Luận văn Khảo sát sinh hoạt văn học dân gian của một số nhóm cư dân phía bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Trong phạm vi khảo sát một đề tài mang tính thực tiễn, chúng tôi không có tham vọng giải quyết trọn vẹn hết mọi vấn đề một cách cặn kẽ hơn nữa mà chỉ xem đây là bước đầu tập tễnh làm nghiên cứu khoa học. Trong quá trình thực hiện, người viết đã rất khó khăn bởi lẽ, không có nhiều tư liệu để căn cứ vào khảo sát. Thông qua quá trình nghiên cứu và trình bày nội dung thành những đề mục như thế, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất, chúng tôi đã giới thiệu về vùng đất định cư cũng như về đặc điểm của từng nhóm cư dân mà chúng tôi khảo sát. Bên cạnh đó, chúng tôi còn giới thiệu sơ lược về thành phần cư dân bản địa gồm: cộng đồng người kinh ở miền Nam, người Khơ me và người Hoa. Và để định hướng cho quá trình khảo sát, trong chương này chúng tôi cũng đưa ra cách hiểu về”Sinh hoạt văn học dân gian”. Cách hiểu này, chúng tôi dùng thống nhất trong luận văn.

pdf82 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sinh hoạt văn học dân gian của một số nhóm cư dân phía bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những bài ca dao thuộc dạng này chiếm số lượng rất ít. Chẳng hạn như: “Con tôi buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà Nhà còn có một quả cà Làm sao đủ miếng cơm và cho con Khóc đòi quả thị méo trôn đầu mùa Con thèm phẩm oản trên chùa Thèm quả chuối ngự tiến vua của làng Con thèm gạo Cốm làng Ngang Con thèm ăn quả dưa gang làng Quài Con thèm cá mát canh khoai Con thèm xơ mít, thêm tai quả hồng Con thèm đuôi cá vây bông Thèm râu tôm rảo, thèm lòng bí đao.” (Ca dao miền Bắc). Hay là: “Em tôi khát sữa bú tay Ai cho bú thép ngày ngày mang ơn”. (Ca dao miền Nam). Như vậy, thể loại ca dao dùng trong sinh hoạt văn học dân gian của cả ba nhóm cư dân nhìn chung được có bốn tiểu loại này tạo nên. Xem xét những loại hình tự sự dân gian, trước hết phải kể đến truyền thuyết. Hầu như những tác phẩm được dùng trong sinh hoạt văn học dân gian thuộc hai dạng: Truyền thuyết địa danh và truyền thuyết lịch sử. Trong đó, truyền thuyết địa danh được thể hiện trong sinh hoạt lại tập trung nhiều vào những tác phẩm thuộc truyền thuyết Nam Bộ như: Truyền thuyết Bà Chúa Xứ Núi Sam; Sự tích Hòn Phụ Tử; Truyền thuyết về Thạch Động,loại truyền thuyết lịch sử thì có cả truyền 51 thuyết của miền Bắc (Truyền thuyết về Lê Lợi; Thánh Gióng ; chuỗi những truyền thuyết về vua Hùng,) và truyền thuyết Nam Bộ (Chuỗi truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực; Truyền thuyết về Thiên Hộ Vương; chuỗi truyền thuyết về Thoại Ngọc Hầu ,). Đối với thể loại truyện cổ tích, chúng tôi chỉ ghi nhận chủ yếu loại truyện cổ tích thần kỳ và một bộ phận nhỏ những truyện kết chuỗi thuộc truyện cổ tích sinh hoạt (Chẳng hạn câu chuyện về”Chàng Ngốc”). Thể loại này được sử dụng trong sinh hoạt văn học dân gian chỉ hạn chế dưới hình thức sinh hoạt kể chuyện trong phạm vi gia đình. Thể loại truyện cười cũng được dùng khá nhiều dưới dạng những truyện ngắn chủ yếu thuộc loại truyện cười giải trí. Tuy nhiên, ở thể loại này, chúng tôi rất khó để xác định chính xác nó có phải thuộc văn học dân gian hay không. Còn với loại truyện trạng, như đã nói ở phần trước, chỉ có một bộ phận truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, được những cư dân này dùng để sinh hoạt mà chủ yếu là những nhóm truyện thuộc chuỗi truyện Ba Phi (phần lớn là nhóm truyện đi rừng). Ở loại hình câu nói dân gian, câu đố dân gian xuất hiện với số lượng rất ít. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận rất nhiều trường hợp đan xen tục ngữ, thành ngữ trong lời nói sinh hoạt hàng ngày. Và những trường hợp này thường gặp nhất ở người đã có tuổi. Sự đan xen này được xem là hiện tượng độc đáo của cư dân phía Bắc. Chính vì vậy, trong sinh hoạt văn học dân gian, chính những người di cư phía Bắc này đã mang từ vùng đất cố cựu đến vùng đất mới một sản phẩm tinh thần độc đáo, góp phần làm cho văn hịc dân gian vùng đất định cư độc đáo hơn. Như vậy, với những thể loại kể trên (với những tiểu loại, những dạng khác nhau ở mỗi thể loại), có thể nói cơ cấu thể loại văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được tạo nên với sự độc đáo riêng. Vấn đề này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn ở những phần tiếp theo. 3.1.2. Cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian phổ biến Dựa vào kết quả khảo sát tư liệu ở chương hai, chúng tôi tiến hành hệ thống lại những cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân đất 52 Bắc trên vùng đất định cư. Ở đây, chúng tôi đi vào nội dung cụ thể những cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian phổ biến chung của cả ba nhóm cư dân. Trước hết chúng tôi hệ thống lại những cách thức sinh hoạt văn học dân gian có chủ ý. Những cách thức này mang tính chủ động, bao gồm những cách thức sinh hoạt có tổ chức riêng lẽ hoặc sinh hoạt lồng ghép các loại hình văn hóa, văn nghệ khác đồng thời cũng bao gồm cả những cách thức sinh hoạt văn học dân gian trong phạm vi gia đình. Những cách thức sinh hoạt này đều gắn kết chặt chẽ nội dung với quá trình diễn xướng: 3.1.2.1. Những cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian phạm vi làng xã Từ kết quả thống kê ở chương hai, những cách thức sinh hoạt này mang tính tập thể, cộng đồng hơn. Xét về cơ cấu thể loại văn học dân gian, cả ba nhóm cư dân này đều sinh hoạt chủ yếu với các thể loại : ca dao; truyền thuyết ; truyện cười, tục ngữ và chèo. Như vậy, ở mỗi thể loại, kết quả thống kê cho thấy mức độ sử dụng ở mỗi nhóm cư dân là chưa đồng đều. Tuy nhiên, sinh hoạt cả ba nhóm cư dân đều thể loại nêu trên chặt chẽ với diễn xướng. Trong sinh hoạt văn học dân gian ở các câu lạc bộ, hội, chúng tôi ghi nhận những cư dân ở cả ba nhóm đều sinh hoạt thể loại ca dao thông qua cách thức đọc diễn cảm và ngân là chủ yếu. Ở những loại ca dao là lời của bài dân ca, họ lại thể hiện chúng bằng giọng hát. Nội dung những bài ca dao mà họ sinh hoạt thường gắn liền với những địa danh, đặc biệt là những địa danh quê hương của những cư dân này. Đó có thể là một sự nhắc nhỡ, kí ức về vùng đất cố cựu mà họ còn lưu giữ khi đến định cư trên vùng đất mới. Những câu ca dao như thế này chúng tôi đã nêu trích dẫn ở phần tư liệu điền dã thuộc chương hai. Đối với thể loại truyền thuyết, cả ba nhóm cư dân sinh hoạt trong các tổ chúc này đều thể hiện bằng giọng kể. Những người sử dụng thể loại này vốn dĩ xuất thân từ vùng đất trung tâm của những vùng truyền thuyết như: Vùng truyền thuyết Hùng Vương; vùng truyền thuyết Hai Bà Trưng; Vùng truyền thuyết Thánh Bưng; Vùng truyền thuyết Đức Thánh Trần;Có thể thấy” sự lan truyền của truyền thuyết là 53 hiện tượng phổ biến khắp nơi cũng như sự lan truyền cổ tích. Nhưng do một số điều kiện nhất định mà một truyền thuyết nào đó được thịnh hành tập trung trên một địa bàn rộng hẹp khác nhau”[27; tr. 334]. Chính vì vậy, truyền thuyết luôn có sự vận động không ngừng. Những người có quê gốc gần trung tâm truyền thuyết có lẽ sẽ có cốt truyện gần với thần tích hơn những người khác. Chúng tôi ghi nhận một số truyền thuyết trên được dùng trong sinh hoạt văn học dân gian theo cách này của cả ba nhóm cư dân như: Nhóm truyền thuyết về Đức Thánh Trần và các tướng lĩnh của ông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông ở thế kỷ mười ba; Truyện về bà Bát Nạn (tướng lĩnh của Hai Bà Trưng); truyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Truyền thuyết Thánh Bưng – Lê Phựng Hiểu; truyện về Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Lộ;Một hiện tượng ghi nhận sự vận động của thể loại truyền thuyết cố cựu trên vùng đất định cư là truyền thuyết về”Bà Chúa Xứ núi Sam”. Vấn đề chúng tôi sẽ bàn kĩ ở mục tâm thức văn học dân gian ở phần sau. Ở thể loại truyện cười, hầu hết là loại truyện cười thuộc thể loại truyện cười giải trí với những mẫu truyện ngắn gọn, dễ sử dụng.Chính vì vậy, cả ba nhóm cư dân đều rất thích dùng thể loại này để kể trong sinh hoạt văn học dân gian. Tuy nhiên, do tính chất ngắn gọn và phong phú của nó nên sự trùng hợp nội dung các tác phẩm truyện cười trong sinh hoạt, chúng tôi chua ghi nhận trường hợp nào. Chỉ có điều, với thể loại này, chúng tôi rất khó để xác định đâu là tác phẩm văn học dân gian và tác phẩm đó là tác phẩm của vùng miền nào. Xem xét hai thể loại còn lại, chúng tôi nhận thấy trong lời nói giao tiếp hàng ngày những cư dân thuộc cả ba nhóm di cư đều có sử dụng đan xen tục ngữ, thành ngữ. Tuy nhiên, mỗi nhóm cư dân có mức độ đậm đặc khác nhau. Chẳng hạn, chúng tôi ghi nhận một trường hợp của nhóm cư dân thứ nhất thông qua phỏng vấn, đối thoại trực tiếp có đến tám thành ngữ, tục ngữ dùng trong một lần sử dụng:”Ăn đói mặc rét”;”Chia ngọt sẻ bùi”;”Gần đất xa trời”;”Khỉ ho cò gáy”;”khỏe như voi”;”Năm thì mười họa”;”Sinh cơ lập nghiệp”;”Vạn sự khởi đầu nan”; Không phong phú như câu nói dân gian, thể loại chèo lái được sử dụng rất hạn chế ở cả ba nhóm cư dân mặc dù Thái Bình là cái nôi của nghệ thuật hát chèo. Và khi sử dụng, 54 thể loại này chỉ được sinh hoạt giới hạn ở một bộ phận người lớn tuổi. Tuy nhiên, thể loại này cũng chưa được phát huy hết giá trị của nó khi sử dụng vì chỉ thể hiện chúng bằng lời hát đơn thuần, không kèn, không trống, không diễn, không được gắn với môi trường diễn xướng của một thể loại thuộc loại hình sân khấu dân gian. 3.1.2.2. Những cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian trong phạm vi gia đình Dựa vào kết quả khảo sát nhóm tư liệu điền dã ở chương hai, sinh hoạt văn học dân gian trong phạm vi gia đình thể hiện dưới hai hình thức: Hát ru và kể chuyện. - Hát ru: Mặc dù mức độ sử dụng có khác nhau nhưng cả ba nhóm cư dân đều có sử dụng hát ru. Hình thức này được thể hiện bằng lời hát hoặc bằng lời ru có kết hợp âm điệu. Và những lời ru này khi sử dụng người ta dùng ca dao làm phần lời cho bài hát. Bài hát ru cất lên không chỉ nhằm mục đích ru con, ru cháu nhanh chìm vào giấc ngủ mà thông qua nó người ta có thể gởi gấm tâm trạng, nỗi niềm. Chính vì vậy, nội dung của những câu ca dao dùng làm lời hát ru thường hàm chứa nhiều nỗi nhớ, niềm thương dào dạt, trong đó chắc hẳn có cả nỗi nhớ về quê hương, xứ sở Do đó, những bài ca dao có công thức mở đầu”chiều chiều”,”gió đưa”rất hay sử dụng. Chẳng hạn như: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Hay là: “Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu đời đắng cay” Có khi đó là nỗi lòng của những người vợ, người mẹ chứa đầy hoàn cảnh : “Gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ Con thơ tay ẵm tay bồng Tay bưng, tay bợ,tay cà muối tiêu”, 55 Kết quả khảo sát cho thấy, người sử dụng hát ru ở cả nhóm cư dân đều sử dụng rất phong phú các bài ca dao – dân ca, trong đó có một bộ phận không nhỏ là ca dao – dân ca miền Nam như đã dẫn ở chương hai. - Kể chuyện: Cũng như với hát ru, mặc dù mức độ sử dụng không giống nhau nhưng cả ba nhóm cư dân đều có sinh hoạt kể chuyện. Đây là hình thức sinh hoạt bằng cách kể do một người kể cho một hoặc một số người nghe. Việc sử dụng hình thức kể là chủ yếu làm cho loại hình tự sự dân gian đều được cả ba nhóm cư dân lựa chọn. Hình thức sinh hoạt này không chỉ nhằm mục đích giải trí mà nó còn có chức năng giáo dục rất cao của ông, bà, cha ,mẹ đối với con cháu mình. Điều này quy định nội dung của truyện kể. Chính vì vậy, chúng tôi ghi nhận những thể loại tự sự dân gian được cả ba nhóm cư dân sử dụng phổ biến như: Truyền thuyết (Truyện kể về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Truyền thuyết về Thánh Gióng ; truyền thuyết về Đức Thánh Trần và cuộc chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ mười ba;); Truyện cổ tích (Truyện”Tấm Cám”;”Cây Khế”;”Thạch Sanh”;) cùng một số mẫu truyện cười ngắn, truyện Trạng (Những mẫu kết chuỗi của truyện Trạng Quỳnh; truyện Ba Phi,). Nhìn chung, cả ba nhóm cư dân đều có những cách thức sinh hoạt như đã nêu. Tuy nhiên, từng cách thức ở từng nhóm lại có những nét riên biệt nhất định. 3.1.3. Cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian riêng của từng nhóm cư dân Những cách thức vả nội dung sinh hoạt văn học dân gian phổ biến chung cho cả ba nhóm cư dân, chúng tôi đã trình bày ở trên. Ở đây, chúng tôi đi vào cụ thể để tìm những nét khác biệt trong sinh hoạt văn học dân gian của từng nhóm cư dân dựa vào kết quả khảo sát ở chương hai. Nhóm cư dân thứ nhất: Kết quả khảo sát cho thấy, trong tất cả các sinh hoạt văn học dân gian từ phạm vi làng xã đến phạm vi gia đình, nhóm cư dân thứ nhất đều nổi trội về tỷ lệ sử dụng. Tuy nhiên, xét về phương diện nội dung sinh hoạt, kết quả cho thấy, những cư dân ở 56 nhóm thứ nhất bảo tồn nguyên mẫu những tác phẩm văn học dân gian của miền Bắc hơn hai nhóm còn lại. như đã trình bày ở chương một, phần lớn những cư dân thuộc nhóm này di cư từ năm 1941, chủ yếu ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Đây là cái nôi của vùng văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ, trung tâm của những vùng truyền thuyết, hát chèo nên hai thể loại này được nhóm cư dân thứ nhất bảo tồn đậm đặc hơn, chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều hơn. Đồng bằng Bắc Bộ cũng là nơi sản sinh thể loại phong phú nhất, do đó ở thể loại này, nhóm cư dân này cũng phát huy rất tích cực trong sinh hoạt văn học dân gian. Đặc biệt, với hình thức hát ru, nhóm này chiếm số lượng 70% tỷ lệ sử dụng. Tuy nhiên, do đặc điểm nghề nghiệp phần lớn là nghề nông nên những tác phẩm ca dao sử dụng trong văn học dân gian của nhóm cư dân này bình dân hơn, đơn giản hơn, thường gắn liền với nghề nghiệp. Chẳng hạn như: “Tháng giêng gà gáy cơm đèn Chị em sắm sửa đồng tiền rong chơi Tháng hai về đồng Yên Hòa Tháng ba kiếm củi gánh ra chợ Dần Tháng tư cắt lúa Tám Xuân Tháng năm cắt rạ ngày ăn quan tiền Tháng sáu lúa rãi thấp tho Kiếm dăm ba thúng ăn cho nở nồi Tháng bảy xối lúa rong chơi Tháng tám cắt lúa bán nơi chợ Già Tháng chín Phủ Khoái, Thanh Hà Nghe đồn có lúa em ra kiếm tiền Từ rày đã sang tháng mười Đi đập lang sớm trông chơi vài sào Tháng mười một mạ đã xanh sao Trong bụng néo níu trở vào cấy chiêm,” Một điểm khác biệt nữa là nhóm cư dân này có sinh họat văn học dân gian thông qua hình thức lễ hội. Như đã trình bày ở chương hai, ở trong lễ hội đền thờ 57 Đức Thánh Trần, truyền thuyết về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông với những nhân vật lịch sử được tái hiện thông qua những hoạt cảnh. Tuy mỗi năm chỉ diễn ra một lần nhưng nó lại thể hiện tâm thức văn hóa rất mạnh của nhóm cư dân này. Nhóm cư dân thứ hai: Trong cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian của nhóm cư dân thứ hai ngoài những điểm chung phổ biến, những cư dân này cũng có nhiều điểm tương đồng với nhóm cư dân thứ nhất. Đó là sự tương đồng về thể loại sử dụng và chỉ kém nhóm cư dân thứ nhất một chút về mức độ sử dụng. Tuy nhiên nhóm này vẫn có những nét riêng nhất định. Trước hết, với hình thức hát ru, nhóm cư dân này có sử dụng những bài ca dao – dân ca trau chuốt hơn, có tính nghệ thuật hơn. Chẳng hạn như bài ca dao sau: “Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư giang khúc như hình con long. Nhờ trời hạ kế sang đông Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi. Vụ năm cho đến vụ mười Trong làng kẻ gái người trai đua nghề. Trời ra: gắng; trời lặng: về, Ngày ngày, tháng tháng nghiệp nghề chuân chuyên”. Hay là: “Lửng lơ vầng quế soi thầm Hương đưa bát ngát càng thêm bận lòng. Dao vàng bỏ đẩy kim nhung Biết rằng quân tử có dùng ta chăng? Đèn tà thấp thoáng bóng trăng Ai đem người ngọc thung thăng chốn này?”, Điểm khác biệt nữa trong sinh hoạt văn học dân gian của nhóm cư dân thứ hai là trong các truyền thuyết được sử dụng thì những truyền thuyết có liên quan đến 58 phật giáo như những truyền thuyết về các vua Trần ít được lưu hành. Có thể giải thích hiện tượng này do phần đông nhóm cư dân này theo đạo thiên chúa nên những sinh hoạt tinh thần của họ không xen lẫn với các tôn giáo khác. Tuy nhiên,trong đức tin của nhóm cư dân này ngoài tôn giáo mà họ tôn thờ, những cư dân này vẫn canh cánh nỗi niềm hướng về quê cha đất tổ. Và lễ hội đền Hùng được tổ chúc hàng năm là một minh chứng cho điều này. Ngoài những hoạt cảnh được sử dụng trong lễ hội, chuỗi truyền thuyết về các vua Hùng được lư hành rộng rãi và đi vào đời sống sinh hoạt văn học dân gian của nhóm cư dân này như một lẽ tất yếu. Nhóm cư dân thứ ba: Có thể nói, trong ba nhóm cư dân mà chúng tôi khảo sát, đây là nhóm cư dân có nhiều điểm khác biệt nhất. Sự khác biệt này chủ yếu là ở phần nội dung sinh hoạt. Như đã trình bày ở phần nhận xét tư liệu của chương hai, nhóm cư dân này có tỷ lệ sử dụng văn học dân gian trong sinh hoạt ít hơn nhiều so với các nhóm khác. Không chỉ có vậy, trong sinh hoạt văn học dân gian của nhóm cư dân này lại có sự đan xen rất nhiều với văn học dân gian địa phương. Điều này thể hiện cả từ những sinh hoạt văn học dân gian thuộc phạm vi làng xã đến những sinh hoạt dân gian thuộc phạm vi gia đình. Như đã dẫn ở chương hai, những bài ca dao – dân ca của Kiên Giang và Nam Bộ được đồng hành cùng với những bài ca dao Bắc Bộ trong sinh hoạt văn học dân gian. Ở hình thức hát ru, nhóm cư dân này chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng nội dung thể hiện rất phong phú, có sự đan xen với ca dao – dân ca Nam Bộ, thậm chí có hiện tượng những bài ca dao Bắc Bộ có sự đan xen phương ngữ Nam Bộ, đôi khi xuất hiện co giản trong các dòng ca dao. Sự co giản này vốn là điểm nổi bật về hình thức của ca dao lục bát Nam Bộ. Chính vì vậy”Ca dao Nam Bộ sáng tác thuần thể lục bát ít hơn ca dao nói chung, tỷ lệ lục bát chiếm 79,1%, thấp hơn ca dao Bắc Bộ” [16; tr.66]. Chẳng hạn, những câu ca dao sau có ảnh hưởng cách giản dòng linh hoạt của ca dao Nam Bộ: “Điếu này em mua ở tận tỉnh Đông Em nay là con gái má hồng tỉnh Nam”. 59 Cũng có hiện tượng tương tự như ở hình thức hát ru, ở hình thức kể chuyện và các hình thức khác, ngoài những tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười của miền Bắc, chúng tôi còn ghi nhận những truyền thuyết của Nam Bộ được dùng đan xen như: Chuỗi truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực; truyền thuyết về Thoại Ngọc Hầu; Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ núi Sam, Ngoài ra, ở nhóm cư dân này, họ còn đưa ra những truyện kể Ba Phi vào đời sống sinh hoạt văn học dân gian của mình. Nhìn chung, sinh hoạt văn học dân gian của nhóm thứ nhất và thứ nhất và thứ hai ổn định hơn nhóm thứ ba trong cách thức và nội dung thể hiện. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng ở nhóm thứ ba có sự vận động trong sinh hoạt văn học dân gian nhiều hơn, góp phần tạo nên những đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn Kiên Giang nói riêng và phía Nam nói chung. 3.2. Những nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian Nam Bộ nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng là vùng đất mới được hình thành trong đời sống cộng cư giữa người kinh ở miền Nam, người Hoa, người Khơme bản địa và một bộ phận người Bắc di cư. Những người từ miền Bắc di cư vào đây dù xuất thân từ tầng lớp nào đi nữa thì khi đến vùng đất mới họ vẫn mang theo những hành trang quý giá nhất về văn hóa tín ngưỡng vốn được hình thành từ bao đời cuả cha ông mình. Trong những thứ hành trang đó, sinh hoạt văn học dân gian luôn thường trực trong tâm trí họ. Chính vì vậy, nó như là một biểu hiện của tâm thức những người ly hương xa xứ. Từ kết quả khảo sát tư liệu, chúng tôi có thể hệ thống lại và rút ra một số vấn đề được xem là tâm thức văn học dân gian trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trước hết, chúng tôi ghi nhận hiện tượng được xem là tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian là việc các nhóm cư dân này đã đưa các thể loại văn học dân gian trong đó nổi bật là ca dao. Như đã khảo sát ở trên, sự bảo tồn nguyên bản các tác phẩm thuộc thể loại ca dao của nhóm cư dân thứ nhất là thứ hai chính là một biểu 60 hiện. nếu nhóm thứ nhất sinh hoạt ca dao với những bài ca dao mang tính đơn giản, phổ biến thì nhóm thứ hai lại dùng những bài ca dao mang tính bác học hơn. Nếu nhóm thứ nhất dùng nhiều bài ca dao thể hiện những địa danh nhắc đến làng nghề, các chợ, của vùng đất cố cựu thì nhóm quê hương đất nước với vẻ đẹp mượt mà thơ mộng. Và tất cả những điều đó được thể hiện qua những bài ca dao nhuần nhuyễn, trau chuốt trong thể lục bát truyền thống. Khi đọc, khi ngâm những bài này, chăác hẳn người sử dụng và cả người nghe đều cảm nhận được sự thiêng liêng, trân trọng. Điều đó lý giải vì sau đã xa quê hơn nửa thế kỷ ,trong số đó có những người chỉ biết đến quê mình qua những kí ức của người thân nhưng họ vẫn cảm thấy tự hào và thuộc lào lào những bài ca dao ấy. Cùng với ca dao, tục ngữ thành ngữ cũng được dùng rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Có thể xem đây là phương thức sinh hoạt đặc biệt, bởi lẽ nó đã thấm sâu vào trong từng người, biến thành thói quen sử dụng không dự tính trước. Qua kết quả khảo sát, tỷ lệ sử dụng dạng này trong sinh hoạt văn học dân gian đều khá cao ở cả ba nhóm cư dân. Do vậy, việc sử dụng tục ngữ thành ngữ trong sinh hoạt văn học dân gian có thể xem là một biểu hiện của tâm thức sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên vùng đất mới. Cùng với ca dao và tục ngữ - thành ngữ, truyền thuyết cũng là thể loại cũng có những biểu hiện tâm thức văn học dân gian rất nhiều. Những cư dân xuất thân từ những vùng truyền thuyết của Đồng bằng Bắc Bộ đã mang vào và truyền lại cho các thế hệ con cháu những truyền thuyết của vùng đất cố cựu như những truyền thuyết về các vua Hùng, những truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng; những truyền thuyết về Đức Thánh Trần; và biểu hiện rõ rệt nhất là thông qua các lễ hội.”Thiên nhiên Bắc Bộ dù có sự chuyển đổi bốn mùa khắc nghiệt nhưng cuộc sống lao động và văn hóa tinh thần của con người vẫn được đảm bảo. Những lễ hội mùa xuân tưng bừng cùng những hội chùa, hội làng, kéo dài từ tháng giêng sang hết tháng hai. Ở đâu cũng có lễ hội,dường như điều đó đã giải tỏa tâm linh và những thắc mắc tình cảm”[16; Tr 65]. 61 Như vậy, việc gắn chặt truyền thuyết với lễ hội, chúng ta sẽ hình thành nên một hợp thể hết sức độc đáo bao gồm các truyền thuyết và các hình thức văn hóa tín ngưỡng dân gian. Trong đó, truyền thuyết đóng vai trò làm người minh giải cho hình thức sinh hoạt văn hóa và ngược lại những lễ hội ấy lại chính là minh chứng cho truyền thuyết. Có như vậy những điều thuộc về quá khứ trong truyền thuyết dường như sống trong đời sống thực tại của con người. Do đó, những lễ hội và những truyền thuyết về các vua Hùng và những truyền thuyết về Đức Thánh Trần được thể hiện trong các lễ hội cũng được xem như một biểu hiện của tâm thức sinh hoạt văn học dân gian. Một biểu hiện nữa cũng với thể loại truyền thuyết là hiện tượng thờ”mẫu”của cư dân miền Bắc. Xem xét kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy hiện tượng này không những không mất đi mà còn được tiếp tục phát huy. Có thể nói, họ rời quê không những không quên đi nguồn gốc cũng được sinh ra từ bọc trứng của”Mẫu”Âu Cơ, không quên những truyền thuyết về ba lần giáng thế cứu dân cùng những nghi thức tín ngưỡng lễ hội trong cá đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở quê mình. Niềm tin ấy càng mãnh liệt hơn, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp họ có thêm nghị lực vượt qua khó khăn trong bước đường Nam Tiến. Vì vậy, những truyền thuyết liên quan đến hiện tượng thờ”Mẫu”ở Nam Bộ được các nhóm cư dân thể hiện trong sinh hoạt văn học dân gian như: Truyền thuyết về “Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam”(An Giang); truyền thuyết về”Núi Bà Đen”(Bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở Tây Ninh) và truyền thuyết về Dinh Cô (Bà Rịa – Vũng Tàu), cũng được xem như một sự thể hiện tâm thức của mình trong sinh hoạt văn học dân gian. Vì rằng, những biểu hiện của tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian theo hướng này cũng gần nghĩa với sự kế thừa tín ngưỡng văn hóa. Ở đây, tín ngưỡng văn hóa và văn học dân gian điển hình là thể loại truyền thuyết cùng song song tồn tại và phát triển.. Trong khi đó, kế thùa lại là quy luật vận động của văn hóa, sự hiện diện của những truyền thuyết này trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân phía Bắc ở đây chính là kết quả của quy luật vận động ấy. 62 Có thể thấy rằng, trong sinh hoạt văn học dân gian, những cư dân gốc Bắc này sử dụng thể loại truyền thuyết theo cảm tính, do được truyền lại từ những người thân trong gia đình. Chính vì vậy, họ sử dụng rất thoải mái mà không cần lưu ý đến những thần tích còn lưu giữ ở vùng đất cố cựu. tâm thức văn học dân gian biểu hiện ở tình cảm của những con người này đối với thể loại văn học dân gian của quê hương mình. Với sự góp mặt của hai lễ hội gắn với truyền thuyết gốc Bắc, mặc dù rất hạn chế, song, nó cũng góp phần làm sống lại kí ức của miền quê đất Bắc xưa kia. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng, tâm thức sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân này không chỉ biểu hiện về phương diện thể loại mà còn biểu hiện ở cách thức và nội dung thể hiện. Ở miền Bắc, sinh hoạt văn học dân gian thường diễn ra ở các lễ hội, sân đình trong làng. Khi vào định cư ở vùng đất mới, không có điều kiện để sinh hoạt không gian văn hóa thơ mộng như ở cố hương. Vì vậy, những cách sinh hoạt lồng ghép trong các câu lạc bộ, các hội và cả hình thức sinh hoạt hát ru, kể chuyện cùng với những khó khăn văn hóa nhất định trong các hình thức sinh hoạt này cũng là những biểu hiện của tâm thức. Bởi lẽ, cái khó khăn mới là cái đáng quý, đáng trân trọng. Nhìn chung, tâm thức sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân gốc Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang rất đa dạng, phong phú, được biểu hiện không chỉ ở cơ cấu thể loại mà còn biểu hiện ở cách thức, nội dung sinh hoạt. Chính vì vậy, có thể xem những biểu hiện của tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian đã trình bày ở trên là một nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân mà chúng tôi khảo sát. 3.2.2. Sự giao thoa, ảnh hưởng trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc với cư dân bản địa Như đã giới thiệu ở chương một, cư dân bản địa mà chúng tôi đề cập ở đây chính là người kinh bản địa, người Khơme và người Hoa cùng sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các địa bàn lân cận. Cũng như những cư dân miền Bắc di cư vào định cư ở đây, những cư dân bản địa cũng có một đời sống sinh hoạt văn học dân gian rất 63 phong phú, là một biểu hiện rất độc đáo trong sinh hoạt văn học dân gian của Nam Bộ. Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi thấy rằng có sự ảnh hưởng, giao thao rất lớn giữa sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc di cư vào đây với sinh hoạt văn học dân gian rất nhiều. Điều này được thể hiện qua các phuông diện: Thể loại, cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian. Trước hết, xét về cơ cấu thể loại, chúng tôi thấy rằng trong sinh hoạt văn học dân gian của ba nhóm cư dân khảo sát, nhất là nhóm thứ ba có sự ảnh hưởng giao thoa rất lớn đối với cư dân bản địa. Trước hết, phương diện này được thể hiện trong thể loại ca dao. Với thể loại này,”do yêu cầu phản ánh, thể hiện tình cảm cần lời ít mà ý sâu, càng ngắn gọn càng dễ nhớ, dễ lưu truyền, phổ biến nên tính kiệm lời, cô đọng, ngắn gọn là đặc điểm nôi bật trong nghệ thuật biểu hiện của ca dao” [16; tr. 63]. Chính vì vậy, ca dao rất hay được thể hiện bă bằng thể thơ lục bát. theo tác giả Trần Kim Liên thống kê trong”Kho tàng ca dao người Việt”, tỷ lệ thể thơ lục bát trong ca dao là 87%. Như thế thì chắc chắn rằng con số này còn cao hơn với ca dao Đồng bằng Bắc Bộ. Thế nhưng, xem xét tư liệu, chúng tôi nhận thấy ngoài những bài dùng thể thơ lục bát rất chuẩn về thanh điệu, ngắt nhịp lại có một bộ phận ca dao lục bát có kiểu ngắt nhịp khá táo bạo, tự do, phá vỡ sự nhàm chán bằng nhau tuyệt đối. Sự phá cách này còn được thể hiện qua việc co hoặc giản tiếng trong hai dòng lục và bát. Chẳng hạn như: “Tôi than với mình hủy hủy hoài hoài Biểu em đừng gá nghĩa với ai, để anh gá nghĩa lâu dài với anh”. (Ca dao Nam Bộ) Với thể loại truyền thuyết, sự giao thoa văn hóa này càng đậm nét hơn. Chẳng hạn, chúng tôi có đề cập đến hiện tượng tâm thức thờ”Mẫu”thông qua việc sử dụng các truyền thuyết như”Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam”;”Truyền thuyết về Linh Sơn Thánh Mẫu”;”Truyền thuyết Dinh Cô”, Đây cũng là một hiện tượng đồng thời thể hiện sự giao thoa ảnh hưởng với cư dân bản địa. Khi đi vào khảo sát các truyền thuyết kể trên, chúng tôi nhận thấy một mặt nó mang nét văn hóa tín ngưỡng người Việt miền Bắc, văn hóa tâm linh của người Chăm ở miền Trung nhưng đồng thời lại 64 mang cả đặc trưng văn hóa tín ngưỡng của người Hoa di cư kết hợp với văn hóa người Khơ me bản địa, chính điều kiện sống của các cư dân trong khối cộng cư đã tạo nên những biến thể trong truyền thuyết cũng như trong văn hóa tín ngưỡng. Sự hỗn dung văn hóa này biểu hiện rất rõ khi xem xét các truyền thuyết loại này. Chẳng hạn, ở truyền thuyết”Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam”, qua khảo sát một số tư liệu và thực tế chúng tôi nhận thấy có một số điểm cần lưu ý về nguồn gốc của tượng Bà mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập. Có nhà nghiên cứu cho rằng tượng”Bà”xuất phát từ văn hóa Óc Eo, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Theo Sơn Nam”Tượng của Bà là pho tượng phật đàn ông của người Khơme bị bỏ quên trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó,”Bà chúa Xứ”là vị thần có quyền thế lớn nhất ở khu vực ấy”.[18; tr. 149,150]. Tất nhiên việc tìm hiểu nguồn gốc của nó là công việc của các nhà khảo cổ, chúng tôi chỉ dẫn ra đây xem như một tiền đề của sự pha trộn văn hóa thông qua truyền thuyết. Trở lại ý kiến của Sơn Nam, chúng tôi chợt nghĩ đến một vấn đề: nếu biểu tượng có hình dáng đàn ông mà họ xem là”Bà”thì phải chăng tâm thức thờ mẫu mà chúng tôi đề cập càng được khẳng định hơn nữa?... Một ảnh hưởng văn hóa nữa mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là hiện tượng những cư dân gốc Bắc đã đưa truyện kể Ba Phi vào trong sinh hoạt văn học dân gian của mình. Loại này được xem là đặc sản tinh thần của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long, thế nhưng khi đưa vào sinh hoạt văn học dân gian của người gốc Bắc, nó lại có diện mạo mới rất độc đáo. Truyện Ba Phi được kể bằng giọng địch ấm áp của người gốc Bắc thì còn gì thú vị bằng. Xét về phương diện cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian thì chúng tôi cũng ghi nhận sự ảnh hưởng khá rõ. như đã nêu ở phần trước, người miền Bắc thường sinh hoạt văn học dân gian trong không gian văn hóa làng như sân Đình và họ rất chú trọng không gian này. Trong khi đó, những cư dân bản địa lại không câu nệ không gian sinh hoạt, miễn là có tập thể người là có sinh hoạt. Như vậy, rõ ràng những hình thức sinh hoạt như đã nêu của cả ba nhóm cư dân ở đây có ảnh hưởng rất nhiều của cư dân bản địa. 65 Xem xét những bài hát ru mà các nhóm cư dân thể hiện trong sinh hoạt văn học dân gian, đặc biệt là nhóm thứ ba thì rõ ràng có không ít bộ phận người sử dụng mở đầu bằng công thức”ầu ơ dí dầu”quen thuộc của người bản địa. Hơn nữa, trong số những tác phẩm ca dao – dân ca miền Bắc được sử dụng lại có không ít những bài ca dao – dân ca của địa phương như: “Chị Kèo bới tóc đuôi gà Nắm tay chị lại hỏi nhà chị đâu Nhà chị ở dưới đám dâu Bước qua đám đậu, đầu cầu ngó qua Ở dưới đám bắp trỗ cờ Đám dưa trỗ nụ, đám cà trỗ bông” Hay là: “Má ơi đừng gã con xa Để con bắt ốc hái rau má nhờ Má ơi đừng đánh con hoài Để con câu cá bằm xoài má ăn” Cũng có khi đó là những câu ca dao thể hiện mối quan hệ với người Khơ me, người Hoa bản địa như: “Rủ em xem hát dù kê Em không ưng bụng anh về ngó lung”. Hoặc : “Sáng nay em đi chợ xã trong Gặp ngay chú chệt hỏi đường về quê Quê còn xa cách đường về Ở lại đây cùng em đặng sớm tối về có nhau”. Với những tác phẩm thuộc loại hình tự sự dân gian như truyện cổ tích, những cư dân này có một sự giao thoa văn hóa khi đưa vào sinh hoạt văn học dân gian của mình những câu chuyện kể kiểu như truyện”Thạch Sanh”. Hoặc cũng có khi họ dùng những tác phẩm kiểu như”Dạ xoa Vương”thì người Khơ me bản địa nghĩ ngay 66 đến truyện kể”Riêm Kê”của mình với sự tương đồng trong cốt truyện. Trong sinh hoạt văn học dân gian của mình, những cư dân gốc Bắc này đã không ngần ngại khi đưa vào hàng loạt những truyện kể Bác Ba Phi hòa vàoq hệ thống những truyện trạng của miền Bắc như: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, để tạo nên một nét sinh hoạt độc đáo trong sinh hoạt văn học dân gian nơi đây. Chính nét độc đáo này góp phần tạo nên nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong sự gắn kết hai vùng văn hóa lớn: Vùng văn hóa Bắc Bộ và vùng văn hóa Nam Bộ. Tóm lại, từ những vấn đề đã trình bày có thể thấy rằng tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian và sự ảnh hưởng giao thoa văn hóa mới cư dân bản địa là hai nét đặc thù độc đáo trong sinh hoạt văn học dân gian của một số nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Xem xét ở từng kết quả khảo sát, nét đặc thù này còn được thể hiện ở những phương diện khác như: độ tuổi càng cao thì tâm thức sinh hoạt văn học dân gian càng mạnh, hoặc là những người di cư trước sẽ bảo tồn nguyên bản văn học dân gian hơn những người di cư sau, Những vấn đề này, chúng tôi sẽ làm rõ khi rút ra quy luật vận động trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân này. 3.3. Quy luật vận động trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phìa Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Từ việc làm rõ những cách thức và nội dung cũng như việc phân tích những đặc thù độc đáo trong sinh hoạt văn học dân gian của một số nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chúng tôi tiến hành rút ra những quy luật vận động của nó. Thiết nghĩ, đây là việc làm cần thiết, vì rằng bấtb kì khảo sát vấn đề gì liên quan đến đờiq sống thực tiễn của văn hóa, văn học đều có những quy luật vận động riêng vốn có của nó. Chính những quy luật vận động này quy định khả năng sinh tồn và phát triển trong sinh hoạt văn học dân gian của cộng đồng cư dân này trên vùng đất định cư. 67 3.3.1. Quy luật vận động: Vùng ngoại biên bảo lưu văn hóa tốt hơn vùng trung tâm Có thể thấy cụ thể hơn quy luật vận động này khi xem xét về tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian ở trên. Điều này cũng bởi tâm lý những người xa xứ, họ luôn sống với những kí ức đẹp. Có như vậy, những điều thuộc về quá khứ trong các tác phẩm văn học dân gian dường như sống lại trong đời sống thực tại của họ thông qua sinh hoạt văn học dân gian. Nhiều khi, tâm thức trong sinh hoạt văn học dân gian của những người di cư này còn mãnh kiệt hơn cả miền ngoài – vùng trung tâm của các thể loại văn học dân gian như: ca dao, dân ca,truyền thuyết, chèo, có bao nỗi nhớ trong một đời người? Không ai có thể thống kê được nhưng có giàu tình cảm, có xa cách thì mới nhớ lắm thương nhiều. Tuy họ xa quê đã lâu nhưng những câu ca dao về quê hương đất nước luôn thường trực trong âtm trí họ, nhất là những người có tuổi. Họ sử dụng và sử dụng nguyên mẫu những bài ca dao – dân ca và xem như tài sản tinh thần của cộng đồng mình nơi xứ người. Thông qua những bài ca dao như đã dẫn ở những phần trước, có thể thấy hình ảnh làng quê hiện lên thấp thoáng, hữu tình, dân dã, mộc mạc đáng yêu. Ở vùng đất mới không có sân đình, cây đa, giếng nước, cũng không có một không gian sinh hoạt thơ mộng như ở vùng đất cố cựu mà chỉ có một không gain sinh hoạt văn học dân gian theo kiểu chấp vá với nhiều hình thức, hoạt động khác. Thế nhưng, trong điều kiện khó khăn đó lại chính là động lực giúp những người di cư này bảo tồn vốn tài sản quý giá này. Cho đến ngày nay, trên vùng đất này,những bài ca dao như”Tát nước đầu đình”vẫn được những cư dân gốc Bắc sử dụng yêu thích. Đây là bài ca tỏ tình, là tiếng hát giao duyên của anh trai cày sau lũy tre xanh thuở nào. Kí ức về làng quê xưa hiện về thông qua bài ca, tri gái đã tình tự, đã giao duyên, đã hát ghẹo nhau nơi sân đình, nơi giếng nước, nơi gốc đa, để rồi”Chín nhớ mười thương”, để rồi”Yêu nhau cởi áo cho nhau – về nhà dối mẹ qua cầu gió bay” Bên cạnh đó, trong sinh hoạt văn học dân gian trên vùng đất mới, những cư dân gốc Bắc vẫn còn bảo lưu rất tốt truyền thống sử dụng ca dao lục bát theo nhịp chẵn, tru chuốt, nhuần nhuyễn,ít biến thể như: 68 “Mình về đường ấy bao xa Hãy về Vân Cước với ta hỡi mình Vân Cước có cầu đá xanh Có sông tắm mát, có đình nghỉ ngơi Tháng tư thì đi xem bơi Tháng bảy xem rước mấy nơi vui bằng” (Ca dao Thái Bình) Hay là “Em là con gái Phù Long Quê em Cồn Vịt, lấy chồng vườn dâu Dù đi buôn đâu bán đâu Cũng về giữ đất trồng dâu nuôi tằm” (Ca dao Nam Định) Với các thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian dù có ảnh hưởng văn hóa vùng đất mới đến đâu thì những tác phẩm này vẫn giữ nguyên mẫu vốn có của nó. Vẫn còn đó những truyền thuyết gắn với những nhân vật, sự kiện lịch sử mới nguyên như trên vùng đất cố cựu của mấy mươi năm trước. Ngoài ra, có những dạng bảo lưu văn hóa theo kiểu tâm thức như hiện tượng thờ”Mẫu”thông qua các truyền thuyết Nam Bộ. Khi xem xét các truyền thuyết này, chúng tôi nhận thấy có sự hóa thân tâm thức thờ”Mẫu”của người Việt ở miền Bắc vào truyền thống tín ngưỡng, lễ hội. Thế nhưng, điều kiện sinh sống nơi đây không cho phép họ có nhiều lễ hội như ở miền Bắc nên việc lưu hành nhóm truyền thuyết thờ”Mẫu”của Nam Bộ cũng xem như một biểu hiện của việc bảo tồn văn hóa của những cư dân vùng ngoại biên này. 3.3.2. Quy luật vận động: Thích nghi môi trường trong sinh hoạt văn học dân gian Đây là quy luật vận động chủ yếu, thể hiện sự vận động, phát triển trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Như đã trình bày ở mục trước về nét đặc thù về sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa trong khối cộng cư, quy luật vận động thích nghi môi trường còn bao hàm cả việc 69 thích nghi trong sinh hoạt những tác phẩm văn học dân gian có nguồn gốc từ miền Bắc trên địa bàn này. Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy những tác phẩm mà các nhóm cư dân sử dụng trong sinh hoạt văn học dân gian thuộc những thể loại nổi trội của văn học dân gian miền Bắc Như: ca dao, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và đặc biệt là chèo. Ghi nhận trong cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian của nhóm thứ nhất và thứ hai, chúng tôi thấy rằng dù vẫn bảo tồn nguyên mẫu tác phẩm nhưng họ chuyển từ cách thức sinh hoạt thông qua không gian văn hóa cây đa, giếng nướ, sân đình,thành những cách thức sinh hoạt đan xen, chấp vá thì cũng chứng tỏ sự vận động này nằm trong luật thích nghi môi trường. Bên cạnh đó, quy luật thích nghi môi trường còn được thể hiện trong sự giao thoa, ảnh hưởng văn hóa qua lại trong mối quan hệ với cư dân bản địa. Quy luật này thể hiện rõ nét nhất ở nhóm cư dân thứ ba. Sự thích nghi này thể hiện ở việc sử dụng ca dao Nam Bộ với sự táo bạo, phá cách, biến thể thơ lục bát,; thể hiện trong việc sử dụng những truyền thuyết của Nam Bộ có biểu hiện tính pha trộn văn hóa cao như đã dẫn ở mục trên. Chẳng hạn, đem truyền thuyết”Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam”gắn với lễ hội để xem xét thì thấy rằng có rất nhiều sự pha trộn văn hóa. Ở miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, ngoài các bàn thờ Hội Đồng, Tiền Hiền, Hậu Hiền; cạnh tượng Bà Chúa Xứ, phía bên phải có thờ một tượng nữ thần nhỏ: bằng gỗ, gọi là”Bàn thờ cô”; phía bên trái có một Linga bằng đá rất to, khoảng 1,2 m,gọi là”Bàn thờ cậu”. Như vậy,ở đây có ảnh hưởng của văn hóa Chăm qua biểu tượng”Linga”và văn hóa thờ Thủy Long Thánh Phi của người Hoa Khi vào Nam, người miền Bắc không có lễ hội Phủ Na, Phủ Giầy để thờ”Mẫu”Liễu Hạnh và lưu truyền những truyền thuyết này thì họ lại càng tham gia lễ hội và lưu hành những truyền thuyết ấy theo quy luật”nhập gia tùy tục”. Có thể nói, chính điều kiện sống của các cư dân trong khối cộng cư đã tạo nên những biến thể trong truyền thuyết cũng như trong tín ngưỡng. Và với việc chuỗi những những truyện kể Ba Phi – một sản phẩm tinh thần độc đáo của cư dân bản địa được đi vào đời sống sinh hoạt văn học dân gian của cư dân gốc Bắc cho thấy một hiện tượng độc đáo, thể hiện rõ nét quy luật thích nghi môi trường. Đây không phải 70 là sự hỗn dung văn hóa mà ngược lại nó tạo nên một đời sống văn học dân gian phong phú hơn. Nếu phải lý giải cặn kẽ vì sau trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang lại vận động và phát triển theo quy luật này thì đó là một sự vận động theo phương thức tự nhiên. Cùng với quy luật vận động vùng ngoại biên bảo lưu văn hóa tốt hơn vùng trung tâm, quy luật này trở thành phương thức vận động chung cho sự sinh tồn và phát triển trong sinh hoạt văn học dân gian của một số nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn Kiên Giang nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung. Chính sự vận động theo các quy luật này trong sinh hoạt văn học dân gian đã thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tướng ái của con người trên vùng đất đầy tiềm năng nhưng cũng lắm khắc nghiệt. 71 KẾT LUẬN Trong phạm vi khảo sát một đề tài mang tính thực tiễn, chúng tôi không có tham vọng giải quyết trọn vẹn hết mọi vấn đề một cách cặn kẽ hơn nữa mà chỉ xem đây là bước đầu tập tễnh làm nghiên cứu khoa học. Trong quá trình thực hiện, người viết đã rất khó khăn bởi lẽ, không có nhiều tư liệu để căn cứ vào khảo sát. Thông qua quá trình nghiên cứu và trình bày nội dung thành những đề mục như thế, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất, chúng tôi đã giới thiệu về vùng đất định cư cũng như về đặc điểm của từng nhóm cư dân mà chúng tôi khảo sát. Bên cạnh đó, chúng tôi còn giới thiệu sơ lược về thành phần cư dân bản địa gồm: cộng đồng người kinh ở miền Nam, người Khơ me và người Hoa. Và để định hướng cho quá trình khảo sát, trong chương này chúng tôi cũng đưa ra cách hiểu về”Sinh hoạt văn học dân gian”. Cách hiểu này, chúng tôi dùng thống nhất trong luận văn. Thứ hai, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế sinh hoạt văn học dân gian trong các nhóm cư dân thuộc ba địa bàn khác nhau của tỉnh Kiên Giang. Qua khảo sát bằng hai hình thức điều tra phỏng vấn và điều tra trắc nghiệm, chúng tôi tiến hành thống kê các số liệu về tình hình sử dụng văn học dân gian, các thể loại sử dụng văn học dân gian trong sinh hoạt theo ba tiêu chí : độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Từ kết quả khảo sát theo hướng trên, chúng tôi tiến hành nhận xét, đối chiếu kết quả đạt được và nhận thấy rằng những cư dân thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai sinh hoạt văn học dân gian nhiều hơn nhóm thứ ba. Điều này cho chúng tôi kết luận: những nhóm cư dân di cư lâu hơn thì sinh hoạt văn học dân gian nhiều hơn. Thứ ba, qua kết quả khảo sát đối chiếu tư liệu, chúng tôi ghi nhận một số cách thức sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nhìn chung những cách sinh hoạt này còn đan xen với những sinh hoạt khác nhưng nó cũng thể hiện tính chất phong phú trong đời sống tinh thần của những nhóm cư 72 dân này. Trong những cách thức sinh hoạt đó, đều có sự quy định về cơ cấu thể loại và nội dung sinh hoạt. Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận các thể loại: ca dao; truyền thuyết; truyện cổ tích, truyện cười, truyện trạng và chèo. Trong đó, nổi bật nhất là hai thể loại ca dao và truyền thuyết. Thứ tư, thông qua kết quả khảo sát tư liệu, chúng tôi đã tiến hành làm rõ về cách thức và nội dung sinh hoạt văn học dân gian phổ biến cũng như của từng nhóm cư dân. Ở đây, sự khác biệt trong cách sinh hoạt của cả ba nhóm cư dân không nhiều. Tuy nhiên, xét về phương diện nội dung thì nhóm cư dân thứ ba lại có ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt văn học dân gian với cư dân bản địa. Điều này cho thấy, nếu sống trong từng địa bàn có càng nhiều người gốc Bắc thì việc bảo lưu văn hóa càng mạnh hơn. Thứ năm, từ những vấn đề đã khảo sát, chúng tôi tiến hành làm rõ những nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của ba nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đó là tâm thức văn học dân gian và sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa trong sinh hoạt văn học dân gian. Thiết nghĩ, đây là hai nét đặc thù độc đáo, nó thể hiện rõ nét từ cơ cấu thể loại đến nội dung và cách thức trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thứ sáu, từ những nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian, chúng tôi rút ra quy luật vận động trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân này. Đó là quy luật vùng ngoại biên bảo lưu văn hóa tốt hơn vùng trung tâm và quy luật vận động thích nghi môi trường. Chính hai quy luật vận động này đã định hướng tình hình sinh hoạt văn học dân gian của cư dân phía Bắc trên vùng đất mới. Ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, thông qua đề tài này, chúng tôi có hai ý kiến cần đề xuất: Thứ nhất, để phát triển hơn nữa tình hình sinh hoạt văn học dân gian, cần có sự định hướng, giúp đỡ của những nghệ nhân, những người có tuổi cho những thế hệ sau, để họ có ý thức hơn nữa trong việc bảo tồn và gìn giữ truyền thống văn hóa quê hương thông qua các hình thức sinh hoạt văn học dân gian. 73 Thứ hai, cần có một sự quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cho nghiên cứu cứu khoa học theo hướng thực tiễn. Vì rằng, qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy đây là một hướng nghiên cứu thú vị, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc bảo tồn nền văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian cũng như khả năng còn hạn chế nên đề tài này vẫn còn nhiều vấn đề còn sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp chân thành của quý thầy cô để người viết có thêm nhiều kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Chí Bền (1993), “Biến thiên một truyền thuyết”, Tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” số 5. 2. Nguyễn Chí Bền (2003), Văn hóa dân gian Việt Nam những phác thảo,nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội. 3. Nguyễn Đổng Chi (1974-1982), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập), Nhà xuất bản Hà Nội. 4. Mai Ngọc Chừ (1989), “Vần nhịp, thanh điệu và sức mạnh biểu hiện ý nghĩa của lục bát biến thể”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 2. 5. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng tupe và motif, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 6. Cao Huy Đỉnh (1998), Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 7. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nhà xuất bản khoa học Hà Nội. 8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo Dục. 9. Tạ Đức Hiền (2005), Bình luận, bình giảng tục ngữ ca dao Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. 10. Trần Hoàng (1998), Văn học dân gian, Nhà xuất bản Giáo Dục. 11. Hồ Quốc Hùng (2003), Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể loại, Nhà xuất bản trẻ và hội nghiên cứu giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Xuân Kính (1983), Ca dao Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học. 13. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (1995), Kho tàng ca dao người Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội. 14. Vũ Ngọc Khánh (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội. 75 15. Trần Kim Liên (2003), “Tính thống nhất và sắc thái riêng của thể thơ lục bát trong ca dao ba miền Bắc, Trung, Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian. 16. Trần Kim Liên (2003), “Tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao người Việt dưới con mắt các nhà nghiên cứu”, Tạp chí Văn hóa dân gian. 17. Hoàng Minh (2005), Trao đổi về một bài dân ca Nam Bộ, Tạp chí Văn hóa dân gian. 18. Sơn Nam (1985), Đồng bằng sông Cữu Long những nét sinh hoạt xưa, Nhà xuất bản Văn Hóa. 19. Nhiều tác giả (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 20. Nhiều tác giả (1971), Truyền thống anh hùng dân tộc trong hai loại hình tự sự dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học Hà Nội. 21. Nhiều tác giả-Sách bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì 2004-2007 (2006), Sở GD và ĐT thành phố Hồ Chí Minh. 22. Nhiều tác giả-Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000 cho giáo viên tiểu học (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nhà xuất bản Giáo Dục. 23. Nhiều tác giả-Sách bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì 1997-2000, Chuyên đề văn học dân gian và việc phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 24. Lê Trường Phát (2000), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 10, Nhà xuất bàn Giáo Dục. 25. Đỗ Lan Phương (2003), Sự vận động của hiện tượng thờ Chử Đồng Tử qua phân tích hệ thống truyền thuyết, Tạp chí Văn hóa dân gian. 26. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (1990), Lĩnh Nam chích quái, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 27. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khơ Me Nam Bộ, Nhà xuất bản Văn hóa. 29. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội. 76 30. Phan Thị Yến Tuyết (2005), “Một số vấn đề về giảng dạy và nghiên cứu văn hóa dân gian đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Văn hóa dân gian. 31. Viện văn học (1963), Ca dao Việt Nam trước cách mạng, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 32. Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang (1985), Dân ca Kiên Giang, Sở Văn hóa thông tin Kiên Giang. 33. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Thống kê. 77 PHỤ LỤC Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm tình hình sinh hoạt văn học dân gian các nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SINH HOẠT VĂN HỌC DÂN GIAN 1. Tên địa bàn : 2. Họ và tên: 3. Năm sinh 4. Nghề nghiệp 5. Giới tính:  Nam  Nữ 6. Tình hình sử dụng văn học dân gian:  có sử dụng thường xuyên  ít sử dụng  không sử dụng 7. Loại hình (các thể loại) văn học dân gian sử dụng:  Thơ dân gian (ca dao,vè)  câu nói dân gian (tục ngữ, câu đố)  Tự sự dân gian (Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười,)  Sân khấu dân gian (chèo, tuồng,) 8. Những tác phẩm văn học dân gian thường sử dụng: (người điền phiếu ghi lại) ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 9. Ý kiến của người điền phiếu về tình hình sinh hoạt văn học dân gian ở địa phương mình (nếu có). ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ......................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_sinh_hoat_van_hoc_dan_gian_cua_mot_so_nhom_cu_dan_phia_bac_tren_dia_ban_tinh_kien_giang_642.pdf
Luận văn liên quan