Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định

Đe đáp ứng được mục tiêu, định hướng phát triển của Bệnh viện các hoạt động thu, chi tài chính diễn ra nhiều hơn, nhu cầu tự chủ về các hoạt động thu, chi tài chính cao hơn và hoàn thành mục tiêu phát triển đã đề ra của ngành Y tế, Bệnh viện cần phải nỗ lực hơn trong việc hoàn thiện công tác kế toán nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính hiện có tại Bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với kết quả nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn như sau: - Một là, luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghiệp có thu nói riêng. - Hai là, trên cơ sở lý luận, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác kế toán, quản lý tài chính tại Bệnh viện. Qua nghiên cứu, khảo sát, tác giả nhận thấy công tác kế toán tại Bệnh viện mặc dù đáp ứng được yêu cầu chung về cung cấp thông tin tài chính một cách trung thực, khách quan nhưng để cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý thì Bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu như hiện nay. Từ kết quả đó tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá mặt đạt được và hạn chế trong công tác kế toán của Bệnh viện. - Ba là, luận văn nêu ra những mục tiêu, định hướng, nguyên tắc hoàn thiện để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện. Với những nội dung và đề xuất đã trình bày trong toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn được góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện. Tuy nhiên, nội dung của luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp để nâng cao sự hiểu biết và hoàn thiện nội dung của luận văn./.

docx25 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẤNG PHẠM VIỆT LINH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Ke toán Mã số : 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nắng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRÀN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN MẠNH TOÀN Phản biện 2: TS. VĂN THỊ THÁI THU Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nằng vào ngày 26 tháng 3 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trưng tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nang Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nằng MỞ ĐÀU Tính cấp thiết của đề tài Đe nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, của cải xã hội của quốc gia thì việc áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong công tác quản lý, điều hành ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị Nhà nước nói chung, cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập có thu nói riêng là yeu to then chốt. Quản lý nguồn nhân lực và tài chính trong một đơn vị sự nghiệp có thu đạt hiệu quả cao là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần vào sự thành công trong công tác quản lý của Nhà nước. Để đạt được điều này, cần có một bộ máy quản lý kế toán hoạt động hiệu quả cao và tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán sẽ giúp cho đơn vị có được bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, tăng hiệu suất quản lý của đơn vị. Mặt khác, hiện nay trong tình hình lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế, mức thu viện phí tăng cao, chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tăng không tương xứng với mức thu viện phí, các bệnh viện buộc phải có những giải pháp tổng thể nhằm giảm thiểu những hạn chế, thiếu sót, lãng phí trong việc sử dụng nguồn nhân lực, tài chính để nâng cao chất lượng dịch vụ càng cao. Để nâng cao chất lượng công tác kế toán, nhu cầu nghiên cứu, hoàn thiện công tác kế toán là một trong những nội dung cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, kinh phí của Bệnh viện. Do vậy, việc chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” có ý nghĩa lớn và cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua tổng hợp lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu, luận văn tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, qua đó hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán hoạt động thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định Phạm vi nghiên cứu: Luận văn không nghiên cứu công tác kế toán trong đầu tư xây dựng cơ bản vì phần hành kế toán này được theo dõi, hạch toán theo hệ thống riêng, độc lập công tác kế toán hoạt động thường xuyên. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để giải quyết các mục tiêu đặt ra. Cụ thể hơn, trên cơ sở các tài liệu, văn bản về chế độ tài chính, kế toán được qui định cho bệnh viện; luận văn đã xem xét, đối chiếu giữa thực tiễn công tác kế toán vơi các cơ sở qui định của nhà nước để nhận diện những bất cập trong công tác kế toán tại Bệnh viện. Ngoài ra, các phỏng vấn sâu đối với giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên kế toán chính ở các phần hành đã bổ sung những đánh giá của tác giả. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận Luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1-CỞ sở lý luận về công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu Chương 2- Thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định. Chương 3- Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG1 Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KÉ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ sự NGHIỆP CÓ THU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ sự NGHIỆP CÓ THU Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu Khái niệm Là đơn vị được Nhà nước thành lập để cung cấp các dịch vụ công, hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao... và có nguồn thu trực tiếp từ các đối tượng sử dụng dịch vụ công đó. Đặc điểm Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật qui định về ngành nghề, lĩhh vực chuyên môn và chịu sự điều tiết của cơ quan quản lý cấp trên. Sử dụng tài sản công như là một yêu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, dịch vụ công cung ứng cho các đối tượng sử dụng. Hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận. Có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Phân loại, phân cấp quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu Phân loại Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ Phân cap quản lý tài chính + Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao. + Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III + Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiêp sử dụng ngân sách (Đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cap II giao dự toán ngân sách; + Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III: được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định. Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu Nguồn kinh phí hoạt động Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ; Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật; Nguồn khác: Nội dung chi Chi thường xuyên Chi không thường xuyên Tính tự chủ tài chính Tự chủ nguồn thu, mức thu Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm Sử dụng các quỹ Lập, chấp hành, quyết toán tài chính Để đạt được những mục tiêu trên, công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu phải thực hiện những công việc sau: Công tác lập dự toán thu chi Lập dự toán thu chi là khâu đầu của một chu trình quản lý tài chính, đây là căn cứ quan trọng cho việc thực hiện và kiểm soát thu - chi, đảm bảo cân đối và phù hợp giữa các nguồn kinh phí. Công tác chấp hành dự toán thu chi Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Công tác quyết toán thu chi Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về việc chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Tóm lại, ba khâu công việc trong quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu luôn có quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DƠN VỊ sự NGHIỆP CÓ THU Tổ chức bộ máy kế toán TỔ chức bổ nhiệm Kế toán trưởng, quy định vai trò và quyền hạn của Ke toán trưởng Ke toán trưởng là chức danh nghề nghiệp được Nhà nước qui định. Ke toán trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ công tác hạch toán trong đom vị. Xuất phát từ vai hò kế toán trong công tác quản lý nên Ke toán trưởng có vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của đom vị. Ke toán trưởng không chỉ là người tham mưu mà còn là người kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của đom vị. Kế toán trưởng sẽ thực hiện phân công công việc và trách nhiệm cho các kế toán viên Ke toán vốn bằng tiền Ke toán vật tư, tài sản Ke toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ Ke toán các khoản chi Ke toán các khoản thu Ke toán thanh toán Ke toán tổng hợp Các phần hành kế toán khác còn lại. Xây dựng kế hoạch công tác cho phòng kế toán Xây dựng kế hoạch công tác là biện pháp quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện các phần hành kế toán được trôi chảy, qua đó sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện và điều chỉnh, phối hợp công việc một cách nhanh chóng để tăng cường được năng suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán. Tổ chức lập chứng từ, tài khoản, ghi sổ và lập các báo cáo kế toán Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Tổ chức hệ thống tài khoản Lựa chọn sổ kế toán Lập báo cáo tài chính Trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán Việc trang bị các phương tiện làm việc, thiết bị tính toán hiện đại giúp cho việc xử lý số liệu của kế toán trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được nhiều công sức. Hiện nay việc tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý thông tin và cung cấp thông tin được nhanh chóng, thuận lợi, mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán một cách đáng kể, tạo cơ sở để tiến hành tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổ chức kiểm tra kế toán Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của đơn vị. Nhiệm vụ của kiểm tra kế toán Kiểm tra tính chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời đầy đủ, trung thực, rõ ràng. Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách, thu chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại tài sản, vật tư và vốn bằng tiền; phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ quy định. Yêu cầu của việc kiểm tra kế toán Thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra. Các kết luận phải kiểm tra rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu với chế độ kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành. Phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan tổng hợp kết quả kiểm tra; những kinh nghiệm tốt về công tác kiểm tra kế toán, cũng như các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về chế độ ké toán và chính sách, chế độ kinh tế tài chính. Các đơn vị được kiểm tra phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong thời gian quy định các kiến nghị của cơ quan kiểm tra về việc sửa chữa những thiếu sót đã được phát hiện qua kiểm tra kế toán. Hình thức kiểm tra kế toán Bao gồm hình thức kiểm tra thường kỳ và kiểm tra bất thường. Nội dung kiểm tra kế toán Kiểm tra việc lập, thu thập và xử lý chứng từ kế toán; Kiểm tra việc áp dụng và ghi chép các tài khoản kế toán; Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ và khóa sổ kế toán; Kiểm tra việc lập BCTC, phân tích nộp và sử dụng BCTC; Kiểm tra việc thực hiện kiểm kê tài sản thường xuyên hoặc đột xuất theo quy định của Nhà nước và lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán; Kiểm tra việc chấp hành các quy định, chế độ về tài chính của Nhà nước và theo quy chế nội bộ của đơn vị; Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, phân công công việc, quan hệ công tác và mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận chức năng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung Chương 1 hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý tài chính và công tác tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Việc tổ chức tốt công tác kế toán là công cụ hữu hiệu nhằm cung cấp thông tin kế toán đứng đắn, chính xác, kịp thời để lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị được giao. Nội dung chương này đề cấp đến hai nội dung: Một là, khái quát tổng quan về đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu. Mô tả đặc điểm, tính chất các nguồn kinh phí cũng như việc sử dụng các nguồn kinh phí. Khái quát các hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Hai là, xuất phát từ đặc điểm hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, khái quát công tác tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khâu tổ chức bộ máy kế toán, phân công kế toán, Tổ chức thông tin kế toán, tỏ chức trang bị các trang bị, thiết bị cho công tác kế toán và công tác kiểm tra tài chính, kế toán. CHƯƠNG2 THựC TRẠNG CÔNG TÁC KÉ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH Quá trình hình thành và phát triển Từ bệnh xá đầu tiên 20 giường, chưa đến 10 biên chế được thành lập tháng 4/1961 tại vùng cao Hà Tiên, Vmh Thạnh mang mật danh H8, qua nhiều năm hoạt động và trưởng thành với nhiều mật danh, hơn 10 lần di chuyển vị trí khác nhau do chiến tranh và yêu cầu của nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Đốn năm 1969, bệnh xá tỉnh thực hiện xây mới bệnh viện tỉnh, quy mô 100 giường tại làng 01 (Nước Khỉ, xã Tukoron, Vĩnh Thạnh); gần đường giao liên tỏa xuống các huyện phía Bắc tỉnh. Năm 1972, Bệnh viện chuyển xuống thấp tại xã Bok Bang (làng N4, gần suối Tà Mao). Đầu năm 1973. Sau ngày kí hiệp định Paris bệnh viện chuyển xuống đồng bằng, thôn Nghĩa Điền, xã Ân Nghĩa, Huyện Hoài Ân đến tháng 4/1975 về tiếp quản Trung tâm y tế toànkhoa Quy Nhơn của chính quyền Sài Gòn và mang tên Bệnh viên Đa khoa tỉnh Nghĩa Bình. Đen tháng 6/1989, tỉnh lại được tách ra thành hai tỉnh Bình Định, Quãng Ngãi, nên đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định được chính phủ đưa vào quy hoạch là một bệnh viện vùng theo Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg ngày 30 /6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Tổ chức bộ máy quản lý Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện được mô tả qua sơ đồ như sau: Khoa I âm Sàn I lanh <~hmh Ngọai Thần kinh Cột sống Sff đồ 2.1- Tổ chức bộ máy quản lỷ Bệnh viện Phòng Chức năng Klem soát nhiễm khuẩn Khoa Dược Dinh dưỡng Chuẩn đoán hĩnh ảnh Huyết hoc Nôi thân - Lọc Ngoại chấn thương - Bỏng Ngoai tống Bệnh viện tổ chức bộ máy thành 3 khối: khối hậu cần, khối lâm sàng và khối cận lâm sàng. Tỗ chức bộ máy kế toán Phòng Tài chính Ke toán là một trong những phòng chức năng của Bệnh viện thuộc khối hậu cần có chức năng tham muu trong công tác quản lý tài chính - kế toán của Bệnh viện. Trên cơ sở quy mô hoạt động cung cấp dịch vụ y tế cũnh như đặc điểm tài chính, Bệnh viện đã tổ chức bộ máy kế toán và phân công nhiệm vụ thực hiện như sau: Tổng số cán bộ, viên chức, nhân viên: 52 nhân viên. Trong đó, có 29 biên chế, còn lại là hợp đồng. Trình độ chuyên môn: Đại học: 22, Cao đẳng: 03, Trung học: 27 Chức năng Phòng Tài chính kế toán của Bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện. Nhiệm vụ Lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Bệnh viện. Tổ chức hạch toán kế toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ hoạt động cung cấp dịch vụ y tế của Bệnh viện; tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu, chi theo quy định; xây dựng và thực hiện khoán chi; xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán của bệnh viện... Tổ chức công tác kế toán Bệnh viện hiện có 03 Phó trưởng Phòng, trong đó, 01 Phó trưởng Phòng (kế toán trưởng - trong giai đoạn chờ bổ nhiệm Trưởng phòng) phụ trách chung công tác tài chính kế toán và phân công công tác cho 02 Phó trưởng Phòng còn lại. Lãnh đạo Phòng Tài chính Ke toán quản lý trực tiếp đến các Tổ trưởng và kế toán viên ở các bộ phận trên cơ sở phân công theo dõi, quản lý từng lãnh đạo Phòng theo từng nhóm mảng công việc. ĐẶC ĐIỂM Cơ CHÉ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH Bệnh viện là đơn vị dự toán cấp III, hàng năm nhận dự toán từ Sở Y tế quyết định phân bổ. Tất các khoản thu, chi ngân sách nhà nước (bao gồm các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước ví dụ như viện phí) đều được phản ánh qua Kho bạc nhà nước. Riêng đối với các khoản thu, chi từ hoạt động xã hội hóa được hình thành từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân được phản ánh một phần qua Kho bạc nhà nước (tài khoản tiền gửi) và ngân hàng. Đặc điểm về nguồn thu Được hình thành từ các nguồn kinh phí như sau: Ngân sách Nhà nước cap hàng năm Thu viện phí và bảo hiểm y tế Thu từ viện trợ và hoạt động dịch vụ khác Bảng 2.1. Nguồn thu qua các năm 2011,2012,2013 Nội dung Thực hiện Năm 2011 Năm 2012 UTH Năm 2013 Tống thu 273.948 311.420 363.125 I. Số thu ngân sách nhà nước cấp 50.547 76543 87.654 II. Số thu được đế lại chi quản lý qua NSNN 132.968 134.943 161.805 1. Thu viện phí 54.190 63.243 79.350 2 Thu BHYT 78.778 71.700 82.455 III. Thu từ các hoạt động dịch vụ khác 90.433 99.934 113.666 1. Dịch vụ cung cấp phòng theo yêu cầu 4.942 5.683 6.706 2. Dịch vụ phẫu thuật theo yêu cầu 4 167 5.042 5.697 Nội dung Thực hiện Năm 2011 Năm 2012 UTH Năm 2013 3. Hoạt động xã hội hóa 41.333 44.226 49.533 4. Hoạt động nhà thuốc 22.995 25.639 30.254 5. Hoạt động nhà trọ 67 78 112 6. Dịch vụ khám ngoài giờ 4 3 17 7. Dịch vụ căn tin 6.721 7.595 8.582 8. Dịch vụ cho thuê xe vận chuyển bệnh nhân 1.728 1.981 2.223 9. Dịch vụ quầy tạp hóa 8.476 9.687 10.542 * TÝ TRỌNG CÁC NGUÔN THU 100 100 100 I. Số thu ngân sách nhà nước cấp 18,5 24,6 24,1 II. Số thu được đế lại chi quản lý qua NSNN 48,5 43,3 44,6 III. Thu từ các hoạt động dịch vụ khác 33,0 32,1 31,3 2.2.2. Đặc điểm về quản lý chi a. Quản lý tiền mặt Quản Ịỷ theo các nhóm chỉ: (phân loại theo hệ thống mục lục NSNN) Nhóm 1: Chi cho con người Nhóm 2: Chi chuyên môn nghiệp vụ Nhóm 3: Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ Nhóm 4: Chi quản lý hành chính và chi thường xuyên khác Quản lý các nguồn kỉnh phí Công tác quản lý tài sản Công tác quản lý - Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọi nguồn theo quy định đều phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và đảm bảo các thủ tục cần thiết về đấu thầu, chọn thầu xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định. Việc sử dụng vật tư, tài sản của bệnh viện căn cứ theo định mức. Tài sản được giao trách nhiệm quản lý tới giám đốc, trưởng khoa, trưởng phòng và cá nhân, bảo dưỡng định kỳ theo quy định kỹ thuật bệnh viện. Tài sản cố định mang ra khỏi bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ phải có ý kiến đồng ý của giám đốc. Tài sản cố định và vật rẻ tiền mau hỏng của bệnh viện khi thanh lý, nhượng bán thực hiện theo chế độ quản lý công sản của Nhà nước. Trường hợp cần điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác phải xin ý kiên của cấp trên và cơ quan quản lý công sản bệnh viện không được tùy tiện cho nơi khác. Các vật tư kỹ thuật và vật tư chuyên dùng, thuốc, máu, dịch truyền sau khi mua, tiếp nhận phải nhập kho. Vật tư nào chưa có giá phải tổ chức hội đồng đánh giá. Khi xuất kho phải có lệnh của giám đốc bệnh viện hoặc người được ủy quyền. Thủ kho phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý kho, chịu trách nhiệm bồi thường nếu mất, thiếu hụt vật tư, tài sản và các trách nhiệm pháp luật khác theo quy định. Vật tư, tài sản, đất đai, công nghệ ... của bệnh viện đem góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (nếu có) phải được cấp có thầm quyền phê duyệt và xác định về giá trị. Công tác hoạch toán Bệnh viện chỉ theo dõi hạch toán thành 02 mảng như sau: Nhóm tài sản phục vụ khám chữa bệnh chung, có nguồn gốc hình thành từ NSNN được hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Nhóm tài sản phục vụ khám chữa bệnh chung, có nguồn gốc hình thành từ nguồn XHH hay dịch vụ khác mang tính chất kinh doanh được hạch toán nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại. Công tác lập, chấp hành, quyết toán tài chính hàng năm Bước 1 - Lập dự toán Bước 2 - Chấp hành, tổ chức, thực hiện dự toán Bước 3 - Quyết toán thu, chỉ và xử lý chênh lệch thu - chi TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH 2.3.1. Tổ chức công tác kế toán theo quy trình xử lý thông tin a. Tổ chức chứng từ kế toán Hình 2.4- Quy trình luân chuyển chứng từ ở Bệnh viện Bước 1: Tổ chức lập chứng từ Bước 2: Tổ chức kiểm tra chứng từ Bước 3: Tổ chức sử dụng chứng từ cho việc ghi sổ kế toán Bước 4: Tổ chức bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng từ kế toán Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán -Tài khoản tiền gửi ngân hàng, Kho bạc nhà nước - Tài khoản TSCĐ hữu hình -Tài khoản phải trả khác -Tài khoản nguồn kinh phí hoạt động -Tài khoản thu -Tài khoản thu hoạt động sản xuất, kinh doanh -Tài khoản chi hoạt động sản xuất, kinh doanh -Tài khoản chi hoạt động thường xuyên Tổ chức hệ thong sổ kế toán Tổ chức hệ thống báo cáo tài chinh Trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán Mục đích yêu cầu đặt ra Việc trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán hiện đại giúp cho việc xử lý số liệu của kế toán trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được nhiều công sức. Hiện nay việc tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý thông tin và cung cấp thông tin được nhanh chóng, thuận lợi, mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán một cách đáng kể, tạo cơ sở để tiến hành tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tình hình thực hiện Bệnh viện đã ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện chia thành 3 nhóm quản lý lớn như sau: (Quản lý chuyên môn; Quản lý tổ chức bệnh viện và Quản lý báo cáo thống kê). Các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế của bệnh viện qua các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, và các bộ phận gián tiếp khác, các thông tin được tổng hợp, thống kê và phả ánh trên các phân hệ báo cáo về quản lý nhân sự, tài sản, tài chính, BHYT, hành chính, dược,... Công tác kiểm tra tài chính, kế toán a. Kiểm soát nội bộ về tài chính, kế toán của Bệnh viện Bệnh viện đã thực hiện phân công cho Phòng Tài chính - Ke hoạch, trong đó, phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng kế toán viên, lãnh đạo kế toán phải tự chịu trách nhiệm trong việc kiểm Ưa tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị đảm bảo các nguyên tắc thận trọng, trung thực và khách quan. Phân công công việc tài chính, kế toán cho từng người đảm bảo theo quy định phân công, phân nhiệm, bất kiêm nhiệm. Bệnh viện xây dựng kế hoạch tự kiểm ứa, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán cụ thể cho các khoan, phòng ban. b. Kiểm tài chỉnh, kế toán của cơ quan cấp trên Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm của Sở Y tế. Kiểm tra đột xuất Hên ngành khi có quyết định của cấp có thẩm quyền. Định kỳ, sau cuối, năm, sau khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu số liệu của Bệnh viện, Phòng Tài chính - Ke toán tổng hợp lập báo cáo quý, năm và các hồ sơ khác liên quan cho Sở Y tế. Quy trình kiểm tra và báo cáo kết quả như sau: (1) <2) Sơ đồ 2.7 - Quy trình kiểm tra kế toán ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BỆNH VIỆN Đánh giá những mặt tích cực đã đạt được Công tác tổ chức bộ máy kế toán Hệ thong thông tin kế toán Trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán Kiểm tra tài chính, kế toán Những mặt tồn tại và vướng mắc Công tác quản lý tài chính Công tác kế toán KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện, có thể nhận thấy trong quá trình hoạt động, tổ chức kế toán tại Bệnh viện đã cơ bản cung cấp thông tin tài chính trung thực và có tác động tích cực đến công tác quản lý tài chính đến đơn vị. Các nội dung nghiên cứu Chương này đi sâu nghiên cứu đặc điểm tài chính của Bệnh viện. Nghiên cứu công tác tổ chức thông tin kế toán qua các khâu từ tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức sổ kế toán, tổ chức báo cáo tài chính và trang thiết bị máy móc, tính toán kế toán. Trên cơ sở thực trạng này, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác kế toán cần khắc phục để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của Bệnh viện trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả cao. Đây chính là nền tảng cơ sở để tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán Bệnh viện tại chương tiếp theo. CHƯƠNG3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH TÍNH CẦN THIẾT, CẤP THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KÉ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN Mục tiêu Tập trung sử dụng các nguồn lực con người, tài chính, tài sản, vật chất, ... nhằm phát huy được tối đa hiệu quả, tiết kiệm. Tổ chức tốt công tác kế toán để cung cấp thông tin tin cậy, đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm kiểm soát có hiệu quả các nguồn lực tài chính và huy động nguồn lực tài chính là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý toàn thể con người tham gia trong hoạt động quản lý tại Bệnh viện hiện nay. Để khắc phục các nhược điểm, tồn tại như đã nêu ở Chương 2 thì cần phải hoàn thiện công tác kê toán để đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Định hướng hoàn thiện Hoàn thiện công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm của Bệnh viện nhằm đáp ứng nâng cao hiệu quả chất lượng cung cấp dịch vụ y tế. Hoàn thiện công tác kế toán phải đuợc tiến hành ở tất cả các khâu ở các bộ phận khoa, phòng, tổ của bệnh viện theo nguyên tắc thống nhất, đồng bộ. Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán của Bệnh viện phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng, tiết kiệm chi phí, tính khả thi thực hiện theo thực trạng cụ thể hiện có của bệnh viện về cơ sở khám chữa bệnh và con người. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN Hoàn thiện công tác quản lý tài chính Quản lý chặt chẽ các nguồn thu viện phí, BHXH, ngân sách nhà nước cấp, đóng góp, viện trợ ... nhằm đảm bảo thực hiện được cơ chế tài chính đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập theo quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ. Qua đó, giá viện phí sẽ được tính thêm từ 20% đến 50% quỹ lương. Khi giá dịch vụ được tính đủ, bệnh viện không được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí để hoạt động sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán đối với người có thẻ BHYT và người bệnh không có thẻ BHYT chi trả. Hoàn thiện khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính bệnh viện Tăng cường nguồn thu từ NSNN Tăng cường huy động sự đóng góp của nhân dân Hoàn thiện quản lý thu, chi hoạt động xã hội hóa Bệnh viện cần đề ra bệnh pháp tổ chức, quản lý tốt, tiết kiệm, hiệu quả và công khai minh bạch nguồn thu, chi xã hội hóa này. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung Đe án XHH cho phù hợp, trong đó cần công khai minh bạch việc sử dụng các trang thiết bị được hình thành từ nguồn vốn XHH và tổ chức, thục hiện và phân loại, định lượng các chi phí trực tiếp, gián tiếp có liên quan đến hoạt động XHH. Hoàn thiện công tác kế toán a. Hoàn thiện công tác Chứng từ kế toán Một là, để có đầy đủ chứng từ làm căn cứ hạch toán, Bệnh viện sử dụng đầy đủ các mẫu biểu chứng từ theo quy định. Hai là, Đối với chứng từ quản lý thu, chi, CCDC, vật tư cần bổ sung thêm: Bổ sung cột Mã nhân viên; Bổ sung cột Mã vật tư trong Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; Bổ sung mẫu Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội chẩn đột xuất Ba là, để giảm bớt số lượng chứng từ sử dụng, đơn giản hóa thủ tục luân chuyển chứng từ, tăng khả năng liên kết thông tin giữa các khoa, phòng và bộ phận kế toán, giảm bớt thủ tục ký duyệt, Bệnh viện xây dựng, quản lý, khai thác thông tin trong các phân hệ của phần mềm quản lý bệnh viện hiệu quả nhằm giảm thời gian, con người tham gia. b. Hoàn thiện công tác theo dõi, hạch toán TSCĐ Đối với TSCĐ sử dụng chưng cho các hoạt động, không thể hạch toán trực tiếp giá trị hao mòn cho từng loại hoạt động, đầu năm Bệnh viện cần lập kế hoạch phân bổ giá tậ hao mòn TSCĐ làm căn cứ cho việc tính và phân bổ hao mòn TSCĐ - có thể tham khảo bảng tính sau: Đối với TSCĐ chưa tính đủ hao mòn, nếu trong năm không có biến động về nguyên giá thì giá trị hao mòn phân bổ mỗi tháng trong từng năm là giống nhau. Khi có biến động về TSCĐ, kế toán xác định biến động giá trị hao mòn TSCĐ theo nguyên tắc: TSCĐ đưa vào sử dựng, căn cứ vào kế hoạch phân bổ giá trị hao mòn TSCĐ tính cho hoạt động dịch vụ khám, chữa bệnh mang tính chất kinh doanh, hàng tháng kế toán ghi bút toán phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ tính vào chi phí của hoạt động này như sau: NợTK631 CÓTK431 (431.4) Có TK 333 Đồng thời, cuối năm ghi bút toán phản ánh tổng giá tri HMTSCĐ phân bổ cho hoạt động dịch vụ khám, chữa bệnh trong năm: Nợ TK 466 CÓTK214 Giá trị hao mòn còn lại sau khi đã tính cho hoạt động dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ được tính cho các hoạt động khác. Cuối năm, kế toán ghi bút toán phản ánh giá trị hao mòn phân bổ cho hoạt động khác (không bao gồm hoạt động khám, chữa bệnh dịch vụ) như sau : NỢTK466 CÓTK214 Việc phân bổ và hạch toán đúng hao mòn TSCĐ trong Bệnh viện giúp cho quá trình quản lý, sử dụng có hiệu quả TSCĐ khi các bệnh viện đang dần dần đa dạng hóa các hoạt động của mình. c. Hoàn thiện công tác sổ sách, báo cảo kế toán Sổ chi tiết các khoản thu SXKD, sổ chi tiết các khoản chi SXKD, Sổ chi tiết theo dõi nguồn vốn kinh doanh, sổ chi tiết theo dõi các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, sổ chi tiết thu chi các bộ phận được khoán chi ... Hệ thống số sách kế toán cần được thiết kế khoa học, hợp lý, tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu trên cơ sở áp dụng có hiệu quả ứng dụng CNTT. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách có vai trò quan trọng trong công tác đánh giá tình hình tài chính của Bệnh viện. Thực tế cho thấy, bên cạnh những điểm tích cực, hệ thống báo cáo tài chính vẫn còn những điểm hạn chế. Do đó để giúp lãnh đạo Bệnh viện nắm rõ tình hình hoạt động và kịp thời đưa ra những quyết định chính xác thì yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính. Hoàn thiện công tác Tổ chức bộ máy kế toán Phòng Ke toán trung tâm thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế tài chính có tính chất chung toàn Bệnh viện và các hoạt động kinh tế tài chính ở các bộ phận phụ thuộc hoạt động tập trung; thực hiện tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán phụ thuộc thuộc hoạt động phân tán như các khoa (khi thực hiện được cơ chế khoán chi toàn bộ chi phí) bộ phận các tổ thu viện phí, kho dược, XHH, dịch vụ khác và của toàn đơn vị. Trên cơ sở đó phòng kế toán trung tâm tổng hợp lập báo cáo cung cấp thông tin về toàn bộ công tác kế toán của Bệnh viện. Bộ phận kế toán của các bộ phận phụ thuộc hoạt động phân tán. Ớ một số Khoa thuộc nhóm các Khoa cận lâm sàng như Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa Hóa sinh... có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, có thể hoạt động tương đối độc lập với bệnh viện thì nên tiến hành tổ chức bộ phận kế toán riêng. Tổ chức cho các nhân viên kế toán ở các bộ phận phụ thuộc hoạt động tập trung. Hoàn thiện công tác trang bị thiết bị kế toán a. Xây dựng hệ thống các danh mục dùng chung: các danh mục dung chung như danh mục hoạt động điều trị khám chữa bệnh, thuốc, chi phí, nguồn kinh phí, và các danh mục dung chung khác. b. Tiến tới xây dựng một phần mềm quản lý thống nhất Quản lý thu chi của người bệnh theo đối tượng: Quản lý viện phí ngoại trú: Quản lý thu viện phí người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh: tiền khám bệnh; tiền cận lâm sàng; tiền phẫu thuật thủ thuật; tiền các dịch vụ điều tậ tại phòng khám, các chi phí chung,... Quản lý viện phí nội trú: Quản lý viện phí của người bệnh có thẻ BHYT: In hóa đơn, báo cáo cho phòng tài chính kế toán: Quản lý thông tin kế toán chưng cho toàn Bệnh viện: KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ thực tiễn về công tác kế toán tại Bệnh viện đã trình bày và phân tích, đánh giá ở Chương 2 của luận văn này, đã chỉ ra được ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán của Bệnh viện. Để khắc phục những tồn tại và đáp ứng được mục tiêu, định hướng phát triển của Bệnh viện, trong Chương 3 của luận văn đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Cụ thể: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán. Hoàn thiện thông tin kế toán. Đề xuất ứng dụng CNTT vào công tác quàn lý thông tin kế toán. Với những đề xuất hoàn thiện công tác kế toán nêu trên sẽ khắc phục những hạn chế và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của Bệnh viện trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả cao. KẾT LUẬN Đe đáp ứng được mục tiêu, định hướng phát triển của Bệnh viện các hoạt động thu, chi tài chính diễn ra nhiều hơn, nhu cầu tự chủ về các hoạt động thu, chi tài chính cao hơn và hoàn thành mục tiêu phát triển đã đề ra của ngành Y tế, Bệnh viện cần phải nỗ lực hơn trong việc hoàn thiện công tác kế toán nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính hiện có tại Bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với kết quả nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn như sau: Một là, luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghiệp có thu nói riêng. Hai là, trên cơ sở lý luận, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác kế toán, quản lý tài chính tại Bệnh viện. Qua nghiên cứu, khảo sát, tác giả nhận thấy công tác kế toán tại Bệnh viện mặc dù đáp ứng được yêu cầu chung về cung cấp thông tin tài chính một cách trung thực, khách quan nhưng để cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý thì Bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu như hiện nay. Từ kết quả đó tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá mặt đạt được và hạn chế trong công tác kế toán của Bệnh viện. Ba là, luận văn nêu ra những mục tiêu, định hướng, nguyên tắc hoàn thiện để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện. Với những nội dung và đề xuất đã trình bày trong toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn được góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện. Tuy nhiên, nội dung của luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp để nâng cao sự hiểu biết và hoàn thiện nội dung của luận văn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tai_benh_vien_da_khoa_t.docx
  • pdfphamvietlinh_tt_3913_2122532.pdf
Luận văn liên quan