Luận văn Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay

Từ thời đại nguyên thủy cho đến thời đại xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước, các thế hệ phụ nữ Việt Nam từ đời này qua đời khác nối tiếp nhau tạo nên truyền thống vô cùng quý báu: yêu nước, ý thức dân tộc, trung hậu, đảm đang, anh hùng, bất khuất, kiên cường, tần tảo, cần cù, thông minh, sáng tạo, nhẫn nại, khiêm tốn giản dị, giàu lòng vị tha, đức hy sinh. tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam. Tám chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" mà Bác Hồ đã ban tặng phụ nữ Việt Nam là sự đúc kết một cách sâu sắc truyền thống vẻ vang và phẩm giá cao đẹp đó

pdf90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo hôn chủ yếu do các quan hệ yêu đương tự do, lãng mạn phát triển sớm ở lứa tuổi học trò cùng với những băng hình kích động tình dục từ nước ngoài nhập vào... Hậu quả của những cuộc tảo hôn đó là nam nữ thanh niên bước vào hôn nhân, vào vai trò làm cha làm mẹ khi chưa được chuẩn bị chín muồi về các phương diện tâm lý, sinh lý và xã hội. Điều này luôn là nguyên nhân dẫn đến những hụt hẫng lớn đối với vai trò làm vợ, làm mẹ làm con dâu trong gia đình của người phụ nữ, phần lớn dẫn đến ly hôn gây ảnh hưởng đến môi trường đạo đức của xã hội. Đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện, cơ hội vươn lên của người phụ nữ trong xã hội. Bên cạnh đó, quan niệm trọng nam khinh nữ "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" của xã hội phong kiến ngày xưa vẫn còn tồn tại. Nhất là vùng nông thôn Kiên Giang, người đàn ông rất gia trưởng, họ nắm mọi quyền hành trong gia đình "chồng nói thì họ phải vâng "hay" chồng phán thì vợ phải tuân"... Giới viên chức nhà nước hiện nay không ít người tự đề cao giới mình, đánh giá chưa đúng khả năng, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội... Vì vậy, trong gia đình nhiều người xem vợ là thứ yếu, ngoài xã hội cơ cấu guồng máy nhà nước và các tổ chức xã hội tỷ lệ nữ còn ở mức khiêm tốn. Thực tế Kiên Giang qua bảng 4B cho thấy. Từ năm 1995-2000 tỷ lệ nữ trong hàng ngũ lãnh đạo của tỉnh chỉ chiếm từ 13-15%. ở những cương vị cao chủ tịch, phó chủ tịch và bí thư, phó bí thư tỉnh chưa có nữ. Vì vậy, càng làm tăng quan niệm sinh con trai hay con gái trong xã hội. ở nông thôn Kiên Giang có trên 40% phụ nữ sinh 5 đẻ 7 là kiếm con trai để nối dõi tông đường. Giới công nhân viên chức nhà nước nhiều trường hợp sinh 3, sinh 4, 95% vì kiếm con trai, chỉ 5% là vỡ kế hoạch. Như thế rất ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện phấn đấu trong công tác học tập của phụ nữ, đến kế hoạch hóa gia đình của xã hội. Đồng thời đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nghèo nàn lạc hậu. Do xã hội còn trọng nam khinh nữ, dẫn đến một số phụ nữ có tính tự ti. Họ tự ti xem mình là phái yếu, đánh mất sự tự tin ở bản thân, không mạnh dạn đảm đang gánh vác công việc gia đình và xã hội; không phát huy được tính chủ động, thông minh sáng tạo của giới mình, kìm hãm sự phấn đấu vươn lên của phụ nữ; bất lợi cho gia đình và xã hội. ở Kiên Giang những năm gần đây, hiện tượng mê tín dị đoan lại có chiều hướng tăng lên. Chị em ở nhiều thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực hoạt động, ở mọi lứa tuổi còn tin ở tướng số, cô đồng thầy cúng. Họ tin bói toán thần linh mà không tin ở bàn tay khối óc của chính mình. Nhất là phụ nữ hiện nay có trên 70% chị em rơi vào tình trạng nói trên. Hàng năm có khoảng 30% bà mẹ cúng căn, cúng hạn cho con, 20% các bà mẹ trị bệnh cho con bằng thầy bùa thầy cúng, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong. ở thị xã, thị trấn 95% chị em giới buôn bán phụ thuộc vào các thầy tướng số về ngày khai trương, giờ mở cửa tiệm... Mỗi ngày phải cúng thần tài, thổ địa... Những thủ tục này rất tốn kém. Những chị em này đã góp phần làm trầm trọng những tệ nạn lạc hậu. Họ không biết là đang tự biến mình thành nạn nhân đau khổ của những hủ tục lạc hậu, họ vô tình phục hồi và nuôi dưỡng nó một cách tự nguyện, thành kính, thật là tai hại. Tóm lại: Qua thực tế hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước cho đến nay, những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam trong đó có phụ nữ Kiên Giang vẫn được giữ vững và phát huy ngày càng cao trong giai đoạn xây dựng đổi mới đất nước. Đặc biệt truyền thống anh hùng, trung hậu đảm đang đã được phụ nữ Kiên Giang kế thừa và phát huy tốt trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước vừa qua. Với truyền thống đó, chị em đã hoạt động có hiệu quả trong lao động sản xuất kinh doanh, trong học tập công tác... không thua nam giới. Các chị đã đảm đang tốt công việc gia đình và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những tồn tại ảnh hưởng đến quá trình phát huy truyền thống của phụ nữ Kiên Giang. Những tệ nạn xã hội, những phong tục tập quán lạc hậu đã làm ô nhiễm môi trường đạo đức, hạn chế sự nỗ lực rèn luyện đạo đức của chị em. Từ đó nảy sinh những mâu thuẫn: Một là, mâu thuẫn giữa các tệ nạn xã hội với quá trình giữ vững, kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam cùng Kiên Giang trong công cuộc xây dựng con người mới, nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn có con người mới có đầy đủ phẩm chất năng lực, con người phát triển toàn diện về cá nhân, trước hết phải có môi trường xã hội, môi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh. Vì môi trường là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Nạn mại dâm ở Kiên Giang đã làm vẩn đục môi trường đạo đức xã hội, hạ thấp nhân phẩm người phụ nữ... Đây là vấn đề đặt ra bức xúc cần được giải quyết. Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu giải phóng phụ nữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vai trò của họ trong gia đình và xã hội với những hạn chế của phụ nữ và những phong tục lạc hậu hiện nay. Xã hội muốn phát triển, phụ nữ phải được giải phóng. Muốn giải phóng phụ nữ trước hết phải có sự bình đẳng: về trình độ, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, địa vị trong gia đình và xã hội với nam giới. Thực tế Kiên Giang, trình độ chuyên môn, địa vị xã hội của phụ nữ chưa ngang bằng bình đẳng với nam giới. Tệ trọng nam khinh nữ vẫn còn phổ biến cùng với bệnh tự ti, mê tín dị đoan của chị em làm hạn chế rất lớn đến vấn đề giải phóng phụ nữ và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của họ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ sẽ chậm phát triển, việc kế thừa phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước sẽ kém hiệu quả nếu mâu thuẫn này không được giải quyết. 2.2. Một số giải pháp nhằm kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống ở phụ nữ Kiên Giang Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Như mọi hình thái ý thức khác, đạo đức sẽ được hình thành, phản ánh, tác động và phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Đồng thời, đạo đức được hình thành và phát triển còn phụ thuộc vào sự giáo dục của gia đình, xã hội và sự tự rèn luyện bản thân của mỗi người. Do đó, để phụ nữ Kiên Giang phát huy tốt những giá trị đạo đức truyền thống của mình, điều cần thiết đầu tiên là phải tạo môi trường đạo đức lành mạnh. Bên cạnh đó phải quan tâm giáo dục truyền thống cho họ. Vì vậy, cần thực hiện tốt hai nhóm giải pháp sau: 2.2.1. Xây môi trường đạo đức lành mạnh trong gia đình và xã hội Môi trường đạo đức là môi trường chứa đựng những GTĐĐ và diễn ra các quan hệ đạo đức. Những GTĐĐ bao gồm: những GTĐĐTT được tạo dựng nên từ nhiều thế hệ trong từng thời kỳ dựng nên từ nhiều thế hệ trong từng thời kỳ lịch sử dân tộc được lưu giữ bảo tồn và những giá trị mới được hình thành, phát triển. Vốn quan hệ đạo đức đó là quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng, con người với tự nhiên... Con người đã gây dựng nên môi trường đạo đức nhưng môi trường có vai trò to lớn tác động, quy định sự hình thành nhân cách đạo đức của con người. Điều đó được dân gian đúc kết: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, hay: “Sống trong bầu thì tròn. Sống trong ống thì dài”. Môi trường đạo đức gồm: tiểu môi trường - gia đình và đại môi trường - xã hội. Muốn xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh phải xây dựng đạo đức lành mạnh trong gia đình và xã hội. Gia đình, tế bào xã hội, có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội và sự hình thành nhân cách con người. Khẳng định vị trí, vai trò của gia đình trong mối quan hệ qua lại với xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà chú ý hạt nhân cho tốt” [41, 498]. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của Đảng ta cũng khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [6, 15]. Xây dựng gia đình mới - tế bào mới của xã hội xã hội chủ nghĩa là gia đình hòa thuận, bình đẳng, dân chủ, hạnh phúc. Con người mới được sinh ra và trước hết được giáo dục trong môi trường văn hóa gia đình. Chính trong gia đình con người được biết đến một điều vô cùng thiêng liêng trong mối quan hệ giữa người với người, đó là sự quên mình vì mọi người. Đó là tình thương yêu ruột thịt, gắn bó hết lòng vì nhau, Tình thương yêu đùm bọc đó gắn với con người như hình với bóng, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Và biểu tượng cao đẹp về mối quan hệ tốt đẹp đó chính là người phụ nữ - người vợ, người mẹ. Gia đình hòa thuận hạnh phúc ấm êm sẽ là điều kiện tốt cho sự hình thành nhân cách trẻ. Gia đình có nhiều mâu thuẫn luôn căng thẳng, làm cho trẻ luôn lo âu sợ hãi, sẽ có tác dụng ngược lại. Đồng thời, gia đình hạnh phúc yên vui chính là điểm tựa vững chắc, là niềm tin, là động lực để phụ nữ hăng hái trong mọi công việc đảm đương tốt công việc gia đình và xã hội. Đảm đang công việc gia đình và xã hội là truyền thống vốn có của người phụ nữ. Để phát huy tốt truyền thống đó trong tình hình hiện nay phải quan tâm chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, pháp luật, tri thức làm mẹ làm vợ cho người phụ nữ. Trong xã hội ta thường có câu: "Văn hóa là chìa khóa mở đầu"; văn hóa rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Sống thiếu văn hóa con người không khác chi con vật... Đảm đang tốt công việc gia đình và xã hội người phụ nữ phải có trình độ văn hóa nhất định. Nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ là nâng cao hiểu biết và sử dụng hiểu biết đó vào thực tiễn xã hội cho phụ nữ, để họ có điều kiện phát huy tốt truyền thống của mình. Nâng cao sự hiểu biết về pháp luật cho phụ nữ là nâng cao sự hiểu biết về những quy tắc xử sự, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của công dân. Xã hội càng phát triển đòi hỏi người phụ nữ càng phải nắm vững luật pháp để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và gia đình mình. Làm mẹ là thiên chức cao quý của người phụ nữ. Trong gia đình truyền thống, người mẹ có vai trò to lớn trong việc giáo dục con. Song, do điều kiện sống và trình độ hạn chế nên việc thực hiện chức năng giáo dưỡng con cái của người phụ nữ kém hiệu quả. Ngày nay người mẹ không chỉ có trách nhiệm sinh con, còn có tránh nhiệm và thực hiện có hiệu quả trách nhiệm giáo dưỡng con cái. Niềm vinh quang của các bà mẹ là ở chỗ, họ đã cung cấp cho xã hội những công dân khỏe mạnh, thông minh, giàu lòng yêu quê hương đất nước, biết quý trọng con người, có ý thức vươn lên. Giáo dục trẻ là công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Vì vậy, người mẹ đồng thời là nhà giáo dục. Để trở thành nhà giáo dục, người mẹ trước hết phải được giáo dục. Ta-go nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng ấn Độ đã nói: Giáo dục một người đàn ông được một người, giáo dục một người phụ nữ được một gia đình; giáo dục một ông thầy được một thế hệ. Mặt khác, người mẹ phải rèn luyện để trở thành tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức... cho con cái noi theo. Để giáo dục con có hiệu quả, người mẹ phải quan tâm xây dựng lối sống đạo đức, văn hóa trong gia đình. Lối sống của những người lớn trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, thái độ ứng xử, hành vi đạo đức của cha mẹ luôn tác động đến đứa trẻ theo cả hai chiều thuận, nghịch. Ma-ka-ren-kô nhà giáo dục Xô-viết vĩ đại đã khẳng định: “Cái gì cũng có thể giáo dục được trẻ em, những con người, những đồ vật, những sự việc, nhưng trước hết là những người cha mẹ và các thầy cô” [41, 26]. Là kiến trúc sư xây dựng tổ ấm, người mẹ cần tạo nên sự hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm, tôn trọng lẫn nhau trong gia đình là nền tảng cho giáo dục gia đình, điều vô cùng cần thiết để hình thành nhân cách cho trẻ, bằng truyền thống, văn hóa gia đình người mẹ khích lệ con, hướng con vươn lên sống xứng đáng hơn với gia đình và xã hội. Người mẹ cần giáo dục cho con trẻ lòng kính trọng, thương yêu, biết ơn ông bà cha mẹ, biết làm những điều tốt đẹp để xây dựng gia đình và truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình mà cha ông đã dựng nên. Văn hóa gia đình là nền tảng để tạo dựng và nuôi dưỡng con người, nó được truyền lại và phát triển qua các thế hệ. Thế hệ trẻ được hưởng nền văn hóa gia đình qua sự truyền thụ của cha mẹ, ông bà để có được những hiểu biết đầy đủ hơn về truyền thống gia đình mình, dòng họ truyền thống của mình. Đó là bài học sống về sự gắn bó giữa những người với người, với quê hương, với những giá trị tâm linh về ý thức và trách nhiệm, với những thế hệ đi trước, gắn bó trách nhiệm với lịch sử, với Tổ quốc và dân tộc. Chức năng làm mẹ sẽ trở nên thực tế, hoàn thiện hơn một khi nó thống nhất hài hòa với chức năng làm vợ của người phụ nữ trong gia đình. Tổ ấm gia đình, nơi con người tìm thấy sự bình yên, sự ấm áp, sự bù đắp những thiếu hụt trong cuộc sống xã hội và cá nhân, là môi trường tốt cho những nhân cách và tài năng nẩy mầm, phát triển. Xây dựng tổ ấm của gia đình là trách nhiệm của cả vợ và chồng nhưng do đặc trưng giới tính, người vợ bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - đó là một thực tế đã được nhiều thế hệ Việt Nam thừa nhận. Tổ ấm gia đình được hình thành và duy trì, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng giữ vị trí hàng đầu là vai trò của người phụ nữ. Trong gia đình một khi người phụ nữ có văn hóa, có năng lực tổ chức cuộc sống sẽ là trung tâm của sự yêu thương, sự đoàn kết, sự quan tâm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với dòng họ, xóm làng. Để người phụ nữ có thể hoàn thành trọng trách xây dựng tổ ấm đòi hỏi ở họ một mặt có lòng vị tha, độ lượng, biết hy sinh, nhường nhịn và biết tự kiềm chế trong những trường hợp cần thiết. Mặt khác, phụ nữ còn biết cảm hóa, khích lệ chồng, con tham gia công việc và biết giữ gìn hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, còn đòi hỏi ở người phụ nữ sự thủy chung, sự tôn trọng, sự hy sinh chấp nhận (tạm thời) để giữ hòa khí trong gia đình. "Chồng giận thì vợ lui lời. Cơm sôi, nhỏ lửa, chẳng rơi hạt nào". Trong quan hệ vợ chồng, người phụ nữ cần thiết phải trở thành người có văn hóa trong lối sống, phải biết hạn chế lòng ham muốn, đòi hỏi quá cao ở chồng, đồng thời biết khích lệ chồng vươn lên. Người vợ cần có sự quan tâm săn sóc thông cảm đến người thân của chồng sẽ tạo dựng cho người phụ nữ hòa hợp trong gia đình chồng. Và, do đó làm cho quan hệ vợ chồng càng trở nên gắn bó, thông cảm gần gũi hơn. Nhà thơ Xuân Quỳnh có lý khi viết: "Mẹ nào mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi". Chăm sóc gia đình hôm nay, người phụ nữ không những cần có đức tính chắt chiu, chịu thương, chịu khó mà cần có kiến thức, có tri thức thẩm mỹ. Kiến thức trong việc sắp xếp nơi ăn chốn ở, trong việc mua sắm vật dụng phù hợp với nơi ở trong việc đoán biết nhu cầu, tâm lý của người thân trong gia đình để điều hòa, để tạo sự thỏa mãn ấm êm, kể cả nhu cầu thăm bạn bè, người thân, nghỉ mát hay đi du lịch... Bên cạnh đó, người phụ nữ phải biết nhìn thấy và khắc phục những điểm yếu của bản thân để trở thành người vợ, người mẹ tốt hơn trong gia đình. Đó chính là sự chuẩn bị cho các người vợ, người mẹ Việt Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng, bước vào thế kỷ 21 phát huy tốt truyền thống của mình trong gia đình và xã hội, nhất là vai trò nuôi dạy con cái, tạo môi trường lành mạnh trong gia đình mà họ là tấm gương. Gia đình và xã hội gắn liền quan hệ mật thiết với nhau, gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình tốt hơn. Để có môi trường đạo đức lành mạnh ngoài việc xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh trong gia đình tất yếu phải xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh trên bình diện xã hội. Môi trường đạo đức lành mạnh thực sự trong xã hội chỉ diễn ra ở một xã hội văn minh tiến bộ. Muốn xã hội tiến bộ văn minh phải quan tâm đến vấn đề phụ nữ. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: Xã hội có văn hóa hay không, phải xem phụ nữ có được tiến bộ hay không? Muốn cho phụ nữ tiến bộ Đảng, Nhà nước phải quan tâm vấn đề giải phóng phụ nữ, đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau: Một là, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia hoạt động xã hội, tiếp xúc với nền văn minh nhân loại. Giải phóng phụ nữ không có nghĩa là tạo cho chị em sự nhàn rỗi mà là tạo điều kiện cho họ cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cho đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà nước cùng các cấp chính quyền Kiên Giang cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Giúp cho phụ nữ có công ăn việc làm ổn định, phù hợp với khả năng, sở trường. Mạnh dạn giao việc cho chị em để phát huy hết khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của họ. Thực hiện công bằng giữa nam và nữ trong công việc, trong đánh giá, xếp hạng, trong cơ cấu cán bộ... tránh những định kiến, khắt khe với chị em. Mạnh dạn đưa đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nữ trong tỉnh, tạo điều kiện cho chị em nâng cao trình độ nhận thức về chính trị khoa học - kỹ thuật tiên tiến; tiếp thu những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại mở rộng tầm nhìn để tự giải phóng. Hai là, chống các tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến nhân phẩm và sự bình yên của phụ nữ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Vấn đề nóng bỏng, day dứt nhất hiện nay của xã hội có liên quan đến phụ nữ và sức khỏe cộng đồng là tệ nạn mại dâm. Mại dâm là sự bán thân một cách tùy tiện không thích thú, là việc quan hệ giới tính với bất kỳ ai để được trả tiền hoặc hứa trả tiền. Nó là một hiện tượng xã hội biểu hiện các sự sai lệch về chuẩn mực trong xã hội. Vì vậy, theo nhà xã hội học Pháp nổi tiếng E.D. Kheim thì tệ nạn mại dâm giống như nạn tự sát, là dấu hiện của một xã hội loạn kỷ cương. ở nước ta hiện nay, nạn mại dâm với hàng trăm nghìn gái mại dâm chuyên nghiệp. Riêng Kiên Giang từ năm 1992 đến nay hàng năm có từ 293 đến 409 gái hoạt động mại dâm chuyên nghiệp. Tệ nạn này đã trở thành mối lo ngại sâu sắc của toàn xã hội, đặc biệt trong điều kiện nạn dịch AISD đã “gõ cửa” đến Việt Nam, đòi hỏi toàn xã hội phải nghiên cứu toàn diện và đề ra những giải pháp tích cực, có tính khả thi để khắc phục tệ nạn xã hội này. Đây cũng là vấn đề phức tạp và nan giải của nhiều quốc gia. Mại dâm đã tồn tại và phát triển, với tư cách là một hiện tượng xã hội nó đã tồn tại từ khá lâu trong lịch sử nhân loại. Qua các thời kỳ lịch sử, việc đánh giá hiện tượng mại dâm có khác nhau, tùy thuộc vào các quan điểm về tôn giáo, đạo đức, các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của mỗi nước. Có những nước cấm, có nước lại hợp pháp hóa hoặc đặt ra các biện pháp quản lý hành chính để kiểm soát tệ nạn mại dâm. Có thể chia thành hai nhóm như sau: - Các nước cấm nghề mại dâm: Iran là nước theo đạo Hồi, người ta có thể đưa gái mại dâm ra xử tử, ném đá đến chết. Một số nước ban hành bộ luật cấm mại dâm như ở Anh (1885), Đan Mạch (1901), Hoa Kỳ, Phần Lan (1907), Hà Lan (1911), Pháp (1946). - Tháng 12-1949 Liên hiệp quốc đã ban hành công ước quốc tế bài trừ nạn mại dâm. Nhiều nước trong số các nước cấm mại dâm đã thể chế hình phạt hình sự với hành vi mại dâm như luật hình sự ở bang Caliphoocnia và New York (Hoa Kỳ) quy định phát tù từ 3 tháng đến 6 tháng, hoặc phạt 500 USD cho những người phạm tội mại dâm... - Các nước theo khuynh hướng thể chế hóa về mặt quản lý nhà nước bằng luật pháp tệ nạn mại dâm gồm Thái Lan, CHLB Đức, Đan Mạch (sau năm 1960), Anh (sau 1970), Thụy Điển, Hồng Kông, Đài Loan, Cu Ba, Pháp, Nauy, Đức, Ôxtraylia... ở đây nhà nước đề ra các biện pháp bắt buộc đăng ký, đóng thuế môn bài, bắt buộc khám chữa bệnh đối với các nhà chứa và gái mại dâm hành nghề. Tất cả các hành vi mại dâm ở các nơi khác và không qua sự kiểm soát của nhà nước đều bị xử lý về hình sự. Về thực chất nhà nước công nhận đây là một nghề hợp pháp. Theo thống kê chưa đầy đủ của tổ chức y tế thế giới (OMS) và tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol, cho đến nay có trên 30 nước trên thế giới đang giải quyết vấn đề mại dâm theo hướng này. Các nhà nghiên cứu về mại dâm thường cho rằng mại dâm gắn liền với đói nghèo, thất nghiệp, thiếu nhà cửa. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nếu như trước đây mại dâm được thực hiện do sự ép buộc ngoài ý muốn của phụ nữ thì ngày nay trong không ít trường hợp lại có tình hình ngược lại. Trong bài báo “Mại dâm, những khía cạnh thực tế” đăng trên từ “Perextrôica” số 12-1990, Viện sĩ Igo kom đã đưa ra một số liệu đáng lưu tâm. Trong kết quả điều tra về nghề nghiệp của học sinh trung học thành phố Moskva “nghề” mại dâm được xếp bậc rất cao, hơn cả giáo sư, viện sĩ và chỉ xếp sau nghề giám đốc, nhà buôn, phóng viên thường trực nước ngoài, nhà ngoại giao. Có thể nói, mại dâm ngày nay đi liền với du lịch, với sự giàu có và với “giải phóng tình dục”. Điều đó góp phần cắt nghĩa vì sao ở áo tội hiếp dâm tăng 14,5% sau khi nhà nước ra lệnh cấm mại dâm; còn ở Đan Mạch sau khi mại dâm được pháp luật hóa, tội phạm hiếp dâm giảm 70%. ở một số nước sau khi cấm mại dâm, hiện tượng ngoại tình đã nổi lên rất nhức nhối. Từ tháng 6/1992 đến tháng 6/1993, tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu sâu về gái mại dâm và đàn ông ở hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cho biết, họ chia gái mại dâm thành hai loại: loại “tình dục đơn thuần” và loại “tình dục có kèm dịch vụ”. Loại “tình dục đơn thuần: gồm những người chỉ bán thân kiếm tiền mà thôi. Những gái mại dâm kèm dịch vụ họ có thể coi mình là những “người đàn bà lãng mạn”, và họ nói rằng họ thích thú những người đàn ông chứ không phải tiền bạc của những người đó. Một số nói rằng có lý do tình cảm mà làm như vậy, vấn đề không phải là ở chỗ họ nhận tiền hay không. Khách hàng của họ có thể không coi họ là gái mại dâm, và có thể muốn nghĩ về họ như là người tình hay bạn gái mà anh ta thường tặng quà... Qua đó khẳng định xã hội còn một bộ phận có nhu cầu mại dâm. Chúng ta khẳng định rằng, mại dâm là sự biểu hiện sai lệch về chuẩn mực đạo đức trong xã hội và không thể bào chữa cho hiện tượng mại dâm bằng lợi ích kinh doanh. Song, chúng ta lại không thể tạo ngay được những tiền đề cần thiết về kinh tế, văn hóa và xã hội để loại trừ hoàn toàn tệ nạn xã hội này một cách nhanh chóng, vì thế mà trong những năm qua, mặc dù việc nghiêm cấm tệ nạn mại dâm bằng luật pháp được dư luận xã hội hết sức đồng tình nhưng tệ nạn này vẫn tồn tại, thậm chí còn gia tăng với những biến tướng tràn sang cả những hoạt động dịch vụ vốn là lành mạnh và cần thiết của đời sống xã hội. Điều đó cho thấy, chống tệ nạn mại dâm là công việc phải làm một cách kiên trì. Một mặt, phải tạo việc làm và hỗ trợ vốn cho phụ nữ, nhất là những gia đình gặp khó khăn chị em rơi vào hoàn cảnh túng quẫn giúp họ không lầm đường lạc lối. Mặt khác, phải quản lý chặt chẽ, kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt động mại dâm trái phép, nhất là những tụ điểm trá hình như hiện nay. Từ trước đến nay các tụ điểm trá hình: nhà hàng, khách sạn... là những tụ điểm hoạt động mại dâm đáp ứng phần đông nhu cầu của các chủ doanh nghiệp và cán bộ viên chức nhà nước. Thực tế đau lòng đã chứng minh: Kiên Giang qua ba đợt đánh vào các tụ điểm lớn như nhà hàng khách sạn ái Huệ, Thượng Hải, Bồng Lai... phần lớn có liên quan đến các chủ doanh nghiệp và cán bộ công chức nhà nước. Để có được môi trường đạo đức thực sự lành mạnh trong xã hội, người phụ nữ được giải phóng toàn diện, cần phải chống các phong tục tập quán lạc hậu và xây dựng những phong tục tập quán mới phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay. Phong tục tập quán là những mặt sinh hoạt ổn định của con người, được lặp đi lặp lại từ đời này sang đời khác thành những thói quen, có khi trở thành những nghi thức quy ước, thể lệ cho sinh hoạt của một cộng đồng, một tầng lớp xã hội, một địa phương hay cả một dân tộc. Những phong tục tảo hôn, trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, công tác, lao động sản xuất... Phong tục tập quán lạc hậu tồn tại dai dẳng do tính bảo thủ vốn có lại được những lực lượng xã hội lạc hậu tìm cách duy trì. Vì vậy, để xóa bỏ những phong tục lạc hậu nói trên chính quyền các cấp của Kiên Giang cần thực hiện tốt những việc sau, một mặt, cần kiên quyết ngăn cấm các hiện tượng đồng bóng, bói toán thầy phù thầy cúng; mặt khác, cần chú trọng việc nâng cao trình độ nhận thức về tự nhiên, xã hội cho phụ nữ để xóa đi những hiện tượng hoang đường trong họ; giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật về hôn nhân gia đình cho phụ nữ để họ hiểu và tự giải phóng mình tránh trình trạng tảo hôn; tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên ngang bằng với nam giới về mọi mặt đề xóa dần tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội. Đồng thời, qua cuộc sống, lao động, công tác phải xây dựng những phong tục tập quán tiến bộ phù hợp với yêu cầu hiện nay như: Xây dựng tác phong làm việc đúng giờ, có kỷ luật, đúng quy trình công nghệ, có hoạch định kế hoạch, có thái độ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng, sống làm việc theo pháp luật... cho phụ nữ. Chỉ có xây dựng được môi trường đạo đức lành mạnh trong gia đình và xã hội mới có thể phát huy tốt những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của đất nước. 2.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống Giáo dục có vai trò to lớn trong quá trình hình thành nhân cách, đạo đức con người. Giáo dục sẽ giúp con người vươn tới tương lai. Do vậy, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ không chỉ xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh là đủ mà phải còn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cho họ. Giáo dục truyền thống là yêu cầu khách quan tất yếu của mỗi dân tộc nhằm giúp mọi người hiểu và tự hào về truyền thống của dân tộc mình, giới mình. Đó là điểm tựa tinh thần vững chắc giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách, sống xứng đáng với những truyền thống đã có. Để phụ nữ Kiên Giang hiểu biết, tự hào và kế thừa, phát huy tốt truyền thống của mình trong tình hình hiện nay, việc giáo dục truyền thống cho họ là yêu cầu cấp thiết. Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống phải: đa dạng hóa các hình thức giáo dục truyền thống để nội dung giáo dục không bị nhàm chán, phải kết hợp giáo dục truyền thống với nâng cao trình độ học vấn, đồng thời phải phát huy vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh... Thứ nhất là: đa dạng hóa các hình thức giáo dục truyền thống của phụ nữ. Việc tổ chức các ngày lễ lớn của phụ nữ 8-3 và 20-10 hàng năm không những là dịp để chị em phụ nữ ôn lại truyền thống hào hùng của mình mà còn phát huy truyền thống trong tình hình mới. Sự kết hợp giữa nội dung "ôn lại" truyền thống với các phong trào thi đua sẽ làm cho những ngày truyền thống đó có nội dung phong phú và mang tính thiết thực hơn. Các phong trào thi đua của phụ nữ như: "Phong trào phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà", "Phong trào những người con hiếu thảo", "Phong trào xóa đói giảm nghèo", "Phong trào xây dựng nếp sống gia đình văn hóa mới"... cần phải trở thành hoạt động thường xuyên bồi dưỡng và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng đất nước, khắc phục những truyền thống và tập quán lạc hậu không chỉ ở chị em phụ nữ mà cả trong xã hội. Muốn vậy, cần làm cho các phong trào đó có sức hấp dẫn đối với chị em phụ nữ và cả xã hội bởi nội dung thiết thực và hình thức phong phú bằng những hội thi, những cuộc tham quan du lịch và những buổi sinh hoạt giao lưu văn hóa... Chẳng hạn, có thể tổ chức diễn đàn nói về công, dung, ngôn, hạnh - với chủ đề: "công, dung, ngôn, hạnh xưa và nay". Qua đó, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng quan niệm mới về đạo đức phụ nữ: + Chữ Công ngày xưa chỉ dừng lại ở chỗ “đảm việc nhà” của phụ nữ. Chữ công ngày nay không chỉ phụ nữ “đảm việc nhà” mà còn phải “giỏi việc nước”. Để “giỏi việc nước” người phụ nữ phải có trí tuệ, nhanh nhạy, tiếp thu khoa học kỹ thuật văn hóa, có kiến thức chuyên môn tốt, có tay nghề cao... + Chữ Dung ngày xưa là vóc dáng “liễu yếu đào tơ” “mắt phượng mày ngài”, vẻ đẹp của những cô gái “khuê môn bất xuất”. Chữ Dung ngày nay là chỉ có sự kết hợp một cách hài hòa giữa nét đẹp tâm hồn và nét đẹp thể chất thì mới tạo nên một vẻ đẹp hoàn mỹ mà xã hội chấp nhận. + Chữ Ngôn ngày xưa là sự dịu dàng, nhỏ nhẹ, kính lời “trình thưa, vâng, dạ”. Chữ Dung ngày nay, vẫn dịu dàng nhưng cương quyết, thẳng thắn chân tình, có nghệ thuật ứng xử đúng tình huống, lời ít ý nhiều thuyết phục được mọi người... + Chữ Hạnh ngày xưa đặc biệt nặng chữ “trinh” và gắn với tòng. Chữ Hạnh ngày nay không dừng ở sự thủy chung, trinh tiết mà còn là lòng nhân ái đức hy sinh, tính vị tha... Cùng với những cuộc thi sắc đẹp của nữ thanh niên, nên chăng có những cuộc thi "sắc đẹp" của phụ nữ lớn tuổi, ở lứa tuổi 40 chẳng hạn. Không chỉ có những cuộc thi "Bé khỏe, bé ngoan, người mẹ hiểu biết"... nhằm giáo dục, nâng cao kiến thức nuôi dạy con theo phương pháp khoa học cho các bà mẹ. Để họ cung cấp cho xã hội những người chủ tương lai khỏe mạnh, thông minh sáng tạo có nhân cách và đạo đức tốt, mà còn có những cuộc thi trở về truyền thống như thi nấu cơm truyền thống chẳng hạn. Xưa nay, bữa cơm là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe và sự sum họp gắn kết của mỗi gia đình Việt Nam. Qua cuộc thi nấu cơm truyền thống sẽ giúp chị em học tập kinh nghiệm nâng cao trình độ tư duy tính toán, sắp xếp, nấu nướng khéo léo tiết kiệm. Nhằm có những bữa cơm ngon miệng hợp túi tiền, hợp khẩu vị, hợp thời tiết đảm bảo sức khỏe và sự gắn bó các thành viên trong gia đình. Dù họ đi đâu ăn đâu, cao sang hay đạm bạc họ vẫn phải nhớ và muốn được ăn bữa cơm đầm ấm của gia đình. Đó cũng là một đặc điểm văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà chỉ có người phụ nữ mới đủ sức thuyết phục giữ gìn, phát huy không ai thay thế được. Để tạo ra cơ hội động lực cho chị em phát huy tốt truyền thống của mình, không chỉ giáo dục truyền thống mà cần phải kết hợp với việc nâng cao trình độ hiểu biết cho họ. Thứ hai là: kết hợp giáo dục truyền thống với nâng cao trình độ hiểu biết. Nói đến trình độ hiểu biết là nói đến tri thức, sự hiểu biết về khoa học, công nghệ về chính trị, xã hội và cuộc sống. Trình độ hiểu biết là cơ sở để nâng cao trình độ dân trí nói chung bao gồm cả học vấn, kinh nghiệm, vốn sống, sự khôn ngoan, khả năng vận dụng những nội dung đó trong thực tiễn vì chất lượng cuộc sống ngày càng tăng của con người. Nâng cao trình độ hiểu biết cho phụ nữ là nâng cao tri thức và ứng dụng những tri thức về khoa học công nghệ, về chính trị, xã hội...cho phụ nữ, để họ làm tốt trách nhiệm người công dân, người lao động, người mẹ, người vợ trong gia đình và xã hội. Như vậy, người phụ nữ phát triển toàn diện, bên cạnh giáo dục đạo đức truyền thống còn phải nâng cao trình độ hiểu biết. Để tạo cơ hội cho chị em ở mọi lứa tuổi học tập, cán bộ nữ được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về kiến thức quản lý xã hội, trung tâm giáo dục thường xuyên và Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cần đa dạng hóa chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu học đa dạng của các đối tượng. Bên cạnh chương trình giáo dục chính quy, nên có các chương trình giáo dục tại chức và mở những lớp bồi dưỡng theo chuyên đề nâng cao. Đồng thời với việc giáo dục, nâng cao tri thức văn hóa, cần giáo dục tri thức tổng hợp, khoa học, kỹ thuật, tri thức tổ chức quản lý, tri thức nhân văn, sự hiểu biết trong quan hệ ứng xử, hiểu biết về tứ đức của người mẹ ngày nay. Nhằm nâng cao trình độ tư duy lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực ứng xử trong quan hệ xã hội, lòng nhân ái và giới tính cho phụ nữ. Chỉ có kết hợp quá trình giáo dục truyền thống với nâng cao trình độ hiểu biết cho phụ nữ mới tạo ra cơ hội, tạo ra động lực cho chị em phát huy vai trò to lớn của mình trong việc xây dựng gia đình và hoạt động xã hội. Thứ ba là: Phát huy vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh. Giáo dục đạo đức truyền thống, nâng cao sự hiểu biết cho phụ nữ không thể tách rời Hội liên hiệp phụ nữ. Nếu tách rời Hội liên hiệp phụ nữ các hoạt động nói trên sẽ khó thực hiện. Hội liên hiệp phụ nữ là một tổ chức quần chúng rộng rãi, là nơi tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời là nơi xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình các phong trào vì sự tiến bộ của phụ nữ. Vì vậy, Hội liên hiệp phụ nữ có vai trò đặc biệt trong phong trào giải phóng phụ nữ. Để phát huy tốt vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho phụ nữ, cần phải bảo đảm hai yếu tố cơ bản sau: Yếu tố khách quan: Đảng, Nhà nước các cấp chính quyền trong tỉnh phải quan tâm đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ Hội toàn diện về mọi mặt để họ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ tốt công tác của ngành; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động giáo dục tuyên truyền của Hội đối với phụ nữ. Yếu tố chủ quan: Chị em cán bộ Hội các cấp trong tỉnh phải nỗ lực phấn đấu vươn lên trong công tác và học tập để có đủ trình độ năng lực, kinh nghiệm hoạt động có hiệu quả công việc của ngành mình; phát huy tính năng động, sáng tạo của Hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ như: + Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ. + Chương trình vận động phụ nữ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật hỗ trợ tạo việc làm tăng thu nhập. + Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ trẻ em và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc... Thực hiện tốt các chương trình nói trên sẽ là động lực to lớn để phụ nữ vươn lên tự giải phóng mình, đảm đang việc nhà, việc nước xuất sắc hơn. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cho phụ nữ là việc làm không thể thiếu được trong việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ. Nhằm nâng cao trình độ nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn trong gia đình và xã hội của phụ nữ phù hợp với yêu cầu hiện nay. Kết luận chương 2 Những chủ trương, chính sách, giải pháp phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ sẽ trở nên có tính khả thi, một khi dựa chắc chắn trên cơ sở nhận thức sâu sắc về thực trạng của đạo đức truyền thống và việc phát huy những GTĐĐTT đó của phụ nữ trong tình hình hiện nay. Trên cơ sở xác định rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng và từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra đối với việc kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ trong tình hình hiện nay là một vấn đề cần thiết, tất yếu. Sau khi chỉ ra thực trạng về việc kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ và nguyên nhân của thực trạng, luận văn vạch ra những vấn đề đặt ra đối với việc giải quyết vấn đề kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ. Một khi những vấn đề đó được giải quyết triệt để, vai trò của phụ nữ sẽ được phát huy tất yếu các GTĐĐTT của họ sẽ được phát huy. Chính trong sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề này nhằm phát huy mạnh mẽ truyền thống đạo đức của phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Kết luận Kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của dân tộc nói chung phụ nữ nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Từ thời đại nguyên thủy cho đến thời đại xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước, các thế hệ phụ nữ Việt Nam từ đời này qua đời khác nối tiếp nhau tạo nên truyền thống vô cùng quý báu: yêu nước, ý thức dân tộc, trung hậu, đảm đang, anh hùng, bất khuất, kiên cường, tần tảo, cần cù, thông minh, sáng tạo, nhẫn nại, khiêm tốn giản dị, giàu lòng vị tha, đức hy sinh... tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam. Tám chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" mà Bác Hồ đã ban tặng phụ nữ Việt Nam là sự đúc kết một cách sâu sắc truyền thống vẻ vang và phẩm giá cao đẹp đó. Trong tình hình hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang được hình thành và phát triển ở nước ta, việc kế thừa và phát huy đạo đức truyền thống của phụ nữ càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Truyền thống của phụ nữ Việt Nam được kế thừa và phát huy rất đặc thù ở phụ nữ Kiên Giang trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tinh thần yêu nước ở phụ nữ Kiên Giang được thể hiện: anh hùng bất khuất trong chiến đấu; anh dũng kiên cường trong các hình thức đấu tranh, đấu tranh chính trị, binh vận... trung hậu, đảm đang trong: lao động, sản xuất nuôi sống gia đình, nuôi quân đánh giặc; trong việc gánh vác công việc gia đình và xã hội.... Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, phụ nữ Kiên Giang vẫn phát huy tốt truyền thống của giới mình. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, vấn đề kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ đang gặp phải những vấn đề đặt ra gay gắt cần được giải quyết khắc phục. Để thực hiện tốt vấn đề kế thừa và phát huy những GTĐĐ của phụ nữ ở Kiên Giang cần phải thực hiện tốt đồng bộ các giải pháp. Những giải pháp quan trọng đã nêu trong luận văn có thể quy vào hai nhóm là xây dựng môi trường đạo đức làng xóm, trong gia đình, xã hội và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống của Hội phụ nữ. Danh mục tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn An, Truyền thống tôn trọng phụ nữ hay tập quán "trọng nam khinh nữ"? Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1/1998. [2]. Báo cáo hoạt động Hội và phong trào phụ nữ tỉnh Kiên Giang năm 1998, 1999 và 6 tháng đầu năm 2000. [3]. Báo cáo cuộc gặp gỡ những người con hiếu thảo năm 2000 của tỉnh Kiên Giang. [4]. Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000, Tạp chí kinh tế và dự báo, 3/1996. [5]. Chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn quy trình xây dựng và thực hiện, Nxb KHXH, Hà Nội, 1998. [6]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991. [7]. Diễn văn kỷ niệm 25 năm ngày kết thúc cuộc kháng chiến cuộc kháng chống mỹ cứu nước - giải phóng toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc (Đ/c Trương Quốc Tuấn, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân tỉnh Kiên Giang đọc ngày 30/4/2000). [8]. Nguyễn Văn Du, Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hành vi văn hóa cho con em, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 1/2000. [9]. Phạm Văn Đồng, Vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nxb Phụ nữ, HN, 1961. [10]. Phạm Văn Đồng, Bài nói tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam (Họp phiên mở rộng), 1984. [11]. Trần Thị Minh Đức, Tâm lý "trọng nam kinh nữ" trong xã hội hiện nay, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4/1995. [12]. Bảo Định Giang, Sống nhân nghĩa một truyền thống cực kỳ tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy. Tạp chí Cộng sản, số 4/1992. [13]. Trần Văn Giàu, Hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 16 (8- 1998). [14]. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. [15]. Lê Minh Hà, Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ và một số đề xuất trong công tác phụ nữ hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3-1995. [16]. Trương Mỹ Hoa, Phụ nữ Việt Nam với nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [17]. Nguyễn Thị Hoa, Hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên, những ảnh hưởng của bố mẹ, Tạp chí Tâm lý học, 6/1999. [18]. Lê Như Hoa," Gia đình với giáo dục con cái", Tạp chí Khoa học về phụ nữ 2/1993. [19]. Nguyễn Thị Hòa,Vai trò của phụ nữ trong các hộ nghèo, Tạp chí Khoa học phụ về nữ, số 1/2000. [20]. Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 1974. [21]. Vũ Thị Huệ, Quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường với việc giữ gìn và nâng cao những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 1997. [22]. Đỗ Huy, Sự thay đổi chuẩn mực giá trị văn hóa khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, Tạp chí Triết học, số 1 (3-1995). [23]. In-na-ka-sê-giơ-va (Liên xô), Nụ cười của nữ thần chiến thắng, 1969. [24]. Vũ Khiêu (chủ biên), Đạo đức học. Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1974. [25]. Vũ Khiêu, Lao động - nguồn vô tận của mọi giá trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1975. [26]. Nguyễn Thế Kiệt, Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay, Tạp chí Triết học, số 6 (12-1996). [27]. Trần Hồng Kỳ, Vấn đề xây dựng đạo đức mới, Tạp chí Thông tin lý luận, số 4/1998. [28]. Nguyễn Thị Kỳ, Phụ nữ với vấn đề xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, Luận văn chuẩn hóa thạc sĩ khoa học, chủ nghĩa cộng sản khoa học, Hà Nội, 1995. [29]. Phạm Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập I (chương trình KHCN cấp nhà nước, đề tài KX07-02), Hà Nội, 1994. [30]. Phạm Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập II (chương trình KHCN cấp nhà nước, đề tài KX07-02), Hà Nội, 1996. [31]. V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, M, 1981. [32]. V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 37, Nxb tiến bộ, M, 1977. [33]. Nghiêm Sĩ Liêm, Vai trò người phụ nữ trong quan hệ gia đình ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 3-2000. [34]. Nguyễn Ngọc Long, Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1 (2/1987). [35]. Đặng Thị Linh, Mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người phụ nữ với vấn đề sinh đẻ và nuôi dậy con, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 5/1995. [36]. Đặng Thị Linh, Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học, Hà Nội, 1996. [37]. Lưu Trọng Lư, Người con gái sông Gianh. [38]. Nguyễn Văn Lý, Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta, Tạp chí Triết học, số 2 (4/1999). [39]. C.Mác và Ph.Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961. [40]. C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Tập 5. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983. [41]. Makarenkô, "Sách của các bậc cha mẹ". Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1978. [42]. Nguyễn Thị Mãi, Vài nét về vấn đề phụ nữ trong lịch sử, Tạp chí BCTT, số 5/1996 [43]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1. Nxb sự thật, Hà Nội, 1980. [44]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. [45]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. [46]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. [47]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9. Nxb CTQG, Hà Nội, 1996. [48]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10. Nxb CTQG, Hà Nội, 1996. [49]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12. Nxb CTQG, Hà Nội, 1996. [50]. Hồ Chí Minh, Về xây dựng con người mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. [51]. Hồ Chí Minh, Về đạo đức, Nxb CTQG, Hà Nội,1993. [52]. Đỗ Mười, Đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997. [53]. Mười năm bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (1985-1995). Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1997. [54]. Nâng cao vai trò, tạo thế và lực cho phụ nữ phát triển, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3/2000. [55]. Cao Huyền Nga, Bất bình đẳng giới - nguồn gốc của sự xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1/2000. [56]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW khóa VII về một số nhiệm vụ văn hóa văn nghệ những năm trước mắt. Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, số 2,1993 [57]. Nghị quyết 09 của Bộ chính trị về "Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay", (18/2/1995). [58]. Nghiên cứu con người giáo dục, phát triển và thế kỷ 21. Kỷ yếu hội nghị kinh tế quốc tế từ 27-29/7/1994 Hà nội, Hà Nội, 1995. [59]. Nghiên cứu phụ nữ lý thuyết và phương pháp (Tuyển tập các công trình chọn lọc) Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1996. [60]. Phạm Thanh Nhiễm, Mấy suy nghĩ về mối quan hệ giữa văn hóa và nhân cách của người phụ nữ hiện nay, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4-1998. [61]. Những vấn đề về phòng chống tệ nạn mại dâm và ma túy, Bộ Lao động Thương binh xã hội, Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội, 1994. [62]. Nguyễn Hồng Phong, Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb KHXH, Hà Nội, 1963. [63]. Phong trào nữ công nhân lao động và hoạt động nữ công công đoàn Việt Nam (1930-1993), Nxb Lao động, Hà Nội, 1995. [64]. Vũ Thị Phụng, Phụ nữ Việt Nam qua một số hương ước và phong tục làng xã cổ truyền, Khoa học về phụ nữ, số 1/1995. [65]. Phụ nữ miền Nam, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, 2/1993. [66]. Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại. Nxb KHXH, Hà Nội, 1975 [67]. Phụ nữ Nam Bộ thành đồng. Xí nghiệp in Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1989. [68]. Lê Văn Quân, Lễ giáo nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến lên của phụ nữ Việt Nam hiện nay, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1/1997. [69]. Lê Thị Quý, Phụ nữ, giới và ma túy ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1/2000. [70]. Bùi Thị Kim Quý, Quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2/1996. [71]. Sổ tay công tác phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống SIDS ở xã, phường, thị trấn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội, 1998. [72]. Sổ tay công tác nữ công, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Ban nữ công, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000. [73]. Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nay là việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, Nguyễn Chí Mỳ. Nguyễn Thế Kiệt. Tạp chí Cộng sản, số 15 tháng 8-1998. [74]. Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999. [75]. Tài liệu nghiên cứu nghị quyết lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998. [76]. Trần văn Thạch, Gia đình Việt Nam hiện nay và xu hướng vận động trong những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học chính trị, số 3/1998. [77]. Đỗ Thị Thạch, Về đội ngũ nữ trí thức nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 5/1995. [78]. Hà Nhật Thăng, Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn, Nxb Giáo dục, 1998. [79]. Võ Thị Thắng, Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 5/1996. [80]. Lê Thi, Làm thế nào để người phụ nữ trở thành chủ thể của quá trình đổi mới đất nước hiện nay, Khoa học về phụ nữ, số 4/1996. [81]. Ngô Văn Thịnh, Kế thừa và đổi mới trong xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta, Luận án thạc sĩ khoa học Triết học, Hà Nội, 1993. [82]. Hoàng Bá Thịnh, Phát huy tiềm năng của phụ nữ trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 8/1999. [83]. Nguyễn Tài Thư, Suy nghĩ về một hệ giá trị tinh thần trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1/1995. [84]. Nguyễn Thu Thủy, Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 3/1999. [85]. Đới Thị Minh Tình, Nền văn hóa mới với sự nghiệp xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Luận văn chuẩn hóa trình độ thạc sĩ triết học, Hà Nội, 1995. [86]. Mai Trang, Một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ, Tạp chí Tài chính, tháng 3/2000. [87]. Truyền thống phụ nữ Kiên Giang (1954-1975), Xí nghiệp in Hồ Văn Tẩu, Kiên Giang, 1997. [88]. Dương Tùng, Từ những bà mẹ anh hùng càng ngời sáng thêm gương mặt mẹ Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 12/1994. [89]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982. [90]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 [91]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996 [92]. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII. Nxb CTQG, Hà Nội, 1998. [93]. Văn kiện đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần thứ VIII. Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1997. [94]. Văn kiện đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Kiên Giang lần thứ VI, Xí nghiệp in Hồ Văn Tẩu, Rạch Giá - Kiên Giang, 1997. [95]. Nguyễn Ngọc Vân, Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 11/1995. [96]. Về phụ nữ Việt Nam những năm 30, Tạp chí Xưa và nay, số 66/1999. [97]. Việt Nam - tầm nhìn đến năm 2000. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Nxb CTQG, Hà Nội, 1996. [98]. Trần Quốc Vượng, Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa - dân tộc, Hà Nội, 2000. [99]. Tạ Thị Xuân, Phụ nữ trí thức Việt Nam truyền thống và hiện đại, tạp chí Thông tin lý luận, số 3/1998. [100]. mục lục [101]. Trang Mở đầu 1 Chương 1: Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ việt nam và yêu cầu kế thừa, phát huy chúng trong giai đoạn hiện nay 5 1.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc của phụ nữ Việt Nam 5 1.1.1. Truyền thống đạo đức dân tộc 5 1.1.2. Những nhân tố quy định đặc điểm đạo đức của người phụ nữ Việt Nam 11 1.1.3. Những giá trị đạo đức cơ bản của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dân tộc 20 1.2. Yêu cầu kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay 28 1.2.1. Tính kế thừa trong sự phát triển đạo đức 28 1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự biến đổi những giá trị đạo đức 33 của phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay 1.2.3. Nội dung, yêu cầu kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ 43 Chương 2: kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ ở kiên giang: vấn đề và giải pháp 53 2.1. Thực trạng và những vấn đề đặt ra 53 2.1.1. Những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Kiên Giang 53 2.1.2. Những vấn đề đặt ra 64 2.2. Một số giải pháp nhằm kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống ở phụ nữ Kiên Giang 69 2.2.1. Xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh trong gia đình và xã hội 70 2.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống 80 Kết luận 86 Danh mục tài liệu tham khảo 88 [102]. [103]. [104]. [105]. [106]. [107].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay.pdf
Luận văn liên quan