngôn ngữ kĩ năng nâng cao hiệu quả học tập, Nxb Giáo dục Việt Nam. 25. Phan Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc - hiểu văn bản, Nxb ĐH SP. 26. Phan Huy Dũng (viết chung, 2009), Giảng văn học Việt Nam trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam. 106 27. Lê Sử (2012), Quan niệm dạy học tác phẩm văn chương qua chương trình và sách giáo khoa, Nxb Hồng Đức. 28. Lê Văn Hồng , Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 29. Guy Palmade (1996), người dịch Song Kha (1999), Các phương pháp sư phạm, Nxb Thế giới, Hà Nội. 30. 31. Trần Đình Sử, “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn”, 107 Có Không Thỉnh thoảng PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIỜ DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (ĐHVB) Câu 1: Xếp loại Trung bình bộ môn Ngữ Văn cuối năm lớp 8 của em là: A.Giỏi B. Khá C. Trung bình D.Yếu Câu 2: Mức độ yêu thích bộ môn Ngữ văn của bản thân em? A.Rất yêu thích B. yêu thích C. bình thường D.chán Câu 3: Theo em, một giờ học ĐHVB học sinh nên: A- Chăm chú nghe giảng- ghi chép để nhớ bài. B- Trao đổi- thảo luận để tìm kiến thức- trình bày ý kiến. C- Giáo viên giảng bình và đọc cho học sinh chép. Câu 4: Em thích không khí lớp học nhƣ thế nào? A- Sôi động vì có sự tham gia trao đổi ý kiến tích cực của học sinh. B- Yên lặng lắng nghe giáo viên giảng bài và ghi chép. C. Đôi lúc trầm lắng, đôi lúc sôi động Câu 5: Ngoài giờ học chính thức em có những hoạt động sau đây với bạn học không? A. Trao đổi với bạn học về một câu hỏi của giáo viên B. Cùng bạn soạn những câu hỏi ở sách giáo khoa hoặc câu hỏi của giáo viên C. Cùng bạn tìm tư liệu để làm rõ một số vấn đề mà giáo viên yêu cầu Câu 6: Em có biết gì về tổ chức hoạt động theo nhóm trong giờ học không? A. Học tập theo nhóm là sự đóng góp ý kiến của từng thành viên để giải quyết yêu cầu của giáo viên giao. B. Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập hay, mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên; về kiến thức, về kỹ năng sống, vui tươi, năng động... C. Học tập theo nhóm là chia bài tập giáo viên giao thành những phần nhỏ rồi chia cho mỗi thành viên một phần để làm, kết quả là sự chắp nối các phần đó lại với nhau. D. Học tập theo nhóm là giao bài tập nhóm cho một vài thành viên xuất sắc trong nhóm thực hiện và coi là sản phẩm của tập thể. Câu 7: Khi giáo viên cho tổ chức nhóm thảo luận nhóm của bạn có làm các bƣớc sau đây không? A. Cử ra nhóm trưởng, thư kí, 108 Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng B. Có thay đổi nhóm trưởng, thư kí trong nhóm bạn hay không? C. Nhóm của bạn có được đánh giá, nhận xét của giáo viên sau mỗi tiết học không? D. Bạn có thường tích cực góp ý cho nội dung thảo luận không? Câu 8: Trong giờ dạy đọc hiểu văn bản giáo viên Ngữ văn của bạn thƣờng có những hoạt động nào sau đây? A. Tổ chức thảo luận nhóm trong cả tiết học, chia thành nhóm nhỏ, sau khi thảo luận nhóm thuyết trình cho cả lớp nghe, cuối cùng giáo viên góp ý và cho điểm. B. Cho thảo luận và trả lời những câu hỏi ngắn khoản 3-5 phút từ 1 đến 2 lần trong tiết học C. GV giảng bài, ghi bảng - học sinh lắng nghe, chép nội dung bài học Câu 9: Khi giáo viên yêu cầu tổ chức lớp học tập, thảo luận theo nhóm, nhóm của em thƣờng: A. Tự phân công hoạt động cho mỗi thành viên B. Xây dựng nội quy hoạt động nhóm C. Có phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý D. Có tìm kiếm tài liệu trong thư viện, ở nhà, trên internet Câu 10: Khi hoạt động nhóm các bạn trong nhóm của em thƣờng: A. Chia sẻ trách nhiệm, nhiệm vụ, kiến thức với nhau B. Lắng nghe nhau một cách chủ động, tích cực C. Góp ý tích cực, luôn đưa ra những ý kiến D. Mặc kệ cho các bạn khác làm việc E. Thường xem việc nhóm là việc của mình Câu 11: Em hãy cho biết sau mỗi tiết học giáo viên cho tổ chức thảo luận theo nhóm mức độ hiệu quả về nắm đƣợc nội dung bài học là: A. Rất hiệu quả B. Hiệu quả C. Bình thường D. Không hiệu quả Câu 12: Theo em giáo viên nên có thêm những hoạt động nào trong giờ học Đọc hiểu văn bản để tạo hứng thú học tập cho bản thân em: ............................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn các em! 109 Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Thường xuyên Không Thỉnh thoảng PHỤ LỤC 2 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gởi thầy, cô Nhóm bộ môn Ngữ Văn Trƣờng THCS Thạnh Mỹ Lợi Để có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô qua phiếu tham khảo ý kiến này. Mong thầy, cô vui lòng trả lời một số câu hỏi mà chúng tôi gởi kèm sau: Câu 1: Trong một giờ dạy đọc - hiểu văn bản (ĐHVB), thầy, cô thƣờng sử dụng bao nhiêu phƣơng pháp: A- Một phương pháp B- Hai phương pháp. C- Nhiều hơn ba phương pháp. Câu 2: Thầy cô đã từng sử dụng những phƣơng pháp dạy học sau đây : A. Tổ chức thảo luận nhóm trong cả tiết học B. Cho thảo luận và trả lời những câu hỏi ngắn khoảng 3-5 phút từ 1 đến 2 lần trong tiết học C. GV giảng bài, ghi bảng - học sinh lắng nghe, chép nội dung bài học Câu 3: Theo thầy, cô, khi vận dụng phƣơng pháp hợp tác vào giờ dạy ĐHVB sẽ: A- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập của học sinh. B- Làm lu mờ vai trò của người giáo viên trên lớp. C- Làm tổn hại đến những rung động thẩm mỹ của một giờ học văn. Câu 4: Quan niệm của thầy, cô khi dạy học là: A- Học sinh luôn là trung tâm. B- Giáo viên phải là trung tâm. C- Học sinh có quyền nêu ý kiến Câu 5: Giáo viên nên ra đề kiểm tra, thi với yêu cầu: A- Đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết và cảm nhận của học sinh về những vấn đề trong cuộc sống. B-Yêu cầu học sinh tái hiện những điều đã được học Câu 6: Giáo án dạy học theo thầy, cô phần nào là quan trọng nhất: A- Hoạt động của giáo viên. B- Hoạt động của học sinh. 110 Có Không Thỉnh thoảng Thường xuyên Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Có Không Thỉnh thoảng Thường xuyên Không Thỉnh thoảng Thường xuyên Không Thỉnh thoảng C- Nội dung bài học. Câu 7: Khi thầy cô tổ chức nhóm thảo luận nhóm thầy cô có hƣớng dẫn học sinh thực hiện các bƣớc sau đây không? A. Cử ra nhóm trưởng, thư kí, B. Có thay đổi nhóm trưởng, thư kí hay không? C. Thầy cô có đánh giá, nhận xét sau mỗi tiết học không? D. Các nhóm có trao đổi ý kiến qua lại không? Câu 8: Trong giờ học ĐHVB thầy, cô thƣờng xuyên tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức bằng những cách nào: A-Hỏi câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời. B- Thảo luận, trình bày, tự tìm ra kiến thức đúng. C- Treo bảng phụ để học sinh phát hiện. Câu 9: Khi giáo viên yêu cầu tổ chức lớp học tập, thảo luận theo nhóm, thầy cô thƣờng dặn dò học sinh của các nhóm: A. Tự phân công hoạt động cho mỗi thành viên B. Xây dựng nội quy hoạt động nhóm C. Có phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý D. Có dặn dò HS tìm kiếm tài liệu trong thư viện, ở nhà, trên internet Câu 10: Thầy, cô hãy cho biết sau mỗi tiết học có tổ chức thảo luận theo nhóm, mức độ hiệu quả về nắm đƣợc nội dung bài học là: A. Rất hiệu quả B. Hiệu quả C. Bình thường D. Không hiệu quả Câu 11: Theo Thầy cô nên có thêm những hoạt động nào trong giờ học Đọc hiểu văn bản để tạo hứng thú học tập cho học sinh: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Câu 12: Xin thầy cô nêu một vài khó khăn khi tổ chức lớp học tập theo nhóm ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY CÔ. Họ và tên GV: Trường:..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_hoat_dong_nhom_cho_hoc_sinh_lop_9_trong_gio_doc_hieu_van_ban_o_trung_hoc_co_so_tai_quan_2_tp.pdf
Luận văn liên quan