Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang

Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá trong thời gian tới, nhất là trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 ngày một tốt hơn thì nhất thiết phải nâng lên cách nhìn nhận về HĐND cũng như công tác giám sát của HĐND, trong điều kiện hiện nay nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND là rất cần thiết, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hạn chế lạm quyền của các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh. HĐND với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Với chức năng, quyền hạn của mình có nhiệm vụ cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng các nghị quyết của HĐND, đề ra các quy định, chính sách của địa phương trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Đồng thời khơi dậy và phát huy tốt mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển bền vững. Vận động cử tri và nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh mà nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Rạch Giá đề ra. Từ cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND thành phố được Hiến pháp 2013 và pháp luật của nước ta quy định cho thấy, trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân thì hoạt động giám sát của HĐND là một trong những công cụ hữu hiệu để chống sự lạm quyền, các hành vi vi phạm pháp luật, nghị quyết HĐND của các cơ quan nhà nước ở địa phương, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Qua hoạt động giám sát để xem xét, kiểm tra tính đúng đắn trong việc thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của92 HĐND. Trên cơ sở đó, đánh giá được năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân được pháp luật trao cho thẩm quyền; đánh giá được tính đúng đắn của các nghị quyết HĐND thành phố bằng thực tiễn để sửa đổi, bổ sung quy định chưa phù hợp.

pdf112 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Giang thời gian tới ngày càng có hiệu quả, cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau đây: 69 3.3.1. Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Rạch Giá Việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND là yếu tố quyết định HĐND thành phố có thực quyền tại địa phƣơng. Các cấp ủy đảng chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền hoạt động của HĐND thành phố. HĐND thành phố cụ thể hoá các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng thông qua việc ban hành nghị quyết của HĐND. Đồng thời, HĐND chính là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo, Ban Thƣờng vụ Thành ủy Rạch Giá chỉ đạo chi bộ văn phòng HĐND - UBND thành phố kết hợp với TT. HĐND chuẩn bị nội dung trình Ban thƣờng vụ Thành ủy cho ý kiến về những định hƣớng, chủ trƣơng quan trọng trong chƣơng trình hoạt động của HĐND thành phố; từ đó HĐND thành phố ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phƣơng. Quá trình xây dựng nghị quyết của HĐND thành phố phải bám vào chủ trƣơng của Ban thƣờng vụ Thành ủy Rạch Giá để hiện thực hóa chủ trƣơng của cấp ủy, các văn bản quy phạm pháp luật, đƣa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Hàng năm, Ban Thƣờng vụ Thành ủy Rạch Giá đã ban hành nghị quyết chuyên đề, đƣa ra chủ trƣơng mang tính định hƣớng làm căn cứ cho các cơ quan tham mƣu, giúp việc HĐND thành phố xây dựng chƣơng trình ban hành nghị quyết, dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố theo đúng quy định pháp luật. Đối với những vấn đề kinh tế - xã hội còn khó khăn, phức tạp, đƣợc nhiều đại biểu HĐND thành phố và cử tri quan tâm thì phải có khảo sát, kiểm tra, giám sát để bàn bạc và kết luận cụ thể, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố. 70 3.3.2. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng đại biểu, phụ cấp trách nhiệm ngƣời đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Trên thực tế, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát của HĐND nói riêng hầu nhƣ phụ thuộc chủ yếu và đƣợc quyết định bởi chất lƣợng hoạt động của đại biểu HĐND. Với những ƣu điểm, hạn chế của đại biểu HĐND thành phố trong thời gian qua, chính vì vậy để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND, phát huy vai trò ngƣời đại biểu dân cử trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tập trung vào một số nội dung sau: Đại biểu HĐND không nên nặng về cơ cấu nhất là cơ cấu mang tính hình thức, mà nên coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, tâm huyết với hoạt động của HĐND, có năng lực đóng góp vào hoạt động của HĐND, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ để nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của đại biểu HĐND. Định kỳ hàng năm, mỗi đại biểu HĐND phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND với cử tri nơi mình đƣợc bầu, để từ đó đại biểu chủ động, tích cực tham gia các hoạt động thuộc trách nhiệm của mình, thể hiện đầy đủ quyền hạn của mình trên các lĩnh vực hoạt động của ngƣời đại biểu HĐND; làm tốt công tác khen thƣởng đối với đại biểu HĐND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đổi mới công tác thông tin phục vụ hoạt động của đại biểu, cần thƣờng xuyên cung cấp đầy đủ tài liệu, nhất là các chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng và Nhà nƣớc, các luật mới đƣợc ban hành, các thông tin về tình hình Kinh tế - xã hội của địa phƣơng cho đại biểu HĐND. Đồng thời mỗi ngƣời đại biểu phải chủ động, tích cực nắm bắt thông tin, nắm tình hình thực tế của địa phƣơng để tham gia thực hiện tốt công tác giám sát, thẩm tra, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng tại các kỳ họp của HĐND. Thƣờng 71 xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức. Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là các kiến thức về quản lý nhà nƣớc, pháp luật, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, giám sát tại kỳ họp, giám sát thƣờng xuyên, chất vấn, phản biện; kỹ năng thẩm tra, giám sát công tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ bản; công tác xây dựng dự toán, quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc cho đại biểu HĐND. Trên cơ sở đó, biên soạn thành tập tài liệu về kỹ năng hoạt động của HĐND, giúp đại biểu tăng cƣờng vai trò của mình tại các kỳ họp HĐND. Đặc biệt các hội nghị tập huấn về các chế độ, chính sách, pháp luật của các ngành phải có thành phần đại biểu HĐND. Từng đại biểu cần chủ động nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định. Cần tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và nghị quyết của HĐND; thƣờng xuyên trau dồi kỹ năng hoạt động, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin để giúp HĐND ban hành nghị quyết đúng đắn, đảm bảo phù hợp thực tiễn địa phƣơng. Tăng cƣờng tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là phát hiện những bất cập, vƣớng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để kiến nghị sửa đổi, tháo gỡ kịp thời, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND thành phố và thực sự là ngƣời đại biểu đại diện của nhân dân. Về chế độ sinh hoạt phí, lƣơng, phụ cấp của đại biểu HĐND thành phố. Theo quy định hiện nay thì hoạt động phí của đại biểu HĐND cấp huyện bằng hệ số là 0,4 mức lƣơng tối thiểu. Nhƣ vậy, nếu tính theo hệ số và mức lƣơng tối thiểu mới nhất hiện nay là 484.000 đồng (tính mức lƣơng cơ bản là 1.210.000 đồng) thì khoảng tiền này là thấp, chƣa tƣơng xứng với thời gian, trách nhiệm của đại biểu (trong khi đó theo quy định của Luật thì đại biểu HĐND phải dành 1/3 thời gian của mình cho hoạt động của HĐND). Do đó, 72 cần tăng thêm hoạt động phí cho đại biểu và có những chính sách để khuyến khích các đại biểu không ngừng nâng cao trình độ, giữ vững phẩm chất của ngƣời đại biểu nhân dân, tránh đƣợc những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng. 3.3.3. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc; giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên đối với chính quyền đƣợc quy định trong quan điểm chỉ đạo của Đảng ta và đƣợc thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động của các cơ quan dân cử thuộc đối tƣợng giám sát của Mặt trận các cấp tập trung vào các lĩnh vực: Hoạt động xây dựng pháp luật; quyết định những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của cử tri, nhân dân Về giám sát hoạt động của đại biểu dân cử, bằng những hình thức nhƣ tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu dân cử với cử tri nơi bầu ra họ, thông qua việc phản ánh của cử tri và nhân dân về hoạt động của đại biểu nói chung, về tƣ cách đạo đức, sự tín nhiệm nói riêng, thông qua kết luận của các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền về các sai phạm của đại biểu, Mặt trận các cấp có thể xem xét, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp đại biểu có hành vi vi phạm pháp luật, không còn đƣợc nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có văn bản đề nghị HĐND xem xét để quyết định việc miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm. Thực tiễn nhiệm kỳ 2011 - 2016, MTTQ thành phố đã đề nghị HĐND thành phố bãi miễn 01 đại biểu do vi phạm đạo đức lối sống. Chính vì vậy trong những năm tới, chính quyền hàng năm tạo điều kiện tốt nhất cho Mặt trận chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các cuộc tiếp xúc trƣớc và sau mỗi kỳ họp HĐND để đại biểu đƣợc tiếp xúc với cử tri, Mặt trận tập hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri, kiến nghị với các 73 cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc xem xét giải quyết và trả lời cho cử tri đƣợc biết. Cũng thông qua những hoạt động này mà Mặt trận các cấp đã nắm đƣợc những hoạt động của đại biểu để kịp thời nhận xét, góp ý kiến với Hội đồng nhân dân thành phố. Qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động HĐND nói chung và chất lƣợng của đại biểu HĐND nói riêng. Theo quy định của Hiến pháp 2013, nhân dân là ngƣời trực tiếp bầu ra đại biểu mình. Cụ thể từng đại biểu HĐND thành phố do nhân dân thành phố bầu ra, có thể nói thực hiện nhiệm vụ của đại biểu phải đƣợc nhân dân giám sát, chỉ qua giám sát nhân dân mới đánh giá đúng, đủ trách nhiệm ngƣời mà mình bầu; tuy nhiên, trong thực tế, thực hiện việc giám sát của nhân dân đối với đại biểu do mình bầu ra chƣa rõ nét, chƣa cụ thể; do vậy, để thực hiện tốt việc giám sát đối với đại biểu HĐND trong thời gian tới gồm các nội dung sau: Thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt định kỳ để nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của đại biểu HĐND. Định kỳ hàng năm, từng đại biểu HĐND phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND với cử tri nơi mình đƣợc bầu. Đây là việc phát huy quyền giám sát của nhân dân đối với đại biểu dân cử, buộc mỗi đại biểu phải hoạt động tốt hơn, có trách nhiệm hơn trƣớc xã hội và cử tri. 3.3.4. Đổi mới phƣơng thức, nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp 3.3.4.1. Đổi mới giám sát tại kỳ họp - Về xem xét các báo cáo tại kỳ họp: + Về chế độ báo cáo: Tại kỳ họp việc xem xét các báo cáo là rất quan trọng nên lƣôn luôn đòi hỏi các báo cáo đảm bảo những thông tin đầy đủ chính xác về hoạt động của UBND và các ban, ngành trực thuộc UBND thành phố và để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan này trƣớc HĐND thành phố, phải đảm bảo các chế độ báo cáo là: Báo cáo thƣờng kỳ hàng năm, 6 tháng 74 trong kỳ họp HĐND thành phố, báo cáo hàng tháng, hàng quí cho Thƣờng trực HĐND thành phố; báo cáo khi có sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội tác động ảnh hƣởng lớn đến đời sống xã hội trên địa bàn thành phố. + Cần quy định mẫu báo cáo (Tất cả các báo cáo đều phải quy định rõ hình thức báo cáo và nội dung báo cáo), để đảm bảo tính trang nghiêm của một văn bản báo cáo và tính đầy đủ, chính xác của nó. Nội dung báo cáo, phải có sự phân tích tình hình, kết quả hoạt động cụ thể, ƣu điểm và khuyết điểm, nguyên nhân chủ quan và khách quan, trách nhiệm cụ thể thuộc về ai, phƣơng hƣớng khắc phục cụ thể. + Cần quy định về thời gian nộp báo cáo một cách hợp lý, nhất là báo cáo thƣờng kỳ hàng năm, 6 tháng trình bày trong kỳ họp HĐND để giúp cho việc thẩm tra của hai ban HĐND, và nghiên cứu, xem xét của đại biểu HĐND thành phố có chiều sâu, chất lƣợng và có thời gian để yêu cầu khi cần bổ sung, sửa đổi nhằm nâng cao chất lƣợng báo cáo. Mặc khác cũng cần quy định rõ hơn đối với UBND cùng cấp, các cơ quan chuyên môn của UBND về chế độ mời tham dự các cuộc họp cần thiết, để đảm bảo thông tin thƣờng xuyên liên tục của một cấp chính quyền. + Về cách thẩm tra báo cáo: Đây là công việc, vừa có ý nghĩa nâng cao chất lƣợng giám sát tại kỳ họp, vừa giúp HĐND thành phố ra đƣợc những quyết định sát hợp mang tính khả thi cao. Do đó, nó đòi hỏi phải đƣợc tiến hành theo một nguyên tắc và quy trình nhất định, trƣờng hợp cần thiết có thể đi thực tế kiểm tra những điểm mà báo cáo nêu chƣa rõ hoặc có mâu thuẩn với những thông tin khác qua đơn thƣ hoặc phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trên cơ sở đó các ban nắm chắc đƣợc vấn đề, để có những văn bản thẩm định với những nhận định xác đáng, sâu sắc giúp cho HĐND, đại biểu HĐND thành phố có quyết định đúng đắn. - Về chất vấn của đại biểu HĐND thành phố: Chất vấn là một phƣơng 75 thức giám sát rất quan trọng của HĐND, là hình thức biểu hiện của quyền lực nhà nƣớc. Thông qua hoạt động chất vấn, cơ quan dân cử thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối với cá nhân hoặc cơ quan nhà nƣớc. Mặc dù Hiến pháp và các văn bản Luật có liên quan đã quy định rõ vấn đề này, song đây vẫn là khâu còn hạn chế trong hoạt động giám sát của thành phố trong thời gian qua. Vì vậy cần phải nghiên cứu để bổ sung một số vấn đề sau: Trước hết, Cần sắp xếp chƣơng trình kỳ họp thật hợp lý để dành nhiều thời gan cho việc thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn, giảm bớt việc trình bày các báo cáo, đề án, tham luận quá dài. Phải tạo không khí thật dân chủ, cởi mở để mỗi đại biểu đều có thể tham gia ý kiến, tránh tình trạng ý kiến phát biểu chỉ tập trung vào một số ngƣời. Phải làm sao cho kỳ họp của HĐND thực sự trở thành diễn đàn trao đổi, đánh giá, bàn định, quyết nghị và thể hiện tốt vai trò giám sát của cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng; Thứ hai, Về hình thức chất vấn. Cần tăng cƣờng vai trò điều hành của chủ tọa kỳ họp, căn cứ vào nội dung chất vấn cần quy định vấn đề nào bắt buộc phải chất vấn bằng văn bản, vấn đề nào có thể vừa bằng văn bản vừa bằng lời nói nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lƣợng nội dung chất vấn của đại biểu HĐND. Từ đó giảm các câu hỏi chất vấn có tính chất chung chung, không sát thực tế, gây khó khăn cho việc trả lời chất vấn; Thứ ba, Về trách nhiệm và hình thức trả lời chất vấn. Cần có quy định đề cao trách nhiệm đến cùng trong việc trả lời chất vấn để làm rõ nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm cá nhân, cần thiết phải có nhiều quy định về các chế định và hiệu quả pháp lý đối với thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị không chấp hành, không trả lời các kiến nghị bằng văn bản của HĐND; Thứ tư, Về biện pháp cụ thể để kiểm tra giám sát việc giải quyết những vấn đề của chất vấn sau kỳ họp, chƣa có chế tài xử lý sai phạm nên hiệu quả giám sát còn thấp. 76 - Về hoạt động giám sát trong việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và đơn thƣ khiếu nại của công dân: Hiện nay nội dung các quy định của pháp luật về Luật Thanh tra, luật khiếu nại, tố cáo công dân đã thể hiện một bƣớc tiến bộ trong trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, việc thực hiện các luật trên còn gặp không ít khó khăn; vƣớng mắc nhất là về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành chƣa thật rõ ràng dẫn đến hiện tƣợng đùn đẩy, vòng vo khi tiếp nhận khiếu nại của công dân hoặc một sự việc mà cùng lúc có nhiều ngành giải quyết, thực trạng đó không những ảnh hƣởng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết những ý kiến, kiến nghị làm cho hoạt động giám sát, kiểm tra của HĐND thành phố gặp khó trong quá trình thực hiện. Vì vậy, đổi mới thể chế pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của công dân không chỉ là yêu cầu tất yếu khách quan đối với các cơ quan nhà nƣớc có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết các khiếu kiện của nhân dân mà cả đối với các cơ quan dân cử. - Việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng cần đƣợc xem xét lại: Hiện nay luật quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND thành phố bầu (hiện nay lấy ý kiến gồm: Thƣờng trực HĐND - 5 ngƣời - Thƣờng trực UBND và thành viên UBND thành phố - gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và thủ trƣởng các phòng chuyên môn, Chánh văn phòng HĐND - UBND thành phố; số lƣợng có tăng lên so với quy định trƣớc đây). Cần nghiên cứu hình thức lấy phiếu nhƣ thế nào để không gây áp lực cho những ngƣời đang làm công việc trong các chức danh do HĐND bầu, việc lấy kết quả tín nhiệm phải xác đúng (vì thực tế có cảm nhận giống nhƣ vì quen biết, nể nang nên kết quả chƣa phản ánh đúng thực tiễn) và mạnh dạn bãi miễn những chức danh không còn tín nhiệm hoặc tín nhiệm quá thấp. 3.3.4.2. Đổi mới giám sát ngoài kỳ họp - Cần quyết định mục tiêu, nhiệm vụ giám sát: Tức là qua thực tiễn hoạt 77 động của địa phƣơng, HĐND cần quyết định những loại hoạt động nào cần giám sát, đánh giá, để biết tình hình tiến triển chung của dự án hay có mục đích riêng, lợi ích nhóm, nhằm can thiệp, chấn chỉnh hoặc thúc đẩy một hoạt động kinh tế - xã hội nào đó phù hợp với quy định pháp luật và nghị quyết của HĐND thành phố; xác định thành phần tham gia vào quá trình giám sát: sự tham gia của các bên có liên quan giúp hiểu đƣợc các quan điểm, mong muốn của họ và đảm bảo rằng những ý kiến phản hồi của họ sẽ đƣợc ghi nhận, lồng vào trong biện pháp, giải pháp nhằm thực hiện có tính hiệu quả và có tính chiến lƣợc. Bên cạnh đó cũng cần xác định phạm vi, đối tƣợng giám sát để tổ chức các hoạt động giám sát hiệu quả, thu thập các thông tin về tiến độ hay thông tin về kết quả các chỉ số (chỉ tiêu) đƣợc dùng nhƣ một công cụ để đo lƣờng thành quả một cách rõ ràng, giúp đánh giá các kết quả thực hiện, hoặc để phản ánh những thay đổi. Các chỉ số có thể mang tính định lƣợng hoặc định tính. Để giám sát tốt thì trong kế hoạch, đề cƣơng cần nêu rõ mục đích, mục tiêu, yêu cầu, đối tƣợng, phƣơng thức và thời gian. Trên cơ sở các thông tin đã đƣợc phân tích để nhận định, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, hoặc các đầu ra, kết quả. Nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, các nguyên nhân và tồn tại; đề xuất những biện pháp, khuyến nghị biện pháp, giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy tiến độ hoặc bài học kinh nghiệm hoặc đƣa ra quyết định chiến lƣợc cho những nhiệm kỳ sau của HĐND thành phố; sau giám sát cần tăng cƣờng chia sẻ các phát hiện, kết luận và đề xuất của HĐND thành phố với các bên có liên quan nhằm hỗ trợ, phối hợp thực hiện các biện pháp mà đoàn giám sát của HĐND đề xuất. - Thành lập đoàn giám sát theo chƣơng trình, kế hoạch, nâng cao vai trò giám sát của Thƣờng trực HĐND, các ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố: 78 + Thƣờng trực HĐND thành phố trong việc xây dựng chƣơng trình giám sát hằng năm của HĐND nói chung và quyết định chƣơng trình giám sát riêng của mình đƣợc quy định trong Luật Chính quyền địa phƣơng 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015; Thƣờng trực HĐND thành phố cần nắm bắt toàn diện, đầy đủ thông tin về các lĩnh vực, góp phần nâng cao tính chủ động, linh hoạt trong điều hành các kỳ họp, tham gia ý kiến trong các cuộc họp của UBND thành phố, các ban, ngành, địa phƣơng. Trong quá trình hoạt động của các ban, các báo cáo, văn bản đều gửi cho Thƣờng trực nhƣ kế hoạch, chƣơng trình giám sát, báo cáo kết quả giám sát Tại các hội nghị liên tịch bàn chuẩn bị các nội dung, chƣơng trình kỳ họp thƣờng lệ cuối năm, phải tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trƣớc và sau các kỳ họp, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của UBND thành phố, các ban, ngành địa phƣơng, báo cáo của Ban Thƣờng trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các đại biểu HĐND, Thƣờng trực HĐND phải nghiên cứu và lựa chọn các nội dung xác đúng, bức xúc đƣa vào kế hoạch giám sát (trên cơ sở thực tiễn của địa phƣơng và ý kiến đề xuất của các ban và đại biểu HĐND). Mặt khác, trên cơ sở các văn bản pháp luật của nhà nƣớc, xét thấy một số nội dung liên quan đến tình hình thực tế ở địa phƣơng cần giám sát, khảo sát để đánh giá kết quả, tiếp tục kiến nghị các giải pháp thực hiện tốt hơn. Sau khi chƣơng trình giám sát của HĐND thành phố đƣợc ban hành, Thƣờng trực HĐND sẽ cụ thể hóa nghị quyết bằng chƣơng trình hoạt động trọng tâm của mình và các ban theo từng tháng, từng quý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của pháp luật và nghị quyết của HĐND cùng cấp. Cùng với việc quyết định các nội dung giám sát, khảo sát hàng năm, trên cơ sở đề xuất của UBND thành phố, hoặc theo đề nghị của các ban của HĐND thành phố, các cơ quan liên quan, Thƣờng trực HĐND quyết định tổ chức các kỳ họp chuyên đề, kỳ họp bất thƣờng để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, đây cũng là một hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp. 79 Ngoài chƣơng trình giám sát trọng tâm đã đƣợc HĐND thông qua tại kỳ họp cuối năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Thƣờng trực HĐND chủ động quyết định giám sát hoặc phân công các ban giám sát các nội dung mà cử tri bức xúc nêu ra nhƣ: công tác quy hoạch đô thị; xây dựng cơ bản; công tác quản lý quy hoạch trong lĩnh vực xây dựng đô thị và đất đai; vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tình hình thực hiện một số chính sách về lao động theo quy định của Luật Lao động và các văn bản pháp luật liên quan. Ban Kinh tế - xã hội giám sát về việc sử dụng các khoản thu phí và lệ phí tại một số địa phƣơng, đơn vị; kết quả thực hiện chế độ đối với ngƣời đƣợc hƣởng chính sách; giám sát công tác xây dựng nông thôn mới. Ban Pháp chế giám sát công tác giam, giữ, quản lý can phạm nhân của nhà tạm giữ đối với ngƣời vi phạm pháp luật, về việc thực hiện các quy trình trong giải quyết khiếu nại, tố cáo công dân. Việc xây dựng chƣơng trình giám sát hằng năm hiệu quả sẽ giúp Thƣờng trực HĐND, các ban của HĐND chủ động trong hoạt động. Cán bộ, công chức tham mƣu, giúp việc cũng nắm đƣợc kế hoạch để chuẩn bị tài liệu, văn bản liên quan, xây dựng đề cƣơng, biểu mẫu phục vụ các hoạt động giám sát. Chất lƣợng, hiệu quả các cuộc giám sát cao hơn rõ rệt. Tại Điều 22, Quy chế hoạt động của HĐND 2005, quy định đối với Thƣờng trực HĐND thành phố có nhiệm vụ: “Điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban của HĐND”. Trong giám sát của HĐND có rất nhiều nội dung quan trọng, bức xúc, việc tổ chức giám sát sẽ rất dễ dẫn đến chồng chéo, nếu không có sự phân công, điều hòa của Thƣờng trực HĐND có thể xảy ra tổ chức giám sát chồng chéo, trùng lắp, gây khó khăn cho các địa phƣơng, đơn vị trong việc tổ chức phục vụ hoạt động của các đoàn giám sát. Về giám sát việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri còn tồn đọng kéo dài cần sử dụng hình thức giám sát có đối thoại trực tiếp (hình thức nhƣ phiên điều trần) đối thoại 3 cấp (cấp tỉnh, huyện, xã) và 3 bên 80 (3 bên cơ quan dân cử, cơ quan chức năng và cử tri). Tại cuộc giám sát bằng đối thoại tất cả các khía cạnh của vấn đề cử tri khiếu nại, khiếu kiện và cách giải quyết của cơ quan chức năng đƣợc trao đổi thẳng thắn, dân chủ và đi đến nhất trí về đánh giá, nguyên nhân và đề ra giải pháp. Khi tiến hành, cần có biên bản làm việc, có đầy đủ chữ ký của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, MTTQ và đại diện cử tri và những ngƣời liên quan, trên cơ sở đó Thƣờng trực HĐND ra kiến nghị và yêu cầu thời gian để các bên liên quan thực hiện và giám sát theo kết luận của biên bản đó. Luật và quy chế hoạt động của HĐND cũng quy định khá rõ chế độ tiếp công dân của đại biểu HĐND nhƣng trên thực tế việc thực hiện quy định chƣa tốt và đều. Do đó, thời gian tới phải thực hiện nghiêm túc quy định này, Thƣờng trực HĐND có thông báo phân công về thời gian, địa điểm lịch tiếp dân của đại biểu HĐND thành phố tại trụ sở HĐND thành phố hoặc tại đơn vị ứng cử ( đối với đại biểu 1 tháng phải dành 1 ngày tiếp công dân). Vì vậy cần quy định rõ mức độ, phạm vi thủ tục kiểm tra, giám sát của HĐND đối với việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nƣớc nhằm tránh tình trạng làm thay chức năng của các cơ quan nhà nƣớc có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết khiếu nại hoặc vì lúng túng về thủ tục mà hoạt động hình thức, kém hiệu quả. + Đối với các ban của HĐND thành phố tại mỗi kỳ họp và chƣơng trình công tác của HĐND giữa hai kỳ họp, các ban chủ động xây dựng chƣơng trình công tác, trong đó có kế hoạch giám sát, xác định nội dung chi tiết các lĩnh vực, các vấn đề trọng điểm, vấn đề bức xúc liên quan đến chế độ, chính sách, đời sống an sinh xã hội của ngƣời dân, qua đó chọn ra các chuyên đề khảo sát, giám sát mà xã hội đang quan tâm. Các đại biểu, đặc biệt là các đại biểu chuyên trách nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo, thu thập thông tin thông qua tiếp xúc cử tri, cập nhật các phƣơng tiện thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến chuyên đề giám sát. 81 Hàng năm, khi tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề hoặc giám sát thƣờng lệ, nếu một số cuộc giám sát có nội dung mang tính liên ngành thì cần sự tham gia phối hợp giám sát của tất cả các ban của HĐND. Sự phối hợp chặt chẽ này sẽ giúp các cuộc giám sát nghiêm túc, có trọng điểm, gọn nhẹ nhƣng có chất lƣợng và hiệu lực giám sát. Phối hợp giám sát của các ban cũng giúp tránh tình trạng giám sát trùng lặp, chồng chéo gây khó khăn cho các đơn vị, địa phƣơng đƣợc giám sát và việc bố trí cán bộ tham mƣu, phƣơng tiện phục vụ của cơ quan Văn phòng. Hơn nữa trƣớc khi tiến hành giám sát, ban cần xây dựng kế hoạch giám sát thật chất lƣợng, đề cƣơng đặt ra phải sát với yêu cầu. Đồng thời, tổ chức họp đoàn giám sát để bàn bạc, thống nhất nội dung giám sát, các câu hỏi, các vấn đề đặt ra đối với các đơn vị đƣợc giám sát. Tổ chức đi khảo sát thực tế, cập nhật những hình ảnh trong quá trình khảo sát và giám sát. Sau khi giám sát xong, ban sẽ họp đoàn giám sát để thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát nhằm đƣa ra những kiến nghị, đề xuất chính xác, phù hợp trong khả năng thực hiện của các đơn vị và chuyển những kiến nghị vƣợt thẩm quyền cho cấp trên. Sau đó, ban sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của các đơn vị và sẽ tái giám sát nếu cần thiết. Trong hoạt động giám sát, các thành viên ban, nhất là đại biểu chuyên trách chọn ra các vấn đề xã hội quan tâm, các vấn đề sai sót, trì trệ trong thực hiện, chuyển các ý kiến chất vấn và các hình ảnh ghi nhận qua giám sát gửi đến kỳ họp, để báo cáo và chất vấn thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn và Chủ tịch UBND thành phố giải trình thuộc trách nhiệm của mình. + Tổ đại biểu HĐND đã thể hiện đƣợc vai trò là “cánh tay nối dài” của HĐND, giúp cho Thƣờng trực HĐND, các ban HĐND mở rộng phạm vi, hoạt động giám sát, phát huy tính chủ động trong hoạt động của mình. Thông qua giám sát của Tổ đã có những tác động mạnh đến việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của Tổ, vai trò hoạt động, chất lƣợng của từng đại biểu; mối quan hệ giữa các thành viên trong Tổ đƣợc gắn kết chặt chẽ hơn; chia sẻ trao đổi 82 thông tin, hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn; mỗi đại biểu thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề của địa phƣơng một cách toàn diện, sâu sắc hơn; khắc phục dần tình trạng đại biểu chỉ quan tâm đến những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn và thiếu quan tâm đến các lĩnh vực quan trọng khác. + Về hoạt động của đại biểu HĐND thành phố vẫn còn tình trạng có đại biểu còn tƣ tƣởng né tránh, nể nang, ngại va chạm trong giám sát, chất vấn, thậm chí có đại biểu cơ cấu là đại biểu HĐND 2, 3 nhiệm kỳ nhƣng không chất vấn một câu nào. Trong khi đó các quy định của pháp luật trƣớc đây và hiện hành luôn ghi rõ vai trò quyền và nghĩa vụ của đại biểu khi trúng cử. Chất lƣợng hoạt động của các đại biểu HĐND là hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của HĐND thành phố, do vậy việc tăng cƣờng tập huấn kỹ năng, tiếp cận phƣơng pháp làm việc mang tính chuyên nghiệp của các vị đại biểu là hết sức cần thiết. Cơ sở để điều chỉnh tình trạng này đó là quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và có chế tài xử lý phù hợp, thậm chí bãi miễn vai trò đại biểu nếu nhƣ không tuân thủ các quy định về nghĩa vụ của đại biểu. Tại khoản 1 và 2, Điều 115, Hiến pháp 2013 đã quy định: “Đại biểu HĐND có trách nhiệm xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”. “Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủ trƣởng cơ quan thuộc UBND. Ngƣời bị chất vấn phải trả lời trƣớc HĐND. Đại biểu HĐND có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị ở địa phƣơng. Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu”. - Tiếp tục quan tâm đổi mới việc tổ chức tiếp xúc cử tri cả về phƣơng thức lẫn nội dung, tránh tình trạng “cử tri chuyên nghiệp” và phải thực hiện phƣơng châm “Nghe là chính” và thật sự lắng nghe ý kiến của dân. Tất cả 83 những ý kiến của cử tri phải đƣợc tập hợp đầy đủ, trung thực, những kiến nghị phản ánh chính đáng phải đƣợc trả lời rõ ràng. Đồng thời những đợt tiếp xúc cử tri là dịp để ngƣời đại biểu HĐND nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của cử tri để kịp thời phản ánh và là điều kiện thuận lợi để nắm tình hình thực tế phục vụ cho công tác giám sát, ngƣợc lại đây cũng là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát đƣợc hoạt động của ngƣời đại biểu. - Giám sát nghị quyết của HĐND thành phố nói chung và nghị quyết chuyên đề nói riêng có vai trò quan trọng, bảo đảm các chính sách ở địa phƣơng do HĐND thành phố ban hành đƣợc thực thi có hiệu quả. Tính chất của hoạt động này là giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện và đánh giá tính hiệu quả của chính sách, từ đó giúp kiểm chứng tính đúng đắn, sự phù hợp của những chủ trƣơng, biện pháp mà HĐND đã quyết nghị. Thông qua giám sát, phát hiện những khó khăn vƣớng mắc để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách, đảm bảo nghị quyết ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm tƣ nguyện vọng của cử tri và khẳng định quyền lực, uy tín thực sự của các cơ quan dân cử. Trách nhiệm của HĐND, thƣờng trực, các ban, các tổ đại biểu và các đại biểu HĐND thành phố trong việc giám sát tình hình, kết quả triển khai và thực hiện nghị quyết chuyên đề phải đƣợc thể hiện rõ ngay từ khi lựa chọn các nội dung giám sát đƣa vào chƣơng trình giám sát hàng năm của HĐND thành phố, đƣợc xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm, lựa chọn kỹ nội dung, chú trọng đúng mức đến các hội nghị chuyên đề cần giám sát đảm bảo nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng. Đối với những nghị quyết chuyên đề cần có sự tổng kết, đánh giá sâu. Thƣờng trực HĐND thành phố yêu cầu các cơ quan chuẩn bị các báo cáo chuyên đề trình HĐND thành phố. Trên cơ sở nhận định, đánh giá khách quan 84 về hiệu quả thực hiện nghị quyết, HĐND thành phố xem xét, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Việc giám sát kết quả thực hiện các nghị quyết chuyên đề của HĐND đƣợc thực hiện thông qua các cuộc giám sát chuyên đề. Phƣơng thức giám sát đƣợc thực hiện linh hoạt trên cơ sở quy định của pháp luật, sử dụng quy trình giám sát phù hợp với đối tƣợng giám sát, xử lý kịp thời thông tin và hạn chế tối đa ảnh hƣởng đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát nhƣ: kết hợp giám sát thông qua báo cáo và giám sát trực tiếp tại đơn vị; tổ chức hội nghị mời các cơ quan có liên quan đến việc triển khai nghị quyết chuyên đề báo cáo, đối thoại, làm rõ nội dung cần thiết Thông qua giám sát, thƣờng trực, các ban của HĐND kiến nghị các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nghị quyết chuyên đề của HĐND thành phố cho phù hợp với thực tế của địa phƣơng. Đối với các Nghị quyết HĐND thành phố có những quy định trái với quy định của pháp luật hiện hành cần phát hiện sớm và cơ quan thẩm quyền xem xét bãi bỏ hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị quyết mới kịp thời để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nƣớc diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Để đảm bảo hiệu lực giám sát, trƣớc các kỳ họp cuối năm của HĐND thành phố, Thƣờng trực HĐND yêu cầu các cơ quan có liên quan báo cáo các kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát trình HĐND thành phố, chú trọng phát huy vai trò của cơ quan báo chí để nhân dân theo dõi, giám sát, đồng thời tổ chức kiểm tra thực tế tại một số đơn vị. Trên cơ sở những ƣu điểm tiến bộ của UBND thành phố trong việc cụ thể hóa nghị quyết của HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016, qua đó HĐND yêu cầu UBND thành phố sớm, chủ động đề xuất các nội dung cần cho HĐND thành phố ban hành các nghị quyết chuyên đề, để có hƣớng chủ động trong quá trình điều hành và tổ chức thực hiện. 85 3.3.5. Tăng cƣờng trách nhiệm giữa Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trong tổ chức tiếp xúc cử tri Tiếp tục thực hiện tốt mối quan hệ trách nhiệm giữa Thƣờng trực HĐND - UBND và Ủy ban MTTQ thành phố trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri trƣớc và sau kỳ họp HDND thành phố; nhất là đối với đại điểm, thời gian tổ chức tiếp xúc cƣ tri, bố trí sao cho phù hợp với từng phƣờng - xã, từng khu phố, cụm dân cƣ, tránh và không nên thƣờng xuyên bố trí tại trụ sở UBND cấp xã; do thành phố là đặc thù đô thị (Cử tri thƣờng xuyên phải lo kinh doanh, buôn bán,) nên vấn đề linh hoạt trong thời gian tiếp xúc cử tri cũng phải đƣợc quan tâm; mặt khác cũng phải quan tâm tốt đến các điều kiện khác (chỗ ngồi, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, nƣớc uống,) để phục vụ tốt cho buổi tiếp xúc cử tri. Vấn đề khác quan trọng khác nữa đó là chất lƣợng, số lƣợng tham gia tiếp xúc cử trị. Về sâu xa, thiết nghĩ đây là vấn đề mang tính quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát của HĐND thành phố nói riêng. Các cuộc họp cử tri tới đông, khắc phục tình trạng “cử tri chuyên nghiệp”, phát biểu, phản ánh nhiều nội dung bức xúc, phát sinh từ thực tế giúp cho hoạt động của chính quyền địa phƣơng ngày càng hoàn thiện và phục vụ tốt nhân dân; thực tế đối với thành phố thực hiện vấn đề này còn ở mức độ khiêm tốn, vì vẫn còn “cử tri chuyên nghiệp” và một số ý kiến còn chung chung, lặp đi lặp lại nhiều lần. Do vậy, trong thời gian tới, thành phố tập trung khắc phục tình trạng này, từng bƣớc nâng lên chất lƣợng, số lƣợng cử tri tham gia tiếp xúc cử tri. 3.3.6. Thực hiện nghiêm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính độc lập của chính quyền địa phƣơng - Khoản 1, khoản 2. Điều 12. Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng 86 2015 quy định về phân quyền cho chính quyền địa phƣơng: “ Việc phân quyền cho mỗi cấp chính quyền địa phƣơng phải đƣợc quy định trong các luật. Chính quyền địa phƣơng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc phân quyền” và khoản 3, Điều 13, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng 2015 về Phân cấp cho chính quyền địa phƣơng, quy định: “ Cơ quan nhà nƣớc cấp trên khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phƣơng hoặc cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp”. Việc thực hiện những quy định này trong thời gian qua là chƣa rõ và chƣa cụ thể, có nội dung phân cấp nhƣng chƣa bố trí đủ các nguồn lực cần thiết, dẫn đến việc tự chủ trong các quyết định địa phƣơng chƣa chủ động và “không dám” quyết; mặt khác có những nội dung thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của chính quyền địa phƣơng vẫn “bị” tỉnh can thiệp sâu (thực tế bằng cách phối hợp với cấp dƣới cùng thực hiện, hoặc là vừa làm vừa giải ngân - tính lệ thuộc - trong các công trình xây dựng nâng cấp đô thị), chính vì vậy để địa phƣơng tự chủ, tự chiụ trách nhiệm của mình thì trong thời gian tới nên thực hiện đúng, đủ các quy định này trong Luật. Để chính quyền địa phƣơng đƣợc bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã đƣợc phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi đƣợc phân quyền, phân cấp. - Theo quy định, HĐND có chức năng quyết định các vấn đề của địa phƣơng theo Luật định. Điều này, giúp cho HĐND trong quá trình xây dựng các nghị quyết sẽ không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống luôn vận động phát triển, phát sinh nhiều đến mối quan hệ xã hội mà pháp luật chƣa điều chỉnh, những nhu cầu bức xúc và cần thiết của nhân dân địa phƣơng, trong khi đó HĐND thành phố không có thẩm quyền chủ động để xử 87 lý, thực tế là phải xin ý kiến của cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh, dẫn đến không chủ động quyết định nhiệm vụ, cũng nhƣ chịu trách nhiệm về những quyết định đó trong hoạt động, chƣa phát huy vai trò của cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. Mặt khác, nên bố trí khoản kinh phí riêng hoạt động cho HĐND thành phố nói riêng, cấp huyện nói chung, vì hiện nay còn chung với hoạt động của Thƣờng trực UBND cùng cấp, dẫn đến cũng làm cho HĐND không tự chủ và mặt nà đó cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động giám sát của HĐND, nhất là những lĩnh vực, nội dung giám sát trực tiếp đối với UBND cùng cấp. 3.3.7. Nâng cao trình độ của cơ quan giúp việc, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân - Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tham mƣu, giúp việc của văn phòng để đảm bảo tốt chức năng tham mƣu, phục vụ hoạt động của HĐND, các cơ quan của HĐND và đại biểu HĐND. Do đó cần lựa chọn, bố trí chuyên viên chuyên trách đủ năng lực, am hiểu địa phƣơng, có kinh nghiệm để tham mƣu, giúp việc Thƣờng trực HĐND, cho các ban HĐND thành phố; về số lƣợng tối thiểu ít nhất cần 3 chuyên viên (nhƣng hiện nay mới chỉ bố trí có 1 chuyên viên). Cần quy định chức danh công việc, phân công rõ trách nhiệm, đảm bảo mỗi công việc cụ thể của ban đều có chuyên viên phụ trách, theo dõi thực hiện. Cần quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực tham mƣu của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, động viên, khen thƣởng kịp thời. - Đảm bảo các điều kiện tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố và hoạt động giám sát của HĐND, thƣờng trực, các ban của HĐND thành phố. Tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ của đại biểu HĐND theo quy định của luật. Thời gian tiếp xúc cử tri đƣợc thông báo công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phƣơng để cử tri biết và đến dự. 88 Thƣờng trực HĐND chỉ đạo Văn phòng chuẩn bị phƣơng tiện phục vụ đối với các đại biểu ở cơ sở; các tài liệu cần thiết nhƣ: nội dung, chƣơng trình kỳ họp, báo cáo tóm tắt về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại cuộc tiếp xúc trƣớc đó của các ngành hữu quan. Các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri đƣợc tổng hợp phân loại và chuyển đến các cơ quan liên quan trả lời tại các cuộc tiếp xúc cử tri trƣớc, sau kỳ họp. Một số nội dung nổi cộm đề nghị UBND cùng cấp trả lời tại kỳ họp. Đối với những vấn đề cụ thể, Thƣờng trực HĐND thành phố có văn bản hoặc tổ chức đoàn kiểm tra đôn đốc các cơ quan có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền và trả lời cử tri theo từng vấn đề, từng nội dung. Qua đó, đã tạo đƣợc không khí dân chủ, cởi mở và trách nhiệm giữa đại biểu dân cử với cử tri. - Ngoài ra, cần đáp ứng đầy đủ trang thiết bị làm việc, cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ hoạt động của các ban. Có quy định cụ thể về kinh phí cho hoạt động chuyên môn của ban nhƣ kinh phí nghiên cứu phục vụ công tác thẩm tra, giám sát, tham gia các hoạt động của ban để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động HĐND thành phố, Thƣờng trực, các ban, văn phòng HĐND - UBND thành phố, việc ứng dụng này trong nhiệm kỳ qua là chƣa tốt, chƣa nhiều, thƣờng xuyên gởi bằng văn bản giấy dẫn đến tốn kém, lãnh phí trong kinh phí, gây khó khăn cho việc lƣu trữ của đại biểu. Thời hạn chuyển tài liệu họp HĐND gồm dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình HĐND, báo cáo thẩm tra của các ban HĐND và tài liệu cần thiết khác đã đƣợc Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Quy chế hoạt động của HĐND quy định rất rõ ràng. Thƣờng trực HĐND thành phố chỉ đạo gửi tài liệu cho đại biểu HĐND, đại biểu khách mời qua hộp thƣ điện tử và trên trang 89 thông tin điện tử của HĐND thành phố, tài liệu giấy gửi tại hội trƣờng vào phiên khai mạc, điều này giúp giảm đƣợc kinh phí, vừa giúp cho đại biểu tránh đƣợc sự bất tiện trong lƣu trữ, sử dụng tài liệu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động HĐND thành phố đã giúp cho đại biểu có thêm thông tin về hoạt động HĐND và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện để phục vụ cho hoạt động giám sát, thảo luận, quyết định các vấn đề tại kỳ họp cũng nhƣ việc nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng, giải thích và tuyên truyền pháp luật đến cử tri. 90 Tiểu kết chƣơng 3 Trong chƣơng 3, tác giả đã nêu đƣợc những dự báo thuận lợi cũng nhƣ những khó khăc tác động đến hoạt động giám sát của HĐND các cấp nói chung, cũng nhƣ HĐND thành phố trong thời gian tới. Tác giả cũng đề xuất 7 giải pháp tăng cƣờng hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá trong thời gian tới. Một là, Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá. Hai là, Tiếp tục nâng cao chất lƣợng đại biểu, phụ cấp trách nhiệm đại biểu HĐND thành phố. Ba là, Phát huy vai trò giám sát của MTTQ; giám sát của nhân dân đối với hoạt động của HĐND thành phố. Bốn là, Đổi mới phƣơng thức, nội dung giám sát của HĐND thành phố tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp. Năm là, Tăng cƣờng trách nhiệm giữa thƣờng trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ cùng cấp trong tổ chức tiếp xúc cử tri. Sáu là, Thực hiện nghiêm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính độc lập của chính quyền địa phƣơng. Bảy là, Nâng cao trình độ của cơ quan giúp việc, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giám sát của HĐND. 91 KẾT LUẬN Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá trong thời gian tới, nhất là trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 ngày một tốt hơn thì nhất thiết phải nâng lên cách nhìn nhận về HĐND cũng nhƣ công tác giám sát của HĐND, trong điều kiện hiện nay nhất là trong công cuộc đổi mới đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND là rất cần thiết, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hạn chế lạm quyền của các cơ quan nhà nƣớc, góp phần xây dựng nhà nƣớc trong sạch vững mạnh. HĐND với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Với chức năng, quyền hạn của mình có nhiệm vụ cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc bằng các nghị quyết của HĐND, đề ra các quy định, chính sách của địa phƣơng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Đồng thời khơi dậy và phát huy tốt mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng để phát triển bền vững. Vận động cử tri và nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh mà nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Rạch Giá đề ra. Từ cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND thành phố đƣợc Hiến pháp 2013 và pháp luật của nƣớc ta quy định cho thấy, trong quá trình vận hành bộ máy nhà nƣớc của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân thì hoạt động giám sát của HĐND là một trong những công cụ hữu hiệu để chống sự lạm quyền, các hành vi vi phạm pháp luật, nghị quyết HĐND của các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Qua hoạt động giám sát để xem xét, kiểm tra tính đúng đắn trong việc thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của 92 HĐND. Trên cơ sở đó, đánh giá đƣợc năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân đƣợc pháp luật trao cho thẩm quyền; đánh giá đƣợc tính đúng đắn của các nghị quyết HĐND thành phố bằng thực tiễn để sửa đổi, bổ sung quy định chƣa phù hợp. Chất lƣợng hoạt động giám sát của HĐND thành phố trên thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trình độ, năng lực, trách nhiệm của đại biểu HĐND thành phố, năng lực, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm của Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND thành phố là yếu tố quyết định. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tổ chức, cán bộ, quyết định tổ chức các Ban HĐND thành phố theo luật định và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, góp phần hoàn thiện tổ chức của HĐND thành phố, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động của đại biểu HĐND thành phố cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá nói riêng. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động giám sát của HĐND thành phố theo yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Quy trình đổi mới cần phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện. Thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá trong những năm qua cho thấy có nhiều bƣớc tiến rõ rệt về nội dung, phƣơng thức giám sát, tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu, kiến nghị của cử tri, nhân dân và đại biểu HĐND quan tâm, xã hội bức xúc. Do đó, hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát đƣợc nâng lên. Hoạt động giám sát của HĐND thành phố đã từng bƣớc mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch, bƣớc đầu đã chú ý tới các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở địa phƣơng tham gia, phối hợp giám sát, đã cụ thể hoá một số công việc cụ thể về sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với hoạt động của HĐND thành phố. Song 93 cũng còn có vấn đề hạn chế về nhận thức, về tổ chức thực hiện, về cụ thể hoá quy định của pháp luật, về điều kiện đảm bảo, làm ảnh hƣởng phần nào đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố, cần phải có giải pháp tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. Từ nghiên cứu và phát hiện những hạn chế về hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá đã xác lập rõ căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế. Theo quy luật phát triển, việc tổ chức thực hiện các giải pháp trên không có nghĩa là suôn sẻ mà nó sẽ phát sinh vấn đề mới, đòi hỏi cơ quan, cá nhân thực thi chức năng, nhiệm vụ phải giữ vững định hƣớng, yêu cầu cơ bản nắm vững nguyên tắc và thực thi đồng bộ những giải pháp chủ yếu đã nêu trong luận văn để nâng cao chất lƣợng giám sát của HĐND thành phố. Đƣợc các cơ quan có thẩm quyền xem xét vận dụng vào thực tiễn, tin chắc rằng các giải pháp sẽ khắc phục đƣợc hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố nói riêng và HĐND cấp huyện nói chung. Các giải pháp trên phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ để phát huy sức mạnh của HĐND, góp phần xây dựng bộ máy nhà nƣớc ở địa phƣơng ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội. 5. Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020. 6. Văn Kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020. 7. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, NXB Hồng Đức. 9. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Quốc hội (2003), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Quốc hội (2005), Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015, NXB Hồng Đức. 13. Quốc hội (2012), Nghị quyết 35 của Quốc hội về hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu. 14. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, XB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016. 15. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, NXB Hồng Đức. 16. Những điểm mới trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. 17. Bộ Nội Vụ (2016), Tài liệu Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân (1996), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 19. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Thuật ngữ hành chính, Viện Nghiên cứu hành chính. 20. Phạm Hồng Thái, Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và việc ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số tháng 01/2015. 21. Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số tháng 6/2002. 22. Cao Thị Bích Lan, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân từ thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội, 2005. 23. Nguyễn Bá Vui, Tăng cường tổ chức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội, 2011. 24. Trần Thị Trà Giang, Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, (từ thực tiễn Gia Lai), Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2013. 25. Tô Thanh Tùng, Giám sát của Hội đồng nhân dân xã đối với chính quyền cấp xã, (Qua nghiên cứu thực tiễn ở TP Hồ Chí Minh). Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 26. Nguyễn Ngọc Thanh, Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, 2015. 27. Viện ngôn ngữ học 2005, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 28. Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang, Báo cáo Tổng kết hoạt động Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2011- 2016. 29. Hội đồng nhân dân thành phố Rạch Giá, Báo cáo Tổng kết hoạt động Hội đồng nhân dân thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2011- 2016. 30. Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá, Báo cáo Tổng kết hoạt động Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2011- 2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_thanh_pho.pdf
Luận văn liên quan