Luận văn Hợp tác công – tư (PPP) trong phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thứ nhất, về cơ sở khoa học, có nhiều cách tiếp cận, phân tích quản lý nhà nước về đầu tư theo hình thức PPP khác nhau. Trong luận văn này, Tác giả tiếp cận quản lý nhà nước theo khía cạnh phân tích tính bền vững của hình thức hợp tác. Luận án đã dựa trên các tiêu chí về phát triển bền vững của hệ100 thống tiêu chí đánh giá GRI làm cơ sở cho việc đánh giá xuyên suốt từ khâu phê duyệt Chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, quá trình triển khai thực hiện để đánh giá những mặc đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư theo hình thức PPP. Đây là cách tiếp cận riêng biệt của Luận văn, một mặt đảm bảo tính khoa học, mặt khác không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây. Thứ hai, áp dụng cơ sở khoa học trên, luận văn đã tiến hành thu thập tài liệu từ các công trình đã nghiên cứu đã công bố, từ báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, cũng như các số liệu thống kê có nguồn gốc tin cậy để phân tích thực trạng quản lý nhà nước về PPP; đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân. Luận văn chú ý nhấn mạnh đến tính bền vững của hình thức hợp tác, chỉ rõ tình trạng các dự án hiện nay còn thiếu tính bền vững làm giảm tính hiệu quả của dự án, khó kêu gọi được nhà đầu tư vào PPP cũng như quản lý nhà nước về PPP còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh, nền kinh tế ngày càng đi lên, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về PPP. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra 06 nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước gồm: (i) Cần có chính sách rõ ràng cụ thể trong việc kêu gọi các đối tác tư nhân tham gia; (ii) Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên hợp tác và lợi ích của người dân trong vùng dự án; (iii) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng các Sở, Ban ngành trong quản lý hợp tác công – tư (PPP) phát triển hạ tầng giao thông đường bộ; (iv) Thực hiện công khai, minh bạch các dự án hợp tác công – tư (PPP) trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ; (v) Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cơ quan nhà nước về hợp tác công – tư (PPP) trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ; (vi) Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có các biện pháp chế tài nghiêm khắc xử lý khi có vi phạm.101 Theo Tác giả, việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trên sẽ mang lại những chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về PPP trong thời gian tới. Đồng thời, cũng có một số ý kiến kiến nghị đối với cơ quan quản lý các cấp tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về PPP. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành luận văn, song do năng lực bản thân còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô để học viên có thể hoàn thiện luận văn này.

pdf116 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp tác công – tư (PPP) trong phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hop_tac_cong_tu_ppp_trong_phat_trien_ha_tang_giao_t.pdf
Luận văn liên quan