Luận văn Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kinh tế tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh Danh mục sơ đồ bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU . Phần 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính . 1.1 Lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ . 1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ . 1.1.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.3 Những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ . 1.1.4 Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ 1.2 Lý luận chung về qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính . 1.2.1 Vai trò của qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với đơn vị được kiểm toán và công ty kiểm toán . 1.2.2 Mục tiêu của qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính . 1.2.3 Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính Phần 2: Thực trạng qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện 2.1 Tổng quan về công ty TNHH KPMG Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của công ty TNHH KPMG Việt Nam 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH KPMG Việt Nam . 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH KPMG Việt Nam 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán của công ty TNHH KPMG Việt Nam . 2.2 Khái quát qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện 2.2.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng . 2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành 2.2.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát . 2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát . 2.3 Thực trạng qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện tại công ty ABC và công ty XYZ . 2.3.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng . 2.3.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành . 2.3.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát . 2.3.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát . 2.3.5 Tổng kết qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện . Phần 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện . 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH KPMG Việt Nam 3.2 Nhận xét về qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện . 3.2.1 Ưu điểm . . 3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 3.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện 3.3.1 Nguyên tắc và phương hướng hoàn thiện . 3.3.2 Giải pháp đề xuất hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện 3.3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp đề xuất . KẾT LUẬN . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

doc119 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8935 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kinh tế tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên một số lượng lớn các khoản mục; đồng thời, việc đánh giá rủi ro trên toàn bộ BCTC cũng phức tạp hơn. Đối với bộ phận ngân hàng, trọng tâm của cuộc kiểm toán thường tập trung vào các khoản cho vay và các khoản tiền gửi. Trong khi đó, bên bộ phận sản xuất, lại tập trung vào các khoản chi phí, doanh thu. Mặc dù công ty KPMG thực hiện đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng khá hiệu quả nhưng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. 3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và mô tả chi tiết chưa cụ thể Tại KPMG, việc thu thập thông tin về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết chưa cụ thể. Các thông tin về hệ thống KSNB của khách hàng chưa được biểu hiện thành các lưu đồ mà mới chỉ được trình bày dưới dạng tường thuật. Điều này làm cho các GTLV về đánh giá hệ thống KSNB thường rất dài và KTV khó bao quát được hết những nội dung đã được ghi chép lại trong GTLV nên đôi khi, trong quá trình thực hiện kiểm toán, vẫn hỏi lại nhưng câu hỏi mà KTV lúc đánh giá hệ thống KSNB đã hỏi rồi, làm cho khách hàng khó chịu và có thái độ bất hợp tác, gây bất lợi cho việc thực hiện kiểm toán. Nguyên nhân của hạn chế này là do: - Công ty sử dụng bảng câu hỏi và tường thuật chung cho mọi khách hàng Để mô tả hệ thống KSNB, KTV thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu là bảng câu hỏi và bản tường thuật. Tuy nhiên, việc thiết kế Bản tường thuật về hệ thống KSNB theo một mẫu chung cho các khách hàng trong tất cả các lĩnh vực của công ty nên chưa cung cấp thông tin cụ thể về hoạt động KSNB tại đơn vị. Việc vận dụng phương pháp mô tả tường thuật hoặc bảng câu hỏi thường chỉ thích hợp cho việc đánh giá các hệ thống kiểm soát của khách hàng áp dụng thủ tục đơn giản, đồng thời dễ thực hiện kiểm tra, soát xét. Trên thực tế, KTV không thể đưa đến đánh giá, nhận định đầy đủ về hệ thống KSNB nếu chỉ dựa trên bảng câu hỏi này. Vì thế, những bằng chứng thu thập được có liên quan tới đánh giá được ghi chú dưới dạng tham chiếu trên bảng câu hỏi và lưu trữ tại các tiểu mục tương ứng. - Chưa sử dụng phương pháp lưu đồ trong mô tả thông tin Theo nghiên cứu của các chuyên gia kiểm toán cho thấy, phương pháp lưu đồ mang tính hiệu quả cao hơn và nhờ đó, KTV có thể dễ dàng đánh giá các thông tin thu thập được. Tuy nhiên, hiện nay, ở KPMG, việc sử dụng lưu đồ vẫn còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp, KTV vẫn sử dụng phương pháp đơn giản là sử dụng bản tường thuật để miêu tả hoạt động KSNB. - Phân bổ thời gian và nhân lực cho mỗi cuộc kiểm toán chưa hợp lý Do thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán là tương đối ngắn, nên các công việc kiểm toán được thực hiện không hoàn toàn triệt để. Đặc biệt, đối với những khách hàng thường niên, việc đánh giá hệ thống KSNB dựa phần lớn vào kết quả của các cuộc kiểm toán trước, việc cập nhật thông tin cho cuộc kiểm toán mới chưa được đầy đủ và thiết thực. - Một số kiểm toán viên có trình độ tin học chưa cao Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đang tác động rất lớn tới lĩnh vực kinh doanh. Công tác kế toán tài chính của nhiều công ty đã được tin học hóa. Điều này ảnh hưởng tới việc áp dụng các phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ. KTV trong thời đại ngày nay cần có kiến thức sâu về tin học để tiến hành các kỹ thuật kiểm toán trên máy tính đối với các hệ thống kế toán có mức độ phức tạp khác nhau của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, các KTV phải có sự am hiểu không chỉ về kiến thức tin học nói chung mà còn phải am hiểu các phần mềm ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng kiểm toán trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin phải gắn với việc đào tạo đội ngũ nhân viên am hiểu trong lĩnh vực này. - Tình trạng thiếu nhân lực do đặc thù nghề nghiệp Hiện nay các công ty kiểm toán nói chung cũng như công ty TNHH KPMG nói riêng gặp khó khăn do thiếu nhân lực. Cụ thể, hàng năm số lượng người xin thôi việc rất cao và những nhân viên được tuyển vào thường là người mới vào nghề kiểm toán. Điều này dẫn đến tình trạng công ty thiếu hụt đội ngũ KTV có kinh nghiệm, đồng thời chi phí đào tạo hàng năm rất tốn kém. Thêm nữa, do tình trạng thiếu hụt KTV có kinh nghiệm, nên khối lượng công việc và áp lực công việc đối với các trợ lý kiểm toán A1, A2 cũng tăng lên và khả năng hoàn thành công việc cũng sẽ không thể tốt bằng KTV tiền nhiệm. Cũng vì áp lực công việc cao như vậy nên nhiều nhân viên kiểm toán mới vào công ty, sau một mùa kiểm toán đã nộp đơn xin thôi việc. Mặt khác đội ngũ nhân viên kiểm toán của KPMG Việt Nam là rất trẻ nên nhiều nhân viên chưa có kinh nghiệm trong việc nhận định, đánh giá chung cũng như khái quát vấn đề nghiên cứu. Thứ hai, Đánh giá rủi ro kiểm soát còn mang tính chủ quan Việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở KPMG hiện nay chưa có sự lượng hóa rõ ràng, mới chỉ thiên về định tính chủ quan. Do đó khi kết luận về rủi ro kiểm soát, để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, trưởng phòng kiểm toán thường đánh giá rủi ro ở mức thấp hoặc trung bình. Điều này khiến cho các KTV phải thực hiện nhiều thử nghiệm hơn khi tiến hành thực hiện kiểm toán. Hạn chế này xuất phát từ những lý do sau: - Công ty chưa sử dụng phương pháp lượng hóa trong đánh giá Đối với khách hàng thường niên, đánh giá của KTV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thường đánh giá rủi ro ở mức thấp (do đã có kinh nghiệm năm trước về những rủi ro của khách hàng). Còn đối với khách hàng mới, KTV thường có hoài nghi cao hơn về hệ thống KSNB nên rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao hơn. Điều này dẫn đến trong quá trình kiểm toán các thử nghiệm chi tiết sẽ được thực hiện nhiều hơn. Tóm lại việc đánh giá rủi ro kiểm soát chủ yếu dựa vào con mắt nghề nghiệp của KTV, do đó khó tránh khỏi những nhận định mang tính chủ quan của cá nhân. Công ty chưa ứng dụng phần mềm đánh giá rủi ro khách quan Hiện nay tại KPMG, việc đánh giá rủi ro mới chỉ do trưởng phòng kiểm toán đánh giá và đưa ra quyết định dựa trên ý kiến cá nhân. Công ty chưa sử dụng kết hợp phần mềm đánh giá rủi ro khách quan nên các kết quả đưa ra vẫn chưa thể hiện tính khách quan của các số liệu và tiêu chuẩn cụ thể. - Chưa thực hiện bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên cho đội ngũ kiểm toán Công việc kiểm toán nói chung và đánh giá hệ thống KSNB nói riêng luôn đòi hỏi KTV phải học hỏi trau dồi và cập nhật kiến thức, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán mới ban hành của Việt Nam hiện nay. Vì thế công ty cần có chính sách nhân sự hợp lý, cũng như chế độ đào tạo nhân viên, bồi dưỡng nhân viên để có nhiều KTV kinh nghiệm đảm nhiệm những công việc trên. Hơn nữa, sai phạm được phát hiện trong khi thực hiện các thủ tục kiểm toán có thể làm cho KTV thay đổi những đánh giá trước đây của mình. Do đó những hướng dẫn của KTV cấp cao và phản hồi từ phía các trợ lý kiểm toán (người thực hiện chủ yếu thử nghiệm cơ bản) là rất hữu ích đảm bảo cho KTV đưa ra ý kiến chính xác về BCTC của doanh nghiệp. Vì thế kiến thức của các trợ lý kiểm toán và KTV phải vững thì mới đưa ra được các nhận định chính xác và hữu ích cho cuộc kiểm toán. Bên cạnh những ưu điểm rõ rệt trong tổ chức công tác kiểm toán thì công ty KPMG Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Đề tài chỉ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị mang tính gợi mở, vẫn cần được nghiên cứu sâu hơn để thực sự hữu dụng. 3.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN 3.3.1 Nguyên tắc và phương hướng hoàn thiện Tại các nước phát triển, kiểm toán đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay và trở thành một môn khoa học độc lập trong các trường đại học chuyên đào tạo về tài chính kế toán. Tại Việt Nam, kiểm toán chỉ mới xuất hiện được khoảng 20 năm và những kinh nghiệm tích lũy được của kiểm toán Việt Nam hiện nay so với thế giới còn thua kém rất nhiều. Mặc dù KPMG là công ty mang tính toàn cầu, so với các công ty kiểm toán Việt Nam khác có ưu thế hơn về qui trình tiên tiến và thương hiệu chất lượng. Tuy nhiên, tính toàn cầu lại cũng chính là nhược điểm của KPMG vì công nghệ và qui trình của KPMG không hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Với những lý do cơ bản trên, việc hoàn thiện đánh giá hệ thống KSNB do KPMG thực hiện phải dựa trên các nguyên tắc sau: Dựa trên cơ sở các hướng dẫn và qui trình chung của KPMG toàn cầu; hệ thống chuẩn mực và thông lệ quốc tế về kiểm toán; các văn bản pháp luật, các chuẩn mực về tài chính, kế toán, kiểm toán nói riêng và các văn bản pháp luật đối với từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh nói chung; tình hình thực tế về lĩnh vực kinh doanh của đơn vị khách hàng trên thị trường Việt Nam nói chung và tình hình cụ thể của đơn vị khách hàng nói riêng; khả năng và kinh nghiệm tích lũy của KTV. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một số phương hướng hoàn thiện: - Bổ sung và thiết kế mới các yếu tố trong qui trình đã được thiết kế từ trước, đổi mới những yếu tố lỗi thời không còn phù hợp với tình hình hiện tại. - Tham khảo, kết hợp và bổ sung lẫn nhau giữa qui trình của KPMG với qui trình của các công ty kiểm toán Việt Nam làm cho qui trình của công ty phù hợp hơn so với thực tế. - Xây dựng đội ngũ KTV giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp. - Tăng cường áp dụng công nghệ tin học tiên tiến vào qui trình kiểm toán để giảm thiểu chi phí và thời gian, nâng cao lợi nhuận. Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và đặc thù các doanh nghiệp cần kiểm toán luôn thay đổi, công ty KPMG phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để hoàn thiện hơn các qui trình kiểm toán của mình. Với kiến thức lý luận và kiến thức thực tế còn hạn chế, để tài chỉ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa qui trình đánh giá hệ thống KSNB. 3.3.2 Giải pháp đề xuất hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện 3.3.2.1 Kết hợp sử dụng bản tường thuật với bảng hệ thống câu hỏi và lưu đồ khi trình bày hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng tại KPMG hiện nay để mô tả hệ thống KSNB là bảng câu hỏi và bản tường thuật theo một mẫu chung cho các khách hàng trong tất cả các lĩnh vực của công ty chưa cung cấp thông tin cụ thể về hoạt động KSNB tại đơn vị. Bên cạnh đó, việc sử dụng lưu đồ vẫn còn hạn chế. Trong khi đánh giá hệ thống KSNB là bước công việc đòi hỏi thông tin tổng hợp. Khi thực hiện bước công việc này, KTV cần sử dụng thông tin đã tập hợp trong các GTLV về hệ thống KSNB. Ưu điểm của các GTLV là mô tả dễ dàng về hệ thống KSNB, tuy nhiên mức độ chi tiết chưa cao, do đó chưa cung cấp đủ thông tin cho quá trình phân tích có hiệu quả thủ tục kiểm soát và đánh giá rủi ro kiểm soát. Vì thế để đánh giá một cách có hiệu quả hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có thể kết hợp sử dụng Bản tường thuật hệ thống KSNB với bảng hệ thống câu hỏi và lưu đồ. Phương pháp này vừa giúp KTV có cái nhìn tổng quát về hệ thống KSNB, vừa đạt được thông tin chi tiết về từng bộ phận trong hệ thống KSNB; hướng dẫn KTV thu thập thông tin và thể hiện đầy đủ kết quả tìm hiểu qui chế KSNB nói chung hoặc từng phần của hệ thống KSNB. Việc xây dựng câu hỏi cụ thể phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp là việc làm cần thiết để KTV có thể đánh giá về hệ thống KSNB một cách hiệu quả nhất. Hệ thống câu hỏi cần cụ thể hóa cho từng phần hành. Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, KTV sẽ dựa vào thông tin trên đó và các thông tin khác để đánh giá toàn diện hệ thống KSNB. Nếu công ty muốn hiệu quả hơn trong việc trình bày hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, thì công ty cần phải có hướng dẫn chi tiết cho người thực hiện về cách thức dùng ký hiệu trong lưu đồ để đảm bảo thống nhất trong trình bày và hiệu quả trong sử dụng (Xem Phụ lục 6). 3.3.2.2 Phân bổ hợp lý thời gian và nhân lực cho mỗi cuộc kiểm toán Đối với các cuộc kiểm toán hiện nay, sự phân bổ thời gian và nhân lực của công ty còn chưa hợp lý. Mặt khác, thực tế cho thấy lãi từ mỗi hợp đồng kiểm toán thường được thực hiện theo dự tính khi kí kết và liên quan đến cả mục tiêu chiếm lĩnh khách hàng của công ty, tuy nhiên để làm được điều này các trưởng phòng hoặc Giám đốc chưa tính hết được những khó khăn trong việc thu thập số liệu từ khách hàng mới, khó tiếp cận với nguồn thông tin đáng tin cậy, hay việc phỏng vấn để thu thập bằng chứng kiểm toán từ người có liên quan hoặc khách hàng có hệ thống kiểm soát quá tồi, và thường giao khoán công việc cho nhân viên thực hiện theo những thời hạn nhất định căn cứ vào các khách hàng cũ. Điều này, làm tăng cường độ công việc cho người thực hiện lên nhiều lần, gây căng thẳng và từ đó giảm hiệu quả công việc. Điều này gián tiếp sẽ ảnh hưởng đến chính sách nhân sự của công ty. Đối với vấn đề này, công ty nên đầu tư nhiều thời gian và chi phí hơn cho mỗi cuộc kiểm toán. Để thực hiện được vấn đề này, ngay khi bắt đầu kiểm toán, công ty nên có một kế hoạch cụ thể hơn để xây dựng mối quan hệ hợp lý giữa thời hạn của mỗi cuộc kiểm toán với nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán đó. 3.3.2.3 Tăng cường sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm toán Để giảm rủi ro chọn mẫu, công ty (bộ phận IT) nên lập trình lại phần mềm chọn mẫu MUS để có thể sử dụng hữu ích hơn và các KTV nên tăng cường sử dụng chương trình này. Sự xét đoán nghề nghiệp có thể áp dụng với các kích cỡ mẫu nhỏ hoặc không có sự kiện bất thường nào xảy ra với tổng thể cần chọn mẫu. Ngoài ra, KTV không nhất thiết phải chọn mẫu với giá trị mẫu trên 70% giá trị tổng thể, mà có thể tùy theo từng tình huống, tính chất của tổng thể, hiệu quả của hệ thống kiểm soát với khoản mục này, hay đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, để từ đó đưa ra giá trị mẫu chọn cho phù hợp. Hiện tại ở KPMG mới chỉ sử dụng hai chương trình phần mềm hỗ trợ là MUS để xác định mẫu chọn và phần mềm Audit Gague để xác định mức trọng yếu theo kế hoạch (MPP: Materiality for Planning Purpose). Mỗi KTV được trang bị một máy tính xách tay, các GTLV được soạn trên máy sau đó được in ra và công việc kiểm tra, rà soát vẫn phải thực hiện một cách thủ công, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, các công ty khác như Deloitte, Price water house Coopers…đều có phần mềm kiểm toán riêng. Theo đó, GTLV được thực hiện trên máy và đưa vào phần mềm, số liệu giữa các phần sẽ được liên kết với nhau và việc kiểm tra, rà soát cũng được thực hiện trong phần mềm này. KTV chỉ việc kiểm tra lần cuối trước khi lập báo cáo. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần xây dựng phần mềm kiểm toán riêng để thực hiện công việc kiểm tra, rà soát một cách tự động. Điều này sẽ nâng cao hiệu suất và tính chính xác của quá trình kiểm toán nói chung và qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nói riêng. 3.3.2.4 Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ kiểm toán viên Do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn cầu, công nghệ thông tin đã và đang tiếp tục làm thay đổi một cách nhanh chóng tất cả các lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Nó không chỉ thay đổi cách thức kinh doanh của chủ thể kinh doanh mà còn làm thay đổi cách thức, phương pháp tiếp cận thông tin và sử dụng thông tin của các chủ thể đó. Hàng loạt các công ty đã và đang tiếp tục tiến hành tin học hóa công tác tài chính - kế toán của mình nhằm cung cấp nhanh, chính xác, kịp thời những thông tin cho các nhà quản trị, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất có qui mô lớn, số lượng sản phẩm đa dạng, mạng lưới bán hàng trải trên diện rộng… Điều này ảnh hưởng tới việc áp dụng các phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ. KTV phải am hiểu sâu sắc về kỹ năng này để lập kế hoạch, thực hành công việc và sử dụng kết quả của kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính. Những yêu cầu về kiến thức đối với KTV tùy thuộc vào độ phức tạp và loại hình kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính cũng như hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Mặt khác, KTV phải nhận thức được rằng việc sử dụng kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính trong một chừng mực nào đó đòi hỏi KTV phải có kiến thức và sự thông thạo về máy tính nhiều hơn các trường hợp kiểm toán khác. Do đó, các công ty kiểm toán muốn nâng cao được chất lượng các cuộc kiểm toán, bắt kịp thời đại phát triển của công nghệ thông tin thì điều kiện tiên quyết là phải có được đội ngũ nhân viên am hiểu trong lĩnh vực này. 3.3.2.5 Tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các kiểm toán viên Việc trau dồi kiến thức cho các kiểm toán viên cần được thực hiện thường xuyên. Lộ trình thực hiện của biện pháp đào tạo nghiệp vụ gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn từ 2008-2010: Thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm vào tháng 5 đối với các nhân viên của bộ phận Thuế và tư vấn; vào tháng 9 đối với các KTV. Giai đoạn từ 2010-2012: Xây dựng chương trình đào tạo đối với các nhân viên dựa trên kết quả đánh giá định kỳ trong 2 năm của giai đoạn 1. Trong khi đó vẫn tiếp tục việc kiểm tra đánh giá đối với các nhân viên. Công ty phải bỏ ra chi phí lớn và trong thời gian dài khi thực hiện biện pháp do quá trình đào tạo có tính liên tục. Lợi ích của biện pháp đem lại cho công ty rất bền vững do nó tác động đến nhân tố con người. Biện pháp này phù hợp với xu thế phát triển chung của lĩnh vực kiểm toán là nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ KTV. Công ty có thể phối hợp với các tổ chức giáo dục, ví dụ các trường đại học, ACCA và VACPA để đưa biện pháp vào thực hiện. Công ty nên tiến hành thêm một số biện pháp khác ví dụ kiểm tra chuyên môn định kỳ trong năm đối với nhân viên đã được tuyển dụng. Mục đích của việc kiểm tra là giúp công ty đánh giá về mặt chuyên môn một cách thường xuyên, từ đó có chương trình đào tạo phù hợp. Tuy nhiên, việc kiểm tra nên được tiến hành theo từng đợt và diễn ra vào khoảng thời gian thích hợp để nhân viên có thể bảo đảm sức khỏe và không ảnh hưởng đến công việc. Kiểm tra nên được coi là một yêu cầu trong thực hiện qui định của công ty về đào tạo và nâng cao nghiệp vụ hàng năm. Nên chăng công ty có chính sách hỗ trợ về tài chính đối với các nhân viên đạt thành tích cao và tạo cơ hội cho các nhân viên trẻ của công ty tham gia vào việc luân chuyển cán bộ giữa các công ty thành viên khác nhằm nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm quốc tế. Để hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính, công ty KPMG cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp này, công ty cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước, ban ngành có thẩm quyền. 3.3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp đề xuất Để giúp cho công ty KPMG có thể thực hiện tốt các giải pháp trên, một số đề xuất về biện pháp hỗ trợ cần được đưa ra. 3.3.3.1 Về phía Nhà nước Do đây là cấp quản lý vĩ mô nên các hỗ trợ từ phía Nhà nước thường tập trung vào việc xây dựng môi trường, trong đó có môi trường phát triển kiểm toán, môi trường kiểm soát chất lượng… Cụ thể, Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống qui định pháp lý, hệ thống chuẩn mực đối với hoạt động kế toán và kiểm toán theo kịp với yêu cầu phát triển của ngành kế toán và kiểm toán. Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng đối với các công ty kiểm toán. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các công ty kiểm toán quốc tế tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành nhằm tạo cơ hội cho các công ty kiểm toán trong nước học hỏi về kinh nghiệm thực hành kiểm toán nói chung và quản lý chất lượng kiểm toán nói riêng. Đặc biệt, Nhà nước nên xây dựng hệ thống quản lý chất luợng rộng rãi thông qua Tổng cục tiêu chuẩn đo lường. Đồng thời Nhà nước thực hiện yêu cầu bắt buộc quản lý theo các tiêu chuẩn của ISO đối với ngành sản xuất, có chính sách khuyến khích các ngành dịch vụ áp dụng tiêu chuẩn ISO. Cụ thể đối với ngành kiểm toán là Tiêu chuẩn ISO 9000-2000 số 19011 về Quản lý chất lượng đối với ngành kiểm toán. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động kế toán, kiểm toán đã xác lập định hướng cải cách và phát triển trên cơ sở tiếp cận và hoà nhập với thông lệ quốc tế phổ biến được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng. Đến nay, khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán đã ban hành và công bố là khá hoàn chỉnh, hài hoà ở mức độ khá cao với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã gia nhập WTO cũng như tiếp tục thực hiện chính sách hội nhập kinh tế ở mức độ cao hơn, ngành kế toán, kiểm toán sẽ đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Do đó, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán là công việc hết sức cần thiết, góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán bao gồm: Thứ nhất, Tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện nội dung của 26 Chuẩn mực kế toán và 38 Chuẩn mực kiểm toán đã ban hành; hoàn chỉnh, bổ sung những điểm còn chưa phù hợp hoặc chưa thống nhất do các Chuẩn mực được ban hành thành 5 đợt trong 5 năm khác nhau. Những điểm chưa phù hợp còn do trong thời gian vừa qua Chuẩn mực kế toán quốc tế đã có những thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải cập nhật đảm bảo sự nhất quán với Chuẩn mực kế toán quốc tế mới nhất. Thứ hai, Tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo, ban hành mới các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cần thiết cho nền kinh tế (do đến nay chúng ta chưa ban hành được) bao gồm các Chuẩn mực kế toán liên quan đến ghi nhận, đánh giá, trình bày và thuyết minh về các công cụ tài chính (IFRS 7, IAS 32, IAS 39); về giảm giá tài sản; về nông nghiệp; về thông tin phản ánh sự ảnh hưởng của thay đổi giá cả; về BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát; về phúc lợi của người lao động, ... Những năm qua có rất nhiều thay đổi quan trọng trong công tác kế toán và BCTC, các tổ chức ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế đang cố gắng hài hoà các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ (USGAAP) và các Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRS). Liên minh Châu Âu đang yêu cầu tất cả các công ty được niêm yết phải áp dụng IFRS trước năm 2005, và nhiều quốc gia ban hành Chuẩn mực quốc gia của mình theo hướng gần với IFRS. Tuy nhiên, Chuẩn mực kế toán quốc tế đang trong quá trình bổ sung, sửa đổi, xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường phát triển cao, qui định cho khu vực doanh nghiệp tư nhận là chủ yếu. Trong khi ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường còn đang trong quá trình chuyển đổi, khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, mối quan hệ giữa Chuẩn mực kế toán với Luật thuế và cơ chế tài chính còn mang nhiều nét đặc thù, lại đòi hỏi phải xây dựng, ban hành Chuẩn mực kế toán không xảy ra xung đột về mặt pháp lý với những qui định trong Luật thuế và chính sách tài chính trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì thế, chỉ nên đưa vào Chuẩn mực những vấn đề chung, có tính chất bao trùm và những nội dung mà Việt Nam đã có qui định phù hợp hoặc căn bản phù hợp với nội dung của IFRS. Thứ ba, Hoàn thiện Chế độ kế toán cho các lĩnh vực đặc thù. Căn cứ Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật, các Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Chế độ kế toán cho từng lĩnh vực đặc thù. Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 1177/1996/QĐ-BTC ngày 23/12/1996 và sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 đến nay đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết và không còn đáp ứng được yêu cầu quản lý do khuôn khổ pháp lý mới về kế toán được thiết lập, Luật thuế và cơ chế tài chính mới được bổ sung, sửa đổi. Bộ Tài chính cần xác định rõ phạm vi để hướng dẫn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo 3 loại: Vận dụng đầy đủ các Chuẩn mực thông dụng (TSCĐ; bất động sản đầu tư; HTK; Doanh thu và thu nhập khác...); không áp dụng các Chuẩn mực kế toán phức tạp (như: Hợp nhất kinh doanh; Hợp nhất BCTC và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con; Báo cáo bộ phận...); áp dụng không đầy đủ một số Chuẩn mực kế toán (như: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót; Trình bày BCTC...). Ngoài ra còn phải nghiên cứu, hoàn thiện Chế độ kế toán áp dụng cho các ngành đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, điện lực, hàng không, xây lắp, Chế độ kế toán hộ kinh doanh cá thể, tổ chức và văn phòng đại diện nước ngoài... nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Thứ tư, Về hành nghề kế toán ở Việt Nam mới chính thức có từ khi có Luật kế toán năm 2003. Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành được qui chế quản lý người có chứng chỉ hành nghề kế toán. Do đó trong thời gian tới Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu và ban hành “Qui chế quản lý hành nghề kế toán” làm cơ sở kiểm soát người hành nghề kế toán, đào tạo, bồi dưỡng cũng như công khai danh sách kế toán viên hành nghề để doanh nghiệp lựa chọn tốt nhất.   3.3.3.2 Về phía Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam           Kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động kiểm toán luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Công tác này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và bền vững của nền kinh tế thị trường. Với Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ Tài chính đã chuyển giao cho Hội KTV Hành nghề Việt Nam (VACPA) một chức năng rất quan trọng là kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán. Mặt khác, Hội cũng đang ở vị thế rất thuận lợi để hoàn thành vai trò của mình trong sứ mệnh được giao. Tuy nhiên để hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được kỳ vọng của các cơ quan quản lý hữu quan cũng như của toàn thể hội viên, VACPA cần phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ: - Tham gia tích cực và trực tiếp vào việc xây dựng Qui chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán trình Bộ Tài chính ban hành. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo căn cứ pháp lý để các công ty và Hội thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán và bảo đảm tính nhất quán của các cuộc kiểm tra; - Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến để xây dựng Qui trình kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán thống nhất. Qui trình này cần đảm bảo đạt được tính độc lập, khách quan và minh bạch. - Lập chương trình kiểm tra, kiểm soát tổng thể và dài hạn cùng với kế hoạch hoạt động hàng năm để công tác chuẩn bị của Hội và các công ty sẽ kiểm tra được chu đáo; - Xây dựng nguồn kinh phí dồi dào để có thể trang trải các chi phí liên quan nhằm đảm bảo cao nhất chất lượng công tác kiểm tra; - Thu hút và xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên môn cao; Đẩy mạnh công tác đào tạo, cập nhật và cung cấp thông tin, kiến thức cho cán bộ và hội viên của Hội. Khuyến khích hội viên tham gia ý kiến với Bộ Tài chính trong việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý kế toán, kiểm toán, cũng như đóng góp ý kiến tư vấn cho các công ty nhằm khắc phục các thiếu sót, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.  Ngoài ra còn có Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt nam, thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Hội đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động, góp phần xứng đáng và quan trọng vào sự phát triển nghề nghiệp và nâng cao vị thế AFA trong khu vực cũng như trong nghề nghiệp kế toán thế giới. Hội và các tổ chức thành viên cần tích cực triển khai công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính chuyển giao. Trong thời gian tới Hội cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dụng hoạt động để làm tròn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp. KẾT LUẬN Trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng luôn là bước công việc quan trọng, nó quyết định việc lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán đó. Khả năng kết luận của KTV dựa vào hệ thống KSNB có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định phạm vi, thời gian, khối lượng công việc kiểm toán, số lượng người tham gia kiểm toán và dự tính chi phí kiểm toán phải bỏ ra cũng như chất lượng tư vấn xét trên khía cạnh các ý kiến tư vấn cho khách hàng. KPMG là một trong những thương hiệu hàng đầu về chất lượng dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là về khía cạnh tư vấn trong kiểm toán trên cơ sở đánh giá hệ thống KSNB. Để đạt được điều này, là một công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, KPMG đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, bổ sung và thay đổi phương pháp, cố gắng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, KPMG cũng có những đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển nền kiểm toán Việt Nam. Đề tài “Hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện” được nghiên cứu với mục tiêu khái quát cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính. Đồng thời, giới thiệu tổng quan về công ty TNHH KPMG Việt Nam và thực trạng qui trình đánh giá hệ thống KSNB do công ty KPMG thực hiện. Trên cơ sở đó, kết hợp lý luận và thực tế đưa ra ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện qui trình đánh giá này. Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng giải và cung cấp những kiến thức quý báu làm nền tảng cho em thực hiện đề tài này. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh chị trong công ty TNHH KPMG Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do những hạn chế về kiến thức và phương pháp luận về nghiên cứu khoa học nên trong đề tài có thể còn thiếu sót, kính mong thầy cô thông cảm. Em rất mong nhận được ý kiến phê bình và đóng góp cho đề tài hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên Trần Thị Hà Thu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Alvin A.Arens – James K.Locbbecke,1997, Kiểm toán, NXB Thống kê. Anthony M. Santomero, 1997, Commercial Bank Risk Management: an Analysis of the Process, The Wharton School, University of Pennsylvania. Burns, N. and S. Kedia, 2006, The impact of performance-based compensation on misreporting, Journal of Financial Economics. B.W.N. Davidson, and P.J. DaDalt, 2003, Earnings management and corporate governance: the role of the board and the audit committee, Journal of Corporate Finance. DeFond, M.L. and J.R. Francis, 2005, Audit research after Sarbanes-Oxley, Auditing: A Journal of Practice and Theory. John Dun, người dịch TS. Vũ Trọng Hùng, 2003, Kiểm toán lý thuyết và thực hành, NXB Thống kê. ThS. Phan Trung Kiên, 2000, Kiểm toán lý thuyết và thực hành, NXB Tài Chính, Hà Nội. Phan Long, CPA, 2006, Top 100 Công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, Bản quyền www.kiemtoan.com.vn Peasnell, K.V., P.F. Pope, and S. Young, 2005, Board Monitoring and Earnings Management: Do Outside Directors Influence Abnormal Accruals, Journal of Business Finance & Accounting. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - TS. Ngô Trí Tuệ, 2006, Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, 2005, Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội. William F. Messier, 1997, Auditing – A Systematic Approach, the McGraw – Hill companies, Inc. Bộ môn Kiểm toán, 2004, Giáo trình Kiểm toán, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê. Bộ Tài chính, 2002,Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính. Bộ Tài chính, 2006, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế, NXB Tài chính. Bộ Tài chính, 2006, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính. Theo báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán được lập vào năm 2006 của Bộ Tài chính, www.kiemtoan.com.vn Báo cáo thường niên của công ty KPMG quốc tế, www.kpmg.com.vn Báo cáo thường niên của công ty KPMG Việt Nam, www.kpmg.com.vn Theo VACPA, 2007, 10 Hãng Kiểm toán lớn nhất thế giới năm 2006 và 10 công ty kiểm toán Việt Nam lớn nhất năm 2006, www.vacpa.org.vn Ý kiến của người đại diện công ty KPMG, 2006, Những yêu cầu và thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán, www.kiemtoan.com.vn www.webketoan.com www.vietstock.com.vn www.mekongcapital.com www.kiemtoan.com.vn www.sbv.gov.vn www.vneconomy.vn www.thongtindubao.gov.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1: Doanh thu 10 Hãng kiểm toán lớn nhất trên thế giới năm 2006 Theo VACPA, 2007, 10 Hãng Kiểm toán lớn nhất thế giới năm 2006 và 10 công ty kiểm toán Việt Nam lớn nhất năm 2006, www.vacpa.org.vn TT Tên Hãng kiểm toán Doanh thu (tỷ USD) Tốc độ tăng doanh thu (%) 1 PWC 21,986 9 2 Deloitte 20,000 10 3 Ernst & Young 18,400 9 4 KPMG International 16,880 8 5 BDO International 3,911 17 6 Grant Thornton 2,800 12 7 RSM International 2,758 10 8 Baker Tilly International 2,301 9 9 Horwath International 2,188 9 10 Moores Rowland International 2,144 8 Phụ lục 2: Cơ cấu doanh thu theo loại dịch vụ của công ty KPMG Việt Nam 13 Báo cáo thường niên của công ty KPMG Việt Nam, www.kpmg.com.vn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu 93.004 133.586 191.272 Trong đó 1. Kiểm toán BCTC 57.268 67.986 70.248 2. Tư vấn tài chính, tư vấn thuế, DV kế toán 28.204 54.500 76.359 3. DV tư vấn nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn quản lý, định giá tài sản 7.532 11.100 15.276 4. Dịch vụ liên quan khác - - 29.389 Phụ lục 3: 10 công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam năm 2006 2006, Báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán năm 2006 của Bộ Tài chính, www.kiemtoan.com.vn TT Tên công ty kiểm toán Doanh thu (triệu VND) Tốc độ tăng doanh thu (%) 1 Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers VN 172.528 72 2 Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 137.638 31 3 Công ty TNHH KPMG Việt Nam 133.586 44 4 Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nam 81.599 26 5 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 59.916 39 6 Công ty TNHH Kiêm toán và Tư vấn 42.630 52 7 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán 21.828 15 8 Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 19.004 55 9 Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học 18.229 23 10 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 15.100 19 Phục lục 4: Tình hình nhân viên của công ty KPMG Việt Nam 15 Báo cáo thường niên của công ty KPMG Việt Nam, www.kpmg.com.vn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng số nhân viên đến 31/12 253 100 332 100 400 100 Trong đó: 1.Nhân viên chuyên nghiệp 205 81 269 84 343 86 Trong đó: 1.1 Tổng số người có chứng chỉ KTV có trong danh sách hành nghề kiểm toán 34 18 33 10 35 9 1.2 Số người có chứng chỉ KTV Việt Nam 38 15 36 11 39 10 - Người Việt Nam 30 12 28 9 30 8 - Người nước ngoài 8 3 8 2 9 2 1.3 Số người có chứng chỉ KTV nước ngoài 32 12 38 11 45 11 - Người Việt Nam 21 8 24 7 27 7 - Người nước ngoài 11 4 14 4 18 5 2. Nhân viên khác 48 19 53 17 57 14 Phụ lục 5 : Tổng hợp rủi ro có thể xảy ra tại công ty khách hàng Đánh giá rỦI RO Khách hàng Công ty ABC Kỳ kế toán 31/12/2007 Kiểm soát đối với khoản mục Đánh giá rủi ro Nhận xét Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát 1, Tiền Cao Cao Thiết kế và thực hiện hiệu quả nhưng kiểm soát không được kiểm tra về hiệu quả hoạt động 2, Đầu tư Trung bình Trung bình 3, Doanh thu và phải thu Trung bình Trung bình Kiểm soát hiệu quả 4, TSCĐ và chi phí XDCBDD Trung bình Trung bình 5, Vay Trung bình Trung bình 6, Thuế Thấp Thấp Kiểm soát hiệu quả 7, Vốn và quỹ Trung bình Trung bình 8, Lương Thấp Thấp Kiểm soát hiệu quả 9, Các khoản trên BCKQKD Thấp Thấp 10, Các tài khoản khác Thấp Thấp Kiểm soát đơn giản, không có sự kiểm tra việc kiểm soát nhưng những khoản này không trọng yếu. Phụ lục 6: Các ký hiệu vẽ sơ đồ cơ bản Chứng từ: tài liệu và các báo cáo bằng giấy. Ví dụ: Hóa đơn bán hàng. Ký hiệu quá trình: Mọi chức năng hoạt động; xác định hoạt động gây ra biến động về giá trị hình thức hoặc vị trí của thông tin (*).Ví dụ: Nhân viên tính tiền lập các hóa đơn bán hàng. Lưu trữ ngoài dây chuyền: Lưu trữ ngoài dây chuyền về chứng từ, sổ sách và hồ sơ xử lý thông tin điện tử EDP (Electronic Data Processing). Ví dụ: bản sao hóa đơn bán hàng được lưu trữ theo thứ tự số. Băng máy: Một chứng cớ hoặc băng máy cộng được dùng cho mục đích kiểm soát. Ví dụ: băng máy cộng của các hóa đơn bán hàng. Ký hiệu đầu vào/đầu ra: Được dùng để chỉ các thông tin nhập hoặc xuất ra khỏi hệ thống. Ví dụ: Nhận đơn đặt hàng của khách. Không Có Quyết định: Được dùng để chỉ một quyết định được thực hiện đòi hỏi hành động khác với câu trả lời “có” hoặc “không” (hiếm khi được dùng). Ví dụ: Phương thức tín dụng đối với khách hàng có thỏa đáng không? Lời chú giải: Lời bình hoặc lời giải thích thêm để làm rõ ý. Ví dụ: nhân viên tính tiền kiểm soát trước khi lập hóa đơn. Đường vận động định hướng: Hướng vận động của quá trình hoặc số liệu. Ký hiệu nối: Lối ra hoặc lối vào từ một phần khác của sơ đồ, được đánh dấu bằng các con số. Ví dụ: một chứng từ được chuyển từ bộ phận này qua bộ phận khác. (*) Các ký hiệu riêng đối với hệ thống xử lý thông tin điện tử EDP Phiếu đục lỗ Băng đục lỗ Băng từ Lưu trữ băng đĩa hoặc băng hộp Khi quá trình được thực hiện bằng tay thì thường sử dụng ký hiệu này NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh Danh mục sơ đồ bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………. Phần 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính……………………………... 1.1 Lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ………………………………………. 1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ…...………………………… 1.1.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ…………………………….. 1.1.3 Những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ……………. 1.1.4 Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ………………………… 1.2 Lý luận chung về qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính……………………………………………………………... 1.2.1 Vai trò của qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với đơn vị được kiểm toán và công ty kiểm toán…………………………………... 1.2.2 Mục tiêu của qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính……………………………………………………………... 1.2.3 Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính………………………………………………………………………… Phần 2: Thực trạng qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện……….. 2.1 Tổng quan về công ty TNHH KPMG Việt Nam……………………............ 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của công ty TNHH KPMG Việt Nam… 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH KPMG Việt Nam... 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH KPMG Việt Nam… 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán của công ty TNHH KPMG Việt Nam………………………………………………………………………... 2.2 Khái quát qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện…………………………………………………….. 2.2.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng………………. 2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành……………………………………………………………………….. 2.2.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát…………………………………... 2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát…………………………………………. 2.3 Thực trạng qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện tại công ty ABC và công ty XYZ……………………………………………………………………. 2.3.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng………………. 2.3.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành............. 2.3.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát…………………………………... 2.3.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát…………………………………………. 2.3.5 Tổng kết qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện……………………………………………... Phần 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện…………………………………………………... 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH KPMG Việt Nam……………… 3.2 Nhận xét về qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện………………………. 3.2.1 Ưu điểm…………………………………….……………………... 3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân………………………………………….. 3.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện… 3.3.1 Nguyên tắc và phương hướng hoàn thiện…………………………. 3.3.2 Giải pháp đề xuất hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện… 3.3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp đề xuất...…………….. KẾT LUẬN……………………………………………………………………. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 3 3 3 4 5 7 14 14 15 17 27 27 27 32 35 38 47 47 48 51 52 53 53 58 71 76 81 84 84 85 85 89 93 93 94 99 104 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 BCTC ĐKKD GTGT GTLV GVHB HĐQT HTK KHKT KSNB Báo cáo tài chính Đăng ký kinh doanh Giá trị gia tăng Giấy tờ làm việc Giá vốn hàng bán Hội đồng quản trị Hàng tồn kho Kế hoạch kiểm toán Kiểm soát nội bộ 10 11 12 13 14 15 16 17 18 KTTC KTV SXKD TGĐ TGNH TM TNHH TSCĐ XDCBDD Kiểm toán tài chính Kiểm toán viên Sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc Tiền gửi ngân hàng Tiền mặt Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định Xây dựng cơ bản dở dang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 RoSM PMI KMG IRM CAATs MUS SMT VAS SEC MPP ADPT IFRS IAS ISQC PIO risk of significant misstatement Peat Marwich International Klynveld Main Goerderler Information Risk Management Computer Assisted Audit Techniques Monetary Unit Sampling significant misstatement threshold Vietnamese Accounting Standard Security Exchange Committee Materiality for Planning Purpose Audit Difference posting threshold International Financial Reporting Standard International Accounting Standard International Standard on Quality Control Performance Improvement Observations 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 KAM S A JP IPO IT CAF PAF VAT C E A V O P KPMG s’ Audit Manual Senior Auditor Audit Assistant Japanese Practice Initial Public Offering Information Technology Current audit file Permanent audit file Value added tax Completeness Existence and Occurrence Accuracy Valuation Obligation and Rights Presentation and Disclosure DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty KPMG Việt Nam………………............. Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo nhóm khách hàng của công ty KPMG Việt Nam……….. Bảng 2.3: So sánh qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng với khách hàng thường niên và khách hàng năm đầu…………………………………… Biểu 2.1: Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng…………………….… Biểu 2.2: Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của khách hàng……………...........… Biểu 2.3: Thông tin về môi trường kiểm soát của khách hàng……………………… Biểu 2.4: Tìm hiểu các chính sách kế toán của khách hàng……………………….... Biểu 2.5: Tìm hiểu và đánh giá các thủ tục kiểm soát của khách hàng……………... Biểu 2.6: Tổng hợp các thử nghiệm kiểm soát thực hiện tại khách hàng………….... Biểu 2.7: Các thủ tục đánh giá rủi ro kiểm soát…………………………………….. Biểu 2.8: Tóm tắt rủi ro đã được nhận diện…………………………………………. Biểu 2.9: Đánh giá lại khách hàng thường niên……………………………………... Biểu đồ 2.1: Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu của công ty KPMG……………….. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu theo loại dịch vụ của công ty KPMG Việt Nam…………..... Hình 1.1: Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ…………………………………................. Hình 1.2: Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ………………………………... Hình 1.3: Các yếu tố của môi trường kiểm soát…………………………………….. Hình 1.4: Các nguyên tắc kiểm soát…………………………………………............ Sơ đồ 1.1: Khái quát việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát………………………………….......................... Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty KPMG Việt Nam…………............ Sơ đồ 2.2: Cơ cấu nhân sự phòng kiểm toán của công ty KPMG Việt Nam………... Sơ đồ 2.3: Cơ cấu nhân sự phòng thuế và phòng tư vấn công ty KPMG Việt Nam.............. Sơ đồ 2.4: Các loại dịch vụ chủ yếu của công ty KPMG Việt Nam………………… Sơ đồ 2.5: Các dịch vụ kiểm toán chủ yếu của công ty KPMG Việt Nam………….. Sơ đồ 2.6: Các dịch vụ tư vấn của công ty KPMG Việt Nam………………………. Sơ đồ 2.7: Các bước của một cuộc kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam……………… Sơ đồ 2.8: Qui trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam……….... Sơ đồ 2.9: Qui trình thực hiện thử nghiệm cơ bản tại công ty KPMG Việt Nam…………. Sơ đồ 2.10: Qui trình kết thúc kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam…….............. Sơ đồ 2.11: Hồ sơ kiểm toán………………………………………………………… Sơ đồ 2.12: Khái quát qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện…………………………………………………. 30 30 82 54 56 59 61 64 73 76 78 80 28 30 4 7 7 11 18 32 34 34 35 35 36 39 39 41 41 43 83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn Thiện Quy Trình đánh giá Hệ Thống KSNB trong KTTC do CT TNHH KPMG VN thuc hien.doc
Luận văn liên quan