Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền, trước hết phải là nhà nước có hệ
thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện việc
quản lý xã hội bằng pháp luật. Như vậy, để xây dựng Nhà nước pháp quyền, vấn đề
cốt lõi là phải khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đây cũng là
một trong những nội dung quan trọng về cải cách tư pháp mà Đảng ta đã xác định
trong thời kỳ đổi mới.
Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận
lợi cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự, đồng thời cũng chính là
việc thể chế hoá chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu
cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
127 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2920 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án)
quyết định. Điều này làm giảm vai trò, tính chịu trách nhiệm độc lập của Điều tra
viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trong tố tụng hình sự, làm giảm hiệu quả của hoạt
động tư pháp. Về nguyên tắc, quan hệ tố tụng phải được độc lập với quan hệ hành
chính (quan hệ tố tụng tuân theo Luật tố tụng hình sự; quan hệ hành chính tuân theo
Luật hành chính và quy định của ngành).
Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng: phân
định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong
hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên,
Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính
độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của
mình. Quyền hành chính trong tư pháp chủ yếu là quyền quản lý đối với nhân sự, tài
chính, phương tiện hoạt động trong các cơ quan tư pháp. Quyền tư pháp trong hoạt
động tố tụng là quyền năng thực hiện các biện pháp, hoạt động tố tụng giải quyết vụ
án, gắn với các chức danh tư pháp: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng Viện công tố
nên quy định như sau: Tổ chức và chỉ đạo chung về hoạt động thực hành quyền
công tố trong phạm vi cấp mình phụ trách; quyết định phân công công việc và kiểm
tra các hoạt động thực hành quyền công tố của Phó viện trưởng Viện công tố và
Công tố viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và
trái pháp luật của Phó viện trưởng Viện công tố và Công tố viên; quyết định rút,
đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện
công tố cấp dưới; quyết định thay đổi Công tố viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền của Viện công tố...
Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Công tố viên, nên sửa như sau:
Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị
can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình
sự, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và
lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều
tra thay đổi Điều tra viên; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn
chặn; quyết định cho bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú; quyết định xử lý vật chứng;
yêu cầu định giá tài sản có liên quan đến vụ án; quyết định gia hạn điều tra, quyết
định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; yêu cầu Cơ quan
điều tra áp giải, dẫn giải nhân chứng; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê
chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết
định của Viện công tố liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và
thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án; tranh luận với
những người tham gia tố tụng tại phiên toà...
Ba là: Về quan hệ giữa Cơ quan thực hành quyền công tố với Cơ quan điều
tra
Trên thế giới, việc phân biệt rạch ròi giữa chức năng công tố của Viện công
tố và chức năng điều tra của Cơ quan điều tra được coi là một thành tựu đặc biệt của
cải cách tư pháp. Tuy nhiên giữa hai chức năng công tố và điều tra luôn có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chính vì vậy, Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ
Chính trị đã ghi: “Tăng cường trách nhiệm của Viện công tố trong hoạt động điều
tra” [18]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X ghi: “Thực hiện cơ chế công tố gắn với
hoạt động điều tra” [19].
Chủ trương công tố gắn với hoạt động điều tra không có nghĩa là gắn công tố
với điều tra làm một, mà đòi hỏi hai cơ quan phải thực hiện tốt chức năng công tố
và chức năng điều tra của từng cơ quan. Khi thực hiện chức năng điều tra, Điều tra
viên chịu trách nhiệm sử dụng tất cả các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định
của pháp luật để phát hiện ra tội phạm, thu thập chứng cứ nhằm chứng minh hành vi
phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội… Khi thực hiện chức năng công tố, trên cơ
sở nắm bắt đầy đủ, toàn diện diễn biến của quá trình điều tra, Công tố viên xác định
có đủ chứng cứ hay không đối với người bị tình nghi đã thực hiện tội phạm; nếu đầy
đủ chứng cứ thì xác định người đó phạm vào tội nào được quy định trong Bộ luật
hình sự; quyết định truy tố hay không đối với người có hành vi phạm tội và đề xuất
mức hình phạt cụ thể; nếu Công tố viên nhận thấy không đủ chứng cứ thì yêu cầu
Điều tra viên tiếp tục thu thập chứng cứ. Công tố viên không làm thay các biện pháp
nghiệp vụ của Điều tra viên như sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện tội
phạm, trực tiếp khám nghiệm hiện trường… Điều tra viên phải thực hiện các biện
pháp nghiệp vụ điều tra và phải tự chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình;
Công tố viên không chịu trách nhiệm thay cho Điều tra viên. (Thực tiễn ở nước ta
gần đây, khi thực hiện Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, đôi khi đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa Cơ quan Điều tra và
Cơ quan công tố: Trong việc bồi thường oan, sai, người phê chuẩn thì phải chịu
trách nhiệm, trong khi người ra quyết định thì không phải chịu trách nhiệm).
Hiện nay, có hai mô hình tố tụng điều tra các vụ án hình sự:
Các nước theo truyền thống án lệ như Mỹ, Australia…,Viện công tố không
được giao nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự; các nước này, việc điều tra do FBI
tiến hành.
Các nước theo truyền thống Châu âu lục địa, nhiệm vụ điều tra các vụ án
hình sự được giao cho Viện công tố (như Pháp, Đức, Nga…). Điển hình là Viện
công tố Đức. Luật pháp của nước này quy định: Công tố là người chỉ huy tố tụng
điều tra; Cơ quan điều tra hình sự nói chung chỉ làm theo hoặc để thực hiện yêu cầu
của Cơ quan công tố. Chính vì vậy, Cơ quan công tố có thể ban hành các chỉ thị cụ
thể đối với một việc điều tra cụ thể trong phạm vi tố tụng của vụ án cụ thể. Cảnh sát
phải có nghĩa vụ tuân thủ những yêu cầu đó và thi hành các nhiệm vụ được giao.
Nước ta từ năm 1945 đến nay, tuy mức độ khác nhau ở những giai đoạn lịch
sử khác nhau, nhiệm vụ của Viện công tố trong giai đoạn điều tra nhìn chung được
xử lý theo cách làm của các nước theo truyền thống Châu âu lục địa. Tuy nhiên, hầu
hết các vụ án hình sự do Cơ quan điều tra tiến hành. Cơ quan công tố chỉ điều tra
khi cần thiết, hoặc chỉ tiến hành điều tra đối với một số tội phạm cụ thể.
Trong thực tế Viện kiểm sát không thể nắm bắt được đầy đủ hoạt động điều
tra qua từng giai đoạn. Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra mới chuyển hồ sơ
sang Viện kiểm sát, Viện kiểm sát mới xem xét các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ
vụ án. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trả hồ sơ vụ án để
điều tra bổ sung và quá thời hạn tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Theo yêu cầu của cải cách tư pháp, cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo
hướng gắn hoạt động công tố với hoạt động điều tra; hoạt động điều tra phải phục
vụ cho hoạt động công tố; nâng cao trách nhiệm của Công tố viên trong việc đề ra
phương hướng và quyết định các biện pháp điều tra vụ án của Điều tra viên.
Liên quan đến vấn đề này, ngoài việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình
sự, một vấn đề đặt ra song song là cần phải sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh tổ chức điều
tra hình sự, theo hướng nâng lên thành luật. Cả Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ
chức điều tra hình sự đều phải thể hiện sự gắn kết giữa Cơ quan thực hành quyền
công tố và Cơ quan điều tra; trong đó quy định rõ quan hệ chỉ đạo- phục tùng giữa
Viện công tố và Cơ quan điều tra. Tất cả các giai đoạn điều tra, các công đoạn điều
tra phải thể hiện vai trò của Viện công tố (Viện công tố phải tham gia tố tụng ngay
từ khi có dấu hiệu tội phạm); các yêu cầu của Viện công tố đối với Cơ quan điều tra
phải được thực hiện nghiêm túc.
Bốn là: Về việc quản lý, xử lý tin báo tội phạm
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã phân định rõ trách nhiệm của Cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm do cá
nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Cơ
quan điều tra có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố
hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Viện kiểm sát không có trách nhiệm giải
quyết các tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, mà có trách nhiệm kiểm
sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với các tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố.
Quy định như vậy đã khắc phục được tình trạng chồng chéo hoặc ỷ lại giữa
Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm. Tuy nhiên Viện kiểm sát không thể nắm được đầy đủ các tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã được chuyển đến Cơ quan điều tra vì thiếu cơ
chế quản lý đầy đủ các thông tin này.
Trên thực tế, công an, chính quyền cơ sở (cấp xã) thường là nơi tiếp nhận tin
báo tố giác tội phạm đầu tiên, sau đó mới được phân loại rồi chuyển đến Cơ quan
điều tra… ở Trung ương, Văn phòng điều tra Bộ Công an là nơi tiếp nhận tin báo tố
giác tội phạm đầu tiên, sau đó mới được phân loại rồi chuyển đến Cơ quan điều tra
thuộc từng lĩnh vực khác nhau. Lực lượng của Viện kiểm sát cơ cấu từ cấp huyện
trở lên, lại rất hạn chế về số lượng, do vậy không thể tiếp nhận kịp thời tin báo tố
giác tội phạm…Điều đó dẫn đến khả năng bỏ lọt tội phạm mà không được phát
hiện, xử lý.
Ngày 01/7/2005 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng đã ban hành Thông tư Liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP,
hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự,
thống kê tội phạm. Điểm c, Khoản 7, Mục 1 quy định: "Cơ quan Công an có trách
nhiệm thống kê kết quả tiếp nhận, xử lý tố giác tin báo về tội phạm từ kết quả xử lý
những vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của mình và chuyển kết quả tổng hợp
thống kê này sang Viện kiểm sát cùng cấp sau khi loại thống kê này được thực
hiện" [59]. Khoản 1 Mục 2 quy định: "Cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm tổ
chức thực hiện việc ghi chép, tổng hợp số liệu, lập báo cáo thống kê kết quả tiếp
nhận, xử lý tố giác tin báo về tội phạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát cùng
cấp" [59].
Thông tư nêu trên là một trong những căn cứ pháp lý, đồng thời là một hình
thức để Viện kiểm sát thực hiện chức năng của mình ngay từ giai đoạn tiếp nhận tin
báo, tố giác tội phạm. Tuy nhiên theo tinh thần nội dung được quy định trong Thông
tư cho thấy quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chỉ mang tính chất phối
hợp, chưa thể hiện được vai trò chủ động của Cơ quan thực hành quyền công tố đối
với hoạt động này. Mặt khác, đây chỉ là văn bản dưới luật, do đó giá trị pháp lý
không cao.
Để khắc phục hạn chế này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần phải được
sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ cơ chế quản lý, xử lý mọi tin báo, tố giác
tội phạm có hiệu quả, nhất là để Cơ quan công tố có thể nắm và quản lý được đầy
đủ các tin báo, tố giác về tội phạm, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội
phạm và thực hiện tốt nhất hoạt động thực hành quyền công tố, với vai trò là cơ
quan chỉ đạo mọi hoạt động điều tra. Theo đó, các nội dung của Thông tư số 01-
TTLT, ngày 01/7/2005 được sửa đổi và đưa vào Bộ luật tố tụng hình sự. Các quy
định đối với những nội dung này cần rõ ràng, cụ thể, bao gồm các vấn đề như: Việc
phân loại vụ việc phạm pháp; quy trình xử lý các thông tin về tội phạm; việc bảo vệ
nhân chứng; việc phân định trách nhiệm giữa các lực lượng trong Cơ quan điều tra
và giữa Cơ quan điều tra với Cơ quan thực hành quyền công tố về tiếp nhận, quản
lý, xử lý tin báo tố giác tội phạm...
Năm là: Về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
- Việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can:
Khoản 4 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ
quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc
khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi
tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị
can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ
quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra [41].
Khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Việc hỏi cung bị can phải
do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can" [41].
Nội dung hai điều luật trên là mâu thuẫn vì quy định Viện kiểm sát phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra trong thời hạn 3 ngày, nhưng
lại quy định Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay sau khi khởi tố bị can. Có nghĩa
là có những trường hợp Viện kiểm sát chưa phê chuẩn quyết định khởi tố của Cơ
quan điều tra, nhưng Cơ quan điều tra vẫn tiến hành lấy lời khai bị can. Mặt khác,
quy định như vậy đã không gắn kết được hoạt động công tố với hoạt động điều tra.
Để giải quyết bất cập trên, đề nghị sửa đổi theo 2 phương án sau đây:
+ Phương án thứ nhất: Cơ quan điều tra chỉ được khởi tố bị can khi Cơ quan
công tố đồng ý (Trên cơ sở Cơ quan công tố xem xét, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do
Cơ quan điều tra cung cấp).
+ Phương án thứ hai: Cơ quan công tố ra quyết định khởi tố bị can khi thấy
đủ cơ sở, căn cứ, hoặc theo đề nghị của Cơ quan điều tra (Kèm theo hồ sơ, tài liệu
do Cơ quan điều tra cung cấp); đây là phương án tối ưu.
- Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp:
Khoản 4 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho
Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc
bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn...
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận đuợc đề nghị xét phê chuẩn
và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết
định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát
quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay
cho người bị bắt [41].
Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Không ai bị bắt, nếu không có
quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường
hợp phạm tội quả tang" [41].
Nội dung hai điều luật trên mâu thuẫn với nhau: Trong khi Điều 6 khẳng
định không ai bị bắt, nếu không có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát
(trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc khi có quyết định của Toà án); thì nội dung
Khoản 4 Điều 81 lại thể hiện việc xét phê chuẩn của Viện kiểm sát được thực hiện
sau khi Cơ quan điều tra đã thi hành xong lệnh bắt. Nội dung Khoản 4 Điều 81
không những mâu thuẫn với Điều 6, mà còn thể hiện vai trò thụ động của Cơ quan
thực hành quyền công tố trong quá trình điều tra.
Vì vậy đề nghị sửa lại nội dung trên theo hai phương án:
+ Phương án thứ nhất: Nếu tiếp tục quy định cho Cơ quan điều tra thẩm
quyền ra lệnh bắt người, thì trong mọi trường hợp (trừ việc bắt người trong trường
hợp phạm tội quả tang), lệnh bắt người phải được Viện công tố cùng cấp phê chuẩn
trước khi thi hành.
+ Phương án thứ hai: Viện công tố là cơ quan duy nhất có quyền ra lệnh bắt
người trong giai đoạn điều tra (tự ra lệnh khi thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của
Cơ quan điều tra). Đây là phương án tối ưu nhất, đảm bảo thực quyền, cũng như
nâng cao trách nhiệm của Cơ quan công tố trong giai đoạn điều tra.
- Về biện pháp tạm giam:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có những tiến bộ đáng kể đối với việc
quy định trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền về áp dụng các biện pháp ngăn
chặn, trong đó có biện pháp tạm giam. Tuy nhiên trong quá trình tố tụng vẫn còn việc
lạm dụng các biện pháp ngăn chặn, nhiều trường hợp tạm giam không có căn cứ, vi
phạm nghiêm trọng quyền tự do dân chủ của công dân.
Theo pháp luật thực định, hiện nay có 7 người được quyền ra lệnh tạm giam,
đó là: Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng
Viện kiểm sát; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án Toà án; Phó Chánh án
Toà án; Hội đồng xét xử.
Để đảm bảo tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời
nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, đề nghị sửa đổi Bộ luật tố
tụng hình sự theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ hơn các căn cứ tạm giam;
hạn chế việc áp dụng tạm giam đối với một số loại tội phạm. Mặt khác cần thu hẹp đối
tượng người có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam.
Trên thế giới, việc tạm giam bị can chủ yếu được giao cho Viện công tố hoặc
Toà án. Nhằm nâng cao trách nhiệm của Cơ quan công tố và hiệu quả của hoạt động
thực hành quyền công tố, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, đề
nghị giao thẩm quyền ra lệnh tạm giam cho Viện công tố và Toà án. Cụ thể: Công
tố viên (trực tiếp thực hành công tố) được quyền ra lệnh tạm giam trong giai đoạn
điều tra; Thẩm phán (trực tiếp xét xử) được quyền ra lệnh tạm giam trong giai đoạn
xét xử.
Sáu là: Về hoạt động khởi tố của Toà án
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Hội đồng
xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự
nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội
mới cần phải điều tra” [41].
Trong tố tụng hình sự, khởi tố vụ án là một trong các hoạt động thực hành
quyền công tố. Toà án là Cơ quan xét xử, không phải là Cơ quan thực hành quyền
công tố, nên việc Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho Toà án thẩm quyền khởi tố
vụ án hình sự là không phù hợp. Mặt khác chính điều luật cũng đã quy định cho Toà
án có quyền yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp phát hiện
được tội phạm hoặc người phạm tội mới trong quá trình xét xử. Trong thực tế, việc
khởi tố của Toà án rất ít xảy ra; quyền này của Toà hầu như chỉ mang tính hình
thức.
Vì vậy đề nghị bỏ hoạt động khởi tố vụ án của Toà án tại Khoản 1 Điều 104
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Bảy là: Về giới hạn của việc xét xử:
Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà
Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện
kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng
hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố [41].
Theo quy định trên, Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác nặng hơn so
với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật. Trên thực tế, việc
Toà án xác định bị cáo phạm tội theo khoản khác nặng hơn khoản mà Viện kiểm sát
đã truy tố có thể xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên toà. Trong giai
đoạn xét xử và tại phiên toà, nếu phát hiện bị cáo phạm tội theo khoản khác nặng
hơn khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố thì theo quy định hiện hành, Toà án vẫn đưa
vụ án ra xét xử hoặc tiếp tục xét xử, vì không thuộc trường hợp trả lại hồ sơ để điều
tra bổ sung theo quy định tại Điều 179 và không có lý do hoãn phiên toà. Trong tr-
ường hợp này bị cáo có quyền đề nghị hoãn phiên toà để mời người bào chữa (khi
bị cáo biết mình có thể bị kết tội theo khoản khác nặng hơn so với khoản mà Viện
kiểm sát đã truy tố, hoặc khoản khác nặng hơn bắt buộc phải có người bào chữa) thì
Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào?
Để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, cũng như tăng cường trách nhiệm
của Công tố viên, đề nghị sửa đổi lại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng
bỏ quy định về việc Toà án được quyền xét xử về khung hình phạt nặng hơn khung
hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố. Nếu Toà án thấy cần phải xét xử bị cáo ở khung
hình phạt nặng hơn thì Toà án trả hồ sơ yêu cầu Cơ quan công tố xem xét, quyết
định truy tố lại.
Tám là: Về việc Viện kiểm sát rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội
danh nhẹ hơn tại phiên toà
Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Tại phiên toà, sau khi xét hỏi,
Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội
nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án” [41].
Viện kiểm sát là Cơ quan thực hành quyền công tố, quyết định việc truy tố
hay không đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Điều đó có nghĩa
là khi Viện kiểm sát đã rút quyết định truy tố thì vụ án phải được đình chỉ (truy tố đến
đâu, xử đến đó; không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo).
Vì vậy Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự, đề nghị sửa theo hướng quy định
trong trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử
chỉ xét xử phần không bị rút; nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì vụ
án phải được đình chỉ.
Chín là: Về tranh tụng tại phiên toà
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, Đảng và
Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, công
bằng và nghiêm minh. Theo đó, xu hướng lợi ích cá nhân được đề cao hơn, tư tưởng
chống làm oan người vô tội được chú trọng.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Nâng
cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo việc tranh tụng
dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác" [16].
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nêu: "Đổi mới việc tổ
chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ,
nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu
đột phá của hoạt động tư pháp” [18]...
Như vậy, tư tưởng chỉ đạo về tranh tụng được nêu trong các Nghị quyết của
Đảng về cải cách tư pháp là nhằm hướng hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày
càng hiệu quả hơn, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Trên thế giới hiện tại có hai mô hình tố tụng cơ bản, đó là tố tụng tranh tụng
và tố tụng thẩm vấn.
Đối với mô hình tranh tụng, Công tố viên trình bày cáo trạng, đưa ra lời buộc
tội đối với bị cáo; đối đáp, tranh luận với luật sư, người bào chữa và những người
tham gia tố tụng khác về chứng cứ buộc tội, gỡ tội cũng như việc áp dụng pháp luật.
Toà án không xét hỏi mà chỉ nghe các bên tranh tụng và đóng vai trò như trọng tài
ra phán quyết về bị cáo có tội hay không có tội; nếu có tội thì là tội gì và áp dụng
hình phạt như thế nào. Mô hình tố tụng này có ưu điểm là đảm bảo công bằng, dân
chủ, chống oan sai hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự dân chủ của mô hình tố tụng tranh
tụng dường như xuất phát từ lợi ích của cá nhân người phạm tội chứ không phải
xuất phát từ lợi ích của cộng đồng xã hội. Mặt khác, thời gian diễn ra phiên toà đối
với mô hình này thường kéo dài, do việc tranh tụng về chứng cứ buộc tội, gỡ tội và
căn cứ áp dụng pháp luật.
Đối với mô hình thẩm vấn, trách nhiệm chứng minh thuộc về Cơ quan điều
tra, Cơ quan công tố và Toà án. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử là người hỏi chính,
Công tố viên và luật sư chỉ hỏi những điểm còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn. Mô
hình này có ưu điểm là quá trình xét xử tiết kiệm thời gian, trừng trị kịp thời kẻ
phạm tội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũng như bảo vệ kỷ
cương xã hội một cách nhanh chóng, hiệu quả. Nhược điểm của mô hình này là
không phân định rành mạch giữa chức năng buộc tội và chức năng bào chữa, quá
trình tố tụng diễn ra khép kín; do vậy dễ xảy ra oan, sai.
Hai mô hình tố tụng trên đều có những ưu điểm và nhược điểm, do vậy
không nên tuyệt đối hoá mô hình nào. Vấn đề là cần biết tận dụng những ưu điểm
cũng như khắc phục những hạn chế của mỗi mô hình để hoàn thiện các nội dung
quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, đảm bảo cho hoạt động xét xử dân chủ, hiệu
quả, phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trước yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, trên cơ sở truyền thống
pháp luật Việt Nam, tố tụng xét xử của nước ta nên hoàn thiện theo hướng kết hợp
giữa mô hình tranh tụng và mô hình thẩm vấn: Trách nhiệm chứng minh tội phạm
thuộc về Cơ quan công tố và Cơ quan xét xử; việc xét hỏi chủ yếu do Hội đồng xét
xử; trách nhiệm của Công tố viên phải được quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt là việc
tranh luận tại phiên toà. Trong tất cả các giai đoạn tố tụng cần có quy định thể hiện
vai trò quan trọng của luật sư, quyền bào chữa phải được mở rộng và cụ thể hơn.
Theo đó, cần quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự các nội dung tranh tụng cụ thể,
rõ ràng, dân chủ, khách quan giữa bên buộc tội và bên gỡ tội (đưa ra chứng cứ,
tranh luận, đối đáp về chứng cứ, tội danh, áp dụng pháp luật...). Việc hoàn thiện
pháp luật phải nhằm tạo điều kiện cho luật sư tham gia tố tụng ngay từ khi khởi tố
bị can; người bào chữa có quyền áp dụng mọi biện pháp (hợp pháp) để thu thập
chứng cứ; nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia
tố tụng phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng...
3.3.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng và hoàn thiện
pháp luật thực hành quyền công tố
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thực hành quyền
công tố, phải luôn đề cao sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở tuân thủ các đường lối,
chủ trương của Đảng, đặc biệt là các chủ trương về cải cách tư pháp, về hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng đổi mới và hoàn thiện
phương thức lãnh đạo của chính mình, trong đó có việc lãnh đạo công cuộc cải cách
tư pháp và xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xứng đáng với trọng trách là
ngọn cờ tiên phong của dân tộc trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Song song với việc nghiên cứu, ban hành những chủ trương lớn đối với từng
lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng thường xuyên cụ thể hoá các
chủ trương đó, biến thành những nhiệm vụ cụ thể để triển khai, thực hiện, nhằm
đảm bảo tính khả thi trong thực tế.
Lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của
Đảng: Để có được hệ thống pháp luật hiện đại, khoa học, minh bạch, khả thi, Đảng
luôn thực hiện việc chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi xây dựng pháp luật;
đào tạo, lựa chọn những cán bộ, chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực để tham gia vào
nghiên cứu, xây dựng pháp luật.
Trên cơ sở ban hành các chủ trương, Đảng lãnh đạo trực tiếp các cơ quan
nhà nước nói chung cũng như các cơ quan pháp luật nói riêng trong việc xây dựng
kế hoạch, chương trình để thực hiện các chủ trương đó; không ngừng nâng cao chất
lượng xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đây cũng là một trong những
phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng. Thông qua kiểm tra, giám sát, Đảng rút
ra những tồn tại trong quá trình thực hiện, đồng thời có thể phát hiện những bất cập
từ chủ trương của mình để nghiên cứu, khắc phục kịp thời.
Trong từng giai đoạn, Đảng chỉ đạo việc tổng kết, đánh giá, tìm ra những ưu
điểm, tồn tại, từ đó xác định giải pháp thực hiện tiếp theo. Bất kỳ một chủ trương,
chính sách nào của Đảng hay Nhà nước, sau một giai đoạn triển khai trong thực tiễn
cũng phải tổng kết nhằm đánh giá cả quá trình thực hiện. Qua tổng kết, thấy được
tính khách quan, tầm quan trọng của chủ trương, chính sách đã đề ra; kết quả triển
khai, thực hiện chủ trương đó; những ưu điểm, tồn tại, những bài học kinh nghiệm;
đề ra phương hướng trong thời gian tới.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo qua đường lối, chủ trương, qua công tác
tổ chức cán bộ, qua công tác kiểm tra, giám sát...; nhưng Đảng không bao biện, làm
thay Nhà nước. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước nói chung và cơ các cơ quan tư
pháp nói riêng phải chủ động thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở thực
hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
kết luận
Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền, trước hết phải là nhà nước có hệ
thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện việc
quản lý xã hội bằng pháp luật. Như vậy, để xây dựng Nhà nước pháp quyền, vấn đề
cốt lõi là phải khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đây cũng là
một trong những nội dung quan trọng về cải cách tư pháp mà Đảng ta đã xác định
trong thời kỳ đổi mới.
Hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận
lợi cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự, đồng thời cũng chính là
việc thể chế hoá chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu
cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
"Bất kỳ nhà nước nào cũng phải sử dụng quyền công tố để chống lại những
hành vi gây nguy hại đến sự thống trị và những lợi ích căn bản của giai cấp cầm
quyền, đồng thời cũng là để nhân danh xã hội duy trì trật tự công cộng" [21]. Về
bản chất, quyền công tố là quyền của Nhà nước, nhân danh lợi ích của giai cấp
thống trị xã hội quyết định đưa người phạm tội ra Toà, thực hiện sự buộc tội của
Nhà nước đối với họ. Trên cơ sở phân tích quyền công tố, Luận văn đề cập đến thực
hành quyền công tố và pháp luật thực hành quyền công tố; nghiên cứu thực trạng
pháp luật và áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam để đánh giá
những hạn chế; tìm hiểu tổ chức và hoạt động của một số mô hình công tố trên thế
giới, rút ra những kinh nghiệm về hoàn thiện pháp luật. Với thực trạng trong nước,
trước yêu cầu hội nhập quốc tế và trên cơ sở chủ trương của Đảng về cải cách tư
pháp, Luận văn đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam.
Pháp luật thực hành quyền công tố là một bộ phận cấu thành của hệ thống
pháp luật Việt Nam, vì vậy phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo chung của Đảng
trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Các quan điểm đó đã được
đề cập trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng trong thời gian qua, đặc biệt là
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị. Nghị quyết xác định rõ
các quan điểm về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam như: Thể chế
hoá đường lối của Đảng, Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân; phát huy cao độ nội
lực, chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn
thiện và tổ chức thi hành pháp luật; tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải
cách tư pháp; dự tính đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp
luật.
Ngoài các quan điểm chỉ đạo chung, việc hoàn thiện pháp luật thực hành
quyền công tố phải dựa trên các quan điểm cụ thể, xuất phát từ những đặc thù riêng
có của quyền công tố, với tư cách là một quyền năng đặc biệt của Nhà nước. Đây
cũng là các quan điểm được cụ thể hoá từ các chủ trương của Đảng và Nhà nước
trong tiến trình hội nhập nói chung và cải cách tư pháp nói riêng. Theo đó, việc
hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố phải đảm bảo đề cao hiệu quả phòng
ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; phải xác định rõ vị trí,
chức năng của Cơ quan công tố cũng như mối quan hệ của cơ quan này với Cơ quan
điều tra và Cơ quan xét xử, đặc biệt là phải đảm bảo cơ chế công tố gắn với hoạt
động điều ta, hoạt động điều tra phải nhằm phục vụ cho hoạt động công tố; phải
phân định rõ thẩm quyền hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp theo
hướng nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm của các chức danh tư pháp; phải
đảm bảo các trình tự, thủ tục tố tụng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi...
Cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, pháp luật thực hành quyền
công tố ở Việt Nam được xác lập từ rất sớm: Ngay sau khi giành độc lập, Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành các Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946, số 51
ngày 17/4/1946, số 131 ngaùy 20/7/1946, số 19 ngày 16/2/1947...Theo đó, Viện
công tố là một bộ phận nằm trong hệ thống Toà án, Công tố viên được gọi là Thẩm
phán công tố (Dự thẩm viên). Quá trình phát triển, tổ chức bộ máy cũng như chức
năng nhiệm vụ của Cơ quan công tố ngày càng được củng cố trên cơ sở hệ thống
pháp luật thực hành quyền công tố luôn được hoàn thiện. Hiện nay có rất nhiều đạo
luật, ngành luật chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật
thực hành quyền công tố, như Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,
Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh
tổ chức điều tra hình sự... Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực
hành quyền công tố còn thiếu tính đồng bộ, nội dung chưa đảm bảo chi tiết, cụ thể;
thiếu những quy phạm bảo đảm cơ chế hoạt động công tố gắn kết với hoạt động
điều tra, do vậy hoạt động của Cơ quan công tố thiếu thực quyền; thẩm quyền hành
chính và quyền hạn tư pháp không rành mạch; quyền năng và trách nhiệm giữa các
cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng chưa rõ ràng, hợp lý... Chính vì
vậy, phương hướng đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công
tố là phải hoàn thiện tổng thể, đồng bộ tất cả hệ thống các đạo luật, các ngành luật
trực tiếp điều chỉnh quan hệ pháp luật thực hành quyền công tố và các ngành luật
liên quan. Như vậy, hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố chính là việc
nghiên cứu sửa đổi, xây dựng, hoàn thiện Hiến pháp, Luật tổ chức Viện công tố,
Luật tổ chức Chính phủ, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức điều tra hình sự..., sao
cho Cơ quan công tố phải được tổ chức một cách tối ưu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền rõ ràng, hợp lý, trên cơ sở được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các quy
phạm pháp luật khoa học, minh bạch, khả thi.
Để thực hiện các yêu cầu trên, Luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố, trong đó, ngoài việc đề xuất
việc tổ chức lại Cơ quan công tố, xác định lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này
trên cơ sở sửa đổi Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Viện công tố...,
Luận văn còn đề xuất sửa đổi nhiều nội dung của Bộ luật tố tụng hình sự...
Các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công
tố được đề cập trong Luận văn là những phương hướng, giải pháp cơ bản và quan
trọng nhất. Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật trong từng ngành luật cũng như các
ngành luật trong hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ đan xen mật thiết với nhau.
Do vậy, để cho hoạt động thực hành quyền công tố đạt hiệu quả cao hơn nữa, vẫn
cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện nhiều quy phạm pháp luật, nhiều ngành
luật liên quan, như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự...
danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Cán sự đảng Chính phủ (2005), Tờ trình số 40-Ttr/BCS về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định h-
ướng đến năm 2020, Hà Nội
2. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2003), Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị
quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Hà Nội.
3. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2006), Kế hoạch số 05-KH/CCTP về thực hiện
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010), Hà Nội.
4. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2007), Báo cáo số 16-BC/CCTP về kết quả
nghiên cứu về cải cách tư pháp tại Ca-na-đa, Trung Quốc và Nhật Bản,
Hà Nội.
5. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2007), Chương trình số 06-Ctr/CCTP về trọng
tâm công tác tư pháp từ nay đến hết năm 2008, Hà Nội.
6. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2007), Kế hoạch số 06-KH/CCTP về sơ kết Nghị
quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, Hà Nội.
7. Ban Nội chính Trung ương Đảng (2002), Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh chống tội
phạm, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
8. Lê Cảm (2000), "Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố", Tạp chí Toà
án nhân dân, (6).
9. Lê Cảm (2005), "Bàn về tổ chức quyền tư pháp- nội dung cơ bản của chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020", Tạp chí Kiểm sát, (23).
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Chỉ thị số 29- CT/TW ngày 8/11 của Ban Bí
thư trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan
bảo vệ pháp luật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương khoá VII, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khoá IX, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1 của Bộ
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian
tới, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ
Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng, Đoàn Quốc hội (2005), Kế hoạch số 290-KH/ĐĐQH về việc thực hiện
Nghị quyết số 49-NQ/TW, Hà Nội.
21. Đỗ Văn Đương (2006), "Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7).
22. Phạm Hồng Hải (2006), "Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống
các cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3).
23. Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1992 (2004), Nxb Lao động xã hội,
Hà Nội.
24. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học,
Hà Nội.
25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình lý luận chung về
nhà nước- pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
26. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
27. C. Mác- Ph.Ăngghen (1970), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1995), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nhà Pháp luật Việt- Pháp (1997), Tố tụng hình sự và vai trò của Viện công tố
trong tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. GS.TS Lê Văn Quang - PGS.TS Văn Đức Thanh (2006), Nhà nước pháp quyền
XHCN và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
34. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981), Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
35. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật tổ chức Quốc
hội, Hà Nội.
36. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Bộ luật tố tụng
hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật tổ chức Quốc
hội, Hà Nội.
38. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật tổ chức
Chính phủ, Hà Nội.
39. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
40. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức Quốc
hội, Hà Nội.
41. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật tố tụng
hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật tố tụng
dân sự, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
43. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự,
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
44. TS Nguyễn Tác (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Lê Hữu Thể (2000), "Bàn về khái niệm quyền công tố", Tạp chí kiểm sát, (8).
46. Lê Hữu Thể (chủ biên) (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
47. Lê Minh Thông (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Lê Tài Triển (1970), Nhiệm vụ của Công tố viên, Nxb Sài Gòn.
49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, Nxb Bộ Tư pháp, Hà Nội.
50. Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học.
51. Từ điển luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa- Nxb Tư pháp.
52. ủy ban Thường vụ Quốc hội (1962), Pháp lệnh về bộ máy làm việc của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.
53. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân, Hà Nội.
54. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết về bồi thường thiệt hại cho
người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
gây ra, Hà Nội.
55. ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Hà
Nội.
56. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Chỉ dẫn về công tác công tố, Dự án
VIE/95/018, "Tăng cường năng lực kiểm sát tại Việt Nam", Hà Nội.
57. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam 1960-
2000 (kỷ yếu), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Những quy định về Viện kiểm sát nhân
dân và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
59. Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ Công an-Toà án nhân dân tối cao-Bộ Tư
pháp-Bộ Quốc phòng-Bộ Tài chính (2004), Hướng dẫn thi hành một số
quy định của Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do
người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Thông tư
Liên tịch), Hà Nội.
60. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2005), Các quy định về hoạt động nghiệp vụ và
quản lý của Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
61. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Kế hoạch số 23/KH-VKSTC về thực hiện
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 trong ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2006-
2010, Hà Nội.
62. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Thống kê một số kết quả thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát
năm 2005-2006, Báo cáo của Viện trưởng trước Quốc hội.
63. Viện Khoa học kiểm sát- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2005), "Chuyên đề về Cơ
quan công tố một số nước", Thông tin khoa học kiểm sát, (5+6).
64. Viện Khoa học kiểm sát- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2005), Viện kiểm sát
nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà
Nội.
65. Viện Khoa học kiểm sát- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), "Chuyên đề
một số văn bản về cải cách tư pháp", Thông tin khoa học kiểm sát, (3).
66. Viện Khoa học kiểm sát- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), "Chuyên đề về Cơ
quan công tố một số nước", Thông tin khoa học kiểm sát, (4+5).
Phụ lục
Phụ lục 1: Một số tội phạm khởi tố năm 2005-2006
(Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước Quốc hội)
Số
T
T
Tội danh Điều
luật
Năm
2005
Năm
2006
So
sánh(
%)
06/05
1
Tội giết người
Vụ
93 1181 1354 14,65
2
Bị
can
1578 1878 19,01
3
Tội cố ý gây thương tích
Vụ
104 5288 6539 23,66
4
Bị
can
6667 8561 28,41
5
Tội hiếp dâm
Vụ
111 325 358 10,15
6
Bị
can
440 455 3,41
7
Tội hiếp dâm trẻ em
Vụ
112 625 638 2,08
8
Bị
can
694 662 -4,61
9
Tội bắt, giữ, giam người trái pháp luật
Vụ
123 71 95 33,80
10
Bị
can
144 212 47,22
11
Tội cướp tài sản
Vụ
133 1709 2120 24,05
12
Bị
can
3614 4235 17,18
13
Tội trộm cắp tài sản
Vụ
138 14457 18027 24,69
14
Bị
can
18004 23126 28,45
15
Tội trốn thuế
Vụ
161 29 37 27,89
16
Bị
can
35 61 74,29
17
Tội vi phạm các quy định về... bảo vệ rừng
Vụ
175 190 213 12,11
18 Bị 259 337 30,12
can
19
Tội sản xuất trái phép chất ma túy
Vụ
193 17 9
20
Bị
can
33 11
21
Tội tàng trữ, v/c, mua bán... ma tuý
Vụ
194 8732 8400 -3,80
22
Bị
can
11248 11198 -0,44
23
Tội s/x, tàng trữ...phương tiện...sx ma tuý
Vụ
196 3 6
24
Bị
can
3 6
25
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
Vụ
197 18 13 -27,78
26
Bị
can
37 18 -51,35
27
Tội chứa chấp, SD trái phép chất ma tuý
Vụ
198 27 10
28
Bị
can
37 10
29
Tội sử dụng trái phép chất ma tuý
Vụ
199 113 138 22,12
30
Bị
can
119 148 24,37
31
Tội cưỡng bức, lôi kéo...SD ma tuý
Vụ
200 1 1
32
Bị
can
2 1
33
Tội vi phạm quản lý, SD...ma tuý
Vụ
201 2 1
34
Bị
can
2 2
35
Tội vi phạm QĐ về điều khiển PTGT
Vụ
202 4118 5072 23,17
36
Bị
can
3974 4924 23,91
37
Tội gây rối trật tự công cộng
Vụ
245 259 253 -2,32
38
Bị
can
681 769 12,92
39
Tội đánh bạc
Vụ
248 1320 2274 72,27
40 Bị 5075 8113 59,86
can
41
Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc...
Vụ
249 458 638 39,30
42
Bị
can
1372 2111 53,86
43
Tội mua dâm người chưa thành niên
Vụ
256 9 22
44
Bị
can
26 31 19,23
45
Tội chống người thi hành công vụ
Vụ
257 532 567 6,58
46
Bị
can
953 1068 12,07
47
Tội tham ô tài sản
Vụ
278 157 220 40,13
48
Bị
can
223 413 85,20
49
Tội nhận hối lộ
Vụ
279 32 45 40,63
50
Bị
can
70 83 18,57
51
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn...
Vụ
280 29 36 24,14
52
Bị
can
39 75 92,31
53
Tội giả mạo trong công tác
Vụ
284 5 10
54
Bị
can
7 18 157,14
55
Tội đưa hối lộ
Vụ
289 26 36 38,46
56
Bị
can
31 68 119,35
57
Tội ra quyết định trái pháp luật
Vụ
296 1 1
58
Bị
can
1 1
59
Tội không chấp hành án
Vụ
304 18 14
60
Bị
can
17 14
61
Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên TS
Vụ
310 3 2
62 Bị 3 3
can
63
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi
đang bị dẫn giải, đang bị xét xử
Vụ
311 112 154 37,50
64
Bị
can
148 217 46,62
65
Tội che dấu tội phạm
Vụ
313 4 3
66
Bị
can
6 11
67
Tội không tố giác tội phạm
Vụ
314 2 5
68
Bị
can
5 15
Phụ lục 2: Một số tội phạm truy tố năm 2005-2006
(Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước Quốc hội)
Số
TT
Tội danh
Điều
luật
Năm
2005
Năm
2006
So sánh
(%)
06-05
1 Tội giết người
Vụ
93 1140 1414 24,04
2 Bị
can
2088 2632 26,05
3 Tội cố ý gây thương tích
Vụ
104 3929 5201 32,37
4 Bị
can
5824 7673 31,75
5 Tội hiếp dâm
Vụ
111 256 306 19,53
6 Bị
can
381 464 21,78
7 Tội hiếp dâm trẻ em
Vụ
112 487 588 20,74
8 Bị
can
556 665 19,60
9 Tội bắt, giữ, giam người trái pháp luật
Vụ
123 52 86 65,38
10 Bị
can
102 188 84,31
11 Tội cướp tài sản
Vụ
133 1326 1838 38,61
12 Bị
can
3222 4628 43,64
13 Tội trộm cắp tài sản
Vụ
138 11165 14950 33,90
14 Bị
can
16870 22909 35,80
15 Tội trốn thuế
Vụ
161 22 30 36,36
16 Bị
can
33 60 81,82
17 Tội vi phạm các QĐ về...bảo vệ rừng
Vụ
175 153 187 22,22
18 Bị
can
308 384 24,68
19 Tội sản xuất trái phép chất ma tuý
Vụ
193 10 8
20 Bị
can
10 8
21 Tội tàng trữ, v/c, mua bán...ma tuý
Vụ
194 7580 8780 15,83
22 Bị
can
9841 11980 21,74
23 Tội tàng trữ, v/c, mua bán...tiền chất ma tuý
Vụ
195 18
24 Bị
can
25
25 Tội tổ chức, sử dụng trái phép ma tuý
Vụ
197 11 11
26 Bị
can
25 34 36,00
27 Tội chứa chấp sd trái phép chất ma tuý
Vụ
198 15 10 -33,33
28 Bị
can
16 12 -25,00
29 Tội sử dụng trái phép chất ma tuý
Vụ
199 133 134 0,75
30 Bị
can
135 140 3,70
31 Tội cưỡng bức, lôi kéo...sd ma tuý
Vụ
200 3 2
32 Bị
can
5 4
33 Tội vi phạm QĐ về điều khiển PTGT
Vụ
202 3669 4527 23,39
34 Bị
can
3835 4730 23,34
35 Tội gây rối trật tự công cộng
Vụ
245 243 279 14,81
36 Bị
can
635 937 47,56
37 Tội đánh bạc
Vụ
248 1300 2116 62,77
38 Bị
can
5631 7510 33,37
39 Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc
Vụ
249 411 532 29,44
40 Bị
can
1873 1922 2,62
41 Tội mua dâm người chưa thành niên
Vụ
256 8 12
42 Bị
can
23 25
43 Tội chống người thi hành công vụ
Vụ
257 474 566 19,41
44 Bị
can
889 1021 14,85
45 Tội tham ô tài sản
Vụ
278 156 225 44,23
46 Bị
can
264 497 88,26
47 Tội nhận hối lộ
Vụ
279 15 32 113,33
48 Bị
can
31 102 229,03
49 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
Vụ
280 27 34 25,93
50 Bị
can
67 67
51 Tội đưa hối lộ
Vụ
289 22 32 45,45
52 Bị
can
37 58 56,76
53 Tội ra quyết định trái pháp luật
Vụ
296 1 0
54 Bị
can
1 0
55 Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn
Vụ
301 1 0
56 Bị
can
1 0
57 Tội không chấp hành án
Vụ
304 14 14
58 Bị
can
16 16
59 Tội vi phạm niêm phong, kê biên TS
Vụ
310 1 2
60 Bị
can
1 3
61 Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi
đang bị dẫn giải, đang bị xét xử
Vụ
311 85 166 95,29
62 Bị
can
103 218 111,65
63 Tội che dấu tội phạm 313 1 3
Vụ
64 Bị
can
2 10
65 Tội không tố giác tội phạm
Vụ
314 4 7
Bị
can
7 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 148_1217.pdf