Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật về khiếu nại. Theo đó, tổ chức, công dân có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục khiếu nại, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khiếu nại, không được lợi dụng quyền khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, vu cáo làm hại người khác hoặc cố tình khiếu nại không đúng sự thật; không được kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng hoặc lợi dụng khiếu nại để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đó là quá trình thụ lý, xác minh, kết luận và ban quyết định giải quyết khiếu nại. Thông qua giải quyết khiếu nại mà các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước tự kiểm tra, điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Việc giải quyết khiếu nại phải đảm bảo các nguyên tắc tuân thủ pháp luật; khách quan, toàn diện, công khai, kịp thời, công bằng, dân chủ và nguyên tắc khuyến khích hòa giải. Thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại đúng pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

pdf93 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tuy đạt được nhiều kết quả nhưng chủ yếu nặng về hình thức tuyên truyền thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút người tham gia. - Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, một số địa phương bố trí cán bộ chưa đủ năng lực, kinh nghiệm phụ trách công việc này nên việc hòa giải tại cơ sở đạt hiệu quả chưa cao. - Một số cán bộ, công chức tham mưu còn lúng túng dẫn đến chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ hoặc thiếu chủ động trong công việc, làm hạn chế hiệu quả giải quyết công việc. - Việc theo dõi, thông tin, báo cáo kết quả giải quyết đơn thư của một số cơ quan, đơn vị còn chậm hoặc không thực hiện; việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai còn thiếu chặt chẽ. - Việc thu thập thông tin thiếu chính xác, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp, cập nhật thông tin thiếu kịp thời, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai từng lúc thiếu quan tâm. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên xuất phát từ những lý do sau: Một là, hiện nay, một số vụ việc đã hết thời hiệu giải quyết hoặc quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn xem xét lại để giải quyết lại khi người khiếu nại gửi đơn khiếu nại tiếp, nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải quyết cũng nhận đơn rồi chuyển đơn nên người khiếu nại gửi đơn nhiều nơi, dẫn đến việc khiếu nại không có điểm dừng. Hai là, nhiều dự án đã được quy hoạch nhiều năm, có dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa được triển khai thực hiện hoặc để hoang hóa gây khó khăn trong hoạt động, sinh sống tạo nên sự bức xúc trong nhân dân dẫn đến viết đơn đề nghị giải quyết. Ba là, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Do bị một vài cá nhân có động cơ không tốt xúi giục và cùng với yếu tố lợi ích vật 57 chất trực tiếp dẫn đến có một số trường hợp phát sinh khiếu nại, mặc dù vụ việc đã được giải quyết đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Bốn là, công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước của một số đơn vị, địa phương còn hạn chế, thiếu sót, nhất là công tác quản lý và sử dụng đất đai; một số hồ sơ cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bộc lộ sai sót do một bộ phận cán bộ, công chức thiếu kiểm tra dẫn đến việc tham mưu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định; hoặc hồ sơ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp được cơ quan công chứng chứng thực để cấp lại dẫn đến có sự sai lệch với thực tế, chồng lấn lên nhau, nên khi các hộ xin cấp phép xây dựng nhà ở mới phát hiện và có đơn kiến nghị, khiếu nại. Năm là, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số đơn vị còn năng lực còn yếu, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao; chưa sử dụng thành thạo và thường xuyên cập nhật phần mềm quản lý tiếp công dân, giải quyết đơn thư nên số liệu theo dõi, tổng hợp không kịp thời, thiếu chính xác, không phát huy hết nguồn lực đã đầu tư. Thủ trưởng, cán bộ một số cơ quan nhận thức chưa đầy đủ và làm tốt trách nhiệm tham mưu giải quyết đơn thư. - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai chưa chặt chẽ, công tác phối hợp của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể trong công tác kiểm tra, giám sát việc giải quyết đơn thư của công dân trên thực tế chưa nhiều, hiệu quả chưa cao. 58 Tiểu kết chương 2 Trong những năm qua, việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng quan tâm thực hiện, thường xuyên rà soát tình hình khiếu nại ở địa phương và chủ động đề ra giải pháp để giải quyết dứt điểm nhiều vụ khiếu nại phức tạp, đông người ngay từ cơ sở, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại vẫn diễn biến phức tạp, biểu hiện rõ nhất là tình hình khiếu nại dai dẵng kéo dài, khiếu nại đông người, vượt cấp gia tăng; một số vụ việc khiếu nại người dân thể hiện thái độ sẳn sàng đối đầu với chính quyền. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu nại ngày càng phức tạp là do công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của địa phương còn nhiều bất cập, quá trình giải quyết còn chậm, chưa đúng quy định, chất lượng giải quyết chưa cao, nhiều vụ việc giải quyết không dứt điểm, kéo dài, việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật chưa nghiêm, chưa triệt để, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mặc dù có thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa phát huy hiệu quả trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, công tác tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn hạn chế nên chưa kịp thời phát hiện và xử lý chưa nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. 59 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN U MINH THƯỢNG 3.1. Phương hướng hoàn thiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai Từ thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, nhằm hoàn thiện và góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, cần thực hiện những công việc sau: Một là, nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sự nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sự nhận thức, chấp hành pháp luật của người dân vê tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và đất đai, nhất là việc chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Hai là, hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức cả về số lượng và chất lượng, bởi đây là một yếu tố quyết định hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Bên cạnh đó, phải kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan tham mưu thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ba là, tiếp tục xác định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa thường xuyên, vừa cấp bách để tập trung chỉ đạo điều hành. Bốn là, tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó tăng cường và phát huy vai trò, trách nhiệm, năng lực của cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác này. 60 Năm là, tập trung kiểm tra, rà soát và giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại đông người, gay gắt, phức tạp, kéo dài còn tồn đọng; hạn chế tối đa tình trạng công dân tập trung đông người khiếu nại vượt cấp đến các cơ quan Trung ương gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Sáu là, trong giải quyết khiếu nại, phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nâng cao chất lượng giải quyết, đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, đúng thời hạn, công khai, công bằng, dân chủ. Bảy là, hoàn thiện các cơ sở vật chất, kỹ thuật và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ tốt cho công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 3.2.1. Nhóm hoàn thiện về chính sách pháp luật Thứ nhất, pháp luật về tiếp công dân. Hiện nay, Luật tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân đã có hiệu lực pháp luật. Các văn bản pháp luật này đã quy định cụ thể về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân. Có thể khẳng định các văn bản pháp luật này đã điều chỉnh đầy đủ, hoàn thiện nhất so với các văn bản pháp luật trước đây về tổ chức và hoạt động tiếp công dân. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, các biện pháp và hình thức chế tài xử lý đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để gây rối, làm ảnh 61 hưởng đến an ninh trật tự, các trường hợp tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân. Do đó, kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định cụ thể về nội dung này để địa phương tổ chức thực hiện. Căn cứ quy định của pháp luật về tiếp công dân, Ủy ban nhân dân huyện cần khẩn trương thực hiện các công việc sau: - Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân mới cho phù hợp. Trong đó, nêu rõ nguyên tắc, trách nhiệm tiếp công dân; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của người tiếp công dân và những trường hợp được từ chối tiếp công dân. - Ban hành quy định cụ thể việc tiếp công dân của các cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và việc tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phù hợp với yêu cầu, tính chất tổ chức và hoạt động của từng cơ quan theo khoản 2 điều 16 của Luật Tiếp công dân, bởi vì hệ thống pháp luật về tiếp công dân chưa có quy định cụ thể về nội dung này mà phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Quy định này được ban hành sẽ giúp cho các cơ quan hanh chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh quán triệt, tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật. - Theo khoản 3 điều 12 của Luật Tiếp công dân quy định: “ Văn phòng tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Ban nội chính tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cử đại diện phối hợp với Ban tiếp công dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh”; theo khoản 3 điều 13 của Luật Tiếp công dân quy định: “ Văn phòng huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra huyện ủy cử đại diện phối hợp cùng Ban tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện”. Do đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần 62 phải chỉ đạo, đề nghị các cơ quan có liên quan xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện. Quy chế này cần quy định rõ các nội dung sau: + Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của từng cơ quan; + Việc tiếp công dân, cử người đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân; + Phối hợp trong các công việc: Quản lý, điều hành hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; đón tiếp, hướng dẫn công dân; theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban tiếp công dân chuyển đến; việc bảo vệ Trụ sở tiếp công dân, người tiếp công dân, bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phối hợp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; + Chế độ thong tin, báo cáo, họp giao ban định kỳ. Việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh huyện có ý nghĩa nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cơ quan tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong công tác tiếp công dân, góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng. Thứ hai, pháp luật về khiếu nại. Hiện nay, Luật khiếu nại năm 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ ban hành quy trình giải quyết khiếu nại hành chính đã có hiệu lực pháp luật. Các văn bản pháp luật này đã khắc phục những tồn tại hạn chế trong các quy định của Luật Khiếu 63 nại, tố cáo năm 1998 được sửa đổi năm 2004, 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành trước đây, nhất là việc đảm bảo đầy đủ tính khách quan, công khai, dân chủ trong quá trình giải quyết thông qua việc quy định rõ trình tự, thủ tục, đối thoại, thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, gửi và công khai quyết định giải quyết khiếu nại; không còn hạn chế việc khởi kiện của người dân tại Tòa án Mặc dù, Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ đã quy định rõ trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định rõ về trách nhiệm, thời gian thực hiện nhiệm vụ cho từng cơ quan cụ thể như: Thanh tra; Tài nguyên, môi trường và Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong quá trình thanh mưu giải quyết khiếu nại từ khâu tiếp nhận, thụ lý khiếu nại, xác minh, kết luận việc khiếu nại và thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định giải quyết. Do đó Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành quy trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai để quy định cụ thể các vấn đề trên, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Quy trình này sẽ giúp cho các cơ quan chuyên môn thấy rõ và thực thi nghiêm túc trách nhiệm của mình, cũng như tạo ra cơ chế phối hợp tốt trong quá trình tham mưu giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Thứ ba, pháp luật về đất đai. Hiện nay, các Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành đa khắc phục được những hạn chế của hệ thống pháp luật trước đây. Các văn bản này quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và đảm bảo quyền lợi của 64 người có đất thu hồi, đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí. Đặc biệt là đã quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao , cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể là quy định giá các loại đất, giá bồi thường vật nuôi, cây trồng, vật kiến trúc, chi phí di dời mồ mã và quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Ủy ban nhân dân huyện cần đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, thông qua việc ban hành quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, phải ban hành quy trình quy định từng bước cụ thể để thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để các cơ quan có thẩm thực hiện công tác này đúng và đầy đủ các trình tự, thủ tục tránh sai sót. Từ đó, góp phần hạn chế khiếu nại của công dân liên quan đến thủ tục quản lý Nhà nước về đất đai. Căn cứ điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định bồi thường, hổ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thì ngoài việc hỗ trợ theo quy định của Nghị định này, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống sản xuất và công bằng đối với người có đất bị thu hồi. Do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh phải 65 ban hành quy định cụ thể về các chính sách hỗ trợ khác này đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định này cần phải có các nội dung sau: - Xác định cụ thể các loại chính sách hỗ trợ khác như: Bán thêm nền tái định cư, giao đất nông nghiệp, tăng mức hỗ trợ thêm tiền chính sách xã hội - Nêu rõ những điều kiện cụ thể để được áp dụng các loại chính sách hỗ trợ khác, đảm bảo các điều kiện của người được nhận hỗ trợ này phải khác biệt so với các hộ khác có đất bị thu hồi trong cùng dự án, chẳng hạn như: Người dân bị thu hồi đất với diện tích lớn hoặc có vị trí sinh lợi cao hơn nhiều so với diện tích đất bị thu hồi của các hộ dân khác; người dân có hoàn cảnh nghèo, khó khăn, bệnh tật hoặc thuộc các trường hợp đặc biệt ma2pha1p luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa điều chỉnh, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất. Quy định này sẽ giúp ngăn chặn việc tùy tiện áp dụng các chính sách hỗ trợ khác của Ủy ban nhân dân huyện tránh dược việc phát sinh so bì của người dân. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định mới nêu trên sẽ có ý nghĩa đảm bảo hoàn thiện các cơ sở pháp lý, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một nguyên tắc quan trọng đối với nhóm giải pháp này đó là định kỳ phải đánh giá kết quả việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm phát hiện kịp thời những quy định chưa phù hợp qua áp dụng thực tiễn để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. 3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng được thực hiện thông qua những con người cụ thể. Do đó nhóm giải pháp này đảm bảo xây dựng được đội ngũ cán bộ, công 66 chức, viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực, có khả năng hướng dẫn, giải thích thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật, đồng thời thời phải có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nhóm giải pháp này bao gồm: Thứ nhất, đảm bảo chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thông qua việc kiểm tra, rà soát trình độ, năng lực để kịp thời đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sắp xếp công tác và tuyển dụng cho phù hợp với vị trí việc làm. Việc kiểm tra, rà soát, đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo có kế hoạch, có chất ượng. Trường hợp qua đào tạo, bồi dưỡng mà trình độ năng lực của cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, phải mạnh dạn bố trí công tác khác hoặc tinh giản theo quy định. Thứ hai, nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức qua thực hiện các công việc sau đây: - Xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, trong đó phải xác định phẩm chất cơ bản là không tham nhũng, phải tận tụy trong thực thi công vụ, phải hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. - Tạo ý thức tự giác về rèn luyện phẩm chất, đạo đức của bản thân, ý thức tự nghiên cứu, học tập, cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, thông qua việc giáo dục chính trị, tư tưởng của các cấp ủy Đảng. - Đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng giáo dục, học tập tại các lớp học Nghị quyết của Đảng, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên và tuyên truyền viên. Thứ ba, nâng cao vai trò, trách nhiệm của độ ngũ cán bộ, công chức, viên chức qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ để đánh giá 67 kết quả, khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ, xử lý, chấn chỉnh kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị có hành vi sai phạm, thiếu trách nhiệm. Thủ trưởng các phòng, ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về những sai sót trong công tác quản lý đất đai, kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những sai sót trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Thứ tư, bổ sung biên chế, tăng cường số lượng công chức làm công tác kiểm tra, xác minh, tham mưu đề xuất giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đảm bảo đủ lực lượng thực thi công vụ. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch cụ thể sử dụng đội ngũ này một cách hiệu quả, hạn chế việc điều động, luân chuyển do nhu cầu của công tác khác. Thứ năm, thành lập Ban tiếp công dân cơ cấu thành phần đúng quy định của khoản 3 điều 13 của Luật Tiếp công dân quy định: “Văn phòng huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra huyện ủy cử đại diện phối hợp cùng Ban tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện” vì hiện nay đã thành lập nhưng chưa cơ cấu 02 thành phần này. Đồng thời ban hành quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tiếp công dân theo quy định của pháp luật cụ thể: - Tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tại Trụ sở tiếp công dân; Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh, chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố 68 cáo đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách pháp luật. - Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; - Tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả công tác tiếp dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban tiếp công dân, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân; - Phối hợp với Thanh tra huyện tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật có liên quan, hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân. - Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tich Ủy ban nhân dân huyện giao. Như vậy; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tiêp công dân cấp huyện là nhiều, trong khi đó thực tế tại huyện Trưởng ban tiếp công dân là Phó chánh văn phòng phụ trách Tổ một cửa và kiêm Trưởng ban tiếp dân và công chức Tổ một cửa kiêm nhiệm vụ tiếp công dân. Do đó, kiến nghị Chủ tich Ủy ban nhân dân huyện phân công trách nhiệm rõ ràng không kiêm nhiệm để đảm bảo cho công tác tiếp công dân hiệu quả hơn. 3.2.3. Nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành Thực tế cho thấy, việc chỉ đạo, điều hành có ý nghĩa quyết định hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước nói chung và công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng. Do đó, các cơ quan Nhà nước có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai cần phải tăng cường chất lượng hoạt động chỉ đạo, điều hành của mình nhằm phát huy những ưu điểm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và khắc phục những hạn chế thiếu sót của cấp mình và của cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 69 Một là, phải xác định giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị, cần phải tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc. Phải đảm bảo hoạt động chỉ đạo, điều hành trong công tác này tập trung, thống nhất, cấp dưới phải tuân thủ và chấp hành nghiêm quyết định của cấp trên, các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng thuận về các giải pháp giải quyết khiếu nại đúng quy định của pháp luật và tình hình thực tế. Bên cạnh đó, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các cơ quan Đảng, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Hai là, chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể: - Làm tốt việc lập, xét duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải dân chủ công khai, đúng chính sách, pháp luật, sát thực tế đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. - Quản lý chặt chẽ đất do Nhà nước quản lý, sử dụng như: Đất hành lang lộ giới, đất của cơ quan Nhà nước sử dụng, đồng thời xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm. - Công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, đầu tư, xây dựng. Trường hợp phải cưỡng chế thu hồi đất, thì phải có phương án chặt chẽ, đúng pháp luật, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Ba là, tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó phải tập trung vào viêc quản lý, sử dụng đất, cấp gi61y chứng nhận 70 quyền sử dụng đất, việc tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, tập trung vào những địa bàn trọng điểm có nhiều vụ khiếu nại, tố cáo hoặc người có thẩm quyền có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công tác này. Qua đó kịp thời chấn chỉnh nhưng hạn chế và phải xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức vi phạm, không qua loa hình thức. Bốn là, nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo, đảm bảo đánh giá và dư báo chính xác tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Qua đó, phục vụ đắc lực cho các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo điều hành thực hiện các giải pháp giải quyết cũng như các giải pháp phòng ngừa. Để làm tốt điều này, Ủy ban nhân dan huyện chi đạo Thanh tra huyện hướng dẫn các ban, ngành huyện đề cương nội dung báo cáo, các chỉ tiêu, số liệu cụ thể, mốc thời gian báo cáo và Thanh tra huyện phải chịu trách nhiệm đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm. Thực tế cho thấy, khiếu nại hành chính về đất đai chủ yếu là do Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án, nên một trong những số liệu quan trọng cần phải được thống kê, báo cáo là số dự án mà Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện và số hộ có đất bị thu hồi có khiếu nại tại từng dự án đó, nguyên nhân phát sinh khiếu nại; đồng thời phải dự báo được số hộ sẽ khiếu nại đối với đối với các dự án mà Nhà nước thu hồi đất trong tương lai. Qua số liệu thống kê, báo cáo này, Ủy ban nhân dân huyện sẽ có cách nhìn tổng thể để có các giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, phòng ngừa phát sinh khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân một cách có hiệu quả. Năm là, đảm bảo an ninh, trât tự trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, nhất là trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Để thực hiện tốt điều này, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Thanh tra huyện phối hợp với các cơ quan: Công an huyện, Phòng Tài 71 nguyên Môi trường, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các công việc sau: - Nắm chắc tình hình và số vụ khiếu nại gay gắt, phức tạp, đông người, kéo dài trên địa bàn huyện để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân huyện có biện pháp giải quyết, hạn chế tối đa tình trạng người người dân tập trung khiếu nại đến các cơ quan chức năng tỉnh gây mất an, trật tự. - Trong trường hợp có người dân của địa phương tập trung khiếu nại đến các cơ quan chức năng tỉnh gây mất an ninh, trật tự, thì cử công chức có thẩm quyền phối hợp với đại diện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.vận động người dân trở về địa phương để Ủy ban nhân dân huyện có biện pháp chỉ đạo giải quyết. - Xử lý nghiêm minh trường hợp cá nhân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh, trật tự, xúc phạm, đe dọa, hành hung cán bộ, công chức. Sáu là, hàng năm phải tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá những ưu điểm, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác giải quyết khiếu nại để từ đó có giải pháp phù hợp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác này. 3.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại Thứ nhất, phải tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết khiếu nại, cụ thể là thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo đúng quy định, luôn gắn việc tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại. Trong đó, chú trọng vào việc tiếp, đối thoại với công dân tại cơ sở, giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật những khiếu nại của người dân ngay từ khi mới phát sinh. Thứ hai, phải tập trung rà soát, xác minh, xem xét giải quyết những vụ khiếu nại phức tạp, đông người, gay gắt, kéo dài và các vụ việc còn tồn đọng. Trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai cần phải kiểm tra, 72 làm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, nguyên nhất phát sinh khiếu nại, tập hợp đầy đủ các hồ sơ, chứng cứ pháp lý, tổ chức đối thoại với người khiếu nại, huy động cả hệ thống chính trị tham gia giải quyết, xem xét các khía cạnh pháp lý và thực tế của vụ việc, nghiên cứu, vận dụng đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, hành chính, pháp luật và kinh tế để giải quyết vụ việc đảm bảo vừa đúng quy định pháp luật, vừa phù hợp với tình hình thực tế. Khi thực hiện các dự án thu hồi đất ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến nhiều hộ dân, cần tăng cường tuyên truyền, vận động, đối thoại công khai, dân chủ nhằm tạo sự đồng thuận của đại đa số người dân, tránh phát sinh khiếu kiện đông người. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, trường hợp phát hiện có sai sót thì mạnh dạn sửa sai hoặc đề xuất sửa sai. Nếu người khiếu nại có khó khăn, thì cần xm xét, vận dụng chính sách xã hội và có biện pháp hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Thứ ba, các cơ quan chức năng phải tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong quá trình giải quyết khiếu nại, cụ thể là sự phối hợp giữa Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên, Môi trường và Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả trong quá trình giải quyết khiếu nại. Sự phối hợp này phải thể hiện ở các mặt sau: - Đối với các vụ việc còn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện có tính chất phức tạp, gay gắt, tiềm ẩn phát sinh khiếu nại đông người hoặc có vướng mắc trong áp dụng pháp luật thì Ủy ban nhân dân huyện chủ động phối hợp với Thanh ra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để tham khảo ý kiến và được hướng dẫn cụ thể; nếu còn có ý kiến khác nhau với các ngành 73 chức năng thì báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, có chủ trương để giải quyết. - Phòng Tài nguyên, Môi trường tăng cường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai, thi hành pháp luật về đất đai. - Đối với các vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người, gay gắt đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại kéo dài thì kiên trì tuyên truyền vận động thông qua các hình thức như sinh hoạt Tổ nhân dân tự quản và trên sóng phát thanh. Thứ tư, ngoài việc gửi quyết định giải quyết còn phải công khai nội dung, quá trình, kết quả giải quyết bằng các hình thức phù hợp như niêm yết tại trụ sở làm việc, nơi tiếp công dân. Thứ năm, đề nghị Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xây dựng cơ chế giám sát với kế hoạch cụ thể đối với công tác giải quyết khiếu nại, kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm của các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết để đề nghị chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Việc giám sát phải toàn diện về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nội dung giải quyết khiếu nại và tổ chức thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. 3.2.5. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin Thứ nhất, Ủy ban nhân dân huyện khẩn trương xây dựng Trụ sở tiếp công dân, mua sắm đầy đủ trang thiết bị để phục vụ công tác tiếp dân như máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm và các vật dụng khác cần thiết. Đồng thời quan tâm hỗ trợ kinh phí cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tiếp dân, xử lý đơn theo quy định. Thứ hai, xây dựng phần mềm theo dõi tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phần mềm này phải đảm bảo các điều kiện sau: 74 Kết nối được cơ sở dữ liệu giữa cơ quan chức năng các cấp, hình thành được hồ sơ điện tử và theo dõi được quá trình giải quyết từng vụ việc, có chức năng thống kê, lọc và tổng hợp số liệu báo cáo. Việc xây dựng phần mềm này có ý nghĩa tạo ra được cơ sở dữ liệu chung, phục vụ đắc lực cho công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thứ ba, hiện nay chính sách bồi dưỡng đã được quy định thực hiện đối với công chức làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhưng đối với các công chức làm công tác xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại không phải là Thanh tra viên đang công tác tại các cơ quan Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân, thì chưa có quy định về chế độ bồi dưỡng hoặc phụ cấp trách nhiệm. Do đó, kiến nghị cơ quan chức năng Trung ương cần phải có quy định về chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ công chức này. 3.2.6. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và chấp hành pháp luật Thứ nhất, lãnh đạo các cấp, các ngành cần phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua việc các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức các cuộc họp, hội nghị triển khai, quán triệt, xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, vừa thường xuyên, vừa cấp bách, cần tập trung thực hiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thứ hai, lãnh đạo các cấp, các ngành phải tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức tiếp công dân, tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo thấy rõ mục đích, ý nghĩa, của công tác này, nhất là việc rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo, các vụ phức tạp, tồn đọng, kéo dài, để từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người 75 dân; nghiên cứu, am hiểu chính sách, pháp luật; biết chia sẻ, đặt mình vào vị trí người dân; tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật, giải thích, hướng dẫn theo quy định những trường hợp công dân cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài không có chứng cứ. Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp không đúng quy định. Đa phần người dân khiếu nại tại U Minh Thượng sinh sống ở vùng nông thôn, nơi mà điều kiện tiếp cận với các kênh truyền thông còn hạn chế, nên để tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả cần áp dụng tổng hợp các hình thức sau: - Tuyên truyền thường xuyên thông qua cán bộ, công chức tại các cuộc họp Tổ nhân dân tự quản; thông qua hệ thống truyền thanh và các loại hình văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. - Thành lập tủ sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật ở ấp để người dân sinh hoạt, tự nghiên cứu tìm hiểu pháp luật. - Có chính sách tạo điều kiện cho các hoạt động tư vấn pháp lý được mở rộng và phát triển. - Định hướng các cơ quan thông tin truyền thông khi thông tin các vụ việc khiếu nại, tố cáo phải chính xác, đầy đủ, khách quan, tránh việc đưa tin một chiều, sai bản chất sự việc, tạo ra dư luận không tốt trong nhân dân. Trường hợp có sai phạm trong việc thông tin, thì xử lý nghiêm theo đúng quy định. Vấn đề này, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Đài truyền thanh phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo huyện ủy để thực hiện. 76 Thứ tư, đối với các vụ khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng quy định của pháp luật và tình hình thực tế, nhưng người dân vẫn tiếp tục khiếu nại thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần phối hợp với các cơ quan chức năng để giải thích cho người khiếu nại hiểu và vận động cho người dân chấp hành kết quả giải quyết. Đối với các vụ việc đông người, gay gắt, phức tạp, kéo dài đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, nhưng người dân vẫn không đồng ý, thì cần phải xây dựng tài liệu vận động riêng chuyển đến các cơ quan chức năng để nắm rõ và có kế hoạch vận động lâu dài. Tài liệu vận động phải thể hiện cụ thể nội dung khiếu nại; quá trình, kết quả giải quyết; cơ sở pháp lý và thực tiễn để giải quyết khiếu nại. 77 Tiểu kết chương 3 Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá và tổng hợp từ thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, từ đó đã rút ra những kết quả, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Luận văn đã đưa ra được nhóm các giải pháp hoàn thiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nói chung, trên địa bàn huyện U Minh Thượng nói riêng, trong đó tác giả đã đề xuất, kiến nghị một số nhóm pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai đối với Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Những giải pháp mà tác giả đề xuất, nếu được các cấp chính quyền quan tâm vận dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, cụ thể: Trước hết là hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật khiếu nại và luật giải quyết các vụ án hành chính khác; cần phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân; kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai; thực hiện tốt Luật tiếp công dân; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. 78 KẾT LUẬN Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật về khiếu nại. Theo đó, tổ chức, công dân có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục khiếu nại, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khiếu nại, không được lợi dụng quyền khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, vu cáo làm hại người khác hoặc cố tình khiếu nại không đúng sự thật; không được kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng hoặc lợi dụng khiếu nại để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đó là quá trình thụ lý, xác minh, kết luận và ban quyết định giải quyết khiếu nại. Thông qua giải quyết khiếu nại mà các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước tự kiểm tra, điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Việc giải quyết khiếu nại phải đảm bảo các nguyên tắc tuân thủ pháp luật; khách quan, toàn diện, công khai, kịp thời, công bằng, dân chủ và nguyên tắc khuyến khích hòa giải. Thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại đúng pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. 79 Khiếu nại là một vấn đề rất nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân; các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề này để xúi giục, kích động người khiếu nại, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã xác định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý Nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai của công dân có ý nghĩa quan trọng cả về lý thuyết lẫn phương diện thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình khiếu nại tại địa phương những năm qua vẫn diễn biến phức tạp, có lúc hết sức gay gắt, thể hiện rõ nhất là tình hình khiếu nại dai dẵng kéo dài, khiếu nại đông người không được giải quyết dứt điểm, nhất là trong dịp diễn ra các sự kiện chính trị. Nguyên nhân là do công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, quá trình giải quyết còn chậm, chưa đúng quy định, có lúc, có việc chưa nghiên cứu sâu, kỹ nên dẫn đến chất lượng giải quyết chưa cao; nhiều vụ việc giải quyết không dứt điểm, kéo dài gây ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân; việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật chưa nghiêm, chưa triệt để, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật mặc dù có thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa phát huy hiệu quả trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, chưa phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội. Vì vậy, để thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai sẽ giúp mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng trở nên mật thiết, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền. Người dân sẽ ủng hộ, hợp tác với cơ quan, tổ chức tốt hơn trong các chương trình nghị sự 80 của Đảng, Nhà nước; tham gia xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại còn nhằm thực hiện đúng nghĩa vụ là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Do đó để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nhằm điều chỉnh những bất hợp lý trong Luật đất đai và những quy định thiếu thống nhất, chồng chéo giữa Luật khiếu nại và Luật đất đai; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của công dân, tổ chức. Thứ hai, giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, nhất là Luật đất đai và Luật khiếu nại. Thứ ba, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Thứ tư, thực hiện tiếp công dân đúng quy định của Luật tiếp dân. Thứ năm, thực hiện công khai đầy đủ, kịp thời quá trình giải quyết khiếu nại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại và cơ quan có thẩm quyền theo dõi, giám sát giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân huyện với các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ở địa phương. Thứ bảy, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân huyện. 81 Thứ tám, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Thuận Ánh (2012), giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, thực trạng tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, Trường Đại học Huế. 2. Ban quản lý dự án Poscis Kiên Giang (2012), Quy trình thí điểm hướng dẫn giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, Thanh tra tỉnh Kiên Giang. 3. Bộ chính trị (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. C.Mác và F.Aghen (1990), Toàn tập, tập 36, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Chính phủ Việt Nam (2004), Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003, Nxb. Tư pháp . 6. Chính phủ Việt Nam (2014), Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Nxb Tư pháp. 7. Chính phủ Việt Nam (2012), Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, Nxb Tư pháp. 8. Chính phủ Việt Nam (2007), Nghị định quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hổ trợ tái định cư, Nxb Tư pháp. 9. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bối thường, hổ trợ và tái định cư, Nxb Tư pháp. 10. Chính phủ Việt Nam (2014), Nghị định quy định về bồi thường, hổ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Nxb Tư pháp. 11. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Chương lợi chí, tập 2, Nxb. Sử học. 83 12. Huyện ủy U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2014), Kế hoạch số 103-KH/HU, ngày 30/12/2014 về thực hiện Chương trình hành động số 54- CTr/TU ngày 11/9/2014 của Tỉnh ủy Kiên Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị. 13. Huyện ủy U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ III của huyện. 14. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 15. Đinh Văn Minh (2005), “Tài phán hành chính ở Hoa Kỳ”, Tạp chí thanh tra (số 11). 16. Quốc hội (2003), Luật đất đai năm 2003, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 17. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Quốc hội (2002), Hiến pháp năm 1959, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (2002), Hiến pháp năm 1980, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Quốc hội (2011), Luật khiếu nại năm 2011, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Quốc hội (2004), Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, Tố cáo năm 1998, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 84 24. Quốc hội (2013), Luật tiếp công dân năm 2013, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Quốc hội (2015), Luật tố tụng hành chính năm 2015, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Trần Văn Sơn (2006), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tiến sĩ luật học. 27. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 858/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân. 28. Tỉnh ủy Kiên Giang (2015), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X của tỉnh. 29. Trung tâm từ điển học (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 30. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nxb. Công an nhân dân. 31. Đào Trí Úc (1995), Tăng cường tính thống nhất của pháp chế, nghiêm chỉnh tuân theo và chấp hành pháp luật, tạp chí cộng sản. 32. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo các vụ khiếu nại phức tạp, kéo dài, chưa thực hiện dứt điểm. 33. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng (2010), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2010. 34. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2011), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2011. 35. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng (2012), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2012. 36. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2013), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2013. 85 37. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2014), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2014. 38. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng (2015), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2015. 39. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo công tác thanh tra và giải quyết Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2016. 40. Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại. 41. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang(2007), Quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng. 42. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2011), Quyết định quy định quy trình tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 43. Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (2009), Cơ chế giải quyết khiêu nại thực trạng và giải pháp, Nxb. Công an nhân dân. 44. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_ve_dat_dai_tai_huye.pdf
Luận văn liên quan