Luận văn Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

+ Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: Thu hút đầu tư nhằm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh, mở rộng dạy nghề đặc biệt là dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn, coi trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. + Đầu tư bổ sung, lồng ghép các chương trình để giải quyết việc làm cho người lao động. + Tổ chức tốt công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chương trình giải quyết việc làm ở các cấp, hướng dẫn các chủ dự án mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều chỗ làm việc cho người lao động.

pdf136 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4995 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc dụng và rừng kinh tế. Trồng cây phân tán: hàng năm trồng thêm khoảng 1-1,2 triệu cây phân tán, để thường xuyên có 20 triệu cây phân tán các loại (tương đương 20 ngàn ha) cây ăn quả chiếm 5245 ha. Thông qua phát triển ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản, tạo thêm việc làm cho khoảng 80.000 lao động có việc làm thường xuyên, góp phần giảm sức ép do việc thừa lao động vùng nông thôn gây ra. ở một số vùng có lợi thế như 109 Cúc Phương, Bích Động... cần kết hợp phát triển với du lịch sinh thái theo yêu cầu bền vững. 3.2.2.2. Khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp – kể cả nghề truyền thống và nghề mới Ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời, hiện nay đang giải quyết việc làm một lượng lớn lao động. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định: Tăng cường chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển tốt kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn các ngành nghề đa dạng, chú trọng công việc chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng trong lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư nông thôn [18, tr.26]. Để thực hiện tốt chủ trương trên, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: - Khôi phục, lựa chọn phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống đã có và đang được phát huy có hiệu quả như: nghề sản xuất cói, thêu ren, may mặc, mây tre đan, mộc mỹ nghệ cao cấp, chế tác đá, dệt, may, chế biến nông, thuỷ sản…Có kế hoạch xây dựng, mở rộng vùng nguyên liệu cói để chủ động sản xuất ngay trên địa bàn và cung cấp cho các vùng lân cận không có điều kiện trồng cói. Khu vực huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô là vùng đất đai rộng phù hợp phát triển vùng nguyên liệu mây tre, bương nứa và các cây khác cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhằm chủ động về nguyên liệu sau này. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn trong tất cả các làng, xã của tỉnh, chú trọng ở các làng xã chưa phát triển, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 30% số lao động đã qua đào tạo, mỗi năm trung bình giải quyết việc làm cho 15.000 lao động, 110 nâng số lao động tham gia ngành nghề nông thôn là 220.000 người, trong đó có 50% là lao động chuyên. Tạo việc làm cho khoảng 80-100 ngàn lao động nông nghiệp, cụ thể quy hoạch ngành nghề cho các huyện, thị như sau: + Huyện Nho Quan: Là huyện miền núi có thế mạnh về nguyên liệu lâm sản cần tập trung phát triển ngành nghề: Mây tre đan và các mặt hàng lâm sản, may mặc, thêu ren xuất khẩu; cơ khí, sửa chữa, cơ giới hoá nông nghiệp, vận tải, khai thác chế biến than, sản xuất gạch…. + Huyện Gia Viễn, Hoa Lư: Tập trung phát triển các nghề thêu ren, sản xuất đồ mộc cao cấp xuất khẩu, chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng đá, khai thác đá và sản xuất gạch. + Huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô: Là vùng đồng bằng và ven biển cần tập trung phát triển ngành nghề: Các mặt hàng chế biến cói xuất khẩu, chế biến lương thực, sửa chữa cơ khí nhỏ, cơ giới hoá nông nghiệp…. - Xây dựng chính sách cụ thể để đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn. + Chính sách về đất đai: Đối với cô sở sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp, phù hợp với quy định của pháp luật thì được cấp giấy quyền sử dụng đất. Các huyện, thị xã quy hoạch đất đai cho phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thực hiện chính sách miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất. + Chính sách tài chính, tín dụng, thuế: Các ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển và các tổ chức tín dụng, thực hiện chế độ bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Tỉnh hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào, hỗ trợ một phần kinh phí chuẩn bị đầu tư… + Xây dựng chính sách hỗ trợ khoa học - công nghệ. + Chính sách về đào tạo nghề: Ưu tiên nguồn quỹ khuyến công của địa phương, trung ương để hỗ trợ, dạy nghề, du nhập nghề mới, thúc đẩy phát 111 triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. + Thúc đẩy khuyến khích mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 3.2.2.3. Phát triển kinh tế tư nhân và loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn Quán triệt quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tư phát triển theo quy định pháp luật, không hạn chế quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử; thực sự bình đẳng, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh được tiếp cận các nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng của Nhà nước, kể cả quỹ hỗ trợ phát triển; được đáp ứng thuận lợi nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn của tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều chủ sở hữu với hình thức công ty cổ phần [16, tr.236-237]. * Phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhằm chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trở thành những sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao của xã hội và tăng cường giá trị xuất khẩu với các giải pháp sau: + Chế biến bảo quản lương thực: Sản lượng lương thực ở nông thôn trong tỉnh đến năm 2010 dự kiến tiêu thụ lương quy thóc là 300.000 tấn về xay xát gạo, toàn tỉnh có 2.943 máy xay xát, đảm nhận 95% lương thực, bình quân mỗi xã có 22 máy xát gạo. Chế biến lương thực tạo việc làm cho 6.000 người. Trang bị các cụm chế biến thóc gạo qui mô vừa ở vùng lúa đặc sản Kim Sơn, Yên Khánh những dây chuyền 30-60 tấn/ca đồng bộ các khâu xay 112 xát, phân loại, đánh bóng kết hợp với sấy hạt và bảo quản phục vụ cho xuất khẩu. + Chế biến chè: ổn định diện tích trồng chề 500 ha ở nông trường chè và các hộ nông dân ở thị xã Tam Điệp. Xây dựng dây chuyền chế biến chè đen xuất khẩu công xuất 100 tấn chè khô thành phẩm. Các hộ nông dân, qui mô hộ, khóm hộ trang bị máy vò chè 0,2 tấn búp tươi/ngày, qui mô thôn xã 2- 6 tấn búp tươi/ngày. + Chế biến thịt: ở nông thôn trang bị các dây chuyền giết mổ qui mô nhỏ nhưng hiện đại đồng bộ cả bao bì và các phương tiện vận chuyển, bảo quản thích hợp ở vùng ven thị xã Ninh Bình, Tam Điệp để chế biến gia súc, gia cầm phục vụ cho các khu công nghiệp, các thành phố. Trang bị máy nhỏ trong các khâu xay xát, nghiền, xấy, nướng, hấp thịt cho các cơ sở chế biến nhỏ ở nông thôn. Tạo nhiều việc làm cho nông dân phát triển chăn nuôi và xuất khẩu. + Chế biến thức ăn chăn nuôi: Trong chăn nuôi, phấn đấu sử dụng thức ăn công nghiệp đạt 50% tổng số thức ăn sử dụng cho chăn nuôi. Đến năm 2010 xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi phục vụ chăn nuôi và thuỷ sản công suất 10.000-15.000 tấn/năm. ở vùng nông thôn, trang bị các máy nghiền thức ăn tinh để tận dụng nguyên liệu có trong dân cần phối trộn với thức ăn đậm đặc, theo phương pháp thủ công để chế biến thức ăn tổng hợp cho chăn nuôi gia đình. Toàn tỉnh có 1.236 máy nghiền thức ăn gia súc, tạo việc làm ổn định cho khoảng 3.450 lao động. Bình quân mỗi xã có 8-10 chiếc máy nghiền thức ăn gia súc cỡ nhỏ. + Chế biến thủy sản: Uỷ ban tỉnh đã duyệt quy hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 2500 ha, sản lượng tôm sú đạt 4.200 tấn. Khi có điều kiện xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản và nhà máy thức ăn chăn nuôi thuỷ sản tạo việc làm ổ định cho khoảng 800-1000 lao động vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. + Chế biến rau quả, nấm: Đến năm 2010 sản xuất 14.000-15.000 tấn 113 quả các loại (không kể chuối, dứa) với diện tích trồng cây ăn quả tập trung 1.100 ha và hơn 4000ha cây ăn quả từ cải tạo vườn tạp. Các sản phẩm chế biến dưới dạng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến hoa quả Đồng Giao. Kết hợp với công nghệ truyền thống phù hợp với quy mô nhóm hộ, gia đình. Vùng nguyên liệu dứa quy hoạch 5.000ha tạo việc làm ổn định cho 10.000 người. Quy hoạch các vùng có khả năng trồng và chế biến nấm gồm các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, mỗi xã có từ 5-10 cụm trồng nấm, mỗi cụm có 10-15 hộ trồng nấm và mỗi cụm có 1 hộ chế biến nấm. * Phát triển mạnh kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn có vai trò to lớn để thực hiện mục tiêu xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần tạo sự phát triển bền vững. Để tạo được nhiều việc làm từ doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau: + Thúc đẩy cải cách hành chính ở nông thôn, tạo điều kiện áp dụng hiệu quả luật doanh nghiệp vào cuộc sống, đảm bảo thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp dễ dàng, không rắc rối, phiền hà. + Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường vai trò của quỹ tín dụng nhân dân, phát triển hệ thống tín dụng nông thôn, hoạt động lành mạnh, sôi nổi theo cơ chế thương mại, tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn thuận lợi với nhiều quy mô và tại bất cứ thời điểm nào. + Phát triển nguồn nhân lực nông thôn hướng vào khắc phục những tồn tại như: Lao động trình độ văn hoá thấp; bộ phận lớn không được đào tạo, dạy nghề; kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp chưa đáp ứng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Phát triển các trung tâm dạy nghề, kể cả dạy 114 nghề truyền thống tại các huyện và có cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển thị trường lao động nông thôn, tạo mối quan hệ hoạt động và phát triển với thị trường lao động vùng. + Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, nhằm nâng cao khả năng tạo ra các sản phẩm độc đáo, chứa đựng bản sắc truyền thống và hiện đại, chất lượng cao có giá trị đối với thị trường trong và ngoài nước. + Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa nhỏ nông thôn hoạt động trong các ngành nghề thu hút nhiều lao động, sản xuất kinh doanh gắn với các vùng nguyên liệu, sản phẩm sản xuất có giá trị cao đối với thị trường trong nước và xuất khẩu, đảm bảo được môi trường sinh thái. + Thúc đẩy hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, hỗ trợ đất để làm địa điểm kinh doanh cho các hộ, các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ nông thôn. + Dùng chính sách thuế để khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, tại việc làm cho người lao động. Trong đó, đặc biệt là chính sách giảm thuế cho các trung tâm, cơ sở dạy nghề, kể cả dạng nghề truyền thống để cung ứng lao động chuyên môn kỹ thuật cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, giảm thuế đối với doanh nghiệp thu hút nhiều lao động. + Phát triển nông nghiệp tạo ra nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, khuyến khích hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, hình thành các mô hình sản xuất liên hoàn từ gieo trồng, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến. Và ngược lại, hình thành và phát triển với tốc độ nhanh các vùng nguyên liệu tập trung ở một số địa phương đã thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. * Cùng với các loại hình kinh doanh nêu trên cần đặc biệt chú trọng 115 phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, ngành hoạt động mà kinh tế hộ có thể tham gia. Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đã chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác như: Chế biến, nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ….làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại lâu dài và ngày càng rộng mở quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra, cần thực hiện một số biện pháp sau: + Có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Khuyến khích các hộ nông dân "Ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó”, trên cơ sở đó đa dạng hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng, tín dụng ban đầu. + Từng bước phát triển kinh tế hộ nông, lâm, ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác. 3.2.2.4. Phát triển dịch vụ, du lịch * Phát triển dịch vụ: Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, phát huy các mô hình phát triển dịch vụ hiện có, nhanh chóng đưa dịch vụ trở thành mũi nhọn, khai thác thế mạnh của các ngành dịch 116 vụ còn nhiều tiềm năng. Phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: Bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, dịch vụ kỹ thuật cây trồng vật nuôi, dịch vụ cơ khí nông thôn … Những ngành này trực tiếp tạo việc làm cho dân cư nông thôn, hỗ trợ các ngành nghề ở nông thôn phát triển ổn định để thu hút lao động bền vững. - Phát triển dịch vụ phụ trợ phát triển nông nghiệp, đảm bảo lưu thông hàng hoá nhanh kích thích sản xuất và đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. - Củng cố và phát triển mạng lưới thương nghiệp nông thôn với sự tham gia của các thành phần kinh tế, đảm bảo cung ứng kịp thời các công cụ, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nông dân. Đồng thời xây dựng thương mại đủ sức điều tiết thị trường, phát triển mạng lưới thương nghiệp làm hạt nhân chủ yếu. - Phát triển mạng lưới chợ từ tỉnh xuống các cụm xã, tạo điều kiện giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá cho nhân dân làm trung gian cầu nối cho phát triển sản xuất. - Xây dựng các chợ đầu mối thu mua tối đa các sản phẩm hàng hoá cho nông dân sản xuất ra. Hình thành mối quan hệ vững chắc giữa sản xuất và người tiêu thụ, tạo điều kiện giúp đỡ nông dân đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. * Phát triển du lịch: Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, giàu bản sắc cả về mặt tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hoá, trong đó có bốn đối tượng được xếp loại vào danh mục các đối tượng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, du lịch Ninh Bình hiện nay chưa phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung, cho du lịch nói riêng còn nhiều hạn chế. Để thực hiện các định hướng phát triển du lịch của tỉnh, cần phải: 117 - Tổ chức thực hiện quy hoạch, trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch cần phải có kế hoạch xúc tiến ngay các dự án chi tiết ở những cụm, điểm du lịch trọng điểm trên cơ sở ưu tiên cho các công trình trọng điểm: + Khu du lịch trung tâm thị xã Ninh Bình - Cố đô Hoa Lư và vùng phụ cận. + Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động + Tổ chức điều hành tuyến du lịch nội tỉnh + Khai thác du lịch vườn Quốc gia Cúc Phương + Phát triển cụm du lịch khu Nhà thờ đá Phát Diệm gắn với các cơ sở dịch vụ du lịch ven sông Kim Sơn. + Tiếp tục xây dựng các dự án như: Du lịch ven biển Cồn Thoi, Hòn Nẹ. + Khai thác du lịch suối nước nóng Kênh Gà. + Du lịch làng nghề truyền thống, các làng xã mang tính chất văn hoá đặc sắc của tỉnh Ninh Bình (Làng cổ ở khu vực Cố đô Hoa Lư, làng công giáo thuộc khu vực Phát Diệm - Kim Sơn)…. - Đa dạng hoá các hình thức huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế để có vốn phát triển ngành du lịch. - Nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, cả về trang thiết bị và các dịch vụ khác, nhằm đảm bảo tính đồng bộ và đặc sắc của sản phẩm du lịch Ninh Bình, một địa điểm du lịch hấp dẫn ở phụ cận Hà Nội. - Xúc tiến các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, cán bộ quản lý các cơ sở du lịch, khách sạn trong tỉnh. Từng bước thực hiện xã hội hoá giáo dục toàn dân để nâng cao nhận thức về du lịch, một ngành kinh tế có hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá du lịch, hình thành môi trường du lịch lành mạnh và thuận lợi đem lại nguồn thu từ du lịch ngày càng lớn. 3.2.2.5. Thực hiện có hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động 118 Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, đây là một lĩnh vực có tiềm năng lớn đang được khai thác và mở rộng, là hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt cũng như lâu dài, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động xã hội, đặc biệt là lao động nông thôn. + Cần tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước, bồi dưỡng thông tin về xuất khẩu lao động. + Xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động thuộc diện nghèo, diện chính sách có cơ hội để đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt là hỗ trợ thông qua tín dụng vay vốn đối với con em thuộc diện chính sách và con em các hộ nghèo với chính sách ưu đãi + Coi trọng công tác đào tạo ngoại ngữ, dạy nghề, huấn luyện tác phong công nghiệp cho lao động là một trong những giải pháp quan trọng. + Sắp xếp lại các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động, mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty xuất khẩu lao động nhằm tìm kiếm thị trường lao động trong và ngoài nước, cải tiến công tác tuyển chọn, thông tin về xuất khẩu lao động. Phòng tránh các tổ chức lợi dụng lừa đảo nông dân để thu lợi bất chính từ xuất khẩu lao động. 3.2.2.6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tổ chức tốt thị trường tiêu thụ để tạo cầu vững chắc cho việc làm ở nông thôn. Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế nông thôn, cần phải nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cao của sản phẩm. Mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông sản có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và kinh tế nông thôn phát triển nhanh, giúp cho giải quyết việc làm ở nông thôn một cách vững chắc. Trước hết, phải hết sức coi trọng khai thác thị trường trong tỉnh, khu vực, trong nước, đi đôi với việc khai thác mở rộng thị trường ở nước ngoài trên cơ sở duy trì và phát triển quan hệ với các thị trường truyền thống dễ tính, tranh 119 thủ cơ hội để mở rộng thị trường mới. Thực hiện cơ chế thông thoáng trong lưu thông hàng hoá, nâng cao chất lượng hàng hoá, phát triển sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá như: Lúa hàng hoá, sản phẩm chế biến cói, thuỷ sản, chăn nuôi, đá mỹ nghệ, thêu ren, đồ gỗ xuất khẩu… mà thị trường có nhu cầu, thực hiện tốt việc gắn kết giữa các đơn vị làm nhiệm vụ chế biến nông sản, tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển. Tổ chức tốt thị trường ở nông thôn, kết hợp hợp lý giữa các thành phần kinh tế, chú trọng thương nghiệp ngoài quốc doanh, xây dựng mạng lưới thương mại phục vụ rộng khắp trên địa bàn các địa phương. Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, hình thành các tổ chức và đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu, thông tin, tư vấn dự báo thị trường, tổ chức quảng bá hàng hoá nông sản phẩm….cả trong và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh nâng cao khả năng tiếp thị để giới thiệu sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Tạo điều kiện thuận lợi để các bạn hàng đến địa bàn tham quan các cơ sở sản xuất kinh doanh từ đó có điều kiện ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức quảng bá, xây dựng thương hiệu những hàng hoá nông sản phẩm có chất lượng cao. Mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn để mở rộng thị trường. Trước mắt, cần giữ quan hệ với các công ty xuất nhập khẩu của các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá nông sản qua hợp đồng uỷ thác thúc đẩy sản xuất. 3.2.3. Hoàn thiện chính sách và đổi mới lãnh đạo quản lý về lĩnh vực giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động ở trên đã nêu hai nhóm giải pháp tác động đến cung nguồn lao động và tăng cầu nguồn lao động, để thực hiện tốt hai nhóm giải pháp trên cần phải có giải pháp điều tiết cung - cầu nguồn lao động, vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết cung - cầu nguồn lao động có nhiều, nhưng đối với Ninh Bình thì cần 120 phải hoàn thiện chính sách và đổi mới lãnh đạo quản lý về lĩnh vực giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. 3.2.3.1. Phát triển thị trường lao động Nói đến thị trường lao động là nói đến toàn bộ quan hệ về lao động diễn ra trong nền kinh tế. Thị trường lao động được hình thành từ cung, cầu của lao động và giá cả sức lao động hay mức tiền công. Các quan hệ giữa mua và bán trên thị trường là quan hệ dựa trên sự tự do của người lao động và người sử dụng lao động, chỉ có dựa trên quan hệ đó mới hình thành nên thị trường lao động. Cũng như cả nước, ở Ninh Bình thị trường lao động đang trong quá trình hình thành cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá việc phát triển thị trường lao động là nhiệm vụ quan trọng, tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc sử dụng hiệu quả và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là một thách thức lớn, có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu, hội nhập kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế. Phát triển thị trường lao động phải là một trong những mục tiêu hàng đầu cần tổ chức thực hiện gấp rút. Để phát triển thị trường lao động ở Ninh Bình, trước hết cần quan tâm đến giảm cung lao động đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động. Chất lượng nguồn lao động là nội dung rất rộng, bao gồm trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, những thay đổi về kỹ thuật - công nghệ, kỷ luật làm việc, tình trạng sức khoẻ….các biện pháp áp dụng để giảm cung lao động mang tính dài hạn, phải thực hiện lâu dài và đồng bộ. Cùng với những biện pháp giảm cung lao động, vấn đề tăng cầu lao động cũng là mục tiêu quan trọng để giải quyết việc làm. Những biện pháp thực hiện đối với cung và cầu về lao động luôn gắn liền với các chính sách kinh tế - xã hội, nên phải thực hiện đồng bộ với các chính sách xã hội. Từ những nhận thức trên về thị trường lao động, để đẩy 121 nhanh phát triển thị trường lao động đáp ứng được yêu cầu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cần thực hiện một số giải pháp sau: + Cần coi trọng công tác quản lý Nhà nước về lao động, bao gồm hoạt động quản lý trong lĩnh vực chính sách về lao động: Xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực phân bố và sử dụng lao động trong tỉnh; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Quốc gia về việc làm, đào tạo nghề, di dân, đưa người đi làm việc ở nước ngoài. + Xây dựng hệ thống thông tin, thống kê thị trường tại các cơ sở thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm: Thông tin về thị trường việc làm, những lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn có khả năng thu hút được lao động mới; Thông tin về chất lượng lao động phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động như về tay nghề, khả năng hành nghề…; Thông tin về dịch vụ việc làm qua thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng lao động; Thông tin về giá cả và điều kiện lao động; thông tin về các cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm… Phối hợp chặt chẽ với hệ thống trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm trong việc thu thập và cung cấp thông tin giúp cho nguồn lao động về định hướng về thủ tục, về cách thức tự tìm việc, chọn nghề thích hợp với điều kiện của lao động. + Đa dạng hoá các hình thức thông tin về lao động và việc làm. Ngoài các hình thức phổ biến hiện nay đang áp dụng là thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, đài phát thanh, đài truyền hình) thông báo tại địa phương, các trung tâm dịch vụ việc làm về “người tìm việc” và “việc tìm người”, cần mở nhiều hội chợ việc làm tại các địa phương, các khu công nghiệp, các trường đào tạo; giao lưu giữa các cơ sở đào tạo và nơi có nhu cầu lao động, tạo cầu nối cung - cầu. + Định kỳ điều tra lao động, việc làm, thất nghiệp, phân tích và công bố rộng rãi những mánh khoé lừa gạt người lao động của các cá nhân, tổ 122 chức đối với người lao động khi xin việc làm nói chung, nhất là xin đi xuất khẩu lao động. 3.2.3.2. Hoàn thiện chính sách và đổi mới lãnh đạo quản lý về lĩnh vực giải quyết việc làm Lao động việc làm thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội rộng lớn phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội. Vì vậy, để hoạt động giải quyết việc làm có hiệu quả cần phải có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quyết định tới việc tạo mở việc làm mới cho người lao động. Thực tế trong những năm qua ở Ninh Bình các cấp Uỷ đảng, chính quyền đã thường xuyên quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Tuy vậy, vai trò lãnh đạo của cấp Uỷ đảng, quản lý của chính quyền đối với giải quyết việc làm còn bộc lộ nhiều thiếu sót tồn tại. Để khắc phục những yếu kém trong lãnh đạo của cấp Uỷ đảng, quản lý của Nhà nước về việc làm ở Ninh Bình, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: * Đối với cấp Uỷ đảng: Một là, từ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về công tác giải quyết việc làm các cấp ủy đảng cần phải cụ thể hoá thành chương trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chiến lược về giải quyết việc làm một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Biến Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết về giải quyết việc làm trở thành hiện thực. Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền về công tác giải quyết việc làm, nhằm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và trong toàn thể nhân dân về chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm, khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mỗi gia đình và mỗi người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội. Ba là, các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cụ thể hoá 123 đường lối Nghị quyết của Đảng thành những chính sách, giải pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động, gắn giải quyết việc làm với phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh) và các tổ chức xã hội khác tích cực vận động hội viên, đoàn viên của tổ chức mình đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, tạo mở việc làm. Bốn là, đưa vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dảng bộ, chi bộ, là nội dung quan trọng để xem xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ. * Đối với chính quyền: + Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục xây dựng chương trình giải quyết việc làm từ nay đến hết năm 2020. Trên cơ sở đó mà thể chế hoá đường lối, Nghị quyết của Đảng bộ thành những chính sách, giải pháp cụ thể, hữu hiệu để phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thôn. + Chính quyền cấp huyện cần phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội kiểm tra, kiểm soát, thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm. + Thực hiện công tác cải cách hành chính trong ngành lao động - thương binh xã hội; Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ quản lý Nhà nước, nghiên cứu với thực hành và ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào lĩnh vực hoạt động của ngành, triển khai chương trình tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước về lao động và việc làm để nâng cao năng lực bộ máy quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. * Củng cố hệ thống sự nghiệp về giải quyết việc làm: Trong những năm qua Ninh Bình đã đầu tư phát triển 4 trung tâm xúc tiến việc làm. Các trung tâm xúc tiến này đang đi vào hoạt động và đóng góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cụ thể cho người lao động, là mô hình 124 phù hợp với điều kiện của địa phương và đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục hoàn thiện mô hình trung tâm xúc tiến việc làm theo các hướng sau đây: + Cần phải có quy hoạch tổng thể các trung tâm xúc tiến việc làm. Tỉnh cần phải tạo điều kiện hơn nữa để nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm. + Khuyến khích thành lập các tổ chức giới thiệu việc làm mở rộng đối với mọi thành phần, mọi cơ quan, đoàn thể để tạo ra sự luân chuyển lao động, việc làm hiệu quả hơn. + Nên giữ hình thức trung tâm giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu, không nên biến các trung tâm thành đơn vị hạch toán. Vì các trung tâm này làm các chức năng xã hội là chính, phần thu được chủ yếu là giảm một phần gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Có thể bộ khung quản lý của trung tâm Nhà nước hỗ trợ lương và kinh phí hành chính, không đánh thuế khâu dạy nghề, giảm thuế phần tổ chức sản xuất, trợ giúp ban đầu mua sắm trang thiết bị dạy nghề, xây dựng cơ bản… + Kiện toàn các trung tâm dịch vụ việc làm, trước mắt là xem xét các điều kiện cần có để thành lập trung tâm, kiểm tra hiệu quả hoạt động của các trung tâm, giám sát hoạt động của các trung tâm, hạn chế tình trạng lừa dối, thu lệ phí cao người cần việc làm, nhất là những người đi xuất khẩu lao động. * Lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với việc thực hiện các chương trình, dự án: Giải quyết việc làm cho người lao động là một chương trình xã hội có tính chất liên ngành rõ nét, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành trong việc lồng ghép các chương trình hướng và mục tiêu giải 125 quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động ở nông thôn, các chương trình như: Chương trình xoá đói giảm nghèo; chương trình cứu trợ xã hội; chương trình phát triển dân số kế hoạch hoá gia đình; chương trình phòng chống tai tệ nạn xã hội; chương trình đào tạo nghề; chương trình phát triển làng nghề…. Để thực hiện phối hợp trong việc lồng ghép các chương trình này đạt hiệu quả cần làm tốt một số việc sau: + Từ tỉnh đến cơ sở phải thành lập hoặc kiện toàn lại ban chỉ đạo giải quyết việc làm các cấp, có các thành phần tham gia bao gồm ngành lao động thương binh và xã hội, kế hoạch đầu tư, tài chính, các tổ chức quần chúng (Nông dân, thanh niên, phụ nữ…) do một phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm trưởng ban và ngành Lao động, thương binh xã hội làm phó ban hoặc uỷ viên thường trực. Trong ban chỉ đạo cần phải phân định giới hạn trách nhiệm và quyền hạn giữa cơ quan phối hợp với cơ quan điều hành chính. Khi phối hợp thì có sự tham gia liên ngành, còn khi điều hành, triển khai một chương trình cụ thể phải do một cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện (ngành Lao động - Thương binh - Xã hội). + Có thể thành lập Uỷ ban quốc gia giải quyết việc làm để làm chức năng phối hợp liên ngành và giao cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội điều hành, quản lý chương trình quốc gia xúc tiến việc làm. Mô hình có thể như sau: 126 Sơ đồ 3.1: Mô hình vê quản lý về chương trình quốc gia giải quyết việc làm * Giải quyết việc làm cho nông dân mất đất do đô thị hoá và phát triển khu công nghiệp: Mất đất đang là một vấn đề xã hội ngày càng trở nên gay gắt, sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Ninh Bình, điều đó đã dẫn đến hàng trăm ha đất nông nghiệp nhường chỗ cho công nghiệp, hàng ngàn lao động ở nông thôn mất việc làm. Vấn đề đặt ra là phải có giải pháp thiết thực trong việc giải quyết việc làm cho người nông dân mất đất do đô thị hoá và phát triển công nghiệp. Vì vậy, tỉnh phải chú trọng hơn nữa việc phát Uỷ Ban quốc gia giải quyết việc làm Bộ Lao động - Thương binh và xó hội (cơ quan thường trực Uỷ ban quốc gia và điều hành chương trỡnh) Ban chỉ đạocủa UBND cỏc cấp Ban chỉ đạo của tổ chức xó hội cỏc cấp (Phụ nữ, Nụng dõn, Thanh niờn….) Dự ỏn Dự ỏn Dự ỏn Dự ỏn Quan hệ trực tiếp Quan hệ giỏn tiếp 127 triển các ngành nghề sản xuất, hỗ trợ vốn, kỹ thuật và đào tạo nghề phục vụ cho việc chuyển đổi nghề nghiệp trong các khu công nghiệp. Thực hiện chính sách “đổi đất lấy việc làm ổn định” chứ không chỉ đơn thuần là đổi đất lấy “tiền” và cơ sở hạ tầng như hiện nay. * Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý quỹ quốc gia giải quyết việc làm: Quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhằm tạo ra nguồn lực vật chất để thực hiện chương trình xúc tiến việc làm, nó là một trong những loại quỹ xã hội được dùng để tạo thêm chỗ việc làm mới hoặc tạo đủ việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Quỹ này mang tính chất trợ giúp tạo ra điều kiện ban đầu để người lao động tự tìm việc làm trong các thành phần kinh tế. Quỹ này chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình phát triển kinh tế xã hội, từ nguồn viện trợ và hợp tác quốc tế cho chương trình việc làm, từ sự đóng góp của nhân dân. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được quản lý và điều hành thống nhất từ Trung ương, quỹ này quay vòng dùng để cho vay theo dự án nhỏ tạo việc làm với lãi suất ưu đãi. Hiện nay Nhà nước đang giao cho hệ thống ngân hàng chính sách xã hội quản lý. Việc phân cấp cho địa phương và các tổ chức quần chúng chủ yếu là theo cơ chế uỷ quyền, nâng cao trách nhiệm của các cấp trong việc thẩm định xét duyệt và quyết định dự án cho sát đối tượng, đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả. Các dự án được xây dựng có thể đi theo hai kênh: + Theo kênh Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện. + Theo kênh của tổ chức quần chúng (có sự thống nhất trên địa bàn). Để tiếp tục vận hành quỹ này đạt hiệu quả cần có những cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất thu hút nhiều lao động. áp dụng chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển ngành nghề tại nông thôn, hỗ trợ đầu tư những dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thu hút được nhiều lao động. 128 Có chính sách ưu tiên cho các hộ nông dân bị mất đất do quá trình đô thị hoá được vay lãi xuất ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất và bảo hộ giúp những người lao động bị thất nghiệp mất việc làm. Kết luận Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và toàn dân, của các cấp các ngành. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động xã hội, thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội và các chương trình, dự án giải quyết việc làm. Nhờ đó hàng năm chúng ta đã giải quyết việc làm được hàng triệu lao động, cơ cấu lao động đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ thất nghiệp của lao động thành thị đã giảm dần và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng dần. Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số còn cao, nhất là ở các vùng nông thôn nên hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động khá lớn, số người cần được giải quyết việc làm còn tồn đọng nhiều. Do đó sức ép về việc làm còn rất lớn đối với Ninh Bình. Ninh Bình là một trong các tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, mật độ dân số cao, tài nguyên có hạn, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tình trạng thất nghiệp còn nhiều. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn chiếm tới 86% lực lượng lao động là rất cần thiết. Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm, trong những năm qua, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động. 5 năm qua đã tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên, chất lượng nguồn lao động bước đầu có tiến bộ, từng bước đáp được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. 129 Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót và tồn tại: + Số người đến tuổi lao động ngày một tăng, số người thất nghiệp ở khu vực thành thị và số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn nhiều gây sức ép rất lớn về nhu cầu giải quyết việc làm cho chính quyền các cấp. + Trong những năm qua, kinh tế tuy phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu có kết quả song còn chậm; lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng nhưng do nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên chưa được mở rộng và phát triển . Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chưa được phát triển nên sản xuất cầm chừng, khả năng mở rộng sản xuất thu hút lao động bị hạn chế, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể, phá sản. + Trình độ tay nghề của người lao động còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng lao động nên gặp khó khăn trong tìm việc làm. + Cơ chế chính sách giải quyết việc làm còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh. Vì vậy, sức ép về lao động và việc làm ở nông thôn vẫn còn là vấn đề bức xúc và khó khăn. Để nhanh chóng giảm được sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn cần phát huy thế mạnh và tiềm năng của tỉnh hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, trước mắt cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: + Phát triển kinh tế xã hội và đa dạng hoá các ngành nghề để tạo mở việc làm cho người lao động (đây là giải pháp cơ bản quan trọng). + Hỗ trợ trực tiếp cho lao động thất nghiệp và thiếu việc làm (thông qua các chính sách như hỗ trợ về vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề…). + Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, đây là một lĩnh vực có tiềm năng lớn đang được khai thác và mở rộng, cần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động. 130 + Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: Thu hút đầu tư nhằm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh, mở rộng dạy nghề đặc biệt là dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn, coi trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. + Đầu tư bổ sung, lồng ghép các chương trình để giải quyết việc làm cho người lao động. + Tổ chức tốt công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chương trình giải quyết việc làm ở các cấp, hướng dẫn các chủ dự án mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Những giải pháp trọng yếu trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Đó là những bước đi vững chắc về lao động và việc làm trong những năm tới góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Kiến nghị 1. Đối với Trung ương + Hoàn thiện một số chính sách về lao động - việc làm cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn + Đề nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm đến các tỉnh nghèo tăng cường vốn vay giải quyết việc làm, có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài tập trung đầu tư vào xây dựng và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. 2. Đối với địa phương 131 + Đề nghị Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục xây dựng chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010, trong đó đưa mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Ninh Bình thành một trong những mục tiêu và giải pháp của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. + Đề nghị Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hàng năm trích nguồn ngân sách địa phương bổ xung vốn giải quyết việc làm để đầu tư vào các dự án tạo việc làm cho người lao động. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bùi Xuân An (2005), Giải quyết việc làm ở Thái Bình thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Ban Chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung ương (2005), Báo cáo kết quả lao động - việc làm 1-7-2005, Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo điều tra Lao động - việc làm Ninh Bình (2004), Báo cáo nhanh kết quả điều tra lao động việc làm 1-7-2004 tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 4. Ban Chỉ đạo điều tra Lao động - việc làm Ninh Bình (2005), Báo cáo nhanh kêt quả điều tra lao động việc làm 1-7-2005 tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 5. Bộ môn Kinh tế phát triển - Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động và Xã hội. 6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2004, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội. 7. Trần Văn Chử (2001), Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại 132 hoá đất nước, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 8. Đỗ Minh Cương (2003), "Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay", Nông thôn mới, (91). 9. Cục Thống kê Ninh Bình (2005), Niên giám thống kê 2004, Ninh Bình 10. Cục Thống kê Ninh Bình (2006), Niên giám thống kê 2005, Ninh Bình. 11. Cục Thống kê Ninh Bình (2005), Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2001 - 2005 và dự báo thời kỳ 2006-2010, Ninh Bình. 12. Cục Thống kê Ninh Bình (2005), Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2005. Ninh Bình. 13. Cục thống kê Ninh Bình (2005), Ninh Bình 50 năm xây dựng và phát triển 1995-2004, Ninh Bình. 14. Nguyễn Hữu Dũng (2003), "Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn", Lao động và Xã hội, (209). 15. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trang (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Lưu hành nội bộ. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương khoá IX , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Minh Hằng, Lê Huy Đồng (2005), Phân phối và phân hoá giầu nghèo sau 20 năm đổi mới, Nxb Lao động - xã hội. 21. Nguyễn Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế học 133 phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình (2005), Dự án mô hình hỗ trợ nông dân nghèo sản xuất, phát triển nghề chiếu cói xã Yên Mỹ - Yên Mô - Ninh Bình, Ninh Bình. 25. Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình (2005), Dự án xây dựng mô hình ổn định phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm dứa cay en, xã Cúc Phương - Nho Quan- Ninh Bình, Ninh Bình. 26. Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình (2005), Dự án mô hình hỗ trợ nông dân nghèo sản xuất, phát triển nghề mộc, xã Gia Lâm - Nho Quan tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 27. Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình (2004), Báo cáo kết quả thực hiện 3 dự án phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 28. Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình (2003), Báo cáo kết quả 5 năm Hội Nông dân thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo (1998- 2003), phương hướng, nhiệm vụ năm (2003-2008), Ninh Bình. 29. Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình (2004), Báo cáo kết quả Hội Nông dân thực hiện phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, xây dựng điển hình tiên tiến cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng, Ninh Bình. 30. Hội Nông dân thị xã Ninh Bình (2004), Báo cáo tổng kết phong trào “Nông dân làm kinh tế giỏi” Biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 1999-2004, Thị xã Ninh Bình. 31. Hội Nông dân phường Bích Đào - Thị xã Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình (2004), Báo cáo tham luận tại Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Phường Bích Đào. 32. Hội Nông dân huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình (2005), Báo cáo kêt quả điển hình tiên tiến thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng cánh 134 đồng 50 triệu đồng/ha/năm, hộ nông dân có thu nhập 50triệu đồng/năm, Huyện Yên Khánh. 33. Trần Thị Tuyết Hương (2005), Giải quyết việc làm trong quá trính phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hưng Yên đến 2010, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 34. Nguyễn Quang Hiển (1995), Thị trường lao động thực trạng và giải pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 35. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 36. C.Mác (1984), Tư bản, Tập 1, Quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 37. C.Mác (1984), Tư bản, Tập 2, Quyển 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 38. C.Mác-Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10 (1945 – 1946) (1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 4 (1945-1946), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Lê Văn Kỳ (2004), Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. Phạm Đăng Khuyến (2004), Báo cáo tham luận tại Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, tháng 10/2004, Yên Khánh. 43. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh bình (2006), Báo cáo đánh giá cho vay vốn giải quyết việc làm 2003 -2005, Ninh Bình. 44. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ Luật Lao động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Vũ Xuân Phong (2005), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài Khảo sát điều tra trình độ nghề của người lao động trong khu vực dân cư để xây dựng 135 cơ chế chính sách đào tạo nghề cho người động, đặc biệt trong khu vực nông thôn , Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình. 46. Bùi Văn Quán (2001),"Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn 2001-2005", Lao động và Xã hội, (259). 47. Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra hộ điểm nghiên cứu (2006), Ninh Bình 48. Sở Tư pháp Ninh Bình (2005), Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (Từ 01/07 đến 31/12/2005), Ninh Bình. 49. Sở Tư pháp Ninh Bình (2005), Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (Từ 01/01 đến 30/6/2005), Ninh Bình. 50. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2005), Báo kết quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2004 và phương hướng, giải pháp đên 2005, dự kiến chương trình 2006-2010, Ninh Bình. 51. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2005), Báo kết tổng kết năm 2005 và kế hoạch năm 2006 về công tác lao động thương binh và xã hội, Ninh Bình. 52. Nguyễn Đăng Thảo (2001), Mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp Bộ năm 2000-2001, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 53. Nguyễn Thị Thơm (2004), Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp, Tổng quan khoa học đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2003-2004, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 54. Trần Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho người lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội. 55. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2004), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh uỷ ban hành trong nhiêm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tập I, Ninh Bình. 136 56. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2004), Các văn bản chủ yếu của Tỉnh uỷ ban hành trong nhiêm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tập II, Ninh Bình. 57. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2006), Nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển trồng, chế biến cói; thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006-2010, Ninh Bình. 58. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, viện thông tin khoa học xã hội, Thị trường lao động trong kinh tế thị trường, Hà Nội. 59. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2006), Niên giám Ninh Bình 2001 - 2002, Nxb Thông tấn xã. 60. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2005), Dự thảo Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010, Ninh Bình. 61. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (1999), Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Ninh Bình đến hết năm 2005, Ninh Bình. 62. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2003), Báo cáo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, Ninh Bình. 63. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2005), Báo cáo tóm tắt dự án rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình thời kỳ 2005-2010, Ninh Bình. 64. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2006), Báo cáo tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2006, Ninh Bình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_8022.pdf
Luận văn liên quan