Luận văn Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Cũng như bất cứ một hoạt động kinh tế xã hội nào, hoạt động của ngành BHXH là một hoạt động góp phần đảm bảo vấn đề an sinh xã hội Muốn làm được điều đó, việc hoàn thiện công tác chi trả chế độ ốm đau thai sản là một việc làm rất cần thiết. Để góp phần vào sự phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương nói chung và BHXH huyện Nam Sách nói riêng đề tài “ Hoàn thiện công tác chi trả chế độ ốm đau thai sản tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ” đã tập trung giải quyết được một số vấn đề như sau: - Hệ thống các vấn đề lý luận về chế độ ốm đau, thai sản - BHXH Việt Nam. - Thực trạng công tác chi trả ốm đau, thai sản tại BHXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương - Đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế cũng như tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong công chi trả tại BHXH huyện Nam Sách. Đánh giá được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đưa ra năm tiếp theo. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các nhà nghiên cứu để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

pdf102 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“chuyên chi BHXH” của BHXH các huyện mở tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện, để BHXH huyện chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng trên địa bàn huyện quản lý. (3) Tương tự như BHXH tỉnh, BHXH huyện được mở tài khoản “chuyên chi BHXH” để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chuyên chi BHXH cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH huyện quản lý. (4) BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ do người lao động và người sử dụng lao động lập gửi đến, thực hiện kiểm tra đối chiếu chứng từ gốc, thẩm định số liệu trên danh sách đề nghị của đơn vị, trả cho đơn vị tổ chức chi trả cho người lao động được hưởng chế độ ốm đau , thai sản tại đơn vị sử dụng lao động. 61 (5,6,7) Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Các đối tượng được quản lý và theo dõi biến động (do di chuyển, hết thời hạn hưởng, do chết) và tổ chức chi trả theo địa bàn huyện, xã (hoặc phường). Yêu cầu của việc chi trả cho các đối tượng này là phải đầy đủ, đến tận tay người được hưởng chế độ, thực hiện chi trả theo lịch thông báo chi trả vào một thời điểm cố định trong tháng tại các xã. Việc chi trả cho các đối tượng bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản do đó công tác quản lý tiền mặt của Bưu điện các huyện phối hợp với Ngân hàng để vận chuyển tiền đến các xã chi trả là một vấn đề khó khăn và cần đặc biệt quan tâm đến ngành bưu điện phải nhờ lực lượng bảo vệ tại địa phương. Hàng tháng căn cứ vào giấy báo đối tượng di chuyển (từ xã này sang xã khác, từ huyện này sang huyện khác.. thời gian hết thời hạn hưởng (tuất, mất sức lao động) và đối tượng chết. BHXH huyện lập danh sách chi tiết báo giảm từng đối tượng, phân theo từng loại chế độ (lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất) và trên địa bàn huyện, phường (hoặc xã) tổ dân phố, chuyển BHXH tỉnh lập nhập dữ liệu tăng giảm. Hàng tháng nhận danh sách các đối tượng được hưởng chế độ BHXH để làm căn cứ chi trả cho đối tượng . Đây là một quy trình khép kín đảm bảo độ chính xác, kịp thời trong quá trình chi trả. Đối với cơ quan BHXH đã giảm tải được khối lượng công việc tương đối lớn, Tuy nhiên lại phát sinh kinh phí hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với cơ quan Bưu điện, đôi khi có những sai sót nhầm lẫn sẽ gây phiền hà, mất thời gian cho người được hưởng chế độ BHXH. Thang Long University Library 62 Bảng 2.11. Tổng hợp số hồ sơ BHXH huyện Nam Sách tiếp nhận qua các năm 2013, 2014, 2015. ĐVT: Hồ sơ STT Hồ sơ Năm Tốc độ tăng (%) 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 BQ I Hồ sơ chế độ ngắn hạn 556 587 654 5,58 11,41 8,49 1 Hồ sơ ốm đau 238 257 285 7,98 10,89 9,44 2 Hồ sơ thai sản 286 291 324 1,75 11,34 6,54 3 Hồ sơ dưỡng sức 29 34 38 17,24 11,76 14,5 II Hồ sơ TT trực tiếp 3 5 7 66,7 40,00 53,33 III Hồ sơ trợ cấp thẻ hưu, mất sức... 3.076 3.152 3.267 2,47 3,65 3,06 Tổng (I+II+III) 3.632 3.739 3.921 2,95 4,87 3,91 (Nguồn: BHXH huyện Nam Sách) Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ đã tiếp nhận và tư vấn cho trên 1.271 hỏi về chính sách BHXH, về thu BHXH, về việc cấp sổ BHXH và thẻ BHYT. Do số người tham gia BHXH tăng, dẫn tới số hồ sơ tiếp nhận cũng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Sự phối hợp giữa các tổ nghiệp vụ thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ theo cơ chế một cửa liên thông, góp phần từng bước đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu gây khó khăn cho người lao động tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Số hồ sơ bị trả lại có xu hướng giảm, số hồ sơ được giải quyết tăng lên. Nguyên nhân trả lại: Đối với hồ sơ ốm đau thiếu dấu, thiếu địa chỉ, ngày tháng,...còn đối với hồ sơ thai sản thì chủ yếu là giấy chứng sinh thiếu ngày tháng năm sinh, danh sách đề nghị của đơn vị thiếu chữ ký. 63 Bảng 2.12. Bảng tổng hợp số hồ sơ BHXH được giải quyết năm 2013, 2014, 2015 ĐVT: Hồ sơ Số TT Hồ sơ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tiếp nhận Giải quyết Trả lại Tiếp nhận Giải quyết Trả lại Tiếp nhận Giải quyết Trả lại I Ốm đau 238 211 27 257 220 37 285 249 36 1 Khối DN 193 176 17 202 179 23 257 230 27 2 Khối HCSN 39 30 9 48 37 11 19 11 8 3 Khối khác 6 5 1 7 4 3 9 8 1 II Thai sản 286 262 24 291 250 41 324 298 26 1 Khối DN 238 220 18 245 220 25 261 242 19 2 Khối HCSN 45 40 5 41 26 15 57 51 6 3 Khối khác 3 2 1 5 4 1 6 5 1 Tổng (I+II) 524 473 51 548 470 78 609 547 62 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp BHXH Huyện Nam Sách năm 2013, 2014, 2015 Bảo hiểm xã hội huyện luôn nhận được sự quan tâm của phòng Chế độ BHXH tỉnh tập huấn sử dụng phần mềm mới SMS, nhận dữ liệu từ phần mềm quản lý thu BHXH duyệt thanh toán chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho các đơn vị sử dụng lao động thuộc BHXH huyện quản lý, nhận và trả hồ sơ đảm bảo thời gian quy định. Tập huấn sử dụng phần mềm tiếp nhận luân chuyển hồ sơ hưởng các chế độ BHXH. Thực hiện nhận và trả hồ sơ bằng phần mềm tiếp nhận. 2.3.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ ốm đau thai sản và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ ốm đau thai sản BHXH huyện đã chủ động đưa chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm của huyện đối với các đơn vị SDLĐ, BHXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với với các cơ quan chức năng có liên quan để thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch đề ra. Thang Long University Library 64 Năm 2015 BHXH huyện đã tổ chức kiểm tra thường xuyên công tác quản lý BHXH tại các đơn vị, gửi Công văn hướng dẫn cho các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn huyện, đăng ký chữ ký bác sĩ được các cơ sở KCB giao cho ký cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH ( mẫu C65- HD) Nhận lại danh sách đăng ký chữ ký để đối chiếu, kiểm tra chứng từ khi duyệt chế độ ốm đau cho người lao động giữa chữ ký của bác sĩ tại giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe để làm căn cứ đối chiếu duyệt thanh toán chế độ ốm đau thai sản cho đơn vị sử dụng lao động trong toàn huyện. Ngoài ra BHXH huyện còn gửi công văn về kế hoạch kiểm tra một số đơn vị có số lao động lớn và hướng dẫn nghiệp vụ về giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người lao động; thẩm định số liệu quyết toán chi chế độ ốm đau thai sản của các đơn vị trong huyện. Qua kiểm tra đã phát hiện tại một số đơn vị có người lao động đã ký hợp đồng nhưng chưa được đăng ký tham gia BHXH, BHYT, không lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng, hưởng BHXH kịp thời, có đơn vị chưa trả sổ bảo hiểm cho người lao động khi họ không còn làm việc, có những đơn vị thực hiện chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động chưa đúng với quy định... 2.3.2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chế độ ốm đau thai sản Nhìn chung công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại đảm bảo đúng thẩm quyền, quy trình và quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo. Trong quá trình giải quyết, BHXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra , kiểm tra trong huyện để giải quyết kịp thời và đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, số vụ việc đơn thư khiếu nại kéo dài đã giảm đáng hơn. Số lượng đơn thư năm sau có giảm hơn so với các năm trước, nội dung đơn thư chủ yếu là hỏi đáp về việc tính thời gian công tác trước 1995, cách tính lương hưu, các loại phụ cấp, thủ tục thanh quyết toán trợ cấp BHXH ngắn hạn, đề nghị cho hưởng tiếp trợ cấp mất sức lao động. 65 Bảng 2.13. Tình hình giải quyết đơn thư, khiếu nại của BHXH huyện Nam Sách giai đoạn 2013 - 2015 Năm Tổng số đơn t0hư Trong đó Khiếu nại Hỏi về CĐCS 2013 15 2 13 2014 12 1 11 2015 9 9 Cộng 36 3 33 (Nguồn: BHXH huyện Nam Sách) Công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư được duy trì thường xuyên. Năm 2015 BHXH huyện đã tiếp nhận 9 đơn thư hỏi về chế độ chính sách, không có đơn thư khiếu nại và tố cáo. Đơn thư của đối tượng được giải quyết trả lời nhanh gọn, kịp thời đúng theo luật định. Công tác tiếp dân được BHXH huyện Nam Sách duy trì thường xuyên, có cán bộ thường trực tiếp dân đúng theo quy định. Năm 2015 toàn huyện đã tiếp 68 đối tượng đến hỏi trực tiếp về chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN, được cán bộ tiếp dân hướng dẫn, giải thích đúng chế độ chính sách. Qua đó góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH, BHYT. 2.3.2.8. Mức độ hài lòng của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ ốm đau thai sản. Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn đối tượng người lao động tham gia và hưởng các chế độ ốm đau thai sản bằng phiếu, kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 140 lao động được phỏng vấn thì có 88 lao động biết khá đầy đủ, chiếm tỷ lệ 62,86%, biết không nhiều 48 lao động chiếm tỷ lệ 34,29% và chỉ có 4 lao động là không biết chiếm tỷ lệ 2,85%. Thang Long University Library 66 Mức độ hiểu biết khá đầy đủ về quyền lợi thụ hưởng chế độ chính sách ốm đau thai sản chiếm tỷ trọng cao đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ này là 19,3%. Tiếp theo là khu vực HCSN, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ lệ 17%, khu vực DN có vốn đầu tư nhà nước chiếm 14,8%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 12,5%, Hợp tác xã 10,2%, còn lại là các cá nhân, tổ chức khác. Đáng lưu ý là ở mức độ không biết thì chỉ có 4 lao động, chiếm tỷ lệ 2,85% trong tổng số lao động được hỏi. Tuy nhiên khi tính tỷ lệ mức độ không biết trong từng khu vực thì lao động làm việc trong khu vực hợp tác xã lại chiếm tỷ lệ cao về mức độ không biết, tương ứng là 50%. Đây cũng là vấn đề trong công tác tuyên truyền chính sách BHXH nói chung và chế độ ốm đau thai sản nói riêng trong các khu vực cần có sự đầu tư, quan tâm hơn. Bảng 2.14. Số lao động phân theo khu vực làm việc và mức độ hiểu biết về quyền lợi trong chính sách BHXH ốm đau, thai sản. STT Mức độ hiểu biết Khu vực làm việc Biết khá đầy đủ Biết không nhiều Không biết Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % 1 DN nhà nước 17 19,3 3 6,3 0 0 2 DN có vốn đầu tư nhà nước 13 14,8 6 12,5 1 25 3 DN ngoài quốc doanh 11 12,5 8 16,7 1 25 4 HCSN, Đảng, đoàn thể 15 17 5 10,4 0 0 5 Khối ngoài công lập (Mầm non) 10 11,4 10 20,8 0 0 6 Hợp tác xã 9 10,2 9 18,8 2 50 7 Khác 13 14,8 7 14,5 0 0 Tổng 88 100 48 100 4 100 Nguồn số liệu điều tra tại Khu công nghiệp Nam sách và các hợp tác xã năm 2015 67 Trước những bất cập, hạn chế trong quá trình tham gia BHXH đối với người lao động. Các đối tượng tham gia BHXH cũng có nhiều ý kiến đề xuất, cụ thể: Về chế độ ốm đau có 18 lao động kiến nghị điều chỉnh, chiếm tỷ trọng 13% tổng số lao động, 46% giữ như hiện hành và 41% không có ý kiến. Về chế độ thai sản 43 lao động có kiến nghị điều chỉnh, chiếm 31%, 40% giữ như hiện hành và 29% không có ý kiến. Như vậy liên quan đế chế độ thai sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các kiến nghị về điều chỉnh các chế độ BHXH bắt buộc theo Luật BHXH. Trong tổng số 18 lao động có ý kiến điều chỉnh về chế độ ốm đau có 4 lao động đề nghỉ cần điều chỉnh về điều kiện hưởng, chiếm tỷ lệ 22,2%, 6 lao động đề nghỉ điều chỉnh về mức hưởng (chiếm tỷ lệ 33,3%) và 8 lao động có ý kiến về thủ tục hưởng (chiếm 44,5%) Trong tổng số 43 lao động có ý kiến điều chỉnh về chế độ thai sản có 9 lao động đề nghỉ cần điều chỉnh về điều kiện hưởng, chiếm tỷ lệ 20,9%, 14 lao động đề nghị điều chỉnh về mức hưởng (chiếm tỷ lệ 32,6%) và 20 lao động có ý kiến về thủ tục hưởng (chiếm 46,5%) Như vậy, đa số các đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng việc tổ chức và thực hiện các chế độ BHXH trong đó có chế độ ốm đau thai sản như vậy là tương đối hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn có một số ý kiến cho rằng các chế độ này cần có sự điều chỉnh. Với ý kiến cần phải điều chỉnh thì phần lớn các đối tượng này đều cho rằng bất cập lớn nhất ở việc tham gia và hưởng các chế độ BHXH là ở khâu thủ tục. Đây cũng là yếu tố quan trọng để BHXH tỉnh Hải Dương thay đổi cách thức tổ chức và thực hiện sao cho hiệu quả hơn. Thang Long University Library 68 Bảng 2.15. Ý kiến của người lao động về chế độ ốm đau thai sản STT Chế độ BHXH Như năm 2015 Cần điều chỉnh Không có ý kiến Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Ốm đau 64 46 18 13 58 41 2 Thai sản 56 40 43 31 41 29 Trong đó : STT Chế độ BHXH Cần điều chỉnh Điều kiện hưởng Mức hưởng Thủ tục Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Ốm đau 4 22,2 6 33,3 8 44,5 2 Thai sản 9 20,9 14 32,6 20 46,5 Nguồn số liệu điều tra tại Khu công nghiệp Nam sách và các hợp tác xã năm 2015 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU THAI SẢN TẠI BHXH HUYỆN NAM SÁCH Trải qua gần 20 năm hoạt động, BHXH huyện Nam Sách đã đạt được những kết quả lớn trong tất cả các mặt công tác. Đặc biệt trong những năm gần đây, BHXH huyện Nam Sách luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Từ những kết quả đạt được, Năm 2008 BHXH huyện Nam Sách đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng “Huân chương lao động” hạng Ba, được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, năm 2006 và năm 2014, được tặng cờ danh hiệu đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, năm 2002 được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen năm 2013. Năm 1998, 2000, 2001, 2003, 2004, 2005, 2015 được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng bằng khen. Có được những kết quả trên là do sự phấn đấu chung sức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của BHXH huyện Nam Sách, sự quan tâm, lãnh 69 đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh, của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương. Sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể đã tạo điều kiện để BHXH huyện Nam Sách ngày càng phát triển vững mạnh. Từ những đánh giá phân tích về tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản của BHXH huyện Nam Sách, ta thấy công tác tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại BHXH huyện Nam Sách có những mặt đạt được và hạn chế như sau: 2.4.1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua BHXH huyện Nam Sách đã không ngừng nâng cao năng lực về mọi mặt, chuyển làm việc từ hành chính sang phục vụ, tích cực cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa liên thông, đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính và chi trả các chế độ BHXH, BHYT với mục tiêu chi đúng, chi đủ, kịp thời, an toàn tiền mặt bao gồm chi các chế độ BHXH như: chi lương hưu, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất và chi chế độ khám chữa bệnh BHYT. Người lao động hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đúng theo mức được duyệt thanh toán của cơ quan BHXH. Đối tượng nghỉ hưởng trợ cấp không hưởng tiền lương, tiền công của đơn vị, khảng định việc nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHYT đúng quy định và lưu giữ được đầy đủ chứng từ thanh toán với cơ quan BHXH. Nhìn chung công tác chi trả đã đi vào nề nếp và tạo được niềm tin cho các đối tượng tham gia và hưởng BHXH. Chế độ trợ cấp ốm đau đã ổn định cuộc sống cho những người lao động và gia đình khi gặp rủi ro ốm đau, tạo điều kiện nhanh chóng cho họ phục hồi sức khỏe tiếp tục tham gia lao động, thể hiện tính trách nhiệm của xã hội trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động khi hưởng chế độ thai sản. Thang Long University Library 70 BHXH huyện Nam Sách đã phối hợp chặt chẽ với Bưu điện tỉnh và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ và sử dụng xe chuyên dùng của ngân hàng chở tiền mặt đến tận xã để chi trả trực tiếp cho đối tượng và luôn chi trả đảm bảo an toàn tiền mặt, chi trợ cấp các loại hàng tháng kịp thời trong ngày. Công tác chi trả được thực hiện từ ngày 5 đến ngày 10 hàng tháng. Phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động thanh toán và chi trả tiền ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe kịp thời, chính xác. Thông qua kết quả công tác chi trả các chế độ BHXH tại huyện Nam Sách ta thấy rằng BHXH tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác chi trả, không để tình trạng sai sót, nhầm lẫn, khiếu nại tố cáo xảy ra. 2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân Là một huyện về đường đi lại từ huyện xuông các xã còn nhỏ, hẹp khó khăn về việc tuyên truyền chế độ để người lao động hiểu biết hơn về những ưu việt của chế độ BHXH nói chung và chế độ ốm đau thai sản nói riêng dẫn đến người lao động không muốn đóng BHXH mà doanh nghiệp thực tế không đóng BHXH sẽ tiếp kiệm được một khoản chi phí khá lớn (trốn đóng BHXH tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp nhỏ như công ty TNHH) Những năm qua tình hình lao động tham gia và giải quyết hưởng BHXH trên địa bàn huyện tăng nhanh về mọi mặt như: số lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản tăng rất nhanh qua mỗi năm, các chế độ hưởng thường xuyên cũng tăng...trong khi đó số cán bộ thực hiện công tác chi trả của BHXH trên địa bàn huyện Nam Sách còn thiếu so với đòi hỏi của công việc, do đó nhiều lúc gây nên môi trường làm việc căng thẳng dễ dẫn đến thiếu chính xác trong công việc. Có những văn bản mà nội dung hướng dẫn chưa phù hợp với quy định của Luật như: khoản 6 mục II thông tư 03 hướng dẫn: Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng 71 BHXH và thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH. Như vậy lao động nữ sinh con nếu đi làm sớm hưởng lương thì vẫn phải đóng BHXH cho các tháng đi làm sớm, trong khi trợ cấp thai sản thì vẫn hưởng đến khi hết thời gian quy định. Nội dung này không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật BHXH “Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời gian quy định...” Trong thực hiện giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ BHXH về ốm đau thai sản còn một số hồ sơ sai sót trong tác nghiệp. Còn một vài hồ sơ chậm so với quy định do vướng mắc về tiền lương chuyển đổi từ nghị định 235 chuyển sang nghị định 25, 26/CP. Một số trường hợp chức danh nghề trong sổ ghi chưa đầy đủ theo quy định dẫn đến khi thực hiện còn vướng mắc. Về thanh toán chế độ ốm đau thai sản cho người lao động đối đối với doanh nghiệp còn một số vướng mắc như các văn bản ban hành không đồng bộ nên việc thực hiện còn hạn chế nhất là những trường hợp hưởng các chế độ ngắn hạn, mẫu biểu giấy tờ không thống nhất lên trong công tác thanh toán chế độ ốm đau còn khó khăn như có bệnh viện chỉ có thẻ ra viện hoặc bác sỹ không đăng ký chữ ký cũng cấp giấy ra viện. Y bác sỹ không được cơ quan đơn vị cho phép đăng ký chữ ký cấp giấy nghỉ ốm nhưng vẫn ký cấp giấy nghỉ ốm thai sản cho người lao động. Việc để lại 2% mức đóng BHXH tại đơn vị chi cho chế độ ngắn hạn như ốm đau thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe vì trong Luật BHXH quy định đơn vị sử dụng lao động được tạm ứng 2% mức đóng BHXH để chi ngay cho người lao động bị ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe nhưng quá trình thực hiện hầu hết các đơn vị đều chi quá mức để lại 2%, cụ thể trong quý IV/2015. Thang Long University Library 72 Bảng 2.16. Những đơn vị có số chi ÔĐTS vượt quá số 2% được để lại năm 2015. Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên đơn vị Địa chỉ Số 2% giữ lại Số được quyết toán Chênh lệch Số tiền % 1 Công ty TNHH công nghiệp ORIEN TAL SPORTS Xã Ðồng Lạc, Nam Sách 320 720 400 123 2 Công ty TNHH may EVER - GLORY Việt Nam KCN Nam Sách 215 1.150 935 442 3 Công ty TNHH YA-ẠM Việt Nam KCN An Ðồng Nam Sách 120 700 580 477 (Nguồn: Bộ phận kế toán BHXH huyện Nam Sách) Qua bảng trên ta thấy số tiền mà cơ quan BHXH quyết toán với đơn vị là lớn hơn rất nhiều so với số 2% đơn vị được để lại, số 2% này chỉ đáp ứng được 30 % số người được hưởng chế độ ốm đau thai sản theo quy định cơ quan BHXH quyết toán với đơn vị vào tháng cuối cùng trong quý nếu số tiền quyết toán chế độ ốm đau thai sản nhiều hơn số 2% đơn vị được giữ lại thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả số tiền thiếu trên cho đơn vị vào tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Thực tế những người nghỉ hưởng chế độ ốm đau thai sản và đầu quý thì được chi trả kịp thời, còn những người hưởng chế độ ốm đau thai sản vào cuối quý thì được tiếp nhận tiền rất chậm vì phải đợi đến đầu tháng đầu tiên của quý tiếp theo mới nhận được số tiền chênh lệch mà cơ quan BHXH chuyển trả đơn vị, tức là người lao động nhận tiền chậm hơn 1 đến 2 tháng mà trong thời gian nghỉ hưởng chế độ người lao động không đi làm tức là không có thu nhập, không những cần tiền để chăm sóc sức khỏe cho mình mà còn người thân của họ vì họ là lao động chính trong nhà, thực tế trong thời gian này người lao động phải nằm viện điều trị mà chi chí cho việc này là rất lớn. 73 Nếu người lao động không nhận được tiền hưởng chế độ ốm đau thai sản ngay thì khó khăn về kinh tế là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ và cả gia đình họ. Đối với lao động hưởng chế độ thai sản được nghỉ 6 tháng nhưng với những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, thực tế người lao động sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định, nhiều lao động xin nghỉ thêm để có thời gian chăm sóc con và sức khỏe chính mình. Bảng 2.17 . Những đơn vị có số người nghỉ thêm thời gian sau khi sinh con năm 2015. STT Tên công ty Số người nghỉ thai sản Số người đi làm lại ngay theo quy định Số người nghỉ thêm % số người nghỉ thêm 1 Công ty TNHH may EVER - GLORY Việt Nam 131 88 43 33 2 Công ty TNHH công nghiệp ORIEN TAL SPORTS 203 137 66 32,5 3 Công ty cổ phần gốm sứ Chu Ðậu 12 7 5 41,6 (Nguồn: Bộ phận chế độ chính sách – Bảo hiểm xã hội Nam sách ) Qua bảng trên ta thấy số người có nhu cầu nghỉ thêm là rất lớn nhất là đối với những công việc có đặc thù nặng nhọc và độc hại. Vấn đề tồn tại nữa đó là một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ đang lạm dụng quỹ BHXH để hưởng chế độ ốm đau, thai sản hoặc có trường hợp gần đến tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản tăng lương đóng BHXH lên gấp nhiều lần để khi nghỉ hưởng chế độ cao hơn. Có đóng có hưởng nên doanh nghiệp lạm dụng điều này để lách luật. Hơn nữa theo quy định là đóng BHXH trên tiền công tiền lương thực lĩnh, khi bắt đầu đi vào hoạt động doanh nghiệp phải đăng ký mức đóng BHXH với sở lao động thương binh và xã hội nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ đăng ký đóng theo lương tối thiểu vùng. Thang Long University Library 74 Như vậy để việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau thai sản nói riêng và các chế độ BHXH khác nói chung ngày càng chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng đối với công tác chi trả và phục vụ đối tượng ngày một tốt cần có sự quan tâm, đồng lòng của toàn thể cán bộ công chức trong ngành BHXH nói chung và toàn thể các Ban, Ngành có liên quan trong huyện phối hợp và thực hiện. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương 2 của luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện chế độ ốm đau thai sản tại bảo hiểm xã hội huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 - 2015. Thông qua các số liệu về tình hình chi trả, số lượng người tham gia BHXH tác giả đưa ra toàn cảnh về tình hình thực hiện chế độ ÔĐTS tại BHXH huyện. Thêm vào đó là sự phân tích về các mặt tích cực và hạn chế của BHXH huyện Nam Sách, từ đó có thể đưa ra các giải pháp giúp đơn vị có thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn. Mặc dù đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác thu, chi, quản lý tổ chức thực hiện tốt nhưng BHXH huyện Nam Sách vẫn còn nhiều hạn chế. Việc chuyển làm việc từ hành chính sang phục vụ, tích cực cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa liên thông, đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính và chi trả các chế độ BHXH, BHYT đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của BHXH huyện. Hạn chế chính của BHXH huyện gồm các vấn đề về mặt địa lý và chính sách. Do đường đi lại từ huyện xuống các xã còn chưa thuận lợi nên việc tuyên truyền chưa có hiệu quả cao, số lượng người tham gia BHXH ở các xã vùng xa còn ít. Thêm vào đó, số lượng cán bộ BHXH huyện tương đối mỏng. Về mặt chính sách từ BHXH tỉnh, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chưa phù hợp với qui định của Luật, mẫu chứng từ thanh toán không thống nhất dẫn đến lúng túng và thiếu sót trong giải quyết một số trường hợp hưởng BHXH. Để khắc phục những tồn tại và khó khăn trên, luận văn đưa ra các giải pháp khắc phục và một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện BHXH huyện Nam Sách. Toàn bộ các giải pháp và khuyến nghị này được đề cập trong chương 3. 75 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU THAI SẢN TẠI BHXH HUYỆN NAM SÁCH 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH HUYỆN NAM SÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI Tổ chức quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH theo Luật BHXH trên địa bàn, đảm bảo tất cả các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia và mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tổ chức y tế, giáo dục văn hóa ngoài công lập theo quy định của chính phủ. Tổ chức quản lý tiền lương đóng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo xác định chính xác, đúng đủ số phải thu BHXH, tổ chức thu BHXH theo đúng quy định của Nhà nước Tổ chức quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam đảm bảo các đối tượng được hưởng chế độ ốm đau thai sản đúng quy định của Nhà Nước Tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho đối tượng, đảm bảo chi đúng đủ, kịp thời và an toàn Tổ chức quản lý hồ sơ đối tượng đầy đủ thuận tiện cho việc tra cứu giải quyết khi Nhà nước thay đổi chế độ Tổ chức cấp phát và quản lý sổ BHXH cho đối tượng tham gia BHXH đầy đủ kịp thời, theo dõi ghi sổ đầy đủ kịp thời diễn biến tiền lương đóng BHXH cho từng người Tổ chức quản lý nguồn kinh phí dảm bả sử dụng đúng mục đích các nguồn kinh phí Thang Long University Library 76 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU THAI SẢN TẠI BHXH HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG. 3.2.1. Thực hiện kế hoạch hóa công tác BHXH - chế độ ốm đau thai sản Trước tiên cần xây dựng và ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận của BHXH huyện và các phòng ban thuộc hệ thống BHXH tỉnh Hải Dương nhằm bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, phù hợp với thực tế, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Cụ thể, cần thiết lập một cách chi tiết quy trình thực hiện chế độ ốm đau thai sản như sau: 77 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ thiết lập một cách chi tiết quy trình thực hiện chế độ ốm đau thai sản đối với BHXH huyện Nam Sách. Trách nhiệm Quy trình Mô tả Ban giám đốc Bộ phận Thu BHXH Xác định nhu cầu tham gia BHXH - Đánh giá nguồn lực của đơn vị - Xây dựng đề án chương trình Ban giám đốc Bộ phận chế độ BHXH Xác định mục tiêu tổ chức thực hiện các chế độ BHXH - Xây dựng mục tiêu chung cho chương trình Bộ phận chế độ BHXH Phác thảo kế hoạch tổ chức thực hiện chế độ BHXH - Chuyển kế hoạch xuống các bộ phận Ban giám đốc Phê duyệt phác thảo kế hoạch tổ chức thực hiện chế độ BHXH - Xem xét tính khả thi của chương trình Các bộ phận có liên quan Lấy ý kiến đóng góp cho bản kế hoạch - Tổ chức hội thảo - Thảo luận về thiết kế và phát triển chương trình Bộ phận chế độ BHXH Xây dựng chương trình tổ chức thực hiện chế độ BHXH chi tiết - Nêu lên mục tiêu, thời gian thực hiện, điều kiện thực hiện, nội dung chương trình Bộ phận chế độ BHXH Thông qua Ban giám đốc - Thông qua ban giám đốc nội dung chương trình Giám đốc BHXH huyện Phê duyệt chương trình tổ chức thực hiện chế độ BHXH - Phê duyệt chương trình Bộ phận chế độ BHXH Trình BHXH tỉnh - Gửi tờ trình lên BHXH tỉnh - Tổ chức thực hiện chương trình - Kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của chương trình 2 1 3 4 5 6 7 8 9 Thang Long University Library 78 Xác định nhu cầu tham gia BHXH; - Công tác Thu BHXH là một mục tiêu được BHXH huyện Nam Sách hết sức quan tâm vì chỉ có thu và mở rộng được đối tượng tham gia BHXH thì nguồn quỹ BHXH mới đảm bảo đủ để chi trả, số người được thụ hưởng chế độ BHXH đặc biệt là chế độ ÔĐTS mới ngày được cải thiện. - Bộ phận Thu BHXH giúp Ban giám đốc tìm hiểu nhu cầu tham gia BHXH của người lao động dựa trên kết quả đã đạt được của những năm trước và dựa vào tình hình thực tế của địa phương và số lượng dân số đến tuổi lao động. - Thực hiện đánh giá nguồn lực của đơn vị (con người, cơ sở vật chất...) để đáp ứng được công việc tổ chức thực hiện chế độ BHXH. - Sau khi trao đổi với Ban giám đốc, nếu thấy việc thiết kế chương trình thực hiện là cần thiết và phù hợp, Ban giám đốc ra quyết định giao nhiệm vụ cho các phòng ban có liên quan đến chương trình tổ chức thực hiện xây dựng đề án và triển khai công việc. Xác định mục tiêu tổ chức thực hiện chế độ BHXH - Dựa vào tình hình dân số đến tuổi lao động, những thông tin đã tổng hợp về nhu cầu tham gia BHXH của người lao động, dựa vào nguồn lực hiện tại và trong tương lai của BHXH huyện. Bộ phận chế độ BHXH sẽ xây dựng những mục tiêu chung cho chương trình. Phác thảo kế hoạch tổ chức thực hiện Bộ phận chế độ BHXH tham mưu giúp ban Giám đốc phác thảo chương trình, kế hoạch giao xuống tất cả các bộ phận chức năng trong đơn vị đều có trách nhiệm thực hiện chế độ BHXH. Phê duyệt phác thảo kế hoạch tổ chức thực hiện Giám đốc BHXH huyện sẽ nghiên cứu, xem xét tính khả thi của chương trình trên toàn bộ các phương diện. Nếu được thì chuyển nội dung đó về bộ phận chế độ BHXH. 79 Lấy ý kiến đóng góp cho bản kế hoạch. Bộ phận chế độ BHXH có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức hội thảo chuyên đề để trao đổi ý kiến, thảo luận bàn về việc thiết kế và phát triển chương trình mới được đề xuất. Trên cơ sở nghiên cứu kết quả của hội thảo, Bộ phận chế độ BHXH cùng các bộ phận có liên quan xây dựng chương trình tổ chức thực hiện chi tiết. Xây dựng chương trình tổ chức thực hiện chế độ BHXH chi tiết Chương trình chi tiết phải nêu được: mục tiêu chương trình, thời gian thực hiện, Nội dung cụ thể đối với các bộ phận, một số yêu cầu và điều kiện để thực hiện kế hoạch,... Thông qua Ban Giám đốc Bộ phận chế độ BHXH sẽ thông qua Ban giám đốc về chương trình tổ chức thực hiện chế độ BHXH chi tiết. Phê duyệt chương trình Ban giám đốc phê duyệt chương trình kèm theo những quy định chi tiết đảm bảo tính thành công và lợi ích của chương trình. Trình BHXH huyện Bộ phận chế độ BHXH lập tờ trình lên BHXH huyện. Sau khi được xét duyệt, chương trình chính thức có hiệu lực. Các bộ phận tiến hành tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần kiểm tra, xem xét và đánh giá tính hiệu quả của chương trình. “Xây dựng kế hoạch thực hiện thu, chi chế độ ÔĐTS” Sau khi hệ thống hóa cơ cấu tổ chức bộ máy một cách hợp lý, cần xây dựng kế hoạch, mục tiêu trong thời gian tiếp theo đối với các chỉ tiêu như số người tham gia, số tiền thu được, số người được hưởng các chế độ BHXH... và xác định rõ thời gian hoàn thành kế hoạch, từ đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận có liên quan. Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các bộ phận đã hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong thời gian quy định. Thang Long University Library 80 Bảng 3.1. Kế hoạch dự kiến số thu BHXH ÔĐTS các năm tới 2016, 2017, 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Loại hình quản lý Năm Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ 1 DN nhà nước 1.550 1.597 1.645 103 103 103 2 DN ngoài quốc doanh 13.214 13.743 14.293 104 104 104 3 DN có vốn ĐT nước ngoài 35.276 37.039 39.632 105 107 106 4 HCSN- Đảng - Đoàn thể 31.185 31.809 32.445 102 102 102 5 Ngoài công lập (Mầm non) 92 94 95 102 102 102 6 Hợp tác xã 503 519 534 103 103 103 7 Xã, phường – thị trấn 3.581 3.653 3.726 102 102 102 8 Khối hội nghề, hộ cá thể 59 62 65 105 105 105 8 Tổng cộng 85.460 88.516 92.435 103 103 103 Trong đó thu 3% OĐTS 2.564 2.655 2.773 103,5 104 103,7 (Nguồn: Báo cáo triển khai nhiệm vụ 3 năm 2016 2017,2018) Bảng 3.2. Kế hoạch dự kiến số chi chế độ ÔĐTS các năm tới Đơn vị tính: Triệu đồng Loại hình quản lý ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ 1. Chế độ ốm đau - Số người - Số tiền Người Tr.đ 2.863 1.170 3.203 1.318 3.691 1.521 112 112 115 115 113,5 113,5 2. Chế độ thai sản - Số người - Số tiền Người Tr.đ 1.421 15.626 1.592 17.520 1.831 20.126 112 112 115 115 113,5 113,5 (Nguồn: Báo cáo triển khai nhiệm vụ 3 năm 2016, 2017, 2018) 81 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chế độ ÔĐTS 3.2.2.1. Tăng cường quản lý đối tượng hưởng chế độ ốm đau thai sản Đối với các đối tượng hiện đang thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, tại BHXH huyện cần quản lý chặt chẽ, khoa học biến động tăng, giảm đối tượng hưởng BHXH, cụ thể: đối với biến động tăng thì được cập nhật hàng tháng chặt chẽ tại cơ quan BHXH, nhưng đối với các biến động giảm khi đơn vị báo cáo lên cần rà soát lại hồ sơ và phân loại danh sách đối tượng hưởng hàng tháng theo thời gian hưởng chế độ. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cắt giảm và thông báo cho những người sắp hết hạn hưởng. Để cho thống nhất trong việc quản lý và chi trả cho các đối tượng có trợ cấp ÔĐTS phải tổng hợp vào danh sách chi trả hàng tháng rồi chuyển ngay cho đơn vị theo quy định: Nhận danh sách của BHXH tỉnh chuyển về đối với những đối tượng duyệt phát sinh mới, và hồ sơ của những đối tượng từ tỉnh khác chuyển đến có trợ cấp lần đầu chi trả ngay cho đối tượng . Để góp phần quản lý đối tượng tốt hơn, phát huy và tăng cường sự giám sát lẫn nhau của đối tượng, đồng thời để những đối tượng khi bị cắt giảm thấy rõ, tránh thắc mắc thì nên quy định khi có phát sinh tăng, giảm về số người, số tiền của đối tượng, BHXH có trách nhiệm in và niêm yết danh sách của các đối tượng tăng, giảm và điều chỉnh tại các điểm chi trả. 3.2.2.2. Phối hợp chặt chẽ với Bưu điện huyện các ban ngành và đoàn thể, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chi trả, quản lý chi trả BHXH. Xây dựng quy chế phối hợp với các Phòng nghiệp vụ tại BHXH tỉnh, các ban ngành trong huyện như Phòng lao động – Thương binh & xã hội, công đoàn huyện, công an huyện, các cơ sở khám chữa bệnh trong huyện... giao cho các bộ phận chức năng tham mưu, đề ra chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để thực hiện tốt chính sách BHXH đồng thời mở rộng loại hình tham gia BHXH đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Thang Long University Library 82 Xây dựng mối liên hệ làm việc trong các cơ quan đơn vị cơ sở tác động chi phối để các đơn vị có cơ sở nhìn nhận đúng đắn và nghiêm túc công tác BHXH nhất là việc thu nộp và chi trả các chế độ BHXH, thực hiện nguyên tắc có tham gia BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH. Kết hợp với các ngành chức năng thực hiện theo quy chế phối hợp thường xuyên kiểm tra và đề xuất hình thức xử lý đối với các đơn vị cố tình vi phạm luật BHXH. Phối hợp với các Ngành, Đoàn thể , UBND các huyện tùy theo chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch tổ chức tuyên truyền luật BHXH, BHYT đến các đơn vị cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thấy rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH Hàng năm, BHXH Tỉnh phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc các doanh nghiệp kiểm tra, đôn đốc việc trích nộp, chi trả chế độ BHXH của đơn vị. Đồng thời đối chiếu xác nhận thời gian công tác, mức nộp BHXH của người lao động thuộc đơn vị quản lý để làm cơ sở cho việc giải quyết chế độ sau này cho người lao động. Phối hợp với thường trực Hội đồng thi đua - khen thưởng Tỉnh có kế hoạch hướng dẫn các Ngành, các doanh nghiệp xét khen thưởng hàng năm phải xét trách nhiệm lãnh đạo tham gia BHXH và thực hiện đầy đủ chế độ BHXH. 3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH - Để nâng cao nhận thức cũng như ý thức tham gia BHXH, BHYT của người sử dụng lao động, người lao động, người hưởng chế độ BHXH, BHYT giúp cho đối tượng tuyên truyền hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của luật pháp, BHXH huyện cần phải duy trì và tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, tờ rơi hay tổ chức các buổi nói chuyện, các hội nghị hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu về Luật BHXH, BHYT. Triển khai kịp thời đến các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và người hưởng chế độ BHXH. 83 - Phối kết hợp tốt với Đài báo từ cấp xã, phường, thị trấn trong toàn huyện, tỉnh để thông tin về trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia BHXH, đồng thời tuyên truyền để mở rộng tham gia các loại hình BHXH. 3.2.3. Hoàn thiện thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng tham gia chế độ ÔĐTS 3..2.3.1. Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trình độ cán bộ Mục tiêu cải cách hành chính của hệ thống BHXH Việt Nam đề ra là tạo sự thông thoáng, nhanh chóng để mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu tham gia và giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT thuận tiện, dễ dàng. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia BHXH, BHYT, BHXH tỉnh Hải Dương, Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã , thành phố cần tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông từ BHXH tỉnh đến BHXH huyện, thị xã, thành phố nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính quy định rườm rà không cần thiết ðảm bảo cho chính sách BHXH trong thời gian tới phát huy mọi khả năng sẵn có. Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ tổ chức tập huấn nghiệp vụ công nghệ thông tin và triển khai các chương trình phần mềm quản lý thu, phần mềm tiếp nhận hồ sơ, phần mềm giải quyết các chế độ ngắn hạn, phần mềm kế toán... Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên trước hết phải nâng cao năng lực cán bộ, đòi hỏi cán bộ có chuyên môn sâu, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm giải quyết mọi khúc mắc của đối tượng. Biết vận dụng đối với chính sách Nhà nước ban hành, cán bộ trong công tác này cần phải sáng tạo và có tâm với nghề nghiệp với phương châm “làm một việc phải biết nhiều việc”. Bổ sung quy chế làm việc cho từng bộ phận chuyên môn để tạo thêm trách nhiệm đối với mỗi cán bộ. Xây dựng chức năng, tiêu chuẩn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, đưa ra các biện pháp, kế hoạch cụ thể hàng tháng. Có kế hoạch đào tạo cho phù Thang Long University Library 84 hợp với năng lực và sở trường của Cán bộ, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thường xuyên và đột xuất khi có sự thay đổi về chế độ chính sách. Đồng thời nghiên cứu học tập kinh nghiệm tại BHXH các huyện, Thị xã, Thành phố và BHXH tỉnh để vận dụng vào việc quản lý cho phù hợp. 3.2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng tham gia BHXH, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chi trả Là cơ quan thực hiện các chế độ chính sách BHXH, quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật, việc ứng dụng công nghệ thông tin là một khâu quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quản lý của toàn ngành BHXH nói chung và của BHXH huyện nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là tiền đề thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý, chi trả các chế độ BHXH như: + Nâng cấp phầm mêm quản lý thu, giảỉ quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Phầm mền tiếp nhận và quản lý hồ sơ, phần mềm kế toán để đáp ứng được như cầu công việc một cách nhanh và chính xác. + Lưu trữ và khai thác thông tin của tất cả các đối tượng đang hưởng chế độ BHXH và cả khi những người đã hết hạn hưởng chế độ BHXH. Xử lý các thông tin khi có biến động tăng, giảm đối tượng hoặc điều chỉnh tăng, giảm trợ cấp khi chế độ chính sách thay đổi. + Lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho từng đầu mối chi trả (xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị sử dụng lao động) theo từng loại đối tượng, theo dõi tình hình cấp phát và thanh toán kinh phí, lập các báo cáo và sổ sách theo quy định. + Quản lý lưu trữ hồ sơ của các đối tượng đã hết hạn hưởng, hết tuổi hưởng, chết và vi phạm pháp luật bị tù. BHXH huyện cần có kế hoạch và chiến lược đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu nghiệp vụ quản lý, tiếp tục đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, công sở hiện đại để đảm bảo phục vụ tốt hơn đối tượng tham gia BHXH, BHYT 85 Sơ đồ 4: Mô hình hệ thống thông tin quản lý đối tượng ( Nguồn BHXH tỉnh Hải Dương) Để tổ chức thực hiện tốt công tác công nghệ thông tin của cấp huyện trong thời gian tới, BHXH tỉnh Hải Dương cần phải tiếp tục ưu tiên đầu tư thiết bị đồng bộ để tăng cường các điều kiện hoạt động về công nghệ thông tin, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan, thực hiện kết nối mạng thông suốt từ BHXH tỉnh đến các huyện, thành phố, từng bước đưa công nghệ thông tin thành cầu nối hết sức quan trọng trong việc trao đổi thông tin, xử lý công việc và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành. 3.2.3.3. Hoàn thiện việc quản lý thu chi kết hợp vi tính hóa trong công tác quản lý thu chi quỹ BHXH. Về công tác thu: Cập nhật biến động đối tượng tham gia chế độ ÔĐTS Đăng ký tham gia chế độ ÔĐTS, cấp phiếu KCB Đóng BHXH Cập nhật CSDL và cấp sổ BHXH Cơ sở dữ liệu BHXH – chế độ ÔĐTS Đối chiếu thu nộp tiền Cấp lại sổ BH, Phiếu KCB Xét duyệt các chế độ BHXH Thẩm định số thu, kiểm tra Thống kê, lập báo cáo Thang Long University Library 86 Quản lý thu BHXH phải đảm bảo, quán triệt nguyên tắc quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương làm cơ sở để nộp và xác định mức hưởng BHXH, do đó đòi hỏi phải có một phương thức quản lý thu BHXH hợp lý. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH, cần phải thực hiện một số giải pháp: - Kết hợp với các cơ quan ban, ngành chức năng có liên quan. Việc kết hợp này rất quan trọng trong công tác thu BHXH. Nó tạo điều kiện cho công tác thu được dễ dàng, triệt để, tận dụng được sự giúp đỡ của các cấp, các ban, ngành chức năng đối với công tác BHXH trong việc thống kê nắm bắt đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động, số lượng người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. - Tổ chức cấp sổ BHXH cho người lao động để kịp thời ghi chép toàn bộ quá trình tham gia BHXH và mức đóng góp của họ vào quỹ BHXH. - Cần sớm nghiên cứu và đưa vào sử dụng công nghệ quản lý mới để thay thế cho phương thức làm việc thủ công hiện nay, theo dõi quản lý và ghi chép kịp thời, đầy đủ sự biến động của từng đơn vị sử dụng lao động, từng cá nhân người lao động (thời gian đóng, mức đóng,...) - Dần từng bước áp dụng công nghệ thông tin trên cơ sở xây dựng hoàn chỉnh mạng máy tính toàn ngành để có thể quản lý hoạt động BHXH nói chung và hoạt động quản lý thu BHXH nói riêng. Đặc biệt quản lý hồ sơ của đối tượng tham gia BHXH trên cơ sở phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngành BHXH, từ đó có được những thông tin cần thiết về số lượng các đơn vị sử dụng và người lao động tham gia BHXH một cách dễ dàng, kiểm tra kiểm soát hoạt động BHXH một cách thống nhất, giải quyết kịp thời các khiếu nại của những người lao động xung quanh vấn đề thu BHXH. Bằng những giải pháp công nghệ thông tin quản lý đối tượng tham gia BHXH phù hợp cũng có thể tiết kiệm được chi phí quản lý. 87 - Rút kinh nghiệp của một số tỉnh trong toàn quốc đã có dấu hiệu không tốt về quản lý số tiền thu BHXH, hệ thống các tài khoản “chuyên thu” cần phải được quản lý chặt chẽ. Đây là giải pháp cần có sự kiểm tra kiểm soát chặt chẽ trong công tác thu BHXH vì chỉ có tăng cường được nguồn thu mới bảo đảm được quỹ BHXH để chi trả chế độ. Cần phải có chế độ khen thưởng kịp thời cho những cán bộ công nhân viên chức, các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở thực hiện tốt. Bên cạnh đó phải có hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc đối với những cán bộ công nhân viên chức vi phạm những quy định của Nhà nước, của ngành BHXH. - Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách trong hoạt động quản lý thu BHXH, đảm bảo công tác BHXH được thực hiện một cách đồng bộ, đúng theo quy định của ngành và pháp luật nói chung, đặc biệt là phải đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn trong hoạt động quản lý thu BHXH đáp ứng được những nhu cầu thực tế đặt ra. - Chống thất thu, nợ đọng tiền nộp BHXH, cần hoàn thiện hồ sơ đưa một số đơn vị nợ đọng kéo dài ra toà khởi kiện theo Luật BHXH. Đây là một vấn đề cần giải quyết dứt điểm trong hoạt động BHXH, bởi lẽ trên thực tế tình trạng nợ đọng tiền nộp BHXH, trốn tránh thực hiện BHXH cho người lao động đang diễn ra tương đối phổ biến ở các doanh nghiệp. Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động (không được giải quyết chế độ bởi vì đơn vị sử dụng lao động đang nợ đọng tiền đóng BHXH...) Về công tác chi BHXH: - Tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ đối với những đối tượng đang được hưởng chế độ BHXH. Đối với những đối tượng thiếu hồ sơ, phải tiến hành bổ sung, hoàn chỉnh, kiểm tra lại, đối với những hồ sơ có sự sai sót thì phải kiên quyết xử lý, phù hợp với những quy định của Nhà nước. Mặt khác nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện được những hành vi gian lận Thang Long University Library 88 nghiêm trọng thì cần thiết phải chuyển sang cho các cơ quan pháp luật có chức năng để xử lý, cần phải có hình thức xử lý nghiêm khắc để làm gương tránh tình trạng trục lợi BHXH. 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ ốm đau thai sản. - Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ ốm đau thai sản tại đơn vị có vị trí hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo cho việc chi trả các chế độ BHXH đúng, đủ và kịp thời cho người lao động. Hàng năm bộ phận kiểm tra cần phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động quản lý chi BHXH trong đó có cả quá trình lập dự toán chi - Giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại và tố cáo nhằm bảo vệ quyền lợi cho đối tượng hưởng chính sách BHXH, đặc biệt là đơn thư tố cáo hưởng sai chế độ. Tuyệt đối không để đơn thư vượt cấp. - Phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế, tổ chức công đoàn tại các đơn vị để kiểm tra, giám sát giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả mạo hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ. - Đối chiếu các chứng từ gốc đơn vị lập với hồ sơ lưu ở phòng khám bệnh để phát hiện chứng từ giả mạo. Phối hợp với cơ quan y tế cùng cấp kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh trong việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Từ việc phân tích thực trạng tại Chương 2, Chương 3 của luận văn đưa ra định hướng phát triển của BHXH trong giai đoạn 2015-2018, từ định hướng phát triển đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả ốm đau thai sản tại BHXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương 89 LỜI KẾT Cũng như bất cứ một hoạt động kinh tế xã hội nào, hoạt động của ngành BHXH là một hoạt động góp phần đảm bảo vấn đề an sinh xã hội Muốn làm được điều đó, việc hoàn thiện công tác chi trả chế độ ốm đau thai sản là một việc làm rất cần thiết. Để góp phần vào sự phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương nói chung và BHXH huyện Nam Sách nói riêng đề tài “ Hoàn thiện công tác chi trả chế độ ốm đau thai sản tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ” đã tập trung giải quyết được một số vấn đề như sau: - Hệ thống các vấn đề lý luận về chế độ ốm đau, thai sản - BHXH Việt Nam. - Thực trạng công tác chi trả ốm đau, thai sản tại BHXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương - Đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế cũng như tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong công chi trả tại BHXH huyện Nam Sách. Đánh giá được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đưa ra năm tiếp theo. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các nhà nghiên cứu để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn ! Thang Long University Library 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả hoạt động các năm 2013 -2015 của BHXH huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 2. TS David Bland (2014), Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành biên soạn.– NXB tài chính. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2902/1999/QĐ- BHXH ngày 24/11/1999 về ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. 4. B¶o hiÓm x· héi ViÖt Nam (2008), QuyÕt ®Þnh sè 4969/Q§-BHXH ngµy 10/11/2008 ban hµnh quy ®Þnh vÒ chøc n¨ng, nhiÖm vô, quyÒn h¹n, tr¸ch nhiÖm vµ chÕ ®é qu¶n lý cña c¸c phßng nghiÖp vô thuéc BHXH tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung -¬ng. 5. Nguyễn Huy Ban (2007), Hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT thời kỳ hội nhập và phát triển, Tạp chí BHXH số 2/2007. 6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2003), Quyết định số 195/2003/QĐ - BHXH – TCCB ngày 19/2/2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW 7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007), Quyết định số 845/2007/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 về việc ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH bắt buộc. 8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 về việc ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH. 9 . Giáo trình bảo hiểm – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2008 91 10. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm (2008)– Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội – NXB giáo dục. 11. Nghị định số 100/2002/NĐ – CP ngày 6/12/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. 12. Nguồn niên gián BHXH tỉnh Hải Dương năm 2013 – 2015. 13. Trang tin điện tử BHXH Việt Nam: www.baohiemxahoi.gov.vn Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc00171_2957_2768.pdf
Luận văn liên quan