Trong quá trình nghiên cứu, tuy gặp một số khó khăn nhưng đối chiếu với mục đích và
nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
1.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài.
- Làm rõ hơn về quá trình dạy và học cũng như hoạt động nhận thức và phát triển tư duy của HS.
- Tìm hiểu một số vấn đề về học sinh yếu cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của các em.
- Hệ thống một số điểm khó trong chương Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol và
chương Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic trong chương trình hóa học lớp 11 cơ bản.
- Phần cuối của nội dung này, chúng tôi đã tiến hành điều tra về thực trạng bồi dưỡng
học sinh yếu môn hóa học ở trường phổ thông qua việc phát phiếu tham khảo đến 87 giáo
viên dạy hóa học.
163 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Hóa học lớp 11 ban cơ bản trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của
chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học lớp 11 chương trình chuẩn.
11. Trần Thị Ngọc Dung (2007), Tìm hiểu sự đáp ứng khó khăn tâm lý trong học tập của
học sinh lớp 12 tại một số trường THPT tại TP.HCM, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh.
12. Lê Minh Dũng (2004), Phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ ở trường THPT phần các
hợp chất có nhóm chức, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
13. Hồng Hà (2006), 12 bước cải thiện trí nhớ, NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
14. Lưu Song Hà (2005), “Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và các ứng
phó của các em”, Tạp chí tâm lý học, số 23.
15. Lê Khánh Việt Hà (2002), Vận dụng quy luật của trí nhớ vào dạy học ở trường phổ
thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Phương Hoa (2002), “Khó khăn trong học tập ở trẻ em (qua thực tế trị liệu tại
viện tâm lý học)”, Tạp chí tâm lý học, số 5.
17. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng - Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm,
Hà Nội, 1995
18. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục.
19. Cao Thị Huyền (2007), Phân loại và phương pháp giải bài tập phần rượu- phenol –
andehit- axit cacboxylic, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Diệu Linh (2008), Kiểm tra kiến thức học sinh phổ thông chương dẫn xuất
halogen – ancol – phenol bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn,
Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Thị Bảo Ngân (2003), Bước đầu tìm hiểu về những phẩm chất và năng lực mà
người giáo viên PTTH cần phải có để đáp ứng những yêu cầu hiện nay của công tác
giảng dạy và giáo dục, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
22. Trần Thị Hoài Phương (1996), Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa lấy lại
căn bản, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, NXB Giáo dục.
24. Phạm Hồng Quang, Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi, NXB Đại học Sư
phạm.
25. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (2001), Mã hóa kiến thức, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh.
26. Văn Tân (biên soạn), Sửa thói quen xấu trong học tập cho trẻ, NXB Văn hóa – Thông
tin.
27. Lê Tử Thành (1995), Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, TP. Hồ Chí
Minh.
28. Trần Trọng Thủy (2005), “Những vấn đề tâm lý học của tình trạng học kém ở học
sinh”, Tạp chí giáo dục, số 5.
29. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền, Hóa học 11, NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Xuân Trường (1997), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Sửu (2007), Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
32. Trần Đức Hạ Uyên (2002), Phụ đạo học sinh yếu môn hóa học lấy lại căn bản, Khóa
luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
33. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Phiếu điều tra thực trạng bồi dưỡng HS yếu. .......................................... 1
Phụ lục 2 : Hệ thống bài tập trắc nghiệm chương 8, 9 Hóa học 11_Cơ bản. ............ 4
Phụ lục 3 : Giáo án giảng dạy bài Dẫn xuất halogen của hidrocacbon. .................. 12
Phụ lục 4 : Giáo án giảng dạy bài Axit cacboxylic. ................................................. 15
Phụ lục 5 : Đề và đáp án kiểm tra thực nghiệm sư phạm ........................................ 20
Phụ lục 6 : Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên . ........................................................ 25
Phụ lục 7 : Phiếu tham khảo ý kiến học sinh ........................................................... 27
PHỤ LỤC 1 : PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG
HỌC SINH YẾU
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Lớp Cao học LL&PPDH Hóa học
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Kính gửi quý Thầy Cô giáo!
Với nguyện vọng giúp đỡ học sinh yếu kém môn hóa học học tốt môn học này, chúng
tôi muốn tham khảo ý kiến của quý Thầy (Cô) một số vấn đề về học sinh yếu kém cũng như
những biện pháp để đối tượng học sinh này thêm yêu thích môn hóa học và học tập tốt hơn.
Câu trả lời của quý Thầy (Cô) chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Xin chân thành
cảm ơn!
Thông tin cá nhân
Họ và tên : Tuổi
Trình độ: Đại học □ Đang học sau đại học □ Thạc sĩ □
Nơi công tác: .
Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: ..năm.
Các vấn đề tham khảo ý kiến: Xin quí Thầy (Cô) vui lòng đánh dấu (x) vào ô trùng với
suy nghĩ của bản thân.
1) Tỷ lệ học sinh học yếu môn hóa học ở lớp Thầy (Cô) như thế nào?(điểm TB dưới 5.0)
Dưới 20% □ Từ 20 – 50% □ Trên 50% □
2) Theo Thầy (Cô), việc bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa học như thế nào?
Cần thiết Bình thường Không cần thiết
3) Việc vận dụng các hình thức bồi dưỡng học sinh yếu ở trường của Thầy (Cô) hiện nay
như thế nào?
Rất hiệu quả Tương đối hiệu quả Chưa hiệu quả
4) Theo Thầy (Cô) một số biện pháp nhằm bồi dưỡng học sinh yếu kém môn hóa học
sau đây như thế nào?(cho điểm về mức độ từ 1 đến 5, với 5 : Rất hiệu quả ; 1 : không
hiệu quả)
STT Các biện pháp Mức độ
1 2 3 4 5
1 Hướng dẫn học sinh phương pháp học và tự học
2 Tóm tắt hệ thống lý thuyết đơn giản, ngắn gọn cho HS yếu
3 Lên kế hoạch phụ đạo cho HS yếu
4 Xây dựng nhóm học tập (HS kèm HS)
5 Sử dụng một số biện pháp gây hứng thú
6 Thường xuyên kiểm tra bài cũ học sinh yếu
7 Khen thưởng, tuyên dương kịp thời HS có tiến bộ
5) Thầy (Cô) thường kiểm tra bài cũ học sinh yếu bằng những biện pháp nào?
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao
giờ
1. Kiểm tra miệng
2. Kiểm tra trắc nghiệm khách
quan
3. Kiểm tra vở bài tập về nhà
4. Kiểm tra bằng cách viết bảng
5. Hình thức khác
6) Những khó khăn mà Thầy (Cô) gặp phải khi bồi dưỡng học sinh yếu là:
o Học sinh không hợp tác với những biện pháp GV thực hiện
o Học sinh yếu quá đông trong một lớp học
o Không được sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường
o Mất nhiều thời gian và công sức
o Ảnh hưởng đến những HS khác ở trong lớp
o Kinh nghiệm bồi dưỡng HS yếu còn non kém
7) Trong chương “dẫn xuất halogen – ancol – phenol” và “Anđehit – xeton – axit
cacboxylic” hóa học 11 – ban cơ bản, theo Thầy (Cô) HS thường hay gặp rắc rồi ở
những phần nào?
o Gọi công thức khi làm bài tập
o Viết đồng phân
o Gọi tên
o Tính chất hóa học
o Điều chế
o Ứng dụng
8) Theo Thầy (Cô) những kinh nghiệm nào giúp thực hiện việc bồi dưỡng học sinh yếu
có hiệu quả hơn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của quý Thầy (Cô). Rất mong nhận được
thông tin phản hồi chính xác quý Thầy (Cô) về vấn đề này.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ Phan Thị Lan Phương, điện thoại: 0982.25.18.25,
Email: phuong1825@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn
PHỤ LỤC 2 : HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 8, 9 HÓA
HỌC 11_CƠ BẢN
Bài tập về ancol
1. Ancol etylic tạo ra khi
A. thủy phân saccarozơ. B. lên men glucozơ.
C. thủy phân đường mantozơ. D. lên men tinh bột.
2. Khi so sánh nhiệt độ sôi của ancol etylic và nước thì
A. nước sôi cao hơn ancol vì nước có khối lượng phân tử nhỏ hơn ancol.
B. ancol sôi cao hơn nước vì ancol là chất dễ bay hơi.
C. nước sôi cao hơn ancol vì liên kết hiđro giữa các phân tử nước bền hơn liên kết hiđro
giữa các phân tử ancol.
D. nước và ancol đều có nhiệt độ sôi gần bằng nhau.
3. Bản chất liên kết hiđro là
A. lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm.
B. lực hút tĩnh điện giữa ion H+ và ion O2-.
C. liên kết cộng hoá trị giữa nguyên tử H và nguyên tử O.
D. sự cho nhận electron giữa nguyên tử H và nguyên tử O.
4. Cho 3 ancol: ancol metylic, ancol etylic và ancol propylic. Điều nào sau đây là không
đúng?
A. tất cả đều nhẹ hơn nước. B. tan vô hạn trong nước.
C. nhiệt độ sôi tăng dần. D. đều có tính axit.
5. Thực hiện 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1 cho từ từ natri kim loại vào ancol etylic, thí
nghiệm 2 cho từ từ natri kim loại vào nước thì
A. thí nghiệm 1 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 2.
B. thí nghiệm 2 phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng 1.
C. cả 2 thí nghiệm 1 và 2 đều xảy ra phản ứng như nhau.
D. chỉ có thí nghiệm 1 xảy ra phản ứng, còn thí nghiệm 2 không xảy ra phản ứng.
6. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử
A. C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2.
B. C2H5OH + O2 →men daám CH3COOH + H2O.
C. C2H5OH + CuO
0t→ CH3CHO + Cu + H2O
D. A, B, C đều đúng.
7. Khi đun nóng hỗn hợp 2 ancol metylic và ancol etylic với axit H2SO4 đặc ở 140oC thì số
ete tối đa thu được là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
8. Oxi ancol bằng CuO đun nóng thu được anđehit, thì ancol đó là ancol bậc
A. 1. B. 2. C. 3. D. cả A, B, C đúng.
9. Trong các công thức sau đây, hãy cho biết công thức nào là công thức của ancol bậc 1
A. RCH2OH. B. CnH2n+1OH. C. R(OH)2. D. CnH2n-1OH.
10. Điều nào sau đây đúng khi nói về nhóm chức
A. Là nhóm nói lên bản chất một chất.
B. Là nhóm các nguyên tử gây ra những phản ứng hóa học đặc trưng cho một loại hợp
chất hữu cơ.
C. Là nhóm nguyên tử quyết định tính chất cho một loại hợp chất hữu cơ.
D. Là nhóm đặc trưng để nhận biết chất đó.
11. Phản ứng nào sau đây không xảy ra
A. C2H5OH + CH3OH ( có H2SO4 đ, t0). B. C2H5OH + Na.
C. C2H5OH + CuO ( t0). D. C2H5OH + NaOH.
12. Một ancol no, đơn chức, trong phân tử có 4 cacbon thì số đồng phân ancol là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
13. Độ rượu là
A. số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.
B. khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.
C. khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.
D. số ml rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.
14. Loại nước một ancol thu được olefin, thì ancol đó là
A. ancol bậc 1. B. ancol no, đơn chức, mạch hở.
C. ancol đơn chức. D. ancol no.
15. Oxi hóa ancol tạo ra anđehit hoặc axit hữu cơ thì ancol đó phải là ancol
A. bậc một. B. đơn chức no. C. bậc hai. D. bậc ba.
16. Cho chuỗi biến đổi sau:
Hãy chọn công thức đúng của X, Y, Z lần lượt là:
A. C2H5Br, CH3CHO, CH3COOH. B. CH3CHO, CH3COOH, C2H6.
C. CH3COOC2H5, C2H5Cl, CH3CHO. D. C2H4, CH3CHO, C2H5Cl.
17. Cho chuỗi biến đổi sau
(X) →
0
2 4H SO ñ, t anken(Y) →HCl (Z) →dd NaOH (T) →X ete (R)
Cho biết (X) là ancol bậc 1 và (T) là C3H8O. Vậy (R) có công thức là
A. CH3–O–CH3. B. C2H5–O–C2H5.
C. C2H5–O–C3H7. D. CH3–CH2–CH2–O–CH(CH3)2.
18. Cho 5,1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở (X) phản ứng hết với natri kim loại thoát ra
0,0425 mol hiđro. X có công thức là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
19. Đốt cháy ancol đơn chức X, thu được 2,2 gam CO2 và 1,08 gam H2O. X có công thức
là
A. C2H5OH. B. C6H5CH2OH. C. C5H11OH. D.CH2=CHCH2OH.
20. Đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở X, cần dùng V (lít) oxi (đktc) thu được 19,8
gam CO2 và 9 gam H2O. Trị số của V là
A. 11,2. B. 15,12. C. 17,6. D. 22,4.
21. Hòa tan hoàn toàn 16 gam ancol etylic vào nước được 250 ml dung dịch ancol, cho
biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Dung dịch có độ rượu là
A. 5,120. B. 6,40. C. 120. D. 80.
22. Cho 11 gam hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức tác dụng hết với natri kim loại thu được
3,36 lít hirđro (đktc). Khối lượng phân tử trung bình của 2 ancol là
A. 36,7. B. 48,8. C. 73,3. D. 32,7.
23. Đem glucozơ lên men điều chế ancol etylic (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên
chất là 0,8 g/ml), hiệu suất phản ứng lên men ancol etylic là 75%. Để thu được 80 lít
rượu vang 120 thì khối lượng glucozơ cần dùng là
A. 24,3 kg. B. 20 kg. C. 21,5 kg. D. 25,2 kg.
24. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic thu
được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Giá trị của a (gam) là
A. 33,2. B. 21,4. C. 35,8. D. 38,5.
25. Phân tử C5H12O có số đồng phân ancol bậc 1 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
26. Đốt cháy 0,2 mol ancol no X dùng đúng 0,7 mol oxi. Công thức của X là
A. C2H4(OH)2. B. C4H8(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C2H5OH.
27. Đun nóng một hỗn hợp 2 ancol no đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 21,6
gam nước và 72 gam hỗn hợp 3 ete. Giả sử các phản ứng hoàn toàn. Công thức của 2
ancol là
A. C2H5OH, C3H7OH. B. CH3OH, C3H7OH.
C. CH3OH, C2H5OH. D. C4H9OH, C3H7OH.
28. Đem khử nước 15,66 gam hỗn hợp gồm 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng bằng H2SO4 đặc, ở 1700C thu được hỗn hợp 2 olefin và 5,58 gam nước. Công
thức của 2 ancol là
A. CH3OH, C2H5OH. B. C2H5OH, C3H7OH.
C. C3H7OH, C4H9OH. D. C4H9OH, C5H11OH.
Bài tập về phenol
1. Hãy chọn phát biểu đúng
A. phenol là chất có nhóm –OH, trong phân tử có chứa nhân benzen.
B. phenol là chất có nhóm –OH không liên kết trực tiếp với nhân benzen.
C. phenol là chất có nhóm –OH gắn trên mạch nhánh của hiđrocacbon thơm.
D. phenol là chất có một hay nhiều nhóm –OH liên kết trực tiếp nhân benzen.
2. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. ancol thơm là chất có công thức tổng quát C6H6-z(OH)z.
B. ancol thơm là chất trong phân tử có nhân benzen và nhóm hiđroxyl.
C. ancol thơm là chất có nhóm hyđroxyl gắn trên mạch nhánh của hiđrocacbon thơm.
D. ancol thơm là chất có nhân benzen, mùi thơm hạnh nhân.
3. Phân tử C7H8O có số đồng phân phenol là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
4. Phân tử C7H8O có số đồng phân tác dụng được kim loại kiềm là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
5. Hãy chọn câu đúng khi so sánh tính chất hóa học khác nhau giữa ancol etylic và phenol
A. cả 2 đều phản ứng với dung dịch NaOH.
B. cả hai đều phản ứng với axit HBr.
C. ancol etylic phản ứng được dung dịch NaOH còn phenol thì không.
D. ancol etylic không phản ứng với dung dịch NaOH, còn phenol thì phản ứng.
6. Cho 3 chất: (X) C6H5OH, (Y) CH3C6H4OH, (Z) C6H5CH2OH. Những hợp chất nào
trong số các hợp chất trên là đồng đẳng của nhau
A. X, Y. B. X, Z. C. Y, Z. D. X, Y, Z.
7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. phenol là một axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
B. phenol là axit yếu, nhưng tính axit vẫn mạnh hơn axit cacbonic.
C. phenol cho kết tủa trắng với dung dịch nước brom.
D. phenol rất ít tan trong nước lạnh.
8. Có 3 chất (X) C6H5OH, (Y) C6H5CH2OH, (Z) CH2=CH-CH2OH. Khi cho 3 chất trên
phản ứng với natri kim loại, dung dịch NaOH, dung dịch nước brom. Phát biểu nào sau
đây là không đúng?
A. (X), (Y), (Z) đều phản ứng với natri kim loại.
B. (X), (Y), (Z) đều phản ứng với dung dịch NaOH.
C. (X), (Z) phản ứng dung dịch brom, còn (Y) thì không phản ứng dung dịch brom.
D. (X) phản ứng với dung dịch NaOH, còn (Y), (Z) không phản ứng với dung dịch
NaOH.
9. Phản ứng nào dưới đây là đúng
A. 2C6H5ONa + CO2 + H2O → 2C6H5OH + Na2CO3.
B. C6H5OH + HCl → C6H5Cl + H2O.
C. C2H5OH + NaOH → C2H5ONa + H2O.
D. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
10. Hiệu suất của quá trình lên là 80%, nếu lượng benzen ban đầu là 2,34 tấn thì khối
lượng phenol thu được là
A. 2,82 tấn. B. 3,525 tấn. C. 2,256 tấn. D. đáp số khác.
11. Một dung dịch X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch X
phản ứng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom
trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của
phenol là
A. C7H7OH. B. C8H9OH. C. C9H11OH. D. C10H13OH.
12. Để điều chế natri phenolat từ phenol thì cho phenol phản ứng với
A. dung dịch NaCl. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaHCO3. D. cả B, C đều đúng.
Bài tập về anđehit - xeton
6. Anđehit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có mang nhóm chức
A. –OH. B. –COOH. C. –COH. D. –CHO.
7. Tên gọi nào sau đây của HCHO là không đúng?
A. anđehit fomic. B. fomanđehit. C. metanal. D. metanol
8. Fomon còn gọi là fomalin có được khi
A. hóa lỏng anđehit fomic.
B. hòa tan anđehit fomic vào ancol để được dung dịch có nồng độ từ 35% - 40%.
C. hòa tan anđehit fomic vào nước để được dung dịch có nồng độ từ 35% - 40%.
D. cả B, C đều đúng.
9. Anđehit là chất
A. có tính khử. B. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
C. có tính oxi hóa. D. không có tính khử, không có tính oxi hóa.
10. Anđehit fomic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. HCHO + H2
0Ni, t→ CH3OH.
B. HCHO + O2 → CO2 + H2O.
C. HCHO + 2Cu(OH)2
0t→ HCOOH + Cu2O + 2H2O.
D. HCHO + Ag2O
0
3NH , t→ HCOOH + 2Ag.
11. Cho sơ đồ sau
Công thức đúng của (X), (Y) là
A. (X) là CH3-CH2Cl và (Y) là CH2=CH2.
B. (X) là CH2=CH2 và (Y) là C2H5OH.
C. (X) là CH3COOH và (Y) là CH3COOCH2-CH3.
D. (X) là CH2=CHCl và (Y) là CH3-CHCl2.
12. Tên gọi nào sau đây của CH3CHO là không đúng?
A. axetanđehit. B. anđehit axetic. C. etanal. D. etanol.
13. Phân tử C4H8O có số đồng phân anđehit là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
14. Công thức tổng quát của anđehit no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO. B. CnH2n+1CHO. C. CnH2n-1CHO. D. cả A, B đều đúng.
15. Chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức anđehit, có công thức thực nghiệm là
(CH2O)n. Công thức phân tử nào sau đây là đúng
A. CH2O. B. C2H4O2. D. C3H6O3. D. cả A, B đều đúng.
16. Phản ứng dùng để nhận biết anđehit axetic là
A. phản ứng cộng hiđro. B. phản ứng với Ag2O/ dd NH3, t0.
C. phản ứng cháy. D. phản ứng trùng ngưng.
17. Khi cho 1,54 gam anđehit no, đơn chức X phản ứng hết với AgNO3 trong dung dịch
NH3, thu được axit hữu cơ và 7,56 gam bạc kim loại (cho Ag = 108). X có công thức là
A. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H5CHO. D. C3H7CHO.
18. Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21%. X chỉ chứa một loại nhóm chức. Một mol
X phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 4 mol Ag (cho Ag =
108). Vậy X là
A. HCHO. B. HOC-CH2-CHO. C. HOC-CHO. D.HOC-C2H4-CHO.
19. Oxi hóa 2 mol ancol metylic thành anđehit fomic bằng oxi không khí trong một bình
kín, biết hiệu suất phản ứng oxi hóa là 80%. Rồi cho 36,4 gam nước vào bình đựng dung
dịch X. Nồng độ % anđehit fomic trong dung dịch X là
A. 56,87%. B. 38,09%. C. 42,40%. D. 36%.
20. Cho 2 phương trình phản ứng
HCHO + H2
0Ni, t→ CH3OH (1)
HCHO + AgNO3 3
dd NH
→ HCOOH + 2Ag (2)
Hãy chọn phát biểu đúng
HCHO là chất
A. khử trong phản ứng (1) và oxi hóa trong phản ứng (2).
B. oxi hóa trong phản ứng (1) và oxi hóa trong phản ứng (2).
C. oxi hóa trong phản ứng (1) và khử trong phản ứng (2).
D. khử trong phản ứng (1) và khử trong phản ứng (2).
21. Một hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C3H6O. Số đồng phân bền của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
22. Lấy 7,58 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác
dụng hết với AgNO3/ddNH3 thu được 2 axit hữu cơ và 32,4 gam bạc. Công thức phân tử
của hai anđehit là
A. CH3CHO và HCHO. B. C2H5CHO và C3H7CHO.
C. CH3CHO và C2H5CHO. D. C3H7CHO và C4H9CHO.
23. Khi tráng gương một anđehit đơn chức, no mạch hở, hiệu suất phản ứng 72%, thu được
5,4 gam Ag thì lượng AgNO3 cần dùng là
A. 8,5 gam. B. 6,12 gam. C. 5,9 gam. D. 11,8 gam.
24. Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức no đồng đẳng liên tiếp tác dụng hết với H2
tạo ra 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol. Vậy công thức của hai ancol là
A. CH3OH, C2H5OH. B. C2H5OH, C3H7OH.
C. C3H7OH, C4H9OH. D. C4H9OH, C5H11OH.
25. X là hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O phản ứng được natri kim loại, dung
dịch NaOH, cho phản ứng tráng bạc. Phân tử X chứa 40% cacbon. Vậy công thức của X
là
A. HCOOCH3. B. HCOO-CH2-CH2OH.
C. HO-CH2-CHO. D. HCOOH.
Bài tập về axit cacboxylic
1. Cho 4 chất X (C2H5OH); Y (CH3CHO); Z (HCOOH); G (CH3COOH). Nhiệt độ sôi
theo thứ tự tăng dần
A. Y < Z < X < G. B. Z < X < G < Y.
C. X < Y < Z < G. D. Y < X < Z < G.
2. Axit axetic tan được trong nước vì
A. các phân tử axit tạo được liên kết hiđro với nhau.
B. axit ở thể lỏng nên dễ tan.
C. các phân tử axit tạo được liên kết hiđro với phân tử nước.
D. axit là chất điện li mạnh.
3. Khi nói về axit axetic thì phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. chất lỏng không màu, mùi giấm. B. tan vô hạn trong nước.
C. tính axit mạnh hơn axit cacbonic. D. phản ứng được muối ăn.
4. Có 3 ống nghiệm: ống 1 chứa ancol etylic, ống 2 chứa axit axetic, ống 3 chứa anđehit
axetic. Lần lượt cho Cu(OH)2 vào từng ống nghiệm, đun nóng thì
A. cả 3 ống đều có phản ứng.
B. ống 3 có phản ứng, còn ống 1 và ống 2 không phản ứng.
C. ống 1 có phản ứng, còn ống 2 và ống 3 không phản ứng.
D. ống 2 và ống 3 phản ứng, còn ống 1 không phản ứng.
5. Điều kiện thuận lợi cho sự lên men giấm là
A. bình đóng kín. B. trong điều kiện yếm khí.
C. độ ancol cao. D. ancol không quá 100, nhiệt độ 25 – 300C.
6. Khi oxi hóa X thành axit hữu cơ thì X là
A. este. B. anđehit. C. ancol bậc 1. D. cả B, C đều đúng.
7. Khi hiđro hóa X thu được iso butylic
I/ CH3–CH(CH3)–CHO II/ CH2=C(CH3)–CH2OH. III/CH2=C(CH3)–CHO.
X có công thức cấu tạo là:
A. I, II. B. I, II, III. C. II, III. D. I, III.
8. Khi đốt cháy một anđehit mà số mol CO2 bằng số mol H2O thì anđehit thuộc loại
A. đơn chức, no. B. hai chức, no.
C. đơn chức, có 1 nối đôi C=C. D. hai chức, chứa 1 nối đôi C=C.
9. Phân tử C4H8O2 có số đồng phân axit là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
10. Cho các công thức:
(I) CnH2n-1COOH. (II) CnH2nO2. (III) CnH2n+1COOH.
Trong các công thức tổng quát trên, công thức nào là axit no, đơn chức
A. I, II. B. II, III. C. I, III. D. I, II, III.
11. Cho 3 axit: axit fomic, axit axetic và axit acrylic, để nhận biết 3 axit này ta dùng
A. nước brom và quỳ tím. B. AgNO3/ddNH3 và quỳ tím.
C. natri kim loại, nước brom. D. AgNO3/ddNH3 và nước brom.
12. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit của : axit axetic ; phenol ; axit cacbonic ; axit
sunfuric.
A. CH3COOH < H2CO3 < C6H5OH < H2SO4.
B. H2CO3 < C6H5OH < CH3COOH < H2SO4.
C. H2CO3 < CH3COOH < C6H5OH < H2SO4.
D. C6H5OH < H2CO3 < CH3COOH < H2SO4.
13. Có thể điều chế được bao nhiêu tấn axit axetic từ 120 tấn canxi cacbua có chứa 8% tạp
chất trơ, với hiệu suất của quá trình là 80%. (cho Ca = 40).
A. 113,6 tấn. B. 80,5 tấn. C. 110,5 tấn. D. 82,8 tấn.
14. Từ 5,75 lít dung dịch ancol etylic 60 đem lên men để điều chế giấm ăn, giả sử phản ứng
xảy ra hoàn toàn, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Khối lượng axit axetic
chứa trong giấm ăn là
A. 360 gam. B. 450 gam. C. 270 gam. D. 540 gam.
15. Từ etilen điều chế axit axetic, hiệu suất của quá trình điều chế là 80%. Để thu được 1,8
kg axit axetic thì thể tích etilen (đo ở đktc) cần dùng là
A. 537,6 lít. B. 840 lít. C. 876 lít. D. 87,6 lít.
16. Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100
ml dung dịch NaOH 1M. Vậy công thức của axit này là
A. HCOOH. B. C2H5COOH. C. CH3COOH. D. C3H7COOH.
17. Hòa tan 24 gam hỗn hợp gồm 2 axit cacboxylic no đơn chức vào nước. Chia dung dịch
thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất phản ứng hoàn toàn với bạc nitrat (lấy dư)
trong dung dịch amoniac, thu được 21,6 gam bạc kim loại. Phần thứ hai được trung hòa
hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy công thức 2 axit trong hỗn hợp là
A. HCOOH, CH3COOH. B. HCOOH, C4H9COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, C3H7COOH.
18. Một hỗn hợp chứa hai axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hòa
dung dịch này cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung
hòa người ta thu được 3,68 gam hỗn hợp muối khan. Vậy công thức của hai axit là
A. CH3COOH, C3H7COOH. B. C2H5COOH, C3H7COOH.
C. HCOOH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H5COOH.
19. Đốt cháy hoàn toàn 1,92g một axit hữu cơ đơn chức, no mạch hở X thu được 1,152g
nước. X có công thức là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH.
20. Công thức thực nghiệm của 1 axit no đa chức có dạng (C3H4O3)n. Vậy công thức phân
tử của axit no đa chức là
A. C6H8O6. B. C9H12O9. C. C12H16O12. D. C3H4O3.
PHỤ LỤC 3 : GIÁO ÁN BÀI DẪN XUẤT HALOGEN
CỦA HYDROCACBON
(Chương Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
• Học sinh biết:
- Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen.
- Tính chất hóa học và tính chất vật lý đặc trưng của một số dẫn xuất halogen.
- Hoạt tính sinh học, ứng dụng của một số dẫn xuất halogen.
• Học sinh hiểu:
- Phản ứng thế nguyên tử halogen trong phân tử ankyl halogenuabằng nhóm –OH.
2. Kỹ năng
- Từ công thức biết tên gọi và ngược lại từ tên gọi viết được công thức những dẫn xuất
halogen đơn giản.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH.
3. Tình cảm, thái độ
Bên cạnh những lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng dẫn xuất halogen để tránh gây ô
nhiễm môi trường và tự bảo vệ bản thân.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Các phương pháp dạy học chủ yếu là đàm thoại, thuyết trình và nghiên cứu.
- Vận dụng biện pháp số (2), (5), (6), (8), (9).
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV : - Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.
- Hình vẽ, mô hình phân tử.
- HS : Ôn tập bài ankan và xem trước bài dẫn xuất halogen.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Viết phương trình phản ứng và đọc tên sản phẩm được tạo thành của :
- CH4 tác dụng với Cl2, askt, 1:1 ;
- CH2 = CH2 tác dụng với Br2 ;
- CH2 = CH – CH3 tác dụng với HCl.
3. Vào bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm DX
Hal
- GV: Từ câu hỏi của kiểm tra bài cũ, GV
yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau về của
các hidrocacbon với sản phẩm được tạo
thành?
- HS : đó là 1 nguyên tử halogen thay thế 1
nguyên tử H.
- GV: qua đó GV yêu cầu nêu khái niệm dẫn
xuất halogen.
GV giải thích thêm quá trình tạo ra halogen
từ các chất bằng mô hình phân tử tự tháo
lắp.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sự phân loại của
DX Hal
- GV treo biểu bảng lên bảng (bảng này GV
yêu cầu HS vẽ):
Sau đó yêu cầu HS phân loại dẫn xuất
halogen.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thức gọi tên
của DX Hal
- GV nhắc lại cho HS cách gọi tên. Sau đó
yêu cầu HS đọc tên các DX đã ghi trên bảng.
- GV hướng dẫn lại cho HS cách viết đồng
phân của C4H9Cl.
Hoạt động 4 : Khảo sát tính chất vật lý
của DX Hal
- GV: yêu cầu HS đọc và tóm tắt một số tính
chất vật lý của DX Hal.
Hoạt động 5: Nghiên cứu phản ứng thế
của DX Hal
- GV đưa ra phương tình hóa học chung, sau
I – KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI,
DANH PHÁP
1. Khái niệm
Khi thay thế nguyên tử hidro trong
phân tử hidrocacbon bằng nguyên tử
halogen ta được dẫn xuất halogen của
hidrocacbon.
Ví dụ: CH3Cl , CH2 = CH – Cl,
2. Phân loại
- DX Hal của hidrocacbon no, mạch hở
: CH3Cl, CH2Cl – CH2Cl,
- DX Hal của hidrocacbon không no,
mạch hở : CH2 = CH – Cl
- DX Hal của hidrocacbon thơm :
C6H5Br, CH3 – C6H4Br,
3. Danh pháp
- Tên gốc chức:
Gốc hidrocacbon + halogenua
- Tên thay thế:
Vị trí halogen + tên halogen + tên
hidrocacbon mạch chính
Ví dụ:
CH3 – Cl : metyl clorua (clo metan)
CH2Cl – CH2Cl : 1,2-đicloetan
CH2 = CHCl : vinyl clorua (clo eten)
C6H5Br : phenyl bromua (bromphenol)
CH3-C6H4Br : bromtoluen
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- DX Hal hầu như không tan trong
nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ,
- Một số DX Hal có hoạt tính sinh học
cao.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thế nguyên tử halogen
bằng nhóm –OH
R – X + NaOH → ROH + NaX
Ví dụ:
đó yêu cầu HS lên bảng viết phản ứng của
etyl clorua.
- GV yêu cầu HS đọc tên sản phẩm.
Hoạt động 6: Nghiên cứu phản ứng tách
của DX Hal
- GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu cầu
nhận xét:
+ Điều kiện để có phản ứng tách.
+ Sản phẩm của phản ứng.
- GV giao cho HS về nhà viết phương trình
của 2-clobutan tác dụng với KOH, xt
C2H5OH, to.
Hoạt động 7: Tìm hiểu một số ứng dụng
của DX Hal
- GV chiếu cho HS một số hình ảnh và ứng
dụng của dẫn xuất halogen.
Yêu cầu HS tổng kết các ứng dụng cơ bản
của dẫn xuất halogen.
Sau khi giới thiệu xong các ứng dụng GV
cần lưu ý các em về việc sử dụng hóa chất và
một số tác hại của hóa chất đến môi trường
(đưa ra ví dụ minh họa)
- GV liên hệ thực tiễn qua câu hỏi : Khi các
cầu thủ đá banh bị đau nằm lăn lộn trên đất
thì nhân viên y tế chỉ cần dung thuốc phun
vào chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị thương
tiếp tục thi đấu. Thuốc đó là thuốc gì?
Hoạt động 8: Củng cố
GV cũng cố toàn bài – Bài tập về nhà
GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung
sau:
1. Viết công thức cấu tạo của C3H7Br và
gọi tên các chất.
2. Viết phương trình phản ứng của
(CH3)2CHBr với:
+ KOH/H2O, to.
+KOH/C2H5OH, to.
Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 6 SGK Hóa học
11, trang 177.
(Ancol etylic)
2. Phản ứng tách hidro halogenua
IV. ỨNG DỤNG
- Làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu
cơ, như vinyl clorua tổng hợp PVC,
- Làm dung môi : clorofom ;1,2-
đicloetan.
- Lĩnh vực khác như : sản xuất thuốc
trừ sâu (2,4-D) ; gây mê ; gây tê
(C2H5Cl).
PHỤ LỤC 4 : GIÁO ÁN BÀI AXIT CACBOXYLIC
(Chương Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
• Học sinh biết:
- Khái niệm, phân loại, cấu tạo phân tử axit cacboxylic, liên kết hidro và tính chất vật lý
của axit cacboxylic.
- Biết tính chất hóa học đặc trưng của axit cacboxylic và ứng dụng của một số axit
cacboxylic.
- Các phương pháp điều chế axit axetic.
• Học sinh hiểu:
- Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của nhóm –COOH.
- Liên kết hidro của axit cacboxylic với tính chất vật lý và hóa học của chúng.
2. Kỹ năng
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính
chất.
- Vận dụng cấu trúc để hiểu đúng tính chất hóa học và giải đúng bài tập.
- Vận dụng tính chất chung của axit và của axit axetic để nêu tính chất hóa học của axit
axetic.
- Viết đồng phân và gọi tên axit cacboxylic theo hai cách.
3. Tình cảm, thái độ
Thông qua việc nghiên cứu các axit cacboxylic, HS cảm nhận được một cách tự nhiên
các mối quan hệ biện chứng giữa cấu tạo và tính chất, ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử
trong phân tử giúp HS tự xác định được cách sống tốt trong xã hội.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chủ yếu là đàm thoại, thuyết trình, nghiên cứu.
- Vận dụng các biện pháp số (2), (5), (6), (8), (9) trong bài giảng.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
• GV: - Máy tính, máy chiếu và các phiếu học tập.
- Hó chất : + Axit axetic. + Axit fomic.
+ Giấy quỳ tím. + Mẫu CaCO3.
+ Na kim loại. + Nước cất.
- Dụng cụ : + Ống nghiệm. + Ống hút nhỏ giọt.
• HS : Ôn tập bài anđehit – xeton và xem trước bài axit cacboxylic.
D. TIẾN TRÌNH DẠY H|ỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV gọi hai HS lên bảng trình bày các nội dung sau:
HS1: Trình bày tính chất hóa học của anđehit axetic? Cho ví dụ minh họa.
HS2: Trình bày phương pháp phân biệt các chất lỏng đựng trong các lọ mất nhãn sau:
etanol, glixerol, anđehit axetic.
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm
axit cacboxylic
- GV chiếu một số công thức cấu tạo của
một số axit lên màn hình (hoặc viết lên
bảng):
H-COOH, CH3COOH, C6H5COOH,
(COOH)2, CH2=CH-COOH.
Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm chung của
các hợp chất trên, từ đó nêu định nghĩa
axit cacboxylic.
- HS: đều có nhóm –COOH.
Hoạt động 2: Phân loại các axit
cacboxylic
- GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu cầu
HS thảo luận:
+ Cơ sở để phân loại axit.
+ Axit được chia thành những loại nào?
+ Cho ví dụ minh họa.
+ Lập công thức tổng quát.
- HS thảo luận và trả lời: Phân loại dựa
trên đặc điểm cấu tạo gốc hidrocacbon và
số nhóm –COOH.
- GV giới thiệu: sau đây ta chỉ xét các axit
no, đơn chức, mạch hở.
Hoạt động 3: Ôn tập lại cách gọi tên
axit cacboxylic
- GV yêu cầu HS liên hệ với cách gọi tên
anđehit, từ đó rút ra cách gọi tên thay thế
axit có cấu tạo mạch hở. (cách gọi tên,
cách chọn mạch chính, cách đánh số).
- HS thảo luận và trả lời:
+ Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có
chứa –COOH.
+ Đánh số thứ tự bắt đầu từ nhóm –
COOH.
- GV lấy ví dụ để HS gọi tên.
- GV giới thiệu: tên thông thường thường
liên quan đến nguồn gốc tìm ra axit đó.
Thí dụ:
+ axit fomic : theo nguồn gốc tìm ra nó từ
nọc của kiến lửa.
+ axit axetic : có trong dấm ăn.
GV giới thiệu thêm một số tên thông
thường.
- HS nghe giảng và ghi bài.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm cấu
I. ĐỊNH NGHĨA – PHÂN LOẠI -
DANH PHÁP
1. Định nghĩa
Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà
phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên
kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên
tử H.
Thí dụ:
H-COOH, CH3COOH, HOOC-COOH,
2. Phân loại
a) Axit no, đơn chức, mạch hở
CT chung: CnH2n+1COOH (n≥0)
hay: CmH2mO2 (m≥1)
Thí dụ: HCOOH, CH3COOH,
b) Axit không no, đơn chức, mạch hở
Thí dụ: CH2=CH-COOH,
c) Axit thơm
Thí dụ: C6H5–COOH, CH3-C6H4-COOH,
d) Axit đa chức
Thí dụ: HOOC – COOH,
II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
- Mức độ linh động của nguyên tử H trong
axit cacboxylic > phenol > ancol nên dễ bị
thế nhất.
- Liên kết –OH phân cực mạnh nên có
liên kết H.
- Nhóm –OH của axit cacboxylic dễ bị thế
hơn nhóm –OH của phenol và ancol.
III. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Theo chiều tăng của phân tử khối, nhiệt
độ sôi tăng dần, độ tan giảm dần.
- Nhiệt độ sôi của axit cacboxylic cao hơn
các ancol có cùng phân tử khối do có liên
kết H bền.
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit
- Tính axit yếu, làm quỳ tím hóa đỏ.
- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ
CH3COOH + NaOH → CH3COONa +
H2O
tạo của axit cacboxylic
- GV chiếu mô hình phân tử axit axetic lên
màng hình cho HS quan sát (hoặc cho HS
quan sát mô hình phân tử), rồi đặt câu
hỏi: nhóm –COOH được cấu tạo như thế
nào?
- HS: gồm nhóm C=O và nhóm –OH.
- GV phân tích đặc điểm cấu tạo rút ra
một số kết luận cho HS.
Hoạt động 5: Nghiên cứu một số tính
chất vật lý của axit cacboxylic
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tóm
tắt tính chất vật lý của axit.
- HS thảo luận và trả lời.
- HS ghi bài.
Hoạt động 6: Chứng minh tính axit của
axit axetic
- GV cho một mẫu quỳ vào ống nghiệm
đựng axit axetic cho HS quan sát, yêu cầu
HS nhận xét.
- HS: quỳ tím hóa đỏ ⇒ CH3COOH có
tính axit.
- GV: Axit cacboxylic là một axit yếu,
mang đầy đủ tính chất của một axit. Từ đó
yêu cầu HS nêu tính chất hóa học chung
của axit là gì?
- HS thảo luận:
+ Làm quỳ tím hóa đỏ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước hidro.
+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ.
+ Tác dụng với muối của axit yếu hơn.
- GV dùng thí nghiệm kiểm chứng lại lý
thuyết HS vừa trả lời:
+ Cho một ít bột đá vôi vào ống nghiệm
đựng dung dịch axit axetic.
+ Ngâm một lá kẽm mỏng vào dung dịch
axit axetic.
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, viết
phương trình minh họa.
- GV liên hệ kiến thức thực tế về “biện
pháp giúp hết ngứa khi bị kiến lửa đốt”.
Hoạt động 7: Nghiên cứu phản ứng thế
nhóm –OH của axit cacboxylic
- GV mô tả thí nghiệm, sau đó viết
phương trình minh họa phản ứng.
GV chú ý về đặc điểm của phản ứng:
+ Là phản ứng thuận nghịch.
+ Xúc tác là H2SO4 đặc, to.
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2
+
+ CO2 +
H2O
-Tác dụng với kim loại trước H
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn +
H2
CH3COOH + Na → CH3COONa + ½
H2
2. Phản ứng thế nhóm –OH
CH3 – COOH + HO – C2H5
CH3COOC2H5 + H2O
etyl axetat
⇒ Phản ứng giữa ancol và axit tạo thành
este và nước gọi là phản ứng este hóa.
V. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp lên men giấm
Đây là phương pháp cổ truyền để sản xuất
axit axetic.
2. Oxi hóa anđehit axetic
+ Là phản ứng este hóa.
Hoạt động 8: Tìm hiểu phương pháp
điều chế axit cacboxylic
- GV cho HS nghiên cứu và yêu cầu HS
nhận xét:
+ Phương pháp cổ truyền dùng để sản
xuất axit axetic là gì? Viết phương trình
hóa học.
HS: là phương pháp lên men giấm.
GV: đây là phương pháp chỉ dùng để sản
xuất lượng nhỏ axit axetic để làm giấm
ăn.
+ Phương pháp nào là phương pháp chủ
yếu để sản xuất axit axetic? Viết phương
trình minh họa.
HS: là phương pháp oxi hóa anđehit.
- GV: Phương pháp nào được coi là
phương pháp hiện đại để sản xuất axit
axetic? Viết phương trình hóa học.
HS: phương pháp điều chế từ metanol.
Hoạt động 9: Tìm hiểu một số ứng
dụng của axit cacboxylic
- GV sưu tầm tranh, ảnh, mẫu vật chiếu
lên màn hình cho HS quan sát và yêu cầu
HS nêu các ứng dụng chính của axit
cacboxylic.
- HS nhận xét.
Hoạt động 10: Củng cố
- Củng cố bằng câu hỏi sau: viết đồng
phân và gọi tên các axit có CTPT
C5H10O.
- BTVN : 1,2,3,4,5,6,7 SGK_trang 211.
⇒ đây là phương pháp chủ yếu.
3. Oxi hóa ankan
4. Từ metanol
⇒ là phương pháp hiện đại dùng để sản
xuất axit axetic.
VI. ỨNG DỤNG
Làm nguyên liệu cho công nghiệp mỹ
phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa
học,
PHỤ LỤC 5 : ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (15 PHÚT)
Câu 1. Phương pháp nào sau đây không dùng để điều chế dẫn xuất halogen?
A. Cho ancol tác dụng với axit HX (X : halogen F, Cl, Br, I).
B. Cho anken tác dụng với dung dịch X2 (X: Cl2, Br2) hoặc dung dịch HX.
C. Cho ankan tác dụng với halogen khi đun nóng hoặc chiếu sáng.
D. Cho ancol tác dụng với dung dịch brom.
Câu 2. Chất nào sau đây thuộc loại phenol?
A. C6H5CH2OH. B. C6H4(CH3)OH.
C. C6H4(CH3)CH2OH. D. C6H4(CH2OH)2.
Câu 3. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom ở ngay
nhiệt độ thường?
A. C2H5OH B. C2H5Cl C. C6H5OH D. C6H5Br
Câu 4. C2H5Cl và C2H5OH có đặc điểm giống nhau là:
A. bị thủy phân trong dung dịch kiềm, nóng.
B. phản ứng với axit axetic.
C. phản ứng với kim loại natri giải phóng khí hidro.
D. có phản ứng tách tạo thành C2H4.
Câu 5. Cho 5,1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở (X) phản ứng hết với natri kim loại thoát
ra 0,0425 mol hiđro. X có công thức là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu 6. Cho dung dịch phenol tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Số gam
kết tủa thu được là:
A. 3,76. B. 8,82. C. 10,84. D. 4,41.
Câu 7. Có ba ống nghiệm đựng dung dịch riêng biệt không nhãn: propanol, glixerol và
phenol. Phản ứng hóa học đặc trưng giúp nhận biết phenol là:
A. tác dụng với kim loại Na. B. tác dụng với dung dịch NaOH.
C. tác dụng với HCl. D. tác dụng với nước brom.
Câu 8. Cho 14,2 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic và glixerol có tỷ lệ mol 1:1, tác dụng với
kim loại natri (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 8,96.
Câu 9. Cho các chất sau: C2H5OH (1), C6H5OH (2), CH3COOH (3). Dãy xếp theo thứ tự
giảm dần tính axit là:
A. (1), (2), (3). B. (3), (2), (1). C. (2), (3), (1). D. (2), (1), (3).
Câu 10. Danh pháp thay thế của (CH3)2CHCH(OH)CH3 là:
A. 2-metyl butan-2-ol. B. 3- metylbutan-2-ol.
C. butan-2-ol. D. iso butylic.
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (15 PHÚT)
Câu 1. Dãy chất nào sau đây đều gồm các anđehit?
A. HCHO, CH3CHO, C2H6O.
B. CH3CH2CHO, C2H6O, CH3CH=CHCHO.
C. HCHO, CH3CHO, CH3CH=CHCHO.
D. CH3CH2CHO, C2H6O, C2H4O2.
Câu 2. Công thức cấu tạo (CH3)2CHCH2CH=O có tên gọi là
A. propanal. B. but-2-en-1-al.
C. butan-2-on. D. 3-metylbutanal.
Câu 3. Một hợp chất hữu cơ X phân tử gồm 3 nguyên tố C, H, O. X có tính chất hóa học
sau: tác dụng với kim loại natri giải phóng khí hidro, có phản ứng tráng gương và tác dụng
được với NaOH. X là chất nào sau đây?
A. CH3OH. B. CH3CHO. C. HCOOH. D. CH3COOH.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học?
A. sục khí cacbonic vào dung dịch natri etylat.
B. sục khí cacbonic vào dung dịch natri axetat.
C. sục khí cacbonic vào dung dịch natri fomiat.
D. sục khí cacbonic vào dung dịch natri phenolat.
Câu 5. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt axit fomic và axit axetic?
A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch NH3.
C. dung dịch AgNO3 trong NH3. D. dung dịch C2H5OH.
Câu 6. Trong công nghiệp, axit axetic được sản xuất không phải từ chất nào sau đây?
A. ancol etylic. B. etyl clorua. C.ancol metylic. D. etanal.
Câu 7. Ở điều kiện thích hợp, axit axetic có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới
đây?
A. etanol, natri clorua. B. bạc, magie.
C. đồng (II) hidroxit, etanol, đồng. D. đồng (II) hidroxit, etanol, magie.
Câu 8. Từ etilen điều chế axit axetic, hiệu suất của quá trình điều chế là 80%. Để thu được
1,8 kg axit axetic thì thể tích etilen (đo ở đktc) cần dùng là
A. 537,6 lít. B. 840 lít. C. 876 lít. D. 960 lít.
Câu 9. Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần
100 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy công thức của axit này là
A. HCOOH. B. C2H5COOH. C. CH3COOH. D. C3H7COOH.
Câu 10. Công thức chung của axit hữu cơ no, mạch hở, đơn chức là:
A. CnH2n – COOH. B. CnH2n-1 – COOH.
C. CnH2n-7 – COOH. D. CnH2n+1 – COOH.
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (45 PHÚT)
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1. Khi đun nóng một ancol Y với CuO thu được axeton. Y là chất nào sau đây?
A. butan-1-ol. B. propan-1-ol.
C. propan-2-ol. D. isopropan-2-ol.
Câu 2. Dùng dung dịch brom làm thuốc thử có thể phân biệt được
A. benzen và toluene. B. axit axetic và axit acrylic.
C. axit fomic và axit axetic. D. etilen và stiren.
Câu 3. Tách nước một ancol Y thu được sản phẩm chính có công thức cấu tạo là
CH3CH=CHCH3. Tên Y là
A. butan-2-ol. B. butan-1-ol.
C. 3-metylbutan-2-ol. D. 2-metylbutan-1-ol.
Câu 4. Có ba lọ mất nhãn đựng 3 chất riêng biệt : axeton, anđehit fomic và ancol metylic.
Thuốc thử để phân biệt ba lọ mất nhãn trên là
A. Na và NaOH. B. NaOH và HCN.
C. Na và dung dịch brom. D. HCN và thuốc tím.
Câu 5. Cho 3,7 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư thu được 0,56 lít
khí thoát ra ở đktc. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O. B. C3H8O. C. C4H10O. D. C4H8O.
Câu 6. Cho sơ đồ chuyển hóa sau, mỗi biến hóa chủ biểu diễn bằng một phương trình hóa
học: Benzen → X → Y → Z.
X, Y, Z có thể là nhóm các chất tương ứng nào sau đây?
A. C6H5Br, C6H5ONa, C6H5OH. B. C6H5Br, C6H5CN, C6H5OH.
C. C6H5Br, C6H5OH, C6H5COOH. D. C6H5ONa, C6H5OH, C6H5Br.
Câu 7. Cho 8,345 gam hỗn hợp etanol và phenol tác dụng với dung dịch brom vừa đủ thì
thu được 9,930 gam kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol. Phần trăm khối lượng của etanol
trong hỗn hợp là
A. 33,8% B. 66,2% C. 36,8% D. 63,2%.
Câu 8. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào tác dụng được H2SO4 đậm đặc, đun nóng tạo
sản phẩm là chất khí?
A. Phenol. B. Axit axetic. C. Etanol. D. Etanal.
Phần 2. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm)
Viết các phương trình hóa học biểu diễn biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu
có)
Etilen → etanol → etanal → axit etanoic → etyl axetat.
Câu 10. (2,0 điểm)
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch đựng trong mỗi bình riêng
biệt không nhãn : C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH và HCl. Viết phương trình phản ứng hóa
học.
Câu 11 (2,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng, người ta thu được 3,92 lít khí cacbonic (đktc) và 4,50 gam nước.
a) Tìm công thức phân tử của hai ancol.
b) Viết công thức cấu tạo có thể có của hai ancol.
c) Gọi tên của hai ancol, biết rằng khi oxi hóa không hoàn toàn mỗi ancol bằng đồng
(II) oxit đung nóng, thu được các anđêhit tương ứng. Viết phương trình phản ứng minh họa.
(Cho C = 12 ; H = 1 ; O = 16)
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu Lời giải Thang
điểm
9
10
11
CH2=CH2 + H2O CH3 – CH2 - OH
CH3 – CH2 – OH + CuO CH3 – CHO + Cu +
H2O
2CH3 – CHO + O2 2CH3 – COOH
CH3 – COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 +
H2O
Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử. Cho quỳ tím vào bốn mẫu
thử, mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH và HCl. Cho
dung dịch AgNO3 vào hai mẫu thử này, mẫu thử xuất hiện kết
tủa trắng là HCl, mẫu thử còn lại là CH3COOH.
Sau đó cho kim loại Na vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử có hiện
tượng sủi bọt khí không màu là C2H5OH, mẫu thử không hiện
tượng là CH3CHO.
Ptpư:
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2↑
a) Gọi công thức chung của 2 ancol là: (n
Phương trình phản ứng:
+
Số mol CO2 và số mol H2O:
= = 0,175 (mol)
nH2O = (4,5/18) = 0,25 (mol)
=> nancol = số mol H2O – số mol CO2 = 0,25 – 0,175 = 0,075
mol
=>
Vậy công thức phân tử 2 ancol là: C2H6O và C3H8O.
b) Công thức cấu tạo của hai ancol:
CH3 – CH2 – OH
CH3 – CH2 – CH2 – OH và (CH3)2CH – OH
c) Gọi tên ancol
CH3 – CH2 – OH + CuO CH3 – CHO + Cu + H2O
(ancol etylic)
CH3–CH2–CH2–OH + CuO CH3 – CH2 – CHO + Cu +
H2O
(ancol propylic)
0.5x4 = 2
điểm
2 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
H2SO4,to
to
Mn2+, to
H+,to
PHỤ LỤC 6 : PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Lớp Cao học LL&PPDH Hóa học
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Kính gửi quý Thầy Cô giáo!
Để góp phần nâng cao việc giúp đỡ học sinh yếu môn hóa học nói chung qua đề tài
“Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa học lớp 11 ban cơ bản THPT”.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy (Cô) bằng cách đánh dấu
(X) vào các ô chữ số tương ứng với mức độ từ thấp đến cao (1- ứng với mức độ thấp nhất,
5- ứng với mức độ cao nhất)
Câu trả lời của quý Thầy (Cô) chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Xin chân thành
cảm ơn!
Thông tin cá nhân
Họ và tên: Tuổi..
Trình độ: Đại học □ Đang học sau đại học □ Thạc sĩ □
Nơi công tác:
Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: ..năm.
Các vấn đề tham khảo ý kiến:
1. Đánh giá về nội dung
STT Một số biện pháp bồi dưỡng HS yếu Mức độ 1 2 3 4 5
1 Tương đối đầy đủ
2 Ngắn gọn, xúc tích
3 Chính xác khoa học
4 Thiết thực
5 Có tính logic
2. Đánh giá về hình thức “Một số biện pháp bồi dưỡng HS yếu môn hóa học lớp 11
ban cơ bản THPT”
STT Một số biện pháp bồi dưỡng HS yếu Mức độ 1 2 3 4 5
1 Trình bày đẹp
2 Tính khoa học
3 Tính logic
4 Trình bày rõ ràng, dễ hiểu
3. Đánh giá về tính hiệu quả
• Đối với giáo viên
STT Một số biện pháp bồi dưỡng HS yếu Mức độ 1 2 3 4 5
1 Cung cấp cho giáo viên cái nhìn tổng quát về các biện pháp giúp đỡ HS yếu
2 Giúp GV nhận diện được HS yếu của lớp
mình và đưa ra những biện pháp phù hợp
3
Thắt chặt mối quan hệ giữa các học sinh trong
lớp học
4 Góp phần nâng cao chất lượng dạy học
5 Nâng cao mối quan hệ thầy trò ngày càng tốt
đẹp
• Đối với học sinh
STT Một số biện pháp bồi dưỡng HS yếu Mức độ 1 2 3 4 5
1 Học sinh yếu hình thành được động cơ học tập
2 Học sinh yếu cảm thấy được quan tâm và yêu thích môn học hơn
3 Phát huy tính tích cực học tập
4 Tạo hứng thú học tập
5 Góp phần nâng cao kết quả học tập
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của quý Thầy (Cô). Rất mong nhận được
thông tin phản hồi chính xác quý Thầy (Cô) về vấn đề này.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ Phan Thị Lan Phương, điện thoại: 0982.25.18.25,
Email: phuong1825@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn
PHỤ LỤC 7 : PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Lớp Cao học LL&PPDH Hóa học
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Thân chào các em học sinh!
Với nguyện vọng giúp đỡ học sinh yếu kém môn hóa học học tốt môn học này, chúng
tôi muốn tham khảo ý kiến của các em một số vấn đề về việc học tập môn hóa học ở trên
trường để đưa ra những biện pháp phù hợp giúp đỡ các em học tập tốt hơn.
Câu trả lời của các em chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Chân thành cảm ơn sự
hợp tác của các em!
Thông tin cá nhân
Họ và tên học sinh:
Lớp 11.Trường .
Điểm trung bình môn hóa học: (Đánh dấu X vào ô chọn)
+ Yếu (dưới 5.0) □ + Trung bình (từ 5.0 – 6.5) □
+ Khá (7.0 – 8.0) □ + Giỏi (trên 8.0) □
1. Trong các môn khoa học tự nhiên, em thích nhất môn học nào?
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Rất không
thích
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
2. Em thường sử dụng những tài liệu nào khi học tập môn hóa học?
a. Sách giáo khoa □ b. Tài liệu do trường soạn □
c. Sách tham khảo □ d. Tài liệu khác □
3. Theo các em, môn hóa học có:
Quá nhiều
Tương đối
nhiều Vừa đủ
Tương đối
ít Quá ít
a. Lý thuyết
b. Bài tập
c. Thực hành
4. Em có thường đọc bài mới trước khi đến lớp không?
a. Thường xuyên □ b. Thỉnh thoảng □ c. Không bao giờ đọc □
5. Mức độ chú ý của các em trong giờ hóa học như thế nào?
a. Tập trung chú ý cao độ □
b. Chăm chú theo dõi, quan sát □
c. Chú ý giả tạo (ngồi nghiêm chỉnh nhưng đầu óc trống rỗng) □
d. Hoàn toàn không chú ý (nói chuyện, làm việc riêng) □
6. Phương pháp học tập môn hóa học của em là:
a. Học lý thuyết bằng cách đọc to □
b. Học lý thuyết bằng cách viết ra giấy □
c. Học lý thuyết trước rồi làm bài tập □
d. Làm bài tập trước sau đó mới học lý thuyết □
e. Chỉ làm bài tập, không học lý thuyết □
7. Những khó khăn em gặp phải khi giải bài tập hóa học ( 5: khó khăn nhất, 1: ít khó
khăn nhất)
Mức độ 1 2 3 4 5
- Không nắm được lý thuyết
- Không định được hướng giải
- Không liên kết được dữ kiện và yêu cầu của đề
bài
- Không có hệ thống bài tập tương tự
- Không đủ thời gian
8. Đánh giá mức độ sử dụng các hình thức dạy học sau của giáo viên trong giờ lên lớp
Hình thức Thường xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
Kiểm tra bài cũ.
Khen thưởng, tuyên dương kịp thời học
sinh có tiến bộ.
Thực hiện hình thức chép phạt khi HS
không thuộc bài.
Xây dựng nhóm học tập (HS kèm HS).
Hướng dẫn HS cách tự học.
Sử dụng đồ dùng dạy học và biểu diễn thí
nghiệm khi dạy bài mới.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của các em học sinh. Rất mong nhận được
thông tin phản hồi chính xác của các em về vấn đề này.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ Phan Thị Lan Phương, điện thoại: 0982.25.18.25,
Email: phuong1825@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_yeu_mon_hoa_hoc_lop_11_ban_co_ban_trung_hoc_pho_thong_7309.pdf