Luận văn Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường Cao đẳng giao thông vận tải III

Để làm tốt hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy-học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, căn cứ vào thực tiễn phát triển của trường CĐ GTVT III, chúng tôi kiến nghị một số nội dung như sau: 1. Cần hoàn thiện giáo trình, tài liệu giảng dạy của bậc học cao đẳng làm cơ sở cho việc học tập tích cực của sinh viên. 2. Thư viện cần phối hợp với các bộ môn chuyên ngành và những giáo viên có uy tín, thành lập các thư mục chuyên ngành (các đề tài nghiên cứu và ứng dụng có., liên quan, sách tham khảo cho các vấn đề, các trang web có liên quan tới các ngành đào tạo.) để giáo viên và sinh viên nghiên cứu, tham khảo. 3. Nhà trường, các khoa và các bộ môn cần có cơ quan, cán bộ chuyên trách về lý luận dạy học, lý luận giáo dục. có nhiệm vụ theo dõi, tổng kết về các phương pháp dạy và học tiên tiến, các thành tựu của khoa học giáo dục, những xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới. để phổ biến, thông tin, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và sinh viên trong trường./.

pdf88 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường Cao đẳng giao thông vận tải III, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về lý luận dạy học hiện đại, về các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhằm phát huy tích tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên (kết quả khảo sát theo Phụ lục 4 cho thấy: tính cấp thiết là: 3,0/5,0 và tính khả thi là: 2,7/5,0). Một trong những giải pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên, đó là dạy học nêu vấn đề - ơ-ris-tic (Heuristic). Dạy học nêu vân đề - Heuristic là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực phương pháp dạy học đang phát triển; là một hệ phương pháp dạy học phức hợp, chuyên biệt hóa, bao gồm một tập hợp các phương pháp dạy học liên kết và tương tác với nhau, trong đó, phương pháp xây dựng bài toán Heuristic (tạo ra tình huống có vấn đề) giữ vai trò trung tâm chủ đạo. Nó còn được xem như một một hệ thống mới của dạy học, bao gồm những biện pháp tích cực hóa quá trình nhận thức - học tập và chứa đựng những nguyên tắc, quy tắc như: - Phân tích tình huống có vấn đề, nhìn rõ vấn đề và giải quyết vấn - đề. - Đảm bảo cho sinh viên tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tìm kiếm. - Nắm vững sáng tạo tri thức và phương pháp hoạt động trí tuệ. Mục đích của dạy học nêu vấn đề - Heuristic ở bậc cao đẳng, đại học: - Nắm vững hệ thống tri thức hoa học. - Con đường, quá trình thu nhận hệ thống tri thức. - Hình thành và phát triển tính tích cực nhận thức và phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên. Như vậy, bản chất của dạy học nêu vấn đề - Heuristic là đặt trước sinh viên những vấn đề nhận thức - học tập có chứa mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm, rồi đưa sinh viên vào tình huống có vấn đề để kích thích họ tự giác, có nhu cầu giải quyết vấn đề. Hướng dẫn hoạt động tìm kiếm và tiếp thu tri thức mới bằng con đường giải quyết vân đề học tập một cách sáng tạo. Như vậy, phát triển cho sinh viên kỹ năng giải quyết vấn đề, định hướng chính xác trong các tình huống có vấn đề, tạo hứng thú, trong hoạt động nhận thức là đều quan trọng về chất của dạy học nêu vấn đề -Heuristic. Nội đung cơ bản của dạy học nêu vấn đề - Heuristic là một quá trình bao gồm một chuỗi bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm (giữa lý thuyết và thực hành), được cấu trúc một cách sư phạm làm cho mâu thuẫn mang tính Heuristic, gọi là bài toán nêu vấn đề -Heuristic, là hạt nhân của hệ phương pháp dạy học nếu vấn đề - Heuristic. Chính mâu thuẫn mang tính Heuristic của bài toán đã được sinh viên tự giác chấp nhận như một nhu cầu bên trong, bức thiết phải giải quyết bằng được; lúc đó sinh viên được đặt trong tình huống có vấn đề. Trong và bằng cách tổ chức giải quyết bài toán Heuristic, sinh viên chiếm lĩnh một cách tự giác, tích cực và tự lực cả kiến thức, cách giải quyết và do đó có được cả niềm vui của nhận thức sáng tạo. Quá trình dạy học đại học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề được chia thành nhiều bước, nhiều giai đoạn có tính chuyên biệt. - John Dewey đề nghị 5 bước giải quyết vấn đề: • Tìm hiểu vấn đề. • Xác định vấn đề. • Đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề. • Xem xét hệ quả của từng giải thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm trước đây. • Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất. Các hình thức tổ chức dạy học nêu vấn đề - Heuristic gồm có: - Làm việc nhóm (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi). - Thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ tranh luận (ngồi vòng tròn, chia nhóm những người cùng ý kiến). - Tấn công não (brain storming): đây thường là thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn đề nhằm giúp sinh viên đề ra những ý nghĩ, giải pháp để giải quyết vấn đề. - Xếp hạng (ranking) là một cách kích thích suy nghĩa sâu hơn về một vấn đề và làm rõ ưu tiên. - Sắm vai (role play) nhằm tập cho sinh viên tăng thêm khả năng suy nghĩ những hướng khác nhau và phát triển kỹ năng giải quyết và giải quyết sung đột. - Mô phỏng (simulation) là sự mở rộng của cách sắm vai, cả lớp tham gia trên cơ sở tất cả đã hiểu rõ vấn đề, cùng tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan tới con người. - Những chiến lược ra quyết định (decision making strategies) nhằm đào tạo những kỹ năng cần thiết cho sự tham gia dân chủ. - Báo cáo và trình bày: thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ đến báo cáo của nhóm trước tập thể. [26]. Các bộ môn cần tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy. Tổ chức các buổi giảng thử, giảng mẫu về việc kết hợp giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện tư duy lôgíc, sáng tạo cho sinh viên. Ở mỗi bộ môn, cần cử những giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm làm cán bộ chuyên trách về phương pháp giảng dạy để tư vấn, giúp đỡ cho giáo viên mới về phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. Ngoài ra, ở các bộ môn còn cần tổ chức thảo luận về các phần kiến thức trong chương trình môn học để giáo viên có thể giao cho sinh viên tự đọc, tự tìm hiểu và viết báo cáo thu hoạch; hoặc thảo luận về những đề tài khoa học thuộc môn học có thể tổ chức hướng dẫn cho sinh viên. Mặt khác, việc cải tiến công tác biên soạn giáo án cũng là một công việc cần thiết của người giáo viên với các yêu cầu cụ thể sau: - Giáo án phải thể hiên được các bước trong hoạt động dạy và học của giáo viên và sinh viên theo tiến trình và lôgic của bài giảng, thể hiện được những mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài giảng với các nội dung và yêu cầu của hoạt động học tập tích cực và sáng tạo của sinh viên. - Nội dung kiến thức phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính vừa sức và phải nhấn mạnh vào trọng tâm bài giảng. - Trong giáo án cần thiết kế hệ thống câu hỏi để dẫn dắt hoạt động nhận thức của sinh viên; hệ thống câu hỏi phải từ dễ đến khó và phù hợp với nội dung bài giảng. Có ba dạng câu hỏi thường được áp dụng khi giảng bài, đó là: các câu câu hỏi củng cố kiến thức và kỹ năng áp dụng, các câu hỏi đánh giá khả năng tổng hợp, phân tích vấn đề và những câu hỏi ứng dụng kiến thức và thực hành. 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá phân loại giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy. Lãnh đạo nhà trường cần lấy tiêu chí: chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên làm thước đo kết quả lao động của các thầy cô giáo. Các Bộ môn cần kết hợp với phòng Đào tạo và phòng Công tác học sinh, sinh viên thường kỳ, đột xuất tổ chức dự giờ để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Nhà trường và các tổ bộ môn cần thay đổi quan niệm về đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên. Thay vì quan niệm rằng: sinh viên hiểu bài mới chứng tỏ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, là giáo viên dạy giỏi; chúng ta phải lấy tiêu chuẩn "hiểu và hành", tiêu chuẩn thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực làm những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mỗi giáo viên, để đánh giá giáo viên dạy giỏi...vv. Mặt khác, phòng Đào tạo và phòng Công tác học sinh và sinh viên cần tổ chức lấy ý kiến của sinh viên (bằng hộp thư góp ý hay bằng phiếu thăm dò kín) về phương pháp giảng dạy của các thầy cô để thu nhận "thông tin phản hồi" nhằm tổ chức rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy. 3.3. Tăng cường quản lý hoạt động học. 3.3.1. Xác định mục đích và xây dựng động cơ, thái độ học tập. Bằng trách nhiệm và uy tín của minh, người giáo viên cần chú ý bồi dưỡng cho học viên động cơ và hứng thú học tập (qua khảo sát theo Phụ lục 4, kết quả: tính cáp thiết được đánh giá là 3,0/5,0 và tính khả thi là 2,2/5,0). Trước hết, người giáo viên cần giới thiệu cho học viên về mục đích, yêu cầu, nội dung môn học và phương pháp làm việc giữa thầy và trò; giúp sinh viên nắm được các nét chung của môn học, hiểu cách làm việc của thầy và có tâm lý học tập thoải mái để tự xem xét và điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân cho phù hợp. Với lòng nhiệt tình của người thầy được thể hiện trên lớp, qua nội dung bài giảng phong phú, sinh động, những câu chuyện lịch sử về các danh nhân có liên quan tới nội dung môn học và những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ có liên quan, các phát minh mới, những vấn đề hóc búa chưa được giải quyết., người giáo viên sẽ tạo cho các em sinh viên lòng yêu thích môn học và sự say mê học tập. Mặt khác, thông qua bài giảng người thầy còn khêu gợi cho sinh viên lòng tự hào về truyền thống hiếu học của ông cha, lịch sử phát triển vẻ vang trường CĐ GTVT III và trách nhiệm của người sinh viên đối với đất nước, trách nhiệm đối với với gia đình và bạn bè; vạch ra cho các em một tương lai tươi sáng đang chờ đón khi các em có được kết quả học tập tốt. Để bồi dưỡng cho các em học viên có được động cơ, thái độ học tập đúng đắn và lòng say mê học tập rất cần sự cố gắng và kiên trì của người thầy trong thời gian lâu dài, liên tục và bền bỉ, với nhiều hình thức giáo dục linh hoạt và sáng tạo. Một vấn đề không kém phần quan trọng và rất cần sự quan tâm, chú ý của chúng ta là "sức ì tâm lý". Sức ì tâm lý đó hiện nay rất mạnh trong các nhà trường đo cách truyền thụ một chiều, cách học thụ động, bắt chước các mẫu có sẵn (đề cương ôn tập, ổn thi, sách tham khảo, sách nâng cao, các bài tập mẫu...) [33]. Vì vậy, nhà trường cần làm cho sinh viên thay đổi nếp nghĩ, cách học tập một chiều, thụ động theo kiểu "thầy đọc - trò ghi"; cần làm tư tưởng "chúng ta tự quyết định tương lai của mình" thấm sâu vào mỗi con người, mỗi sinh viên trường CĐ GTVT III. 3.3.2. Bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng tự học cơ bản tạo điều kiện để các em học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Để giúp sinh viên có những phẩm chất cần thiết cho việc học tập tích cực và sáng tạo, đội ngũ giáo viên trường CĐ GTVT III cần tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện cho các em sinh viên một số kỹ năng tự học cơ bản như: kỹ năng đọc, kỹ năng ghi chép, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng ôn tập, kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá, kỹ năng làm việc nhóm... (qua kết quả khảo sát 20 cán bộ quản lý ở nhà trường theo Phụ lục 4 cho kết quả như sau: tính cấp thiết là 4,2/5,0 và tính khả thi là 1,2/5,0). Với hệ thống bài tập từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, người thầy có thể hướng dẫn cho các em cách tư duy mở rộng dần kiến thức đã học, tập cho các em cách suy luận và đi sâu vào các khía cạnh của vấn đề đã trình bày. Ghi nhớ là một kỹ năng quan trọng, giúp người sinh viên có cơ sở vững chắc để nắm bắt kiến thức. Việc rèn luyện trí nhớ, tùy thuộc và cách học của mỗi người; có người có khả năng nhớ máy móc, lại có người có khả năng nhớ lôgíc... việc quan trọng là người giáo viên cần giới thiệu cho sinh viên cách "mã hóa" tài liệu để ghi nhớ. Cần mạnh dạn cho sinh viên làm việc độc lập với sách theo sự hướng dẫn của thầy. Chúng ta có thể giao cho các em đọc và viết thu hoạch hay đọc và nhận xét về một vấn đề nào đó trong giáo trình thuộc chương trình môn học đang lên lớp; người giáo viên cần đề ra những yêu cầu cụ thể cho sinh viên như: cần nếu lên mục đích, các yêu cầu về nội dung, mối liên hệ giữa lý thuyết với thực tế. Và hướng dẫn cho các em cách thức trình bày một bản báo cáo, thu hoạch. Nếu xét thấy cần tham khảo các tài liệu khác thì người giáo viên cần chỉ rõ cho các em: cần cuốn gì, ở chương nào và có thể tìm chúng ở đâu... vv. Những hướng dẫn cụ thể như vậy sẽ tập cho các em thói quen làm việc một cách khoa học và sáng tạo. Bằng hệ thống câu hỏi ôn tập môn học, người giáo viên có thể chỉ ra cho học viên những phần kiến thức cơ bản, nền tảng; các mối liên hệ giữa các phần của kiến thức trong một chương hay giữa các chương trong sách, sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tế và sự mở rộng, tăng tiến trong hoạt động nhận thức của con người. Do đó, sẽ giúp sinh viên có được cách nhìn tổng quan về một vấn đề và cách thức tóm tắt, rút gọn một vấn đề. Ở mức độ cao hơn, người giáo viên có thể yêu cầu sinh viên đọc và tổng kết về một vấn đề, một chương nào đó. Đối với vấn đề này ngoài yếu cầu phải hiểu và nắm vững vấn đề, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng đọc, kỹ năng ghi chép, kỹ năng tổng hợp và phân tích. Với việc rèn luyện kỹ năng tìm và lựa chọn tài liệu, người giáo viên cần cung cấp cho các em những khái niệm về phạm vi nghiên cứu: với những bài toán cụ thể thì phải nghiên cứu vấn đề ở mức độ nào? xem xét đến mức nào là thích hợp và đủ...vv; mục đích và yêu cầu nghiên cứu là gì, đến đâu; và hướng đẫn cho các em tìm tài liệu ở các phích tra cứu trong thư viện. Về việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, người thầy có thể giao cho sinh viên trình bày một tiểu luận hay tham luận về một vấn đề nào đó và tố chức thảo luận trên lớp với sự chủ trì và hướng dẫn của giáo viên. Trước khi thảo luận, giáo viên cần phổ biến cho sinh viên một số quy định, yêu cầu khi tiến hành thảo luận để công việc được tiến hành một cách thuận lợi. Ngoài ra, giáo viên còn cần hướng dẫn cho các em cách diễn đạt ý kiến của cá nhân, minh hoạt các ý và nguyên tắc bằng những dẫn chứng cụ thể, những ví dụ, biểu đồ...vv. Cuối buổi thảo luận, giáo viên nhất thiết phải tổng hợp các kết luận và đánh giá được các ý kiến tham luận. Có như vậy thì sinh viên mới rút được kinh nghiệm, tự đánh giá được mức độ nhận thức của bản thân và rèn luyện kỹ năng thảo luận có hiệu quả. Đối với kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá, người giáo viên cần tập cho sinh viên tự nhận xét và đánh giá bản thân mỗi khi hoàn thành bất kỳ một nhiệm vụ gì: về học tập, rèn luyện hay tu dưỡng. Cụ thể là: mình có thực sự hiểu bài giảng không và đã làm được bao nhiêu % khối lượng bài tập được giao; sau đó, tiến tới áp dụng lý thuyết đã học để tìm mối liên hệ với các phần kiến thức đã học hoặc giải thích những vấn đề về thực tiễn... 3.3.3. Tăng cường tể chức và quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Để tổ chức tốt quá trình tự học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng học tập, ngoài việc bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng tự học cơ bản, chúng ta cần: Giao nhiệm vụ tự học cho sinh viên một cách đầy đủ, rõ ràng với yếu cầu từ đễ đến khó; nếu chỉ vì giao nhiệm vụ tự học tập lấy lệ, qua loa thì sinh viên chỉ cần ôn và nhớ lại là đủ. Ở đây nó cũng thể hiện vai trò chủ động, tích cực của sinh viên đối với việc tổ chức, điều khiển của giáo viên. Khi giao nhiệm vụ học tập, cần hướng dẫn tài liệu học tập cho sinh viên và phải nêu rõ phần nào cần đọc kỹ, phần nào chỉ cần xem qua. Thông qua tập thể, giáo viên cần cử cán sự môn học - người có khả năng học tốt về môn học đó, để có thể thay giáo viên truyền đạt lại nhiệm vụ học tập, giúp các bạn trong lớp học tập môn học đó. Khi cần thiết cán sự bộ môn sẽ liên hệ để giáo viên giải đáp thắc mắc hoặc yêu cầu giáo viên giải đáp thắc mắc hay tổ chức thảo luận để làm sáng tỏ vấn đế. Tăng cường tổ chức hoạt động học tập đối với sinh viên cá biệt; người thầy cần gần gũi động viên, khích lệ sinh viên học yếu nhằm xóa đi tâm lý tự ty cửa họ. Giúp họ tự tin và mạnh đạn hỏi thầy, hỏi bạn những điều chưa hiểu. Tăng cường công tác kiểm tra việc tự học của sinh viên một cách hệ thống, thường xuyên; nên kiểm tra việc tự học của học viên hàng ngày, hàng tuần... để có thể nhận được thông tin phản hồi từ phía sinh viên, từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập của sinh viên. 3.4. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. 3.4.1. Chuẩn hóa các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động dạy - học theo hưởng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 cán bộ quản lý theo Phụ lục 4 và thu được kết quả như sau: tính cấp thiết của vấn đề: 2,3/5,0 và tính khả thi là 2,2/5,0. Như vậy, nhà trường cần đảm bảo riêng cho từng lớp có hội trường riêng để học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của sinh viên; cần từng bước nâng cấp hiện đại hóa hệ thống giảng đường theo chuẩn mực của 03 loại: giảng đường chuyên dụng, giảng đường thông dụng và phòng thực hành. Các phòng học phải đảm bảo đủ ánh sáng, cách âm và thông gió nhằm giảm thiểu tác động từ bên ngoài; giảng đường được khai thác sử dụng không chỉ cho việc lên lớp giảng bài mà còn được dùng cho các hình thức tổ chức dạy học khác như: thảo luận, thực hành, nghe nhìn...vv. Giáo trình, sách giáo khoa là những tài liệu rất quan trọng và cần thiết, là điều kiện và cơ sở để sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy, công tác biên soạn giáo trình của bậc học Cao đẳng trong trường CĐ GTVT III phải là công việc hàng đầu trong việc hoàn chỉnh cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Ban giám hiệu cần tăng cường kinh phí và chỉ đạo các khoa, bộ môn chuyên ngành tổ chức các buổi hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia về các vấn để chuyên môn nhằm xây dựng, hoàn thiện và từng bước chuẩn hóa sách giáo khoa chuyên ngành và sách tham khảo hệ đào tạo Cao đẳng theo hướng hiện đại và mang tính thực tiễn cao, tránh lý thuyết xuồng, hàn lâm... Thư viện trường CĐ GTVT III cần thường xuyên trang bị và cập nhật sách giáo khoa, báo, tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo mới; tổ chức các buổi giới thiệu sách mới và kết hợp với các bộ môn từng bước, tổ chức xây dựng thư viện và sách điện tử chuyên ngành; hợp tác cùng các thầy cô làm các thư mục, chuyên mục (bao gồm sách giáo khoa, giáo trình tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu...) theo từng ngành và vấn đề chuyên sâu để giúp sinh viên tìm hiểu vấn đề một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Cần nhanh chóng nâng cấp, hoàn thiện và từng bước chuẩn hóa hệ thống phòng thí nghiệm (cơ bản và chuyên ngành), xưởng thực hành, trang thiết bị, máy móc cần thiết và đặc trưng của ngành giao thông vận tải... để phục vụ sinh viên đào tạo hệ Cao đẳng nói riêng và việc học tập nói chung. Để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy và học tập, nhà trường cần xúc tiến việc nối mạng máy tính và từng bước triển khai mạng Internet trong trường để giáo viên và sinh viên có điều kiện học tập, tham khảo và nghiên cứu. cần trang bị các phương tiện dạy học tiến tiến như: máy overheađ, projector, các phương tiện nghe nhìn, multimedia, các phần mềm chuyên dụng (vẽ, thiết kế, thử nghiệm...) giúp giáo viên và sinh viên có điều kiện áp dụng các phương pháp học tập tích cực và làm quen với những phương tiện dạy học hiện đại. 3.4.2. Tăng cường khai thác, cải tiến trang thiết bị dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho sinh viên. Để nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy, Ban giám hiệu cần xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích đội ngũ giáo viên tăng cường khai thác, sử dụng các trang thiết bị dạy học sẵn có trong trường. Phát triển phong trào chế tạo, cải tiến các trang thiết bị dạy học (các bản vẽ, sơ đồ, mô hình, phần mềm...)trong toàn trường. Tổ chức thí điểm và từng bước nhân rộng việc giảng bài bằng máy overhead, bằng giáo án điện tử... nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong học tập. Cần tăng thời lượng thực hành cho sinh viên. Cho phép các em được sử dụng các phòng thí nghiệm cơ bản, chuyên ngành và xưởng thực hành để tham gia nghiên cứu khoa học, chế tạo, thực hành hoặc tìm hiểu thêm về các vấn đề mà mình quan tâm. Các em sinh viên còn cần được hướng dẫn sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: multimedia, máy overhead, projector...vv; được phép truy cập các thư viện điện tử và mạng Internet. Khi có điều kiện, nhà trường cần tổ chức một phòng máy tính riêng để một số em không có điều kiện trang bị máy tính cá nhân (PC) được sử dụng, học tập. 3.5. Kết luận chương ra. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường CĐ GTVT III là một hoạt động rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường. Để phong trào đổi mới phương pháp học tập tích cực thực sự đi vào chiều sâu, vấn đề đầu tiên và có tính bao trùm là cần đổi mới quan niệm về công tác quản lý giáo dục; nâng cao hơn nữa về ý nghĩa và tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực; thực sự coi chất lượng đào tạo và vấn đề "sống còn" của nhà trường; kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục. Từ đó, cần xây dựng, hoàn thiện và từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích sinh viên học tập tích cực, chủ động. Với quan điểm: đội ngũ giáo viên là những người quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường, quyết định sự thắng lợi của phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường cần từng bước hoàn thiện và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cả vế số lượng và chất lượng, cần đầu tư, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, tạo các điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt và đưa phong trào đổi mới phương pháp dạy học đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Song song với các hoạt động trên, cần tạo ra một phong trào thi đua học tập tích cực và sáng tạo sâu rộng trong nhà trường và làm cho mỗi sinh viên ý thức được rằng "tương lai của bản thân chính do mình tự quyết định", biến ý thức thành các hành động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo; tự chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình. Những biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất ở trên có tính thử nghiệm, vì vậy việc triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường CĐ GTVT III. Đó còn là những đúc rút, những suy nghĩ và trăn trở của bản thân trong quá trình giảng dạy, công tác ở trường CĐGTVTIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đang đứng trước những biến đổi vô cùng to lớn: bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức... Tự học, học suốt đời đã trồ thành xu thế chung của thời đại và mỗi người, nếu muốn tự khẳng định mình đều phải tự trang bị cho mình một phương pháp học tập tích cực và sáng tạo để có thể học tập suốt đời. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương, khóa VIII: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học"; và Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: "Phát huy tư duy khoa học và sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của học sinh và sinh viên đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề". Trường CĐ GTVT III đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy - học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo của nhà trường hiện còn những mặt tồn tại cần khắc phục, đó là: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa hoàn chỉnh, nhất là giáo trình và sách giáo khoa (mới biên soạn và in được 19 giáo trình và 57 bài giảng - số liệu: [36]). - Đội ngũ giáo viên không đồng đều và chưa được chuẩn hóa, còn tồn tại sức ì của thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều, thụ động; vẫn còn hiện tượng sinh viên: thụ động, ỉ lại và trông chờ... trong học tập - Công tác quản lý của nhà trường còn chậm đổi mới và chưa tạo ra được những cơ chế thông thoáng cho việc đổi mới phương pháp dạy - học. Từ những hạn chế đã nêu, do được bồi dưỡng và học tập về công tác quản lý giáo dục, kết hợp với với kinh nghiệm dạy học và những suy nghĩ, trăn trở của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, chúng tôi đề xuất một số biện phát quản lý như sau: 1. Cần đổi mới quan điểm về công tác quản lý giáo dục, mạnh dạn phân cấp quản lý kết hợp với cơ chế chịu trách nhiệm về công việc được giao. 2. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng những cơ chế đánh giá mới (theo hiệu quả và chất lượng công việc) và những chính sách nhầm khuyến khích đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học; kiên quyết chống căn bệnh thành tích trong hoạt động giáo dục. 3. Tập trung xây dựng, hoàn thiện và từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, làm cơ sở cho phương pháp dạy học tích cực. 4. Luôn coi trọng vai trò của đội ngũ giáo viên trong công tác đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để người giáo viên có thể tâm tâm tận sức đổi phương pháp dạy học. 5. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cả về số lượng và chất lượng. 6. Cần xây dựng cho sinh viên trường CĐ GTVT III động cơ và thái động học tập đúng đắn; tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng tự học cơ bản làm công cụ cho việc học tập tích cực. Tạo điều kiện và quản lý tốt thời gian tự học của sinh viên. Để làm tốt hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy-học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, căn cứ vào thực tiễn phát triển của trường CĐ GTVT III, chúng tôi kiến nghị một số nội dung như sau: 1. Cần hoàn thiện giáo trình, tài liệu giảng dạy của bậc học cao đẳng làm cơ sở cho việc học tập tích cực của sinh viên. 2. Thư viện cần phối hợp với các bộ môn chuyên ngành và những giáo viên có uy tín, thành lập các thư mục chuyên ngành (các đề tài nghiên cứu và ứng dụng có., liên quan, sách tham khảo cho các vấn đề, các trang web có liên quan tới các ngành đào tạo...) để giáo viên và sinh viên nghiên cứu, tham khảo. 3. Nhà trường, các khoa và các bộ môn cần có cơ quan, cán bộ chuyên trách về lý luận dạy học, lý luận giáo dục... có nhiệm vụ theo dõi, tổng kết về các phương pháp dạy và học tiên tiến, các thành tựu của khoa học giáo dục, những xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới... để phổ biến, thông tin, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và sinh viên trong trường./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Am (1997), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục. [2] Nguyễn An (chủ biên), Bùi Kim Phượng, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ngô Đình Qua (1996), Lý luận dạy học, Trường đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh. [3] Đặng Quốc Bảo (1997), Quản lý kinh tế xã hội và quản lý giáo dục: Khái niệm và lý luận, Trường cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo, Hà Nội. [4] Nguyễn Hữu Châu (2001), Một số xu thế của giáo dục ở thế kỷ XXI, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 85, Viện khoa học giáo dục. [5] Carl Rogers (2001) (Cao Đình Quát dịch), Phương pháp dạy và học có hiệu quả, Nxb Trẻ. [6] Vũ Đình Cự (chủ biên) (1998), Giáo dục hướng tới thế kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa vin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9] Nguyễn Thị Doãn (1996), Các học thuyết quản /ý, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội). [10] Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [11] Phạm Văn Đồng (1999), về vấn đề Giáo dục - Đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [12] Lê Văn Giang (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [13] Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học, Nxb Giáo dục. [14] Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [15] Phạm Minh Hạc (2001), "Phát triển nguồn nhân lượng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Báo Nhân dân, ngày 07/6/2001. [16] Trần Hiệp (chủ biên) (1996), Tâm lý học xã hội những vấn đề lý luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [17] Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục. [18] Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập Ì, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [19] Đặng Thành Hưng, Bản chất của dạy học hiện đại, Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục, tháng 3-4/2001. [20] Đặng Thành Hưng, Nguồn gốc và những khiu cạnh xã hội triết học của trào lưu giáo dục hướng vào người học, Báo Vãn nghệ ngày 18/5/2003. [21] Trần Thế Hưởng, Vũ Thị Tường Vi, Tự học những kỹ năng cơ bản, tậpl. [22] Trần Kiều - Nguyễn Lan Phương, Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục, tháng 6-7/1997. [23] M.I Kindakốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục Hà Nội. [24] Mai Hữu Khuê (chủ biên), Nguyễn Trịnh Kiểm, Đỗ Hữu Tài, Bùi Quang Xuân (2000), Nghệ thuật lãnh đạo tâm lý học trong quản lý kinh doanh, Nxb tổng hợp Đồng Nai. [25] Hồng Liên (2002), "Xay dựng phương pháp học tập hiệu quả", Báo Sài gòn giải phóng, ngày 15/01/2002. [26] Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục. [27] Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. [28] Raja Roy Singh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triên vọng của châu A - Thái Bình dương, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [29] Vũ Văn Tảo (người dịch) (1997), Học tập một kho báu tiềm ẩn, Nxb Giáo dục. [30] Ngôn Thanh, Giáo dục đào tạo: tiếng chuông mạnh, Báo Văn nghệ ngày 25/10/2003) [31] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2002), Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm. [32] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy - Tự học, Nxb Giáo dục. [33] Nguyễn Cảnh Toàn, cần có tầm nhìn xa trong Giáo dục, Báo Hà Nội mới ngày 05/9/2003. [34] Đỗ Hoàng Toàn (2000), Lý thuyết quản lý, Hà Nội. [35] Trần Anh Tuấn (1995), Quản trị học, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh. [36] Nguyễn Đức Tư (2001), Giải pháp tăng cường các nguồn lực nhằm nâng cấp trường trung học Giao thông vận tải khu vực III thành trường Cao đẳng, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục). [37] Trịnh Quang Từ (1996), Phương pháp tự học, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. [38] Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục. [39] Nguyễn Như Ý, Đổi mới phương pháp dạy và học là một chìa khóa quan trọng của cải cách giáo dục, Báo Nhân dân ngày 10/7/1998. [40] Trao đổi về lựa chọn phương pháp dạy học, www.edu,nét.vn ngày 22/4/2003. [41] Lấp lửng cái mệnh đề "Lấy người học làm trung tâm".www.edu.net.vn ngày 25/02/2003. [43] Phá bỏ việc dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều, www.edu.net.vn ngày 25/02/2003. [43] Đổi mới cách dạy phải đi đôi với đổi mới cách học, www.edu.net.vn ngày 25/02/2003. [44] Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường CĐ GTVT III. [45] Trường CĐ GTVT III (2003), Mục tiêu chương trình đào tạo Hệ cao đẳng. PHỤ LỤC Phụ lục 1. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN TRƯỜNG CĐ GTVT III NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO 1. Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc lập dự báo, xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển dài hạn GD-ĐT, kế hoạch và chương trình ĐT hàng năm. 2. Quản lý và giám sát quá trình đào tạo: nội dung, chương trình, giáo trình; kế hoạch tuyển sinh, tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp, bố trí phòng học phục vụ cho việc học cũng như cho những nhu cầu khác; hỗ trợ các khoa, bộ môn trong việc thực tập, tham quan, phân công giảng viên, mời giảng viên thỉnh giảng. 3. Thực hiện các nội dung học thuật, kiểm tra chế độ cổng tác giảng viên, tổ chức hội giảng, thao giảng, các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp tổ đến cấp bộ. 4. Xây dựng lịch các kỳ thi, kiểm tra, tổng kết học kỳ, năm học; tham mưu cho Hội đồng đào tạo xét điều kiện dự thi, tốt nghiệp, xét lưu ban, lên lớp, chế độ chính sách, học bổng, khen thưởng, kỷ luật SV; hướng dẫn các khoa, bộ môn ra đề thi, quản lý đề thi, đưa vào ngân hàng đề thi, thực hiện quy trình rút đề thi cụ thể cho từng kỳ thi. 5. Kiểm tra hồ sơ thanh toán cho giảng viên, cán bộ kiêm nhiệm, giảng viên thỉnh giảng do các khoa, bộ môn đề nghị. 6. Xây dựng phương án quản lý đào tạo hiện đại; theo dõi và làm các báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý và Hiệu trưởng, lưu trữ hồ sơ đào tạo theo quy định. 7. Nắm tính hình SV ra trường (có việc, đúng ngành, phát huy tác dụng...), ý kiến phản hồi của cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng SV tốt nghiệp, đề xuất và điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, xã hội. (điều 15 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVT III) NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN 1. Tham mưu cho Hiệu trưởng tập hợp, quản lý, giáo dục SV; tổ chức các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, phòng chống ma túy, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể SV. 2. Tham mưu cho Hội đồng đào tạo xét chế độ, chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp ưu đãi, khuyến khích học tập, lưu ban, lên lớp, khen thưởng, kỷ luật SV. 3. Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức, giúp đỡ SV tự học, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lao động sản xuất, quản lý sv nội trú, ngoại trú và những hoạt động xã hội, từ thiện ngoài trường. 4. Thực hiện công tác giám thị, quản lý các mặt hoạt động của SV theo quy định nhiệm vụ tương đương giáo viên chủ nhiệm. (điều 19, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVT III). NHIỆM VỤ CỦA CÁC KHOA, BỘ MÔN TRỰC THUỘC 1. Khoa, bộ môn trực thuộc có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý toàn bộ quá trình học thuật trong phạm vi quản lý. 2. Xây đựng chương trình đào tạo, biên soạn đề cương, bài giảng, giáo trình môn học, ngân hàng đề thi, ra đề thi (những môn không có trong ngân hàng). 3. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng kế hoạch bổ sung, trang thiết bị dạy học, thực tập; tổ chức bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị. 4. Xây dựng kế hoạch phát triển khoa, bộ môn trước mắt và lâu dài, tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ giảng viên, tổ chức hội giảng, thi SV giỏi hàng năm theo kế hoạch, 5. Sử dụng và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc khoa, bộ môn quản lý. 6. Xây dựng khoa, bộ môn vững mạnh về mọi mặt. 7. Thực hiện tốt công tác giáo vụ: chương trình, kế hoạch giảng dạy, quy trình rút đề thi, kiểm tra, tổ chức các kỳ thi theo quy chế, rọc phách và chấm thi, cập nhật điểm, chuẩn bị hồ sơ để trình Hội đồng đào tạo xét các quyền lợi của SV (chất độ, kiểm tra, thi, lưu ban, lên lớp, tốt nghiệp, khen thưởng kỷ luật) thuộc khoa, bộ môn quản lý. (điều 21, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVT III). NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG KHOA, TRƯỞNG BỘ MÔN TRỰC THUỘC 1. Trưởng khoa, trưởng bộ môn là người có học vị cao nhất trong khoa, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế về tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo khoa. Trưởng khoa, trưởng bộ môn trực thuộc chịu trách nhiệm cá nhân trước Hiệu ưưởng nhà trường về các mặt hoạt động của khoa, bộ môn mình quản lý. 2. Trưởng khoa, bộ môn được quyền đề nghị Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm phó khoa, bố trí các tổ trưởng, trưởng phòng thí nghiệm, hoặc trưởng xưởng thực tập. 3. Đề nghị tuyển chọn, đề bạt, thuyên chuyển, mời giáo viên thỉnh giảng, đề xuất các chế độ chính sách đối với CBCNVC thuộc khoa, bộ môn để Hiệu trưởng xem xét quyết định. 4. Phân công giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn thí nghiệm, thực hành trong sự điều phối chung của khoa, bộ môn; thường xuyên theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế. 5. Tạo điều kiện thuận lợi để CBCNVC của khoa, bộ môn vừa làm tốt công tác giảng dạy vừa tham gia tíc cực vào công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ, viết giáo trình. 6. Đề cử giảng viên trong khoa, bộ môn đi nghiên cứu, thực tập hay bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chính trị trong và ngoài nước. 7. Quản lý quá trình tổ chức giảng dạy của giáo viên trong khoa, bộ môn đề xuất xét thi đua khen thưởng A,B,C hàng tháng và các danh hiệu thi đua hàng năm. 8. Lập hồ sơ thanh toán giờ công, giờ coi thi chấm thi... cho giáo viên trong khoa, bộ môn trực thuộc. (điều 22, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVT III). CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA XƯỞNG THỰC TẬP 1. Xưởng là đơn vị trực thuộc Trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong phạm vi quản lý; xưởng có các bộ môn. 2. Tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo, biên soạn đề cương, bài giảng, giáo trình môn học, ngân hàng đề thi, ra đề thi. 3. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch đầu tư, bổ sung trang thiết bị, phương tiện dạy học, thực tập. 4. Xây dựng kế hoạch phát triển xưởng trước mắt và lâu dài, sử dụng và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc xưởng quản lý. (điều 23, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVT III). NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG XƯỞNG 1. Trưởng xưởng là người có trình độ kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quản lý, kinh nghiệm thực tế về tổ chức, lãnh đạo xưởng. Trưởng xưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Hiệu trưởng về các mặt hoạt độngcủa xưởng. 2. Trưởng xưởng được quyền đề nghị Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm phó xưởng; tổ trưởng thuộc xưởng. 3. Đề nghị chọn, đề bạt, thuyên chuyển, mời giáo viên thỉnh giảng, giải quyết chế độ chính sách đối với CBCNVC thuộc xưởng để Hiệu trưởng xem xét quyết định. 4. Tạo điều kiện thuận lợi để CBGNVC của xưởng vừa làm tốt công tác giảng dạy vừa tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học -công nghệ, dịch vụ LĐSX. 5. Đề cử giáo viên trong xưởng đi nghiên cứu, thực tập hay bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chính trị ở trong và ngoài nước. 6. Quản lý quá trình tổ chức giảng dạy của giáo viên trong xưởng, đề xuất thi đua khen thưởng A,B,C hàng tháng và các đanh hiệu thi đua hàng năm. 7. Khi tổ chức hoạt động sản xuất, dịch vụ khoa học - công nghệ xưởng phải kết hợp và sử dụng pháp nhân của trung tâm CEMET. 8. Trực tiếp quản lý công tác giáo vụ; lập hồ sơ thanh toán giờ công, giờ coi thi chấm thi... cho giáo viên trong xưởng. (điều 24, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVTIII). NHIỆM VỤ CỦA THƯ VIỆN 1. Thư viện là một bộ phận phục vụ cho công tác đào tạo, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải (lấy thu bù chi), được trường hỗ trợ vốn và trang thiết bị ban đầu và kế hoạch đầu tư hàng năm. 2. Lập kế hoạch đầu tư các trang thiết bị, thông tin mạng thư viện, phần mềm ứng dụng, tài liệu phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội phù hợp với nhiệm vụ của trường. 3. Tìm nguồn, bổ sung phát triển tư liệu, sách báo bằng nhiều hình thức khác nhau như: NSNN, hỗ trợ và giúp đỡ của các đơn vị cá nhân trong nước và quốc tế. Tổ chức việc ấn loát, sao chụp những tư liệu cần thiết phục vụ cho đào tạo. 4. Tổ chức bán hoặc cho thuê giáo trình, tài liệu để giảng viên và SV sử dụng theo chương trìnnh đào tạo của nhà trường (bỏ hẳn hình thức cho mượn về nhà). 5. Tổ chức phòng đọc phục vụ bạn đọc về giáo trình, tạp chí, sách, báo tham khảo, quản lý chuyên đề... 6. Lưu trữ hồ sơ tài liệu các phòng ban, trung tâm, các khoa và bộ môn liên quan đến công tác đào tạo. 7. Hướng dẫn các đơn vị, các tác giả làm thủ tục đăng ký biên soạn, hoàn chỉnh bản thảo, hoàn chỉnh bản in bằng đĩa mềm, liên hệ làm thủ tục xuất bản. 8. Lập thủ tục thanh toán cho các tác giả theo quy định hiện hành và đề xuất phát hành mỗi đầu sách theo đúng quy định. (điều 17, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đãng GTVTIII). PHIẾU ĐIỀU TRA (Dùng cho đối tượng là sinh viên trường CĐ GTVT3) Mục đích: Tim hiểu các biểu hiện về hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của sình viên. PHẦN TỰ GIỚI THIỆU. Họ và tên học viên : ........................................................................... Nam ( nữ). Năm sinh : ........................ Nơi sinh : .................................................................. Hộ khẩu thường trú : ............................................................................................. Điểm thi vào trường: Toán : .............. ; Vật lý : ............... ; Hóa học : .................. Lớp : ............. ; Khóa : ................; Ngành học : .................................................... Trong các câu hỏi bạn có thể trả lời bằng cách đánh dấu vào các khung trống □ hoặc viết vào phần có dòng kẻ trống. Xin cảm ơn sự cộng tác của các bạn. PHẦN NỘI DUNG . 1. Bạn thấy trong hoạt động học tập của mình, phương pháp học tập có vai trò: Quan trọng  cũng cần thiết  không cần thiết  2. Theo bạn thì khi bắt đầu quá trình học tập ở trường, việc tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm học tập ở bậc cao đẳng, đại học là: Rất cần thiết □ cần thiết □ cũng cần □ không cần thiết □ 3. Theo bạn, muốn học tốt cần có các điều kiện: Có phương pháp học tập tốt □ giáo viên dạy giỏi □ có đủ tài liệu  có đủ thời gian tự học  thông minh  có động cơ học tập đúng đắn  cần cù chăm chỉ  4. Trên lớp, bạn thấy cần phải: Phát biểu ý kiến xây dựng bài  tập trung chú ý nghe giảng  xung phong chữa bài tập  tranh luận với bạn bè  không làm gì cả vì sợ mất thời gian  5. ơ ưên lớp bạn thường: Ghi lại toàn bộ bài giảng  ghi dàn ý  chỉ nghe giảng mà không ghi chép  vừa nghe giảng vừa theo dõi sách giáo khoa  6. Khi không hiểu bài, bạn thường: Hỏi giáo viên □ hỏi ban bè □ tư dóc SGK □ khổng hỏi vì sợ xấu hổ  bỏ qua và học phần khác  7. Khi làm bài tập mà giáo viên ra cho lớp, bạn: Làm hết  làm cả các bài tập mà giáo viên không yêu cầu  làm được đa số  làm được rất ít □ không làm được vì không hiểu bài  8. Trong thời gian ôn thi, bạn: Hệ thống lại kiến thức học  theo các câu hỏi ôn tập  đoán và học các câu hỏi có thể thi  9. Khi không làm được bài, sau giờ thi hoặc kiểm ưa bạn thường: Tranh luận về bài thi  hỏi bài làm của các bạn khác  làm lại bài  không cần phải xem lại  10. Với bạn, việc áp dụng kiến thức đã học vào các vấn đề thực tế là: Cần thiết □ hứng thú cá nhân □ điều tất yếu □ ai thích thì làm □ vô bổ, tốn thời gian □ 11. Bạn sử dụng phích tra cứu của thư viện một cách: Thành thạo □ bình thường □ còn lúng túng □ chưa sử dụng □ 12. Đối với bạn Internet là công cụ để: Giải trí □ chát ũ tra cứu, tham khảo  tốn thời gian  13. Với bạn, các cuộc nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi Olimpic, thi tìm hiểu truyền thống, kiến thức... là các hoạt động: Rất có ích  có cũng được  không thiết thực lắm  vô bổ và mất thời gian  14 .Khi học nhóm, thảo luận ở tổ, lớp hoặc sinh hoạt chuyên đề, hoạt động tập thể, bạn luôn: Biết lắng nghe mọi người  là người tổ chức, hướng dẫn  hay tranh luận với bạn bè  tham gia cho vui  thấy buồn chán, vô ích  15.Bạn đọc sách giáo khoa vào các lúc: Trước giờ giảng  sau khi nghe giảng □ khi chưa hiểu bài  khi có thời gian rảnh rỗi l6.Bạn có khi nào nghi ngờ kết quả bài toán trong sách giáo khoa là sai: Có  thỉnh thoảng  không bao giờ  17.Khi giáo viên yêu cầu tự đọc một phần nào đó trong sách giáo khoa, bạn: Đọc và tóm tắt nội dung  đọc và liên hệ với với kiến thức cũ  đọc và trao đổi hoặc' hỏi người khác  đọc các tài liệu khác để hiểu nội dung cần đọc  chỉ đọc theo yêu cầu của giáo viên  18.Sau khi nghỉ ốm, đi bệnh viện về bạn thấy cần phải: Chép lại toàn bộ các bài học  tự làm các bài tập  tự tìm hiểu □ đọc sách giáo khoa □ nhờ bạn, thầy giảng lại bài  không cần thiết phải làm những việc trên  19. Bạn có ý kiến gì về phương pháp học tập " học - hỏi - hiểu - hành". Là phương pháp học tập tốt  phù hợp với từng người  Không phải là phương pháp vạn năng  không phù hợp  20. Để có phương pháp học tập tốt, bạn có ý kiến đề xuất gì ? PHIẾU ĐIỀU TRA (Dùng cho đối tượng là giáo viên trường CĐ GTVT3) Mục đích: Tim hiểu các biểu hiện về mối quan hệ giữa hoạt động giảng dạy cửa giáo viên và hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của sình viên. PHẦN TỰ GIỚI THIỆU. Họ và tên giáo viên: ................................................................ Nam (nữ): ............ Chức vụ: ............................................................................................................... Giảng dạy môn học: .......................................................................................... Thâm niên giảng dạy: ....................................................................................... Đơn vị công tác: thuộc tổ bộ môn: .................................. khoa: ........................... PHẦN NỘI DƯNG Trong các câu hỏi bạn có thể trả lời bằng cách đánh dấu vào các khung trống □. Xin cảm ơn sự cộng tác của các thầy cô. 1. Thầy (cô) thường hay áp dụng một trong các phương pháp dạy học sau: giảng giải minh họa  tái hiện  trình bày theo vấn đề  tìm kiếm từng phần  nghiên cứu  các phương pháp khác  2. Trong bài giảng của mình, thầy (cô) có chú ý dạy các em học viên các kỹ năng: đọc tài liệu  ghi tóm tắt  ôn tập và hệ thống kiến thức  thảo luận  tìm tài liệu tham khảo quan sát nhận xét  thực hành  không chú ý  3. Trong bài giảng của mình, thầy (cô) đã cho học viên tự đọc sách giáo khoa: thường xuyên  thỉnh thoảng  rất hiếm  không bao giờ 4. Thầy (cô) yêu cầu học viên đọc thêm tài liệu tham khảo: thường xuyên  thỉnh thoảng □ rất hiếm  không yêu cầu  5. Khi giảng bài, thầy (cô) thường: chú ý trình bày bảng  chỉ chú ý giảng giải □ chỉ viết đề mục □ không chú ý lắm đến việc trình bày bảng □ 6. Trước khi thi hoặc kiểm tra, thầy cô thường: cho câu hỏi ôn tập  nhấn mạnh phần lý thuyết và bài tập cơ bản  hạn chế lý thuyết và bài tập  tổng kết lýthuyết và bài tập  không hướng dẫn  7. Trong bài giảng, thầy (cô) cho học viên thảo luận một vấn đề nào đó: thường xuyên  thỉnh thoảng  rất hiếm  không làm vì không có thời gian  8. Thầy (cô) sử dụng các phượng tiện dạy học (multimedia, projector, mô hình, học cụ, tranh ảnh, thiết bị thí nghiệm...) trên lớp: Thường xuyên  tùy nội dung bài giảng  Thinh thoảng  rất hiếm  chưa sử dụng  9. Với khả năng chuyên môn của mình thì việc chuẩn bị bài giảng là: Không cần thiết □ có cũng được, không cũng được  cần thiết  là việc nhất thiết phải làm  10.Theo ý kiến của thầy (cô), việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay là: Cấp bách  cần làm  làm được thì tốt  không cần thiết  11.Trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, yếu tố có tính quyết định là: Lãnh đạo nhà trường  bộ môn  người giáo viên  trang thiết bị dạy học tiên tiến □ tài liệu, SGK □ 12.Đã bao giờ thầy (cô) thấy chương trình môn học do mình giảng dạy: quá nặng nề  ít thực hành  vừa phải  nhẹ nhàng  13.Để giúp học viên có phương pháp học tập tốt, thầy (cô) có ý kiến như sau: Phụ lục 4. 82 PHIẾU HỎI Ý KIẾN (Dùng cho đối tượng ỉa cán bộ quản lý trường CĐ GTVT3) Mục đích: Tham khảo ý kiến của đội ngữ cán bộ quản lý về các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường CĐ GTVT3. PHẦN TƯ GIỚI THIÊU Họ và tên : ......................................................................................... Nam (nữ). Chức vụ:. Đơn vị công tác: ........................................................................................... Trong các giải phấp, anh (chị) có thể cho điểm: từ 0 điểm đến 5 điểm (mức cao nhất). Xỉn cảm ơn sự cộng tác cửa anh (chị). PHÂN NỘI DUNG STT Tên các giải pháp quản lý Tính cấp thiết Tính khả thi 1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của tính tích cực, chủ động và sáng tạo cửa người học trong hoạt động nhận thức. 2 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiên tiến, tạo điều kiện để nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. 3 Xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích sinh viên tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. 4 Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa giáo viên 5 Đổi mới phương pháp giảng dạy giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. 83 6 Xây dựng cho sinh viên phương pháp học tập khoa học. 7 Xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên. 8 Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong học tập. 9 Tăng cường quản lý quá trình tự học của sinh viên theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo. Phụ lục 5 Các kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý, giảng dạy và học tập ở trường CĐ GTVT III (theo các Phụ lục 2, 3, 4) KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 84 (Đối tượng là sinh viên) KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 88 (Đối tượng là cán bộ quản lý) I KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 4 (Đối tượng là cán bộ quản lý) Chúng tôi đã tiến hành điều tra với 20 đ/c cán bộ các phòng ban nghiệp vụ trong nhà trường. STT Tên các giải pháp quản lý Tính cấp thiết Tính khả thi 1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học trong hoạt động nhận thức. 4.6 3.8 2 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiên tiến, tạo điều kiện để nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. 2.3 2.2 3 Xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích sinh viên tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. 3.2 4.4 4 Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa giáo viên 3.8 3.5 5 Đổi mới phương pháp giảng dạy giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. 3.0 2.7 6 Xây dựnơ cho sinh viên phương pháp học tập khoa học. 3.4 1.8 7 Xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên. 3.0 2.2 8 Bổi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong học tập. 4.2 1.2 9 Tăng cường quản lý quá trình tự học của sinh viên theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo. 2.3 2.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_theo_huong_nang_cao_tinh_tich_cuc_chu_dong_va_sang_tao_cu.pdf
Luận văn liên quan