PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ nhiều năm nay doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) luôn giữ vai trò chủ đạo, chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế như: Bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, dầu khí, vận tải, bưu điện . Tuy nhiên DNNN vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình, nhiều DNNN làm ăn thua lỗ gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Do đó sắp xếp, đổi mới để phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN là yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong tình hình hiện nay khi nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Có nhiều giải pháp đổi mới DNNN như bán DNNN, CPH DNNN, cho thuê DNNN, cải cách cơ chế quản lý trong DNNN . Nhưng trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì cổ phần hoá (CPH) là một trong những giải pháp được lựa chọn là phù hợp nhất. Đây là giải pháp mang tính chiến lược khi đất nước ta đang đứng trước những yêu cầu mới về phát triển kinh tế.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Tổng công ty thép Việt Nam cũng đang từng bước triển khai hoạt động sắp xếp, đổi mới và phát triển Tổng công ty. Trong kế hoạch định hướng giai đoạn 2006 - 2010 Tổng công ty dự định sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, tiếp tục CPH các đơn vị thành viên tiến tới CPH hoàn toàn công ty mẹ (Nhà nước nắm cổ phần chi phối). Mở rộng kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất kinh doanh thép là nền tảng để đủ điều kiện trở thành tập đoàn thép Việt Nam.
Trong tiến trình thực hiện đổi mới DNNN để CPH thực sự phát huy hiệu quả, bên cạnh việc hiểu rõ về CPH và áp dụng CPH, cùng với việc xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh và các giải pháp huy động vốn thì việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư cũng là một nhân tố quan trọng. Trong mọi thời kỳ, mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp lao động hay nói chung là nguồn nhân lực luôn đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp nói riêng. Do cơ cấu lại sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu về chất lượng lao động phải được nâng cao nên CPH DNNN đòi hỏi phải sắp xếp lại lao động, điều này dẫn tới vấn đề lao động dôi dư là không thể tránh khỏi. Do vậy việc đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề lao động khi thực hiện CPH DNNN là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà hiện nay Tổng công ty thép Việt Nam đang quan tâm giải quyết. Đó cũng chính là lý do vì sao em chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” để làm luận văn tốt nghiệp. Đây là một vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng của Tổng công ty thép Việt Nam khi thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển Tổng công ty. Đề tài này thực sự rất đáng quan tâm và cũng là một vấn đề khó. Do thời gian và khả năng nghiên cứu cũng như việc hiểu rõ các chính sách của Tổng công ty thép Việt Nam còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để việc nghiên cứu đề tài được hoàn thiện hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths Phạm Thị Bích Ngọc và các bác, các cô, các chú trong phòng Tổ chức lao động Tổng công ty thép Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Kết hợp những lý luận chung về lao động, vai trò của lao động, lý luận CPH khi thực hiện chuyển đổi DNNN và sắp xếp lại lao động cũng như các chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN.
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả thực hiện CPH và ảnh hưởng của CPH đối với người lao động cũng như việc sắp xếp lại lao động giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi tiến hành CPH ở Tổng công ty thép Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại cần giải quyết để có những giải pháp hợp lý khi thực hiện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH, việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư theo quy định của Nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam. Trong đó phân tích và minh hoạ sâu thêm bằng thực tiễn của Công ty kim khí Hà Nội (đơn vị thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam).
4. Nguồn số liệu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên tình hình thực tiễn về CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam, thông qua nguồn số liệu sẵn có ở phòng Tổ chức lao động Tổng công ty và Công ty Kim khí Hà Nội. Đồng thời tham khảo trên báo chí, internet và các phương tiện truyền thông khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh .
6. Kết cấu của đề tài
Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính:
Phần I: Cơ sở lý luận về sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN.
Phần II: Thực trạng việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN 4
I. Lao động và vai trò của lao động 4
1. Các khái niệm 4
2. Phân loại lao động 4
2.1 Lao động có việc làm 5
2.2 Lao động thiếu việc làm. 5
2.3 Lao động thất nghiệp. 5
3.Vai trò của lao động 5
II. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN. 6
1. Những vấn đề chung về CPH DNNN 6
1.1 Khái niệm và mục tiêu của CPH DNNN 6
1.2 Ảnh hưởng của CPH dối với doanh nghiệp và người lao động 7
2. Lao động dôi dư và các chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 8
2.1 Lao động dôi dư 8
2.2 Các chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 10
2.3 Nguồn kinh phí giải quyết lao động dôi dư 17
3. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 17
3.1 Thực trạng lao động trong các DNNN và sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động 17
3.2 Trình tự sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 19
III. Kinh nghiệm sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của một số DNNN đã CPH 21
PHẦN II: THỰC TRẠNG VIỆC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 23
I. Đặc điểm tình hình hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam. 23
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam 23
2. Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản phẩm 25
2.1 Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh 25
1.2 Đặc điểm sản phẩm 27
3. Hệ thống tổ chức bộ máy 28
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28
3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 29
3.3 Mối quan hệ làm việc giữa các phòng chức năng Tổng công ty với các đơn vị thành viên 31
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam 31
4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và đầu tư phát triển 4 năm 2001 - 2004 31
4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 35
4.3 Đánh giá chung kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2005 37
5. Tình hình lao động và thu nhập của người lao động ở Tổng công ty thép Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 41
II. Đánh giá việc thực hiện công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. 44
1. Tiến trình CPH ở Tổng công ty thép Việt Nam 44
1.1 Giai đoạn 1998 - 2000: 44
1.2 Giai đoạn 2002 - 2004 45
1.3 Năm 2005 45
2. Tình hình sắp xếp lại lao động ở Tổng công ty thép Việt Nam 50
3. Thực trạng lao động dôi dư và công tác giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. 51
3.1 Thực trạng lao động dôi dư ở Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005 51
3.2 Nguyên nhân dẫn đến lao động dôi dư 52
3.3 Thực tế việc giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư ở Tổng công ty thép Việt Nam 53
4. Phương án sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư của công ty cổ phần kim khí Hà Nội 58
4.1 Quá trình hình thành phát triển, ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức. 58
4.3 Công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư ở Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội. 61
5. Đánh giá chung về công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư của Tổng công ty thép Việt Nam 62
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. 64
I. Những đổi mới và hướng phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và trong tương lai. 64
1. Những thuận lợi và thách thức đối với Tổng công ty thép Việt Nam 64
2. Định hướng và chiến lược phát triển Tổng công ty giai đoạn 2006 - 2010 và trong tương lai. 65
2.1 Sản xuất kinh doanh 65
2.1 Công tác đầu tư phát triển 66
2.3 Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 67
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN Tổng công ty thép Việt Nam. 69
1. Xây dựng và thực hiện đầy đủ phương án sắp xếp lại lao động 69
2. Thực hiện triệt để việc giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư 69
3. Các hướng giải quyết lao động dôi dư cho Tổng công ty thép Việt Nam trong tương lai. 70
4. Nâng cao trách nhiệm của ban lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc sắp xếp lại lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với lao động dôi dư. 72
5. Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề lao động dôi dư. 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC .78
82 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g công ty thép Việt Nam thực hiện cổ phần hoá 5 đơn vị thành viên, đồng thời với việc xây dựng phương án CPH là quá trình sắp xếp lại lao động. Tất cả các đơn vị đều tiến hành sắp xếp lại lao động. Theo phương án sắp xếp lao động của các đơn vị ta thấy tình trạng lao động dôi dư ở Tổng công ty thép Việt Nam là rất phổ biến. Sau khi sắp xếp lại số lao động của các đơn vị đều giảm đáng kể, tất cả các đơn vị đều không sử dụng hết số lao động có tại thời điểm lập phương án CPH, dẫn tới số lao động dôi dư lớn. Tổng số lao động dôi dư của 5 đơn vị này là 1141 người, trong đó lao động dôi dư do CPH là 747 người chiếm 65% tổng số lao động dôi dư. Số lao động dôi dư theo Nghị định 41 là 726 người, theo Bộ luật lao động là 21 người. Cụ thể số lao động dôi dư của từng đơn vị như sau:
Công ty Cơ điện luyện kim dôi dư 547 người trong đó có 269 người dôi dư do cơ cấu lại sản xuất, 278 người dôi dư do thực hiện CPH (chiếm 51% tổng số lao động dôi dư của đơn vị). Trong số lao động dôi dư do tiến hành CPH số lao động dôi dư theo Nghị định 41 là 274 người, theo Bộ luật Lao động là 4 người.
Công ty Kim khí Hà Nội tổng số lao động dôi dư là 158 người, trong đó lao động dôi dư do CPH là 101 người ( chiếm 64% trong tổng số lao động dôi dư của đơn vị). Số lao động dôi dư theo Nghị định 41 là 98 người, theo Bộ luật lao động là 3 người.
Công ty Kim khí TP HCM có số lao động dôi dư là 207 người, trong đó dôi dư do CPH là 139 người chiếm 67%. Trong số lao động dôi dư do CPH có 125 người dôi dư theo Nghị định 41-CP, 14 người dôi dư theo Bộ luật Lao động.
Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn số lao động dôi dư do CPH là 204 người, tất cả đều thuộc diện dôi dư theo Nghị định 41.
Công ty Kim khí Miền Trung có 25 người lao động dôi dư theo Nghị định 41 khi thực hiện CPH.
Số lao động dôi dư của các đơn vị bao gồm cả dôi dư theo tuổi, theo hợp động lao động và theo trình độ tay nghề. Việc phân loại lao động dôi dư là căn cứ để các đơn vị phối hợp với Tổng công ty giải quyết chế độ chính sách cho số lao động này.
Ngoài lao động dôi dư do CPH, do cơ cấu lại sản xuất, ở một số đơn vị còn có một bộ phận lao động dôi dư không thuộc diện giải quyết theo Nghị định 41-CP đó là số lao động dôi dư có thời gian xuất ngũ phục viên và lao động dôi dư có thời gian không làm việc, đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy ta thấy số lao động dôi dư ở Tổng công ty thép Việt Nam là rất lớn chưa nói đến số lao động dôi dư ở các đơn vị sau cổ phần hoá 12 tháng và các đơn vị chuẩn bị CPH sẽ tổ chức sắp xếp lại lao động. Điều này đòi hỏi Tổng công ty thép Việt Nam phải thực sự chú trọng đến công tác giải quyết lao động dôi dư để đảm bảo mục tiêu phát triển Tổng công ty và ổn định cuộc sống cho người lao động.
3.2 Nguyên nhân dẫn đến lao động dôi dư
Thứ nhất: Trong cơ chế cũ ở nước ta có nhiều doanh nghiệp được thành lập chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mà chủ yếu kà do một số địa phương ngành muốn thành lập để rút ngân sách Nhà nước. Cũng trong thời kỳ này việc tuyển chọn đầu vào cho các DNNN diễn ra một cách ồ ạt, thậm chí nhiều người không có trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cũng được bố trí việc làm trong doanh nghiệp. Chính sự thiếu chặt chẽ về thành lập và tuyển chọn đầu vào đã tạo ra một lượng lao động dư thừa ở các doanh nghiệp.
Thứ hai: do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước thay đổi đã ảnh hưởng tới đầu tư, sản xuất, tiêu thụ, buộc các doanh nghiệp phải giảm sản xuất hay tạm thời đình đốn dẫn đến nhiều công nhân không có việc làm.
Thứ ba: Trong những năm qua việc giải quyết lao động dôi dư gặp phải những khó khăn do nhu cầu trong nước giảm, sức ép cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và quốc tế tăng, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm.
Thứ tư: Chính phủ đã rất nỗ lực củng cố các doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, riêng vấn đề giải quyết lao động dôi dư tiến triển rất chậm.
Thứ năm: Mặc dù nhận thực được tầm quan trọng của việc cổ phần hoá đối với giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn chần chừ, chậm trễ CPH. Sự chậm trễ của CPH cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp chưa mạnh dạn tìm hướng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư.
Thứ sáu: Trong nhiều doanh nghiệp trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Sự yếu kém về tay nghề đã làm cho những người này bị tách khỏi quá trình sản xuất, trở thành lao động dôi dư.
Thứ bảy: Hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn sản xuất, vốn đầu tư đổi mới công nghệ đã làm cho tình trạng thiếu việc làm trở nên hết sức bức xúc.
Thứ tám: Sự hoạt động kém hiệu quả của các DNNN cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng lao động dôi dư.
Từ những nguyên nhân trên chúng ta nhận thấy nguyên nhân chính của tình trạng dư thừa lao động là tình hình sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp. Đối với Tổng công ty thép Việt Nam nguyên nhân dẫn đến lao động dôi dư chủ yếu là việc cơ cấu lại sản xuất; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, nhất là công tác cổ phần hoá. Việc thực hiện CPH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần tiến hành cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ, tinh giảm biên chế theo hướng gọn nhẹ dẫn tới tình trạng lao động dôi dư. Số lao động dôi dư này một phần là do sức khoẻ, tuổi tác, trình độ tay nghề không đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới. Một mặt do việc tuyển dụng quá nhiều trong cơ chế cũ khiến doanh nghiệp không bố trí được việc làm cho người lao động có trình độ tay nghề. Cùng với yêu cầu đòi hỏi của thị trường cũng như yêu cầu phát triển của Tổng công ty do đó cần thiết phải đổi mới, sắp xếp lại Tổng công ty thép Việt Nam điều này dẫn tới tình trạng lao động dôi dư là không thể tránh khỏi.
3.3 Thực tế việc giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư ở Tổng công ty thép Việt Nam
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế phải đảm bảo các vấn đề xã hội, Tổng công ty thép Việt Nam luôn xác định phải luôn coi trọng yếu tố con người, kết hợp hài hoà mục tiêu phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Chính vì vậy ở Tổng công ty quá trình tổ chức, sắp xếp lại các DNNN luôn đi đôi với vấn đề giải quyết lao động dôi dư. Trong thời gian qua cùng với tiến trình CPH Tổng công ty thép Việt Nam đã thực hiện việc giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư, bao gồm cả lao động dôi dư do sắp xếp, cơ cấu lại sản xuất, lao động dôi dư do CPH và số lao động dôi dư sau CPH 12 tháng.
Tổng số lao động dôi dư đã được Tổng công ty giải quyết chế độ chính sách từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước (Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư) là 1359 người với tổng kinh phí là 53,347 tỷ đồng. Trong đó giải quyết hỗ trợ cho số lao động dôi dư do sáp nhập, cơ cấu lại sản xuất là 394 người với tổng số tiền là 16,283 tỷ đồng. Số lao động dôi dư do cổ phần hoá được được giải quyết chế độ chính sách là 934 người bao gồm 912 người nghỉ hưởng chế độ 41 và 22 người nghỉ theo Luật Lao động. Tổng kinh phí giải quyết lao động dôi dư do CPH là 35,211 tỷ đồng. Đối với các đơn vị đã thực hiện CPH có số lao động dôi dư sau CPH 12 tháng là 53 người, số tiền giải quyết cho số lao động dôi dư này là 1,853 tỷ đồng.
Ngoài nguồn quỹ hỗ trợ lao động dôi dư của Nhà nước Tổng công ty thép Việt Nam còn thành lập quỹ hỗ trợ lao động dôi dư của Tổng công ty để hỗ trợ thêm cho lao động dôi dư tự nguyện nghỉ chế độ trước tuổi thuộc các đơn vị thành viên, cơ quan văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam và tất cả những người lao động khác được xếp vào diện lao động dôi dư và đủ điều kiện hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty.
Đối với người lao động dôi dư tại các đơn vị thành viên thuộc diện hưởng trợ cấp theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ thì được Tổng công ty giải quyết chế độ chính sách với mức hưởng trợ cấp theo quy định (đã được trình bày cụ thể ở trên). Trường hợp người lao động dôi dư nghỉ chế độ nói trên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng vì lý do khách quan không làm việc thực tế tại DNNN và không hưởng nguồn trợ cấp từ ngân sách Nhà nước thì thời gian đó sẽ được Tổng công ty thép Việt Nam xem xét trợ cấp cho người lao động từ nguồn quỹ của Tổng công ty theo mức chế độ quy định tại Nghị định 41, thời gian được xem xét trợ cấp tối đa bằng thời gian không được hưởng từ nguồn ngân sách. Đối với các đơn vị thành viên trực thuộc trong khi chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết từ nguồn quỹ của Nhà nước; nếu đơn vị có nhu cầu về nguồn kinh phí để chi trả kịp thời cho người lao động thì đơn vị có văn bản đề nghị Tổng công ty cân đối giải quyết. Tổng công ty có thể cho vay một phần từ nguồn quỹ lao động của Tổng công ty. Sau khi ngân sách Nhà nước cấp phát kinh phí đơn vị có trách nhiệm hoàn trả về Tổng công ty.
Cụ thể đến ngày 14/03/2006 Tổng công ty thép Việt Nam đã tiến hành giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư từ nguồn quỹ của Tổng công ty như sau:
Thực hiện giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư có thời gian xuất ngũ, phục viên là 78 người với tổng số tiền là 228,491 triệu đồng, lao động có thời gian không làm việc đóng bảo hiểm xã hội là 41 người với tổng kinh phí là 181,483 triệu đồng. Tổng công ty đã thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động cho 55 người với tổng số tiền chi trả cho người lao động là 1753,719 triệu đồng. Giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho 56 người lao động với tổng kinh phí là 1622,811 triệu đồng.
Trong thời gian qua Tổng công ty còn dùng nguồn quỹ của Tổng công ty hỗ trợ quỹ mất việc làm cho các đơn vị để giải quyết chế độ cho người lao động mất việc làm là 755,653 triệu đồng. Hỗ trợ lao động dôi dư của Công ty thép Miền Nam là 1 tỷ đồng, giải quyết lao động mất việc làm công ty cổ phần Phương Nam là 42,648 triệu đồng.
Trong công tác giải quyết lao động dôi dư Tổng công ty thép Việt Nam chỉ thực hiện việc giải quyết cho lao động dôi dư dời khỏi doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động. Thực tế ở Tổng công ty chưa có chính sách đào tạo lại lao động dôi dư để sử dụng mà chỉ tiến hành đào tạo lại một bộ phận lao động chuyển sang công ty cổ phần để bố trí công việc mới.
Thời gian tới Tổng công ty thép Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp lại lao động do đó công tác giải quyết chế độ chính sách cho người lao động dôi dư nhất là lao động dôi dư do CPH là nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty cần quan tâm và có những chính sách phù hợp để thực hiện tốt công tác này đảm bảo cho người lao động rời khỏi doanh nghiệp cũng như những người tiếp tục ở lại làm việc sớm ổn định cuộc sống.
Bảng 10: Tổng hợp giải quyết hỗ trợ lao động dôi dư
từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam
Đơn vị: đồng
Đơn vị
Giải quyết hỗ trợ lao động dôi dư khi sáp nhập, cơ cấu lại
Giải quyết hỗ trợ lao động dôi dư khi CPH
Giải quyết hỗ trợ lao động dôi dư sau CPH 12 tháng
Số người
Số tiền
Số LĐ trước khi CPH
Số LĐ chuyển sang công ty cổ phần
Số LĐ nghỉ hưởng chế độ 41
Số lao động nghỉ theo luật lao động
Số tiền hỗ trợ từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước
Số người
Số tiền
1. Công ty CP Kim khí Bắc Thái
125
78
46
1
1971086506
2. Công ty Kim khí Hải Phòng
323
183
140
0
4265042050
29
968957450
3. Công ty Cơ điện luyện kim
269
12517599700
1039
761
274
4
11565124400
4. Công ty VLCL Trúc Thôn
747
543
204
0
8183050050
5. Công ty Kim khí Hà Nội
57
1403965250
422
321
98
3
3450776100
6. Công ty Kim khí TP HCM
68
2361734800
355
216
125
14
5065278600
7. Công ty Kim khí Miền Trung
292
267
25
0
710355600
8. Công ty CP sửa chữa ô tô Gang Thép
24
883757100
Cộng
394
16283299750
3303
2369
912
22
35210713306
53
1852714550
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty
Bảng 11: Tổng hợp giải quyết lao động dôi dư
từ nguồn quỹ của Tổng công ty thép Việt Nam (đến ngày 14/03/2006)
Đơn vị
Số người
Số tiền
(đồng)
Thời gian
quyết định
1. Công ty Kim khí Bắc Thái
- LĐ dôi dư có thời gian xuất ngũ, phục viên
- LĐDD có thời gian không làm việc, đóng BHXH
- LĐ chấm dứt hợp đồng lao động
12
7
1
4
113960900
37623600
4295500
72041800
07/2004
07/2004
12/2005
2. Công ty Kim khí TP HCM
- LĐ dôi dư có thời gian xuất ngũ, phục viên
- LĐDD có thời gian không làm việc, đóng BHXH
9
3
6
33058700
11060700
21998000
07/2005
07/2005
3. Công ty Cơ điện luyện kim
- LĐ có thời gian xuất ngũ, phục viên
- Hỗ trợ quỹ mất việc làm
17
17
568482500
94287900
474194600
07/2005
10/2005
4. Công ty Kim khí Hà Nội
- LĐ dôi dư có thời gian xuất ngũ, phục viên
- LĐDD có thời gian không làm việc, đóng BHXH
40
6
34
184596800
29767500
155189300
07/2005
07/2005
5. Công ty Kim khí Hải Phòng
- Hỗ trợ quỹ mất việc làm
- LĐ dôi dư có thời gian xuất ngũ, phục viên
7
7
189312200
159530000
29782200
10/2005
10/2005
6. Công ty CP sửa chữa ô tô Gang Thép
- Hỗ trợ quỹ mất việc làm
- LĐ dôi dư có thời gian xuất ngũ, phục viên
4
4
147896700
121928100
25968600
10/2005
10/2005
7. Nhà nghỉ ngành thép
- Lao động nghỉ hưu trước tuổi
14
361047100
12/2004
8. Viện luyện kim đen
- Lao động nghỉ hưu trước tuổi
- Chấm dứt hợp đồng lao động
- Lao động nghỉ hưu trướcc tuổi
- Chấm dứt hợp đồng lao động
35
16
8
5
6
944724300
382939200
252285500
96367000
213132600
06/2005
06/2005
12/2005
12/2005
9. Trường ĐT nghề Cơ điện luyện kim
- Lao động nghỉ hưu trước tuổi
- Lao động nghỉ hưu trước tuổi
9
2
7
217998800
35203100
182795700
06/2005
12/2005
10. Công ty cổ phần Phương Nam
- Lao động mất việc làm
1
42647600
10/2005
11. Công ty Kim khí Miền Trung
- Lao động nghỉ hưu trước tuổi
- Chấm dứt hợp đồng lao động
21
1
20
592690400
32016000
560674400
12/2005
12/2005
12. Công ty thép Miền Nam
- Hỗ trợ lao động dôi dư
1000000000
12/2005
13. Công ty thép Đà Nẵng
- Lao động nghỉ hưu trước tuổi
- Chấm dứt hợp đồng lao động
28
11
17
986614800
331029200
655585600
01/2006
01/2006
Tổng số
197
5383390800
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty)
4. Phương án sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư của công ty cổ phần kim khí Hà Nội
4.1 Quá trình hình thành phát triển, ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức.
Công ty Kim khí Hà Nội là DNNN được thành lập từ năm 1970, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh kim khí. Ngày 28/05/1993 Công ty được thành lập lại theo quyết định số 559 TM/TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương Mại thuộc Tổng công ty kim khí nay là Tổng công ty thép Việt Nam theo quyết định số 334/TTg ngày 04/07/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất Tổng công ty kim khí và Tổng công ty thép Việt Nam, Ngày 12/11/2003, Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội được sáp nhập vào Công ty kim khí Hà Nội theo quyết định số 182/2003/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
Hiện nay Công ty kim khí Hà Nội là DNNN hạch toán độc lập, thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam. Theo Quyết định số 3566/QĐ-TCCB ngày 31/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Kim khí Hà Nội thực hiện CPH. Căn cứ Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, Công ty lựa chọn hình thức CPH là: “Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp”. Sau khi CPH Công ty Kim khí Hà Nội có :
Tên gọi : Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội
Tên giao dịch đối ngoại : Hanoi Metal Corporation
Tên viết tắt : HMC
Địa chỉ : 20 Tôn Thất Tùng, Hà Nội
Điện thoại : 04 - 8521115
Fax : 04 - 8523851
Email : hcm@hn.vnn.vn
Ngành nghề kinh doanh của Công ty :
Kinh doanh xuất nhập khẩu kim khí, nguyên vật liệu phục vụ ngành thép; máy móc, thiết bị, phụ tùng, ô tô, xe máy, phương tiện bốc xếp, san ủi; kinh doanh vòng bi, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, vật tư tổng hợpCPH thiết bị viễn thông, điện tử, điện lạnh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi.
Sản xuất, gia công, chế biến các sản phẩm kim loại, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; gia công lắp ráp, đóng mới các loại xe và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy.
Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho bãi, khai thuê hải quan; kinh doanh bất động sản, nhà ở, khách sạn, cho thuê văn phòng và dịch vụ siêu thị; kinh doanh dịch vụ thể thao, ăn uống, du lịch.
Đại lý mua bán, ký gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
Kinh doanh các mặt hàng khác mà pháp luật cho phép.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
Qua quá trình hình thành và phát triển, cho tới nay Công ty Kim khí Hà Nội đã trở thành một doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường với văn phòng chính, 11 xí nghiệp và một chi nhánh trực thuộc.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty sau CPH.
CÔNG TY KIM KHÍ HÀ NỘI
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban Tổng giám đốc
Các phòng ban chức năng
Các chi nhánh xí nghiệp
Văn phòng đại diện
Các cửa hàng
4.2 Tình hình lao động tại thời điểm lập phương án CPH.
Tại thời điểm lập phương án cổ phần hoá ngày 31/12/2004 Công ty Kim khí Hà Nội có tất cả 435 người lao động.
Phân theo trình độ:
Lao động có trình độ đại học, cao đẳng : 205 người
Lao động có trình độ trung cấp : 76 người
Lao động có trình độ CNKT : 58 người
Lao động phổ thông : 96 người
Phân theo giới tính:
Lao động nam : 253 người
Lao động nữ : 182 người
Phân theo tính chất hợp đồng lao động:
Lao động không ký hợp đồng lao động : 6 người
Hợp đồng dài hạn : 407 người
Hợp đồng lao động thời hạn từ 1 - 3 năm: 22 người
Hợp đồng ngắn hạn và mùa vụ : 0 người
Lao động ngạch khác : 0 người
4.3 Công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư ở Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá theo sự chỉ đạo của Tổng công ty thép Việt Nam, công ty kim khí Hà Nội đã tiến hành xây dựng phương án CPH trong đó công ty đã xây dựng và thực hiện phương án sắp xếp lại lao động. Số lao dộng có tên trong danh sách thường xuyên của công ty tại thời điểm quyết định CPH ngày 31/12/2004 là 435 người. Công ty tiến hành sắp xếp lại theo hướng tiếp tục sử dụng 324 động trong đó đào tạo lại để sử dụng vào công việc mới là 40 người, dự toán chi phí đào tạo lại là 84 triệu đồng. Số lao động dôi dư do CPH là 101 người, trong đó 98 người lao động thuộc diện dôi dư theo nghị định 41-CP, 3 người thuộc diện lao động dôi dư theo Bộ luật Lao động. Số lao động nghỉ hưu và thôi việc là 10 người.
Sau khi tiến hành sắp xếp lại lao động số lao động đào tạo lại đã được bố trí công việc mới theo đúng ngành nghề đào tạo. Công ty đã tiến hành giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư. Dự toán chi phí xử lý lao động dôi dư cho số lao động dôi dư theo nghị định 41 là 3313,250 triệu đồng, theo Bộ luật Lao động là 16,442 triệu đồng. Kinh phí giải quyết lao động dôi dư được lấy từ quỹ hỗ trợ lao động dôi dư. Công ty đã thực hiện giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước góp phần giúp người lao động ổn định cuộc sống.
Bảng 12: Kế hoạch sắp xếp lao động của Công ty Kim khí Hà Nội
Số
TT
Danh mục
Tổng số người
Kinh phí dự kiến (đồng)
I
Tổng số lao động tại thời điểm CPH
435
II
Số LĐ chuyển sang công ty cổ phần
324
Trong đó lao động đào tạo lại
40
84.000.000
III
Lao động dôi dư
101
- Theo Nghị định 41
- Thôi việc thực hiện Bộ luật Lao động
98
3
3.313.250.150
16.441.550
IV
Lao động nghỉ hưu và thôi việc
10
(Nguồn: Phương án CPH Công ty Kim khí Hà Nội)
5. Đánh giá chung về công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư của Tổng công ty thép Việt Nam
Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua đã triển khai thực hiện thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới DNNN. Trong quá trình thực hiện đã giải quyết đầy đủ công tác xây dựng phương án sắp xếp lại lao động đặc biệt là việc giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư, những người lao động mà Tổng công ty không không thể bố trí được việc làm. Tổng công ty đã hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị vận dụng chính xác đầy đủ Nghị định 41 và các Thông tư hướng dẫn khác nhằm giải quyết chế độ hợp lý cho người lao động. Trong quá trình thực hiện Tổng công ty đã từng bước khắc phục và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh cũng như những khó khăn nhất là về mặt kinh phí. Tổng công ty thép Việt Nam đã có những kiến nghị kịp thời đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí đồng thời thành lập quỹ hỗ trợ lao động dôi dư của Tổng công ty để đảm bảo giải quyết đầy đủ, kịp thời và chính xác các chế độ cho người lao động, nhất là lao động dôi dư.
Tuy nhiên công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động ở Tổng công ty thép Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế và vướng mắc cần giải quyết như:
Khi thực hiện sắp xếp lại lao động có một bộ phận người lao động không muốn rời khỏi doanh nghiệp dù thu nhập thấp hoặc mất việc làm, nhất là những người thuộc loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ khó có thể cho nghỉ nếu họ không đồng ý. Trong quá trình sắp xếp lại lao động tính chất ràng buộc của hợp đồng lao động doanh nghiệp chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp quy định tại điều 38 Bộ luật lao động mà hiện nay chưa có văn bản quy định những trường hợp là “bất khả kháng khác” do đó không có cơ sở pháp lý để chấm dứt hợp đồng lao động gây khó khăn cho công tác sắp xếp lại lao động.
Về nhận thức trong việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư một số đơn vị chưa thực sự nhận thức đầy đủ về việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư, tinh thần trách nhiệm về việc giải quyết những vướng mắc chưa cao nên ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp lao động khi chuyển đổi sở hữu Nhà nước. Việc giải quyết chế độ chính sách là vấn đề nhạy cảm được nhiều người quan tâm, nhất là lao động dôi dư do đó việc thực hiện này còn nhiều hạn chế và gặp phải những khó khăn. Việc thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ giải quyết lao động dôi dư còn một số hạn chế như các khoản kinh phí được cấp còn có thể có sai sót tình hình báo cáo thanh quyết toán còn chậm.
Việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động đôi dư là vấn đề nhạy cảm và rất khó vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, Tổng công ty thép Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có liên quan khác do đó không thể để xảy ra những sai sót, vướng mắc không được giải quyết khi thực hiện chế độ đối với người lao động. Chính vì vậy trong thời gian tới Tổng công ty thép Việt Nam cần tiếp tục tổng kết đánh giá tình hình kịp thời phát hiện những khó khăn và tìm hướng giải quyết để thực hiện tốt công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách cho lao động dôi dư.
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN
CPH DNNN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM.
I. Những đổi mới và hướng phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và trong tương lai.
1. Những thuận lợi và thách thức đối với Tổng công ty thép Việt Nam
Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển và sự phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Với xu thế phát triển chung đó đã mang lại cho Tổng công ty rất nhiều thuận lợi như: Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao; kinh tế - chính trị - xã hội ổn định; khuyến khích đầu tư; môi trường sản xuất kinh doanh ngày càng thông thoáng, bình đẳng… là nền tảng, động lực và điều kiện cho phát triển ngành thép. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ ngành thép đã và đang được cải thiện. Các dự án đầu tư mới của Tổng công ty đi vào hoạt động tạo điều kiện đa dạng hoa sản phẩm, tăng trưởng về giá trị công nghiệp và sản lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ của Tổng công ty đã có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất thép sẽ tạo điều kiện cho đẩy nhanh các dự án đầu tư, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Với những thuận lợi trên sẽ giúp Tổng công ty thép Việt Nam ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì Tổng công ty cung phải đứng trước những thách thức không nhỏ: Năng lực sản xuất thép cán dài trong nước vượt xa nhu cầu dẫn đến cạnh tranh bán phá giá gây thiệt hại cho các nhà sản xuất. Công nghệ thiết bị hiện có của Tổng công ty vẫn còn tỷ lệ đáng kể ở tình trạng cũ, lạc hậu, lực lượng lao động quá lớn, năng suất thấp trong khi các lợi thế về tự sản xuất phôi ngày càng giảm. Giá xăng, dầu, điện và các loại nguyên liệu cho sản xuất thép vẫn có xu thế tăng trong thời gian tới làm cho hiệu quả sản xuất thép ngày càng giảm. Chi phí đầu tư các dự án thép là rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên mặc dù Tổng công ty đang xúc tiến nhiều dự án quan trọng song khả năng đóng góp cổ phần chỉ ở mức rất hạn chế nếu không được Chính phủ hỗ trợ về vốn. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng trưởng của Tổng công ty trong những năm tiếp theo. Đây cũng là giai đoạn Tổng công ty tiếp tục thực hiện đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nên phần nào ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh chung. Tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng đến gần sẽ là thách thức cho các doanh nghiệp thép nói chung và Tổng công ty nói riêng trong cạnh tranh với sản phẩm của các nước trên thế giới và khu vực đặc biệt là Trung Quốc.
Với những thuận lợi và thách thức trên Tổng công ty thép Việt Nam đã đưa ra định hướng và chiến lược phát triển Tổng công ty giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển Tổng công ty và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2. Định hướng và chiến lược phát triển Tổng công ty giai đoạn 2006 - 2010 và trong tương lai.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 Tổng công ty tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong đó quan trọng nhất là sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ này Tổng công ty đã xây dựng chương trình định hướng chiến lược trình Chính phủ và làm cơ sở để triển khai thực hiện kế hoạch phát triển Tổng công ty, cụ thể như sau:
2.1 Sản xuất kinh doanh
Mặc dù điều kiện thị trường khó khăn, cung vượt cầu quá lớn song Tổng công ty cố găng đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp, sản lượng và tiêu thụ thép cán bình quân trong 5 năm 2006 - 2010 trên 10%, đưa sản lượng thép cán từ 1,2 triệu tấn năm 2005 lên 1,96 triệu tấn vào năm 2010. Chủ động nắm giữ các vùng nguyên liệu quan trọng cần thiết cho sản xuất thép, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tiêu hao, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường trong nước và thế giới để có những dự báo kịp thời, chính xác phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tăng cường công tác marketing, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhằm giảm sức ép trên thị trường nội địa. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của Tổng công ty. Từng bước thu hẹp sx tại các cơ sở có thiết bị cũ, lạc hậu, kém hiệu quả, đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, xây dựng định mưc skỹ thuật tiên tiến kèm theo các giải pháp thực hành để giảm chi phí trong các khâu sản xuất một cách triệt để. Thúc đẩy hơn nữa công tác đầu tư mở rộng năng lực sản xuất phôi thép, sản suất các loại sản phẩm mới phục vụ nhu cầu trong nước giảm dần nhập khẩu.
2.2 Công tác đầu tư phát triển
Giai đoạn 2006 - 2010 trên cơ sở nhu cầu đầu tư phát triển ngành thép, cân đố các nguồn lực, Tổng công ty định hướng đầu tư có trọng điểm, tập trung đầu tư cho sản xuất phôi từ quặng sắt, thép phế và đầu tư sản xuất các sản phẩm có nhu cầu lớn mà trong nước chưa sản xuất được (thép tấm, thép lá).Cụ thể là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị tốt các điều kiện nhằm xúc tiến đầu tư các dự án theo thứ tự ưu tiên sau:
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II Công ty Gang thép Thái Nguyên dự kiến tiến độ 2006 - 2008.
Dự án liên doanh mỏ Quý Xá - Thép Lào Cai, dự kiến tiến độ 2006 - 2008.
Dự án khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh công suất 5 triệu tấn/năm. Dự kiến tiến độ 2006 - 2009.
Dự án liên doanh cán tấm nóng 1,5 - 2 triệu tấn/năm, dự kiến tiến độ 2006 -2008.
Dự án nhà máy cán thép Đà Nẵng 250000 tấn/năm, dự kiến tiến độ 2007 -2009.
Dự án mở rộng nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ đưa công suất 600000 tấn/năm. Dự kiến tiến độ 2008 - 2010.
Dự án nhà máy thép phía Bắc, dự kiến tiến độ từ 2009.
Nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm, liên doanh với nước ngoài, dự kiến tiến độ 2008 - 2015.
Trong 8 dự án trên, có 3 dự án do các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư, 5 dự án do Tổng công ty trực tiếp đầu tư hoặc góp vốn.
Ngoài ra Tổng công ty tiếp tục xem xét đầu tư các dự án khác sản xuất thép đặc biệt, thép chất lượng cao… khi có cơ hội và hiệu quả đầu tư. Tạo điều kiện phối hợp để thúc đẩy các công ty thành viên, liên doanh liên kết thực hiện tốt kế hoạch đầu tư phát triển của mình nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững của toàn Tổng công ty.
2.3 Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Tổng công ty thép Việt Nam tiếp tục thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới doanh nghiệp, năm 2006 Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo các mục tiêu:
Thứ nhất: Công ty mẹ phải đủ mạnh, có tiềm lực về tài chính, công nghệ để có thể chi phối các công ty con và tổ chức phối hợp với các công ty liên kết, duy trì vai trò nòng cốt trong ngành thép. Chủ động đầu tư về vốn, công nghệ, ứng dụng nghiên cứu khoa học và sản xuất thép, từng bước tạo tiền đề hình thành tập đoàn thép Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
Thứ hai: việc kiện toàn công ty mẹ gắn liền với điều kiện tập trung tháo gỡ khó khăn nội tại các đơn vị thành viên hiện nay, tạo ra sự ổn định để có điều kiện phát huy năng lực đã được đầu tư và phát triển sau này.
Thứ ba: Mục tiêu đến năm 2010 trở thành tập đoàn kinh tế đa sở hữu. Kết hợp triển khai các dự án đầu tư mới đã xác định với việc tham gia đầu tư vốn, công nghệ, nhân lực…vào các dự án khác trong ngành thép nhằm mở rộng quy mô liên kết tạo diều kiện phát triển công ty mẹ.
Tiếp tục tiến hành cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc, tiến tới cổ phần hoá toàn bộ công ty mẹ (trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối) và chuyển sang mô hình Tập đoàn kinh tế sau năm 2008. Cùng với việc sắp xếp lại Tổng công ty, trong tương lai Tổng công ty thép Việt Nam sẽ tiến hành sắp xếp lại lao động ở cơ quan văn phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên để phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư phải luôn được thực hiện song song với công tác đổi mới doanh nghiệp.
Bảng 13: Kế hoạch định hướng các chỉ tiêu giai đoạn 2006 - 2010
của Tổng công ty thép Việt Nam
Chỉ tiêu
ĐVT
KẾ HOẠCH
Tăng BQ 5 năm %
2006
Tăng
%
2007
Tăng
%
2008
Tăng
%
2009
Tăng
%
2010
Tăng
%
1. Giá trị SXCN (giá CĐ 1994)
Tỷ đồng
5420.0
8.9
6090.0
12.4
6795.0
11.6
7535.0
10.9
8365.0
11.0
11.0
2. Sản lượng thép cán
Ng.đồng
1300.0
8.3
1450.0
11.5
1780.0
11.0
1780.0
10.6
1960.0
10.1
10.3
3. Sản lượng phôi thép
Ng.đồng
755.0
16.6
950.0
25.8
1250.0
10.5
1250.0
19.0
1500.0
20.0
18.3
4. Tiêu thụ thép cán
Ng.đồng
1300.0
23.1
1450.0
11.5
1780.0
11.0
1780.0
10.6
1960.0
10.1
13.2
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động cơ quan văn phòng Tổng công ty)
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN Tổng công ty thép Việt Nam.
1. Xây dựng và thực hiện đầy đủ phương án sắp xếp lại lao động
Việc sắp xếp lại lao động khi thực hiện CPH là rất cần thiết, ở Tổng công ty thép Việt Nam công tác CPH là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới vì vậy phải thực hiện tốt việc sắp xếp lại lao động. Các đơn vị CPH khi xây dựng phương án CPH phải đồng thời xây dựng phương án sắp xếp lao động căn cứ vào tình hình lao động tại thời điểm CPH và nhu cầu lao động cần sử dụng sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Số lao động chuyển sang công ty cổ phần và bộ phận lao động sẽ đào tạo lại thuộc số này phải căn cứ theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh để sắp xếp đúng người, đúng việc đảm bảo hiệu quả hoạt động sau CPH. Khi thực hiện sắp xếp lại lao động, số lao động dôi dư của Tổng công ty rất lớn vì vậy cần phải thực hiện việc phân loại, lập bảng biểu thống kê đầy đủ và chính xác số lao động dôi dư.
Khi xây dựng phương án sắp xếp lại lao động cần phải thực hiện đầy đủ tỷ mỷ, đúng đắn theo trình tự quy định. Phân loại rõ ràng số lao động tiếp tục sử dụng và lao động dôi dư. Trong số lao động dôi dư cần lập danh sách cụ thể lao động thuộc những diện dôi dư nào để có thể áp dụng chế độ giải quyết lao động dôi dư phù hợp.
Tổng công ty cần tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ chủ trương chính sách của Nhà nước cũng như của Tổng công ty, vận động, khuyến khích những người lao động thuộc diện dôi dư nhưng không muốn dời doanh nghiệp để họ tự nguyện thôi việc giúp đẩy nhanh công tác sắp xếp lại lao động.
2. Thực hiện triệt để việc giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư
Căn cứ vào tình hình thực tế ở Tổng công ty thép Việt Nam hiện nay để giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư thì việc trước mắt cần làm là thực hiện triệt để việc giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư. Sau khi hoàn thành phương án sắp xếp lại lao động, lập danh sách đầy đủ số lao động dôi dư theo từng loại các đơn vị và Tổng công ty cần tiến hành việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư theo đúng quy định của Nhà nước để người lao động dôi dư sớm ổn định cuộc sống. Các đơn vị phải sớm hoàn thành việc lập danh sách lao động dôi dư và dự toán kinh phí chi trả trợ cấp cho người lao động trình Tổng công ty để xin hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư của Nhà nước. Trong quá trình giải quyết chế độ chính sách cho lao động dôi dư cần làm tốt khâu hồ sơ theo quy định của pháp luật, tránh xảy ra tình trạng người lao động có quyết định nghỉ việc lại phải chờ đợi thời gian quá lâu mới được nhận tiền trợ cấp.Việc thực hiện chế độ chính sách cho lao động dôi dư phải được thực hiện công khai minh bạch, đúng đối tượng và đảm bảo thời gian chi trả. Đối với nguồn kinh phí chi trả phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, chỉ dùng để chi trả cho người lao động dôi dư không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
3. Các hướng giải quyết lao động dôi dư cho Tổng công ty thép Việt nam trong tương lai.
3.1 Tổng công ty thép Việt Nam cần tiếp tục xúc tiến công tác CPH, phải xác định CPH chính là biện pháp hàng đầu để giải quyết việc làm cho người lao động vì vậy Tổng công ty cần tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục sắp xếp, đổi mới DNNN để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, nhất là CPH doanh nghiệp. Thực tế cho thấy các DNNN sau khi thực hiện CPH làm ăn có hiệu quả, đảm bảo được việc làm ổn định cho người lao động, có doanh nghiệp còn thu hút thêm lao động. Nhiều DNNN Sau CPH có những bước phát triển đáng khích lệ, sản xuất phát triển, kinh doanh có lãi, việc làm và thu nhập của người lao động ổn định. Các công ty cổ phần thu hút được nhiều vốn do việc phát hành cổ phiếu, từ đó đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh tạo thêm nhiều công ăn, việc làm mới nên đã thu hút được thêm lao động vào làm việc. Như vậy CPH DNNN là một trong những hướng giải quyết lao động dôi dư có hiệu quả.
3.2 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , tình hình sản xuất kinh doanh không hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến lao động dôi dư, nó không chỉ ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho người lao động mà còn là thách thức lớn nhất đối với các DNNN khi bước vào tiến trình hội nhập. Do đó trước mắt cũng như lâu dài Tổng công ty thép Việt Nam phải luôn coi trọng việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tập trung giảm thiểu chi phí, giảm thất thoát nguyên nhiên vật liệu, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy Tổng công ty cần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, năng động trong việc tìm kiếm thị trường và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước thường xuyên thay đổi vì vậy luôn phải chú ý công tác cơ cấu lại sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, khuếch trương hoạt động tiêu thụ. Bên cạnh đó Tổng công ty cần chú trọng tổ chức lại và đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ và chất lượng sản phẩm chủ động mở mang thêm ngành nghề mới mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất tạo thêm nhiều công ăn, việc làm mới góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động và giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư.
3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo và đào tạo lại, sự yếu kém về tay nghề của một bộ phận người lao động sẽ làm cho họ khó tiếp cận với sự thay đổi liên tục của công nghệ và trở thành lao động dôi dư. Khi người lao động được đào tạo, có tay nghề sản phẩm của họ làm ra sẽ đảm bảo về mặt chất lượng và mẫu mã giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng lao động thấp không chỉ khiến cho người lao động không được bố trí việc làm, mà còn cản trở doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Do đó, cần phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại tay nghề, nghề mới cho người lao động để họ nắm vững quy trình sản xuất và thích ứng với sự thay đổi công nghệ. Tổng công ty thép Việt Nam nên chú trọng công tác đào tạo đào tạo lại lao đông thông qua việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim đồng thời mở thêm các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm đào tạo và cung cấp cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu về chất lượng lao động. Lao động dôi dư sau khi đào tạo lại có thể bố trí lại việc làm, hoặc đăng ký xuất khẩu lao động.
3.4 Tăng cường công tác xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động có tác dụng trên nhiều mặt như tạo thu nhập cao, tạo nguồn thu cho Nhà nước, giảm sức ép về lao động. Việc xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong góp phần giải quyết lao động dôi dư do đó Tổng công ty cần tăng cường công tác xuất khẩu lao động thông qua hoạt động của Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài. Các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Tổng công ty thép Việt Nam nói riêng khi xuất khẩu lao động nên coi lao động dôi dư do đổi mới sắp xếp lại DNNN là đối tượng được ưu tiên. Đối tượng lao động này có ưu thế riêng trong việc đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài như đã có tay nghề và kinh nghiệm lao động, đã được rèn luyện trong môi trường lao động cụ thể... Tuy nhiên khi xuất khẩu lao động cần có sự tuyển chọn, sàng lọc kỹ càng và đào tạo thêm để nâng cao trình độ tay nghề đảm bảo về mặt chất lượng lao động.
4. Nâng cao trách nhiệm của ban lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc sắp xếp lại lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với lao động dôi dư.
Đối với ban lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam cần tổ chức và thực hiện tốt công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thành viên xây dựng phương án sắp xếp lại lao động, đặc biệt chú trọng công tác giải quyết chế độ chính sách cho lao động dôi dư. Kiểm tra giám sát và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thành viên thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Tổng công ty cần phối hợp với lãnh đạo các đơn vị thành viên và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp; công khai phương án sắp xếp lao động và danh sách lao động dôi dư.
Việc giải quyết lao động dôi dư là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn xã hội vì vậy cùng với ban lãnh đạo Tổng công ty thép Việt nam các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vấn đề lao động dư khi sắp xếp đổi mới DNNN nói chung và CPH DNNN nói riệng, cụ thể:
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư; tham gia với các cơ quan liên quan về sắp xếp lao động trong phương án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; quy định các cơ sở dạy nghề tiếp nhận đào tạo lao động dôi dư.
Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư vì vậy cần ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ lao động dôi dư, việc sử dụng quỹ phải chặt chẽ, tránh bị lợi dụng, quy định cụ thể rành mạch, nội dung hồ sơ, tiêu chuẩn cần có để được hưởng trợ cấp và phải thực hiện công khai dân chủ. Lập kế hoạch nguồn vốn và các biện pháp cần thực hiện để bảo đảm nguồn vốn cho quỹ hỗ trợ lao động dôi dư. Bộ tài chính cần theo dõi, kiểm tra việc chi trả trợ cấp và việc quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp cho lao động dôi dư.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần hướng dẫn việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định và giải quyết chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội cho người lao động nhất là lao đông dôi dư.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý xây dựng phương án sắp xếp lao động và thực hiện chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư.
Sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi CPH nói riêng và sắp xếp, đổi mới DNNN nói chung là nhiệm vụ không chỉ của riêng Tổng công ty thép Việt Nam mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Vì vậy doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước cần phối hợp và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện chế độ chính sách với người lao động để đảm bảo giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư. Tạo điều kiện để người lao động dôi dư sớm ổn định cuộc sống.
5. Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề lao động dôi dư.
Trong quá trình đổi mới, sắp xếp, CPH DNNN thì việc tổ chức, sắp xếp lại lao động là việc làm tất yếu. Muốn thực hiện tốt công tác sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư thì Nhà nước cần bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động liên quan trực tiếp đến việc giải quyết lao động dôi dư như: sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động; nghiên cứu, ban hành các chính sách đối với người lao động nhất là các chính sách đối với lao động dôi dư, chính sách về bảo hiểm xã hội và chính sách đào tạo, đào tạo lại người lao động. Đặc biệt Nhà nước cần sớm ban hành văn bản luật và dưới luật về bảo hiểm thất nghiệp để các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng có cơ sở cho việc giải quyết lao động dôi dư. Luật bảo hiểm thất nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng lao động dôi dư trong các DNNN hiện nay.
Nhà nước và Chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích để các doanh nghiệp phát huy sự năng động trong việc tìm kiếm việc làm và đẩy mạnh sự hợp tác, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp về việc làm. Trong thực tế sự phát triển kinh tế sẽ nâng cao dần mức sống của dân cư và sự hội nhấp vào đời sống kinh tế quốc tế sẽ tạo ra nhưng thách thức cũng như cơ hội mới cho các doanh nghiệp vì vậy vấn đề quan trọng hàng đầu là doanh nghiệp dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải phát huy sự năng động luôn tìm cách thích ứng với điều kiện kinh doanh mới. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển qua đó tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Khi đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước số lượng lao động dôi dư là rất lớn vì vậy Nhà nước cần phải thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng lao động dôi dư, xác định cụ thể lượng lao động dôi dư và cơ cấu của nó để có những cách giải quyết lao động dôi dư tương ứng với từng loại. Vấn đề lao động dôi dư lâu nay vẫn được xác định là một thực tế nan giải, tuy nhiên lượng lao động dôi dư và cơ cấu của nó chưa được xác định cụ thể. Khi xác định áp lực của lao động dôi dư lớn đến mức độ nào, thì việc phân tích đánh giá còn mang tính chung chung ít nhiều mang tính cảm tính do đó các giải pháp đưa ra không tránh khỏi sự phiến diện và thiếu cơ sở. Muốn giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư việc đầu tiên cần làm là xác định rõ lượng lao động dôi dư và phân loại lượng lao động dôi dư đó theo những tiêu thức khác nhau làm cơ sở xác định các giải pháp thực hiện. Trên cơ sở xác định rõ lượng lao động dôi dư và cơ cấu lao động đó bản thân mỗi doanh nghiệp sẽ đề xuất các phương án giải quyết lao động dôi dư phù hợp trên quan điểm doanh nghiệp và người lao động chủ động giải quyết lao động dôi dư, Nhà nước hỗ trợ.
Từ nhiều năm nay một bộ phận không nhỏ người lao động có tư tưởng muốn làm việc ở khu vực Nhà nước, không muốn làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh tạo ra sức ép lớn về lao động trong các DNNN vì vậy Nhà nước cần có chính sách khuyến khích lao động dôi dư ở các DNNN chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp phi quốc doanh, tuyên truyền sâu rộng cho người lao động hiểu rằng làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh thì quyền lợi, lợi ích của họ cũng bình đẳng như ở trong khu vực Nhà nước. Song song với công tác này Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế ngoài quốc doanh dưới nhiều hình thức, quy mô và trình độ công nghệ. Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo thêm việc làm, giải toả sức ép về lao động nhất là lao động dôi dư ở các DNNN.
KẾT LUẬN
CPH DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nói chung và của Tổng công ty thép Việt Nam nói riêng nhằm đẩy mạnh việc phát triển và nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp thì Tổng công ty thép Việt Nam cũng như các DNNN khác luôn coi công tác sắp xếp lại lao động đặc biệt là vấn đề giải quyết lao động dôi dư là nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp. Giải quyết lao động dôi dư mà cụ thể ở Tổng công ty thép Việt Nam là việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động dôi dư là công việc cần thiết để Tổng công ty thực hiện tốt nhiệm vụ CPH của mình đồng thời giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm khi dời doanh nghiệp.
Trong công tác sắp xếp lại lao động cũng như giải quyết chế độ chính sách cho lao động dôi dư Tổng công ty thép Việt Nam đã thực hiện đầy đủ đúng theo yêu cầu và quy định của Nhà nước. Tuy nhiên trong qua trình thực hiện không tránh khỏi những vướng mắc cũng như những khó khăn cần khắc phục, giải quyết. Từ những cơ sở lý luận chung về các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với lao động dôi dư và công tác CPH DNNN em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư ở Tổng công ty thép Việt Nam. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của nhiều cấp, ngành đặc biệt là doanh nghiệp vì vậy thông qua luận văn của mình em mong Tổng công ty thép Việt Nam cũng như các Bộ, Ngành liên quan luôn chú trọng thực hiện tốt công tác này để đảm bảo mục tiêu phát triển Tổng công ty và giúp người lao động ổn định cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, PTS nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành và PTS Mai Quốc Chánh (chủ biên), năm 1998; Giáo trình Kinh tế lao động; Nhà xuất bản Giáo dục.
2. TS Trần Xuân Cầu; năm 2002; Giáo trình Phân tích lao động xã hội; NXB Lao động xã hội.
3. Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam 1999; NXB Thống Kê 2000.
4. Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam, năm 2005; NXB Chính trị Quốc gia.
5. Chế độ Tài chính về công ty Nhà nước và sắp xếp DNNN; năm 2005; NXB Hà Nội.
6. Nguyễn Đại Đồng, “Vấn đề lao động dôi dư trong đổi mới DNNN”; Tạp chí Lao động và Xã hội; số tháng 6/2001.
7. Mạc Tiến Anh, Vũ Duy Dự; “CPH và những ảnh hưởng đối với người lao động”, Tạp chí Lao động và Xã hội; số tháng 3/2001.
8. Lê Thị Ngân, Nguyễn Huy Oánh; “Phát triển nguồn nhân lực trong DNNN”; Tạp chí Bản tin thị trường lao động; số tháng 7/2004.
9. Nguyễn Thế Việt; “Tình hình sắp xếp lao động do cơ cấu lại DNNN thuộc Bộ Xây dựng”; Tạp chí Lao động và Xã hội; số 260 (từ 1 - 15/4/2005).
10. Nguyễn Đình Hoà; “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong các DNNN”; Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 281 - Tháng 10/2001.
11. Các văn bản, tài liệu của Tổng công ty thép Việt Nam và Công ty CP Kim khí Hà Nội.
PHỤ LỤC
Mẫu ban hành kèm theo thông tư số 19/TT-BLĐTBXH
ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tên doanh nghiệp
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP LAO ĐỘNG DO CƠ CẤU LẠI
DOANH NGHIỆP
1. Những đặc điểm chủ yếu:
- Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………
- Thành lập ngày…..tháng…..năm………………………………………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính: ………………………………………….
- Thuận lợi: ………………………………………………………………………
- Khó khăn: ……………………………………………………………………….
- Hình thức sắp xếp lại: (ví dụ: chuyển thành Công ty cổ phần)
2. Phương án sắp xếp lao động
a. Phân loại lao động trước khi sắp xếp
- Tổng số lao động (LĐ) có tên trong doanh nghiệp: ……người, trong đó nữ……người.
Chia ra:
+ Số LĐ ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn…..người
+ Số LĐ ký HĐLĐ có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng …..người
+ Số lao động ký HĐLĐ mùa vụ, theo công việc < 1 năm …..người
+ Số LĐ thực hiện ký kết HĐLĐ…….người
b. Phân loại lao động tại thời điểm sắp xếp lại:
- Số LĐ cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất - kinh doanh…….người, trong đó nữ……..người
- Số LĐ nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động………người
- Số LĐ hết thời hạn ký kết HĐLĐ……người
- Số LĐ dôi dư…….người, trong đó nữ……người
Chia ra:
+ Số LĐ thực hiện theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP…….người
+Số LĐ thực hiện theo Bộ Luật Lao động…….người
Ngày…. tháng…. năm 200… Ngày…. tháng ….năm 200…
Người lập biểu Phê duyệt của cơ quan Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên) nhà nước có thẩm quyền (Ký tên, đóng dấu)
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thé.docx