Luận án Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam

- Cho thấy được các TCTD ở Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT thông qua việc quảng bá sản phẩm tín dụng trên các trang tin điện tử của chính các TCTD. Qua đó giúp cho các TCTD ở Việt Nam quảng bá sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế hơn; - Cơ quan quản lý là NHNNVN cũng chưa có sự phân biệt về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng”. Qua đó, giúp cho NHNNVN có cơ sở để sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới; - Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA sẽ góp phần tạo ra được những nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia như: khai thác tài nguyên, tạo ra tư bản, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đổi mới tư duy và thể chế kinh tế, v.v; - Phân tích được khả năng vận dụng phương thức TTDA của từng loại hình TCTD ở Việt Nam; - Cho thấy được thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian qua; - Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020; - Chỉ ra được những điều kiện cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay;

pdf290 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết cho các nhà đầu tư, v.v. 15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 2.1. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 2.1.1. Giới thiệu hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam 2.1.1.1. Tổ chức tín dụng là các ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại liên doanh Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài 2.1.1.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Các công ty tài chính Các công ty cho thuê tài chính 2.1.1.3. Các tổ chức tín dụng nước ngoài Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam 2.1.1.4. Các tổ chức tín dụng hợp tác Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam Các quỹ tín dụng nhân dân 2.1.1.5. Các tổ chức tín dụng của chính phủ Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân hàng chính sách xã hội 2.1.2. Phân tích khả năng vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 2.1.2.1. Các ngân hàng thương mại Các NHTM nhà nước là những ngân hàng có bề dày lịch sử hoạt động lâu đời nhất ở Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn các DAĐT ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là khối NHTM có tiềm lực tài chính tốt nhất trong hệ thống TCTD ở Việt Nam và thường đóng vai trò là tổ chức đầu mối trong các khoản đồng tài trợ với các TCTD khác trong nước trong thời gian qua ở Việt Nam. Một số NHTM cổ phần có lịch sử hoạt động lâu năm nhất và có tiềm lực tài chính tốt trong khối NHTM này như: ACB, Sacombank, Eximbank, MB, Maritimebank và một số NHTM mới thành lập gần đây như Oceanbank, Seabank, tienphongBank, BacAbank, BaovietBank v.v cũng đã và đang tham gia vào các khoản đồng tài trợ với các NHTM nhà nước. Các NHTM liên doanh và các NHTM 100% vốn nước ngoài cũng là những NHTM có khả năng cung cấp tín dụng cho các DAĐT ở Việt Nam 16 bằng phương thức TTDA do những NHTM này có lợi thế về kinh nghiệm tài trợ, đội ngũ nhân sự và kinh nghiệm quản lý rủi ro tốt hơn các NHTM trong nước. 2.1.2.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Ngoại trừ Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (đã được chuyển đổi thành NHTM cổ phần Đại Chúng Việt Nam) có tiềm lực tài chính mạnh (vốn điều lệ sau khi chuyển đổi hơn 9.000 tỷ đồng) là có khả năng tham gia vào các khoản đồng tài trợ cho các DAĐT ở Việt Nam (Hoán cải kho nổi chứa, xuất và xử lý dầu thô, Nhà máy Sản xuất Ethanol Bình Phước và Nhà máy Sô đa Chu Lai), các công ty cho thuê tài chính còn lại chủ yếu cho vay tiêu dùng và cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong tập đoàn hay các tổng công ty nhà nước. Các công ty CTTC thì cũng chưa có công ty nào có khả năng tham gia vào các khoản đồng tài trợ do bị hạn chế về năng lực tài chính và bị hạn chế về tài sản cho thuê là động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2.1.2.3. Các tổ chức tín dụng nước ngoài Đây là khối ngân hàng có các khoản tài trợ hoặc tham gia đồng tài trợ nhiều nhất cho các DAĐT ở Việt Nam trong thời gian qua, do họ là những ngân hàng lớn có bề dày lịch sử hoạt động ngân hàng lâu đời, có tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm TTDA ở nhiều quốc gia trên thế giới (Citi Bank, HSBC, Credit Agricole, Sumitomo, v.v). 2.1.2.4. Các tổ chức tín dụng hợp tác Các TCTD này hoạt động vì mục đích tương trợ thành viên trong TCTD và không có khả năng tham gia TTDA do yếu về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm cho vay DAĐT, kinh nghiệm quản lý rủi ro và đội ngũ nhân sự. 2.1.2.5. Các tổ chức tín dụng của chính phủ Các TCTD của chính phủ hiện nay bao gồm NHCSXH và VDB. Trong khi VDB là một TCTD lớn của chính phủ Việt Nam và có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay các DAĐT thuộc danh mục dự án được ưu tiên cho vay theo quy định của chính phủ và có đủ khả năng để thực hiện TTDA hoặc tham gia đồng tài trợ với các TCTD khác, thì NHCSXH lại cho vay chủ yếu là các DAĐT giải quyết công ăn việc làm, cho vay người nghèo, v.v. vì thế không có đủ khả năng để TTDA hoặc tham gia TTDA với các TCTD khác. 17 2.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 2.2.1. Những thuận lợi 2.2.1.1. Luật doanh nghiệp được đánh giá là rất thông thoáng và Luật đầu tư cho phép thực hiện dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế 2.2.1.2. Các tổ chức tín dụng được cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay 2.2.1.3. Chính phủ đang thí điểm và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào mô hình đối tác công - tư 2.2.2. Những khó khăn 2.2.2.1. Vai trò của dự án đầu tư bị xem nhẹ 2.2.2.2. Trình độ và kinh nghiệm thẩm định dự án của nhiều cán bộ thẩm định dự án còn hạn chế 2.2.2.3. Thiếu các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp 2.3. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 2.3.1. Phân tích thực trạng vận dụng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam Bảng 2.1: Số lượng TCTD vận dụng phương thức TTDA ở Việt Nam Tổ chức tín dụng Số lượng Tổng số Tỷ lệ A NHTM nhà nước 4 5 80% 1 Agribank 2 BIDV 3 Vietcombank 4 VietinBank B NHTM cổ phần 13 34 38% 1 ACB 2 DaiABank 3 BacAbank 4 BaoVietBank 5 DongA Bank 6 Eximbank 7 Maritimebank 8 MB 9 OceanBank 10 Sacombank 11 SeaBank 12 TienphongBank 13 VIB C NHTM liên doanh 2 4 50% 18 1 Indovina 2 Vinasiam D NHTM 100% vốn nước ngoài 1 5 20% 1 ShinhanVina E Công ty tài chính 2 18 11% 1 EVNFinance 2 PVFC F Tổ chức tín dụng của chính phủ 1 2 50% 1 VDB G TCTD nước ngoài 6 99 6% 1 Cathay United 2 Citi Bank 3 Credit Agricole 4 HSBC 5 Lào Việt 6 Sumitomo Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.3.2. Phân tích thực trạng mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam Bảng 2.2: Tình hình mở rộng TTDA tại các TCTD ở Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng Năm Số lượng DAĐT Tỷ lệ tăng giảm số lượng DAĐT Mức cho vay Tỷ lệ tăng giảm mức cho vay 2002 1 - 5.128,56 - 2003 1 0% 628,96 -88% 2005 1 0% 180,63 -71% 2006 1 0% 1.264,56 600% 2007 4 300% 2.060,10 63% 2008 2 -50% 1.890,00 -8% 2009 9 350% 9.901,38 424% 2010 12 33% 22.785,70 130% 2011 6 -50% 43.994,84 93% 2012 1 -83% 1.338,57 -97% Cộng 38 89.173,30 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 19 2.3.3. Phân tích chung thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2002-2012 2.3.3.1. Về ngành nghề được tài trợ Bảng 2.3: Các ngành nghề được tài trợ Đơn vị: tỷ đồng TT Ngành Số lượng DAĐT Tổng mức đầu tư Mức cho vay Tỷ lệ cho vay (%) 1 Điện 15 98.330,36 61.091,63 62,13 2 Khách sạn 4 4.590,00 2.209,10 48,13 3 Xi măng 3 4.549,00 2.140,63 47,06 4 Trung tâm thương mại, Văn phòng 3 9.046,14 4.248,68 46,97 5 Thực phẩm 3 20.208,10 3.640,93 18,02 6 Cầu đường 3 6.603,52 4.692,56 71,06 8 Thép 3 7.819,20 2.977,00 38,07 7 Xăng dầu 2 8.977,00 5.701,81 63,52 9 Bất động sản 1 1.500,00 846,00 56,40 10 Nguyên liệu 1 2.286,00 1.624,97 71,08 Cộng 38 163.909,31 89.173,30 54,40 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.3.3.2. Về phương thức tài trợ Bảng 2.4: Các phương thức TTDA được các TCTD thực hiện Đơn vị: tỷ đồng TT Phương thức TTDA Số lượng (DAĐT) Tổng mức đầu tư Mức cho vay Tỷ lệ cho vay (%) A 1 TCTD tài trợ 15 48.083,70 17.405,73 36 1 NHTM Nhà nước 9 18.704,70 8.449,00 45 2 VDB 4 27.080,00 7.931,63 29 3 NHTM cổ phần 2 2.299,00 1.025,10 45 B Đồng tài trợ 23 115.825,61 71.767,57 62 1 100% vốn nước ngoài 6 74.419,06 50.200,93 67 2 NHTM nhà nước & NHTM cổ phần 5 20.541,14 8.323,68 41 3 Các NHTM Nhà nước 3 3.890,00 2.468,93 63 4 Các NHTM Cổ phần 3 1.968,10 997,00 51 5 NHTM & CTyTC 2 4.092,52 2.889,53 71 6 NHLD & NHTM & CTyTC & 100% nước ngoài 2 8.084,00 5.156,71 64 7 NHTM & 100% nước ngoài 1 1.470,00 570,00 39 8 VDB & NHTM 1 1.360,80 1.160,80 85 Cộng 38 163.909,31 89.173,30 54 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 20 2.3.3.3. Loại hình doanh nghiệp dự án được tài trợ Bảng 2.5: Loại hình DNDA được tài trợ Đơn vị: tỷ đồng TT Loại hình DNDA Số lượng DAĐT Tổng mức đầu tư Mức cho vay Tỷ lệ cho vay (%) 1 Công ty cổ phần 27 91.573,65 43.384,20 47 - 100% vốn trong nước 24 85.074,66 40.093,09 47 - 100% vốn nước ngoài 1 3.000,00 1.600,00 53 - Liên doanh 2 3.499,00 1.691,10 48 2 Công ty TNHH 11 72.335,65 45.789,11 63 - 100% vốn trong nước 3 1.916,00 1.171,00 61 - 100% vốn nước ngoài 3 54.362,46 36.188,30 67 - Liên doanh 5 16.057,20 8.429,81 52 Cộng 38 163.909,31 89.173,30 54 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.3.4. Những vận dụng điển hình của phương thức tài trợ dự án ở Việt Nam 2.3.4.1. Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 Bảng 2.6. Tổng vốn đầu tư của dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 Kế hoạch tài chính (triệu USD) Vốn vay Khoản vay có bảo lãnh của IDA 75 Khoản vay có bảo lãnh của ADB 25 Khoản vay từ ADB 50 Khoản vay từ JBIC 150 Khoản vay từ Propaco 40 Vốn chủ sở hữu 140 Tổng vốn đầu tư 480 21 Hình 2.1. Cấu trúc dự án Phú Mỹ . Nguồn: Project finance and Guarantees Bảo lãnh rủi ro chính trị Bảo đảm hoán đổi tiền tệ Đất và nước Cung cấp khí đốt Dịch vụ kỹ thuật Cung cấp thiết bị Thiết kế & xây dựng Hỗ trợ kỹ thuật Các cam kết HĐ HĐ mua điện Vay nợ 340 tr USD 56,25% 15,625% 28,125% 150 tr USD 40 tr USD 50 tr USD 100 tr USD 25 tr USD 75 tr USD Vay thương mại (SG, ANZ, Sumitomo Mitsui) ADB Propaco JBIC Sumitomo TEPCI EDFI WB ADB Công ty TNHH Năng Lượng Mê Kông - MECO Ltd. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) NHNNVN UBND BR - VT Petro Việt Nam General Electric EDF & TEPCO EDF COFIVA, Sumitomo Góp vốn cổ phần 140 tr USD Chia sẻ CS HT 22 Đánh giá những thành công của khoản tài trợ cho dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ . . Thứ nhất là việc lựa chọn cấu trúc sở hữu DNDA Từ hình vẽ 2.1. trên đây cho thấy, DNDA là Công ty TNHH Năng lượng MêKông được thành lập từ vốn góp của 3 chủ sở hữu là Công ty Điện lực Quốc tế Pháp (EDF) góp 56,25% vốn, Công ty Điện lực Quốc tế ToKyo của Nhật Bản (TEPCO) góp 15,625% vốn và Công ty Sumitomo thuộc Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản góp 18,125% vốn. Đây là những công ty điện lực và tập đoàn nổi tiếng trên thế giới đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện ở các nước sở tại; Thứ hai là việc lựa chọn cấu trúc tài trợ cho Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 là cấu trúc đồng tài trợ giữa các tổ chức phát triển với các NHTM giúp các NHTM an tâm về rủi ro chính trị và vấn đề thúc ép trả nợ các ngân hàng phát triển. Mặt khác, các ngân hàng phát triển cũng là những tổ chức nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm trong việc dàn xếp tài trợ cho nhiều dự án ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thứ ba là vấn đề cấu trúc các hợp đồng Để đảm bảo cho sự thành công của quá trình xây dựng và vận hành dự án đòi hỏi các bên tham gia phải ký kết hàng loạt các hợp đồng đầu vào và đầu ra cho dự án bao gồm: Hợp đồng xây dựng ký kết giữa MECO và TEPCO và Hợp đồng cung cấp thiết bị với EDF, Hợp đồng cung cấp khí đốt cho dự án từ PV, Hợp đồng cho thuê đất dài hạn và cung cấp nước sạch từ các cơ quan thuộc UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Hợp đồng bao tiêu điện từ EVN, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ kỹ thuật (sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, v.v) từ các tập đoàn và các công ty mẹ của những người khởi xướng dự án. Có thể nói rằng, đây là những hợp đồng cần thiết và quan trọng để đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình xây dựng và vận hành dự án. Mặt khác, EVN cũng đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản lượng điện để đảm bảo dự án sinh ra đủ dòng tiền để trả nợ các ngân hàng tài trợ; Thứ tư là vấn đề bảo đảm cho các ngân hàng tài trợ Để cung cấp các đảm bảo cần thiết cho nhà đầu tư (chủ sở hữu của DNDA), Chính phủ Việt Nam bảo lãnh trách nhiệm và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký của các đối tác Việt Nam với MECO gồm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng BOT, PPA, GSA, WSA và LLA. Chính phủ cũng bảo lãnh nguồn cung ứng ngoại hối cho dự án, cho phép dự án mở tài khoản ở nước ngoài. Các khoản cho vay thương mại của các NHTM được bảo lãnh rủi ro chính trị bởi IDA thuộc WB và ADB bao gồm việc chính phủ vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng BOT và bảo lãnh của chính phủ liên quan đến việc bao tiêu nguồn điện của EVN, việc cung cấp khí đốt của PV, cam kết ngoại hối, thay đổi luật ở Việt Nam gây ảnh hưởng bất lợi đến dự án và việc quốc hữu hoá. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam phải ký kết với IDA hợp đồng bồi thường bất kỳ khoản thanh toán nào được IDA thực hiện theo hợp đồng bảo lãnh với các NHTM. 23 2.3.4.2. Dự án BOT cầu Phú Mỹ Dự án BOT cầu Phú Mỹ là dự án cầu dây văng có kiến trúc tương tự như cầu Mỹ Thuận với chiều dài 2.031m, chiều rộng mặt cắt ngang 27,5m bao gồm 4 là xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và 2 và lề bộ hành hai bên dành cho người đi bộ. Dự án do Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ làm chủ đầu tư xây dựng, sở hữu và vận hành. Công ty BOT cầu Phú Mỹ là công ty được thành lập bởi các thành viên góp vốn bao gồm: Tổng công ty xây dựng Hà Nội góp 36%; Công ty Đầu tư và phát triển xây dựng góp 18%; Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới góp 18%; Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Thanh Danh góp 18% và Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CII) góp 10%. Tổng vốn điều lệ ban đầu của công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ là 500 tỷ đồng. Dự án sẽ hoạt động trong thời gian là 26 năm theo hợp đồng BOT giữa nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân (UBND) TPHCM. Cấu trúc tài chính - Vốn tự có (30% tổng mức đầu tư dự án): 524.956 triệu đồng (# 34,8 triệu USD); - Vốn vay (70% tổng mức đầu tư): bao gồm: o Vay ngân hàng Pháp (Societe General: SG): 50 triệu USD (#778.000 triệu VND); o Vay các ngân hàng trong nước: 486.564 triệu VND. Các ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước: - Chủ đầu tư được hưởng các khoản ưu đãi theo quy định hiện hành; - Chính sách về điều chỉnh giao thông được UBND TPHCM cam kết điều chỉnh cho phù hợp với dự án; - UBND TPHCM cam kết mua lại dự án trước hạn định nếu các công trình giao thông kết nối dự án như đường vành đai phía Đông không được đầu tư xong (tối đa 3 năm sau khi hoàn thành cầu Phú Mỹ). Nguyên nhân của sự thất bại trong khoản TTDA cho Dự án BOT cầu Phú Mỹ: Sau hơn 1 năm đưa vào khai thác nhưng không hiệu quả, tháng 2/2012 vừa qua, UBND TPHCM đã quyết định chủ trương nhận lại dự án cầu Phú Mỹ vì lý do chí phí đầu tư tăng từ 1.800 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu kém, khoản phí thu được quá thấp so với phương án tài chính ban đầu một mặt do biểu phí thấp hơn quy định của Bộ Tài chính. Mặt khác, UBND TPHCM cũng chưa kết nối được hạ tầng giữa cầu Phú Mỹ với các tuyến đường khác như đường vành đai phía Đông TPHCM, đường cao tốc Sài gòn – Dầu Giây. Đây được xem là một trong những kinh nghiệm quý giá mà các nhà đầu tư và các TCTD tài trợ cần hết sức lưu ý vấn đề đồng bộ về hạ tầng, dự báo lưu lượng giao thông cũng như là mức phí giao thông để bảo đảm tính hiệu quả và khả năng triển khai thành công của dự án. 24 2.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 2.4.1. Những kết quả đạt được 2.4.1.1. Tài trợ dự án là một trong những phương thức cấp tín dụng góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng do các tổ chức tín dụng ở Việt Nam cung cấp Với việc thực hiện cấp tín dụng cho các DAĐT bằng phương thức TTDA (tổng cộng 38 DAĐT từ năm 2002 – 2012) đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm tín dụng của các TCTD ở Việt Nam cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp 2.4.1.2. Tài trợ dự án giúp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện học hỏi kinh nghiệm tài trợ, tham gia chia sẻ rủi ro và lợi nhuận với nhau Cụ thể là có đến 23 DAĐT được các TCTD tham gia đồng tài trợ (chiếm tỷ trọng 60,53% về mặt số lượng), trong đó có 5 DAĐT được các NHTM nhà nước và các NHTM cổ phần đồng tài trợ với nhau, có 3 DAĐT được đồng tài trợ bởi các TCTD trong nước với các TCTD nước ngoài. 2.4.1.3. Đáp ứng được nhu cầu huy động vốn và thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành của các nhà đầu tư Cụ thể là có gần 90 Tập đoàn, tổng công ty, công ty trong và ngoài nước góp vốn để thành lập 38 DNDA thực hiện các DAĐT theo phương thức TTDA ở Việt Nam với tổng số vốn huy động lên đến 163.909 nghìn tỷ đồng. 2.4.1.4. Góp phần cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nền kinh tế Việt Nam Cụ thể là các TCTD đã tài trợ được 15 DAĐT ngành điện và 2 DAĐT thuộc lĩnh vực cầu đường bộ và các dự án CSHT dịch vụ (trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng cho thuê). Ngoài ra, TTDA còn được các TCTD sử dụng để tài trợ cho các DAĐT xây dựng cơ sở vật chất sản xuất nguyên nhiên vật liệu và thực phẩm (xi măng, sắt thép, xăng dầu, chế biến sữa, v.v). 2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 2.4.2.1. Số lượng các dự án đầu tư được các tổ chức tín dụng ở Việt Nam tài trợ theo phương thức tài trợ dự án không nhiều Bảng 2.7: Tình tình cấp tín dụng cho các DAĐT tại các TCTD ở Việt Nam. Năm Số lượng DAĐT Cho vay theo DAĐT Cho vay hợp vốn Tài trợ dự án 2008 3 4 2 2009 14 19 9 2010 15 12 12 2011 17 6 6 2012 5 2 1 Cộng 54 43 30 Nguồn: Tổng hợp của tác giả [Phụ lục 3 – Phụ lục 5]. 25 Biểu đồ 2.1: Tình tình cấp tín dụng cho các DAĐT tại các TCTD ở Việt Nam từ 2008 – 2012. Nguồn: Tổng hợp của tác giả [Phụ lục 3 – Phụ lục 5]. 2.4.2.2. Không có nhiều tổ chức tín dụng ở Việt Nam cấp tín dụng cho các dự án đầu tư bằng phương thức tài trợ dự án Cụ thể là số lượng các TCTD trong nước tham gia TTDA trong thời gian qua chỉ khoảng 20 TCTD, mặt khác, tần suất xuất hiện sự tham gia của nhiều NHTM cổ phần trong các khoản TTDA ở Việt Nam là không nhiều. Cụ thể chỉ có BIDV là ngân hàng tham gia nhiều nhất vào các khoản TTDA (khoảng 12 DAĐT), kế đến là Vietcombank (7 DAĐT), Agribank (6 DAĐT) và Vietinbank (6 DAĐT). Các NHTM cổ phần có tần xuất tham gia TTDA ít hơn nhiều so với các NHTM nhà nước. Cụ thể như có 2 NHTM cổ phần tham gia TTDA cho 3 DAĐT là Bắc Á và Đại Dương, các NHTM cổ phần còn lại tần suất tham gia TTDA chỉ từ 1 -2 DAĐT. Ngoài ra, hiện chỉ mới có 2 công ty tài chính là công ty tài chính dầu khí (PVFC) và công ty tài chính điện lực (EVNFinance) tham gia TTDA từ 1 - 2 DAĐT. Bên cạnh đó, cũng chỉ mới có 2 ngân hàng liên doanh (Indovina và Vinasiam) trong tổng số 4 ngân hàng liên doanh hiện đang hoạt động tại Việt Nam tham gia TTDA và hiện chỉ có 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là Shinhanvina trong tổng số 5 ngân hàng 100% vốn nước đang hoạt động tại Việt Nam tham gia TTDA. 2.4.2.3. Cấu trúc sở hữu và cấu trúc tài trợ dự án còn đơn giản Cụ thể là những người khởi xướng dự án chỉ sử dụng có hai hình thức sở hữu DNDA là loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn để thực hiện các DAĐT được cấp tín dụng theo phương thức TTDA. Mặt khác, 3 14 15 17 5 4 19 12 6 2 2 9 12 6 1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2008 2009 2010 2011 2012 Cho vay theo DAĐT Cho vay hợp vốn Tài trợ dự án 26 cấu trúc TTDA được các TCTD trong và ngoài nước ở Việt Nam sử dụng để tài trợ cho các DAĐT theo phương thức TTDA cũng chỉ có ba cấu trúc phổ biến là: cấu trúc cho vay, cấu trúc BOT và cấu trúc đồng tài trợ mà chưa thấy có việc các TCTD sử dụng cấu trúc thanh toán sản phẩm và cấu trúc cho thuê. 2.4.2.4. Tỷ trọng vốn đầu tư theo phương thức tài trợ dự án còn thấp so với vốn đầu tư toàn xã hội và so với tổng sản phẩm nội địa Cụ thể là từ Bảng 2.2 trên đây cho thấy, nếu so tổng mức đầu tư của các DAĐT được các TCTD tài trợ ở từng năm với tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở từng năm do Tổng cục thống kê Việt Nam công bố cho thấy rằng, tổng vốn đầu tư theo phương thức TTDA do các TCTD trong và ngoài nước tài trợ cho các DAĐT ở Việt Nam chiếm tỷ trọng rất ít so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở từng năm trong giai đoạn từ 2002 - 2012. Bảng 2.8: Tỷ lệ giữa Tổng mức đầu tư các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2002 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng mức đầu tư (TMĐT) Vốn đầu tư toàn xã hội (VĐTTXH) TMĐT so VĐTTXH (%) GDP theo giá thực tế VĐTTXH so GDP (%) TMĐT so GDP (%) 2002 7.240,32 200.145 3,62 535.762 37,36 1,35 2003 6.478,29 239.246 2,71 613.443 39,00 1,06 2005 669,00 343.135 0,19 839.211 40,89 0,08 2006 1.806,52 404.712 0,45 974.264 41,54 0,19 2007 4.550,00 532.093 0,86 1.143.715 46,52 0,40 2008 2.809,50 616.735 0,46 1.485.038 41,53 0,19 2009 25.225,04 708.826 3,56 1.658.389 42,74 1,52 2010 35.335,60 830.278 4,26 1.980.914 41,91 1,78 2011 78.123,05 877.850 8,90 2.535.008 34,63 3,08 2012 1.672,00 989.300 0,17 3.471.228 28,50 0,05 Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả 27 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giữa Tổng mức đầu tư các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2002 - 2012 Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả 2.4.2.5. Xuất hiện rủi ro cho các TCTD tham gia tài trợ dự án Hiện nay tâm lý của các cán bộ và chuyên viên thẩm định DAĐT tại các TCTD nhìn chung đều rất chú trọng đến tài sản bảo đảm của người vay hơn là thẩm định chặt chẽ tính khả thi của DAĐT để ra quyết định cho vay hay TTDA. Chính điều này đã dẫn đến không ít rủi ro cho các TCTD khi thực hiện TTDA trong thời gian qua. Chẳng hạn như Dự án BOT Cầu Phú Mỹ do không thẩm định kỹ lưỡng về lưu lượng giao thông, trách nhiệm kết nối hạ tầng của UBND TPHCM, chi phí đền bù tăng cao đã buộc phải bán lại cho UBND TPHCM, dự án nhà máy sản xuất ethanol Bình Phước giá thành cao không thể cạnh tranh được với các sản phẩm xăng dầu hóa thạch khiến dự án bị thua lỗ nặng, dự án nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc hoạt động không ổn định, không đảm bảo chất lượng phải thường xuyên ngưng vận hành để sửa chữa và bảo dưỡng, dự án nhà máy gang thép Lào Cai sau hơn 4 năm triển khai xây dựng đang chậm tiến độ hơn một năm do nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực thi công, công tác giải phóng mặt bằng của dự án còn nhiều địa điểm chưa xong và đặc biệt việc cung cấp thiết bị của bên thứ 3 ở Trung Quốc còn chậm dẫn đến tiến độ xây dựng chung của dự án bị gián đoạn. 3,62 2,71 0,19 0,45 0,86 0,46 3,56 4,26 8,90 0,17 37,36 39,00 40,89 41,54 46,52 41,53 42,74 41,91 34,63 28,50 1,35 1,06 0,08 0,19 0,40 0,19 1,52 1,78 3,08 0,05 0 0 1 5 25 125 2002 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 tỉ lệ % TMĐT/VĐTTXH (%) VĐTTXH/GDP (%) TMĐT/GDP (%) 28 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 2.4.3.1. Các tổ chức tín dụng chưa có sự phân biệt về sự khác nhau giữa phương thức tài trợ dự án và các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các dự án đầu tư Bằng chứng là trên các trang tin điện tử của nhiều ngân hàng có giới thiệu về sản phẩm TTDA, nhưng khi tìm hiểu kỹ về sản phẩm này thì thật ra đó là phương thức cho vay theo DAĐT hoặc cho vay hợp vốn theo lối truyền thống chứ không phải là sản phẩm TTDA theo đúng nghĩa của nó. 2.4.3.2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa có sự giải thích rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức tài trợ dự án với các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các dự án đầu tư. Cụ thể là tại thông tư 42/2011/TT- NHNN ngày 15/12/2011của NHNNVN “Quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng” không có sự phân biệt rõ ràng về phương thức cho vay hợp vốn và đồng tài trợ. 2.4.3.3. Tiềm lực tài chính của nhiều tổ chức tín dụng ở Việt Nam còn yếu. Để tham gia TTDA cho những DAĐT đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu lớn, các TCTD nhỏ chỉ có thể tham gia đồng tài trợ với các TCTD lớn của Việt Nam và các TCTD nước ngoài. 2.4.3.4. Chưa có bộ phận chuyên trách về tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Mô hình tổ chức bộ phận tín dụng tại hầu hết các TCTD ở Việt Nam hiện nay không có bộ phận TTDA riêng biệt. 2.4.3.5. Năng lực thẩm định dự án đầu tư của các chuyên viên thẩm định còn nhiều hạn chế Hạn chế về năng lực thẩm định DAĐT của các chuyên viên thẩm định của các TCTD ở Việt Nam không chỉ xảy ra trong hoạt động TTDA cho các DAĐT nói riêng, mà còn xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng cho các DAĐT nói chung. 2.4.3.6. Nợ xấu tăng cao, nền kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục và tâm lý e ngại rủi ro của các tổ chức tín dụng Nợ xấu của các TCTD tăng cao đã dẫn đến tâm lý e ngại rủi ro của các TCTD khiến cho việc mở rộng tín dụng của các TCTD gặp rất nhiều khó khăn. 2.4.3.7. Hệ thống luật pháp có liên quan chưa có quy định về việc thành lập Công ty vay tín thác Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp hoàn toàn không có quy định về loại hình Công ty vay tín thác (TBV) – một chủ thể tham gia vào TTDA do người được người khởi xướng lập trong những trường hợp mà người khởi xướng không thể thành lập DNDA đứng tên vay nợ TCTD. 29 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 0 0 3.1.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực 3.1.2. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại 3.1.3. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh 3.1.4. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông 3.1.5. Xây dựng đô thị mới 3.1.6. Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội hài hoà với phát triển kinh tế 3.1.7. Phát triển mạnh sự nghiệp y tế 3.1.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3.1.9. Phát triển khoa học và công nghệ 3.1.10. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường 3.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 3.2.1. Đối với những người khởi xướng dự án Trước hết, để có thể được các TCTD chấp nhận cấp tín dụng theo phương thức TTDA cho các DAĐT của những người khởi xướng, đòi hỏi những người khởi xướng dự án phải góp vốn hoặc cam kết góp vốn để thành lập DNDA. Thêm nữa, để có thể được các TCTD chấp nhận tài trợ theo phương thức TTDA, yêu cầu đặt ra là những DAĐT của những người khởi xướng phải thật sự khả thi về phương diện tài chính, kinh tế và kỹ thuật. Cuối cùng, các TCTD cũng sẽ thẩm định một cách chặt chẽ các báo cáo đánh giá tác động môi trường của người vay để tránh những hậu quả pháp lý về mặt môi trường có thể xảy ra. 3.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng Trước hết, để có thể vận dụng được phương thức TTDA đòi hỏi các TCTD phải có khả năng huy động được nguồn vốn trung dài hạn để tài trợ cho các DAĐT. Bên cạnh đó, các TCTD cũng cần có sự chuẩn bị về mặt tổ chức nhân sự để có thể chuyên môn hóa hoạt động tài trợ này. Cuối cùng là để có thể vận dụng được phương thức TTDA, đòi hỏi các TCTD phải có sự chuẩn bị về mặt kỹ thuật nghiệp. 30 3.2.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Trước hết về phía NHNNVN, cần có quy định rõ ràng về phương thức TTDA trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của TCTD đối với khách hàng”. Mặt khác, chính phủ cũng cần sớm trình Quốc hội dự thảo luật sửa đổi một số điều của Luật doanh nghiệp (2005) theo hướng cho phép các nhà đầu tư được thành lập các công ty vay tín thác (TBV) để khuyến khích sự phát triển của TTDA. 3.3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 3.3.1. Nhóm giải pháp đối với người vay 3.3.1.1. Nghiên cứu soạn thảo dự án khả thi và thẩm định tính khả thi của dự án một cách nghiêm túc 3.3.1.2. Thuê các nhà tư vấn quản lý và vận hành dự án chuyên nghiệp 3.3.1.3. Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường khi thực hiện các dự án đầu tư 3.3.2. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng 3.3.2.1. Giải pháp về huy động vốn Để có được nguồn vốn ổn định thực hiện tài trợ hoặc tham gia đồng tài trợ các DAĐT lớn, các TCTD phải tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn. Một trong những công cụ mà các TCTD có thể sử dụng để huy động được nguồn vốn dài hạn trong giai đoạn hiện nay là phát hành trái phiếu cho các đối tượng là các nhà đầu tư tổ chức, bao gồm các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm. Đối tượng mua trái phiếu không chỉ giới hạn trong phạm vi các nhà đầu tư trong nước mà còn bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài như trường hợp của Vietinbank vừa được NHNNVN phê chuẩn chủ trương cho VietinBank phát hành 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. Bên cạnh việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, các TCTD cũng có thể chủ động phát hành các công cụ nợ khác như kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn và thời gian đáo hạn dài với mức lãi suất hấp dẫn mà vẫn đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cho các TCTD. Ngoài hình thức huy động vốn từ phát hành các công cụ nợ nói trên, các TCTD cũng có thể cân nhắc thêm giải pháp huy động vốn thông qua phát hành thêm vốn cổ phần. 3.3.2.2. Giải pháp về tổ chức và đào tạo Thứ nhất: Thành lập phòng ban hay bộ phận tài trợ dự án đồng thời thuê các chuyên gia, kỹ sư chuyên nghiệp Tùy theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình mà các TCTD có thể xem xét lựa chọn mô hình tổ chức TTDA thích hợp dưới hình thức thành lập phòng ban hay bộ phận TTDA, đồng thời thuê mướn các chuyên gia và kỹ sư chuyên nghiệp. Thứ hai: Thành lập bộ phận thu thập thông tin và chia sẻ thông tin thẩm định giữa các tổ chức tín dụng 31 Để có thể loại bỏ được những dự án kém khả thi về phương diện thị trường và kỹ thuật, các TCTD cần thành lập bộ phận thu thập và lưu trữ thông tin ở hai phương diện thị trường và kỹ thuật để giúp cho các cán bộ thẩm định có đủ thời gian và cơ sở để đưa ra được các kết luận khách quan về tính khả thi của dự án, tránh trường hợp các báo cáo thẩm định của các cán bộ thẩm định chỉ toàn dẫn lại các nguồn thông tin từ các DAĐT của người vay. Thông tin có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như các cơ quan truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư vấn thông tin, các hiệp hội, ngành nghề, v.v. Bên cạnh đó, để tận dụng được nguồn thông tin quý giá thu thập được, giúp các TCTD tiết kiệm được thời gian và chi phí, các TCTD cũng cần có sự hợp tác và chia sẻ thông tin với nhau trong quá trình thu thập và sử dụng. Cơ sở chia sẻ thông tin được thực hiện thông qua cơ chế xây dựng kho dữ liệu thông tin và cho phép các TCTD thành viên nào cũng có quyền truy cập và sử dụng các nguồn thông tin đã thu thập được. Thứ ba: Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và chuyên viên thẩm định dự án Để nâng cao trình độ cho cán bộ và chuyên viên thẩm định, các TCTD trước hết phải tổ chức được các khoá đào tạo cơ bản về lĩnh vực TTDA và nghiệp vụ thẩm định DAĐT, đặc biệt là những kinh nghiệm trong việc nhận biết và chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia trong TTDA. 3.3.2.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ Thứ nhất: Đánh giá khả năng trả nợ của dự án dựa trên dòng tiền. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án dựa trên dòng tiền có ưu điểm là nó cho thấy được khả năng trả nợ thực tế của dự án, từ đó giúp cho các TCTD tài trợ định ra được các kỳ hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền sinh ra từ các DAĐT được tài trợ. Nói cách khác, phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng tiền sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng thu nhập thuần1, bởi vì dòng thu nhập thuần không cho thấy được khả năng trả nợ thực tế của dự án. Thứ hai: Hoàn thiện quy trình thẩm định hiệu quả tài chính DAĐT dựa trên dòng tiền Từ việc xem xét quy trình thẩm định hiệu quả tài chính hiện nay tại các TCTD của Việt Nam, tác giả đề xuất áp dụng quy trình theo một trình tự chặt chẽ như sau 1. Bảng thông số; 2. Lịch đầu tư 2. Bảng tính doanh thu; 3. Bảng tính khấu hao; 4. Bảng tính giá thành: 1 Thu nhập thuần = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay 32 a. Giá thành đơn vị chưa tính khấu hao; b. Giá thành đơn vị đã tính khấu hao. 5. Bảng tính giá vốn hàng bán: a. Giá vốn hàng bán chưa bao gồm khấu hao; b. Giá vốn hàng bán đã bao gồm khấu hao. 6. Lịch vay và trả nợ; 7. Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh; 8. Bảng dự trù VLĐ; 9. Bảng dự toán dòng tiền dự án quan điểm Tổng đầu tư (TIPV); a. Phương pháp trực tiếp; b. Phương pháp gián tiếp. 10. Bảng dự toán dòng tiền quan điểm Vốn chủ sở hữu (EPV); 11. Bảng dự trù cân đối kế toán. Thứ ba: Thẩm định kỹ càng khả năng góp vốn của những người khởi xướng dự án Trong trường hợp một hoặc một nhóm các TCTD chấp thuận TTDA, họ cũng cần phải xem xét kỹ càng về năng lực góp vốn của các nhà đầu tư. Trong trường hợp các nhà đầu tư đã góp đủ vốn, họ phải cung cấp được bằng chứng về số vốn điều lệ ban đầu mà họ đã góp. Ngược lại, trong trường hợp họ chỉ mới góp được một phần vốn và có văn bản cam kết góp đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, các TCTD chấp nhận tài trợ cũng cần yêu cầu các cổ đông hay thành viên sáng lập DNDA chứng minh về năng lực góp vốn của họ. Để hạn chế thấp nhất rủi ro chậm trễ hoàn thành dự án do năng lực tài chính yếu kém của các cổ đông hay thành viên sáng lập DNDA, các TCTD tài trợ nên thỏa thuận điều kiện giải ngân vốn vay sau khi chủ đầu tư đã giải ngân đủ phần vốn tham gia của họ cho dự án được tài trợ. Thứ tư: Thuê các nhà quản lý và vận hành dự án chuyên nghiệp trong những trường hợp cần thiết Để hạn chế được những rủi ro hoạt động trong quá trình vận hành và khai thác dự án đối với những dự án mà chủ đầu tư không đủ kinh nghiệm quản lý vận hành, tốt nhất các TCTD phải yêu cầu các chủ đầu tư tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn hoặc thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông về việc tuyển dụng ứng viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn do chủ đầu tư đặt ra để giao quyền quản lý và điều hành cho họ. Thứ năm: Nhận diện rủi ro và phân bổ rủi ro thích hợp cho các bên tham gia trong tài trợ dự án Một trong những mấu chốt quyết định sự thành công của các khoản TTDA là việc nhận biết một cách đầy đủ những rủi ro có thể xảy ra trong một khoản TTDA và vấn đề chia sẻ rủi ro như thế nào giữa các bên tham gia. Từ những rủi ro đã được nhận biết, các bên tham gia sẽ tiến hành giảm thiểu những rủi ro này theo nguyên tắc phân bổ rủi ro cho bên tham gia nào có khả năng quản lý loại rủi ro đó tốt nhất. 3.3.2.4. Giải pháp về quảng bá sản phẩm mới Để các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty lớn của Việt Nam nhận biết được hết những lợi ích mà phương thức tài trợ 33 này mang lại cho họ, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn phương thức TTDA để thực hiện các cơ hội đầu tư của mình, các TCTD cần phải thực hiện thông tin và quảng bá về sản phẩm tài trợ mới của mình, quan trọng nhất là các TCTD phải cho các doanh nghiệp thấy được những lợi ích mà phương thức tài trợ này mang lại cho họ cũng như là những chi phí mà họ phải trả do việc TCTD đã chấp nhận rủi ro và tốn kém chi phí nhiều hơn khi chấp nhận TTDA cho các doanh nghiệp. 3.3.3. Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý 3.3.3.1. Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật đấu thầu và ban hành Luật tư vấn Việc Quốc Hội sớm thông qua đạo luật tư vấn sẽ giúp cho các chủ đầu tư và các TCTD hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn lập, thẩm định, thực hiện và vận hành dự án, chẳng hạn như không trung thực trong quá trình nghiên cứu soạn thảo và thẩm định dự án, sai sót chủ quan trong thiết kế, không tuân thủ những quy định của Nhà nước về tổ chức và xét thầu, không am hiểu về thiết bị và công nghệ của dự án, không nắm được hết các yêu cầu bảo vệ môi trường, không hoàn thành trách nhiệm tư vấn giám sát thi công, v.v gây thiệt hại về tài sản cho chủ đầu tư và các TCTD. Luật đấu thầu cần được sửa đổi một cách toàn diện giúp bảo đảm được chất lượng công trình thi công theo đúng thiết kế được duyệt. Đối với các chủ đầu tư và các TCTD, đạo luật này cũng giúp cho họ hạn chế được những rủi ro do việc lựa chọn phải những nhà thầu kém năng lực tài chính, thiếu kinh nghiệm hoặc không đủ năng lực thi công những công trình lớn, đặc biệt đối với các DAĐT được các TCTD tham gia tài trợ. 3.3.3.2. Chính phủ cần có quy định rõ ràng về việc cho phép thành lập các Công ty vay tín thác Để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc ra đời các TBV, một chủ thể tham gia vào TTDA ở Việt Nam trong trường hợp người khởi xướng (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước) gặp khó khăn trong việc thành lập các doanh nghiệp mới, Chính phủ cũng cần phải có những quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này thông qua việc kiến nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật doanh nghiệp hiện hành. 3.3.3.3. Chính phủ sớm trình Quốc Hội thông qua luật về mô hình đối tác công tư Hiện nay mô hình PPP chỉ mới được thí điểm ở Việt Nam dựa trên cơ sở pháp lý chủ yếu là ‘Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư”. Việc sớm ban hành luật PPP ở Việt Nam một mặt nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, mặt khác giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và các TCTD tham gia TTDA, qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt để các TCTD trong và ngoài nước mạnh dạn tham gia, đồng thời cũng giúp đem lại sự thành công cho việc vận dụng và khuyến khích mô hình mới này tại Việt Nam trong thời gian tới. 3.3.3.4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có quy định rõ ràng hoặc ban hành quy chế tài trợ dự án Để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động TTDA của các TCTD, NHNNVN cần bổ sung thêm những điều khoản quy định rõ ràng về phương 34 thức TTDA để các TCTD có cơ sở pháp lý thực hiện. Nếu xét thấy cần thiết, NHNNVN có thể ban hành hẳn một quy chế riêng, chẳng hạn như là “Quy chế TTDA của các TCTD đối với khách hàng”. 3.3.3.5. Chính phủ hỗ trợ đào tạo các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp Đào tạo các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp là một giải pháp hỗ trợ nhằm giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng đối với chủ đầu tư và các TCTD tham gia tài trợ. Đó là những rủi ro do việc lựa chọn nhà thầu kém năng lực, không đảm bảo uy tín, rủi ro do sự thông đồng và móc ngoặc giữa tư vấn giám sát và nhà thầu, rủi ro chậm hoàn thành, chi phí vượt dự toán, v.v. 35 KẾT LUẬN VÀ GỢI MỞ HƯỚNG NGHIÊN CỨU Luận án đã cho thấy được sự khác nhau cơ bản giữa phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng trung dài dạn truyền thống cho các DAĐT của các TCTD, cũng như là những lợi ích và bất lợi của từng phương thức cấp tín dụng truyền thống và phương thức TTDA đối với các bên tham gia. Từ đó giúp các TCTD phân biệt được sự khác nhau về các đặc điểm cơ bản giữa các phương thức này để các TCTD đưa ra được các quyết định cấp tín dụng hợp lý. Bên cạnh đó, mục đích nghiên cứu của luận án là để cho thấy rằng, phương thức TTDA là một trong những giải pháp tối ưu để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước, tham gia vào việc đầu tư phát triển CSHT của các quốc gia, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mặt khác, mục đích nghiên cứu của luận án cũng nhằm phân tích khả năng vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển cho nền kinh tế Việt. Với những mục đích nghiên cứu nói trên, luận án đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận mang tính tổng quan về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT. Phân tích tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2002 - 2012, đồng thời cho thấy những hạn chế đang tồn tại trong hoạt động TTDA tại các TCTD của Việt Nam, để từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm giúp cho các TCTD vận dụng và mở rộng được phương thức TTDA ở Việt Nam trong thời gian tới. Về những kết quả đạt được, có thể chỉ ra được những điểm mới đạt được trong nghiên cứu của luận án như sau: - Cho thấy được các TCTD ở Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT thông qua việc quảng bá sản phẩm tín dụng trên các trang tin điện tử của chính các TCTD. Qua đó giúp cho các TCTD ở Việt Nam quảng bá sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế hơn; - Cơ quan quản lý là NHNNVN cũng chưa có sự phân biệt về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng”. Qua đó, giúp cho NHNNVN có cơ sở để sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới; - Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA sẽ góp phần tạo ra được những nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia như: khai thác tài nguyên, tạo ra tư bản, 36 chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đổi mới tư duy và thể chế kinh tế, v.v; - Phân tích được khả năng vận dụng phương thức TTDA của từng loại hình TCTD ở Việt Nam; - Cho thấy được thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian qua; - Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020; - Chỉ ra được các điều kiện cần thiết cho việc vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt nam trong thời gian tới; - Các giải pháp được trình bày một cách đồng bộ và bám sát với thực trạng về năng lực thẩm định và thực hiện TTDA tại các TCTD ở Việt Nam; - Các kiến nghị là cần thiết và khả thi và phù hợp với thực trạng hệ thống pháp luật có liên quan của Việt Nam. Cuối cùng, một khi phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam phát triển đến một mức độ đủ cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu mối quan hệ tác động của TTDA đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, thì việc nghiên cứu mối quan hệ này là một hướng nghiên cứu mang tính thực nghiệm tiếp theo đề tài nghiên cứu này. 37 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Một số biện pháp nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng, Tạp chí ngân hàng (số 6/2000); 2. Vốn hóa lãi khi cho vay các dự án đầu tư, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng (số 3 + 4/2001); 3. Vấn đề cho vay trung dài hạn đối với tài sản lưu động thường xuyên, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng (số 11 + 12/2001); 4. Vốn lưu động là gì?, Tạp chí công nghệ ngân hàng (số 14/2007); 5. Bàn về hai quan điểm dự toán dòng tiền trong thẩm định dự án, Tạp chí công nghệ ngân hàng (số 44+45/2009); 6. Bàn về các phương pháp xác định nguồn trả nợ vay trung dài hạn trong thẩm định dự án, Tạp chí ngân hàng (số 12/2011); 7. Bàn về vốn lưu động trong thẩm định dự án đầu tư, Tạp chí công nghệ ngân hàng (số 74 tháng 5/2012); 8. Lợi ích và tiềm năng của tài trợ dự án ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng (số 10/2013). BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ----------oo0oo---------- NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN, GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học 1: TS. PHAN NGỌC MINH Người hướng dẫn khoa học 2: TS. NGUYỄN THỊ LOAN TP. HỒ CHÍ MINH - 2013 NỘI DUNG NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN - Cho thấy được các TCTD ở Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT thông qua việc quảng bá sản phẩm tín dụng trên các trang tin điện tử của chính các TCTD. Qua đó giúp cho các TCTD ở Việt Nam quảng bá sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế hơn; - Cơ quan quản lý là NHNNVN cũng chưa có sự phân biệt về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng”. Qua đó, giúp cho NHNNVN có cơ sở để sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới; - Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA sẽ góp phần tạo ra được những nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia như: khai thác tài nguyên, tạo ra tư bản, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đổi mới tư duy và thể chế kinh tế, v.v; - Phân tích được khả năng vận dụng phương thức TTDA của từng loại hình TCTD ở Việt Nam; - Cho thấy được thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian qua; - Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020; - Chỉ ra được những điều kiện cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay; - Các giải pháp được trình bày một cách đồng bộ và bám sát với thực trạng về năng lực thẩm định và thực hiện TTDA tại các TCTD ở Việt Nam; - Các kiến nghị là cần thiết và khả thi và phù hợp với thực trạng hệ thống pháp luật có liên quan của Việt Nam. Nghiên cứu sinh (Ký ghi rõ họ tên) Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc Người hướng dẫn 1 (Ký ghi rõ họ tên) TS. Phan Ngọc Minh Người hướng dẫn 2 (Ký ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Thị Loan NGUYEN HOANG VINH LOC APPLYING AND EXTENDING PROJECT FINANCE METHOD, CONTRIBUTING TO ACCELERATE THE ECONOMIC DEVELOPMENT PROCESS OF VIETNAM A SUMMARY OF INFORMATION ABOUT THE NEW POINTS OF THE THESIS in Banking and Financial Code: 62.34.02.01 Academic Supervisor 1: Dr. Phan Ngọc Minh Academic Supervisor 2: Dr. Nguyễn Thị Loan MINISTRY OF EDUCATION & TRAINING STATE BANK OF VIETNAM BANKINH UNIVERSITY HO CHI MINH CITY ----------oo0oo---------- HO CHI MINH CITY - 2013 CONTENTS OF THE NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS - Based on the way credit institutions in Vietnam advertise credit products on their website, the author proves that they do not clearly distinguish differences between project finance method and methods of traditional long-term credit for investment projects. This helps credit institutions to advertise bank credit products more accordantly with international practices. - The author shows that the State Bank of Vietnam (SBV) does not differentiate between project finance method and methods of traditional long-term credit for investment projects in "Regulations on lending of credit institutions for customers" and "Regulations on syndicated credit of institutions credit to customers". This helps SBV to amend legal documents accordant with international practices, in order to establish necessary legal basis for applying and extending project financing method in the credit institutions in Vietnam in the near future; - The author also shows that the application and expansion of project financing method will contribute to create fundamental elements for growth and economic development of a country such as resource exploitation, capital mobilization, technology transfer, quality human resource training, modern economic restructuring, innovation of thinking and economic institutions, etc; - The ability to apply project financing method for each type of credit institutions in Vietnam is also analysed by the author; - The author also shows the reality of application and expansion of project finance method in credit institutions in Vietnam in recent years; - The author also proves that the application and expansion of project financing methods in the credit institutions in Vietnam is fully consistent with the Vietnam’s social economic development orientation to 2020; - Author also shows necessary conditions for the application and expansion of project finance method at credit institution in Vietnam in the future; - The solutions are synchronously presented and closely follow the reality of appraisal capacity and project financing performance at credit institutions in Vietnam. - The recommendations are necessary and feasible and appropriate with current situation of the relevant legislation system of Vietnam. Candidate (signed) Nguyen Hoang Vinh Loc Academic Supervisor 1 (signed) Dr. Phan Ngoc Minh Academic Supervisor 2 (signed) Dr. Nguyen Thi Loan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_kinh_te_nguyen_hoang_vinh_loc_1845_4009.pdf
Luận văn liên quan