Lưu giữ, xử lý tư liệu kênh chữ
◦ Nếu lưu văn bản (file text, htm): vào File – Save as
(chọn các kiểu lưu văn bản)
◦ Nếu lưu file (.doc, .pdf, .exe), nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu.
+ Lưu ý sử dụng các công cụ tải:
◦ Công cụ tải file: Get right, Mass download, Internet Download Manager
◦ Công cụ tải web: Teleport, Webcopyer
Khi tải phần mềm hay website, click vào liên kết chương trình. Lúc đó màn hình sẽ xuất
hiện hộp thoại muốn lưu chương trình hay không. Trong đó có các tùy chọn sau:
Open it: Tùy chọn cho phép tải tập tin xuống và mở nó
Save it: Tùy chọn cho phép tải tập tin về máy tính. Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Save
As cho phép chọn đường dẫn lưu file ở vị trí xác định.
115 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng sử dụng internet trong học tập môn tâm lý học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Bà Ria Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ernet để đọc tin tức, chat, chơi game trong khi mức độ sử
dụng vào học tập nói chung, TLH nói riêng khá thấp. KN tìm kiếm, lưu giữ, sử dụng thông
73
tin của SV diễn ra ở mức trung bình, nhiều SV đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này.
Giữa các nhóm khách thể có sự khác biệt song không lớn. Theo ngành học thì SV ngành
XH nhận thức và thực hiện một số thao tác đơn giản biểu hiện tốt hơn SV ngành TN, ngược
lại, ở một số kỹ năng đồi hỏi sâu hơn thì SV ngành TN nhận thức và thực hiện tốt hơn
ngành XH. Theo khối học thì SV năm thứ 2 nhận thức và biểu hiện kỹ năng tốt hơn SV năm
thứ 1. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng internet vào học tập môn TLH của
SV, trong đó những những yếu tố chủ quan từ phía SV có ảnh hưởng trực tiếp nhất.
74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ
DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA – VŨNG TÀU
3.1. Một số biện pháp góp phần rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet trong học tập
môn Tâm lý học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu
Từ kết quả thực trạng và lý giải nguyên nhân, chúng tôi đề xuất một số biện pháp
giúp SV rèn luyện KN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Internet như sau:
Biện pháp 1: Giúp SV nắm vững tri thức về cách thực hiện các thao tác tìm
kiếm, lưu giữ và sử dụng thông tin trên internet
- Mục đích: Giúp SV có những hiểu biết nhất định về các thực hiện các thao tác tìm
kiếm, lưu giữ và sử dụng thông tin TLH trên internet vào học tập, trên cơ sở đó SV sẽ thực
hành tốt hơn.
- Nội dung: Trang bị cho SV các thao tác thực hiện đối với từng KN cụ thể gồm: KN
tìm kiếm; lưu giữ; xử lý và sử dụng thông tin TLH vào học tập.
- Cách thực hiện: Tổ chức trang bị tri thức về các thao tác tác hành động tìm kiếm,
lưu giữ và sử dụng thông tin TLH trên internet vào học tập thông qua một số môn học như
“Tin học đại cương”, “Ứng dụng CNTT trong dạy học” hay “Thiết kế bài giảng điện tử”
ngay từ năm thứ nhất. Ngoài ra, có thể tổ chức thảo luận, trao đổi trong các buổi hội nghị
học tập của lớp, khoa, trường. Theo cách này, không nhất thiết GV phải trực tiếp hướng dẫn
mà SV có thể tự tổ chức dưới sự giúp đỡ của thầy, cô.
Biện pháp 2: Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú khai thác Internet vào học
tập cho SV
- Mục đích: Biện pháp này giúp SV thay đổi thói quen học tập thụ động, tự giác, tích
cực khai thác nguồn tài liệu trên mạng thay vì sử dụng nó để giải trí là chủ yếu
- Nội dung: Hình thành nhu cầu, động cơ và hứng thú khai thác thông tin trên internet
vào học tập môn TLH cho SV.
- Cách thực hiện: Trong quá trình giảng dạy, GV giúp SV nhận thức được vai trò, lợi
ích của của Internet trong cuộc sống cũng như trong hoạt động học. Bên cạnh đó, GV cần
chú trọng cập nhật các thông tin, hình ảnh trên internet vào bài giảng của mình để tăng thêm
sự thuyết phục, hứng thú, ấn tượng. Mặt khác, có thể thường xuyên sử dụng phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực của SV như thảo luận, xêmina và yêu cầu SV tích lũy, thu
75
thập tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có Internet. Qua đó, giúp SV xuất hiện
nhu cầu, hứng thú sử dụng phương tiện học tập hữu ích này, dần dần hình thành thói quen
cho họ.
Biện pháp 3: Thường xuyên yêu cầu sinh viên sử dụng nguồn tài liệu trên
Internet để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập
- Mục đích: Biện pháp này vừa giúp SV rèn luyện các KN tìm kiếm; lưu giữ; xử lý
thông tin, đồng thời giúp họ nắm vững và mở rộng những nội dung tri thức đã học, đồng
thời phát huy tính tích cực, năng động, khắc phục tâm lý e ngại của SV.
- Nội dung: Rèn luyện, hình thành thói quen và kỹ năng khai thác và sử dụng internet
vào học tập môn TLH nói riêng và học tập nói chung.
- Cách thực hiện: Một mặt, GV tăng cường giao các bài tập, các đề tài, hay các dự án
nhỏ cho SV thực hiện và có thuyết trình báo cáo kết quả. Mặt khác, không quên giới thiệu
những trang web, địa chỉ, đường link, hướng dẫn cách tìm kiếm, sử dụng sẽ giúp họ nhanh
chóng rèn luyện được những KN cần thiết.
Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc
dạy và học môn TLH, đặc biệt là hệ thống máy tính nối mạng internet
- Mục đích: Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học nhằm kích
thích và khơi gợi hứng thú học tập môn học cho SV, đồng thời hình thành cho GV và SV
thói quen và kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại vào dạy học, trong đó có khai thác và sử
dụng internet.
- Nội dung: Cung cấp đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy
tính nối mạng internet để phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn.
- Cách thực hiện: Nhà trường phải trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu ở các phòng
học cũng hệ thống máy tính nối mạng internet để phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn. Đồng
thời nhà trường cần phải tăng cường biện pháp quản lý, yêu cầu GV và SV phải khai thác,
sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học được trang bị.
Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tâm lý học
- Mục đích: Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ thay đổi cách dạy và học môn TLH theo hướng
tích cực.
- Nội dung: Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn TLH.
- Cách thực hiện: GV cần tăng cường tiến hành kiểm tra đánh giá thường xuyên, cần lấy
nhiều cột điểm và phân bố số điểm hợp lý để không nặng về cuối kỳ.
76
Thay hình thức kiểm tra đánh giá bằng hình thức tự luận bằng các hình thức khác như làm
bài luận, bài tập nhóm, thuyết trình báo cáo... để tăng cường việc khai thác thông tin trên
internet.
Thay đổi nội dung kiểm tra, đánh giá nặng về tái hiện, thiên về trí nhớ, học thuộc bài
bằng sự thông hiểu nội dung, tỏ rõ thái độ, quan điểm và hành vi trong cuộc sống, vận dụng
kiến thức tổng hợp của môn học để giải quyết các tình huống có thật hoặc mô phỏng trong cuộc
sống, tạo điều kiện để các em thể hiện tư tưởng và quan điểm của chính mình. Với những cách
làm trên trong kiểm tra, đánh giá buộc SV phải suy nghĩ độc lập, sáng tạo và linh hoạt trong quá
trình học tập. Mặt khác, phương pháp vừa đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá vừa
kích thích được hứng thú học tập, cũng như thói quen tìm kiếm thông tin trên internet cho SV.
Biện pháp 6: Tăng cường giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho SV
- Mục đích: Giúp SV có thể tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu TLH bằng tiếng anh thông
qua các tài liệu và các trang mạng bằng tiếng nước ngoài để nâng cao chất lượng học tập
môn TLH.
- Nội dung: Trang bị các kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành TLH cho SV.
- Cách thức hiện: Trong quá trình giảng dạy, GV thường xuyên cập nhật những thông
tin mới từ các giáo trình của quốc tế, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí uy tín quốc
tế, nếu có thể tiến hành dạy song ngữ cho SV.
Cùng với đó, GV thường xuyên cung cấp cho SV tài liệu bằng tiếng Anh và yêu cầu
SV nghiên cứu các tài liệu đó để lấy thông tin phục vụ cho việc làm các bài tập, tiến hành
xemina Đồng thời, tăng cường tham gia viết bài cho tạp chí trong và ngoài nước, cũng như
viết bài tham luận và tham dự các hội thảo về TLH...
3.2. Kết quả kiểm chứng nhận thức của giảng viên và sinh viên về mức độ cần
thiết và mức độ khả thi các biện pháp đã nêu
Để kiểm chứng nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp đã
nêu, chúng tôi lấy ý kiến của 4 GV và 36 SV (Phụ lục 5). Kết quả như sau:
Bảng 3.1. Kết quả kiểm chứng nhận thức của GV và SV về các biện pháp đã nêu
TT
Các biện
pháp đề xuất
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Cần
thiết
Bình
thường
Ít cần
thiết X
TB Cao
Trung
bình
Thấp X TB
77
1 Biện pháp 1 38 2 0 2,95 1 37 3 0 2,93 1
2 Biện pháp 2 36 3 1 2,88 2 36 3 1 2,88 3
3 Biện pháp 3 34 6 0 2,85 3 37 2 1 2,90 2
4 Biện pháp 4 35 3 2 2,83 4 34 5 1 2,83 5
5 Biện pháp 5 34 4 2 2,80 5 35 4 1 2,85 4
6 Biện pháp 6 34 3 3 2,78 6 33 6 1 2,80 6
Tương quan thứ bậc r = 0,89
Ghi chú: X : 1 ≤ X ≤ 3
Nhận xét: Với kết quả thu được ở bảng 3.1, r = 0,89 cho phép kết luận rằng hệ số tương
quan thứ bậc Spearman giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp tác động
nhằm nâng cao tính tích cực học tập môn TLH của SV có mối tương quan chặt chẽ. Điều đó
khẳng định rằng các biện pháp mà chúng tôi nêu ra là cần thiết và có tính khả thi. Cụ thể
biện pháp có tính cần thiết, khả thi cao xếp bậc 1 là “Trang bị cho SV tri thức về cách thức
hành động”, xếp bậc 2 là biện pháp “Thường xuyên yêu cầu sinh viên sử dụng nguồn tài liệu
trên Internet để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập”, xếp bậc 3 là biện pháp
“Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú khai thác Internet vào học tập môn TLH cho SV” và
xếp bậc 4 là biện pháp “Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn TLH”... Như vậy, để rèn
luyện KN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Internet trong học tập môn TLH của SV cần phải
tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau nhằm tác động đến nhận thức, thái độ
cũng như hành vi sử dụng internet... qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng Internet trong học tập
môn TLH cho SV
3.3. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động
3.3.1. Tổ chức và phương pháp tác động thử nghiệm biện pháp
* Mục đích thử nghiệm: Thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm khẳng định
tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện KN sử dụng Internet trong học tập TLH cho SV.
* Giả thuyết thử nghiệm: Từ kết quả thực trạng, chúng tôi nhận thấy nếu có sự thay
đổi về nhận thức và KN tìm kiếm, lưu giữ, sử dụng thông tin sẽ giúp SV thay đổi thái độ,
xuất hiện nhu cầu sử dụng Internet vào mục đích học tập nói chung, môn TLH nói riêng, từ
78
đó hình thành thao tác khai thác và dụng internet một cách thuần thục cho SV, mang lại kết
quả học tập cao.
* Khách thể thử nghiệm: Khách thể là 30 SV năm thứ nhất, trong đó 15 SV ngành tự
nhiên (TN) và 15 SV ngành xã hội (XH).
* Nội dung và cách tiến hành thử nghiệm:
Bước 1: Tiến hành khảo sát trước thử nghiệm mức độ nhận thức của SV về các mặt
nhận thức về kỹ năng sử dụng internet cuả SV bằng phiếu điều tra (phụ lục 5)
+ Nhận thức về cách tìm kiếm (câu 1); cách lưu giữ, xử lý (câu 2) và cách sử dụng
thông tin (câu 3) trên Internet với 3 mức độ “biết nhiều – biết ít – không biết” tương ứng với
số điểm 3-2-1 cho mỗi lựa chọn.
Bước 2:
1. Chúng tôi tiến hành tổ chức giới thiệu một số thao tác tìm kiếm, lưu giữ, xử lý và
sử dụng thông tin trên Internet
- Mục đích: Nhằm giúp SV nâng cao nhận thức về cách tìm kiếm, lưu giữ và sử dụng
thông tin trên Internet.
- Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành với 30 SV nhóm thử nghiệm tại phòng máy
tính thư viện trường. Tác giả cùng với một giáo viên tin học và cán bộ quản lý phòng máy
trực tiếp hướng dẫn.
- Nội dung: Xem phụ lục 6
2. Tổ chức, hướng dẫn cho SV thực hành trên máy.
- Mục đích: Nhằm giúp SV vận dụng tri thức ở biện pháp 1 vào giải quyết nhiệm
vụ cụ thể, hình thành thao tác cho SV.
- Cách tiến hành: Nêu yêu cầu, hướng dẫn cách thực hiện, SV tự tiến hành thao tác
trên máy, kiểm tra kết quả, nhận xét.
- Nội dung: Nội dung kiểm tra gồm hai bài tập sau:
◦ Bài tập 1: Hãy khai thác và sử dụng các thông tin trên Internet về trường phái
“Tâm lý học hành vi” theo các nội dung sau:
+ Tác giả tiêu biểu
+ Nội dung
+ Đóng góp và hạn chế
◦ Bài tập 2: Hãy khai thác hình ảnh trên Internet về tác giả tiêu biểu của các
trường phái “Tâm lý học hoạt động”.
79
Bước 3: Sau thời gian 4 tuần thử nghiệm, chúng tôi tiến hành đo lại mức độ thay đổi về
nhận thức của SV thông qua phiếu điều tra (phụ lục 5) và mức độ biểu hiện kỹ năng bằng
việc hoàn thành 2 bài tập mà chúng tôi xây dựng:
- Bài tập 1: Hãy khai thác và sử dụng các thông tin trên Internet về các nội dung đã
học trong bài “tri giác”?
Kết quả thực hiện của SV phải đảm bảo các nội dung sau:
+ Khái niệm, đặc điểm (1điểm)
+ Các loại tri giác (điểm)
+ Các quy luật cơ bản của tri giác, gồm nội dung và ví dụ
(Mỗi quy luật được tính 2 điểm)
+ Vai trò (1điểm)
+ SV nào tìm được nhiều thông tin, hình ảnh minh họa được cộng thêm 1 điểm
- Bài tập 2: Hãy khai thác các hình ảnh trên Internet để minh họa cho “các cách sáng
tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng”?
+ Mỗi hình ảnh minh họa cho từng cách sáng tạo được tính 1,5 điểm, nếu tìm nhiều
hơn được cộng 1 điểm. Thang đánh giá kết quả vận dụng KN sau khi thử nghiệm như sau:
Điểm Mức độ
Từ 9 đến 10 điểm Rất cao
Từ 8 đến dưới 9 điểm Cao
Từ 7 đến dưới 8 điểm Trung bình
Từ 6 đến dưới 7 điểm Thấp
Dưới 6 điểm Rất thấp
Bước 4: So sánh, đối chiếu kết quả hai lần đo trước và sau thử nghiệm, đưa ra nhận
xét, đánh giá.
Một số hình ảnh minh họa cho các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng:
80
Hình 3.1. Nàng tiên cá (Chắp ghép)
Hình 3.2. Con rồng (Chắp ghép)
Hình 3.3. Người khổng lồ (Nhấn mạnh)
Hình 3.4. Ô tô bay (Liên hợp)
Hình 3.5. Phật bà nghìn tay, nghìn mắt
Hình 3.6. Cá và tàu ngầm, bàn tay và
81
(Nhấn mạnh) cái cào
(Loại suy)
3.3.2. Kết quả tác động về mặt nhận thức
Kết quả nhận thức của SV nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng được tính là tổng số
điểm trung bình của nhận thức về cách tìm kiếm; cách lưu giữ, xử lý và cách sử dụng thông
tin.
82
Bảng 3.2. Kết quả nhận thức của SV về KN khai thác, sử dụng Internet
Nhận thức X trước TN X sau TN t(28)
Nhận thức về cách tìm kiếm thông tin 2,25 2,47 2,33*
Nhận thức về cách lưu giữ, xử lý 2,24 2,43 2,10*
Nhận thức về cách sử dụng 2,10 2,22 1,43
Ghi chú: X : 1 ≤ X ≤ 3 *: p < 0,05 ***: p < 0,001
Kết quả khảo sát trên phiếu điều tra (bảng 3.1) cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt về điểm
trung bình chung giữa hai lần đo trước và sau thực nghiệm, trong đó sự chuyển biến rõ rệt nhất
là nhận thức về cách tìm kiếm thông tin ( X trước TN = 2,25, X sau TN = 2,47, t(28) = 2,33, *:
p < 0,05) và nhận thức về cách lưu giữ, xử lý thông tin ( X trước TN = 2,24, X sau TN =
2,43, t(28) = 2,10, *: p < 0,05).
Tuy nhận thức về cách sử dụng thông tin giữa hai lần đo khác nhau nhưng vẫn còn ở
mức độ thấp ( X trước TN = 2,10, X sau TN = 2,22, t(28) = 1,43). Một số SV vẫn chưa sử
dụng Internet vào học tập TLH. Hơn nữa, thời gian thử nghiệm diễn ra vào dịp gần kết thúc
năm học nên mức độ sử dụng thông tin để giải quyết nhiệm vụ học tập khá thấp. Một số SV
cho biết họ chỉ tìm kiếm, lưu giữ, khi nào cần thì dùng đến chứ không sử dụng vào mục đích
nào cụ thể.
Tóm lại, nhận thức của SV về KN sử dụng Internet đã có những biến đổi sau thời
gian thử nghiệm. Mặc dù sự thay đổi còn chậm và nhiều SV vẫn chưa biết cách thực hiện
tìm kiếm nâng cao, cách xử lý thông tin theo ý mình nhưng họ bắt đã bắt đầu với phương
pháp “thử - sai”, điều mà trước đây họ còn e ngại, lo lắng. Qua kết quả thử nghiệm tác động,
ở lần sau thử ngiệm có sự biến đổi tích cực hơn so với lần trước thử nghiệm, nhưng sự biến
đổi này mới chỉ là bước đầu. Tuy nhiên điều này khẳng định các biện pháp tác động đã có
hiệu quả. Nếu có thời gian tác động lâu dài hơn trên các mặt nhận thức của kỹ năng sử dụng
internet sẽ nâng cao hệ thống KN này trong học tập môn TLH của SV.
3.3.3. Kết quả tác động về mặt vận dụng kỹ năng
Bảng 3.3. Kết quả bài tập vận dụng KN của SV
Bài tập X trước TN X sau TN t(28)
Bài tập 1 6,57 7,13 2,28*
83
Bài tập 2 6,55 7,25 2,52*
Ghi chú: X : 1 ≤ X ≤ 10 *: p < 0,05
Có thể thấy, điểm số các bài tập của lần đo là khác nhau. Về mặt KN, SV sau thử
nghiệm đã có những bước thực hiện thành thạo hơn. Dù vậy, biểu hiện của SV nhóm thử
nghiệm chỉ ở mức trung bình, một phần vì thời gian tiến hành thử nghiệm tương đối ngắn,
phần khác do SV không nắm vững tri thức của môn học. Cụ thể, một số SV không nhớ được
“các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng” nên họ không tìm được thông tin phù
hợp. Tuy nhiên, SV cũng đã tự mình thực hiện các thao tác tìm kiếm, lưu giữ mà trước đây
họ chưa hề biết.
Mặc dù sự biến đổi còn chậm nhưng kết quả thu được cho phép ta khẳng định, KN
khai thác, sử dụng Internet của SV sẽ nâng cao nếu được trang bị về nhận thức. Một khi SV
đã nhận thấy được ích lợi từ Internet, những cảm xúc lo lắng, e ngại sẽ mất đi, thay vào đó
là nhu cầu và thói quen tích cực.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng và lý giải nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi đã
đề xuất một số biện pháp giúp SV nâng cao nhận thức và thành thạo hơn trong cách thức
hành động. Các biện pháp đưa ra được SV và GV đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính
khả thi. Một số biện pháp được tiến hành thử nghiệm tác động, mặc dù thời gian thử nghiệm
biện pháp tương đối ít song cũng cho thấy những thay đổi ban đầu của SV.
84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng KN sử dụng Internet trong học tập môn TLH
của SV trường CĐSP BR-VT, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1.1. Đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là sự phát triển như vũ bão của khoa học –
công nghệ và sự bùng nổ của thông tin. Trong đó, sự ra đời của máy vi tính và internet là một
thành tựu to lớn. Thông tin liên lạc qua Internet đã trở thành một phần cơ bản của cuộc sống.
Máy vi tính với sự kết nối toàn cầu có chức năng thu nhận, lưu trữ và hiển thị khối lượng
thông tin vô cùng lớn dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh nên nó có thể hỗ trợ hiệu quả
trong quá trình dạy học.
1.2. Cũng như hoạt động nói chung, hoạt động học tập của SV cũng được tạo thành
các thành tố và các thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau: về phía chủ thể bao gồm:
hoạt động học tập, hành động học tập và các thao tác học tập; về phía khách thể bao gồm:
động cơ học tập, mục đích học tập và các phương tiện học tập.
1.3. Kỹ năng học tập là việc thực hiện một hệ thống các thao tác được kết hợp với
nhau một cách chặt chẽ và nhuần nhuyễn người học hoàn thành hành động học tập đạt kết
quả cao mà ít tiêu hao năng lượng.
KN sử dụng Internet vào học tập môn TLH là tổ hợp của nhiều KN khác nhau. Tuy
nhiên, có thể kể đến ba KN chính bao gồm: KN tìm kiếm thông tin, KN lưu giữ, xử lý và
KN sử dụng thông tin. Quá trình rèn luyện các KN này chịu sự ảnh hưởng, tác động của
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: năng lực tự học, hứng thú học tập, KN tin học,
yêu cầu xã hội, phương pháp giảng dạy của giáo viên, cơ sở vật chất,
1.4. SV trường CĐSP BR-VT đã thể hiện KN sử dụng Internet vào học tập TLH
nhưng mức độ chưa cao. Về nhận thức, hầu hết SV đã nhận thức được ý nghĩa cũng như các
cách tìm kiếm, lưa giữ, xử lý và sử dụng thông tin song SV chỉ biết cách thực hiện một số
thao thác đơn giản, chỉ tìm kiếm thông tin theo chiều rộng chứ chưa biết cách khai thác theo
chiều sâu. Về biểu hiện KN, việc khai thác Internet của SV chỉ dừng lại ở bề ngoài với một
số KN thụ động trên một công cụ web có sẵn. Do đó, những thông tin mà SV có được khá
đa dạng, khó chuyển đổi, bóc tách, chọn lọc nên không thể vận dụng hiệu quả vào bài
85
học. Hơn nữa, việc sử dụng Internet của SV còn mang tính thụ động, tự phát mà chưa được
học và hướng dẫn một cách cụ thể.
Giữa các nhóm khách thể có sự khác biệt song không lớn. Theo ngành học thì SV
ngành XH ở một số kỹ năng đơn giản thì biểu hiện nhận thức và thực hiện tốt hơn SV
ngành TN, ngược lại, ở một số kỹ năng đỏi hỏi sâu hơn, phức tạp hơn thì SV ngành TN
nhận thức và thực hiện tốt hơn ngành XH. Theo khối học thì SV năm thứ 2 nhận thức và
biểu hiện kỹ năng tốt hơn SV năm thứ 1 ở tất cả các kỹ năng.
1.5. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KN sử dụng Internet trong học tập môn TLH của
SV bao gồm cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Mỗi yếu tố do tính chất khác
nhau nên cũng có ảnh hưởng khác nhau không đồng đều đến SV.Trong đó, những yếu tố
chủ quan từ phía SV ảnh hưởng mạnh hơn những yếu tố khách quan.
1.6. Để rèn luyện KN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Internet trong học tập môn
TLH của SV cần phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như: Trang bị
cho SV tri thức về cách thức hành động; thường xuyên yêu cầu sinh viên sử dụng nguồn tài
liệu trên Internet để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập; kích thích nhu cầu, khơi
gợi hứng thú khai thác Internet vào học tập môn TLH cho SV, trang bị đẩy đủ cơ sở vật chất,
đặc biệt là hệ thống máy tính nối mạng internet; đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn
TLH... nhằm tác động đến nhận thức, thái độ cũng như hành vi sử dụng internet... qua đó nâng
cao hiệu quả sử dụng Internet trong học tập môn TLH cho SV.
1.7. Kết quả kiểm chứng nhận thức của các khách thể về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi, cũng như kết quả thử nghiệm tác động đã khẳng định tính hiệu quả của các biện
pháp đã nêu.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường
- Cần quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV cả về trình độ chuyên môn lẫn
nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là KN ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để họ luôn cập
nhật được những kiến thức mới, cụ thể hóa bài giảng thành những vấn đề sát với thực tiễn cuộc
sống và nghề nghiệp, cũng như có kỹ năng để hướng dẫn SV.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất như xây dựng các phòng học bộ môn đa chức
năng, trang bị thêm nhiều máy tính nối mạng Internet để SV có điều kiện sử dụng.
86
- Đưa KN sử dụng Internet vào giảng dạy cho SV như là một môn học chính, có thể
lồng ghép vào môn “Tin học đại cương” hay là một nội dung của “Ứng dụng CNTT trong
dạy học”, “thiết kế bài giảng điện tử”
2.2. Đối với giảng viên
- Thường xuyên sử dụng Internet như là phương tiện dạy học để giúp SV nhận thức
được tầm quan trọng của nó.
- Thường xuyên yêu cầu và hướng dẫn SV cách khai thác, sử dụng Internet vào giải
quyết các nhiệm vụ học tập.
- Giúp SV nhận thức được tầm quan trọng của các môn TLH trong nhà trường Sư
phạm để họ dành nhiều thời gian đầu tư cho môn học này.
2.3. Đối với sinh viên
- Phải có thái độ và động cơ đúng đắn với nghề nghiệp đã chọn, thường xuyên có ý
thức rèn luyện các kỹ năng sư phạm, trong đó có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Khai thác, sử dụng Internet giúp chúng ta có được nguồn thông tin quan trọng, vì
vậy bản thân mỗi SV cần nhận thức được vai trò của nó để sử dụng một cách hợp lý.
- Cần tích cực, tự giác, chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình học tập môn
học. Thường xuyên, tự giác tìm kiếm nguồn thông tin trên Internet vào mục đích học tập sẽ
giúp rèn luyện KN một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu trên đây mới chỉ là bước đầu. Việc nghiên cứu được diễn ra
trong thời gian tương đối ngắn nên chưa thể đi sâu khai thác hết mọi khía cạnh của vấn đề.
Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo
và các anh chị!
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang A (2006), “Sinh viên Việt Nam đang đứng ngoài cuộc với Internet”,
Báo điện tử Vietnamnet.vn (12/01/2006).
2. Angela Booth (2000), Tự nghiên cứu và học tập trên Internet, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh.
3. Brad Hill (2001), Tìm kiếm thông tin trên Internet cho mọi người, NXB Thống kê.
4. Phạm Ngọc Châu (2007), Sử dụng Internet nhanh chóng và hiệu quả, NXB Giao thông
vận tải.
5. V.A.Cruchetxki (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Tập I, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
6. V.A.Cruchetxki (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Tập II, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
7. Phan Đức Duy (2007), “Kỹ năng sưu tầm, khai thác, sử dụng tư liệu phục vụ việc
giảng dạy sinh học ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Số 01.
8. Trần Hữu Thùy Giang (2006), Khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
Trường ĐHSP Huế.
9. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội
10. Nguyễn Hạnh (2000), Sử dụng máy tính trong nhà trường, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh.
11. Harlau Haln, Rick Stout (1997), Internet tham khảo toàn diện, NXB Thống kê.
12. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Hà Nội.
13. Đặng Thành Hưng (2004), “Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại”, Tạp chí Giáo dục, Số
78 (2/04).
14. Đào Thái Lai (2006), “Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động nghề nghiệp”, Khoa học giáo dục (Số 5).
15. LêônchievA.N (1998), Hoạt động, ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Hoàng Thị Lợi (2006), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng học tập cho
học sinh”, Khoa học giáo dục, Số 5 (2/2006).
17. Điền Mậu (2006), “Nhìn lại ứng dụng của Internet vào trường học ở Việt Nam”, Tạp
chí Trung học và nhà trường, Số 3 (78).
18. Hà Minh Nam (2005), “Kỹ năng tìm kiếm thông tin”, Tạp chí Trung học và Nhà
trường, Số 3 (66).
88
19. Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin
– xu thế của thời đại”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Số 8/99.
20. Quách Tuấn Ngọc (2003), “Máy tính, mạng máy tính và việc đổi mới phương pháp
dạy học”, Thông báo khoa học Đại học Vinh, Số 32.
21. Patrick Vincent (2003), Internet toàn tập, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
22. A.V.Petrovxki (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Tập I, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
23. K.K.Platonov (1963), Tâm lý học của việc thực hành các kỹ năng lao động học tập
của học sinh phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Lê Hồng Sơn (2002), “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục đào tạo ở
Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, Số 32 (02).
25. Nguyễn Văn Sơn (2006), “Phương pháp sử dụng Internet hiệu quả”, Tạp chí Trung
học và nhà trường, Số 3 (42).
26. Nguyễn Quý Thanh (2007), “Mối quan hệ của việc sử dụng Internet và hoạt động học
tập của sinh viên”, ĐHQG Hà Nội.
27. Đặng Thị Thu Thủy (2007), “Khai thác, sử dụng Internet góp phần tích cực hóa hoạt
động học tập môn toán của học sinh ở trường trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo
dục, Số 171/2007.
28. Huỳnh Thị Thùy Trang (2007), Nghiên cứu kỹ năng tự học của sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Trường ĐHSP
Huế.
29. Lê Công Triêm (2003), Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông, bài giảng chuyên
đề dành cho học viên cao học, Trường ĐHSP Huế.
30. Nguyễn Văn Trường (2006), “Tìm kiếm thông tin trên Internet”, Tạp chí Trung học và
nhà trường, Số 3 (78).
31. Tuyên bố chung của hội nghị bộ trưởng Giáo dục các nước thành viên thuộc tổ chức
APEC (2000), “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ 21”, Bản dịch của trung
tâm công nghệ thông tin, Bộ GD – ĐT (7/4).
32. Từ điển Công nghệ thông tin – Điện tử viễn thông (2000), NXB Khoa học & Kỹ thuật,
Hà Nội.
33. Nguyễn Quang Uẩn, Vấn đề kỹ năng và kỹ năng học tập, bản đánh máy.
34. Nguyễn Quang Uẩn (2004), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.
89
35. Lê Hải Yến (2006), “Nghe nhìn và công nghệ thông tin với dạy - học ngày nay”, Tạp
chí Dạy và học ngày nay, Số 2.
90
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên)
Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng internet vào học tập tâm lý học, ở mỗi câu xin
bạn vui lòng đành dấu (X) vào ô và cột bạn cho là phù hợp với mình.
Cảm ơn sự hợp tác của bạn!
Câu 1: Theo bạn, việc sử dụng internet có vai trò như thế nào trong học tập TLH hiện
nay?
Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng
Câu 2: Theo bạn, sử dụng internet để học tập môn TLH có ý nghĩa như thế nào?
Nhóm
Tác động của việc khai thác, sử dụng internet
trong học tập
Ý kiến
Đồng
ý
Phân
vân
Không
đồng ý
A
Phương tiện học tập hữu ích, phát huy được tính
tích cực trong học tập
Nguồn cung cấp tri thức TLH phong phú cho SV
Giúp người học tự củng cố và mở rộng những tri
thức đã học
Tạo hứng thú cho môn học bằng hình ảnh, âm
thanh, phim
Tiện lợi có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Nhanh chóng thu thập được nhiều thông tin
Cập nhật những thông tin mới mà các nguồn tài liệu
khác không có
B
Tìm tài liệu trên internet mất thời gian nếu không có KN
Một số thông tin trên internet không sát với nội
dung môn học
Sử dụng internet tốn kém về kinh phí
91
Câu 3: Bạn có thường sử dụng các tài liệu trên internet vào học tập môn tâm lý học
không?
Thường xuyên (trên 3 giờ/tuần) Thỉnh thoảng (1 – 3 gờ/tuần)
Ít khi hoặc chưa bao giờ (dưới 1giờ/tuần).
Câu 4. Khi vào internet, bạn thường tìm kiếm những thông tin về những môn học hoặc
các nội dung tâm lý nào sau đây:
TT
Nội dung tìm kiếm
Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
1 Tâm lý học đại cương
2 Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm
3 Tâm lý học xã hội
4 Tâm lý học giao tiếp
5 Tâm lý học giới tính
6 Tâm lý học đường
7 Tư vấn tâm lý
8 Các lĩnh vực tâm lý khác
Câu 5. Những nội dung về TLH được tìm kiếm từ internet giúp bạn học môn TLH như
thế nào?
Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả
Câu 6. Bạn đánh giá thế nào về những nội dung về Tâm lý học trên internet?
Rất phù hợp với chương trình học
. Chỉ phù hợp với một số học phần
Không phù hợp cho việc học theo chương trình chính thức
Câu 7. Bạn biết những cách tìm kiếm tài liệu tlh trên internet như thế nào?
TT
Cách thức tìm kiếm
Mức độ biết
Biết
nhiều
Biết ít Không
biết
1 Tìm kiếm thông tin kênh chữ dạng văn bản
2 Tìm kiếm thông tin kênh hình ảnh
92
3 Tìm kiếm thông tin kênh video
4 Tìm kiếm thông tin âm thanh
Câu 8. Bạn có biết những cách thức lưu giữ, xử lý thông tin dưới đây không?
TT
Cách lưu giữ, xử lý thông tin
Mức độ biết
Biết
nhiều
Biết
ít
Không
biết
1 Download thông tin, hình ảnh từ trang web xuống
máy tính
2 Lưu giữ trong máy tính
3 Sao chép vào thiết bị lưu trữ cá nhân như USB, đĩa
CD
4 Copy lại và lưu giữ địa chỉ trang web đã lấy thông tin,
hình ảnh, đã tìm được
5 In ra để lưu giữ
6 Lưu địa chỉ tìm được vào favourite để dùng sau này
7 Sắp xếp, hệ thống hóa những thông tin tìm kiếm được
8 Biết cách cắt, nối phim
Câu 9: Bạn có biết những cách thức sử dụng thông tin tìm được trên internet dưới đây
không?
T
T
Cách sử dụng thông tin
Mức độ biết
Biết
nhiều
Biết
ít
Không
biết
1 Lựa chọn, sử dụng thông tin khoa học, phù hợp với
yêu cầu học tập
2 Xử lý và chèn hình ảnh tĩnh vào văn bản
3 Xử lý và chèn hình ảnh động vào văn bản
4 Xử lý và chèn âm thanh, video, phim vào văn bản
của mình
5 Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo cho các thông tin,
93
hình ảnh đã sử dụng
Câu 10. Bạn thường truy cập vào các trang mạng (hoặc chuyên mục) nào trên internet
để tìm kiếm thông tin về Tâm lý học?
T
T
Trang tìm kiếm
Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
1 Google.com
2 Yahoo.com
3 Msm.com
4 Youtube.com
5 Zing.vn
6 Bamboo.vn
7 Trang khác (nếu có)
Câu 11: Bạn đã tiến hành tìm kiếm tài liệu học tập các môn tâm lý trên internet như
thế nào?
TT
Cách tìm kiếm tài liệu học tập
Mức độ
Khá
thạo và
hường
xuyên
thực
hiện
Có biết
nhưng
thỉnh
thoảng
thực
hiện
Chưa
biết và
chưa
bao giờ
thực
hiện
1 Xác định rõ mục đích tìm kiếm
2 Xác định cụ thể nội dung, loại hình thông tin
cần tìm
3 Lựa chọn công cụ, ngôn ngữ tìm kiếm
4 Xác định từ khoá
5 Sử dụng “tìm kiếm nâng cao” khi cần
Câu 12: Bạn đã lưu giữ, xử lý thông tin tìm được trên Iternet như thế nào?
94
Nhóm
Cách lưu giữ thông tin từ internet
Mức độ
Khá
thạo và
hường
xuyên
thực
hiện
Có biết
nhưng
thỉnh
thoảng
thực
hiện
Chưa
biết và
chưa
bao giờ
thực
hiện
1 Download, copy tài liệu từ trang web xuống
máy tính
2 In tài liệu thành văn bản
3 Download, copy tài liệu vào dữ liệu USB, CD
4 Copy lại và lưu giữ địa chỉ trang web đã lấy
thông tin, hình ảnh, đã tìm được
5 Chọn lọc, ghi chép một vài thông tin cần thiết
6 Xử lý thông tin, hình ảnh, âm thanh, video
theo ý của mình và lưu lại
7 Sắp xếp, hệ thống hóa những thông tin để lưu
giữ
Câu 13: Bạn đã sử dụng những thông tin tìm được trên internet vào học tập tâm lý học như
thế nào?
T
T
Cách sử dụng thông tin
Mức độ thành thạo
Khá
thạo và
hường
xuyên
thực
hiện
Có biết
nhưng
thỉnh
thoảng
thực
hiện
Chưa
biết và
chưa
bao giờ
thực
hiện
1 Lựa chọn, sử dụng thông tin khoa học, phù hợp
2 Xử lý hình ảnh tĩnh và động cho phù hợp với nội
dung
95
3 Xử lý âm thanh, vi deo cho phù hợp với nội
dung
4 Chèn hình ảnh tĩnh và động vào văn bản của
mình
5 Chèn âm thanh, video, phim và chèn vào văn
bản của mình
6 Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo cho các
thông tin, hình ảnh đã sử dụng
Câu 14: Bạn đã sử dụng các thông tin trên internet vào mục đích học tập tâm lý học nào
dưới đây?
T
T
Mục đích sử dụng
Mức độ
Khá
thạo và
hường
xuyên
thực
hiện
Có biết
nhưng
thỉnh
thoảng
thực
hiện
Chưa
biết và
chưa
bao giờ
thực
hiện
1 Chuẩn bị bài học mới
2 Ôn tập bài học cũ
3 Làm bài tập hoặc tiểu luận môn học
4 Thảo luận hoặc xemina
5 Soạn giáo án rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
6 Sử dụng các hình ảnh, mô hình để minh họa cho
nội dung tâm lý được học
7 Mở rộng bài giảng
8 Tích luỹ các thông tin, câu chuyện có liên quan
phục vụ cho nghề nghiệp tương lai
9 Ý kiến khác
Câu 15: Theo bạn, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng internet trong
học tập tâm lý học của sinh viên?
96
Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ
Quyết
định
Bình
thường
Không
ảnh
hưởng
Yếu tố
chủ quan
Kỹ năng tin học
Hứng thú học tập môn tâm lý
Nhu cầu sử dụng internet
Năng lực tự học
Khả năng ngoại ngữ
Yếu tố
khách
quan
Quỹ thời gian
Trang thiết bị (máy tính nối mạng)
Số lượng và chất lượng tài liệu tâm lý học ở
dạng bản in của sinh viên
Tài liệu trên internet phù hợp với chương
trình học
Những nội dung về tâm lý học từ internet
giúp bạn học tập hiệu quả
Phương pháp giảng dạy, yêu cầu của GV
Câu 16: Theo bạn, làm thế nào để nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng internet vào
học tập các môn tâm lý học?
* Xin bạn vui lòng cho biết đôi nét về bản thân:
Sinh viên năm thứ : .........KhoaGiới tính: .
Rất chân thành cảm ơn sự hợp tác của ban!
97
PHỤ LỤC 2
MẪU BIÊN BẢN QUAN SÁT
(Biên bản quan sát khách thể nghiên cứu chính và sinh viên nhóm thử nghiệm)
Số sinh viên . Lớp
Khoa .. Năm thứ
Thời gian ...............
Địa điểm
1. Chuẩn bị:
- Vị trí, giấy, bút, ghi chép, đồng hồ quan sát
2. Tiến hành:
- Quan sát trực tiếp, tỉ mỉ các thao tác khai thác, sử dụng Internet; đặc biệt là trong
việc tìm kiếm tài liệu học tập của sinh viên.
- Quan sát hoạt động của sinh viên ở phòng máy của trường
- Quan sát hoạt động ở một số dịch vụ internet bên ngoài
- Ghi chép lại đầy đủ:
+ Mức độ thành thạo của các kỹ năng:
Tìm kiếm tài liệu trên internet
Xử lý và lưu giữ tài liệu tìm kiếm được trên internet
Sử dụng tài liệu tìm kiếm được trên internet trong học tập môn TLH
+ Thái độ của sinh viên khi sử dụng Internet
3. Nhận xét chung:
98
PHỤ LỤC 3
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
(Dành cho sinh viên)
1. Bạn đánh giá như thế nào về vai trò của internet trong cuộc sống nói chung và
trong học tâp môn TLH nói riêng?
2. Những thông tin về Tâm lý học trên internet có phù hợp hợp với chương trình học
của bạn không?
3. Bạn đánh giá như thế nào về tính hiệu quả của các tài liệu trên internet trong học
tập môn TLH?
4. Khi tìm kiếm thông tin trên internet phục vụ việc học tập môn TLH bạn thường sử
dụng công cụ tìm kiếm nào?
5. Khi tìm kiếm được thông tin hay tài liệu Tâm lý học trên internet mạng thường lưu
trữ nó như thế nào?
6. Bạn thường truy cập internet bằng máy tính hay điện thoại, nếu là máy tính thì ở
dịch vụ hay thư viện ở trường?
7. Bạn thường thấy không khí lớp học trong các giờ học Tâm lý học như thế nào?
Bản thân bạn có thích học tập môn TLH không?
8. Bạn thường tìm kiếm thông tin môn TLH trên internet khi nào? Và sử dụng vào
hoạt động học tập nào?
9. Bạn có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình tìm kiếm tài liệu TLH trên
internet?
10. Trong khi truy cập internet phục vụ việc học tập, bạn tìm kiếm và sử dụng thông
tin cho môn học nào là nhiều nhất? Vì sao?
11. Trong số các yếu tố chủ quan và khách quan, yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến
kỹ năng sử dụng internet trong học tập môn TLH của bạn?
12. Để rèn luyện KN sử dụng internet học tập môn TLH, GV cần phải làm gì? Và SV
cần phải làm gì?
99
PHỤ LỤC 4
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giảng viên và sinh viên)
Để có cơ sở đề ra những biện pháp cần thiết nhằm giúp SV phát huy tính tích cực học
tập môn TLH, xin Quý thầy (cô) và các bạn sinh viên vui lòng cho biết ý kiến của mình về
các vấn đề sau:
Cảm ơn sự giúp đỡ của Quý thầy (cô) và các bạn!
1. Những biện pháp chúng tôi nêu ra dưới đây có mức độ cần thiết như thế nào đối với
việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn TLH của SV?
T
T
Các biện pháp
Mức độ
Ít
cần
thiết
Bình
thường
Cần
thiết
1 Trang bị cho SV tri thức về cách thức hành động
2 Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú khai thác Internet
vào học tập cho SV
3 Thường xuyên yêu cầu sinh viên sử dụng nguồn tài liệu
trên Internet để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ
học tập
4 Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết
bị cho việc dạy và học môn TLH, đặc biệt là hệ thống máy
tính nối mạng internet
5 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tâm lý học
6 Tăng cường giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho SV
2. Những biện pháp chúng tôi tôi nêu ra dưới đây có mức độ cần thiết như thế nào đối
với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn TLH của SV?
T Các biện pháp Mức độ
100
T Thấp Trung
bình
Cao
1 Trang bị cho SV tri thức về cách thức hành động
2 Kích thích nhu cầu, khơi gợi hứng thú khai thác Internet
vào học tập cho SV
3 Thường xuyên yêu cầu sinh viên sử dụng nguồn tài liệu
trên Internet để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ
học tập
4 Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết
bị cho việc dạy và học môn TLH, đặc biệt là hệ thống máy
tính nối mạng internet
5 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tâm lý học
6 Tăng cường giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho SV
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy (cô) và các bạn!
101
PHỤ LỤC 5
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên nhóm thử nghiệm)
Để góp phần rèn luyện và nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng Internet trong học tập,
ở mỗi câu xin bạn vui lòng đành dấu (X) vào ô và cột bạn cho là phù hợp với mình.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn!
Câu 1: Bạn có biết những cách tìm kiếm tài liệu Tâm lý học trên Internet sau đây
không?
TT
Cách thức tìm kiếm
Mức độ biết
Biết
nhiều
Biết ít Không
biết
1 Có thể sử dụng nhiều hơn 1 công cụ tìm kiếm
2 Lựa chọn công cụ tìm kiếm phù hợp
3 Lựa chọn từ khóa hiệu quả khi tìm kiếm
4 Tìm kiếm tài liệu theo chủ đề
5 Thực hiện “tìm kiếm nâng cao”
6 Biết cách tìm hình ảnh
7 Biết cách tìm video
8 Lựa chọn loại thông tin phù hợp với mục đích
9 Đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được
Câu 2: Bạn có biết những cách thức lưu giữ, xử lý thông tin dưới đây không?
TT
Cách lưu giữ, xử lý thông tin
Mức độ biết
Biết
nhiều
Biết
ít
Không
biết
1 Download thông tin, hình ảnh từ trang web xuống
máy tính
2 Lưu giữ trong máy tính
3 Sao chép vào thiết bị lưu trữ cá nhân như USB, đĩa CD
4 Copy lại và lưu giữ địa chỉ trang web đã lấy thông
102
tin, hình ảnh, đã tìm được
5 In ra để lưu giữ
6 Lưu địa chỉ tìm được vào favourite để dùng sau này
7 Sắp xếp, hệ thống hóa những thông tin tìm kiếm
được
8 Biết cách cắt, nối phim
Câu 3: Bạn có biết những cách sử dụng thông tin tìm được trên Internet sau đây
không?
T
T
Cách sử dụng thông tin
Mức độ biết
Biết
nhiều
Biết
ít
Không
biết
1 Lựa chọn, sử dụng thông tin khoa học, phù hợp với
yêu cầu học tập
2 Xử lý và chèn hình ảnh tĩnh vào văn bản
3 Xử lý và chèn hình ảnh động vào văn bản
4 Xử lý và chèn âm thanh, video, phim vào văn bản của mình
5 Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo cho các thông tin,
hình ảnh đã sử dụng
Xin bạn vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân:
Giới tính: Nam Nữ
Khối ngành học: Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Lớp:..
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn!
103
PHỤ LỤC 6
NỘI DUNG THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG
1. Giới thiệu kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập
+ Xác định rõ mục đích sử dụng: tìm tài liệu để mở rộng tầm hiểu biết, thông tin cho
bài tập lớn, tiểu luận, thông tin minh họa cho bài giảng
+ Xác định loại thông tin cần tìm: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, phim
+ Chuẩn bị các từ khóa
◦ Từ khóa phải ngắn gọn, súc tích, khái quát được nội dung cần tìm.
◦ Nếu tìm chưa phù hợp thì nên thu hẹp chủ đề, chọn từ quan trọng, chủ đạo.
◦ Xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra, nếu quá rộng, quay lại và thêm từ
khóa. Nếu kết quả quá ít, thu hẹp từ khóa hay tìm từ khác để thay thế.
◦ Muốn tìm thông tin sát với nội dung cần tìm, nên để từ khóa trong dấu ngoặc kép.
+ Lựa chọn công cụ tìm kiếm
◦ Một số công cụ tìm kiếm của Việt Nam:
◦ Một số công cụ tìm kiếm của nước ngoài:
http:// www.surfwax.com/
◦ Một số website về TLH
Sonoma.edu/psychology/
+ Cách tìm kiếm cụ thể
◦ Click đúp vào biểu tượng Internet Explorer trên màn hình
(Trình duyệt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay)
◦ Gõ vào thanh Address địa chỉ trang web hay công cụ tìm kiếm
(Ví dụ: Google.com.vn)
104
Hình 1. Cách vào một công cụ tìm kiếm
◦ Các công cụ tìm kiếm luôn mặc định dạng Web nên nếu tìm thông tin văn bản chỉ cần
đánh từ khóa vào ô tìm kiếm, ví dụ “khái niệm tư duy”.
Hình 2. Kết quả tìm kiếm về “khái niệm tư duy”
Nếu thông tin cần tìm là hình ảnh, click chuột vào từ “Hình ảnh” phía bên trái, rồi gõ
từ khóa vào ô tìm kiếm. Ví dụ tìm hình ảnh về “phản xạ có điều kiện”, kết quả thu được như
sau:
105
Hình 3. Cách tìm kiếm hình ảnh phản xạ có điều kiên với Google.com
Nếu thông tin cần tìm là video, Google.com không hiển thị từ “Video” trên màn
hình, tuy nhiên vẫn có thể tìm thông qua Video.Google.com hoặc sử dụng công cụ tìm kiếm
khác. Ví dụ, lựa chọn công cụ tìm kiếm là Youtube.com và tìm video về Skinner, kết quả
cho ra rất nhiều video về cuộc đời, sự nghiệp của ông rất thú vị.
Hình 4 Cách tìm video với Youtube.com
Hình 5. Kết quả tìm kiếm video về Abraham Maslow
106
+ Tìm kiếm nâng cao: Cần tạo lập chiến thuật tìm kiếm nâng cao để thu được kết quả như
mong muốn, đó chính là việc thiết lập logic và sử dụng tốt các từ nối của toán tử logic.
Toán tử Viết cách
khác
Ý nghĩa Ví dụ
AND + Cả 2 từ (Freud) và (Jung) đều phải
xuất hiện trong tài liệu.
Freud AND Jung
OR Space Ít nhất 1 trong 2 từ xuất hiện trong
tài liệu. Kết quả thu được rất lớn
Freud OR Jung
AND
NOT
-, NOT,
BUT NOT
Loại trừ, giới hạn, từ đứng sau
không nên xuất hiện trong tài liệu
Piaget AND NOT
Vygotsky
NEAR ADJ Kết quả gần với nội dung từ khóa
được nhập vào
Piaget NEAR
Vygotsky
BEFORE Giống như NEAR, nhưng từ thứ
nhất phải đứng trước từ thứ 2
Activity BEFORE
Personality
AFTER Ngược nghĩa với BEFORE Activity AFTER
Personality
Bảng 1. Các toán tử tìm kiếm nâng cao
Trong tìm kiếm nâng cao cần lưu ý:
◦ Xác định chính xác từ và cụm từ tìm kiếm
◦ Lựa chọn ngôn ngữ
◦ Định dạng tệp tin. Định dạng tệp tin là lựa chọn, giới hạn loại file trong số các
file mặc định. Những file có đuôi .pdf, .ppt thường chứa thông tin mang tính khoa học cao
hơn, các bài báo thường có file .doc
Hình 6. Tìm kiếm nâng cao với Google.com.vn
+ Những tiêu chuẩn được dùng để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin trên Internet:
◦ Tác giả: tác giả là ai, cá nhân hay tổ chức?
◦ Nguồn gốc: báo, tạp chí, sách, blog, website của cá nhân hay cơ quan đoàn thể.
◦ Loại thông tin: bài báo, tóm tắt, bài giảng, hỏi đáp
107
◦ Thời gian: tài liệu được viết khi nào, cập nhật lần cuối cùng khi nào.
◦ Số người truy cập: số lượng người đã truy cập, thông tin phản hồi, số lượng người
đọc và tải về, ý kiến đánh giá.
◦ Tham khảo: tài liệu được tham khảo từ đâu, có đủ chứng cứ để đi đến kết luận và
đáng tin cậy hay không.
2. Kỹ năng lưu giữ, xử lý thông tin
+ Lưu giữ, xử lý tư liệu kênh chữ
◦ Nếu lưu văn bản (file text, htm): vào File – Save as
(chọn các kiểu lưu văn bản)
◦ Nếu lưu file (.doc, .pdf, .exe), nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu.
+ Lưu ý sử dụng các công cụ tải:
◦ Công cụ tải file: Get right, Mass download, Internet Download Manager
◦ Công cụ tải web: Teleport, Webcopyer
Khi tải phần mềm hay website, click vào liên kết chương trình. Lúc đó màn hình sẽ xuất
hiện hộp thoại muốn lưu chương trình hay không. Trong đó có các tùy chọn sau:
Open it: Tùy chọn cho phép tải tập tin xuống và mở nó
Save it: Tùy chọn cho phép tải tập tin về máy tính. Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Save
As cho phép chọn đường dẫn lưu file ở vị trí xác định.
+ Quản lý file và thư mục
Quản lý, sắp xếp file một cách khoa học sẽ giúp tìm thông tin nhanh và chính xác, tránh sự
trùng lặp thông tin khi lấy về. Do đó người sử dụng nên đặt tên các thư mục theo chủ đề, chủ đề
rộng chứa chủ đề hẹp, trong chủ đề hẹp chứa các file thuộc chủ đề đó.
+ Lưu giữ, xử lý tư liệu kênh hình:
Để tải hình ảnh chỉ cần đưa con trỏ đến hình cần tải và click chuột phải, sau đó nhấn
“Save image as”, lập tức hình sẽ được tải ngay về thư mục My document\My picture, tuy
nhiên, có thể lưu vào các file khác để tiện sử dụng.
108
Hình 7. Cách lưu giữ hình ảnh
Đối với hình ảnh chú thích bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng có thể chú thích lại
bằng tiếng Việt. Bằng cách copy hình nguyên bản vào trang word cần lưu, dùng biểu tượng
ô vuông dưới thanh công cụ Drawing và chọn màu sao cho trùng với màu nền để che các
chữ lại. Sau đó dùng Text Box để viết chữ, lưu ý chọn No line và No fill.
Hình 8. Tháp nhu cầu trước và sau khi xử lý
3. Kỹ năng sử dụng thông tin
+ Muốn sử dụng thông tin hiệu quả, trước hết phải xác định mục đích sử dụng. Việc
xác định mục đích được tiến hành ngay khi bắt đầu tìm kiếm, tuy nhiên nên xác định lại một
Phát huy
bản ngã,
tự khẳng định
Được ngưỡng mộ:
uy tín cá nhân, tự
trọng
Tình yêu và nhu cầu thuộc
về đâu đó: con cái, bạn bè,
người thân
Nhu cầu an toàn: cảm giác an
toàn, được bảo vệ, không sợ hãi
Nhu cầu sinh lý: Ôxy, nước uống, thức
ăn ...
109
lần nữa để lựa chọn thông tin phù hợp: tìm tài liệu để mở rộng hiểu biết, hình ảnh minh họa,
giải đáp thắc mắc
+ Lựa chọn thông tin: Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy của thông tin để loại
bớt những tin không sử dụng được. Để thực hiện tốt khâu này thì KN tìm kiếm là rất quan
trọng. Do đó, cần sử dụng từ khóa thật sát với mục đích sử dụng. Kết quả tìm kiếm thông
thường luôn cho ra nhiều thông tin trùng lặp hoặc rất khác nhau, cho nên cần lưu ý tiêu đề
và nguồn của nó ngay từ trang đầu tiên. Ví dụ sau cho thấy kết quả 1, 2 và 3 có nội dung
khác nhau.
Hình 9. Ví dụ về cách chọn lọc thông tin
+ Để chèn hình ảnh tĩnh và động vào văn bản, có thể sử dụng trực tiếp từ internet
bằng cách “copy” rồi dán vào văn bản. Tuy nhiên, nhiều trang web không cho thực hiện
lệnh này. Do đó, người sử dụng nên lưu hình ảnh về máy tính hay dữ liệu cá nhân, sau đó
mới sử dụng. Đối với phim, âm thanh cũng nên tải về dữ liệu cá nhần rồi sử dụng.
+ Khi sử dụng thông tin trên Internet cần chú thích nguồn tham khảo như cách sử
dụng các dạng tài liệu khác.
4. Một số thủ thuật tìm kiếm thông tin với Google.com
- [intitle:] (giá trị cần tìm): Khi dùng cú pháp này, Google sẽ tìm tất cả các trang có tiêu đề
hoặc đường link chứa từ khóa cần tìm.
Ví dụ: Khi gõ vào ô tìm kiếm của Google chữ intitle:Những thủ thuật tìm kiếm với
google, Google sẽ tìm các trang có từ " Những thủ thuật tìm kiếm với google” trong tiêu đề.
110
Hình 10. Thủ thuật tìm tin thứ nhất
- [site:] (website cần tìm tin): Đôi lúc khi tìm thông tin người sử dụng chỉ chú ý thông tin từ
một trang web nào đó mà không cần chú ý đến các trang khác. Lúc đó nên dùng từ khoá
site. Lưu ý: giữa từ site và địa chỉ ngắn của trang web không có khoảng cách.
Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm chữ “Giao tiếp” site:Tamlyhoc.net, người sử dụng sẽ tìm
được “Giao tiếp” trong trang Tamlyhoc.net.
Hình 11. Thủ thuật tìm tin thứ hai
- [inurl:] (từ cần tìm): Cú pháp này sẽ tìm những địa chỉ URL (đường dẫn) có từ cần tìm.
111
Ví dụ: Muốn tìm những đường dẫn nào có từ "Tâm lý học ", ghi rõ inurl:tamlyhoc vào
ô tìm kiếm. Google sẽ liệt kê những trang có từ tâm lý trong đường link của nó. Nếu muốn
tìm nhiều hơn một từ thì dùng từ khoá [allinurl:] thay cho [inurl:]
Hình 12. Thủ thuật tìm tin thứ ba
- [filetype:] (phần mở rộng của tài liệu): Muốn tìm những trang html, e-book hay những tài
liệu có đuôi .doc thì kết hợp từ khoá filetype với từ khóa site: sẽ hiệu quả hơn. Có thể áp
dụng cách này để tìm các loại tài liệu dạng ppt, pdf, doc, rtf, zip, rar, swf...
Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm filetype:pdf site:com “Giao tiếp sư phạm”, Google sẽ tìm
những tài liệu Giao tiếp sư phạm dưới dạng pdf trên những site có đuôi .com
Hình 13. Thủ thuật tìm tin thứ tư
112
- [cache:]: Đôi khi tìm thông tin, người sử dụng vào những trang web quen thuộc nhưng nó
không còn tồn tại trên mạng nữa. Hoặc những website này đã thay đổi đường dẫn nên người
sử dụng không vào được trang chính của nó. Google với ưu điểm của mình là tự động copy
khi có trang web mới. Dù trang đó không còn tồn tại nhưng người sử dụng có thể xem được
nó một phần. Từ khoá [cache:địa chỉ web cần xem bản sao] sẽ giúp người sử dụng vào
ngay trang mà Google đã copy.
Ví dụ: cache:www.cdspbrvt.edu.vn bạn sẽ thấy được bản sao mà Google đã copy trang
chủ của trường CĐSP BRVT..
Hình 14. Thủ thuật tìm tin thứ năm
- [intext:]: Với từ khóa này Google sẽ chỉ chú ý đến từ cần tìm. Từ khóa này có chức năng
tương đương với dấu ngoặc kép bên ngoài từ cần tìm.
Ví dụ: intext:Skinner
113
Hình 15. Thủ thuật tìm tin thứ sáu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_03_13_9087272153_248.pdf