Luận văn Hoàn thiện chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Với khả năng, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về thời gian, không gian và giới hạn nghiên cứu, luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ATK cách mạng, điều kiện để công nhận xã ATK cách mạng; tổng hợp số xã đã và đang sẽ được công nhận trong thời gian tới; tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chính sách đã và đang hỗ trợ cho người dân, chính quyền cấp xã ATK hiện nay; trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện, tác động của chính sách hỗ trợ các xã ATK hiện nay, đề xuất bổ sung, hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và chính bản thân của người dân trong vùng. Người dân, chính quyền nhân dân các xã ATK không chỉ là đối tượng hưởng lợi từ chính sách mà còn là chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát chính sách. Một hệ thống chính sách đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả khi nó phù hợp và đáp ứng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ bảo tồn tôn tạo các giá trị di tích lịch sử cách mạng xuất phát từ nhu cầu và mong muốn của người dân. Chính sách được ban hành thực sự có hiệu quả khi phát huy cao vai trò chủ động, tích cực của chính bản thân người dân, chính quyền địa phương đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của chính sách./.

pdf111 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch để phát triển du lịch về nguồn đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng ATK. 3.3. Yêu cầu, mục tiêu hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các xã ATK. 3.3.1. Yêu cầu hoàn thiện chính sách. - Một trong những quan điểm phát triển được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 là “đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”. Trên cơ sở quan điểm này trong 74 định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng đề ra nhiệm vụ “phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa xã hội hài hòa với phát triển kinh tế” và “thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo và các vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có vùng ATK. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”. Như vậy quan điểm, định hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của đất nước đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a, vùng đặc biệt khó khăn Chương trình 135 (gđ2) và chính sách hỗ trợ trực tiếp từ NSTW cho NSĐP theo số xã ATK cách mạng. - Yêu cầu phải hoàn thiện chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng nhằm khắc phục những hạn chế và bất cập như: +Kết quả giảm nghèo ở những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn tuy đạt được mục tiêu nhưng chưa bền vững” tình trạng tái nghèo không những không được khắc phục mà còn gia tăng; + Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo chưa được rút ngắn. Thu nhập của người nghèo ở các vùng, các xã đặc biệt khó khăn, xã ATK còn thấp; đời sống của người dân trong vùng ATK về vật chất và tinh thần chưa được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ sản xuất, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, hỗ trợ về nhà ở, trợ giúp pháp lý và hưởng thụ văn hóa v.v Một số nhóm chính sách như bảo hiểm y tế cho người nghèo, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo Còn bất cập, chậm có văn bản hướng dẫn, định hướng khó triển khai thực hiện”; + Một số chính sách ban hành mang tính ngắn hạn tình thế, tập trung ở một số xã trong vùng ATK chủ yếu là làm đường giao thông, hạ tầng cơ sở chưa tập trung đúng mức vào giải quyết căn nguyên của đói nghèo, vùng đặc biệt khó khăn đó là đầu tư hạ tầng điện sản xuất, thủy lợi, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ sinh kế, 75 thay đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ du lịch tạo công ăn việc làm để nhân dân các dân tộc trong vùng ổn định, làm giàu, vươn lên thoát nghèo bền vững từ chính mảnh đất quê hương cách mạng của mình ; + Có quá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp mang tính bao cấp, xu thế trông chờ vào nguồn vốn từ NSTW nên chưa tạo ra ý thức chủ động của các cấp chính quyền địa phương và tạo điều kiện để thu hút nguồn lực xã hội hóa và của người dân trong vùng, của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài; Còn có xu hướng phát sinh tư tưởng ỷ lại của các cấp chính quyền, có những địa phương chưa quan tâm hỗ trợ cho các xã ATK. Các di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp huyện chưa được cắm biển chỉ dẫn, và bia lịch sử. - Nguyên nhân của các hạn chế bất cập trong các chính sách trên cũng như trong thực hiện chính sách trên đó là hệ thống chính sách còn có sự chồng chéo trùng lặp, văn bản (thể chế); chính sách nhiều nhưng sự liên kết không rõ ràng. Ngoài ra còn có quá nhiều chính sách riêng biệt và đặc thù tạo nên sự chồng chéo và tản mạn của chính sách. Sự chồng chéo chính sách dẫn đến chồng chéo phân bổ, nguồn lực, dàn trải nguồn lực đầu tư trong khi khả năng bố trí nguồn ngân sách nhà nước còn có hạn. Các chính sách được nhiều bộ ngành đề xuất ban hành và nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Các xã ATK không được hưởng chính sách riêng mà phải xếp vào danh sách các xã yếu thế (ĐBKK) cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của bà con nhân dân đã một lòng đi theo đảng, tuyệt đối trung thành, đùm bọc nuôi dưỡng cách mạng. Hệ thống chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng khá đầy đủ nhưng còn hàm chứa nhiều thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà hoặc chưa tính hết các điều kiện cần và đủ. Còn chưa kịp thời đến với người dân khi được công nhận là xã ATK, vùng ATK để người dân và chính quyền địa phương mòn mỏi trông đợi, vv... Rõ ràng là các hạn chế bất cập của hệ thống các chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng ở nước ta hiện nay đặt ra yêu cầu bức thiết cần sửa đổi bổ sung hoàn thiện các chính sách để đảm bảo mục tiêu, hiệu lực, hiệu quả của các chính sách này. 76 - Từ những phân tích nêu trên yêu cầu đặt ra trong hoàn thiện chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng là phải hoàn thiện chính sách đồng bộ, toàn diện, khắc phục triệt để các bất cập hạn chế trong chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng ở nước ta hiện nay. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng cũng phải tuân theo các nguyên tắc, các tiêu chí trong xây dựng chính sách để hoàn thiện. Đồng thời cũng phải chú ý đến các yếu tố tác động các điều kiện nguồn lực để thực hiện chính sách, đặc điểm, đặc thù của người dân và chính quyền nhân dân các cấp trong vùng ATK. 3.3.2. Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ các xã ATK, vùng ATK cách mạng. 3.3.2.1 Mục tiêu chung. Nhằm tri ân đồng bào các dân tộc trong vùng ATK cách mạng, các xã ATK cách mạng đã có công nuôi dưỡng, đùm bọc cách mạng. Nâng mức sống cả về vật chất và tinh thần của ngường dân sinh sống trong các xã ATK, vùng ATK cách mạng bằng hoặc cao hơn vùng khác lân cận. Bảo tồn, tôn tạo, gìn giữ, giáo dục và phát huy các giá trị lịch sử cách mạng của chiến khu ATK cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến muôn đời sau. 3.3.2.2. Mục tiêu cụ thể. - 100% người dân sinh sống trong vùng ATK cách mạng (từ 5 năm trở lên) được hỗ trợ chính sách bảo hiểm y tế. - 100% xã, thị trấn ATK cách mạng được hưởng chính sách chương trình 135 giai đoạn 2016-2020; - 100% xã ATK cách mạng được hưởng chính sách hỗ trợ NSTW cho NSĐP theo chương trình đầu tư công trung hạn 2016-2020 (mỗi xã được hỗ trợ 0,3 điểm/xã/năm). - Đến năm 2020, 100% người có công với cách mạng trong vùng ATK cách mạng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công. - Đến năm 2020, 100% các biển báo, biển chỉ dẫn di tích lịch sử cách mạng từ cấp Trung ương đến cấp huyện được phục dựng, cắm biển bảo đảm trang 77 trọng, đúng quy định. Đến năm 2025, 100% di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia được phục dựng, tôn tạo. - Đến năm 2020 có 50% số xã ATK đạt chuẩn Nông thôn mới, đến năm 2025 có 75% số xã ATK đạt chuẩn Nông thôn mới. 3.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ các xã ATK, vùng ATK cách mạng. 3.4.1. Bổ sung chính sách mới. - Chính sách hỗ trợ thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân: Hỗ trợ 50% thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân sinh sống lâu dài trong xã ATK (từ 5 năm trở lên) để nhân dân yên tâm sinh sống, lao động sản xuất trên chính quê hương cách mạng. Trung bình mỗi xã ATK có số dân là 2.500 người dân, trong đó đối tượng chưa được hưởng thẻ bảo hiểm y tế là 2.000 người (khoảng 700 hộ gia đình), như vậy nếu Nhà nước hỗ trợ 50% thẻ bảo hiểm y tế cho 700 hộ dân, chi phí cho mỗi xã ATK khoảng 500 triệu đồng/xã/năm. Với 149 xã ATK cách mạng hiện nay, đã có 14 xã được hưởng chính sách hỗ trợ 100% thẻ BHYT cho người dân thuộc đối tượng huyện nghèo. Còn 135 xã còn lại, tỷ lệ người nghèo trung bình mỗi xã chiếm 15% đã được hưởng chính sách hỗ trợ 100% thẻ BHYT của Nhà nước; với mức đề nghị hỗ trợ là 50% thì kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng còn lại (người dân sinh sống trên địa bàn từ 5 năm trở lên), ước tính kinh phí thực hiện NSTW hỗ trợ hàng năm là 67,5 tỷ đồng/năm. Hàng năm Bảo hiểm xã hội kịp thời bổ sung danh sách các xã ATK mới được công nhận trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ thẻ BHYT cho người dân. - Tác động của chính sách: Với mức hỗ trợ 50% NSTW mua thẻ BHYT cho người dân (Trong thời gian tới nếu được Chính phủ công nhận 421 xã ATK cách mạng, kinh phí hỗ trợ thẻ BHYT cho người dân trong các xã ATK cách mạng là 210,5 tỷ đồng/năm) nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 ban hành tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời nâng cao ý thức cho người dân trong vùng ATK cách mạng trong việc 78 chủ động tham gia BHYT, chủ động trong khám chữa bệnh nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân trong vùng ATK cách mạng. Đây chính là sự thể hiện sự tri ân trực tiếp của Đảng và Nhà nước đối với người dân trong vùng ATK cách mạng. 3.4.2. Hoàn thiện chính sách hiện nay. 3.4.2.1. Nhóm các chính sách đối với xã đặc biệt khó khăn là xã ATK cách mạng. (i) Điều chỉnh chính sách Chương trình 135: Thực hiện Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã ATK, các thôn bản đặc biệt khó khăn. Danh sách các xã ATK được áp dụng thực hiện theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 có 37 xã/149 xã ATK cách mạng [35] không được hưởng chính sách Chương trình 135 (Thái Nguyên: 15 xã gồm Bảo Cường, Hà Thượng, Tiên Hội, Hùng Sơn, Ký Phú, Ôn Lương, Đồng Thịnh, Linh Thông, La Bằng, Bản Ngoại, mỹ Yên, Khôi Kỳ, Lâu Thượng, Phú Thượng và 04 thị trấn Chợ Chu, Đại Từ, Quân Chu, Đình Cả; Tuyên Quang: 04 xã gồm Tân Trào, Kim Bình, Vinh Quang, Mỹ Bằng; Bắc Giang: 04 xã gồm Hoàng Lương, Hoàng An, Xuân Cẩm, Thái Sơn; Lạng Sơn: 03 xã gồm Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Hữu Vĩnh và thị trấn Bắc Sơn; Cao Bằng: 03 xã gồmTrường Hà, Minh Tâm, Xuân Trường và 02 thị trấn Tĩnh Túc và Đông Khê; Quảng Ngãi: 01 Thị trấn Ba Tơ) đây là các xã đạt chuẩn NTM và thị trấn. Tuy nhiên, theo Quyết định số 551/QĐ-TTg các xã ATK và xã biên giới thuộc đối tượng được hưởng chính sách Chương trình 135 mà không phụ thuộc vào tiêu chí là thị trấn hay xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đại đa số các địa phương đề nghị Chính phủ tiếp tục cho các xã ATK được hưởng chính sách Chương trình 135 trong giai đoạn 2016-2020 (không tính đến xã nông thôn mới 79 và thị trấn vì đây là một chính sách để hỗ trợ các xã ATK cách mạng), để đảm bảo công bằng và kịp thời trong thực thi chính sách, đề nghị điều chỉnh như sau: + Giữ nguyên chính sách Chương trình 135 (gđ2) đối với tất cả các xã ATK kể cả đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới, thị trấn. + Hàng năm Ủy ban dân tộc có trách nhiệm tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung các xã ATK mới được công nhận vào danh sách xã được hưởng chính sách chương trình 135, kịp thời bổ sung kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư của chương trình cho các địa phương mới được công nhận từ nguồn vốn NSTW. (ii) Nhóm chính sách thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2006/NĐ-CP và Nghị định 64/2009/NĐ-CP: để chính sách đồng bộ, thực hiện thống nhất, hiệu quả, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng một nghị định mới để hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và thống nhất triển khai thực hiện trong cả nước. Đa số các địa phương đề nghị cho áp dụng mức hỗ trợ 50% thu hút đối với chính sách này với tất các các xã ATK thuộc đối tượng xã khu vực II theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị điều chỉnh như sau: Bộ Nội vụ chủ trì tổng hợp Danh sách các xã ATK thuộc đối tượng xã khu vực II vào danh sách các xã được hưởng chính sách thu hút khi sửa đổi Nghị định mới thay thế cho các Nghị định trên, cân nhắc xem xét tỷ lệ hỗ trợ 50% để thu hút cán bộ cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở các xã ATK thuộc đối tượng xã khu vực II. 3.4.2.2 Chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững: Thực hiện theo Chương chình mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững ban hành tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của TTCP. 3.4.2.3. Chính sách hỗ trợ trực tiếp từ NSTW cho địa phương có xã ATK, vùng ATK. 80 Thực hiện Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó xác định tiêu chí bổ sung xác định mỗi xã ATK được hưởng 0,3 điểm để làm tiêu chí phân bổ NSNN cho Ngân sách địa phương. Đề nghị điều chỉnh như sau: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp bổ sung các xã ATK mới được công nhận vào tiêu chí tính điểm để kịp thời bổ sung kế hoạch vốn NSTW cho NSĐP trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm cho các địa phương. 3.4.2.4. Chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước đối với người có công tại xã ATK, vùng ATK: tiếp tục thực hiện như chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng tại Quyết định số 22/2013/QĐ- TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương ưu tiến vốn NSTW, NSĐP để phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công tại các xã ATK. 3.4.3. Giải pháp triển khai thực hiện. - Một là, tiếp tục hoàn thiện việc công nhận các xã ATK, vùng ATK theo báo cáo đề nghị của các địa phương nhằm kịp thời ghi nhận công lao của nhân dân các dân tộc vùng chiến khu cách mạng đã có công nuôi dưỡng, xây dựng cách mạng. - Hai là, tiếp tục thực hiện các chính sách đang triển khai, các chính sách mới bổ sung, chính sách điều chỉnh bổ sung phù hợp với điều kiện hiện nay theo hướng ưu tiên cho các xã ATK là đối tượng có điều kiện khó khăn đồng thời có công với cách mạng; hoàn thiện chính sách, triển khai đồng bộ, thống nhất và kịp thời tất cả chính sách ưu đãi cả từ Trung ương đến địa phương. - Ba là, tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở, các dự án có tính lan tỏa, các dự án ở vùng trung tâm ATK, phục dựng các di tích cách mạng đặc biệt như hang động, hầm hào, công sự, trạm kỹ thuật, xưởng công binh, tạo điều kiện để thu hút đầu tư, xã hội hóa đầu tư cho xã ATK cách mạng nhất là trong lĩnh vực dịch 81 vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch cộng đồng; - Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống của quê hương, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, xã hội hóa công tác chăm sóc gia đình chính sách và người có công, mở rộng các chương trình tình nghĩa phong phú, đa dạng, thiết thực, tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình tình nghĩa, như xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, nhà tình nghĩa; chăm sóc, giúp đỡ, phụng dưỡng người có công và gia đình người có công, ưu tiên đào tạo nghề và tạo việc làm đối với con, em gia đình người có công, người dân trong vùng ATK. - Năm là, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để nhân dân và các nhà đầu tư tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ gia đình, của quê hương cách mạng. - Sáu là, rà soát cập nhật danh sách các xã ATK theo từng năm kế hoạch, bổ sung kịp thời khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận, đề xuất cơ chế sử dụng nguồn NSTW trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để bổ sung cho các xã mới được công nhận. - Bảy là, kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác chính sách hỗ trợ xã ATK, vùng ATK cách mạng. - Tám là, Phân công tổ chức thực hiện. (i) Đối với các Bộ, ngành cơ quan Trung ương. - Bộ Nội vụ: + Triển khai thực hiện Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí công nhận xã ATK, vùng ATK, chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã ATK, vùng ATK đảm bảo công khai, minh bạch và kịp thời. + Chủ trì xây dựng chính sách mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thay thế các 82 chính sách thu hút theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2006/NĐ-CP và Nghị định 64/2009/NĐ-CP. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tổng hợp bổ sung danh sách các xã ATK (mới được công nhận) vào phương án tính toán cân đối NSTW cho NSĐP quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. Đề xuất sử dụng vốn NSTW trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm bổ sung cho NSĐP đối với các xã ATK mới được công nhận. - Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân tộc bổ sung vốn sự nghiệp theo các chính sách mà đối tượng là xã ATK cách mạng được hưởng cho các xã ATK cách mạng mới được công nhận trong năm vào năm sau kế hoạch. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với Ủy ban dân tộc rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã ATK cách mạng được hưởng chính sách CTMT quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, hàng năm rà soát bổ sung các xã ATK mới được công nhận; - Ủy ban dân tộc: Chủ trì rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã ATK cách mạng thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, kịp thời bổ sung danh sách các xã ATK khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận; - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: Chỉ đạo các địa phương ưu tiên nguồn lực CTMTQG xây dựng Nông thôn mới, đề xuất hướng ưu tiên xây dựng nông thôn mới tại các xã ATK cách mạng. - Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo tập đoàn bưu chính viễn thông, các Tổng công ty cung cấp dịch vụ viễn thông đến từng thôn bản thuộc vùng ATK; chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam phủ sóng truyền hình, sóng vô tuyến đến từng thôn bản trong vùng ATK. - Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành chính sách nhà ở cho người có công trong vùng ATK cách mạng 83 trước năm 2020. - Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch: Nghiên cứu xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phục dựng, tôn tạo các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, vùng ATK cách mạng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận, quảng bá hình ảnh về các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, vùng ATK cách mạng để du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử cách mạng tại vùng ATK. - Bộ Quốc phòng: Phối hợp với Bộ Nội vụ trong rà soát các tiêu chí đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã ATK, vùng ATK cách mạng bảo đảm kịp thời, chính xác. Chỉ đạo và phối hợp với các địa phương xây dựng, phục dựng các di tích lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam tại các căn cứ ATK cách mạng. - Bộ Công thương: Chỉ đạo tập đoàn điện lực Quốc gia rà soát hạ tầng điện tại các xã ATK bảo đảm tất cả các xã ATK đều phủ kín điện đến từng thôn bản. - Bộ Y tế: Chỉ đạo và tổ chức các đoàn khám bệnh lưu động khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân trong vùng ATK. Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật và đào tạo cán bộ ngành y để phục vụ tại chỗ cho các bệnh viện tuyến huyện, các trạm xá tuyến xã trong vùng ATK cách mạng. - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục trong học sinh, sinh viên về lịch sử hình thành, truyền thống cách mạng của chiến khu ATK cách mạng; Chỉ đạo các Sở giáo dục, các trường học tích cực tổ chức thăm quan, du lịch về nguồn tại các chiến khu ATK cách mạng nhằm nâng cao nhận thức về lịch sử cách mạng đồng thời tạo điều kiện cho các vùng ATK phát triển du lịch về nguồn. - Bảo hiểm Xã hội: Chủ trì lập dự trù kinh phí hỗ trợ thẻ BHYT cho người dân trong vùng ATK cách mạng, bảo đảm tất cả nhân dân sinh sống lâu dài (từ 5 năm trở lên) trong vùng ATK cách mạng được hưởng chính sách BHYT của Nhà nước. 84 - Các Bộ, ngành địa phương khác: quan tâm chăm lo đến chính sách hỗ trợ cho các xã ATK, vùng ATK cách mạng. Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về Đất nước con người Việt Nam nói chung, trong đó có các chiến khu ATK cách mạng nói riêng để cán bộ, công chức, viên chức, người dân, khách du lịch biết đến truyền thống hào hùng của chiến khu ATK cách mạng. (ii) Đối với chính quyền nhân dân các địa phương có xã ATK, vùng ATK cách mạng: - Triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm có hiệu quả, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các xã ATK để bà con nhân dân trong vùng nhận biết được chính sách của Đảng và Nhà nước đã đến được với nhân dân các dân tộc vùng ATK cách mạng. Tập trung đầu tư các công trình, dự án mang tính lan tỏa tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển KT-XH vùng ATK cách mạng, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, xã hội hóa đầu tư nhằm phát triển du lịch nhất là du lịch về nguồn. - Chủ động cân đối NSĐP, huy động các nguồn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước như ngành điện, Bưu chính viễn thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, ngành du lịch.vv để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân trong vùng ATK cách mạng. - Ưu tiên nguồn lực của CTMT quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở các xã ATK cách mạng. - Ưu tiên nguồn NSTW và NSĐP, vận động nhân dân , các nhà hảo tâm chăm lo giải quyết dứt điểm nhà ở cho người có công trong vùng ATK cách mạng. 3.5. Kiến nghị, đề xuất. 3.5.1. Các kiến nghị đề xuất với Chính phủ, các Bộ ngành trung ương. - Đề nghị Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, tham mưu rà soát, hoàn thiện thể chế chính sách hỗ trợ cho các xã ATK khắc phục chồng chéo và các hạn chế bất cập, 85 có ưu tiên thực thi chính sách cho xã ATK; - Lồng ghép các chính sách để tập trung nguồn lực, tránh lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính sách; Cơ chế hỗ trợ kịp thời các chính sách khi được công nhận xã ATK, vùng ATK từ nguồn dự phòng NSTW hoặc từ nguồn dự phòng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn; - Đối với các Bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa du lịch thể thao, Ủy ban dân tộc, Bộ xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ giáo dục đào tạo, Bộ Công thương cần phải phối kết hợp chặt chẽ trong tham mưu đề xuất, xây dựng trình Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện các Chính sách để khắc phục các hạn chế, bất cập nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách. 3.5.2. Kiến nghị đối với UBND các địa phương. - Đối với UBND và các Sở ban ngành thuộc UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và các địa phương cấp huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh cần khắc phục các hạn chế bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ các xã ATK và chính sách giảm nghèo bền vững; tiến hành sơ tổng kết đánh giá kịp thời việc thực hiện các chương trình dự án của tỉnh để kịp thời kiến nghị, đề xuất với chính phủ và các Bộ ngành sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách. - Chủ động cân đối nguồn NSĐP có ưu tiên cho vùng ATK trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Khuyến khích người dân trong vùng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các công trình dự án để phát triển du lịch tại vùng ATK. 86 Tiểu luận chƣơng 3 Từ các quan điểm về chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam về hỗ trợ, bảo đảm cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú, trong đó có các xã ATK, chương 3 tập trung hoàn thành các nội dung sau: - Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách của các địa phương trong quá trình khảo sát tại các địa phương. - Đề xuất yêu cầu, mục tiêu đạt được khi hoàn thiện chính sách. - Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách và các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các xã ATK cách mạng. 87 KẾT LUẬN Với khả năng, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về thời gian, không gian và giới hạn nghiên cứu, luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ATK cách mạng, điều kiện để công nhận xã ATK cách mạng; tổng hợp số xã đã và đang sẽ được công nhận trong thời gian tới; tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chính sách đã và đang hỗ trợ cho người dân, chính quyền cấp xã ATK hiện nay; trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện, tác động của chính sách hỗ trợ các xã ATK hiện nay, đề xuất bổ sung, hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và chính bản thân của người dân trong vùng. Người dân, chính quyền nhân dân các xã ATK không chỉ là đối tượng hưởng lợi từ chính sách mà còn là chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát chính sách. Một hệ thống chính sách đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả khi nó phù hợp và đáp ứng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ bảo tồn tôn tạo các giá trị di tích lịch sử cách mạng xuất phát từ nhu cầu và mong muốn của người dân. Chính sách được ban hành thực sự có hiệu quả khi phát huy cao vai trò chủ động, tích cực của chính bản thân người dân, chính quyền địa phương đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của chính sách./. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội Vụ (2015), Báo cáo số 4660/BNV-CQĐP báo cáo Thủ tướng chính phủ Đề án xây dựng tiêu chí công nhận xã ATK, vùng ATK cách mạng, Hà Nội ngày 12/10/2015 2. Chính phủ (2008), Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội, ngày 27/12/2008. 3. Chính phủ (2010), Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, Hà Nội, ngày 24/12/2010. 4. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội, ngày 19/5/2011. 5. Chính phủ, Báo cáo số 507/BC-CP về việc đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Hà Nội, ngày 13/10/2015. 6. Chính phủ (2016), Nghị định số 116/2016/NĐ-CP về ban hành chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Hà Nội, ngày 18/7/2016. 7. Nguyễn Trọng Đàm (2015), Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Tạp chí Lao động và xã hội. 8. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Thanh Nga (2016), "Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp triển khai nhanh chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công", Báo Xây dựng, Hà Nội. 10. Thảo Nguyên (2017), "Khắc phục bất cập trong chính sách hỗ trợ cán bộ vùng khó khăn", Báo Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 89 11. Nguyễn Thị Nhung (2012), Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 12. Quốc hội khóa 13 (2014), Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Hà Nội, ngày24/6/2014. 13. Nguyễn Ngọc Sơn (2012) "Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay, thực trạng và định hướng hoàn thiện", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân. 14. Nguyễn Đức Thắng (2016), Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. 15. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 70/TTg về việc công nhận 09 xã và 01 Thị trấn huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái, Hà Nội, ngày 27/01/1995. 16. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 213/2003/QĐ-TTg, về việc công nhận 34 xã vùng An toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, ngày 23/10/2003. 17. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 148/2007/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Dự án: điều chỉnh, bổ sung định hướng đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, Hà Nội, ngày 10/9/2007. 18. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 về chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại khu vực nông thôn, Hà Nội, ngày 12/12/2008. 19. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTG về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Hà Nội, ngày 04/6/2010. 20. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1379/QĐ-TTg về việc công 90 nhận các xã ATK cách mạng tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt Đề án định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Thái Nguyên đến 2015, Hà Nội, ngày 12/8/2011. 21. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1041/QĐ-TTg, về công nhận 16 xã An toàn khu II (ATK II) của Trung ương ở tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hà Nội, 08/8/2012. 22. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về ban hành Chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, Hà Nội, ngày 26/4/2013. 23. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1318/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng trung tâm ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2015, Hà Nội, 06/8/2013. 24. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1358/QĐ-TTg, về Công nhận 5 xã và thị trấn Ba Tơ thuộc vùng ATK của Trung ương ở tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội, ngày 08/8/2013. 25. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1714/QĐ-TTg, về việc công nhận 08 xã An toàn khu thuộc tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội, 23/9/2013. 26. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 988/QĐ-TTg, về việc công nhận 30 xã, thị trấn của 6 huyện là xã ATK, vùng ATK tỉnh Cao Bằng, Hà Nội, ngày 18/6/2014. 27. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 2324/QĐ-TTg về ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Hà Nội, ngày 19/12/2014. 28. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, Hà Nội, ngày 14/9/2015. 29. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 419/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên – 91 Tuyên Quang – Bắc Kạn đến năm 2030, Hà Nội, ngày 17/3/2016. 30. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 897/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí công nhận xã ATK, vùng ATK, Hà Nội, ngày 27/5/2016. 31. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1722/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội, ngày 02/9/2016. 32. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 2475/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận 04 xã An toàn khu thuộc tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội, 19/12/2016. 33. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 164/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Công nhận 4 xã thuộc huyện Bắc Trà My là xã ATK của Trung ương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hà Nội, ngày 07/12/2017. 34. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1049/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn , Hà Nội, ngày 26/6/2014. 35. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 900/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào điện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020, Hà Nội, ngày 20/6/2017. 36. Nguyễn Danh Tiên (2015), Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng, Tạp chí Cộng sản. Nguyễn Hoàng Việt (2016), Giảm nghèo bền vững để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản. 92 PHỤ LỤC Bảng 2.1. Tình hình đầu tư phát triển KT-XH vốn NSTW vùng ATK trong giai đoạn 2011-2015. (Nguồn: Báo cáo phát triển KT-XH các địa phương trong vùng nghiên cứu) TT Các Đề án ATK cách mạng của các địa phƣơng Kế hoạch năm 2011 Kế hoạch năm 2012 Kế hoạch năm 2013 Kế hoạch năm 2014 Kế hoạch năm 2015 Kế hoạch năm 2011- 2015 Tổng cộng 0 60.000 39.040 82.500 86.000 267.540 1 ATK cách mạng 19 xã tỉnh Thái Nguyên 0 60.000 39.040 40.000 28.000 167.040 2 ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 0 0 0 17.000 29.000 46.000 3 ATKII, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 0 0 0 17.000 18.000 35.000 4 ATK Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi 0 0 0 8.500 11.000 19.500 93 Bảng 2.2. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ các xã ATK, vùng ATK TT Danh sách xã/huyện Tổng cộng tất cả các nguồn vốn hỗ trợ Trong đó Chính sách 135 (GĐ 2) Chính sách thu hút theo NĐ 116 /2010/ NĐ-CP Chính sách hỗ trợ theo NĐ 116/2016 /NĐ-CP Chính sách hỗ trợ đất ở theo QĐ 755/QĐ-TTg Chính sách nhà giáo, cán bộ QLGD theo NĐ 61/2006/ NĐ-CP Chính sách cán bộ viên chức y tế theo NĐ 64/2009/ NĐ-CP Vốn TĐTPT 2011-2015 CTMT phát triển KT- XH vùng ATK cách mạng Vốn ĐTPT NSTW hỗ trợ NSĐP giai đoạn 2016-2020 theo QĐ 40/QĐ-TTg Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới Chính sách hỗ trợ ngƣời có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ -TTg Ghi chú Vốn đầu tƣ Vốn Sự nghiệp Vốn đầu tƣ Vốn Sự nghiệp Người Kinh phí Người Kinh phí Người Kinh phí Người Kinh phí Người Kinh phí NSTW NSĐP Dự án NSTW Đầu tư Sự nghiệp Gia đình Kinh phí TỔNG CỘNG 3,758,901 3,591,585 167,316 479,427 45,499 27,070 436,021 13,835 258,952 7,305 73,088 6,148 128,384 1,041 16,754 774,075 431,790 185 899,821 93,272 15,936 180 4,480 A TỈNH LẠNG SƠN 186,035 186,035 0 66,672 0 2,330 24,197 474 1,893 498 5,471 72 3,124 748 1,153 23,566 1,409 25 58,551 0 0 0 0 0 I Bộ CHQS tỉnh 4,497 4,497 1,644 4497,3 II Huy động ĐT NTM 46,786 46,786 22 46,786 III Huyện Bắc Sơn 134,752 134,752 0 66,672 0 686 19,700 474 1,893 498 5,471 72 3,124 748 1,153 23,566 1,409 3 11,765 0 0 0 - 1 Xã Vũ Lễ 19,008 19,008 9,504 132 3,944 128 554 103 1,050 16 688 228 232 3,035 0 0 0 0 - 2 Xã Bắc Sơn 9,082 9,082 4,541 65 1,884 39 489 8 330 0 0 1,837 0 0 0 0 - 3 Xã Quỳnh Sơn 15,733 15,733 7,162 65 1,932 40 581 6 241 0 0 4,407 1,409 0 0 0 - 4 Xã Hữu Vĩnh 12,660 12,660 6,330 39 936 18 171 7 335 0 0 1,903 0 1 2,986 0 - 5 Xã Hưng Vũ 12,336 12,336 6,168 95 2,900 70 848 11 474 0 0 1,945 0 0 0 0 - 6 Xã Vũ Lăng 16,261 16,261 8,131 123 3,423 114 442 96 956 9 398 48 56 2,856 0 0 0 0 - 7 Xã Tân Lập 9,703 9,703 4,852 78 1,897 50 540 8 340 44 53 2,021 0 0 0 0 - 8 Xã Tân Hương 18,491 18,491 9,245 74 1,658 49 532 7 318 121 510 2,026 0 1 4,202 0 - 9 Xã Long Đống 11,057 11,057 5,528 15 1,125 232 896 33 303 269 282 2,922 0 0 0 0 - 10 Xã Chiêu Vũ 10,421 10,421 5,211 38 20 614 0 1 4,577 0 - 94 B TỈNH THÁI NGUYÊN 1,735,315 1,735,315 0 200,362 18,600 286,692 2,332 54,219 3,675 12,633 0 0 0 0 183,414 377,996 125 620,000 0 0 0 I Huyện Đồng Hỷ 47,202 47,202 6,365 209 18,497 0 0 265 1,140 7,200 4,000 2 10,000 1 Xã Văn Hán 47,202 47,202 6,365 209 18,497 0 0 265 1,140 7,200 4,000 2 10,000 II Huyện Định Hóa 832,444 832,444 151,107 3,041 56,857 0 0 3,408 11,480 46,000 327,000 8 240,000 1 TT Chợ Chu 0 0 0 0 0 0 0 2 Bảo Cường 5,371 5,371 3,927 59 1,187 59 258 3 Trung Hội 9,601 9,601 7,186 108 2,081 44 335 4 Bộc Nhiêu 11,738 11,738 8,058 178 3,004 245 677 5 Phú Tiến 11,464 11,464 8,086 150 2,959 113 419 6 Trung Lương 10,528 10,528 7,187 186 2,915 125 427 7 Bình Yên 11,710 11,710 7,901 183 2,940 216 869 8 Bình Thành 11,453 11,453 7,859 174 2,758 258 835 9 Sơn Phú 10,638 10,638 6,263 183 3,139 314 1,236 10 Điềm Mặc 12,113 12,113 8,570 175 2,994 208 548 11 Thanh Định 10,485 10,485 7,012 175 3,063 128 410 12 Phú Đình 10,309 10,309 7,067 153 2,552 191 690 13 Đồng Thịnh 8,850 8,850 6,484 110 2,151 49 215 14 Định Biên 6,167 6,167 4,045 69 1,700 100 422 15 Bảo Linh 6,191 6,191 4,184 58 1,536 132 470 16 Phúc Chu 10,214 10,214 6,770 154 3,209 47 234 17 Kim Sơn 7,756 7,756 5,633 48 1,637 166 486 18 Quy Kỳ 11,370 11,370 7,664 175 2,982 234 724 19 Tân Thịnh 8,548 8,548 5,676 163 2,742 63 130 20 Lam Vỹ 7,321 7,321 5,157 94 1,852 70 312 95 21 Linh Thông 7,313 7,313 4,602 89 1,746 334 965 22 Kim Phượng 9,912 9,912 6,467 108 3,201 66 244 23 Tân Dương 7,953 7,953 5,706 106 2,124 22 123 24 Phượng Tiến 12,440 12,440 9,606 143 2,384 224 450 III Khối các cơ quan huyện 171,638 171,638 0 8,154 117,426 2,331 54,213 1 Phòng Giáo dục - Đào tạo 150,550 150,550 0 7,080 96,337 2,331 54,213 0 0 2 Trạm Khuyến nông 1,586 1,586 0 86 1,586 0 0 3 Trung tâm Y tế huyện Định Hóa * 19,502 19,502 0 988 19,502 0 0 IV Huyện Đại Từ 504,957 504,957 20,400 7,079 90,742 1 6 109,232 44,577 64 240,000 1 Quân Chu 22,767 22,767 0 686 10,157 0 0 0 2,610 3 10,000 2 Mỹ Yên 18,181 18,181 0 474 6,251 0 0 0 1,930 2 10,000 3 Khôi Kỳ 18,295 18,295 0 435 6,213 0 0 0 2,082 3 10,000 4 Hoàng Nông 15,133 15,133 0 525 4,759 0 0 0 374 2 10,000 5 La Bằng 17,047 17,047 0 380 5,169 0 0 0 1,878 6 10,000 6 Bản Ngoại 18,896 18,896 0 537 6,953 0 0 0 1,943 3 10,000 7 Phú Xuyên 18,406 18,406 0 497 6,254 0 0 0 2,152 2 10,000 8 Phú Cường 17,360 17,360 0 429 5,095 0 0 0 2,265 3 10,000 9 Minh Tiến 19,926 19,926 0 403 4,791 0 0 0 5,135 2 10,000 10 Đức Lương 19,988 19,988 0 503 8,758 1 6 0 0 0 1,224 2 10,000 11 Phúc Lương 22,336 22,336 0 630 9,357 0 0 0 2,979 3 10,000 12 Hà Thượng 11,503 11,503 0 152 1,238 0 0 0 265 2 10,000 96 13 Phục Linh 11,874 11,874 0 121 979 0 0 0 895 3 10,000 14 Tân Linh 11,840 11,840 0 128 944 0 0 0 896 3 10,000 15 Lục Ba 11,556 11,556 0 103 856 0 0 0 700 2 10,000 16 Ký Phú 11,601 11,601 0 172 1,238 0 0 0 363 2 10,000 17 Cát Nê 13,704 13,704 0 107 1,204 0 0 0 2,500 2 10,000 18 Tiên Hội 13,383 13,383 0 140 1,083 0 0 0 2,300 2 10,000 19 Na Mao 15,941 15,941 0 149 3,399 0 0 0 2,542 3 10,000 20 Yên Lãng 14,599 14,599 0 207 1,964 0 0 0 2,635 3 10,000 21 Phú Thịnh 14,293 14,293 0 123 1,640 0 0 0 2,653 3 10,000 22 Phú Lạc 15,596 15,596 0 178 2,440 0 0 0 3,156 2 10,000 23 Thị trấn Hùng Sơn 11,100 11,100 0 0 0 0 0 0 1,100 3 10,000 24 Thị trấn Quân Chu 10,000 10,000 0 0 0 0 0 0 0 3 10,000 V Huyên Phú Bình 18,590 18,590 3,000 117 3,158 2 13 0 2,419 6 10,000 1 Xã Kha Sơn 10,000 10,000 0 0 0 6 10,000 VI Phổ Yên 13,902 13,902 3,889 13 12 10,000 1 Xã Tiên Phong 13,902 13,902 3,889 2 hộ 13 0 0 12 10,000 VII Phú Lƣơng 57,382 57,382 3,600 13,782 12 40,000 1 Hợp Thành 8,500 8,500 0 0 0 4 8,500 2 Phủ Lý 11,500 11,500 0 0 0 2 11,500 3 Ôn Lương 10,000 10,000 0 0 0 3 10,000 4 Yên Trạch 10,000 10,000 0 0 0 3 10,000 VIII Võ Nhai 89,200 89,200 12,000 7,200 21 70,000 1 Liên Minh 0 0 0 0 0 2 Phương Giao 0 0 0 0 0 3 Dân Tiến 0 0 0 0 0 4 Tràng Xá 0 0 0 0 0 5 Lâu Thượng 0 0 0 0 0 97 6 Phú Thượng 0 0 0 0 0 7 TTr Đình Cả 0 0 0 0 0 C TỈNH CAO BẰNG 478,899 360,118 118,781 66,676 12,900 1,669 44,861 2,390 21,688 0 14,057 163,336 0 31 49,500 I Hà Quảng 263,376 155,695 107,681 12,442 1,800 733 20,119 753 6,867 0 1,245 105,122 0 6 9,900 1 Phù Ngọc 25,016 24,816 200 1,326 200 230 6,869 189 1,705 0 0 13,267 0 1 1,650 2 Đào Ngạn 15,313 15,313 0 0 0 122 3,679 97 834 0 0 9,149 0 1 1,650 3 Sóc Hà 22,779 22,579 200 2,210 200 118 2,815 151 1,428 0 0 14,476 0 1 1,650 4 Nà Sác 21,560 21,160 400 3,042 400 61 1,612 87 813 0 0 14,043 0 1 1,650 5 Trường Hà 45,682 45,482 200 1,950 200 157 3,989 145 1,282 0 0 36,612 0 1 1,650 6 Kéo Yên 25,900 25,100 800 3,914 800 45 1,154 84 805 0 0 17,577 0 1 1,650 7 Hỗ trợ cấp nước sinh hoạt 1,245 1,245 0 0 0 100 hộ 1,245 0 0 0 0 II Nguyên Bình 64,443 59,343 5,100 20,962 5,100 452 12,168 662 5,854 0 5,509 0 0 9 14,850 1 Minh Tâm 1,650 1,650 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1,650 2 Minh Thanh 3,504 3,104 400 1,454 400 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1,650 3 Thị trấn Tĩnh túc 2,150 2,050 100 400 100 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1,650 4 Tam Kim 11,498 10,698 800 3,438 800 160 4,524 126 1,087 0 0 0 0 1 1,650 5 Bắc Hợp 9,878 9,078 800 2,202 800 112 3,087 107 888 0 1,250 0 0 1 1,650 6 Triệu Nguyên 8,997 8,197 800 3,660 800 44 1,137 103 950 0 800 0 0 1 1,650 7 Hưng Đạo 8,330 7,730 600 1,774 600 44 1,093 105 954 0 2,259 0 0 1 1,650 8 Quang Thành 8,047 7,247 800 3,369 800 49 1,208 113 1,019 0 0 0 0 1 1,650 9 Hoa Thám 9,190 8,390 800 4,666 800 43 1,119 108 955 0 0 0 0 1 1,650 10 Hỗ trợ cấp nước sinh hoạt 1,200 1,200 0 0 0 140 hộ 1,200 0 0 0 0 III Quảng Uyên 3,827 3,827 0 1,400 0 6 112 4 37 0 31,5 596 0 1 1,650 98 1 Quốc Phong 3,827 3,827 0 1,400 0 6 112 4 37 0 31,5 596 0 1 1,650 IV Bảo Lạc 29,571 27,571 2,000 13,200 2,000 199 5,355 435 4,066 0 0 0 0 3 4,950 1 Xuân Trường 13,506 12,706 800 6,411 800 99 2,641 217 2,003 0 0 0 0 1 1,650 2 Huy Giáp 9,719 9,119 600 4,564 600 62 1,661 127 1,244 0 0 0 0 1 1,650 3 Hồng An 6,346 5,746 600 2,225 600 38 1,053 91 818 0 0 0 0 1 1,650 V Thạch An 29,465 27,765 1,700 9,359 1,700 164 4,040 366 3,349 0 2,766 0 0 6 8,250 1 Thị trấn Đông Khê 3,250 3,250 0 1,600 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1,650 2 Đức Long 4,768 4,768 0 516 0 64 1,550 108 1,052 0 0 0 0 1 1,650 3 Vân Trình 4,074 3,574 500 1,924 500 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1,650 4 Canh Tân 7,742 7,142 600 2,725 600 52 1,355 158 1,412 0 0 0 0 1 1,650 5 Minh Khai 6,865 6,265 600 2,595 600 48 1,135 100 885 0 0 0 0 2 1,650 6 Hỗ trợ cấp nước sinh hoạt 2,766 2,766 0 0 0 213 hộ 2,766 0 0 0 0 VI Hoà An 88,217 85,917 2,300 9,313 2,300 115 3,066 170 1,515 0 4,506 57,618 0 6 9,900 1 Hoàng Tung 2,734 2,734 0 0 0 0 0 0 0 0 15 1,069 0 1 1,650 2 Hồng Việt 3,768 3,668 100 400 100 0 0 0 0 0 15 1,603 0 1 1,650 3 Bình Long 6,239 5,839 400 1,321 400 0 0 0 0 0 15 2,852 0 1 1,650 4 Nam Tuấn 39,529 39,329 200 983 200 0 0 20 149 0 0 36,547 0 1 1,650 5 Dân Chủ 13,051 12,251 800 3,200 800 54 1,575 32 261 0 15 5,550 0 1 1,650 6 Trương Lương 18,471 17,671 800 3,409 800 61 1,491 118 1,105 0 20 9,996 0 1 1,650 7 Hỗ trợ cấp nước sinh hoạt 4,426 4,426 0 0 0 261 hộ 4,426 0 0 0 0 D TỈNH BẮC GIANG 310,997 295,202 15,795 46,000 15,795 0 0 4,142 124,768 0 0 3,030 47,156 241 9,660 37,800 25,348 0 4,470 1 Xã Quang Minh 12,623 11,048 1,575 2,800 1,575 182 5,485 120 2,103 16 660 0 0 0 0 2 Xã Mai Đình 17,758 17,001 757 2,800 757 332 9,370 254 4,160 18 671 0 0 0 0 99 3 Xã Đại Thành 20,557 19,333 1,224 2,800 1,224 160 4,705 98 1,745 10 453 4,800 4,830 0 0 4 Xã Hương Lâm 28,404 27,180 1,224 2,800 1,224 368 10,347 290 4,609 18 724 4,200 4,500 0 0 5 Xã Xuân Cẩm 17,116 15,909 1,207 2,800 1,207 294 8,625 226 3,733 17 751 0 0 0 0 6 Xã Hoàng Lương 11,717 11,177 540 1,900 540 214 6,149 148 2,461 16 667 0 0 0 0 7 Xã Hợp Thịnh 20,049 19,070 979 3,000 979 340 10,558 260 4,749 18 763 0 0 0 0 8 Xã Mai Trung 21,170 20,300 870 2,800 870 376 11,544 296 5,244 17 712 0 0 0 0 9 Xã Thanh Vân 11,965 11,208 757 2,800 757 202 6,123 134 1,783 13 502 0 0 0 0 10 Xã Hoàng Vân 17,839 17,082 757 2,740 757 224 7,302 156 2,104 13 466 0 0 0 4,470 11 Xã Thái Sơn 12,516 11,759 757 2,860 757 198 6,473 130 1,849 16 577 0 0 0 0 12 Xã Hoàng Thanh 24,663 23,906 757 2,800 757 188 5,894 122 1,598 14 494 8,200 4,920 0 0 13 Xã Đồng Tân 16,273 14,716 1,557 2,800 1,557 164 4,834 100 1,290 13 467 2,800 2,525 0 0 14 Xã Hoàng An 17,531 16,541 990 1,900 990 343 10,267 273 3,856 14 518 0 0 0 0 15 Xã Hòa Sơn 25,755 24,998 757 2,800 757 204 6,172 136 1,718 14 628 9,000 4,680 0 0 16 Xã Hùng Sơn 31,931 31,174 757 2,800 757 353 10,920 287 4,154 14 607 8,800 3,893 0 0 17 Huyện làm chủ đầu tư 3,128 2,800 328 2,800 328 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Các chương trình khác 0 0 E TỈNH TUYÊN QUANG 875,443 847,969 27,474 78,430 11,538 4,441 76,778 3,024 15,929 3,132 37,092 3,046 78,104 22 1,568 346,459 27,037 4 93,300 93,272 15,936 180 4,480 I Huyện Chiêm Hóa 295,958 286,467 9,491 19,944 2,884 1,091 21,675 382 889 644 10,409 530 31,165 0 0 107,169 4,443 2 55,200 35,573 6,607 1 Xã Kiên Đài 136,534 135,540 994 5,427 794 371 7,462 100 228 165 975 341 6,885 56,316 847 2 55,200 2,200 200 100 2 Xã Linh Phú 37,805 36,729 1,076 5,498 876 358 7,563 17 33 84 1,533 52 4,272 12,034 3,596 2,200 200 3 xã Kim Bình 71,205 66,932 4,273 3,777 306 322 5,842 265 628 327 6,617 103 19,186 15,549 15,333 3,967 4 Xã Xuân Quang 8,565 7,385 1,180 3,200 475 27 539 16 570 23 526 50 2,500 705 5 Xã Vinh Quang 41,849 39,881 1,968 2,042 433 13 269 52 714 11 296 23,220 13,340 1,535 II Huyện Văn Sơn 360,573 350,874 9,699 40,154 5,312 516 13,472 2,535 14,782 1,494 15,011 291 8,286 22 1,568 181,655 8,219 2 38,100 29,627 4,387 1 Xã Hùng Lợi 167,083 165,574 1,509 7,578 1,309 98 2,329 1,486 8,132 300 7,522 72 2,075 110,211 50 1 23,000 4,677 200 2 Xã Kim Quan 16,371 15,355 1,016 5,519 816 108 2,694 156 1,282 86 553 47 1,108 1,749 2,450 200 3 Xã Trung Minh 26,106 25,266 840 5,727 640 78 1,858 291 1,899 28 712 24 927 5,349 6,594 2,200 200 4 Xã Dạo Viện 13,816 13,088 728 5,343 528 61 1,634 218 1,238 75 1,542 33 781 50 2,500 200 5 Xã Trung Sơn 92,768 91,961 807 4,124 607 63 1,772 127 716 78 535 50 1,310 22 1,568 63,041 1,575 1 15,100 2,220 200 6 Xã Phú Thịnh 9,344 8,655 689 2,879 489 49 1,518 29 334 43 597 32 1,077 50 2,200 200 7 Xã Công Đa 12,795 11,883 912 5,169 712 59 1,667 228 1,181 90 358 33 1,008 50 2,450 200 8 Xã Mỹ Bằng 22,290 19,092 3,198 3,815 211 794 3,192 1,155 10,930 2,987 III Huyện Sơn Đƣờng 218,912 210,628 8,284 18,332 3,342 2,834 41,631 107 258 994 11,672 2,225 38,653 0 0 57,635 14,375 0 0 28,072 4,942 1 Xã Trung Yên 31,441 30,229 1,212 5,016 1,012 732 11,419 3,153 491 8,181 2,460 200 2 Xã Lương Thiện 35,481 34,636 845 4,368 645 872 8,244 30 591 640 5,045 9,690 4,238 2,460 200 3 Xã Minh Thanh 56,833 56,044 789 2,802 589 941 17,126 107 258 43 4,383 928 22,184 4,591 4,700 200 4 Xã Tân Trào 63,179 59,006 4,173 1,905 231 1,442 38,613 7,986 9,060 3,942 5 Xã Bích Yên 16,424 15,747 677 2,490 477 289 4,842 10 170 166 3,243 50 250 4,702 200 6 Xã Hợp Thành 15,554 14,966 588 1,751 388 911 1,933 4,691 1,901 4,690 200 101 F TỈNH QUẢNG NGÃI 172,211 166,945 5,266 21,288 5,266 30 3,493 1,473 40,456 0 3,835 0 0 30 4,373 19,500 0 0 74,000 0 0 1 Xã Ba Giang 28,924 27,736 1,188 5,417 1,188 6 634 281 7,899 6 802 2,000 10,984 2 Xã Ba Động 18,861 18,071 790 1,923 790 6 673 305 8,050 6 853 1,700 4,872 3 Xã Ba Vinh 30,315 29,466 849 3,943 849 6 757 312 8,431 52 hộ, 1 ct 2,080 6 935 2,900 10,420 4 Xã Ba Thành 24,644 23,547 1,097 4,962 1,097 6 730 281 8,172 6 hộ 90 6 898 1,800 6,895 5 Xã Ba Chùa 24,780 23,888 892 3,303 892 6 699 294 7,904 13 hộ 195 6 885 2,000 8,902 6 Thị Trấn Ba Tơ 44,687 44,237 450 1,740 450 01 ct 1,470 9,100 31,927 102 Bảng 2.3. Chỉ tiêu Kinh tế xã hội của các đơn vị hành chính cấp huyện trong vùng nghiên cứu năm 2012 (Nguồn: Niên giảm thông kê các địa phương trong vùng nghiên cứu và cả nước) TT Hạng mục Đơn vị tính Vùng ATK Nghiên cứu Tỉnh Thái Nguyên trong vùng nghiên cứu Tổng H. Định Hóa H. Phú Lương H.Đại Từ 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Diện tích đất tự nhiên Km2 5.692,2 1.462,75 519.66 368.94 574.15 2 Dân số trung bình Người 963.366 356.535 87.885 106.861 161.789 3 Mật độ dân số Ng/Km2 169 247 170 290 281 4 Giá trị sx nông nghiệp (giá hiện hành ) Tr.đ 6.712.325 2.671.030 872.666 1.674.543 1.804.230 5 Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) Tr.đ 5.642.559 3.576.853 97.700 1.575.953 1.903.200 6 Tống diện tích gieo trồng cây hàng năm ha 116.750 37.770 11.670.7 8.769 17.330 7 Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng ngoài quốc doanh trên địa bàn Cơ sở 34.421 12.864 3.124 4.325 5.415 8 Số trường phổ thông Trường 533 187 49 70 68 9 Học sinh phổ thông Người 163.292 60.787 13.732 22.437 24.618 10 Số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy G. viên 12.485 4.773 1.135 1.808 1.830 11 Y, bác sỹ (Huyện,thành phố quản lý) Người 3.225 993 279 379 335 12 Số giường bệnh Giường 2.556 970 230 420 320 13 Thu ngân sách trên địa bàn Tr.đ 4.849.862 1.503.457 402.667 540.972 559.818 14 Chi ngân sách nhà nước Tr.đ 4.691.630 1.513.119 402.667 544.782 565.670 15 Vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Tr.đ 1.270.699 294.831 84.315 135.345 75.171

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_chinh_sach_ho_tro_cac_xa_atk_cach_mang_t.pdf
Luận văn liên quan