Luận văn Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp xã (phường) tại tỉnh Ninh Bình

Hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC đạt hiệu quả thì mới đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa có chuyên môn, năng lực, vừa có kỹ năng nghề nghiệp cao trong hoạt động thực tiễn, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Vớ i mong muốn đươc̣ đóng góp những kiến thứ c đã tích lũy đươc̣ trong quá trình hoc̣ tâp̣ , nghiên cứ u trong nhà trườ ng vào trong hoaṭ đôṇ g thưc̣ tiêñ đào tạo CBCC nhà nước, tác giả đã lưạ choṇ và đã rất cố gắng trong viêc̣ hoàn thành đề tài luâṇ văn tốt nghiêp̣ , vớ i tên: “Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp xã (phường) tại tỉnh Ninh Bình”. Dù còn có những khiếm khuyết nhất điṇ h, nhưng luâṇ văn đã giải quyết đươc̣ đầy đủ muc̣ tiêu đăṭ ra, và đã có những đóng góp mớ i sau đây: Thứ nhất, đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính cấp xã phường với các nội dung cơ bản như: khái niệm chung về cán bộ, công chức cấp xã, đặc điểm của công chức hành chính cấp xã phường; khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng và ý nghĩa của công tác này đối với tổ chức và đối với cán bộ, công chức; quy trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời cũng đưa ra kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Hà Tĩnh để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho tỉnh Ninh Bình.

pdf95 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp xã (phường) tại tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc tại các phòng, ban của cấp huyện, sở, ngành của tỉnh. Tuy nhiên, xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: Một là, một số tài liệu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm định, ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền ở địa phương (Ủy ban nhân dân tỉnh). Hai là, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, chưa thực sự đi sâu, sát với thực tiễn trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 56 Ba là, chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, phần thực hành kỹ năng thực tế chưa nhiều và có sự trùng lắp kiến thức giữa các chương trình bồi dưỡng. 2.3.2.6. Lựa chọn và đào tạo giảng viên Chất lượng của giảng viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo học viên. Hiện nay giảng viên được lựa chọn cho việc đào tạo công chức xã gồm giảng viên là các nhà giáo uy tín từ các trường và các giảng viên kiêm chức - là những cán bô ̣quản lý, cán bô ̣chuyên môn giỏi, có kinh nghiêṃ. Ngoài ra, với những nội dung, chương trình mà trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chưa đảm trách được, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ ký kết hợp đồng với Học viện Hành chính, các trường đào tạo cán bộ của Bộ, ngành Trung ương, các công ty tư vấn đào tạo của Trung ương có uy tín, năng lực để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Về đội ngũ giảng viên tại trường Chính trị tỉnh: Tính đến ngày 31/12/2014 Trường có 59 cán bộ, giảng viên (trong đó có 41 giảng viên và 18 cán bộ, công chức) có phẩm chất đạo đức tốt, phần lớn được đào tạo cơ bản, 100% có trình độ đại học trong đó có 24 đồng chí có trình độ thạc sỹ. Với đội ngũ giảng viên này, trường chính trị tỉnh đang từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Tuy nhiên, công tác xây dựng, quản lý đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính cấp xã còn những hạn chế như: - Chế độ đãi ngộ đối với giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn thấp. Mức chi thù lao theo quy định hiện hành khó thu hút được đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao, có uy tín và kinh nghiệm ở Trung Thang Long University Libraty 57 ương về giảng dạy nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. - Đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy phù hợp còn thiếu. Nhiều giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, ít trao đổi, tạo cơ hội cho học viên tham gia thảo luận. 2.3.2.7. Xác định kinh phí cho đào tạo Bảng 2.16: Kinh phí đào tạo CCHC cấp xã giai đoạn 2010-2014 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Số lượt người đào tạo Kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Lý luận chính trị 938 3.775 28,7 QLNN 276 3.054 23,2 Bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ 884 4.276 32,5 Ngoại ngữ 200 1.240 9,4 Tin học 400 800 6,1 Tổng 2.698 13.145 100 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình Từ bảng trên cho thấy nguồn kinh phí đào tạo cho giai đoạn 2010-2014 là 13 tỷ 145 triệu đồng, trung bình mỗi năm 2 tỷ 629 triệu đồng. Nguồn kinh phí này được phân bổ cho các chương trình đào tạo cụ thể theo 5 nội dung đào tạo. Kinh phí phụ thuộc vào lượt người đào tạo và nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo có số lượt đào tạo lớn sẽ có nguồn kinh phí nhiều. Kinh phí dành cho bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao nhất là 4 tỷ 276 triệu đồng cho 5 năm đào tạo, chiếm 32,5%; kinh phí dành cho các nội dung tiếp theo lần lượt là: đào tạo lý luận chính trị 3 tỷ 775 triệu đồng ứng với 28,7%; quản lý nhà nước 3 tỷ 54 triệu đồng ứng với 23,2%; đào tạo kỹ năng 58 ngoại ngữ 1 tỷ 240 triệu đồng ứng với 9,4%; đào tạo kỹ năng về tin học 800 triệu đồng ứng với 6,1%. 2.3.2.8. Đánh giá hiệu quả đào tạo Đánh giá hiệu quả đào tạo là một công đoạn quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo công chức hành chính cấp xã, phường nói riêng. Nó giúp các nhà quản lý, các lãnh đạo đánh giá được kết quả mà công tác đào tạo đạt được so với chi phí đã bỏ ra và mục tiêu mà tổ chức đặt ra cho công tác đào tạo; đồng thời việc đánh giá hiệu quả đào tạo sẽ giúp người phụ trách công tác đào tạo lập và xây dựng chương trình sát với thực tế hơn, đạt kết quả đào tạo cao hơn. Tuy nhiên đánh giá một chương trình đào tạo là một công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Thực tế tại địa phương, trong những năm qua việc đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã còn lúng túng, chưa có được những tiêu chí quy định thực sự khoa học. Nguyên nhân là do tại địa phương chưa có đơn vị nào đủ khả năng thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng các hệ thống đánh giá và thực hiện việc đánh giá kết quả công tác đào tạo. Hơn nữa, việc đánh giá đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí, thời gian và con người để thực hiện. Việc đánh giá kết quả đào tạo tại địa phương chủ yếu dựa vào kết quả học tập cuối khóa của công chức, dựa vào bằng cấp, chứng chỉ do các tổ chức đào tạo cấp và dựa vào phiếu bổ sung lý lịch, phiếu đánh giá hàng năm của công chức. 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo công chức hành chính cấp xã tỉnh Ninh Bình 2.3.3.1. Các yếu tố bên trong - Việc đào tạo công chức hành chính cấp xã được thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được Ban Thường vụ Tỉnh Thang Long University Libraty 59 ủy phê duyệt. Căn cứ kế hoạch, Sở Nội vụ hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ sở đào tạo triển khai đào tạo cho công chức. Lãnh đạo cấp tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBCC có thể học tập và nâng cao và phát triển nâng cao nghiệp vụ cũng như trình độ theo bằng cấp. Điều này chứng tỏ lãnh đạo cấp tỉnh rất coi trọng công tác đào tạo, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp xã vừa hồng vừa chuyên. - Công tác đào tạo có chính sách đãi ngộ theo quy định. Các học viên vừa đi học vừa đi làm, thời gian cho việc học rất hạn chế nên ảnh hưởng đến công tác đào tạo. - Phụ trách công tác đào tạo, CBCC phòng đào tạo đều có trình độ đại học và trên đại học. Với trình độ hiện tại đội ngũ cán bộ đã đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo. Tuy nhiên đội ngũ này còn quá mỏng, một số công việc không thể giải quyết triệt để. Nếu tình trạng này còn duy trì thì sẽ làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo trong tương lai. - Cơ sở vật chất dành cho đào tạo: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo công chức tại tỉnh. Hiện nay trang thiết bị cho đào tạo vẫn còn hạn chế, máy chiếu, bảng còn ít nên gây hạn chế cho đào tạo 2.3.3.2. Các yếu tố bên ngoài - Về bối cảnh kinh tế: Quá trình mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực cũng như các vùng lãnh thổ khác trên thế giới; sự phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là phát triển ngành du lịch đòi hỏi đội ngũ công chức cấp xã phải có kiến thức, trình độ và năng lực để xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh hơn. - Về môi trường pháp lý: Việc quản lý, sử dụng và đào tạo đội ngũ công chức hành chính cấp xã phải tuân thủ theo những quy tắc, quy chế và các văn 60 bản pháp luật liên quan. - Về chính trị - văn hoá - xã hội: Trong xã hội, việc chưa coi trọng kiến thức thu được sau đào tạo, kỹ năng thực tế mà chỉ chạy theo bằng cấp tạo nên một nền văn hoá xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nhiều nấc thang. Điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo. 2.3.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo 2.3.4.1. Kết quả đào tạo Bảng 2.17: Kết quả đào tạo CCHC cấp xã giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Số lượt người được đào tạo Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình Theo bảng trên từ năm 2010 đến năm 2014 số công chức hành chính cấp xã được đào tạo Lý luận chính trị là 938 người, đạt 106,6% so với kế hoạch đào tạo. Điều đó chứng tỏ nhu cầu được đào tạo lý luận chính trị của đội ngũ công chức cấp xã cao hơn so với kế hoạch đề ra. Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, yêu cầu đội ngũ công chức hành chính cấp xã phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhu Lĩnh vực đào tạo KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Tổng KH Tổng TH 2010 2011 2012 2013 2014 Lý luận chính trị 100 135 150 155 180 176 200 201 250 271 880 938 QLNN 65 55 65 57 65 52 60 62 60 50 315 276 Bồi dưỡng kỹ năng CMNV 120 134 150 156 150 167 200 198 190 229 810 884 Ngoại ngữ 50 30 50 34 50 46 50 43 50 47 250 200 Tin học 100 89 50 50 100 83 100 74 190 104 540 400 Tổng 435 443 465 452 545 524 610 578 740 701 2795 2698 Thang Long University Libraty 61 cầu công việc. Qua năm năm đào tạo, có 884 công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, vượt 9% so với kế hoạch đề ra. Điều đó chứng tỏ nhu cầu được đào tạo để hoàn thiện bằng cấp của công chức cấp xã là rất cao. Về đào tạo kiến thức quản lý nhà nước: chỉ có 01 công chức hành chính cấp xã được đào tạo chuyên viên chính. Một phần do cơ cấu nhân lực ở độ tuổi trẻ, chưa đủ điều kiện để thi nâng ngạch chuyên viên chính. Một số công chức công tác lâu năm trong ngành, có chuyên môn vững, có trình độ lí luận chính trị cao cấp, đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thi lên ngạch nhưng chưa được dự thi nên năm năm qua, số lượt người được đào tạo về Quản lý nhà nước tăng chậm, chỉ có 276 người được tham gia đào tạo chiếm 87,6% kế hoạch. Về đào tạo ngoại ngữ và tin học: Lãnh đạo cấp tỉnh nhận thức được rằng khi xã hội phát triển không ngừng, công việc có nhiều thay đổi cần đáp ứng với sự phát triển xã hội, kiến thức về tin học và ngoại ngữ là hết sức quan trọng và cần thiết cho đội ngũ công chức hành chính cấp xã. Vì vậy, hàng năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy dành kinh phí để mở từ 01-02 lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho công chức cấp xã. Tuy nhiên, số lượng công chức thực tế tham gia khóa học này không đảm bảo, đạt 70-80% kế hoạch đề ra. 2.3.4.2. Ưu điểm và hạn chế của công tác đào tạo công chức hành chính cấp xã tỉnh Ninh Bình 2.3.4.2.a. Ưu điểm Một là, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp xã đã có tác động tích cực giúp cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao, thực hiện có hiệu quả mục tiêu, định hướng đã đề ra, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hai là, năng lực đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện từng bước được chuẩn hóa theo quy định hiện hành. 62 Ba là, công tác đào tạo giúp CBCC hành chính cấp xã nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời bồi dưỡng thêm về tinh thần trách nhiệm cao, nâng cao tinh thần chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, luôn có ý thức tìm tòi, sáng tạo, cải tiến phương pháp quản lý. Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong và ngoài ngành nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, các trường hợp vi phạm kỷ luật ngày một giảm. Bốn là, trong giai đoạn 2010-2014, mục tiêu đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho công chức hành chính cấp xã đã đạt được kế hoạch đề ra. 2.3.4.2.b. Hạn chế Mặc dù có nhiều ưu điểm, song công tác đào tạo công chức hành chính cấp xã, phường còn một số hạn chế cần khắc phục. Đó là: Xác định nhu cầu đào tạo Số lượng công chức phòng Đào tạo - Sở Nội vụ chỉ gồm 04 người phụ trách rất nhiều mảng đào tạo cho toàn bộ công chức toàn tỉnh (trong đó gồm 1.612 công chức hành chính cấp xã). Đội ngũ quá mỏng so với yêu cầu công việc dẫn đến việc xác định nhu cầu chưa sát thực, chưa đúng với yêu cầu công việc. Xác định nhu cầu chủ yếu dựa vào số liệu các huyện, xã trình lên, chưa thực hiện phỏng vấn, thăm dò xem người học cần học những lĩnh vực nào, họ có nhu cầu gì, và ai là người thực sự cần thiết bổ sung các kiến thức mà đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt kế hoạch đào tạo. Chính vì vậy nên việc xác định nhu cầu đào tạo có lúc chưa đầy đủ, chưa chính xác. Lựa chọn đối tượng Số lượng công chức hành chính cấp xã nợ các tiêu chuẩn kiến thức quy định còn khá lớn. Nhiều công chức hành chính cấp xã chưa được đào tạo về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Điều đó cho thấy việc quy hoạch trong đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính cấp xã còn chưa cao. Nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã cử cán bộ, công chức đi học chưa gắn với quy Thang Long University Libraty 63 hoạch sử dụng, cử người đi học không đúng đối tượng, mục đích. Việc lựa chọn đối tượng vẫn còn chưa thật sự phù hợp, việc thăm dò chưa thật sự kĩ lưỡng nên việc xác định học viên cần học gì, cần học ở lĩnh vực nào vẫn còn chưa thật chính xác, số lượng chưa thật sự đáp ứng theo nhu cầu đào tạo dẫn đến ý thức học vẫn còn chưa nghiêm túc. Lựa chọn phương pháp đào tạo Phương pháp đào tạo nặng về thuyết trình, học viên ít được thực hành, ít được áp dụng phương pháp trao đổi hai chiều như thảo luận, tranh luận, bài tập thực hành chưa nhiều. Một số giảng viên vẫn quen giảng dạy theo lối truyền thống, do đó gặp khó khăn khi việc sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy. Lựa chọn chương trình đào tạo Nội dung chương trình đào tạo thiếu tính cập nhật, còn nặng về đào tạo kiến thức chung và tiêu chuẩn bằng cấp, thiếu kiến thức kinh nghiệm thực tế chuyên sâu về kỹ năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành nên khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhiều cán bộ còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Đánh giá hiệu quả đào tạo Sau mỗi khoá học, việc đánh giá hiệu quả đào tạo còn lúng túng, chủ yếu lấy thành tích học tập sau khoá học để làm chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cuối năm. Đây là một khó khăn lớn gây cản trở cho việc nâng cao năng lực đội ngũ công chức và hiệu quả đào tạo, đòi hỏi cần có sự quan tâm giải quyết của lãnh đạo trong thời gian tới. Đội ngũ giảng viên Năng lực đội ngũ giảng viên còn hạn chế và chưa đồng đều: thiếu giảng viên là những chuyên gia giỏi. Một số giảng viên còn thiếu phương pháp sư phạm, quen giảng dạy theo lối truyền thống, do đó vẫn khó khăn trong việc sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy. Ngoài ra chế độ đãi ngộ đối với giảng 64 viên, các chuyên gia giỏi chưa xứng đáng với trình độ, chất xám mà họ bỏ ra. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Cơ chế, chính sách cho đào tạo còn hạn chế, chưa phù hợp Công tác đào tạo, bồi dưỡng chịu sự chi phối của chính sách chung về đào tạo, bồi dưỡng: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa tính tới đặc thù của công chức hành chính cấp xã, do đó chưa tạo động lực khuyến khích công chức cấp xã tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ, chức danh theo quy định; nhiều chương trình đào tạo bị trùng lặp về nội dung, dẫn đến thời gian đào tạo dài quá mức cần thiết gây lãng phí thời gian và kinh tế. Việc phân cấp đào tạo còn hạn chế và chưa phù hợp Phân công, phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp xã giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và ủy ban nhân dân cấp huyện còn chồng chéo, trùng lắp, chưa rõ vai trò quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2.3.5. Nguyên nhân của hạn chế Chưa đánh giá được tầm quan trọng của công tác đào tạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố ở tỉnh Ninh Bình chưa chú troṇg nhiều đến công tác đánh giá thưc̣ traṇg, khảo sát nhu cầu, công tác dư ̣báo các điều kiêṇ để thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu ̣đào taọ, bồi dưỡng cán bô,̣ công chức cấp xa.̃ Một số cán bộ, công chức cấp xã nhận thức chưa đúng về đào tạo, còn ngại học tập, phấn đấu, thiếu rèn luyện tu dưỡng; hoặc coi trọng bằng cấp, động cơ đi học không phải để nâng cao trình độ, hiểu biết, năng lực công tác mà chủ yếu để hoàn thiện bằng cấp để đạt các tiêu chuẩn lên lương, thăng chức... Đội ngũ giảng viên năng lực còn hạn chế, nội dung và chương trình đào tạo chưa phù hợp Đội ngũ giảng viên đào tạo công chức còn nhiều bất cập: kiến thức, kinh Thang Long University Libraty 65 nghiệm quản lý nhà nước, kỹ năng giảng dạy còn yếu; có những giáo viên thiếu kiến thức thực tế, nghiên cứu tài liệu không sâu nên thường bị lúng túng, bị động trước những câu hỏi của học viên; ngoài ra, chương trình học chưa phù hợp với từng chức danh chuyên môn, chưa phù hợp với tình hình thực tế, còn nặng về lý thuyết, xa rời thực hành Đào tạo cán bộ chưa gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng cán bộ. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa được chuẩn hóa; giáo trình, tài liệu đào tạo chưa được xây dựng bài bản và cập nhật thường xuyên. Công tác quy hoạch cán bộ chưa rõ ràng Hiện nay số lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Ninh Bình cần được đào tạo, bồi dưỡng lớn. Tuy nhiên, trình độ công chức không đồng đều ở các huyện. Đội ngũ cán bộ, công chức hình thành từ nhiều nguồn, từ nhiều trường và từ nhiều hệ thống đào tạo khác nhau nên khả năng tiếp cận kiến thức chuyên môn nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, ở một số địa phương xuất hiện tư tưởng cục bộ, nâng đỡ những người cùng dòng họ trong quá trình thực hiện công tác cán bộ; đồng thời việc theo dõi, kiểm tra công chức thuộc diện quy hoạch, công chức dự nguồn không được làm thường xuyên, liên tục nên đã gây hạn chế trong công tác đào tạo cán bộ, công chức Chưa thực hiện đầy đủ các nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo công chức hành chính cấp xã Công tác đào tạo công chức hành chính cấp xã là một hoạt động thường xuyên và liên tục, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực hiện đồng bộ các nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo như thực hiện công tác quy hoạch cán bộ một cách khoa học, lập kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn, hỗ trợ kinh phí, tổ chức đánh giá hiệu quả đào tạo... Tuy nhiên công tác này hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên ảnh hưởng đến công tác đào tạo. 66 TÓM TẮT CHƯƠNG II Qua phân tích thực trạng công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp xã, phường tại tỉnh Ninh Bình cho thấy công tác này đã đạt được những kết quả là: công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp xã đã có tác động tích cực giúp cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao, đồng thời bồi dưỡng thêm về tinh thần trách nhiệm cao, ý thức học tập, rèn luyện, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước; việc xây dựng kế hoạc đào tạo, bồi dưỡng đã tạo ra sự thống nhất trong toàn tỉnh đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thực hiện nhất quán theo mục tiêu tập trung vào những đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; điều đó đã tạo ra kết quả khả quan, đó là trong giai đoạn 2010-2014, mục tiêu đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho công chức hành chính cấp xã đã đạt được kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, công tác đào tạo công chức hành chính cấp xã, phường còn một số hạn chế, bất cập như: số lượng cán bộ, công chức cấp xã nợ các tiêu chuẩn kiến thức quy định còn khá lớn, việc quy hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng còn chưa cao; xác định nhu cầu đào tạo chưa sát thực, chưa đúng với yêu cầu công việc, chưa thực hiện phỏng vấn, thăm dò xem người học cần học những lĩnh vực nào, họ có nhu cầu gì, và ai là người thực sự cần thiết bổ sung các kiến thức đào tạo. Việc đánh giá hiệu quả sau đào tạo còn lúng túng, chưa có tiêu chuẩn rõ ràng, khoa học. Năng lực đội ngũ giảng viên còn hạn chế và chưa đồng đều; phương pháp và nội dung giảng dạy còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực tế cho học viên; cơ chế, chính sách đào tạo còn hạn chế, chưa tính tới đặc thù của công chức cấp xã, chế độ thù lao theo quy định hiện hành chưa đủ sức thu hút giảng viên Trung ương. Nguyên nhân của hạn chế là do: Thang Long University Libraty 67 Một là, số lượng cán bộ, công chức hành chính cấp xã ở tỉnh Ninh Bình có nhu cầu được đào tạo lớn. Hai là, nhận thức về tầm quan trọng công tác đào tạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện của tỉnh Ninh Bình còn hạn chế, chưa chú troṇg nhiều đến công tác đánh giá thưc̣ traṇg, khảo sát nhu cầu, công tác dư ̣báo các điều kiêṇ để thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu ̣đào taọ, bồi dưỡng cán bô,̣ công chức cấp xa.̃ Ba là, một số cán bộ, công chức cấp xã nhận thức chưa đúng về đào tạo, còn ngại học tập, phấn đấu, thiếu rèn luyện tu dưỡng hoặc coi trọng bằng cấp. Bốn là, đội ngũ giảng viên năng lực còn hạn chế, nội dung và chương trình đào tạo chưa phù hợp. Năm là, công tác quy hoạch cán bộ chưa rõ ràng, chưa thực hiện đầy đủ các nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo công chức hành chính cấp xã. Sáu là, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hàng năm còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức. 68 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CCHC CẤP XÃ (PHƯỜNG) TẠI TỈNH NINH BÌNH 3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc; tập trung trí tuệ, nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề: nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phát triển mạnh mẽ văn hóa, giáo dục, không ngừng chăm lo đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường quốc phòng địa phương; cũng cố vững chắc hệ thống chính trị; xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng Bằng sông Hồng. Các chỉ tiêu cụ thể như sau: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm 14%. GDP bình quân đầu người đạt 50.000 triệu đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm: Công nghiệp - xây dựng tăng 15%/năm, dịch vụ tăng 19%/năm, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,5%/năm; kim ngạch xuất khẩu đến năm cuối nhiệm kỳ đạt 300 triệu USD; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đến năm cuối nhiệm kỳ đạt 4.200 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 48%, dịch vụ 42%, nông, lâm nghiệp, thủy sản 10%; tỷ lệ xã được công nhận nông thôn mới đến năm cuối nhiệm kỳ : 20% trở lên; tạo việc làm cho 20 nghìn lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 40%, cơ Thang Long University Libraty 69 cấu lao động: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 10%, Công nghiệp - xây dựng 48%, dịch vụ 42%; tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 20%. Trên cơ sở những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới, cùng với tình hình hiện tại với những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập đòi hỏi tỉnh Ninh Bình phải triển khai toàn diện và đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó giải pháp hàng đầu là tăng cường hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao, hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 3.1.2. Mục tiêu đào tạo CCHC cấp xã trong thời gian tới Mục tiêu chung của tỉnh Ninh Bình trên lĩnh vực đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp xã là xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức cấp xã nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Gồm 04 mục tiêu cụ thể như sau: - 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; - 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; - 95% công chức cấp xã vùng đô thị, đồng bằng, 90% công chức cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; - 70 đến 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm . 3.1.3. Một số nguyên tắc khi đào tạo công chức hành chính Một là, đào tạo cán bộ, công chức phải đảm bảo các quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Hai là, đảm bảo đào tạo theo nhu cầu, đảm bảo hiệu quả thực tế. Cần 70 căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và nhu cầu xây dựng, phát triển nhân lực của đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp. Ba là, đào tạo bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TẠI TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1. Xác định đúng nhu cầu đào tạo Việc xác định nhu cầu đào tạo cần dựa trên quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở khảo sát nhu cầu và đặc thù vùng, miền của cán bộ, công chức cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp huyện cần tiến hành rà soát, đánh giá đúng đội ngũ công chức hành chính cấp xã và công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua. Cần rà soát về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ đối với công chức hành chính cấp xã; đồng thời phải tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức hành chính cấp xã. Từ đó xác định đúng nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng năm và cả nhiệm kỳ. Hàng năm, công chức phải đăng ký trước nội dung cần được đào tạo trình Sở Nội vụ để đưa vào kế hoạch đào tạo chung của tỉnh. Công chức trong quy hoạch phải được đào tạo qua khóa bồi dưỡng kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm. Chấm dứt tình trạng nợ chứng chỉ sau khi bổ nhiệm. Tăng thêm biên chế cho phòng đào tạo - Sở Nội vụ. Đảm bảo khối lượng công việc phù hợp với từng cán bộ, công chức. Từ đó sẽ tăng hiệu quả xác định nhu cầu về đào tạo, tổ chức thực hiện đào tạo. 3.2.2. Xác định đúng đối tượng cần đào tạo, thời gian đào tạo Đối tượng đào tạo là công chức đang công tác tại các phường, xã; các xã, phường cần phải căn cứ vào định hướng phát triển của địa phương và thực Thang Long University Libraty 71 trạng nguồn nhân lực hiện tại, quy hoạch cán bộ nguồn để làm cơ sở xác định mục tiêu đào tạo cho công chức trong những năm tiếp theo. Từ đó xác định công chức ở bộ phận nào cần được đào tạo và đào tạo nội dung gì dựa vào bảng phân tích công việc và tiêu chuẩn quy định cụ thể của từng vị trí, chức danh công việc của từng công chức. Muốn làm được điều này cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính cấp xã, phường. Đồng thời cần xác định thời gian đào tạo phù hợp với từng chương trình đào tạo. Cụ thể như sau: - Đào tạo ngắn hạn: Với loại hình đào tạo này nên tập trung bồi dưỡng các kỹ năng xử lý, giải quyết công việc, các tình huống phát sinh trong quản lý nhà nước tại các xã phường. Về thời gian 05 ngày/lớp; nên áp dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm, tăng cường sự tham gia của người học thông qua việc sử dụng các kỹ thuật trong quá trình tập huấn như phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm, đóng vai xử lý tình huống, ... - Đào tạo thời gian từ 03 tháng đến dưới 1 năm Nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ để làm tốt hơn công việc hiện tại và tăng cường khả năng tư duy. Loại hình đào tạo này nên áp dụng cho công chức văn phòng - thống kê, tài chính - kế toán, địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch - Đào tạo trên 01 năm Hình thức này áp dụng cho công chức có nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, chính trị. 3.2.3. Xác định đúng kiến thức, kỹ năng cần đào tạo Đối với công chức hành chính cấp xã, phường: kiến thức về quản lý nhà 72 nước, kiến thức về chính trị, ngoại ngữ, tin học là cần thiết và bắt buộc. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn trong thời kỳ hội nhập là cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay còn tình trạng một số công chức được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn nhưng không phù hợp với chức danh công việc hiện tại, học chỉ để mục đích nâng lương, chuyển ngạch: ví dụ công chức tư pháp - hộ tịch học đại học ngành chăn nuôi, công chức trưởng công an xã học đại học ngành quản trị kinh doanh ... Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, tránh tình trạng lãng phí thời gian và kinh phí nhà nước, cần tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của cán bộ công chức cấp xã về kiến thức, kỹ năng cần đào tạo để cán bộ, công chức hành chính cấp xã chủ động đăng ký đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho phù hợp với công việc hiện tại; đồng thời cần quản lý chặt việc cử cán bộ tham gia nâng cao trình độ chuyên môn, chỉ cử cán bộ đi học khi kiến thức chuyên môn đăng ký phù hợp với chức danh công chức cấp xã. Cụ thể như sau: - Công chức Tài chính - Kế toán: ngành Tài chính; Kế toán; Tài chính ngân hàng. - Công chức Tư pháp - Hộ tịch: ngành Luật, Hành chính học. - Công chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường (đối với xã) phụ trách công tác địa chính: ngành Địa chính, Quản lý đất đai, Đo đạc bản đồ, Trắc địa. - Công chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường (đối với xã) phụ trách công tác xây dựng, giao thông, đô thị và môi trường đối với phường, thị trấn hoặc nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy Thang Long University Libraty 73 lợi và môi trường đối với xã: ngành Xây dựng, Nông nghiệp, Môi trường, Giao thông, Thủy lợi. - Công chức Văn phòng - Thống kê: ngành Văn thư - Lưu trữ, Hành chính, Luật, xã hội học, Việt nam học, Thống kê, Công nghệ thông tin; Quản trị văn phòng, một số đại học ngành sư phạm chuyên ngành xã hội; ngành chính trị. - Công chức Văn hóa - Xã hội phụ trách công tác Văn hóa - Thông tin - Thể thao và công tác tôn giáo: ngành Quản lý Văn hóa - Thông tin, Văn hóa quần chúng, Văn hóa du lịch, Việt Nam học, Âm nhạc, Hội họa. - Công chức Văn hóa - Xã hội phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội: ngành Công tác xã hội, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng. - Công chức Trưởng Công an: ngành Công an, Luật, Hành chính. - Công chức Chỉ huy trưởng Quân sự: ngành Quân sự, Quốc phòng, Sĩ quan. 3.2.4. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã Cần biên soạn mới các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch đảm bảo không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng làm việc theo vị trí việc làm. 3.2.5. Tăng cường công tác đánh giá kết quả đào tạo 3.2.5.1. Tăng cường công tác giám sát đào tạo Cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát trong đào tạo, tránh tình trạng công chức tham gia học không nghiêm túc như đi học hộ, điểm danh hộ, không tham gia thường xuyên ... Muốn vậy cần có cơ chế bắt buộc và nghiêm khắc hơn đối với công chức tham gia khóa đào tạo, cần có những biện pháp xử lý cứng rắn đối với những trường hợp vi phạm Để tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của công chức, 74 cần phải quản lý chặt chẽ cán bộ được cử đi học, chấm dứt việc nợ bằng cấp, chứng chỉ trong việc đề bạt, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng trước, đào tạo sau. 3.2.5.2. Triển khai thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Gồm: - Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về tính phù hợp, tính khoa học, tính cân đối, tính ứng dụng và hình thức của chương trình. - Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng công chức về mục tiêu, phương pháp và thái độ học tập. - Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo. - Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo. 3.2.6. Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Cần tăng thêm biên chế cho phòng đào tạo - Sở Nội vụ và công chức chuyên trách làm quản lý đào tạo, bồi dưỡng tại phòng Nội vụ của 08 huyện, thành phố. Muốn vậy cần nghiên cứu tổ chức bố trí, sắp xếp hoặc tuyển dụng mới người có chuyên môn phù hợp để chuyên sâu thực hiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Cần cử cán bộ, công chức làm quản lý đào tạo, bồi dưỡng tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý (chú trọng kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, kỹ năng xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng phối hợp và tổ chức thanh kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng). Cần xây dựng đội ngũ giảng viên công tác tại Trường Chính trị tỉnh với cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn, được đào tạo bài bản, đã trải qua hoạt động thực tiễn, tận tâm với nghề, có năng khiếu giảng dạy và Thang Long University Libraty 75 năng lực nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, đáp ứng yêu cầu cao nhất về nội dung, chương trình và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đề ra. Ngoài ra, cần thu hút cán bộ, chuyên gia, doanh nhân, nhà khoa học nổi tiếng trên từng lĩnh vực tham gia giảng dạy. 3.2.7. Chuẩn bị kinh phí đào tạo Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã có sự quan tâm đặc biệt về đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo công chức cấp xã. Tuy nhiên so với yêu cầu thì còn nhiều hạn chế. Thực tế nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo cần bảo đảm bố trí đủ nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Muốn vậy cần: - Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí đào tạo cán bộ công chức cấp xã: tăng tỷ lệ đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện mục tiêu đào tạo công chức cấp xã đã đề ra. Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, từ các chương trình, dự án; lồng ghép các nguồn kinh phí để tăng nguồn kinh phí cho công tác đào tạo công chức trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng hàng năm các huyện, thành phố phải dành một phần chi ngân sách nhất định để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; ngân sách cấp tỉnh chỉ bổ sung cho một số địa phương có khó khăn. - Đầu tư ngân sách trung ương và địa phương để củng cố cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị dạy và học cho trường chính trị cấp tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đáp ứng tốt nhất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của địa phương quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 76 Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho công chức tham gia chương trình đào tạo, phần còn lại do chính công chức tự lo. Tuy nhiên một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế địa phương, cần bổ sung những quy định còn thiếu: nâng mức tiền ăn cho công chức cấp xã đi học từ 30.000 đồng/người/ngày (theo quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình) lên mức 50.000 đồng/người/ngày; quy định thêm mức chi phí đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho công chức từng khu vực. 3.2.8. Xây dưṇg cơ chế phối hơp̣ giữa các cơ quan chức năng thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu ̣quản lý với các cơ sở đào taọ, bồi dưỡng cán bô,̣ công chức cấp xã ở điạ phương Cần nghiên cứu cơ chế tạo ra sự thống nhất trong quản lý về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp xã, phường trong các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Cụ thể như sau: Tỉnh ủy quyết định các mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp xã. Các cấp ủy Đảng ở tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong các tổ chức về chủ trương, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính cấp xã. Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức gắn với quy hoạch bổ nhiệm và sử dụng cán bộ. Sở Nội vụ và phòng Nội vụ là cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục; trong rà soát nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Sở Nội vụ cần tăng cường phối Thang Long University Libraty 77 hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; phòng Nội vụ phối hợp với ban Tổ chức huyện, thành uỷ, phòng Tài chính, phòng Giáo dục triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm. 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Trung ương và nhà nước - Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về đào tạo, bồi dưỡng CCHC cấp xã (phường), trong đó chú trọng đến kinh phí hỗ trợ đào tạo cho công chức hành chính. - Chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng CCHC cấp xã (phường), tránh tình trạng trùng lặp nội dung đào tạo. 3.3.2. Đối với cấp tỉnh - Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của địa phương quy định về đào tạo, bồi dưỡng CCHC cấp xã (phường), trong đó chú trọng đến kinh phí hỗ trợ đào tạo cho công chức hành chính. - Thông báo tuyển dụng công chức công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao như tiến sỹ, thạc sỹ, sinh viên giỏi ...để tuyển dụng được công chức có chất lượng, giảm thời gian và kinh phí cho công tác đào tạo. 3.3.3. Đối với cấp huyện, xã - Cần lựa chọn đối tượng đào tạo đúng theo quy định. - Thực hiện quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ rõ ràng. 78 TÓM TẮT CHƯƠNG III Nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp xã là vấn đề cần được quan tâm ở tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc đào tạo cán bộ, công chức cấp xã, trong chương này, đề tài đã đề xuất các phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo CBCC trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý được xác định gồm: Một là, bám sát yêu cầu và đáp ứng nhiêṃ vu ̣phát triển kinh tế - xa ̃hôị ở điạ phương trong thời gian tới; Hai là, phải phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Ninh Bình chính quy, chuyên nghiệp; Ba là, tuân thủ đúng theo các nguyên tắc đào taọ, bồi dưỡng cán bô,̣ công chức cấp xã. Để thực hiện các phương hướng đó, các giải pháp đề xuất gồm: Một là, xác định đúng nhu cầu đào tạo. Hai là, xác định đúng đối tượng cần đào tạo và thời gian đào tạo. Ba là, xác định đúng kiến thức, kỹ năng cần đào tạo. Bốn là, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Năm là, tăng cường công tác đánh giá kết quả đào tạo, trong đó chú trọng đến việc tăng cường công tác giám sát đào tạo và công tác triển khai thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Sáu là, xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Bảy là, đảm bảo bố trí đủ nguồn ngân sách dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Tám là, xây dưṇg cơ chế phối hơp̣ giữa các cơ quan chức năng thưc̣ hiêṇ nhiêṃ vu ̣quản lý với các cơ sở đào taọ, bồi dưỡng cán bô,̣ công chức cấp xa ̃ ở điạ phương. Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ nhằm tạo hiệu ứng mạnh để nâng cao hiệu quả đào tạo CBCC cấp xã. Thang Long University Libraty 79 KẾT LUÂṆ Hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC đạt hiệu quả thì mới đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa có chuyên môn, năng lực, vừa có kỹ năng nghề nghiệp cao trong hoạt động thực tiễn, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Với mong muốn đươc̣ đóng góp những kiến thức đa ̃tích lũy đươc̣ trong quá trình hoc̣ tâp̣, nghiên cứu trong nhà trường vào trong hoaṭ đôṇg thưc̣ tiêñ đào tạo CBCC nhà nước, tác giả đa ̃lưạ choṇ và đa ̃rất cố gắng trong viêc̣ hoàn thành đề tài luâṇ văn tốt nghiêp̣, với tên: “Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp xã (phường) tại tỉnh Ninh Bình”. Dù còn có những khiếm khuyết nhất điṇh, nhưng luâṇ văn đã giải quyết đươc̣ đầy đủ muc̣ tiêu đăṭ ra, và đa ̃có những đóng góp mới sau đây: Thứ nhất, đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính cấp xã phường với các nội dung cơ bản như: khái niệm chung về cán bộ, công chức cấp xã, đặc điểm của công chức hành chính cấp xã phường; khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng và ý nghĩa của công tác này đối với tổ chức và đối với cán bộ, công chức; quy trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời cũng đưa ra kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Hà Tĩnh để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho tỉnh Ninh Bình. Thứ hai, bằng những số liêụ thu thâp̣ từ thưc̣ tế, nghiên cứu đa ̃phân tích, đánh giá môṭ cách khách quan và chỉ rõ thưc̣ traṇg, nêu lên được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động đào tạo, 80 bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh địa phương. Thứ ba, dưạ trên những luâṇ cứ khoa hoc̣ và những đúc rút thưc̣ tiêñ, nghiên cứu đã đề xuất môṭ số giải pháp nhằm nâng cao hiêụ quả trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Ninh Bình. Tóm lại, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã là một vấn đề cần được quan tâm và đầu tư. Với những kết quả nghiên cứu bước đầu, hy vọng những giải pháp đề xuất trong Luận văn này sẽ là những khuyến nghị, tài liệu tham khảo giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở tỉnh Ninh Bình ngày một hoàn thiện. Do điều kiêṇ thời gian haṇ hep̣ và mức đô ̣đầy đủ của nguồn số liêụ thu thâp̣ đươc̣, nên những kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ là những kết quả bước đầu, những đóng góp là khiêm tốn so với kỳ voṇg của tác giả. Những giải pháp đươc̣ đưa ra là những gơị ý tham khảo cần đươc̣ tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn./. Thang Long University Libraty 81 DANH MỤC CÁC TÀI TIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội vụ (2014), Công văn số 4524/BNV-ĐT ngày 27/10/2014 về việc hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Đà Nẵng. 2. Bộ Nội vụ (2011), Tài liệu Hội nghị Tổng kết 5 năm (2006-2010) thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg và triển khai Quyết định số 1374/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, Đà Nẵng. 3. Chính phủ (2003), Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, Hà Nội. 4. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 5. Chính phủ (2010), Nghi ̣điṇh số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào taọ, bồi dưỡng công chức quy điṇh muc̣ tiêu đào taọ, bồi dưỡng cán bô,̣ công chức, Hà Nội. 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về Quy chế công chức, Hà Nội. 7. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2003), Nghị quyết số 31/NQ- HĐND ban hành Quy định chính sách khuyến khích tài năng và thu hút cán bộ, công chức có trình độ cao, Ninh Bình. 8. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2007), Nghị quyết số 23/2007/NQ-HĐND ngày 22/8/2007 về việc phê duyệt Đề án đào tạo sau đại học, Ninh Bình. 9. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010), Nghị quyết số 35/NQ- HĐND ngày 24/12/2010 phê duyệt Đề án số 10/ĐA-UBND ngày 18/11/2010 82 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, Ninh Bình. 10. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 về cán bộ, công chức, Hà Nội. 11. Lê Thị Bích Hạnh (2011), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Phú Yên, Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 12. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực (2013), NXB ĐH kinh tế quốc dân. 13. Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự (2007), NXB Lao động – Xã hội. 14. Ngô Kim Thanh, Giáo trình Quản trị chiến lược (2009), NXB ĐH kinh tế quốc dân. 15. Nguyễn Thắng Trí, 2013, Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan Việt Nam. 16. Nguyễn Đức Vụ, 2013, Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tại tỉnh Ninh Bình. 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức, Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội. 18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật cán bộ, công chức, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. 19. Sở Nội vụ Thừa thiên Huế, Nhìn lại 5 năm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của tỉnh Thừa Thiên Huế. 20. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2012), Báo cáo số 694/SNV-CCHC&ĐT ngày 15/8/2012 của về số lượng, chất lượng công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ của tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. Thang Long University Libraty 83 21. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2013), Báo cáo số 13/BC-SNV ngày 24/02/2013 về việc sơ kết 3 năm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Ninh Bình. 22. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2013), Báo cáo số 106/BC-SNV ngày 06/12/2013 về kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2013, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2014, Ninh Bình. 23. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2009), Báo cáo số 15/BC-SNV ngày 18/02/2009 về sơ kết quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2006-2010, Ninh Bình. 24. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2013), Báo cáo số 67/BC-SNV ngày 31/12/1013 về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 25. Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình (2013), Báo cáo số 121/BC-SNV ngày 31/12/2013 về sơ kết quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, giai đoạn 2011-2015, Ninh Bình. 26. Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực (2006), NXB Thống kê. 27. Trần Thu Vân, 2011, Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp phường (xã) tại thành phố Đà Nẵng. 28. Trần Văn Thanh, 2012, Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp phường (xã) thành phố Quy Nhơn. 29. Tạp chí Tổ chức Nhà nước (2011), Tài liệu Hội thảo về giải pháp và kinh nghiệm thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, Ninh Bình. 30. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2003), Quyết định số 324/2003/QĐ-UBND ngày 04/3/2003 về việc ban hành Quy định về chính 84 sách khuyến khích tài năng, đào tạo, thu hút cán bộ, công chức có trình độ cao, Ninh Bình. 31. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2006), Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 25/7/2006 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010, Ninh Bình. 32. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2007), Quyết định số 2171/2007/QĐ-UBND ngày 14/9/2007 về việc ban hành Đề án Đào tạo sau đại học cho cán bộ lãnh đạo quản lý và đối tượng dự nguồn giai đoạn 2007- 2015, Ninh Bình. 33. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2008), Quyết định số 2196/2008/QĐ-UBND ngày 03/12/2008 về bổ sung Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 34. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2011), Quyết định số 811/QĐ- UBND ngày 07/11/2011 về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, Ninh Bình. 35. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2012), Quyết định số 25/2012/QĐ- UBND ngày 23/10/2012 ban hành Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 36. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2012), Quyết định số 938/QĐ- UBND ngày 22/11/2012 về việc điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 37. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2007), Quyết định số 2645/2007/QĐ-UBND ngày 16/11/2007 ban hành Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 38. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2008), Quyết định số 1248/2008/QĐ-UBND ngày 25/6/2008 ban hành Quy định về phân công, Thang Long University Libraty 85 phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 39. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998, Hà Nội. 40. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 1998, Hà Nội. 41. Viện ngôn ngữ học (2001), từ điển tiếng việt, nxb Đà Nẵng, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45_7281_0121.pdf
Luận văn liên quan