Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng

Toàn cầu hóa đang trở thành một xu thế tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội. Dưới tác động của xu thế đó, cả thế giới đang hình t hành nên một mái nhà chung c ủa sự hội nhập. Trong ngôi nhà này, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí ngày một quan trọng, nó là nhân t ố cấu thành và quy định xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới đồng thời là nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước đang phát triển. Không đứng ngoài dòng vận động với cường độ lớn của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thế giới, Việt Nam xác định thu hút FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đưa Việt Nam nhích lại gần với trình độ chung của các quốc gia trên thế giới Thực hiện chủ trương mở cửa, chủ động hội nhập của cả nước, trong những năm qua, Hải Phòng đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác thu hút vốn FDI, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hải Phòng là địa phương đứng thứ 6 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố trong c ả nước và thứ 2 khu vực miền Bắc ( chỉ sau Hà Nội ) trong lĩnh vực thu hút FDI. Đầu t ư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng: nâng cao năng lực sản xuất của địa phương thông qua cung cấp nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, kỹ năng và trinh đ ộ quản lý; góp gần nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố; tạo tiền đề cho các tiến bộ xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao trình độ người lao động

pdf105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương mại, hàng hóa… 5 Tây Âu, Bắc Mỹ Quan trọng Tăng nhanh Lắp ráp ôtô, dệt may, đồ da, may, du lịch, khách sạn, dịch vụ hàng không, kết cấu hạ tầng, bưu chính viễn thông, chế biến thực phẩm, trao đôi thông tin, đào tạo cán bộ… 6 Đông Âu, SNG Quan trọng Tăng Gia công hàng măy mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, du lịch… 7 Trung cận đông Quan trọng Tăng Hợp tác chuyên gia, lao động, du lịch… Nguồn: Sở Thương mại Hải Phòng Như vậy, có thể thấy rằng trong thời gian tới, Hải Phòng có nhiều tiềm năng và sự thích ứng với những hợp tác của Việt Nam với những đối tác lớn. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, Việt Nam vừa trở thành thành viên chính thức của WTO ( ngày 11/01/2007 ), thì xu hướng hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, trong đó có đầu tư nước ngoài nói riêng được đánh giá là có nhiều cơ hội lớn. Cùng với cơ hội chung đó của đất nước, Hải Phòng đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện môi trường đầu tư của thành phố. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng các Cumk công nghiệp Tràng Duệ, Cầu Kiền, Tân Liên… hứa hẹn triển vọng thu hút FDI sẽ sáng sủa hơn. Hiện nay, có nhiều sự án lớn đang ở giai đoạn chuẩn bị như: Dự án sản xuất phân Ure của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD và một số dự án lớn trong lĩnh vực du lịch như dự án Parkson, dự án Megastar, dự án khu du lich Đồ Sơn… Vận hội mới của đất nước và tiềm năng sãn có của Hải Phòng là những hứa hẹn cho sự thành công lớn trong hoạt động thu hút FDI của thành phố giai đoạn 2007- 2010. 3.1.2 Mục tiêu và phương hướng thu hút vốn FDI vào Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2010 3.1.2.1 Mục tiêu Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng tới năm 2010, kinh tế đối ngoại tiếp tục được xác định là lĩnh vực kinh tế động lực của thành phố. Trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Theo đó, năm 2010 sẽ đưa tỷ trọng GDP của thành phố trong tổng GDP của cả nước lên đạt mức trên 4%, tức là gấp hai lần năm 2005. Trong đó, tốc độ bình quân GDP ngành dịch vụ trên 13%; công nghiệp và xây dựng đạt 12,3 – 13%; nông – lâm - thủy sản đạt 5 -5,5 %. Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng dịch vụ khoảng 52 – 53%, công nghiệp khoảng 38 – 40%, nông nghiệp khoảng 8 – 9%. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 20%. Tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 80 nghìn tỷ đồng. Để thu hút được nguồn vốn đầu tư phát triển đó, Hải Phòng cần huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế, trong đó nguồn vốn đầu tư trong nước là quyết định. Đầu tư nước ngoài là quan trọng với tỷ lệ huy động nội lực chiếm khoảng 70% và ngoại lực chiếm 30% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Theo đó, mục tiêu thu hút vốn FDI của Hải Phòng đến năm 2010 là 24 nghìn tỷ đồng. Để đạt mục tiêu đó, thành phố đã xác phương hướng thu hút FDI như sau: 3.1.1.2 Phương hướng * Dành ưu tiên các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, văn phòng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, bệnh viện và trường học quốc tế * Phát triển các khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tại Ðồ Sơn, Cát Bà, Núi Voi, Kiến An, công viên An Biên, công viên nước, cáp treo Ðồ Sơn - Hòn Dáu * Tiếp tục hoàn thiện, phát triển và đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp và khu chế xuất bao gồm: + Cụm công nghiệp Vật Cách - Quán Toan với khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng, khu công nghiệp luyện kim, cơ khí và các khu công nghiệp dọc theo quốc lộ 5 + Cụm công nghiệp Bắc Thuỷ Nguyên: tiếp tục phát triển nhà máy xi măng Chinfon - Hải phòng giai đoạn II (4 triệu tấn/năm), xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng mới, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các ngành phá dỡ tầu cũ, luyện thép, sản xuất thép hình, thép tấm, các dự án về công nghiệp hoá chất và dầu khí... + Xây dựng và phát triển khu kinh tế tổng hợp Ðình Vũ + Phát triển cụm công nghiệp dọc đường 353 (Ðồ sơn - Hải phòng), trong đó có khu chế xuất Hải Phòng - 96’ + Từng bước phát triển các cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ * Ưu tiên thu hút vốn đầu tư cho các dự án đầu tư sản xuất chế biến xuất khẩu; chế biến nông sản, thuỷ sản xuất khẩu; sản xuất cây giống, con giống chất lượng cao Ðể đạt được mục tiêu đề ra, Hải Phòng đang nỗ lực hoàn thiện và thống nhất công tác quản lý nhà nước theo nguyên tắc "một đầu mối" trong việc quy hoạch, xúc tiến đầu tư và quản lý các dự án. Ngoài sự quan tâm, hỗ trợ trực tiếp của các Bộ, Ban, Ngành trung ương, Thành phố cũng kêu gọi sự cộng tác của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức và cá nhân quốc tế trong việc hỗ trợ thu hút các nguồn vốn FDI, ODA,... để phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao và tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi tại Hải Phòng 3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO HẢI PHÒNG 3.2.2 Giải pháp từ phía Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng 3.2.2.1 Nhóm giải pháp về xây dựng và quản lý quy hoạch thu hút FDI Công tác quy hoạch đầu tư nước ngoài là một bộ phận rất quan trọng trong quy hoạch tổng thể của Hải Phòng. Để đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút FDI, Hải Phòng cần tiếp tục đánh giá và nâng cao nhận thức về tiềm năng, lợi thế của mình, nhưng không được đặt nó độc lập với sự vận động chung của đất nước, của khu vực và của địa phương. Đánh giá đúng tiềm năng là việc phải làm hàng năm. Bên cạnh đó, trên cơ sở lợi thế, tiềm năng cũng như định hướng chung về phát triển, Hải Phòng phải làm thật tốt quy hoạch phát triển Thành phố với tầm nhìn dài hạn, trong đó bao gồm cả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lẫn quy hoạch phát triển không gian đô thị. Quy hoạch thu hút FDI cần được tiến hành một cách tổng thể với từng ngành, từng vùng và có trọng tâm, trọng điểm. Về quy hoạch theo ngành, thành phố cần tập trung dành những ưu tiên và khuyến khích các dự án thuộc ngành du lịch và dịch vụ. Du lịch là một trong những thế mạnh của Hải Phòng, nhưng thời gian qua làm chưa tốt. Vì vậy, trong thời gian tới, Hải Phòng cần tập trung làm tốt quy hoạch trong lĩnh vực này, cụ thể là phải làm tốt quy hoạch đảo Cát Bà. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đang triển khai các dự án, như Hòn Dáu, Đồ Sơn. Du lịch Hải Phòng cần phải gắn rất chặt với Hà Nội. Thị trường du lịch của Hải Phòng phải hướng tới khách ở Hà Nội và quốc tế. Hải Phòng cũng phải phát triển cho được các loại dịch vụ, như xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng... Ngoài ra, cần xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết cho các khu, cụm công nghiệp, các khu vực phát triển công nghiệp của thành phố, quận, huyện. Về quy hoạch theo đối tác đầu tư: Bên cạnh việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng thu hút vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đặc biệt, cần có những chính sách xúc tiến và mục tiêu hóa đầu tư để thu hút vốn FDI từ những TNC hàng đầu thế giới. Bởi vì: a) Công nghệ mà các TNC này sử dụng và chuyển giao là những công nghệ cao (mặc dù có thể không phải là mới nhất) và ít gây ô nhiễm môi trường; b) Các TNC giúp đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng cao và bản thân người Việt Nam làm việc cho họ sẽ học hỏi được những kỹ năng cần thiết, có sử dụng được khi đứng ra tự kinh doanh; c) Các TNC có thể giúp Việt Nam kết nối vào mạng lưới sản xuất, thị trường và nghiên cứu triển khai toàn cầu của họ; d) Các TNC thường thực hiện những dự án với giá trị vốn lớn; e) Các TNC sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được những xu hướng sản xuất và kinh doanh đang diễn ra trên toàn cầu... 3.2.2.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng Trong thời gian tới, thành phố cần tiếp tục đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài; đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm phục vụ cho giao thông, liên lạc, xây dựng căn, khu vui chơi giải trí cho người nước ngoài; tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp FDI tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. a, Thực hiện chương trình ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào công nghiệp, trước hết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố, tạo điều kiện cho nhà đầu tư dễ dàng giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương. Đề nghị Chính phủ chấp thuận một số dự án trọng điểm của Hải Phòng ghi vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài của Nhà nước từ nay đến năm 2010 và cho phép thực hiện một số dự án về cung cấp điện, giao thông vận tải, cấp nước cho các khu công nghiệp theo hình thức BOT để bổ sung nguồn năng lượng, cấp nước với chất lượng cung cấp ổn định, cung cấp các tiện nghi giao thông, thông tin liên lạc, xử lý môi trường để bảo đảm cho các khu công nghiệp hoạt động bình thường. Xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ ngoài khu công nghiệp cụ thể là đầu tư xây dựng nhà ở, xây dựng khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện,… đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài theo hướng ngày càng hiện đại và tiện ích cao. Là thành phố cảng, Hải Phòng đang triển khai nâng cấp Cảng Hải Phòng để có thể đón tàu 4 vạn tấn trong năm nay, đồng thời trình Chính phủ thông qua Dự án xây dựng cảng mới. Ngoài ra, Hải Phòng đề nghị Chính phủ sớm thực hiện Dự án Quốc lộ 5 mới và Dự án Đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Hải Phòng. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng kiến nghị sớm thực hiện nâng cấp Sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế. Nói một cách hình ảnh, Hải Phòng giống như một chiếc máy bay 2 động cơ, một động cơ là Cảng Hải Phòng, động cơ còn lại là Sân bay Cát Bi. Hiện động cơ là sân bay còn quá yếu, nên Hải Phòng không thể bay cao được. Vì vậy, việc triển khai thực hiện nâng cấp Sân bay Cát Bi sẽ giúp Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn. Dự án Sân bay Cát Bi đã trình Chính phủ và rất mong sớm phê duyệt để triển khai thực hiện b, Triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh tốc độ hình thành phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố. Chú trọng công tác quy hoạch để đảm bảo xây dựng thành công mô hình đô thị mới tiên tiến , đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo sự phát triển cân đối, bền vững. Kết hợp đan xen khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng. Từ kết quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất của Hải Phòng được phân tích ở chương 2, có thể thấy khu công nghiệp thực sự là nơi cung cấp nguồn vốn FDI quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố một cách hợp lý, có tính đến quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, điều kiện tự nhiên góp phần quan trọng thúc đẩy và tạo dựng hoạt động đầu tư, kinh doanh có hiệu quả cũng như giải quyết một phần những yếu kém và thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kĩ thuật công nghiệp. Hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài thực hiện góp phần thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên, với thực tế các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số dự án FDI vào toàn thành phố ( 37% tính trong giai đoạn 1988 – 2006) nên hiệu quả thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất này chưa phát huy được hết tác dụng của nó. Để tăng cường hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hải Phòng trong thời gian tới, các giải pháp cần được thực hiện là: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để các cấp, các ngành thống nhất nhận thức về vai trò của khu công nghiệp. Coi khu công nghiệp là bước đột phá, là công cụ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình. - Cần phải coi trọng, không được bỏ qua quy trình thẩm định, đánh giá tính khả thi của dự án, các doanh nghiệp xin thuê đất tại khu công nghiệp. Tránh tình trạng nhà nước đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng rất tốn kém nhưng sau đó, việc xem xét cấp đất cho các dự án dễ dãi, tùy tiện, chưa đúng đối tượng để xảy ra những hậu quả đáng tiếc nếu nhà đầu tư và dự án đầu tư không có chất lượng cao. - Sau khi quy hoạch cụm công nghiệp được phê duyệt cần sớm thực hiện việc công bố công khai về quy hoạch sử dụng đất, tiêu chuẩn, đối tượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách ưu đãi… được áp dụng cho các cụm công nghiệp - Cần một cơ chế hỗ trợ, tác động từ phía thành phố ở một mức nhất định để tạo đà và thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp. Các biện pháp hỗ trợ đó có thể kể đến là hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: chi phí lập dự án, chi phí lập hồ sơ giao đất, chi phí hành chính cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ( đây là vấn đề đang gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trong địa bàn hiện nay). Ngoài ra, thành phố cần xây dựng các cơ sở hạ tầng sử dụng chung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, bao gồm: trục đường giao thông sử dụng chung, hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải trung tâm, hào kỹ thuật để lắp đặt đường cấp nước, điện, điện thoại…; hệ thống cây xanh, tường rào bao quanh khu, cụm công nghiệp. Lựa chọn và quyết định ban quản lý dự án, các đơn vị có đủ năng lực để tham gia xây dựng cơ sở hạ tâng khu công nghiệp để quản lý việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. - Xây dựng thêm các tuyến giao thông, tạo thành vành đai nối liền các vùng, các khu công nghiệp Đình Vũ, Nomura, Đồ Sơn, Vĩnh Niệm. - Đẩy nhanh đầu tư, xây dựng và phát triển lĩnh vực cung cấp những dịch vụ cơ bản như viễn thông, điện lực, cấp nước, xử lý môi trường, cảng biển, vận tẳi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhà đầu tư nước ngoài. 3.2.2.3 Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động FDI. a, Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý giữa chính phủ, UBND Thành phố Hải Phòng, Sở kế hoạch đầu tư và Ban quản lý dự án FDI; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách FDI ở các địa phương; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý và hoạt động đầu tư; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý hoạt động FDI. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị 13 của thủ tướng chính phủ, trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban, các cuộc đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp FDI, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. b, Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính nói chung và thủ tục thẩm định các dự án đầu tư nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước của thành phố đều có website riêng nhưng thông tin của nhiều trang cong chưa cập nhập. mặt khác, sự kết nối của các website giữa các cơ quan chưa thực hiện được vì chưa có cơ sở hạ tầng đồng bộ và cán bộ thiếu chuyên môn về công nghệ thông tin. Một ví dụ đơn cử là trang web của Cục Hải Quan Hải Phòng, tuy đã quy định về đăng kí kê khai qua mạng, nhưng cũng chưa được thực hiện tốt, nguyên nhân không nằm ngoài đội ngũ cán bộ. c, Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động FDI một cách đồng bộ cũng là một biện pháp tích cực nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút FDI vào thành phố. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, trong thời gian tới, thành phố cần thực hiện một số công việc cụ thể như sau: - Ủy ban nhân dân thành phố cùng các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tiến hành rà soát các văn bản pháp luật quy định về thủ tục hành chính liên quan đến FDI; loại bỏ những thủ tục không phù hợp, các giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết công việc nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của doanh nghiệp - Tăng cường các biện pháp giám sát từ nội bộ cơ quan hành chính; lãnh đạo Thành phố và các cấp quan tâm chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên là điều kiện quyết định; các cơ quan tham mưu về cải cách thủ tục hành chính phải chuẩn bị chu đáo; công tác tuyên truyền phải được quan tâm. Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc triển khai “ cơ chế một cửa” cần bố trí “ bộ phận một cửa” - bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách độc lập, chuyên trách hoặc có cơ quan giám sát chặt chẽ ( ví dụ như ISO hành chính). Gắn cải cách hành chính với thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở và công tác tổ chức cán bộ. Tạo điều kiện để các tổ chức và công nhân thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc thu góp ý, thăm dò dư luận để đánh giá khách quan. d, Tăng cường quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI sau khi cấp giấy phép hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chủ động trong công tác phối hợp giữa các ban ngành chức năng của thành phố đối với việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp FDI. 3.2.2.4 Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến FDI Như đã phân tích ở chương 2, môi trường đầu tư FDI của Hải Phòng còn nhiều hạn chế và đang trở thành một yếu điểm của thành phố vốn nhiều thế mạnh sẵn có này trong hoạt động cạnh tranh với các địa phương lân cận trong thu hút FDI.Một trong số đó có thể kể đến là môi trường pháp lý. Hoàn thiện môi trường pháp lý là tất yếu khách quan trong điều kiện hội nhập của thành phố. Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường pháp lý của Hải Phòng trong thời gian tới bao gồm: a. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu hút FDI Thực hiện tốt luật doanh nghiệp và luật đầu tư; ban hành thông tư hướng dẫn về hai luật trên. Có các công tác hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính; kiện toàn bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài của thành phố cho phù hợp với quy định của luật mới. Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích mọi thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân và kinh tế đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động đầu tư. b. Tiếp tục hoàn thiện chính sách FDI - Chính sách tiếp cận thị trường. Về thủ tục đăng kí và thành lập doanh nghiệp FDI, tiếp tục thực hiện mô hình “một cửa lưu thông” – nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần nộp hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết đầy đủ các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Về phân cấp quản lý và cấp giấy chứng nhận đầu tư: Phân cấp mạnh cho Bộ kế hoạch đầu tư, UBND thành phố, Sở kế hoạch đầu tư và Ban quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thời gian cấp giấy chứng nhận cần tiếp tục rút ngắn xuống còn 3 ngày ( theo quy định của Luật đầu tư năm 2005 là 30 ngày) Về thủ tục xuất nhập cảnh đối với nhà đầu tư nước ngoài, cần có biện pháp tạo điều kiện cho nhà đầu tư tự do hơn nữa trong hoạt động đi lại, tiến tới xóa bỏ Visa lưu trú ngắn hạn cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ những nước công nghệ nguồn như: Mỹ, EU, Nhật Bản. - Chính sách về hoạt động kinh doanh. Về chính sách giảm chi phí cho doanh nghịêp tiếp tục các biện pháp giảm chi phí về tiền lương, giá đất, giá thuê văn phòng, cước viễn thông… cho nhà đầu tư. Tiếp tục thực hiện chế độ 1 giá cố định giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Về chính sách đất đai, tiếp tục rà soátvà xem xét lại giá cho thuê đất, tiếp tục miễn giảm tiền thuê đất trong những năm đầu cho những doanh nghiệp FDI. Giải quyết dứt điểm và nhanh chóng vấn đề giải phóng mặt bằng sớm giúp doanh nghiệp tiếp cận với mặt bằng đất đai để triển khai dự án FDI Năm 2007 mục tiêu của Hải Phòng là đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính về cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, về giao đất, cho thuê đất, giới thiệu địa địa...với quy định cụ thể về thời gian; thành phố đang tích cực xây dựng các khu, cụm công nghiệp tạo mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư bởi hiện nay "mắc" nhất, mất nhiều thời gian thủ tục nhất là giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất. Vì thế, nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài đến Hải Phòng sẽ có thể được giới thiệu ngay địa điểm và nhận đất trong khoảng 10-15 ngày. Về chính sách tuyển dụng lao động, tiếp tục tiến hành rà soát và hoàn thiện chính sách tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI, kiến nghị Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thu hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực đặc thù như: công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh… Thực thi tốt các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Chính phủ. Bên cạnh đó, thành phố cần sớm ban hành những quy định cụ thể liên quan đến việc phối hợp của các cơ quan thực thi quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng, nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư lành mạnh, chống gian lận thương mại 3.2.2.5 Nâng cao chất lượng lao động cho các doanh nghiệp có vốn FDI Đào tạo nguồn nhân lực ở Hải Phòng hiện nay vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa có chiến lược lâu dài. Trong những năm qua, Hải Phòng đã quan tâm tới việc xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nhưng chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là những lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI và một bộ phận cán bộ quản lý hoạt động trong khu vực này chưa đáp ứng được nhu cầu mà thực tế đặt ra. Trong thời gian tới cần chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến khi làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, mặt khác cũng cần đào tạo cán bộ quản lý để có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đủ năng lực để bảo vệ quyền lợi của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Để làm được những điều đó cần phải đầu tư thích đáng và có cải cách triệt để trong hệ thống giáo dục đào tạo. Cần đổi mới phương pháp đào tạo, kết hợp đào tạo trong nước và nước ngoài, đào tạo thông qua cơ sở và đào tạo thông qua công việc. Cần có kế hoạch thường xuyên đưa cán bộ trong bộ máy quản lý Nhà nước đi đào tạo, bồi dưỡng; để có được một đội ngũ cán bộ thực sự có đủ phẩm chất và năng lực. Có biện pháp tích cực phòng, chống tham nhũng trong bộ máy quản lý Nhà nước. Đây là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến thành công về FDI của Singapore mà chúng ta cần phải học tập. Bên cạnh đó, cần quy hoạch đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành nghề như lắp ráp điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng… Nguồn kinh phí do địa phương cung cấp và đơn vị sử dụng lao động tài trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp tự tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẫn ngành nghề riêng của doanh nghiệp mình. Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hải Phòng tuyển dụng theo hình thức này, họ tuyển dụng cả những lao động không có chuyên môn kỹ thuật sau đó đào tạo họ để có tay nghề, đủ khả năng làm việc trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có thể học tập Bình Dương - một trong những tỉnh dẫn đầu trong thu hút FDI của cả nước trong chính sách “ trải thảm đỏ” thu hút nhân tài, khuyến khích lao động có tay nghề phù hợp với ngành nghề đang phát triển của Hải Phòng vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn thành phố. 3.2.2.6 Tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư Trong thời gian qua, mặc dù lãnh đạo thành phố cũng như các cơ quan của thành phố đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố đã thu được những kết quả nhất định. Nhưng những kết quả đó chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu về thu hút FDI. Việc gặp gỡ, xúc tiến thông qua các cán bộ tham tán thương mại hay cán bộ ngoại giao Việt Nam thường không mang lại hiệu quả mà đôi khi chỉ mang tính chất hình thức. Các hoạt động hội thảo cũng chỉ mang tính chất tuyên truyền là chính và đôi khi không trực tiếp đến được với nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, ngoài các biện pháp đã thực hiện, thành phố cần đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng trực tiếp hơn để thông tin dễ đến với nhà đầu tư nước ngoài. Hải Phòng cần xác định phải chủ động tìm đến với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn lớn Làm sao để khi các tập đoàn này đến Hải Phòng đầu tư, họ sẽ cảm thấy hài lòng và tăng vốn, mở rộng lĩnh vực đầu tư. Trước hết, thành phố cần tạo điều kiện cho các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, các chương trình xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước. Trực tiếp gửi thông tin giới thiệu về môi trường đầu tư của Hải Phòng đến các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, thông qua người đại diện hoặc thư điện tử, gián tiếp thông qua trang web của Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng. Thông qua mối quan hệ cá nhân để trực tiếp gặp gỡ, mời gọi các nhà đầu tư thông qua các dự án cụ thể phù hợp với lĩnh vực của họ. Muốn thực hiện điều này, Hải Phòng cần tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch trong thu hút FDI, lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư - một việc làm đã và đang phát huy tác dụng của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thông tin chi tiết, đầy đủ về các dự án có tính khả thi cao, các lĩnh vực và chính sách ưu đãi cụ thể, đồng thời khả năng, kinh nghiệm của cán bộ đóng một vai trò khá quan trọng Trên cơ sở chính sách chung, thống nhất của nhà nước, Hải Phòng cần chủ động xây dựng một cơ chế vận động và xúc tiến đầu tư. Cụ thể là tập trung xây dựng chiến lược xúc tiến, thu hút đầu tư từ các nước lớn và các địa bàn trọng điểm như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn…Trong đó đặc biệt cần phải tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản vì đó là những nước có công nghệ cao, công nghệ nguồn, có khả năng cung cấp công nghệ hiện đại, phù hợp với yêu cầu điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam. Đồng thời phải bố trí và dành một khoản tài chính hợp lý (đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Quỹ xúc tiến thương mại và đầu tư và quy chế hoạt động của quỹ ) để thực hiện chương trình này. Cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách phù hợp, nhằm kêu gọi đầu tư có hiệu quả hơn. Mặt khác, cũng cần nghiên cứu chính sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực và các địa phương lân cận để học tập và có đối sách thích hợp nhằm dành thế chủ động trong cuộc cạnh tranh về thu hút FDI. 3.2.2.7 Nhóm giải pháp tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường: - Đẩy nhanh các dự án phát triển đo thị, phát triển nhà ở. Các dự án không triển khai theo tiến độ đã cam kết sẽ bị thu hồi đất. - Đẩy nhanh việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển các công ty cổ phần, khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia thị trường chứng khoán, - Nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm. - Hỗ trợ quảng bá, tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp FDI - Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp 3.2.2.8 Nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án FDI đã triển khai Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng tác động của FDI đối với kinh tế xã hội của thành phố, cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Nội dung của giải pháp tập trung vào hai nhóm giải pháp sau: a. Nâng cao hiệu quả tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế - Đối với lĩnh vực công nghiệp: Tập trung và sử dụng có hiệu quả vốn FDI vào những ngành công nghiệp sản xuất có khả năng phát huy những lợi thế cạnh tranh của Hải Phòng trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Tập trung và sử dụng có hiệu quả vốn FDI trong những lĩnh vực công nghiệp nặng như sản xuất thép, vật liệu xây dựng, ôtô… Tập trung và sử dụng có hiệu quả vốn FDI trong những lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, điện tử, tự động hóa và sản xuất vật liệu mới. Tập trung và sử dụng vốn FDI trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ. - Đối với lĩnh vực dịch vụ: trong thời gian tới cần tập trung thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI vào phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, dịch vụ tin học, chuyển giao công nghệ. Trong đó chú ý đến các dự án xây dựng tổ hợp du lịch, khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái. - Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy hải sản; khuyến khích các dự án công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, các dự án dịch vụ nông thôn. b. Nâng cao hiệu quả tác động của FDI đối với các vấn đề xã hội như tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm các biện pháp cụ thể như: - Về giải quyết các vấn đề thất nghiệp, tiếp tục khuyến khích thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI trong các ngành, lĩnh vực có sử dụng nhiều lao động như may mặc, công nghiệp chế biến thực phẩm, da giầy… - Tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào những địa bàn có lợi thế như khu vực Thủy Nguyên, các cụm công nghiệp phía gần quốc lộ I nhằm phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo liên kết phát triển các vùng trên cơ sở phát huy thế mạnh về nguyên liệu, lao động và các nguồn lực khác; có chính sách ưu đãi hơn để khuyến khích FDI vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa khu vực nội thành và các vùng ngoại thành, huyện đảo xa xôi của thành phố. - Giải quyết vấn đề tranh chấp lao động, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động thương binh xã hội Hải Phòng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vi phạm lao động tại các doanh nghiệp FDI; có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm hợp đồng lao động, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ lao động giữa nhà đầu tư nước ngoài và người lao động; giảm đến mức thấp nhất các vụ đình công, gây tổn thất về kinh tế và mất trật tự an toàn xã hội. - Về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên môi trường Hải Phòng và các sở ban ngành có liên quan trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử lý chất thải, yêu cầu các doanh nghiệp FDI trước khi thành lập phải nêu các phương án, biện pháp khắc phục chất thải ra môi trường bên ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ, nhằm tránh việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường; trong thời gian tới cần kiến nghị vơi Chính phủ nhằm đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 3.2.3.1 Các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ và lao động Công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần thực hiện qua các biện pháp sau: Mời kỹ sư, mời chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho những nhân viên đã tuyển dụng; cử nhân viên Việt Nam sang đào tạo ngắn hạn tại các doanh nghiệp, công ty mẹ của mình ở nước ngoài (trong đó phải đào tạo về ngoại ngữ cho nhân viên trước khi cử sang nước ngoài) Đào tạo nâng cao chất lượng lao động cần phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu cho các doanh nghiệp bởi lẽ để có thể thực hiện các dự án phát triển phần mềm lớn cần phải có những cán bộ quản lý dự án, quản lý chất lượng, quản lý chi phí có khả năng. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay còn thiếu những cán bộ quản lý dự án như vậy. 3.2.2.2 Chủ động tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư Các doanh nghiệp có thể chủ động xúc tiến, kêu gội sự hợp tác, liên kết của nhà đầu tư nước ngoài thông qua các biện pháp sau: Xây dựng trang web riêng cho doanh nghiệp của mình, trong đó có trình bày các ý tưởng về dự án, dự báo kết quả trong tương lai, các thế mạnh của công ty như khả năng am hiểu thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực… để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Tham gia các cuộc triển lãm, hội trợ quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm mà doanh nghiệm sản xuất ra cũng nhu môi trường đầu tư và những ưu đãi trong thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng Trực tiếp gặp gỡ và kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào dự án mà doanh nghiệp đang dự kiến tiến thành thông qua các chuyến đi xúc tiến, chuyến công tác nước ngoài. TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: 1. Xét theo mối tương quan với việc thu hút FDI của cả nước và căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, có thể dự báo nhu cầu về vốn FDI trong những 2007 - 2010 ở Hải Phòng là khá lớn ( 24 nghìn tỷ đồng). Tuy còn có nhiều hạn chế, nhưng cùng với vận hội mới của đất nước và những tiềm năng sẵn có của mình, hoạt động thu hút vốn FDI của Hải Phòng được dự báo là sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trong thời gian tới 2. Để những dự báo trên thành hiện thực, Hải Phòng cần thực hiện một cách linh hoạt và động bộ các nhóm giải pháp khác nhau như: hoàn thiện thể chế, cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn lao động, xúc tiến đầu tư… KẾT LUẬN Toàn cầu hóa đang trở thành một xu thế tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội. Dưới tác động của xu thế đó, cả thế giới đang hình thành nên một mái nhà chung của sự hội nhập. Trong ngôi nhà này, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí ngày một quan trọng, nó là nhân tố cấu thành và quy định xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới đồng thời là nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước đang phát triển. Không đứng ngoài dòng vận động với cường độ lớn của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thế giới, Việt Nam xác định thu hút FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đưa Việt Nam nhích lại gần với trình độ chung của các quốc gia trên thế giới Thực hiện chủ trương mở cửa, chủ động hội nhập của cả nước, trong những năm qua, Hải Phòng đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác thu hút vốn FDI, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hải Phòng là địa phương đứng thứ 6 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố trong cả nước và thứ 2 khu vực miền Bắc ( chỉ sau Hà Nội ) trong lĩnh vực thu hút FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng: nâng cao năng lực sản xuất của địa phương thông qua cung cấp nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, kỹ năng và trinh độ quản lý; góp gần nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố; tạo tiền đề cho các tiến bộ xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao trình độ người lao động… Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của thế giới, đặc biệt là sự tự do trong hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia thuộc khu vực Đông Á, cải thiện môi trường đầu tư nhằm tận dụng ưu thế cạnh tranh trong thu hút FDI đối với các nước cùng khu vực được Nhà nước đánh giá là một trong những nhiệm vụ kinh tế trong tâm. Xu hướng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI còn được tiến hành giữa các địa phương trong cả nước. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, Hải Phòng đã và đang chịu sự cạnh tranh khá quyết liệt trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với một số địa phương lân cận như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh… Mỗi địa phương nêu trên với những thế mạnh và sự không khéo trong việc đề ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của riêng mình đã đạt được những kết quả trong thu hút FDI. Vị trí đầu đàn trong thu hút FDI của Hải Phòng trong khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng. Để củng cố vị trí tiên phong đó của mình, Hải Phòng cần thực hiện những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thu hút FDI. Cơ hội cho việc tăng cường hiệu quả thu hút FDI trong thời gian tới của Hải Phòng là khá thuận lợi. Nhưng để thực hiện thành công chiến lược thu hút FDI, Hải Phòng cần tiếp tục giải quyết những bất cập còn tồn tại như cải thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về FDI và chất lượng nguồn lao động,…Hướng đi đúng đắn được các nhà nghiên cứu công nhận là phải kết hợp linh hoạt và hiệu quả các giải pháp về lượng và giải pháp về chất. Giải pháp về lượng phải đảm bảo thu hút lượng vốn FDI từ nước ngoài, đặc biệt là những nước có công nghệ nguồn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Giải pháp về chất là phải định hướng và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI thu hút được vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đan Đức Hiệp (1997), “Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế phát triển. 2. Đan Đức Hiệp (2005), “ Kinh tế Hải Phòng 50 năm xây dựng và phát triển (1955 – 2005)”, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), “ Giáo trình Kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 4. Hà Thị Ngọc Oanh (2006), “Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Hường (2003), “ Giáo trình kinh doanh quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 6. Nguyễn Thị Kim Mã (2005), “ Giải pháp tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế. 7. Nguyễn Trọng Xuân (2001), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 8. Nguyễn Văn Tuấn (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 9. Phan Thị Hằng (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng”, luận án tiến sĩ. 10. Trần Kim Dung (2004), “ Lựa chọn đối tác đầu tư trong hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ( lấy ví dụ tại thành phố Hải Phòng)”, luận án tiến sĩ kinh tế. 11. Trần Thanh Tùng (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 12. Võ Thanh Thu (2005), “ Quan hệ kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 13. Niêm giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê (2005). 14. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng (2006), “Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 – 2006” 15. Luật đầu tư 2005 16. Thời báo kinh tế Việt Nam 17. Báo đầu tư 18. Báo điện tử Việt Nam net: www.vnn.vn 19. Các trang web: www.haiphong.gov.vn www.haiphongdpi@hn.vnn.vn www.mpi.gov.vn www.vnep.org.vn TIẾNG ANH 19. World Investment Report 1992 – United Nation 20. World Investment Report 1997 – United Nation 21 World Investment Report 2000 – United Nation 22 World Investment Report 2003 – United Nation Phụ lụcI CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ CÓ ĐẦU TƯ TRỰC TIÉP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG (Đơn vị: USD) STT Tên quốc gia Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện 1 Quần đảo Trinh Nữ (BVI) 632,570,912 183204074 2 Nhật Bản 324,706,335 158,387,679 3 Singapore 283,847,996 111,876,039 4 Hàn Quốc 277,107,110 103,581,469 5 Hồng Kông 269,079,000 113,734,206 6 Đài Loan 123,438,000 62,228,000 7 Trung Quốc 64,200,154 21,946,250 8 Pháp 52,268,743 22,198,743 9 Úc 40,020,000 12,100,000 10 Hà Lan 33,060,000 21,840,000 11 Mỹ 31,467,316 11,647,316 12 Malaysia 26,750,100 9,350,000 13 Bỉ 19,000,000 6,000,000 14 Thái Lan 17,460,000 10,800,000 15 Nertherland 15,000,000 15,000,000 16 Nga 14,934,231 10,984,231 17 Vương Quốc Anh 10,000,000 2,000,000 18 Ấn Độ 9,850,000 2,150,000 19 Ucraina 4,939,000 2,020,408 20 Đức 4,739,000 2,509,300 21 Đan Mạch 3,000,000 1,000,000 22 Campuchia 2,922,000 2,922,000 23 CH Séc 1,350,000 420000 24 Samoa 1,250,000 1,250,000 25 CH Áo 500,000 500,000 26 Ý 5000,000 3,428,152 Nguồn : Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng Phụ lục II ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THEO ĐỊA PHƯƠNG ( 1988- 2006 ) STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 Tp. HCM 2085 14,322,152,618 6,385,573,150 6,602,285,617 2 Hà Nội 808 10,250,418,906 4,316,144,962 3,918,620,370 3 Đồng Nai 792 9,346,369,548 3,799,080,597 4,172,079,706 4 Bình Dương 1276 6,372,653,552 2,737,249,295 2,053,047,324 5 Bà Rịa - Vũng Tàu 144 4,944,652,896 1,998,225,111 1,356,735,334 6 Hải Phòng 210 2,197,434,385 928,512,625 1,276,446,131 7 Dầu khí 30 1,961,191,815 1,604,191,815 5,828,865,303 8 Hải Dương 134 1,418,833,398 523,988,952 435,120,480 9 Hà Tây 61 1,237,012,065 428,093,032 212,528,786 10 Long An 121 1,049,360,114 431,669,243 443,448,767 11 Vĩnh Phúc 120 987,202,117 387,655,192 425,929,496 12 Đà Nẵng 91 898,799,144 360,466,625 185,866,590 13 Quảng Ngãi 10 865,753,689 445,121,000 12,026,572 14 Thanh Hóa 25 727,267,144 232,272,687 477,796,460 15 Quảng Ninh 86 636,619,030 291,719,554 445,706,732 16 Thừa Thiên - Huế 35 507,948,462 189,579,999 172,638,118 17 Khánh Hòa 69 491,051,154 175,119,880 376,856,029 18 Bắc Ninh 66 469,546,341 194,554,194 178,154,828 19 Kiên Giang 10 457,358,000 202,298,000 397,410,402 20 Tây Ninh 124 454,303,608 293,479,062 231,852,334 21 Hưng Yên 87 417,808,785 178,863,911 137,954,141 22 Phú Thọ 41 313,217,987 164,580,290 205,655,466 23 Thái Nguyên 21 311,160,472 112,723,472 53,132,565 24 Quảng Nam 37 271,780,071 118,887,233 58,762,841 25 Nghệ An 19 257,325,001 112,907,458 112,515,923 26 Lào Cai 36 253,121,040 92,042,247 25,536,321 27 Phú Yên 34 239,206,313 110,218,655 117,142,280 28 Bình Định 21 231,173,500 114,067,000 23,946,832 29 Bình Thuận 49 225,004,683 81,974,887 33,861,940 30 Lâm Đồng 78 179,571,862 105,874,776 87,626,831 31 Cần Thơ 37 113,515,361 63,499,163 55,626,805 32 Lạng Sơn 27 97,573,876 47,491,558 20,754,810 33 Bình Phước 33 95,804,440 51,892,380 18,576,506 34 Tiền Giang 12 91,219,340 36,115,729 212,504,982 35 Nam Định 11 69,599,022 29,752,142 14,047,500 36 Hà Nam 12 66,459,490 34,543,165 11,007,156 37 Ninh Bình 7 65,879,258 26,594,629 7,665,143 38 Thái Bình 20 64,190,506 23,342,200 6,180,326 39 Hòa Bình 12 55,651,255 19,421,574 32,155,192 40 Quảng Trị 12 44,634,500 18,217,100 6,238,840 41 Bắc Giang 33 41,812,820 31,228,820 12,425,893 42 Hà Tĩnh 10 41,695,000 18,460,000 1,595,000 43 Vĩnh Long 12 40,995,000 19,085,000 14,276,630 44 Bạc Liêu 7 34,142,476 20,886,517 38,905,652 45 Bến Tre 8 33,944,048 13,854,175 8,308,621 46 Ninh Thuận 10 33,671,000 15,268,839 9,099,281 47 Quảng Bình 4 32,333,800 9,733,800 25,490,197 48 Tuyên Quang 2 26,000,000 5,500,000 - 49 Sơn La 6 25,220,000 9,201,000 25,095,898 50 Trà Vinh 9 21,557,701 14,393,701 1,917,147 51 Gia Lai 5 20,500,000 10,660,000 33,775,540 52 Cao Bằng 9 18,975,812 13,630,000 1,200,000 53 Bắc Cạn 6 17,572,667 8,104,667 3,220,331 54 Yên Bái 7 17,147,688 8,542,081 7,213,631 55 Đắk Nông 5 15,499,000 10,891,770 6,224,738 56 An Giang 4 15,161,895 4,846,000 20,130,534 57 Hà Giang 3 11,925,000 4,633,000 900,625 58 Đắk Lắc 1 10,668,750 3,168,750 21,902,000 59 Kon Tum 2 10,130,000 7,540,000 7,428,043 60 Đồng Tháp 9 9,203,037 7,733,037 2,743,691 61 Sóc Trăng 3 5,286,000 2,706,000 3,055,617 62 Lai Châu 2 3,000,000 2,000,000 180,898 63 Cà Mau 3 1,875,000 1,875,000 933,322 64 Hậu Giang 3 1,763,217 1,211,232 1,054,000 65 Điện Biên 1 129,000 129,000 129,000 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục III BẢNG XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Stt Tỉnh, thành phố Chi phí gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Tính minh bạch và tiếp cận thông tin Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Chi phí không chính thức Ưu đãi đối với DNNN(Môi trường cạnh tranh) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý Chỉ số PCI 2006(đã có trọng số) 1 Bình Dương 8,49 6,21 8,50 7,12 6,46 7,24 9,08 8,86 6,52 5,46 76,23 2 Đà Nẵng 9,17 4,70 7,68 5,83 6,18 6,47 6,38 9,62 9,60 6,38 75,39 3 Bình Định 7,16 6,86 7,97 4,93 6,88 7,50 6,64 8,15 6,18 3,95 66,49 4 Vĩnh Long 8,44 6,80 6,25 4,91 6,80 7,33 5,10 7,50 7,96 4,86 64,67 5 Đồng Nai 7,02 6,27 6,18 4,95 6,99 6,31 6,00 7,76 8,45 3,79 64,64 6 Lào Cai 7,78 5,93 7,80 4,33 6,78 8,40 6,59 7,01 6,46 3,52 64,11 7 Tp.HCM 7,07 5,07 6,97 5,12 6,02 6,35 6,18 7,63 7,35 3,81 63,39 8 Vĩnh Phúc 7,31 6,30 6,27 3,25 6,13 6,36 7,74 6,31 6,98 4,03 61,27 9 An Giang 7,64 6,37 6,64 4,57 7,00 6,43 7,59 7,06 4,55 3,38 60,45 10 Cần Thơ 6,55 6,70 6,83 4,87 5,70 6,57 3,52 8,68 5,56 3,80 58,30 11 Đồng Tháp 7,92 6,38 5,81 3,87 7,44 7,43 6,06 6,30 6,14 3,20 58,13 12 Yên Bái 7,20 6,32 5,99 5,70 6,90 8,30 6,38 4,49 5,12 3,81 56,85 13 Trà Vinh 6,85 6,35 5,79 3,81 6,86 6,46 6,31 6,14 5,85 3,63 56,83 14 Quảng Nam 7,76 5,55 4,44 4,32 5,27 6,96 6,61 5,26 5,70 6,31 56,42 15 Bắc Giang 8,18 6,01 5,81 4,78 6,32 6,66 4,89 5,31 6,41 4,00 55,99 16 Hưng Yên 6,65 6,91 6,49 5,36 7,64 7,82 5,82 5,53 3,89 3,52 55,97 17 BRVT 7,49 5,38 5,43 5,59 5,85 5,70 5,46 5,82 5,56 4,73 55,95 18 Ninh Bình 7,87 5,92 5,11 5,87 6,29 6,17 5,64 4,78 6,60 3,63 55,82 19 Sóc Trăng 7,82 7,98 5,78 4,00 6,30 7,20 7,31 4,50 4,16 4,06 55,34 20 Khánh Hòa 8,23 5,30 6,02 5,37 6,51 6,36 5,11 6,12 5,08 3,27 55,33 21 Phú Yên 8,83 7,03 6,09 2,64 5,35 6,58 5,09 6,49 5,44 3,73 54,93 22 Bắc Ninh 7,25 6,06 6,09 3,04 6,24 6,76 5,75 4,60 6,53 4,14 54,79 23 Nghệ An 7,85 5,56 5,78 5,06 6,29 6,15 4,69 4,28 6,53 4,53 54,43 24 Phú Thọ 8,32 6,50 5,35 4,73 6,61 6,96 4,59 5,70 5,56 3,70 54,42 25 Quảng Ninh 6,81 6,31 4,77 4,74 6,47 6,46 6,03 5,25 4,74 4,30 53,25 26 Bến Tre 7,65 6,20 4,90 3,73 8,35 5,99 6,38 4,42 5,47 3,54 53,11 27 Gia Lai 7,08 6,16 6,03 3,26 7,32 6,36 4,91 5,77 5,06 3,68 53,06 28 Thái Nguyên 7,02 5,66 6,08 3,66 6,18 6,66 3,53 5,25 6,64 4,05 52,71 29 Hải Dương 6,19 6,15 5,81 4,23 5,70 7,28 5,84 5,09 4,52 3,91 52,70 30 Bình Thuận 6,39 5,92 6,71 4,22 7,27 7,06 4,47 4,58 5,64 3,02 52,66 31 Hậu Giang 7,67 6,01 5,12 3,97 7,74 6,08 6,79 3,98 4,67 4,06 52,61 32 Lâm Đồng 7,20 6,97 5,54 4,83 6,56 6,37 3,82 6,39 4,19 3,93 52,25 33 Tiền Giang 5,85 6,43 4,48 4,59 7,25 6,65 5,31 5,76 5,05 3,60 52,18 34 Quảng Trị 8,83 5,67 4,93 4,79 6,52 6,85 4,26 4,12 6,78 3,32 52,18 35 Đắc Lắk 6,48 5,95 4,99 4,83 6,03 6,74 5,87 5,27 4,19 3,74 51,65 36 Kiên Giang 7,87 7,72 4,86 4,42 6,63 6,01 5,60 4,88 3,89 3,89 51,27 37 Thái Bình 6,89 5,46 5,27 6,13 6,62 7,17 4,81 3,73 5,13 2,92 50,54 38 TT-Huế 7,52 4,99 5,43 4,40 5,98 6,23 4,63 4,68 5,79 2,98 50,53 39 Long An 7,88 7,07 3,62 3,88 5,68 7,02 5,59 5,63 4,85 3,16 50,40 40 Hà Nội 5,73 4,19 5,60 5,25 5,21 4,70 4,23 6,12 5,24 3,39 50,34 41 Hoà Bình 6,62 6,57 5,13 5,02 7,39 7,30 4,61 3,51 5,16 3,62 50,17 42 Hải Phòng 7,38 4,48 6,07 4,41 5,54 5,85 3,76 4,98 5,83 2,98 49,98 43 Lạng Sơn 6,87 4,39 5,65 5,17 6,21 6,50 3,30 5,20 5,07 3,65 49,64 44 Nam Định 7,40 5,71 3,63 4,48 6,65 7,54 5,16 4,75 4,48 3,37 48,89 45 Bắc Kạn 7,21 4,34 3,18 4,60 6,47 7,04 4,02 3,28 6,21 6,55 48,73 46 Hà Giang 7,39 6,19 5,03 3,44 6,01 6,44 4,92 4,87 4,52 3,04 48,49 47 Tây Ninh 8,49 6,26 4,56 3,70 6,12 6,06 4,11 4,42 4,30 5,09 48,35 48 Quảng Bình 8,02 6,07 5,46 4,05 7,22 6,17 3,55 3,84 4,92 3,46 47,90 49 Hà Nam 6,58 5,58 6,48 3,90 6,51 6,29 4,79 4,39 2,87 3,09 47,27 50 Tuyên Quang 8,59 5,13 4,04 4,09 6,47 7,02 4,57 5,30 3,43 3,50 47,21 51 Cao Bằng 7,65 4,83 4,62 4,70 6,30 7,44 4,38 3,07 5,10 3,07 46,63 52 Bình Phước 4,96 6,82 4,36 5,28 6,12 6,37 4,72 4,36 4,13 2,52 46,29 53 Ninh Thuận 7,50 6,66 5,39 3,48 6,08 5,52 2,60 3,84 5,50 3,47 45,82 54 Thanh Hoá 7,83 5,95 4,63 4,73 5,24 6,79 3,11 4,61 3,73 3,53 45,30 55 Sơn La 7,78 5,94 3,95 3,50 5,82 7,40 4,37 4,65 3,44 3,63 45,22 56 Quảng Ngãi 6,73 5,99 5,24 4,42 5,44 5,79 2,36 4,57 4,94 2,13 44,20 57 Cà Mau 5,99 5,74 5,07 4,33 6,97 5,73 4,10 3,47 3,65 3,00 43,99 58 Bạc Liêu 5,67 6,91 2,53 4,24 6,34 5,60 4,17 4,32 4,30 3,41 42,89 59 Hà Tĩnh 7,36 5,93 2,86 4,93 5,05 6,22 3,09 3,99 5,10 2,59 42,35 60 Điện Biên 8,82 5,72 4,38 4,19 6,45 5,60 3,24 3,42 3,50 2,99 42,28 61 Kon Tum 8,73 4,95 4,28 3,22 5,17 6,09 3,43 3,33 3,60 3,74 41,38 62 Hà Tây 6,12 4,92 5,56 4,28 5,07 6,70 2,53 3,60 2,92 3,13 40,73 63 Đắk Nông 5,56 4,82 2,15 3,81 6,66 5,07 4,15 2,40 4,11 4,83 38,91 64 Lai Châu 7,99 3,84 2,46 3,06 5,20 7,10 4,32 2,96 1,99 4,05 36,76 Hình 1.4 Minh hoạ môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư theo các giai đoạn Nguồn:UNTAD, WIR 1998,tr.91. - VỐN FDI - NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. An ninh trật tự xã hội 2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp 3. Xuất nhập cảnh 4. Minh bạch, công khai chính sách đầu tư… 1.Thuế 2.Xuất nhập khẩu 3.Tuyển dụng lao động 4. Đất đai 5.Yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp 6.Ngoại hối 7.Khiếu kiện 8.Chuyển tiền 9. Bảo hộ tài sản của nhà đầu tư 10.Lĩnh vực được phép kinh doanh 11.Giải quyết tranh chấp 12. Cơ sở hạ tầng… 1.Giải thể 2.Phá sản 3.Khiếu kiện và giải quyết tranh chấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_4142.pdf
Luận văn liên quan