Cùng với tài năng, sự gan dạ, mưu trí, dũng cảm các chiến sỹ công an, phương
tiện, trang thiết bị phục vụ cho ngành quyết định thành công việc bảo đảm trật tự an
toàn xã hội. Đây là một trong những vấn đề quan tâm của các quốc gia nhất là khi
toàn cầu hoá nền kinh tế thì việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội lại càng bức thiết.
Việc NK các phương tiện trang thiết bị chuyên ngành công an trong điều kiện nước
ta hiện nay là cấp bách nhằm phục vụ hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành
công an, góp phần giúp cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà
thành công.
59 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện tổ chức hoạt động marketing kinh doanh hàng nhập khẩu các trang thiết bị chuyên ngành công an tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường sử dụng hình thức
vận tải bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường sắt đối với nguồn hàng từ
Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ trọng vận tải đường biển và đường hàng không vẫn lớn
nhất. Thông thường đối với những mặt hàng NK bằng đường biển, công ty nhập giá
CIF bởi vì vấn đề bảo hiểm và vận tải công ty không phải quan tâm nhiều bên cạnh
đó điều kiện phương tiện của công ty chưa cho phép.
2. Mặt hàng kinh doanh.
Mặc dù kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng công ty vẵn tập trung kinh doanh
vào một số mặt hàng chủ lực: Công cụ hỗ trợ (dùi cui, gậy điện, mặt nạ phòng độc,
áo giáp, súng bắn đạn hơi cay…), Thiết bị an ninh (thiết bị kiểm soát ra vào, thiết bị
thu phát bí mật tầm xa, tầm trung, tầm ngắn, máy soi hành lý…), Thiết bị hình sự
(bột phát hiện dấu hiệu đường vân, va ly khám nghiệm hiện trường, các loại máy
phân tích như máy sắc khí lỏng…), Thiết bị giao thông (súng bắn tốc độ, cân sách
tay, máy đo nồng độ cồn…), các thiết bị khác…
Chủng loại mặt hàng công ty tuy phong phú và đa dạng nhưng chúng phụ
thuộc nhiều vào nhu cầu của ngàng công an và nhà cung ứng ( do việc lựa chọn nhà
cung ứng ). Bởi vậy, công tác Marketing , giao dịch, đàm phán cũng cần luôn được
hoàn thiện để phù hợp với những thay đổi đó.
3. Nguồn hàng NK.
Cho đến nay công ty có quan hệ thương mại với trên 40 công ty của các nước
trên thế giới và có quan hệ hợp tác kinh doanh trong nước với nhiều doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nguồn hàng nhập khẩu của công ty từ rất
nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát
triển mạnh như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức… Thị trường NK rộng lớn
tạo điều kiện cho công ty lựa chọn những nguồn hàng đáp ứng tốt nhất giúp công ty
đạt hiệu quả cao nhất đồng thời đây cũng là một điều kiện tốt để các cán bộ công ty
học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ.
4. Lựa chọn hình thức nhập khẩu.
Hiện tại, hình thức nhập khẩu chủ yếu của công ty phát triển công nghệ là
nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu trực tiếp.
Bảng 1: Doanh thu nhập khẩu của công ty.
Đơn vị: USD
Loại hình NK 2001 2002 2003 2004
NK uỷ thác 100578 127896 276812 205684
NK trực tiếp 792944 810304 1326728 2211156
Tổng 893522 938200 1603540 2416840
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhận xét:
Doanh thu từ NK trực tiếp luôn đóng vai trò quan trọng trong NK điều này
chứng tỏ công ty đã nỗ lực rất lớn cả về sức người sức của để tự mình đảm nhận
công việc mà không nhờ các công ty khác. Tuy nhiên, NK uỷ thác cũng cần được coi
trọng bởi nó cũng có những ưu điểm như công ty sử dụng vốn của người khác, ít
chịu rủi ro… nhờ đó mà vốn công ty có thể đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác.
Căn cứ vào nhu cầu của ngành công an mà công ty tiến hành NK trực tiếp hay
NK uỷ thác các trang thiết bị phục vụ cho ngành công an. Bên cạnh đó công ty cũng
tiến hành hoạt động nhập khẩu thiết bị vật tư khác phục vụ nhu cầu khác đối với hoạt
động này công ty phải tự tìm kiếm thị trường để đạt hiệu quả trong kinh doanh.
5. Xác lập kế hoạch nhập khẩu trang thiết bị của công ty CFTD.
Xác lập mặt hàng NK:
Công ty CFTD xác lập các mặt hàng NK dựa trên tìm hiểu nhu cầu, nghiên
cứu thị trường, giải pháp kinh doanh kết hợp với việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh.
Mặt hàng NK của công ty chủ yếu là các trang thiết bị máy móc linh phụ kiện cho
ngành công an. Công ty chuyên nhập khẩu các mặt hàng sau:
XNK các trang thiết bị, phương tiện vật tư, phụ tùng trang thiết bị cho ngành
công an.
XNK vật liệu, vật tư dân dụng theo quy định của pháp luật.
Xác lập giá NK:
Giá mua của công ty dựa vào đơn chào hàng nước ngoài. Giá nhập tính theo
giá CIF hoặc CFR nếu vận chuyển theo đường biển hoặc đường hàng không. Giá
mua cũng có thể tính theo giá DAF nếu hàng được nhập từ Trung Quốc hay các
nước gần Việt Nam… Hình thức thanh toán của công ty là bằng thư tín dụng ( L/ C )
và hình thức thu kèm chứng từ . Khách hàng chủ yếu của công ty CFTD là ngành
công an nên công ty sử dụng kỹ thuật định giá dựa trên chi phí cộng thêm một khoản
lợi nhuận chấp nhận được.
Xác lập kênh phân phối:
Công ty CFTD sử dụng kênh phân phối chính đó là kênh trực tiếp, nó được sử
dụng để đưa vật tư máy móc trang thiết bị đến các đơn vị công an.
Sơ đồ kênh phân phối của công ty.
Nhà sản
xuất
Công ty Khách
hàng
Trong việc lựa chọn thành viên kênh, công ty rất chú trọng vào việc lựa chọn
nhà cung ứng có uy tín, trách nhiệm đặc biệt là các công ty của Nga, Trung Quốc,
Nhật Bản, Pháp đây là những nhà cung cấp lớn. Thông thường công ty dựa vào đơn
chào hàng của nhà cung ứng và các thông tin có được từ các nguồn như: Bộ Ngoại
giao, Phòng công nghiệp Thương mại Việt Nam… để tiến hành đàm phán, ký kết
hợp đồng nhưng bên cạnh đó công ty còn quan tâm đến tốc độ vận chuyển, tốc độ
cung cấp của họ cũng như mức ổn định về chất lượng, giá cả… cho công ty.
6. Đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty CFTD.
Để đi tới ký kết hợp đồng NK, công ty tiến hành phân tích các điều khoản,
đàm phán, thương lượng đi đến sự thống nhất giữa công ty với đối tác để tránh
những sai sót khi ký kết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc NK, công ty sử dụng
đội ngũ làm công tác NK có kiến thức ngoại thương, am hiểu thương mại, có trình
độ ngoại ngữ, có đủ thẩm quyền trong ký kết. Trong quá trình giao dịch, đàm phán
để ký kết hợp đồng, công ty tiến hành nhiều hình thức giao dịch: qua thư tín, điện
thoại, fax và đàm phán trực tiếp, đàm phán qua trung gian.
Thông thường một hợp đồng NK của công ty bao gồm các điều khoản: chủ
thể hợp đồng, điều khoản số lượng, chất lượng, phẩm chất, bao bì, giá cả, giao hàng,
thanh toán, khiếu nại, trọng tài, bảo hành và vận tải. Những điều khoản này được
xuất phát từ đặc điểm hàng hoá NK của công ty và không trái với pháp luật hiện
hành của Việt Nam.
Ngoài các điều khoản trên công ty còn bổ sung một số điều khoản khác phù
hợp đảm bảo sự thoả thuận của hai bên như quy định chỉ số kỹ thuật, quy định cơ
quan giám định chất lượng.
7. Phân tích tình hình tổ chức bộ phận Marketing NK của công ty TNHH
phát triển công nghệ.
Hoạt động nghiên cứu Marketing tại công ty TNHH phát triển công nghệ đã
có sự đầu tư đáng kể trong những năm qua. Sự phân định trách nhiệm giữa các
phòng ban đã làm hiệu quả hoạt động chung tăng lên rõ rệt. Công tác nghiên cứu,
đầu tư tìm kiếm các nguồn hàng mới được Ban giám đốc hết sức chú trọng. Cũng
giống như một công ty có chức năng XNK bất kỳ nào ở Việt Nam, công tác nghiên
cứu thị trường, tổ chức bộ phận Marketing đều được giao cho các phòng nghiệp vụ
thực hiện.
Tại công ty CFTD Phòng nghiệp vụ được tổ chức thành 3 phòng. Trong đó,
Phòng kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới các trang thiết bị phục vụ
ngành công an, phòng tư vấn 1 và 2 thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới các lĩnh
vực kinh doanh mới của công ty: y tế, môi trường, giấy, ngân hàng, năng lượng, xây
dựng, giao thông. Tổ chức hoạt động Marketing tại công ty CFTD được tổ chức theo
sản phẩm, phòng kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt động NK liên quan tới các sản
phẩm phục vụ cho ngành công an và các phòng tư vấn 1 và 2 thực hiện các hoạt
động NK liên quan tới các sản phẩm phục vụ cho các ngành khác. Tuy cả 3 phòng
này thực hiện các chiến lược Marketing khác nhau nhằm phục vụ tốt cho hoạt động
kinh doanh của phòng nhưng đồng thời có sự tương tác với nhau trong hoạt động
chung của cả công ty. Trong công ty CFTD chưa có sự phân định trách nhiêm cho
các cán bộ trong công ty. Mỗi một cán bộ không chuyên sâu vào một thị trường mà
khi có quan hệ hợp đồng buôn bán thì trưởng phòng kinh doanh sẽ phân công cho
một nhóm các cán bộ trong phòng mình tiến hành. Lý do giải thích cho điều này là
lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là mua bán trang thiết bị cho ngành công an
và các lĩnh vực kinh doanh mới nên khối lượng công việc nhiều và phức tạp đòi hỏi
cao về chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm. Trong khi đó đội ngũ công nhân viên
công ty là trẻ cơ cấu độ tuổi không đồng đều và mỗi một cán bộ chưa đủ khả năng
đảm nhận một thị trường riêng. Song bên cạnh đó, đối với các hàng hoá ngoài ngành
thì công tác Marketing lại được giao cho các phòng tư vấn 1 và 2.
III. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động Marketing NK
tại công ty TNHH phát triển công nghệ.
1. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Thời gian qua, Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực chịu ảnh hưởng
của việc giá dầu trên thế giới tăng, toàn cầu hoá nền kinh tế, sự bất ổn chính trị của
nhiều quốc gia…Tại Việt Nam cùng với sự phát triển đi lên thì các loại tội phạm
cũng có xu thế tăng và hình thức hoạt động tinh vi hơn. Như vậy, hiện đại hoá các
trang thiết bị cho ngành công an là một việc cần làm ngay để đảm bảo tốt hơn cho
công việc của ngành công an. Hoạt động kinh doanh của công ty thường thể hiện
qua các chỉ tiêu doanh số, doanh thu, chi phí, lợi nhuận.. của công ty đó.
Sau đây là một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một vài
năm gần đây.
Bảng 2: Tổng kim ngạch XNK của công ty.
Đơn vị: USD
Năm 2001 2002 2003 2004
Xuất khẩu 35683 53484 32682 42500
NK 893522 938200 1603540 2416840
Tổng 929205 990684 1636222 2459340
Nhận xét:
Kim ngạch XNK của công ty hai năm gần đây nhất tăng đột biến gấp 1,5 lần
so với 2003.
Năm 2003 tăng so với 2001, 2002 khoảng 1,65 lần.
Qua bảng trên ta thấy rằng càng những năm gần đây XNK công ty đang phát
triển mạnh đặc biệt là NK điều đó chứng tỏ nhu cầu ngành công an đang tăng cao
điều này cũng giải thích tại sao doanh thu công ty luôn đạt ở mức cao.
Bảng 3: Báo cáo chi tiết doanh thu theo khoản mục.
Đơn vị: USD
Khoản mục 2003 2004
1.Doanh thu bán hàng 1276422 2300932
- Bán hàng NK 1243740 2258432
- XK 32682 42500
2.Doanh thu NK uỷ thác 325894 205684
3.Doanh thu khác 104620 112534
Tổng 1707936 2619150
(Nguồn:Phòng tài chính )
Bảng 4: Doanh thu các mặt hàng chính.
Đơn vị: USD
Mặt hàng 2003 2004
1.Côngcụ hỗ trợ 458020 832419
2.Thiết bị hình sự 235084 425719
3.Thiết bị giao thông 506384 936528
4.Thiết bị an ninh 250000 398563
5.Thiết bị khác 185054 429854
( Nguồn: Phòng tài chính)
Doanh thu 2004 so 2003 tăng 1.55 lần trong đó các mặt hàng tăng gần gấp đôi
là thiết bị giao thông và thiết bị hình sự. Mặc dù doanh thu công ty có tăng song lợi
nhuận công ty tăng không nhiều lắm do sự cạnh tranh của các công ty khác. Năm
2004 công ty đạt lợi nhuận khoảng 5,3 tỷ VND tăng so với 2003 là 17% và so với
năm 2002 là 60%.
Bước sang năm 2005, trên cơ sở thuận lợi như tình hình kinh tế xã hội ổn
định, uy tín của công ty trên thương trường ngày càng được cải thiện và mở rộng,
đặc biệt là sự giúp đỡ của Bộ công an… cùng với ý chí quyết tâm cao, tinh thần sáng
tạo, vượt khó khăn của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên sẽ giúp công ty
sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn nữa và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Vốn kinh doanh.
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trước tiên phải có vốn. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại, nhất là doanh nghiệp thương mại kinh
doanh trong lĩnh vực XNK nhự công ty CFTD. Nguồn vốn của công ty từ khi thành
lập là hơn 7 tỷ đồng trong đó 5,5 tỷ là vốn lưu động và hơn 1,5 tỷ là vốn cố định.
Cho đến nay nguồn vốn này đã đạt trên 17 tỷ. Đối với một công ty chuyên kinh
doanh XNK vật tư thiết bị, đó là một nguồn tài chính tương đối lớn, ổn định, là một
điều kiên thuận lợi để công ty tiến hành sản xuất kinh doanh.
Trước đây công ty CFTD chủ yếu thực hiện kinh doanh theo phương thức NK
uỷ thác, do đó tính rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán là không cao. Công ty có thể sử
dụng chính nguồn tài chính của đơn vị uỷ thác để thanh toán cho bạn hàng mà không
cần sử dụng đến nguồn vốn của mình. Tuy nhiên hiện nay công ty đang đẩy mạnh
các hoạt động kinh doanh theo phương thức NK trực tiếp và các lĩnh vực kinh doanh
mới như: giấy, giao thông, xây dựng… hoặc tham gia đấu thầu các gói thầu do các
đơn vị bạn, bạn hàng tổ chức thì số vốn 17 tỷ còn là khá nhỏ.
3. Lao động.
Sau hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực XNK, công ty CFTD đã tồn tại và
phát triển thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như ngày nay là nhờ sự đóng
góp không nhỏ của đội ngũ CBCNV trong công ty. Hơn nữa với sự quan tâm sâu sắc
của ban lãnh đạo công ty, đời sống của CNV trong công ty luôn được đảm bảo.
Bảng 5: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chức.
Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004
Lao động Người 65 69 72
Thu nhập bình quân USD 120 155 175
(Nguồn từ phòng tài chính)
Hiện nay công ty có tổng số CBCNV là72 người và cơ cấu lao động của công
ty nhìn chung là hợp lý, đảm bảo mối quan hệ cân đối về giới tính. Đội ngũ công
nhân viên có trình độ trên đại học và đại học chiếm tỷ lệ cao 85% do đó công ty sẽ
đáp ứng đước nhu cầu về chuyên môn. Có thể nói công ty số lượng lao động rất ổn
định, luôn ở tư thế sẵn sàng đáp ứng các nhiêm vụ của sản xuất kinh doanh. Đặc
biệt, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo có 8 người thì có 2 người là thạc sỹ, còn lại đều
đã tốt nghiệp đại học, đó là những người có trình độ ngoại ngữ tốt, có kinh nghiệm
hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chuyên viên tinh
thông nghiệp vụ và một cơ cấu nhân sự hợp lý. Với lực lượng cán bộ như vậy chắc
chắn công ty sẽ đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài cho ngành công
an.
4. Đánh giá việc áp dụng công nghệ Marketing nhập khẩu.
Công nghệ Marketing NK giúp công ty có nhiều bạn hàng và nguồn hàng ổn
định, đa dạng về chủng loại, chất lượng, chất lượng tốt, cung cấp đầy đủ, kịp thời,
đúng yêu cầu, góp phần hiện đại hoá trang thiết bị cho ngành công an và bảo đảm
trật tự an toàn xã hội đồng thời tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận và giải quyết công
ăn việc làm cho gần 100 lao động.
Trên cơ sở áp dụng công nghệ Marketing NK mà chúng ta từng bước phát
triển nền công nghiệp quốc phòng còn non trẻ và tiến tới thay thế một số mặt hàng
đang NK.
Công nghệ Marketing NK phát huy tính năng động sáng tạo của cán bộ công
nhân viên công ty. Nó góp phần vào việc hoàn thiện bộ máy, định hướng hoạt động
NK của công ty, lựa chọn bạn hàng và nguồn hàng NK, đào tạo đội ngũ cán bộ làm
công tác XNK.
Một đóng góp quan trọng nữa công nghệ Marketing NK giúp công ty xây
dựng được các mối quan hệ lâu dài và bền vững với các đối tác lớn. Mặt khác, khi
Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì công nghệ
Marketing NK sẽ không chỉ giúp công ty có nhiều bạn hàng lớn và ổn định đồng
thời công ty thực hiện tốt hơn các chiến lược đa dạng hoá có chọn lọc các mặt hàng
cho ngành công an và các ngành khác thúc đẩy việc mở rộng kinh doanh cả chiều
rộng lẫn chiều sâu.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ Marketing NK một cách tràn lan thì sẽ làm
cho công ty và ngành công an phụ thuộc nhiều hơn vào hàng hoá nước ngoài một
điều mà không ai muốn và như thế nền công nghiệp quốc phòng nước ta sẽ không
phát triển, dẫn đến hậu quả các ngành khác của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Nguyên
nhân này xuất phát từ nền kinh tế nước ta còn nghèo, nên chúng ta chưa đủ trình độ
và kinh phí để sản xuất các mặt hàng phục vụ cho ngành công an nói riêng và các
ngành khác nói chung nên việc NK hàng hoá nước ngoài vẫn được coi là một biện
pháp thích hợp nhất để đẩy thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước. Như vậy, để
NK hàng hoá từ nước ngoài thúc đẩy sản xuất trong nước mà không bị lệ thuộc vào
hàng hoá đó thì đòi hỏi lãnh đạo công ty nói riêng và Nhà nước ta nói chung cần xây
dựng cho mình một chiến lược NK hàng hoá “đa dạng và có chọn lọc” đồng thời tích
cực tìm hàng hoá khác thay thế có như vậy thì công nghệ Marketing mới thực sự
đem lại hiệu quả kinh tế.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ MARKETING NK TẠI
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ.
I. Dự báo môi trường kinh doanh quốc tế.
1. Dự báo môi trường kinh doanh quốc tế.
Biên giới quốc gia hầu như không còn nữa.
Trước đây thị trường đều có biên giới riêng của nó, nhưng ngày nay sự phát
triển của công nghệ mới cho phép nhiều công ty gia nhập vào các khu vực thị trường
mà trước đó họ không hề biết hoặc không có khả năng tiếp cận. Những quy định
pháp luật về quốc tế hoá đầu tiên của WTO hay AFTA đã nhanh chóng được thực
hiện. Ngoài ra còn có liên minh của Châu Âu cũng đang tiến con đường thiết lập một
thị trường thống nhất và ở đó các hàng rào thương mại bị bãi bỏ. Liên minh Châu
Âu sẽ hội nhập thành một thị trường thống nhất từ đó dẫn tới một thị kinh tế khổng
lồ mà không một quốc gia nào không quan tâm. Ngoài ra ngay càng xuất hiện các
hình thức hợp tác đa phương, song phương giữa các nước và các khối chính vì vậy
mà thị trường toàn cầu mở rộng hứa hẹn đầy tiềm năng.
Toàn cầu hoá.
Ngày nay nhiều công ty tìm cách có chỗ đứng trên thị trường toàn cầu. Trong
thời gian gần đây, toàn cầu hoá đang bị thúc đẩy bởi sự hợp nhất giữa các công ty,
giữa các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế một cách có hệ thống. Toàn cầu hoá
cũng thể hiện sự mở cửa của các nước Đông Âu, việc Mỹ bình thường hoá mối
quan hệ với Việt Nam, ký kết các hiệp định hợp tác liên minh Châu Âu.
Số hoá trong kinh doanh.
Thế giới đang chuyển nhanh vào kỷ nguyên mới số hoá đó là sự phát triển của
công nghệ thông tin Internet, các phương tiện điện tử khác ngày cang tinh vu phức
tạp hơn nhưng có hiệu quả rất cao, sử dụng các hệ thống ngày càng tinh vi phức tạp
hơn nhưng có hiệu quả kinh tế rất cao.
Nền kinh tế không ổn định và một thị trường đầy biến động, không một nền
kinh tế nào có thể đứng vững trong thời gian vừa qua với sự tác động mạnh mẽ của
rất nhiều thế lực mà trong đó các công ty Châu Á chịu ảnh hưởng hơn cả. Do tất cả
các nền kinh tế phát triển đều có chu kỳ biểu hiện khác nhau các thị trường không
thể đoán trước , điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn ra năm
1997. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến tình hình thương mại quốc tế và khu vực có
nhiều diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển chậm
lại, chính sách bảo hộ mậu dịch ở các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, EU càng khắt
khe hơn.
2. Kinh tế Việt Nam trong xu thế phát triển của thị trường thế giới.
Trong xu thế phát triển chung của nền kinhtế thế giới, Việt Nam cũng không
tránh khỏi quá trình vận động đó .
Ngày 28/7/1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN
trong đó nội dung quan trọng nhất là việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do và từng
bước thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan từ 1/1/1996 sẽ hoàn thành năm
2006. Việc tham gia vào AFTA về lâu dài sẽ có lợi thúc đẩy việc hội nhập kinh tế
với nền kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam có điều kiện mở rộng buôn bán với thị
trường các nước tư bản phát triển. Thông qua AFTA để chuẩn bị các điều kiện gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc tham gia vào ASEAN, APEC, thực
hiên chương trình cắt giảm thuế quan có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ
trương đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại, góp phần xây dựng khu
vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển.
II. Định hướng hoạt động của công ty (2005 – 2015).
1. Căn cứ xác định.
Định hướng hoạt động của công ty TNHH phát triển công nghệ đến năm 2015
là chiến lược tổng thể trung hạn, được xác định theo nhu cầu thực tế khách quan cho
sự phát triển của công ty gắn liền với định hướng phát triển của cả nước và của
ngành công an. Kế hoạch được xác định trên một số căn cứ chủ yếu, đó là:
Thứ nhất, tổng kết đánh giá hoạt động của công ty giai đoạn 2000 – 2004. Công ty
TNHH phát triển công nghệ đã gặt hái được một số thành quả nhất định trong hoạt
động kinh doanh của mình. Song đây là giai đoạn công ty gặp không ít thách thức,
trở ngại. Dư âm của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á vẫn chưa hồi phục, thì sự kiện
ngày 11/9/2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng
nghiêm trọng ngoài ra thiên tai, chiến tranh,… đã làm nền kinh tế thế giới chững lại.
Mặt khác, do hội nhập kinh tế quốc tế công ty đã gặp nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn
đến việc phải hạ giá thành sản phẩm, giảm lợi nhuận, các thị trường truyền thống bị
san sẻ cho các công ty của quân đội và công ty tư nhân khác.
Thứ hai, căn cứ vào sự phát triển của đất nước, việc hiện đại hoá trang thiết bị cho
ngành công an ngày một tăng đây là cơ hội tốt để công ty có thể phát huy hết khả
năng của mình. Trong những năm tới công ty sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm các thị
trường NK khác và các mặt hàng sẽ đa dạng hơn và không còn phụ thuộc vào một số
nhà cung cấp độc quyền như vậy giá thành sản phẩm sẽ hạ là điều kiện tốt để cạnh
tranh.
Thứ ba, từ những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới và các dự báo
thị trường trên công ty đã xây dựng một chiến lược phát triển đến năm 2015 với mục
tiêu: “Cung cấp trang thiết bị cho ngành công an trên phạm vi cả nước và mở rộng
các lĩnh vưc cung cấp các trang thiết bị cho ngành khác đặc biệt là ngân hàng và
giao thông hai lĩnh vực then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước”. Là một công ty TNHH hạch toán độc lập với vai trò chủ đạo trong công tác
NK các trang thiết bị phục vụ cho ngành công an. Công ty lấy nội lực bản thân là cơ
bản và sự hỗ trợ của Bộ công an đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để tạo
nên sự lớn mạnh, bền vững và trở thành một doanh nghiệp lớn của đất nước.
2. Định hướng hoạt động của công ty.
Trên cơ sở một số căn cứ chủ yếu trên, công ty đã xây dựng một chiến lược cụ
thể trong tương lai, từ năm 2000 đến năm 2010.
2.1. Định hướng chung.
Xây dựng công ty trở thành một công ty phát triển bền vững: có tiềm lực lớn
mạnh, có cơ cấu kinh doanh hợp lý, đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ trình độ chuyên
môn để quản lý, điều hành công ty trở thành một doanh nghiệp đặc biệt, có tên tuổi,
có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.2. Định hướng cụ thể.
Xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp kinh doanh XNK với mặt hàng
phục vụ cho ngành công an là chủ yếu, tiên tiến hơn về phương pháp quản lý tác
nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Phát triển công ty với cơ cấu kinh doanh hợp lý, bên cạnh hoạt đông trọng tâm
là NK các mặt hàng phục vụ chuyên ngành công an, đồng thời mở rộng và phát triển
hoạt động kinh doanh các mặt hàng ngoài ngành.
+ Đáp ứng mọi nhu cầu trong ngành với phương châm phục vụ cho sự nghiệp
phát triển của ngành là chính, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để chiếm
lĩnh thị trường trong ngành với dự kiến kim ngạch NK các trang thiết bị chuyên
ngành khoảng 100 triệu USD vào năm 2015
+ Tích cực tìm kiếm thị trường ngoài ngành để kinh doanh các mặt hàng như
các thiết bị ngành ngân hàng, giao thông, y tế… liên doanh liên kết với các đối tác
trong và ngoài nước để có thể mở xưởng lắp ráp hoặc sản xuất các mặt hàng dân
dụng.
Duy trì doanh thu luôn ở mức cao, trên 30 tỷ VND, giảm thiểu chi phí quản lý
doanh nghiệp, phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế là trên 6 tỷ VND/ năm. Công ty dự
kiến nâng cao tổng vốn kinh doanh bằng cách tăng nguồn vốn bổ xung hoặc có thể
vay ngân hàng phục vụ việc mở rộng quy mô kinh doanh, tiếp tục khẳng định và
nâng dần vị thế, uy tín của công ty ở trong và ngoài nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và công nhân viên có đủ trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,
có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ trong
điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
III. Những đề xuất hoàn thiện công nghệ Marketing NK các trang thiết bị
phục vụ ngành công an tại công ty TNHH phát triển công nghệ.
1. Về phía công ty.
1.1. Giải pháp về công tác Marketing.
Marketing là một công cụ hữu hiệu đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng về phía mình, củng cố khách hàng hiện
tại và biến khách hàng tiềm năng thành người mua thực sự. Một chính sách
Marketing tốt sẽ làm cho khách hàng tin tưởng vào khả năng kinh doanh của công
ty. Như vậy, sự lựa chọn của khách hàng đối với công ty sẽ tăng lên. Điều
này cũng đồng nghĩa với việc các cơ hội kinh doanh của công ty được mở rộng. Việc
công ty sử dụng các biện pháp Marketing như Marketing trực tiếp, Marketing các dự
án tiềm năng… thì những biện pháp này đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy
mua bán hàng hoá nhưng nó không mang tính thống nhất giữa các thành viên trong
công ty chính điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, công ty nên lập hẳn
một bộ phận chuyên trách công việc này: bộ phận Marketing thuộc phòng nghiên
cứu thị trường. Điều này sẽ giúp công ty hoàn chỉnh hơn trong công tác tổ chức hoạt
động kinh doanh của mình và có một sự tiếp xúc thị trường đầy đủ hơn, hệ thống
hơn.
Muốn tổ chức được một hệ thống Marketing tốt đòi hỏi cán bộ của công ty
phải có kiến thức về Marketing sâu sắc. Sự mở rộng của một thị trường trong tương
lai rất cần đến những hoạt động này, hơn nữa, trong một thị trường rất đặc biệt như
thị trường trang thiết bị ngành công an, công ty cũng cần những nhân viên đi học các
lớp ngắn hạn và dài hạn về nghiệp vụ Marketing, hoặc có thể tuyển thêm các nhân
viên thuộc chuyên ngành Marketing.
Ngoài ra, một khâu quan trọng là trong quá trình thực hiện các mục tiêu của
Marketing, các cán bộ công ty phải có sự giám sát chặt chẽ các loại chi phí đặc biệt
chi phí giao tiếp, đi lại, tiếp khách, in ấn tài liệu…
1.2. Giải pháp về công tác nghiên cứu thị trường.
Trong những năm qua, công ty đã quan tâm đến hoạt động nghiên cứu thị
trường song cách thức tiến hành chưa hợp lý và hiệu quả. Điều này đã được đề cập
đến khá cụ thể ở phần trên.
Bảng 6: Chi phí nghiên cứu thị trường
Đơn vị:USD
Năm 2001 2002 2003 2004
Miền Bắc 4781 6276 8124 5216
Miền Trung 1674 1298 1278 2189
Miền Nam 987 2298 4561 7187
Tổng 7442 9872 13963 14592
(Nguồn: Phòng tài chính)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy rằng công ty chi phí cho nghiên cứu thị trường là còn
khá khiêm tốn, đặc biệt thị trường Miền Nam và Miền Trung rộng lớn mà chi phí
dành cho nghiên cứu thị trường không đáng kể rất nhỏ so với doanh thu của công ty.
Như vậy, chi phí dành cho nghiên cứu thị trường của công ty tăng rất nhỏ giọt theo
từng năm điều đó sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh không cao do đó công ty cần đẩy
mạnh hoạt động này.
Từ những mặt hạn chế do công tác nghiên cứu thị trường không đầy đủ đem
lại, ta thấy rằng để hoạt động nghiên cứu thị trường trở thành có hệ thống, công ty
cần thành lập phòng nghiên cứu thị trường nó có chức năng: tiến hành nghiên cứu,
kiểm tra các thông tin về khả năng tài chính, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, uy
tín… của các đối tác truyền thống, nghiên cứu các vấn đề kinh tế – chính trị – xã hội,
môi trường luật pháp của các thị trường XK mới, xúc tiến nghiên cứu các chế độ
chính sách các phong tục tập quán có liên quan đến hoạt động XNK, mở rộng mối
quan hệ bạn hàng với các nhà cung cấp tiềm năng, và phát hiện những điểm thuận
lợi cho công tác giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và cả giải quyết các tranh
chấp hợp đồng sau này. Ngoài ra nó còn có chức năng lập kế hoạch cho toàn công ty
nói chung và kế hoạch kinh doanh XNK nói riêng. Để việc xây dựng kế hoạch được
thuận lợi và hiệu quả cần bố trí một số nhân viên tổng hợp, xử lý các số liệu từ bộ
phận nghiên cứu thị trường cũng như từ các bộ phận khác trong công ty.
Về phương pháp nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành theo hai cách:
nghiên cứu tại công ty thông qua các tài liệu hoặc nghiên cứu tại hiện trường bằng
các chuyến đi thực tế. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất
định, căn cứ vào mục tiêu cụ thể mà công ty lựa chọn cách thức tiến hành: nghiên
cứu tại địa bàn hay nghiên cứu tại hiện trường.Việc nghiên cứu thị trường tiến hành
theo phương pháp nào đi nữa thì vẫn đòi hỏi có một quy trình nghiên cứu thị trường
cụ thể:
Các bước thực hiện nghiên cứu thị trường
Phân tích
và lựa
chọn mặt
hàng
Phân tích
và lựa chọn
thị trường
Phân tích
đối thủ
cạnh tranh
Phân tích
khai thác
công suất
thị trường
Xây dựng mục tiêu nghiên cứu
Phân tích đối tượng và lựa chọn mục tiêu
nghiên cứu
Thu thập thông tin
Xử lý thông tin
Dự báo thị trường
Ngoài ra, công ty cũng nên xác định cho mình một thị trường NK trọng điểm,
đó là thị trường thích hợp nhất với mục tiêu và tiềm năng của công ty. Xác định
được thị trường trọng điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc NK một
khối lượng lớn hàng hoá với giá cả ổn định, khả năng thanh toán thuận tiện. Bên
cạnh đó, công ty có thể tranh thủ tối đa các thông tin trợ giúp kỹ thuật từ phía nhà
cung cấp để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ chuyên viên kỹ thuật của
công ty . Hiện nay, mặc dù đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều hãng cung cấp
nươc ngoài nhưng công ty vẫn chưa xác định cho mình một thị trường NK trọng
điểm. Đây là điểm hạn chế trong hoạt động kinh doanh hay chính là trong công tác
nghiên cứu thị trường của công ty.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng NK phục vụ cho ngành công an và đạt được
mục tiêu 2005 – 2015, công ty cần phải theo dõi sát sao tình hình chung trên thị
trường XK các mặt hàng phục vụ cho ngành công an trên thế giới để có thể phát
hiện, tiếp cận và lựa chọn thêm những bạn hàng mới, mở rộng thị trường NK của
công ty.
1.3. Giải pháp về mặt hàng nhập khẩu.
Thực hiện việc đa dạng hoá hình thức và mặt hàng NK một mặt giúp phân tán
rủi ro trong kinh doanh của công ty, mặt khác tạo điều kiện để nâng cao trình độ
nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên công ty.
Thứ nhất, về hình thức NK: hiện nay, hai hình thức NK chủ yếu được thực hiện ở
công ty CFTD là NK trực tiếp và NK uỷ thác. Trước mắt, chúng ta có thể đáp ứng
được nhu cầu kinh doanh của công ty. Song trong tương lai không xa, trước nhu cầu
NK ngày càng lớn, công ty cần mở rộng hơn nữa các hình thức NK như NK liên
doanh, tạm nhập tái xuất, hàng đổi hàng, qua đó công ty sẽ có điều kiện học hỏi, tích
luỹ kinh nghiệm về quản lý cũng như nghiệp vụ kinh doanh từ các đối tác nước
ngoài. Để thực hiện được những mục tiêu này, bộ phận nghiên cứu thị trường cần
tích cực trong việc tìm kiếm nhu cầu của phía đối tác: nhu cầu đổi hàng, nhu cầu liên
doanh, từ đó sớm xây dựng kế hoạch phấn đấu thực hiện.
Thứ hai, ngoài đa dạng hoá hình thức kinh doanh, công ty cũng nên quan tâm đến
việc đa dạng hoá nguồn hàng NK. Hiên nay, NK trang thiết bị phục vụ cho ngành
công an vẫn là chủ yếu nhưng bên cạnh đó công ty cần NK các hàng hoá vật tư khác
phục vụ cho các ngành kinh doanh khác như: ngân hàng , giao thông, y tế.. Với việc
đa dạng hoá mặt hàng, công ty sẽ có nhiều cơ hội thị trường hơn, hạn chế rủi ro
trong kinh doanh và trong chừng mực nhất định lợi nhuận sẽ lớn hơn. Thực ra,
CFTD hoàn toàn có đủ quyền hạn và năng lực để thực hiện mục tiêu này, đặc biệt là
thâm nhập các thị trường ngoài ngành. Điều này đã được quy định trong điều lệ
thành lập công ty. Công ty cần tận dụng quy chế này cùng với các chính sách khác
của Nhà nước ở từng thời kỳ để mở rộng mặt hàng, thị trường kinh doanh NK ngoài
ngành công an. Mục tiêu này có được thực hiện tốt hay không đòi hỏi bộ phận
nghiên cứu thị trường NK, tìm những nguồn hàng với giá cả hợp lý, chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu trong nước về các hàng hoá ngoài ngành, đồng thời trong việc
nghiên cứu thị trường NK, tìm những nguồn hàng với giá cả hợp lý, chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam, giúp bộ phận kinh doanh nhanh
chóng nắm bắt cơ hội xúc tiến công tác NK.
Trong tương lai không xa đa dạng hoá nhiều mặt hàng là nhu cầu cấp thiết để
mở rộng quy mô kinh doanh công ty. Tuy nhiên nếu quá chú trọng vào việc đa dạng
hoá, kinh doanh quá nhiều sản phẩm thì lượng vốn của công ty sẽ bị rải rác, chia nhỏ
trên nhiều lĩnh vực, cho nhiều mặt hàng, nếu gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường thì công ty sẽ khó có thể giữ được ưu thế. Điều này không những làm mất đi
uy tín của công ty trên một thị trường sản phẩm mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến
uy tín của công ty trên những thị trường khác.
Như vậy, việc đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh theo hướng có chọn lọc của
công ty là điều cần thiết và hoàn toàn có thể làm được nếu ban lãnh đạo công ty có
sự quan tâm đúng mức và có những biện pháp khuyến khích cụ thể.
1.4. Giải pháp về công tác thực hiện hợp đồng.
Thuê tàu và mua bảo hiểm.
Trong việc thoả thuận các điều khoản hợp đồng, công ty cũng nên từng bước
giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Hiện nay, hầu hết các hợp đồng NK của
công ty đều theo điều kiện CIF nên công ty không phải thuê tàu và mua bảo hiểm
hàng hoá. Trước mắt, đối với một số hợp đồng, điều khoản này có thể có lợi cho
công ty. Nhưng trong tương lai, khi thị trường vận tải đường biển và thị trường bảo
hiểm được ban hành, quyền thuê tàu và mua bảo hiểm sẽ giúp công ty tiết kiệm được
chi phí và hạn chế bớt rủi ro. Hơn nữa, điều khoản này cũng giúp cho nhân viên của
công ty có cơ hội trau dồi nghiệp vụ và trong một số trường hợp, nó có thể giúp gây
áp lực với đối tác nước ngoài.
Làm thủ tục hải quan.
Để rút ngắn thời gian làm thủ tục, tránh các rắc rối có thể xảy ra, công ty nên
yêu cầu đối tác cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng nhận hàng hoá, tiêu
chuẩn kỹ thuật… giúp công ty có thể hoàn thành tờ khai hải quan trước khi hàng về.
Trong khi khai hải quan, công ty phải hết sức thận trọng trong việc áp mã hàng hoá
vì nếu sai sẽ bị phạt và để hạn chế sai sót này, công ty có thể thuê khai hải quan.
Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá.
Tiếp nhận hàng hoá là một trong những khâu tương đối quan trọng của việc
hoạt đông NK. Nếu thực hiện tốt khâu này, công ty sẽ tránh được việc lãng phí chi
phí vận chuyển, xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi, chi phí khắc phục hư hỏng hàng hoá
vận chuyển bằng đường biển, công ty nên thực hiện đúng theo quy trình sau:
+ Trước khi tàu đến, công ty sẽ nhận được “ Giấy báo tàu đến” và yêu cầu tới
nhận lệnh giao hàng (D/O) tại đại lý tàu biển. Người đi nhận D/O cần nhớ mang theo
vận đơn gốc (original B/L) và giấy giới thiệu của công ty. Đại lý vận chuyển sẽ giữ
lại B/L và giao D/O cho chủ hàng.
+ Có được D/O, công ty nên tranh thủ thời gian nhanh chóng làm thủ tục để
nhận hàng. Nếu chậm trễ, công ty sẽ bị phạt chi phí lưu kho lưu bãi và chịu tổn thất
về những rủi ro phát sinh đối với hàng hoá.
Khi nhận được chứng từ nhận hàng, cán bộ nhận hàng cần đối chiếu chứng từ
mua hàng, hợp đồng để kiểm tra chi tiết. Trong quá trình nhận hàng, nhân viên trực
tiếp phụ trách phải theo dõi việc giao hàng, kịp thời phát hiện những sai sót để có
biện pháp xử lý thích hợp. Trong những trường hợp cần thiết, công ty nên nhanh
chóng mời cơ quan giám định đến kiểm tra hàng hoá và lập biên bản giám định.
Về công tác vận chuyển hàng hoá trong thời gian tới, công ty cũng cần hoàn
thiện hệ thống vận tải bằng cách trang bị hệ thống thiết bị hiện đại bao gồm đội xe
con, xe tải nhẹ để vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, kịp thời. Công ty nên sử dụng
kết hợp các phương tiện vận tải một cách linh hoạt, khai thác tối đa khả năng vận tải
trong ngành, tăng cường vận chuyển thẳng. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng
phục vụ, đảm bảo vận tải an toàn, đúng số lượng, hạn chế hao hụt hàng hoá ở mức
thấp nhất. Muốn thực hiện được những điều này, công ty nên đầu tư vốn trang thiết
bị phương tiện bị vận tải cho bộ phận thực hiện chức năng này.
Ngoài ra đối với NK uỷ thác, công ty nên tăng cường hoạt động dịch vụ vận
chuyển hàng về tới kho hoặc một địa điểm chỉ định trước theo yêu cầu của khách
hàng. Làm được điều này, khách hàng sẽ sớm nhận được hàng hoá công ty cũng sẽ
được thanh toán hợp đồng.
Thanh toán hợp đồng.
Hiện nay, bên cạnh hình thức thanh toán chuyển tiền áp dụng với một số
khách hàng truyền thống, phương thức thanh toán chủ yếu của công ty vẫn là thư tín
dụng (L/C) không huỷ ngang, L/C có thể trả ngay, có thể chả chậm với thời hạn trả
chậm là 60 ngày. Trên lý thuyết, phương thức này được áp dụng với những bạn hàng
không thường xuyên, bạn hàng mới và với những hợp đồng có giá trị lớn. Tuy nhiên,
phương thức L/C vẫn được công ty sử dụng phổ biến trong cả trường hợp bạn hàng
quen. Điều này thực sự là một hạn chế, gây lãng phí thời gian và chi phí của công ty.
Cho nên, trong thời gian tới công ty cần linh hoạt áp dụng các hình thức thanh toán
khác nhau, đặc biệt là các hình thức trả chậm. Bằng uy tín của mình, công ty có thể
thoả thuận với đối tác sử dụng các biện pháp thanh toán khác nhanh gọn hơn, tiết
kiệm thời gian và hạn chế chi phí, đặc biệt trong hoạt động với các khách hàng quen
thuộc.
1.5. Đề xuất thực hiện Marketing trực tiếp.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty và lại có không ít các đối thủ cạnh tranh,
nên việc áp dụng Marketing trực tiếp là một công cụ mạnh để củng cố lòng tin vào
các bạn hàng truyền thống và xác lập các bạn hàng tiềm năng. Như vậy, công ty cần
phải nắm bắt kịp thời đầy đủ và chính xác các thông tin thị trường trong và ngoài
nước để có các chính sách và biện pháp cũng như kế hoạch kinh doanh hợp lý. Hiện
nay, do thế giới chuyển dịch nhanh vào số hoá, công nghệ thông tin phát triển nhanh
và ngày càng tinh vi và phức tạp hơn như việc thiết lập mạng Internet, các phương
tiện điện tử khác đã đem đến một phương thức giao dịch quốc tế mới, giao dịch qua
mạng Internet. Việc giao dịch qua mạng Internet không giúp cho việc gặp mặt trực
tiếp của công ty với bạn hàng hay khách hàng nhưng lại cho phép các đối tác của
công ty có thể nắm bắt đầy đủ các thông tin về: sản phẩm, dịch vụ… mà họ cần một
cách nhanh chóng và chính xác. Giao dịch trên mạng Internet không những giúp
công ty thích nghi với các điều kiện mới mà còn giúp công ty thực hiện các hoạt
động Marketing trực tiếp một cách thuận tiện nhanh chóng và thúc đẩy tiến trình
thực hiện công nghệ Marketing NK nhanh hơn và hiệu quả hơn.
1.6. Giải pháp về tổ chức bộ máy phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
Thứ nhất, về mặt tổ chức: như trên đã nói công ty cung cấp các trang thiết bị cho
ngành công an trong cả nước do đó địa bàn rất là rộng. Công ty CFTD chỉ có một trụ
sở chính ở Hà Nội điều này rất khó cho việc thâm nhập các thị trường rộng lớn ở
Miền Nam và khó khăn cho việc NK hàng hoá từ nước ngoài do vận chuyển xa
trong khi thực tế lại không cần thiết. Trong khi đó nhu cầu của ngành công an đang
tăng, công ty ở xa sẽ không nắm bắt được các thông tin chính xác, việc vận chuyển
hàng hoá xa làm chi phí tăng giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy công ty cần thành
lập thêm một chi nhánh trong Miền Nam với các phòng ban y hệt như công ty mẹ
ngoài Miền Bắc để mở rộng thị trường và đạt hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, về mặt nhân lực: công ty nên có sự nghiên cứu công việc, nghiên cứu
nguồn nhân lực để bố trí nhân sự cho phù hợp. Công ty cần xây dựng kế hoạch nhân
sự và chú ý đến các yếu tố hình thành nên phẩm chất và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của cán bộ nhân viên của mình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc và
thực hiện đầy đủ chức năng của các phòng ban, tránh tình trạng thành lập ra nhưng
không thực hiện đúng chức năng.
Chính sách đào tạo cán bộ nhân viên của CFTD có thể thực hiện theo các cách
sau:
Thứ nhất, đào tạo tại chỗ. Tức là đào tạo kỹ thuật trong phạm vi nhiệm vụ của nhân
viên, dưới sự chỉ đạo của giám sát viên hoặc giám sát bộ phận.
Thứ hai, mở lớp đào tạo trong công ty. Môn học cho tất cả các bộ phận sẽ được công
ty quy định theo hướng phục vụ công việc chung của công ty.
Thứ ba, đào tạo ngoài công ty CFTD có thể cử nhân viên đi dự các hội thảo, khoá
học, lớp tập huấn do các chuyên gia trong và ngoài nước. Việc cử nhân viên đi học
phải quản lý chặt chẽ, có định hướng rõ ràng là học để kế thừa, tiếp thu những kinh
nghiệm đã có và nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ công việc của công
ty.
Thứ tư, khuyến khích người lao động sử dụng thời gian của mình để tự trau dồi kiến
thức, nhân viên giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình làm việc. Ngoài ra, việc tạo động
lực trong lao động, có chế độ khen thưởng, đãi ngộ hợp lý cũng là biện pháp cần
thiết trong công tác tổ chức quản lý nhân viên mà các nhà quản lý của CFTD cần
quan tâm. Các biện pháp khuyến khích cần phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp
hài hoà sao cho gắn trách nhiêm, nghĩa vụ, quyền hạn với các yếu tố vật chất và tinh
thần của người lao động. Mặc dù thu nhập bình quân của CFTD là khá cao nhưng
nếu biết áp dụng các biện pháp khuyến khích hợp lý, kịp thời sẽ thúc đẩy tinh thần
sáng tạo, tích cực trong công việc và gắn bó hơn với công ty của mỗi thành viên.
2. Về phía Bộ công an.
Là một công ty TNHH chuyên cung cấp trang thiết bị chủ yếu cho ngành công
an nên hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của Bộ công an. Vì
vậy, mối quan hệ giữa công ty và Bộ công an có tác động mạnh đến hoạt động kinh
doanh của công ty.
Để thực hiện những mục tiêu đề ra của mình, ngoài những biện pháp trên,
công ty cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Bộ công an.
Thứ nhất, Bộ công an sẽ giúp đỡ công ty về thông tin tìm kiếm nguồn hàng NK cho
ngành và huấn luyện cho cán bộ công ty trực tiếp NK về thông số kỹ thuật, các chỉ
tiêu chất lượng, an toàn và các thông số khác đối với trang thiết bị của ngành.
Thứ hai, Bộ công an sẽ là cầu nối công ty với công an các tỉnh thành phố trong cả
nước. Thông qua Bộ công an, công an các tỉnh thàn phố sẽ biết đến công ty nhờ đó
công ty giảm chi phí giao dịch dẫn đến việc cung cấp hàng hoá của công ty cho
ngành công an thuận lợi. Trên cơ sở được Bộ công an tạo điều kiện tiếp xúc gặp gỡ
các đối tác mua hàng là công an các tỉnh thành phố công ty sẽ có kế họach triển khai
cán bộ có kinh nghiệm xuống địa bàn bám trụ tìm hiểu nhu cầu của tỉnh đó và những
thông tin về nhu cầu hàng hoá, giá cả, đối thủ để từ đó có biện pháp cạnh tranh mở
rộng thị trường.
Ngoài ra, ngay từ khi ra đời công ty đã có một mục tiêu là trang bị phương
tiện kỹ thuật cho ngành công an. Xuất phát từ thực tế như vậy nên Bộ công an sẽ có
những biện pháp thích hợp để tạo điều kiện công ty kinh doanh có hiệu quả hơn trên
thương trường nhưng không trái với pháp luật hiện hành.
KẾT LUẬN
Cùng với tài năng, sự gan dạ, mưu trí, dũng cảm các chiến sỹ công an, phương
tiện, trang thiết bị phục vụ cho ngành quyết định thành công việc bảo đảm trật tự an
toàn xã hội. Đây là một trong những vấn đề quan tâm của các quốc gia nhất là khi
toàn cầu hoá nền kinh tế thì việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội lại càng bức thiết.
Việc NK các phương tiện trang thiết bị chuyên ngành công an trong điều kiện nước
ta hiện nay là cấp bách nhằm phục vụ hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành
công an, góp phần giúp cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà
thành công. Việc NK trang thiết bị chuyên ngành công an còn góp phần lớn vào việc
thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng vốn còn non trẻ ở nước ta sẽ phát triển
trong tương lai là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Như vậy, xét trên các khía cạnh kinh tế - chính trị – xã hội, công tác NK trang
thiết bị ngành công an có vai trò quan trọng, đòi hỏi ngành công an và Nhà nước ta
phải quan tâm hơn nữa để hiện đại hoá cho ngành công an và là cơ sở để phát triển
ngành kinh tế quốc phòng.
Qua hơn 10 năm hoạt động, từ lúc cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu, uy tín và
tiềm lực công ty chưa mạnh thế nhưng với nỗ lực không ngừng của cả tập thể đã
chèo lái con thuyền CFTD đạt được những thành quả đáng kể trong hoạt động NK
trang thiết bị máy móc phục vụ cho ngành công an. Thông qua hoạt động kinh doanh
của mình, đặc biệt trong những năm 2001 – 2004, công ty đã trang bị cho ngành
công an những trang thiết bị hiện đại với chất lượng cao, tính năng tiên tiến và tuyệt
đối an toàn. Đồng thời, công ty đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
đem lại lợi nhuận cho mình, cải thiện nâng cao đời sống nhân viên.
Tuy nhiên, mới bước vào kinh doanh trong cơ chế thị trường, công ty không
tránh khỏi những khó khăn, bất lợi trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt
động NK nói riêng. Để vượt qua khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động NK, thực
hiện những mục tiêu đề ra đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, sự đoàn kết, nỗ lực
chung của cán bộ nhân viên toàn công ty và sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Bộ
công an.
Tóm lại, những kết quả mà công ty đã đạt được cho phép khẳng định công ty
đã có một hướng đi đúng đắn thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao, đặc biệt nhấn
mạnh vai trò trọng yếu của hoạt động NK. Cho nên, hoàn thiện hoạt động Marketing
NK cũng chính là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của công ty TNHH
phát triển công nghệ trong thời gian tới, phấn đấu trở thành doanh nghiệp kinh
doanh XNK chủ chốt chuyên cung cấp các trang thiết bị cho ngành công an.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại và dịch vụ –
PGS.TS Trần Thế Dũng, TS .Nguyễn Quang Hùng, Thạc sỹ. Lương Thị Trâm
– Trường đại học thương mại - Nhà xuất bản Giáo dục 1999
2. Giáo trình Marketing căn bản – GS.TS Trần Minh Đạo – Trường đại học kinh
tế quốc dân – Nhà xuất bản Giáo dục 1999.
3. Giáo trình Kỹ thuật thương mại quốc tế – TS.Đào Thị Bích Hoà - Trường đại
học thương mại – Nhà xuất bản Thống kê 2003.
4. Giáo trình Marketing thương mại quốc tế – GS.TS.NGƯT.Nguyễn Bách
Khoa, Thạc sỹ Phan Thu Hoài – Trường đại học thương mại – Nhà xuất bản
Thống kê 2003.
6. Giáo trình Marketing căn bản – Philipkotler, Phạm Thăng lược dịch – Nhà
xuất bản Thống kê 1994.
7. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương – PGS. Đinh Xuân Trình –
Trường đại học ngoại thương – Nhà xuất bản Giáo dục 1995.
8. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Vũ Hữu Tửu - Trường đại học
ngoại thương – Nhà xuất bản Giáo dục 1996.
9. Các văn bản liên quan: Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, nội quy và
các báo cáo của công ty.
10. Văn kiện đại hội đảng IX, tạp chí kinh tế , báo thương mại…
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Tr
an
g
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động Marketing NK tại các công ty
kinh doanh quốc tế hiện nay.
I. Hoạt động NK và môi trường kinh doanh NK.
1. Sự cần thiết của hoạt động NK.
2. Vai trò của hoạt động NK.
II. Phân tích nội dung cơ bản của tổ chức hoạt động Marketing NK
hàng hoá ở công ty kinh doanh XNK.
1. Nghiên cứu Marketing NK.
1.1. Nghiên cứu thị trường nội địa
1.1.1. Nghiên cứu khách hàng.
1.1.2. Nghiên cứu giá trong nước.
1.1.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài.
1.3. Nghiên cứu vận tải và bảo hiểm quốc tế
1.3.1. Nghiên cứu vận tải.
1.3.2. Nghiên cứu bảo hiểm.
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng và nguồn hàng NK.
2.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu.
2.2. Lựa chọn khách hàng mục tiêu ở thị trường nội địa.
2.3. Lựa chọn nguồn hàng NK.
3. Lựa chon hình thức NK.
3.1. NK trực tiếp.
3.2. NK gián tiếp.
3.3. Hợp tác NK.
4. Xây dựng kế hoạch NK.
4.1. Xác định mặt hàng NK.
4.2. Xác lập giá NK.
4.3. Lựa chọn kênh NK và phương thức vận tải.
4.4. Xúc tiến thương mại.
II. Những yêu cầu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công nghệ
Marketing NK hàng hoá.
1. Doanh thu.
2. Lợi nhuận.
3. Tỷ suất lợi nhuận.
4. Tổng kim ngạch NK.
5. Tỷ lệ ngoại tệ.
6. Tốc độ chu chuyển.
Chương II: Phân tích thực trạng tổ chức hoạt động Marketing NK các
trang thiết bị tại công ty TNHH phát triển công nghệ.
I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty CFTD.
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty.
2. Chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
4. Đặc điểm kinh doanh của công ty CFTD.
II. Phân tích tình hình tổ chức hoạt động Marketing NK trang thiết bị
ngành công an tại công ty CFTD.
1. Phân tích hoạt động nghiên cứu Marketing NK của công ty.
1.1. Nghiên cứu môi trường và thị trường thuộc địa.
1.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường quản lý vĩ mô tác động đến công ty.
1.1.2. Nghiên cứu thị trường công ty.
1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài.
1.3. Nghiên cứu vận tải và bảo hiểm.
2. Mặt hàng kinh doanh.
3. Nguồn hàng NK.
4. Lựa chọn hình thức NK.
5. Phân tích kế hoạch NK trang thiết bị của công ty CFTD.
6. Đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng NK tại công ty CFTD.
7. Phân tích tình hình tổ chức bộ phận Marketing NK của công ty
TNHH phát triển công nghệ.
III. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động
Marketing tại công ty TNHH phát triển công nghệ.
1. Kết quả kinh doanh.
2. Vốn kinh doanh.
3. Lao động
4. Đánh giá việc áp dụng công nghệ Marketing NK
Chương III: Đề xuất hoàn thiện công nghệ Marketing nhập khẩu tại
công ty TNHH phát triển công nghệ.
I. Dự báo môi trường kinh doanh quốc tế.
1. Dự báo môi trường kinh doanh quốc tế.
2. Kinh tế Việt Nam trong xu thế phát triển của thị trường thế giới.
II. Định hướng hoạt động công ty (2005 – 2015).
1. Căn cứ xác định.
2. Định hướng hoạt động của công ty.
2.1. Định hướng chung.
2.2. Định hướng cụ thể.
III. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức hoạt động
Marketing NK các trang thiết bị phục vụ ngành công an tại công ty
TNHH phát triển công nghệ.
1. Về phía công ty.
1.1. Giải pháp về công tác Marketing.
1.2. Giải pháp về công tác nghiên cứu thị trường.
1.3. Giải pháp về hình thức và mặt hàng NK.
1.4. Giải pháp về công tác thực hiện hợp đồng
1.5. Đề xuất Marketing trực tiếp.
1.6. Giải pháp về tổ chức bộ máy phục vụ cho hoạt động NK.
2. Về phía Bộ công an.
PHẦN KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING KINH DOANH HÀNG NK CÁC TRANG THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH CÔNG AN TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ.pdf