- Đối với nhà nước:
+ Quy hoạch vùng sản xuất cà phê theo hướng tập trung nhằm khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, lao động và tập quán canh tác. Vùng sản xuất phải gần nơi chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
+ Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho người nông dân, đồng thời có kế hoạch triển khai những mô hình sản xuất có năng suất cao để nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Chính quyền địa phương cần kết hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát để đưa Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng thực sự đi vào cuộc sống.
- Đối với nhà khoa học:
+ Giúp địa phương nghiên cứu chọn tạo ra những giống cà phê mới có tiềm năng, năng suất cao, ổn định thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng.
+ Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học - công nghệ cần phải đẩy mạnh hơn nữa, tăng cường các lớp tập huấn về kỹ thuật, phổ biến kiến thức về liên kết cho người nông dân, những thông tin thị trường và tuyên truyền về chủ chương chính sách của Nhà nước. Qua đó để nâng cao trình độ nhận thức của người dân và giúp họ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Đối với các doanh nghiệp:
+ Tổ chức các đơn vị đầu mối thực hiện các dịch vụ cung ứng giống và vật tư kỹ thuật, mở rộng phương thức đầu tư và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng với người sản xuất.
82 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Thông tin chung của các nhóm hộ khảo sát
3.1.1.1. Phân loại theo khu vực khảo sát
Qua khảo sát 120 hộ tại xã Cư Êbur và xã Hoà Thuận, có 82 hộ tham gia liên kết và 38 hộ sản xuất độc lập. Cụ thể: trong 72 hộ được khảo sát tại xã Cư Êbur, có 50 hộ tham gia liên kết, 22 sản xuất độc lập; 48 hộ được khảo sát tại xã Hoà Thuận, có 32 hộ tham gia liên kết, 16 hộ sản xuất độc lập.
Bảng 3.1. Thông tin hộ khảo sát phân theo khu vực
Hộ liên kết
Hộ không liên kết
Tổng
Tông
Xã Cư Êbur
50
22
72
Xã Hoà Thuận
32
16
48
Tổng
Tông
82
38
120
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
3.1.1.2. Phân loại theo Doanh nghiệp tham gia liên kết
Tại xã Cư Êbur và xã Hoà Thuận hiện có một số doanh nghiệp có liên minh với hộ nông dân như: Công ty TNHH MTV XNK 2-9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk), Công ty Nestlé Việt Nam, Công ty Đắk Man.
Qua khảo sát 82 hộ có tham gia liên kết, kết quả cụ thể như sau:
- Tại xã Cư Êbur: Có 17 hộ tham gia liên kết với Công ty Simexco nằm trong Liên minh sản xuất cà phê bền vững Cư Êbur - Simexco Đắk Lắk được thành lập vào năm 2010, do Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk tài trợ; Có 33 hộ tham gia liên kết với Công ty Nestlé theo Chương trình Kết nối nông dân tại các tỉnh Tây nguyên trong phát triển cà phê bền vững vào năm 2011;
- Tại xã Hoà Thuận có 32 hộ tham gia liên kết với Công ty Đắk Man theo Dự án “Cánh đồng mẫu cà phê ” do UBND Thành phố Buôn Ma Thuột phối hợp với Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty Đắk Man Việt Nam, Công ty cổ phần BVTV An Giang, Chi cục Bảo vệ thực vật Đắk Lắk và UBND xã Hoà Thuận tiến hành thực hiện trong giai đoạn 2013 -2016.
Bảng 3.2. Thông tin hộ khảo sát phân theo doanh nghiệp liên kết
Xã Cư Êbur
Xã Hoà Thuận
Tổng
Tông
Công ty Simexco
17
0
17
Công ty Nestlé
33
0
33
Công ty Đắk Man
0
32
32
Tổng
Tông
52
32
82
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
3.1.1.3. Đặc điểm của chủ hộ
Theo số liệu điều tra 82 hộ tham gia liên kết thì có 61 hộ chủ hộ là nam, 21 hộ chủ hộ là nữ; 52 hộ chủ hộ là dân tộc Kinh, 30 hộ chủ hộ là dân tộc Ê Đê. Trong 38 hộ không tham gia liên kết thì có 36 hộ chủ hộ là nam, 02 hộ chủ hộ là nữ; 38 hộ chủ hộ là dân tộc Kinh. Hầu hết những hộ tham gia phỏng vấn thì nghề nghiệp chính là làm nông. Độ tuổi trung bình của những hộ tham gia liên kết là 47,54 tuổi, của những hộ không tham gia liên kết là 49,55 tuổi; đây là độ tuổi phù hợp cho việc tham gia sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cà phê bởi vì ở độ tuổi này người dân có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa vẫn còn đủ sức khỏe đe tham gia vào sản xuất.
Với mức tỷ lệ 2,9 lao động bình quân/hộ của các hộ tham gia liên kết và 2,89 lao động bình quân/hộ của các hộ không tham gia liên kết có thể nói là một con số không nhỏ, trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, người lao động có xu hướng chuyển sang các công việc có mức thu nhập cao tại các thành phố lớn. Với số lao động bình quân/ hộ như vậy rất thuận lợi cho việc sản xuất của các hộ nông dân.
Bảng 3.3. Thông tin chung về đặc điểm của chủ hộ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Hộ LK
Hộ không LK
1. Số hộ điều tra
Hộ
82
38
2. Độ tuổi trung bình của chủ hộ
Tuổi
47,54
49,55
3. Giới tính của chủ hộ
- Nam
Hộ
61
36
- Nữ
Hộ
21
02
4. Dân tộc
- Kinh
Hộ
52
38
- Ê Đê
Hộ
30
0
5. Nhân khẩu bình quân/ hộ
Người
4,74
4,63
6. Lao động bình quân/ hộ
Người
2,9
2,89
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
3.1.2. Thông tin chung về đặc điểm sản xuất của hộ
3.1.2.1. Về đất đai của hộ
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với người lao động và đặc biệt đối với các nông hộ sản xuất cà phê, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, nó quyết định đến năng suất cây trồng, nếu đất tốt thì năng suất cao và ngược lại. Mặt khác đất đai là yếu tố không thể thiếu hay không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy cần có những biện pháp canh tác hợp lý để sử dụng đất có hiệu quả và lâu dài.
Qua kết quả khảo sát, nhận thấy các hộ nông dân tại xã Cư Êbur, xã Hoà Thuận có xu hướng tận dụng tối đa diện tích đất để trồng cà phê trong tổng số diện tích đất của hộ (bình quân tỷ lệ đất trồng cà phê/ đất sản xuất nông nghiệp là 93,88%). Điều này được lý giải do tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột ngày càng tăng, dẫn đến xu hướng các hộ nông dân cần phải sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài việc trồng cà phê thì các hộ nông dân còn trồng thêm các loại cây khác để tăng thu nhập cho hộ mình và đồng thời cũng không để lãng phí đất, có thể loại đất này không phù hợp với cây trồng này nhưng lại thích hợp với loại cây trồng khác và họ đã tận dụng được hết quỹ đất.
Bảng 3.4. Thông tin về đất đai của hộ
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ LK
Hộ không LK
Bình quân
1
Diện tích đất nông nghiệp
Ha/hộ
1,42
1,51
1,47
Tỷ lệ
%
100
100
100
2
Đất trồng cà phê
Ha/hộ
1,30
1,45
1,38
Tỷ lệ
%
91,55
96,03
93,88
3
Đất khác
Ha/hộ
0,12
0,06
0,09
Tỷ lệ
%
8,45
3,97
6,12
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
3.1.2.2. Về độ tuổi vườn cà phê của hộ
Theo số liệu thống kê, độ tuổi vườn cà phê tại địa bàn nghiên cứu là khá cao, bình quân từ 17 năm đến 22 năm, bắt đầu hết chu kỳ kinh doanh, cho hiệu quả không cao, cần phải cưa đốn, phục hồi, hoặc trồng tái canh.
Đặc biệt, qua khảo sát 32 hộ nông dân tham gia liên kết với Công ty Đắk Man, nhận thấy độ tuổi vườn cây nhỏ nhất là 05 năm tuổi (trồng tái canh năm 2011), lớn nhất là 26 năm tuổi. Điều này là nguyên nhân cho việc khi dư kiên ban đâu theo quy hoạch cánh đồng mẫu gồm 59 hô vơi tông diên tích la 38,6 ha. Tuy nhiên, năm 2013, vào đên thơi điêm ký h ợp đồng hợp tác chỉ còn 45 hô vơi tông diên tích la 33,1 ha ; đến 8/2015 số hộ tham gia chỉ còn 39 hộ diên tích là 30,3 ha, làm cho cánh đồng mẫu không liên canh (các hộ có vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, buộc phải trồng lại).
Bảng 3.5. Thông tin độ tuổi vườn cà phê
STT
Chủ thể
Độ tuôi vườn cà phê
Ghi chú
1
Liên kết
Simexco
21 năm
Nestlé
21 năm
Đăk Man
17 năm
2
Không liên kết
22 năm
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
3.1.2.3. Về phương tiện phục vụ sản xuất
Qua bảng số liệu 3.6, ta thấy tình tình trang bị phương tiện sản xuất giữa các nhóm hộ là tương đối đều nhau, các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu rất quan tâm tới việc đầu tư cho các phương tiện phục vụ sản xuất (bình quân mỗi hộ là 30,08 triệu). Thống kê về số lượng máy bơm nước, bình phun thuốc cho thấy các hộ nông dân đặc biệt quan tâm tới việc tưới nước và phun thuốc BVTV cho vườn cây (bình quân 1 chiếc/hộ). Đối với xe máy cày, máy xay xát và máy phát điện, do đặc điểm diện tích sản xuất cà phê nhỏ (1,38 ha/hộ), sản lượng không nhiều nên các hộ nông dân không quá trú trọng đầu tư, nhằm tiết kiệm chi phí, vốn sản xuất.
Bảng 3.6. Thông tin công cụ phục vụ sản xuất cà phê của nông hộ
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhóm hộ
BQ
Liên kết
Không liên kết
Xe máy cày
Tổng số lượng
Chiếc
11
6
Giá trị
Triệu
đồng/chiếc
19,09
20,17
19,63
Bình quân
Chiếc/hộ
0,13
0.16
Máy xay xát
Tổng số lượng
Chiếc
6
6
Giá trị
Triệu
đồng/chiếc
2,52
2,55
2,54
Bình quân
Chiếc/hộ
0,07
0.16
Máy phát điện
Tổng số lượng
Chiếc
9
3
Giá trị
Triệu
đồng/chiếc
4,03
4,07
4,05
Bình quân
Chiếc/hộ
0,11
0.08
Bình phun thuốc
Tổng số lượng
Chiếc
82
39
Giá trị
Triệu
đồng/chiếc
1,92
1,86
1,89
Bình quân
Chiếc/hộ
1,00
1,00
Máy bơm nước
Tổng số lượng
Chiếc
82
38
Giá trị
Triệu
đồng/chiếc
2,26
2,28
2,27
Bình quân
Chiếc/hộ
1,00
1,00
Tổng giá trị
29,22
30,93
30,08
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
3.1.3. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê
3.1.3.1. Lĩnh vực và hình thức liên kết
Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vật tư, phân bón, máy móc và chia sẽ thông tin.
Bảng 3.7. Lĩnh vực liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân
trong sản xuất cà phê
STT
Lĩnh vực
Sô hộ LK
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
1
Tiêu thụ sản phẩm
82
100
2
Hỗ trợ kỹ thuật
72
87,80
3
Hỗ trợ vật tư, phân bón
36
43,90
4
Chia sẽ thông tin
9
0,11
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
Liên kết giữa Công ty Simexco và hộ nông dân tại xã Cư Êbur có mục tiêu chính là tạo vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng cà phê (có chứng nhận UTZ Certified), có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; giúp người nông dân từng bước phát triển kinh tế tập the tại địa phương theo mô hình hợp tác mới... thông qua việc đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người sản xuất.
Liên kết giữa Công ty Nestlé Việt Nam và hộ nông dân tại xã Cư Êbur được thực hiện nhằm khuyến khích sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê hạt bền vững. Công ty hỗ trợ nông dân trong việc thực hiện thành công chứng nhận sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C.
Liên kết giữa Công ty TNHH Đắk Man Việt Nam và hộ nông dân tại xã Hoà Thuận được thực hiện theo Dự án “cánh đồng mẫu cà phê” nhằm giúp nông dân sản xuất cà phê tại xã Hoà Thuận tiếp cận việc ứng dụng KHKT một cách đồng bộ, hạn chế về chênh lệch năng suất giữa các vườn cà phê, tăng chất lượng sản phẩm, tạo thương hiệu và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
3.1.3.2. Cấu trúc tổ chức
Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm tập trung trực tiếp, trung gian.
- Tập trung trực tiếp: Công ty Simexco thông qua các Tổ hợp tác của nông dân tại xã Cư Êbur để triển khai ký kết các Bản cam kết với các hộ tham gia liên kết. Loại văn bản này mặc dù đã nêu rõ những cam kết từ mỗi bên song không có giá trị pháp lý.
- Trung gian: Công ty Nestlé Việt Nam ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dân tại xã Cư Êbur thông qua đại lý (Công ty TNHH MTV TMDV Hoàng Quyến tại thôn 2, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột); Công ty TNHH Đắk Man Việt Nam phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã Cư Êbur tổ chức và thành lập “Tổ hợp tác cánh đồng mẫu cà phê”. Ban điều hành gồm có 4 thành viên, 1 tổ trưởng, 2 tổ phó và 1 nhóm trưởng phụ trách các địa bàn. Tổng số thành viên tổ hợp tác: 45 thành viên. Thành viên cùng nhau kí kết hợp đồng hợp tác và Ủy ban nhân dân xã chứng thực.
3.1.3.3. Quy tắc ràng buộc
- Về thời gian:
+ Đối với Công ty Simexco, Công ty Nestlé: hộ nông dân có cam kết thời hạn (tối thiểu 01 năm);
+ Đối với Công ty Đắk Man: các hộ nông dân tham gia mô hình trong 03 năm (từ 2013 đến 2016) dưới hình thức thành lập “Tổ hợp tác cánh đồng mẫu cà phê”. Các thành viên Tổ hợp tác ký cam kết thực hiện Hợp đồng hợp tác. Khi hộ nông dân không muốn tiếp tục liên kết thì có thể xin ra khỏi Tổ hợp tác.
- Về khối lượng sản phẩm:
+ Đối với Công ty Đắk Man: Cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm chứng nhận 4C cho thành viên Tổ hợp tác;
+ Đối với Công ty Simexco, Công ty Nestlé: Không ràng buộc về khối lượng sản phẩm, không quy định số lượng sản phẩm giao dịch, các hộ nông dân có quyền lựa chọn đối tác tiêu thụ sản phẩm hoặc tự nguyện bán cho công ty.
- Chất lượng sản phẩm: Hộ nông dân và công ty chỉ thoả thuận chung về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình chăm sóc cà phê. Tuy nhiên, qua khảo sát, 100% hộ nông dân tham gia liên kết để trả lời thu hoạch khi tỷ lệ quả chín trên 85%.
- Về giá cả:
+ Đối với Công ty Đắk Man, Công ty Nestlé: Tính theo giá thị trường, có cộng giá thưởng 250.000 đồng - 300.000 đồng/tấn đối với cà phê chứng nhận 4C;
+ Đối với Công ty Simexco: Tính theo giá thị trường, có cộng giá thưởng đồng - 200.000 đồng/tấn đối với cà phê chứng nhận UTZ.
- Về địa điểm giao nhận và thanh toán: Tại điểm thu mua tập trung của công ty hoặc đại lý do công ty chỉ định.
- Về xử lý rủi ro và xử lý tranh chấp:
+ Đối với các rủi ro do điều kiện khách quan (như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, biến động giá cả) ảnh hưởng nghiêm trọng thì cả hai bên cùng nhau bàn bạc tìm giải pháp thực hiện.
+ Đối với các hợp đồng bằng cam kết hoặc thỏa thuận (không có giá trị pháp lý): hộ nông dân sẽ bị công ty loại bỏ nếu không thực hiện cam kết.
3.1.3.4. Quản trị thực hiện
- Quy hoạch vùng liên kết: Các doanh nghiệp lựa chọn quy hoạch vùng liên kết theo các tiêu chí sau: Khu vực có vùng nguyên liệu tập trung, điều kiện cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.
- Lựa chọn đối tác liên kết: Các doanh nghiệp lựa chọn đối tác liên kết quan tâm đến kỹ thuật sản xuất và quy mô sản xuất của hộ nông dân; trong khi
đó, các hộ nông dân lựa chọn đối tác dựa vào uy tín, chính sách, đội ngũ cán bộ và năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng: Việc đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng liên kết cơ bản tuân thủ theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và tuân thủ đúng pháp luật.
- Tổ chức thực hiện: các doanh nghiệp đều bố trí hệ thống đại lý thu mua tại địa bàn, đồng thời cử cán bộ giám sát kỹ thuật tại các khu vực sản xuất và tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân.
3.2. Đánh giá hiệu quả và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1.1. Về quy mô sản xuất, năng suất cà phê phân theo mô hình liên kết
Nghiên cứu hiệu quả các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tập trung vào 2 loại hình trực tiếp và trung gian với 2 nhóm hộ tương ứng.
Bảng 3.8. Quy mô sản xuất cà phê liên kết của các nông hộ
Chỉ tiêu
ĐVT
Phân theo mô hình liên kết
Trực tiếp
Trung gian
Bình quân
Simexco
Nestlé
Đắk Man
Diện tích sản xuất cà phê
ha/hộ
1,67
1,55
0,86
1,44
Sản lượng cà phê
kg/hộ
5.029
4.706
2.676
4.360
Năng suất cà phê
kg/ha
3.011
3.033
3.126
3.045
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
- Quy mô diện tích sản xuất cà phê bình quân một hộ là 1,44 ha, sản lượng 4.360 kg/hộ, năng suất bình quân 3.045 kg/ha.
- Đối với nhóm hộ liên kết trực tiếp với Công ty Simexco: Diện tích sản xuất: 1,67 ha/hộ; sản lượng cà phê: 5.029 ha/hộ; năng suất cà phê bình quân là 3.011 kg/ha.
- Đối với nhóm hộ liên kết qua trung gian:
+ Liên kết với Công ty Nestlé: Diện tích sản xuất: 1,55 ha/hộ; sản lượng 4.706 ha/hộ; năng suất cà phê bình quân là 3.033 kg/ha;
+ Liên kết với Công ty Đắk Man: Diện tích sản xuất: 0,86 ha/hộ; sản lượng 2.676 ha/hộ; năng suất cà phê bình quân là 3.126 kg/ha.
Qua thống kê cho thấy diện tích sản xuất và sản lượng của nhóm hộ liên kết qua trung gian thấp hơn so với nhóm hộ liên kết trực tiếp, nhưng năng suất lại cao hơn. Điều này được lý giải là do các hộ tham gia liên kết với Công ty Đắk Man, Công ty Nestlé được tập huấn, đào tạo, áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật canh tác tốt hơngiúp cây cà phê có năng suất cao hơn.
3.2.1.2. Về hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê phân theo mô hình liên kết
Theo thống kê, về hiệu quả của các mô hình liên kết, mô hình trung gian đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình liên kết trực tiếp.
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế phân theo mô hình liên kết
Chỉ tiêu
ĐVT
Phân theo mô hình liên kết
Trực tiếp
Trung gian
Bình quân
Simexco
Nestlé
Đắk Man
1. Giá bán cà phê bình quân
nghìn
đồng/kg
33,8
34,5
34,5
34,15
2. Giá trị sản lượng
nghìn
đồng/ha
101.772
104.639
107.847
104.008
3. Chi phí sản xuất
nghìn
đồng/ha
58.000
58.000
56.000
57.500
4. Lợi nhuận
nghìn
đồng/ha
43.772
46.639
51.847
46.508
5. Tỷ suất lợi nhuận/CPSX
%
75.47
80,41
92,58
80.98
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
- Đối với nhóm hộ liên kết trực tiếp với Công ty Simexco: Giá bán cà phê bình quân là 33.800 đồng/tấn (được Công ty Simexco cộng thưởng giá đối với cà phê có chứng nhận UTZ từ 100 đồng - 200 đồng/kg), chi phí sản xuất khoảng 58.000.000 đồng/ha, lợi nhuận 43.772.000 đồng/ha.
- Đối với nhóm hộ liên kết qua trung gian:
+ Liên kết với Công ty Nestlé: Giá bán cà phê bình quân là 34.500 đồng/tấn (được đại lý TNHH MTv TM&Dv Hoàng Quyến, tại thôn 2 xã Cư Êbur - đại lý thu mua cà phê của Công ty Nestlé cộng giá đối với cà phê có chứng nhận 4C từ đồng 250.000 đồng - 300.000 đồng/tấn), chi phí sản xuất khoảng 58.000.000 đồng/ha, lợi nhuận 46.639.000 đồng/ha;
+ Liên kết với Công ty Đắk Man: Giá bán cà phê bình quân là 34.500 đồng/tấn (được Công ty Đắk Man cộng giá đối với cà phê có chứng nhận 4C từ
đồng - 300.000 đồng/tấn), chi phí sản xuất khoảng 56.000.000 đồng/ha, lợi nhuận 51.847.000 đồng/ha;
Qua thống kê, nhận thấy Liên kết qua hình thức trung gian tại Công ty Đắk Man có hiệu quả kinh tế cao nhất, đạt tỷ suất lợi nhuận/chi phí sản xuất là 92,58%.
3.2.1.3. Về hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê giữa mô hình liên kết và không liên kết
So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê giữa hai nhóm hộ không liên kết và liên kết với doanh nghiệp có thể thấy rằng quy mô sản xuất ở hơn nhóm hộ liên kết thấp hơn nhóm hộ không liên kết. Diện tích sản xuất của nhóm hộ liên kết bằng 89,04 % so với nhóm hộ không liên kết, dẫn đến sản lượng cà phê cũng chỉ bằng 92,06%.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu hiệu quả ở nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ không liên kết. Cụ thể, năng suất và giá bán cà phê ở nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ còn lại tương ứng là 2,86% và 1,94%. Đặc biệt, nhờ quản lý chi phí (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới) tốt hơn nên chi phí sản xuất bình quân của nhóm hộ liên kết thấp hơn nhóm hộ không liên kết 9,52%. Bên cạnh đó, các hộ liên kết với doanh nghiệp, tham gia vào Tổ hợp tác còn được hưởng các dịch vụ như bảo vệ vườn cây, chế biến ướt,... Vì vậy, sản phẩm cà phê thu hái và chế biến bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Lợi nhuận bình quân 1 ha của nhóm hộ liên kết đạt hơn 47 triệu đồng, cao hơn nhóm hộ không liên kết là 29,8%; tỷ suất lợi nhuận đạt 82,78%, cao hơn nhóm hộ không liên kết 43,46%.
Bảng 3.10. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất
cà phê liên kết và không liên kết
Chỉ tiêu
ĐVT
Không liên kết (1)
Liên kêt (2)
So sánh (2)/(1) (%)
Diện tích sx cà phê
ha/hộ
1,46
1,3
89,04
Sản lượng cà phê
kg/hộ
4.324
3.981
92,06
Năng suất cà phê
kg/ha
2.966
3.051
102,86
Giá bán cà phê bình quân
nghìn đồng/kg
33,50
34,15
101,94
Giá trị sản lượng
nghìn đồng/ha
99.351
104.186
104,87
Chi phí sản xuất
nghìn đồng/ha
63.000
57.000
90,48
Lợi nhuận
nghìn đồng/ha
36.351
47.186
129,8
Tỷ suất LN/CPSX
%
57,7
82,78
143,46
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.2.2.1. Về năng lực của nông hộ
Từ các kết quả khảo sát về quy mô của các hộ nông dân tại xã Hoà Thuận và xã Cư Êbur cho thấy rằng diện tích sản xuất cà phê là tương đối nhỏ (trung bình 1,42 ha/hộ), độ tuổi vườn cà phê lớn (trên 19 năm tuổi), đầu tư trang thiết bị ở mức trung bình là 29 triệu/hộ. Việc quy mô sản xuất của các hộ nông dân nhỏ dẫn đến các khó khắn đối với doanh nghiệp trong việc triển khai mô hình liên kết (chi phí giao dịch khi thực hiện hợp đồng, chi phí thực địa của cán bộ kỹ thuật, các hộ phân tán về mặt địa lý...). Tuy nhiên, các doanh nghiệp với nhiều biện pháp đang khắc phục dần những yếu tố khó khăn đó bằng các hình thức như thành lập các Tổ hợp tác từ các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn đe hỗ trợ công ty trong việc triển khai các hoạt động đến từng hộ nông dân, dự án “cánh đồng mẫu cà phê” đã phần nào xoá bỏ được yếu tố phân tán về địa lý.
Ngoài ra, đối với các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ, thu nhập thấp, khả năng tiếp cận thị trường hạn chế... cũng là động lực để doanh nghiệp tăng sức mạnh thương lượng trong quá trình liên kết, đồng thời giúp hộ nông dân khắc phục các yếu điểm đó.
3.2.2.2. Về năng lực doanh nghiệp
Dựa trên kết quả nghiên cứu, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 03 công ty đang triển khai các mô hình liên kết với hộ nông dân là Công ty Simexco, Công ty Nestlé, Công ty Đắk Man. Đây đều là những công ty có năng lực tài chính, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các công ty có trình độ công nghệ kỹ thuật cao, giúp nông dân có cơ hội tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể tại mô hình “cánh đồng mẫu cà phê”, Công ty Đắk Man đã hoàn thành bản đồ GPS vùng liên canh sản xuất, giúp cho việc truy xuất dữ liệu, quản lý thành viên và vườn cây theo đúng yêu cầu của bộ nguyên tắc 4C; áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt, tổ chức chuyển giao thiết bị và trình diễn mô hình chế biến ướt quy mô nông hộ cho Tổ hợp tác.
3.2.2.3. Trình độ phát triển của thị trường nông thôn và sự biến động của thị trường cà phê
Thông qua việc liên kết với Công ty Simexco, Công ty Nestlé, Công ty Đắk Man, hộ nông dân được hỗ trợ về vật tư như phân bón, thuốc Bvtv, tủ thuốc & thuốc y tế thiết yếu, nắp giếng bê tông, bộ bảo hộ lao động (Bộ áo mưa, kính bảo hộ, găng tay cao su, ủng cao su, khẩu trang bảo hộ phun thuốc Bvtv), thùng đựng thuốc Bvtv.
Thành viên Tổ hợp tác “cánh đồng mẫu cà phê” được Công ty CPBvtv An Giang đầu tư trả chậm phân bón lá (khi mua trả chậm phân bón lá được hỗ trợ giảm 30% đơn giá và thanh toán sau khi thu hoạch vụ mùa). Tuy nhiên, khi cung cấp thuốc và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, nhiều thành viên Tổ hợp tác không tham gia nên không nắm bắt được, thực hiện không đồng loạt và không đúng thời điểm nên chưa phát huy hết được hiệu quả của thuốc. Trong quá trình thực hiện mua bán giữa Công ty CPBvtv An Giang và tổ hợp tác còn nhiều vướng mắc khó khăn trong việc thu tiền trả nợ vào cuối vụ thu hoạch. Vì vậy công ty chỉ áp dụng chính sánh hỗ trợ cho tổ hợp tác trong 1 vụ mùa 2013 - 2014 và không tiếp tục tham gia.
Sự biến động của thị trường cà phê có thể gây ra nhiều khó khăn cho các công ty tham gia liên kết. vì các công ty không ràng buộc về khối lượng sản phẩm, không quy định số lượng sản phẩm giao dịch, các hộ nông dân có quyền lựa chọn đối tác tiêu thụ sản phẩm hoặc tự nguyện bán cho công ty. Mặc dù, về mặc giá cả: Công ty Đắk Man, Công ty Nestlé tính theo giá thị trường, có cộng giá thưởng 250.000 đồng - 300.000 đồng/tấn đối với cà phê chứng nhận 4C; Công ty Simexco tính theo giá thị trường, có cộng giá thưởng 100.000 đồng -
đồng/tấn đối với cà phê chứng nhận UTZ. Tuy nhiên, qua khảo sát, 60% số hộ nông dân lựa chọn bán sản phẩm cho đối tượng khác nếu mức giá cao hơn.
3.2.2.4. Cơ chế quản lý và chính sách
- Đối với Dự án Cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hoà Thuận:
+ UBND thành phố Buôn Ma Thuột: Chủ trì, điều phối mọi hoạt động của dự án và phối hợp với các đơn vị hỗ trợ điều tra, khảo sát, thu thập mẫu đất. xây dựng quy trình bón phân cân đối, hợp lý, hỗ trợ công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ KHKT, vận động được 2 dự án hỗ trợ cho tổ hợp tác: Hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho 1 ha cà phê, lò sấy cà phê.
+ UBND xã Hoà Thuận : Tổ chức và thành lập được “Tổ hợp tác cánh đồng mẫu cà phê”. Ban điều hành gồm có 4 thành viên, 1 tổ trưởng, 2 tổ phó và 1 nhóm trưởng phụ trách các địa bàn. Tổng số thành viên tổ hợp tác: 45 thành viên ; tổng diện tích cà phê: 33,1 ha, trong đó diện tích cà phê tái canh: 12 ha; ghép phục hồi cải tạo: 9 ha; Diện tích cà phê trên 20 năm tuổi 12.1 ha, thành viên cùng nhau kí kết hợp đồng hợp tác và Ủy ban nhân dân xã chứng thực.
UBND xã Hòa Thuận đầu tư tu sửa 1 km đường nội đồng trong khu vực cánh đồng mẫu cà phê.
+ Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên: Khảo sát thực trạng vườn cây, thu thập và phân tích dinh dưỡng 30 mẫu đất, tư kết qua phân tích đất va các thông tin phong vân nông hô vế năng suât , diên tích, chế đô dinh dương đế xuât mức phân bón trung bính cho cây cà phê tại cánh đồng mẫu; Tổ chức tập huấn cho thành viên tổ hợp tác 17 lớp về các chuyến đề thực hành nông nghiệp tốt.
+ Chi cục BVTV : Tổ chức tập huấn cho thành viên tổ hợp tác chuyến đề quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất cà phê bền vững với các nguyên tắc IPM.
- Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân tại xã Cư Êbur áp dụng một số chính sách về khuyến nông như:
+ Chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèó được, nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường hỗ trợ 100% chi phí tài liệu và 100% chi phí đi lại, ăn ở khi tham dự đàó tạo;
+ Chính sách thông tin tuyên truyền: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2.2.5. Vai trò của các tổ chức xã hội
Trong quá trình thành lập các liên minh liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trến địa bàn xã Cư Êbur, xã Hóà Thuận đều thành lập các Tổ hợp tác là đầu mối trung gian giữa doanh nghiệp và hộ nông dân, giúp đỡ trong quá trình phổ biến các quy định, quy trình sản xuất, đại diện tập the hộ nông dân thương lương với doanh nghiệp... Thành viên Tổ hợp tác có ký Hợp đồng hợp tác quy định mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, quyền và nghĩa vụ của thành viên.
3.3. Định hướng và giải phát phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
3.3.1. Phân tích SWOT về liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Điểm mạnh:
+ Hộ nông dân có kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất cà phê;
+ Điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển sản xuất cà phê;
+ Nguồn lực dồi dào về lao động, các dịch vụ sản xuất nông nghiệp thuận tiện;
+ Vùng có thế mạnh trong sản xuất cà phê có thương hiệu;
+Liên kết với doanh nghiệp giúp hộ nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, tăng năng suất cà phê, tăng thu nhập và an ninh tốt hơn.
+Về phía doanh nghiệp, liên kết với hộ nông dân giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Điểm yếu:
+ Về phía hộ nông dân có những khó khăn như: giá cả thấp, quy trình sản xuất khó áp dụng, chính sách của công ty chưa thỏa đáng;
+ Về phía doanh nghiệp: Quy mô sản xuất của hộ nhỏ, manh mún khó khăn trong việc phát triển sản xuất; trình độ canh tác của nông dân còn nhiều hạn chế, không tuân thủ quy trình sản xuất.
- Cơ hội:
Phát triển mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê có những cơ hội:
+ Chính sách khuyến khích của Nhà nước về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản;
+ Áp lực cầu về sản phẩm cà phê chất lượng cao, có truy xuất nguồn gốc, tạo động lực để phát triển mô hình liên kết hộ doanh nghiệp và hộ nông dân;
+ Ngày càng có nhiều giống mới, năng suất cao được đưa vàó sản xuất, cơ hội áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến cà phê;
+ Các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển như báó, đài, truyền hình, internet...Vì vậy, thông tin về giá cả, thị trường cà phê, thời tiết, sâu bệnh, dịch hại. được cập nhật thường xuyên.
- Thách thức:
+ Ảnh hưởng của công nghiệp hóa - đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp;
+ Giá vật tư đầu vàó ngày càng tăng;
+ Sản xuất cà phê chịu tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên, trong khi môi trường, khí hậu đang dần biến đổi, tình hình dịch bệnh, sâu hại gia tăng;
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê có chứng nhận không ổn định khiến cho các doanh nghiệp thu hẹp quy mô liên kết vối hộ nông dân;
+ Rủi ro về giá cả do thị trường biến động, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những đổ vỡ trong việc thực hiện hợp đồng;
+ Việc tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước khó khăn, là thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện liên kết với hộ nông dân.
3.2.2. Định hướng phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; phát triển sản xuất cà phê phải đảm bảó năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo phương hướng ổn định lâu dài; giải quyết hài hoà lợi ích về kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững trật tự an toàn xã hội.
Diện tích sản xuất phù hợp, năng suất cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng, có uy tín trong kinh doanh, thị trường ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận cao; góp phần phát triển thành thị, nông thôn, môi trường xã hội lành mạnh, văn minh, giảm nghèo đói, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, sức khoẻ, làm giàu chính đáng và đảm bảo an ninh nông thôn,..quan hệ sản xuất phải được tổ chức với các hình thức phù hợp, tính cộng đồng và tương trợ ngày càng cao, xác định rõ trách nhiệm và lợi ích của “bốn Nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn.
Phát triển sản xuất cà phê phải gắn với nhu cầu thị trường đảm bảo phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Liên kết trong sản xuất cà phê đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, hộ nông dân và các hộ, đại lý thu gom, tiêu thụ, chế biến, các tổ chức tham gia liên kết trong quá trình sản xuất. Do đó muốn phát triển ngành sản xuất cà phê nhất thiết phải tiến hành liên kết, trong các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ.
UBND các cấp có kế hoạch triển khai, thực hiện các nghị quyết, chính sách phát triển liên kết trong sản xuất cà phê, chính sách khuyến nông, trợ giá cho các hộ nông dân.
3.3.3. Giải pháp phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
3.3.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về liên kết cho hộ nông dân
Do trình độ của người nông dân còn hạn chế vì vậy cần phải nâng cao hiểu biết và kiến thức cho người nông dân về vấn đề liên kết và liên kết kinh tế, là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như trong liến kết.
Động viên tuyên truyền với các hộ nông dân. Khuyến cáo các hộ nông dân tích cực tham gia liên kết tạo sự ổn định và bền vững cho sản xuất cà phê của địa phương. Giúp hộ nông dân chưa liến kết thấy được lợi ích, sản xuất hiệu quả hơn so với không tham gia liên kết.
Đưa khuyến nông về từng thôn xóm để hỗ trợ chó người dân, tăng cường tập huấn kỹ thuật tiến bộ chó người dân.
Người sản xuất cần phải liên kết chặt chẽ với nhau hơn nữa để phát huy hiệu quả sản xuất - tiêu thụ nhất là hoạt động tiêu thụ tránh hiện tượng bị tư thương ép giá. Phát huy hình thức Tổ hợp tác, Hội nông dân.
Thúc đẩy liên kết bằng hợp đồng văn bản nâng cao tính pháp lý trong mối liên kết.
3.3.3.2. Giải pháp về khuyến nông và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Tróng điều kiện sản xuất nông nghiệp nước ta tiến tới sản xuất hàng hoá thì khoa học kỹ thuật trở thành một yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Sản xuất của người dân nếu thiếu những tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ không thể tồn tại và cạnh tranh được. Dó đó, việc chuyển giao TBKT, quy trình công nghệ cho hộ nông dân là trọng tâm của công tác khuyến nông.
Thực tế cho thấy ở địa phương nơi nàó làm tốt công tác khuyến nông, Chuyển giao TBKT thì ở đó sản xuất cà phê phát triển đạt năng suất cao. Do vậy cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ địa phương và khuyến nông viến cơ sở để tập huấn chuyển giao những TBKT cũng như nắm bắt kịp thời những đòi hỏi của người nông dân trong sản xuất.
Cần tăng cường các hoạt động của khuyến nông trong huyện như tổ chức các buổi tham quan trình diễn, hội nghị, hội thảó chuyến đề, tọa đàm sản xuất để người nông dân có thể mắt thấy tai nghe các kết quả tốt đẹp của TBKT mới để thuyết phục người dân tham gia và làm theo. Ngoài ra còn giải đáp được các thắc mắc của người nông dân, trao đổi các kỹ thuật canh tác, các kinh nghiệm trong sản xuất giúp người nông dân đưa ra các kinh nghiệm đúng đắn. Tổ chức các khóa đào tạo khuyên nông mà học viên chính là những người nông dân ví dụ như phương pháp đào tạo khuyến nông nông dân, hội nông dân cùng sở thích...nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác cho người nông dân trong quá trình sản xuất cà phê. Theo đó cũng phải đưa ra các dự báo chính xác và kịp thời về thời tiết giúp cho các hộ nông dân có thể ngăn ngừa rủi ro ảnh hưởng xấu của thời tiết.
Tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho người sản xuất phải kết hợp với việc xây dựng quy trình sản xuất mới để giúp nông dân vận dụng vào thực tế.
Tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các cán bộ kỹ thuật về cơ sở giúp các hộ nông dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ mới trong sản xuất.
3.3.3.3. Giảipháp về chính sách
Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp thực thi tốt vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong mối liên kết, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tín dụng, giúp doanh nghiệp ổn định tần số cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh. Các hỗ trợ bao gồm:
+ Áp dụng mức trần lãi suất cho vay phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh, xuât khẩu cà phê;
+ Kéo dài thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa;
+ Đơn giản hóa thu tục vay vốn để kịp thời giải ngân cho doanh nghiệp;
+ Áp dụng lãi suất ưu đãi cho vay đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, nới rộng mức cho vay tương ứng với giá trị của dự án vay vốn. Đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và doanh nghiệp không có đủ tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể cho vay không tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát dòng tiền;
3.3.3.4. Giải pháp về phát triển thị trường
Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp, đặc biệt là cần tìm hiểu và nắm vững xu hướng cầu. Doanh nghiệp có thị trường đầu ra ổn định, duy trì tốt khả năng cạnh tranh, là điều kiện để quan hệ liên kết diễn ra trôi chảy và thông suốt. Phát triển kỹ năng đàm phán kinh dóanh và coi trọng uy tín kinh doanh. Kỹ năng đàm phán tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong kinh doanh, hạn chế tình trạng thua thiệt (bị ép giá, phải chấp nhận mức trừ lùi cao).
Tóm tắt chương III
Qua khảo sát 120 hộ tại xã Cư Êbur và xã Hoà Thuận, có 82 hộ tham gia liên kết và 38 hộ sản xuất độc lập. Cụ thể: trong 72 hộ được khảo sát tại xã Cư Êbur, có 50 hộ tham gia liên kết, 22 sản xuất độc lập; 48 hộ được khảo sát tại xã Hoà Thuận, có 32 hộ tham gia liên kết, 16 hộ sản xuất độc lập.
Qua phân tích, nhận thấy tính ràng buộc trong hợp đồng, thoả thuận liên kết không chặt chẽ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ canh tác hạn chế của hộ nông dân là một trong những yếu tố quan trọng cản trở sự phát triển của các liên kết; hiệu quả của liên kết là yếu tố cốt yếu nhất đảm bảo sự hình thành, tồn tại và phát triển của các liên kết. Qua nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi nhuận bình quân 1 ha của nhóm hộ liên kết đạt hơn 47 triệu đồng, cao hơn nhóm hộ không liên kết là 29,8%; tỷ suất lợi nhuận đạt 82,78%, cao hơn nhóm hộ không liên kết 43,46%.
Về giải pháp phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê: i) Giải pháp nâng cao nhận thức về liên kết cho hộ nông dân, ii) Giải pháp về khuyến nông và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, iii) Giải pháp về chính sách, iv) Giải pháp về phát triển thị trường.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Liên kết kinh tế trong sản xuất là một xu thế tất yếu của xã hội phát triển. Ở việt Nam, vấn đề liên kết kinh tế đã được đặt ra từ rất lâu. Trong nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa thì liên kết kinh tế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa càng phải được đặt lên hàng đầu, được làm rõ và có các bước đi cụ thể phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu mối liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Luận văn đưa ra một số kết luận sau:
- Về lý luận:
+ Nội dung liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê được thể hiện qua bốn khía cạnh: i) Lĩnh vực liên kết, ii) Cấu trúc tổ chức, iii) Quy tắc ràng buộc và iv) Quản trị thực hiện.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê bao gồm: i) Năng lực của hộ nông dân, ii) Năng lực của doanh nghiệp, iii) Trình độ phát triển của thị trường nông thôn và sự biến động của thị trường cà phê, iv) Cơ chế quản lý và chính sách, v) vai trò của các tổ chức xã hội.
- Về thực tiễn:
+ Tính ràng buộc trong hợp đồng, thoả thuận liên kết không chặt chẽ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ canh tác hạn chế của hộ nông dân là một trong những yếu tố quan trọng cản trở sự phát triển của các liên kết;
+ Hiệu quả của liên kết là yếu tố cốt yếu nhất đảm bảo sự hình thành, tồn tại và phát triển của các liên kết. Qua nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi nhuận bình quân 1 ha của nhóm hộ liên kết đạt hơn 47 triệu đồng, cao hơn nhóm hộ không liên kết là 29,8%; tỷ suất lợi nhuận đạt 82,78%, cao hơn nhóm hộ không liên kết 43,46%.
Đây chính là yếu tố có sức thu hút lớn nhất đối với các hộ nông dân tham gia vào các liên kết.
- Về giải pháp phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê:
Với những phân tích về lí luận và thực tiễn trên, các giải pháp sẽ tập trung vào một số nhóm: i) Giải pháp nâng cao nhận thức về liên kết cho hộ nông dân, ii) Giải pháp về khuyến nông và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, iii) Giải pháp về chính sách, iv) Giải pháp về phát triển thị trường.
2. Kiến nghị
- Đối với nhà nước:
+ Quy hoạch vùng sản xuất cà phê theo hướng tập trung nhằm khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, lao động và tập quán canh tác. Vùng sản xuất phải gần nơi chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
+ Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho người nông dân, đồng thời có kế hoạch triển khai những mô hình sản xuất có năng suất cao để nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Chính quyền địa phương cần kết hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát để đưa Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng thực sự đi vào cuộc sống.
- Đối với nhà khoa học:
+ Giúp địa phương nghiên cứu chọn tạo ra những giống cà phê mới có tiềm năng, năng suất cao, ổn định thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng.
+ Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học - công nghệ cần phải đẩy mạnh hơn nữa, tăng cường các lớp tập huấn về kỹ thuật, phổ biến kiến thức về liên kết cho người nông dân, những thông tin thị trường và tuyên truyền về chủ chương chính sách của Nhà nước. Qua đó để nâng cao trình độ nhận thức của người dân và giúp họ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Đối với các doanh nghiệp:
+ Tổ chức các đơn vị đầu mối thực hiện các dịch vụ cung ứng giống và vật tư kỹ thuật, mở rộng phương thức đầu tư và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng với người sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Quốc Oánh, Nguyễn Duy Linh, Hoàng Thị Hà, Lê Phương Nam (2011), “Hình thức hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ nông dân - Trường hợp nghiên cứu trong sản xuất chè và mía đường ở Sơn La”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 9, Số 6, Tr. 1032-1040.
2. Đỗ Quang Giám, Trần Quang Trung (2013), “Đánh giá khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng của hộ nông dân vùng Trung du miền núi Đông Bắc: Nghiên cứu với cây chè ở tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí Khoa học và Phát triển Tập 11, Số 3, Tr. 447-457.
3. Nguyễn Văn Hóa, "Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thị trường hội nhập", Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 72B(3/2012) tr.121 – 132.
4. Nguyễn Thanh Liêm (2003), Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển cà phê bền vững vùng Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Hồ Quế Hậu (2012). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở việt Nam. NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6. Đỗ Thị Nga (2012). Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. Đỗ Thị Nga (2016). “Cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê”. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, số 17, tháng 4/2016, trang 62-68.
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN
Đề tài: Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê
Phiếu số:.. Mã số:
Địa chỉ: .
I. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ
1.1. Họ tên người trả lời phỏng vấn ..Giới tính...........
Tuổi.. Dân tộc..
1.2. Nhân khẩu - Lao động
Số khẩu trong gia đình
Số lao động chính trong gia đình .. Trong đó Nam
1.3. Đất đai của hộ
Tổng diện tích đất SXNN:..m2 Diện tích đất trồng cà phê:.m2
Loại chứng nhận được cấp: 1. 4C [ ] 2. UTZ [ ]
3.Rainforest [ ] 4. Fare trade [ ]
Năm bắt đầu được cấp chứng nhận:..
1.4. Vốn sản xuất cà phê của hộ
Tổng vốntriệu đồng Trong đó Vốn tự có.triệu đồng
Vốn vay..triệu đồng
1.5. Phương tiện phục vụ sản xuất
Loại phương tiện
Nhãn hiệu/ Nơi sản xuất
ĐVT
Số
lượng
Giá trị (nghìn đồng)
Năm
mua
Số
năm
sử
dụng
Mục đích sử dụng
- Máy kéo, máy cày
- Máy xay sát
-Máy phát điện
-
-
-
II/ SẢN XUẤT - KINH DOANH CÀ PHÊ CỦA HỘ
2.1. Diện tích trồng cà phê của hộha Năm trồng:..
2.2. Chi sản xuất cà phê của hộ
a. Chi phí sản xuất cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản (3 năm)
STT
Hạng mục
ĐVT
Khôi lượng
Đơn giá
Thành tiên (ngàn)
I
Chi phí vật chất
1
Giống cây
2
Phân bón
3
Thuốc BVTV
4
Chi phí tưới
5
Chi vật chất khác
II
Chi phí lao động
1
Lao động gia đình
2
Lao động thuê
III
Chi khác
b. Chi T sản xuất cà phê năm 2015
STT
Hạng mục
Nhãn sản xuất/ Nơi sản xuất
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền (đồng)
I
Chi phí vật chất
2
Phân xanh
3
Phân chuồng
4
Phân vi sinh
5
Phân đam
6
Lân
7
Kali
8
NPK
9
Thuốc diệt cỏ
10
Thuốc trừ sâu
11
Chi phí tưới
12
Chi khác
II
Chi phí lao động
1
LĐ gia đình
2
LĐ thuê
III
Chi dịch vụ
1
Thuê
2
Thủy lợi phí
3
Thuê máy móc
2.3. Sản lượng thu thời kỳ kiến thiết CB.tấn cà phê nhân khô
Giá trị sản phẩm bánnghìn đồng
2.4. Sản lượng thu hoạch năm 2015tấn cà phê nhân khô
2.5. Quy trình sản xuất cà phê
Xin cho biết gia đình ta áp dụng quy trình sản xuất cà phê như thế nào?
1. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông [ ]
2. Theo sách hướng dẫn [ ]
3. Theo hợp đồng đã ký kết với các đơn vị [ ]
4. Theo kinh nghiệm gia đình [ ]
2.6. Thu hoạch cà phê ở nông hộ
2.6.1. Thời điếm thu hoạch cà phê
1. Khi cà phê còn xanh [ ]
2. Khi số quả chín khoảng trên 50% [ ]
3. Khi số quả chín khoảng trên 80% [ ]
4. Khi hầu hết quả chín [ ]
5. Hái tỉa dần quả chín [ ]
2.6.2. Lý do thu hoạch cà phê khi còn nhiều quả xanh
1. Sợ mất trộm [ ] 2.Khó thuê lao động [ ] 3.Thói quen [ ]
4. Lí do khác (ghi rõ):
2.7. Chế biến và bảo quản cà phê
2.7.1. Gia đình thường sơ chế cà phê bằng cách nào?
l. Phơi nắng tự nhiên, xát vỏ [ ] 2.Sấy khô, xát vỏ [ ]
3. Cách khác (ghi rõ):.
2.7.2. Phương tiện sơ chế:
l. Có sân phơi bằng xi măng [ ] 2. Phơi trên bạt [ ]
3. Phơi trên nền đất [ ] Diện tích sân phơi bằng xi măng: ...m2
III/ TIẾP CẬN THÔNG TIN CHÍNH SÁCH
3.1. Chính sách hỗ trợ
Xin cho biết gia đình ta có được hưởng chính sách hỗ trợ cho sản xuất cà phê không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Loại chính sách được hỗ trợ
1. Chính sách tín dụng [ ]
2. Chính sách đào tạo (hỗ trợ kỹ thuật) [ ]
3. Chính sách giá (nếu sản phẩm chất lượng tốt sẽ được thu mua với giá cao) [ ]
4. Khác:..
3.2. Tiếp cận thông tin thị trường
Gia đình thường tiếp cận thông tin giá cả thị trường từ đâu?
1. Ti vi/ đài/ báo [ ] 2.Đài phát thanh [ ]
3. Người mua/ đại lý [ ] 4. Nông hộ khác [ ]
5. Công ty thu mua [ ] 6. Không có thông tin [ ]
3.3. Tiếp cận thông tin kỹ thuật
3.3.1. Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông hộ:
1. Nhờ được tập huấn khuyến nông [ ] 2.Tự đúc rút kinh nghiệm [ ]
3. Học hỏi từ các hộ khác [ ] 4. Kế thừa kiến thức gia đình [ ]
Hình thức khuyến nông 1. Huấn luyện kỹ thuật [ ] 2. Hội thảo đầu bờ [ ]
3.Tham quan [ ] 4. Xây dựng mô hình điểm [ ]
3.4. Tiếp cận dịch vụ tín dụng
3.4.1. Trong năm, gia đình có vay vốn để sản xuất cà phê không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Số lượng vốn vay.triệu đồng Lãi suất..% năm
Nguồn vay
1. NHNN&PTNT [ ] 2. NH CSXH [ ]
3. Tổ/ Hội [ ] 4. Tư nhân [ ]
5. Bán nông sản non [ ] 6. Mua chịu vật tư, phân bón [ ]
7. Khác [ ]
3.4.2. Mục đích sử dụng vốn vay
1. Mua vật tư, phân bón [ ] 2.Mua máy móc [ ] 3. Khác [ ]
3.4.3. Ông (bà) đánh giá thế nào về thủ tục vay vốn?
1. Đơn giản [ ] 2. Bình thường [ ] 3. Phức tạp,rườm rà [ ]
3.4.4. Theo ông (bà), khó khăn khi vay vốn là gì?
1. Thủ tục [ ] 2. Lãi suất [ ] 3. Lượng vốn vay ít [ ]
4. Không biết vay ở đâu [ ] 5. Khác..
IV/ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ
4.1. Gia đình có liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Nếu có, thời gian bắt đầu liên kết:.năm Tên công ty liên kết:.
Nếu không, lý do vì sao?
1. Do không được doanh nghiệp chọn [ ] 2. Do không thích [ ]
3. Nếu có tham gia cũng chẳng được lợi gì [ ]
4. Khác:.
Trong tương lai, hộ có mong muốn liên kêt với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ cà phê không? 1. Có [ ] 2.cKhông [ ]
Những câu hỏi dưới đây dành cho hộ có liên kết:
4.2. Hình thức tiếp cận thông tin, đôi tác liên kết của hộ:
1. Gia đình chủ động tìm kiêm thông tin và đối tác (doanh nghiệp) liên kêt [ ]
2. Đối tác (doanh nghiệp) tìm đên tận nơi mời liên kêt [ ]
3. Thông qua Hiệp/Hội/Tổ chức giới thiệu [ ].
Cụ thể ai giới thiệu:
4.3. Hình thức liên kết
1. Nhận khoán của công ty, nông trường [ ] 2. Tham gia vào liên minh sản xuất [ ]
3. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm [ ] 4. Hợp đồng ký gửi sản phẩm [ ]
5. Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ (hợp đồng đầu vụ) [ ]
4.4. Phương thức ký hợp đồng
1. Ký trực tiêp với doanh nghiệp [ ]
2. Ký hợp đồng nhận khoán với doanh nghiệp [ ]
3. Qua tổ chức trung gian [ ] (cụ thể:)
4. Thỏa thuận miệng [ ]
4.5. Phương thức thực hiện liên kết
1. Công ty hỗ trợ 1 phần vật tư, phân bón [ ]
2. Công ty hỗ trợ toàn bộ vật tư, phân bón [ ] 3. Công ty hỗ trợ kỹ thuật [ ]
4. Công ty hỗ trợ đầu tư trang thiêt bị (sân phơi, máy móc) [ ]
5. Công ty cung cấp thông tin sản xuất và thị trường [ ]
4.6. Phương thức hỗ trợ: 1.Bằng tiền [ ] 2. Bằng hiện vật [ ]
4.7. Các quy tác ràng buộc trong hợp đồng
4.7.1. Về thời gian :
1. Số vụ tham gia hợp đồng 2. Thời gian hiệu lực của hợp đồng: ... tháng
4.7.2. Về khối lượng sản phẩm:
1. Bao tiêu sản phẩm [ ] 2. Cố định sản lượng [ ]
3. Quy định mức sản lượng tối thiểu [ ]
4.7.3. Về chất lượng sản phẩm: 1. Không ràng buộc [ ] 2. Có ràng buộc [ ]
(Cụ thể ràng buộc như thế nào?.............................................................................)
4.7.4. Về giá cả :
1. Theo giá thời điểm [ ] 2.Theo giá sàn [ ]
3. Theo giá cố định [ ] 4.Theo hình thức ký gửi [ ]
5. Theo cơ chế bù trừ - 2 bên cùng chịu rủi ro [ ]
4.7.5. Phương thức giao nhận và thanh toán
1. Giao nhận tại điểm thu mua tập trung của công ty tại địa bàn sản xuất [ ]
2. Giao nhận tại kho nhà máy chế biến của công ty [ ]
3. Giao nhận tại nhà hộ nông dân [ ]
4. Giao nhận tại vườn/ rẫy của hộ nông dân [ ]
4.8. Công ty có cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của hộ không? 1. Có [ ] 2. Không [ ]
Nếu có thì mức độ cán bộ thường xuyên đến kiểm tra, giám sát?
1. Khi nào hộ cần và gọi [ ] 2. Định kỳ hàng tháng [ ] 3. Thường xuyên [ ]
4. Chỉ khi thu hoạch [ ] 5. Chỉ khi giao hàng [ ]
4.9. Văn bản liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân được thực hiện thông qua:
1. Thỏa thuận miệng [ ] 2. Ký hợp đồng trực tiếp với DN [ ]
3. Thông qua đầu mối trung gian [ ]
(Cụ thể tên tổ chức trung gian ...............................)
4.10. Công ty có thực hiện đúng các thỏa thuận theo cam kết đối với hộ nông dân không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
4.11. Gia đình có thực hiện đúng các thỏa thuận theo cam kết với công ty không?
1. Có [ ] 2. Ít nhất 1 lần không [ ]
- Nếu không, xin ông (bà) cho biết lý do vì sao?
1. Do giá thỏa thuận thấp hơn giá thị trường [ ] 2. Do hợp đồng không rõ ràng [ ]
3. Do công ty chậm thanh toán [ ] 4. Khác: ..............................................................
4.12. Ông (bà) đánh giá như thế nào về ưu điểm và hạn chế của việc liên kết với doanh nghiệp?
- Ưu điểm: 1. Giải quyết khó khăn về vốn do được đầu tư đầu vào [ ]
2. Nâng cao kỹ thuật canh tác nhờ được công ty tập huấn [ ]
3. Năng suất cao hơn [ ] 4. Giá bán sản phẩm cao hơn [ ]
5. Khác: ....................................................................................................
- Hạn chế: 1. Thủ tục phúc tạp [ ]
2. Phải theo quy trình sản xuất của công ty, khó áp dụng [ ]
3. Giá bán không cao hơn giá thị trường, không linh hoạt [ ]
4. Khác:....................................................................................................
4.13. Ông (Bà) lựa chọn đối tác (doanh nghiệp) liên kết dựa vào tiêu chí nào?
1. Uy tín của DN [ ] 2. Năng lực tài chính của DN [ ]
3. Chính sách của doanh nghiệp [ ]
4. Khả năng làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên [ ]
4.14. Xin ông bà đánh giá mức độ hài lòng về đối tác liên kết (doanh nghiệp)
Hỗ trợ
tài chính
Hỗ trợ
kỹ thuật
Hỗ trợ thông tin
Trách nhiệm XH với
cộng đồng SX cà phê
Độ tin cậy
Uy tín
Đánh giá
Đánh số cho từng mức độ:
(5) Rất hài lòng, (4) Hài lòng, (3) Lưỡng lự, (2) Không hài lòng, (1) Rất không hài lòng
4.15. Xin Ông (bà) cho biết trong tương lai gia đình mình có tiếp tục liên kết với doanh nghiệp nữa không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Xin chân thành cảm ơn Ông/ Bà đã tham gia trả lời phỏng vấn!
Người phỏng vấn Người trả lời phỏng vấn
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên
Số điện thoại người trả lời PV: .............................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14818019_ha_xuan_tho_3979.doc