Có một số trường hợp các em bị người yêu hay bạn bè dụ dỗ và có quan hệ tình
dục. Sự việc đổ bể vì có người biết, hay vì sau đó các em mang bầu. Nếu chàng trai "truất
ngựa truy phong" hay hai bên gia đình không thể đi tới thỏa thuận dàn xếp (thông thường
gia đình các em gái đòi đi tới hôn nhân), các em gái cảm thấy mình bị lạm dụng và trong
nhiều trường hợp gia đình các em đã kiện các thanh niên lạm dụng ra tòa với tội hiếp
dâm. Như trường hợp PV9 đã nêu trên hoặc như các trường hợp PV17, LD8, LD11,
LD42, LD46, LD49, LD50.
156 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo bản năng tầm
thường, không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình.
Các tội danh thường xảy ra ở các đối tượng phạm pháp sau khi xem phim ảnh
bạo lực, kích động là: cướp giật, giết người, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, gây rối trật
tự công cộng (đua xe máy). Các tệ nạn xã hội nghiêm trọng như ma túy, mại dâm cũng có
nguyên nhân do ảnh hưởng của văn hóa độc hại.
4. Nguyên nhân do nhận thức pháp luật của thanh thiếu niên còn yếu
Theo ý kiến của các cán bộ cảnh sát điều tra và nhiều nhà nghiên cứu thì còn một
nguyên nhân khá quan trọng của đối tượng này là nhận thức pháp luật rất hạn chế. Do đó,
họ không ý thức được mối nguy hiểm và hậu quả hành vi phạm tội của mình mà chỉ hành
động theo bản năng cảm tính. Có một số đối tượng khi bị bắt mới biết mình phạm tội
nghiêm trọng.
5. Nguyên nhân từ phía môi trường xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân là môi trường xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến thanh
thiếu niên, đó là:
- ảnh hưởng của các nhóm bạn xấu, các băng nhóm tội phạm với nhiều thủ đoạn
tinh vi lôi kéo, kích động dễ dẫn những thanh niên thiếu sự quan tâm giáo dục của gia
đình, thiếu bản lĩnh và nhận thức pháp luật tới sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc phạm
pháp.
- Môi trường sống của thanh thiếu niên nhiều nơi bị "ô nhiễm" nghiêm trọng ở
những xóm liều, xóm ma túy, địa chỉ đen,... Sống trong những gia đình hầu hết thành
viên đều có tiền án tiền sự, buôn bán ma túy, thanh thiếu niên rất dễ bị sa ngã hoặc có đi
giáo dục cải tạo về lại tiếp tục tái phạm.
- Sự thực thi pháp luật chưa nghiêm: ở nhiều lúc, nhiều nơi còn để xảy ra tình
trạng buông lỏng quản lý, còn tình trạng xem thường hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
làm ăn phi pháp, giải quyết các mối quan hệ cá nhân,... nên dễ dẫn tới hiện tượng thanh thiếu
niên có biểu hiện coi thường pháp luật (con em cán bộ đua xe máy được "bảo lãnh", "bắt cửa
trước, ra cửa sau").
6. Nguyên nhân kinh tế
Là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng thanh thiếu niên
phạm pháp, cụ thể:
- Một bộ phận thanh niên thất nghiệp không có việc làm sinh tũng quẫn, làm liều.
- Sức hấp dẫn của tài sản, tiền bạc, lợi nhuận khổng lồ do cướp giật, buôn bán ma
túy, tổ chức mại dâm mà có.
- Kinh tế thị trường mở ra nhiều hoạt động du lịch, dịch vụ dễ tạo ra lối sống ăn
chơi, sa đọa, hưởng lạc... đưa mức độ "cầu" lên quá lớn, kéo theo các tệ nạn xã hội phát
triển mà thanh thiếu niên là đối tượng bị tấn công đầu tiên.
7. Nguyên nhân do công tác của Đoàn, Hội, Đội
Còn chậm được đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và tập hợp giáo dục
thanh thiếu niên chậm tiến, phạm pháp, mắc các tệ nạn xã hội hiện nay.
Một thực tế cho thấy là đa số thanh thiếu niên phạm pháp mắc các tệ nạn xã hội
thường không tham gia một tổ chức xã hội nào, ảnh hưởng của tổ chức Đoàn, Hội, Đội
đối với hộ khá mờ nhạt và không thường xuyên. Chính vì họ không được giáo dục đạo
đức và lối sôíng, không được giáo dục pháp luật, không được thu hút vào các sân chơi
lành mạnh để sử dụng thời gian rỗi một cách bổ ích và tiếp thu các chuẩn mực xã hội tiến
bộ... nên họ dễ bị nhóm người xấu kích động, lôi kéo. Hiện nay đã có nhiều cơ sở Đoàn,
Hội, Đội đã quan tâm đến công tác giáo dục cảm hóa thanh thiếu nhi chậm tiến, phạm
pháp, song hiệu quả còn chưa cao vì đối tượng có quá khứ lầm lỗi là đối tượng đặc thù
nhất, nhạy cảm nhất và cũng gai góc nhất, đòi hỏi không chỉ sự nhiệt tình, tâm huyết của
chúng ta mà quan trọng hơn là phương pháp giáo dục phù hợp để từng cá nhân tự thay
đổi những thiếu sót, sai lệch trong suy nghĩ và hành động của mình.
Tuy nhiên, việc phân tích các nhóm nguyên nhân trên chỉ là tương đối, trong thực
tế, đối với mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh phạm tội và sa ngã vào tệ nạn xã hội cụ thể có
những nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy và những nguyên nhân gián tiếp tác động. Do đó,
nhiệm vụ của mỗi cán bộ Đoàn, Hội, Đội chúng ta trong tiếp cận và giúp đỡ đối tượng
phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân cụ thể của từng đối tượng để đề ra
những biện pháp can thiệp phù hợp thì công tác cảm hóa, giúp đỡ thanh thiếu niên có quá
khứ lầm lỗi mới có hiệu quả thiết thực.
Nguyễn Minh Tâm
Viện Nghiên cứu Thanh niên
Những kết quả nghiên cứu
về trẻ em bị lạm dụng tình dục (TEBLDTD)
trong những năm gần đây
1. Trước khi tìm hiểu sự kiện các em bị lạm dụng, chúng ta thử xem xét, so sánh
một số đặc điểm giữa các TEBLDTD và TEBT. Về trình độ học vấn, TEBLDTD thường
học đến lớp 4, lớp 5 trong khi trình độ học vấn trung bình của các TEBT là lớp 6. Khoảng
26% TEBLDTD còn đi học trong các trường lớp chính quy cũng như các trường lớp phi
chính thức, trong khi tỷ lệ này ở các TEBT là 76%. Khác biệt lớn nữa là tình trạng gia
đình của các em: chỉ có 30.6% các TEBLDTD còn ở với cả cha lẫn mẹ, số còn lại cha mẹ
ly dị, cha mất, mẹ mất hay phải ở một mình, ở với một người thân khác hay đang ở trong
các mái ấm, nhà mở... trong khi có 66% các TEBT vẫn còn ở với cha và mẹ(1). Tỷ lệ các
TEBLDTD phải lao động kiếm sống, phải làm công việc nội trợ cao gấp đôi các TEBT
920,4% so với 8% và 1,4% so với 8%) (Xin xem bảng 1).
Bảng 1: So sánh một số đặc điểm nhân khẩu - xã hội
của hai mẫu nghiên cứu
TEBLDTD TEBT
1. Về trẻ:
- Tuổi: 15,2 14,5
- Trình độ học vấn: 4,6 6
- Đang đi học (%): 2,6 76
- Hiện đang sống với ai:
* Với cha và mẹ: 30,6 66
* Chỉ với mẹ: 42,9 18
(1) Khi chọn mẫu các TEBT, các điều tra viên chọn lựa các trường hợp các trẻ
em cùng hoàn cảnh kinh tế xã hội với các TEBLDTD, cho nên các TEBT này cũng
thuộc về các gia đình nói chung là nghèo và thuộc giới bình dân trong xã hội
hiện nay.
* Chỉ với cha: 2 4
* Với thân nhân: 6,1 3
* Với người khác: 4,1 2
* Một mình: 4,1
* Khác: 10,2 2
- Công việc chủ yếu hiện nay:
* Học chữ: 26,5 46
* Học nghề: 8,2 8
* Đang đi làm: 20,4 8
* Đang tìm việc: 12,2 2
* Làm việc nội trợ: 18,4 8
* Vừa học vừa làm: 7
* Khác 18 18
2. Về gia đình:
* Cha - Tuổi 48,4 45,8
- Học vấn (lớp): 7,7 7,8
- Vấn đề
- Xã hội (%):
@ Uống rượu: 54 52
@ Ma túy: 2 0
@ Cờ bạc: 18 18
@ Phạm pháp: 12 10
* Mẹ - Tuổi 43,8 41,6
- Học vấn (lớp): 5,6 6,2
- vđ xã hội (%):
@ Uống rượu: 0 0
@ Ma túy: 0 0
@ Cờ bạc: 14 14
@ Phạm pháp: 0 0
* Nghề nghiệp của cha (%):
- Công nhân, thợ chuyên môn: 20 20
- Lao động giản đơn: 14 22
- Công nhân viên: 8 16
- Làm ruộng: 8 4
- Tù: 4 0
- Khác: 2 4
- Buôn bán: 2 2
- Chết: 12 4
- Không trả lời, không biết: 30 28
Tổng cộng 100 100
* Nghề nghiệp của mẹ (%):
- Buôn bán, bán rong: 40 50
- Công nhân, thợ chuyên môn: 10 4
- Thủ công: 10 6
- Lao động giản đơn 8 6
- Làm ruộng 6 8
- Nội trợ: 6 4
- Công nhân: 4 14
- Chết: 6 0
- Không trả lời, không biết: 10 8
Tổng cộng 100 100
* Trung bình tổng số người trong gia đình: 5,47 5,72
* Trung bình tổng số anh chị em: 3,5 3,5
* Nhận xét về mức sống của gia đình thuộc loại
nào (%)
- Rất khó khăn: 8 2
- Khó khăn: 40 44
- Đủ sống: 42 42
- Khá giả: 6 12
* Đánh giá chiều hướng mức sống gia đình trong
những năm gần đây (%):
- Xấu hơn: 26 40
- Như cũ: 42 40
- Khá hơn: 32 20
Về những đặc điểm khác của gia đình xem ra không có sự khác biệt lắm giữa các
TEBLDTD và TEBT, như về tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ, số
người trong hộ gia đình, số anh em, mức sống... Tuy nhiên đánh giá về chiều hướng mức
sống gia đình trong những năm gần đây của các TEBLDTD có vẻ bi quan hơn (Xin xem
bảng 2).
2. Về sự kiện bị lạm dùng tình dục
2.1. Tuổi khi bị lạm dụng
Trong số 50 em được nghiên cứu, tuổi trung bình khi các em bị lạm dụng lần đầu
tiên là 12,2 tuổi (tuổi tối đa: 17; tuổi tối thiểu: 2, mode; 12). Hiện nay tuổi trung bình của
các em là 15,2. Có nghĩa sự kiện bị lạm dụng đã xảy ra trung bình cách nay ba năm.
Nhưng cũng có em cho biết sự kiện đã xảy ra cách nay 9 năm và cũng có trường hợp mới
xảy ra trong năm nay.
2.2. Về tình chất của việc bị lạm dụng
Bảng 2: Tính chất của các vụ bị lạm dụng tình dục
Tính chất: Số vụ Tỷ lệ %
- Cưỡng bức: 40 80
- "Tự nguyện": 5 10
- Khó nói: 5 10
Trong 50 trường hợp nghiên cứu có 40 trường hợp có tính cưỡng bức (80%). Có
rất nhiều trường hợp hiện nay ta xác định là cưỡng bức nhưng trước đây các em không ý
thức điều đó:
Trường hợp em A(1): (phiếu PV1): "A là con vợ sau của một bác sĩ. Không biết vì
lý do gì má em bỏ ba em đi biệt tăm. Em đã trải qua một thời niên thiếu bị gia đình bạc
đãi. Sau một lần bị cha đánh, A bỏ nhà ra đi và bán chewing gum ở một bến phà. Vào
thời điểm này em được 10 tuổi. Một hôm sau khi đi bán về A tạt vào nhà bác ruột để chơi
cùng với mấy đứa cháu của bác. Bác bảo mấy đứa nhỏ về nhà vì mẹ chúng đang gọi. Kế
tiếp bác kéo A vào nhà sau để hãm hiếp. A cảm thấy đau nhưng không biết là gì, sau đó
em ngủ thiếp đi. Đến trưa, A trở về bến phà tiếp tục bán bánh kẹo. Chị phụ nữ bán vé phà
thấy quần A dính máu mới hỏi tại sao còn nhỏ mà có kinh nguyệt. A nhất quyết không
nói. Nhưng sau nhiều lần bị bạn hỏi A mới kể lại đầu đuôi câu chuyện. Cô bán vé phà
khuyên A đừng bao giờ tin người ngoài, đừng bao giờ tin đàn ông hết, kể cả những người
trong gia đình...
(1) Để bảo đảm tính vô danh của cuộc nghiên cứu, chúng tôi dùng tên giả cho
các em bị lạm dụng tình dục được nêu ra trong nghiên cứu này theo thứ tự mẫu
chữ cái hoặc lấy số phiếu phỏng vấn các em.
Trường hợp em B: (PV11):
B và mẹ làm việc giúp nhà một ông chủ tại quận X. B bị con ông chủ âu dỗ và
hãm hiếp nhiều lần, nhưng B không ý thức hậu quả của sự kiện trên. Sau khi bị lạm dụng
lần đầu khoảng 5 tháng, một người hàng xóm của B nhận xét: "Sao con nhỏ này khác
thường Ăn đồ chua nhiều quá". Nhưng dì ruột của B không tin: "bậy, con người ta mới
lớn, chưa có chồng mà sao có bầu được". Nhưng sự việc đến tai mẹ B và B kể lại sự việc
cho mẹ, mới hay mình đã có bầu khoảng 5 tháng...
Trường hợp em C (PV14, 14 tuổi):
C và gia đình ở một vùng nông thôn gần biển. Do cha mẹ mâu thuẫn nhau, em ở
với dì ruột. Từ lúc em được 12 tuổi và cho đến gần đây, em thường bị một người đàn ông
hàng xóm rủ qua nhà, cho xem phim sex và hãm hiếp nhiều lần, nhưng em không biết
việc này có hại cho mình. Em mô tả một cách có thiện cảm về người đã hãm hại mình:
"... Ông X không hăm dọa em gì cả, mà sau mỗi lần cho em ăn ngon, cho em 10.000 đồng
và đưa thuốc cho em uống..." Em không biết thuốc đó là thuốc ngừa thai nên có khi em
uống, có khi không.
Một số em khác, cho rằng mình đã "tự nguyện" trong lần đầu bị lạm dụng tình
dục. Thật ra, trong một số trường hợp này, các em - do hoàn cảnh gia đình đã bị mẹ "bán
trinh":
Trường hợp em D (17 tuổi, PV6):
D năm nay 17 tuổi. Cha mất sớm nên em chỉ còn mẹ. Cách đây một năm, mẹ em -
qua những tay mối lái - đem em bán trinh cho một người Đài Loan để lấy tiền trả nợ. Em
tâm sự: "Con nghe mẹ mắc nợ quá, con phải... "đi làm". Một người dắt con tới khách sạn
cho ông đó coi mắt... Rồi ở luôn khách sạn đến 4 giờ với khác. Mẹ con chờ con ở nhà.
"Thái độ của bà mẹ, sau khi đã bán trinh con, theo em D kể lại: "Má buồn, Má nói tại má
mắc nợ nên con mới đi vào con đường này. Má nói: "Thôi lỡ rồi, con đừng nói mẹ này
nọ". Mà con đâu có buồn gì đâu.
Một số em bị người yêu hay bạn bè gạt gẫm để lạm dụng. Các em này cũng
không cho mình hoàn toàn bị cưỡng bức, cũng không hoàn toàn "tự nguyện". Trường hợp
của các em thuộc dạng "khó nói".
Trường hợp em E PV9.17 tuổi:
Năm nay 17 tuổi, em sống trong một gia đình êm ấm và hạnh phúc. Năm ngoái
trong một lần đi học về, em được một người bạn trai đón rủ đi chơi, rồi người đó chở em
ra Vũng Tàu, mặc dù em phản đối. Tới Vũng Tàu, bạn trai thuê phòng khách sạn, em kể
lại: "... Lúc đầu em không vô, thì ảnh nói nếu em không vô thì em ở đâu. Em nói ở ngoài
đường chơi. ảnh nói thôi vô đi mình nghỉ một giây lát rồi ngồi nói chuyện chơi, đâu có gì.
Ban đầu cũng nói chuyện qua lại. Trước đó anh có đi dự tiệc, anh xỉn... Rồi anh đè em...
Em không kháng cự nổi".
2.3. Thủ phạm lạm dụng tình dục
Nói đến lạm dụng tình dục, một định kiến thông thường chỉ có những người xa lạ
mới lạm dụng các em. Song một thực tế ngược lại, trong 50 trường hợp nghiên cứu, thủ
phạm người lạ là rất ít. Hầu hết thủ phạm là những người thân trong gia đình, là những
người quen biết sống gần các em, những người hàng xóm, bạn bè và ngay cả người yêu.
Bảng 3: Thủ phạm các vụ lạm dụng tình dục
Quan hệ với nạn nhân Số người Tỷ lệ %
* Hàng xóm: 20 40
* Người thân trong gia đình: 15 30
* Bạn bè, người quen: 6 12
* Người yêu: 4 8
* Người nước ngoài, ng. Hoa: 2 4
* Người không quen biết: 2 4
* Chủ...: 1 2
Như vậy, tỷ lệ loại thủ phạm chiếm hàng đầu là một người hàng xóm. Đây có thể
là một người thuộc gia đình mà TEBLDTD hay qua xem tivi,có thể là một người láng
giềng hay nhờ trông coi nhà cửa, hay một người lợi dụng việc ở sát nhà của nạn nhân để
lạm dụng.
Như trường hợp của em X, 16 tuổi: Em kể lại: "Cách đây một năm, khi con đang
bị bệnh sốt nằm ở nhà. Ba mẹ đi vắng chỉ có hai chị em. Con gây lộn với em, em con bỏ
nhà qua hàng xóm chơi. Con ở nhà nằm một mình ở dưới đất. Bỗng con thấy cái gối trên
gác rớt xuống ngay chỗ con nằm, con tưởng gió là đổ nhà con rớt xuống. Vì con sốt nên
mê mê không để ý... Sau đó con lượm gối lên cầu thang đem lên gác. Lên trên gác, con
ngồi xuống xếp lại đồ đạc cho gọn thì ông ta (kẻ hãm hiếp em) núp sẵn trong cánh cửa,
bước ra bóp cổ con. Con đau và sốt nên sức yếu không làm gì được. Sau đó con bất tỉnh,
đến lúc nghe tiếng em con la lên, ông ta hất con xuống, đầu con đập xuống sàn gát, con
tỉnh lại thì mọi chuyện đã xong rồi... Sau này con mới biết, nhà con quên đóng cửa sổ
trên gát nên ông leo sang..." (phiếu PV5).
Hay như trường hợp em Y. Y có người bạn gái học cùng lớp nên rất thân hay qua
lại. Bạn gái của Y có một ông anh trai mà Y cũng khá thân và Y hay qua nhà xem tivi.
Một hôm anh của bạn gái khoe nhà mới xây và dẫn Y đi xem các phòng. Khi lên lầu Y bị
anh bạn làm bậy và dọa không được nói cho ai biết.
Người hàng xóm thủ phạm đó có thể là bạn của ba, bạn của mẹ...
Những trường hợp kế tiếp có tỷ lệ cao đó là những người thân trong gia đình.
Đây là những trường hợp loạn luân. Có một thời hình như người ta cho rằng các trường
hợp loạn luân ít thấy ở người Việt. Nhưng nay báo chí nhan nhản nêu lên hiện tượng này.
Theo chúng tôi, có lẽ hiện tượng loạn luân trước đây trong xã hội Việt Nam cũng
có, nhưng do quan điểm văn hóa, người ta xem trọng danh giá của gia đình, nên hiện
tượng này ít bị tiết lộ. Ngày nay một mặt do cơ cấu gia đình đang tan rã, do việc xã hội đề
cao quyền của cá nhân, bênh vực cho quyền những người bị hại, nên hiện tượng loạn luân
càng được đề cập đến nhiều trên báo chí.
Các trường hợp loạn luân trong nghiên cứu này chiếm đến 30% các trường hợp
bị lạm dụng là một con số đáng cho chúng ta suy nghĩ.
Bảng 4: Thủ phạm của những trường hợp loạn luân
Số trường hợp % của tổng số các vụ loạn luân
- Cha ruột: 6 40
- Cha kế: 4 26,66
- Bác 3 20
- Bà con khác: 2 13,3
Trường hợp thủ phạm là cha ruột và cha kế chiếm tỷ lệ cao.
Sau đây là một số trường hợp điển hình:
Trường hợp em LD5: Cha em có 2 vợ, mẹ em chỉ là vợ sau, ba em vẫn sống với
người vợ cả. Trong lần mẹ và em về thăm em ở thôn quê. Khi mẹ em đi chợ vắng nhà,
cha em đã cưỡng bức em và dặn em không được nói với ai, nếu nói ông sẽ đánh. Chuyện
bị cưỡng bức em dấu mẹ mãi đến bốn năm sau, khi em muốn ra ở riêng em mới nói với
mẹ, nhưng mẹ em nhất quyết không tin. Chỉ sau này mẹ em mới tin.
Trường hợp LD26, 15 tuổi. Em mồ côi mẹ từ nhỏ, phải ở với cha và bà nội. Bà
nội bắt hai chị em em phải đi ăn xin rồi sau đó gởi vào một trường chăm sóc mồ côi và
khuyết tật. Sau một kỳ hè, em được cha đón về nhà và sau đó trở lại trường thì các cô
giáo phát hiện em mang thai. Sau này em cho biết cha em đã cưỡng bức em.
Trường hợp LD30, 17 tuổi. Từ lúc 10 tuổi em đã bị cha lạm dụng. Sự kiện đổ bể
nhiều người biết được. Cha em phải đi tù, Mẹ em thường nhiếc mắng, chưởi em bảo vì
em nên ba mới bị đi tù.
Trường hợp PV15, 17 tuổi. Khi kể về ba mình em gọi là "ổng". Chuyện xảy ra
lúc em 14 tuổi và sau đó còn tiếp tục nhiều lần. Em không dám nói với mẹ, vì ổng bảo
nếu em cho bả biết ông sẽ giết bả và em nên em sợ. Ông đòi em không chịu là ổng đánh
em liền. Ông đã cưỡng bức em nhiều lần không nhớ được. Một lần mẹ đi bắt cá về sớm,
mẹ thấy mẹ la lên. Chút sau ông đánh mẹ liền, cấm mẹ không được nói cho ai biết. Một
bữa khác ông đánh mẹ đem mẹ nhân xuống sông, may có người la lên cứu mẹ. Mẹ mới
thưa công an. Ông trốn sang tỉnh khác, bảy tháng sau mới bị bắt. Em trốn mặt không
muốn gặp bạn bè, nhưng tụi nó kiếm em hoài, chúng hỏi: "Bộ ba mầy lấy mầy hả". Em
xấu hổ muốn chết cho rồi. Mẹ em cứ nhìn em rồi khóc. Lúc đi làm mẹ hay cúi đầu xuống.
* Thủ phạm là cha kế:
Trường hợp LD32, 18 tuổi. Cha ruột của em chết khi em còn nhỏ. Mẹ em một
năm sau lấy chồng khác. Mẹ em thường dậy để đi bán sớm, cha kế lợi dụng cơ hội này để
cưỡng bức em, lúc đó em mới 14 tuổi. Mẹ kế em khi biết được rất phẫn nộ đi báo công
an. Cha kế bị bắt và hiện ở tù.
Trường hợp LD16, 12 tuổi hiện đang học lớp 5. Ba ruột em bỏ mẹ đi lấy vợ khác.
Mẹ em đi lấy chồng khác. ba kế cưỡng bức em lúc em 10 tuổi. Nhưng ông rất chìu
chuộng em, hay cho em tiền và dẫn đi chơi. Một lần khác ông cưỡng bức em và cậu em
thấy được. Ông bị bắt và hiện ở tù. Em vẫn thương ông và mong ông mau được về.
* Thủ phạm là bác ruột:
Trường hợp PV3: Cha em có hai đời vợ. Em con của bà hai. Không biết vì lý do
gì mẹ em bỏ em ra đi. Em thường bị cha ngược đãi. Sau một lần bị cha đánh em bỏ nhà
đi bụi. Một lần ghé nhà bác chơi bị bác - khoảng 76 tuổi - hãm hiếp. Khoảng thời gian đó
em được 10 tuổi. Rồi sau đó em còn bị nhiều người đàn ông khác lạm dụng em. Một lần
khác công an bắt được thủ phạm và đưa em về lại gia đình và giải thích cho ba em hiểu.
Nhưng khi công an vừa mới ra khỏi nhà, ba em cột tay chân em lại và đánh em. Ông
tuyên bố từ rày em không phải là con ông nữa và phải ra khỏi nhà ngay. Em trở lại con
đường bụi đời và trôi dạt vào Nam.
* Thủ phạm là anh họ:
Trường hợp PV14, 14 tuổi. Em ở trong một đại gia đình có đến 40 người. Mẹ em
có hai đời chồng. Em là con của đời chồng sau. Ba em làm thợ hồ, nghiện rượu nặng và
sau mỗi lần nhậu say về hay đánh đập mẹ và em. Mẹ em nghiền đánh đề. Mắc nợ nhiều.
Hơn một lần đã phải ra tòa vì mắc nợ. Em cho biết người gia đình em cũng hay coi phim
sex. Một tối, em đang treo mùng cho ba thì anh họ ở cùng nhà kéo màn ra và hãm em.
Em sợ không dám nói với cha mẹ. Và điều này xảy ra nhiều lần. Đến lần thứ 5 thì bị ba
em phát hiện, ba em đánh và đuổi em đi.
* Thủ phạm là bạn bè, người quen hoặc người yêu:
Có một số trường hợp các em bị người yêu hay bạn bè dụ dỗ và có quan hệ tình
dục. Sự việc đổ bể vì có người biết, hay vì sau đó các em mang bầu. Nếu chàng trai "truất
ngựa truy phong" hay hai bên gia đình không thể đi tới thỏa thuận dàn xếp (thông thường
gia đình các em gái đòi đi tới hôn nhân), các em gái cảm thấy mình bị lạm dụng và trong
nhiều trường hợp gia đình các em đã kiện các thanh niên lạm dụng ra tòa với tội hiếp
dâm. Như trường hợp PV9 đã nêu trên hoặc như các trường hợp PV17, LD8, LD11,
LD42, LD46, LD49, LD50....
* Thủ phạm là một thành viên trong gia đình các em giúp việc:
Có trường hợp PV11 cùng mẹ giúp việc cho gia đình chủ, em bị cậu thanh niên
con ông chủ cưỡng bức nhưng em không ý thức hậu quả của hành động trên. Em có bầu.
Mẹ em muốn dàn xếp. Nhà chủ ban đầu đồng ý bồi thường nhưng sau đó họ lật lọng nên
mẹ em đưa đơn kiện tòa.
* "Thủ phạm" là người nước ngoài hay không phải người Kinh:
Trong 50 trường hợp, có hai trường hợp "thủ phạm" là người nước ngoài và
người thuộc dân tộc Hoa. Các trường hợp này thường rơi vào các vụ các em gái bị mẹ
đem đi bán trinh.
* Thủ phạm là người xa lạ hoàn toàn:
Có trường hợp thủ phạm là người xa lạ với các em. Như trường hợp LD19, em
buồn hoàn cảnh gia đình vì mẹ đi lấy chồng khác không nuôi em. Em đi bụi đời và bị kẻ
lạ dụ dỗ đưa vào công viên cưỡng bức. Cũng có trường hợp, em gái đi chơi về khuya, xin
quá giang xe bị tài xế đưa vào chợ cưỡng hiếp (LD6). Một trường hợp khác, em gái đi
mướn băng vidéo bị kẻ lạ dụ đi lạc nhà và bị hãm hại ở công viên (LD24).
2.4. Mối quan hệ giữa các loại hình thủ phạm và tính chất cưỡng bức
Trường hợp các em bị người thân trong gia đình, những người hàng xóm, những
người không quen biết, chủ lạm dụng thường là những vụ hoàn toàn có tính chất cưỡng
bức.
Trường hợp các em bị người yêu hay bạn bè lạm dụng dĩ nhiên tính chất cưỡng
bức ít hơn hay có ít nhiều tính cách tự nguyện.
Bảng 5: Loại thủ phạm và tính chất của việc LDTD
Thủ phạm
Tính chất
Người
thân
trong
gia
đình
Bạn
bè,
người
quen
Hàng
xóm
Không
quen
biết
Người
nước
ngoài
Người
yêu
Chủ
Tổng
cộng
- Cưỡng bức 15
100,0
2
33,3
20
100,0
2
100,0
1
100,0
40
80,0
- "Tự
nguyện"
1
50,0
4
100,0
5
10,0
- Khó nói: 4
66,7
1
50,0
5
10,0
2.5. Nơi xảy ra việc bị lạm dụng cũng thay đổi tùy theo các loại thủ phạm
Bảng 6: Nơi xảy ra việc bị lạm dụng tình dục
Thủ phạm
Tính chất
Người
thân
trong gia
đình
Bạn
bè,
người
quen
Hàng
xóm
Khôn
g
quen
biết
Người
nước
ngoài
Người
yêu
Chủ
- Nhà thủ phạm: X X X X X
- Nhà của
TBLDTD
X X
- Khách sạn: X
- Nơi công cộng: X
Như bảng 6 cho thấy, nơi xảy ra sự kiện cũng thay đổi tùy theo loại hình thủ
phạm.
2.6. Việc tái diễn của sự kiện
Hành vi lạm dụng thường tái diễn khi thủ phạm là chủ, người yêu, bạn bè và
ngay với các người thân trong gia đình.
Việc lạm dụng tái diễn thường xuyên đi kèm những hăm dọa. Như trường hợp
người cha loạn luân dọa sẽ đánh nếu con nói ra cho người khác biết (PV15). Người bác
hăm dọa sẽ không can thiệp cho em bé bị lạm dụng trở về với gia đình (PV1). Hay con
người chủ dọa đuổi cả hai mẹ con người giúp việc, nếu con của người giúp việc báo cho
mẹ mình biết. Người hàng xóm thì dọa sẽ càng làm nhục trẻ bị lạm dụng, nếu trẻ báo cho
gia đình biết.
Bảng 7: Loại thủ phạm và việc tái diễn LDTD
Thủ phạm
Hành vi bị LD:
Người
thân
trong
gia
đình
Bạn
bè,
người
quen
Hàng
xóm
Không
quen
biết
Người
nước
ngoài
Người
yêu
Chủ
Có lập lại: 10
66,7
4
66,7
6
31,6
3
100,0
1
100,0
Không lập lại: 5
33,3
2
33,3
13
68,4
2
100,0
2
100,0
Trẻ bị lạm dụng, một mặt sợ do bị hăm dọa, mặt khác không ý thức nguy cơ việc
bị lạm dụng có thể gây hậu quả nghiêm trọng như việc mang bầu. Có trẻ sợ rằng vụ việc
bị tiết lộ sẽ đem lại tai tiếng cho gia đình và tai tiếng cho chính bản thân. Có trẻ trong
trường hợp loạn luân lại không dám tiết lộ hành vi của cha vì sợ mẹ buồn.
2.7. Thời gian sự kiện lạm dụng bị tiết lộ
Người
thân
trong
gia
đình
Bạn
bè,
người
quen
Hàng
xóm
Không
quen
biết
Người
nước
ngoài
Người
yêu
Chủ Total
- Biết ngay: 1
46,7
3
50,0
12
66,7
2
66,7
2
100,0
26
53,1
- Sau 1
tháng:
5
33,3
3
50,0
3
16,7
1
33,3
1
100,0
1
100,0
17
34,7
- Sau 1 năm 3
20,0
3
16,7
6
12,2
Không kể đến những vụ lạm dụng có tính chất "tự nguyện", tỷ lệ các vụ lạm
dụng được biết ngay sau khi xảy ra thuộc những trẻ bị cưỡng bức bởi những người hàng
xóm, những người không quen biết, bởi chủ...
Trong những vụ loạn luân do trẻ thường bị hăm dọa, vụ việc thường được giấu
kín, nên tỷ lệ bị tiết lộ ngay không cao. Tỷ lệ được biết ngay sau vụ việc xảy ra chỉ chiếm
46,7% so với các vụ lạm dụng mà thủ phạm là những người thuộc loại khác thường
chiếm tỷ lệ cao hơn. Có những vụ loạn luân mà chỉ sau 4, 5 năm trẻ mới thổ lộ với những
người quen biết.
2.8. Thái độ của cha mẹ trước sự kiện trẻ bị lạm dụng
Thái độ của cha mẹ trước sự kiện trẻ bị lạm dụng cũng khác nhau, và tùy thuộc
tính chất lạm dụng.
Với các thủ phạm: trong trường hợp thủ phạm là một người hàng xóm, người
quen của TEBLD, thoạt tiên thái độ của cha mẹ là một thái độ giận dữ. Nhiều cha mẹ của
TEBLDTD đã đưa vụ việc ra công an, tòa án. Nhưng cũng có trường hợp cha mẹ muốn
bảo vệ uy tín của gia đình, không muốn có tai tiếng ảnh hưởng đến tương lai của
TEBLDTD, đã thương lượng với gia đình của thủ phạm để được bồi thường. Nếu thương
lượng thành công sự kiện bị lạm dụng tình dục sẽ không còn được công khai đề cập đến.
Nếu việc thương lượng không thành công, sự kiện bị lạm dụng sẽ d đưa ra công
an và tiếp tục các thủ tục để truy tố. Theo nhiều cơ quan bảo vệ quyền trẻ em, các vụ việc
thương lượng này đôi lúc làm mờ nhạt các tang chứng của hành vi lạm dụng tình dục.
Trong trường hợp chồng loạn luân, thái độ của người vợ cũng rất phức tạp. Có
trường hợp người vợ phẫn nộ và đi báo ngay cho công an (LD33). Nhưng rất nhiều bà mẹ
không tin khi con gái mình kể lại, như trường hợp LD5: "... mẹ đi khám bệnh cho em, ở
nhà dượng ghẻ vừa dụ dỗ vừa hăm dọa. Em sợ quá và dượng đã lạm dụng em... Sau đó
em kể liền cho mẹ nghe, nhưng mẹ bênh dượng và mắng em... Kể từ đó mẹ không nhìn
mặt em. Em xin đi rửa chén bán và về sống với ngoại. Sau đó em buồn, đi phụ bán cafe
và từ từ ra mướn nhà sống riêng..." (LD12).
Nhiều bà mẹ có chồng loạn luân cấm không cho các TEBLDTD tiết lộ. Em
LD28 kể lại: "sau vụ đó, mẹ em cấm không được cho ai biết, nếu biết mẹ sẽ đánh".Và từ
khi biết được sự việc nhiều bà trở nên trầm cảm hơn: "Từ đó mẹ em không nhìn em và ba
em, không nói chuyện với em" (LD1).
Nhiều bà mẹ mặc dù chứng kiến hay biết được các hành vi loạn luân của chồng,
nhưng có thái độ rất cam chịu. Cá tính của các bà mẹ trong các gia đình có xảy ra loạn
luân cần được nghiên cứu nhiều trường hợp hơn nữa, nhưng một số trường hợp điển hình
cho ta thấy hình như đây là những người vợ rất sợ các ông chồng phong kiến, cộc cằn.
Các bà vợ này chỉ biết cam chịu các hành vi tồi tệ của chồng: "Một lần mẹ đi bắt cá về
sớm mẹ thấy mẹ la lên. Một lát sau ông đánh mẹ liền, cấm mẹ không được nói cho ai
biết... Chỉ có lần ổng đánh mẹ đem nhân sông. May có người la lên cứu mẹ. Sau đó mẹ
mới thưa với công an luôn" (PV15). Có nhiều bà mẹ còn đổ lỗi cho con tố cáo nên chồng
bà mới bị ở tù (LD30).
Với các nạn nhân là các TEBLDTD, thái độ của cha mẹ cũng thay đổi tùy tính
chất của việc bị lạm dụng tình dục. Có cha mẹ có thái độ ân cần an ủi con sau khi sự kiện
xảy ra, nhất là trong trường hợp trẻ bị lạm dụng bởi những người lạ hay trong trường hợp
trẻ bị cưỡng bức. Những trường hợp trẻ bị lạm dụng bởi người yêu, bạn bè, cha mẹ
thường la mắng nhưng không đi đến việc xua đuổi. Nhưng cũng có cha mẹ, sau khi sự
kiện bị biết đến đã mắng nhiếc con cái và có trường hợp đuổi các TEBLDTD ra khỏi nhà
vì xem điều này làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của gia đình (PV3).
Có cha mẹ tiếc nuối sự kiện trẻ bị lạm dụng. Em PV8 - đi chơi về khuya, quá
giang xe bị người ta cưỡng bức ở chọ - đã kể lại: "Mẹ nói: Đẻ mày ra thà mầy đi bán
trinh, chứ để mầy đi chơi mầy bị phá...".
Đối với những bà mẹ đã nhẫn tâm "bán trinh" con mình thì dĩ nhiên là an ủi con
và đổ lỗi cho số phận hoặc tìm cách biện minh cho hành vi phi đạo đức của mình: "Má
buồn, nhưng nói tại thiếu nợ quá phải đưa con "đi" như vậy, con đừng buồn má" (LD10).
Hoặc "Má nói: thôi lỡ rồi con đừng buồn má này nọ" (PV7). Hoặc trắng trợn hơn: "Ná
nói: thà bán có tiền, chứ nếu không mai mốt mày cho không thằng bồ mày" (LD41), bị
mẹ bán trinh lúc 15 tuổi cho một người Hoa tại công viên VănLang).
3. Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến việc bị lạm dụng tình dục
Nhiều ý kiến cho rằng việc phổ biến phim ảnh đồi trụy, tệ nạn uống rượu, say
rượu của đàn ông... là các nhân tố dẫn đến việc lạm dụng tình dục. Trong nghiên cứu của
chúng ta cũng có những trường hợp thủ phạm bị khích động bởi phim ảnh hay say rượu...
Nhưng thật ra đây là những nguyên nhân gần. Có những yếu tố sâu xa hơn chi phối vấn
đề đang được nghiên cứu.
Trước hết là những yếu tố vĩ mô thuộc bối cảnh kinh tế xã hội và văn hóa: trong
những năm gần đây, cùng với việc xuất hiện của nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện sự
phân cực giàu nghèo. Một số người càng ngày càng nghèo đi, nợ nần chống chất đến nỗi
phải bán trinh con gái, xem đó như là phương cách giải quyết nghèo khổ. Nhiều em gái đi
vào con đường mãi dâm trước hết nhằm giúp gia đình, nhưng dần dà đua đòi, vì ham
muốn một cuộc sống giàu sang bằng con đường dễ dãi, các em đã trở thành chuyên
nghiệp. Nghèo khổ còn buộc trẻ phải bỏ học, lao động sớm, đi làm mướn. Đây cũng là
những điều kiện, dễ đẩy trẻ vào nguy cơ bị lạm dụng.
Nền kinh tế thị trường với mặt trái của nó như chủ nghĩa tiêu thụ, đề cao sự
hưởng thụ tình dục đã có ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng tệ nạn hiếp dâm: trong số các
trường hợp được nghiên cứu, khoảng 10% các vụ hiếp dâm trong đó thủ phạm được gợi
dục bằng phim ảnh.
Nhưng chính trong bối cảnh xã hội, văn hóa Việt Nam cũng có những yếu tố làm
cơ sở cho tệ nạn lạm dụng tình dục này phát triển.
Trước hết là đầu óc phong kiến trong gia đình Việt Nam. Nhiều bậc cha mẹ quan
niệm con cái như là vật sở hữu, như tục ngữ Việt Nam có câu: "Một con một của không
chừa". Do đó mẹ có quyền bán con, cha có quyền lạm dụng con và dùng uy quyền hăm
dọa để bít kín sự việc. 30% vụ lạm dụng tình dục trong cuộc nghiên cứu này là các vụ loạn
luân do cha ruột, cha kết, bác, anh họ... Các trường hợp điển hình trong cuộc nghiên cứu này
đã cho thấy nhiều người phụ nữ biết chồng lạm dụng con, nhưng vẫn làm thinh, chịu đựng vì
"sĩ diện của gia đình". Và người con gái bị bán trinh lại xem như đây là dịp trả hiếu cha mẹ.
Đây là một quan điểm phong kiến xem thường nhân phẩm phụ nữ đã ít nhiều ăn sâu trong
quan niệm một số gia đình Việt Nam.
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo sự thay đổi thang giá trị trong
xã hội. Sự thay đổi hệ thống giá trị cũng là yếu tố làm nhiều gia đình tan vỡ. Tư tưởng
thực dụng lấy ý tưởng giàu sang, tiền bạc làm thước đo bậc thang xã hội. Cái đạo lý
truyền thống "đói cho sạch, rách cho thơm" không còn tác dụng với lập luận của bà mẹ
bán trinh con gái: "thà bán có tiền, chứ không mai mốt mầy cho không mấy thằng bồ của
mầy".
Gia đình truyền thống Việt Nam có bổn phậm nuôi nấng, dạy bạo, bao bọc, lo
cho trẻ ăn học đến trưởng thành. Nhưng trong xã hội đang biến hiện nay, nhiều bậc cha
mẹ bận công việc kiếm sống, bỏ bê, không chăm sóc, không quan tâm đến con cái, nhiều
trẻ phải lao động sớm. Đây cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng cơ hội dễ bị lạm
dụng. Trong các trường hợp TEBLDTD đang được nghiên cứu, chỉ có 30,6% các em hiện
còn sống đầy đủ với cha mẹ ruột. Gần 70% các TEBLDTD còn lại thuộc các gia đình
thiếu cha hay thiếu mẹ vì cha mẹ mất, cha mẹ ly dị, cha hoặc mẹ tái hôn... Sự tan rã, chắp
nối của cơ cấu gia đình là yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến việc trẻ bị lạm dụng tình dục. Trong
các trường hợp nghiên cứu kể trên, hơn 25% trường hợp loạn luân là do cha kế.
Cũng có những yếu tố nguy cơ gắn liền với đứa trẻ. Một vài trường hợp trên cho
thấy các em gái, các trẻ đường phố, các trẻ lao động, các em giúp việc nhà, các em không
còn tiếp tục việc học, các em thuộc những gia đình nghèo, các em bị cha mẹ bỏ bê không
chăm sóc dễ bị lạm dụng tình dục hơn các em khác.
4. Một số khía cạnh tâm lý của các TEBLDTD
Như trong phần phương pháp luận chúng tôi đã trình bày, nghiên cứu này sử
dụng một số các thang điểm để đo lường một vài khía cạnh tâm lý của TEBLDTD.
4.1. Thang điểm CAT: Thang điểm này gồm 38 câu hỏi, tập trung trong ba vấn
đề chính mà chúng tôi gọi là ba yếu tố (factors).
- Yếu tố thứ nhất tạm gọi là NEG, phản ánh sự bỏ bê không chăm sóc con cái của
cha mẹ và bầu khí tiêu cực trong gia đình (cha mẹ bất hòa...).
- Yếu tố thứ hai tạm gọi là PUN, phản ảnh việc cha mẹ hay trừng phạt xâm phạm
về thể chất các trẻ đang được nghiên cứu.
- Yếu tố thứ ba tạm gọi là SA, phản ánh sự lạm dụng tình dục trong gia đình:
chính trẻ bị lạm dụng hay chứng kiến cảnh bị lạm dụng.
Bảng 9: Trung bình của các số đo phụ thuộc theo thang điểm CAT
của TEBLDTD và TEBT
TEBLDTD
(n = 50)
TEBT
(n = 50)
mdyn
- NEG 37,82 32,65 0,102
- PUN 11,68 10,90 0,309
- SA 5,18 0,95 0,000
- Tổng CAT 52,50 44,50 0,031
mdyn = mức độ ý nghĩa
Mặc dù mức độ ý nghĩa không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê, số đo trung
bình của các câu hỏi để tìm hiểu về bầu khí tiêu cực trong gia đình và sự không quan tâm
của cha mẹ đối với con cái ở TEBLDTD là 37,82, ở TEBT là 32,65.
Số đo trung bình về việc cha mẹ hay trừng phạt, lạm dụng con cái về mặt thể chất
là 11,68 ở các TEBLDTD và 10,90 ở TEBT. Các số đo này cũng không có sự khác biệt
về ý nghĩa thống kê.
Và cuối cùng, số đo trung bình về việc bị lạm dụng tình dục hay chứng kiến việc
lạm dụng tình dục trong gia đình ở các TEBLDTD là 5,18 và ở TEBT là 0,95. Sự khác
biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,000). Có 22% các TEBLDTD chứng kiến
cảnh lạm dụng tình dục trong gia đình, trong khi tỷ lệ này ở TEBT chỉ 4%.
Số đo trung bình tổng cộng của thang điểm CAT ở các TEBLDTD là52,50 và
44,50 ở TEBT. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (p = 0,031). Và như vậy cho thấy
tương quan giữa ba yếu tố kể trên và sự khác biệt giữa TEBLDTD và TEBT. Nói cách
khác, TEBLDTD thường sống trong gia đình có một bầu khí tiêu cực: cha mẹ bất hòa,
hay la mắng, không quan tâm đến con cái và trừng phạt hay xâm phạm thân thể các
TEBLDTD.
4.2. Về thang điểm YSR
Bảng 10: Trung bình của các số đo phụ thuộc theo thang điểm YSR của TEBLDTD
và TEBT
TEBLDTD TEBT mđyn
- YSR - Sc1 6,46 5,36 0,043
- YSR - Sc2 5,48 4,66 0,234
- YSR - Sc3 15,16 9,66 0,000
- YSR - Sc4 6,08 5,44 0,201
- YSR - Sc5 3,74 4,16 0,489
- YSR - Sc6 8,80 6,76 0,002
- YSR - Sc7 4,72 2,74 0,007
- YSR - Sc8 9,32 8,22 0,292
- YSR - Internal 25,96 18,84 0,000
- YSR - External 14,04 10,96 0,032
- YSR - tcộng 67,64 52,52 0,002
Qua bảng trên, so với TEBT, các TEBLDTD có số đo trung bình về các thang
điểm phụ sau đây có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.
- Thang điểm phu YSR - Sc1 - đo lường thái độ co cụm, co rút - qua các câu hỏi
về sự cô đơn, không muốn trò chuyện, tính kín đáo, rụt rè, thiếu sinh khí, buồn bã, co
rút... - cho thấy TEBLDTD có thái độ co rút lại hơn sau biến cố mà các em đã trải qua.
Số đo trung bình ở thang điểm phụ này ở TEBLDTD là 6,46 trong khi ở các TEBT là
5,36 (p = 0,043).
- Thang điểm phụ YSR - Sc3 - đo lường mức độ trầm cảm - qua các câu hỏi về
sự cô đơn, tính hay khóc, tự làm khổ mình, nghĩ có thể làm điều xấu, tính ưa sự hoàn hảo,
sợ không ai thương yêu mình, cảm thấy người khác làm hại mình, cảm thấy vô dụng, cảm
thấy căng thẳng, sợ hãi, mặc cảm, quá khổ sở về hành động của mình, tính đa nghi, thích
hủy hoại mình, tính hay lo lắng... - cho thấy các TEBLDTD nữ này bị trầm cảm ở mức độ
cao, bởi lẽ số đo của các em ở thang điểm này là 15,16 trong khi ở TEBT chỉ 9,66 (p =
0,000).
- Thang điểm phụ YSR-Sc6 - tìm hiểu khả năng tập trung của thanh thiếu niên -
qua các câu hỏi: về khả năng tập trung, việc hay cảm thấy bối rối, hay mơ mộng, hành
động mà không suy nghĩ, cảm thấy căng thẳng, học hành không tốt, cảm thấy vụng về...
Số đo trung bình của thang điểm này ở TEBLDTD là 8,80 trong khi ở TEBT là 6,76 (p =
0,002).
- Thang điểm phụ YSR-Sc7 - để đo lường hành vi phạm pháp của thanh thiếu
niên. Thang điểm này thể hiện qua các câu hỏi: thích chơi với kẻ gây rối, không cảm thấy
ân hận khi làm điểm không nên... thích nói dối, thích chơi với người lớn tuổi hơn, thích
bỏ trốn nhà, thích phá hoại, ăn cắp đồ vật, thích chửi thề, cúp cua, sử dụng các chất gây
nghiện... Số đo trung bình này là 4,72 ở TEBLDTD và 2,74 ở TEBT (p = 0,007).
- Thang điểm phụ YSR-Internal, để đo lường tính hướng nội của thanh thiếu niên
bao gồm tổng số của 3 thang điểm YSR-Sc1, YSR-Sc2, YSR-Sc3. ở đây ta cũng thấy có
sự khác biệt rất rõ nét giữa TEBLDTD và TEBT. Số đo trung bình ở thang điểm phụ này
giữa hai loại trẻ lần lượt là: 25,96 và 18,84 (p = 0,031).
- Mặt khác một điểm cũng đáng lưu ý về tâm lý của TEBLDTD: một mặt sau
biến cố bị lạm dụng, các em trở nên lầm lỳ, co rút lại, nhưng mặt khác các em lại muốn
đập phá tất cả để giải tỏa những uẩn ức, những mâu thuẫn, cam chịu của mình. Do đó,
thang điểm phụ về tính hướng ngoại của các em cũng khá cao, so với các TEBT. Thang
điểm phụ YSR-External được tính bằng cách cộng lại hai thang điểm về hành vi phạm
pháp (YSR-Sc7) và hành vi gây hấn (YSR-Sc8). Các số đo của các TEBLDTD và TEBT
lần lượt: 14,04 và 10,96 (p = 0,000).
Trong các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thang điểm YSR, chúng tôi đã kiểm soát
các yếu tố: tính chất của việc bị lạm dụng, các loại thủ phạm, mức sống của gia đình các
TEBLDTD, thái độ của cha mẹ sau khi vụ lạm dụng xảy ra, tình trạng gia đình của cha
mẹ (ly dị hay còn ở với nhau...), thì chỉ có yếu tố tuổi tác có tương quan với các số đo của
YSR. Hay nói cách khác các TEBLDTD tuổi càng lớn tuổi càng dễ bị tổn thương bởi yếu
tố bị lạm dụng, như bảng sau cho thấy:
Bảng 11: Tương quan giữa thang điểm YSR và một số yếu tố
Tương quan Mức độ ý nghĩa
- Nông thôn - đô thị: 0,19 0,184
- Tuổi hiện nay: 0,43 0,002
- Tuổi khi bị lạm dụng: 0,28 0,055
- Mức sống: 0,25 0,089
- Thái độ đối xử của cha mẹ: 0,40 0,013
- Thang điểm Punish: 0,02 0,911
- Thang điểm NEGL: 0,44 0,001
- Thang điểm hỗ trợ xã hội: 0,27 0,059
- Thang điểm tự tin: 0,22 0,115
- Thang điểm CAT: 0,56 0,000
Bảng 12: Tương quan giữa tuổi tác của các TEBLDTD và các số đo
trong thang điểm YSR
Các thang điểm phụ YSR Hệ số tương quan Mức độ ý nghĩa
- YSR - Sc1 0,30 0,031
- YSR - Sc3 0,50 0,000
- YSR - Sc5 0,26 0,070
- YSR - Sc7 0,39 0,006
- YSR - Internal 0,45 0,001
- YSR - External 0,41 0,003
- YSR - tcộng 0,43 0,002
Các số liệu thống kê cho thấy số đo thang điểm YSR của lứa tuổi bằng hay dưới
15 tuổi là 54,40 và từ 16 tuổi trở lên là 78,14 (p = 0,001): ở những trẻ đã bị lạm dụng từ 3
năm trở xuống là 61,58 và trên 4 năm là 80,43. Điều này cho thấy biến cố bị lạm dụng đã
có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài lên các em. Những trẻ càng lớn tuổi càng bị sự kiện này tác
động. Có thể các em càng lớn càng ý thức sự tai hại của biến cố trên. Và trong phần
phỏng vấn sâu cũng cho ta thấy nhiều em nhỏ tuổi không biết mình đang bị lạm dụng. Vì
không ý thức nên biến cố này cũng ít tác động đến các em. Thời gian không làm khuây
khỏa những biến cố này mà càng gia tăng sự chấn động của biến cố.
Nơi cư trú của các em - vùng nông thôn hay đô thị - cũng ít ảnh hưởng đến
TEBLDTD ở nông thôn: 60,07, ở các quận nội thành: 70,58 (p = 0,184).
4.3 Thang điểm về sự tự tin (SE)
Nhìn chung, số đo thang điểm SE không có sự khác biệt giữa TEBT và
TEBLDTD: 62,6 và 66,50, (p = 0,279).
Bảng 13: Tương quan giữa thang điểm SE và một số yếu tố
Hệ số tương quan Mức độ ý nghĩa
- Trình độ học vấn: 0,40 0,004
- Cảm nhận về cuộc sống hiện tại: 0,31 0,027
- Thái độ đối xử của cha mẹ: 0,44 0,006
- Tuổi: 0,225 0,115
- Mức sống của gia đình: 0,183 0,207
- Tính chất của cưỡng bức: 0,0012 0,993
Thang điểm này không có tương quan với các yếu tố sau: tình trạng gia đình,
mức sống của gia đình, tính chất của sự cưỡng bức.. và ngay yếu tố tuổi tác cũng không
tác dụng đến sự tự tin.
Trong các yếu tố tạo được sự tự tin cho trẻ thì trình độ giáo dục, và thái độ cư xử
của cha mẹ trong gia đình đối với trẻ(1) có tác động mạnh tạo niềm tự tin cho trẻ: hệ số
tương quan lần lượt của hai yếu tố này lần lượt là: r = 0,40 (p = 0,004) và r = 0,44 (p =
0,006). Ngoài ra cũng có tương quan giữa sự tự tin và cảm nhận của trẻ về cuộc sống hiện
tại(1): r = 0,31 (p = 0,027).
4.4. Thang điểm về sự hỗ trợ xã hội
Thang điểm về sự hỗ trợ xã hội cho thấy một sự khác biệt có ý nghĩa, nhưng rất
nhỏ, giữa các TEBT và các TEBLDTD. Thang điểm về sự hỗ trợ xã hội ở TEBT và 11,94
và ở TEBLDTD là 10,06 (p = 0,052). Điều này có nghĩa là TEBT có được sự hỗ trợ xã
hội cao hơn, được nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, bà con, bạn bè nhiều hơn các TEBLDTD.
Số đo về sự hỗ trợ xã hội cho thấy có tương quan với mức sống gia đình của các
em (r = 0,217, p = 0,030), và với cảm nhận của các em về cuộc sống hiện nay (r = 0,28, p
(1) Được phân ra làm bốn mức độ: gần gũi, chăm sóc / bình thường / ít gần gũi,
ít chăm sóc / lạnh nhạt.
(1) Được phân ra làm ba mức độ: rấte thích, rất bằng lòng / tạm được / không
thích thú chút nào.
= 0,004). Hay nói cách khác các em thuộc các gia đình khá giả càng cảm thấy có nhiều sự
giúp đỡ và ngược lại. Đồng thời trẻ nào cảm thấy càng thoải mái với cuộc sống hiện tại
thì càng có số đo về hỗ trợ xã hội cao.
So sánh tỷ lệ các tác nhân giúp đỡ giữa các TEBLDTD và TEBT
Nhìn chung, TEBLDTD ít có được sự giúp đỡ từ gia đình, họ hàng hơn các
TEBT, do vậy các TEBLDTD thường tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài gia đình hơn.
5. Tình trạng hiện nay, các khó khăn và mong muốn của các em
Theo bảng 1, trong các TEBLDTD hiện có 26,5% các em đang đi học chữ, 8,2%
đang học nghề, 20,4% đang đi làm, 18,4% làm công việc nội trợ giúp gia đình. Tỷlệ các
TEBLDTD còn đi học kém xa tỷ lệ đi học của các TEBT. Còn các tỷ lệ các TEBLDTD
đang đi làm, đang tìm việc, đang làm việc nội trợ thì cao so với các TEBT.
Do công việc chủ yếu hiện nay khác biệt, do hoàn cảnh gia đình và các biến cố
mà các em trải qua cũng khác biệt, các em cũng có những khó khăn khác nhau:
Bảng 14: Những khó khăn lớn nhất hiện nay của các em
TEBLDTD TEBT
- Khó khăn kinh tế: 29,1 23,3
- Mâu thuẫn gia đình, bị la mắng: 16,4 15
- Khó khăn trong việc làm: 14,5 2,3
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
TEBLDTD
TEBT
- Đơn côi: 10,9 5
- Mặc cảm: 9,1 3,3
- Khó khăn nhà cửa: 7,3 20
- Gia đình đông: 3,6 6,7
- Thiếu phương tiện học hành, học kém: 3,6 20
- Bệnh 1,8 1,7
Ngoài các khó khăn chung về kinh tế, về sự đối xử trong gia đình mà các em thuộc
các gia đình nghèo thường gặp phải, các TEBLDTD nhấn mạnh hơn các khó khăn trong
công việc các em đang làm, công việc không ổn định (14,5% so với 2,3% của TEBT), khó
khăn do đơn côi (10,9% so với 5%) vì gần 70% các TEBLDTD có gia đình khuyết cha hay
khuyết mẹ ruột hoặc các em phải sống với người khác. Sự kiện bị lạm dụng tình dục đã gây
cho các em mặc cảm và đây cũng là một khó khăn lớn của các em (9,1% so với 3,3%). Các
TEBT cũng có mặc cảm nhưng mặc cảm của các em do hoàn cảnh gia đình nghèo, không
có phương tiện để đi học, không có điều kiện để học thêm, gia đình chật chội không có
không gian dành cho việc học tập của các em...
Những khó khăn của các em cũng gắn liền những mơ ước của các em để giải
quyết những khó khăn trên.
Với các TEBLDTD đó là mơ ước có công việc ổn định, có chỗ để ở, mong ước
gia đình được đoàn tụ (nhiều em có cha mẹ ly dị, cha ở tù...), mong ước không ai biết sự
kiện các em đã bị lạm dụng.
Với các TEBT, đó là ước mơ được đi học, có các phương tiện để tiếp tục việc
học... (xem xem bảng 15).
Bảng 15: Những mong ước nhất hiện nay của các em.
TEBLDTD TEBT
- Có công việc làm, ổn định: 24,1 17,9
- Có nhà ở: 16,7 7,1
- Gia đình được hạnh phúc, đoàn tụ: 14,8 8,9
- Được đi học: 13 23,2
- Được trợ giúp tiền, vốn: 9,3 12,5
- Không ai biết được chuyện bị lạm
dụng đã xảy ra:
9,3
- Có nghề nghiệp: 7,3 12,5
- Có phương tiện đi học, học thêm: 1,9 14,3
- Được đi chơi, du lịch: 1,9 3,6
5. Các biện pháp can thiệp
Trong những năm gần đây, tệ nạn lạm dụng tình dục trẻ em có chiều hướng gia
tăng. Chính quyền, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và
nước ngoài đã có những biện pháp trên nhiều mặt để ngăn chặn tệ nạn này.
5.1. Các biện pháp ngăn ngừa
Gây ý thức: Các số liệu cho thấy, tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mại dâm trẻ
em là 2,1% so với tổng số gái mãi dâm vào năm 1989 đã tăng lên 11,42% vào năm 1995.
Trước sự kiện này, năm 1995 Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức vào năm
1995 tại thành phố Hồ Chí Minh một cuộc hội thảo lớn với sự tham gia của nhiều cơ
quan với chủ đề: "Phòng chống lạm dụng tình dục và mại dâm trẻ em". Cuộc hội thảo
này có sự tham gia của các chuyên gia thuộc nhiều tổ chức và có tác dụng lớn trong việc
đánh động dư luận quần chúng. Việt Nam đã cử nhiều đoàn tham dự các cuộc hội thảo
trong khu vực cũng như quốc tế về vấn đề trẻ em bị lạm dụng tình dục, như hội thảo ở
Phnôm Pênh, Campuchia năm 1995 hay đại hội chống bóc lột tình dục trẻ em tại
Stockholm, Thụy Điển năm 1996.
Báo chí thành phố càng ngày càng đưa nhiều thông tin, lên án các vụ hiếp dâm
trẻ em, loạn luân, các vụ mua bán trẻ em và cảnh giác dư luận quần chúng trước những tệ
nạn này.
Trong các nhà mở dành cho trẻ em đường phố, đều có tổ chức các buổi học tập,
hướng dẫn của các giáo dục viên đường phố nhằm tránh việc các em bị lạm dụng khi lao
động trên đường phố.
UBBVCSTE các cấp cũng tổ chức các buổi tọa đàm cùng cha mẹ trong các buổi
họp dân phố nhằm hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng tránh những lạm dụng tình dục có
thể xảy ra cho con em mình.
5.2. Các biện pháp bảo vệ
Về pháp luật, việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua luật hình sự có sửa đổi và
bổ sung vào tháng 5-1997 vừa qua là một tiến bộ rất lớn của Nhà nước Việt Nam trong
việc ngăn ngừa tệ nạn này. Qua đó đã gia tăng những hình phạt đối với những tác phẩm
có liên quan đến lạm dụng tình dục và mại dâm trẻ em. Tùy mức độ của tác phẩm, có
mức án lên đến chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra luật còn phân ra các độ tuổi chi tiết từ
dưới 18 tuổi và với các nạn nhân càng nhỏ tuổi thì mức án cho thủ phạm càng cao. Luật
cũng chi tiết hóa các trường hợp loạn luân và cũng đưa vào điều khoản mới về "tội dâm ô
đối với trẻ em".
Các cơ quan như UBBVCSTE, hội Phụ nữ, Hội LHTN các cấp đều có các hoạt
động nhằm hướng dẫn giúp lập các hồ sơ các vụ LDTDTE nhằm truy tố trước pháp luật,
theo dõi, kiến nghị giải quyết các vụ án, giúp đỡ gia đình các TEBLDTD.
5.3. Các biện pháp phục hồi và hội nhập
Hiện nay trong thành phố có một số mái ấm dành cho các TEBLDTD, như mái ấm
Tân Thuận Tây. Cầu Muối (trẻ nam), Thanh Xuân, Nhà Nữ Bình Thạnh, mái ấm Bà Chiểu,
mái ấm phường 13 quận 4... Trong các mái ấm này các em được chăm sóc về mặt y tế,
được học chữ, học nghề và cả giáo dục giới tính. Sau một thời gian nhiều em đã trở về
với gia đình, với cộng đồng.
Trong một số vụ án có liên quan LDTDTE, chính quyền và các đoàn thể đã giúp
một số gia đình thay đổi chỗ ở để tránh những mặc cảm không tốt cho các em và gia
đình. Một số hoạt động trong cộng đồng nhằm huy động sự trợ giúp của cộng đồng đối
với các gia đình nạn nhân, nhất là sự hỗ trợ tinh thần.
Một số trường hợp các TEBLDTD được tư vấn và chữa trị về mặt tâm lý. Nhưng
những số trường hợp này không nhiều.
Kết luận
Mặc dù chỉ là một cuộc nghiên cứu nhỏ, báo cáo này cũng gợi mở cho chúng ta
nhiều vấn đề:
Cuộc nghiên cứu này - do tính chất sơ bộ - đã giới hạn trong việc tìm hiểu các em
gái bị lạm dụng tình dục trong khoảng tuổi 12 - 18 tuổi. Do đó để hiểu rõ hơn vấn đề
đang được nghiên cứu, cần phải bao gồm trong đối tượng nghiên cứu cả những trẻ em
dưới 12 tuổi và cả những trẻ em trai bị lạm dụng tình dục. Nhưng để tiến hành nghiên
cứu những đối tượng này cần chuẩn bị những công cụ nghiên cứu phù hợp, ví như những
thang điểm tâm lý thích hợp cho trẻ em dưới 12 tuổi... Cuộc nghiên cứu này thiên về việc
tìm hiểu việc bị lạm dụng tình dục trong gia đình, do đó còn cần bổ sung thêm bằng
những cuộc nghiên cứu các TEBLDTD đang ở trong các mái ấm, nhà mở.
Các thang điểm tâm lý như trên đã cho thấy các TEBLDTD bị tổn thương rất lớn
về mặt tâm lý so với các TEBT. Các em có thái độ co cụm lại hơn, mức độ trầm cảm cao
hơn, khả năng tập trung kém hơn nhưng mặt khác các em lại có thái độ hung hăng muốn
đập phá tất cả để trút bớt những căng thẳng, những đau khổ của mình.
Sự tổn thương về mặt tinh thần và thể chất do các hành vi lạm dụng tình dục là
rất lớn. Theo ý kiến của một chuyên viên đang theo dõi trường hợp các em bị lạm dụng
tình dục, có khoảng 30% bị lạm dụng tình dục (trong các trường hợp bị hiếp dâm, loạn
luân) sau này hành nghề mãi dâm, bởi lẽ các em quan niệm "không còn gì phải mất". Đây
là một tỷ lệ rất cao làm cho chúng ta phải suy nghĩ.
Các em chịu nhiều căng thẳng như vậy, nhưng rất ít em được tư vấn và chữa trị
về mặt tâm lý, bởi lẽ biện pháp can thiệp này xem ra còn xa lạ và mới mẻ với xã hội Việt
Nam.
Về các biện pháp can thiệp, trong các chương trình giáo dục chính thức của nhà
trường, trong việc dạy dỗ của cha mẹ trong gia đình - bởi lẽ tình dục vẫn còn bị xem là
một lĩnh vực "cấm kỵ" - nên gia đình và nhà trường chưa có những biện pháp thích hợp
để truyền dạy cho các em những kiến thức nhằm phòng ngừa việc bị lạm dụng tình dục.
Trên bình diện vĩ mô, nhà nước Việt Nam là quốc gia thứ nhất ở châu á và là
quốc gia thứ nhì trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em và hiện nay trong luật
hình sự đã được sửa đổi (5/1997) có những điều khoản trừng trị rất nặng nề những ai có
hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ em. Đây là những điểm rất đáng khen ngợi, nhất là
đối với một đất nước nghèo khi còn có những vấn đề khác đáng phải quan tâm hơn.
Tuy nhiên trong những quốc gia đã từng chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam
khinh nữ, trong những quốc gia mà trước đây - do ảnh hưởng của nền sản xuất nông
nghiệp - con cái được xem như là những vật sở hữu của cha mẹ thì việc lạm dụng tình
dục đối với trẻ em - nhất là lạm dụng tình dục trong gia đình - chỉ có thể ngăn ngừa một
cách triệt để, hữu hiệu khi mọi người thay đổi quan niệm về trẻ em, khi mọi người ý thức
và thực hiện những quyền của trẻ em, khi mà trẻ em cũng được thừa nhận là những nhân
phẩm có quyền được phát triển một cách đầy đủ trên mọi phương diện như bất cứ con
người nào khác trong xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường.pdf