Luận văn Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và vận tải Tuấn Trinh

Công ty cần đảm bảo luôn sẵn sàng có đội công nhân kịp thời để có thể tiến hành bốc xếp, tránh gây mất thời gian và các khoản chi phi phát sinh như tiền phạt lưu kho bãi, tiền phạt xếp dỡ hàng chậm . . Đặc biệt đối với hàng hóa có giá trị, hàng vật liệu xây dựng như sắt thép . công ty cần kiểm soát chặt chẽ việc xếp dỡ tránh gây mất mát, hư hỏng . . Những việc cần làm đối với công ty còn rất nhiều song tất cả vẫn đang ở trước mắt , chỉ cần tận dụng những cái có sẵn cùng những điều chỉnh thích hợp chắc chắn công ty sẽ phát triển vững mạnh trong tương lai.

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và vận tải Tuấn Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 1 - Luận văn Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 2 - Lời mở đầu Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Kimh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế - Trường Đại Học Ngoại Thương, em đã được tiếp cận và trang bị cho mình những lý luận, các học thuyết kinh tế và bài giảng của thầy cô về các vấn đề nghiệp vụ như Xuất nhập khẩu, Vận tải và giao nhận cùng … cùng với một số vấn đề như tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất …. Tuy nhiên, để khỏi bỡ ngỡ sau khi ra trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tế, từ đó kết hợp với lý thuyết mình đã học có nhận thức khách quan đối với các vấn đề xoay quanh những kiến thức về các nghiệp vị và chính sách quản lý và phát triển trong các doanh nghiệp. Kiến tập chính là cơ hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế, được áp dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy những ý tưởng mà trong quá trình học chưa thực hiện được. Trong thời gian này, chúng em được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như có thể quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng đôí với những sinh viên năm thứ 3. Khoảng thời gian thực tập 4 tuần tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Tuấn Trinh, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công, nhân viên của công ty và sự hướng dẫn của thầy Lê Huy Sĩ, em đã có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành được bài báo cáo thực tập của mình với đề tài: Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Vận tải Tuấn Trinh Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 3 - Tuy nhiên bài viết của em có thể còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự nhận xét và giúp đỡ từ thầy. Phần 1: Tổng quan về công ty 1. Lịch sử - đôi nét về công ty TNHH Thương mại và Vận tải Tuấn Trinh - Năm thành lập: công ty được tách ra từ công ty mẹ “ Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Tuấn Trinh ” và chính thức đi vào hoạt động độc lập từ năm 2005. - Tên đầy đủ; Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Tuấn Trinh - Tên tiếng Anh: TUAN TRINH TRADE TRANSPORT COMPANY LIMITED - Địa chỉ: Số 738, Đường Lê Thánh Tông, Phường Đông Hải 1 - Hải An – tp. Hải Phòng – Việt Nam - Số đăng ký: 0204002426 - Số đt: (031)3979282 - Số fax: (031)3979930 - Người đại diện: Lê Đức Trung - Hoạt động: Null - Mô hình hoạt động: mô hình công ty TNHH - Lĩnh vực hoạt động: công ty hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng mảng hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu và vận tải. Công ty cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến quá trình xuất – nhập khẩu tất cả các mặt hàng bằng đường biển, đường bộ, đường hàng không. Có thể nói công ty là một hình mẫu về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, trung gian trong việc vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng tất cả các yêu cầu gửi và nhận hàng hóa từ tất cả các khách hàng và đối tác. Với phương châm: Nhanh chóng- Hiệu quả- Chính xác, công ty luôn mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá cả hợp lý. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 4 - 2. Kết cấu công ty: Công ty hoạt động theo mô hình công ty TNHH nên cơ cấu nhân sự và tổ chức rất gọn nhẹ và có sự chuyên môn hóa cao . - Tình hình nhân sự: 15 người - Cơ cấu nhân sự:  Giám đốc - 1 người  Phó giám đốc - 1 người  Kế toán - 2 người  Hồ sơ chứng từ - 2 người  Hiện trường - 4 người  Hải quan - 2 người  Đăng kiểm - 1 người  Phụ trách vận tải - 1  CEO - 1 người Công ty có quy mô nhỏ và vì vậy số lượng nhân sự trong công ty cũng không nhiều nhưng hầu hết đều là những người có nghiệp vụ và kinh nghiệm trong làm việc, có độ chuyên môn hóa cao. Cụ thể như sau: 1. Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất và là người chỉ đạo, quyết định mọi vấn đề của công ty . 2. Phó giám đốc Là người cùng với giám đốc điều hành công việc chung của công ty ngoài ra phụ trách bộ phận hiện trường và vận tải. 3. Kế toán Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 5 - Bộ phận này giám đốc công ty bố trí 2 người , 1 người chuyên trách mảng tập hợp chi phí, thanh toán nội bộ, giao dịch ngân hàng, nộp thuế. Người còn lại là kế toán chính phụ trách việc thanh toán với khách hàng, thu hồi công nợ, báo giá dịch vụ, lập các hợp đồng kinh tế, làm chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý tài chính. 4. Hồ sơ- chứng từ Đây là bộ phận tiếp nhận và xử lý các giấy tờ, hồ sơ do khách hàng chuyển đến của từng lô hàng. Sau đó xem xét chi tiết hồ sơ của từng lô hàng , nếu đầy đủ sẽ tiến hành việc khai báo số liệu lên hệ thống hải quan điện tử làm cơ sở tiếp theo cho bộ phận làm thủ tục hải quan làm tiếp thủ tục cho lô hang. 5. Làm thủ tục hải quan Bộ phận này có chức năng làm thủ tục mở tờ khai cho tất cả các lô hàng, theo dõi trực tiếp hồ sơ của từng lô hàng tại cơ quan hải quan và lam thủ tục thông quan cho từng lô hàng khi đã làm xong thủ tục hải quan. 6. Hiện trường và đăng kiểm Đây là bộ phận có số lượng đông nhất vì họ phải đảm trách rất nhiều công việc khác nhau. Họ phải đến các hãng tàu để lấy lệnh giao hàng, booking cho các lô hàng, đi xuống các cảng làm thủ tục kiểm hóa cho những lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa , rút và đóng hàng tai các cảng, làm thủ tục lấy và giao hàng cho khách hàng tại cảng. Làm thủ tục với cơ quan đăng kiểm cho các lô hàng nhập khẩu ô tô. 7. Ceo- cước biển Bộ phận này phụ trách việc tiềm kiếm các khách hàng và hợp đồng mơí cho công ty, kinh doanh cước biển, thường xuyên giao dịch với các hãng tàu, theo dõi lịch tàu của các hãng tàu, làm booking và bill cho khách hàng. 8. Vận tải Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi tiến độ của từng lô hàng do các bộ phận khác báo về từ đó lên kế hoạch sắp xếp phương tiện vận tải, liên hệ với khách hàng về địa điểm, thời gian và phương thức giao hàng đến khi hàng hóa được giao đến kho của khách hàng một cách an toàn đầy đủ. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 6 - Có thể nói tuy được chia thành nhiều bộ phận khác nhau nhưng các bộ phận vẫn có sự gắn kết, đảm bảo cho mọi hợp đồng cung cấp dịch vụ của công ty đều được thực hiện một cách hiệu quả. 3. Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh a) Tình hình kinh doanh: ♦ Vấn đề tài chính: Ngay từ khi mới thành lập, vốn kinh doanh của công ty còn rất hạn hẹp trong khi đó việc vay vốn ngân hàng lại gặp nhiều khó khăn. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, vốn của công ty đã được bổ sung một cách đáng kể, công ty luôn tìm tới sáng tạo để có được mức doanh thu cao góp phần tăng vốn kinh doanh cho công ty nhằm đem lại lợi nhuận. Có thể thấy tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm từ năm 2008- 2010 như sau: Biểu 1.2.2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY (2008 - 2010) Đơn vị : VNĐ Năm 2008 2009 2010 Tổng vốn 4.219.160.000 3.198.137.000 5.165.000.000 Nguồn: Báo cáo của Công ty 2010 Qua bảng trên ta thấy tình hình nguồn vốn của công ty thay đổi không đáng kể qua các năm. Nhưng năm 2009 thì nguồn vốn của công ty giảm xuống do nền kinh tế thế giới khủng hoảng dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm sút đáng kể làm cho nguồn vốn của công ty giảm. Nhưng do sự giúp đỡ của giám đốc công ty nên công ty vẫn trả lương đầy đủ cho công nhân viên. ♦ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm gần đây: Công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh trải qua gần 6 năm hoạt Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 7 - động đã trưởng thành, phát triển và gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng con số cụ thể: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI TUẤN TRINH (Đơn vị:VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng doanh thu 5,608,145,000 2,575,823,000 6,210,400,000 1. Doanh thu thuần 5,608,145,000 2,575,823,000 6,210,400,000 2.Tổng chi phí 1,372,890,000 587,905,000 1,846,372,000 3. Lợi nhuận gộp 4,235,255,000 1,987,918,000 4,364,028,000 4. Chi phí quản lý DN 663,827,000 177,058,000 695,710,000 5. LN từ HĐKD 3,571,428,000 1,810,860,000 3,668,318,000 6. Thuế TNDN (25%) 1,058,813,750 425,715,000 917,079,500 7. Lợi nhuận sau thuế 2,512,614,250 1,385,145,000 2,751,238,500 Nhận xét: Từ bảng kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh qua 3 năm, ta rút ra một số chỉ tiêu sau:  Chỉ tiêu doanh thu: - Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 giảm 3,032,322,000 tương ứng giảm 54,06% . - Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 3,634,577,000 tương ứng tăng 141,10% .  Chỉ tiêu lợi nhuận: - Lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 giảm 1,127,469,250 tương ứng giảm 81% . - Lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 tăng 1,366,093,500 tương ứng tăng 98,62 % .  Nhìn chung ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm xuống tương ứng là 54,06% do nền kinh tế thế giới khủng hoảng đồng thời công ty gặp phải nhiều khó khăn,cạnh tranh mạnh từ đối thủ và năm 2010 so với năm Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 8 - 2009 công ty đã phục hồi và doanh thu lợi nhuận công ty đã tăng lên đáng kể tương ứng 98,62% . b) Dịch vụ của công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh. Công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất và đầy đủ nhất trong lĩnh vực vận tải và xuất nhập khẩu hàng hóa. Công ty có thể cung cấp những dịch vụ lẻ tương ứng với từng khâu trong quá trình xuất nhập khẩu hoặc thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ các khâu xuất nhập khẩu hàng hóa tùy theo yêu cầu của khách hàng. Các dịch vụ công ty cung cấp thường là :  Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở.  Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng.  Tổ chức xếp dỡ hàng hóa.  Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa.  Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước.  Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng.  Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch.  Mua bảo hiểm cho hàng hóa.  Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng.  Thanh toán, thu đổi ngoại tệ.  Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận.  Thu xếp chuyển tải hàng hóa.  Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận.  Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.  Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa.  Lưu kho, bảo quản hàng hóa.  Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 9 -  Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi…  Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải.  Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường. c) Các đối tác và đối thủ cạnh tranh. - Các đối tác: Về cơ bản công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh là một công ty kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu nên có rất nhiều đối tác với địa bàn rộng khắp trên cả nước. Những đối tác của công ty là các doanh nghiệp thương mại, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và phần lớn đều tập trung tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Một số đối tác của công ty như:  Tại Hà Nội: công ty thuốc lá Thăng Long, công ty Viglacera Hà Nội,công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu ô tô Thăng Long, công ty cổ phần phát triển Hưng Long, công ty cổ phần Gia Hưng, công ty cổ phần Ford Thăng Long, công ty liên doanh sơn ASC – Venusia Việt Nam, công ty TNHH sản xuất và xuất khẩu mây tre Khánh Linh … .  Tại Hải Phòng: Phúc Đại Lợi, công ty cổ phần thương mại Shengli Việt Nam, công ty Fujii Mold Việt Nam, công ty TNHH thương mại thiết bị Xuân Đạt, công ty cổ phần E.M.T, công ty cổ phần thương mại Ngọc Hoa, công ty Kokuyo Việt Nam, công ty cổ phần Bạch Đằng 5 … .  Tại thành phố Hồ Chí Minh: công ty Đài Phát, công ty Electrolux Việt Nam … . - Các đối thủ cạnh tranh: Do địa bàn kinh doanh của công ty là thành phố cảng Hải Phòng - cảng của ngõ của miền Bắc nên tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh là hầu hết các công ty kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu có chức năng tương tự và phần lớn đều tập trung tại thành phố cảng Hải Phòng. Có thể Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 10 - nói tại Hải Phòng số công ty kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu rất lớn chính vì thế môi trường cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh là rất lớn, vì vậy công ty luôn có nhiều biện pháp để đảm bảo uy tín doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy. Phần 2: Hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu I. Quy trình kinh doanh dịch vụ XNK của công ty TNHH Thương mại và Vận tải Tuấn Trinh 1. Ký kết hợp đồng với các khách hàng Công ty cung cấp các dịch vụ về vận tải và giao nhận hàng hòa cho tất cả các mặt hàng, tất cả các khách hàng có nhu cầu. Sau khi cung cấp đầy đủ các thông tin, nói rõ cho khách hàng về các quy trình vận chuyển hàng hóa, công ty cùng khách hàng sẽ đi đến thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Khi cả khách hàng và công ty đều đã nhất trí thì ký kết hợp đồng và sau đó công ty sẽ thay mặt khách hàng đảm nhận việc giao – nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng với đối tác. 2. Quá trình chuẩn bị cho xuất – nhập khẩu hàng hóa Sau khi ký kết hợp đồng, công ty sẽ trở thành người thay mặt cho khách hàng đảm nhận việc giao – nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Công ty đảm bảo cung cấp tất cả các dịch vụ xuất nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng. Với trường hợp khách hàng là người xuất khẩu hàng hóa. Công ty sẽ đứng ra thực hiện công việc chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng cho xuất khẩu, có thể bao gồm các cách như: khách hàng tự vận chuyển hàng hóa đến giao cho công ty tại địa điểm quy định, công ty sẽ bố trí phương tiện cần thiết để đến nhận hàng hóa của khách hàng tại địa điểm thỏa thuận, công ty đứng ra gom hàng lẻ của các chủ hàng trên địa bàn thành phố … . Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 11 - Nếu khách hàng là người nhận hàng, công ty sẽ thay mặt khách hàng đứng ra nhận hàng hóa xuất khẩu từ việc đón lịch tàu, làm thủ tục hải quan, thông báo cho khách hàng biết đến nhận hàng … . 3. Thuê phương tiện vận tải Do công ty là công ty TNHH Thương mại và vận tải. Kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp tất cả các dịch vụ cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu, nên có thể nói khâu thuê phương tiện vận tải là khâu quan trọng và luôn hiện hữu trong công tác của công ty. Công ty sẽ thay mặt chủ hàng đứng ra thuê phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của chủ hàng, bao gồm tất cả các phương thức vận tải như: thuê tàu biển, thuê ô tô, thuê máy bay…. Tùy vào điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa của khách hàng mà công ty sẽ đứng ra thuê phương tiện vận tải cho phù hợp. Nếu khách hàng xất khẩu theo các điều kiện nhóm C và D hoặc nhập khẩu theo các điều kiện E và F trong Incoterm thì công ty sẽ đứng ra thuê tàu biển cho khách hàng. Bên cạnh việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển công ty sẽ đứng ra thuê các phương tiện vận chuyển khác như ô tô, máy bay nếu khách hàng yêu cầu vận chuyển hàng hàng hóa bằng đường bộ, đường hàng không hoặc vận tải đa phương thức …. Trong trường hợp là tàu chợ hoặc điều kiện xuất nhập khẩu của khách hàng không phải thuê phương tiện vận tải thì khâu này sẽ không có trong hợp đồng với khách hàng và công ty sẽ thay mặt khách hàng nhận hoặc giao hàng tại nơi quy định với đối tác trong hợp đồng xuất nhập khẩu. 4. Mua bảo hiểm hàng hóa Công ty cũng đảm bảo thay mặt cho khách hàng đứng ra mua bảo hiểm cho hàng hóa đối với trường hợp khách hàng hoặc đối tác yêu cầu trong hợp đồng xuất nhập khẩu, nhất là đối với các mặt hàng có giá trị cao, hàng đặc biệt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà công ty sẽ mua các loại bảo hiểm phù hợp. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 12 - 5. Làm thủ tục hải quan Trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa thì quy trình làm thủ tục hải quan là quy trình không thể thiếu và rất quan trọng. Chính vì vậy mà công ty cũng đảm bảo thay mặt chủ hàng làm các thủ tục hải quan một cách đầy đủ và đúng luật cho các lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, bao gồm cả việc khai báo hải quan, đăng kiểm, kê khai hàng hóa, khai và nộp thuế … - Trường hợp chủ hàng là người xuất khẩu thì công ty phải làm thủ tục hải quan cần thiết cho việc xuất khẩu hàng hóa. Sau khi hàng hóa được chuẩn bị xong công ty phải làm thủ tục khai báo hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan như sau: Nếu hàng thuộc diện cho phép kiểm đại diện, hải quan kiểm hoá phải lấy mẫu đại diện theo đúng quy định ( trong cùng, ngoài cùng, hai bên mép, trên đỉnh và dưới đáy ). Hải quan kiểm hoá phải giám sát quá trình xếp hàng vào container. Khi khai báo hải quan, công ty tự kê khai đầy đủ các nội dung theo mẫu của tờ khai hải quan. Sau khi đã hoàn thành việc kê khai thì phải nộp lại tờ khai cho hải quan kèm theo các chứng từ theo yêu cầu của tờ khai hải quan. Sau khi hàng được xếp xong, hải quan kẹp chì container và xác nhận vào tờ khai hải quan, sau đó khi hàng tới bãi container hải quan giám sát kho bãi phải kiểm tra lại. - Trường hợp chủ hàng là người nhập khẩu thì công ty phải làm thủ tục hải quan cần thiết cho việc nhập khẩu hàng hóa. Quy trình làm thủ tục hải quan như sau: Công ty phải chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm đầy đủ các giấy tờ cần thiết ( tờ khai hải quan, hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn ... ). Sau khi chuẩn bị xong phải đăng ký tờ khai hải quan trước hoặcc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến. Sau khi đăng ký xong phải nộp tờ khai cho cán bộ hải hải quan. Cán bộ hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ hải quan, nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, cấp số tờ khai và phân luông hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, duyệt kết quả kiểm tra rồi ra xác nhận đã làm thủ tục hải quan. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 13 - Khi hàng hóa đến hải quan phải tiến hành kiểm tra hàng hóa ( tên, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất sứ ... ). Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế và tờ khai hải quan. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục hải quan cán bộ công ty mang tờ khai hải quan, hồ sơ, chứng từ đầy đủ đến phòng hải quan để lấy lệnh D/O, phiếu xuất kho và nhận hàng. 6. Giao - nhận hàng hóa Công ty trên cơ sở chịu trách nhiệm đảm bảo trước chủ hàng về việc tiếp nhận và giao hàng xuất/nhập khẩu cho chủ hàng. Quá trình này có thể bao gồm các công việc như: Đối với trường hợp hàng xuất khẩu, công ty có thể theo yêu cầu của chủ hàng giao hàng tại nơi quy định trong hợp đồng cho người nhận, tổ chức nhận hàng đóng vào container vận chuyển ra cảng giao lên tàu, tổ chức chất xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải, đón lịch tàu chợ để vận chuyển hàng ra cảng giao cho tàu ( nếu là phương thức gửi tàu chợ ), thay mặt chủ hàng thông bảo cho người nhận về thời gian, phương tiện vận chuyển hàng hóa đến nơi quy định .... Nếu là hàng nhập khẩu: công ty thay mặt chủ hàng liên hệ với người gửi, đón lịch tàu đến, tổ chức việc nhận hàng tại nơi quy định, thuê công nhân thực hiện bốc, xếp, dỡ hàng, tổ chức vận chuyển hàng hóa về địa điểm quy định, thông báo cho chủ hàng đến nhận hàng. 7. Thanh toán Đối với khâu thanh toán,công ty sẽ áp dụng các hình thức thanh toán khác nhau tùy vào từng điều kiện cụ thể. Đối với chủ hàng công ty phân ra 2 đối tượng thanh toán chính : cho khách hàng truyền thống. Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ, chuyển khoản .v.v. Và việc thanh toán này thường được công ty áp dụng 1 số ưu ái như có thể cho thanh toán chậm, giảm giá nếu gửi nhiều chuyến, số lượng hàng lớn .... Còn đối với khách hàng thương mại công ty thường áp dụng hình thức thanh toán tiền mặt nếu khối lượng Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 14 - hàng không lớn, giá trị nhỏ nếu hàng hóa có khối lượng, giá trị lớn sẽ áp dụng hình thức chuyển khoản. Đối với đối tác trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Khi công ty đứng ra nhận trách nhiệm xuất / nhập khẩu hàng hóa thay cho chủ hàng thì công ty đã trở thành người chủ của lô hàng xuất / nhập khẩu và thay mặt chủ hàng thực hiện hợp đồng với đối tác. Việc thanh toán với đối tác sẽ được thực hiện như các thỏa thuận trong hợp đồng ( công ty có thỏa thuận cùng chủ hàng về ciệc thanh toán cho đối tác ) thường là dùng thu tín dụng L/C không hủy ngang hoặc các hình thức khác tùy vào các điều kiện và trường hợp cụ thể. 8. Khiếu nại và tranh chấp Công ty luôn chủ trương hòa giải với đối tác và khách hàng để giải quyết các tranh chấp xảy ra, phần lớn các tranh chấp đều được công ty giải quyết tốt đẹp thông qua việc hòa giải. Công ty cũng đảm bảo giúp chủ hàng trong các trường hợp khiếu nại hay tổn thất …. Nếu có các tranh chấp không thể hòa giải được thì công ty sẽ nhờ trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ( VCCI ). Tất cả những khâu trên chính là những dịch vụ cơ bản nhất mà công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh luôn cam kết thực hiện một cách tốt nhất cho khách hàng. Tất nhiên bên cạnh đó công ty còn đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến giao nhận hàng hóa xuất / nhập khẩu đảm bảo cho việc giao nhận hàng hóa được diễn ra một cách tốt đẹp, nhanh chóng, và phù hợp với yêu cầu của tất cả khách hàng. II. Những vấn đề còn tồn tại và những đề xuất 1. Những hạn chế còn tồn tại Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 15 - Trong quá trình hoạt động của mình công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh đã và đang hoàn thành tốt các mục tiêu và công việc của mình. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực công ty cũng còn gặp nhiều trở ngại và hạn chế như: a. Về mặt quản lý, chế độ làm việc trong công ty. - Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt từ nhiều công ty đối thủ. - Chế độ chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty như chính sách thuế ... . - Về khối lượng công việc quá lớn, gây ức chế, mệt mỏi cho cán bộ nhân viên công ty. - Về nhân sự đã chuyên môn hóa nhưng trình độ chưa cao 50% dưới ĐH nên hạn chế đến hiệu quả công việc. - Về chế độ lương, thưởng chưa tương xứng với khối lượng công việc và thời gian làm việc của nhân viên. b. Về công tác thực hiện hợp đồng. - Trong khâu soạn thảo hợp đồng : các điều khoản của hợp đồng đôi khi còn chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở nếu có tranh chấp xảy ra sẽ bất lợi. - Trong khâu kiểm tra chất lượng hàng hoá : Công ty chưa thực sự kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng trong các hợp đồng xuất nhập khẩu ký kết với các chủ hàng, còn nhiều trường hợp chủ hàng cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ khiến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty gặp nhiều khó khăn. - Trong khâu làm thủ tục Hải quan : đôi khi các cán bộ nghiệp vụ còn sót trong khâu chuẩn bị giấy tờ, gây ra mất thời gian và tăng chi phí cho công ty. - Trong quá trình xếp dỡ các mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép ... còn hiện tượng công nhân làm thuê ăn cắp vặt, làm sai quy định của Cảng .... Đôi khi công ty cũng gặp nhiều trường hợp hàng đã sẵn sàng nhưng không thuê được công nhân bốc xếp hàng. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 16 - 2. Những kiến nghị, biện pháp cải tiện tình hình Dưới đây là một số kiến nghị đề xuất nhằm cải thiện tình hình hoạt động của công ty và tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh. a. Về mặt quản lý, chế độ làm việc trong công ty. - Đảm bảo uy tín công ty trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Với địa bàn kinh doanh là thành phố Hải Phòng, vì vậy số lượng các công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu là rất nhiều tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt, trong hoàn cảnh này công ty cần có nhiều biện pháp như đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng, giữ chân các khách hàng quen thuộc, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất để qua đó tăng cường uy tín công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty. - Chủ động đón đầu, lường trước các chính sách của nhà nước cũng như thành phố Hải Phòng. Trước tình hình thành phố cũng như trung ương liên tục thay đổi cũng như bổ sung thêm nhiều chính sách đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty cần chủ động đón đầu, dự báo trước tình hình qua đó kết hợp nội lực của công ty với những nguồn lực thu được đảm bảo hiệu quả kinh doanh công ty không gặp trở ngại gì đáng kể. - Đảm bảo công bằng, khuyến khích nhân viên công ty làm việc hiệu quả hơn qua các chính sách tiền lương, tiền thưởng, chăm sóc nhân viên hợp lý. Anh chị em trong công ty hầu hết đều là những người trẻ tuổi nên vì vậy công ty cần có chính sách khuyến khích,thăm hỏi,động viên, lương, thưởng một cách hợp lý để qua đó nâng cao hiệu quả làm việc và tình cảm của nhân viên với công ty. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 17 - b. Về công tác thực hiện hợp đồng. - Nâng cao công tác giám sát và tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các hợp đồng được ký kết. Công ty cần tăng cường khả năng giám sát nhân viên của mình thực hiện tốt hợp đồng xuất nhập khẩu để đẩm bảo đạt kết quả tốt, giảm bớt các phát sinh không đáng có, tăng cường uy tín công ty. Công việc này được thực hiện tốt sẽ giúp cho công ty chủ động hơn trong việc thực hiện hợp đồng và giải quyết nhanh hơn các vướng mắc phát sinh. Công ty cần phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý nhất. Do công ty có số lượng nhân viên không nhiều nên cần phát huy tính hợp tác, ăn ý cao giữa các nhân viên trong công ty, đảm bảo mỗi người cần phải hoàn thành tốt khâu công việc của mình. Cần phải có kế hoạch trước một cách rõ ràng, kỹ lưỡng cho từng nhân viên để đảm bảo cho công việc thực hiện các hợp đồng ký kết với chủ hàng cũng như hợp đồng xuất nhập khẩu được hoàn thành đạt kết quả cao. - Trong hợp đồng xuất nhập khẩu cần chú ý khâu kiểm tra L/C. Công ty cần kiểm tra cẩn thận tính phù hợp của hợp đồng và L/C để tránh nhầm lẫn gây ra hậu quả đó là công ty đã giao hàng nhưng không được thanh toán. Khi phát hiện sai sót, cán bộ phải thông báo ngay cho bên nhập khẩu hoặc ngân hàng thông báo đề nghị sửa chữa ngay, đảm bảo hai bên cùng có lợi, tránh gây mất thời gian. - Trong khâu kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục hải quan. Công ty cần kiểm tra xác thực các thông tin, tính chất của hàng hóa xuất nhập khẩu do chủ hàng cung cấp, đảm bảo chính xác, đầy đủ để tránh gây khó khăn cho thủ tục hải quan cũng như kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu. Trong khâu thủ tục hải quan cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, cũng như các thông tin cần thiết một cách đầy đủ, chính xác để hoàn thành được nhanh chóng, thuận tiện. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 18 - - Trong khâu chuẩn bị, vận chuyển hàng hóa, cần chú ý đảm bảo phương tiện vận chuyển sẵn sàng, đảm bảo công nhân đầy đủ hợp lý. Trong nhiều trường hợp sau khi ký hợp đồng với chủ hàng cũng như khi cần vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cần thiết công ty cần đảm bảo có phương tiện vận chuyển luôn sẵn sàng phù hợp để có thể vận chuyển hàng hóa kịp thời, thuận tiện. - Trong khâu bốc xếp hàng hóa tại cảng. Công ty cần đảm bảo luôn sẵn sàng có đội công nhân kịp thời để có thể tiến hành bốc xếp, tránh gây mất thời gian và các khoản chi phi phát sinh như tiền phạt lưu kho bãi, tiền phạt xếp dỡ hàng chậm ... . Đặc biệt đối với hàng hóa có giá trị, hàng vật liệu xây dựng như sắt thép ... công ty cần kiểm soát chặt chẽ việc xếp dỡ tránh gây mất mát, hư hỏng ... . Những việc cần làm đối với công ty còn rất nhiều song tất cả vẫn đang ở trước mắt , chỉ cần tận dụng những cái có sẵn cùng những điều chỉnh thích hợp chắc chắn công ty sẽ phát triển vững mạnh trong tương lai. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 19 - Phần 3: Nhật ký thực tập  Từ ngày 27/6 – 4/7: liên hệ tìm kiếm công ty thực tập.  Ngày 5/7: liên hệ được với công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh.  Ngày 6/7: đến ra mắt các anh chị trong cty – quyết định đề tài và lập đề cương TTGK.  Ngày 7/7: ngày thứ 2 đến công ty ngồi nghe anh Minh – bộ phận khai báo hải quan cung cấp các thông tin cơ bản về công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn trinh.  Ngày 8/7: đến công ty gặp chị Hằng xin số liệu kế toán của công ty và ghi chép các số liệu đó vào đề cương.  Ngày 9/7: Chủ nhật – nghỉ 1 ngày ở nhà tham khảo các tài liệu anh chị công ty cho và trên internet.  Ngày 10/7: đến công ty được tiếp xúc với những giấy tờ nghiệp vụ như L/C, C/O, D/O, giấy tờ hải quan ….  Ngày 11/7: nghỉ  Ngày 12/7: xin phép được anh Hoàng theo chân anh ra thực tế tại bãi container, được xem qua các hoạt động tại bãi container ngoài cảng.  Ngày 13/7: theo anh Minh đi làm thủ tục hải quan, đến cục hải quan 3 của Cảng Hải Phòng, được cầm giấy tờ, nghe anh nói qua về khai báo hải quan.  Ngày 14/7: ở nhà bổ sung các thông tin đã thu được vào dàn bài của đề cương.  Ngày 15/7,16/7: bắt tay vào hoàn thành báo cáo kiến tập một cách hoàn chỉnh.  Ngày 17/7: đến gặp anh Minh đưa bài viết cho anh xem và nghe nhận xét.  Ngày 18/7: bổ sung và hoàn thiện báo cáo theo nhận xét của anh Minh.  Ngày 21/7: đến công ty xin dấu cơ xác nhận của công ty, hoàn thành kiến tập. Báo cáo thực tập giữa khóa Trường ĐH Ngoại Thương Sinh viên: Lê Việt Sơn Lớp: Nga 2 - K47 - KTĐN - 20 - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – tự do – hạnh phúc Công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh BẢN NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP Kính gửi : Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội Xác nhận sinh viên : Lê Việt Sơn – Lớp Nga2 – khoa KT&KDQT, Trường ĐH Ngoại Thương HN đã có thời gian Kiến tập từ 5/7 tới 21/7 tại công ty. Trong thời gian kiến tập sinh viên Lê Việt Sơn thực tập tại công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh, sinh viên đã có ý thức chấp hành tốt các điều lệ của công ty, cũng như ngiên cứu các tài liệu của công ty và những tài liệu liên quan. Sinh viên đã tiếp thu học hỏi được rất nhiều điều từ các cán bộ, nhân viên tại công ty. Chúng tôi cũng đánh giá cao đề tài “ Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và vận tải Tuấn Trinh ” đề tài có tính thực tiễn cao, đi sát với thực tế của công ty. Những kiến nghị đưa ra chắc chắn sẽ khắc phục được những thiếu sót tại công ty. Hải Phòng , ngày 21 tháng 7 năm 2011 Cán bộ quản lí và phụ trách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_kinh_doanh_1966.pdf
Luận văn liên quan