Trong sự phát triển kinh tế thị trường với nhiều biểu hiện khách quan như chính
sách ngoại giao rộng mở, xoá bỏ sự cấm vận và việc hội nhập với các nước ASEAN,
hợp tác phát triển kinh tế thương mại quốc tế trong năm 2000, tất cả những điều này
rất quan trọng đối với Việt Nam cũng như đối với doanh nghiệp tư nhân nói chung và
doanh nghiệp thương mại Thành Hưng nói riêng. Tuy nhiên hoạt động tài chính của
doanh nghiệp là việc tạo lập vốn và sử dụng các quĩ tiền tệ như thế nào để sử dụng
đồng vốn có hiệu quả cũng rất quan trọng. Chỉ có công tác báo cáo tài chính tốt thì
doanh nghiệp mới phát hiện được những khả năng tiềm tàng, sức mạnh cũng như hạn
chế của doanh nghiệp, chỉ ra được những nguyên nhân nguồn gốc của mọi khó khăn
để từ đó có biện pháp lựa chọn, xây dựng phương án và đưa ra những quyết định đúng
đắn. Việc lập và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần sự chính xác và cán
bộ kế toán trung thực, nhanh nhẹn, có nghiệp vụ giỏi để doanh nghiệp dựa vào đó có
thể đánh giá tình hình theo đúng thực tế.
30 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện việc lập và phân tích tài chính của Công ty Thương mại Thành Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoàn thiện việc lập và phân tích Báo
cáo tài chính của Công ty Thương mại
Thành Hưng
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những bước thay đổi to lớn
với xu thế của việc quốc tế hoá nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam cũng phải
theo xu thế đó. Đó là việc Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Hiện nay nước ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mà thành phần
kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Công ty Thương mại Thành Hưng là công ty TNHH được thành lập 4/1997 với
sự góp vốn của 11 cổ đông. Hình thức kinh doanh của công ty là buôn bán ký gửi hàng
hoá tư liệu sản xuất chuyên dùng. Trong thời gian hoạt động công ty có những bước
phát triển tạo được uy tín với khách hàng. Công ty nhận thấy rằng vấn đề tài chính là
rất quan trọng nó quyết định sự “sống còn” của công ty.
Qua thời gian tiếp xúc và tìm hiểu thực tế về công ty tôi nhận thấy vấn đề Báo
cáo tài chính là rất quan trọng. Do đó trong chuyên đề cuối khoá này tôi sẽ đề cập đến
“Hoàn thiện việc lập và phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Thương mại
Thành Hưng”.
Mục đích đạt đến của đề tài này không phải là làm thay đổi chiến lược của công
ty mà chỉ là những phần nào đó giải quyết vấn đề tài chính của công ty. Ngoài lời nói
đầu và kết luận, bài viết này có 2 phần chính:
Phần I: Cơ sở lý luận chung để lập và phân tích Báo cáo tài chính ở công
ty Thương mại Thành Hưng.
Phần II: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Thành Hưng và một số
ý kiến đề xuất.
Phần I
Những lý luận chung về việc lập
và phân tích tài chính của doanh nghiệp
I-/ Hoạt động tài chính và sự cần thiết của việc lập và phân tích báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.
1. Khái niệm về Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là những Báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và
công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp.
Những báo cáo này do kế toán soạn thảo theo định kỳ nhằm mục đích cung cấp
thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Sự cần thiết của việc lập và phân tích Báo cáo tài chính.
Nhìn vào hoạt động tài chính ta thấy xuất hiện tiền tệ và các quỹ tiền tệ. Nhưng
đó chỉ là biểu hiện trên bề mặt còn bên trong nó, đằng sau nó ẩn dấu những quan hệ
kinh tế, những luồng di chuyển giá trị phức tạp và chính những quan hệ kinh tế đó là
tài chính doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy hoạt động tài
chính tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ
như không có tiền sẽ không mua sắm được nguyên vật liệu, máy móc, công cụ, hàng
hoá,... không thể tiến hành được sản xuất. Ngược lại hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có tác động trở lại đối với nguồn tài chính. Không bán được hàng thì
sẽ không có tiền, không có hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính dựa trên nguyên
tắc cơ bản là có mục đích, sử dụng tiết kiệm và có lợi nhằm không ngừng nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn một cách hợp pháp.
Hoạt động tài chính có ý nghĩa to lớn như vậy dẫn đến việc lập báo cáo tài chính
cần thiết và quan trọng.
Qua hoạt động tài chính chúng ta cũng thấy được mối quan hệ kinh tế giữa doanh
nghiệp và Nhà nước qua việc đóng thuế, doanh nghiệp với các mối làm ăn, với cán bộ
công nhân viên. Trên cơ sở đó chúng ta mới hiểu được tình hình tài chính của doanh
nghiệp để cho ai muốn đầu tư hay không, muốn đặt mối quan hệ buôn bán hay không
và người lao động có muốn làm việc với công ty hay không?
II-/ Nội dung yêu cầu của báo cáo tài chính.
1. Yêu cầu.
- Các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch
về nội dung và phương pháp tính toán.
- Số liệu, tài liệu cho Báo cáo tài chính cung cấp phải đầy đủ, toàn diện, kịp
thời, trung thực, chính xác khách quan.
- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi đến những nơi nhận báo cáo trong thời
hạn quy định.
Quy định về thời hạn gửi báo cáo:
+ Báo cáo quỹ lập và gửi đến nơi nhận báo cáo chậm nhất là sau 15 ngày kể từ
ngày kết thúc quỹ.
+ Báo cáo năm lập và gửi đến nơi nhận báo cáo chậm nhất là sau 30 ngày kể từ
ngày kết thúc năm.
2. Nội dung của Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp gồm 4 biểu mẫu sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Ngoài ra có thể báo cáo chi tiết về giá thành sản phẩm, dịch vụ, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý, chi tiết công nợ.
* Để có một báo cáo đầy đủ, chi tiết khi phân tích hoạt động tài chính cần phân
tích những nội dung sau:
a. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình biến động về tài sản
- Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn.
b. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Phân tích các khoản phải thu, các khoản phải trả
- Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước.
c. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
- Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
- Phân tích khả năng sinh lợi của vốn
- Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.
* Sau đây là nội dung và cách lập một số Báo cáo tài chính chủ yếu:
III-/ Phương pháp lập bảng cân đối kế toán.
1. Khái niệm.
Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính phản ánh thực trạng của tài chính theo
hai mặt: Kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh vào một thời
điểm nhất định.
Theo chế độ kế toán hiện hành thời điểm lập bảng cân đối kế toán là cuối ngày
của ngày cuối quý và cuối ngày của ngày cuối năm. Ngoài thời điểm đó doanh nghiệp
còn có thể lập bảng cân đối kế toán ở những thời điểm khác để phục vụ cho yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp.
2. Nội dung kết cấu của bảng cân đối kế toán.
* Nội dung: Bảng cân đối kế toán phản ánh kết cấu vốn kinh doanh và nguồn
hình thành vốn kinh doanh vào một thời điểm nhất định.
* Kết cấu: Bảng cân đối kế toán có 2 phần phản ánh riêng biệt 2 nội dung và có
thể kết cấu theo hình thức 2 bên hoặc hình thức 1 bên.
- Theo hình thức 2 bên:
+ Phần bên trái của bảng cân đối kế toán phản ánh kết cấu vốn kinh doanh theo
từ chuyên môn của kế toán gọi là phần tài sản.
+ Phần bên phải của bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn vốn kinh doanh còn
được gọi là phần nguồn vốn.
- Theo hình thức một bên:
Cả hai phần tài sản và nguồn vốn được xếp cùng một bên trên bảng cân đối kế
toán trong đó phần tài sản ở phía trên và phần nguồn vốn ở phía dưới.
* Số tổng cộng phần tài sản luôn luôn cân bằng với số tổng cộng phần nguồn
vốn. Vì kết cấu vốn và nguồn vốn là 2 mặt khác nhau của cùng một khối lượng tài sản
được phản ánh vào cùng một thời điểm khi lập bảng cân đối kế toán.
- ý nghĩa của tính cân đối: tính cân đối của bảng cân đối kế toán cho phép chúng
ta kiểm tra tính chính xác của quá trình hạch toán và lập bảng cân đối kế toán.
3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán.
* Cơ sở số liệu: Khi lập bảng cân đối kế toán căn cứ vào:
- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước.
- Số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập bảng cân
đối kế toán.
* Phương pháp lập:
- Cột số đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột số cuối kỳ trong bảng cân đối kế
toán ngày 31/12 năm trước để ghi theo các chỉ tiêu tương ứng. Số liệu này được sử
dụng trong suốt niên độ kế toán.
- Cột số cuối kỳ: Kế toán lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản ở thời điểm lập
bảng cân đối kế toán để ghi theo nguyên tắc sau:
+ Số dư bên nợ của các tài khoản được ghi vào các chỉ tiêu ở phần tài sản.
Đối với TK 129, TK 139, TK 159, TK 229, TK 214 số dư ở bên có nhưng vẫn
ghi vào phần tài sản bằng phương pháp ghi số âm.
+ Số dư bên có của các tài khoản được ghi vào phần nguồn vốn.
Các tài khoản: TK 412, TK 413, TK 421 nếu có số dư bên nợ vẫn ghi vào phần
nguồn vốn bằng phương pháp ghi số âm.
Ghi chú: Điều kiện TK 131, TK 331 là tài khoản lưỡng tính nên phải ghi theo số
dư chi tiết. Số dư bên nợ ghi vào phần tài sản, số dư bên có ghi vào phần nguồn vốn.
Kết cấu tổng kết của bảng cân đối kế toán
Hình thức hai bên:
Tài sản
Đầu
năm
Cuố
i kỳ
Nguồn vốn
Đầu
nă
m
Cuối
kỳ
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn.
A. Nợ phải trả
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở
hữu
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn
Hình thức một bên:
Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A. TSLĐ và ĐTNH
B. TSCĐ và ĐTDH
Tổng tài sản
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
IV-/ Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Nội dung, kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD)
* Nội dung: Báo cáo kết quả HĐKD là Báo cáo tài chính phản ánh tình hình và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng chỉ tiêu, tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản thuế, phí lệ phí phải nộp, tình hình về thuế
GTGT.
* Kết cấu: Gồm 3 phần:
Phần một: Lãi, lỗ
Phần hai: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Phần ba: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Nó là một
bảng gồm 5 cột.
Cột 1: Chỉ tiêu
Cột 2: Mã số
Cột 3: Kỳ trước
Cột 4: Kỳ này
Cột 5: Luỹ kế từ đầu năm.
2. Cơ sở số liệu và phương pháp lập.
* Cơ sở số liệu.
Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh phải căn cứ vào:
- Báo cáo kết quả HĐKD kỳ trước.
- Số phát sinh trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và các tài khoản
liên quan: TK 133, TK 333, TK 338
* Phương pháp lập:
- Cột kỳ trước: kế toán lấy số liệu ở cột kỳ này trong báo cáo kết quả kinh
doanh của kỳ trước để ghi.
- Cột luỹ kế từ đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột luỹ kế từ đầu năm của kỳ
trước cộng với số liệu ở cột kỳ này trong báo cáo của kỳ này để ghi.
- Cột kỳ này:
+ Đối với chỉ tiêu tổng doanh thu: kế toán lấy tổng số phát sinh bên có của TK
511 để ghi.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu: kế toán lấy số phát sinh bên nợ của TK 511
trong quan hệ đối ứng với các TK 532, TK 531, TK 3333, TK 3332 để ghi.
+ Doanh thu thuần: lấy số phát sinh bên nợ của TK 511 trong quan hệ đối ứng
với bên có của TK 911.
+ Lãi gộp: kế toán lấy doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: lấy số phát sinh bên có của
TK 641, TK 642 trong quan hệ đối ứng với TK 911 để ghi.
+ Lợi nhuận thuần từ HĐKD: kế toán lấy lãi gộp trừ chi phí bán hàng trừ chi
phí quản lý doanh nghiệp.
+ Thu nhập từ hoạt động tài chính: lấy số phát sinh bên nợ TK 711 trong quan
hệ đối ứng bên có của TK 911 để ghi.
+ Chi phí hoạt động tài chính: lấy số phát sinh bên có của TK 811 trong quan hệ
đối ứng bên có của TK 911 để ghi.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: kế toán lấy doanh thu từ hoạt động tài chính
trừ chi phí từ hoạt động tài chính.
+ Thu nhập bất thường: căn cứ vào luỹ kế phát sinh có của TK 721: Các khoản
thu nhập bất thường đối ứng với nợ các tài khoản liên quan để ghi.
+ Chi phí bất thường: căn cứ vào số liệu luỹ kế phát sinh nợ của TK 821 chi phí
bất thường trong kỳ báo cáo.
+ Lợi nhuận bất thường: là số chênh lệch giữa thu nhập bất thường và chi phí
bất thường.
+ Tổng lợi nhuận trước thuế: bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính,
lợi nhuận kinh doanh, lợi nhuận bất thường.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: căn cứ vào luỹ kế phát sinh bên có TK
3334 để ghi.
+ Lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp.
- Cột lũy kế từ đầu năm: số liệu căn cứ vào cột luỹ kế từ đầu năm của kỳ trước.
Riêng ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của quý một thì cột lũy kế từ đầu năm
bằng cột kỳ này.
V-/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền
phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
1. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Gồm 3 phần:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
- Tăng, giảm tiền
- Tiền đầu kỳ
- Tiền cuối kỳ
2. Phương pháp lập.
Có 2 phương pháp:
- Phương pháp gián tiếp
- Phương pháp trực tiếp.
a. Theo phương pháp gián tiếp:
Chúng ta điều chỉnh lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất khỏi ảnh hưởng
của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng giảm lợi tức loại
trừ các khoản lãi lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận
trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động.
* Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể.
Phần một: Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. Lợi nhuận trước thuế:
Chỉ tiêu này được điều chỉnh cho các khoản dưới đây:
- Khấu hao TSCĐ: khoản này được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
- Các khoản dự phòng: Phụ thuộc vào số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các
khoản dự phòng như TK 129, TK 139, TK 159, TK 229:
+ Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ: khoản chênh lệch này được
cộng vào lợi nhuận trước thuế.
+ Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ: khoản dự phòng sẽ được trừ
vào lợi nhuận trước thuế.
- Lãi, lỗ do bán tài sản cố định.
Số liệu chỉ tiêu này sẽ được trừ vào lợi nhuận trước thuế nếu lãi và được cộng
vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế nếu lỗ.
- Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ.
+ Nếu lãi: trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
+ Nếu lỗ: cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
- Lãi, lỗ do đầu tư vào các đơn vị khác.
+ Nếu lãi: trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
+ Nếu lỗ: cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
- Thu lãi tiền gửi trừ vào lợi nhuận trước thuế.
2. Lợi nhuận kinh doanh:
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế cộng hoặc trừ các khoản
điều chỉnh:
- Tăng (giảm) các khoản phải thu
- Tăng (giảm) hàng tồn kho
- Tăng (giảm) các khoản phải trả
- Tiền thu từ các khoản khác
- Tiền chi cho các khoản khác
3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động
sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Phần hai: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
1. Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác
2. Tiền thu lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác
3. Tiền thu do bán TSCĐ
4. Tiền đầu tư vào các đơn vị khác
5. Tiền mua TSCĐ
6. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Phần ba: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
1. Tiền thu do đi vay
2. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn
3. Tiền thu từ lãi tiền gửi
4. Tiền đã trả nợ vay
5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu
6. Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư
7. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
b. Theo phương pháp trực tiếp.
Phần một: Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. Tiền thu bán hàng
2. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu
Nợ TK 111, TK 112
Có TK 131, TK 136, TK 138, TK 141
3. Tiền thu từ các khoản khác
4. Tiền đã trả cho người bán
5. Tiền đã trả cho công nhân viên
Nợ TK 334
Có TK 111
6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước.
Nợ TK 333
Có TK 111, TK 112
7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác
Nợ TK 338
Có TK 111, TK 112
8. Tiền đã trả cho các khoản khác
9. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phần khác cách lập giống phương pháp gián tiếp.
VI-/ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
1. Lập phần: chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
2. Lập phần: tình hình tăng, giảm TSCĐ.
3. Lập phần: tình hình thu nhập của công nhân viên
+ Tổng quỹ lương
+ Tiền thưởng
+ Tổng thu nhập
+ Tiền lương bình quân
+ Thu nhập bình quân
4. Lập phần: tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
5. Lập phần: tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác.
6. Lập phần: các khoản phải thu và nợ phải trả.
VII-/ Việc phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên bảng cân
đối kế toán và được tiến hành như sau:
a. So sánh số cuối kỳ và số đầu năm của các khoản các mục ở cả 2 bên tài sản và
nguồn hình thành tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
b. So sánh số tổng cộng giữa số cuối kỳ với số đầu năm nếu như:
+ Số tổng cộng tăng lên thì chúng ta cần xem xét các nguyên nhân sau:
- Có thể nguồn vốn pháp định được tăng thêm
- Có thể nguồn vốn tự bổ sung tăng thêm
- Có thể nguồn vốn liên doanh, liên kết bổ sung thêm.
+ Số tổng cộng giảm cần xem xét một số nguyên nhân sau:
- Do nguồn vốn liên doanh bị rút bớt
- Có thể do doanh nghiệp trả nợ ngân hàng hoặc các đối tượng vay khác.
- Có thể doanh nghiệp thanh toán các khoản phải trả
- Có thể doanh nghiệp thanh toán trả lương cho công nhân viên.
c. Số tổng cộng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp nó phản ánh quy mô
về tài sản mà doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm là cuối kỳ năm quyết toán. Đồng
thời nó phản ánh khả năng huy động nguồn vốn vào các quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Chính trên ý nghĩa đó mà người ta có thể nói rằng: nhìn vào bảng
cân đối kế toán chúng ta có thể đánh giá được doanh nghiệp đang thành công hay thất
bại, đang trên đà phát triển, giàu lên hay đi vào con đường phá sản.
phần II
Thực trạng tình hình tài chính của công ty
Thương mại thành hưng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập và
phân tích báo cáo tài chính
I-/ Khái quát vài nét về công ty Thương mại Thành Hưng
Công ty Thương mại Thành Hưng là một công ty kinh doanh thương mại với hơn
4000 chủng loại hàng hoá nên kế toán phải sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Bộ
máy kế toán được coi là khâu quan trọng trong công ty và được bố trí như sau:
Hình thức kế toán của đơn vị
Kế toán
thanh toán
Kế toán
theo dõi
Quầy hàng
Kế toán
vật tư
hàng hoá
Kế toán trưởng kiêm
Kế toán tổng hợp
Sổ quỹ
Chứng từ
Ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ cái
Bảng tổng
hợp
chứng từ
Sổ kế toán
Báo cáo tài
chính
Bảng cân
đối
Sổ đăng ký
chứng từ
ghi sổ
II-/ Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là tài liệu chủ yếu để phân tích hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Nó là sản phẩm cuối cùng của kế toán phản ánh thông tin thực trạng tài
sản và nguồn vốn tại thời điểm báo cáo tài chính của công ty.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán sau đây của Công ty Thương mại Thành Hưng
chúng ta phân tích tình hình biến động về tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp là chủ
yếu:
Bảng cân đối kế toán của công ty thương mại thành hưng
Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 1.369.270.465 1.428.185.464
I. Tiền 110 64.105.300 212.292.000
1. Tiền mặt tại quỹ (+NP) 111 64.105.300 212.292.000
II. Các khoản ĐTTCNH 120
III. Các khoản phải thu 130 58.975.712 35.056.600
1. Phải thu của khách hàng 131 9.310.000
2. Trả trước cho người bán 132 35.487.427 492.183
3. Phải thu nội bộ 135 2.880.000
4. Các khoản phải thu khác 138 23.488.285 22.374.417
IV. Hàng tồn kho 140 534.303.953 567.440.146
1. Sản xuất kinh doanh dở dang 144 24.779
2. Hàng tồn kho 146 526.063.953 559.175.367
3. Hàng gửi đi bán 147 8.240.000 8.240.000
V. Tài sản lưu động khác 150 711.822.500 613.396.900
1. Tạm ứng 151 251.994.800 7.860.000
2. Chi phí trả trước 152 449.821.300 600.096.300
3. Ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 10.006.400 5.440.600
VI. Chi SN
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 651.924.800 1.155.741.600
I. TSCĐ 210 249.842.000 353.658.800
1. TSCĐ hữu hình 211 249.842.000 353.658.800
- Nguyên giá 212 249.842.000 353.658.800
II. Các khoản đầu tư TCDH 220 400.000.000
1. Góp vốn liên doanh 222 400.000.000
III. Chi phí XDCB dở dang 230 402.082.800 402.082.800
Cộng tổng tài sản 250 2.021.132.265 2.583.927.246
Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A. Nợ phải trả 300 351.716.273 788.762.473
I. Nợ ngắn hạn 310 411.771.273 756.677.473
1. Vay ngắn hạn 311 263.120.000 613.120.000
2. Phải trả cho người bán 313 125.541.373 136.738.416
3. Thuế và các khoản phải nộp
NN
315 1.352.000 1.663.757
4. Phải trả CNV 316 9.857.900 5.155.300
5. Các khoản phải trả, phải nộp
khác
318 11.900.000
II. Nợ dài hạn 320
III. Nợ khác 330 39.945.500 32.085.000
1. Chi phí phải trả 331 24.000.000 22.000.000
2. Ký gửi, ký cược dài hạn 333 15.945.000 10.085.000
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 1.569.415.992 1.795.164.773
I. Nguồn vốn quỹ 410 1.569.415.992 1.795.164.773
1. Nguồn vốn kinh doanh 411 1.559.095.700 1.559.095.700
2. Lãi chưa phân phối 416 9.840.292 235.249.073
3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 417 480.000 820.000
Cộng tổng nguồn vốn 430 2.021.132.265 2.583.927.246
Căn cứ vào số liệu trên ta phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
a. Phân tích tình hình biến động về tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối kỳ
Số tiền
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
A. TSLĐ và ĐTNH 1.369.207.465 67,74 1.428.185.646 55,27
I. Tiền 64.105.300 3,17 212.292.000 8,22
II. Các khoản phải thu 58.975.712 2,92 35.056.600 1,35
III. Hàng tồn kho 534.303.953 26,43 567.440.146 21,96
IV. TSLĐ khác 711.882.500 35,22 613.396.900 23,74
B. TSCĐ và ĐTDH 651.924.800 32,26 1.155.741.600 44,73
I. TSCĐ 249.842.000 12,36 353.658.800 13,69
II. Các khoản ĐT khác 400.000.000 15,48
III. Chi phí XDCB dở dang 402.082.800 19,90 402.082.800 15,56
Cộng 2.021.232.265 100 2.583.927.216 100
Từ số liệu trên cho ta thấy rằng tổng số tài sản của doanh nghiệp cuối năm so với
đầu năm tăng:
2.583.927.246 - 2.021.132.265 = 562.794.981 đ
Số tương đối tăng lên:
Error! . 100 = 27,85%
Điều này có thể đánh giá rằng quy mô về tài sản của doanh nghiệp đã được tăng
lên trong đó tài sản cố định của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm tăng lên
103.816.800đ
Đó là hiệu số: 353.658.800 - 249.842.000
Về tương đối tăng lên:
Error! . 100 = 41,55%
Điều đó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã được tăng cường về quy
mô, về năng lực như vậy xu hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp đang có
chiều hướng đi lên.
Về các khoản đầu tư tài chính khác, cụ thể là góp vốn lao động cây xăng Phú
Thuỵ - Gia Lâm tăng 400 triệu đồng với số tương đối tăng 100% thể hiện công ty mở
rộng kinh doanh, các mặt hàng, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, tăng lợi nhuận tạo
ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
Về vấn đề đầu tư dài hạn ta phân tích qua tỷ suất đầu tư, nó phản ánh tình hình
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh và hướng phát
triển lâu dài của công ty.
Tại thời điểm đầu năm:
Tỷ suất đầu tư = Error! . 100 = 32,25%
Tỷ suất đầu tư tại thời điểm cuối năm:
Tỷ suất đầu tư = Error! . 100 = 44,73%
Như vậy tỷ suất đầu tư cuối năm so với đầu năm tăng lên 12,48% (44,73 - 32,25)
và nhìn vào sự tăng lên của tỷ suất đầu tư chủ công ty có thể đánh giá được năng lực
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang được mở rộng. Tình hình của công ty hết
sức khả quan.
* Đối với tài sản loại A: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp cuối kỳ/đầu năm tăng
lên 148.186,7 triệu đồng = 212.292 - 64.105,3 chủ yếu là tiền mặt điều này làm cho
khả năng thanh toán tức thời của công ty được thuận lợi hơn.
- Về các khoản hàng tồn kho cuối kỳ so với đầu năm tăng lên 33.136.193 triệu
đồng = 567.440.146 - 534.303.953. Cho ta thấy một điều không ổn là một đơn vị kinh
doanh thương mại nếu không giảm bớt hàng tồn kho để thu hồi vốn hoặc đưa vốn lưu
động vào vòng quay liên tục thì sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Cụ thể là với số
tồn kho 534.303.953 đầu năm mà không giảm (nghĩa là không bán được hàng mà lại
mua thêm hàng để lại tăng lên tồn kho 33.136.193 đồng là một điều hết sức nguy
hiểm. Chứng tỏ công ty không bán được hàng. Hàng bị lỗi mốt, không được đưa vào
thị trường tiêu thụ.
- Về các khoản phải thu công ty đã giảm được: 23.919.192 đồng. Với số tương
đối giảm 1,57%. Thể hiện công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu giảm bớt
hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng đồng vốn có hiệu
quả hơn.
a. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty.
Chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối kỳ
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
A. Nợ phải trả 451.716.273 22,35 788.762.473 30,52
I. Nợ thanh toán 411.711.273 20,37 756.677.473 29,28
1. Vay ngắn hạn 263.120.000 13,02 613.120.000 23,73
2. Phải trả cho người bán 125.541.373 6,21 136.738.416 5,29
3. Thuế và các khoản NS 1.352.000 0,067 1.663.757 0,06
4. Phải trả CNV 9.857.980 0,49 5.155.300 0,20
5. Các khoản phải nộp
khác
11.900.000 0,59
II. Nợ khác 39.945.500 1,98 32.085.000 1,24
1. Chi phí phải trả 24.000.000 1,19 22.000.000 0,85
2. Ký gửi cước dài hạn 15.945.000 0,79 10.085.000 0,39
B. Nguồn vốn CSH 1.569.415.992 77,65 1.795.164.773 69,48
I. Nguồn vốn quý 1.569.415.992 77,65 1.795.164.773 69,48
1. Nguồn vốn kinh doanh 1.559.095.700 77,14 1.559.095.700 60,35
2. Lãi chưa phân phối 9.840.292 0,49 235.294.073 9,10
3. Quỹ khen thưởng phúc
lợi
480.000 0,20 820.000 0,03
Cộng 2.021.132.265 100 2.583.927.246 100
Theo số liệu của bảng trên cho thấy tài chính của công ty chủ yếu là nguồn vốn
chủ sở hữu. Đây là công ty TNHH nên vốn của các cổ đông là nguồn vốn chủ yếu của
công ty.
Cuối kỳ so với đầu năm tăng lên 225.748.781 đồng chính là:
Error! . 100% = 14,38%
1.759.164.773 - 1.569.415.992 Với tỷ số tương đối tăng lên là:
Trong đó lãi chưa phân phối cuối kỳ so với đầu năm tăng lên: 225.408.781đ
Nhưng để đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng
như mức độ tự chủ trong kinh doanh và những khó khăn về mặt tài chính mà công ty
phải đương đầu thì chúng ta cần tính đến chỉ tiêu:
Tỷ suất của;nguồn vốn tự có = Error! . 100%
Nếu tỷ số đó càng cao thì thể hiện khả năng độc lập về tài chính của doanh
nghiệp càng cao.
Tại thời điểm đầu năm là:
Error! . 100% = 77,65%
Nhưng đến cuối kỳ thì tỷ số này giảm còn 69,48%. Điều này có thể cho thấy
công ty đang gặp khó khăn về mặt tài chính. Lãi của công ty không thể dùng để chia
cho các cổ đông mà phải dùng để đầu tư lại làm nguồn vốn lưu động. Thể hiện công ty
phải đầu tư thêm bằng cách vay các đối tượng khác mặc dù các khoản nợ trước có
phần giảm, đã thanh toán cho cán bộ công nhân viên. Các khoản phải trả giảm đáng kể
nhưng các khoản nợ mới lại tăng lên.
Qua việc phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty thể hiện bằng việc
phân tích tình hình biến động, tình hình phân bổ vốn và nguồn vốn cho phép chúng ta
rút ra kết luận sơ bộ sau đây:
- Về quy mô tài sản của doanh nghiệp được tăng lên, cơ sở vật chất, kỹ thuật
được tăng cường việc phân bố vốn tương đối hợp lý, các khoản nợ phải thu giảm, tình
hình đầu tư chiều sâu mở rộng mặt hàng kinh doanh có xu hướng rất tốt.
- Nhưng có những vấn đề không tốt trong công ty, đó là với một đơn vị kinh
doanh thương mại không nên để tồn tại kho nhiều hàng hoá. ở đây vốn hàng tồn kho
chiếm gần 1/3 số vốn kinh doanh. Trong đó vốn tài sản cố định và xây dựng cơ bản
chiếm 1.369.138,5 triệu đồng. Như vậy công ty rất ít vốn lưu động để kinh doanh,
muốn có vốn thì phải đi vay trong khi khả năng tài chính đang giảm rất bất lợi trong
việc vay vốn.
III-/ Một số ý kiến đề xuất.
Khó khăn trong vấn đề tài chính mà công ty Thương mại Thành Hưng gặp phải
đang là mối lo ngại đối với Hội đồng quản trị và các cổ đông góp vốn. Với mật độ dân
cư của thị trấn Gia Lâm và vùng xung quanh cùng với mức thu nhập chưa cao thì siêu
thị Thành Hưng chưa bán được hàng là điều tất yếu. Vả lại do việc tổ chức quản lý
không được tốt, việc kinh doanh mặt hàng cùng với chất lượng hàng hoá, khâu phục
vụ và giá cả chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Khách hàng năm đầu đến với
công ty rất đông và ngày càng thưa dần do doanh nghiệp không giữ được uy tín của
mình.
Nếu đến với siêu thị Thành Hưng chúng ta sẽ thấy hoạt động kinh doanh hiện
nay lắng xuống rất nhiều so với năm ngoái. Các quầy hàng với sản phẩm đã cũ không
bán được để thay thế sản phẩm mới. Các nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng đã
không vừa lòng với thủ trưởng, không thoả mãn với đồng lương của mình nên đã rời
công ty đi tìm công việc mới rất nhiều. Công ty đã phải cho thuê một nửa diện tích để
góp thêm vào nguồn vốn kinh doanh của mình. Qua đó ta thấy việc công ty Thành
Hưng đang làm ăn sa sút. Nếu không tìm phương hướng kinh doanh mới như đẩy
mạnh buôn bán, tìm được bạn hàng để lấy lại được thế đứng ban đầu trên thị trường thì
công ty không thể cạnh tranh nổi với tư nhân khác. Các công ty tư nhân mặc dù nhỏ
hơn nhưng họ biết tổ chức kinh doanh phù hợp với đời sống dân cư chưa cao, người
dân chưa quen đi mua sắm hàng trong siêu thị.
Bên cạnh yếu tố chủ quan trên thì doanh nghiệp cũng đang gặp phải khó khăn do
khách quan mang lại. Đó là tình hình kinh tế chung của đất nước năm qua gặp nhiều
khó khăn. Khủng hoảng tài chính khu vực, đầu tư giảm, sức mua của dân chúng giảm,
với tình hình đó doanh nghiệp chưa đủ năng lực để thích nghi với tình hình.
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy không xuất hiện chỉ tiêu dự phòng giảm giá
hàng tồn kho. Như vậy toàn bộ số hàng tồn kho cuối kỳ là theo giá mua thực tế trên
hoá đơn chứng từ, nếu bán để thu hồi vốn thì một điều chắc chắn công ty không thu
được 75% giá trị tồn kho trên.
Về tài sản cố định, một chỉ tiêu không kém phần quan trọng. Thế nhưng toàn bộ
tài sản của công ty qua hơn 2 năm kinh doanh cũng chưa khấu hao được đồng nào.
Như vậy tài sản cố định bị hao mòn mà cũng không được tính.
Do đó công ty nên lập quỹ khấu hao tài sản cố định để có một khoản tài chính bù
vào phần tài sản bị hao mòn nếu không tài sản cố định bị hao mòn dần và công ty lại
phải lấy từ vốn kinh doanh để bù đắp phần khấu hao đó.
Việc kinh doanh của công ty không có mấy khả quan nhưng dù sao công ty đã
biết mở rộng kinh doanh bằng việc liên doanh mở cây xăng tại Phúc Thuỵ - Gia Lâm.
Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp nó giúp cho các nhà quản lý thấy
được tình hình tài chính của công ty để từ đó người quản lý thấy phải nên làm gì để
hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ báo cáo chuyên đề kế toán trưởng của tôi về việc lập và phân
tích báo cáo tài chính của công ty Thương mại Thành Hưng.
Trong sự phát triển kinh tế thị trường với nhiều biểu hiện khách quan như chính
sách ngoại giao rộng mở, xoá bỏ sự cấm vận và việc hội nhập với các nước ASEAN,
hợp tác phát triển kinh tế thương mại quốc tế trong năm 2000, tất cả những điều này
rất quan trọng đối với Việt Nam cũng như đối với doanh nghiệp tư nhân nói chung và
doanh nghiệp thương mại Thành Hưng nói riêng. Tuy nhiên hoạt động tài chính của
doanh nghiệp là việc tạo lập vốn và sử dụng các quĩ tiền tệ như thế nào để sử dụng
đồng vốn có hiệu quả cũng rất quan trọng. Chỉ có công tác báo cáo tài chính tốt thì
doanh nghiệp mới phát hiện được những khả năng tiềm tàng, sức mạnh cũng như hạn
chế của doanh nghiệp, chỉ ra được những nguyên nhân nguồn gốc của mọi khó khăn
để từ đó có biện pháp lựa chọn, xây dựng phương án và đưa ra những quyết định đúng
đắn. Việc lập và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần sự chính xác và cán
bộ kế toán trung thực, nhanh nhẹn, có nghiệp vụ giỏi để doanh nghiệp dựa vào đó có
thể đánh giá tình hình theo đúng thực tế. Với báo cáo thiếu trung thực có thể sẽ là
nguyên nhân làm cho doanh nghiệp đứng bên bờ vực thẳm mà không hay biết.
Hiểu được tầm quan trọng của công tác tài chính do đó doanh nghiệp đã có sự
đầu tư về con người cũng như vật chất để nâng cao công tác tài chính nhằm tạo ra
được công cụ quản lý đủ mạnh để quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả giúp cho công ty có hướng đi đúng đắn. Hy vọng rằng với sự tích cực của các
thành viên trong công ty sẽ đem lại kết quả cao trong báo cáo tài chính cuối năm 2000
này.
Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn thi hành chế độ kế toán mới - NXB Thống Kê
2. Hệ thống tài khoản kế toán và hướng dẫn thi hành - NXB TP. HCM
3. Luật pháp trong kế toán và thống kê - NXB Thống Kê
4. Vở học lớp bồi dưỡng kế toán trưởng
5. Tạp chí tài chính
6. Tạp chí kế toán
7. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Trường ĐH KTQD - HN
8. Giáo trình kế toán tài chính - Trường ĐH TCKT - HN
mục lục
Lời nói đầu ........................................................................................................... 1
Phần I ........................................................................................................... 3
Những lý luận chung về việc lập và phân tích tài chính của doanh
nghiệp ................................................................................................ 3
I-/ Hoạt động tài chính và sự cần thiết của việc lập và phân tích báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. ........................................................................................................... 3
1. Khái niệm về Báo cáo tài chính. ..................................................................... 3
2. Sự cần thiết của việc lập và phân tích Báo cáo tài chính. ............................ 3
II-/ Nội dung yêu cầu của báo cáo tài chính. ...................................................................... 4
1. Yêu cầu. ........................................................................................................... 4
2. Nội dung của Báo cáo tài chính. .................................................................... 4
III-/ Phương pháp lập bảng cân đối kế toán. ...................................................................... 5
1. Khái niệm......................................................................................................... 5
2. Nội dung kết cấu của bảng cân đối kế toán. .................................................. 6
3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán. .............................. 6
IV-/ Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ........................................ 8
1. Nội dung, kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) ............ 8
2. Cơ sở số liệu và phương pháp lập. ................................................................. 9
V-/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. .......................................................................................... 10
1. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ..................................................... 10
2. Phương pháp lập. .......................................................................................... 11
VI-/ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. ........................................................................... 14
VII-/ Việc phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
dựa trên bảng cân đối kế toán và được tiến hành như sau: .................................... 14
phần II ......................................................................................................... 16
Thực trạng tình hình tài chính của công ty Thương mại thành
hưng và một số ý kiến
đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập
và phân tích báo cáo tài chính........................................................ 16
I-/ Khái quát vài nét về công ty Thương mại Thành Hưng ......................................... 16
II-/ Bảng cân đối kế toán. ................................................................................................... 17
III-/ Một số ý kiến đề xuất. ................................................................................................... 25
Kết luận ......................................................................................................... 27
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74269_1548.pdf