Ôn Như Xuân mê say đàn cầm từ nhỏ, rất siêng năng tập luyện. Có lần chàng đi chơi Sơn Tây, được
một vị đạo sĩ dạy cho những khúc đàn vô cùng tuyệt diệu, trần gian không ai sánh kịp. Trên đường
trở về nhà, nghỉ nhờ ởmột nhà nọ. Trong nhà có một thiếu nữ độmười bảy đến mười tám, đẹp như
tiên sa tên là Hoạn Nương làm chàng không kìm được lòng. Chàng muốn hỏi nàng làm vợnhưng bà
mẹnuôi của nàng bảo là không thể được. Sau đó, có lần Xuân đến gảy đàn cho nhà quan Lang trung
họ Cát đã về hưu thì gặp một thiếu nữnhan sắc tuyệt trần con gái của chủnhà tên là Lương Công.
Nàng vừa giỏi văn chương từphú lại nổi tiếng là bậc tiên nữtrong vùng. Chàng cậy mối đến hỏi
nhưng bịchê là nhà nghèo sa sút nên không gả. Hoạn Nương đã ra tay mai mối, giúp cho Xuân và
Lương Công nên duyên đôi lứa. Thì ra Hoạn Nương vốn không phải là người mà là ma.
77 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên vợ nên chồng. Nhưng Giang Thành là một cô gái có tính hay giận hờn, hơi một chút là
trở mặt coi chàng y như người lạ, miệng nàng la lối đến váng tai nhức óc. Nhưng vì thương yêu quá
đỗi cho nên chuyện chi chàng Cao cũng cố nhịn. Nàng còn hay kiếm chuyện gây gỗ nhục mạ chồng,
lại còn vác gậy đánh đuổi ra khỏi phòng. Có lần cha mẹ chồng chịu không nổi đuổi về nhà cha mẹ
đẻ. Hơn năm sau, có lần tình cờ gặp lại vợ, chàng quyến luyến tình xưa nên từ đó cứ ít lâu lại ngủ
đêm ở nhà cha mẹ vợ mà không cho cha mẹ mình hay. Sau đó, Giang Thành trở về nhà chồng nhưng
lại giở thói cũ, đánh đập chồng thậm tệ đến nỗi cha mẹ ruột cũng tuyên bố dứt tình cha con với nàng
rồi giận con quá mà qua đời. Thì ra nàng Giang Thành có tính tình kì lạ như vậy là do tai ương kiếp
trước để lại . Nguyên kiếp trước Giang Thành là một vị hoà thượng có nuôi một con chuột trường
sinh còn chồng nàng tiền kiếp là học trò đến chơi chùa vô ý đạp chết con chuột nên kiếp này phải
chịu ác báo về phía Giang Thành, chừng trả hết nợ mới yên. Một hôm có một lão tăng làm phép,
nàng Giang Thành hoàn toàn biến thành một con người khác, dịu dàng với chồng, lễ hiếu với cha mẹ
chồng. Sau chàng thi đậu cử nhân. Nàng lại còn xuất tiền chuộc cô đào hát về làm thiếp cho chồng
vì nàng biết đó là người năm xưa được chàng thương yêu.
25. Con gái nhà trời ( Bạch Vu Ngọc)
Chàng trai trẻ Ngô Thanh Am vốn giỏi văn chương , có quan Thái Sử họ Cát mến tài muốn gả con
gái cho. Không may chàng thi rớt khoa thi hương. Tình cờ chàng gặp được một người cõi tiên họ
Bạch và được lên trời chơi một phen. Ở trên cõi tiên, chàng được gần gũi một nàng tiên nữ áo tím,
nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Mộng Tiên. Còn cô gái con quan Thái Sử, chỉ vì một lời hứa
làm vợ Ngô Lang mà nguyện thủy chung, một mực không chịu làm vợ người khác. Chàng Ngô Lang
cảm nàng là người hiền đức, lấy nàng về làm vợ và hết lòng kính yêu. Nàng cũng vô cùng hiếu thuận
với mẹ chồng, lo ma chay cho bà đủ lễ khi bà mất. Sau, chàng bỏ đi tìm cõi tiên xưa, nàng ở lại lo
liệu việc nhà, trông dạy, nuôi con đảm đang vô cùng. Mộng Tiên lớn lên rất thông minh , đậu thi
hương, rồi Hàn Lâm.. Cát Mẫu ngoài năm mươi tuổi mà trông vẫn còn trẻ đẹp như người mới độ hai
mươi.
26. Hồ hay đùa ( Hồ hài)
Câu chuyện kể về một cô gái xinh đẹp nhưng vốn là hồ ly, có biệt tài khôi hài thậm giỏi hễ cất tiếng
là mọi người cười ngả cười nghiêng, lại vô cùng am hiểu chữ nghĩa, câu đối. Hồ kết duyên với chàng
họ Vạn nhưng sau đó nàng theo anh em về lại quê cũ, vì thế mà đành chia lìa với Vạn, không thể
chung vui trọn đời. Vạn cố sức lưu lại mà không được.
27. Nàng ba hoa sen ( Hà hoa Tam nương tử )
Có cô gái nọ khá xinh đẹp nhưng kì thực là hồ li, chàng Tống Dương Nhược là bậc sĩ nhân, vì ham
mê sắc đẹp của hồ mà mang bệnh vào thân, người đầy tà khí. Có vị hoà thượng bày cho Tống phép
diệt Hồ, chàng y lời làm theo nhưng nghĩ chút tình xưa nên không nỡ giết hồ. Hồ cảm động đền ơn
chàng đã tha mạng mà giúp cho chàng thuốc thang qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, lại bày cách cho
chàng cưới được nàng ba Hoa Sen xinh đẹp về làm vợ. Nàng ba xinh đẹp vô ngần nhưng cũng là hồ
li, nàng chính là hoa sen hoá thân thành người. Nàng giúp cho nhà chàng ngày càng giàu có, lại sinh
cho chàng một đứa con. Sau đó sáu, bảy năm sau, nàng cáo biệt chàng ra đi, dặn chàng mỗi khi tưởng
nhớ đến mình thì lấy kỉ vật xưa là một tấm khăn lụa trắng của nàng ra mà gọi tên “nàng ba hoa sen” (
hà hoa tam nương tử) thì lại thấy hình bóng xưa của nàng hiện ra.
28. Gái báo thù cha ( Thương Tam Quan)
Xưa ở Chư Cát Thành có Thường Sĩ Vũ là kẻ sĩ nhân. Do say rượu nói điều ngỗ ngược với vị huyện
hào mà bị đánh chết. Thường có hai con trai tên là Thần và Lễ, một con gái tên là Tam Quan tuổi vừa
trăng tròn lẻ, đã hẹn kì xuất giá. Nhà trai định cưới chạy tang, nàng không đồng ý vì cho như vậy là
không hiếu thuận. Hai anh đâm đơn kiện vụ án của cha mình nhưng vụ kiện không được xét. Tam
Quan khuyên hai anh nên mai táng cha, đừng trông mong vào vụ kiện nữa. Tang cha vừa xong, ban
đêm Tam Quan trốn nhà đi đâu không biết. Thì ra nàng cải trang thành nam nhi xin vào một gánh hát
để có dịp tiếp cận tên quan huyện hào đã giết hại cha mình khi xưa trong dịp lễ mừng thọ của hắn.
Tam Quan báo thù được cho cha xong thì cũng thắt cổ tự vẫn. Khi nàng chết đi lại rất linh thiêng,
được coi như thần vậy.
29. Xấu người đep nết ( Kiều nữ)
Nàng Kiều thị vừa đen vừa xấu, khuyết mũi, thọt chân đã hai mươi lăm, hai mươi sáu cái xuân xanh
mà chưa ai hỏi đến. Sau về làm vợ kế chàng họ Mục hơn bốn mươi tuổi đầu goá vợ, nhà nghèo. Chị
sinh con trai, sau đó ít lâu Mục chết. Kiều thị ở vậy chịu cực khổ nuôi con. Sau đó chàng Mạnh trong
làng cũng góa vợ, định hỏi Kiều thị về làm vợ nhưng Kiều thị quyết giữ chữ đức, không muốn mắc
tiếng thờ hai chồng mà từ chối. Sau Mạnh bệnh chết, bọn vô lại trong thôn mưu tính chia nhau chiếm
đoạt gia sản của Mạnh. Đứa con nhỏ của Mạnh không ai nuôi nấng. Kiều thị nhận nuôi đứa bé như
con, lại giúp lấy lại tài sản cho Mạnh. Kiều thị nuôi nấng con của Mạnh rất tử tế, lại lấy vợ cho nó.
Sau bà mất đi, con Mạnh muốn hợp táng bà với ông Mạnh nhưng không được, phải hợp táng chung
với phần mộ của ông Mục. Thật là cảm ơn tri kỉ mà đem hy sinh thân mình đền đáp. Cho nên phải
coi trọng cái tinh thần bên trong và không nên chú ý đến những hình thức bên ngoài.
30. Vương Quế Am
Vương Cao, tự là Quế Am, con một nhà gia thế, một hôm đi thuyền chơi gặp một cô con gái đang
ngồi trên thuyền thêu giày, xinh đẹp tuyệt trần tên là Mạnh Vân Nương. Về nhà chàng cứ tương tư
ngẩn ngơ mong nhớ mãi. Quay trở lại chốn cũ tìm nàng thì không gặp lại nữa. Một hôm nằm mộng
mà biết được nơi ở của cô gái. Sau có dịp tình cờ, chàng ta đến đúng nơi giống y như trong giấc
mộng, gặp lại người xưa, chàng liền hỏi nàng về làm vợ. Một hôm, chàng nói đùa là chàng đã có vợ
ở nhà. Vân Nương chạy bỏ đi đâu biệt tăm tích. Hơn một năm sau, có lần Vương vào trú mưa ở một
nhà nọ, tình cờ gặp lại Vân Nương, lúc này nàng đã sinh cho chàng một đứa con trai. Thì ra đêm đó,
Vân Nương đau buồn nhảy xuống sông tự tử, may nhờ có hai vợ chồng già nhà này cứu vớt được và
nhận nàng làm con nuôi. Hai ông bà muốn gả chồng cho mà nàng nhất quyết không nghe. Chàng
phân trần lời nói khi xưa chỉ là lời nói đùa, hai vợ chồng sum họp.
31. Duyên lỡ người tiên ( Vân Thúy Tiên )
Vân Thúy Tiên vốn không phải là người phàm trần. Vì nghe lời mẹ mà về làm vợ Lương Hữu Tài,
một kẻ ham mê cờ bạc, rượu chè, chơi bời tráo trở, lại muốn bán vợ cho người ta để có tiền nhậu nhẹt
cờ bạc. Vân Thúy Tiên biết chồng mình là kẻ xấu xa, muốn bán vợ để có tiền bạc trăm nhưng nàng
vẫn đồng ý. Nàng khuyên chồng trước khi bán vợ nên về thăm nhà mẹ đẻ của nàng một bận. Thì ra
nhà bà cụ vô cùng giàu sang, đến đó nàng mới ra mặt mắng nhiếc chồng thậm tệ. Sáng ra tỉnh dậy thì
tất cả đều biến mất, Lương Hữu Tài bị trừng phạt thích đáng suýt nữa thì mất mạng. Về tới nhà thì
trống hoang như ngôi chùa đổ, phải vào núi ở rồi đi ăn xin, sau thì ốm mà chết.
32. Cởi truồng rượt ma ( Chương A Đoan )
Chương A Đoan, cô gái xinh đẹp, sinh thời lấy phải thằng chồng lêu lổng chơi bời, hung dữ, bất
nhân, đánh đập thẳng tay khiến nàng buồn rầu mà chết yểu, xác chôn trong khu nhà nọ trên hai mươi
năm. Có chàng Vệ Huy Thích tính gan dạ vào ở trong ngôi nhà rồi gặp hồn ma của nàng, đem lòng
yêu. Nàng còn giúp cho chàng gặp lại hồn ma của người vợ cũ đã chết. Sau đó, nàng mắc căn bệnh
“mị ám” ( ma chết hoá ra mị), nhờ người vợ chàng Vệ mời thầy bùa về chữa cho nàng mới qua khỏi
nhưng số của nàng không sống lâu ở đời được nữa nên đã qua đời. Nàng chết đi mà vẫn bị hồn ma
của người chồng cũ hoá ra mị tối đến đòi mạng. Vợ chồng chàng Vệ làm tuần chay cho vong linh của
nàng, nhờ vậy mọi nỗi oan của nàng mới được rửa sạch. Nàng thác sinh làm con gái của một vị thành
hoàng. Còn nói về người vợ của Vệ, bị âm ty lùng bắt đi thác sinh ở kiếp khác. Chàng Vệ ở một
mình trong căn nhà hoang, mong tái ngộ nhưng không có gì lạ.
33. Một nhà đĩ chồn ( Nha Đầu )
Nàng Nha Đầu mới mười bốn tuổi, có vẻ đẹp thần tiên, không phải là người mà là chồn, là con gái út
của một bà chủ nhà chứa. Bọn vương tôn quí khách thường đem nhiều tiền cám dỗ bà mẹ nhưng
nàng nhất định không chịu, thường bị bà mẹ đánh đập khốn khổ. Có chàng học sinh Vương Văn tình
cờ gặp nàng đem lòng quyến luyến, dốc chút tiền mọn nộp lễ mong được gặp nàng. Nàng cảm động
trước tấm chân tình thành thực của chàng nên cùng chàng bỏ trốn. Hai vợ chồng sống với nhau rất
hạnh phúc, chàng mở hiệu buôn bán, nàng may thuê thêu mướn, cuộc sống cũng rất phong lưu.
Nhưng bỗng tai hoạ ập đến chia lìa hai vợ chồng : mẹ nàng tìm đến bắt nàng đi, chàng đi tìm mà
không tìm được. Cách mấy năm sau, chàng tình cờ gặp ngay con trai của mình mà không biết, đem
nó về nuôi vì thấy dung mạo của nó quá giống chàng. Thằng bé tên là Tư, lớn lên vạm vỡ, có tài diệt
trừ ma quỷ, chồn tinh. Sau đó chàng tình cờ biết được tin tức của vợ : nàng bị mẹ bắt đem về ép gả
cho người ta, nàng thề chết không lấy hai chồng nên bị giam giữ như ở tù ngục. Nàng đã sinh hạ một
đứa con trai, đó chính là Tư. Tư đi cứu mẹ về, gia đình sum vầy, đoàn tụ.
34. Cậu bé đa tình ( Thanh Nga )
Thanh Nga là con gái của ông Võ Bình Sự, ông là người mộ đạo thần tiên lên núi không về. Nàng chỉ
mới mười bốn tuổi, nhan sắc tuyệt đẹp, khi cha vào núi ở ẩn, nàng lập chí không lấy chồng. Có chàng
Hoắc sinh đa tình yêu mến Thanh Nga, nửa đêm đào tường khoét vách vào phòng nàng nằm kề bên
rồi ngủ thiếp đi. Trải qua nhiều sự rắc rối, biết bao khó khăn, chàng mới lấy được nàng về làm vợ.
Nàng sinh cho chàng một người con đặt tên là Mạnh Tiên. Sau đó, nàng bỏ lên động tiên trên núi với
cha. Có lần, chàng tình cờ lạc lối đến động tiên đó, gặp lại Thanh Nga, lôi kéo nàng trở về nhà. Nàng
quay trở về, sinh cho chàng thêm một người con nữa đặt tên là Trọng Tiên. Sau cả hai vợ chồng bỏ
nhà đi đâu mất, đều trở thành tiên cả.
35. Đào mả cô canh ( Canh Nương )
Nàng Canh Nương xinh đẹp và hiền đức là vợ của chàng Kim Đại Dụng. Vợ chồng rất âu yếm hoà
thuận. Trong một lần chạy loạn, Kim dẫn cả gia quyến về miềnNam. Trên đường đi gặp người bạn
đường là Vương Thập Bát. Canh Nương có tài nhìn người, vừa nhìn dung mạo của Vương đã biết
hắn không phải người tốt, khuyên chồng không nên đi chung với hắn ta nhưng chồng nàng không
nghe. Cả gia quyến đều bị tay Vương hãm hại. Nàng may mắn còn sống sót và một tay nàng đã giết
Vương trả thù cho chồng rồi nhảy xuống giếng tự tử. Sau nàng được hồi sinh, lại được đoàn tụ cùng
chồng.
36. Kết duyên với ong ( Liên Hoa công chúa )
Chàng Giao Châu Đậu Húc, tự Hiểu Uy, chiêm bao thấy mình được mời đến một lâu đài nguy nga,
được tiếp đãi hết sức ân cần. Tình cờ chàng đáp lại được câu đối của chủ nhà, có nhắc đến hai chữ
“Liên Hoa”, trùng với tên công chúa, chủ nhà cho là có nhân duyên nên gả công chúa cho chàng. Gia
đình nàng có biến, bị quái vật quấy phá. Thì ra nàng là một con ong, “vương quốc” của nàng là một ổ
ong to đã ngoài ba mươi năm, sinh đẻ cực nhiều, nay bị một con rắn to đến phá hại. Chàng bèn ra tay
cứu giúp xây một ổ ong khác cho chúng ở nhà chàng, lại giết con rắn kia đi. Từ ngày ong vào nhà
chàng sinh nở ngày một phồn thịnh hơn.
37. Bà chúa Tây Hồ ( Tây Hồ chúa )
Trần Bật Giáo, tự Minh Doãn, một dịp nọ đi ngang qua hồ Động Đình, chàng đã ra tay cứu giúp một
con thuồng luồng bị thương rất nặng. Hơn một năm sau có dịp quay trở lại nơi ấy thì bị lạc vào một
lâu đài trong núi, tình cờ đấy chính là lâu đài của bà chúa Tây Hồ – con thuồng luồng năm xưa, để
đền ơn ân nhân, bà chúa đã gả công chúa cho chàng.
38. Con người quốc sắc ( Mao Hồ )
Mã Thiên Vinh con nhà làm ruộng ngoài hai mươi tuổi goá vợ, vì nghèo mà không cưới nổi vợ khác.
Tình cờ gặp một thiếu phụ rồi ăn ở với nhau. Người thiếu phụ này vốn là chồn hoá thân. Mã được
người hầu hạ chăn gối lại nảy lòng tham đòi nàng dùng phép thuật giúp cho y tiền bạc. Nàng bảo
rằng số của y mỏng manh không xài được bạc thật nên giúp y toàn bạc giả. Y tỏ ý chê nàng không có
nhan sắc, nàng bảo với y loài chồn tùy theo hạng người gặp gỡ mà hoá thuật hiện hình. Hạng y thì
không có phúc hưởng tiền bạc thì cũng không có phúc được người đẹp. Lại nói với y, nếu so với tụi
chân to lưng gù thì nàng chính là quốc sắc rồi. Nàng giúp tiền cho anh ta cưới vợ rồi nói lời từ giã.
Thì ra người vợ mà anh ta cưới về là một cô nàng lưng gù, cổ rụt, chân to. Đó là một bài học của
chồn dành cho y.
39. Mặc áo lá cây ( Phiên Phiên )
La Tử Phù lưu lạc xa quê lại lâm vào cảnh bệnh tật phải đi ăn xin tìm đường về quê. Một hôm bị lạc
vào núi, gặp một thiếu nữ dung mạo như tiên, tên là Phiên Phiên. Nàng giúp chàng chữa khỏi bệnh,
lấy lá cây may thành y phục cho chàng mặc. Hai người sống với nhau như vợ chồng, sinh được một
người con trai. Khi con trai đã lớn, nàng cưới vợ cho con, con trai nàng rất sáng dạ, có số phú quí.
Chàng cùng con trai và con dâu trở về quê cũ của chàng thăm ông chú. Sau chàng thương nhớ Phiên
Phiên, dắt con vào núi thăm chỉ thấy lá vàng lấp ngõ, cửa động mây phong, ngậm ngùi trở về.
40. Cô Tân thứ mười bốn ( Tân thập tứ nương)
Lão già Mông họ Tân có cả thảy mười chín người con gái, mười lăm cô đã có chồng. Chàng Quảng
Bình Phùng có lần tình cờ gặp và yêu mến cô Tân thứ mười bốn. Nàng vốn là chồn tinh, nhan sắc
xinh đẹp mĩ miều. Nhờ có bà cô họ xa ( vốn là hồn ma đã chết) đứng ra làm mai mối mà chàng mới
cưới được nàng về làm vợ. Nàng có tài nhìn dung mạo của người ta mà đoán biết được lòng dạ, tâm
tính, khuyên chồng không nên giao du với tên Sở công tử – bạn đèn sách thuở nhỏ với chàng – để
tránh tai vạ và không nên giao du bè bạn, chỉ nên lo việc đèn sách. Nàng lại vô cùng siêng năng, cần
kiệm, giỏi làm ăn mua bán. Có lần chàng say rượu chè chén ở nhà Sở công tử, bị tên này vu cho tội
giết nàng hầu, bị bắt giam. Nàng sai con hồ tì biến mình đến Yên Kinh, tìm cách gặp thiên tử, giả là
con gái của Phùng, vì cha mình bị vu oan nên bị bán vào hồng lâu, thân phận lưu lạc. Nhờ có kế ấy
mà chàng được xét tha tội. Nàng chọn cho chồng một người vợ hiền tên là Lộc Nhi, rồi nói rằng
mình đã chán đời phàm tục và xin từ biệt. Chàng lấy Lộc Nhi làm vợ sinh hai con trai, sau chàng đi
thi nhưng khoa nào cũng rớt. Nhờ có tiền của nàng để lại mới thoát cảnh sa sút. Về sau có người lão
bộc có dịp đi qua núi Thái Hoa, thấy cô Tân mười bốn cưỡi ngựa đi trước, hồ tì cưỡi lừa theo sau.
Nàng hỏi thăm chồng và báo cho biết nàng đã thành tiên.
41. Một đêm lấy ma ( Công Tôn cửu nương )
Cửu Nương, họ là Công Tôn, là con gái một nhà dòng dõi bị sa sút, vốn là ma, nhan sắc vô cùng xinh
đẹp lại có tài văn thơ. Nàng kết duyên với chàng học trò người huyện Lai Dương. Âm dương cách
trở, dù có duyên với nhau cũng không thể gắn bó lâu dài. Chàng trở về cõi trần thế rồi từ đó không có
dịp gặp lại nàng Cửu Nương nữa.
42. Yêu hoa đâu dễ biết hoa ( Cát Cân )
Chàng Thường Đại Dung rất mê hoa Mẫu Đơn, làm cả một trăm bài thơ tứ tuyệt với đề tài “Mong
nhớ mẫu đơn”. Đi dạo trong vườn hoa, tình cờ chàng gặp một cô gái nhan sắc xinh đẹp rồi tương tư
ngơ ngẩn. Sau hai người nên duyên vợ chồng. Về sau, chàng biết được nàng chính là “tinh hoa” mẫu
đơn.
43. Vụ án tình si ( Yên Chi )
Nàng Yên Chi là một cô gái xinh đẹp, tài sắc đủ cả, là con gái của một người làm nghề chữa bệnh
cho trâu. Cha rất mực yêu quí muốn chọn gả cho nhà thanh quí song những bậc giàu sang khinh xuất
thân hèn kém không xứng để thông gia nên nàng đã đến tuổi cập kê mà vẫn chưa có nơi chốn. Một
dạo tình cờ, nàng Yên Chi phải lòng chàng thư sinh tú tài Ngạc Thu Chuẩn. Nhưng nàng là cô gái
hiểu biết lễ giáo, không vì mến yêu mà nhận lời hò hẹn tình tự tư thông mà mong Ngạc có mai mối
hẳn hoi và tính cuộc bền lâu trăm năm. Song mọi chuyện lại trở nên rắc rối khi xảy ra một vụ án
mạng mà người bị chết là cha nàng và kẻ bị tình nghi là chàng Ngạc. Cuối cùng, khi mọi việc đã
được sáng tỏ thì mới rõ là chàng Ngạc bị oan. Khi văn án được ban bố, có mấy câu kết về nàng Yên
Chi : “ Khen cho biết chống cự khi kẻ xấu lọt vào nhà, đó là người tình nhân trong trắng . . Còn như
biểu lộ thái độ ái mộ chàng trai đẹp, đó cũng là việc thanh nhã, phong lưu”. Bởi vậy mà quan huyện
đứng ra tác thành cho nàng và chàng Ngạc.
1. 44. Hóa quạ lấy vợ thần ( Trúc Thanh )
Chàng Ngư Dung nhà nghèo, đi thi bị trượt, trở về hết cả tiền phải đi ăn xin. Một lần vào trú trong
miếu Ngô Vương, được Ngô Vương cử vào đội “Hắc y”, tức thì chàng biến thành một con quạ đen,
lại được ghép cho một con mái tên là Trúc Thanh. Đôi vợ chồng rất yêu thương nhau. Ngư bị bắn
trúng bụng, bị thương nặng dù được Trúc Thanh cứu về chữa trị nhưng vẫn chết. Ngư Dung bỗng
bừng tỉnh mộng thấy mình vẫn đang ở trong miếu. Chàng về quê cũ, sau đó đỗ cử nhân, có dịp trở lại
ngôi miếu xưa, gặp lại nàng Trúc Thanh nay đã làm thần nữ sông Hán. Sau nàng sinh con trai nằm
trong bọc thai to như quả trứng lớn. Sau lại đẻ sinh đôi một trai một gái.
45. Tình nghĩa với chim ( A Anh )
Có chàng Cam Ngọc ra tay cứu giúp một cô gái - thật ra nàng là một con chim nhỏ – bị yêu tinh giết
hại. Cảm cái ơn ấy mà cô gái đã làm mai nàng A Anh cho em trai của chàng . Nàng A Anh cũng
không phải là người mà là một con chim anh vũ. Khi biết người anh chồng nghi ngờ mình là yêu
tinh, nàng nói rõ mọi sự rồi cất cánh bay đi mất. Thì ra nàng chính là con chim anh vũ mà khi trước
Cam ông đã nuôi, khi đó cậu Giác mới bốn, năm tuổi, ông nói đùa sau này chim sẽ làm vợ Giác. Giác
biết vợ không phải là người nhưng nàng biến đi thì lòng thương nhớ không nguôi. Về sau, trong một
lần chạy loạn, tình cờ gặp lại A Anh, nàng ra tay cứu giúp mọi người khỏi cơn nguy biến, lại có tài
biến hoá người xấu trở thành người đẹp. Gặp lại chồng, nàng A Anh kiên quyết không quay trở lại
làm vợ chàng như xưa vì nàng vẫn còn oán người anh trai của Giác. Sau nàng bị một con mèo cắn
chảy máu một bên cánh, rồi nàng vỗ cánh mà bay đi mất.
46. Chồn quỷ tranh chồng ( Liên Hương )
Nàng Liên Hương ( chồn ) và nàng Lý ( ma) cùng tranh nhau chàng tang sinh tên Hiển. Phần về
chàng Hiển, ngày càng bệnh nặng vì căn bệnh ma ám. Liên Hương ra sức cứu chữa cho chàng và dặn
dò chàng muốn khỏi bệnh thì đừng qua lại với Lý nữa. Nhưng chàng Hiển vì ham mê sắc đẹp quá
đỗi, lại nghĩ rằng nàng Liên Hương vì ghen mà nói vậy nên vẫn tiếp tục qua lại với Lý đến nỗi bệnh
nặng sắp chết. Thì ra Lý vốn là con của ông Thông Phán nhỏ tuổi đã chết non, chôn ở ngoài vách
tường nhà Hiển. Sau đó thì hai nàng cùng chung sức chữa bệnh cho Hiển và coi nhau như chị em. Lý
được đầu thai nhập vào một cô gái tên là Yến Nhi. Hiển cưới Yến Nhi về làm vợ. Liên sinh cho
chàng một đứa con trai rồi chết và nàng cũng được đầu thai nhưng lại đầu thai thành một cô gái mười
bốn tuổi, không nhờ gì về kiếp trước của mình. Hiển bỏ tiền ra mua cô gái ấy về với giá rất đắt. Rồi
sau đó nàng cũng nhớ lại được kiếp trước của mình. Hai người vì tình chị em gắn bó nên lấy xương
cốt chôn chung vào một huyệt.
47. Háo sắc lụy mình ( Phong Tam nương )
Phong Tam Nương và cô Mười một họ Phạm con quan Tế Tửu là đôi bạn tri kỉ rất tâm đầu ý hợp,
tình cảm quyến luyến không muốn rời. Phong Tam Nương có tài nhìn người mà đoán trước được hậu
vận về sau nên biết được chàng tú tài Mạnh An Nhân về sau sẽ đỗ đạt nên nàng muốn se duyên cho
cô Mười một. Nhưng vì nhà chàng quá nghèo nên gia đình cô Mười một không ưng, ép gả cô cho con
nhà ông quan nọ. Hôm trước ngày cưới, cô thắt cổ tự vẫn. Phong Tam Nương dùng phép thuật giúp
cho cô Mười một hồi sinh nhờ vậy mà cuộc nhân duyên mới thành. Thì ra nàng Phong Tam Nương là
chồn tinh. Còn về phần chàng Mạnh, về sau thi đậu cả hương lẫn hội được bổ chức Hàn Lâm.
48. Cắt thịt vì tình ( Liên Thành )
Nàng Liên Thành có tài thêu thùa rất khéo lại hay chữ. Nàng là con gái yêu của ông cử nhân Hiếu
Liêm. Nàng cảm mến tài thơ của chàng Kiều sinh mà đem lòng yêu dấu nhưng gia đình chàng quá
nghèo cho nên cuộc tình duyên bị ngăn trở. Kiều sinh không tiếc gì việc cắt thịt của mình để cứu
nàng qua cơn bệnh nặng nhưng Liên Thành đã được hứa gả cho nhà họ Vương. Nàng vì u uất mà
chết đi trước khi được gả về nhà họ Vương. Kiều sinh đến viếng tang rồi cũng chết giấc. Hai người
gặp lại nhau nơi cõi âm và may mắn được cùng nhau hoàn hồn về dương gian.
49. Báo ứng trước mắt ( A Hà )
Nàng Tề A Hà vốn là chồn hoá thân, có dung mạo rất xinh đẹp. Nhờ âm đức ông bà để lại nên biết
được tên chàng Cảnh sinh sẽ được ghi vào bảng vàng nên muốn nương tựa vào chàng. Nhưng chàng
Cảnh sinh vì người đẹp mà phụ rẫy người vợ của mình một cách tàn nhẫn nên nàng đã biết chàng ta
là con người phụ tình. Cũng vì tội ấy nên Cảnh sinh bị thần thánh xử phạt rút tên anh ta khỏi bảng
vàng của kì thi năm ấy. Nàng A Hà lấy chàng Trịnh, là người thi đậu khoa thi đó. Còn về phần Cảnh
thì gia đạo ngày càng sa sút phải ăn nhờ ở đậu bạn hữu. Có lần ngẫu nhiên, Cảnh đến nhà Trịnh, nàng
A Hà động lòng thương khuyên chồng giúp cho y manh quần tấm áo lại đem hơn hai mươi đồng của
nàng để dành ra tặng cho y để đền đáp nghĩa cũ. Nàng khuyên chàng Cảnh nên tìm lấy một người tử
tế làm vợ rồi sau này mở mày mở mặt cho con cháu mai sau. Cảnh lấy một con hầu ở nhà khoa cử
trong miền làm vợ, nàng ta vừa xấu vừa dữ, sau sinh một con trai đỗ đại khoa.
50. Cái đầu kẻ thù ( Hiệp nữ )
Có cô gái người Triết Giang, cha làm quan Tư Mã, bị kẻ thù hãm hại, tịch thu mất ráo cửa nhà sản
nghiệp. Nàng dẫn mẹ già đi trốn, mai danh ẩn tích đã ba năm. Nàng kết duyên với chàng Cố sinh, khi
mẹ già qua đời, nàng đợi sinh cho chàng Cố một đứa con trai rồi sau đó ra tay chặt đầu kẻ thù. Sau
khi trả thù cho cha, nàng để con ở lại cho chàng mà ra đi. Ba năm sau chàng mất, đứa con mười tám
tuổi đậu tiến sĩ.
51. Lâm Tứ Nương
Nàng Lâm Tứ Nương là cung nhân trong phủ Hành, gặp nạn biến mà chết đã mười bảy năm, thấy
Trần Công Bảo Thược – quan đạo Thanh Châu – là bậc cao nghĩa nên gửi thân làm vui. Nàng rất giỏi
âm nhạc, thường hay hát những khúc hát thê lương làm người nghe bùi ngùi cảm thương, lại có tài
thơ phú và nhan sắc thì cực kì xinh đẹp. Sau vua âm phủ vì biết nàng khi sống vốn không có tội mà
vẫn còn chăm chỉ không quên việc đọc kinh nên cho sinh vào một nhà vua. Vì vậy nàng phải nói lời
từ biệt với Trần, khi đi có để lại cho Trần một bài thơ.
52. Phiên chợ giữa biển ( La Sát hải thị )
Chàng Mã Tuấn con nhà buôn bán, nổi tiếng học giỏi nhưng người cha già yếu của chàng khuyên
con : “mấy quyển sách không thể nấu mà ăn khi đói, khi rét không thể may mà mặc” nên khuyên
chàng nghỉ học, làm thương mại. Chàng đi buôn ngoài biển bị lạc tới một hòn đảo lạ. Trên đảo này
kẻ xấu xí được xem là đẹp và càng xấu thì càng được làm chức quan to. Chàng bôi lem dung mạo
mình đi thì được vua cử làm chức Hạ đại phu. Có lần chàng đi dự một phiên họp chợ biển, nơi mà
người ta mua bán những vật quí dưới biển thì tình cờ gặp được Đông Dương tam thế tử dẫn chàng đi
thăm thuỷ cung của Long Vương. Long Vương gả con gái cho chàng. Sau nàng sinh hai con một trai
một gái. Chàng trở về quê xưa phụng dưỡng cha mẹ già, hai con cùng về với chàng. Còn nàng ở lại
long cung giữ trọn lòng thuỷ chung, lại giữ chữ hiếu với mẹ chồng, về đưa tang khi bà cụ mất.
53. Tinh cúc – nghề hoa ( Hoàng Anh )
Có chàng Mã Tử Tài, gia đình có truyền thống quý chuộng hoa cúc, đến chàng càng say mê gấp bội.
Trên đường đi Kim Lăng để tìm giống cúc quý, chàng tìm được hai giò cúc rất quý và giữ gìn cẩn
thận như của báu. Về giữa đường, chàng tình cờ gặp hai chị am nhà nọ, cậu em họ Đào, người chị tên
là Hoàng Anh. Đào và Mã đều yêu hoa cúc nên Mã mời hai chị em họ về nhà mình ở chung. Sau khi
vợ Mã chết, chàng lấy Hoàng Anh làm vợ. Hai chị em họ đều có tài trồng cúc rất đẹp và buôn bán
cúc rất phát đạt. Thì ra hai chị em nhà họ vốn là tinh cúc.
54. Lấy vợ công chúa ( Vân La công chúa )
An Đại Nghiệp mới lọt lòng mẹ đã biết nói, lớn lên đẹp trai, thông minh học giỏi. Người mẹ thường
chiêm bao thấy số con trai mình sẽ lấy công chúa, không ngờ một hôm chàng gặp được công chúa
thật. Đó là công chúa Vân La trong phủ Thánh Hậu. Công chúa vốn không phải người phàm trần,
mình nhẹ như trẻ thơ, có tài đoán trước mọi việc. Nàng sinh hạ cho chàng một con trai. Chàng thi
đậu, khoe với vợ nhưng nàng không hề vui mừng mà trái lại, nàng tỏ vẻ buồn rầu, cho đó là thứ danh
vọng hảo, là vương phải tục luỵ. Chàng nghĩ lời vợ nói phải nên từ đó không muốn học hành thi cử
gì nữa. Sau, nàng sinh thêm một con trai nữa. Con trai trưởng là Đại Khí, lớn lên, giống như lời mẹ
tiên đoán từ trước : thi đậu và đỗ đạt, lại rất hiếu hạnh; còn Khả Khí, người con trai thứ hai, thì lại
trái ngược hẳn với anh, ham chơi lêu lổng.
55. Phan Trần đùa mà hơn thực ( Trần Vân Thê )
Chàng Châu Dục Sinh học giỏi, đẹp trai, lúc nhỏ có thầy tướng đoán sau này sẽ lấy vợ đạo cô. Quả
thật sau này chàng tình cờ gặp được bốn cô gái đạo cô, trong đó chàng để ý cô trẻ nhất tên là Trần
Vân Thê. Khác với những cô kia có chiều lả lơi với Châu, Vân Thê e dè khép nép, không muốn cùng
chàng hẹn hò tư thông mà khuyên chàng lo tiền chuộc nàng về một cách chính thức. Trải qua biết
bao khó khăn gian khổ hai người mới nên duyên vợ chồng một cách cũng thật là tình cờ. Sau nàng
còn cưới Vân Miên ( là một trong bốn cô nàng đạo sĩ ) cho chồng. Sinh thì thi đi thi lại không đỗ,
chỉ có người con trai của Vân Miên và Sinh thì thi đậu cử nhân.
56. Bành Hải Thu
Nho sinh Lai Châu là Bành Hiếu Cổ, học ở cơ ngơi khác cách nhà khá xa, trung thu không về, cùng
chàng họ Khâu và chàng Bành Hải Thu chuyện trò đối ẩm. Chàng Hải Thu mời một nàng danh kỹ
xinh đẹp như tiên, tuổi khoảng đôi tám từ Tây Hồ xa ngàn dặm tên là Quyên Nương đến hát khúc hát
“Chàng bạc tình” giúp vui. Lúc chia tay nàng, chàng Bành bịn rịn bồi hồi, từ đấy không sao quên
được Quyên Nương. Ba năm sau, trong một chuyến đi thăm người anh rể, vào bữa tiệc có nhiều con
hát đàn ca, tình cờ chàng gặp lại Quyên Nương. Lúc này Bành mới biết nàng là con hát số một
Quảng Lăng. Hai người vui mừng khôn xiết. Bành bỏ ra ngàn vàng chuộc thân cho nàng rồi đưa nhau
về quê.
57.Bộ da vẽ ( Hoạ bì )
Thư sinh họ Vương một hôm đi sớm, gặp một người con gái ôm bọc quần áo đi một mình, chân bước
ra dáng khó nhọc. Vương vội đi vượt lên nhìn, thì ra là một cô gái tuổi chừng đôi tám, nhan sắc tuyệt
vời. Bụng yêu thích lắm, chàng liền cất lời hỏi han rồi chung chạ với nàng. Thì ra nàng là một con
quỷ nanh ác, mặt xanh lét, răng chơm chởm như răng cưa, khoác tấm da người có vẽ đầy đủ mắt mũi
tay chân. Chàng Vương mời đạo sĩ giúp trừ diệt yêu ma nhưng khi chàng đem bùa về nhà định trừ nó
thì bị nó moi bụng giết hại. Vợ chàng là Trần thị mời đạo sĩ về tiếp tục trừ diệt yêu nghiệt, rồi theo
lời đạo sĩ, chịu bao nhiêu là khổ nhục, phải nuốt đờm dãi hôi thối của người điên ở chợ để cứu chồng
sống lại nhờ vậy mà cứu được chồng.
57. Xảo Nương
Chàng Liêm con của ông quan họ Phó miền Quảng Đông rất thông tuệ nhưng chẳng may bị “trời
hoạn” ( liệt dương ). Chàng đã mười bảy tuổi mà không một nhà có con gái nào dám nhận lời hứa gả.
Liêm theo thầy học tập, một hôm trốn thầy đi xem xiếc khỉ, sợ về thầy mắng nên bỏ trốn luôn. Đang
đi trên đường thì thấy một nàng áo trắng có khuôn mặt diễm lệ ít ai sánh được. Nàng nhờ chàng gửi
hộ phong thư cho người mẹ già ở kẻ Quỳnh. Chàng nhận lời rồi lên đường. Tối, đến đất Quỳnh Châu,
lạc vào một nơi sân viện, thấy một cô gái vẻ người xinh đẹp có một, khoảng mười bảy, mười tám tuổi
tên là Xảo Nương. Nàng mời chàng nghỉ lại, định cùng chàng vui chốn buồng the. Nàng Xảo Nương
buồn tủi, rưng rưng ngấn lệ, tự thương mình phận bạc. Nàng Xảo Nương tài sắc vô song nhưng số
phận gập ghềnh trắc trởsống đã vớ phải anh chồng hoạn, ẩn ức ôm hận mà chết đi. Khi đã làm ma
cũng lại gặp ngay kẻ bị liệt dương. Bà già Hoa Cô – mẹ của cô gái mặc áo trắng mà chàng gặp trên
đường – chính là chủ nhà mà Xảo Nương đang ở nhờ, khi về đến nhà, hay chuyện mới đưa cho chàng
một viên thuốc thần kì, khiến chàng trở thành một gã trai cường tráng rồi gán ghép con gái mình là
Tam Nương cho chàng một cách lén lút. Ở với Tam Nương nhưng chàng cứ mãi quyến luyến Xảo
Nương, bèn tìm cơ hội đền đáp cho nàng. Hai người bị Hoa Cô bắt quả tang. Hoa Cô giục chàng
quay trở về nhà thu xếp tính chuyện trăm năm. Khi chàng quay trở lại tìm Xảo Nương thì mới hay
nàng đã mất. Thì ra khi mẹ con Tam Nương ra đi không báo cho nàng một tiếng, nàng ở lại ôm hận
mà gào khóc dưới mồ. Kết duyên với Tam Nương nhưng chàng cứ nhớ đến Xảo Nương. Chàng quay
trở lại tìm nàng thì thấy Xảo Nương ẳm một đứa trẻ từ trong mồ chui ra, đó chính là con chàng. Sau
đó, Xảo Nương về làm vợ chàng Liêm, cùng Tam Nương sống rất hoà thuận lại rất hiếu lễ với cha
mẹ chồng.
59. Cô Tú ( A Tú )
Chàng Lưu Tử Cố quê ở Hải Châu, năm mười lăm tuổi đến đất Cái thăm cậu, thấy trong cửa hiệu tạp
hoá có một cô gái yểu điệu, xinh đẹp vô song, lòng rất yêu thích, lần vào giả vờ mua hàng. Nàng họ
Diêu, tên là A Tú. Ra về, chàng bâng khuâng vơ vẩn không khuây, đem những thứ đã mua cất giấu
vào trong một cái tráp, lúc vắng người lại khép cửa giở xem rối tưởng nhớ ngẩn ngơ. Năm sau lại đến
đất Cái tìm cô gái thì cửa ngõ đóng chặt không thấy người đâu. Chàng về giảm ăn kém ngủ. Khi biết
nàng đã được hứa gả cho người khác, chàng về nhà cúi đầu ngao ngán, lòng nguội như tro, hi vọng
mất hết, ôm tráp mà khóc, bồi hồi tưởng nhớ, chỉ mong thiên hạ lại có người giống như thế. Thế mà
có thật! Đó là một người thiếu nữ họ Lý, vốn là hồ ly, có dung mạo giống hệt A Tú. Hai người cùng
chung chăn gối. Thì ra kiếp trước A Tú không may chết yểu, nàng là chị của A Tú, muốn bắt chước
dung mạo của em mình. Sau này chàng cũng được gặp lại nàng A Tú “thật” trong một cơn loạn lạc.
Lưu đem nàng cùng về và hỏi cưới nàng làm vợ. Còn A Tú “giả” thì lúc đầu có lúc ẩn lúc hiện ở nhà
chàng, sau đó vài năm thì đi đâu mãi không trở về.
60. Đại Nam
Hề Thành Liệt là một bậc sĩ nhân ở Thành Đô có một người vợ và một người thiếp họ Hà. Sau vợ
chết, lấy thêm một người vợ kế họ Thân. Người vợ kế đố kị, ngược đãi người thiếp họ Hà. Hề giận
dữ bỏ đi mất. Sau khi chồng đi, họ Hà sinh được một con trai là ĐạiNam. ĐạiNamrất thông minh,
sáng dạ, khi đã lớn, chàng ra đi tìm cha. Chàng cứ đi lang thang mà tìm, không biết cha ở đâu. Được
nhiều người tốt trên đường đi giúp đỡ nhưng vẫn không tìm được. Lại nói về người thiếp họ Hà, ở
nhà bị Thân thị ức hiếp, bắt phải tái giá. Hà ý chí không chút lung lay. Lại bị ép bán cho một lái
buôn, đến đêm Hà lấy dao cứa cổ. Lái buôn lại đem bán cho một người khác, Hà tự xẻ lồng ngực, lộ
rõ phủ tạng. Khỏi rồi, chỉ muốn làm vãi. Tình cờ lại gặp được Hề sau bao nhiêu năm xa cách. Hề lập
nàng làm chính thất. Sau Hà khuyên chàng mua thiếp, lại mua đúng Thân thị. Thành ra thiếp thành cả
mà cả lại thành thiếp! Hà sống rất khoan dung với Thân thị. Sau đó, lại gặp lại ĐạiNam, nay đã làm
quan huyện lệnh nên cả nhà được đoàn tụ.
61. Đảo tiên ( Tiên nhân đảo )
Vương Miễn có văn tài, nhiều lần đứng đầu trường văn, tính khá kiêu căng hay trách mắng làm
người khác bị nhục. Có lần được một vị đạo sĩ đưa lên trời chơi. Đạo sĩ mở tiệc mời khách. Khách
khứa đến dự tiệc cưỡi rồng cưỡi hổ, chim loan, chim phượng . . .Trong số đó có một cô gái đẹp cưỡi
chim phượng sặc sỡ, ăn mặc kiểu cung cấm mang đàn đến. Vương chăm chăm nhìn người đẹp, đã
yêu lại muốn nghe nhạc. Tài đàn của nàng không có ai cùng sánh, khi mãnh liệt khiến người nghe
mở lòng mở dạ, khi êm đềm khiến hồn phách phiêu diêu. Vương vừa thấy người đẹp lòng đã xao
xuyến, sau lúc nghe đàn càng mệt vấn vương. Trên đường trở về nhà, Vương vì không nghe theo lời
đạo sĩ, hé mắt nhìn nên bị rớt xuống biển, được một cô gái hái sen cứu giúp đưa về đảo tiên cách xa
hẳn cõi người. Ở đảo tiên, Vương được gặp nàng Phương Vân xinh đẹp rực rỡ, dễ thương như bông
sen tắm trong nắng sớm. Nàng không chỉ xinh đẹp mà còn rất giỏi chữ nghĩa, ứng đối rất tài tình.
Nàng cùng cô em gái mấy lần làm cho Vương phải xấu hổ, mất mặt, không còn dám kiêu căng vì tài
văn của mình nữa. Hai người nên vợ nên chồng, tình nghĩa rất thắm thiết. Có lần chàng lén vợ tình tự
với con hầu, là cô gái hái sen dạo nọ, bỗng dưng bị bệnh khó nói, may mà Phương Vân chữa cho mới
khỏi. Sau nàng theo chàng Vương về quê, rất hiếu thuận với bố chồng. Vương về nhà, khiêm nhường
khác hẳn thuở trước. Sau đó hai vợ chồng cùng lâu đài nhà cửa biến mất cả.
62.Thứ cỏ giết người ( Thủy mảng thảo )
Thủy mảng là loài cỏ độc. Ai lỡ ăn lầm chết ngay, liền hoá thành con thủy mảng. Tục truyền thứ ma
này không được luân hồi, phải có người khác trúng độc chết để thay, bấy giờ mới được thác sinh.
Một hôm chàng Chúc sinh đi thăm bạn đồng niên ( bạn cùng sinh một năm với mình ), nửa đường
khát nước, ghé vào một quán ven đường. Bà già chủ quán mời mọc rất ân cần, chàng ngửi nước thấy
có mùi lạ không uống, định ra đi. Bà vội ngăn lại, bảo Tam Nương pha chén trà ngon cho khách.
Tam Nương tuổi chừng mười bốn mười lăm, nhan sắc tuyệt đẹp. Chàng đỡ chén trà mà tâm hồn ngây
ngất. Nàng là Khấu Tam Nương, vốn có tiếng sắc đẹp, vì ăn nhầm thủy mảng mà qua đời. Chàng
uống phải nước thủy mảng nên chết, để lại một người mẹ già và đứa con thơ dại, vợ đi lấy chồng
khác. Hồn ma của chàng hiện về, bảo với mẹ là dẫn vợ về phụng dưỡng. Thì ra nàng Tam Nương
được đầu thai, chàng đuổi theo bắt nàng trở về và buộc làm vợ chàng. Hai hồn ma sớm tối coi sóc
nhà cửa, phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ. Hồn ma của chàng còn giúp cho nhiều người trúng
độc cỏ thủy mảng thoát chết. Sau chàng được thượng đế phong cho làm chức Tứ Độc Mục Long
Quân.
63. Tay áo làm mai ( Củng tiên )
Có vị đạo sĩ nọ tài thuật phi thường, có phép biến ảo thần kì, vào phủ Lỗ Vương dâng nhạc giúp vui.
Đạo sĩ mò trong tay áo ra những mĩ nhân đều là thần tiên trên trời, hát múa tuyệt vời, lại có cả nàng
Chức Nữ may áo cho nhà trời. Vương rất trọng đạo sĩ, muốn gữ lại ở trong phủ nhưng đạo sĩ vẫn ở
nhà của Thượng tú tài. Nguyên trước Thượng tú tài nhân tình với đào hát Huệ Kha, đôi bên thề thốt
lấy nhau. Huệ hát cực hay, đường tơ giọng hát vang dậy một thời. Lỗ Vương nghe tiếng mời nàng
vào ở trong phủ hầu hạ, vì thế mà Thượng tú tài và nàng đứt tuyệt đi lại, thương nhớ muốn chết mà
không có cách nào thông tin được với nhau. Nay Thượng tú tài nhờ đạo sĩ giúp, đạo sĩ bảo Thượng tú
tài chui vào ống tay áo của mình để đạo sĩ mang vào phủ. Đó là một ống tay áo thần kì, sang trọng
thoải mái đầy đủ tiện nghi. Hai người gặp nhau trong ống tay áo, mừng vui khôn xiết. Nàng Huệ Kha
có thai, sinh một đứa bé trai. Sau nhờ có cái áo vấy máu người đẻ mà đạo sĩ để lại làm thuốc cho
nàng ái phi của Lỗ Vương mà Thượng tú tài và nàng Huệ Kha được đoàn tụ.
64. Chuyện ở đảo thần tiên ( Phấn Điệp )
Dương Viết Đán là sĩ nhân đất Quỳnh Châu, có lần đi thuyền qua biển chẳng may gặp gió bão, lạc
đến một hòn đảo thần tiên. Trên đảo, tình cờ chàng được gặp người cô thứ mười của mình. Cô Mười
của chàng là một cô gái trẻ chỉ khoảng mười tám, mười chín, dáng vẻ lộng lẫy, có cái tài chơi đàn rất
tuyệt diệu, âm thanh cứ theo ý mà thành điệu khoan nhặt, bổng trầm thành thục y như theo một bài
sẳn có. Dương lắng nghe cô Mười đàn khúc “gió biển bạt thuyền” mà cảm thấy mình như đang lênh
đênh trên thuyền, sóng gió cuồn cuộn hất lên dội xuống. Trong nhà cô Mười có một cô hầu gái đôi
mắt long lanh như làn thu thủy, dáng vẻ tình ý rất mực dễ thương tên là Phấn Điệp làm Dương bổi
hổi, mê mẩn cả thần hồn. Cô Mười biết được có vẻ không hài lòng, tỏ ý tức giận và bàn tính với
chồng định gả nàng cho chàng Dương. Trước khi Dương lên đường quay trở về nhà, cô Mười dạy hết
cho Vương những ngón đàn tuyệt diệu của mình. Về đến nhà, nghe mọi người trong nhà kể lại,
Dương mới biết, cô Mười là người cô Út của chàng, sinh ra đã có dáng vẻ tiên nữ. Gia đình hứa gả
cho họ Ân, chú rể mới mười tuổi, vào núi không thấy trở về. Cô Mười đợi đến ngoài hai mươi tuổi,
bỗng nhiên không ốm đau gì mà mất, chôn cất đến nay đã hơn ba chục năm. Dương từ đảo tiên quay
về nhà có một mình, mong mãi mà không thấy Phấn Điệp đâu. Sau đó hơn một năm, Dương hỏi cưới
một cô gái con ông tú tài họ Tiền về làm vợ, cô dâu về nhà chồng thì ra chính là Phấn Điệp.
1. 65. Duyên tiên âm phủ ( Cầm sắt )
Chàng thư sinh họ Vương ở Hán Thủy lấy phải người vợ kiêu ngạo, coi chồng như con ở. Một mình
chị ta chễm chệ ăn uống của ngon vật lạ, còn chồng chỉ có cơm hẩm rau già. Năm mười chín tuổi,
Vương đi thi khoa đồng tử ( khoa thi chọn trò học giỏi, cung cấp cho học trường Giám của nhà nước
) bị hỏng, về nhà lại có chuyện gây gổ với vợ. Vương uất quá bỏ đi vào trong núi, định tìm chỗ tự
vẫn nhưng lại lạc vào một nơi vô cùng kì lạ gọi là “Vườn cứu tế kẻ cô độ” của một cô con gái Tiết
hầu ở Đông Hải tên là Cầm Sắt, có bản tính rất từ bi. Nàng đã lập một sở cứu tế những kẻ cô độc, thu
nuôi các hồn ma ở dưới chín suối bị chết bất đắc kì tử, không còn chốn đi về. Vương ở lại nơi ấy và
xin làm công việc trông coi sổ sách. Vương làm việc rất siêng năng, lại giữ mình nên được Cầm Sắt
ban thưởng rất hậu. Có lần, trong một đêm có bọn cướp vào nhà, Vương đã ra tay cứu giúp Cầm Sắt,
vì nàng mà bị hổ cắn gãy cả cánh tay. Sau việc đó, Cầm Sắt cảm cái ơn của chàng nên muốn trao
thân gởi phận làm nương tử của chàng. Thì ra Cầm Sắt là tiên trên trời bị trích giáng, tự nguyện nuôi
các âm hồn để chuộc lỗi. Sau đó chàng Vương và Cầm Sắt trở về chốn dương gian. Cả thảy Vương
có đến bốn người vợ. Người vợ cả khi Vương bỏ đi vào núi, ở nhà ngoại tình với người lái buôn, khi
Vương về sợ quá thắt cổ chết. Người lái buôn có một người thiếp xinh đẹp trẻ tuổi, Vương cưới luôn
làm thiếp. Nàng Cầm Sắt là vợ Vương và ngay cả nàng hầu Xuân Yến của Cầm Sắt cũng có thai với
Vương, đẻ một cậu con trai. Một hôm, nàng dắt cô hầu gái ra đi và thôi không trở lại nữa. Vương
sống đến tám mươi tuổi, đột nhiên đem theo lão bộc đi đâu mất không về.
1. 66. Nghĩa khí cải hoá hồn ma ( Nhiếp Tiểu Thiện )
Chàng Ninh Thái Thần người Triết Giang tính tình khảng khái, chính trực, tự trọng, thường tuyên bố
với mọi người : “Ngoài vợ chính ra, bình sinh không biết đến người đàn bà thứ hai”. Có lần đi Kim
Hoa, nghỉ nhờ ở nhà một bậc sĩ nhân bên cạnh chùa. Đang đêm thì có một người con gái vào nằm
cạnh, Ninh liền to tiếng đuổi ra ngay. Đêm sau cô gái lại mò đến, thấy Ninh là người cứng rắn, không
dám dối lừa, mới nói thật rằng, nàng họ Nhiếp, tên là Tiểu Thiện, chết yểu năm mười tám tuổi, chôn
ở cạnh chùa. Nàng bị yêu tinh cưỡng ép phải làm những điều kinh tởm hèn hạ, phải đi giết hại nhiều
người để lấy máu cho yêu tinh uống, lòng chẳng vui thú. Nàng sợ ma quỷ sẽ hại tới chàn nên bày kế
cứu giúp cho chàng, lại dặn chàng nếu đoái thương xin giúp mang nắm xương tàn nơi mộ cũ của
nàng về chôn cất tử tế. Sau khi chôn cất nắm xương tàn của nàng tử tế, Vương định quay về thì thấy
nàng Tiểu Thiện hiện ra, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng xin cùng chàng về nhà lạy tạ song thân.Mẹ chàng
sợ nàng là yêu ma, không cho làm vợ mà chỉ cho kết nghĩa anh em. Không bao lâu vợ Ninh chết, mẹ
chàng thấy nàng cũng không phải là kẻ yêu quái hại người, lại vô cùng chăm chỉ, hiếu thuận nên
đồng ý cho hai người nên nghĩa vợ chồng. Sau đó mấy năm, Ninh đỗ luôn tiến sĩ, Tiểu Thiện sinh
một con trai.
67. Tấm gương hiện hình ( Phượng Tiên )
Lưu Xích Thủy, người Bình Lạc, thuở trẻ vừa thông minh vừa đẹp trai, mười lăm tuổi đã vào học
trường huyện. Cha mẹ mất sớm, anh ta mải mê chơi bời bỏ học. Một tối, bắt gặp một đôi nam nữ
đang trăng hoa trên giường của mình, hai người vùng bỏ chạy nhưng sót lại cái quần tía. Con hầu
quay lại xin, chàng không cho, con hầu hứa sẽ hiến cho cậu vợ đẹp. Như lời hứa, đó là cô ba Phượng
Tiên, nàng là em gái của người thiếu phụ mà chàng bắt quả tang trong phòng mình hôm nọ, chính là
hồ ly. Sau đó một thời gian, Phượng Tiên nói lời từ biệt vì phải theo gia đình đi nơi khác. Hai năm
trôi qua, nỗi tưởng nhớ trong Lưu ngày càng da diết. Sau có dịp tình cờ đến ngay nhà nàng, trong
buổi tiệc, nàng cảm thấy buồn tủi vì cha mình có vẻ không xem trọng chàng Lưu, vì chàng ta thân
phận nghèo hèn, không phải là bậc quan lại giàu có như người anh rể của nàng. Nàng tặng cho Lưu
một tấm gương và dặn chàng, chỉ khi nào chàng chăm chỉ đèn sách bài vở thì mới thấy được mặt
nàng trong gương. Cứ thế, mỗi khi nhớ nàng, chàng ta phải chăm chỉ ôn luyện thì hình ảnh nàng
trong gương mới hiện ra, cho nên hai năm sau, chàng đi thi thì đỗ luôn, được bổ làm quan, mùa xuân
năm sau thi hội, đỗ luôn tiến sĩ.
1. 67. Hồ như thần ( Tiểu Mai )
Vương Mộng Trinh, con nhà thế gia ở Mộng Am có lần tình cờ thấy một bà lão ngồi khóc ở giữa
đường, chàng bỏ tiền túi ra cứu đứa con của bà thoát khỏi án tử hình. Thì ra bà ta không phải là mẹ
của chàng trai ấy mà chính là một con hồ già, hai mươi năm về trước, có đêm đã ân ái cùng cha
chàng ta, không đành lòng thấy hắn chết nên xin chàng cứu hắn. Để trả ơn chàng ta, bà lão nhân biết
được người vợ của chàng ham thờ Phật đang bị bệnh nặng mà bắt con gái giả làm thần, ngày đêm
chăm sóc, rồi khi phu nhân chết đi, nàng về làm vợ của chàng. Nàng vô cùng đảm đang, lo toan xếp
đặt mọi việc trong nhà. Mọi việc trong nhà đều tốt đẹp hẳn lên, chỉ mới vài năm, ruộng liền bờ, kho
đầy dãy. Nàng sinh con trai có nốt ruồi son nơi cánh tay, đặt tên là Tiểu Hồng. Có lần nàng đoán
trước vận xấu sắp tới, ẳm con ra đi. Trước khi đi còn dặn dò Vương cách thoát khỏi nạn dịch tả
nhưng Vương ở nhà không làm đúnh lời dặn ấy nên đã qua đời. Vương mất, bọn vô lại trong làng ức
hiếp người nhà, bòn rút của cải. Đúng lúc ấy nàng quay trở về, trừng trị bọn ác ôn, thu lại của cải.
Sắp đặt mọi việc xong, nàng giao con cho người thiếp rồi đi đâu mất.
1. 68. Giấc mộng vợ hồ ( Hồ mộng )
Câu chuyện kể về một người bạn của Bồ Tùng Linh – tác giả Liêu trai, tên là Tất Di Am, tính tình
phóng túng ít ai bì, có khuôn mặt đẫy đà, râu rậm. Tất đọc truyện do Bồ Tùng Linh chép, nhất là
truyện “Thanh Phượng”, tỏ ý rất hâm mộ, chỉ hận nỗi sao mình chưa một lần được gặp hồ, thường
hay đắm đuối tơ tưởng. Một tối đang nằm ngủ thì trong giấc ngủ thấy có một người đàn bà đến nói là
hồ ly, vì cảm tấm lòng của ông mà đến. Bà ta có một đứa con gái nhỏ đến tuổi cập kê, tuyệt thế giai
nhân, sẽ đưa đến để nâng khăn sửa túi cho Tất. Nàng rất giỏi đánh cờ, chỉ bảo thêm cho Tất, được vài
tháng Tất tiến bộ khá rõ. Nàng thấy Tất mê truyện Liêu trai, hâm mộ nàng Thanh Phượng thì mong
muốn Tất ngỏ ý với “ông Liêu trai” bạn chàng chép cho một thiên tiểu truyện để ngàn năm sau người
đời còn biết đến nàng. Sau đó nàng được Tây Vương Mẫu triệu đi làm Hoa điển sứ, không trở về
nữa.
70. Lớp học ma ( Tiểu Tạ )
Chàng học trò Đào Vọng Tam tính tình phóng khoáng, không hề sợ ma, ở nhờ nhà quan Bộ lang, là
một căn nhà có nhiều ma quỷ thường hiện hình nhát người, đã bỏ hoang từ lâu. Chàng vừa dọn đến ở
thì chập tối đã có hai cô gái là Kiều Thu Dung và Tiểu Tạ, cả hai đều xinh đẹp hiện ra quấy phá, trêu
chọc chàng. Ngày lại ngày dần quen thân, cùng nhau nói chuyện phiếm. Đào dạy cho hai cô gái viết
chữ. Hai cô gái coi Đào làm thầy. Tiểu Tạ còn dẫn cả cậu em trai là Tam Lang đến xin học. Tiếng
đọc sách râm ran nhà cửa. Đào trở thành thầy đồ một lớp học toàn ma. Đào đi thi, vì tính chàng hay
làm thơ đả kích việc thời sự, động chạm đến bậc quyền quý trong huyện nên bị bọn chúng hãm hại,
bắt bỏ ngục. Thu Dung lẻn vào ngục đem cơm gạo cho chàng, Tam Lang tìm cách đội đơn kêu oan
cho chàng. Chẳng may Thu Dung bị viên phán quan mặt đen ở miếu Thành Hoàng bắt, cưỡng bức
làm vợ bé, Thu Dung không chịu cũng bị nhốt vào ngục tối. Chàng Đào có Tam Lang giúp, được thả
ra. Sau đó Thu Dung cũng được thả. Có vị đạo sĩ cho hai lá bùa, Thu Dung may mắn được đầu thai.
Đào cưới Thu Dung làm vợ. Rồi Tiểu Tạ cũng được trở lại làm người. Sau đó Đào thi đỗ tiến sĩ.
1. 71. Ma học đàn ( Hoạn Nương )
Ôn Như Xuân mê say đàn cầm từ nhỏ, rất siêng năng tập luyện. Có lần chàng đi chơi Sơn Tây, được
một vị đạo sĩ dạy cho những khúc đàn vô cùng tuyệt diệu, trần gian không ai sánh kịp. Trên đường
trở về nhà, nghỉ nhờ ở một nhà nọ. Trong nhà có một thiếu nữ độ mười bảy đến mười tám, đẹp như
tiên sa tên là Hoạn Nương làm chàng không kìm được lòng. Chàng muốn hỏi nàng làm vợ nhưng bà
mẹ nuôi của nàng bảo là không thể được. Sau đó, có lần Xuân đến gảy đàn cho nhà quan Lang trung
họ Cát đã về hưu thì gặp một thiếu nữ nhan sắc tuyệt trần con gái của chủ nhà tên là Lương Công.
Nàng vừa giỏi văn chương từ phú lại nổi tiếng là bậc tiên nữ trong vùng. Chàng cậy mối đến hỏi
nhưng bị chê là nhà nghèo sa sút nên không gả. Hoạn Nương đã ra tay mai mối, giúp cho Xuân và
Lương Công nên duyên đôi lứa. Thì ra Hoạn Nương vốn không phải là người mà là ma. Nàng là con
gái quan thái thú, sớm thiệt phận đã trăm năm, vốn rất thích đàn cầm đàn tranh, trộm nghe tiếng đàn
của chàng Xuân thì rất hâm mộ, chỉ thiệt phận mình là ma không thể nâng khăn sửa túi cho chàng
nên ngầm dun dủi cho chàng gá duyên với nàng Lương Công tài cao sắc đẹp để báo đền chút tình
đoái thương của chàng. Lúc trước, khi chưa ra mặt, Hoạn Nương lén học những ngón đàn của Xuân,
Xuân không thấy mặt nàng nhưng vẫn chỉ dạy bằng cách gảy đàn trước rồi để đàn lại cho nàng tập, y
như một thầy dạy đàn vậy. Sau đó, khi biết nàng chính là người đã giúp mình lấy được Lương công,
chàng chỉ bảo thêm cho Hoạn Nương và nàng cũng dạy lại cho Xuân mười tám chương đàn tuyệt
diệu của mình. Trước khi ra đi, nàng để lại một tấm hình, dặn Xuân có nhớ đến thì đốt nén hương
thơm, gẩy một khúc đàn. Nói xong, bước ra cửa biến mất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình văn học Trung Quốc – Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa, 1994.
2. Lịch sử văn học Trung Quốc tập II – Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo .
Nxb Đại học sư phạm, 2002.
3. Văn học Trung Quốc Tập hai – Nguyễn Khắc Phi – Lương Duy Thứ. Nxb Giáo dục 1988.
4. Bài giảng Văn học Trung Quốc – Lương Duy Thứ. Nxb Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh,
2002.
5. Lịch sử văn học Trung Quốc tập hai, Nxb Giáo dục 1997.
6. Văn học sử Trung Quốc tập 3 – Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh (biên dịch). Nxb Phụ nữ 2000.
7. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc – Trần Xuân Đề. Nxb Giáo dục 2000.
8. Văn học Trung Quốc – Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi. Nxb Thế Giới, Hà Nội 2002.
9. Từ điển văn học ( bộ mới ), Nxb Thế Giới, 2004.
10. Tuyển tập Liêu trai chí dị – Nhà xuất bản văn học, 2003
11. Giáo trình Văn học Trung Quốc, Thạc sĩ Phùng Hoài Ngọc ( Tài liệu lưu hành nội bộ), Đại học
An Giang, 2003.
12. Về con người cá nhân trong văn học cổ ViệtNam, Nguyễn Hữu Sơn- Trần Đình Sử – Huyền
Giang – Trần Ngọc Vương – Trần Nho Thìn – Đoàn Thị Thu Vân . Nxb Giáo dục1997.
13. Tóm tắt luận văn thạc sĩ : “Cái “Kỳ” trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh”, Trần Văn
Trọng, Đại học sư phạm Hà Nội, 2001.
14. Tóm tắt luận văn tốt nghiệp : “Đặc trưng thẩm mỹ của nhân vật kì hình trong “Liêu trai chí
dị” của Bồ Tùng Linh”, Nguyễn Thị Thu Thủy, Đại học sư phạm Hà Nội,2002.
15. Lịch sử văn học Trung Quốc, Trần Xuân Đề, Nhà xuất bản Giáo dục 2002.
16. Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc, Trương Quốc Phong (Biên dịch : Thái Trọng Lai),
Nxb Văn Nghệ TP . Hồ Chí Minh 2001.
17. Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc – Tập 2, Nhà xuất bản Đại Bách Khoa Toàn Thư Trung
Quốc,Nhiều tác giả biên soạn, Nhà xuất bản Thế Giới ấn hành 2000.
18. Đề cương bài giảng “Thi pháp học hiện đại” (Tài liệu lưu hành nội bộ), Ths Phùng Hoài Ngọc,
Đại học An Giang 2005.
19.
20.
MỤC LỤC
*
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….2
3. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….3
5. Đóng góp của đề tài …………………………………………………..4
6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………4
7. Dàn ý của khoá luận…………………………………………………..5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Nhân vật trong tác phẩm văn học………………………………………7
2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện
đại……………………………………………………………………8
CHƯƠNG 2 : VÀI NÉT VỀ BỒ TÙNG LINH
VÀ “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
1. Tác giả Bồ Tùng Linh…………………………………………………….10
2. Tác phẩm “Liêu trai chí dị”
2.1 Một số đặc điểm về thể loại của “Liêu trai chí dị”……………………12
2.1.1 Khái niệm “Chí quái truyện”, “Truyền kì”……………………..12
2.1.1.1 Chí quái truyện……………………………………………12
2.1.1.2 Truyền kì…………………………………………………12
2.1.2 “Liêu trai chí dị” – bộ truyện ngắn văn ngôn kế thừa chí quái truyện thời Ngụy Tấn và
truyền kì đời Đường cùng với những sáng tạo
mới……………………………………………………………………………13
2.2 Vài nét về nội dung và nghệ thuật của “Liêu trai chí dị”……………..14
2.2.1. Nội dung………………………………………………………..14
2.2.2. Nghệ thuật………………………………………………………17
2.3. Sơ lược về những hình tượng nhân vật chủ yếu trong “Liêu trai chí
dị”…………………………………………………………………………19
CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
PHỤ NỮ TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
1. Hình tượng nhân vật nho sinh…………………………………………21
1.1 Những nhân vật nho sinh mải mê với hai chữ công danh…………21
1.1.1 Những chàng nho sinh lận đận trong nghiệp thi cử………….21
1.1.2 Những chàng nho sinh đỗ đạt, thực hiện được giấc mộng công
danh…………………………………………………………………………..25
1.2. Những nhân vật nho sinh “suy đồi – mất niềm tin”………………27
2. Hình tượng nhân vật phụ nữ…………………………………………..34
2.1. Nguồn gốc xuất thân………………………………………………34
2.2. Những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng và sống có tình nghĩa, có bản lĩnh
………………………………………………………………………37
2.3. Những số phận phụ nữ bất hạnh………………………………….42
2.4 Khát khao hạnh phúc, dám đấu tranh cho tình yêu………………44
KẾT LUẬN………………………………………………50
PHỤ LỤC………………………………………………………………..52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hinh_tu_ng_nhan_v_t_nho_sinh_va_hinh_tu_ng_nhan_v_t_ph_n_trong_4401.pdf