Luận văn Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

2. Kiến nghị 2.1. Đối với các cấp chính quyền và các tổ chức tín dụng Đa dạng hóa các loại hình tổ chức, hình thức cho vay và đối tượng cho vay. Bên cạnh cho vay bằng tiền thì các tổ chức tín dụng cho vay hiện vật như vật tư phân bón, giống cây trồng vật nuôi theo mùa vụ sản xuất để hộ nông dân sử dụng vốn vay đúng mục đích vào thời gian cần thiết. Các tổ chức đoàn thể trong xã hội như: Hội phụ nữ, Hội nông dân nên huy động vốn trong dân và các tổ chức khác để có nguồn vốn phục vụ cho đối tượng có nhu cầu vay vốn, nhât là đối với hộ nghèo, hộ nông dân thiếu vốn sản xuất. Cán bộ tổ chức tín dụng, Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông, Trạm thú y huyện tăng cường mở các lớp tập huấn tại thôn, xã nhằm nâng cao kiến thức cho hộ nông dân về việc sử dụng vốn có hiệu quả, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và hạn chế rủi ro nhất là trong chăn nuôi. 2.2. Đối với hộ nông dân Hộ nên thay đổi cách nghĩ, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế. Cần học hỏi kinh nghiệm làm ăn mới, mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao tầm hiểu biết của mình. Sử dụng vốn vay đúng mục đích phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nghiêm túc chấp hành việc trả nợ vốn vay cho các tổ chức tín dụng đúng thời hạn nhằm nâng cao uy tín và tạo điều kiện thuận lợi cho đợt vau tiếp theo.

doc112 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vấn đề nghèo đói. Sau khi vay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức để xóa đói giảm nghèo có báo cáo thoát nghèo là điều đáng mừng. Tuy nhiên trên thực tế các hộ vay vốn thoát nghèo nhờ vốn vay là chưa cao và cơ hội thoát nghèo chưa bền vững. Chỉ có các hộ đầu tư đúng mục đích và đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc sinh sản, NTTS và làm ngành nghề mới thì mới thực sự có cơ hội để thoát nghèo. Bảng 3.14 Sự thay đổi về nhóm hộ sau khi vay vốn Chỉ tiêu ĐVT Trước khi vay vốn Sau khi vay vốn So Sánh Năm 2013 2014 2015 2014/ 2013 2015/ 2014 Trước/ sau Hộ % Hộ % Hộ % % % % Nhóm Hộ Hộ 200 100 200 100 200 100 100 100 100 - Hộ Khá Hộ 84 42,00 87 43,50 90 45,00 103,57 103,45 105,36 - Hộ TB Hộ 87 43,50 89 44,50 93 46,50 102,30 104,50 104,60 - Hộ nghèo Hộ 29 14,50 24 12,00 17 8,50 82,76 70,83 70,68 Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra Nhìn vào bảng 3.15ta thấy, trong tổng số 200 hộ điều tra trước và sau khi vay vốn thì tỷ lệ nhóm hộ có sự thay đổi. Trước khi vay vốn vào năm 2013 hộ khá, trên khá chiếm 42%, hộ TB chiếm 43,5% và đặc biệt hộ nghèo chiếm tỷ lệ 14,5 % trong tổng số hộ điều tra. Sau khi được vay vốn (vào năm 2014,2015) tại các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ khá, hộ trung bình tăng lên, hộ nghèo giảm xuống cụ thể: Hộ khá tăng lên 105,36%, hộ trung bình 104,6% và hộ nghèo 70,68%. Sau khi được vay vốn với lãi suất ưu đãi, một số hộ nghèo đã sử dụng vốn vay để đầu tư vào xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò sinh sản, tăng số lượng gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá, ... không những thoát nghèo mà hộ còn vươn lên trở thành hộ trung bình, hộ khá - trên khá. Tuy nhiên, một số hộ vẫn thuộc diện hộ nghèo sau khi vay vốn bởi những lý do sau: + Sau khi vay vốn hộ đã cải thiện được đời sống cho vật nuôi nhưng sau đó nhóm hộ này lại không có vốn để đầu tư mở rộng chăn nuôi nên thu nhập của họ không tăng lên. + Nhiều hộ được vay vốn để mua bò sinh sản nhưng với số vốn vay được chỉ đủ mua con bò chất lượng không tốt nên hiệu quả đem lại không cao. + Thậm chí một số hộ vay đã sử dụng vốn vay vào các mục đích như: chữa bệnh cho người thân, cưới vợ gả chồngdẫn đến tăng gánh nợ cho gia đình. Như vậy, đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc, NTTS là hướng làm ăn có hiệu quả của hộ nghèo. Tuy nhiên cũng cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền đối với các hộ nghèo trong huyện, để hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. 3.3.2.3. Mức độ cải thiện đời sống Cải thiện đời sống là mục tiêu chung của đại đa số hộ trung bình và hộ nghèo. Đây là những hộ nông dân có thu nhập thấp, thiếu vốn sản xuất. Qua điều tra khảo sát cho thấy, có đến 174 hộ chiếm 87% trong tổng số 200 hộ điều tra có mức sống được cải thiện. Sau khi được vay vốn những hộ này đã sử dụng vốn vay vào mục đích đầu tư xây dựng chuồng trại, cải tạo vườn tạp, cải tạo ao nuôi cá và tăng số lượng gia súc, gia cầm.... để mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, có 19 hộ chiếm 9.5% trong tổng số 200 hộ điều tra có mức sống giữ nguyên, nguyên nhân là hộ thuộc đối tượng hộ nghèo vay vốn cho mục đích xây dựng chuồng trại, tuy nhiên thu nhập của hộ không tăng do sau khi đã cải thiện được điều kiện chăn nuôi thì lại không có vốn để đầu tư vào phát triển chăn nuôi. Còn 7 hộ chiếm 3,5% trả lời mức sống của hộ thấp hơn sau khi vay vốn. Điều tra thực tế cho thấy, hộ đã sử dụng vốn vay sai mục đích như chữa bệnh cho con, cưới vợ gã chồng...Chính gánh nặng nợ nần đã làm cho cuộc sống của hộ thấp hơn trước khi vay vốn. Mức cải thiện đời sống 87 9.5 3.5 Cao hơn Giữ nguyên Thấp hơn Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ mức sống của hộ sau khi vay vốn. 3.3.2.4. Sự thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ sau khi vay vốn Thực tế cho thấy, vốn vay không chỉ có tác động làm tăng thu nhập cho hộ nông dân mà sau khi có vốn vay hộ đầu tư vào xây dựng chuồng trại, cải tạo ao nuôi, tăng thêm số lượng gia súc, gia cầm... để mở rộng quy mô sản xuất. Biểu đồ 3.3 Sự thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ sau khi vay vốn. Qua đây chúng ta có thể thấy được ý kiến của các nhóm hộ về việc sử dụng vốn vay rất đa dạng. Nhóm hộ khá và hộ trung bình thì cho rằng vốn vay chủ yếu là để mở rộng quy mô sản xuất và tăng thêm thu nhập. Ngoài ra thì tạo thêm công ăn việc làm cho lao động gia đình và một phần nhỏ là lao động thuê. Còn nhóm hộ nghèo cho rằng sử dụng vốn vay trước tiên là làm tăng thu nhập, sau đó là xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động trong gia đình. Như vậy ta thấy rằng, vốn vay đều mang lại hiệu quả cho mỗi nhóm hộ sử dụng. 3.3.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk. 3.3.3.1. Ý kiến đánh giá của hộ về việc sử dụng vốn vay Qua trao đổi và phỏng vấn trực tiếp đối với những hộ nông dân vay vốn và sử dụng vốn vay vào các mục đích khác nhau. Đa số các hộ đã cho rằng, vốn vay đã mang lại hiệu quả cho gia đình. Gia đình anh Nguyễn Văn Hưng cùng vợ là chị Đoàn Thị Đào xã Buôn Triết tâm sự “Trước đây gia đình anh thuộc diện hộ nghèo 35 tuổi và đã có 3 mặt con ruộng ít. Anh chị quanh năm đi làm thuê cuốc mướn, phụ hồ để kiếm sống nhưng cuộc sống vẫn cực kỳ khó khăn. Xong những năm qua được sự quan tâm của chính quyền xã, đặc biệt là Hội phụ nữ xã đã tạo điều kiện cho gia đình được vay vốn bằng khế ước (bìa đất) tại ngân hàng CSXH huyện Lắk đồng thời hướng dẫn anh chị cách làm ăn, sử dụng vốn vay như thế nào cho phù hợp với điều kiện gia đình. Sau đó anh chị cũng được đi tham quan các mô hình nuôi bò, heo có hiệu quả kinh tế cao. Được sự giúp đỡ về vốn của ngân hàng, KHKT của cán bộ khuyến nông và Hội phụ nữ anh chị đã mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi và gia đình. Hiện nay anh chị đã trả hết nợ cho ngân hàng, con cái có điều kiện học hành đầy đủ, số vốn còn lại anh chị tiến hành đầu tư thêm giống lợn, gà và bò sinh sản. Gia đình chị cũng đã được công nhận là thoát nghèo. Sắp tới, anh chị cũng muốn vay thêm một lượng vốn lớn để đầu tư xây dựng là ấp trứng, trước để phục vụ cho chăn nuôi của gia đình, sau nữa là phục vụ cho bà con nông dân trong xã”. Qua đây ta thấy vốn vay thực sự đã mang lại hiệu quả đối với hộ nông dân. 3.3.3.2. Nguyện vọng của hộ nông dân về việc vay vốn và sử dụng vốn vay Thủ tục vay vốn đơn giản, cán bộ tín dụng không nên quan liêu mà cần quan tâm đến nguyện vọng vay vốn của người dân. Nên giảm bớt lãi suất đối với hộ nông dân có thu nhập thấp mà không thuộc đối tượng hộ nghèo. Mở rộng hơn nữa đối tượng cho vay và chương trình cho vay. Hộ vay với số lượng vốn lớn thì cần tăng thời gian cho vay và giảm bớt lãi suất. Cần được tư vấn hơn nữa về cách sử dụng vốn vay để phù hợp với điều kiện của gia đình. Bảng 3.15 đánh giá về thủ tục vay vốn Tiêu chí Số hộ Bình thường 165 Đơn giản 21 Rườm rà 14 Tổng 200 Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra Qua bảng trên ta thấy, trong tổng số 200 hộ điều tra có 14 hộ phàn nàn về thủ tục vay vốn do quá rườm rà phức tạp, một con số không lớn nhưng cũng cho thấy các cán bộ tín dụng nên cân nhắc sửa đổi, giúp cho người dân được thuận lợi và nhanh chóng trong việc hoàn tất các thủ tục vay vốn. Qua tìm hiểu thực tế về tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân. Qua khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân và tham khảo ý kiến đánh giá của hộ về sử dụng vốn vay cùng với một số nhận xét của các bộ tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu thì tôi có một số nhận xét chung về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân như sau: Đa số các hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và mang lại hiệu quả. Tuy ở mức độ khác nhau nhưng vốn vay đã phần nào giúp các hộ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, thoát nghèo Nhờ có vốn vay, hàng năm có nhiều hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tổng số hộ khá tăng lên và hộ nghèo giảm xuống. Hiệu quả sử dụng vốn vay ở các nhóm hộ và các ngành sản xuất có sử dụng vốn vay là khác nhau. Vốn vay thường phát huy hiệu quả rõ rệt đối với hộ nghèo, hộ vay vốn đầu tư cho mục đích chăn nuôi, trồng trọt, còn hộ khá và trên khá vay vốn để phát triển các ngành nghề-dịch vụ ít thấy được hiệu quả của vốn vay. Số lượng hộ có nhu cầu vay vốn ngày càng cao, đối tượng cho vay ngày càng được mở rộng. Hai ngân hàng đã kết hợp với Hộ nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác đã đưa vốn vay đến từng hộ nông dân, đồng thời theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của hộ và thu lãi hàng tháng. Tuy nhiên, thủ tục vay đã đỡ rườm rà hơn trước xong vẫn còn phức tạp gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của hộ nông dân. Tâm lý người nông dân rất sợ rủi ro, không dám vay nhiều vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng túng, lo lắng khi dịch bệnh xảy ra. Đã có nhiều hộ trắng tay rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất sau khi dịch bệnh xảy ra dẫn đến hộ mất khả năng trả nợ và hiệu quả của vốn vay không còn. 3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ Như đã nghiên cứu ở phần lý luận có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, đặc biệt là quá trình nghiên cứu tại cơ sở của tác giả. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ: (1) Nhóm nhân tố phía nông hộ, (2) Nhóm nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng, (3) Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ. 3.4.1. Nhóm nhân tố phía nông hộ 3.4.1.1. Năng lực sản xuất của các nông hộ Trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưỏng đến hiệu quả sử dụng vốn vay .Sau khi đáp ứng được nhu cầu vốn vay cần cổ cho nông hộ, thì thực tế các chủ hộ cần có sự tính toán giỏi sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó trình độ học vấn của chủ hộ không chỉ thể hiện ở việc tính toán chi phí, sử dụng vốn đầu tư, vốn vay hợp lý mà còn thể hiện ở việc tiếp cận với thông tin thị trường nông sản như quyết định bán sản phẩm cho ai và bán vào thời điểm nào cho phù hợp. Đây chính là nhân tố quan trọng trong việc quyết định hiệu quả sử dụng vốn vay trong sản xuất.Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn vay càng lớn. Trình độ kiến thức hạn chế là yếu tố cản trở việc tiếp cận và sử dụng vốn vay, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của các hộ sản xuất. Ngoài ra, các hộ nông dân sử dụng vốn hiệu quả trong quá trình sản xuất còn phụ thuộc rất lớn và khả năng và kiến thức sản xuất của toàn thể các thành viên không chỉ riêng của các chủ hộ. 3.4.1.2. Diện tích sản xuất của các nông hộ Diện tích đất ảnh hưởng thuận đến tiền lời từ vốn vay. Điều này có nghĩa là diện tích đất càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn vay càng cao. Bởi vì đa số nông hộ chủ yếu tạo ra thu nhập trên chính diện tích đất của hộ ví dụ như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, Đất trồng của hộ sản xuất được xem là tài sản đảm bảo nợ vay ngân hàng với điều kiện đất canh tác phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích sản xuất phân tán là yếu tố căn bản làm hạn chế khả năng cải tiến công nghệ và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong có có vốn tín dụng trong sản xuất. Kết quả khảo sát nông hộ, quy mô diện tích có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sản xuất, các hộ có quy mô diện tích canh tác lớn có điều kiện phục vụ sản xuất khá tốt (máy móc, tài sản, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và tiếp cận thông tin kiến thức, tiếp cận tín dụng ngân hàng), nhờ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh ổn định hơn. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nông dân, cần thực hiện có hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai, mà trước hết là thông qua con đường liên kết để nâng cao năng lực cho người sản xuất cà phê. 3.4.1.3. Số lao động Số lao động có ảnh hưỏng nghịch đến tiền lời từ vốn vay. Điều này có nghĩa là số lao động càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn vay càng kém. Thực chất số lao động này không phản ánh số lao động tham gia sản xuất của hộ, vì trong số lao động của hộ có một số thành viên đi làm thuê hay làm công việc trong ấp xã để tạo thu nhập. Vì vậy, sự thể hiện biến động của số lao động tổi hiệu quả sử dụng vốn vay ít nhiều chưa chính xác. 3.4.1.4. Vốn vay Tổng lượng vốn vay: Đây là nhân tố ảnh hưỏng thuận đến hiệu quả. Điều này cho thấy đồng vốn vay có ý nghĩa đối vổi người nông dân như thế nào. Qua thực tế các hộ đã vay vốn, phần lớn các hộ vay cho rằng lượng vốn vay này còn quá ít ỏi. Còn những hộ không được vay hay không muốn vay lại là do gặp khó khăn phiền toái trong khâu thủ tục xin vay, khâu thẩm định hay xét duyệt cho vay v.v... Điều này cũng khẳng định rằng, đồng vốn đến được với người dân đã là một hiệu quả, và lượng vốn vay được càng lốn thì phần lời thu được của người dấn càng tăng. Tỷ trọng vốn sử dụng cho sản xuất: Nếu hộ sử dụng đúng mục đích vay vốn tức là chủ yếu vốn vay để dùng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì hiệu quả đạt đuộc sẽ rất lướn. Do đó việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của vốn vay. Khi đồng vốn được sử dụng đúng mục đích như kế hoạch kinh doanh sản xuất thì sex manng lại kết quả tốt hơn các hộ thay đổi ý định hay đem vốn vay chi tiêu cho các mục đích khác, trong đó có các mục đích không sinh lợi chẳng hạn như chi tiêu dùng, 3.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng 3.4.2.1.Công tác tổ chức của Ngân hàng Cơ sở vật chất của các Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, Các chi nhánh, phòng giao dịch thường đóng tại các Trung tâm, thành phố nên khi triển khai cho vay ở các xã, vùng đi lại còn khó, việc quản lý tín dụng còn hạn chế. Việc quan hệ và phối hợp các chính quyền cơ sở chưa chặt chẽ, nên khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi mất nhiều thời gian và thủ tục để giải quyết. 3.4.2.2. Chất lượng nhân sự Chất lượng nhân sự của Ngân hàng được thể hiện trên 2 phương diện: Trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Về trình độ chuyên môn: Hiện nay, trình độ của cán bộ tín dụng ngân hàng ngày càng tăng lên về mặt chất lượng, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho nội bộ của Ngân hàng, hàng năm tổ chức rất nhiều đợt học tập và trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, cụ thể tính đến năm 2014, số cán bộ tín dụng có trình độ sau đại học và đại học chiếm tỷ trọng trên 80%, qua đó cho thấy các Ngân hàng rất chú trọng trong công tác đào tạo cán bộ. So với yêu cầu chung trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì trình độ chuyên môn của cán bộ Tuy nhiên đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn còn ít, số lượng cán bộ tín dụng quản lý trên các hộ còn lớn, trung bình dư nợ khoảng 30 - 45 tỷ đồng/ 1 cán bộ tín dụng với đặc thù của Ngân hàng là cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn nên số lượng khách hàng lớn, trung bình mỗi cán bộ tín dụng quản lý khoảng 500 - 600 hộ, trong khi đó địa bàn cho vay lại phân tán và ở các vùng xa. Do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý dư nợ và nợ phát sinh, đặc biệt cho vay sản xuất cà phê, địa bàn thường ở xa, công việc đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn. Về phẩm chất đạo đức: Về khía cạnh này thì mới được xem xét dưới góc độ xếp loại hàng tháng của Ngân hàng đối với từng cán bộ nhân viên và phỏng vấn trực tiếp cán bộ chủ quản của các bộ phận trong Ngân hàng và các hộ sản xuất. Vì vậy các Ngân hàng không nên chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh mà nên quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo CBTD cả về chuyên môn và đạo đức để đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 3.4.2.3. Chính sách cho vay Tại các NHTM áp dụng quy định cho vay đúng theo quy chế cho vay 1627/2001/QĐ - CP. Các NHTM sẽ ban hành quy trình cụ thể cho ngân hàng, hiện nay các NHTM vẫn áp dụng chủ yếu hình thức cho vay trực tiếp đến từng hộ sản xuất, các hộ sản xuất sẽ có lợi khi không phải tốn khoản chi phí phát sinh nào ngoài lãi suất của NHTM, tuy nhiên sẽ gây khó khăn cho các NHTM khi vào mùa vụ, tiến độ giải ngân cho các hộ sản xuất sẽ chậm trễ. Với phương thức cho vay từng lần sẽ chặt chẽ cho các NHTM, nhưng phát sinh chi phí cao do phải thẩm định nhiều lần khi các hộ sản xuất vay lại lần thứ hai hoặc thứ ba. Thủ tục cho vay: Rườm rà, nhiều loại giấy tờ gây khó khăn cho người dân như phương án sản xuất, dự án kinh doanh, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất... trong khi đó trình độ dân trí của người dân còn hạn chế; Việc đi lại để làm thủ tục liên quan đến các ban ngành như Sở tài nguyên, Uỷ ban nhân dân các cấp còn nhiều khâu, do đó tạo nên tâm lý lo lắng và ngại cho người dân. Kỳ hạn vay vốn: Do ý nghĩa khá cao nhưng lại là nhân tố tác động nghịch đến hiệu quả sử dụng vốn. Điều này cổ nghĩa là kỳ hạn vay vốn càng dài thì đồng vốn sử dụng lại càng kém hiệu quả. Lẽ ra, kỳ hạn vay vốn dài thì đồng vốn phải được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Nghịch lý này có thể được giải thích như thời hạn vay dài, sô" lãi vay phải trả càng nhiều hơn, song đầu tư vốn không hiệu quả thì rõ ràng tiền lãi thu được sẽ không đủ để bù đắp lãi vay và các chỉ phí khác. Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân từ phía các tổ chức tín dụng có khá nhiều khoản vay phát vay đến với bà con nông dân không thích hợp với thời điểm của mùa vụ sản xuất nông nghiệp, nên tầm quan trọng và cần thiết của đồng vốn bị hạn chế nhiều. Song, nguyên nhân chủ quan của việc sử dụng vốn vay không hiệu quả có thể do người dân chưa có một mô hình sản xuất và canh tác hợp lý để tận dụng được đồng vốn vay, trình độ tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh còn yếu, chưa sử dụng tốt lao động vào sản xuất nông nghiệp. Lãi suất: Có ý nghĩa thống kê ,trong thời gian qua, do tác động của thị trường và các quyết định của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản thì các mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng có sự thay đổi trong thời gian điều tra của nghiên cứu. Kết quả cho thấy, khi lãi suất tăng thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng tăng. Điều này có thể giải thích là khi lãi suất tăng việc trả vốn và lãi vay của các hộ cũng tăng nên việc sử dụng vốn hiệu quả được các hộ vay chú trọng nhiều hơn, đồng vốn vay phải đảm bảo được hiệu quả tổì đa nhằm đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay đúng lượng và đúng kỳ. Một lý do khác, cổ thể do hộ có mô hình sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện sẵn có của gia đình nhưng thiếu đồng vốn phục vụ cho sản xuất, nên các hộ chấp nhận vay với lãi suất cao. Kết quả do mô hình sản xuất đạt hiệu quả nên tiền lãi sinh ra từ đồng vốn vay nhiều, vì thế, lãi suất tỷ lệ thuận vối lãi đạt được từ tiền vay. Rủi ro: Là nhân tố tác động nghịch đến hiệu quả sử dụng vốn. Có nghĩa là nếu hộ gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Điều này cũng dễ hiểu khi sử dụng vốn vay cho mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt hay chãn nuôi, nếu hộ gặp phải những rủi ro dịch bệnh, lũ lụt, thiên tai, v.v... thì có thể coi như mất trắng. Và nguyên nhân trên dễ đưa người nông dân đi đến bần cùng hoá, luẩn quẩn trong vòng nợ nần khó thoát ra được. Hướng dẫn sau khi vay: Theo điều tra cho thấy, các hộ được sự hướng dẫn, hỗ trợ của các tổ chức sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay. Việc tiếp nhận và vận dụng thông tin kỹ thuật và khuyến nông còn rất hạn chế. Vì thế công tác triển khai tích cực của các tổ chức khuyến nông nhằm hỗ trợ nhà nông về ký thuật sản xuất, tìm thị trường từ đó sẽ nâng cao thu nhập. 3.4.3. Các chính sách của nhà nước đối với hoạt động cho vay Chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất: Là nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn vay bao gồm các chính sách như: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, áp dụng các mô hình chuyển đổi cây trồng, Việc thực hiện đúng các chính sách hỗ trợ trên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông hộ. Bên cạnh đó, các chính sách này cũng góp phần giúp cho người nông dân sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, tạo thêm thu nhập để từ đó làm tăng khả năng trả nợ và nâng cao đời sống người nông dân. Chính sách trợ giá: Ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng vốn vào sản xuất. Các chính sách trợ giá, cước được chú trọng nhằm giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số hay các hộ nghèo nâng cao đời sống. Từ đó cho thấy, các chính sách trợ giá góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay bởi việc sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch: Việc hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Việc vay vốn và hỗ trợ lãi suất được thực hiện đối với các loại máy móc, thiết bị 3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nông dân 3.5.1. Nhóm giải pháp về phía các nông hộ (1) Nâng cao năng lực sản xuất trong sản xuất cà phê cho chủ hộ Nâng cao trình độ học vấn: Cần tổ chức tập huấn về cách thức hạch toán chi phí, tính toán, phân bổ vốn đầu tư, vốn vay cho hộ sản xuất. Các hộ sản xuất phải xác định được nhu cầu vốn sản xuất của gia đình trên cơ sở đó để tính khoản tiền cần vay. Không vay quá khả năng tài chính của gia đình. Có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh rõ ràng và cụ thể, đây là cách thức cũng như kế hoạch trả nợ trong tương lai của gia đình. (2) Sử dụng vốn đúng mục đích Sử dụng vốn đúng mục đích, tránh sử dụng nguồn vốn này vào các mục đích khác như dùng cho chi tiêu thường xuyên của gia đình. Các khoản chi tiêu của kinh tế hộ gia đình nông dân sản xuất có vay vốn tín dụng ngân hàng phải được quản lý khoa học, chặt chẽ, nghiêm túc để hạn chế các trường hợp sử dụng sai mục đích sản xuất, gây ra tình trạng thiếu vốn cho sản xuất, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chủ yếu của hộ và cũng là nguồn thu hồi nợ của ngân hàng. (3) Sản xuất có sự tham gia liên kết Bài học kinh nghiệm từ các nước khác trong sản xuất cần có sự liên kết giữa hộ sản xuất, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trên thực tế tại huyện Lắk, các nông hộ chủ yếu tự làm tự ăn, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của mình, do đó khi có tình trạng rớt giá, hạn hán, mất mùa thì người dân vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Việc sớm hình thành các mô hình hợp tác xã kiểu mới với mô hình canh tác lớn với sự tham gia của 3 nhà cần được thực hiện. Muốn thực hiện được mô hình này, cần có sự đồng thuận của các nông hộ và tuyên truyền rộng rãi của Chính quyền địa phương cũng như các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ. 3.5.2. Nhóm giải pháp thuộc về các tổ chức tín dụng (1) Nâng cao trình độ cán bộ của các tổ chức tín dụng Do địa bàn huyện Lắk trải rộng, do đó việc quản lý địa bàn của cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn, có những CBTD phải quản lý 3 - 4 xã trên địa bàn huyện rộng lớn. CBTD gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra thẩm định cho vay của hộ sản xuất. Bên cạnh đó trình độ của CBTD về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông hộ còn hạn chế dẫn đến việc CBTD khi cho vay hộ sản xuất chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đến mục đích vay vốn và sử dụng vốn tín dụng sao cho có hiệu quả, do đó việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng của các NHTM là cần thiết. Nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất của CBTD nhằm tư vấn, đánh giá các dự án liên quan đến phát triển sản xuất của các hộ. NHTM phải thường xuyên tiếp xúc với hộ sản xuất để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quy trình tín dụng, tiến độ giải ngân, thủ tục hành chính cho các hộ sản xuất để đẩy mạnh việc tiếp cận vốn tín dụng cho các hộ sản xuất. NHTM cần hỗ trợ cho các hộ sản xuất trong việc lập phương án kinh doanh, hạch toán chi phí sản xuất cà phê, đảm bảo tiến độ trả nợ đúng hạn. (2) Áp dụng các biện pháp tư vấn cho hộ sản xuất cà phê Các NHTM cần có biện pháp tư vấn cho khách hàng để giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất, cần có biện pháp cơ cấu lại các nhóm nợ cho vay sản xuất cho phù hợp. Bám sát các chương trình chính sách tín dụng của Nhà nước để xử lý các nhóm nợ cho phù hợp. 3.5.3. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ, Nhà nước (1) Có chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất theo quy mô hợp tác, liên kết các hộ sản xuất Khuyến khích hình thức liên kết giữa sản xuất và chế biến trong liên kết ngang giữa nông dân và nông dân, giữa doanh nghiệp và hộ nông dân (Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, giám sát và cấp chứng chỉ cho hộ nông dân; Nông dân cam kết thực hiện sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật và bán sản phẩm cho doanh nghiệp, giá bán sản phẩm cam kết cao hơn giá thị trường). Nhà nước áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới thu mua sản phẩm hoặc xây dựng xưởng chế biến gần khu vực sản xuất để bảo đảm nguồn nguyên liệu và chế biến kịp thời, tăng chất lượng sản phẩm. (2) Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông Để sản xuất của các hộ có hiệu quả, cần nâng cao chất lượng công tác khuyến nông của tỉnh, thông qua các biện pháp như nghiên cứu, áp dụng các hình thức khuyến nông phù hợp để tăng hiệu quả của công tác khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông với hình thức phù hợp, hấp dẫn để lôi cuốn người dân tham gia, tổ chức cho nông dân tham quan và học tập, soạn thảo và cung cấp cho nông dân các tài liệu về kỹ thuật sản xuất và chế biến theo từng chủ đề. Bên cạnh đó, cần phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông của từng khu vực để có kế hoạch xây dựng chương trình khuyến nông phù hợp, xây dựng bộ giáo trình chuẩn về tập huấn kỹ thuật sản xuất và chế biến cà phê dành cho các cán bộ khuyến nông, chú trọng công tác đào tạo cán bộ khuyến nông đủ trình độ để đảm bảo chất lượng giảng dạy cho bà con nông dân. TÓM TẮT CHƯƠNG III Trong những năm gần đây hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn hoạt động khá mạnh mẽ, và chất lượng hoạt động tương đối tốt. Hộ nông dân được vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn và khả năng vay vốn của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh như số khẩu, đất đai, tình hình trang bị phương tiện sản xuất Đa số hộ nông dân vay vốn nhằm phục vụ cho các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Trong tổng số 200 hộ điều tra trước và sau khi vay vốn thì tỷ lệ nhóm hộ có sự thay đổi. Trước khi vay vốn vào năm 2013 hộ khá, trên khá chiếm 42%, hộ TB chiếm 43,5% và đặc biệt hộ nghèo chiếm tỷ lệ 14,5 % trong tổng số hộ điều tra. Sau khi được vay vốn (vào năm 2014,2015) tại các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ khá, hộ trung bình tăng lên, hộ nghèo giảm xuống cụ thể: Hộ khá tăng lên 105,36%, hộ trung bình 104,6% và hộ nghèo 70,68%. Sau khi được vay vốn với lãi suất ưu đãi, một số hộ nghèo đã sử dụng vốn vay để đầu tư vào xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò sinh sản, tăng số lượng gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá, ... không những thoát nghèo mà hộ còn vươn lên trở thành hộ trung bình, hộ khá - trên khá. Đa số các hộ đều trả lãi và vốn gốc đúng kỳ hạn chỉ có 31 hộ trong tổng số 200 hộ điều tra chiếm 15,5% hộ mất khả năng trả nợ. 100% nhóm hộ giàu hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn bởi đây là những hộ có tiềm lực kinh tế và họ lấy chữ tín làm đầu. Đối với hộ khá trong tổng 87 hộ điều tra thì có đến 82 hộ trả nợ đúng hạn, còn 5 hộ thì trả nợ dây dưa, mất khả năng trả nợ. Để sử dụng vốn vay có hiệu quả ngoài việc sử dụng đúng mục đích nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng như: (1) Nhóm nhân tố phía nông hộ, (2) Nhóm nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng, (3) Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ, Nhà nước. Thông qua phân tích, đánh giá các tác động của các yếu tố, mức độ thuận lợi, khó khăn từ phía chủ quan và khách quan. Luận văn đã đề xuất được hệ thống các giải pháp từ nhiều phía: : (1) Nhóm giải pháp từ phía nông hộ, (2) Nhóm giải pháp thuộc về các tổ chức tín dụng, (3) Nhóm giải pháp từ phái chính sách của Chính phủ, Nhà nước. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Các hộ nông dân vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau đó là vay từ các tổ chức chính thức (Ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng CSXH), tín dụng bán chính thức( Hội phụ nữ, Hội nông dân), Tín dụng phi chính thức (Anh em, họ hàng, tư nhân). Ở những tổ chức vay đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng nhưng đều đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nông dân. Các tổ chức tín dụng chính thức được hộ nông dân vay nhiều hơn với số lượng lớn hơn. Đa số những hộ khá và hộ trung bình thì đều vay tại ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng CSXH thì phù hợp với nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Mục đích vay vốn chủ yếu của hộ là để phát triển ngành chăn nuôi và trồng trọt. Ngoài ra một số hộ còn vay vốn để phát triển ngành nghề - dịch vụ - nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả sử dụng vốn vay ở các nhóm hộ, các ngành nghề là khác nhau. Về nhóm hộ thì vốn vay phát huy tác dụng rõ rệt ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo bởi thu nhập của nhóm hộ này là do vốn vay mang lại, còn nhóm hộ khá thì hộ sử dụng vốn vay đầu tư cho phát triển ngành nghề - dịch vụ nên ít thấy được hiệu quả của vốn vay, còn thu nhập của hộ chủ yếu là do vốn tự có mang lại. Đa số các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên, cá biệt vẫn còn một số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn đến hiệu quả cốn vay thấp. Vốn vay làm tăng thu nhập, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với các cấp chính quyền và các tổ chức tín dụng Đa dạng hóa các loại hình tổ chức, hình thức cho vay và đối tượng cho vay. Bên cạnh cho vay bằng tiền thì các tổ chức tín dụng cho vay hiện vật như vật tư phân bón, giống cây trồng vật nuôitheo mùa vụ sản xuất để hộ nông dân sử dụng vốn vay đúng mục đích vào thời gian cần thiết. Các tổ chức đoàn thể trong xã hội như: Hội phụ nữ, Hội nông dânnên huy động vốn trong dân và các tổ chức khác để có nguồn vốn phục vụ cho đối tượng có nhu cầu vay vốn, nhât là đối với hộ nghèo, hộ nông dân thiếu vốn sản xuất. Cán bộ tổ chức tín dụng, Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông, Trạm thú y huyện tăng cường mở các lớp tập huấn tại thôn, xã nhằm nâng cao kiến thức cho hộ nông dân về việc sử dụng vốn có hiệu quả, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và hạn chế rủi ro nhất là trong chăn nuôi. 2.2. Đối với hộ nông dân Hộ nên thay đổi cách nghĩ, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế. Cần học hỏi kinh nghiệm làm ăn mới, mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao tầm hiểu biết của mình. Sử dụng vốn vay đúng mục đích phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nghiêm túc chấp hành việc trả nợ vốn vay cho các tổ chức tín dụng đúng thời hạn nhằm nâng cao uy tín và tạo điều kiện thuận lợi cho đợt vau tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Agribank huyện Lắk, Báo cáo tín dụng năm 2013, 2014, 2015,huyện Lắk. Nguyễn Ngọc Anh (2001), Nghiên cứu về định chế tín dụng nông thôn Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với nông nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ tư pháp (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Bộ tài chính (2011), Quản lý nhà nước đối với tiền tệ - tín dụng , NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Nguyên Cự (2008), Giáo trình marketing nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. Kim Thị Dung (1999), Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn của hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp I-Hà Nội, Hà Nội. Dương Thị Thùy Dung (2009), Thực trạng hoạt động tín dụng tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Đại học Huế, Huế. Lâm Chí Dũng (2005), Tín dụng phi chính thức ở nông thôn miền trung qua một cuộc khảo sát – Nhận định và giải pháp, Đại học kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng. Phạm Vũ Lửa Hạ (2000) , Phát triển hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, HỒ Chí Minh. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Chỉ thị số 202-CT về việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đến hộ sản xuất, Hà Nội. Nguyễn Trí Hùng (2000), Một số vấn đề về thị trường tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển, Tạp chí Phát triển kinh tế (116), TP Hồ Chí Minh. Lâm Quang Huyên (1995), Kinh tế hộ và hợp tác trong nông nghiệp, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 14.Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại, NXB Thống kê, Hà Nội 15.Các Mác, Ph.anggen (1994), Toàn tập, tập 25, NXB Quốc gia, Hà Nội. 16.Hồ Văn Mộc, Điêu Quốc Tín (1994), Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ, NXB Đồng Nai, Đồng Nai. 17. NHCSXH phòng giao dịch huyện Lắk, Báo cáo tín dụng 2013, 2014, 2015, huyện Lắk. 18. NHNN Việt Nam (2010), Thông tư số 14/2010/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 19. NHN&PTNT Lắk (2013), Báo cáo tổng kết 25 năm hoạt động kinh doanh của NHN&PTNT chi nhánh huyện Lắk, huyện Lắk. 20. NHN&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank, Hà Nội. 21. Penguin Refence (1995), Từ điển kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Phương Thanh (2005) , Đánh giá tình hình vốn tín dụng của các hộ nông dân tham gia hoạt động dịch vụ - thương mại tại Xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội, Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2008), Thực trạng hoạt động tín dụng tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Đại học Hà Nội, Hà Nội. 24. Trần Đình Tuấn (2004), Bài giảng Tài chính - Tín dụng nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. UBND huyện Lắk (2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015, huyện Lắk. 27. Phạm Hùng Việt (2013), Bách khoa toàn thư Việt Nam, NXB Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, Nghệ An. 28.Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH NĂM........ Số phiếu................... Người điều tra:................. Ngày điều tra:.................. Buôn (Thôn):....................................... Xã:....................................................... I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH 1. Họ và tên chủ hộ:...........................................Năm sinh:.............. Nghề nghiệp Ghi rõ nghề nghiệp: 1.Nông nghiệp; 2. Giúp việc ; 3. công nhân; 4. xuất khẩu lao động; 5. công chức; 6. bốc vác; 7. buôn bán; 8. lái xe; 9. làm thuê theo thời vụ; 10. khác (ghi rõ)........ ...................Giới tính Giới tính: 0: Nam; 1: Nữ :...... 3. Dân tộc:Tôn giáo: 4. Gia đình bạn có bao nhiêu năm sinh sống ở Buôn này:........... 5. Tình trạng mức sống gia đình: [1] Giàu ¨ [2] Khá ¨ [3] Trung bình ¨ 4.Nghèo ¨ [5] Đói ¨ Nếu nghèo đói thì cho biết số tháng thiếu lương thực trong một năm:....................Vào tháng nào................. 6. Tình trạng nhà: Diện tích:.......................(m2) ¨ [1] Tốt ( Trần bê tông hoặc tôn hoặc ngói, tường xi măng, sàn xi măng) ¨ [2] Trung bình (Mái ngói hoặc tôn, tường ván, sàn xi măng, có thể chưa hoàn thiện, hoặc nhà sàn) ¨ [3] Tồi (Mái tranh, tường cót, sàn đất) 7. Gia đình có sử dụng nhà vệ sinh không? ¨ Có ¨ 0. Không Nếu có, là loại nào? ¨ [1] Tự hoại ¨ [2] Hố xí hai ngăn ¨ [3] Tạm (tranh, tre, nứa) 8. Gia đình có sử dụng nguồn nước nào cho sinh hoạt hàng ngày: ¨ [1] Giếng khoan, đào ¨ [2] Hệ tự chảy ¨ [3] Bể nước mưa ¨ [4]Nước suối ¨ [5] Sông, hồ ao 9. Có bao nhiêu thành viên trong gia đình bạn: Quan hệ với chủ hộ Quan hệ với chủ hộ: 0: chủ hộ; 1: vợ/chồng; 2: Con trai/con gái; 3: con rể/con dâu; 4: anh em trai/ chị .em gái; 6: Cháu, 7: Bố mẹ chủ hộ, 8: khác (ghi rõ) Giới tính Năm sinh Trình độ HV Trình độ học vấn cao nhất quy về hệ 12 năm, học TC cộng thêm 2năm, CĐ 3 năm, ĐH 4 năm. Còn đi học Còn đi học: 0: không còn học; 1: đang học Nghề nghiệp II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HỘ Loại hình sản xuất kinh doanh của hộ (đánh dấu vào ô thích hợp) Loại hình sản xuất, kinh doanh của hộ Đánh dấu Mức độ quan trọng đối với thu nhập Mức độ quan trọng đối với thu nhập:1: Rất cao, 2:Cao, 3:Trung bình, 4:Thấp Ổn định Ổn định: 1:Rất ổn định, 2: Ổn định, 3:Không ổn định 1. Nông nghiệp 1.1 Thuần nông - Sản xuất nông nghiệp - Sản xuất nông - lâm nghiệp 1.2. Kiêm - Nông nghiệp + TMDV (buôn bán+Dịch vụ) - Nông nghiệp + Tiểu thủ CN (ngành nghề)) 2. Phi nông nghiệp 2.1 Kinh doanh và cung cấp dịch vụ (TMDV) 2.2 Ngành nghề khác (nêu rõ 2.3 Công chức, viên chức, công nhân 2.4 Lao động phổ thông (làm thuê) Thông tin về đất đai, loài cây trồng (m2) Loại ruộng đất Tổng số Được cấp sử dụng Nhận khoán, đấu thầu Đất tự khai phá Đất tự khai phá; đất thuê, mướn mua: nếu chọn thì đánh 1, không chọn thì bỏ trống Đất thuê mướn, mua Ghi chú Tổng diện tích 1. Đất nông nghiệp 1.1 Đất ruộng lúa - lúa một vụ (1) - lúa hai vụ (2) 1.2 Màu (3) 1.3 Đất nương rẫy - Trồng lúa (4) - Cây CN ngắn ngày (5) - Trồng màu (6) 1.4 Đất cây CN lâu năm - Cà phê (7) - Điều (8) - Mía (9) - Bông (10) - 1.5 Đồng cỏ chăn thả (11) 1.6 DT mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (12) 2. Đất lâm nghiệp - Rừng tự nhiên (13) - Rừng KN tái sinh (14) - Rừng trồng (15) 3. Đất ở - Trong đó: đất vườn (16) 4. Đất chưa sử dụng Trong đó: Đất trống đồi núi trọc (17) Nhận xét: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Xây dựng nông trại Hạng mục Diện tích (m2) Giá trị (tr. đồng) 1. Nhà kho 2. Sân phơi 3. Chuồng trại 4. Khác Nhận xét: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Tình hình chăn nuôi Hạng mục Nguồn gốc Nguồn gốc (1. mua, 2. được cho, 3. mượn, 4. nuôi từ nhỏ) Số lượng (con) Khối lượng (kg) Giá trị (tr. đồng) 1. Trâu 2. Bò 3. Heo 4. Gia cầm 5. Cá 6. Khác Nhận xét: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tình hình trang bị phương tiện sản xuất Hạng mục Số lượng (cái) Giá trị (tr. đồng) Ghi chú 1. Máy cày đủ bộ 2. Máy xay xát 3. Cày 4. Bừa 5. Máy tuốt lúa 6. Máy bơm nước 8. Bình phun thuốc 9. Xe bò 10. Khác Nhận xét: .................................................................................................................................. Tình hình trang bị phương tiện sinh hoạt Hạng mục Số lượng (Cái) Giá trị (tr. đồng) Ghi chú 1. Nhà ở (m2) 2. Xe máy 3. Xe đạp 4. Tivi 5. Catssette 6. Đầu Video 8. Máy bơm nước GĐ 9. Khác III.TÌNH HÌNH THU – CHI 1. Tình hình thu và cơ cấu nguồn thu a) Thu từ trồng trọt: Hạng mục Sản lượng (kg) Thành tiền (Triệu đồng) 1. Lúa ĐX 1. Lúa HT 2. Bắp 3. Cà phê 4. Đậu các loại 5. Sắn 6. Tiêu 8. Điều 9. Mía 10. Khác Nhận xét: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ b) Thu từ chăn nuôi: Hạng mục Số lượng (con) Sản lượng (kg) Giá trị (triệu đồng) 1. Trâu 2. Bò 3. Heo 4. Gia cầm 5. Cá 6. Khác Nhận xét: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. c) Thu từ các nguồn khác Hạng mục Thành tiền (Triệu đồng) Ghi chú 1. Lương nhà nước 2. Buôn bán 3. Làm thuê 4. Quà tặng 5. Hỗ trợ từ Nhà nước 6. Khác Nhận xét về thu và cơ cấu các nguồn thu (thuận lợi và khó khăn) .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2. Tình hình chi và cơ cấu chi tiêu a) Chi đầu tư cho trồng trọt Hạng mục Thành tiền (Triệu đồng) Ghi chú 1. Lúa 2. Bắp 3. Cà phê 4. Đậu các loại 5. Sắn 6. Tiêu 8. Điều 9. Mía 10. Khác Nhận xét (thuận lợi và khó khăn) .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. b) Chi đầu tư cho chăn nuôi: Hạng mục Thành tiền (Triệu đồng) Ghi chú 1. Trâu 2. Bò 3. Heo 4. Gia cầm 5. Cá 6. Khác Nhận xét (thuận lợi và khó khăn) .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. c) Chi cho sinh hoạt: Hạng mục Thành tiền (Triệu đồng) Ghi chú 1. Lương thực 2. Thực phẩm 3. Giáo dục 4. Y tế 5. Quần áo 6. Tiếp khách 7. Cưới hỏi, ma chay 8. Khác IV. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN 4.1. Phương thức tiêu thụ nông sản hàng hóa của gia đình thuộc vào loại nào? ¨ [1] Tự mang nông sản hàng hóa ra Chợ bán ¨ [2] Tự mang đến các điểm thu mua của Tư thương ¨ [3] Tư thương đến tận nhà để mua ¨ [4] Tiêu thụ theo hợp đồng đã ký ¨ [5] Bán chốt giá ¨ [6] Bán cho các đại lý ¨ [7] Bán nông sản non với giá thấp ¨ [8] Phương thức khác (cần ghi rõ) .................................................................................................... 4.2. Hình thức bán nông sản hàng hóa của gia đình? (tỷ lệ về nhà thống kê) [1] Tươi, thô.....................%/tổng sản lượng [2] Sơ chế.........................%/ tổng sản lượng [3] Qua chế biến......................%/ tổng sản lượng 4.3. Trong tiêu thụ sản phẩm có gặp khó khăn gì? ¨ [1] Giá cả ¨ [2] Bị ép giá ¨ [3] Công nghệ thu hoạch ¨ [4] Chất lượng ¨ [5] Chính sách ¨ [6] Không biết giá ¨ [7] Không biết bán ở đâu 4.4. Bạn hàng đến mua nông sản hàng hóa của gia đình theo cách nào? ¨ [1] Tự nhiên ¨ [2] Nông sản hàng hóa đã có tiếng về chất lượng ¨ [3] Do đã quen biết từ trước ¨ [4] Qua giới thiệu của bạn hàng hoặc người khác ¨ [5] Tự mang hàng hóa ra chào bán ¨ [6] Cách khác .................................................................................................. 4.5. Anh (chị) nhận thông tin giá cả bán nông sản hàng hóa theo phương thức nào? ¨ [1] Qua đài ¨ [2] Qua Tivi ¨ [3] Qua báo chí ¨ [4] Qua tin nhắn ¨ [5] Qua người thân ¨ [6] Qua Tư thương ¨ [7] Khác 4.5 Hệ thống thông tin giá cả đã tốt chưa? ¨ [1] Rất tốt ¨ [2] Tốt ¨ [3] Tạm được ¨ [4]Kém Tại sao?...................................................................... 4.6. Chất lượng nông sản hàng hóa của gia đình đã đáp ứng người mua chưa? ¨ [1] Được ¨ [2] Chưa được Tại sao?.............................................................................................................. 4.7. Gia đình Anh (chị) đã từng bị thiệt hại do giá cả nông sản biến động không? ¨ [1] Có ¨ [2] Không Nếu có, mức độ thiệt hại (Tính bằng tiền-triệu đồng)............................................. hoặc tính bằng tỳ lệ % của tổng sản lượng (%)...................................................... 4.8. Gia đình Anh (chị) đã từng bị thiệt hại nặng nề do bị phá vỡ hợp đồng hoặc do đã chốt giá bán trước không? ¨ [1] Có ¨ [2] Không Nếu có, mức độ thiệt hại (Tính bằng tiền-triệu đồng)............................................. hoặc tính bằng tỳ lệ % của tổng sản lượng (%)...................................................... 4.9. Nếu có thiệt hại do các lý do trên, có thường xuyên xảy ra không? ¨ [1] Có ¨ [2] Không Biện pháp khắc phục:.............................................................................................. 4.10. Đánh giá của gia đình Anh (chị) về các kênh tiêu thụ sản phẩm? 1. Đại lý cáp I/Công ty thu mua/Hợp tác xã thu mua ¨ [1] Rất tốt ¨ [2] Tốt ¨ [3] Tạm được ¨ [4] Kém 2. Đại lý cáp 2 ¨ [1] Rất tốt ¨ [2] Tốt ¨ [3] Tạm được ¨ [4] Kém 3. Người thu gom ¨ [1] Rất tốt ¨ [2] Tốt ¨ [3] Tạm được ¨ [4] Kém 4. Thị trường tự do(chợ nông thôn) ¨ [1] Rất tốt ¨ [2] Tốt ¨ [3] Tạm được ¨ [4] Kém 4.11.Hiện nay gia đình Anh (chị) có kế hoạch mở rộng qui mô sản xuất không: ¨ [1] Giữ nguyên ¨ [2] Tăng ¨ [3] Giảm ¨ [4] Chưa có kế hoạch 4.12. Gia đình Anh (chị) có kế hoạch gì để nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa không? ¨ [1] Sử dụng bón phân vô cơ hợp lý ¨ [2] Hạn chế sử dụng thuóc BVTV ¨ [3] Cải tiến khâu thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm ¨ [4] Chưa có kế hoạch 4.13. Gia đình Anh (chị) sử dụng những sổ sách để ghi chép, theo dõi thu chi các hoạt động sản xuất và dịch vụ của gia đình chưa? ¨ [1] Có ¨ [0] Không 4.14. Tình hình giá nông sản biến động thất thường, gia đình Anh (chị) có những kế hoạch gì? ¨ [1] Chuyền ngành nghề ¨ [2] Mở rộng qui mô SX ¨ [3] Thu hẹp qui mô SX ¨ [4]Nâng cao chất lượng sản phẩm ¨ [5] Không thay đổi V. TIẾP CẬN THÔNG TIN, CHÍNH SÁCH 1. Chính sách hộ trợ 1.1 Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ cho sản xuất không. [1] Có[ ] [2] Không[ ] 1.2 Loại chính sách được hỗ trợ. [1] Chính sách tín dụng[ ] [2] Chính sách hỗ trợ giống, vật tư, phân bón[ ] [3] Chính sách đào tạo( hỗ trợ kỹ thuật)[ ] [4] Khác.. 2. Tiếp cận thông tin thi trường. Tiếp cận thông tin thị trường từ: [1] Ti vi/đài/ báo[ ] [2] Đài phát thanh[ ] [3] Tổ chức hoạt động tư vấn[ ] [4]Người thân[ ] [5] Không có thông tin[ ] VI.TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA HỘ 1. Tình hình chung về hoạt động tín dụng 1.1 Gia đình có vay vốn không?[1] Có: o [2] Không: o 1.2 Gia đình có tham gia tổ nhóm tiết kiệm-tín dụng của phụ nữ? [1] Có: o [2] Không: o Tham gia từ khi nào tháng/năm?....................... 1.3 Gia đình có được vay vốn từ tổ tiết kiệm-tín dụng chưa? [1] Có: o [2] Không: o 1.4 Đã vay được bao nhiêu (triệu đồng): 2. Đánh giá về thủ tục vay vốn. 2.1 Ngân hàng thương mại: [1] Đơn giản[ ] [2] Bình thường[ ] [3] Rườm rà[ ] [4] Có qua khâu trung gian [ ] [5] Phần trăm hoa hồng cho khâu trung gian (%/tổng số vay):.. [6] Có bị vay ké không [ ] [7] Phần trăm bị vay ké (%/tổng số vay) 2.2 Ngân hàng chính sách: [1] Đơn giản[ ] [2] Bình thường[ ] [3] Rườm rà[ ] [4] Có qua khâu trung gian [ ] [5] Phần trăm hoa hồng cho khâu trung gian (%/tổng số vay):.. [6] Có bị vay ké không [ ] [7] Phần trăm bị vay ké (%/tổng số vay). 2.3 Khác (Quỹ tín dụng ) [1] Đơn giản[ ] [2] Bình thường[ ] [3] Rườm rà[ ] [4] Có qua khâu trung gian [ ] [5] Phần trăm hoa hồng cho khâu trung gian (%/tổng số vay):.. [6] Có bị vay ké không [ ] [7] Phần trăm bị vay ké (%/tổng số vay). 3. Những khó khăn khi đi vay vốn. [1] Thủ tục vay[ ] [2] Lãi suất[ ] [3] Lượng vốn vay[ ] [4] Không biết vay ở đâu[ ] [5] Vấn đề khác.. 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ. 4.1 Những vấn đề quan tâm của người dân khi đi vay vốn. [1] Lãi suất[ ] [2] Thời hạn[ ] [3] Thủ tục[ ] [4] Mức vay[ ] 4.2. Tham khảo ý kiến của những người khác khi đi vay vốn.: [1] Người thân trong gia đình, bạn bè [ ] [2] Tổ tư vấn, nhân viên Ngân hàng [ ] [3] Các hội viên khác[ ] 5. Khả năng trả nợ vốn vay: [1] Có khả năng [ ] [2] Mất khả năng [ ] 6. Nguyên nhân mất khả năng trả nợ [1] Sản xuất kém hiệu quả, mất mùa[ ] [2] Vay tiêu dùng sau không có nguồn trả [ ] [3] Bị chi hoa hồng quá nhiều [ ] [4] Bị lừa vay ké quá nhiều, không thù hồi được tiền để trả nợ [ ] [5] Khác [ ] (nêu rõ) 7. Cách giải quyết khi mất khả năng trả nợ [1] Bán tài sản [ ] [2] Bán nương rẫy [ ] [3] Giãn nợ, treo nợ [ ] [4] Khác [ ] (nêu rõ) ......................................................................................... 8. Tình hình vay mượn hiện vật Năm Loại Số lượng (kg) Nguồn vay Nguồn vay mượn: 1: Người thân; 2: Công ty, Đại lý hay quán; 3: Các tổ chức đoàn thể; 4:khác Đã trả Đã trả: 0: Đã trả; 1: Chưa trả Nguồn trả Nguồn trả: 1:Vay ngân hàng để trả, 2: Bán nông sản; 3: Bán rẫy; 4: khác 2013 Gạo (số lượng mua chịu trong năm) Phân bón, giống Khác 2014 Gạo (số lượng mua chịu trong năm) Phân bón, giống Khác 2015 Gạo (số lượng mua chịu trong năm) Phân bón, giống Khác 9. Qui mô và thời hạn vay tiền STT Nguồn Vay Lớn hơn 5 năm 3-5 năm 1-3 năm Dưới 1 năm Vay nóng Số lượng (tr.đồng) LS (%/ tháng) MĐ SD Mục đích sử dụng vốn: 1. Trồng trọt; 2. Chăn nuôi; 3. Tiểu thủ công nghiệp – nuôi trồng thủy sản; 4. Trả nợ; 5.Tiêu dùng; 6. Cho con đi học; 7. Xuất khẩu lao động; 8. Chữa bệnh; 9. Khác (ghi rõ)............... Số lượng (tr.đồng) LS (%/ tháng) MĐ SD Số lượng (tr.đồng) LS (%/ tháng) MĐ SD Số lượng (tr.đồng) LS (%/ tháng) MĐ SD Số lượng (tr.đồng) LS (%/ tháng) MĐ SD Năm 2013 1 Ngân hàng thương mại 2 Ngân hàng chính sách 3 Dự án 4 Người thân 5 tư nhân 6 Hội (Nông dân/phụ nữ) 7 Khác (ghi rõ) Năm 2014 1 Ngân hàng thương mại 2 Ngân hàng chính sách 3 Dự án 4 Người thân 5 tư nhân 6 Hội (Nông dân/phụ nữ) 7 Khác (ghi rõ) Năm 2015 1 Ngân hàng thương mại 2 Ngân hàng chính sách 3 Dự án 4 Người thân 5 tư nhân 6 Hội (Nông dân/phụ nữ) 7 Khác (ghi rõ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14818022_nguyen_thanh_tuan_0192.doc
Luận văn liên quan