Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam đã vượt qua vô số khó khăn và
đạt được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong
hàng chục thị trường và bạn hàng quen thuộc, thị trường EU là một thị
trường khó tính nhưng rất hấp dẫn các nhà xuất khẩu nói chung và Vinafor
nói riêng. Qua 6 năm ( từ 2000-2006) kim ngạch xuất khẩu vào thị trường
này không ngừng tăng nhưng qua đó, chúng ta cũng thấy được phần nào
những việc mà Tổng công ty cần làm để chiếm lĩnh được thị trường rộng
lớn này.
Kim ngạch xuất khẩu vào EU chiếm tới 54,26% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu vào các thị trường của Vinafor. Việc khối Eu chiếm cơ cấu chủ
đạo trong thị trường xuất khẩu thể hiện sự quan tâm đầu tư của Tổng công
ty vào thị trường này nhưng cũng đòi hỏi Tổng công ty cần có sự cân đối
trong việc phân phối và hoạch định chiến lược của mình. Điển hình như thị
trường Nhật, cơ cấu xuất khẩu giảm dần qua các năm: năm 2002 chiếm
10,54% thì tơi nay chỉ còn 3,92%. Có phát triển cân đối giữa các thị
trường thì mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của Tổng công ty.
61 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của Tổng công ty lâm nghiệp Việt NamThực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,095 80,55 55 59,674 118 75 75,84 128
XK 45 29,462 72,14 40 30,074 102,08 33 35,703 118 41 49,99 140
NK 45 52,601 148,65 53 20,021 38,46 22 23,971 119 24 25,85 108
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Ghi chú:
KH: Kế hoạch
TH: Thực hiện
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kim ngạch XK của Vinafor lien tục tăng từ
năm 2002-2005. Năm 2003 kim ngạch đạt 30,074 triệu USD tăng 2,08% so
30
với thực hiện năm 2002. Năm 2004 kim ngạch XK tăng 18% so với thực hiện
năm 2003. Đến năm 2005 thì kim ngạch XK tăng 40% so với thực hiện năm
2004. đây là một kết quả đáng khích lệ của toàn tổng công ty.
Tuy nhiên, kim ngạch XK trong hai năm 2002 và 2003 vẫn không đạt được
so với kế hoạch của Bộ giao. Năm 2002, kim ngạch XK chỉ đạt 65,47% so với
kế hoạch Bộ giao, Năm 2003 đạt 75,19% so với kế hoạch. So với vai trò của
Tổng công ty thì kết quả là thấp, đây là điều khiến chúng ta cần phải suy nghĩ.
Tuy vậy, đến năm 2004 tình hình kim ngạch XK so với kế hoạch của Bộ giao
có nhgững nét khả quan hơn. Năm 2004 đạt 108% so với kế hoạch còn năm
2005 thì đạt 112% so với kế hoạch Bộ giao. Điều này phản ánh sự cố gắng
trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của toàn Tổng công ty
cũng như tong việc thực hiẹn mục tiêu kế hoạch.
Nhìn chung, XK đồ gỗ tinh chế và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Tổng
công ty vào thị trường EU giai đoạn 2002-2005 liên tục tăng qua các năm.
Năm 2002 đạt 10.654.955 USD, năm 2003 tăng 23,01% so với năm 2002,
năm 2004 tỷ lệ này tiếp tục được nâng lên và năm 2005 đạt 21.366.452 USD
tăng 7,6% so với 2004. Qua đó ta thấy xuất khẩu của Tổng côn ty vào thị
trường EU tương đối ổn định và có chiều hướng gia tăng qua các năm.
Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chính
(Đơn vị: triệu USD)
TT
Năm
Sản phẩm
2002 2003 2004 2005
1 Gỗ và các sản phâm gỗ 20,47 23,894 27,880 45,38
2 Hàng lâm đặc sản 4,5 1,750 0,689 0,61
3 Các mặt hàng khác 4,492 4,430 6,973 4,00
( Nguồn: Phòng kế hoạch)
31
Qua bảng số liệu cho thấy gỗ và các sản phẩm gỗ là mặt hang chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong cơ cấu mặt hang của Tổng công ty.
Kim ngạch xất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ liên tục tăng qua các năm. Đặc
biệt trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 45,38
triệu USD tăng 62,76% so với năm 2004 và đóng góp 90,7% vào kim ngạch
xuất khẩu của toàn Tổng công ty.
Trong đó:
- Xí nghiệp chế biến gỗ Cẩm Hà là đơn vị dẫn đầu sản xuất hàng mộc
xuất khẩu đã xuất khẩu 6,558 triệu USD ( Năm 2002) tạo nên 99,4%
doanh thu cho xí nghiệp.
- Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Sài Gòn, với kim ngạch
xuất khẩu hàng mộc là 2,657 triệu USDtrong tỏng số 3,168 triệu USD
xuất khẩu trực tiếp.
- Xí nghiệp chế gỗ xuất khẩu An Bình đã sản xuất và xuất khẩu trực tiếp
toàn bộ hàng mộc với trị giá 2,588 triệu USD.
Qua đó ta thấy rằng, gỗ và các sản phẩm gỗ là các mặt hàng chủ đạo của hầu
hết các đơn vị thành viên và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của toàn Tổng công ty. Các đơn vị thành viên từ chỗ xuất khẩu qua
trung gian đã dần dần xuất khẩu trực tiếp. Đây là một kết quả đáng chú ý vì
khi xuất khẩu trực tiếp sẽ làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận hơn so với khi
xuất khẩu qua trung gian. Thường là qua các nước trung gian như: Đài Loan,
Hồng Kông hoặc Singapore…
Tỷ trọng xuất khẩu theo thị trường của Vinafor qua các năm được thể hiện
theo kết quả ở bảng dưới:
32
Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của Vinafor
TT Thị
trường(%)
2002 2003 2004 2005
1 EU 43,95 49,89 68,69 54,26
2 Mỹ 2,54 1,48 0,57 1,016
3 Nhật 10,54 6,7 6,1 3,92
4 Các nước
khác
42,97 41,84 24,64 40,804
Tổng 100 100 100 100
( Nguồn: Phòng kế hoạch)
Qua biểu đồ hình tròn dưới đây qua thời kì 2 năm 2002 và 2006, chúng ta sẽ
thấy rõ hơn sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Tổng công ty.
Chú thích:
- Màu vàng: EU
- Ghi: Mỹ
- Ghi: Nhật
- Đỏ: các nước khác
Hình 1: cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty lâm nghiệp Việt
Nam năm 2002.
Hình 2: cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của Tổng công ty lâm nghiệp Việt
Nam năm 2006.
33
Qua bảng ta thấy EU chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thị trường
của Tổng công ty và lien tục tăng qua các năm 2003-2005 tuy nhiên tỷ trọng
năm 2005 giảm so với năm 2004 song EU vẫn là thị trường chủ đạo mà Tổng
công ty đang khai thác và cần duy trì trong tương lai. Tỷ trọng xuất khẩu của
Vinafor vào thị trường Nhật và Mỹ đang còn nhỏ và đây cũng là hai thị
trường của Tổng công ty đang tìm cách thâm nhập và phát triển hơn nữa.
Hiện tại xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Tổng công ty vào thị
trường EU chỉ tập trung vào các nước như: Anh, Pháp, Đức, hà lan, Bỉ, Đan
34
Mạch, Italia, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha và Phần Lan. Đây là 10 trong tổng số
25 nước thành viên EU mà Tổng cồng ty đang có quan hệ làm ăn và trong
tương lai sẽ mở rộng hơn nữa về thị trường này.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ theo quốc gia được thể hiện ở
bảng dưới:
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tinh chế và các sản phẩm mỹ nghệ
sang các thị trường
(Đơn vị: USD)
TT 2002 2003 2004 2005
1 Anh 777.890 2.440.504 694.362 806.040
2 Pháp 1.688.382 2.201.931 1.797.369 2.197.674
3 Đức 246.510 914.371 5.161.022 5.134.840
4 Hà Lan 1.432.318 1.380.584 1.990.990 3.327.632
5 Bỉ 954.017 1.150.723 1.418.703 1.057.947
6 Đan Mạch 2.689.066 2.808.592 3.855.919 4.221.580
7 Italia 1.588.834 689.352 3.157.190 2.176.328
8 Thuỵ Điển 242.333 378.098 44.065 159.275
9 Tây Ban Nha 947.521 1.002.015 1.438.484 1.916.280
10 Phần Lan 88.088 140.863 299.627 368,856
Tổng 10.654.959 13.106.979 19.857.713 21.366.452
( Nguồn: báo cáo XK- P. kế hoạch)
Các thị trường kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD bao gồm:
Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Italia và Tây Ban Nha.
Trong hai năm 2002 và 2003 kim ngạch xuất khẩu vào Đan Mạch
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tinh chế và mỹ
nghệ sang EU. Tỷ trọng 2002 đạt 25,23%, năm 2003 đạt 21,42%, tuy nhiên đã
35
giảm trong hai năm tiếp theo2004, 2005 tương ứng với tỷ trọng là 19,41% và
14,75%.Đối với thị trường Đức, từ chỗ xuất khẩu chỉ đạt 246.510USD chiếm
tỷ trọng 2,31% trong tổng kim ngạch xuất hẩu vào EU năm 2002 thì đến năm
2004 tỷ trọng này là 25,99% và năm 2005 đạt 24,01%. Như vậy, kim ngạc
xuất khẩu vào thị trường Đức năm 2005 đã tăng lên 21 lần so với năm 2002.
Có được điều này là nhờ sự cố gắng của tổng công ty trong việc tìm hiểu và
khai thác thị trường Đức trong những năm vừa qua.
Bảng 7: Xuất khẩu gỗ dán- Ván- Gỗ tròn sang các thị trường
(Đơn vị: USD)
TT Năm 2002 2003 2004 2005
1 Anh 62.052 0 0 12.650
2 Italia 0 61.247 0 47.252
3 Đức 0 0 0 24.056
Tổng 62.025 61.247 0 83.958
( Nguồn: Báo cáo XK-P. kế hoạch)
Đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu nhỏ nhất trong kim ngạch xuất
khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Tổng công ty. Hiện chỉ xuất khẩu được vào
ba nước với giá trị không lớn, Hơn nữa đơn hang cũng không ổn định qua các
năm. Đặc biệt trong năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 0.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động tìm hiểu thị trường.
Hơn nũa, lượng gỗ tròn bị hạn chế, không đủ để xuất khẩu khi nhận được các
hợp đồng lớn. Bên cạnh đó việc nhập khẩu gỗ tròn của các nước EU đòi hỏi
phải xuất trình chứng chỉ rừng FSC và COC song các đơn vị than viên không
đáp ứng được do đó đã bỏ lỡ nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Tậm chí, tại một
36
số nước như Anh, Hà Lan hội người tiêu dung đã quyết định tẩy chay các mặt
hàng gỗ nếu không có chứng chỉ rừng bền vững.
Đối với mặt hàng gỗ dán- ván-gỗ tròn, Tổng công ty mới chỉ xuất khẩu
được vào 3 quốc gia là Anh, Italia và Đức, các thị trường khác vẫn chưa khai
thác được do chúng ta chưia thâm nhập được vào các kênh phân phối mà chủ
yếu dựa vào các hợp đồng xuất khẩu hoặc qua các trung gian mà cũng không
được ổn định. Mặt khác, đây là mặt hàng mà nhà nước không khuyến khích
xuất khẩu vì giá trị gia tăng không lớn, do đó cũng hạn chế trong công tác
xuất khẩu. Tuy nhiên, trong năm 2005 Tổng công ty đã xuất khẩu được vào cả
3 thị trường trên mặc dù giá trị xuất khẩu không lớn lắm.
Bảng 8: Xuất khẩu mặt hàng mây- tre- trúc sang các thị trường
(Đơn vị: USD)
TT Năm 2002 2003 2004 2005
1 Pháp 30.370 44.043 106.474 37.588
2 Đức 57.026 0 2.002 0
3 Tây Ban Nha 15.126 24.915 0 0
4 Thuỵ Điển 42.984 0 0 0
Tổng 145.506 68.958 107.476 37.588
( Nguồn: báo cáo XK- P. kế hoạch)
Đối với mặt hàng mây- tre- trúc, thị trường xuất khẩu cũng còn rất
nhỏ. Tổng công ty hiện nay chỉ xuất khẩu vào các thị trường là: Pháp, Đức,
Tây Ban Nha, Thuỵ Điển song giá trị kim ngạch xuất khẩu không đág kể và
thường xuyên biến động. Nếu như năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này vào EU là 145.506 USD thì năm 2005 giảm xuống còn 37.588 USD,
bằng 25,8% so với năm 2002 và chỉ xuất khẩu được vào Pháp.
37
Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy được EU là thị trường nhập
khẩu lớn nhất của Tổng công ty, nhất là với mặt hang đồ gỗ tinh chế và các
sản phẩm mỹ nghệ vì tỷ trọng mặt hang này luôn chiếm hơn 70% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, công tác tìm hiểu thị
trường EU, về thị hiếu tiêu dung cũng như kênh phân phối vào thị trường EU
chưa thực sự được quan tâm đúng mức so với tiềm năng của thị trường này và
so với vai trò của Tổng công ty. Do vậy, việc tìm hiểu kỹ thị trường EU và
kênh phân phối của nó đóng vai trò hết sức quan trong và quyết định đến hiẹu
quả xuất khẩu của toàn Tổng công ty.
Các đơn vị sản xuất hàng này tập trung chủ yếu ở miền Trung và
miền Nam, đây là các đơn vị có dự án đầu tư mới và Đầu tư máy móc chế
biến hang xuất khẩu. Đây cũng là nhữg đơn vị có nhận thức và chuyển hướng
tốt từ việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên Việt Nam sang gỗ nhập khẩu và đã tìm
được nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu khá ổn định tìư Indonexia, Solomong
và Lào.
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀO EU CỦA
VINAFOR
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Về kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua
các năm từ 2002 đến nay. Điều này chứng minh rằg về chiến lược quy hoạch
vùng đầu tư trọng điểm cho ngành chế biến gỗ của Vinafor là đúng đắn.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất là thị trường Anh, Pháp, Hà Lan. Ngoài thị trường
truyền thống, Vinafor cũng đã bước đầu thâm nhập tốt vào một số thị trường
EU thong qua hình thức kí hợp đồng Lixăng với các nước này, đặc biệt là ở
các thị trườn Đan Mạch, Đức… đã duy trì được kim ngạch xuất khẩu khá ổn
định và có xu hướng tăng lên trong tương lai.
38
Tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp dần tăng lên. Trước đây các đơn vị chủ yếu là kí
hợp đồng gia công, chế biến với một số công ty lớn, có tên tuổi trên thế giới
trong lĩnh vực chế biến và phân phối đồ mộc như: Eloc Hansson, Ikia… nên
giá trị gia tăng không cao mà lại bị phụ thuộc nhiều, cạnh tranh nội bộ giữa
các đơn vị chế biến cao. Hiện nay, bằng các công tác xúc tiến thương mại,
tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành lớn được tổ chức ở Châu Âu,
thương mại điện tử… nên một số đơn vị chế biến đã có văn phòng đạ diện tại
EU, từng bước thâm nhập vào kênh phân phối, hệ thống bán hàng qua các
siêu thị đồ mộc lớn ở EU và bước đầu tự chủ được khách hang của mình,
không bị phụ thuộc nhiều vò một, hai khách hàng.
Điều đáng nói là nhiều đơn vị có doanh thu lớn xuất phát từ chính sản
xuất và sản phẩm của mình, khẳng định tính ổn định, bền vững trong phát
triển như:
+ xí ngiệp chế biến gỗ Cẩm Hà: kim ngạch xuất khẩu 17,8 triệu USD và
doanh thu là 280 tỷ đồng.
+ Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng kim ngạch xuất khẩu 4,35 triệu USD,
doanh thu là 139 tỷ đồng.
+ Công ty Lâm nghiệp 19: kim ngạch xuất khẩu 4,16 triệu USD và doanh thu
là 80,36 tỷ đồng.
+ Công ty MDF Gia Lai doanh thu đạt 196,88 tỷ đồng.
+ Công ty sản xuất và nhập khẩu lâm sản Sài Gòn kim ngạch xuất nhập khẩu
là 17,8 triệu USD và doanh thu là 290 tỷ đồng
- Về cơ sở chế biến gỗ: Đã hình thành một số khu vực chế biến gỗ xuất
khẩu tập trung. Có 7 cơ sở chế biến gỗ ở miền Trung và 4 cơ sở chế
biến gỗ ở miền Nam. Ngoài ra, còn ở các vùng lân cận Buôn Ma Thuột,
Đắc Nông, Quy Nhơn; khu vực miền Trung có Vinh, Quảng Trị và Đà
Nẵng.
39
Điều này tạo ra năng lực sản xuất hàng hoá xuất khẩu lớn, chuyên môn
hoá cao, thuận tiện cho khách hàng đồng thời cũng giảm chi phí cho Vinafor.
- Về chủng loại hàng hoá xuất khẩu: Sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ chỉ là
sản phẩm thô ( gỗ tròn, gỗ xẻ ) đã phát triển lên một trình độ gia công
cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, gia công bề mặt… Xuất khẩu sản
phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị tăng them về công nghệ và lao
động. Góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước là khuyến khích
xuất khẩu các sản phẩm gỗ và nội thất đã qua chế biến và có giá trị gia
tăng cao, giảm các sản phẩm gỗ chưa qua chế biến… Sản phẩm ngày
càng được cải thiện về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng nhờ đội ngũ
công nhân lành nghề và tiếp thu nhanh phong cách hiện đại.
Các đơn vị chế biến lớn như: Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Cẩm Hà,
công ty sản xuất và xuất khẩu lâm sản Sài Gòn… đã quan tâm và đầu tư nhiều
đến công tác nghiên cứu và phát triển (R&D). Vì vậy, hàng năm các đơn vị
này luôn có những mẫu mã mới được đưa vào sản xuất và được khách hàng
đánh giá cao. Các loại sản phẩm của các đơn vị này hiện naycó tỷ rọng gỗ
chiếm trong đó không còn cao như các sản phẩm truyền thống, một phần tỷ
trọng gỗ đã được thay thế bằng nhôm thép, vải… Sự kết hợp hài hoà này đã
làm tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăg độ bền và hình thức kiểu dáng.
Có được những thành công đó là nhờ Tổng công ty đã đổi mới thiết bị
và dây chuyền hiện đại tại một soó đơn vị và phát triển nguồn nhân lực. Tuy
mới chỉ là bước đầu nhưng những nỗ lực này đã gặt hái được những kết quả
khả quan về kim ngạch và thị trường.
2.4.2. Những hạn chế và khó khăn.
2.4.2.1. Hạn chế và khó khăn:
Mặc dù kết quả như đã trình bày ở trên đã thể hiện một buớc chuyển
mình lớn của Vinafor nhưng như thế vẫn chưa đủ, trong quá trình phát triẻn
40
của Vinafor vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề và có muôn vàn khó khăn cần phải
khắc phục và vượt qua trong thời gian tới. Cụ thể như sau:
- Vẫn chưa thâm nhập được một cách chủ động vào cac thị trường. Nếu
không có sự đầu tư hơn nữa từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến đặc biệt là
công tác xúc tiến thương mại và tị trường thì các thị trường này vẫn còn rất
hẹp với Vinafor.
- Một số sản phẩm của Tổng công ty vẫn chưa đáp ứng đuợc các yêu cầu
khắt khe về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của thị trường EU- một
thị trường được coi là khó tính trong vấn đề này. Vì độ ẩm không khí của
nước ta rất cao so với Châu Âu, do vậy gặp khó khăn trong việc xử lý nguyên
liệu, bảo quản thành phẩm để tránh cho snr phẩm không bị nứt, vỡ, cong,
vênh, giữ được chất lượng và hình dáng khuôn mẫu ban đầu. Để làm được
điều này đòi hỏi các đơn vị phải đầu tư để nâng cao cả thiết bị lẫn quy trình
công nghệ. Thế nhưng, hiện tại đa số các đơn vị đang sử dụng các công nghệ
chế biến cũ kĩ lạc hậu của các năm 80, thiếu công nghệ chế biến hiện đại, việc
đỏi mới mang tính thụ động, tình huống là chính nên việc đổi mới gặp nhiều
khó khăn.
- Nhiều đơn vị chế biến gỗ không đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng về
số lượng sản phẩm do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Xuất khẩu còn nhỏ và
manh nhúm. Số đơn vị tham gia vào hoạt động xuất khẩu chưa nhiều. Hầu hết
các đơn vị xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu uỷ thác, thường là qua các
nươc như Đài Loan, Hồng Kông, Singappore… rồi mới đến được thị trường
EU, do đó nhãn mác cũng là nhãn mác của nhà nhập khẩu . Bên cạnh đó
nhiều đơn vị cũng khôn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo
yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do đó đành chấp
nhận làm hàng gia công cho các đơn vị khác.
41
- Hiện nay hầu hết các khách hàng nhập khẩu đồ gỗ của EU đều đòi hỏi các
nhà xuất khẩu phải xuất trình chứng chỉ rừng FSC nhằm xác minh tính hợp
pháp của nguồn gỗ và chứng chỉ COC có lien quan đến vấn đề bảo vệ rừng.
Thế nhưng, rất ít đơn vị nhập được nguyen liẹu có chứng chỉ nàylàm ảnh
hưởng đến công tác xuất khẩu. Nhiều đơn vị chế biến gỗ đã ý thức được vấn
đề này và mong muốn xây dựng được chứng chỉ rừng COC song hàng loạt
vấn đề đang đặt ra là mức chi phí để xây dựng chứng chỉ lên tới 10.000 USD
và cứ 6 tháng, việc kiểm tra chứng chỉ lại được tổ chức kiểm tra thực hiện
một lần. Điều này vượt quá khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Các đơn vị chế biến gỗ đóng Tại miền Bắc có năng lực yếu kém, mặc dù
một số đơn vị đã được đầu tư cả dây chuyền thiết bị hiện đại nhưng do hạn
chế về năng lực lãnh đạo, tay nghề công nhân kém, chuyên môn hoá không
cao, chưa đầu tư nhiều vào công tác thị trường, nghiên cứu và phát triển…
nên giá thành cao, do vậy không cạnh tranh được với các đơn vị miền Trung
và miền Nam.
2.4.2.2. Nguyên nhân:
- Thứ nhất, nguyên liệu là một trong những bất lợi của ngành xuất khẩu
đồ gỗ Việt Nam nói chung và của Tổng công ty Việt Nam nói riêng. Hiện
nay, 80% nguyên liệu phục vụ xuất khẩu là nhập khẩu từ các nước không
ổn định. Tổng công ty muốn đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm bình quân
40 triệu USD cần tiêu thụ 30.000m3 gỗ tròn nguyên liệu. Hiện tại tuy vẫn
đảm bảo được cho sản xuất nhưng khoảng 5 năm nữa xuất khẩu gỗ và các
sản phẩm gỗ của Tổng công ty sẽ gặp khó khăn nếu không tự mình chủ
động được nguồn nguyên liệu. Hàng năm, Tổng công ty vẫn phải nhập
khẩu từ 10.000 đến 20.000 m3 gỗ tron nguyên liệu và giá liên tục tăng từ
10 đến 30% trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến vẫn không
42
thay đổi. Các đơn vị thành viên vẫn phải mua gỗ nhập khẩu qua nhiều
trung gian làm giá thành sản phẩm tăng. Bên cạnh đó, một số nước trong
khu vực đã hạn chế dần xuất khẩu gỗ tròn hoặc chỉ xuất khẩu gỗ tinh chế
nên nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến vẫn luôn bị lệ thuộc và không
ổn định. Trước đây, nguồn gỗ của các đơn vị thành viên nhập khẩu chủ
yếu là từ Lào. Nhưng do từ năm 2002, chính phủ Lào đã thay đổi cơ chế
chính sách về xuất khẩu gỗ tròn đã gây thiệt hại cho các đơn vị thành viên
của Tổng công ty khoảng 3 triệu USD, tuy vậy đến nay vẫn chưa được giải
quyết. Từ đó phải chuyển hưóng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước
Malaisia, Australia, Newzealand… song gần đây các nước nầy cũng bắt
đầu áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ rừng tự nhiên bắt buộc các
đơn vị phải tìm đén các nước Châu Phi, khoảng cách xa về địa lý đã làm
tăng chi phí và đội giá thành sản phẩm lên cao, làm giảm khả năng cạnh
tranh của các đơn vị.
Một nguyên nhân nữa là do các khu rừng tự nhiên và rừng trồng
không đáp ứnh được nhu càu. Một phần do chính sách hạn chế khai thác
gỗ rừng tự nhiên của Chính Phủ, trong khi chất lượng gỗ rừng trồng chưa
đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của các nước EU. Nguyên nhân sâu xa của
việc thiếu nguyên liệu là do chưa có kế hoạch và quy hoạch rừng trồng
hợp lý cũng như ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng
suất và chất luợng gỗ rừng, chính sách về thuê đất và hỗ trợ chi phí hợp lý
cho công nhân trồng rừng vì gỗ trồng phải mất từ 5-10 năm mới có thể bắt
đầu khai thác.
Bên cạnh đó, chúng ta quá lệ thuộc vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập
khẩu và tự nhiên sonh công tác nhập khẩu vủa các đơn vị cũng chưa có sự
nỗ lực trong công tác tìm kiếm thị trường, chưa tranh thủ được sự hỗ trợ
43
của các đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước xuất khẩu đồ gỗ từ
đó hiệu quả của việc xuất khẩu gỗ bị giảm.
- Thứ hai, do tư duy về công nghệ của bản than các đơn vị vẫn còn lỗi
thời và lạc hậu. Ý thức về tầm quan trọng của công nghệ, thiết bị đối với
sự sống còn của doanh nghiệp chưa cao. Việc đầu tư cho công nghệ gần
như dẫm chân tại chỗ, chỉ có 3% oanh thu hàng năm là dành cho công
nghệ. Chính vì vậy mà khoảng cách giữa các công ty tư vấn công nghệ và
doanh nghiệp nói chung ngày càng lớn. Phải đến 20 năm nữa chúng ta mới
có thị trường tư vấn công nghệ đúng nghĩa. Theo kết quả nghiên cứu mới
đây của 2 tổ chức Swiss Contact (Thuỵ Sĩ) và GTZ (Đức) tiến hành trên
1200 doanh nghiệp tại Việt Nam thì chỉ có 0,1% doanh nghiệp có sử dụng
tư vấn khi mua sắm thiết bị công nghệ.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư là yếu tố quyết định vì tính trung bình để
đầu tư cho một nhà xưởng có diện tích khoảng 4.000m3 với đầy đủ máy
móc thiết bị cần thiết doanh nghiệp phải đầu tư ít nhát 1 triệu USD. Đó chỉ
là các khoản đầu tư ban đầu chưa kể đến việc đầu tư mở rộng để đáp ứng
yêu cầu cao hơn của thị trường. Đối với các đơn vị có quy mô nhỏ thì điều
này là vuợt quá sức, đòi hỏi cần cói sụ hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Thứ ba, lực lượng lao động tuy khéo léo, giá lao động rẻ song phần lớn
các đơn vị vẫn chưa chủ động được phần thiết kế, sang tác kiểu dáng của
phần lớn hàng xuất khẩu. Hầu hết các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu
EU luôn kèm theocác kiểu dáng mà họ đã lựa chọn. Trong khi đó, phần
thiết kế mẫu mã luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của toàn bộ sản
phẩm. Chủ động được khâu này có nghĩa là các đơn vị sẽ tăng lợi nhuận
lên một khoản đáng kể. Điểm yếu chính là thực sự từ trước đến nay chúng
ta chưa có một trường lớp đào tạo nào về thiết kế mẫu mã hàng nội thất mà
chỉ đào tạo thiết kế chung chung. Do đó, luôn có khoảng cách lớn giữa nhu
44
cầu và khả năng đáp ứng, giữa nội dung đào tạo ở trưòng với thực tế sản
xuất dù các nhà thiết kế trẻ của Việt Nam rất nhanh nhạy tiếp thu phomng
cách hiện đại, thể hiện khả năng sáng tạo phong phú.
- Thứ tư, các đơn vị thành viên chưa liên kết lại được với nhau cũng như
liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành để tạo thành mạng lưới hỗ trợ
nhau về xuất khẩu, thực hiện các hợp đồng lớn. Số đơn vị áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 chưa nhiều nhưng thực tế đây là
một đòi hỏi tất yếu của một thị trường đa dạng và rộng lớn như EU.
- Thứ năm, hiện nay trên thế giới và đặc biệt là người tiêu dùng EU
đang có xu hướng thích tiêu dung các sản phẩm than thiện với môi trường
và bảo vệ môi trường, do đó với sản phẩm gỗ họ chỉ chấp nhận mua những
sản phẩm có chứng minh về quản lý rừng bền vững là FSC và COC.
- Thứ sáu, chúng ta còn yếu về hoạt động Marketing. Việc tìm hiểu thu
nhập về thông tin thị trường EU còn hạn chế do thiếu năng lực chuyên
môn và hạn chế về tài chính cũng như thiếu sự hỗ trợ từ các hội ngành
nghề và cục xúc tiến thương mại. Việc xâm nhập trực tiếp vào các kênh
phân phối chủ đạo của EU vẫn được coi là khó khưn và đã nhường chỗ
cho các nhà nhập khẩu trung gian. Đây chính là hạn chế của công tác xuât
khẩu của Việt Namnói chung và của Tổng công ty nói riêng.
- Thứ bảy, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Vinafor đang gặp phải
các đối thủ cạnh tranh lớn như Indonexia, Malaixia và đặc biệt là Trung
Quốc khi nước này mới gia nhập vào WTO. Các nước này có sự tương
đồng về chủng loại sản phẩm xuất khẩu với chúng ta như ggỗ chạm khảm,
hàng nội thất, thủ công mỹ nghệ và đặc biệt họ có năng lực đáp ứng các
đơn hàng có giá trị lớn mà chúng ta không thể đáp úng được.
- Thứ tám, ngoài các nguyên nhân cụ thể nêu ở trên, còn một nguyên
nhân nữa cũng rất quan trọng là việc các nước EU sử ụng các rào cản
45
thương mại phi thuế quan để hạn chế việc nhập khảu ồ ạt hàng kém chất
lượng với giá rẻ vào EU như: Thủ tục hải quan, các biện pháp kỹ thuât (
chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn, nhãn hiệu hàng hoá, chứng mnh gỗ dung
cho mục đích phổ thông, an toàn cháy nổ… ) quy định về vệ sinh dịch tễ,
tiêu chuẩn về hoá chất sử lý, môi trường sinh thái… Với các nhà máy có
công suất vừa và nhỏ thì việc đáp ứng các giấy tờ trên là rất khó khăn và
phức tạp.
- Thứ chín, một nguyên nhân rất quan trọng là vấn đề thương hiệu. Hiẹn
nay Vinafor mới chỉ đag tiến hành xúc tiến việc đăng kí thương hiệu, logo
cho các sản phẩm của mình làm ra tại Cục sang chế của Việt Nam mà chưa
quan tâm đén thị trường của các khu vực khác, Đặc biệt là Mỹ, EU và
Nhật Bản. Đã có nhiều bài học về đăng kí thương hiệu ở các thị trường
nước ngoài như: Cà phê Trung Nguyên, võng xếp Duy Lợi tại thị trường
Nhật và Mỹ. Đây là bài học đắt giá không chỉ cho Vinafor mà cho toàn thể
các doanh nghiệp Việt Nam.
Trên đây là những khó khăn mà thực sự Tổng công ty lâm
nghiệp Việt Nam gặp phải trong hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm gỗ vào thị trường EU. Với nhận định đây là thị trường chủ đạo,
còn nhiều tiềm năng khai thác trong tương lai, do đó cần từng bước
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, có như vậy hoạt động xuất khẩu
mới thực sự co hiệu quả, đảm bảo vai trò của một doanh nghiệp đầu
ngành về xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực lâm sản.
46
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG
XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ
VÀO EU
3.1. Giải pháp về vốn
Vấn đề vốn đầu tư vào đổi mới công nghệ và vốn phục vụ sản xuất
kinh doanh luôn là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp nói chung và với
các đơn vị thành viên của Vinafor nói riêng. Với lượng vốn ngân sách cáp rất
thấp so với nhu cầu, các đơn vị phải tìm nguồn khác để đảm bảo cho hoạt
động snr xuất kinh doanh và đầu tư chiều sâu (đối với công nghệ, máy móc
thiết bị), đầu tư mở rộng.
Đối với các đơn vị có tiềm lực tài chính lớn thì việc thay đổi công nghệ
cũng vẫn là vấn đề đáng cân nhắc. Song với những đơn vị có tiềm lực tài
chính yếu thì đây quả là một vấn dề cản trở lớn. Việc đổi lới công nhệ gặp
khó khăn do thiếu vốn, có khi việc đổi mới công nghệ trở nên cấp thiết nhưng
không có vốn nên buộc phải chấp nhận sử dụng công nghệ lạc hậu.
Hầu hết các đơn vị luôn trong tình trạng thiếu vốn, không đáp ứng được
nhu cầu của việc đổi mới công nghệ do đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Bản thân các đơn vị cũng phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn từ nhièu nguồn
khác nhau. Các nguồn vốn mà các đơn vị có thể huy động là:
- Nguồn vốn vay tín dụng: Hiện nay mhiều ngân hàng đã tiếp cận các
doanh nghiệp làm đồ gỗ xuất khẩu, thực hiện chương trình tăng tốc đầu tư cho
ngành này. Đặc biệt là ngân hàng công thương Việt Nam đã thực hiện tốt
47
khâu hỗ trợ các doanh nghiệp về tư vấn đầu tư, tư vấn nghiệp vụ thanh toán
xuất nập khẩu và thực hiện tốt nghiệp vụ tư vấn khách hàng, thẩm định tài
sản, cũng như dành nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ. Do đó, từ
chỗ ban đầu chỉ có hai doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với dư nợ 60 tỷ
đồng đến nay đã có nhiều doanh nghiệp gỗ vay vốn với tổng số dư nợ lên tới
hàng trăm tỷ đồng. Năm 2006, theo kết quả mới thống kê được doanh số
thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng Công thương Việt Nam của các doanh
nghiệp ngành gỗ sẽ đạt 50 triệu USD.
- Trong năm 2006 vừa qua, Ngân hàng công thương Việt Nam tiếp tục
dành một khoảng tín dụng khoảng 500 tỷ đồng hỗ trợ các doah nghiệp xuât
khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tranh thủ tiếp cận nguồn vốn này. Muốn
vậy, các doanh nghiệp cần làm minh bạch tình hình tài chính, tạo sự tin cậy
cho các Ngân hàng.
- Cũng cần nói thêm rằng các doanh nghiệp không nên coi các ngân hàng
chỉ là nơi mà các doanh nghiệp vay vốn mà phải xem đây là một mắt xích
quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải
thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với các ngân hàng để được ưu đãi về
lãi xuất, cũng như dịch vụ trong thời điểm hiện nay các doanh nghệp đang
chạy đua tăng lãi suất.
- Vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển: Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp được
nhà nước cho các doanh nghiệp vay đẻ đầu tư. Nhưng để tiếp cận được với
nguồn vốn này thì không phải dễ, các đơn vị phải cóp kế hoạch đăng kí vốn,
lập dự án, bảo vệ dự án đảm bảo sản xuất có hiệu quả và rất nhiều thủ tục
khác. Bởi vì nguồn vốn này có hạn nên việc phân bổ nguồn vốn cho các
doanh nghiệp có các dự án đầu tư rất khó khăn.
- Nguồn vốn thông qua liên doanh, liên kết: Thông qua liên doanh liên
kết với các doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta sẽ có cơ hội sử dụng các công
48
nghệ hiện đại đặc biệt các liên doanh của Vinafor với Nhật Bản, sản phẩm rất
có uy tín trên thị trường. Chúng ta có thể liên doanh, liên kết với các đối tác
EU trong lĩnh vực chế biến gỗ và từ phía các đối tác EU, họ sẽ đóng góp vốn
liên doanh cho các doanh nghiệp bằng công nghệ hiện đại từ EU. Dô vậy cần
tăng cường hình thức sử dụng các kiên doanh, lien kết như là giải pháp để tiếp
cận và sử dụng công nghệ hiện đại của các nước phát triển vừa có thể tiếp cận
và học hỏi được cả phong cách quản lý hiện đại.
- Nguồn vốn FDI: Mặc dù có tới 139 doanh nghiệp FDI vớ tổng số vốn
đăng kí lên tới 280 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ nhưng chỉ có
49 doanh nghiệp với sốp vốn đăng kí là 105 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất đồ gỗ. Như vậy, trong tương lai, cần thu hút các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào lĩnh vực chế biến, sản xuất đồ gỗ và nhiều hơn nữa, đặc biệt
là các nhà đầu tư EU và các công ty đa quốc gia từ EU để vừa sản xuất, vừa
có mạng lưới phân phối lớn trên thế giới như IKEA ( Thuỵ Điển) để đảm bảo
nhu cầu đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo thuận lợi khi thâm nhập vào thị trường
EU vì đây là cửa ngõ quan trọng.
- Nguồn vốn cổ phần: cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã trở
thành chủ trương chung của Nhà nước. Bất kì doanh nghiệp nào của nhà nước
dù hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả thì cổ phần hoá vẫn là giải phap tốt
để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng nguồn vốn của
các đơn vị. Do vậy, Tổng công ty vẫn tiêp tục xúc tiến các doanh nghiệp chưa
cổ phần hoá xong để hoàn tất việc cổ phần hoá dể đưa doanh nghiệp đi vào
hoạt động sản xuất tự chủ và có hiệu quả.
- Quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghệ: Đây là một khái niệm mới đối
với một số doanh nghiệp nhà nước song thực tế việc lập các quỹ dầu tư mạo
hiểm tại từng đơn vị lại là việc làm mang tính chất chiến lược. Sở dĩ gọi là
quỹ đầu tư mạo hiểm vì việc đầu tư, mua sắm công nghệ chứa đựng nhiều rủi
49
ro lớn, và khi sử dụng quỹ đầu tư mạo hiểm nếu rủi ro xảy ra thì tình hình sản
xuất của các đơn vị vẫn không bị ảnh hưởng. Trước hết, cần phải có chiến
lược, kế hoạch về đầu tư, mua sắm công nghệ sau đó quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ
dựa trên cơ sở kế hoạch đó và trích lợi nhuận hàng năm của đơn vị.
3.2. Triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO
9001:2000 taị các dơn vị thành viên
Như chúng ta đã nói, việc xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU
trước hết phải vượt qua được rào cản kĩ thuật của các nước EU với 5 tiêu
chuẩn kĩ thuật như đã nói thì tiêu chuẩn chất lượng được đưa lên hàng đầu và
gần như là yêu cầu bắt buộc. Có nghĩa là muốn vào thị trưòng EU các doanh
nghiệp phải chứng minh được sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn chất lượng
theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 và ngược lại nếu không
thể chứng minh được, chúng ta sẽ không thể xuất khẩu được vào thị trường
này. Thực ra, bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO nêu ra những hướng dẫn xây dựng
một hệ thống chất kượng chuẩn đối với từng doanh nghiệp tuỳ vào tầm nhìn,
văn hoá, cách quản lý, cách thực hiện và hoàn cảnh cụ thể. Việc áp dụng ISO
sẽ dẫn đến việc loại bỏ dần qua trình thử nghiệm lại sản phẩm mà thong
thường mất nhiều thời gian, khắc phục được sự khác nhau giữa tiêu chuẩn của
các quốc gia, đồng thời bổ xung đầy đủ cho các yêu cầu về sản phẩm hoặc các
dịch vụ có liên quan, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bảo trì, tái
chế, tăng cường lợi nhuận, và cải tiến được việc kiểm soát các quá trình chủ
yếu, thúc đẩy cả hệ thống làm việc có hiệu quả. Vì vậy, đối với một sản phẩm
xuất khẩu, việc chứng minh sản phẩm đó phù hợp với tiêu chuẩn ISO
9001:2000 gần như là một yêu cầu tất yếu tạo lợi thế và uy tín tong thương
mại quốc tế.
50
Khẳng định việc áp dụng ISO không hề đơn giản vì nó đòi hỏi thời
gian, kiến thức, kinh nghiệm và nguồn kinh phí lớn. Thế nhưng về lâu dài nếu
không áp dụng ISO sẽ có nguy cơ làm giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị
trường EU dẫn đến làm giảm lợi nhuận xuất khẩu. Do đó, đòi hỏi các đơn vị
xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị phương án, kế hoạch kinh phí để đưa hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào quá trình sản xuất của đơn vị.
Trước hết đòi hỏi phải có sự cam kết của các nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó, việc
xây dựng ISO không nằm ở mục đích đạt được chứng chỉ hoặc do yêu cầu của
thị trường xuất khẩu mà cái xâu xa là nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý,
nâng cao công nghệ, kỹ năng của người lao động và còn nhiều hơn thế.
3.3. Giải pháp thâm nhập kênh phân phối của EU
Hệ thống kênh phân phối (KPP) của EU hiện nay là một trong những
hệ thống kênh phân phối phức tạp nhất trên thế giới, với sự tham gia của các
cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập… trong đó nổi lên vai trò của
các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Các công ty này thường phát triển theo
mô hình chiều ngang gồm ngân hàng hoặc các công ty tài chính, nhà maý,
công ty thương mại, cửa hàng. Các TNCs tổ chức mạng lưới tiêu thụ của
mình rất chặt chẽ, chú trọng từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng cho đến
khâu phân phối hàng hoá cho mạng lưới bán lẻ. Do đó, họ luôn có mối quan
hệ rất chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài để đảm bảo nguồn cung ấp hàng
hoá ổn định và giữ chữ tín với mạng lưới bán lẻ và với khách hàng.
Sự hiện diện của các TNCs này, hệ thống KPP của EU trở thành một
tổ hợp rất chặt chẽ và co nguồn gốc lâu đời. Hai hình thức tổ chức phổ biến
nhất của KPP trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn.
Trong kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất hay nhập khẩu của một
51
tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập
đoàn này mà không cung cấp cho hệ thống bán lẻ bên ngoài.
Ngược lại, trong kênh phân phối không theo tập đoàn, các nhà sản
xuất và nhập khẩu của cùng một tập đoàn có thể cùng một lúc cung cấp hàng
hoá cho hệ thống bán lẻ của nhiều tập đoàn và các công ty bán lẻ độc lập
khác.
Thông thường, các siêu thị hoặc các công ty bán lẻ độc lập rên thị
trường EU không mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài mà
thường thông qua các nhà bán buôn là các trung tâm thu mua lớn của EU.
Mối quan hệ bạn hàng không phải ngẫu nhiên mà do các mối rang
buộc trong quan hệ tín dụng, hoặc do mua cổ phần của nhau, do đó thường là
những quan hệ khá bền vững và lâu dài. Hơn nữa, theo quan điểm của các nhà
phân phối EU có mối quan hệ như vậy còn đảm bảo cho sự ổn định nguồn
hàng và chất lượng hàng, nhờ đó họ có thể giữ chữ tín với khách hàng - mục
tiêu của các nhà kinh doanh EU luôn hướng tới.Kiểu liên kết này trong hệ
thống KPP của EU đã tạo nên những chuõi mắt xích chặt chẽ được gắn với
nhau bằng các hợp đồng kinh tế mà việc tiếp cận và trở thành một trong
những mắt xích đó không phải dễ dàng với các nhà xuất khẩu Việt Nam vốn
chỉ quen làm ăn theo kiểu chộp giật và theo từng hợp đồng riêng biệt.
Hiện nay, EU có 2000 côg ty trong tổng số 11000 công y xuyên
quốc gia trên thế giới. Riêng 5 nước: Đức, Anh, Hà Lan và Đan Mạch đã có
1533 công ty xuyên quốc gia lớn. Trong 50 công ty xuyên quốc gia hàg đầu
thế giới, EU có 14 công ty.
Với đặc điểm KPP phức tạp như vậy nhất thiêt chúng ta cần lựa
chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào thị trường EU. Các
phương thức đó là:
Thứ nhất, tiếp tục xuất khẩu qua trung gian.
52
Phương thức này thích hợp với các đơn vọi có tiềm lực tài chính nhỏ
bé và chưa có hiểu biết, kinh nghiệm về thị trường EU. Thông qu phương
thức xuất khẩu qua trung gian như qua các nước NÍC, sản phẩm đồ gỗ của
chúng ta sẽ chịu ít rủi ro hơn nhưng lại bị thay đổi nhãn mác và vào hị trường
EU dưới nhãn mác của các nhà nhập khẩu đó, do vậy khả năng khuyếch
trương sản phẩm là rất nhỏ. Do đó, về lâu dài không nên áp dụng hình thức
xuất khẩu này. Các đơn vị sau hai hoặc ba năm có kinh nghiệm hơn thì nên
chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp.
Thứ hai, nâng cao dần tỷ trọng hàng xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu
trực tiếp là phương thức thâm nhập thị trường EU của một số đơn vị khi tiềm
lực tài chính đã đủ vững mạnh và có hiểu biết hơn về thị trường EU. Tuy chỉ
10% các đơn vị xuất khẩu trực tiếp nhưng trog tương lai hình thức này sẽ
được nâng lên vì hình thức xuất khẩu qua trung gian chúng ta chỉ nhận được
tỷ lệ lợi nhuận thấp và không đảm bảo được mục tiêu quảng bá thương hiệu
Vinafor trên thị trường EU.
Trong hình thức này, cái quan trọng là nắm bắt được thị hiếu và nhu
cầu của người tiêu dùng EU, các chính sách ngoịa thương, quy chế xuất
khẩu… Trong xuất khảu trực tiếp, chúng ta cũng cần chú ý đến giá xuất khẩu,
nên lựa chọn giữa giá FOB hay giá CIF. Hiện tại, các đơn vị thường hay xuất
khẩu theo giá CIF trong đó có cả văn phòng của Tổng công ty. Xuất khẩu
theo giá CIF lợi nhuận sẽ cao hơn nhưng rủi ro cũng sẽ cao hơn so với xuất
khẩu theo giá FOB. Do vậy, tuỳ tình hình từng hợp đồng cụ thể và kinh
nghiệm mà lựa chọn giá FOB hay giá CIF.
Thứ ba, liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu
hàng hoá hay còn gọi là hợp đồng Lixăng. Kinh nghiệm Đài Loan trong kĩnh
vực này rất đáng chú ý. Trên thực tế, các nhà xuất khẩu Đài Loan đã đưa hàng
hoá của mình sang EU dưới danh ghĩa của các công ty nước ngoài nổi tiếng
53
xuất phát từ đặc điểm tiêu dùng của người EU là thích sử dụng các sản phẩm
có nhãn hiệu nổi tiếng dù giá cả có đắt hơn một chút và chất lượng là yếu tố
quyết định.
Vì vậy, các nhà xuất khẩu của nước ta nên mua nhãn hiệu của các
nhà sản xuất đồ gỗ nổi tiếng của EU để gắn avoà sản phẩm của mình rồi tung
ra thị trường EU. Sau một thời gian, khi người tiêu dùng đã quen với sản
phẩm thì chúng ta sẽ gắn nhãn mác của Vinafor bên cạnh nhãn hiệu của các
nhà sản xuất EU mà người tiêu dùng đã quen thuộc. Khi nhu cầu của người
tiêu dùng EU tăng mạnh về sản phẩm có hai nhãn hiệu, chúng ta có thể dỡ bỏ
nhãn hiệu mà chúng ta đã mua của EU, giữ lại và củng cố nhãn hiệu Vinafor,
cố gắng duy trì nó.
Tại thời điểm này, sản phẩm của Vinafor chưa có danh tiếng nên rất
khó thâm nhập vào thị trường EU, hơn nữa năng lực cạnh tranh còn yếu do
vậy lien doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhã hiệu hàng hoá tên
thương phẩm nổi tiếng có thể là biện pháp tối ưu nhất để chúng ta có thể thâm
nhập được vào thị trường EU.
Thứ tư, liên kết với cộng đồng người Việt Nam ở Châu Âu. Hình
thức là liên kết giũa Vinafor và Việt kiều. Trong đó sản phẩm sẽ được sản
xuất tại Việt Nam với lao động và nguyên vật liệu là của Việt Nam. Nói cách
khác, Việt Nam sẽ tập trung vào khâu sản xuất còn phía nước ngoài sẽ tập
trung vào khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Có thể, hệ thống kênh phân phối
của chúng ta sẽ là các cửa hàng nhỏ bán lẻ các sản phẩm này tại EU do Việt
kiều quản lý. Ngoài việc tích cực quảng cáo cho sản phẩm chúng ta cũng cần
xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ sao cho khách hàng có thể nhạn biết sản
phẩm của Vinafor và nơi sản xuất là tại Việt Nam. Có thể trong một vài năm
đầu chúng ta sẽ gặp khó khăn nhưng nếu chúng ta kiên trì và bảo đảm chất
54
lượng sản phẩm tốt, mẫu mã phong phú, lôi cuốn thì thương hiệu Vinafor sẽ
dần được biết đến.
Thứ năm, đối với các công ty có tiềm lực lớn hơn thì có thể liên
doanh để trở thành các công ty con của các công ty xuyên quốc gia EU. Bằng
cách này, chúng ta có thể thâm nhập trực tiếp vào kênh phân phối chủ đạo
trên thị trường EU vì các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong
kênh phân phối này.
Trên đây là một số phương thức thâm nhập EU mà các đơn vị có
thể lựa chọn cho phù hợp với tình hình hiện tại của mình. Dù lựa chhọn
phương thức thâm nhập nào cũng phải nắm vững các nguyên tắc sau:
- Nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của người EU, cụ thể:
+ Tính đa dạng của thị trường ( theo mùa, theo lứa tuooỉ, theo khu
vực… vì mặt hàng gỗ rất nhạy cảm với các yéu tố này ). Sản xuất càng gần
với thị trường càng tốt, điều quan trọng là phải có phẩn ứng nhanh nhạy với
khuynh hướng tiêu dùng của EU.
+ Không phải có cầu rồi mới có cung mà chúng ta phải biết tạo nhu cầu
nắm bắt được xu thế bằng cách chính là sản phẩm gỗ, bản than nó cũng phải
làm cho nó lạc hậu đến hai hoặc ba năm để kích thích nhu cầu mua sắm của
người dân. Muốn vậy phải đầu tư công nghệ, đội ngũ thiết kế cần thường
xuyên cập nhật các thông tin về sở thích của người tiêu dung EU cộng với sự
sáng tạo để làm ra các sản phẩm độc đáo, mới lạ, có sức hút với người tiêu
dùng.
+ Cần phải đa dạng hoá mặt hàng về kích cỡ ( to, nhỏ, vừa) chức năng,
màu sắc, loại gỗ… vì nhu cầu của 25 nước thành viên EU bên cạnh một số nét
tương đồng thì còn nhiều cái rất khác nhau tạo ra một thị trường đa dạng,
phong phú.
55
- Hạ giá thành sản phẩm: Để tạo năng lực cạnh tranh với hàng hoá của
các nước khác nhất là với hàng giá rẻ Trung Quốc.
- Đảm bảo thời gian giao hàng: Điều quan trọng nhất là chúng ta cần
phải đảm bao giao hàng đúng thời hạn mà bên mua yêu cầu vì đặc điểm của
các nhà kinh doanh EU là đúng hện và không thích chờ lâu. Hơn nữa, mặt
hàng gỗ là mặt hàng thay đổỉ theo mùa và theo thị hiếu. Nếu không đảm bảo
thời gian giao hàng sẽ mất cơ hội kí hợp đồng lần hai và thậm chí chúng ta có
thể bị kiện. Trong trường hợp chúng ta xảy ra sự cố ngoài mong muốn, có thể
ảnh hưởng đến việc giao hàng đúng hẹn thì chúng ta cũng phải nhanh chóng
tìm cách liên lạc với đối tác để tìm cách giải quyết, nhất quyết không được
làm mất khách hàng và mất uy tín của Vinafor.
- Khẩn trương đăng kí thương hiệu, lôgô của Vinafor cùng các đơn vị thành
viên không chỉ tại EU mà tại các thị trường lớn khác như Mỹ và Nhật Bản.
3.4. Giải pháp về liên kết các doanh nghiệp
Các đơn vị của chúng ta hiện nay chỉ có thể sản xuất theo các hợp đồng
nhỏ, nhiều hợp đồng lớn chúng ta không đáp ứng được do thiếu nguyên liệu,
năng lực sản xuất không cho phép. Đây là một thiệt hại lớn làm giảm khả
năng cạnh tranh của chúng ta do đó các đơn vị thành viên trong tổng công ty
cần lien kết, hỗ trợ nhau hoặc lien kết với các doanh nghiệp trong ngành gỗ để
thực hiện các hợp đồng lớn. Muốn vậy, dây chuyền sản xuất của các đơn vị
phải đồng bộ và tốt để sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều. Các đơn vị
cần phẩi chú ý đến tiêu chuẩn hoá và chất lượng hoá để có thể sản xuất hàng
loạt và giao hàng đúng hẹn.
Liên kết các doanh nghiệp có thể thực hiện trên các phương diện sau:
- Liên kết về khâu đảm bảo nguyên liệu:
Sự cạnh tranh trong việc mua nguyên liẹu đầu vào đã đẩy giá nguyên
liệu lên cao, thường từ 13- 15% làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường
56
EU, nhất là khi cạnh tranh với hàng Trung Quốc, giá luôn rẻ hơn. Do đó, các
doanh nghiệp thay vì canhhj tranh với nau thì cùng lien kết lạu để cùng mua
nguyên liệu, kéo giá nguyên liệu thấp trở lại đúng giá trị thực. Để làm được
điều này cần lập một doanh nghiệp chuyên về mua, nhập khẩu và tập trunbg
các đầu mối nguyên liệu rồi cung ứng cho các đơn vị san xuất và chế biến gỗ.
Tuy nhiên, giải pháp này gặp khó khăn lớn về vấn dề vốn để nhập khẩu
nguyên liệu. Theo tính toán, 1m3 gỗ tròn hiện nay đã vượt quá giá trung bình
200 USD. Trong khi đó, mỗi lần nhập phải nhập ít nhất hàng nghìn khối và số
tiền lên tới hàng triệu USD. Đó là chưa kể tới phí vận tải và lưu kho rất lớn.
Càng them bất lợi khi để thu hồi hết vốn bỏ ra phải mất nhiều thời gian, có
khi mất cả một năm vì phải trải qua các quá trình chế biến, xuất khẩu rồi mới
được thanh toán. Nếu vay vốn ngân hàng thì các doanh nghiệp chỉ được vay
với thời gian ngắn, với lãi suất vay kinh doanh trên thị trường, chắc chắn là
không doanh nghiệp nào có thể trụ lại được.
Do vậy, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nếu Nhà nước thực sự mong
muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành gỗ, cụ thể là: ưu đãi về lãi suất
đối với doanh nghiệp này, hỗ trợ cung cấp thông tin về các nước nhập khẩu
nguyên liệu và tạo điều kiên thuận lợi về các thủ tục hải quan khi nhập khẩu
nguyên liệu qua các cảng biển vì đa số các nước xuất khẩu đều nằm ở rất xa
và phải vận chuyển bằng đường biển.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ cũng cần đóng góp một phần vốn nhất
định cho doanh nghiệp này hoạt động hoặc có thể mau cổ phần, hay trả trước
một phần tiền hàng giúp doanh nghiệp này tồn tại và phát triển.
- Liên kết để thực hiện các hợp đồng lớn:
Có đủ nguyên liệu nhưng không có đủ sức thì cũng không có khả năng
để nhận các hợp đồng lớn. Thế nhưng, thay vì chấp nhận để hợp đồng rơi vào
57
tay Trung Quốc, các doanh nghiệp có thể lien kết lại để sản xuất hoặc sản
xuất theo hướng chuyên môn hoá. Cái khó ở đây là đa số các máy móc, thiết
bị lạc hậu và không đồng bộ do đó việc sản xuất ra sản phẩm gặp rất nhiều
khó khăn, chất lượng không đồng đều. Như vậy, dể liên kết lại các doanh
nghiệp cần phải đồng bộ hoá máy móc, tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm
bằng việc tổ chức áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 tại
mỗi đơn vị. Đây không phải là một giải phấp tình huống mà là một chiến lược
mang tính lâu dài nếu chúng ta muốn tồn taọi và cạnh tranh.
- Liên kết về cung cấp thông tin, về thị trường:
Cái khó của Tổng công ty là chưa có phòng ban chuyên về công tác
Marketting. Do đó, việc tìm hiểu thị trường EU còn gặp nhiều hạn chế. Tuy
nhiên, trong thời gian ngắn, khi chúng ta chưa thnàh lập được phòng
Marketing thì các doanh nghiệp cần chủ đọng tìm kiếm, trao đổi thông tin với
các doanh nghiệp có thành tích cao trong xuất khẩu hàng hoá sang EU. Văn
phòng Tổng công ty là đơn vị có thành tích cao trong xuất khẩu sang EU do
đó các đơn vị khác có thể thông qua phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và
phòng hợp tác quốc tế để tham khảo thông tin về thị trường này. Có thể lập
mạng thong tin nội bộ giữa các đơn vị thnàh viên để vừa hỗ trợ, giải quyết các
thắc mắc về thị trường EU, vừa có thể cung cấp thông tin giữa các đơn vị khi
cùng nhau giải quyết hợp đồng lớn. Thế nhưng, về lâu dài khi Viịet Nam đã
gia nhập WTO, việc cạnh tranh ngày càng căng thẳng thì việc nghiên cứu, tìm
hiểu thị trường là rất cần thiết, đòi hỏi tại văn phòng tổng công ty phải thành
lập một phòng Marketing. Ngoài việc cung cấp thông tin kinh doanh cho
chính văn phòng còn cung cấp thông tin cho các đơn vị thành viên chưa có
văn phòng marketting.
58
KẾT LUẬN
Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam đã vượt qua vô số khó khăn và
đạt được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong
hàng chục thị trường và bạn hàng quen thuộc, thị trường EU là một thị
trường khó tính nhưng rất hấp dẫn các nhà xuất khẩu nói chung và Vinafor
nói riêng. Qua 6 năm ( từ 2000-2006) kim ngạch xuất khẩu vào thị trường
này không ngừng tăng nhưng qua đó, chúng ta cũng thấy được phần nào
những việc mà Tổng công ty cần làm để chiếm lĩnh được thị trường rộng
lớn này.
Kim ngạch xuất khẩu vào EU chiếm tới 54,26% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu vào các thị trường của Vinafor. Việc khối Eu chiếm cơ cấu chủ
đạo trong thị trường xuất khẩu thể hiện sự quan tâm đầu tư của Tổng công
ty vào thị trường này nhưng cũng đòi hỏi Tổng công ty cần có sự cân đối
trong việc phân phối và hoạch định chiến lược của mình. Điển hình như thị
trường Nhật, cơ cấu xuất khẩu giảm dần qua các năm: năm 2002 chiếm
10,54% thì tơi nay chỉ còn 3,92%. Có phát triển cân đối giữa các thị
trường thì mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của Tổng công ty.
Mặt hàng của Tổng công ty mới chỉ xuất hiện và được biết đến tại một
số nước chủ đạo trong khối. Một số quốc gia sau một thời gian đưa sản
phẩm vào, chúng ta đang mất dần thị trường. Không thể đổ lỗi hoàn toàn
cho chất lượng sản phẩm mà chúng ta phẩi nhìn nhận cả ở các khía cạnh,
đòi hỏi và cạnh tranh khác của thị trường. EU là thị trường mà tất cả các
quốc gia xuất khẩu đang hướng tới nhưng trong cuộc cạnh tranh này, đòi
hỏi chúng ta không chỉ sử dụng các phương thức cạnh tranh về giá đơn
thuần mà không có các chiến lược lâu dài để chiếm lĩnh thị phần, cải thiện
hình ảnh và gia tăng thương hiệu. Nếu không kịp thời áp dụng các biện
pháp để thúc đẩy xuất khẩu thì lâu dài các sản phẩm của chúng ta chỉ có
thể xuất đi dưới tên gọi của Công ty khác với mức giá rẻ mạt.
Theo em, giải pgấp trước mắt mà Tổng công ty cần làm là liên kết
chặt chẽ với các Tổng công ty và doanh nghiệp khác nhằm củng cố thực
lực và khả năng sản xuất và kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam
đã ra nhập WTO, các hàng rào kỹ thuật không vì thế mà thu hẹp mà chúng
ta phải càng cạnh tranh với các nước khác cùng được hưởng các ưu đãi
như Việt Nam, Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện các hệ thống đăng
kiểm tiêu chuẩn chất lượng và các chứng chỉ hàng hoá cần thiết
Với tiềm lực và những nỗ lực của mình, em tin rằng Tổng công ty
sẽ tiếp tục gặp hái được nhiều thành công hơn nữa để trở thành doanh
59
nghiệp đầu ngành của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp Bộ
hoàn thành kế hoạch tăng trưởng từ nay đến năm 2010 là 28%/năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
60
Các tài liệu, và số liệu của Tổng công ty được Phòng kế hoạch và
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cung cấp.
Giáo trình: Marketting thương mại quốc tế của Thạc sĩ Trần Hoè-
ĐH KTQD.
Các trang web:
- www.google.com.
- www.VietnamNet.com.
- www.dantri.com.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN
NƠI SINH VIÊN THỰC TẬP
61
Trong quá trình thực tập, sinh viên Phạm Thuý Quỳnh đã tham gia
nghiên cứu và học hỏi một số kiến thức thực tế của hoạt động kinh doanh
trong Tổng công ty.
Đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp vầ vấn đề “ Hoạt động xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU của Tổng công ty lâm nghiệp Việt
Nam- Thực trạng và giải pháp ” gần với những vấn đề thực tế trong hoạt
động kinh doanh của Tổng công ty.
Trong 15 tuần thực tập, sinh viên Phạm Thuý Quỳnh đã có thái độ
thực tập nghiêm túc, tuân thủ mọi nội quy của Phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu nói riêng và Tổng công ty lâm nghiệp nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19_5101.pdf