Luận văn Một số biên pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới

Tăng cường giới thiệu, quảng cáo sản phẩm và tiếp thị bằng nhiều hình thức đặc biệt sử dụng Internet trong công tác tiếp thị. Đẩy mạnh việc phối hợp với các hiệp hội nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ theo từng mặt hàng chuyên sâu cùng với việc liên kết với các DN nước ngoài ở nước sở tại đang tham gia vào hệ thống phân phối thủy sản trên thị trường Hoa Kỳ để tăng cường thâm nhập vào mạng lưới phân phối trên thị trường này

pdf55 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biên pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ chếbiến thuỷ san cao cấp của Việt Nam được cải thiện đáng kể . Hiện Việt Nam có hơn 60 DN đã xây dựng tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn ) có đủ điều kiện về vệ sinh được Hoa Kỳ cho phép xuất khẩu hải sản vào Hoa Kỳ. - Khi Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, thuế nhập khẩu đối với hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ giảm, các DN Việt Nam có thể đa dạng hoá các mặt hàng đồng thời thay đổi cơ cấu hàng xuât khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng chế biến cao cấp có giá trị cao (hiện nay chủ yếu Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản dưới dạng thô vào Hoa Kỳ), và chỉ có như vậy Việt Nam mới tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu và giành được quyền chủ động trong kinh doanh và khẳng định được vị thế của DN trên thị trường quan trọng này. Thuế nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ Mã thuế Mặt hàng Nằm trong diện hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) Không nằm trong diện hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường (Non- NTR) 0301 Cá tươi sống 0% 0% 0302 Các bộ phận còn lại sau khi căt phi lê tươi hoặc đông lạnh 0% 2.2- 4.4 cent/kg 0304 Phi lê cá, thịt cá đã lóc xương tươi hoặc đông lạnh 0% Một số 0% Một số 5.5 cent/kg 0305 Cá khô ,ướp muối xông khói 4-7% 25-30 % 0306.13 Tôm các loại đông lạnh 0% 0% 0306(14-24) Thịt cua đông lạnh 7.5% 15% 0307 Các loại nghêu sò 0% 0% 0307 60 Ôc 5% 20% 1601-1604 Các loại thực phẩm chế biến từ cá 0.9-6 cent/kg 6.6-22 cent/kg 1605.10.05 Cua chế biến chín 10% 20% 1605.10.20 Thịt cua 0% 22.5% 160530.05 Tôm hùm chế biến 10% 20% 2.Khó khăn - Tính cạnh tranh của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ rất cao. Thuỷ sản Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh với thuỷ sản của các nước Thái Lan, Ân Độ, Bănglađét... chẳng những về chất lượng, giá cả mà còn về phương thức thanh toán. Chẳng hạn hàng thuỷ sản Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB, thời hạn thanh toán trả tiền ngay, trong khi đối thủ cạnh tranh của ta chào giá CFR thời hạn trả tiền 30- 60 ngày kể từ khi cấp vận đơn. - Thuỷ sản chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu mới xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho nên trị giá xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là do các cơ sở thuỷ sản Việt Nam chưa hiểu hết được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác Hoa Kỳ về công nghệ chế biến thuỷ sản ở Việt Nam như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản. - Hoa Kỳ có những quy định rất khắt khe không những đối với chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn có các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái. Đây cũng được coi như các rào cản kỹ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thuỷ sản, ví dụ Thái Lan nhập khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ phải xuất trình hai loại giấy: thứ nhất, giấy chứng nhận sử dụng công nghệ đánh bắt không gây hại cho rùa biển; thứ hai, giấy chứng nhận về quy trình nuôi tôm không gây tác hại cho môi trường sinh thái. Các quy trình trên có thể áp dụng cho Viêt Nam khi tăng cường xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ. - Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài như quy hoạch, giống, nuôi trồng, đánh bắt... còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành quy trình công nghệ hoàn chỉnh mang tính công nghiêp ở tầm vĩ mô. - Nắm bắt thông tin về thị trường Hoa Kỳ còn ít, các DN chưa chủ động nghiên cứu để tiếp cận kịp thời với thị trường này. Việc tìm kiêm các giải pháp khoa học mang tính thực tiễn để xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt được mục tiêu của Bộ Thuỷ sản là 400 triệu USD, chiếm 20% thị phần xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ra thị trường thế giới vào năm 2005 là điều có ý nghĩa thiết thực và cấp bách. 3. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, chúng ta có thể dự đoán. Những mặt hàng không có sự tăng đột biến như phi lê cá, tôm đông lạnh vì thuế nhập khẩu các mặt hàng này trước và sau Hiệp định đều bằng 0. Những mặt hàng tăng mạnh gồm các loại thuỷ sản chế biến, vì thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ giảm khá mạnh. Sau đây là biểu thuế so sánh năm 1999 ( biểu thuế này có thể thay đổi và được công bố hàng năm). Biểu thuế nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ Mã số hàng Thuỷ sản Mặt hàng Thuế nằm trong diện hưởng quy chế NTR (%) Thuế không nằm trong diện hưởng quy chế NTR (%) 0301 Các loại cá sống 0 0 0302 Các bộ phận còn lại của cá sau khi cắt lọc phi lê , kể ca gan cá tươi hoặc ướp lạnh 0 2.2 cent/kg đến 4.4 cent/kg tuỳ loại 0303 Các bộ phận còn lại của cá sau khi cắt lọc phi lê , kể cả gan cá đông lạnh 0 2.2 cent/kg đến 4.4 cent/kg tuỳ loại 0304 Fi lê cá , thịt cá đã lọc xuơng tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 0 Một số loại 0% , một số loại 5.5 cent/ kg 0305 Cá khô, ướp muối hoặc xông khói 4-7 25-30 0306.13 Tôm các loại 0 0 0306.14/2 4 Thịt cua đông lạnh hoặc không đông lạnh 7.5 7.5 0307 Các loại nghêu sò 0 0 0307.06 Ôc 5 5 1601-1604 Các thực phẩm chế biến từ cá, thịt 0.9-6 cent/kg hoặc 2.1%- 15% 6.6 cent/kg đến 22 cent/ kg hoặc 20%- 35% 1605.10.0 5 Cua chế biến chín 10% 20 1605.10.2 0 Thịt cua 0 22.5 1605.10.4 0 Các loại cua chế biến khác 5 15 1605.20.0 5 Tôm chế biến chín 5 20 1605.30.0 5 Tôm hùm chế biến chín 10 20 1605.30.1 0 Tôm hùm sơ chế có đông lạnh hoặc không đông lạnh 0 0 1605.90 Các nhuyễn thể khác(nghêu, sò,ôc...) 0 20 phần iv: một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng thủy sản việt nam vào thị trường mỹ trong thời gian tới 1. Định hướng chung - Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu gắn với định hướng phát triển: Mặt hàng thủy sản nào thị trường đã tương đối bão hòa nên giới hạn diện tích nuôi trồng. Đối với mặt hàng còn tiềm năng về thị trường cần nghiên cứu kỹ thị trường trên cơ sở đó hình thành những vùng nuôi trồng tập trung để cung ứng đủ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu phải chú ý đến yếu tố môi trường sinh thái. - Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cần nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua đầu tư vào giống, thủy lợi, công tác khuyến ngư đặc biệt đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản sau đánh bắt. - Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường. Công tác xúc tiến thương mại cần được tăng cường ở tất cả các cấp độ: Nhà nước, địa phương, hiệp hội và DN. Tăng cường phối hợp với các hiệp hội trong việc nhận biết và ứng phó với các rào cản kỹ thuật mới xuất hiện. - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản, phát triển các công cụ tài chính, tín dụng như bảo hiểm rủi ro không thanh toán, chiết khấu chứng từ để hỗ trợ cho các DN thâm nhập thị trường mới; có biện pháp giảm nhanh chi phí dịch vụ đầu vào cho xuất khẩu để hạ giá thành. - Hoàn thiện Hệ thống luật thương mại là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng một Hệ thống luật thương mại đồng bộ, khoa học và thống nhất, khắc phục những hạn chế bất cập giữa Luật thương mại hiện hành với thực tiễn phát triển của đất nước cũng như với luật pháp và tập quán thươg mại quốc tế đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập và tự do hóa thương mại, phù hợp với cam kết quốc tế trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ. - Hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, kích thích các mối liên hệ giữa người sản xuất- nghười tiêu thụ để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Bắt tay nghiên cứu, tiếp cận với giao dịch kỳ hạn. - Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng bảo đảm có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu vì mục đích nâng cao hiệu quả xuất khẩu. 2. Một số giải pháp cơ bản 2.1 Phát triển sản xuất các đối tượng thủy sản có đầu ra tốt Đối với các ngành sản xuất dựa vào tài nguyên thiên nhiên, trong đó có thủy sản, các yếu tố có quan hệ mật thiết, gắn liền nhau và có tác dụng quyết định đối với sự phát triển là: - Tiềm năng nguồn lợi sẵn có của tự nhiên. Quá trình khai thác nguồn lợi sẵn có và nguồn lợi được bổ sung, tái tạo thông qua các biện pháp như khoanh vùng bảo vệ, bổ sung nguồn giống vào tự nhiên hoặc nuôi, trồng… để lám ra sản phẩm tiêu dùng. - Tiêu thụ các sản phẩm, hay là đầu ra của sản phẩm. Trông nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, yếu tố thứ 3 tức là đầu ra của sản phẩm, có vai trò rất lớn, rất quyết định như là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm cả quá trình phát triển chung. Thực tế phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là trong những thập niên vừa qua, đã chứng minh cho luận điểm đó. Nhờ giải quyết được đầu ra với hiệu quả cao từ xuất khẩu cho sản phẩm mà thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp, đã trở thành một ngành kinh tế- kỹ thuật, sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu, có đóng góp đáng kể không chỉ cho nền kinh tế nước nhà, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà còn tham gia khẳng định chủ quyền đất nước trên biển, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn khác nhau. Vì lý do trên, khi định hướng phát triển các đối tượng sản phẩm thủy sản phục vụ cho xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, yếu tố đầu tiên cần xác định là khả năng và hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm đó trên thị trường này. Quan điểm về mục tiêu để định hướng phát triển các đối tượng sản phẩm thủy sản: - Tận dụng nguồn lợi tự nhiên các đối tượng sẵn có hoặc điều kiện tự nhiên để phát triển các đối tượng đầu ra có tính cạnh tranh, có thể tiêu thụ với sản lượng và hiệu quả cao trên thị trường xuất khẩu. - Phát triển một cách bền vững đối với các chỉ tiêu tăng trưởng sinh thái, môi trường và trong mối quan hệ hài hòa với các ngành kinh tế có chung địa bàn hoạt động (giao thông, du lịch). 2.1.1 Các đối tượng ở vùng biển xa bờ  Cá ngừ Cá ngừ các loại là môt trong những mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn trong năm 2001 với sản lượng 1200 tấn. Mặt hàng này là một thế mạnh của Việt Nam ở thị trường Mỹ. Đối tượng sản phẩm khai thác đã được khặng định trong vùng biển xa bờcủa nước ta là cá ngừ, tập trung ở các loài cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây dài, cá ngừ phù và cá ngừ ồ. Trên thị trường thế giới, các sản phẩm từ cá ngừ (tươi, đông lạnh, hộp) là một trong các nhóm sản phẩm đứng đầu về khối lượng ngoại thương, về giá trị đứng thứ 2, chỉ sau nhóm đối tượng tôm. Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu cá ngừ với khối lượng lớn nhưng chủ yếu là nguyên liệu để đóng hộp và tái xuất khẩu. Về cơ bản, các loài cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và vây dài đông lạnh có giá không thấp hơn tôm sua bao nhiêu (một số DN Việt Nam xuất được cá ngừ vây vàng với giá trung bình 14- 14,5 USD/kg). Hiện nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ khá cao (trong quý I/2001 sản lượng cá ngừ tươi xuất khẩu đạt 400 tấn, giá trị 2,0 triệu USD tăng 2,3 lần so với quýI/2001). Mặc dù thị phần của ta còn nhỏ bé trên thị trường cá ngừ Hoa Kỳ nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng gia tăng xuất khẩu trong những năm tới.  Một số đối tượng khác Hiện nay hiểu biết của chúng ta về nguồn lợi vùng xa bờ còn hạn hẹp, đặc biệt là từ độ sâu 100m trở ra. Tuy nhiên, những điều tra trước đây của chương trình hợp tác Việt - Xô (trong vùng 100m nước sâu trở vào) đã phát hiện sự có mặt của một số bãi tôm biển sâu, tôm vỗ…ấn Độ là nước khai thác và xuất khẩu đối tượng tôm biển sâu khá thành công. Đây là những đối tượng cần tìm hiểu kỹ hơn để khai thác trong thời gian tới. 2.1.2 Các đối tượng vùng biển ven bờ Vùng biển ven bờ và gần bờ là vùng khai thác quen thuộc, truyền thống của ta. Nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao trong vùng này đã bị khai thác quá mức, nhiều vùng sinh thái bị phá hủy, đặc biệt là các bãi san hô và rừng ngập mặn làm mất môi trường sống của nhiều đối trượng thủy sản có giá trị cao như tôm hùm…Các bãi tôm tự nhiên cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, đối với vùng này vấn đề chính là bảo vệ và tái tạo quần đàn, đồng thời chú trọng phát triển nuôi trồng các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao.  Tôm Mặt hàng tôm của Việt Nam đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ vừa có khối lượng lớn vừa có giá trị cao. Tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có ưu thế so với một số nước khác về kích cỡ sản phẩm, có uy tín về chất lượng đối với người tiêu dùng. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ còn rất lớn, tôm đang có kim ngạch lớn nhất. Nhiều loài tôm biển đã được nuôi, trong đó tốm sú là loài có sản lượng nuôi cao nhất thế giới (sản lượng 550- 750 nghìn tấnm/năm). Hiện nay, chúng ta đang tập trung vào nuôi tôm sú . Với phong trào chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác diễn ra từ đầu năm 2001, ta đã có diện tích nuôi tôm sú trên 400 nghìn ha. Sản lượng tôm sú nuôi của Việt Nam đã lên tới vị trí đứng thứ 2 trong các nước nuôi tôm sú, sau Thái Lan. Cùng với tôm sú, gần đây cũng phát triển nuôi tôm rảo. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây là đối tượng có sức hấp dẫn và giá đơn vị cũng vào loại cao nhất trong các đối tượng thủy sản trên thị trường Mỹ. Mặt khác kỹ thuật nuôi tôm đã tương đối phổ cập trên thế giới, đầu tư thuận lợi và chu kỳ sản xuất rất ngắn (3- 4 tháng ) nên nuôi tôm được các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt các nước đang phát triển hết sức quan tâm phát triển. Ngay trong năm 2001, nhiều nước đã đặt ra kế hoạch gia tăng nuôi tôm biển như Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia, Trung quốc … Nhiều nước cũng đã chú trọng phát triển nuôi loài tôm Nam Mỹ (tôm chân trắng) để xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Nhu vậy, cuộc cạnh tranh để xuất khẩu tôm chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt và khôc liệt. Nếu chỉ tập trung vào một đối tượng tôm sú thì nước xuất khẩu sẽ khó tránh khỏi sự đe dọa rất nghiêm trọng. Đồng thời, nếu chỉ tập trung nuôi đơn một đối tượng tôm sú, mô trường sẽ dễ dàng bị thoái hóa, gây hậu quả lâu dài. Do đó, trong kế hoạch phát triển cần quan tâm đến tính linh động, sẵn sàng chuyển đổi đối tượng, luân canh hoặc xen canh với các đối tượng khác. * Giáp xác Đối tượng có đủ cơ hội để phát triển là tôm hùm, ghẹ, cua . * Các loài nhuyễn thể. Đáng kể nhất là điệp, sò thịt 2.1.3. Các đối tượng nước ngọt . * Tôm càng xanh Là đối tượng phục vụ xuất khẩu tốt. Vấn đề hiện nay của ta là sản xuất giống và giá thành nuôi còn cao. * Cá tra và cá basa . Các tra và cá basa của Việt Nam đã giành được thị phần không nhỏ trong tổng khối lượng nhập khẩu loại cá này vào Mỹ. Giới tiêu dùng Mỹ đã quen dùng cá basa của Việt Nam. Ddây là một lợi thế lớn để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này vào Mỹ. Những trở ngại về thương hiệu đang được các bộ, ngành có liên quan tích cực tháo gỡ. Cùng với chất lượng cá tăng lên, chắc chắn lượng cá tra và cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là các loài cá da trơn, được nuôi lồng trên sông hoặc nuôi trong các ao (hầm). Trên thị trường Mỹ, Phi lê cá đông lạnh của Việt Nam đang gần như độc chiếm vị trí số một của mặt hàng nhập khẩu này, Tuy khối lượng và giá trị còn rất ít so với sản lượng cá nheo nuôi của Mỹ. Tuy nhiên, tiêu thụ sản phẩm này có thể gặp một số trở ngại, vì hiện nay một số nước, trước hết là Trung Quốc, đã nhập nội giống cá nheo Mỹ để nuôi phục vụ xuất khẩu trở lại Mỹ. Một số nước Dông nam á như Thái Lan cũng đang có chương trình phát triển cá basa và cá tra xuất khẩu. Trên đây là một số loài thủy sản có khả năng thâm nhập tốt vào thị trường Hoa Kỳ. Nếu phát triển được đồng đều, đa dạng chắc chắn giá trị suất khẩu mà ngành thủy sản mang lại cho nền kinh tế quốc dân sẽ còn tiếp tục tăng trưởng lâu dài trong tương lai. 2.2. Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Như chúng ta đã biết thị trường Mỹ là một thị trường thủy sản khó tính của thế giới. Hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của cục quản lý Dược phẩm cà Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo các tiêu chuẩn HACCP. Vấn đề vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái … là những lý do mà Mỹ thường đưa ra để hạn chế nhập khẩu thủy sản . Từ khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, kim nhạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường này đã tăng đáng kể. Để đạt được những kết quả đó, cù với sự phát triển đáng kể của lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản, vai trò của hoạt động quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực trong chế biến xuất khẩu thủy sản có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam vượt qua những rào cản kỹ thuật, tăng uy tín và vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế này. 2.2.1. Từ yêu cầu của các nước nhập khẩu. Có một thực tế khách quan không thể phủ nhận , thế giới hiện đại đang tồn tại hai cực: các nước giàu và các nước nghèo. Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là các nước nghèo (các nước đang phát triển ). Và ngược lại các nước phát triển ( các nước giàu) ngày càng nhập khẩu nhiều thủy sản cao cấp và đặc chủng. Họ tự cho mình quyền đặt ra những rào cản kỹ thuật (TBT) và hàng rào an toàn vệ sinh (SPS). Và oái oăm hơn có khi họ tạo ra những hàng rào mang tiếng là kỹ thuật nhưng thực chất là phi kỹ thuật, như trường hợp Mỹ gây khó dễ cho việc nhập khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam nhằm hạn chế nhập khẩu, điều chỉnh cán cân thương mại thay thế cho hàng rào thuế quan, hàng rào hạng ngạch đã bị dỡ bỏ thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại . Để thâm nhập vào thị trường này, để tăng giá trị kim ngạch cho đất nước, không có sự lựa chọn nào khác là phải thỏa mãn tối đa yêu cầu của thị trường xuất khẩu, thông qua tạo lợi thế cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác. Ngay từ năm 1994, ngành thủy sản đã thực hiện một cuộc cách mạng trong việc xây dựng hệ thống luật lệ về an toàn vệ sinh thủy sản. Xây dựng cơ quan kiẻm soát an toàn vệ sinh thủy sản. Hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất và ứng dụng chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh theo HACCP nhằm thỏa mãn yêu cầu về an toàn vệ sinh của các thị trường nhập khẩu thủy sản thế giới. Cùng với sự ra đời của trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN) tháng 8/1994, hàng loạt các quy chế, tiêu chuẩn ngành, các niểu mẫu, hướng dẫn đánh giá về điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành. Trong năm 2001, 11 tiêu chuẩn nghành về điều kện VSATTP đối với 7 loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản: cơ sở chế biến nước nắm, cơ sở sản xuất nước đá, nuôi cá bấ, cá tra lồng bè, cơ sở sản xuất cá sinh histamin, cơ sở nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, kho lạnh, cơ sở bán lẻ thủy sản đông lạnh. Việc Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết cuối năm 2001 mở ra triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ vừa là cơ hội vàng cho thủy sản Việt Nam phát triển vừa đặt chúng ta trước một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Sự kiện cá tra cá basa tại Mỹ, sự kiện dư lượng Clorain phenicol buộc chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 2.2.2. Biện pháp - Đặt trọng tâm nhiệm vụ vào kiểm soát môi trường, kiểm soát dư lượng trong động vật thủy sản, sản phẩm thủy sản nuôi, xây dựng một hệ thống kiểm soát chất lượng và VSATTP đáng tin cậy từ khâu sản xuất nguyên liêu như đánh bắt, nuôi trồng (đặc biệt là nuôi trồng) đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản. - Quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng và VSATTP đối với các sản phẩm thủy sản. Thành lập một cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm và thú y thủy sản có quyền hạn và có trách nhiệm quản lý từ trung ương tới các địa phương, thực hiện quản lý chất lượng và VSATTP và thú y thủy sản từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến, phân phối sản phẩm thủy sản tới tay người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Nâng cao trách nhiệm của những người tham gia vào quá trình sản xuất- chế biến- phân phối sản phẩm do họ làm ra. Cần thiết lập kênh thông tin chuyên ngành để chuyển tải những thông tin xuôi chiều từ Nhà nước, bộ, ngành tới ngư dân và ngược lại về tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất của người dân đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật. Chiến lược phát triển dân trí trong ngành thủy sản chính là góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng và VSATTP trong ngành. 2.3 Những biện pháp cần thiết để bảo vệ DN Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá (1)- Tích cực triển khai việc đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận VN là nước thực hiện kinh tế thị trường. (2)- Các DN của Việt Nam cần có tinh thần tích cực theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá. Chính phủ cần áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ và giúp đỡ DN Việt Nam khi bị kiện bán phá giá. Để giúp đỡ cho các DN Việt Nam vượt qua được những khó khăn khi bị kiện bán phá giá chính phủ có thể thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện; tăng cường cung cấp thông tin cho các DN, chuẩn bị cho họ những hàng trang kiến thức cần thiết…; chính phủ chỉ hỗ trợ cho các DN traong các vụ kiện chống bán phá giá chứ không thể làm thay DN trong vụ kiện. (3)- Phát huy vai trò của các hiệp hội chuyên ngành hoặc của các tổ chức nhóm sản phẩm , tăng cường sự phối hợp của các DN để làm mạnh thêm năng lực kháng kiện của các DN. Kinh nghiệm trong vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VAEP) đã tập hợp được 14 DN nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra và cá basa cùng nhau chia sẻ chi phí, kiên quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng. Nếu không có vai trò của Hiệp hội thì 1 DN riêng sẽ khó có đủ điều kiện theo đuổi vụ kiện. (4)- Phổ biến kiến thức về tổ chức Thương mại thế giới và Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi, hình thành nhiều tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với những tranh chấp về ngoại thương, có khả năng tư vấn cho các DN và hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra các vụ kiện. Để ngăn chặn xu thế kiện bán phá giá gia tăng, tranh thủ giành thắng lợi thì một việc làm cấp bách là phổ biến các quy tắc có liên quan của WTO và Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cho các DN, nhanh chóng bồi dưỡng nhiều chuyên gia thông thạo các quy tắc của mậu dịch quốc tế và hoạt động thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, hình thành các tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương, có năng lực làm việc rất cao thì mới có đủ khả năng tư vấn cho DN và hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra các vụ kiện tương tự. (5)- Cần đẩy mạnh tiến trình đàm phán gia nhập WTO, sử dụng các quy tắc của WTO đối phó với nước ngoài thực hiện biện pháp chống bán phá giá. (6)- Các DN Việt Nam cần thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về xuất khẩu sản phẩm phù hợp với những đòi hỏi và những đặc tính của từng thị trường, lưu trữ hồ sơ trong sản xuất kinh doanh sẵn sàng chứng cứ để chứng minh được sự làm ăn đúng đắn của DN mình, tránh có những hành động tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng. Nếu thực sự có hành vi bán phá giá gây thiệt hại cho DN cùng ngành hàng của nước xuất khẩu thì nên chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện, đưa ra lời hứa thực hiện cam kết về giá cả, về thời hạn chấm dứt việc bán phá giá. (7)- Trong trường hợp không chấp nhận các kết luận của chính phủ nước khởi kiện thì DN có thể tiến hành những hành động sau: - Yêu cầu cơ quan tư pháp nước nhập khẩu can thiệp. - Đề nghị chính phủ can thiệp. Nếu có đủ cơ sở chứng minh hành vi kiện bán phá giá thực sự là do nước nhập khẩu muốn bảo hộ mậu dịch thì sau khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO có thể đề nghị chính phủ can thiệp đến tận WTO nhưng với điều kiện DN phải tích cực theo đuổi vụ kiện vì sẽ mất nhiều công sức và thời gian. (8)- Kịp thời đề nghị phúc thẩm sau thời hạn 5 năm nộp thuế chống bán phá giá. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nộp thuế chống bán phá giá nếu đã chấm dứt hành vi phá giá thì cần đề nghị chính phủ nước khởi kiện bán phá giá xét phúc thẩm để hủy bỏ các hình thức xử phạt trước đây. 2.4 Một số biện pháp tổng hợp khác 2.4.1 Tăng cường giới thiệu, quảng cáo sản phẩm và tiếp thị bằng nhiều hình thức đặc biệt sử dụng Internet trong công tác tiếp thị. Đẩy mạnh việc phối hợp với các hiệp hội nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ theo từng mặt hàng chuyên sâu cùng với việc liên kết với các DN nước ngoài ở nước sở tại đang tham gia vào hệ thống phân phối thủy sản trên thị trường Hoa Kỳ để tăng cường thâm nhập vào mạng lưới phân phối trên thị trường này. Ngoài ra, Bộ thương mại cần xúc tiến nhanh việc thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Hoa Kỳ, đề nghị chính sách hỗ trợ DN thành lập văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ nhất là những DN mà kim ngạch xuất khẩu cong nhỏ nhưng có tiềm năng phát triển để các DN Việt Nam có cơ hội giao thương với các nhà phân phối Mỹ nhất là tìm hiểu các luật chơi của thị trường này. Nghiên cứu thành lập một bộ phận chuyên trách việc phát triển, đăng ký và bảo hộ thương hiệu sản phẩm thủy sản trên thị trường nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. 2.4.2 Đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu và đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng nhu cầu cao về các hàng cao cấp tinh chế của thị trường Hoa Kỳ. 2.4.3 Để sản phẩm thủy sản có được giá cạnh tranh, DN Việt Nam phải triệt để khai thác các lợi thế về giá nhân công rẻ, kết hợp với các biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất, hợp lý hóa, hiện đại hóa sản xuất, đồng thời Nhà nước cần có biện pháp cải cách mạnh mẽ các thể chế ngân hàng, hải quan, thuế vụ để hỗ trợ DN có hiệu quả hơn, tránh các biểu hiện tiêu cực làm tốn phí thời giờ và tiền bạc của DN, thậm trí Nhà nước có thể áp dụng biện pháp ưu đãi về thuế để hàng thủy sản Việt Nam có giá cạnh tranh hơn trên thị trường Hoa Kỳ. 2.4.4 Chuyển hướng xuất khẩu Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳcòn rất lớn, tôm đang có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất . Tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có giá trị cao và có ưu thế so với một số nước khác về kích cỡ sản phẩm,có uy tín về chất lượng đối với người tiêu dùng. Như vậy cần chuyển dịch khối lượng đang xuất khẩu vào những thị trường có giá xuất khẩu bình quân thấp hơn sang thị trường Hoa Kỳ thì sẽ có hiệu quả hơn. Kết luận Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, đứng thứ hai sau Nhật Bản và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này không ngừng tăng lên qua các năm đặc biệt năm 2002_ một năm sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Một khoảng thời gian chưa dài nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm khi thâm nhập vào thị trường đầy hấp dẫn và phức tạp này. Trong thời gian tới để giữ vững và nâng cao hơn nữa khả năng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam, tạo ra vi thế ngày càng vững chắc của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi sự nỗ lực ở tất cả các cấp độ : Nhà nước, địa phương, Hiệp hội và DN. Trong đó các DN xuất khẩu cần nỗ lực nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ, tiếp cận thông tin thị trường một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác; đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mơi thiết bị, nâng cao trình độ chế biến và áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ hàng thủy sản xuất khẩu; tăng cường giới thiệu, quảng cáo sản phẩm và tiếp thị bằng nhiều hình thức, chỉ có như vậy những cơ hội kinh doanh mà Hiệp dịnh thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ sẽ mở ra cho xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam mới được nắm bắt kịp thời, tạo đà phát triển mạnh cho các DN trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay. Từ việc phân tích những nhân tố chủ yếu tác động tới tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ cung vơi việc đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp hết sức cơ bản hy vọng các DN xuất khẩu của Việt Nam sẽ thành công hơn nữa trong việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ để nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa của mình, tận dụng tối đa những cơ hội mà Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mang lại. phần iv một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng thủy sản việt nam vào thị trường mỹ trong thời gian tới 1. Định hướng chung - Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu gắn với định hướng phát triển: Mặt hàng thủy sản nào thị trường đã tương đối bão hòa nên giới hạn diện tích nuôi trồng. Đối với mặt hàng còn tiềm năng về thị trường cần nghiên cứu kỹ thị trường trên cơ sở đó hình thành những vùng nuôi trồng tập trung để cung ứng đủ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu phải chú ý đến yếu tố môi trường sinh thái. - Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cần nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua đầu tư vào giống, thủy lợi, công tác khuyến ngư đặc biệt đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản sau đánh bắt. - Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường. Công tác xúc tiến thương mại cần được tăng cường ở tất cả các cấp độ: Nhà nước, địa phương, hiệp hội và DN. Tăng cường phối hợp với các hiệp hội trong việc nhận biết và ứng phó với các rào cản kỹ thuật mới xuất hiện. - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản, phát triển các công cụ tài chính, tín dụng như bảo hiểm rủi ro không thanh toán, chiết khấu chứng từ để hỗ trợ cho các DN thâm nhập thị trường mới; có biện pháp giảm nhanh chi phí dịch vụ đầu vào cho xuất khẩu để hạ giá thành. - Hoàn thiện Hệ thống luật thương mại là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng một Hệ thống luật thương mại đồng bộ, khoa học và thống nhất, khắc phục những hạn chế bất cập giữa Luật thương mại hiện hành với thực tiễn phát triển của đất nước cũng như với luật pháp và tập quán thươg mại quốc tế đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập và tự do hóa thương mại, phù hợp với cam kết quốc tế trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ. - Hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, kích thích các mối liên hệ giữa người sản xuất- nghười tiêu thụ để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Bắt tay nghiên cứu, tiếp cận với giao dịch kỳ hạn. - Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng bảo đảm có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu vì mục đích nâng cao hiệu quả xuất khẩu. 2. Một số giải pháp cơ bản 2.1 Phát triển sản xuất các đối tượng thủy sản có đầu ra tốt Đối với các ngành sản xuất dựa vào tài nguyên thiên nhiên, trong đó có thủy sản, các yếu tố có quan hệ mật thiết, gắn liền nhau và có tác dụng quyết định đối với sự phát triển là: - Tiềm năng nguồn lợi sẵn có của tự nhiên. Quá trình khai thác nguồn lợi sẵn có và nguồn lợi được bổ sung, tái tạo thông qua các biện pháp như khoanh vùng bảo vệ, bổ sung nguồn giống vào tự nhiên hoặc nuôi, trồng… để lám ra sản phẩm tiêu dùng. - Tiêu thụ các sản phẩm, hay là đầu ra của sản phẩm. Trông nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, yếu tố thứ 3 tức là đầu ra của sản phẩm, có vai trò rất lớn, rất quyết định như là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm cả quá trình phát triển chung. Thực tế phát triển của ngành thủy sản, đặc biệt là trong những thập niên vừa qua, đã chứng minh cho luận điểm đó. Nhờ giải quyết được đầu ra với hiệu quả cao từ xuất khẩu cho sản phẩm mà thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp, đã trở thành một ngành kinh tế- kỹ thuật, sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu, có đóng góp đáng kể không chỉ cho nền kinh tế nước nhà, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà còn tham gia khẳng định chủ quyền đất nước trên biển, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn khác nhau. Vì lý do trên, khi định hướng phát triển các đối tượng sản phẩm thủy sản phục vụ cho xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, yếu tố đầu tiên cần xác định là khả năng và hiệu quả tiêu thụ các sản phẩm đó trên thị trường này. Quan điểm về mục tiêu để định hướng phát triển các đối tượng sản phẩm thủy sản: - Tận dụng nguồn lợi tự nhiên các đối tượng sẵn có hoặc điều kiện tự nhiên để phát triển các đối tượng đầu ra có tính cạnh tranh, có thể tiêu thụ với sản lượng và hiệu quả cao trên thị trường xuất khẩu. - Phát triển một cách bền vững đối với các chỉ tiêu tăng trưởng sinh thái, môi trường và trong mối quan hệ hài hòa với các ngành kinh tế có chung địa bàn hoạt động (giao thông, du lịch). 2.1.1 Các đối tượng ở vùng biển xa bờ  Cá ngừ Cá ngừ các loại là môt trong những mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn trong năm 2001 với sản lượng 1200 tấn. Mặt hàng này là một thế mạnh của Việt Nam ở thị trường Mỹ. Đối tượng sản phẩm khai thác đã được khặng định trong vùng biển xa bờcủa nước ta là cá ngừ, tập trung ở các loài cá ngừ vằn, cá ngừ vâyvàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây dài, cá ngừ phù và cá ngừ ồ. Trên thị trường thế giới, các sản phẩm từ cá ngừ (tươi, đông lạnh, hộp) là một trong các nhóm sản phẩm đứng đầu về khối lượng ngoại thương, về giá trị đứng thứ 2, chỉ sau nhóm đối tượng tôm. Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu cá ngừ với khối lượng lớn nhưng chủ yếu là nguyên liệu để đóng hộp và tái xuất khẩu. Về cơ bản, các loài cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và vây dài đông lạnh có giá không thấp hơn tôm sua bao nhiêu (một số DN Việt Nam xuất được cá ngừ vây vàng với giá trung bình 14- 14,5 USD/kg). Hiện nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ khá cao (trong quý I/2001 sản lượng cá ngừ tươi xuất khẩu đạt 400 tấn, giá trị 2,0 triệu USD tăng 2,3 lần so với quýI/2001). Mặc dù thị phần của ta còn nhỏ bé trên thị trường cá ngừ Hoa Kỳ nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng gia tăng xuất khẩu trong những năm tới.  Một số đối tượng khác Hiện nay hiểu biết của chúng ta về nguồn lợi vùng xa bờ còn hạn hẹp, đặc biệt là từ độ sâu 100m trở ra. Tuy nhiên, những điều tra trước đây của chương trình hợp tác Việt - Xô (trong vùng 100m nước sâu trở vào) đã phát hiện sự có mặt của một số bãi tôm biển sâu, tôm vỗ…ấn Độ là nước khai thác và xuất khẩu đối tượng tôm biển sâu khá thành công. Đây là những đối tượng cần tìm hiểu kỹ hơn để khai thác trong thời gian tới. 2.1.2 Các đối tượng vùng biển ven bờ Vùng biển ven bờ và gần bờ là vùng khai thác quen thuộc, truyền thống của ta. Nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao trong vùng này đã bị khai thác quá mức, nhiều vùng sinh thái bị phá hủy, đặc biệt là các bãi san hô và rừng ngập mặn làm mất môi trường sống của nhiều đối trượng thủy sản có giá trị cao như tôm hùm…Các bãi tôm tự nhiên cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, đối với vùng này vấn đề chính là bảo vệ và tái tạo quần đàn, đồng thời chú trọng phát triển nuôi trồng các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao.  Tôm Mặt hàng tôm của Việt Nam đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ vừa có khối lượng lớn vừa có giá trị cao. Tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có ưu thế so với một số nước khác về kích cỡ sản phẩm, có uy tín về chất lượng đối với người tiêu dùng. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ còn rất lớn, tôm đang có kim ngạch lớn nhất. Nhiều loài tôm biển đã được nuôi, trong đó tốm sú là loài có sản lượng nuôi cao nhất thế giới (sản lượng 550- 750 nghìn tấnm/năm). Hiện nay, chúng ta đang tập trung vào nuôi tôm sú . Với phong trào chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác diễn ra từ đầu năm 2001, ta đã có diện tích nuôi tôm sú trên 400 nghìn ha. Sản lượng tôm sú nuôi của Việt Nam đã lên tới vị trí đứng thứ 2 trong các nước nuôi tôm sú, sau Thái Lan. Cùng với tôm sú, gần đây cũng phát triển nuôi tôm rảo. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây là đối tượng có sức hấp dẫn và giá đơn vị cũng vào loại cao nhất trong các đối tượng thủy sản trên thị trường Mỹ. Mặt khác kỹ thuật nuôi tôm đã tương đối phổ cập trên thế giới, đầu tư thuận lợi và chu kỳ sản xuất rất ngắn (3 – 4 tháng ) nên nuôi tôm được các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt các nước đang phát triển hết sức quan tâm phát triển. Ngay trong năm 2001, nhiều nước đã đặt ra kế hoạch gia tăng nuôi tôm biển như Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia, Trung q uốc … Nhiều nước cũng đã chú trọng phát triển nuôi loài tôm Nam Mỹ (tôm chân trắng) để xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Nhu vậy, cuộc cạnh tranh để xuất khẩu tôm chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt và khôc liệt. Nếu chỉ tập trung vào một đối tượng tôm sú thì nước xuất khẩu sẽ khó tránh khỏi sự đe dọa rất nghiêm trọng. Đồng thời, nếu chỉ tập trung nuôi đơn một đối tượng tôm sú, mô trường sẽ dễ dàng bị thoái hóa, gây hậu quả lâu dài. Do đó, trong kế hoạch phát triển cần quan tâm đến tính linh động, sẵn sàng chuyển đổi đối tượng, luân canh hoặc xen canh với các đối tượng khác. * Giáp xác Đối tượng có đủ cơ hội để phát triển là tôm hùm, ghẹ, cua . * Các loài nhuyễn thể. Đáng kể nhất là điệp, sò thịt 2.1.3. Các đối tượng nước ngọt . * Tôm càng xanh Là đối tượng phục vụ xuất khẩu tốt. Vấn đề hiện nay của ta là sản xuất giống và giá thành nuôi còn cao. * Cá tra và cá basa . Các tra và cá basa của Việt Nam đã giành được thị phần không nhỏ trong tổng khối lượng nhập khẩu loại cá này vào Mỹ. Giới tiêu dùng Mỹ đã quen dùng cá basa của Việt Nam. Ddây là một lợi thế lớn để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này vào Mỹ. Những trở ngại về thương hiệu đang được các bộ, ngành có liên quan tích cực tháo gỡ. Cùng với chất lượng cá tăng lên, chắc chắn lượng cá tra và cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là các loài cá da trơn, được nuôi lồng trên sông hoặc nuôi trong các ao (hầm). Trên thị trường Mỹ, Phi lê cá đông lạnh của Việt Nam đang gần như độc chiếm vị trí số một của mặt hàng nhập khẩu này, Tuy khối lượng và giá trị còn rất ít so với sản lượng cá nheo nuôi của Mỹ. Tuy nhiên, tiêu thụ sản phẩm này có thể gặp một số trở ngại, vì hiện nay một số nước, trước hết là Trung Quốc, đã nhập nội giống cá nheo Mỹ để nuôi phục vụ xuất khẩu trở lại Mỹ. Một số nước Dông nam á như Thái Lan cũng đang có chương trình phát triển cá basa và cá tra xuất khẩu. Trên đây là một số loài thủy sản có khả năng thâm nhập tốt vào thị trường Hoa Kỳ. Nếu phát triển được đồng đều, đa dạng chắc chắn giá trị suất khẩu mà ngành thủy sản mang lại cho nền kinh tế quốc dân sẽ còn tiếp tục tăng trưởng lâu dài trong tương lai. 2.2. Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Như chúng ta đã biết thị trường Mỹ là một thị trường thủy sản khó tính của thế giới. Hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của cục quản lý Dược phẩm cà Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo các tiêu chuẩn HACCP. Vấn đề vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái … là những lý do mà Mỹ thường đưa ra để hạn chế nhập khẩu thủy sản . Từ khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, kim nhạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường này đã tăng đáng kể. Để đạt được những kết quả đó, cù với sự phát triển đáng kể của lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản, vai trò của hoạt động quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực trong chế biến xuất khẩu thủy sản có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam vượt qua những rào cản kỹ thuật, tăng uy tín và vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế này. 2.2.1. Từ yêu cầu của các nước nhập khẩu. Có một thực tế khách quan không thể phủ nhận , thế giới hiện đại đang tồn tại hai cực: các nước giàu và các nước nghèo. Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là các nước nghèo (các nước đang phát triển ). Và ngược lại các nước phát triển ( các nước giàu) ngày càng nhập khẩu nhiều thủy sản cao cấp và đặc chủng. Họ tự cho mình quyền đặt ra những rào cản kỹ thuật (TBT) và hàng rào an toàn vệ sinh (SPS). Và oái oăm hơn có khi họ tạo ra những hàng rào mang tiếng là kỹ thuật nhưng thực chất là phi kỹ thuật, như trường hợp Mỹ gây khó dễ cho việc nhập khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam nhằm hạn chế nhập khẩu, điều chỉnh cán cân thương mại thay thế cho hàng rào thuế quan, hàng rào hạng ngạch đã bị dỡ bỏ thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại . Để thâm nhập vào thị trường này, để tăng giá trị kim ngạch cho đất nước, không có sự lựa chọn nào khác là phải thỏa mãn tối đa yêu cầu của thị trường xuất khẩu, thông qua tạo lợi thế cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác. Ngay từ năm 1994, ngành thủy sản đã thực hiện một cuộc cách mạng trong việc xây dựng hệ thống luật lệ về an toàn vệ sinh thủy sản. Xây dựng cơ quan kiẻm soát an toàn vệ sinh thủy sản. Hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất và ứng dụng chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh theo HACCP nhằm thỏa mãn yêu cầu về an toàn vệ sinh của các thị trường nhập khẩu thủy sản thế giới. Cùng với sự ra đời của trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN) tháng 8/1994, hàng loạt các quy chế, tiêu chuẩn ngành, các niểu mẫu, hướng dẫn đánh giá về điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành. Trong năm 2001, 11 tiêu chuẩn nghành về điều kện VSATTP đối với 7 loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản: cơ sở chế biến nước nắm, cơ sở sản xuất nước đá, nuôi cá bấ, cá tra lồng bè, cơ sở sản xuất cá sinh histamin, cơ sở nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, kho lạnh, cơ sở bán lẻ thủy sản đông lạnh. Việc Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết cuối năm 2001 mở ra triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ vừa là cơ hội vàng cho thủy sản Việt Nam phát triển vừa đặt chúng ta trước một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Sự kiện cá tra cá basa tại Mỹ, sự kiện dư lượng Clorain phenicol buộc chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 2.2.2. Biện pháp - Đặt trọng tâm nhiệm vụ vào kiểm soát môi trường, kiểm soát dư lượng trong động vật thủy sản, sản phẩm thủy sản nuôi, xây dựng một hệ thống kiểm soát chất lượng và VSATTP đáng tin cậy từ khâu sản xuất nguyên liêu như đánh bắt, nuôi trồng (đặc biệt là nuôi trồng) đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản. - Quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng và VSATTP đối với các sản phẩm thủy sản. Thành lập một cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm và thú y thủy sản có quyền hạn và có trách nhiệm quản lý từ trung ương tới các địa phương, thực hiện quản lý chất lượng và VSATTP và thú y thủy sản từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến, phân phối sản phẩm thủy sản tới tay người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Nâng cao trách nhiệm của những người tham gia vào quá trình sản xuất- chế biến- phân phối sản phẩm do họ làm ra. Cần thiết lập kênh thông tin chuyên ngành để chuyển tải những thông tin xuôi chiều từ Nhà nước, bộ, ngành tới ngư dân và ngược lại về tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất của người dân đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật. Chiến lược phát triển dân trí trong ngành thủy sản chính là góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng và VSATTP trong ngành. 2.3 Những biện pháp cần thiết để bảo vệ DN Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá (1)- Tích cực triển khai việc đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận VN là nước thực hiện kinh tế thị trường. (2)- Các DN của Việt Nam cần có tinh thần tích cực theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá. Chính phủ cần áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ và giúp đỡ DN Việt Nam khi bị kiện bán phá giá. Để giúp đỡ cho các DN Việt Nam vượt qua được những khó khăn khi bị kiện bán phá giá chính phủ có thể thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện; tăng cường cung cấp thông tin cho các DN, chuẩn bị cho họ những hàng trang kiến thức cần thiết…; chính phủ chỉ hỗ trợ cho các DN traong các vụ kiện chống bán phá giá chứ không thể làm thay DN trong vụ kiện. (3)- Phát huy vai trò của các hiệp hội chuyên ngành hoặc của các tổ chức nhóm sản phẩm , tăng cường sự phối hợp của các DN để làm mạnh thêm năng lực kháng kiện của các DN. Kinh nghiệm trong vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VAEP) đã tập hợp được 14 DN nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra và cá basa cùng nhau chia sẻ chi phí, kiên quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng. Nếu không có vai trò của Hiệp hội thì 1 DN riêng sẽ khó có đủ điều kiện theo đuổi vụ kiện. (4)- Phổ biến kiến thức về tổ chức Thương mại thế giới và Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi, hình thành nhiều tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với những tranh chấp về ngoại thương, có khả năng tư vấn cho các DN và hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra các vụ kiện. Để ngăn chặn xu thế kiện bán phá giá gia tăng, tranh thủ giành thắng lợi thì một việc làm cấp bách là phổ biến các quy tắc có liên quan của WTO và Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cho các DN, nhanh chóng bồi dưỡng nhiều chuyên gia thông thạo các quy tắc của mậu dịch quốc tế và hoạt động thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, hình thành các tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương, có năng lực làm việc rất cao thì mới có đủ khả năng tư vấn cho DN và hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra các vụ kiện tương tự. (5)- Cần đẩy mạnh tiến trình đàm phán gia nhập WTO, sử dụng các quy tắc của WTO đối phó với nước ngoài thực hiện biện pháp chống bán phá giá. (6)- Các DN Việt Nam cần thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về xuất khẩu sản phẩm phù hợp với những đòi hỏi và những đặc tính của từng thị trường, lưu trữ hồ sơ trong sản xuất kinh doanh sẵn sàng chứng cứ để chứng minh được sự làm ăn đúng đắn của DN mình, tránh có những hành động tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng. Nếu thực sự có hành vi bán phá giá gây thiệt hại cho DN cùng ngành hàng của nước xuất khẩu thì nên chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện, đưa ra lời hứa thực hiện cam kết về giá cả, về thời hạn chấm dứt việc bán phá giá. (7)- Trong trường hợp không chấp nhận các kết luận của chính phủ nước khởi kiện thì DN có thể tiến hành những hành động sau: - Yêu cầu cơ quan tư pháp nước nhập khẩu can thiệp. - Đề nghị chính phủ can thiệp. Nếu có đủ cơ sở chứng minh hành vi kiện bán phá giá thực sự là do nước nhập khẩu muốn bảo hộ mậu dịch thì sau khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO có thể đề nghị chính phủ can thiệp đến tận WTO nhưng với điều kiện DN phải tích cực theo đuổi vụ kiện vì sẽ mất nhiều công sức và thời gian. (8)- Kịp thời đề nghị phúc thẩm sau thời hạn 5 năm nộp thuế chống bán phá giá. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nộp thuế chống bán phá giá nếu đã chấm dứt hành vi phá giá thì cần đề nghị chính phủ nước khởi kiện bán phá giá xét phúc thẩm để hủy bỏ các hình thức xử phạt trước đây. 2.4 Một số biện pháp tổng hợp khác 2.4.1 Tăng cường giới thiệu, quảng cáo sản phẩm và tiếp thị bằng nhiều hình thức đặc biệt sử dụng Internet trong công tác tiếp thị. Đẩy mạnh việc phối hợp với các hiệp hội nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ theo từng mặt hàng chuyên sâu cùng với việc liên kết với các DN nước ngoài ở nước sở tại đang tham gia vào hệ thống phân phối thủy sản trên thị trường Hoa Kỳ để tăng cường thâm nhập vào mạng lưới phân phối trên thị trường này. Ngoài ra, Bộ thương mại cần xúc tiến nhanh việc thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Hoa Kỳ, đề nghị chính sách hỗ trợ DN thành lập văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ nhất là những DN mà kim ngạch xuất khẩu cong nhỏ nhưng có tiềm năng phát triển để các DN Việt Nam có cơ hội giao thương với các nhà phân phối Mỹ nhất là tìm hiểu các luật chơi của thị trường này. Nghiên cứu thành lập một bộ phận chuyên trách việc phát triển, đăng ký và bảo hộ thương hiệu sản phẩm thủy sản trên thị trường nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. 2.4.2 Đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu và đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng nhu cầu cao về các hàng cao cấp tinh chế của thị trường Hoa Kỳ. 2.4.3 Để sản phẩm thủy sản có được giá cạnh tranh, DN Việt Nam phải triệt để khai thác các lợi thế về giá nhân công rẻ, kết hợp với các biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất, hợp lý hóa, hiện đại hóa sản xuất, đồng thời Nhà nước cần có biện pháp cải cách mạnh mẽ các thể chế ngân hàng, hải quan, thuế vụ để hỗ trợ DN có hiệu quả hơn, tránh các biểu hiện tiêu cực làm tốn phí thời giờ và tiền bạc của DN, thậm trí Nhà nước có thể áp dụng biện pháp ưu đãi về thuế để hàng thủy sản Việt Nam có giá cạnh tranh hơn trên thị trường Hoa Kỳ. 2.4.4 Chuyển hướng xuất khẩu Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳcòn rất lớn, tôm đang có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất . Tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có giá trị cao và có ưu thế so với một số nước khác về kích cỡ sản phẩm,có uy tín về chất lượng đối với người tiêu dùng. Như vậy cần chuyển dịch khối lượng đang xuất khẩu vào những thị trường có giá xuất khẩu bình quân thấp hơn sang thị trường Hoa Kỳ thì sẽ có hiệu quả hơn. Kết luận Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, đứng thứ hai sau Nhật Bản và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này không ngừng tăng lên qua các năm đặc biệt năm 2002_ một năm sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Một khoảng thời gian chưa dài nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm khi thâm nhập vào thị trường đầy hấp dẫn và phức tạp này. Trong thời gian tới các DN xuất khẩu của Việt Nam một mặt phải giữ vững và nâng cao khả năng xuất khẩu của mình vào thị trường Hoa Kỳ mặt khác phải tiếp tục giải quyết các vụ kiện về bán phá giá cá tra, cá basa và tiếp tục là mặt hàng tôm. Từ việc phân tích những nhân tố chủ yếu tác động tới khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cùng với việc đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thi trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua tôi hy vọng đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường đầy triển vọng và phức tạp này trong thời gian tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100723_804.pdf
Luận văn liên quan