Sau khi tinh được đơn giá của các hạng mục công việc ở mức cạnh
tranh, giá bỏ thầu của các nhà thầu chính thức hoàn thành và được niêm phong
nộp cho chủ đầu tư. Nhưng trong quá trình chờ cho đến ngày mở thầu, các nhà
thầu có thể có những thay đổi về mức giá do việc điều tra, thu nhập nguồn
thông tin có liên quan đến công trình, đối thủ cạnh tranh. Như vậy, từ khi giá
được lập cho đến ngàymở thầu, quyết định giảm giá có ý nghĩa hết sức quan
trọng, nhất là khi giá vào thầu giữa các nhà thầu có sự chênh lệch rất ít.
88 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty xây dựng công trình giao thông 892, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam 80
40 Máy thuỷ bình 5 Nhật 80
41 Máy hàn 1 Thuỵ Điển 80
42 Cần cẩu 10 tấn 1 L.Xô 80
43 Máy cao đạc 10 Nhật 70
58
44 Máy bơm nước 5 70 m3/h T.Quốc 90
45 Máy san komatsu 1 130 CV Nhật 100
Tổng cộng 156
Với số lượng và thực trạng của máy móc thiết bị hiện có thì công ty cần có
kế hoạch sử dụng hợp lý và kế hoạch đầu tư cho máy móc thiết bị phù hợp.
Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, thiếu đồng bộ, kém chất lượng, không đảm bảo
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.2.4. Các hoạt động marketing nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường công ty cần phải gây được uy
tín với khách hàng, nắm bắt được các yêu cầu của thị trường để từ đó xây dựng
chiến lược cạnh tranh phù hợp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty khi
tham gia thị trường.
Hiện nay công tác marketing của công ty còn chưa được thực sự quan tâm
thích đáng. Đó là việc công ty vẫn chưa có phòng marketing, các hoạt động
marketing còn mang tính đơn lẻ.
để xác định rõ chức năng của bộ phận marketing chủ yếu là điều tra, nghiên
cứu, phân tích nhu cầu thị trường, hoạch định chiến lược cạnh tranh cho phù
hợp. Để đảm bảo được chức năng đó trong hoạt động marketing công ty cần tập
trung các nội dung sau:
Thu thập và tổng hợp thông tin về thị trường xây dựng căn cứ vào kế hoạch
xây dựng của Nhà nước, ban ngành địa phương và căn cứ vào nhu cầu xây
dựng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đặc biệt chú ý đến các
dự án sắp được tiến hành. Trên cơ sở đó phân loại, đánh giá để xác định công
trình phù hợp với năng lực của công ty và có những biện pháp điều chỉnh, bổ
sung kịp thời các yếu tố nguồn lực của công ty cho phù hợp với đòi hỏi của
thực tế.
Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh của công ty thông qua đánh giá
các mặt mạnh, yếu của công ty để có chiến lược cạnh tranh phù hợp.
59
Nghiên cứu về thị trường các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, lao động,
thiết bị thi công: đối với nguyên vật liệu cần xác định nguồn cung cấp nguyên
vật liệu, giá cả và các vật liệu thay thế trong tương lai. đối với lao động, nghiên
cứu khả năng thuê lao động, nhất là lao động có tay nghề, các chi phí có liên
quan đến thuê lao động, khả năng tận dụng lao động có tính chất thời vụ cho
các công việc không quan trọng.
Tiến hành nghiên cứu về chủ đầu tư, về sở thích, thị hiếu, uy tín và tiềm lực
tài chính. Đây là căn cứ để xem công ty có nên hợp tác đầu tư với chủ đầu tư đó
hay không, là nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho quá trình lập hồ sơ dự
thầu được tốt hơn.
Thu thập thông tin về các nguồn vốn đầu tư xây dựng trong từng thời kỳ
như: vốn ngân sách, vốn ODA, vốn FDI, các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài
hạn.
Để thực hiện tốt công tác marketing nhằm nâng cao uy tín của công ty thì
cần phải thực hiện những biện pháp:
Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên là công tác marketing về khả năng
phân tích, thu thập và xử lý thông tin với độ chính xác cao.
Công tác marketing cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng với kế hoạch sản
xuất kinh doanh của công ty.
Công tác này cần được quán triệt đến toàn bộ CBCNV.
Mở rộng liên doanh, liên kết, đa dạng hoá sản phẩm.
Có kế hoạch hỗ trợ kinh phí tạo nguồn tuyển dụng lao động là kỹ sư, cử
nhân chất lượng cao. Mục tiêu là tuyển chọn được các kỹ sư tương lai đang học
tại các trường Đại học đạt trình độ khá, giỏi để sau khi tốt nghiệp về làm việc
tại công ty.
Tất cả các hình thức trên đều nhằm quảng cáo, nâng cao uy tín của công ty
đến các chủ đầu tư và tạo điều kiện mở rộng thị phần cho công ty.
2.3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của công ty.
Ma trận kết hợp SWOT là ma trận phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các
cơ hội và nguy cơ.
60
Cơ hội (O) Nguy cơ (T)
Mặt mạnh (S) S/O S/T
Mặt yếu (W) W/O W/T
2.3.1. Mặt mạnh (S).
Hình ảnh và chất lượng các công trình mà công ty đã thi công hoàn thành và
bàn giao được đánh giá là các công trình có chất lượng cao.
Số lượng máy móc, thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại.
Công ty đã tạo được lòng tin đối với các tổ chức tín dụng do đó khả năng
huy động vốn thông qua nhiều kênh tín dụng, các tổ chức, các cá nhân là tương
đối cao.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu của thị trường.
2.3.2. Mặt yếu (W).
Bên cạnh những ưu điểm trên là tăng khả năng cạnh tranh của công ty còn
tồn tại nhiều mặt hạn chế, nó ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của công
ty.
Khả năng về vốn của công ty còn rất hạn chế, vốn của công ty chủ yếu là
vốn vay là cho gánh nặng lãi vay của công ty là rất lớn.
Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự đã được công ty chú trọng và
đã có những chuyển biến tích cực. Song một số cán bộ quản lý thiếu sự am hiểu
về kiến thức kinh tế tài chính, marketing, ngoại ngữ, chưa chủ động sáng tạo
dám nghĩ dám làm, lực lượng công nhân lành nghề không đồng bộ giữa các
nghề, các loại thợ, bậc thợ.
Một số máy móc thiết bị của công ty đã cũ, không còn phù hợp với điều
kiện thi công.
Công tác kỹ thuật thi công còn bộc lộ hạn chế như: tiến độ thi công một số
công trình trọng điểm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số công trình ở
xa còn thiếu sự chỉ đạo tập trung và kiểm tra của công ty.
61
Công tác quản lý tài chính chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, việc kiểm
tra, kiểm soát chưa được thường xuyên, liên tục.
Mặc dù công ty đã làm tốt việc nâng cao chất lượng song đôi khi do cơ chế
chưa chặt nên có khi còn gây ra việc ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Công tác marketing của công ty chưa được thực sự quan tâm đúng mức nên
còn hạn chế so với yêu cầu đòi hỏi để thích ứng với nền kinh tế cạnh tranh.
2.3.3. Cơ hội (O).
Hướng tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc đầu tư
cơ sở hạ tầng: đường quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, nhà ga, cầu,
cảng, các đô thị mới,… sẽ được ưu tiên. Đây chính là cơ hội tạo nhiều công ăn,
việc làm cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng giao thông.
Quá trình hội nhập, sự sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tạo môi trường đầu tư
thông thoáng hơn, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt
Nam.
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây
dựng có quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp lớn trên thế giới và trong khu
vực, tiến tới liên doanh, liên kết, phát triển và mở rộng thị trường, từng bước
chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý.
2.3.4. Nguy cơ (T)
Do tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và một số xu hướng chững
lại so với năm trước. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước có
chiều hướng bị thu hẹp, nguồn vốn ODA, FDI giảm sút nên ít có công trình
đầu tư xây dựng quy mô lớn. Nhiều dự án đã phê duyệt hoặc triển khai dở dang
phải tạm dừng hoặc bị cắt giảm do không đủ vốn. Do đó các đơn vị xây lắp đều
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường.
Thị trường vốn chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu về vốn của các doanh
nghiệp xây dựng là rất lớn. Các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào ngân hàng, và
thủ tục cho vay của các ngân hàng mặc dù đã được cải cách song vẫn rất rườm
rà.
62
Mặc dù quy chế đấu thầu ở nước ta đã được triển khai 6 năm và không
ngừng được củng cố hoàn thiện, song vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: trong đấu thầu
quốc tế, tuy Nhà nước đã có nhiều ưu đãi đối với các nhà thầu trong nước, song
vấn đề sành đồ ngoại vẫn phổ biến, biểu hiện như nhiều công trình các doanh
nghiệp Việt Nam có khả năng làm được nhưng vẫn mang ra đấu thầu quốc tế.
Trong khi các doanh nghiệp trong nước không biết hợp tác với nhau mà trái lại
còn cạnh tranh quyết liệt với nhau, thi nhau đặt giá thấp. Kết quả là các doanh
nghiệp Việt Nam thường phải làm thầu phụ cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với các nhà thầu nước ngoài có uy
tín lớn trên thị trường quốc tế, có kỹ thuật công nghệ, tài chính, kinh nghiệm thi
công và nhân lực hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó khả năng thắng
thầu quốc tế của công ty và của các doanh nghiệp Việt Nam là rất khó khăn.
63
Chương III một số giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
XDCTGT 892
3.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay.
3.1.1. Hiện trạng về mạng lưới đường.
Nhìn chung, mạng lưới đường bộ nước ta đã được hình thành và phân bố
khá hợp lý so với địa hình nhưng chưa được hoàn chỉnh, còn tồn tại một số vấn
đề sau:
Trên mạng đường bộ.
Chưa có nhiều đường cao tốc, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (đường cấp
I, II chiếm tỷ lệ thấp).
Còn nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, ở một số vùng đặc biệt
là vùng núi đường chưa thông xe được bốn mùa.
Hành lang đảm bảo an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai
bên đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều nhà dân ở. Việc giải phóng mặt bằng để mở
rộng cải tạo đường còn gặp nhiều khó khăn, khối lượng đền bù lớn.
Nhiều cầu, cống, tuyến đường xây dựng trước đây, có khẩu độ cầu cống,
cao độ nền đường không còn phù hợp với chế độ thuỷ văn hiện nay nên trong
mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lở, đặc biệt khu vực miền trung
đường bộ bị phá hoại nghiêm trọng sau những đợt lũ lụt.
Các tuyến còn thiếu.
Trên tuyến Bắc – Nam hiện tại mới có duy nhất một tuyến quốc lộ 1A chạy
xuyên suốt từ Bắc, biên giới Việt Trung đến mũi Cà Mau. Tuyến xuyên Việt
thứ hai, đường Hồ Chí Minh đã được khởi công xây dựng nhưng giai đoạn đầu
(20002003) mới chỉ là thông tuyến trên cơ sở các tuyến đường hiện tại, một số
đoạn đã được khôi phục nâng cấp đạt cấp III, hai làn xe. Giai đoạn sau sẽ kéo
dài ở phía Bắc từ Hoà Lạc đến Cao Bằng và phía Nam xuống Năm Căn.
Hệ thống giao thông đối ngoại còn có một số đường chưa được khai thông
với các nước láng giềng.
Giao thông đô thị còn nhiều ách tắc, các đường vành đai còn thiếu, chất
lượng chưa đảm bảo, thường xuyên gây ùn tắc giao thông.
64
Giao thông nông thôn vẫn còn nhiều xã chưa có đường cho ô tô vào. Vùng
đồng bằng sông Cửu Long vẫn sử dụng những gì sẵn có của thiên nhiên: sông
nước là chính.
Chiều dài mạng lưới.
Mạng lưới giao thông đường bộ của cả nước có tổng chiều dài 219.188 km
bao gồm:
Quốc lộ: 15.520 km, chiếm 7,08%.
Đường tỉnh: 18.344 km, chiếm 8,4%.
Đường huyện : 37.974 km, chiếm 17,3%.
Đường xã : 134.456 km, chiếm 61,3 %.
Đường đô thị : 5.919 km, chiếm 2,7%.
Đường chuyên dùng: 5.415 km, chiếm 2,5%.
Chất lượng cầu đường.
Tỷ lệ đường được trải mặt : tỷ lệ đường được trải mặt nhựa còn thấp, đặc
biệt đối với các đường địa phương là rất thấp. Toàn mạng lưới chỉ có khoảng
15,5% chiều dài đường được trải nhựa, còn lại chủ yếu là đường đá cấp phối,
đất.
Bề rộng mặt đường hai làn xe (7m) trở lên còn ít, ngay trên hệ thống quốc
lộ cũng mới chỉ có 62%. Chủ yếu là đường một làn xe (bề mặt 3,5m).
Tải trọng cầu- cống: chiều dài các cầu có tải trọng thấp (<13T) khổ hẹp
(2,4 4m) còn chiếm hơn 20%, trong đó có 6,1% còn là cầu tạm. Nhiều vị trí
qua sông, suối còn chưa có cầu, phải vượt sông bằng phà hoặc đường tràn.
Cường độ mặt cầu: cường độ mặt cầu trên các quốc lộ cũng chỉ đảm bảo 50
70% so với yêu cầu hiện nay.
3.1.2. Quan điểm về phát triển giao thông vận tải.
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng của đất
nước, cần đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực để phát
triển kinh tế- xã hội, phục vụ kịp thời cho sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá
65
của đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế góp phần tăng
cường an ninh, quốc phòng của đất nước.
Phải tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, coi trọng
việc duy trì, củng cố, nâng cao mạng lưới giao thông hiện tại. Chỉ đầu tư xây
dựng mới khi thực sự có nhu cầu, trước hết là trên trục Bắc – Nam, tại các khu
kinh tế trọng điểm, các trục giao thông đối ngoại với các khu đô thị lớn.
Phát triển GTVT đường bộ một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ, đảm bảo
được sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, tạo thành mạng lưới
giao thông thông suốt trên phạm vi toàn quốc. Phát triển giao thông vận tải
đường bộ phải kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh,
quốc phòng.
Phát huy tối đa lợi thế địa lý của đất nước, phát triển hệ thống giao thông
đường bộ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập khu vực và
hội nhập quốc tế.
Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông ở các thành
phố lớn, đặc biệt là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát triển giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông ở vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới, phục vụ xoá đói, giảm nghèo, giảm sự chênh lệch
giữa nông thông và thành thị.
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, vật liệu mới, công nghệ mới vào các lĩnh
vực xây dựng, khai thác giao thông vận tải. Coi trọng việc phát triển nguồn
nhân lực để cung cấp kịp thời cho ngành.
Phát huy nội lực, tìm mọi giải pháp để tạo nguồn vốn đầu tư trong nước phù
hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Đồng thời tranh thủ tối đa nguồn đầu
tư của nước ngoài dưới các hình thức.
3.1.3. Tư tưởng chỉ đạo.
Trong giai đoạn 2001 – 2005 nền kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phát
triển, năng động trong tổng thể, đa dạng ngày càng phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn
nhau, chứa đựng nhiều tiềm năng, xuất hiện những thời cơ mới và cũng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mới.
66
Năm 2003 là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, đây là năm
nước ta chính thức đi vào hội nhập khu vực và thế giới.
Lựa chọn một phương hướng đúng phù hợp với khả năng và thực tiễn của
tình hình công ty sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tương lai. Căn
cứ vào thực trạng nền kinh tế nước ta. Căn cứ vào chủ trương của Tổng công ty
XD CTGT8, đồng thời căn cứ vào thực tế đã tích luỹ được trong nhiều năm qua
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003, nhiệm vụ và kế hoạch sản
xuất kinh doanh của công ty trong năm 2004, cũng như trong giai đoạn 2001
2005 cần đạt được các yêu cầu sau:
Phát huy kết quả đã đạt được, phấn đấu đưa sản xuất của công ty tăng
trưởng lên một bước mới theo các nội dung:
Tăng giá trị sản xuất kinh doanh.
Tăng doanh thu và lợi nhuận.
đảm bảo việc làm, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của người
lao động.
Xác định vững chắc vị thế của công ty trên thị trường.
đẩy mạnh chuyển hướng đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu kinh doanh bằng cách tăng cường liên doanh, liên
kết, xúc tiến thành lập thêm công ty liên doanh.
Nâng cao vai trò quản lý của các đơn vị, từng bước hoàn chỉnh cơ chế
quản lý thông qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
3.1.4. Một số mục tiêu chủ yếu.
Với tư tưởng chỉ đạo trên, trong năm 2004 công ty cần đạt được các mục
tiêu cơ bản sau:
Xúc tiến thành lập thêm ban quản lý dự án, đơn vị trực thuộc để xây dựng
các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và khu đô thị đầu tư
kinh doanh phát triển nhà ở, xây dựng đường giao thông, dự án xây dựng nhà
máy sản xuất vật liệu xây dựng.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc hoàn chỉnh cơ chế
quản lý, đặc biệt là cơ chế phân cấp và quản lý tài chính.
67
Từng bước nâng cao vai trò quản lý của các đơn vị trực thuộc, tạo ra những
đơn vị đủ mạnh tham gia vào thị trường một cách linh hoạt, sáng tạo trong cơ
chế đổi mới. Xây dựng, củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ và thợ kỹ thuật,
nâng cao giá trị truyền thống của công ty.
3.2. một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
XDCTGT892
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tăng năng lực tài chính.
Đầu tư cho công tác quản lý chất lượng đồng bộ theo quá trình kể từ khi bắt
đầu thi công đến khi nghiệm thu, bàn giao.
Đầu tư để đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh.
Đầu tư máy móc hiện đại và ứng dụng khoa học công nghệ.
Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu.
3.21.1. đầu tư và phát triển nguồn nhân lực của công ty CDCTGT 892.
3.2.1.1. Cơ sở của biện pháp.
Bước sang thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tiếp
tục phát triển với nhịp độ ngày càng tăng, tạo ra những thành tựu mang tính đột
phá, làm thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ toàn bộ các lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh và đời sống xã hội. đó là sự chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã
hội tri thức mang tính toàn cầu, một xã hội thực sự tự do, dân chủ, công bằng
và văn minh.
Trên con đường hội nhập và phát triển Việt Nam hiện nay đang bước vào
công cuộc xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với bước đi thích hợp,
chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế ấy, các doanh nghiệp Nhà nước muốn giữ vững sự ổn định
và phát triển với tốc độ cao trong sản xuất kinh doanh thì vấn đề phát huy nội
lực là giải pháp cơ bản quyết định thành công và là giải pháp chủ yếu đảm bảo
tính hiệu quả, sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp, xứng đáng với vai
trò là thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
68
Trong điều kiện vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt với các
thành phần kinh tế khác, vừa phải hội nhập để cùng tồn tại thì vấn đề cốt lõi là
phải có chiến lược đầu tư xây dựng nguồn nhân lực. Vì có xây dựng được
nguồn nhân lực mới xác định được quy mô phát triển sản xuất, đầu tư đổi mới
công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh.
Quan điểm ấy đã được đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác
định:” lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự thành
công, cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
Trong định hướng xây dựng và phát triển công ty đã xác định “ cùng với
việc đầu tư công nghệ cho sản xuất, phải bằng mọi cách tạo ra nguồn nhân lực
có chất lượng cao phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất và quản lý. Đây là công
việc có ý nghĩa quyết định cho sự ổn định, tăng trưởng và phát triển vững chắc
của công ty trong những năm trước mắt và trong tương lai”.
3.2.1.2. Phương thức thực hiện.
* Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty trong quý I năm 2004
- Tổng số lao động: 326 người
Trong đó:
+ Đại học và trên Đại học: 47 người chiếm 14,4%
+ Cao đẳng: 7 người chiếm 2,1%
+ Trung cấp : 25 người chiếm 7,7%
+ Công nhân kỹ thuật : 69 người chiếm 21,2%
+ Công nhân phổ thông : 34 người chiếm 10,4%
Tỷ lệ trên là chất lượng của số cán bộ công nhân viên trong danh sách
(194 người) trong tổng số lao động (326 người) trong quý I năm 2004 của công
ty.
- Cơ cấu sử dụng lao động chung:
+ Lao động trực tiếp sản xuất = 74%
+ Lao động phục vụ bổ trợ = 11%
69
+ Lao động quản lý = 15%
* Một số biện pháp:
- Sàng lọc đội ngũ cán bộ công nhân viên tuổi cao , sức khoẻ kém, trình
độ lạc hậu, năng lực yếu cho nghỉ chế độ hoặc chuyển làm các công việc đơn
giản khác.
- Hàng năm tổ chức các cuộc sát hạch để kiểm tra trình độ của đội ngũ
cán bộ, có kế hoạch tuyển chọn đội ngũ cán bộ kế cận thông qua thi cử chứ
không theo nguyên tắc đề bạt như trước.
- Đầu tư mới trang thiết bị làm việc cho các cán bộ công nhân viên trong
công ty để tạo điều kiện làm việc thuận lợi, kích thích tinh thần làm việc hăng
hái của họ.
- Đối với công tác đào tạo:
+ Lập kế hoạch và thực hiện quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân
viên theo đúng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên hàng năm. Trong kế hoạch cần
xác định rõ đối tượng đào tạo, số lượng đào tạo, bố trí sử dụng lao động sau khi
đào tạo.
Bảng I: Kế hoạch đào tạo tuyển dụng cán bộ công nhân viên năm 2003.
ĐVT: người
STT Trường đào tạo Chuyên ngành Số
lượng
Ghi chú
A Kế hoạch đào tạo 43
1 Kỹ sư và tương đương Kỹ sư cầu đường bộ 3 Hệ tại chức
2 Công nhân kỹ thuật
Công nhân lái máy thi công 5 Hệ tập trung
Công nhân thợ đường 15 Hệ tập trung
Công nhân lái xe 5 Hệ tập trung
Công nhân khoan phá nổ mìn 10 Hệ tập trung
Công nhân sửa chữa 5 Hệ tập trung
B Kế hoạch tuyển dụng 19 22
1 Kỹ sư và tương đương Kỹ sư XD đườngbộ 8 10 Hệ chính quy
70
Kỹ sư cầu 2 3 Hệ chính quy
2 Công nhân kỹ thuật Công nhân lái xe 3 Hệ tập trung
Công nhân vận hành MTC 5 Hệ tập trung
Thợ gò hàn 1 Hệ tập trung
Bảng II: Kế hoạch đào tạo tuyển dụng cán bộ công nhân viên năm 2004
STT Trường đào tạo Chuyên ngành Số lượng Ghi chú
A Kế hoạch đào tạo 40
1 Kỹ sư và tương đương Kỹ sư cầu đường bộ 10 Hệ tại chức
2 Công nhân kỹ thuật
Công nhân lái máy thi công 5 Hệ tập trung
Công nhân thợ đường 15 Hệ tập trung
Công nhân lái xe 5 Hệ tập trung
Công nhân sửa chữa 5 Hệ tập trung
B Kế hoạch tuyển dụng 13 16
1 Kỹ sư và tương đương Kỹ sư XD đườngbộ 3 5 Hệ chính
quy
Kỹ sư cầu 1 2 Hệ chính
quy
2 Công nhân kỹ thuật Công nhân lái xe 3 Hệ tập trung
Công nhân vận hành MTC 5 Hệ tập trung
Thợ gò hàn 1 Hệ tập trung
+ Ngoài việc cử người đi đào tạo, công ty nên khuyến khích toàn bộ cán bộ
công nhân viên tự học thông qua các hình thức thi thợ giỏi, qua chính sách
tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển…
Qua bảng kế hoạch đào tạo và tuyển dụng CBCNV của năm ngoái và năm nay
ta thấy:
Kế hoạch đào tạo của năm nay ít hơn năm ngoái, chỉ bằng 93% kế hoạch
của năm ngoái.
71
Nhưng lượng kỹ sư cầu đường bộ của năm nay cần đào tạo nhiều hơn
hẳn năm ngoái (gấp 3 lần)
Kế hoạch tuyển dụng của năm nay cũng ít hơn năm ngoái (bằng 70%
năm ngoái). Nguyên nhân do giảm lượng kỹ sư xây dựng đường bộ và
kỹ sư cầu.
- Do tính chất thời vụ và nhiệm vụ của công ty là không đều nên có những lúc
thừa lao động, có lúc lại thiếu. Do đó đối với số lao động trong nhu cầu thiếu
thì công ty nên thực hiện thuê lao dộng ngắn hạn hoặc thời vụ đối với lao động
giản đơn. Tuy nhiên, khi thuê cũng cần phải chú ý đến nhiệm vụ và đặc điểm
của công việc từ đó để đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng lao động cho phù hợp. Có
như vậy mới tuyển dụng được những người làm việc ngay, giảm bớt chi phí
huấn luyện, đào tạo, năng suất lao động được đảm bảo, tiến độ thi công được
thực hiện đúng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
- Bên cạnh đó Công ty cũng thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn cho các đơn vị
thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, vệ sinh
phòng bệnh, vệ sinh môi trường cho người lao động.
Bảng kế hoạch bảo hộ lao động
ĐVT. Đồng
ST
T
Khoản mục Năm 2003 Năm 2004 4/3
1 2 3 4 %
1 Kỹ thuật AT phòng chống cháy nổ 31.800.000 36.300.000 114
2 Vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc 8.000.000 13.000.000 162,5
3 Trang thiết bị bảo vệ cá nhân 24.330.000 18.648.000 76,6
4 Chăm sóc sức khoẻ người lao động 26.460.000 28.824.000 109
5 Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện BHLĐ 1.550.000 1.630.000 105
Tổng cộng 92.140.000 98.652.000 107
Nhìn vào bảng trên ta thấy kinh phí cho kế hoạch hoá hộ lao động của
năm nay tăng 7% so với năm 2003. Trong đó:
72
+ kế hoạch vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc bằng 162,5%
năm ngoái.
+ chỉ có kế hoạch trang thiết bị bảo vệ cá nhân năm nay bằng 76,6% năm
ngoái.
+ kế hoạch kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, chăm sóc sức khoẻ
người lao động, tuyên truyền giáo dục, huấn luyện BHLĐ đều tăng tuy không
đáng kể.
Nhưng điều đó khẳng định công ty đã rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ
cho cán bộ công nhân viên và quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc
cho người lao động.
3.2.1.3) Điều kiện thực hiện
- Cần có số lượng vốn nhất định để đầu tư cho việc phát triển, nâng cao
năng lực của nguồn nhân lực.
- Các biện páhp nâng cao năng lực của nguồn nhân lực cần phải được
tiến hành một cách thường xuyên và lâu dài.
3.2.1.4) Lợi ích của việc thực hiện biện pháp.
- giảm bớt số lao động kém chất lượng do đó vừa giảm bớt chi phí, vừa
giảm bớt sức ép về việc làm, lại tạo ra động cơ phấn đấu nâng cao năng lực
trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Xây dựng được bộ máy quản lý đơn giản, gọn nhẹ, có hiệu quả. Các
cán bộ quản lý kế cận có trình độ, khả năng, giám nghĩ giám làm, có trình độ
tay nghề phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cạn
tranh.
3.2.2) Tăng năng lực tài chính.
Tăng năng lực tài chính của công ty bao gồm: Đẩy mạnh công tác thu hồi
vốn kết hợp với lụa chọn nguồn cốn ta huy động vốn. Đây là một trong những
biện pháp quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công ty.
* cơ sở cảu biện pháp:
- Tăng cường vốn là mục tiêu, vừa là công cụ thực hiện chiến lược cạnh
tranh quy mô cảu công trình ngày càng lớn nên yêu cầu về tiền tạm ứng trước
73
để bảo hàng công trình (chiếm 10 - 15% giá trị công trình) đòi hỏi công ty phải
có một lượng vốn lớn.
Hiện nay vốn lưu dộng của công ty còn thấp, chưa đủ đảm bảo nhu cầu
về vốn cho sản xuất.
Khi có đủ vốn đảm bảo cho công ty có thể thực hiện được các chiến lược
cạnh tranh một cách nhanh nhạy mà đối thủ cạnh tranh chưa thể thực hiện
được.
* Phương thức thực hiện
Để tăng năng lực tài chính của công ty, trong năm 2004 này công ty đã
lập kế hoạch với các chỉ tiêu:
+ Thu được tiền: 62,644 tỷ đồng
Trong đó: - Thu nợ các năm trước 21,198 tỷ đồng
- Vốn tạm ứng 4,370 tỷ đồng
- thanh toán năm kế hoạch 37,076 tỷ đồng
+ LN trước thuế - 2,598 tỷ đồng
+ LN sau thuế - 1,871 tỷ đồng
+ Giá trị ký kết hợp đồng kinh tế 115,12 tỷ đồng
+ Giá trị sản lượng thực hiện 60,112 tỷ đồng
+ Doanh thu thuần 56,6 tỷ đồng
+ Thu được tiền 62,644 tỷ đồng
- Qua kế hoạch trên ta thấy giá trị sản lượng thực hiện đặt ra tăng so với
năm 2003 là 60,112/55,160 = 109%
- Doanh thu tăng 56,6/48,896 = 116%
- Kế hoạch tín dụng (vay, trả nợ ngân hàng) năm 2004 được thực hiện
dưới bảng sau:
STT Chỉ tiêu Vay ngắn
hạn
Vay trung, dài
hạn
Tộng cộng
1 Dư đầu kỳ 37.031 10.758 47.789
- Hệ ngân hàng công thương 19.964 10.758 30-.722
- Hệ NH đầu tư và phát triển 16.905 16.905
74
- Ngân hàng TMCP quân đội 2 2
- Các đối tượng khác 160 160
2 Vay trong năm 27.000 27.000
- Hệ ngân hàng công thương 13.000 13.000
- Hệ ngân hàng ĐT&PT 14.000 14.000
- Hệ ngân hàng TMCP quân đội
- Các đối tượng khác
3 Trả nợ trong năm 34.152 2.237 34.152
- Hệ ngân hàng công thương 18.000 2.237 18.000
- Hệ ngân hàng ĐT&PHáT TRIểN 16.000 16.000
- Ngân hàng TMCP quân đội 2 2
- Các đối tượng khác 150 150
4 Dư cuối kỳ 29.879 8.521 29.879
- Hệ ngân hàng công thương 14.964 8.521 14.964
- Hệ ngân hàng ĐT&PT 14.905 14.905
- Ngân hàng TMCP quân đội
- Các đối tượng khác 10 10
5 Lãi vay phải trả trong kỳ 3.100 833 3.933
Bảng kế hoạch thực hiện vốn - nguồn vốn năm 2004
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ
I Vốn cố định 4.117 4.117
1 Nguồn ngân sách 46 46
2 Nguồn tự bổ xung 4.071 4.071
II Vốn lưu động 1.410 1.410
1 Nguồn ngân sách 1.275 1.275
2 Nguồn tự bổ xung 135 135
3 Các quỹ
75
III Vốn khác 21.558 21.935
1 Tiền mặt tồn quỹ 638 154
2 Tiền gửi ngân hàng 111 200
3 Hàng hoá tồn kho 20.764 21.581
4 Sản phẩm dở dang 20.764 21.581
Các khoản phải thu, phải trả
I Các khoản phải thu 20.760 26.027
1 Phải thu của khách hàng 22.543 25.027
2 Trả trướcngười bán 0
3 Phải thu nội bộ
4 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc - 2.204 1.000
5 Phải thu nội bộ khác 231 0
6 Phải thu khác 100 0
7 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
II Các khoản phải trả 16.971 22.003
1 Phải trả ngân sách 624 1.112
2 Phải trả người bán 6.561 15.670
3 Phải trả công nhân viên 336 250
4 Phải trả nội bộ 314 300
5 Phải trả khác 9.136 4.671
Để thực hiện kế hoạch tín dụng thuận lợi công ty cần phải tăng cường và
duy trì quan hệ hơn nũa đối với các tổ chức tín dụng ngân hàng đẻ kế hoạch đặt
ra được thực hiện tốt hay chính là để nhận được sự bảo lãnh cho công ty khi
tham gia dự thầu.
+ Đối với công tác thu hồi vốn.
áp dụng chiến lược giá theo điều kiện tín dụng thanh toán, chẳng hạn
như Công ty sẽ giảm giá nếu chủ đầu tư thanh toán nhanh trong một hoặc hai
tháng trên cơ sở thanh toán chi tiêu lợi ích giữu giảm giá chi phí và thu hồi nợ.
Kết quả của chiến lược này sẽ khuyến khích các chủ đầu tư thanh toán nhanh,
từ đó giảm bớt chi phí thu hồi vốn, đảm bảo vốn kịp thời cho Công ty có thể
76
tham gia vào các dự án khác mà không phải vay thêm vốn, do đó giảm lãi tiền
vay, giảm giá thành công trình, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Tăng cườngvà giám sát trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác thu
hồi vốn, tăng khả năng đàm phán và thương lượng
Thanh lý các vật tư tồn kho, tài sản dưới dạng máy móc, thiết bị đã cũ,
lạc hậu, sử dụng không hiệu quả nhằm thu hồi vốn đầu tư, giảm chi phó quản
lý, sửa chữa, bảo dưỡng, chi phí sử dụng máy nhờ đó Công ty vừa có vốn để
đầu tư mới, đầu tư lại, vừa giảm chi phí quản lý, sửa chữa trong cơ cấu giá
thành. Do đó làm hạ giá thành công trình, nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty
+ Đối với các khoản nợ của công ty cần kiên quyết xử lý dứt điểm nợ tồn
đọng, nợ phát sinh trong các hợp đồng khoán gọn.
- Ngoài ra để tăng năng lực tài chính Công ty còn tiến hành áp dụng một
số phương pháp sau:
+ Tạo vốn một cách hợp lý bằng việc phát triển sản xuất kinh doanh, mở
rộng thị trường, nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng công trình,
thực hành tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trong quá trình
thi công, giảm giá thành công trình nâng cao năng xuất cạnh tranh của Công ty,
đảm bảo cho Công ty kinh doanh có lãi. Từ đó có vốn tái đầu tư, nâng cao năng
lực tài chính của Công ty.
+ ban hành quy định nội bộ về vay vốn trong Công ty(với lãi suất tiền
vay thích hợp), để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các cán bộ công
nhân viên. Đây sẽ là nguồn vốn ổn định, rất thích hợp đối với ngành xây dựng
và tính chất kéo dài của chu kỳ sản xuất. Kết quả của các biện pháp huy động
vốn trong công ty không chỉ góp phần nâng cao năng lực tài chính của Công ty
phục vụ cạnh tranh mà còn nâng cao tinh thần, trách nhiệm, của cán bộ, công
nhân viên Công ty trong việc xây dựng và phát triển Công ty.
+ Tăng cường và duy trì mối quan hệ với cac nhà cung ứng nguyên vật
liệu để nhận đựợc các điều kiện thanh toán thuận lợi hơn với điều kiện thi công
của từng công trình.
77
+ Tập chung tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng xây lắp các công
trình có vốn đầu tư nước ngoài, để tận dụng các nguồn vốn được ứng trước từ
các chủ đầu tư.
* Điều kiện để thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực TC
- Công ty phải có kế hoạch rõ ràng về các phương án phát triển vốn trong
những năm sắp tới.
- Gắn công tác thu hồi vốn với kế hoạch sản xuất của từng đơn vị.
- Các cán bộ làm công tác thu hồi vốn phải có kiến thức pháp luật, kinh
tế tài chính, có khả năng thương lượng , thuyết phục, có tinh thần trách nhiệm
cao.
- Phải có đội ngũ quản trị tài chính vừa có đức, vừa có tài, vừa có khả
năng phân tích và phán đoán tài chính chính xác, đảm bảo phản ánh trung thực
tình hình tài chính của Công ty trong khung an toàn, lành mạnh.
* Lợi ích của việc thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực TC :
- Góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của Công ty, nâng cao uy
tín và độ tin cậy của Công ty trước các chủ đầu tư, các tổ chức tín dụng, ngâ
hàng và các nhà cung ứng.
Công ty có đủ vốn để đạp ứng nhu cầu của chủ đầu tư và có khả năng
tham gia nhiều công trình cùng một lúc, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
3.2.3/ Đầu tư cho công tác quản lý chất lượng đồng bộ theo quá trình kể từ khi
bắt đầu thi công đến khi nghiệm thu, bàn giao.
* Cơ sở biện pháp:
- Các dự án ngày nay đòi hỏi vấn đề chất lượng, có sự giám sát chặt chẽ
của các tổ chức tư vấn bên cạnh các chủ đầu tư. Đảm bảo chất lượng công trình
là một trong số các chỉ tiêu quan trọng hàng đầu mà chủ đầu tư quan tâm khi
đánh giá các nhà dự thầu. Hơn nữa, việc đảm bảo chất lượng công trình là lời
quảng cáo hữu hiệu nhất đến hình ảnh và uy tín của công ty, góp phần nâng cao
khá cạnh tranh của công ty. Nâng cao chất lượng công trình là biện pháp hữu
hiệu để giảm đi chi phí sửa chữa, bảo dưỡng công trình, đảm bảo đúng tiến độ
thi công, nâng cao công suất lao động. Tóm lại, để công ty có thể cạnh tranh
78
trên thi trường được, thì việc nâng cao chất lượng công trình là một đòi hỏi bắt
buộc.
- Quá trình thi công xây lắp thường kéo dài, lại chịu tác động của môi
trường tự nhiên. Phải đảm bảo yêu cầu của nhiều bộ phận thiết kế kỹ thuật khác
nhau và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau nên rất dễ xảy ra sai sót, ảnh
hưởng xấu đến chất lượng công trình. Vì thế, để khắc phục tình trạng trên, cách
tốt nhất là áp dụng biện pháp quản lý chất lượng một cách đồng bộ từ khâu
chuẩn bị thi công đến khi nghiệm thu và bàn giao công trình. Có như vậy mới
có thể kiểm soát kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công
trình. Thực hiện đúng ngay từ đầu chứ không phải làm song rồi mới sửa, đối
với một công trình xây dựng thì lại càng không cho phép có sự sai hỏng, nếu
không có thể gây ra hiệu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
* Phương thức thực hiện:
Quản lý chất lượng trong quá trình chuẩn bị thi công:
- Tiến hành khảo sát điều tra về địa chất, khí tượng thuỷ văn, nơi công
trình xây dựng sẽ được thi công. Về đặc điểm này sẽ chi phối kết cấu kiến trúc
của công trình và nó là căn cứ để lựa chọn đúng đắn các giải pháp tổ chức thi
công.
- Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng. Vì đó
là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, nên chất lượng của chúng ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
- Lựa chọn cho các cán bộ kỹ thuật, đội trưởng và công nhân có đủ trình
độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Nhờ đó, các yêu cầu kỹ thuật
sẽ được đảm bảo, năng xuất lao động được nâng cao, rút ngắn tiến độ thi công
công trình, làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Đồng thời tổ chức đầy đủ
bộ phận kiểm tra, giám sát thi công có trình độ cao, năng lực và có tinh thần
trách nhiệm cao.
Đối với công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công là quá trình
trực tiếp tạo ra sản phẩm. Vì vậy mà chất lượng thi công sẽ ảnh hưởng trực tiếp
79
đến chất lượng công trình, do đó công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn
này cần chú trọng đến các yếu tố:
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình thi công, khi thấy đạt yêu
cầu mới được phép làm tiếp bước sau. Để đảm bảo yêu cầu này thì khâu thi
công trước phải coi khâu sau là khách hàng của mình và các biện pháp hỗ trợ
quản lý chất lượng nhu truyền thống, giáo dục đào tạo cần được áp dụng và
quán triệt tới toàn bộ công nhân viên trong Công ty.
- Các cán bộ quản lý kỹ thuật và chất lượng viên phải thường xuyên
kiểm tra việc chấp hành quy trình kỹ thuật, phương pháp thao tác, cách pha
trộn, định lượng nguyên vật liệu để xem có đúng với yêu cầu của bản thiết kế
kỹ thuật hay không. Từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời với những vi
phạm về chất lượng, để việc kiểm tra chất lượng được tốt thì cần căn cứ vào
các chỉ tiêu như: Độ bền vững, độ an toàn, từ đó phát hiện các vấn đề chất
lượng phát sinh hay không. Tất cả các công việc kiểm tra cần phải ghi vào sổ
nhật ký công trình làm tài liệu theo dõi thường xuyên và để làm căn cứ xác
nhận trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
Để đảm bảo và khẳng định chắc chắn về chất lượng của công trình trước
khi nghiệm thu, bàn giao thì cần tổ chức kiểm tra một lần cuối cùng. Cán bộ
quản lý kỹ thuật và cán bộ quản lý chất lượng, phải chịu trách nhiệm trước
công trình mà mình nghiệm thu.
Tóm lại: Quản lý chất lượng là phải phát hiện những sai sót, tìm ra
những nguyên nhân sai sót, để từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị, nhằm
khắc phục và nâng cao chất lượng công trình.
* điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Cán bộ quản lý phải là người phảilà người sát sao trong vấn đề nâng
cao chất lượng công trình.
- Công tác quản lý chất lượng đồng bộ phải được phổ biến rộng rãi trong
toàn bộ công ty.
- Xây dựng một hệ thống chi tiêu làm căn cứ để thực hiện và kiểm tra.
- Không ngừng nâng cao chất lượng lao động và máy móc thiết bị.
80
* Lợi ích của việc thực hiện biện pháp
- Chất lượng của công trình ngày một nâng cao là một trong những điều
kiện tăng uy tín của công ty trên thị trường xây lắp.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong sản
xuất kinh doanh. Tiết kiệm chi phí trong quá trình thi công, chi phí làm lại, tăng
năng xuất lao động.
3.2.4/ Đầu tư để đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh:
* Cơ sở của biện pháp:
- Thị trường xây lắp ngày càng cạnh tranh gay gắt, quyết liệt.
- Thực hiện chủ trương của Tổng công ty, xây dựng công trình giao
thông 8 là “đa phương hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng
hoá sở hữu”, nhằm nâng dần tỷ trọng phi xây lắp trong sản xuất kinh
doanh.
- Do việc giải phóng mặt bằng, mở rộng trục đường giao thông trong
những năm tới là rất nhiều nên việc đầu tư phát triển kinh doanh nhà và khu
trung cư, khu đô thị là cần thiết.
* Phương thức tiến hành:
Song song với việc củng cố, nâng cao năng lực sãn xuất ở các nghề
truyền thống, các ngành mũi nhọn, trong các năm tới công ty có thể mở rộng
sang các lĩnh vực như sau:
-Đẩy mạnh việc đầu tư vào kinh doanh bất động sản các dự án đổi đất
làm cơ sở hạ tầng.
- Đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết, xúc tiến thành lập thêm đơn vị trực
thuộc để xây dựng các dự án đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và
khu đô thị.
- Xây dựng cầu đường, cảng sông, cảng biển, khu công nghiệp....(do các
công trình thi công hiện nay của công ty chủ yếu là thi công đường).
- Sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao(xi măng, đá,phụ gia bê
tông..)
81
- Tổchức nghiên cứu, tìm kiếm đầu ra cho các dự án, đặc biệt là các dự
án kinh doanh nhà ở.
* Điều kiện thực hiện:
- Phải có nguồn vốn lớn để tiến hành đầu tư.
- Công ty phải có uy tín trên thị trường nhằm tạo được cơ hội hợp tác
kinh doanh với các đối tác lớn, đặc biệt là các đối tác nước ngoài.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực,biết dám nghĩ dám làm,
biết nắm bắt thời cơ, nhạy bén với các thông tin về nhu cầu của khách hàng.
* Lợi ích thực hiện biện pháp:
- Hạn chế đến mức thấp nhất cac rũi ro có thể sảy ra của công ty do mở
rộng ngành nghề kinh doanh.
- Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty.
- Tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
- Thị phần của công ty ngày càng được mở rộng.
3.2.5/ Đầu tư máy móc hiện đại và ứng dụng khoa học công nghệ
* Cơ sở của biện pháp:
- Chất lượng máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao năng
suất lao động, do đó ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành.
- Chất lượng máy móc thiết bị thi công ảnh hưởng đến tiến độ thi công,
giảm hết các tác động của môi trường bên ngoài.
- Yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, tính phức tạp của công
trình đòi hỏi Công ty phải có một trình độ máy móc thiết bị nhất định thì mới
có thể đáp ứng các yêu cầu đó.
- Hiện tại máy móc cả công ty tương đối đủ, nhưng công ty cần đầu tư
thêm một số máy móc và đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp để máy móc hoạt động
tốt hơn.
* Phương thức tiến hành:
- Tiến hành phân loại máy móc thiết bị của công ty ra làm 2 nhóm
+ Nhóm 1: Là những thiết bị xe máy có khả năng phục hồi và sửa chữa.
Đối với nhóm này công ty nên có kế hoạch sửa chữa và nâng cấp, phát động
82
phong trào cải tiến kỹ thuật trong nội bộ công ty nhằm khôi phục và nâng cao
giá trị sủ dụng. Phương án này không còn tập trung quá nhiều vốn, không làm
thay đổi đột ngột công nghệ hiện tại, rất phù hợp với tình trạng vốn của công ty
hiện nay và trình độ kỹ xảo và kỹ năng của công ty còn hạn chế khi tiếp cận với
công nghệ hiện đại.
Hiện tại, năm 2004 công ty có kế hoạch chi 1.118 triệu đồng cho việc
sửachữa lớn máy móc, thiết bị. Trong đó 386 triệu đồng sử dụng cho sửa chữa
lớn xe thi công và 732 triệu đồng sử dụng cho sửa chữa máy thi công.
+ Nhóm 2: là những thiết bị xe máy đã quá cũ và lạc hậu, giá trị sử dụng
không còn cao, công ty đệ trình Tổng công ty cho phép thanh lý vừa để thu hồi,
vừa để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư mới vừa giảm bớt chi phí bảo quản sửa
chữa.
- Đối với máy móc, thiết bị còn thiếu, Công ty nên lập kế hoạch thuê
mua hoặc liên kết kinh doanh cho phù hợp với tình hình tài chính của Công ty
và nhu cầu thực tế của thị trường xây lắp trong thời gian tới. Theo đó trong thời
gian tới Công ty có thể bổ sung một số máy móc thiết bị theo một số hình thức
sau:
+ Tiến hành hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị khác trong và
nước ngoài, cho phép nâng cao khả năng về máy móc thiết bị khi tham gia đấu
thầu:
+ Một số máy móc thiết bị khác: Công ty có thể tiến hành được thuê
nhằm giảm bớt nhu cầu về vốn. Khi khối lượng công tác làm bằng máy lớn và
thời gian thi công dài trên 1 năm thì cần phải so sánh để chon xem Công ty nên
nên thuê máy theo ca hay nên thuê theo một thời gian xác định. Để giải quyết
vấn đề này cần phải xem xét giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi:
- Gọi X là số ca máy cần thiết để thi công xong khối lượng công tác cần
thực hiện.
C: Chi phí sử dụng máy cho một ca thuê máy.
CBĐ: Chi phí biến đổi phải trả (tuỳ thuộc vào số ca máy vận hành) khi
thuê trong thời gian một năm.
83
CCĐ chi phí cố định thuê máy trong thời gian một năm.
- Tính chi phí sử dụng máy trong trường hợp thuê máy theo ca.
C1 = C . X
- Chi phí sử dụng máy khi thuê máy trong một năm:
C2 = CCĐ + CBĐ - X
- Giải bài toán theo phương pháp đại số:
CX = CĐ + CB Đ . X
- Nếu số ca máy cần dùng trong năm > X thì nên thuê máy theo năm sẽ
có lợi hơn.
- Nếu số ca máy cần dùng trong năm < X thì nên thuê máy theo ca sẽ tiết
kiệm được chi phí.
* Điều kiện để thực hiện:
- Sự giúp đỡ của Tổng công ty về vốn đầu tư và bảo hành cho công ty
trong vấn đề vay vốn. Để đầu tư vào máy móc thiết bị, công ty nên sử dụng vốn
vay dài hạn và vốn khấu hao.
- Việc đầu tư diễn ra từng bước, theo từng thời kỳ do khả năng hạn chế
của Công ty về vốn, về trình độ của công nhân nên cần có thời gian đào tạo
thêm mà có thể theo kịp tính hiện đại của công nghệ.
- Có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ công nhân viên có những
phát triển mang lại lợi ích cho Công ty.
* Lợi ích của việc thực hiện biện pháp:
- Nâng cao chất lượng máy móc thiết bị tạo điều kiện cho Công ty có thể
áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
- Tạo được việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty, nâng cao
kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh của công ty.
3.2.6/ Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu:
3.2.6.1 - Xây dựng các phương án lựa chọn mức giá vào thầu hợp lý:
Trong cạnh tranh đấu thầu, giá bỏ thầu có tác dụng quyết định bởi nó thường
chiếm 54% - 55% tổng số điểm mà chủ đầu tư đánh giá cho hồ sơ dự thầu. Về
cơ bản việc lập dự dự toán đều phải tuân thủ theo công thức do Nhà nước quy
84
định. Những giá trị xây lắp của công trình được lập theo các bước đó vẫn
không thể là giá đấu thầu vì nó chênh lệch rất lớn so với giá có thể trúng thầu
hoặc so với mức giá gọi thầu.
- Sau khi tinh được đơn giá của các hạng mục công việc ở mức cạnh
tranh, giá bỏ thầu của các nhà thầu chính thức hoàn thành và được niêm phong
nộp cho chủ đầu tư. Nhưng trong quá trình chờ cho đến ngày mở thầu, các nhà
thầu có thể có những thay đổi về mức giá do việc điều tra, thu nhập nguồn
thông tin có liên quan đến công trình, đối thủ cạnh tranh... Như vậy, từ khi giá
được lập cho đến ngàymở thầu, quyết định giảm giá có ý nghĩa hết sức quan
trọng, nhất là khi giá vào thầu giữa các nhà thầu có sự chênh lệch rất ít. Thực tế
cho thấy nhiều dự án quyết định giảm giá qua thư giảm giá là nhân tố chính để
nhà thầu giành đựợc hợp đồng xây dựng.
Việc đi đến quyết định bỏ thầu có thể dựa trên 4 mục tiêu đấu thầu:
- Giành lợi nhuận mức cao.
- Giành lợi nhuận mức vừa.
- Tạo công ăn việc làm, có ít lợi nhuận
- Có công ăn việc làm, thâm nhập vào thị trường mới nhằm tạo
điều kiện cho những dự án sau.
+ Với mục tiêu 1: Giành lợi nhuận mức cao
Mức lợi nhuận đạt cao nhất chỉ xảy ra đối với các công trình được chỉ
định thầu, sự cạnh tranh hầu như không đáng kể. Vấn đề hậu quả phụ thuộc vào
sự điều hành quản lý dự án và biện pháp tổ chức thi công.
+ Với mục tiêu 2: Giành lợi nhuận ở mức vừa .
Lợi nhuận vừa phải nhưng mức độ cạnh tranh cao nhất.
+ Với mục tiêu 3: Tạo công ăn việc làm, có ít lợi nhuận. Lợi nhuận thấp,
mức độ cạnh tranh diễn ra không gay gắt, do vậy trước khi đi đến quyết định
giá bỏ phiếu thầu cần thu nhập, phân tích, phán đoán nhanh các nguồn thông tin
từ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là thông tin tại nơi bỏ thầu để có cơ sở lựa
chon tỷlệ giảmgiá hợp lý nhất.
85
+ Với mục tiêu 4: Có việc làm, thâm nhập vào thị trường mới nhằm tạo
điềukiện cho các dự án sau:
Mức độ cạnh tranh diễn ra thấp, thực hiện mục tiêu này phụ thuộc chủ
yếu vào chiến lược của doanh nghiệp.
Việc xác định các mục tiêu cũng như phương án định giá vào thầu cho
phép Công ty lựa chọn “thủ pháp” để chủ động trong việc định giá bỏ thầu,
giảm tối thiểu sự chênh lệch vềgiá so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có
nghĩa là mức giá trúng thầu của Công ty chênh lệch rất ít so với đối thủ đứng
thứ hai. Điều này sẽ khiến cho lợi nhuận của các dự án trúng thầu đỡ bị giảm
một cách không cần thiết.
3.2.6.2 - Hoàn thiện kỹ năng trong việc phân tích giá cạnh tranh:
Trước đây, để được chúng thầu và tiếp nhận công trình, công trình, một
số doanh nghiệp thi công phải đi đường vòng, chắp nối quan hệ, nộp tỷlệ phần
trăm ... Hiện nay, công tác xây dựng các văn bản pháp chế ngày càng được
hoàn thiện. đặc biệt với các công trình được tổ chức đấu thầu Quốc tế, các
doanh nghiệp thi công chỉ thu hút được chủ đầu tư nhờ vào năng lực của chính
mình.
* Giảm chi phí trực tiếp:
Đòi hỏi phải hết sức thận trọng, bởi khi thuyết trình với chủ đầu tư từ dễ
dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng công trình và tính hiệu quả sau khi hoàn
thành. Để giảm chi phí một cách hợp lý thì cần phải phân tích :
Trong chi phí trực tiếp, chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ lệ cao nhất
(50% - 60%), sau đó đến chi phí về máy và nhân công. Căn cứ vào sự chi phí
trực tiếp, do ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài ta phân tích chi phí trực tiếp
thành 2 nhóm và dựa trên cơ sở đó để giảm chi phí này một cách hợp lý.
- Nhóm 1: Chi phí thường xuyên biến động, chi phí vật liệu đối với công
trình giao thông, giá cả của vật liệu (như đường, cát, đá...), chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố: Tình hình kinh tế, chính trị của khu vực, thế giới, các điều kiện thời
tiết , khí hậu ...làm cho nó thường xuyên biến động, gây ra sự chênh lệch ra với
dự toán được lập ban đầu. Từ đặc điểm trên sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp
86
lập giá canh tranh. Để xây dựng giá cạnh tranh của nhóm này cần chú ý đến các
vấn đề sau:
+ Hình thành các xí nghiệp tự sản xuất và cung ứng vật liệu, cụ thể là xí
nghiệp sản xuất đá, Ba se, Subbase, điều này sẽ khiến cho công ty giành được
lợi thế trong cạnh tranh về giá vật liêu.
+ Lập phương án vận chuyển nhằm đảm bảo khai thác tối đa các phương
tiện vận chuyển.
+ quan hệ tốt với các nhà cung ứng vật liệu.
+ Thu nhập, đánh giá thông tin về biến động giá cả của các nguyên nhiên
vật liệu để quyết định khối lượng và thời điểm mua thích hợp nhằm hạn chế sự
rủi ro, trượt giá.
+ Nhóm 2: Chi phí ít rất biến động - chi phí máy và công nhân. Chi phí
thuộc nhóm này ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Đồng thời trong
giai đoạn thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công nó được tính toán rất cụ thể, theo
đúng quy trình công nghệ đối với từng loại dự án. Vì vậy sự chênh lệch so với
dự án được lập bàn đầu tư là rất thấp. Nên chủ đầu tư thường yêu cầu các nhà
thầu thuyết trình rất tỷ mỷ về việc giảm hai chi phí này. Để giảm hai chi phí
trên, công ty cần chú ý đến các giải pháp sau:
+ Tăng năng xuất lao động, phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân, tập
thể trong quá trình thi công, tránh tình trạng trả công lao động thấp, tạo ra sự
mâu thuẫn giữa người lao động và người trả công làm ảnh hưởng xấu đến chất
lượng công trình.
+ Nâng cao trình độ cơ giới hoá và tự động hoá trong thi công nâng cao
hiệu quả sử dụng máy.
+ Lập biện pháp tổ chức thi công hợp lý, đặc biệt là các biểu đồ sử dụng
nhân lực. Sử dụng thiết bị thi công phải đảm bảo tính chủ động cho từng dự án
và tính linh hoạt cho nhiều dự án cùng thi công.
Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đã
và đang làm thay đổi những yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển
87
của nền kinh tế đất nước. Đối với công ty XDCTGT 892, việc đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Nâng cao năng
lực cạnh tranh chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị
trường. Đặc biệt là trong cơ trế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay: Giá
bỏ thầu thấp, tiến độ thi công nhanh, giá cả biến động, vốn thanh toán chậm và
địa bàn thi công trải rộng
Nhận thức được tầm qua trọng của vấn đề này những năm qua Công ty
XDCTGT 892 đã không ngừng có chủ trương cụ thể đảm bảo việc đầu tư đúng
hướng và có hiệu quả.
Dựa trên cơ sở lý luận về đầu tư và cạnh tranh cùng với tình hình thực tế
của công ty XDCTGT 892 thuộc tổng công ty XDCTGT 8, em đã mạnh dạn đề
xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tac đầu tư để nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, giúp
công ty tiếp tục phát triển, tăng trưởng ổn định và bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty xây dựng CTGT 892.pdf