Thông qua hoạt động kể chuyện, kiến thức bài học được truyền đạt đến HS
một cách nhẹ nhàng, thoải mái cùng những bài học giáo dục thú vị. HS phần nào
cảm nhận được bề dày lịch sử hóa học, học hỏi những đức tính, kĩ năng cần cho
nghiên cứu và cho cuộc sống hàng ngày thông qua các câu chuyện phát hiện những
nguyên tố, những câu chuyện xung quanh cuộc sống của các nhà hóa học liên quan
đến nội dung chương trình hóa học lớp 10. Cũng như các biện pháp trên, đề tài gợi
ý giúp gây hứng thú bằng hình thức kể chuyện đồng thời cung cấp 16 câu chuyện
hóa học liên quan giúp cho GV dể dàng lựa chọn và sáng tạo theo cách của riêng mình
135 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4026 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Hóa học lớp 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, HS sẽ phát lại những
tín hiệu tình cảm tương ứng như thế đến người thầy. HS tin vào tình thương của
người GV có nghĩa sẽ tin vào những gì thầy dạy bảo. Khi HS đã tin rằng những điều
thầy làm, tất cả đều vì muốn tốt cho mình, họ sẽ nghe và làm theo. Thành công hay
không là ở điều đấy.
GV cần không ngừng rèn luyện, trao dồi chuyên môn, kĩ năng, lòng yêu
nghề, thương trò; phát huy tối đa tầm quan trọng của GV trong việc gây hứng thú
môn học cho HS.
2.6. Đưa sự hài hước vào bài học
2.6.1. Vai trò của hài hước trong dạy học
Không ai có thể phủ định sức mạnh to lớn của nụ cười. Nụ cười có thể mang
lại những kết quả không thể ngờ đến. Nụ cười giúp tinh thần thoải mái, tạo nghị lực
vượt qua hoàn cảnh và động lực để làm việc, cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống.
Mang nụ cười vào trong bài học, mang sự hài hước vào trong hoạt động dạy học sẽ
mang lại những hiệu quả tích cực.
– Rút ngắn khoảng cách thầy trò, tạo tình cảm thân thiện.
– Làm không khí lớp học thoải mái, vui tươi.
– Tạo hứng thú học tập cho HS.
– Mang lại niềm vui trong dạy học cho GV.
2.6.2. Một số hình thức hài hước trong dạy học
Có nhiều trường hợp có thể vận dụng sự hài hước như: lấy ví dụ, đặt câu
hỏi, những mẩu chuyện kể, trong cách xử lí tình huống sư phạm: GV mắc lỗi, GV
hiểu nhầm ý của HS, HS đạt điểm cao, HS đạt điểm thấp, HS phạm lỗi và trong
ngôn ngữ của GV.
2.6.3. Một số lưu ý sử dụng sự hài hước
Không phải sự hài hước nào cũng mang lại tiếng cười. Hài hước còn phụ
thuộc vào sự khéo léo của chủ nhân sử dụng chúng trong những hoàn cảnh nào. Vì
thế, khi sử dụng hài hước, cần chú ý một số điểm sau:
– Lựa chọn đối tượng : GV nên chọn những HS vui vẻ, hài hước, năng
động, không nhạy cảm. Vì những HS này giúp mang lại hiệu quả của sự hài hước
đồng thời những HS này sẽ lôi kéo các bạn còn lại tham gia vào hoạt động học tập.
Không nên chọn những HS nhạy cảm, thụ động và dễ xúc động vì các em dễ có cảm
xúc mặc cảm, nặng nề khi trở thành nhân vật trong những câu chuyện dí dỏm của
thầy.
– Hoàn cảnh áp dụng: GV tránh sử dụng hài hước khi các em đang tập
trung suy nghĩ, nghiên cứu bài học vì lúc này cắt đứt mạch tập trung của các em.
– Giới hạn của hài hước: GV tránh trêu chọc, quá khích.
Điều đặc biệt, GV cần luyện tập thường xuyên sử dụng sự hài hước để trở nên
thuần thục và duyên hơn.
2.7. Một số giáo án áp dụng các biện pháp gây hứng thú
2.7.1. Giáo án bài “OXI- OZON” - lớp 10 Cơ bản
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
– Xác định vị trí, cấu hình electron ngoài cùng của oxi.
– Mô tả một số tính chất vật lí của oxi và ozon.
– Dự đoán và giải thích một số tính chất hóa học của oxi và ozon.
– Chứng minh và giải thích tính oxi hóa ozon mạnh hơn oxi.
– Thuyết trình phương pháp sản xuất oxi và ozon trong công nghiệp.
– Liệt kê một số ứng dụng của oxi và ozon trong cuộc sống.
– Định nghĩa khái niệm thù hình.
2. Về kỹ năng
– Dự đoán tính chất, kết luận và kiểm tra tính chất hóa học của oxi và
ozon.
– Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều
chế.
– Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
– Tính % thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp.
– Phân biệt các chất khí.
3. Về tình cảm, thái độ
– Ý thức bảo vệ tầng ozon.
– Thích thú, đam mê hóa học.
II. Chuẩn bị
– Sách giáo khoa Hóa học 10 cơ bản.
– Video clip, hình ảnh, máy tính, máy chiếu.
– Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất.
III. Phương pháp dạy học
– Phương pháp thuyết trình.
– Dạy học nêu vấn đề.
– Hoạt động nhóm nhỏ.
– Phương pháp trực quan.
– Sử dụng sách giáo khoa.
– Đàm thoại, vấn đáp.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS làm bài theo phiếu
kiểm tra. Sau đó, chấm 3 bài đại
diện rồi nhận xét.
1. So sánh tính chất của các halogen từ Flo
đến Iot. Viết phương trình chứng minh.
2. Nhận biết các dung dịch sau: NaF, NaCl,
NaBr, NaI.
3. So sánh tính axit của HF, HCl, HBr và HI
theo chiều giảm dần.
Hoạt động 2: Vào bài
- GV kể chuyện lịch sử tìm ra oxi.
Bài 29: OXI – OZON
A. OXI
Hoạt động 3: Tìm hiểu vị trí và cấu tạo của oxi
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào bảng
hệ thống tuần hoàn, hãy xác định
vị trí và cấu hình electron của
nguyên tố oxi; CTPT, phân tử
khối và CTCT của phân tử oxi.
- GV yêu cầu HS dự đoán và giải
thích liên kết của phân tử oxi:
“Liên kết trong phân tử oxi là liên
kết cộng hóa trị không cực vì có
sự góp chung 2 electron giữa hai
nguyên tử giống nhau là nguyên tử
oxi.”
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
- Vị trí: ô 8, nhóm VIA, chu kì 2.
- Cấu hình electron : 1s22s22p4.
- CTPT: O2 Phân tử khối: 32
- CTCT : O=O
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi
- GV đưa lọ chứa khí oxi và yêu
cầu HS mô tả tính chất vật lí của
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Là chất khí, không màu, không mùi, không
vị, nặng hơn không khí. Vì
oxi.
- GV yêu cầu HS giải thích “oxi
nặng hơn không khí”.
𝑑𝑂2
𝑘𝑘�
= 𝑀𝑂2
𝑀𝑘𝑘
= 3229 > 1
Hoạt động 5: Nghiên cứu tính chất hóa học của oxi
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào cấu
hình electron và độ âm điện của
nguyên tố oxi , hãy dự đoán tính
chất hóa học của oxi.
- HS dự đoán: Tính oxi hóa mạnh.
Phản ứng với: Kim loại (Fe,
Mg); phi kim ( C,S); hợp
chất ( CO, C2H5OH).
- GV kiểm tra dự đoán mà HS đưa
ra bằng các thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1: Pháo hoa
- Xoắn thanh sắt (từ căm xe) thành
hình lò xo quanh mẩu than nhỏ.
Đun mẫu than trên ngọn lửa đèn
cồn đến khi thanh sắt đỏ. Đưa
nhanh vào lọ chứa oxi (đã thêm
nước). Quan sát hiện tượng.
+ Thí nghiệm 2: Súng phun lửa
- Trộn bột than gỗ nghiền nhỏ với
kali pemanganat theo tỉ lệ 1:1. Lấy
nửa muỗng cà phê hỗn hợp cho
vào ống nghiệm khô, đun ống
nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Quan sát.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
“Oxi là phi kim, độ âm điện là 3,44, có tính
oxi hóa mạnh. Số oxi hóa của nguyên tố oxi
trong hợp chất chủ yếu là -2 (Trừ OF2, H2O2
là -1).”
1. Tác dụng với kim loại
Kim loại + O2
𝑡°
→ oxit kim loại
(trừ Au, Pt)
2𝑀𝑔�0 + 𝑂2�0 𝑡°→ 2𝑀𝑔�+2 𝑂⏞−2
3𝐹𝑒�0 + 2𝑂⏞0 2 𝑡°→ 𝐹𝑒�+833 𝑂⏞−24
c khử c. oxh
+ Thí nghiệm 3: Ngọn lửa ma
thuật
- Đun lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn
cồn bằng môi đến khi lưu huỳnh
nóng chảy, sau đó đưa nhanh môi
đốt vào lọ chứa oxi. Quan sát.
- GV cho HS quan sát hiện tượng
rồi yêu cầu HS nhận xét, giải thích
và dự đoán sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS viết phương
trình hóa học, cân bằng phản ứng
oxi hóa khử.
- GV nhấn mạnh: “Oxi là phi kim,
độ âm điện là 3,44, có tính oxi hóa
mạnh. Số oxi hóa của nguyên tố
oxi trong hợp chất chủ yếu là -2
(Trừ OF2, H2O2 là -1).”
2. Tác dụng với phi kim:
Phi kim + O2
𝑡°
→ oxit phi kim
(như C, S, P,.. trừ các halogen)
𝑆⏞
0 + 𝑂⏞0 2 𝑡°→ 𝑆⏞+4𝑂⏞_22
𝐶⏞
0 + 𝑂⏞0 2 𝑡°→ 𝐶⏞+4𝑂⏞_22
3. Tác dụng với hợp chất: 2 𝐶⏞+2𝑂 + 𝑂⏞0 2 𝑡°→ 2 𝐶⏞+4 𝑂⏞−22
𝐶⏞
+2
2 𝐻5𝑂𝐻 + 3𝑂⏞0 2 𝑡°→ 2 𝐶⏞+4 𝑂⏞−22 + 3𝐻2𝑂
Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế oxi
- GV nêu câu hỏi: “ Dựa vào kiến
thức bản thân, hãy cho biết ứng
dụng của oxi”.
- GV nêu câu hỏi: “Dựa vào kiến
thức trong cuộc sống, hãy cho biết
những nguồn tạo ra oxi”.
- GV giáo dục HS vai trò của rừng
và kêu gọi HS bảo vệ và trồng
rừng.
IV: ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ
1. Ứng dụng:
- Oxi có vai trò quan trọng với cuộc sống của
con người và có ứng dụng rộng rãi trong
cuộc sống: thuốc nổ nhiên liệu, hàn cắt kim
loại, y khoa, công nghiệp hóa chất, luyện
thép
2. Điều chế
a) Trong phòng thí nghiệm
- Nguyên tắc: phân hủy những hợp chất
c. khử
c. khử c. oxh
c. oxh
c. khử
c. oxh c. khử
c. oxh
- GV giới thiệu một số chất dùng
để điều chế oxi trong phòng thí
nghiệm như KMnO4, KClO3 (xúc
tác MnO2) và viết PTPU.
- GV yêu cầu HS quan sát các
phương trình trên và rút ra nguyên
tắc điều chế oxi trong phòng thí
nghiệm.
- GV cho HS xem clip: Điều chế
oxi bằng phương pháp đẩy nước.
- GV nêu câu hỏi: phương pháp
thu khí oxi và giải thích.
- GV thiệu hai phương pháp điều
chế oxi trong công nghiệp:
phương pháp vật lí và hóa học.
- GV cho HS mô phỏng phương
pháp chưng cất phân đoạn không
khí lỏng.
giàu oxi và ít bền với nhiệt như KMnO4,
KClO3, H2O2 bẳng phương pháp dời chỗ
nước do oxi ít tan trong nước.
PTHH: 2𝐾𝑀𝑛�+7 𝑂⏞−24 𝑡→° 𝐾2 𝑀𝑛�+6 𝑂4 + 𝑀𝑛�+4 𝑂2 + 𝑂2�0 2𝐾 𝐶𝑙⏞+5 𝑂⏞−23 𝑡°→ 2𝐾 𝐶𝑙⏞−1 + 3𝑂⏞0 2 2𝐻2 𝑂⏞−12 𝑀𝑛𝑂2�⎯⎯� 𝑂⏞0 2 + 2𝐻2 𝑂⏞−2
b) Trong công nghiệp
- Phương pháp vật lí: chưng cất phân đoạn
không khí lỏng.
- Phương pháp hóa học: Điện phân nước có
mặt H2SO4 hoặc NaOH.
2𝐻2𝑂 đ𝑖ệ𝑛𝑝ℎâ𝑛�⎯⎯⎯⎯⎯� 2𝐻2 ↑ + 𝑂2 ↑
Hoạt động 7: Nghiên cứu tính chất của ozon
- GV giới thiệu ozon có CTPT là
O3, là dạng thù hình của oxi.
-GV nêu câu hỏi : Thù hình là gì?
- GV gợi ý bằng cách cho HS xem
hình ảnh một số dạng thù hình của
các nguyên tố trong tự nhiên.
“Thù hình là hiện tượng nguyên tố
tồn tại ở nhiều dạng đơn chất khác
B. OZON
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Ozon là chất khí, màu xanh nhạt, mùi đặc
trưng, tan trong nước tốt hơn oxi.
nhau.”
- GV nêu câu hỏi: Nghiên cứu
SGK, hãy cho biết tính chất vật lí
của ozon về trạng thái, màu sắc,
mùi vị và tính tan.
- GV yêu cầu HS dự đoán tính
chất hóa học của O3. Vì sao?
- GV nêu câu hỏi: So sánh tính oxi
hóa giữa ozon và oxi phân tử. Giải
thích.
“ Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn
oxi phân tử vì ozon có liên kết
đơn, trong phản ứng dễ bị đứt tạo
oxi phân tử và oxi nguyên tử.”
- GV cho HS kiểm tra câu trả lời
bằng cách xem thí nghiệm cho
dung dịch KI tác dụng với ozon và
khí oxi. Trong clip, người ta dùng
dung dịch hồ tinh bột nhận biết
sản phẩm iot.
- GV viết phương trình phản ứng
ozon tác dụng với dung dịch kali
iotua. Sau đó, yêu cầu HS xác
định số oxi hóa và vai trò các chất
trong phương trình.
- GV nêu câu hỏi: Có thể dùng
cách nào khác để nhận biết phản
II TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
2𝐾 𝐼⏞−1 + 𝑂⏞0 3 + 𝐻2 → 2𝐾 𝑂⏞−2𝐻 + 𝑂2 + 𝐼2⏞0
2𝐴𝑔�0 + 𝑂⏞0 3 → 𝐴𝑔�+1 2 𝑂⏞−2 + 𝑂2
c. oxh c. khử
c. oxh c. khử
ứng trên xảy ra?
- GV đưa ra thí nghiệm cho oxi và
ozon tác dụng với bạc và yêu cầu
HS viết phương trình, xác định vai
trò các chất.
- GV nêu câu hỏi: Oxi cũng phản
ứng với bạc. Vậy tại sao lại dùng
phương trình tác dụng với bạc để
chứng minh tính oxi hóa của ozon
mạnh hơn oxi.
- GV nhấn mạnh: Vậy ozon có
tính oxi hóa mạnh hơn phân tử
oxi.
Hoạt động 8: Tìm hiểu ozon trong tự nhiên và ứng dụng
- GV cho HS xem mô phỏng vai
trò của tầng ozon trong tự nhiên.
- GV cung cấp tư liệu về tình hình
tầng ozon hiện nay và nguyên
nhân gây thủng tầng ozon. Từ đó,
giáo dục HS bảo vệ tầng ozon.
- GV nêu câu hỏi: “ Tại sao sau
cơn mưa, không khí trong lành
hơn?”
- GV yêu cầu HS hãy nêu vài ứng
dụng của ozon trong cuộc sống.
- GV giới thiệu “ Máy tạo ozon”.
III. OZON TRONG TỰ NHIÊN VÀ ỨNG
DỤNG
1. Ozon trong tự nhiên 3𝑂2 𝑡𝑖𝑎 𝑡ử 𝑛𝑔𝑜𝑎𝑖�⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯� 2𝑂3
2. Ứng dụng
Hoạt động 9: Củng cố
- GV cho HS làm chuỗi phương
trình.
V. Dặn dò:
- Học Bài 29: “Oxi- Ozon”
- Chuẩn bị Bài 30: “Lưu huỳnh”
2.7.2. Giáo án bài “Lưu huỳnh” - lớp 10 Cơ bản
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
– Xác định vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu
huỳnh.
– Mô tả tính chất vật lí của lưu huỳnh.
– Phân biệt hai dạng thù hình của lưu huỳnh.
– Liệt kê ứng dụng và cách khai thác lưu huỳnh trong cuộc sống.
2. Về kỹ năng
– Dự đoán tính chất, kết luận và kiểm tra tính chất hóa học của lưu huỳnh.
– Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hóa học
của lưu huỳnh.
– Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
– Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo
thành trong phản ứng.
– Tính % khối lượng trong hỗn hợp.
3. Về tình cảm, thái độ
– Thích thú, đam mê hóa học.
II. Chuẩn bị
– Sách giáo khoa Hóa học 10 cơ bản.
– Video clip, hình ảnh, máy tính, máy chiếu.
– Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất.
III. Phương pháp dạy học
– Phương pháp thuyết trình.
– Dạy học nêu vấn đề.
– Hoạt động nhóm nhỏ.
– Phương pháp trực quan.
– Sử dụng sách giáo khoa.
– Đàm thoại, vấn đáp.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV phát bài kiểm tra 5 phút cho HS.
Sau đó, chấm đại diện 1 bài và nhận
xét.
- Nêu tính chất hóa học của oxi và
ozon, viết 2 phương trình chứng
minh.
- So sánh tính chất hóa học của oxi
và ozon, viết phương trình chứng
minh.
Hoạt động 2:Vào bài
- GV kể chuyện “Vàng của người
dốt”
Bài 30: LƯU HUỲNH
Hoạt động 3: Tìm hiểu vị trí, cấu tạo của lưu huỳnh
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng hệ
thống tuần hoàn, hãy xác định vị trí
và viết cấu hình electron của nguyên
tử nguyên tố lưu huỳnh.
- GV cung cấp thông tin lịch sử tìm ra
lưu huỳnh.
I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH
ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Vị trí: ô 16, nhóm VIA, chu kì 3.
- Cấu hình e: [Ne]3s23p4.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lí của lưu huỳnh
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- GV cho HS quan sát lọ lưu huỳnh
thật và yêu cầu HS mô tả trạng thái
vật lí của lưu huỳnh.
- GV cho HS xem hình và giới thiệu
hai dạng thù hình của lưu huỳnh.
- Lưu huỳnh có hai dạng thù hình là
lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà
phương.
Lưu huỳnh tà phương Sα
> 95,50C
Lưu huỳnh đơn tà Sβ
Hoạt động 5: Nghiên cứu tính chất hóa học của lưu huỳnh
- GV giới thiệu một số hợp chất của
lưu huỳnh và yêu cầu HS xác định số
oxi hóa của lưu huỳnh.
𝐻2 𝑆⏞
−2 , 𝑆⏞0 , 𝑆⏞+4𝑂2,𝐻2 𝑆⏞+6𝑂4
- GV yêu cầu HS dự đoán tính chất
hóa học của lưu huỳnh.
- GV biểu diễn thí nghiệm núi lửa
phun.
- GV yêu cầu HS viết phương trình
lưu huỳnh tác dụng với hidro.
- GV cho HS xem tình huống: nhiệt
kế thủy ngân trong phòng thí nghiệm
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Nguyên tố lưu huỳnh có các số
oxi hóa: -2, 0, +4,+6
- Lưu huỳnh có độ âm điện là 2,58.
- Lưu huỳnh đơn chất có tính khử
và tính oxi hóa.
1. Tính oxi hóa
- Tác dụng với kim loại
𝐹𝑒�
0 + 𝑆⏞𝑜 𝑡°→ 𝐹𝑒�+2 𝑆⏞−2
c. khử c. oxh
- Tác dụng với hidro
𝐻2�
0 + 𝑆⏞𝑜 𝑡°→ 𝐻2�+1 𝑆⏞−2
c. khử c. oxh
𝐻𝑔�
0 + 𝑆⏞𝑜 𝑡°→ 𝐻𝑔�+2 𝑆⏞−2
c. khử c. oxh
< 95,50C
bị vỡ, yêu cầu HS giải quyết tình
huống.
- GV cung cấp thông tin: Thủy ngân
là kim loại độc, ở nhiệt độ phòng,
thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh tạo
muối thùy ngân sulfua. Vì thế, trong
phòng thí nghiệm người ta dùng lưu
huỳnh để khử độc thủy ngân.
- GV nêu câu hỏi : Lưu huỳnh thể
hiện tính khử khi phản ứng với những
hợp chất nào, viết phương trình
chứng minh và xác định vai trò các
chất.
- GV cho học sinh xem clip lưu
huỳnh phản ứng với oxi.
- GV nhấn mạnh: Lưu huỳnh vừa có
tính khử, vừa có tính oxi hóa.
2 Tính khử
- Tác dụng với phi kim
𝑂2�
0 + 𝑆⏞𝑜 𝑡°→ 𝑆⏞+4 𝑂⏞−22
c. oxh c. khử
Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh
- GV cho một nhóm thuyết trình về
ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh trong
cuộc sống.
- GV cung cấp hình ảnh và thông tin
về trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh:
Trong tự nhiên, lưu huỳnh tồn tại ở
dạng đơn chất tạo thành những mỏ
lớn. Ngoài ra, lưu huỳnh còn tồn tại
IV. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT
- Lưu huỳnh dùng để sản xuất axit
sunfuric (90%), ngoài ra dùng để lưu
hóa cao su, chất tẩy trắng bột giấy,
diêm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu.
dưới dạng hợp chất như muối sulfua,
muối sulfat và giới thiệu một số mỏ
lưu huỳnh trong nước và trên thế giới.
- GV cho học sinh xem clip về hoạt
động khai thác lưu huỳnh trong tự
nhiên.
V. Dặn dò: (1’)
– Học Bài 30: Lưu huỳnh
– Làm các bài tập 4,5 sgk/132
– Chuẩn bị Bài 32 : Hidrosulfua, lưu huỳnh dioxit, lưu huỳnh trioxit.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
--------
3.1. Mục đích thực nghiệm
– Xác định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú trong
dạy học hóa học ở trường phổ thông.
– Tìm ra thuận lợi, khó khăn khi vận dụng những biện pháp gây hứng thú
trong giảng dạy hóa học và rút ra các bài học kinh nghiệm.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Bảng 3.1.Các lớp thực nghiệm và đối chứng
Số
tt
Lớp
TN-ĐC Lớp
Sĩ
số Trường THPT
1
TN1 10I2 32 THCS – THPT Đinh Thiện Lý
ĐC1 10A1 30 THCS – THPT Đinh Thiện Lý
2
TN2 10A2 36 THPT Cấn Thạnh
ĐC2 10A3 37 THPT Cấn Thạnh
3.3. Nội dung thực nghiệm
Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài “Oxi-
ozon” ( lớp 10 – Cơ bản).
– Tại trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý:
+ Lớp thực nghiệm: Lớp 10I2, dạy bằng giáo án điện tử, có sử dụng thí
nghiệm và mô phỏng và cung cấp tư liệu đầy đủ.
+ Lớp đối chứng : 10A1 dạy bằng giáo án điện tử, có làm thí nghiệm
nhưng không cung cấp tư liệu.
– Tại trường THPT Cần Thạnh:
+ Lớp thực nghiệm: Lớp 10A2 không làm thí nghiệm nhưng cung cấp
nguồn tư liệu.
+ Lớp đối chứng: 10A3 không làm thí nghiệm cũng không cung cấp tư
liệu.
3.4. Tiến trình thực nghiệm
Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng
Dựa trên cơ sở trình độ HS ở các lớp TN và ĐC đồng đều nhau.
Bước 2: Chuẩn bị
– Soạn đề kiểm tra 15 phút.
– Soạn phiếu tham khảo ý kiến GV, HS.
Bước 3: Tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC
– Ở lớp TN: Sử dụng kết hợp một số biện pháp gây hứng thú mà đề tài
nghiên cứu.
– Ở lớp ĐC: Không sử dụng hoặc lựa chọn sử dụng số ít biện pháp gây
hứng thú theo điều kiện thực tế của lớp.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ở 2 lớp TN và 2 lớp ĐC.
Bước 5: Tham khảo ý kiến GV và HS
Để nhận được những thông tin phản hồi về ưu điểm, hạn chế của các biện
pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường THPT đã được đề xuất, chúng
tôi tiến hành lấy ý kiến của 135 HS.
Bước 6: Xử lí kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học, các
bước thực hiện như sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.
2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.
4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.
- Trung bình cộng:
ni: tần số của giá trị xi.
n: số HS tham gia thực nghiệm.
k
1 1 2 2 k k
i i
i=11 2 k
n x +n x +...+n x 1x= = n x
n +n +...+n n∑
- Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự
phân phối. S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán.
và
- Hệ số biến thiên V: Đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong
trường hợp hai bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc hai mẫu có qui
mô rất khác nhau. Lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn thì có chất lượng đều hơn.
- Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong
khoảng
5. Kiểm định giả thuyết thống kê
Một khi đã xác định được lớp thực nghiệm có điểm trung bình cộng cao
hơn lớp đối chứng và các giá trị như hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn nhỏ hơn lớp
đối chứng thì vẫn chưa thể kết luận. Vì vấn đề đặt ra là sự khác nhau về kết quả đó
là do hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú hay chỉ do ngẫu nhiên?
Để trả lời câu hỏi trên, ta đề ra giả thuyết thống kê H0 là “không có sự khác
biệt khi sử dụng những biện pháp gây hứng thú” và tiến hành kiểm định để loại bỏ
giả thuyết H0, nghĩa là đi tới kết luận sự khác nhau về điểm số giữa lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng là do hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp gây hứng thú học
tập chứ không phải là do sự ngẫu nhiên.
Để tiến hành kiểm định ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá trị tới hạn
tα. Nếu t ≥ tα thì giả thuyết H0 bị bác bỏ. Ở đây, ta chỉ kiểm định một phía, nghĩa là
khi bác bỏ giả thuyết H0 thì ta công nhận hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú
học tập.
Trường hợp 1: kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp
hai lớp có phương sai bằng nhau (hoặc khác nhau không đáng kể).
2
ii(x -x)2
n
S =
n-1
∑ 2ii(x -x)nS=
n-1
∑
SV= 100%
x
x±m
Sm=
n
Đại lượng được dùng để kiểm định là t =
x2¯ - x1¯
s
n1n2
n1 + n2
Với:
x1¯ , x2¯ là trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
n1, n2 là số HS của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Còn giá trị s =
(n1 - 1)s12 + (n2 - 1) s22
n1 + n2 - 2
với s1
2 , s 22 là phương sai của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Giá trị tới hạn là tα, giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác
suất sai lầm α và bậc tự do f = n1 + n2 – 2.
Trường hợp 2: kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp
hai lớp có phương sai khác nhau đáng kể.
Đại lượng được dùng để kiểm định là t =
x2¯ - x1¯
s12
n1
+
s22
n2
Với: x1¯ , x2¯ là trung bình cộng của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
n1, n2 là số HS của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
s12 , s 22 là phương sai của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Giá trị tới hạn là tα, giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác
suất sai lầm α và bậc tự do được tính như sau:
f =
1
c2
n1 - 1
+
(1 - c)2
n2 - 1
; trong đó: c =
s12
n1
1
s12
n1
+
s22
n2
Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai
Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.
Đại lượng được dùng để kiểm định là: F =
s12
s22
(s1 > s2)
Giá trị tới hạn Fα được dò trong bảng phân phối Fisher với xác xuất sai lầm
α và bậc tự do f1 = n1 – 1, f2 = n2 – 1.
Nếu F < Fα thì H0 được chấp nhận, ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường
hợp 1. Nếu ngược lại, H2 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có
ý nghĩa thì ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
Sau khi thống kê tính toán, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra thực nghiệm sư phạm
Lớp
Số
HS
Điểm xi Điểm
TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 32 0 0 0 0 2 4 7 5 4 6 4 7,22
ĐC1 30 0 0 0 2 4 6 5 6 4 2 1 6,13
TN2 36 0 0 0 1 2 2 8 8 5 7 3 7,17
ĐC2 37 0 0 0 3 4 6 8 8 5 2 1 6,14
∑ TN 68 0 0 0 1 4 6 15 13 9 13 7 7,19
∑ ĐC 67 0 0 0 5 8 12 13 14 9 4 2 6,13
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy tích
Điểm x i
Số HS
đạt điểm x i
% HS
đạt điểm x i
% HS
đạt điểm x i trở
xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 1 5 1,47 7,46 1,47 7,46
4 4 8 5,88 11,94 7,35 19,40
5 6 12 8,82 17,91 16,18 37,31
6 15 13 22,06 19,40 38,24 56,72
7 13 14 19,12 20,90 57,35 77,61
8 9 9 13,24 13,43 70,58 91,04
9 13 4 19,12 5,97 89,71 97,01
10 7 2 10,29 2,99 100 100
Σ 68 67 100 100
Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập
Lớp % Yếu - Kém % Trung bình %Khá – Giỏi
TN 7.35 30.88 61.77
ĐC 19.4 37.31 43.29
Hình 3.2: Biểu đồ kết quả học tập
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
0
10
20
30
40
50
60
70
% Yếu - Kém % Trung bình %Khá – Giỏi
TN
ĐC
Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng
Lớp x ± m S V%
TN 7.19 ± 0,16 1.33 18.49
ĐC 6.13 ± 0,16 1,32 21.60
Lớp TN : n1 = 67 ; 1x = 7.19; 21s = (1, 33)
2
Lớp ĐC: n2 = 68, 2x = 6.13; 22s = (1.32)
2
Kiểm định F: F = (S2)2/(S1)2 = 0.99; bậc tự do: f1 = 67; f2 = 68; α = 0,05;
Fα = 1,53⇒ F< Fα , chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý
nghĩa, ta tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1.
Kiểm định t: s = 1.325; t = 4,65; bậc tự do f = 134; α = 0,05; tα = 1,658.
Vậy t > tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa tin cậy.
Dựa trên kết quả TNSP cho thấy chất lượng học tập của HS lớp TN cao hơn
lớp ĐC, thể hiện:
– Tỉ lệ phần trăm HS yếu, kém, trung bình của lớp TN luôn thấp hơn lớp
ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột).
– Tỉ lệ HS khá, giỏi của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC (thể hiện qua biểu đồ
hình cột).
– Đồ thị đường lũy tích của khối TN luôn nằm bên phải phía dưới đường
lũy tích khối ĐC. Điều này chứng tỏ các HS lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao
hơn lớp ĐC.
– Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC.
– Kiểm định giả thuyết thống kê, ta thu t > tα được nghĩa là kết quả học tập
học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa tin cậy.
Các kết quả trên chứng tỏ khi HS có hứng thú học tập sẽ giúp các em
hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn, điều này chứng minh được hiệu quả của các biện
pháp đã đề xuất.
3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính
Cuối đợt thực nghiệm, phát phiếu tham khảo ý kiến HS nhằm tìm hiểu kết
quả khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập trong dạy học hóa học ở trường
THPT.
Bảng 3.6. Sở thích của HS đối với các biện pháp gây hứng thú học tập
Mức độ
Biện pháp
Rất thích Thích
Bình
thường
Ghét
Ý
kiến
Tỷ lệ Ý
kiến
Tỷ lệ
Ý
kiến
Tỷ lệ
Ý
kiến
Tỷ
lệ
Sử dụng thí nghiệm
hứng thú
57 42,22 32 23,70 45 33,33 1 0,74
Sử dụng phim mô
phỏng
35 25,93 43 31,85 55 40,74 2 1,48
Kể chuyện hóa học 29 21,48 48 35,56 57 42,22 1 0,74
Vận dụng tình huống
gắn với thực tiễn
31 22,96 44 32,59 56 41,48 4 2,96
GV thân thiện với HS 58 42,96 45 33,33 32 23,70 0 0,00
Mang sự hài hước vào
trong bài học
35 25,93 59 43,70 34 25,19 7 5,19
Nhận xét: Từ bảng 3.6 cho thấy hầu hết các em đều cho rằng các em thích và
rất thích học các giờ có sử dụng các biện pháp gây hứng thú. Thứ tự yêu thích của
các biện pháp gây hứng thú học tập được các em đánh giá như sau:
– Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú (65,92%).
– Kể chuyện hóa học (57,04%).
– Sử dụng phim mô phỏng (57,78%).
– Vận dụng tình huống gắn với thực tiễn (55,55%).
– GV thân thiện với HS (76,29%).
– Mang sự hài hước vào trong bài học (69,63%).
Bảng 3.7. Ý kiến của HS về những ưu điểm khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú
Nội dung Ý kiến Tỷ lệ
Nâng cao hứng thú học tập bộ môn 112 82,96
Giúp các em hiểu bài, nhớ lâu hơn 98 72,59
Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét 80 59,26
Tạo không khí lớp học sinh động, hấp dẫn 102 75,56
Mở rộng kiến thức, vận dụng vào thực tế 97 71,85
Giúp các em tin tưởng vào khoa học 89 65,93
Yêu thích môn học hơn 102 75,56
Rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò 115 85,19
Nâng cao tính tích cực trong học tập 95 70,37
Nhận xét:
Bảng 3.7 cho thấy hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú được nghiên cứu
trong đề tài. Trong đó, những ưu điểm được chiếm phần lớn sự đồng tình của HS là:
– Rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò (85,19%).
– Nâng cao hứng thú học tập bộ môn (82,96%).
– Yêu thích môn học hơn (75,56%).
– Tạo không khí lớp học sinh động, hấp dẫn (75,56%).
Bảng 3.8. Ý kiến của HS về những hạn chế khi sử dụng
các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học
Nội dung Ý kiến Tỷ lệ
Mất nhiều thời gian. 110 81.48
Thí nghiệm kém hấp dẫn, khó quan sát. 35 25,93
Hình ảnh phim không rõ, chưa sinh động, thu hút. 37 27,41
Nội dung câu chuyện nhàm chán, chưa đặc sắc. 31 22,96
Kiến thức của tình huống chưa cập nhật, chưa liên hệ thực tế. 26 19,26
Sự hài hước chưa duyên, còn gượng ép. 42 31,11
Làm em không tập trung. 14 10,37
Nhận xét:
Từ bảng 3.7 cho thấy bên cạnh những ưu điểm khá lớn mà các biện pháp
gây hứng thú mang lại thì vẫn còn tồn tại những điểm mà HS không thích khi GV
sử dụng các biện pháp trong dạy học hóa học (xếp theo thứ tự giảm dần):
– Mất nhiều thời gian (81.48%).
– Sự hài hước chưa duyên, còn gượng ép (31.11%).
– Hình ảnh phim không rõ, chưa sinh động, thu hút (27.41%).
– Thí nghiệm kém hấp dẫn, khó quan sát (25.93%).
– Nội dung câu chuyện nhàm chán, chưa đặc sắc (22.96%).
– Kiến thức của tình huống chưa cập nhật, chưa liên hệ thực tế (19.26%).
– Làm em không tập trung (10.37%).
Kết luận
Qua kết quả đánh giá ta thấy rằng những lớp mà được GV có sử dụng các
biện pháp gây hứng thú trong quá trình dạy học thì thu được những kết quả khả
quan hơn so với lớp đối chứng.
Tuy sự đánh giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng qua kết
quả thu được, ta thấy việc sử dụng các hình thức gây hứng thú trong học tập đã đem
lại kết quả tốt trong học quá trình dạy học. Từ đó đã giúp HS yêu thích môn hóa học
và đạt kết quả cao hơn.
KẾT LUẬN
---- ----
1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú
học tập hóa học cho HS lớp 10 Trung học phổ thông” tuy gặp nhiều khó khăn về
thời gian và tài liệu tham khảo nhưng đề tài cũng đã đạt được một số kết quả sau:
1.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử vấn đề và các tài liệu tham khảo, đề tài đã
xây dựng được một số cơ sở lý luận về quá trình dạy học cùng hứng thú và hứng thú
học tập. Cụ thể:
– Về quá trình dạy học, đề tài nêu khái niệm và làm rõ khái niệm biện
chứng giữa dạy học cùng vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học.
– Về hứng thú, đề tài đưa ra các khái niệm về hứng thú; phân loại hứng thú
theo các khía cạnh; nêu các thành tố cấu tạo nên hứng thú và vai trò của hứng thú
đối với hoạt động của con người.
– Về hứng thú học tập, đề tài đề cập một số khái niệm về hứng thú học tập.
Bên cạnh đó, đề tài còn làm rõ những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học tập,
quá trình hình thành và phát triển cùng nghiên cứu một số đặc điểm và biểu hiện
của hứng thú học tập, đặc biệt là tác dụng của hứng thú học tập đối với quá trình
dạy học.
1.2. Tìm hiểu thực trạng việc gây hứng thú học tập hóa học ở trường phổ
thông.
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng gây hứng thú học tập hóa học với 110
HS theo phiếu khảo sát (Phụ lục 1) tại 3 trường THPT ở TP HCM như Trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Cần Thạnh và Trường THCS –
THPT Đinh Thiện Lý.
Qua kết quả điều tra, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
– Phần lớn HS yêu thích bộ môn, HS thấy được sự phong phú về nội dung
của môn Hóa học. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận chưa xem trọng, hứng
thú với bộ môn và xuất hiện tiểu số HS sợ môn này.
– GV có áp dụng những biện pháp gây hứng thú học tập nhưng chưa khai
thác tối đa sự hấp dẫn của các nội dung hóa học, các phương tiện trực quan, thí
nghiệm để làm cho kiến thức hóa học không còn trừu tượng khó hiểu mà trở nên
gần gũi với đời sống các em.
– GV cần khai thác tốt hơn sức mạnh của quan hệ thầy - trò trong việc gây
hứng thú học tập cho HS.
1.3. Nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú cho HS lớp 10 THPT.
Trên cơ sở đặc trưng của bộ môn hóa học cùng các yếu tố trong quá trình dạy
học, chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm 6 biện pháp gây hứng thú học tập cho
HS như sau:
1.3.1. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú
Dựa trên những tác dụng của các loại thí nghiệm hóa học trong dạy học,
chúng tôi đã đề cập một số lưu ý khi sử dụng thí nghiệm gây hứng thú: đảm bảo
một số yêu cầu của thí nghiệm (khoa học, kinh tể, trực quan, an toàn), có thể kết
hợp những lời dẫn dắt, những câu hỏi cuốn hút người xem.
Chúng tôi đã sưu tầm và thiết kế 14 thí nghiệm đơn giản, hiện tượng thú vị
kích thích tò mò của HS đồng thời phù hợp với nội dung hóa học 10, gần gũi với
cuộc sống của các em.
1.3.2. Sử dụng phim mô phỏng
Làm thế nào để gây hứng thú học tập thông qua sử dụng phim mô phỏng.
Đề tài đã đề cập những nguyên tắc lựa chọn phim mô phỏng giúp gây hứng thú và
giới thiệu 2 đoạn phim mô phỏng điển hình.
- Vai trò của tầng ozon.
- Quy trình sản xuất oxi trong công nghiệp.
1.3.3. Kể chuyện hóa học
Thông qua hoạt động kể chuyện, kiến thức bài học được truyền đạt đến HS
một cách nhẹ nhàng, thoải mái cùng những bài học giáo dục thú vị. HS phần nào
cảm nhận được bề dày lịch sử hóa học, học hỏi những đức tính, kĩ năng cần cho
nghiên cứu và cho cuộc sống hàng ngày thông qua các câu chuyện phát hiện những
nguyên tố, những câu chuyện xung quanh cuộc sống của các nhà hóa học liên quan
đến nội dung chương trình hóa học lớp 10. Cũng như các biện pháp trên, đề tài gợi
ý giúp gây hứng thú bằng hình thức kể chuyện đồng thời cung cấp 16 câu chuyện
hóa học liên quan giúp cho GV dể dàng lựa chọn và sáng tạo theo cách của riêng
mình.
1.3.4. Vận dụng tình huống gắn với thực tiển
Hóa học gần gũi và phục vụ cuộc sống hằng ngày. Phần lớn các hiện tượng
xảy ra điều liên quan đến hóa học. GV biết được tầm phổ biến của hóa học nhưng
làm thế nào để áp dụng vào quá trình giảng dạy. Đề tài tổng hợp 14 tình huống gắn
hóa học với thực tiễn giúp gây hứng thú học tập cho HS.
1.3.5. GV thân thiện với HS
Dạy học là quá trình tương tác hai chiều. Tình cảm thấy trò tác động tương
đối lớn đến sự ham thích bộ môn của HS. Đề tài nghiên cứu những phẩm chất mà
GV cần có để duy trì và phát huy tác dụng to lớn của tình cảm thầy trò.
1.3.6. Mang sự hài hước vào trong bài học
Đề tài đề cập đến tác dụng của sự hài hước trong việc gây hứng thú học tập
cho HS cùng một số trường hợp và các lưu ý khi vận dụng sự hài hước vào trong
bài học.
1.4. Thực nghiệm sư phạm
Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi tiến hành thực nghiệm 1 trong 2
giáo án minh họa (bài “Oxi – Ozon”_ Cơ bản) áp dụng những biện pháp gây hứng
thú học tập cho 4 lớp 10 ở 2 trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý và THPT Cần
Thạnh. Cụ thể:
– Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý: lớp thực nghiệm 10I2 (32HS),
lớp đối chứng 10A1 (30 HS).
– Trường THPT Cần Thạnh: lớp thực nghiệm 10A2 (36HS), lớp đối chứng
10A3 (37 HS).
Qua xử lí điểm bài kiểm tra 15 phút và phiếu tham khảo ý kiến của HS,
chúng tôi thu được kết quả sau:
– Về mặt định lượng:
+ Đồ thị lũy tích bài kiểm tra của lớp TN luôn luôn cao hơn lớp ĐC.
+ Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp TN đều cao hơn
lớp ĐC.
– Về mặt định tính:
+ Đa số HS đều hứng thú khi GV áp dụng các biện pháp gây hứng thú
học tập trong quá trình dạy học.
+ Các em đánh giá cao hiệu quả mà các biện pháp gây hứng thú học tập
mang lại.
Qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy những biện pháp gây hứng
thú học tập đã có tính khả thi và có hiệu quả trong dạy học hóa học ở trường phổ
thông. Những kết quả này đã phần nào khẳng định tính thực tiễn của đề tài.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với trường THPT
Trường THPT cần tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn cho hoạt động dạy
học như: phòng thí nghiệm có đầy đủ thiết bị, hóa chất, dụng cụ dùng cho các thí
nghiệm khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, trang bị cho phòng học máy chiếu để GV
có thể linh động sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, phim, hình vẽ.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những cuộc thi liên quan đến hóa học,
kích thích HS hứng thú, say mê bộ môn thông qua việc mang hóa học vào cuộc
sống thực tiễn hay cho HS mạnh dạn hóa học trong các em hoặc thuyết trình về một
nhà hóa học, công trình nghiên cứu, sự kiện thời sự liên quan đến hóa học
2.2 Đối với GV
GV cần trao dồi kiến thức chuyên môn lẫn cập nhật những kiến thức hóa
học thực tiễn, thời sự và khéo léo mang chúng vào bài học một cách kích thích, hài
hước hoặc thân thiện.
Ngoài ra, GV có thể sử dụng những thí nghiệm đơn giản, gần gũi trong các
buổi sinh hoạt ngoại khóa hay khuyến khích HS tìm hiểu, thiết kế thí nghiệm giản
đơn, vận dụng kiến thức vừa học Một khi tự tay làm, tự lực tìm hiểu HS sẽ nhớ
lâu hơn, cảm thấy hứng thú với môn học hơn.
Trong quá trình dạy học, GV cần tạo không khí lớp học thoải mái thông qua
sự hài hước, những câu chuyện hóa học đậm tính giáo dục, đoạn phim ngộ nghĩnh
hay sự thân thiện của thầy trò.
Chúng tôi hy vọng rằng những kiến nghị và thành công của khóa luận sẽ
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông
hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn An (1996), Lý luận dạy học, Ban Ấn Bản Đại học Sư phạm TP
HCM.
2. Hoàng Thị Minh Anh (1995), Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học
nhằm: Nâng cao hứng thú học tập hóa học cho HS phổ thông, Luận văn thạc
sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Tô Quốc Anh (2007), Thiết kế một số hoạt động dạy học gây hứng thú nhận
thức trong môn hóa học lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư Phạm TP
HCM.
4. Phạm Thị Ngọc Bích (2003), Tạo hứng thú học tập môn hóa ở trường THPT,
Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư Phạm TP HCM.
5. Trịnh Văn Biều, Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ, Trần Thị Vân (2005), Thực
hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP HCM.
6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
Đại học Sư phạm TP HCM.
7. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư
phạm TP HCM.
8. Trịnh Văn Biều (2006), Giảng dạy giáo trình hóa học ở trường trung học
phổ thông, Đại học Sư phạm TP HCM.
9. Trịnh Văn Biều (2005), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP
HCM.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Côvaliôp. A.G (1971), Tâm lý học cá nhân. Tập I, III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông
và đại học – Một số vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục.
13. Daparogiet. A.V (1974), Tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục.
14. Trần Nữ Anh Đào (2010), “Một số biện pháp gây hứng thú học tập hóa học
cho HS lớp 10 trung học phổ thông”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm
TP HCM.
15. Phạm Thị Ngọc Hoa (1996), Lí luận dạy học hóa học trung học cơ sở, Cao
đẳng Sư phạm TP HCM.
16. Phạm Thùy Linh (2005), Gây hứng thú học tập môn hóa học cho HS phổ
thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và chuyện vui hóa học,
Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư Phạm TP HCM.
17. Marcôva. A. K (1978), Động cơ của hoạt động học tập ở HS, Tạp chí Những
vấn đề tâm lý học, Số 3.
18. Marôzôva. N. G (1989), Hứng thú nhận thức, Tài liệu dành cho GV, Nguyễn
Thế Hùng (dịch), Nhà xuất bản Tri thức.
19. Trần Thị Quỳnh Mai (2010), “Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm hóa học
gây hứng thú cho HS trung học phổ thông”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học
Sư phạm TP HCM.
20. Phạm Thị Thanh Nga (2000), Tạo động cơ, hứng thú trong dạy học môn hóa
ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư Phạm TP HCM.
21. Geoffrey Petty (2003), Dạy học ngày nay, Nhà xuất bản Stanley Thornes.
22. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, Nhà xuất bản
giáo dục.
23. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2010), “Tạo hứng thú khi mở đầu bài giảng điện
tử trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông”, khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Sư phạm TP HCM.
24. Nguyễn Vinh Quang (2012), Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS đối với
môn Hóa học lớp 8- Trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP
HCM.
25. Su-ki-na (Nguyễn Văn Diên dịch) (1975), Vấn đề hứng thú nhận thức trong
khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
26. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
hóa học, Đại học Sư phạm TP HCM.
27. Lê Thị Thanh Trâm (2009), “Một số biện pháp gây hứng thú học tập cho HS
trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông”, khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Sư phạm TP HCM.
28. Phạm Ngọc Thủy (2008), Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa
học ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư Phạm TP HCM.
29. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lí học đại cương (Giáo
trình đào tạo GV trung học cơ sở hệ Cao đẳng Sư phạm), Nhà xuất bản giáo
dục.
30. Vũ Bội Tuyền (1996), Những nhà hóa học nổi tiếng thế giới, Nhà xuất bản
Thanh Niên.
31. L.X. Xô-Lô-Vây-Trích (Lê Khánh Trường dịch) (1975), Từ hứng thú đến tài
năng, Nhà xuất bản Phụ Nữ Hà Nội.
32. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (1998), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1999), Đại từ điển
tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.
34.
35.
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................... 2
Phụ lục 2: ĐỀ KIỂM TRA ................................................................................. 4
Phụ lục 3: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN ....................................................... 6
Phụ lục 4: DANH SÁCH ĐIỂM LỚP 10A1 ...................................................... 8
Phụ lục 5: DANH SÁCH ĐIỂM LỚP 10I2 ....................................................... 9
Phụ lục 6: DANH SÁCH ĐIỂM LỚP 10A2 .................................................... 10
Phụ lục 7: DANH SÁCH ĐIỂM LỚP 10A3 .................................................... 12
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 2
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
Trường Đại học Sư Phạm TP HCM
Khoa Hóa học
PHIẾU ĐIỀU TRA
Các em HS thân mến!
Nhận thấy tầm quan trọng của hứng thú học tập trong dạy học nói chung và bộ
môn Hóa học nói riêng, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Một số biện pháp gây hứng
thú học tập môn Hóa học lớp 10 THPT”. Thực trạng hứng thú học tập Hóa học
của HS là cơ sở để chúng tôi đề ra những biện pháp mới và cải tiến các biện pháp đã
có nhằm phát huy tối đa tác dụng của việc gây hứng thú học tập. Sự giúp đỡ của các
em góp phần quan trọng trong thành công của đề tài.
Trường: .
Câu 1: Sở thích của em đối với môn Hóa học:
Câu 2: Hãy đánh dấu “X” vào ô đúng với ý kiến của em.
STT Nội dung
Mức độ
Rất
đúng Đúng
Đúng
một phần
Phân
vân Sai
1 Nội dung hóa học phong phú.
2 Kiến thức hóa học dể hiểu.
3 Có nhiều kiến thức liên hệ thực tiễn.
4 Lịch sử hóa học hấp dẫn, thú vị.
5 Có nhiều thí nghiệm hấp dẫn, vui.
6 Có nhiều phim mô phỏng sinh động, cuốn hút.
7 Có nhiều tranh ảnh, hình vẽ bắt mắt.
8 Không khí lớp HS động, thoải mái.
9 GV dạy hay, cuốn hút, dễ hiểu.
10 Có thể tranh luận, thắc mắc vấn đề chưa rõ.
11 Có nhiều chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa về
hóa học.
12 Môn em đạt điểm cao
13 Môn em chọn thi đại học
14 Ý kiến khác
Thích Không thích Bình thường Sợ
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 3
Câu 3: Hãy đánh dấu “X” vào ô đúng với ý kiến của em
STT Nội dung
Thường
xuyên
Đôi khi Chưa
bao giờ
1 Chăm chú nghe giảng.
2
Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng
bài và nêu thắc mắc nhờ thầy cô giải
đáp.
3
Lắng nghe câu trả lời của bạn để sửa
chữa và bổ sung.
4
Trao đổi với bạn về bài học, bài tập
mà em chưa hiểu, chưa làm được.
5
Tự vận dụng các kiến thức hóa học
vào giải quyết vấn đề thực tế.
6 Học hiểu bài trước khi làm bài tập.
7
Đọc trước sách giáo khoa để tìm
hiểu bài học.
8
Đọc thêm tài liệu, sách tham khảo để
mở rộng kiến thức.
9
Tự làm thêm các bài tập hóa ngoài
yêu cầu của GV.
10 Tự làm các thí nghiệm vui hóa học.
Chúc các em học tốt!
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 4
Phụ lục 2: ĐỀ KIỂM TRA
Trường: ...
Họ và tên:
Lớp:..
Kiểm tra 15 phút
Môn: Hóa học
Bài: Oxi - Ozon
Điểm: Nhận xét:
1. Cho phản ứng : 2Mg + O2
𝒕°
→ 2MgO
Vai trò của từng chất tham gia phản ứng là gì?
A. Mg là chất oxi hóa, O2 là chất khử.
B. Mg là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
C. O2 là chất bị oxi hóa, Mg là chất bị khử.
D. O2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
2. Sự hình thành lớp ozon trong tầng bình lưu của khí quyển là do:
A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa các phân tử oxi.
B. Sự phóng điện của khí quyển.
C. Sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất.
D. A và B đều đúng.
3. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì:
A.Có số lượng nguyên tử nhiều hơn.
B. Phân tử bền vững hơn.
C. Khi phân hủy cho ra oxi nguyên tử.
D. Có liên kết cho nhận.
4. Những câu nào sai khi nói về ứng dụng của ozon:
A. Không khí chứa một lượng nhỏ ozon (dưới 10-6 %) có tác dụng làm cho
không khí trong lành.
B. Với lượng lớn có lợi cho sức khỏe con người.
C. Dùng làm chất tẩy trắng bột giấy.
D. Ozon dùng để khử trùng nước, khử mùi, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.
5. Sau cơn mưa không khí trong lành hơn là do
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 5
A. Bụi bẩn trong không khí được rửa trôi và một phần ozon được tạo thành.
B. Độ ẩm trong không khí thay đổi.
C. Bụi bẩn trong không khí được rửa trôi.
D. Khí O2 được sinh ra nhiều hơn.
6 . Oxi và ozon có những tính chất hóa học nào giống nhau sau đây?
A. Đều có tính oxi hóa. B. Đều có tính oxi hóa – khử.
C. Đều là hợp chất bền. D. Đều có tính khử.
Viết PTPƯ minh họa
.......
.......
7. Hiện tượng xảy ra khi cho thanh sắt (đã nung nóng) vào bình oxi? Viết
PTPƯ.
.......
.......
8. Hoàn thành các PTPƯ sau:
KMnO4
𝑡°
→ .... + ... + O2
...... 𝑡°→ KCl + O2
H2O2
𝑀𝑛𝑂2
�⎯⎯� .... + ....
9. So sánh tính oxi hóa giữa oxi và ozon. Viết hai PTPƯ minh họa.
.......
.......
.......
10. Nêu các phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp.
.......
.......
.......
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 6
Phụ lục 3: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Trường Đại học Sư Phạm TP HCM
Khoa Hóa học
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Các em HS thân mến!
Sau khi đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp gây hứng thú học
tập môn hóa học lớp 10 THPT, chúng tôi muốn tham khảo ý kiến của các em về ưu
điểm, hạn chế của các biện pháp trên. Đây là cơ sở thực tế và hữu ích để chúng tôi
phát huy những ưu điểm, đồng thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của các
biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học.
Trường: .
Hãy đánh dấu (X) vào ô mà em chọn
Câu 1: Sở thích của em đối với các biện pháp gây hứng thú học tập
Mức độ
Biện pháp
Rất
thích Thích
Bình
thường Ghét
Sử dụng thí nghiệm hứng thú
Sử dụng phim mô phỏng
Kể chuyện hóa học
Vận dụng tình huống gắn với thực tiễn
GV thân thiện với HS
Mang sự hài hước vào trong bài học
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 7
Câu 2: Những ưu điểm của các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học là:
Nội dung Ý kiến
Nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
Giúp các em hiểu bài, nhớ lâu hơn.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét.
Tạo không khí lớp học sinh động, hấp dẫn.
Mở rộng kiến thức, vận dụng vào thực tế.
Giúp các em tin tưởng vào khoa học.
Yêu thích môn học hơn.
Rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò.
Nâng cao tính tích cực trong học tập.
Câu 3: Theo em, những hạn chế của các biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa
học là:
Nội dung Ý kiến
Mất nhiều thời gian.
Thí nghiệm kém hấp dẫn, khó quan sát.
Hình ảnh phim không rõ, chưa sinh động, thu hút.
Nội dung câu chuyện nhàm chán, chưa đặc sắc.
Kiến thức của tình huống chưa cập nhật, chưa liên hệ thực tế.
Sự hài hước chưa duyên, còn gượng ép.
Làm em không tập trung.
Ý kiến khác:
Chúc các em học tốt!
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 8
Phụ lục 4: DANH SÁCH ĐIỂM LỚP 10A1
STT HỌ VÀ TÊN Điểm
1 Bùi Hồ Lâm Anh 5
2 Nguyễn Phương Dung 7
3 Phạm Hữu Dũng 4
4 Phùng Quang Đạt 7
5 Cao Thành Đạt 8
6 Vũ Nguyễn Song Đức 3
7 Trần Thị Minh Hà 8
8 Hồ Trần Huy Hảo 5
9 Trần Mạnh Hiếu 7
10 Nguyễn Nam Trung Hiếu 6
11 Nguyễn Văn Hòa 8
12 Bùi Tường Đăng Huy 4
13 Lê Đức Huy 10
14 Phạm Gia Huy 6
15 Đồng Minh Khoa 3
16 Đặng Hoàng Long 7
17 Châu Trần Thảo My 5
18 Nguyễn Trần Thiên Nga 7
19 Lê Trần Uyển Nghi 5
20 Phạm Kim Nguyên 6
21 Huỳnh Dương Minh Nguyên 4
22 Trần Thanh Quỳnh Như 8
23 Hồ Vận Như 6
24 Nguyễn Cao Sang 5
25 Hà Thu Sang 9
26 Nguyễn Khắc Tấn Tài 4
27 Nguyễn Văn Tuấn 9
28 Nguyễn Thanh Tùng 6
29 Nguyễn Hồng Ngọc Tuyền 6
30 Nguyễn Ngọc Phương Uyên 5
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 9
Phụ lục 5: DANH SÁCH ĐIỂM LỚP 10I2
STT HỌ VÀ TÊN Điểm
1 Nguyễn Gia Bảo Anh 6
2 Trần Ngọc Kiều Anh 7
3 Nguyễn Nguyệt Anh 7
4 Nguyễn Phúc Phương Anh 4
5 Nguyễn Lê Trâm Anh 8
6 Cần Nguyên Trâm Anh 6
7 Ngô Nhật Bình 5
8 Thai Khanh- Linh CamilleJean 5
9 Nguyễn Kim Hảo 10
10 Vũ Thanh Hằng 8
11 Trần Liên Khánh Hoa 10
12 Tô Minh Hoàng 4
13 Phạm Mạnh Hùng 7
14 Tạ Gia Huy 6
15 Nguyễn Thị Quỳnh Hương 9
16 Phạm Nguyễn Anh Khoa 8
17 Phạm Ngọc Khôi 6
18 Đỗ Võ Phúc Lâm 7
19 Lê Quốc Ánh Minh 9
20 Nguyễn Hoàng Nhật 5
21 Trương Minh Bảo Phúc 10
22 Nguyễn Thuận Phước 6
23 Trần Thị Quế Phương 10
24 Tạ Ngọc Uyên Phương 7
25 Trần Hà Quang 9
26 Bùi Minh Quân 6
27 Đinh Hà Duy Tân 8
28 Huỳnh Hữu Duy Thắng 9
29 Đỗ Huỳnh Thủy Tiên 9
30 Phạm Phương Trinh 9
31 Phạm Quang Trường 5
32 Lê Khắc Hoàn Vũ 6
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 10
Phụ lục 6: DANH SÁCH ĐIỂM LỚP 10A2
STT HỌ VÀ TÊN Điểm
1 Lê Thúy An 7
2 Lê Hữu Châu 7
3 Nguyễn Đức Cường 6
4 Hoàng Thanh Dung 9
5 Lê Thùy Dung 3
6 Trần Kim Duyên 9
7 Trần Quế Hiền 7
8 Nguyễn Thạc Hiếu 9
9 Phan Nguyễn Tuyên Hoàng 5
10 Lê Trần Hùng 9
11 Nguyễn Thanh Huy 8
12 Trần Việt Huy 10
13 Trần Thanh Hưng 4
14 Nguyễn Yến Hường 7
15 Đặng Phương Khánh 6
16 Lê Nhã Kim 9
17 Võ Trần Thanh Linh 8
18 Nguyễn Thị Mai 10
19 Hoàng Phương Nam 6
20 Lâm Phương Nghi 7
21 Lê Vĩnh Nghi 4
22 Nguyễn Lê Thái Nguyên 9
23 Quách Kim Nhi 10
24 Đoàn Kim Nguyên 5
25 Nguyễn Lê Ngọc Nhung 9
26 Nguyễn Quỳnh Như 9
27 Trần Thị Quỳnh Như 6
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 11
28 Nguyễn Ngọc Phượng 8
29 Nguyễn Minh Phúc 6
30 Đinh Ngọc Minh Quân 7
31 Trần Thị Ngọc Sang 6
32 Nguyễn Minh Tâm 8
33 Quan Thảo Minh Thư 7
34 Đỗ Xuân Trúc 7
35 Vũ Thanh Tùng 6
36 Nguyễn Hoàng Phương Uyên 8
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 12
Phụ lục 7: DANH SÁCH ĐIỂM LỚP 10A3
STT HỌ VÀ TÊN Điểm
1 Lê Thị Thùy An 7
2 Nguyễn Hữu Ân 4
3 Bùi Thành Bảo 5
4 Lâm Thanh Bình
5 Trần Tấn Cường 7
6 Nguyễn Thi Bích Dung 4
7 Lê Thị Kim Dung 3
8 Huỳnh Thị Đào 6
9 Huỳnh Anh Đức 3
10 Lâm Võ Song Đức 9
11 Nguyễn Thanh Hoàng 9
12 Lê Thị Hoàng Lan 5
13 Đặng Thị Ngọc Liên 6
14 Vũ Nguyễn Ngọc Linh 7
15 Phạm Nguyễn Quang Linh 8
16 Đỗ Tuấn Minh 3
17 Phạm Thị Thiên Nga 7
18 Lê Thị Thúy Ngân 6
19 Phạm Kim Ngần 8
20 Hồ Tấn Ngọc 6
21 Trần Thị Yến Ngọc 5
22 Bùi Thanh Nguyên 7
23 Lê Vũ Ngọc Nhung 8
24 Nguyễn Văn Phương 6
25 Lê Thị Kim Phượng 4
26 Huỳnh Hoàng Lan Sương 6
SVTH: Phạm Thị Thanh Trúc Trang 13
27 Nguyễn Thị Ngọc Thảo 6
28 Hồ Thị Thanh Thúy 4
29 Trần Ngọc Tiên 7
30 Lê Đức Tiến 5
31 Đỗ Minh Trí 10
32 Hoàng Lê Kim Trúc 8
33 Phùng Thanh Trúc 6
34 Nguyễn Lê Tuấn 5
35 Vũ Thanh Tuấn 5
36 Huỳnh Minh Tuấn 8
37 Lâm Phương Vy 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_13_7856561953_4968.pdf