Thành công hình tượng con người trong tạo hình điêu khắc gỗ chính là
phản ánh các chủ đề bắt gặp trong cuộc sống và truyền tải nội dung qua ngôn
ngữ điêu khắc, ngôn ngữ hiện thực, ngôn ngữ biểu hiện. mang đến cho người
xem nhiều cảm xúc khác nhau của hình tượng con người được tạo hình trên
chất liệu gỗ, đó chính là nghệ thuật phục vụ chính trị và phản ánh đời sống xã
hội. Sự mạnh dạng trong tư duy hiện đại, mở rộng các chủ đề là nguồn động
lực cho sự phát triển và kế thừa những tinh hoa nghệ thuật điêu khắc hình
tượng con người Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 mang nhiều màu sắc sáng
tạo trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam thời đại công nghiệp hóa.
96 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân vật mà ông tạo ra trong giai đoạn đó, cho dù với chất liệu nào
xu hướng biểu hiện cũng là đề tài được khai thác, tạo hình rõ nét và khái quát
nhất. Sau sự thành công của các thế hệ đi trước, điêu khắc Việt Nam trong
giai đoạn 2000 – 2015, xu hướng biểu hiện về hình tượng con người trong
điêu khắc gỗ đã có phần nổi trội hơn, các chủ đề tập trung vào những đặc
điểm hình thể, khối, ngôn ngữ và nội dung tư tưởng trong tác phẩm.
Có thể nói xu hướng biểu hiện trong giai đoạn 2000 - 2015 chủ yếu khai
thác hai chủ đề chính. Chủ đề về hình tượng con người trong ký ức về chiến
tranh và chủ đề hình tượng con người trong đời sống hàng ngày. Tác phẩm
“Đuốc sống” của tác giả Nguyễn Chí Đức (H.23, tr.72) đã thể hiện nhân vật
đang chạy về một hướng, nhìn vào tác phẩm người xem nhận ra đó là anh
hùng thiếu niên “Lê Văn Tám”, với ngọn lửa đang bốc cháy quanh cơ thể.
Tác giả chọn lựa chọn chất liệu gỗ để xây dựng hình tượng anh hùng, bản
thân của gỗ là chất liệu bền vững tượng trưng cho sự trường tồn, sức mạnh
của tuổi trẻ. Qua hình khối, diễn tả sắc thái nhân vật, bước chạy nhẹ nhàn, đôi
chân như có thêm sức mạnh của ý chí, kết hợp màu đỏ là gam nóng rất phù
hợp với nhân vật.
Tác phẩm là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ, trong đó tư tưởng nghệ
thuật biểu hiện qua vẻ đẹp chuẩn mực của con người, vẻ đẹp của hình thể, vẻ
đẹp tư tưởng của tác giả. Ngôn ngữ vừa mang tính hàn lâm, hình khối căn
tròn của lứa tuổi thiếu niên sức sống mãnh liệt
Qua tác phẩm “Nỗi đau sau” của Nhà điêu khắc Đinh Rú, có rất nhiều
nỗi đau của con người, nỗi đau về cuộc chiến tranh dân tộc, nỗi đau gia
đình nhưng “Nỗi đau sau” lại thể hiện nỗi đau của người mẹ, người vợ, hai
36
tây ôm đầu như tuyệt vọng trong cuộc sống, tuyệt vọng trong chờ đợi, nỗi đau
của người mẹ trong lúc hai con thơ vẫn nô đùa không hề hay biết chuyện gì
đang xảy ra. Nỗi buồn tăng thêm khi tác giả dùng ngôn ngữ biểu hiện, các
khối đều đặn, mái tóc thành một khối chạy dài xuống lưng, tất cả đều buôn
thả, hai đứa trẻ không được người mẹ quan tâm, màu tối pha một ít màu đỏ
của vùng đất Tây Nguyên khô cằn. Hình ảnh người đàn bà đang che mặt khóc
trong khi đứa bé không còn sức sống, toàn thân mềm oặt thả dài xuống người
mẹ lại gợi lên trong người xem một niềm đau xót trước nghịch cảnh của chiến
tranh, người mẹ mất con trong chiến tranh và một người mẹ đói kém trong
thời bình.
Đến với “Tổ đặc công vượt rào” của Lê Duy Ứng”, “Hiểm họa bom
mìn” của NĐK Đinh Rú thì xu hướng biểu hiện trong hai tác trên càng thể
hiện nội dung các đề tài, ý tưởng và ngôn ngữ tạo hình về các hình tượng con
người trong điêu khắc gỗ mang lại giá trị nhân văn, giá trị tinh thần trong giai
đoạn này.
“Cầu mưa” của Minh Tuấn (H.28, tr.74) từ xa xưa tộc lệ cầu mưa của
người dân tộc Tây Nguyên đã gắn với lịch sử con người, một giá tri văn hóa
phi vật thể. Cầu mưa cho đất tươi tốt, cho cuộc sống ấm no mà tác giả đã
gói gọn trong tác phẩm. Bố cục ba nhân vật được tái hiện lễ hội cầu mưa, sự
vui mừng thể hiện trên khuôn mặt, đôi mắt của nhân vật, tiếng cồng chiên báo
hiệu tin tốt lành và cảm nhận được những hạt mưa qua hai bàn tay của già
làng. Đoàn kết mang lại niềm tin, ba con người đại diện cho ba thế hệ giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc.
Niềm vui của người Bà biểu hiện trên khuôn mặt trong tác phẩm “ Niềm
vui của bà” của Huỳnh Đan Viên (H.33, tr.77). Cái tuổi xế chiều, niềm hạnh
phúc được có con đàn, cháu đông là một niềm vui vô cùng to lớn của những
người già, một cuộc sống thực tế mà tác giả đã bắt gặp và đã tái hiện giây
37
phút hạnh phúc của người bà khi chơi đùa cùng con cháu qua ngôn ngữ điêu
khắc trên chất liệu gỗ.
Có con là niềm tự hào, hạnh phúc của những người là cha, làm mẹ, hy
sinh cho con những điều nhỏ nhất. Tác phẩm “Theo mẹ” của Quách Hùng
(H.31, tr.76), “Che chở” tác giả Đinh Rú (H.35, tr.78), “Ru con” của Nguyễn
Lương (H.36, tr 78) và “Đón mẹ về” NĐK Phan Hùng (H.38, tr.80). Mỗi tác
phẩm đều có một đặc điểm riêng, lấy hình tượng người phụ nữ để tạo hình
ảnh đẹp, biết chịu khổ, thương con, che chở cho con mình, các nhân vật được
biểu cảm trên khuôn mặt, tay ôm con vào lòng cho con có giấc ngủ yên bình.
Nguyễn Hồng Dương lại chọn cho mình cách biểu đạt riêng, tác phẩm “Tấm
áo miền xuôi,” sự thiếu thốn về đời sống của các dân tộc vùng xa xôi hẻo
lánh, một tấm áo, niềm vui người mẹ sắp đón đứa con sắp chào đời được biểu
hiện trên khuôn mặt nhân vật.
Tóm lại xu hướng biểu hiện giai đoạn này khá phát triển, phát triển về
chất liệu, tìm tòi trong bố cục, hình tượng con người biểu lộ được cảm xúc,
các chi tiết, màu sắc trong tượng được đầu tư có chất lượng và mang tính hàn
lâm trong tác phẩm.
2.2.4. Xu hướng trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc gỗ
Trừu tượng là một phong trào nghệ thuật Mỹ thời hậu Chiến tranh Thế
giới II. Đó là phong trào đặc biệt đầu tiên của Mỹ để đạt được ảnh hưởng
quốc tế và đưa thành phố New York là trung tâm của thế giới nghệ thuật Tây
phương, vai trò trước đây là lấp đầy bởi Paris. Mặc dù thuật ngữ "ấn tượng
trừu tượng" lần đầu tiên được áp dụng cho nghệ thuật Mỹ vào năm 1946 bởi
các nhà phê bình nghệ thuật, Robert Coates, nó đã được sử dụng đầu tiên ở
Đức vào năm 1919 trong tạp chí Der Sturm, liên quan đến biểu hiện Đức. Tại
Hoa Kỳ, Alfred Barr là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này vào năm 1929
liên quan đến tác phẩm của Wassily Kandinsky.
38
Về phong cách, mặt kỹ thuật, trường phái trừu tượng một người tiền
nhiệm quan trọng là chủ nghĩa siêu thực, với sự nhấn mạnh vào tự phát, tự
động tạo ra hoặc tiềm thức. Nhỏ giọt sơn Jackson Pollock vào một khung đặt
trên sàn nhà là một kỹ thuật mà có nguồn gốc từ các tác phẩm của André
Masson, Max Ernst và David Alfaro Siqueiros. Một biểu hiện khác đầu quan
trọng của những gì đã đến được biểu hiện trừu tượng là công việc của nghệ sĩ
Mark Tobey, đặc biệt là những tác phẩm "viết trắng" bức tranh sơn dầu, trong
đó, mặc dù nói chung không lớn về quy mô, dự đoán là "tất cả trong" cái nhìn
của bức tranh nhỏ giọt Pollock.
Ở giai đoạn này họa sĩ Pablo Picasso là bước ngoặc, sự sáng tạo ra
những của bức tranh và tác phẩm điêu khắc gần thế kỷ qua chủ nghĩa Lập thể
và tác phẩm điêu khắc được xây dựng, với những ảnh hưởng khác nhau như
Navaho bức tranh cát, chủ nghĩa siêu thực, phân tích Jungian, và nghệ thuật
vẽ tranh tường Mexico, Pollock định nghĩa lại những gì nó đã được sản xuất
nghệ thuật. Trường phái trừu tượng nói chung mở rộng và phát triển các định
nghĩa và khả năng của các họa sĩ, nhà điêu khắc có sẵn để tạo ra các tác phẩm
mới của nghệ thuật. Trường phái trừu tượng biểu hiện giá trị hơn sự hoàn hảo,
sức sống hơn kết thúc, biến động trên nghỉ ngơi, không biết trong tiếng, che
khuất hơn rõ ràng, cá nhân đối với xã hội và các bên trong bên ngoài.
Trong điêu khắc giai đoạn cuối TK XVIII đầu TK XIX các xu hướng
như biểu hiện, Pop Art, Installation, Contemporary Arts, Composition, đặc
biệt xu hướn trừu tượng xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam với
những thử nghiệm mới trong sáng tác, chất liệu khác để tạo ra tác phẩm. Đặc
biệt xu hướng trừu tượng giai đoanh 2000 - 2015 lại được sử dụng nhiều trong
tạo hình điêu khắc hiện đại, so với những năm về trước, do tác động của xã
hội, các nghệ sĩ, nhà điêu khắc phải thay đổi quan điểm trong tư duy bố cục.
Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt nam giai đoạn 2000 - 2015,
39
cũng đã vận động, thay đổi để hòa nhập kịp với xu hướng hiện tại, hình tượng
con người không còn mang tính hàn lâm, diễn tả nội tâm, hay biểu hiện tình
cảm của tác giả vào trong tác phẩm.
Phải nói rằng, xu hướng trừu tượng trong điêu khắc hình tượng con
người gỗ có phần phức tạp trong cách diễn giải. Không chỉ chất liệu gỗ mà cò
các chất liệu khác, hình thức, kỹ thuật và khái niệm của điêu khắc đã, đang và
sẽ không ngừng biến đổi, không còn tuân theo những qui định, ràng buộc cụ
thể. Nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ về hình tượng con người chỉ còn những
dạng khối, như khối vuông, khối tròn, nhường như nhà điêu khắc giai đoạn
này chú trọng vào không gian trong tác phẩm, và những gì bắt gặp, ngẫu hứng
tưởng chừng rất phi lý rồi tạo ra tác phẩm mà người xem chưa hiểu được ý
diễn đạt của tác giả.
Tác phẩm “Người phương đông” (H.42, tr.83) của nhà điêu khắc Trần
Ngọc Anh là một minh chứng trong trào lưu xu hướng trừu tượng. Khi nói
con người, bất cứ người nào cũng hình dung cấu tạo một cơ thể con người
hoàn chỉnh, nhưng với tác giả con người chỉ là hình tượng con người trong bố
cục rỗng và đặc trong suy nghỉ của tác giả. Tác phẩm “Hạnh phúc” (H.45,
tr.84) của tác giả Hồ Thu, “Mẹ con” (H.44, tr.84) của tác giả Vũ Quang Sáng,
hai tác phẩm đều có chung một niềm hạnh phúc của người mẹ, hình tượng
con người của Hồ Thu là những đường thẳng có kích cở khác nhau trên mặt
phẳng được bố trí hợp lý. Vũ Quang Sáng gia đình được tạo hình thành những
khối vuôn mạnh mẽ, kết hợp những đường âm để diễn tả cơ thể.
Nhiều dạng hình thức thể hiện trong sáng tác, điều này do sự đổi thay
của xã hội, khi có những bước đột phá, phát minh về khoa học kỹ thuật, cũng
như việc ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu này vào trong cuộc sống.
Những biến đổi nhanh chóng đó đã tác động ngược lại đời sống khiến con
40
người dần thay đổi cách thức tư duy về chính bản thân cũng như các khái
niệm về chất liệu, không gian. Yếu tố không gian tinh thần đã xuất hiện mạnh
mẽ trong sáng tạo điêu khắc và nhà điêu khắc không còn ràng buộc vào không
gian vật lý. Ngoài ra, cách thức mà nhà điêu khắc đưa tác phẩm của mình đến
với công chúng cũng đã thay đổi về hình tượng con người Việt Nam giai đoạn
200 đến 2015.
“Hạnh phúc“ (H.43, tr.83) của tác giả Phạm Hào, hình tượng con người
được quy vào khối ê líp, diễn tả một cô gái sức sống tràn trề bằng những khối
căn tròn trên cơ thể. Hay tác phẩm “Xiếc“ (H.47, tr.85) của Nguyễn Văn
Hàm, “Tự tình” (H.47, tr.85) NĐK Bùi Nam, tất cả đều lược giản khối, khái
quát chung hình tượng con người qua mà sắc, hình khối đan xen vào nhau là
cho người xem suy nghỉ và thích thú với nghệ thuật trừu tượng.
“Thiếu nữ” (H.48, tr.86) của Phạm Minh Tuấn, “Bóng nắng” (H.52,
tr.88) tác giả Phan Thanh Quang, càng thấy rõ đơn giản hình tượng con người
trong những hình khối, đường nét. Sự thành công xu hướng trừu tượng chính
là sự sáng tạo tự do, không ràn buộc về tỷ lệ, tìm kiếm không gian trong
tượng bằng những khối thủng, nhưng vân gỗ không mất đi tính hàn lâm trong
tác phẩm và một phần đã tạo hiệu quả thị giác mới lạ cho người xem.
Tiểu kết
Chương hai làm rõ những nội dung phản ánh hình tượng con người trong
điêu khắc gỗ giai đoạn 2000 - 2015. Chương này đi tìm hiểu các chủ đề tạo
hình mà các nghệ sĩ bắt gặp trong cuộc sống. Cụ thể phân tích hình tượng con
người trong xã hội hiện đại, nội dung, hình thức, ngôn ngữ thể hiện trong tác
phẩm.
41
Phân tích các xu hướng sáng tác thể hiện qua ngôn ngữ tạo hình, bố cục,
phong cách, hình thức mà điêu khắc gỗ mang lại đã góp phần vào giá trị nhân
văn, giá trị về tư tưởng.
Nói tóm lại, qua chương hai cho chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung phản
ánh tư tưởng con người trong tác phẩm cũng như tưởng của nghệ sĩ, các xu
hướng tạo hình giai đoạn này đa dạng trong điêu khắc gỗ, sự linh hoạt trong
hội nhập nghệ thuật hiện đại, tuy duy về hình tượng lạc quan qua biểu cảm
nhân vật, không gian mà chất liệu gỗ mang lại.
42
Chương 3
THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 TRONG THỂ HIỆN HÌNH
TƯỢNG CON NGƯỜI
3.1. Thành công nghệ thuật điêu khắc gỗ về hình tượng con người Việt
Nam giai đoạn 2000 – 2015
Cũng như các chất liệu khác, gỗ là một trong chất liệu quan trọng nhất
hiện nay, trong tượng tròn hay phù điêu đã có truyền thống lâu đời. Ở Việt
Nam rừng là tài nguyên vô tận, đất rừng chiếm khoản 40 % diện tích cả nước,
ban đầu nghệ sĩ tìm đến chất liệu phù hợp trước khi tạo hình, bản thân chất
liệu thường có trong tự nhiên, gỗ với đường vân tùy thộc vào tuổi thọ của gỗ.
Trên cơ sở đó người nghệ sĩ đục đẻo để tạo những tác phẩm có cảm xúc chân
thật, biểu đạt suy nghỉ gửi vào tác phẩm.
Xem xét một cách tổng quan, ta thấy rằng, điêu khắc từ chất liệu gỗ có
một vai trò quan trọng trong nghệ thuật đương đại, đặc biệt trong tạo hình
nghệ thuật nói chung. Chính vì vậy điêu khắc hình tượng con người trong gỗ
gây dấu ấn với những đặc điểm riêng của mình đối với trào lưu nghệ thuật
hay nghệ thuật tạo hình khác với những thế mạnh mà chất liệu mang lại. Hình
con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 có những
thành công nhất định về mặt nghệ thuật và xã hội.
Về mặt nghệ thuật, các tác phẩm thể hiện trong giai đoạn 2000 - 2015 rất
phong phú về nội dung, chủ đề gần gũi với cuộc sống, mỗi tác phẩm đều có ý
nghĩa, hình thức, ngôn ngữ biểu hiện khác nhau, diễn tả nhân vật mang đậm
tính dân tộc, tác phẩm ‘Vui vẻ” (H.10, tr.64) tác giả Huỳnh Đan Viên, thể
hiện phong cách tả thực, tỷ lệ cân đối, cấu trúc của những đứa trẻ con có cái
đầu to, chân tay tròn trịa mủm mỉm. Hà Mạnh Chiến với tác phẩm “Tuổi thơ”
(H.2, tr.60) thể hiện hài hòa hơn, các chi tiết trên cơ thể nhân vật đúng theo
43
giải phẩu tạo hình, sự khác nhau giữa hai đứa trẻ về trang phục một bên là
khối mềm mại của bé gái đối lập những nét thô cứng trên áo quần bé trai đều
này đã làm cho tác phẩm sinh động và nghe thấy được cuộc trò chuyện của
nhân vật.
Trong nghệ thuật tạo hình điêu khắc 10 năm trở lại đây, nhiều tác phẩm
điêu khắc gỗ được đánh giá cao về mặt nội dung và hình thức biểu đạt. Tác
phẩm “Chuyện quê” (H.24, tr.72) của tác giả Kù Kao Khải, tái hiện lại một
câu chuyện miền quê, cuộc sống của những người dân lao động, cần cù chất
phác, với làn da đen sạm của cái nắng của biển, nét mặt khắc khổ. Dù trong
cuộc sống họ phải chịu nhiều khổ cực, trước bão gió nắng mưa, sống cùng
sóng, ăn bằng nước biển. Hình tượng con người trong tác phẩm chỉ thể hiện
câu chuyện, nhưng về cấu trúc, tỷ lệ lại không được làm tỉ mỉ, những khối
tròn, các chi tiết tay chân đều quy vào hình khối, trái lại tác phẩm đã để lại
những giá trị nhân văn và giá trị tinh thần của người lao động vùng biển.
Các tác phẩm điêu khắc hình tượng con người trên gỗ ngoài ngôn ngữ
biểu đạt, thì màu sắc đóng góp tạo hiệu ứng cho tác phẩm, nhờ có màu sắc
nên các trạng thái nhân vật càng thể hiện rõ nội dung. Tác phẩm “Mùa gặt”
(H h.32, tr.76) của Nguyễn Hữu Thiện, mùa vàng đất trên cơ thể nhân vật,
màu vàng của lúa chín pha lẫn ít màu nâu của đất bùn, nhịp điệu trong bố cục
tạo cho người thưởng ngoạn thêm thích thú. Bên cạnh đó nhiều nghệ sĩ đã tìm
tòi, mạnh dạng bức phá, trăn trở để có được bố cục đẹp, hình đẹp mà không
trùng lặp như tác phẩm “Bóng nắng” của Phan Thanh Quang là một điển
hình. Tác phẩm nói về hai nhân vật nam và nữ đứng dưới ánh nắng, tác giả
không thể hiện hình tượng con người theo lối hàn lâm thay vào đó là những
đường cong, uốn lượng và tối giản khối. Bố cục, ý tưởng hình thành tác phẩm
mới lạ, tác giả đã mạnh dạng đục thủng để tạo độ sâu cho tác phẩm.
Đến với “Khoảng trống” của tác giả Huỳnh Thanh phú, ba khuôn mặt thể
thể hiện tâm trạng khác nhau, mỗi khoảng trống là một hoài niệm, khoảng
44
trống vừa tĩnh, vừa động. Nghệ thuật tạo hình độc đáo, sự thay đổi trên khuôn
mặt, chuyển động của nhân vật đã tạo ra một khoảng trống của thời gian,
khoảng trống tâm hồn của nhân vật. Qua đó, các tác phẩm hình tượng con
người trong điêu khắc gỗ giai đoạn 2000 - 2015 đã góp phần làm phong phú
thêm về chất liệu, chủ đề, ngôn ngữ, và định hình phong cách của từng tác
giả.
Về mặt xã hội, các tác phẩm hình tượng con người trong điêu khắc gỗ
giai đoạn 2000 - 2015 có tác động trực tiếp đến đời sống con người, các tác
phẩm phản ánh nhiều mặt của xã hội hiện đại, tiếng ồn ào của những công
nhân đào cống hay niềm vui khi đón mẹ vềTác phẩm “Hiểm họa bom mìn”
(H.31, tr.69) của NĐK Đinh Rú, tác phẩm không dừng lại ở tạo hình nhân vật,
nội dung, đó chính là sự tàn phá của các đế quốc xâm lược để lại hậu quả tàn
dư của chiến tranh mà con người phải đối mặt hàng ngày với bom mìn còn sót
lại, tác phẩm đã tạo hiệu ứng cho người xem trở lại quá khứ chiến tranh.
Chủ đề hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn 2000 - 2015 được thể
hiện rất nhiều, đa dạng về chủ đề, phong phú về nội dung. Phải chăng điều đó
là do bản tính của người phụ nữ là hiền lành, cam chịu cuộc sống cực khổ
nhưng lại đại diện cho cái đẹp, cái cao quí. Tác phẩm “Ru con” (H.36, tr.78)
của tác giả Nguyễn Lương hay “Đón mẹ về” (H.38, tr.80) của Phan Hùng, là
những hình ảnh thường gặp trong cuộc sống, thể hiện sự sự đùm bọc, che chở,
hy sinh tất cả cho con của mình.
Về mặt bố cục, trong điêu khắc bố cục là phần quan trọng nhất cho thành
công của tác phẩm, “Bám biển” (H.20, tr.70) , “Khoảng trống” (H.29, tr.75),
“Bóng nắng” (h.52, tr.80), qua những tác phẩm đã thể hiện vai trò của bố cục
trong điêu khắc, ý tưởng chỉ góp một phần vào thành công của tác phẩm. Nếu
không tìm ra một bố cục đẹp, hình tượng tạo ra sẽ không hiệu quả trên chất
liệu gỗ.
45
Về mặt thời gian, tác phẩm điêu khắc làm từ chất liệu gỗ, không chỉ
mang lại giá trị nghệ thuật cho xã hội mà còn yếu tố về không gian và thời
gian của tác phẩm. Những tác phẩm ấy thường được các Nhà điêu khắc, khắc
họa dấu ấn một thời gian, gian đoạn cụ thể của một nhân vật hoặc phản ánh
thực trạng môi trường, cuộc sống thường ngày, hay sự dằn vặt con người
trong thế giới hiện tại.
Mỗi tác phẩm là nội dung khác nhau, làm cho người xem cảm nhận giá
trị làm bằng chất liệu gỗ, một phần đóng góp vào sáng tạo nghệ thuật lên tầm
cao mới để chất liệu gỗ tưởng chừng như khô cứng, không còn những vật vô
tri vô giác. Chính bản thân của chất liệu vận động trong vòng xoáy của nghệ
thuật, tác phẩm hình tượng con người trong tạo hình điêu khắc còn mang lại
cho tác giả có cảm xúc thăng hoa với chất liệu đó. Tác phẩm làm từ chất liệu
gỗ là tượng trưng cho sự chắc chắn, khỏe mạnh, cho nên chất liệu không làm
mất đi yếu tố thẩm mĩ mặt khác cò mang lại giá trị về thời gian.
Về mặt nghệ thuật tạo hình, bản chất của gỗ có nhiều hình dáng khác
nhau, màu sắc, kích cỡ phong phú, đây chính là điểm mạnh của chất liệu. Nhà
điêu khắc tự do sáng tạo, khám phá tạo hình tác phẩm đẹp nhất thỏa mãn nhu
cầu nội tại của cá nhân người nghệ sĩ. “Tấm áo miền xuôi” (H.37, tr.79),
“Theo mẹ” (H.30, tr.76), từ đó hình tượng con người trong điêu khắc gỗ
không giới hạn về kích cỡ, bó hẹp chủ đề đã tạo hiệu ứng của khoảng trống ở
nhiều góc độ khác nhau.
Trong giai đoạn 2000 – 2015 ngoài thành công của nghệ thuật tạo hình
điêu khắc hình tượng con người trên gỗ, nghệ thuật điêu khắc Việt Nam cũng
đánh dấu sự kết hợp của màu trong điêu khắc. Với nhiều tác phẩm điêu khắc
sử dụng màu (xanh đậm, màu đỏ, màu vàng) “Cái chữ vùng cao” (H.41,
tr.82), NĐK Trần Đức, màu vàng đỏ của rừng núi phần nào đã mang lại kết
quả tốt cho tác phẩm. Bên cạnh thành công về màu sắc thì tác phẩm “Mùa gió
biển” (H.54, tr.89) NĐK Giang Minh Hoàng lại mang đến cho điêu khắc thể
46
loại mới đó là kết hợp gỗ và nhựa (Composite), đây là tín hiệu mới cho nghệ
thuật Việt Nam về sự sáng tạo và tận dụng những miếng gỗ nhỏ làm nên tác
phẩm. Vì thế nghệ thuật chính là tư duy sáng tạo, tư duy trong cách làm việc
và tư duy về chất liệu, không chỉ tìm ra hướng đi trong sáng tác mà còn mang
thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên từ rừng.
Ngoài tính thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật thì ưu tư lớn nhất của các nghệ sỹ
đối với các tác phẩm mỹ thuật chủ yếu là ý tưởng. Từ đó mới dẫn đến các
quan niệm, giải pháp tạo hình. Rồi từ giải pháp tạo hình mới đi đến việc
nghiên cứu để tìm ra chất liệu biểu đạt. Ngày nay, tuổi thọ của tác phẩm phải
nhường chỗ cho tư duy tạo hình mới lạ cũng như việc tạo cảm xúc bề mặt của
tác phẩm.
Xuất phát từ khát vọng giải phóng tư duy cố hữu về chất liệu như: Đất,
thạch cao, đá, poly, kim loại... thì ngày nay, chất liệu gỗ đã chiếm chổ trong
tạo hình, từ đó dung mạo nghệ thuật điêu khắc hậu hiện đại đã góp phần làm
phong phú cho kho tàng mỹ thuật.
Nói tóm lại hình tượng con người trong điêu khắc gỗ giai đoạn 2000 -
2015 góp phần quan trọng trong việc tìm ra ưu điểm chất liệu, phong cách,
ngôn ngữ điêu khắc gỗ, nội dung phản ánh hình tượng con người, các xu
hướng sáng tác làm tăng sự đa dạng của cách tạo hình. Điêu khắc từ chất liệu
gỗ cũng góp phần tạo nên hiệu quả về mặt không gian và thời gia của tác
phẩm. Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ giai đoạn này còn là sự kết
hợp giữa nghệ thuật hiện đại và hơi thở truyền thống. Thể hiện tác trên chất
liệu đã tạo nên phá cách về không gian, những ý tưởng mới trong cách thể
hiện tác phẩm của tác giả.
47
3.2. Hạn chế sự thể hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt
Nam giai đoạn 2000 - 2015 với giai đoạn trước đó
Bên cạnh những thành công đạt đươc về hình tượng con người trong
điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015, các tác phẩm hình tượng con
người trong điêu khắc gỗ Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Thứ nhất, gỗ bị hạn chế về kích thước, không làm được với kích thước
lớn và khó để được ngoài trời, vì gỗ là chất liệu hút ẩm, nên việc trưng bày
ngoài trời thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của tác phẩm. Trong nghệ
thuật, việc giới thiệu, tổ chức cuộc triển lãm ngoài trời tác phẩm đến với công
chúng là rất cần thiết, tác phẩm có thể tác động trực tiếp vào thị giác của
người xem không chỉ mang lại giá trị về nghệ thuật mà còn giá trị về thời
gian.
Trong giai đoạn hiện nay, do biến đổi khí hậu, tác động của con người
vào môi trường cũng phần nào làm ảnh hưởng đến rừng Việt Nam, gỗ ngày
càng hiếm về số lượng và kích thước. Do đó trong sáng tác nghệ thuật cũng
một phần hạn chế như tác phẩm “Bám biển” (H.20, tr.70) NĐK Trần Thanh
Long. Tác phẩm “Mẹ con” (H.44, tr.84) của Vũ Quang Sáng và “Hạnh phúc”
(H.45, tr.84) của NĐK Nguyễn Hoài Huyền Vũ, tận dụng, lắp ghép nên tính
thẩm mĩ chưa đạt như mong đợi
Thứ hai, về mặt không gian, trong tạo hình điêu khắc không gian là một
phần tất yếu tạo nên thành công cho tác phẩm. Thí dụ, chủ đề về ô nhiễm môi
trường hay nghệ thuật sắp đặt, cần có không gian rộng, ngoài trời để trưng
bày tác phẩm sẽ tương tác với người xem cách nhanh nhất và hiệu quả thông
điệp của người nghệ sĩ. Đó là không gian ngoài trời, còn tìm kiếm không gian
trong tượng ở giai đoạn này chưa được chú trọng, thay vào đó sử dụng khối
đặc và đơn giản khối khá phổ biến.
48
Về mặt thời gian của gỗ, nhược điểm của gỗ không giống các chất liệu
khắc như sắt, nhôm, đồng, xi măng nếu bảo quản không tốt, dễ bị nứt, nơi
có độ ẩm cao thì tác phẩm sẽ bị mục và mối mọt.
Thứ ba, hiệu ứng ánh sáng tác động đến tác phẩm, bản thân ban đầu của
chất liệu gỗ là chưa tạo ra màu sắc phù hợp với nội dung, nên việc tạo màu
kết hợp không gian trong tượng sẽ mang lại nhiều chiều sâu khi áng sáng tác
động vào, từ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng điện.
Ngôn ngữ thể hiện hình tượng con người giai đoạn 2000 – 2015 cũng
còn nhiều điểm hạn chế về tạo hình. Tác phẩm “Mẹ con” (H.36, tr.78) NĐK
Vũ Quang Sáng, “Hạnh phúc” (H.49, tr.86) của NĐK Nguyễn Hoài Huyền
Vũ. Tác phẩm “Hội tây nguyên” (H.51, tr.87) của Đoàn Xuân Hồng. Qua
những tác phẩm đó, sự thể hiện về giải phẩu tạo hình, tỷ lệ không cơ bản,
sáng tác theo ngẫu hứng, chủ yếu chú trọng chơi khối, bóp hình, lắp ghép các
khối lại với nhau, gợi tả những đường nét kỷ hà. Do đó hiệu quả tác phẩm và
tính mới trong nội dung chưa đạt đến thẩm mỹ như mong đợi.
Về mặt nghệ thuật tạo hình, hình tượng con người trong điêu khắc gỗ
giai đoạn 2000 – 2015 chưa thật sự được đánh giá cao. Hình tượng con người
chỉ mang tính chất khái quát, biểu hiện tình cảm nhân vật còn thô cứng, diễn
đạt đặc điểm nhân vật thiếu tình cảm, hầu hết không có tác phẩm diễn tả nhân
vật đạt đến tính hiện thực hay cực thực, từ đó làm cho người xem không
tương tác với chất liệu.
Tiếp đến là bố cục trong tác phẩm điêu khắc gỗ về hình tượng con người
giai đoạn 2000 - 2015 cũng chưa thực sự bứt phá, các nghệ sĩ vẫn còn quanh
quẩn với những bố cục đơn giản tượng tự, chưa xác định được phong cách,
sáng tác theo ngẫu hứng, chưa khai thác hết thế mạnh của chất liệu gỗ.
Một sự thật khi đánh giá điêu khắc gỗ trong giai đoạn này khi nhìn vào
và phân tích tác phẩm điêu khắc gỗ tại triển lãm của các tỉnh, khu vực và toàn
49
quốc. Trong thông báo điều kiện tham gia, định hướng sáng tạo, hổ trợ sáng
tác và xét duyệt tác phẩm tham dự triển lãm đã làm hạn chế sức sáng tạo của
người nghệ sỹ. Các tác phẩm mang tính đặt hàng với số lượng lớn về các đề
tài mang dấu ấn cổ động, tuyên truyền làm mai một sức sáng tạo khi tác giả
cần công bố tác phẩm. Đánh giá một giai đoạn sáng tạo cũng không nằm
ngoài những cuộc triển lãm này vì vậy để phản ánh thực sự ta cần có những
đánh giá nhiều chiều từ địa phương cho đến hội nhập, giao lưu quốc tế.
Một vấn đề liên quan đến môi trường, gỗ hiện nay là chất liệu hạn chế
khai thác nên việc lựa gỗ làm tác phẩm là điểm yếu trong sáng tác giai đoạn
hiện nay.
Điêu khắc gỗ giai đoạn này còn hạn chế về chủ đề, hình tượng con người
chưa phong phú, chủ yếu hình tượng người phụ nữ chiếm ưu thế, các chủ đề
bảo vệ tổ quốc, biển đảo, phản ánh mặt trái của xã hội không được chú
trọng đã làm cho nghệ thuật điêu khắc gỗ còn thiếu sự linh hoạt trong tư duy
sáng tạo.
Gỗ là chất liệu thật, như đá, việc tạo hình trên chất liệu thật là một nhược
điểm so với các chất liệu trung gian. Tạo hình trên đất sét là phương pháp tối
ưu nhất, đất sét dễ chỉnh sửa, hoàn thiện tác phẩm theo ý tưởng của tác giả,
đối với gỗ là không thể. Đặc biệt thể hiện hình tượng con người, diễn tả
những chi tiết trên cơ thể còn nhiều khuyết điểm về tạo hình.
Cuối cùng do yếu tố khách quan và chủ quan của con người là sự khai
thác vô tội vạ đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội, những cây gỗ to, quý
kích thước dài đã dần dần biến mất, gỗ công nghiệp đang dần thay thế. Vì vậy
đây cũng là một hạn chế nhất định khi thực hiện tác phẩm, trong cách lựa
chọn đề tài và hình tượng nhân vật. Vấn đề này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
phong cách thể hiện, đề tài và lớn hơn nữa là đã phản ánh rõ xã hội hiện tại
vào lúc này.
50
3.3. Đóng góp của nghệ thuật điêu khắc gỗ hình tượng con người giai
đoạn 2000 -2015 đối với nghệ thuật điêu khắc đương đại Việt Nam
Như chúng ta đã biết, nghệ thuật phản ánh xã hội. Điêu khắc là một hình
thái nghệ thuật biểu hiện mang tính toàn diện và sâu rộng. Hình tượng con
người trong giai đoạn này liên quan đến công cuộc đổi mới, mở cửa trong
nghệ thuật vào nửa cuối 30 năm đổi mới đó. Hình tượng con người trong điêu
khắc gỗ bên cạnh những giá trị đạt trong các thời kỳ vẫn còn được kế thừa
trong giai đoạn này, Bên cạnh đó với yếu tố hội nhập đã tạo ra hình tượng con
người trong điêu khắc gỗ một diện mạo hoàn toàn mới. Các đề tài, chủ đề
được phán ánh đa diện hơn hình tượng con người trong điêu khắc gỗ được
khai thác ở nhiều góc độ phóng khoáng hơn không còn bó buộc bời mặc định
kích thước, hình dạng mà còn được khai thác đúng theo sự thăng hoa của tác
giả bởi các kỹ thuật ghép, nối, tạo màu, tả chất tính đương đại phản ánh rõ
nét hơn, sự kết hợp hài hòa giữa tính truền thống và tính đương đại tạo được
một giá trị riêng biệt khi hội nhập, tạo được sự thú vị khi khám phá nền điêu
khắc gỗ Việt Nam trong giai đoạn chuyển hóa giá trị truyền thống và đương
đại trong thời gian này.
Với yếu tố con người là chủ thể trong sáng tạo, yếu tố cơ bản của nền
văn hoá, giá trị con người được thông qua hình thức và nội dung ở tác phẩm
điêu khắc gỗ có một vị trí đặc biệt trong nền điêu khắc trước đây và hiện nay.
Nhận thức toàn diện và sâu sắc về vai trò, hình thức, nội dung, qui luật vận
động của sự phát triển điêu khắc, vì vậy trong giai đoạn này hình tượng con
người được sáng tạo mang tính mới, tính hội nhập nhưng cũng đề cao vai trò
cá nhân vì nghệ thuật phải xuất phát từ chính tác giả và cũng từ cái riêng đó
đã tạo được một diện mạo mới cho tổng thể điêu khắc gỗ của Việt Nam trong
thời gian 2000 - 2015.
Qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ thuật điêu khắc hình tượng con
người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 đã thay đổi cả về
51
diện mạo, nội dung và phương thức thể hiện. Chính là bởi điều kiện xã hội,
kinh tế và con người thay đổi trong những hoàn cảnh lịch sử mới. Bối cảnh
khởi đầu cho sự thay đổi về mặt tư tưởng, phong cách tác giả, ngôn ngữ thể
hiện định hình xu hướng sáng tác tại thời điển nhất định.
Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam đã định hình, một
lối đi riêng, mang đặc trưng của vùng miền, dân tộc, phản ánh những chủ đề
mới, bắt kịp trào lưu cùng thời đại, một số tác phẩm có lối tạo hình chân thật,
gần gũi dễ hiểu đối với đại bộ phận người dân để phản ánh chủ đề tư tưởng.
Tác phẩm điêu khắc thời kỳ này là sự kết hợp giữa chủ nghĩa hàn lâm và chủ
nghĩa tự nhiên, chú trọng nhiều đến sắc thái biểu cảm cho khối, vận dụng khối
hiện đại để thể hiện ý tưởng một số nhà điêu khắc đã có những tác phẩm tạo
nên sự khác biệt trong mặt bằng chung của nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳ
này.
Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn
2000 - 2015 góp phần quan trọng trong việc tăng tính thẩm mĩ về sự đa dạng
của các chất liệu khi phối với nhau: Cũng như vậy, trên bề mặt chất liệu, cảm
giác trơn nhẵn, sần sùi hay thô nhám gây nên được những ấn tượng riêng biệt,
như bề mặt trơn mang tới cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Bề mặt thô nhám thì
cho cảm xúc về chất, sự mạnh mẽ trong cách biểu hiện. Minh chứng cho điều
này, ta thấy tác phẩm ”Tây bắc” của NĐK Vũ Văn Hợp (H.13, tr.62) đã thể
hiện bề mặt nhân vật sần sùi đã đạt được hiệu quả về tạo chất, nội dung tư
tưởng xuất phát con người vùng Tây Bắc, vẻ đẹp mộc mạc của chất liệu và
ngôn ngữ thể hiện chân thực đã mang lại hiệu quả cảm xúc thị giác cho người
xem.
Trái ngược với bề mặt thô cứng của tác phẩm “Tây Bắc”, tác phẩm
“Người thổi kèn” (H.15, tr.63) tác giả Nguyễn Văn Linh, hình tượng con
người được thể hiện khối căng tròn, bề mặt trơn để phù hợp với ý dồn nén khi
lấy hơi thổi kèn. Cả hai tác phẩm đều thành công trong tạo hình, tư duy về kỹ
52
thuật tạo chất đã mang lại biểu cảm chất liệu khi thể hiện hình tượng con
người ở từng thời gian và không gian cụ thể.
Bên cạnh những đóng góp về mặt nghệ thuật tạo hình việc phản ánh hình
tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam, đã đem lại cho điêu khắc
đương đại những ý tưởng mới, những bố cục phá cách, đồng thời góp phần
làm phong phú đa dạng chất liệu, hình thức, ngôn ngữ biểu đạt mà chất liệu
mang lại.
Suy nghĩ về hướng đi của điêu khắc gỗ trong thời gian tới vẫn không
nằm trong quy luật của sự vận động, hình tượng con người vẫn là trung tâm
của chủ thể sáng tạo. một hướng đi hoàn toàn dựa trên những yêu cầu và đề
tài có sẵn, tác giả chỉ việc thay đổi hình dạng và kết hợp đúng bố cục của đề
tài và cho ra một tác phẩm mới mà chẳng có gì mới.
Xu hướng thứ hai, do ảnh hưởng xu thế hội nhập, tác giả choáng ngợp
trước những cái mới của thế giới do tiếp cận cái cũ ở trong nước quá nhiều
cho nên nhữn tác giả này chỉ cho ra những tác phẩm mang tính mô phỏng và
ảnh hưởng đậm đặc các trào lưu sáng tạo ở nước ngoài.
Dự báo một xu hướng nữa, tác giả được đào tạo cơ bản, có kiến thức
vững vàng, cơ sở tạo hình chắc chắn, lĩnh hội được nền điêu khắc truyền
thống Việt Nam, có bản lĩnh trong sáng tạo. Như vậy chắc chắn tác phẩm sẽ
đưa ra thể hiện được cái tôi và tạo dấu ấn nền tảng tốt trong sáng tạo và từ đó
sẽ tìm kiếm được cái mới cho điêu khắc việt nam và nhân loại trên cơ sở chọn
lọc những gì tốt đẹp thuộc về tư tưởng, chuẩn mực cuộc sống, được kế thừa
qua nhiều thế hệ để sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị tác động tích cực
vào xã hội. Những giá trị là ý tưởng tạo nên chất liệu sáng tạo không phải là
định luật, tiên đề hay thước đo mà nó luôn biến động, để bổ sung tích lũy tạo
nên những giá trị mới phù hợp từng giai đoạn phát triển mỹ thuật của nước
nhà ngay trong khi hội nhập vào giai đoạn đương đại của dòng chảy mỹ thuật
nhân loại.
53
Nhưng nói đến cùng, ba xu hướng trên vẫn tồn tại do nhiều yếu tố chính
trị, tôn giáo và nghệ thuật vì vậy đến với nghệ thuật đích thực chúng ta là
những nghệ sỹ sáng tạo cần biết chắc chắn rằng cái gì tồn tại với thời gian, cái
gì tồn tại trong một giai đoạn và con người trong tác phẩm chính là nội dung
cần phản ánh một cách hiệu quả nhất thông qua hình thức biểu cảm và chất
liệu mang lại. cụ thể là chất liệu gỗ trong luận văn này cũng đã nói lên một
phần của sự sáng tạo trong giai đoạn 2000 - 2015 này.
Tiểu kết
Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn
2000 – 2015 đã góp phần tăng thêm nhiều giá trị về mặt nhận thức, tư tưởng,
tư duy biểu hiện hình tượng con người phóng khoán thời đại trong đất nước
hòa bình.
Về mặt nghệ thuật: Nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 –
2015 đã đạt nhiều hiệu qủa nghệ thuật cao. Đó là sự đa dạng về mặt hình thức
đã mang đến cho người tham quan những cảm nhận khác nhau. Bên cạnh đó,
hình tượng con người giai đoạn này là sự thống nhất về tạo hình khai thác thế
mạnh của chất liệu gỗ. Nghệ thuật điêu khắc đã góp phần đem đến cho nền
mỹ thuật một vẻ đẹp cân đối, hài hòa. Và điều đặc biệt, nó còn là sự tổng hòa
của yếu tố chất liệu trong không gian nghệ thuật đương đại.
Nếu xét về mặt văn hóa, ta thấy các đề tài và những hình tượng con
người trong điêu khắc gỗ đều mang tính biểu tượng cao. Đã phản ánh những
xu hướng sáng tác, kịp thời nắm bắt được nhịp sống ở giai đoạn cụ thể. Tuy
nhiên nhiều đề tài chưa thật sự sâu sắc đúng với cuộc sống xã hội. Đặc biệt,
vào thế kỷ XX trước sự giao lưu nghệ thuật phương Tây phát triển mạnh mẽ,
hình tượng con người trong điêu khắc cũng ít nhiều ảnh hưởng về phong cách
tạo hình cũng như tư tưởng sáng tác.
54
Chương ba đã cho chúng ta thấy những thành công và hạn chế hình
tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 -
2015.
Thành công và hạn chế của hình tượng con người mang tính biểu tượng
cao, phản ánh tư tưởng sáng tác, phản ánh ước vọng của người Việt trong việc
hướng đến một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Những chủ đề trong
đời sống, lao động, tình mẫu tửvà hình thành phong cách hiện thực, mang
lại giá trị nghệ thuật hình tượng con người trong điêu khắc gỗ tác động đến
người xem. Thể hiện chủ đề nội dung, hình thức, bố cục, xử lý khối, màu sắc,
ngôn ngữ tính biểu cảm và cảm xúc chất liệu gỗ. Qua đó cho ta thấy được giá
trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn và những đóng góp của nghệ
thuật điêu khắc gỗ vào việc làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân ta
hiện nay.
55
KẾT LUẬN
Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 -
2015 đạt được những giá trị về mặt thời gian nằm trong quy luật phản ánh cái
chung nhất trong xã hội và được điển hình hóa bởi tài năng người sáng tạo.
Sáng tạo là một quá trình tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm tạo ra tác phẩm đạt
được hiệu quả hay không, đó là mục tiêu hướng đến của nghiên cứu đề tài
này.
Tác phẩm điêu khắc từ chất liệu gỗ dựa nền tảng đào tạo, các kiến thức
cơ bản và nâng cao về mỹ thuật tạo hình nói chung, trong điêu khắc nói riêng
cùng các kỹ năng lựa chọn chất liệu cho tác phẩm và cách sử dụng thuần thục
các kỹ thuật về chất liệu, định hướng phát triển ý tưởng và tư duy từ ban đầu
cho đến khi hoàn thiện tác phẩm, những yêu cầu kỹ thuật, hiểu biết từng chất
liệu cụ thể khi thể hiện tác phẩm để khai thác tối đa thế mạnh của chất liệu.
Chủ đề hình tượng con người trong điêu khắc Việt Nam mang nhiều tính
mới trong sáng tạo, chất liệu thể hiện nội dung và khai thác có hiệu quả về
mặt hình thức, mang giá trị thẩm mĩ của chất liệu thể hiện tác phẩm. Nguồn
cảm hứng sáng tạo tác phẩm được hình thành từ cảm xúc cuộc sống và cảm
xúc của chất liệu. Nội dung trong tác phẩm là cơ sở cho hoạt động đánh giá,
giúp con người khám phá, khẳng định, sáng tạo, loại bỏ những cái xấu. Người
nghệ sỹ đã tác động trước những cái đẹp cũng như cái xấu, biến cái có thể
thành có thể qua lăng kính cuộc sống bằng tài năng của người nghệ sĩ mà chất
liệu gỗ tưởng chừng khô cứng đã và đang mang đến cho nền nghệ thuật tạo
hình Việt Nam và thế giới những giá trị tinh thần cho cuộc sống.
Đề tài nghiên cứu cũng đã chứng minh được mối liên hệ giữa con người
với chất liệu, người nghệ sĩ tác động của chất liệu để phản ánh cuộc sống môi
trường, ký ức lich sử trong đề tài nghiên cứu. Sử dụng chất liệu gỗ làm tác
phẩm điêu khắc mang lại nhiều kết quả tốt, phản ánh giai đoạn, xu hướng
sáng tác.
56
Thành công hình tượng con người trong tạo hình điêu khắc gỗ chính là
phản ánh các chủ đề bắt gặp trong cuộc sống và truyền tải nội dung qua ngôn
ngữ điêu khắc, ngôn ngữ hiện thực, ngôn ngữ biểu hiện... mang đến cho người
xem nhiều cảm xúc khác nhau của hình tượng con người được tạo hình trên
chất liệu gỗ, đó chính là nghệ thuật phục vụ chính trị và phản ánh đời sống xã
hội. Sự mạnh dạng trong tư duy hiện đại, mở rộng các chủ đề là nguồn động
lực cho sự phát triển và kế thừa những tinh hoa nghệ thuật điêu khắc hình
tượng con người Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 mang nhiều màu sắc sáng
tạo trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam thời đại công nghiệp hóa.
Như vậy, lịch sử của nghệ thuật điêu khắc giai đoạn 2000 – 2015, hình
tượng con người xuất hiện một cách thường xuyên và chủ đạo trong các tác
phẩm không phải là sự ngẩu nhiên mà đó vừa là ý muốn chủ quan của những
người nghệ sĩ vừa là yêu cầu của xã hội trong tất cả mọi thời đại. Bởi thế
nghệ thuật vị nhân sinh, con người làm nghệ thuật và dùng nghệ thuật để phục
vụ cho con người, mà không phải là cái gì khác đó chính con người là đối
tượng nghiên cứu hàng đầu của nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật
điêu khắc hình tượng con người trong điêu khắc gỗ nói riêng. Những giá trị
nghệ thuật cũng như giá trị nhân văn của hình tượng con người được nói lên
trong từng tác phẩm cụ thể bởi người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm là để gửi gắm
vào đó tư tưởng, tình cảm, tâm hồn và thế giới xung quanh của mình.
57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Phan Thế Bính (1995) Điêu khắc tượng tròn thời Nguyễn, Đề tài
nghiên cứu khoa học, Đại Học Nghệ Thuật Huế.
2. Phạm Thị Chỉnh – Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình Mỹ thuật học,
Nxb. Đại học Sư Phạm.
3. Nguyễn Ngọc Dũng (5/2013), Tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc, Tạp
chí mỹ thuật-Nhiếp ảnh
4. Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật Việt
nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí nghiên cứu, Nxb.Mỹ thuật.
5. Hội Khoa học – Xã hội – Nhân văn (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.
Văn hóa – Thông tin.
6. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, NXB
TPHCM, TP HCM.
7. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật
phổ thông, Nxb.Giáo dục
8. Nghiêm Thị Thanh Nhã, (2011) Vài nét về hình tượng con người trong
điêu khắc, tạp chí nghiên cứu văn hóa, Trường Đại Học Văn Hóa.
9. Nhóm tác giả, Triển lãm mỹ thuật khu vực VI lần thứ 15 (2010), Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
10. Nguyễn Quân – Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 (2010) NXB Tri thức.
11. Nguyễn Quân, Nguyễn Trân (1995), Những kiến thức cơ bản về nghệ
thuật tạo hình, Đại học Mỹ Thuật Hà Nội.
12. Văn Tân (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học – Xã hội.
13. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt,
NXB Mỹ Thuật, Hà Nội.
14. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật.
58
15. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2013), Đình làng vùng châu thổ
bắc bộ - NXB thế giới.
16. Mai Thu Vân, Màu trong nghệ thuật điêu khắc, Luận văn thạc sĩ mỹ
thuật chuyên ngành điêu khắc 2000 – 2003
17. Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ IV (1993 – 2003), Bộ
văn hóa – Thông tin hội mỹ thuật Việt Nam.
18. Vựng tập triển lãm 10 năm điêu khắc toàn quốc lần thứ V ( 2003 –
2013 ), Bộ văn hóa – Thể thao và du lịch – Cục mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển
lãm Hội mỹ thuật Việt Nam.
19. Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2001 - 2005, Bộ văn hóa –
Thông tin, Hội mỹ thuật Việt Nam.
20. Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2006 - 2010, Bộ văn hóa –
Thông tin, Hội mỹ thuật Việt Nam.
21.Viện ngôn ngữ học (2016), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Trung tâm từ điển
học.
Tài liệu internet
22.
23.
24.
van-hoa/hinh-tuong-con-nguoi-trong-dieu-khac-kien-truc-dinh-lang-viet-the-
ky-xvii.html.
25.
xu-huong-hien-dai-cua-dieu-khac-viet-nam.html
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN THỌ
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình ( Điêu khắc )
Mã số: 60210102
Khóa 18 ( 2015 – 2017 )
PHỤ LỤC ẢNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS. TS. Bùi Văn Tiến
Hà Nội, năm 2017
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Xu hướng hiện thực hình tượng con người trong điêu khắc
gỗ .......................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 2: Xu hướng bán trừu tượng hình tượng con người trong điêu
khắc gỗ .................................................................................................. 68
PHỤ LỤC 3: Xu hướng biểu hiện hình tượng con người trong điêu khắc
gỗ .......................................................................................................... 72
PHỤ LỤC 4: Xu hướng trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc
gỗ .......................................................................................................... 83
59
PHỤ LỤC 1
Xu hướng hiện thực
Hình 1. Nguyễn Hồng Phong Mưa rào (2013)
Chất liệu gỗ, kích thước: 70cm x 22cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ V (2003 – 2013),
Hà Nội
60
Hình 2. Hà Mạnh Chiến Tuổi thơ ( 2013)
Chất liệu gỗ, kích thước: 130cm x 120cm, nguồn ảnh:
Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội
61
Hình 3. Quách Hùng Tình Mẹ (2002) Hình 4. Vũ Bạch Hoa Thôn Nữ (2000)
Chất liệu gỗ, kích thước 150cm Chất liệu gỗ, kích thước150cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ IV (1993 – 2003), Hà Nội
62
Hình 5. Nguyễn Lương Hình 6. Nguyễn Man
Em tập làm bộ đội (2003) Đến hẹn (2003)
Chất liệu gỗ, kích thước 90cm Chất liệu gỗ, kích thước130cm x 40cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội
63
Hình 7. Nguyễn Quang Hình 8.Nguyễn Hữu Thiện
Tình anh em (2000) Công nhân vét cống (2010)
Chất liệu gỗ, kích thước 70cm Chất liệu gỗ, kích thước70cm x 60cm x 60cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội
64
Hình 9. Lương Văn Nghĩa Dưới lòng thành phố (2005)
Chất liệu gỗ, kích thước 41cm x 70cm
Hình 10. Huỳnh Đang Viên Vui vẻ (2005)
Chất liệu gỗ, kích thước 120cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ V ( 2003 – 2013), Hà Nội
65
Hình 11. Nguyễn Văn Nhâm Hình 12. Nguyễn Mạnh Hùng
Em đi hội làng (2002) Nhớ rừng (2005)
Chất liệu gỗ, kích thước90cm Chất liệu gỗ, kích thước 90cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu
khắc toàn quốc khắc toàn quốc
lần thứ IV ( 1993 - 2003 ), Hà Nội lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội
66
Hình 13. Vũ Văn Hợp Tây Bắc (2010)
Chất liệu gỗ, kích thước 80cm x 130cm
Hình 14. Trần Quang Vinh Chiều về (2010)
Chất liệu gỗ, kích thước 80cm x 80cm x 163cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc (2006 – 2010), Hà Nội
67
Hình 15: Nguyễn Văn Linh Hình 16: Quách Mạnh Hùng
Người thổi kèn (2001) Nơi chợ tình (2004)
Chất liệu gỗ, kích thước 90cm chất liệu gỗ, kích thước120cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc
(2001 – 2005), Hà Nội
68
PHỤ LỤC 2
Xu hướng bán trừu tượng
Hình 17. Nguyễn Minh Thùy Ba cô gái đồng lộc (2003)
Chất liệu gỗ, kích thước 150cm x 100cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội
69
Hình 18. Trần Văn Đức Hình 19. Nguyễn Văn Hàm
Lặng thầm (2006) Âm vang (2001)
Chất liệu gỗ, kích thước 68cm chất liệu gỗ, kích thước 170 cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm
điêu khắc toàn quốc lần thứ V điêu khắc toàn quốc lần thứ IV
(2003 - 2013), Hà Nội (1993 - 2003), Hà Nội
70
Hình 20. Trần Thanh Long Bám biển (2012)
Chất liệu gỗ, kích thước 83cm x 120cm x 40cm
Hình 21. Lê Quốc Tiến Mùa gặt (2012)
Chất liệu gỗ, kích thước 40cm x 95cm x 30cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội
71
Hình 22. Vương Học Báo Bố cục (2003), chất liệu gỗ, kích thước 90cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội
72
PHỤ LỤC 3
Xu hướng biểu hiện
Hình 23. Nguyễn Chí Đức Đuốc sống (2002), chất liệu gỗ, kích thước 100cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội
Hình 24. Kù Kao Khải Chuyện quê (2013)
Chất liệu gỗ, kích thước 120cm x 240cm x 160cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội
73
Hình 25. Lê Duy Ứng Hình 26. Đinh Rú
Tổ đặc công vượt rào (2000) Nỗi đau sau ( 2000)
Chất liệu gỗ, kích thước 200cm Chất liệu gỗ, kích thước145cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội
74
Hình 27. Vũ Văn Đạo Kéo co (2003)
Chất liệu gỗ, kích thước155cm x 100cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội
Hình 28. Minh Tuấn Cầu mưa (2002), chất liệu gỗ, Kích thước120cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ IV
(1993 - 2003), Hà Nội
75
Hình 29. Huỳnh Thanh Phú Khoảng trống (2009), chất liệu gỗ
Kích thước195cm x55cm x 60cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ V
(2003 - 2013), Hà Nội
76
Hình 30. Quách Hùng Hình 31. Đinh Rú
Theo mẹ ( 2004 ), chất liệu gỗ Hiểm họa bom mìn ( 2003), chất liệu gỗ
Kích thước 145cm kích thước 136cm x 63cm x 36cm
Hình 32. Nguyễn Hữu Thiện Mùa gặt (2008)
Chất liệu gỗ, kích thước 50cm x 140cm x 45cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc ( 2006 – 2010), Hà Nội
lần thứ V (2003 - 2013), Hà Nội
77
Hình 33. Huỳnh Đang Viên Niềm vui của bà (2000)
Chất liệu gỗ, kích thước 55cm x 120cm x 40cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc
lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội
Hình: 34. Nguyễn Quang Huy Hai thế hệ ( 2007 )
Chất liệu gỗ, kích thước 40cm x 130cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật
toàn quốc (2006 - 2010), Hà Nội
78
Hình 35. Đinh Rú Che chở (2002) Hình 36. Nguyễn Lương Ru con (2005)
Chất liệu gỗ, kích thước150cm Chất liệu gỗ, kích thước 30cm x 35cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu
khắc toàn quốc lần thứ IV toàn quốc lần thứ V
(1993 - 2003), Hà Nội (2003 - 2013), Hà Nội
79
Hình 37. Nguyễn Hồng Dương Tấm áo miền xuôi (2005)
Chất liệu gỗ, kích thước 115cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc
(2001 - 2006), Hà Nội
80
Hình 38. Phan Hùng Đón mẹ về (2005)
Chất liệu gỗ, kích thước 46cm x 88cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ V
(2003 – 2013), Hà Nội
81
Hình 39. Lê Phạm Hiền Ơn Đảng Ơn Bác Hồ ( 2010 )
Chất liệu gỗ, kích thước 130cm
Hình 40: Đinh Rú Trăm năm trồng người ( 2009 )
Chất liệu gỗ, kích thước 85cm x 80cm x 22cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật
toàn quốc (2006 - 2010), Hà Nội
82
Hình 41: Trần Đức Cái chữ vùng cao ( 2009)
Chất liệu gỗ, kích thước 155cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật
toàn quốc (2006 - 2010), Hà Nội
83
PHỤ LỤC 4
Xu hướng trừu tượng
Hình 42. Trần Ngọc Anh Hình 43. Phạm Hào
Người phương đông (2000) Hạnh Phúc (2003)
Chất liệu gỗ, kích thước 160cm Chất liệu gỗ, kích thước 90cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc
toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội
84
Hình 44. Vũ Quang Sáng Mẹ con (2013)
Chất liệu gỗ, kích thước 50cm x 40cm x 20cm
Hình 45. Hồ Thu Hạnh Phúc (2007)
Chất liệu gỗ, kích thước 130 cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc
toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội
85
Hình 46. Nguyễn Văn Hàm Xiếc (2002) Hình 47. Bùi Nam Tự tình (2001)
Chất liệu gỗ, kích thước 85cm Chất liệu gỗ, kích thước 200cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc
toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội
86
Hình 48. Phạm Minh Tuấn Hình 49. Nguyễn Hoài Huyền Vũ
Thiếu nữ (2003) Hạnh phúc (2002)
Chất liệu gỗ, kích thước 110cm Chất liệu gỗ, kích thước 110cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc
toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội
87
HÌnh 50.Nguyễn Hoài Huyền Vũ Hình 51. Đoàn Xuân Hồng
Mùa xuân ( 2002) Hội tây nguyên (2000)
Chất liệu gỗ, kích thước 130cm x 140cm Chất liệu gỗ, kích thước 180cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc
toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội
88
Hình 52. Phan Thanh Quang Hình Hình 53: Nguyễn Thái Quảng
Bóng nắng ( 2011) Trương chi (2006)
Chất liệu gỗ, kích thước 150cm Chất liệu gỗ, kích thước 160cm x 50cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc
toàn quốc (2003 - 2013), Hà Nội
89
Hình 54: Giang Minh Hoàng Mùa gió biển ( 2013 )
Chất liệu gỗ nhựa, kích thước 125cm x110cm x 50cm
Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc
toàn quốc (2003 - 2013), Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hinh_tuong_con_nguoi_trong_nghe_thuat_dieu_khac_go.pdf