Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp tây bắc Đồng hới, tỉnh Quảng Bình

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cơ quan hữu quan từ trung ương đến tỉnh, công tác nghiên cứu quy hoạch khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã được chú trọng thực hiện và đạt nhiều kết quả tốt. Đến nay, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu công nghiệp theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 đã được phê duyệt, đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo quy mô, số lượng, chất lượng phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Luôn luôn chú trọng tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, đúng quy định của Luật xây dựng, Nghị định số 08/2005/ NĐ-CP, ngày 24/1/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan của Nhà nước, được thể hiện tập trung ở các nội dung cụ thể như: Đã triển khai hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, căn bản khớp nối với hiện trạng toàn bộ khu vực trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp. Các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng của Khu công nghiệp thực hiện đạt chất lượng khá cao, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển Khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng, điển hình là hệ thống giao thông Khu công nghiệp được quy hoạch rộng và thoáng, các tuyến nội thành có mặt cắt trung bình 22 mét, các trục chính và giao thông vào Khu công nghiệp rộng 40 mét, các khu đất công cộng và không gian xanh Khu công nghiệp được chú trọng, bố trí quỹ đất hợp lý. Củng cố, tăng cường bộ máy quản lý nhà nước từ cấp Tỉnh đến cấp thành phố trực thuộc (TP Đồng Hới), phường Bắc Lý nơi có tọa lạc Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới và các khu vực lân cận. Xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với quy hoạch xây dựng CSHT Khu công nghiệp theo vùng lãnh thổ, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh thường xuyên có sự phối hợp với UBND phường Bắc Lý và các cơ quan quản lý theo ngành (Sở Xây dựng, sở Tài nguyên và môi trường của tỉnh) mà vai trò quản lý quy hoạch xây dựng của Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh từng bước được nâng cao. Thành lập đơn vị Đại diện Khu công nghiệp hiện tại là Ban Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ73 dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế (gọi tắt là Ban Quản lý dự án), thực hiện nhiệm vụ quản lý hiện trạng, quản lý đất đai, xây dựng, tham mưu Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, việc thường xuyên quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý quy hoạch xây dựng nhằm nâng cao năng lực phục vụ đối với các nhu cầu đầu tư phát triển, từng bước khắc phục những hạn chế, tồn tại của nhiều năm trước như hiện tượng cửa quyền, gây sách nhiễu, phiền hà trong việc giải quyết các thủ tục thoả thuận địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận về kiến trúc. Phổ biến, giới thiệu và phát hành tương đối kịp thời hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước về quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng Khu công nghiệp, kết hợp với tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân thực thi đúng pháp luật trong việc đầu tư xây dựng CSHT theo quy hoạch. c) Công tác quản lý và tổ chức bộ máy Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các công trình CSHT Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình cơ bản được quản lý xây dựng theo quy hoạch và thiết kế được duyệt. Tất cả các khâu từ chuẩn bị đầu tư, thẩm tra phê duyệt dự án, đấu thầu chọn đơn vị thi công đến giám sát chất lượng và tiến độ thực hiện công trình, quyết toán công trình. đều được chú trọng chỉ đạo thực hiện theo quy định của Pháp luật về quản lý đầu tư - xây dựng. Việc quản lý và điều hành Khu công nghiệp được phân định rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình: Chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý Nhà nước trong Khu công nghiệp. Trong việc quản lý Nhà nước đối với Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định như: Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài Khu công nghiệp, hỗ trợ vận động xúc tiến đầu tư vào

pdf130 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp tây bắc Đồng hới, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát điểm thấp, một mặt làm hạn chế nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho CSHT nói chung và Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới nói riêng, CSHT Khu công nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cấp nhưng rất hạn hẹp, do đó CSHT khu công nghiệp chưa thật sự đồng bộ, mặt khác nó cũng làm hạn chế đáng kể đến hiệu quả khai thác, sử dụng kết cấu CSHT đã được xây dựng. - Nguyên nhân chủ quan: Một là, các sở, ban ngành ở tỉnh chưa thể hiện trách nhiệm cao trong việc xây dựng phát triển khu công nghiệp. Việc phân công, phân cấp, ủy quyền quản lý và quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của BQL KKT chưa rõ ràng, chưa thực sự phát huy nguyên tắc một cửa, một đầu mối trong khu công nghiệp là BQL KKT, thể hiện ở chỗ doanh nghiệp đầu tư còn phải tới làm việc với các cơ quan khác như: Sở Kế hoạch và Đầu tư (cấp phép thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trong nước), Sở tài nguyên và Môi trường (giới thiệu địa điểm đầu tư) Sở Lao động thương binh - xã hội (quản lý lao động), Công an tỉnh (quản lý phòng cháy chữa cháy) và chính quyền địa phương (quản lý hành chính),... thậm chí có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành ở tỉnh với BQL KKT Cán bộ làm quy hoạch còn hạn chế về năng lực, thiếu “tầm nhìn xa” dẫn đến khi KCN được triển khai thì có hiện tượng quy hoạch chưa phù hợp với thực tế. Việc phối hợp giữa BQL KKT và các ngành ở tỉnh, phường xã ( như sở Xây dựng, UBND thành Phố, UBND xã phường)... trong xây dựng quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch xây dựng thiếu chặt chẽ và có nhiều vướng mắc chậm được giải quyết. Ngoài ra, các nguyên tắc trong quá trình lập đề án quy hoạch chưa được tuân thủTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế H UẾ 82 nghiêm túc, nhất là việc tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư không được thực hiện (chỉ thực hiện khâu công bố quy hoạch nhưng vẫn mang tính hình thức, chiếu lệ); còn xem nhẹ ý kiến đóng góp của chính quyền cơ sở, nhất là cấp xã phường. Hai là, Lãnh đạo Ban Quản lý KKT chưa thật sự năng động trong việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng CSHT Khu công nghiệp. Việc tranh thủ vốn ngân sách Trung ương mặc dù đã có chiều hướng tăng trưởng nhưng vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư cho khu công nghiệp; Công tác quảng bá, tiếp thị vận động đầu tư chưa được chú trọng nên việc phát huy tác dụng của KCN còn hạn chế; chưa có cơ chế thông thoáng để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn FDI và các nguồn vốn khác từ bên ngoài. Trong khi đó, khả năng vốn Nhà nước còn hạn chế nhưng đầu tư dàn trải, dẫn đến cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp chưa hoàn toàn đồng bộ do bị cắt giảm dự án hoặc chậm được triển khai. Việc tổ chức thực hiện công tác đền bù giải toả để phục vụ xây dựng CSHT thiếu nhất quán, chưa kiên quyết và đồng bộ giữa các ngành chức năng... Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm tạo ra sự “đồng thuận” cao trong các cộng đồng dân cư khi tiến hành công tác này chưa được quan tâm đúng mức, vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể mặt trận từ tỉnh, thành phố đến các xã phường chưa được phát huy. Việc thực hiện một số nội dung quan trọng như bố trí đất ở tái định cư cho các hộ dân giải toả trắng, hỗ trợ ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm cho nhân dân hậu giải tỏa chưa được thực hiện tốt. Ba là, Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nhất là các lĩnh vực thuộc kết cấu CSHT còn nhiều hạn chế chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ quản lý phát triển kết cấu CSHT Khu công nghiệp trong tình hình mới. Bộ máy tổ chức tuy được củng cố một bước nhưng vẫn còn thiếu và yếu: Bộ phận làm công tác xúc tiến đầu tư đã được hình thành nhưng chưa đủ mạnh; Chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường; hoạt động quản lý quy hoạch, đầu tư tại khu công nghiệp tuy đã đã được củng cố nhưng còn thiếu và chưa đủ mạnh. Các phòng ban chuyên môn BQL Khu công nghiệp vàTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 83 chính quyền cơ sở xã, phường chưa có sự phối hợp chặt chẽ; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa thật sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm...đã làm cho hiệu lực quản lý nhà nước về xây dựng CSHT Khu công nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bốn là, trật tự kỷ cương trên lĩnh vực hành chính chưa nghiêm. Việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm trong quá trình xây dựng CSHT nói chung và CSHT Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới nói riêng chưa được chú trọng chỉ đạo thực hiện một cách đúng mức. Chưa kiên quyết trong việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính trong quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai, vệ sinh môi trường...Sự phối hợp giữa Thanh tra nhà nước với Thanh tra chuyên ngành, để tạo ra tính đồng bộ và hiệu quả trong công tác thanh tra kiểm tra của nhà nước chưa được chú trọng thực hiện, mà trái lại có nhiều trường hợp các cơ quan chức năng thanh tra của Nhà nước lại chồng chéo dẫn đến hiệu quả thấp hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình quản lý đầu tư xây dựng CSHT và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 84 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý đâu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 3.1.1 Mục tiêu đến năm 2020 Theo mục tiêu chung của cả nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 , tỉnh Quảng Bình đã đề ra một số mục tiêu cụ thể như sau: + Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong tương lai. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn đại bàn, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. + Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong toàn tỉnhvà phân theo vùng,nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. + Đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. 3.1.2 Các định hướng hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới Một là, thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và bằng các nguồn lực, các chính sách hướng các quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hệ thống kinh doanh trong tỉnh vào những lĩnh vực và địaTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 85 bàn cần thiết, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển của tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung. Hai là, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản quốc gia và của địa phương, thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Phát triển mạnh nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển. Ba là, bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo lập môi trường ngày càng thuận lợi cho phát triển địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng đất nước nói chung. Bốn là, tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hoá nền hành chính tỉnh nhà theo mục tiêu quốc gia. Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm đảm bảo mô hình tổ chức phù hợp phân định đúng chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả. Năm là, thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức; công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức. Tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các công việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng, khuyến khích phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trên toàn tỉnh trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 86 3.2 Nhóm giải pháp chính hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 3.2.1 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới theo hướng tập trung đầu mối chịu trách nhiệm, giảm thủ tục hành chính Một là ,đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng. Nhằm đổi mới công tác quản lý đầu tư, tăng cường trách nhiệm cho các cấp, vấn đề quan trọng hàng đầu là phân cấp quản lý cho các cấp theo hướng ngày càng triệt để, làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án ĐTXD cơ sở hạ tầng KCN, hướng phân cấp phải đảm bảo các mục tiêu sau: - Tăng cường chủ động sáng tạo, linh hoạt cho các cấp xã (xã Thuận Đức ) phường (phường Bắc Lý) nơi có Khu công nghiệp đóng trên địa bàn và lân cận có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh tế xã hội của địa phương. - Địa phương chủ động cân đối bố trí nguồn lực từ ngân sách thuộc cấp mình quản lý, chống tư tưởng ỷ lại của cấp dưới, trông chờ vào việc đầu tư và hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Hai là, đề cao trách nhiệm của cá nhân người ra quyết định đầu tư. Để nâng cao trách nhiệm cá nhân và tổ chức trong quản lý đầu tư xây dựng nói chung, đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Tây Bắc Đồng Hới nói riêng, tỉnh cần phải có những quy định cụ thể buộc cá nhân và tổ chức phải chịu trách nhiệm với những công trình đầu tư không hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Giải pháp mang tính đột phá chính là cổ phần hóa Công ty Quản lý Hạ tầng KKT Quảng Bình. Giải pháp này phù hợp với chủ trương của chính phủ đó là cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp dịch vụ. Lúc đó Nhà nước sẽ bán lại tài sản hạ tầng của KCN cho Công ty Quản lý Hạ tầng. Khi đó Công ty sẽ chủ động quản lý hạ tầng KCN, nguồn thu của công ty từ việc thu phí dịch vụ của các nhà máy. Điều này có ưu điểm là Nhà nước chỉ quản lý về môi trường, quy hoạch..chứ không cầnTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 87 phải đầu tư ngân sách vào đây nữa. 3.2.2 Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới Một là, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch và kế hoạch cho dự án ĐTXD cơ sở hạ tầng KCN. Mặc dù KCN Tây Bắc Đồng Hới đã đi vào hoạt động, tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện CSHT và kêu gọi đầu tư. Do đó, việc đổi mới vẫn cần thiết theo hướng tăng cường nghiên cứu cơ bản, nâng cao tính khoa học của những luận chứng đầu tư, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng. Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong việc xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư công, ấn định thời gian theo từng giai đoạn cụ thể, cân đối các loại nguồn vốn và đảm bảo tính khả thi của chương trình; liên tục cập nhật hiệu chỉnh chương trình một cách khoa học, đảm bảo tính hiệu quả của chương trình. Ba là, hoàn thiện xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình phát triển dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp từ NSNN một cách thống nhất, phù hợp với đầu tư xây dựng cơ bản gắn với chương trình đầu tư công cộng. Xác định rõ quy trình thực hiện của dự án, đảm bảo chương trình được phê duyệt đúng thẩm quyền. 3.2.3 Chú trọng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới Công tác thẩm định dự án đã được quy định trong các văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư công. Vấn đề là làm thế nào để việc thẩm định dự án trở nên thực chất và có chất lượng, bằng cách: Một là, nâng cao năng lực của chủ nhiệm dự án trong công tác lập, thẩm định chi phí đầu tư bằng cách tổ chức tập huấn nghiệp vụ định giá xây dựng do các cơ quan có năng lực tổ chức. Hai là, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án đối với tất cả các dự án đầu tư công. Đồng thời, sử dụng thống nhất các chuẩn mức thẩm định dự án cho mọi dự án đầu tư công, bất kể nguồn vốn như thế nào. Ba là, áp dụng chế độ thẩm định khác nhau với ba nhóm dự án: Đối với nhữngTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 88 dự án có tầm quan trọng và quy mô đặc biệt thì nhất thiết cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập. Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mô thấp hơn nhưng vượt qua một ngưỡng nào đó thì tuy không cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập, song nên thực hiện đánh giá lại kết quả thẩm định một cách độc lập. Đối với các dự án còn lại, chỉ cần đánh giá lại kết quả thẩm định khi thấy cần thiết. 3.2.4 Tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới Tăng cường hoạt động giám sát dự án gắn với trách nhiệm hành chính, kinh tế và công vụ của người báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các cơ quan, các bộ, ban, ngành. Đổi mới hoạt động của thanh tra theo hướng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, luật hóa các điều kiện, trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng tổ thanh tra trong một đoàn thanh tra, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra; đồng thời có biện pháp răn đe, xử lý nghiêm nếu cán bộ thanh tra có hành vi vụ lợi Đổi mới hoạt động của kiểm toán nhà nước theo hướng tăng số lượng và chất lượng. Sử dụng loại hình kiểm toán hoạt động đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A và nhóm B trước khi dự án được phê duyệt. Thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế của người đứng đầu BQL dự án, kiểm toán theo chuyên đề hàng năm, nâng cao chất lượng kết luận và kiến nghị sau mỗi đợt kiểm toán. Kiện toàn đội ngũ cán bộ kiểm toán dự án, đảm bảo cả chất lượng và đủ số lượng cán bộ có năng lực và chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt. 3.2.5 Tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước Hệ thống quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư và giá trong lĩnh vực xây dựng của các ngành kinh tế được xây dựng nhằm mục đích để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đầu tư công. Việc tuân thủ quy trình quy đình còn nhằm đảm bảo tính hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công; Kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư; Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn vayTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 89 theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công 3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ hoàn thiện Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách ở Khu công nghiệp tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 3.3.1 Xây dựng và thực hiện phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra Quản lý, cấp phát kinh phí ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với quy trình quản lý ngân sách trung hạn là một phương thức ưu việt trong phân bổ nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước. Áp dụng phương thức này sẽ góp phần khắc phục các bất cập của cách thức quản lý, lập và phân bổ ngân sách kiểu truyền thống, đặc biệt là góp phần tăng quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán, tăng hiệu lực quản lý và sử dụng nguồn lực ngân sách. Hình 3.1: Sơ đồ quản lý dựa theo kết quả đầu ra. Nguồn: www.tapchitaichinh.vn – Tác giả: THS: Nguyễn Hồng Hà Trong đó: (1): Các tính toán kinh tế, xác định tổng dự toán chi tiêu. (2): So sánh hiệu quả: Với bao nhiêu đầu vào thì đạt được bao nhiêu sản phẩm đầu ra; hoặc đạt được một lượng sản phẩm đầu ra như thế thì cần sử dụng bao nhiêu đầu vào. (3): Mức độ thành công. Nghĩa là những sản phẩm đầu ra đó tác động tích cực hay tiêu cực đối với nền kinh tế - xã hội. (4): Hiệu suất sử dụng nguồn lực: Đánh giá tác động của việc sử dụng các yếuTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 90 tố đầu vào đối với nền kinh tế - xã hội. 3.3.2 Xây dựng cơ chế bảo đảm giám sát đầu tư cộng đồng hoàn toàn tự nguyện và độc lập Phát huy vai trò giám sát của cộng đồng dân cư và xã hội thông qua việc công khai minh bạch hoạt động tại dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn NSNN. Cần xây dựng cơ chế khen thưởng đối với người phát hiện và tố cáo các sai phạm, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp bao che, che giấu sai phạm. 3.3.3 Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong sử dụng ngân sách nhà nước Chú trọng việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách tài chính đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với thực tiễn; đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới (hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành) văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính liên quan đến lĩnh vực ngân sách... các định mức, tiêu chuẩn, chế độ về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước,... còn sơ hở dễ dẫn đến tham nhũng nhằm đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, phù hợp hơn với tình hình thực tế về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, từ đó góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Thực hiện tốt việc kê khai minh bạch tài sản thu nhập; Công tác cải cách hành chính được đặc biệt quan tâm; Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tăng cường, nhằm ngăn chặn tham nhũng liên quan đến cán bộ, công chức trong ngành. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã được làm rõ ở trong chương 2 và các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, nghiên cứu này rút ra một số kết luận như sau: Trong điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình có xuất phát điểm thấp, một mặt làm hạn chế nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho CSHT nói chung và Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới nói riêng, CSHT Khu công nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cấp nhưng rất hạn hẹp, CSHT khu công nghiệp chưa thật sự đồng bộ đã làm hạn chế đáng kể đến hiệu quả khai thác, sử dụng kết cấu CSHT đã được xây dựng. Do đó việc tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN là giải pháp quan trọng, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Với hệ thống luật và văn bản quản lý của nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng được hoàn thiện, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới đảm bảo đúng quy trình. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã nảy sinh nhiều điểm bất cập, cụ thể như: Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn trong việc xác định đơn giá đền bù và phương án ổn định sinh kế cho người dân. Bên cạnh đó, khả năng sẵn sàng của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa được đánh giá cao. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới chịu tác động bởi 5 yếu tố cấu thành, bao gồm: (1) Công tác qui hoạch, lập, thẩm định dự án, (2) Công tác giải phóng mặt bằng, (3) Công tác huy động, phân bổ và giải ngân vốn, (4) Công tác đấu thầu, (5) Công tác giám sát, quản lý tiến đô và đánh giá các dự án đâu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 92 Theo kết quả phân tích hồi quy, công tác huy động, phân bổ và giải ngân vốn hưởng lớn nhất đến hiệu quả QLNN về đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, trong đó tác động mạnh nhất là công tác lập dự toán, kế đến là kế hoạch cấp vốn và quy trình thủ tục giải ngân. Kết quả phân tích khá phù hợp bởi vì nguồn vốn luôn là yếu tố nguồn lực chính trong tất cả mọi hoạt động. Đa số phiếu điều tra đềuđánh giá công tác huy động, giải ngân vốn ở mức chấp nhận được nhưng không được đánh giá cao. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra những hàm ý cần phải hoàn thiện các bước công việc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới. 2. KIẾN NGHỊ Dựa trên các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 02 nhóm giải pháp chính với 08 giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới được thể hiện ở Chương 3. Trên cơ sở những giải pháp đó, tác giả đưa ra những kiến nghị như sau: a) Kiến nghị với nhà nước Một là, hoàn thiện cơ sở Pháp lý nhằm bảo đảm tính độc lập của cơ quan kiểm tra giám sát. Trong QLNN nói chung và trong lĩnh vực đầu tư XDCB nói riêng, pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng. Pháp luật chính là biện pháp, là hành lang khuôn khổ để Nhà nước quản lý chặt chẽ, nghiêm minh hoạt đầu tư XDCB. Căn cứ vào đó các chủ đầu tư thực hiện đầu tư theo định hướng và quy định của nhà nước, tránh những rủi ro, lãng phí, thất thoát vốn ngân sách, ngăn ngừa tham ô, tham nhũng vốn nhà nước. Như vậy, hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng là khuôn khổ để định hướng, hướng dẫn, tạo lập hành lang cho việc tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng. Về nguyên tắc, các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng hoạt động của dự án đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý định mức, đơn giá và chi phí đầu tư theo hướng : Công bố kịp thời hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật , hệ thống định mức dự toán, định mức chi phí xây dựng, xây dựng, công bố chỉ số giá xâyTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 93 dựng chỉ mang tính chất tham khảo, Nhà nước điều tiết giá xây dựng trên thị trường thông qua các chính sách; đổi mới phương pháp xác định chi phí tư vấn, chi phí đầu tư xây dựng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế, hình thành các tổ chức cá nhân quản lý chi phí đầu tư xây dựng chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát chi phí, hình thành nên kho dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng. Ba là, ban hành quy chế tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng tinh gọn, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án, cơ cấu lại bộ máy thanh toán của hệ thống kho bạc nhà nước. Kiện toàn cơ cấu tổ chức và chức năng bộ máy QLNN có phân biệt theo loại cơ quan quản lý. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ trong đó chú trọng cả đào tạo chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp; định kỳ tiến hành kiểm tra, sát hạch lại trình độ của cán bộ công chức, kể cả cán bộ công chức đang giữ chức vụ. b) Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Bình Hiện nay, theo Nghị định về KCN, KKT thì Ban Quản lý Khu kinh tế được ủy quyền rất nhiều. Để rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư như thẩm định dự án, điều chỉnh quy hoạch chi tiết... Ban Quản lý Khu kinh tế cần đề nghị UBND tỉnh ủy quyền theo nghị định của Chính phủ. Ban Quản lý Khu kinh tế đề xuất UBND tỉnh cho phép lập đề án cổ phần hóa Công ty Quản lý Hạ tầng Khu kinh tế. c) Kiến nghị với Ban quản lý các khu kinh tế Kiện toàn một số vị trí việc làm cho phù hợp với thực tế hiện nay, phân công sắp xếp lại một số vị trí việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn, chức năng công việc. Thường xuyên luân chuyển các cán bộ liên quan đến công tác lập thẩm định dự toán công trình để hạn chế tình trạng tham nhũng. Trong quá trình tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cần thuê tổ chuyên gia chuyên nghiệp để lựa chọn được đơn vị có năng lực từ đó việc thi công hạ tầng chất lượng hơn, đảm bảo tiến độ hơn.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀILIỆUTIẾNGVIỆT 1. Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội 2010, 2011, 2012 ,2013, 2014, 2015, 2016. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 3. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nxb Xây dựng, HàNội. 4. Chính phủ (2018), Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế. 5. Chính phủ (2013), Nghị quyết 34/NQ-CP ngày 18/02/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu tỉnh QuảngBình. 6. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môitrường. 7. Chính phủ (2012), Quyết định số 851/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030. 8. Chính Phủ (2012), Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 về chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm côngnghiệp. 9. Chính Phủ (2011), Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15 /10 / 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. 10. Chính phủ (2011), Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 11. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 95 quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế. 12. Chính phủ (2006), Quyết định 1107 ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm2020. 13. Chính phủ (2008), Quyết định số 1545/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về Phê duyệt quy hoạch phát triển Khu kinh tế Hòn La, tỉnh QuảngBình. 14. Chính phủ (2008), Quyết định 43/2009/QĐ-TTg ngày 19 / 03/ 2009 Về việc ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 15. Cục thống kê Quảng Bình (2016), Niên giám thống kê năm2016 16. Tạ Quang Dung (2014), Hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. 17. Đoàn Quỳnh Hoa (2011), Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước vào ngành hàng không giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính. 18. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2017), số 421/BC-KTNS, ngày 02/12/2017, Báo cáo Kết quả giám sát tình hình hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh. 19. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2010), Nghị Quyết 160/2010/NQ- HĐND ngày 10/12/2010 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2010- 2015). 20. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2008),NghịQuyết90/2008/NQ- HĐND ngày 30/7/2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 21. Phạm Quang Long (2007), Các giải pháp hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. 22. PGS.TS Phạm Trọng Manh (2017), Giáo trình quy hoạch giao thông đô thị,TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 96 NXB Xây Dựng, Hà Nội. 23. PGS.TS Quách Đức Phát, Các giải pháp quản lý, sử dụng NSNN trong điều kiện suy thoái kinh tế toàncầu. 24. Phan Thị Nhật Phương (2017), Hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. 25. Quốc Hội, Luật đầu tư 2015. 26. Quốc Hội, Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội quy định về các hoạt động về đấu thầu, lựa chọn nhàthầu. 27. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm2002; 28. Phạm Hương Thảo, (2006), Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. 29. NguyễnĐìnhThọ&NguyễnThịMaiTrang(2009),Nghiêncứukhoahọctrongquảnt rịkinhdoanh.NhàxuấtbảnThốngkê. 30. Đỗ Quốc Tiến (2004), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ, Kinh tế phát triển, Trường Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng. 31. Tô Quang Thiện, (2011), Quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện (từ thực tiễn huyện Đông Anh), Luận văn Thạc sĩ, Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính. 32. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Giáo trình quản lý dự án, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, HàNội. 33. UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 02/11/2011, về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm2020. 34. UBND tỉnh Quảng Bình (2013). Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 22/4/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng BìnhTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 97 đến năm 2020. 35. UBND tỉnh Quảng Bình (2013), Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 13/3/2013 về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 36. UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Quyết định số 1333/QĐ-CT ngày 11/6/2012 về Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 37. UBND tỉnh Quảng Bình (2012), Quyết định số 1538/QĐ-CT ngày 07/6/2012 về việc phê duyệt quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng Thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm2035. 38. UBND tỉnh Quảng Bình (2008), Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm2020. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 39. ADB Annual Report 2001World Bank annual report 2002 40. Ahmed, R., & Donovan, C. (1992). Issues of infrastructural d evelopment : a synthesis of the literature . Washington, D.C.: International Food Policy Research Institute. 41. Ahmed, R., & Hossain, M. (1990). Developmental impact of rural infrastructure in Bangladesh. Washington, D.C.: International Food Policy Research Institute. 42. Crawford, P & Bryce, P 2003, Project monitoring and evaluation: A method for enhancing the efficiency and effectiveness of aid project implementation,International Journal of Project Management, vol. 21, no. 5, pp. 363-373. 43. Diallo, A & Thuillier, D 2005, The success of international development projects, trust and communication: An African perspective, International Journal of Project Management, vol. 23, no. 3, pp. 237-252. 44. Dvir, Raz và Shenhar (2003), An empirical analysis of the relationship between project planning and project success, International Journal of Project Management 21 (2003) 89–95. 45. Escobal, Javier ; Ponce, Carmen ; GRADE Group for the Analysis of Development (Ed.): The benefits of rural roads: enhancing incomeTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 98 opportunities for the rural poor.Lima, 2003 (Documento de Trabajo 40-I). URL: 46. Gronroos C. (1984), A service quality model and its marketing implication, Eupropean journal of marketing, Vol. 18, No. 4. 47. Ika, LA, Diallo, A & Thuillier, D 2010, Project management in the international development industry, International Journal of Managing Projects in Business, vol. 3, no. 1, pp. 61-93.ư 48. Kleemeier, E (2000),The impact of participation on sustainability: An Analysis of the Malawi Rural Piped Scheme Program, in World Development Vol. 28, No. 5. 49. Li, THY, Ng, ST & Skitmore, M 2012, Public participation in infrastructure and construction projects in China: From an EIA-based to a whole-cycle process, Habitat International, vol. 36, no. 1, pp. 47-56 50. Lizarralde, G 2011, Stakeholder participation and incremental housing in subsidized housing projects in Colombia and South Africa, Habitat International, vol. 35, no. 2, pp. 175187 51. Muzira, S, de Díaz, DH & Mota, BFJ 2015,Rethinking rural road infrastructure delivery: Case study of a green, inclusive, and cost-effective road program in Nicaragua, Transportation Research Record: Journal of the Transportation Research Board, no. 2474, pp. 195-202. 52. Nguyen, LD & Ogunlana, SO 2004, A study on project success factors in large construction projects in Vietnam, Engineering, Construction and Architectural Management, vol. 11, no. 6, pp. 404-413. 53. Park, H-S & Kwon, S (2011), Factor analysis of construction practices for infrastructure projects in Korea, KSCE Journal of Civil Engineering, vol. 15, no. 3. 54. Prokopy, LS 2005, The relationship between participation and project outcomes: Evidence from rural water supply projects in India, World Development, vol. 33, no. 11, pp. 1801-1819. 55. Struyk, RJ 2007, Factors in successful program implementation in RussiaTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 99 during the transition: Pilot programs as a guide, Public Administration & Development, vol. 27, no. 1. 56. Toor, S-u-R & Ogunlana, SO 2008, Critical COMs of success in large-scale construction projects: Evidence from Thailand construction industry, International Journal of Project Management, vol. 26, no. 4, pp. 420-430. 57. Wai, S, Yusof, AM, Ismail, S & Ng, C 2013, Exploring success factors of social infrastructure projects in Malaysia, International Journal of Engineering Business Management, vol. 5, no. 2, pp. 1-9. 58. Wan, SKM, Kumaraswamy, M & Liu, DTC 2013, Dynamic modelling of building services projects: A simulation model for real-life projects in the Hong Kong construction industry, Mathematical and Computer Modelling, vol. 57, no. 9, pp. 2054-2066. 59. Xie, L-L, Yang, Y, Hu, Y & Chan, APC 2014, Understanding project stakeholders’ perceptions of public participation in China's infrastructure and construction projects, Engineering, Construction and Architectural Management, vol. 21, no. 2, pp. 224240. 60. Xue, Y, Turner, JR, Lecoeuvre, L & Anbari, F 2013, Using results- based monitoring and evaluation to deliver results on key infrastructure projects in China, Global Business Perspectives, vol. 1, no. 2 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 100 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Xin chào Anh/Chị! Tôi là Nguyễn Thị Huyền Trang, học viên cao học của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, tôi đang thực hiện đề tài: : “Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. Mọi ý kiến trả lời của anh/chị đều góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này và có thể giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Những câu hỏi này chỉ có mục đích tham khảo ý kiến của anh/chị liên quan đến đề tài của tôi mà không có mục đích nào khác. Kính mong anh/chị dành chút ít thời gian. Xin chân thành cảm ơn! ---------------------------------------- PHẦN I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Anh/Chị vui lòng cho biết loại hình doanh nghiệp của đơn vị mình: 2. Anh/ Chị vui lòng cho biết tổng số lao động của đơn vị mình: Dưới 20 người Từ 21 người đến 50 người Từ 51 ngườiđến100 người  Trên 100 người Nếu anh chị không đang công tác trong cơ quan hành chính sự nghiêp, vui Công ty cổ phần 1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 Doanh nghiệp tư nhân 3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 4 Cơ quan Hành chính sự nghiệp 5 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 101 lòng trả lời tiếp 2 câu hỏi dưới đây về thông tin doanh nghiệp. 3. Anh/ Chị vui lòng cho biết vốn đăng ký kinh doanh của đơn vị mình: Từ 10 tỷ đồng trở xuống 1 Từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 2 Từ trên 20 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 3 Từ trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 4 Từ trên 100 tỷ đồng trở lên 5 4. Anh/ Chị vui lòng cho biết lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: Vật liệu xây dựng 1 Chế biến gỗ 2 Chế biến thực phẩm 3 Sản xuất thiết bị y tế, trường học 4 Sản xuất thiết bị điện 5 Sản xuất nhiên liệu, năng lượng 6 Khác 7 THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Câu 1. Giới tính  Nam  Nữ Câu 2. Độ tuổi  Từ 18 - 25  Từ 26 - 35  Từ 36 - 45  Trên 45 Câu 3. Trình độ  Phổ thong trung học  Trung cấp  Cao Đẳng, Đại học  Trên đại học Câu 4. Thâm niên công tác  Dưới 5 năm  Từ 5 – dưới 10 năm  Từ 10 - 15 năm  Trên 15 năm Câu 5. Chức vụ Giám đốc Lãnh đạo cấp phòng  CB QLNN Cán bộ Nhân viênTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 102 PHẦN II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐN NSNN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH Dưới đây là những phát biểu liên quan đến công tác nhà nước về đầu tư xây dựng CSHT bằng nguồn vốn NSNN tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Xin Anh/Chị trả lời bằng cách Tô đậm con số ở từng phát biểu. Những con số này thể hiện mức độ Anh/Chị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau: Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 Mức độ đánh giáSTT Biến quan sát 1 2 3 4 5 1 Công tác qui hoạch, lập, thẩm định dự án (PLAN) 1.1 Công tác qui hoạch các dự án XDCS hạ tầng khu công nghiệp có tính hợp lý.      1.2 Phê duyệt qui hoạch chặt chẽ và kịp thời      1.3 Công tác thẩm định các dự án XDCS hạ tầng khu công nghiệp tốt      1.4 Công tác phê duyệt dự toán các dự án XDCS hạ tầng khu công nghiệp theo quy định      1.5 Tiến độ thực hiện qui hoạch, lập và thẩm định dự án kịp thời      2 Công tác giải phóng mặt bằng(FLUS) 2.1 Phương án bồi thường hỗ trợ triển khai các dự án CSHT kịp thời     TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 103 Mức độ đánh giáSTT Biến quan sát 1 2 3 4 5 2.2 Các bước triển khai đúng tiến độ      2.3 Giá đền bù hợp lý, được sự đồng thuận của người dân      2.4 Phương án ổn định sinh kế, chỗ ở mới được bố trí nhanh chóng, kịp thời      2.5 Giải quyết khiếu nại của người dân hiệu quả      3 Công tác huy động, phân bổ và giải ngân vốn (USE) 3.1 Công tác lập dự toán vốn đầu tư XD CSHT khu công nghiệp được thực hiện tốt      3.2 Công tác cấp vốn đầu tư XD CSHT khu công nghiệp được tiến hành nhanh chóng      3.3 Kế hoạch cấp vốn hàng năm kịp thời      3.4 Quy trình, thủ tục giải ngân nhanh chóng      3.5 Nguồn vốnđầu tư XD CSHT khu công nghiệp luônđược sẵn sàng      4 Công tác đấu thầu (BID) 4.1 Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo trình tự, thủ tục pháp lý về đấu thầu      4.2 Thông tin đấu thầu các dự án xây dựng CSHT công khai, minh bạch rõ ràng      4.3 Thời gian thủ tục đấu thầu các dự án xây dựng CSHT nhanh chóng      4.4 Giá thầu các dự án xây dựng CSHT hợp lý      4.5 Năng lực thực hiện của các nhà thầu được lựa chọn tốt     TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 104 Mức độ đánh giáSTT Biến quan sát 1 2 3 4 5 5 Công tác giám sát, quản lý tiến đô và đánh giá các dự án đâu tư XD CSHT (CTRL) 5.1 Kế hoạch giám sát, quản lý tiến độ và đánh giá dự án đầu tư XDHT được xây dựng khoa học      5.2 Các tiêu chí và phương pháp giám sát, quản lý, đánh giá có tính phù hợp      5.3 Các hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư XDHT được thực hiện có hiệu quả      6 BQL và hiệu quả các dự án đầu tư XD CSHT (EFCT) 6.1 BQL có kinh nghiệm, chuyên môn cao trong quản lýđầu tư XDCS hạ tầng      6.2 BQL có năng lực và trách nhiệm cao      6.3 Các chính sách và qui định về quản lý đầu tư XD CSHT tại khu công nghiệp đầy đủ và rõ ràng      6.4 Các dự án đầu tư XD CSHT tại khu công nghiệp góp phần thu hút nhanh vốn đầu tư      6.5 Các dự án đầu tư XD CSHT tại khu công nghiệp tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanhc của các doanh nghiệp      6.6 Các dự án đầu tư XD CSHT có tác động tôt đến giao thông, xử lý chất thải, môi trường      Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý anh/chị. Trân trọng!TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 105 PHỤ LỤC 3 DỮ LIỆU SPSS 1. CRONBACH’S ALPHA 1.1 Scale: FLUS Case Processing Summary N % Valid 215 99.1 Excludeda 2 .9Cases Total 217 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .835 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted FLUS1 12.219 13.527 .646 .798 FLUS2 12.307 13.354 .645 .799 FLUS3 12.293 13.601 .633 .802 FLUS4 12.367 14.196 .610 .808 FLUS5 12.340 13.693 .640 .800 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation FLUS1 215 1.0 5.0 3.163 1.1787 FLUS2 215 1 5 3.07 1.209 FLUS3 215 1 5 3.09 1.183 FLUS4 215 1 5 3.01 1.109 FLUS5 215 1 5 3.04 1.157 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 106 1.2 Scale: PLAN Case Processing Summary N % Valid 215 99.1 Excludeda 2 .9Cases Total 217 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .666 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PLAN1 14.63 5.196 .373 .635 PLAN2 14.62 4.779 .468 .591 PLAN3 14.73 4.976 .424 .612 PLAN4 14.68 5.124 .406 .620 PLAN5 14.68 5.004 .423 .613 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation PLAN1 215 1 5 3.70 .812 PLAN2 215 1 5 3.72 .847 PLAN3 215 1 5 3.61 .829 PLAN4 215 1 5 3.65 .800 PLAN5 215 1 5 3.66 .822 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 107 1.3 Scale: EFCT (Trước khi loại biến EFCT1) Case Processing Summary N % Valid 215 99.1 Excludeda 2 .9Cases Total 217 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .680 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted EFCT1 17.57 6.761 .239 .694 EFCT2 17.72 5.819 .417 .637 EFCT3 17.75 6.759 .314 .668 EFCT4 17.86 5.485 .628 .561 EFCT5 17.82 6.560 .309 .671 EFCT6 17.66 5.675 .585 .578 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation EFCT1 215 2 5 3.71 .787 EFCT2 215 1 5 3.55 .878 EFCT3 215 2 5 3.53 .689 EFCT4 215 2 5 3.41 .774 EFCT5 215 2 5 3.46 .765 EFCT6 215 2 5 3.62 .757 Valid N (listwise) 215 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 108 1.4 Scale: EFCT (Sau khi loại biến EFCT1) Case Processing Summary N % Valid 215 99.1 Excludeda 2 .9Cases Total 217 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .694 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted EFCT2 14.01 4.528 .391 .676 EFCT3 14.04 5.311 .307 .698 EFCT4 14.15 4.056 .676 .542 EFCT5 14.11 5.090 .314 .700 EFCT6 13.95 4.301 .600 .580 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation EFCT2 215 1 5 3.55 .878 EFCT3 215 2 5 3.53 .689 EFCT4 215 2 5 3.41 .774 EFCT5 215 2 5 3.46 .765 EFCT6 215 2 5 3.62 .757 Valid N (listwise) 215 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 109 1.5 Scale: PLAN Case Processing Summary N % Valid 215 99.1 Excludeda 2 .9Cases Total 217 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .666 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PLAN1 14.63 5.196 .373 .635 PLAN2 14.62 4.779 .468 .591 PLAN3 14.73 4.976 .424 .612 PLAN4 14.68 5.124 .406 .620 PLAN5 14.68 5.004 .423 .613 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation PLAN1 215 1 5 3.70 .812 PLAN2 215 1 5 3.72 .847 PLAN3 215 1 5 3.61 .829 PLAN4 215 1 5 3.65 .800 PLAN5 215 1 5 3.66 .822 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 110 1.6 Scale:USE Case Processing Summary N % Valid 215 99.1 Excludeda 2 .9Cases Total 217 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .912 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted USE1 13.25 12.357 .775 .892 USE2 13.25 13.028 .763 .895 USE3 13.31 12.513 .764 .895 USE4 13.30 12.025 .799 .888 USE5 13.29 12.638 .783 .891 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation USE1 215 1 5 3.35 1.043 USE2 215 1 5 3.35 .945 USE3 215 1 5 3.29 1.029 USE4 215 1 5 3.30 1.074 USE5 215 1 5 3.31 .990 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 111 1.7 Scale: FLUS1 Case Processing Summary N % Valid 215 99.1 Excludeda 2 .9Cases Total 217 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .897 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted BID1 16.59 6.692 .753 .872 BID2 16.63 7.103 .720 .879 BID3 16.67 6.813 .745 .874 BID4 16.65 6.706 .758 .871 BID5 16.67 6.839 .748 .873 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation BID1 215 3 5 4.21 .792 BID2 215 3 5 4.17 .723 BID3 215 3 5 4.13 .771 BID4 215 3 5 4.15 .785 BID5 215 3 5 4.13 .762 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 112 1.8Scale: CTRL Case Processing Summary N % Valid 215 99.1 Excludeda 2 .9Cases Total 217 100.0 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .839 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CTRL1 8.28 1.961 .700 .779 CTRL2 8.27 1.925 .700 .779 CTRL3 8.29 1.973 .707 .773 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation CTRL1 215 3 5 4.13 .771 CTRL2 215 3 5 4.15 .785 CTRL3 215 3 5 4.13 .762 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 113 2. EFA 2.1 Component Matrix Component Matrixa Component 1 2 3 4 BID5 .839 USE5 .834 BID3 .831 USE4 .811 BID4 .805 USE3 .802 BID1 .794 USE2 .789 BID2 .787 USE1 .777 CTRL3 .673 CTRL1 .636 FLUS2 .778 FLUS1 .765 FLUS5 .763 FLUS4 .753 FLUS3 .743 PLAN2 .688 PLAN3 .655 PLAN5 .581 PLAN4 .547 PLAN1 CTRL2 -.563TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 114 2.2 Rotated Component Matrixa Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 USE1 .863 USE3 .843 USE4 .836 BID1 .824 BID3 .823 USE2 .820 USE5 .819 BID4 .773 BID5 .757 BID2 .755 CTRL1 FLUS2 .781 FLUS3 .776 FLUS1 .775 FLUS5 .761 FLUS4 .759 PLAN1 .670 PLAN5 .657 PLAN2 .649 PLAN4 .630 PLAN3 .588 CTRL2 .776 CTRL3 .554 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 115 3. KMO KMO and Bartlett's Test 3.1 KMO and Bartlett's Test: ALL VARIABLES KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .784 Approx. Chi-Square 3906.001 df 253Bartlett's Test of Sphericity Sig. .000 3.2 KMO and Bartlett's Test: EFCT KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .601 Approx. Chi-Square 367.486 df 10Bartlett's Test of Sphericity Sig. 0.000 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 116 PHỤ LỤC 3 CÁC DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI KCN TÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2017 Vốn đầu tư Diện tích quy hoạchTên Dự Án Tổ chức Số tiền (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) STT Tổng 550,22 100 35,18 100 1 Xí nghiệp May XK Hà Quảng Cty may 10 158 28,72 5,15 14,63 2 Dự án NM BT thương phẩm và SX cấu kiện BTCT đúc sẵn Cty TNHH TVXD Tiến phát 100 18,17 1,15 3,27 3 Dự án NM sản xuất thiết bị điện CN Cty CP Tân Hoàn Cầu 50,45 9,17 2,41 6,86 4 Nhà máy sản xuất sơn sửa và kiểm định vỏ bình gas Công ty TNHH SX và TM Sư Lý. 50 9,09 2,20 6,25 5 Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm Hưng Vượng Cty TNHH một thành viên Lâm Hải 28,5 5,18 0,76 2,17 6 Dự án NM SX bao bì thùng hộp Caston Cty cổ phần bao bì Phong Nha. 23,2 4,22 1,08 3,06 7 Dự án NM chế biến gỗ XK Phú Quý Cty TNHH MTV Việt Trung 22,56 4,10 4,01 11,40 8 Dự án NM gạch Tuynel Đồng Tâm Cty CP công nghiệp Đồng Tâm Quảng Bình. 20 3,63 2,61 7,41 9 Dự án NM chế biến gỗ nguyên liệu, SX hàng mộc dân dụng và cao cấp XK Cty TNHH Hoàng Lâm 20 3,63 1,60 4,55 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 117 Vốn đầu tư Diện tích quy hoạchTên Dự Án Tổ chức Số tiền (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) STT Tổng 550,22 100 35,18 100 10 Nhà máy chế biến ván gỗ ghép thanh Công ty TNHH XNK công nghiệp Trường Thành. 19 3,45 1,72 4,89 11 Nhà máy sản xuất sản phẩm từ gỗ Nam Việt. Công ty TNHH Nam Việt Quảng Bình 16,6 3,02 2,01 5,71 12 Dự án NM SX các SP bê tông ly tâm Cy CP XD điện VNECO 12 12,83 2,33 1,84 5,23 13 Dự án Xí nghiệp gỗ Mỹ nghệ Phương Anh Cty CP Tập đoàn Trường Thịnh 12,68 2,30 2,40 6,82 14 Nhà máy sx Zeolite và Dolomite Cosevco Công ty cổ phần hóa chất và cao su Cosevco 6,8 1,24 3,36 9,55 15 Dự án XN SX và cung ứng thiết bị trường học Cty CP Sách và thiết bị trường học Quảng Bình. 3,95 0,72 1,70 4,83 16 Dự án Trạm chiết nạp khí Hóa lỏng Cty CP kinh doanh dầu khí Quảng Bình 3,15 0,57 0,59 1,67 17 Dự án Trạm chiết nạp Gas Hóa lỏng Cty TNHH thương mại Sư Lý 2,5 0,45 0,60 1,71 Nguồn: Ban Quản lý dự án các khu kinh tế Quảng Bình TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_dau_tu_xay_dung_co_so_ha_tang_bang_nguon_von_ngan_sach_nha_nuoc_o_khu_co.pdf
Luận văn liên quan