Là một doanh nghiệp Nhà nước, thời gian hình thành và phát
triển tuy ngắn, những công ty đã hộ tụ đầy đủ các điều kiện về năng lực, kinh
nghiệm, quản lý để thi công các công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia như
công trình đường mòn Hồ Chí Minh, đã tạo nên uy tín và chỗ đứng vững
chắc để có thể tham gia đầu thầu trong nước và ngoài nước.
38 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số kiến nghị sơ bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấuthầu tại công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến khảo sát thiết kế, xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí sử dụng đất
đai, đền bù giải toả mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
- Vốn đầu tư được quyết toán: Là toàn bộ chi phí hợp pháp được thực
hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp
pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán được phê
duyệt, đảm bảo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán
và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
- Bên mời thầu: Là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp
pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc
đấu thầu.
- Nhà thầu: Là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu
thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân,
nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thăàu xây lắp, là nhà chung cấp trong đấu
thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn là
nhà đầu tư trong đấu thầu chuyển chọn đối tác đầu tư.
- Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được
phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô
hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án.
- Hồ sơ dự thầu: Là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu.
4
- Mở thầu: Là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định
trong hồ sơ mời thầu.
- Xét thầu: Là quá trình phân tích đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét
chọn bên trúng thầu.
- Giá gói thầu: Là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch
đấu thầu của dự án trên cở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được
phê duyệt.
- Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ
phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói
thầu.
- Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá
dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh
các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Giá trung thầu: Là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ cho bên mời thầu thưởng
thoả hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Giá trúng thầu không
lớn hơn giá gói thầu trong kinh tế đấu thầu được duyệt.
2. Vài trò của đấu thầu đối với nền kinh tế.
2.1. Đối với Nhà nước
* Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
- Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
Nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ các tình trạng như thất
thoát lang phí vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác trong xây dựng cơ
bản.
- Đấu thầu xây lắp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành
xây dựng cơ bản ở nước ta.
- Đấu thầu xây lắp là động lực, điều kiện để cho các doanh nghiệp xây
dựng cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của
ngành công nghiệp xây dựng.
5
2.2. Đối với chủ đầu tư.
* Đấu thầu giúp chủ đầu tư lựa chọn được đối tác phù hợp nhất.
- Thông qua đấu thầu xây lắp, chủ đầu tư sẽ tìm được các nhà thầu hợp
lý nhất có khả năng đáp ứng yêu cầu tốt nhất của dự án.
- Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả hoạt động giao nhận thầu chủ
đầu tư sẽ tăng cường hiệu quả quản lý vốn đầu thư, tránhtình trạng thất thoát
vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quán trình thi công xây lắp.
- Đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào
nhà thầu duy nhất.
- Đấu thầu tạo cơ hội nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ
kinh tế, kỹ thuật của bản thân chủ đầu tư.
2.3. Đối với nhà thầu
Đấu thầu tạo môi trường lành mạnh giúp các nhà thầu nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình, tạo sự công bằng và hiệu quả cao trong xây dựng.
Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đầu thầu, các doanh
nghiệp xây dựng phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm dự án, tham gia
đấu thầu và ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu), tạo công ăn việc làm cho người
lao động, phát triển sản xuất kinh doanh .
Để thắng thầu mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các mặt
kỹ thuật, công nghệ và lao động. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh
nghiệp không chỉ trong một lần tham gia đấu thầu mà còn góp phần phát triển
mở rộng quy mô doanh nghiệp dần dần.
Để thắng thầu doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về mặt tổ chức,
tổ chức quản lý nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc lập
hồ sơ dự thầu cũng như toàn bộ CBCNV trong doanh nghiệp.
3. Các hình thức đầu thầu.
Trong đấu thầu xây dựng cơ bản có 3 loại đấu thầu chủ yếu sau:
6
3.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Đây là loại đấu thầu nhằm lựa chọn
các cá nhân, tổ chức tư vấn có thể đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu để
tư vấn về một vấn đề nào đó của chủ đầu tư.
3.2. Đấu thầu mua sắm hàng hoá: Là loại đấu thầu nhằm lựa chọn các
nhà thầu mà họ có thể cung cấp vật tư thiết bị cho bên mời thầu với giá, thời
gian cung cấp hợp lý, đảm bảo các yêu cầu đặt ra của bên mời thầu.
3.3. Đấu thầu xây lắp: Đối với doanh nghiệp xây dựng thì hoạt động
đấu thầu xây lắp là vấn đề mà họ quan tâm nhất để ký kết được hợp đồng.
Đấu thầu xây lắp là một phương thức mà trong đó chủ đầu tư tổ chức
sự cạnh tranh giữa các nhà thầu.
(Doanh nghiệp xây dựng) với nhau nhằm lựa chọn nhà thầu có khẳ
năng thực hiện những công việc có liên quan tới quá trình xây dựng và lắp đặt
các thiết bị công trình, hạng mục công trình,…..thoả mãn tốt nhất các yêu cầu
của chủ đầu tư.
Những nội dung công việc chủ yếu của đấu thầu xây lắp
Nội dung công việc chủ yếu của đấu thầu xây lắp bao gồm:
+ Chủ đầu tư (người có nhu cầu xây dựng) nêu rõ các yêu cầu
của mình và thông báo cho các nhà thầu biết.
+ Các nhà thầu căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư sẽ trình bày
năng lực, đưa ra các giải pháp thi công xây lắp cho chủ đầu tư xem xét, đánh
giá.
+ Chủ đầu tư đánh giá năng lực và các giải pháp của nhà thầu để
chọn ra nhà thầu thích hợp nhất.
Sơ đồ 1: Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp.
CHỦ ĐẦU TƯ CÁC NHÁ THẦU
LỰA CHỌN
NHÀ THẦU
KÝ KẾT
HỢP ĐỒNG
Yêu cầu
Đánh giá
Năng lực, giải pháp
7
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư.
Theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
01/09/1999 về Quy chế đầu thầu, có 3 hình thức lựa chọn nhà thầu. Với mỗi
hình thức nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư
cũng như việc dự thầu của các nhà thầu.
4.1. Đầu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đầu thầu không hạn chế số
lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
(Nêu rõ điều kiện thời gian dự thầu ) tối thiểu là 10 ngày trước khi phát
hành hồ sơ mời thầu. Đối với gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ, kỹ thuật thì
bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để chọn nhà thầu có đủ năng lực tham
gia dự thầu. Trong hình thức này mỗi nhà thầu phải cạnh tranh với nhiều nhà
thầu khác, đầu thầu rộng rãi là hình thức áp dụng chủ yếu trong đấu thầu.
4.2. Đấu thầu hạn chế: Đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ
mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự (tối thiếu là 5). Đây thường là
các công trình có quy mô lơn, công nghệ kỹ thuật phức tạp. Với hình thức này
thì bên mời thầu có thể tiết kiệm chi phí và thời gian tổ chức đấu thầu. Danh
sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền quyết định.
4.3. Chỉ định thầu: Đây là trường hợp đặc biệt, là hình thức chọn trực
tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Quyền
chỉ định thầu người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Hình thức này chỉ áp
dụng trong các trường hợp đặc biệt:
* Trường hợp bất khả kháng do thiên tai dịch hoạ, được phép chỉ định
ngày đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó phải báo
cáo ngay Thủ tướng Chính phủ để xem xét phê duyệt.
8
Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật
an ninh quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Nguyên tắc đấu thầu xây dựng cơ bản.
a, Công bằng: mọi nhà thầu đều có quyền bình đẳng như nhau tạo điều
kiện đảm bảo cạnh tranh bình đẳng.
b, Bí mật: Mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các ý kién trao đổi các nhà
thầu với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu, phải được đảm
bảo bí mật tuyệt đối.
c, Công khai: Trừ những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia,
nguyên tắc công khai phải được quán triệt cả giai đoạn gọi thầu và mở thầu.
d, Có năng lực: Chủ đầu tư và các nhà thầu có năng lực KT-KT thực
hiện những điều đã cam kết.
e, Pháp lý: Các bên phải tuân theo quy định của Nhà nước về đấu thầu.
* Các gói thầu đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định khác.
6. Các phương thức đấu thầu.
Cũng theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP thì ở nước ta hiện nay áp dụng 3
phương thức đấu thầu:
6.1. Đấu thầu 1 túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự
thầu trong 1 túi hồ sơ, cả hồ sơ tài chính và hồ sơ kỹ thuật. Như vậy, nhà thầu
phải có biện pháp lập hốơ dự thầu thích hợp vì hồ sơ tài chính và hồ sơ kỹ
thuật sẽ được đánh gía cùng một lúc. Phương thức này áp dụng đối với đấu
thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.
6.2. Đầu thầu 2 túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ
thuật về đề xuất tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm.
Túi hồ sơ kỹ thuật sẽ được đánh giá trước. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật
từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ tài chính để đánh giá. Với phương
thức này các nhà thầu phải kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật và tài chính khi lập
hồ sơ.
9
6.3. Đấu thầu 2 giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những dự án
lớn, phức tạp về công nghệ, kỹ thuật, hoặc dự án thực hiện theo hợp đồng chìa
khoá trao tay.
6.3.1. Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và phương án tài
chính (chưa có giá trị) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng
nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu
chuẩn bị mà nộp hồ sơ dự thầu chính thức.
6.3.2. Giai đoạn 2: Bên mời thầu các nhà thầu tham gia trong giai đoạn
1 nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn
chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chỉ tiêu và tài chính với
đầy đủ nội dung và tiến độ thực hiện điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
Sơ đồ 1 : Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp.
Sơ tuyển nhà
thầu
Chuẩn bị hồ sơ
mời thầu
Mời thầu
Nộp và nhận hồ
sơ dự thầu
Đánh giá hồ sơ
dự thầu
Trình duỵêt kết
quả đấu thầu
Công bố kết
quả đấu thầu
Mở thầu
10
CHƯƠNG II
I.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.
1.Giới thiệu về công ty:
Tên gọi: Công ty Xây Lắp Vật Tư Kỹ Thuật.
Tên giao dịch quốc tế: Technology Materials and Construction
Company.
Tên viết tắt: TEMATCO.
Trụ sở chính: 534 Minh Khai - Phường Vĩnh Tuy - Quận Hai Bà
Trưng - Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04 6330745 04 6330737 04 6330741
Fax: 04 6330737
Ngày thành lập: Ngày 24 tháng 03 năm 1993
Vốn pháp định: 5.386.081.897,0 đồng
2.Quá trình hình thành, phát triển công ty.
Công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật, tên viết tắt (TEMATCO) là doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 198/NN-TCCB/QĐ ngày
24/3/1993 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là
Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn). Có giấy phép ĐKKD số 105924 do
trọng tài kinh tế Hà Nội cấp.
Công ty đã trải qua nhiều năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đã
vượt qua nhiều gian nan thử thách, dần dần đã trở thành một công ty có sản
lượng cao, góp phần trong sản lượng của Tổng công ty với Nhà nước, cho
nên:
Liên tục từ năm 1993 - 2001 chị bộ công ty được công nhận là chi bộ
trong sạch vững mạnh. Bên cạnh đó công ty đã được tặng nhiều bằng khen và
cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đặc biệt
năm 2001 vừa qua, công ty đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao
động hạng ba.
11
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty gồm:
+ Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê, kè, đắp đập hồ chứa nước.
+ Xây dựng các công trình hạ tầng đô thị và nông thôn.
+ Chế tạo và lắp đặt thiết bị chế biến chè.
+ Tư vấn đầu tư phát triển chè.
+ Kinh doanh, cung ứng các loại vật tư kỹ thuật , phục vụ cho thi công
các công trình dân dụng công nghiệp thuỷ lợi.
Công ty TEMATCO là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, việc tồn
tại và phát triển các công ty đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có độ
quản lý cao, linh hoạt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh đó, đội
ngũ cán bộ công nhân viên phải có trình độ chuyên môn tốt, đủ kiến thức và
kinh nghiệm khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, đó
là những yếu tố cơ bản tạo nên một đơn vị vững mạnh trong quá trình phát
triển của nước ta hiện nay.
II. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY GỒM:
(SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY)
12
1.Đặc điểm bộ máy tổ chức.
Ban lãnh đạo Công ty.
Giám đốc.
Các phó giám đốc.
Các phòng chức năng:
Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Kỹ thuật.
Phòng Kế toán - Tài vụ.
Phòng Quản lý sản xuất.
Phòng Tổng Hợp
Phòng Kinh doanh.
Các đơn vị sản xuất:
Các chi nhánh (Chi nhánh Gia Lai, Chi nhánh Kontum, Chi nhánh Yên
Bình).
Các xí nghiệp xây lắp (XN Xây lắp I, XN Xây lắp II, XN Xây lắp III).
Các phòng thi công và đội thi công (Phòng thi công 3, phòng thi công
2, phòng thi công 6).
2.Cơ cấu hoạt động.
2.1.Giám đốc Công ty
Giám đốc Công ty là người điều hành cao nhất trong Công ty, có nhiệm
vụ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty, quản lý, chỉ đạo, điều hành toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển và các vấn đề khác
của Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước các cơ quan Nhà nước và
toàn thể cán bộ công nhân viên về xây dựng phát triển Công ty và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Phó Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc Công ty là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc Công
ty theo từng lĩnh vực được phân công, uỷ quyền và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Công ty và pháp luật về kết quả công việc được giao.
13
-2.3. Trưởng phòng chức năng.
Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch công tác
hàng tuần, hàng tháng của phòng mình, phân công công việc cho nhân
viên theo hướng quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, thời gian và yêu
cầu cụ thể, và phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện
công việc của phòng mình để báo cáo giám đốc hoặc phó giám đốc phụ
trách.
2.4. Phòng Kinh tế hoạch - Kỹ thuật:
Chức năng:
Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài
hạn của Công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về
những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách.
.Nhiệm vụ:
Kiểm tra, theo dõi, cập nhật các tài liệu, thông tin, số liệu về kinh tế kế
hoạch, khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường... liên quan đến các hợp
đồng, hồ sơ, phương án... và các văn bản khác của Công ty. Đảm bảo
thông tin chính xác, kịp thời, khách quan.
Soạn thảo, quản lý, lưu giữ các hồ sơ dự án, phương án, luận chứng
kinh tế kỹ thuật, hợp đồng kinh tế và các văn bản thuộc lĩnh vực công tác
khác được giao theo yêu cầu của giám đốc Công ty.
Chủ động điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi
nhiệm vụ được giao. Khi công trình xây dựng được mở ra, căn cứ vào hồ
sơ dự thầu và đơn giá trúng thầu để chiết tính đơn giá và thuyết minh thi
công thực tế trình hội đồng khoán xét duyệt.
Thẩm định phương án, thương vụ, kinh doanh.
2.5 Phòng Kế toán - Tài vụ.
Chức năng:
14
Quản lý tài chính của Công ty theo đúng Pháp lệnh Kế toán thống kê và
các quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế Công ty.
Nhiệm vụ:
Phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức nghiệm thu, thanh
quyết toán các hợp đồng kinh tế, làm các báo cáo theo yêu cầu của Giám
đốc Công ty.
Quản lý, cung cấp, xác nhận các số liệu, chứng từ liên quan đến tài
chính Công ty, phục vụ việc kiểm kê, kiểm tra, giám sát, trình duyệt theo
vụ việc, theo định kỳ hoặc yêu cầu đột xuất.
2.6 Phòng Quản lý sản xuất.
. Chức năng:
Lập kế hoạc sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm của các đơn vị
sản xuất kinh doanh do phòng phụ trách, trên cơ sở đó dự trù kế hoạch vốn
để Công ty chủ động về tài chính.
Nhiệm vụ :
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vị sản xuất trong lĩnh vực được giao.
Quản lý và cung cấp trang thiết bị máy móc thi công.
Đề xuất các phương án, giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh trình
Giám đốc Công ty phê duyệt.
2.7. Phòng kinh doanh :
Chức năng:
Thực hiện và chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của phòng do Công
ty giao, tham mưu cho Giám đốc Công ty địng hướng chiến lược trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại đạt hiệu quả cao nhất nhằm phát triển Công ty
ngày càng lớn mạnh.
Nhiệm vụ
15
Đề xuất và lập các phương án kinh doanh thương mại, tính toán trên cơ
sở có lãi và bảo toàn được vốn cấp của Công ty. Thực hiện kinh doanh tìm
kiếm và mở rộng thị trường.
Khi đàm phán, ký kết các hợp đồng phải nghiên cứu chặt chẽ các câu
chữ và các điều khoản ràng buộc trong hợp đoòng. Trưởng phòng phải ký
ngay trước khi trình Giám đốc Công ty ký, kể cả các hợp đồng bằng ngôn
ngữ nước ngoài.
Các phương án kinh doanh trình Giám đốc Công ty phê duyệt phải đảm
bảo tính khả thi cao nhất.
2.8. Phòng tổng hợp
Chức năng:
Tham mưu cho giám đốc về vấn đề nhân lực, hoạt động hành chính
của công ty.
Nhiệm vụ :
Lập kế hoạch phân bổ lao động cho các đơn vị sản xuất.
Lập kế hoạch về nhân lực cho viêc tuyển dụng .
Thực hiện các chế độ nhà nước như: BHYT, thai sản, và các chính sách khác
III.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY
3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Bảng 1).
Tổng vốn pháp định : 5,386 tỷ đồng.
Tổng vốn huy động: 50 tỷ đồng.
Biểu đồ doanh thu và sản lượng của Công ty từ năm 1997 – 2001.
24
29 36
45
56.3
71.6
81.7 83.8
112 114
0
20
40
60
80
100
120
1997 1998 1999 2000 2001
Tæng doanh thu (tû
®ång VN)
Gi¸ trÞ tæng s¶n
lîng (tû ®ång VN)
16
Tóm tắt về tài sản của Công ty trong 3 năm gần đây trên cơ sở báo cáo
tài chính đã được kiểm toán (Bảng 2)
Các chỉ tiêu 1999 2000 2001
1. Doanh số 76.610.819.035 83.841.336.410 113.969.994.336
2. Tổng doanh thu 56.326.708.094 81.709.750.135 112.073.186.150
3. Tổng tài sản có 45.974.646.232 65.641.542.889 74.740.044.545
- Tài sản có lưu động 39.327.090.607 58.769.323.628 67.724.093.021
4. Tổng tài sản nợ 45.974.646.232 65.641.542.889 74.740.044.545
- Tài sản nợ lưu động 32.728.530.694 53.000.328.786 59.155.170.788
5. Lợi nhuận trước thuế 505.762.223 742.736.750 2.161.293.316
6. Lợi nhuận sau thuế 379.072.223 549.126.467 1.620.969.987
Qua bảng báo cáo tài chính kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong 3 năm qua đã chỉ ra rằng, hoạt động kinh doanh của công ty hiện này là
có hiệu quả, để hiểu rõ hơn em xin phân tích các chỉ tiêu sau:
+ Về doanh số hay nói cách khác đó là (giá trị tổng sản lượng).
Qua số liệu cho thấy rằng doanh số của công ty nằm sau đều lớn hơn
năm trước. Cụ thể năm 2000 tăng 10% so với năm 1999, năm 2001 tăng 36%
so với năm 2000. Có được kết quả này, là do công ty làm ăn ngày càng phát
triển, mở rộng quy mô trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, bên cạnh đó sự quản
lý linh hoạt của các cấp lãnh đạo, nên đã tạo được uy tín cao với các chủ đầu
tư, dẫn đến ngày càng có nhiều công trình lớn, nhỏ mà công ty đã ký được
trong các năm qua.
+ Về doanh thu.
Do doanh số tăng theo hàng năm nên doanh thu cũng tăng theo, nhưng
từ năm 1999 - 2000 tăng 45% cao hơn năm 2000 - 2001 là 37%. Nguyên
17
nhân trên là do doanh thu năm 1999 đạt 74% so với doanh số năm đó, còn
năm 2000 và 2001 đạt ~ 99%.
+ Về tài sản.
Qua số liệu trên ta thấy rằng, nguồn vốn lưu động là rất lớn so với vốn
cố định, nên đòi hỏi việc phân bổ cũng như huy động vốn phải thật có hiệu
quả, nguồn vốn lưu động dồi dào đảm bảo cho công ty sản xuất cũng như thi
công xây lắp các công trình là vô cùng thuận lợi, theo số liệu trên thì tài sản
của công ty tăng lên theo từng năm cho thấy là hoạt động kinh doanh của
công ty đang tiến triển tốt.
+ Về lợi nhuận.
Do hoạt động kinh doanh ngày càng tiến triển, nên công ty đã thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước đấy đủ, góp phần vào ngân sách quốc
gia.
Lợi nhuận ròng cũng tăng theo từng năm, từ năm 1999 - 2000 tăng
38%, đặc biệt năm 2001 tăng 3 lần so với năm 2000. Điều này đã đem lại
một nguồn lợi nhuận không nhỏ để công ty tái đầu tư và mở rộng quy mô của
mình.
Trong hoạt động tham gia đấu thầu, việc chứng tỏ khả năng về tài chính
của mình với các chủ đầu tư là một trong những chỉ tiêu quan trọng để công
ty có thể thắng thầu. Với kết quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên là
một thuận lợi lớn khi tham gia dự thầu, đặc biệt đối với một số công trình lớn
mang tầm cỡ quốc gia.
1 .Một số dự án đã và đang hoàn thành. (Phụ lục)
Bảng biểu trên là những công trình có giá trị lớn còn rất nhiều công trình
dân dụng có giá trị trên dưới 1 tỷ đồng. Công ty không những đảm bảo đủ
công việc cho toàn thể cán bộ công nhân viên, mà còn phải thuê thêm lao
động bên ngoài đã tạo ra thế cân bằng ổn định và phát triển sự nghiệp sản
18
xuất kinh doanh cũng như đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ công nhân
viên.
Do việc sắp xếp hợp lý đã phát huy được hiệu quả các đơn vị cấp dưới
khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là cán bộ có tay nghề cao.
Công ty đã lựa chọn được những cán bộ có năng lực có uy tín, có trình độ
chuyên môn thực sự để trực tiếp tham gia đấu thầu.
Thắng lợi trong sản xuất kinh doanh xây dựng nói chung và trong công
tác đấu thầu nói riêng còn được thể hiện ở công việc Công ty đã đảm bảo đời
sống và các quyền lợi kinh tế cho cán bộ công nhân viên (thu nhập bình quân
900.000 đồng/người/tháng) có tích luỹ và phát triển và thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
2.NGUỒN LỰC CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT (Phụ lục)
. Thống kê thiết bị hiện có của Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật.
TT Tên thiết bị
Nước
sảnxuất
Công
suất động
cơ
Thiết bị công
tác tấn, m3
Số
lượng
1. Máy ủi DT75 Liên Xô 130 VC 14 T 03
2. Máy ủi Nhật 155 CV 17,1 T 02
3. Máy xúc bánh lốp Nga 75 CV 0,4 02
4. Máy xúc bánh lốp Hàn Quốc 0,4-0,6m2 03
5. Máy xúc bánh xích Nhật 155 CV 12,6T 01
6. Máy xúc bánh xích Nhật 123 CV 14T 01
7. Máy san DZ31-1T Nga 100 CV 2,6m3 02
8. Máy san Mỹ 150 CV 1,0m3 01
9. Máy lu rung Đức 18T 01
10. Máy lu Nhật 110 CV 10T 02
11. Máy lu bánh thép Nga 110 CV 10 03
12. Máy lu Nhật 130 CV 12T 02
19
13. Máy trải nhựa Atsphan Nhật 02
14. Máy nhấn bấc Nhật 02
15. Máy khoan cọc nhồi Nhật 150 CV D=2m
H=60m
02
16. Máy khoan cọc nhồi Singgapo 145 CV D=2m
H=60m
01
17. Máy khoan cọc nhồi Nhật D=600mm,
H50
02
18. Máy xoay ống vách CN Đức 02
19. Búa đóng cọc Diedel T.Quốc 5T 03
20. Búa đóng cọc Diedel Nhật 4,5T 0,2
21. Xe bơm bê tông Đức 160CV Q=90m3/h
P=71kg/cm2
03
22. Ôtô vận chuyển bê tông Nhật 180 CV 6m3 03
23. Máy trộn bê tông Nga 2,8 Kw 250 lít 05
24. Máy trộn bê tông Nhật 4,5 Kw 300 lít 08
25. Máy trộn bê tông Nhật 4,5 Kw 500 lít 03
26. Máy trộn bê tông T.Quốc 200 lít 12
27. Cần cẩu bánh lốp Nhật 240 CV 10T 01
28. Cần cẩu bánh lốp Nga 150 CV 6,5 T 03
29. Cần cẩu thiếu nhi Nhật 250 kg 05
30. Cần cẩu thiếu nhi Việt Nam 200 kg 10
31. Máy vận thăng Việt Nam 500 kg 08
32. Thiết bị thả rồng Việt Nam 20 con/ca 02
33. Phao thép làm kê Việt Nam 20T 30
34. Máy trải vải lọc Nhật 02
35. Ôtô vận tải MAZ Nga 180 CV 9T 02
36. Ôtô vận tải thùng H.Quốc 180 CV 8T 02
20
37. Ôtô vận tải thùng H.Quốc 115 CV 4,5 T 04
38. Ôtô vận tải IFA Đức 115 CV 5T 06
39. Các loại máy khác
40. Máy phát điện Nhật 133 CV 100 KVA 01
41. Máy phát điện Nga 60-75 KVA 04
42. Máy hàn Nga 15-24
Kw
280-500A 25
43. Máy hàn Nga 45 CV A/c 300 A 03
44. Máy gia công gỗ Nga-Đức 08
45. Máy bơm nước ngầm TQ- Nhật 05
46. Thiết bị trượt ống khói 02
47. Máy phun sơn Nga 06
48. Máy cắt uốn thép Nga – Nhật D đến 32mm 06
49. Bơm cao áp 10
50. Cốp pha thép m2 5.000
51. Giáo thép m2 6.000
52. Máy đầm cầm tay. 40
Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù chu kỳ sản xuất
thường kéo dài, khối lượng công việc lớn, đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại
công nghệ khác nhau. Vì vậy để tham gia vào thi công xây lắp ,Công ty phải
có nhiều trang thiết bị về máy móc, xe vận chuyển khác nhau . Số thiết bị này
đóng vai trò là công cụ lao động chính, chiếm tỉ trọng chủ yếu trong vốn cố
định của Công ty. Để xây dựng một công trình, Công ty phải huy động một số
lực lượng máy móc thiết thị đủ lớn gấp đôi với công việc cần thực hiện. Do
năng lực về thiết bị xe, máy thi công của Công ty là tương đối nhiều nên khi
thi công Công ty thường sử dụng số thiết bị sẵn có của mình, do đó đã tạo
nhiều ưu thế khi tranh thầu các công trình lớn.
21
Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực tế, mặc dù trang thiết bị máy móc của công
ty là tương đối nhiều, nhưng hiệu suất sử dụng trang thiết bị máy móc này là
chưa cao. Cụ thể năm 2001, hiệu suất sử dụng chỉ đạt được 70% trong tổng số
trang thiết bị máy móc của công ty có hiện nay.
Nguyên nhân trên là do có những công trình mà Công ty thi công xa
trụ sở của mình, quá trình vận chuyển trang thiết bị gặp nhiều khó khăn, hoặc
giá thành vận chuyển trang thiết bị máy móc cao hơn mức thuế tại đó. Bên
cạnh đó, một số thiết bị máy móc đã lạc hậu (do nhập từ những năm 1960)
không đảm bảo về mặt chất lượng công trình, nên đã không được sử dụng khi
thi công các công trình lớn, đỏi hỏi chất lượng cao, đó là nguyên nhân dẫn
đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị máy móc là chưa cao.
Để khắc phục điều này, ban lãnh đạo công ty đã có kế hoạch sau:
+ Cho thuê trang thiết bị máy móc khi công ty không sử dụng.
+ Bán thanh lý số máy móc không đạt yêu cầu để đầu tư cho trang thiết
bị mới, phù hợp với thực tế hiện nay.
3.Nguồn lực lao động (Bảng 5)
Trình độ chuyên môn Số
lượng
Trình độ chuyên môn Số
lượng
1. Trình độ Đại học 149 3. Tốt nghiệp PTTH 17
- Kỹ sư xây dựng 46 4. Lái xe 12
- Kiến trúc sư 6 5. Công nhân 95
- Kỹ sư thuỷ lợi 26 - Công nhân cơ khí 57
- Kỹ sư cơ khí 12 + Bậc 1 13
- Kỹ sư địa chất 7 + Bậc 2 10
- Kỹ sư giao thông 3 + Bậc 3 2
- Cử nhân kinh tế 43 + Bậc 4 2
- Cử nhân luật 3 + Bậc 5 3
22
- Cử nhân ngoại ngữ 2 + Bậc 6 11
- Cử nhân khoa học 1 + Bậc 7 16
2. Trình độ trung cấp 51 - Công nhân xây dựng 38
- Trung cấp kinh tế 19 + Bậc 1 12
- Trung cấp cơ khí 7 + Bậc 2 5
- Trung cấp nông nghiệp 5 + Bậc 3 2
- Trung cấp xây dựng 18 + Bậc 4 4
- Trung cấp tin học 2 + Bậc 5 15
6. Tổng số CBCNV trong Công ty đến 31/12/01 là 324 (người)
Trong công tác đấu thầu, lao động một trong những nhân tố quan trong
nhất quyết định đến việc, Công ty có thắng thầu được hay không , Công ty
phải có một đội ngũ cán bộ công nhân có năng lực, có trình độ chuyên môn,
tay nghề cao thì công ty mới có hoạt động có hiệu quả.
Cơ cấu lao động theo bảng cho ta thấy công ty có một đội ngũ cán bộ
KT-KT có trình độ cao, đồng thời công ty còn tận dụng được đông đảo lực
lượng nghĩa vụ của các đơn vị thành viên trong Công ty. Đây là ưu thế hơn
hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, giúp cho Công ty thắng thầu không ít
những công trình có vốn đầu tư lớn và thu được lợi nhuận cao.
Qua bảng trên cho thấy rằng số lượng nhân viên có bằng đại học là
tương đối cao chiếm 46% trong tổng số nhân viên của công ty. Có được kết
quả này là do việc tuyển dụng vào biên chế của công ty là tương đối chặt chẽ,
đòi hỏi mỗi thành viên khi vào làm tại công ty phải có kiến thức chuyên môn
tương đối vững chắc. Chính vì có đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ như
trên đã đưa công ty ngày càng phát triển, có vị thế vững chắc trên thị trường.
Độ tuổi trung bình những năm trước (1996 - 1998) là 35 tuổi. Nhưng
theo số liệu thống kê hiện nay là 28 tuổi, cho thấy rằng đội ngũ cán bộ công
23
nhân viên ngày càng trẻ hoá, đây là một bước tiến mang tính chiến lược của
công ty trong quá trình phát triển lâu dài.
24
CHƯƠNG II
I.MỘT NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT.
1.Đánh giá chung về công tác đấu thầu tại công ty.
1.1Những thành công trong công tác đấu thầu của công ty.
+Trong công tác đấu thầu các công trình xây lắp, Công ty đã ngày càng
có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, nhiều công trình thắng thầu có
giá trị như: Công trình đường mòn Hồ Chí Minh, đường Hiền Hào - Áng
Sỏi(vườn quốc gia Cát Bà).. đã có nhiều chuyển biến tốt về mặt quản lý,
chiếm lĩnh được thị trường, thế hiện định hướng sản xuất kinh doanh của
công ty là đúng đắn, và đặc biệt nhiều công trình có chất lượng cao, được cấp
huy chương vàng, được tặng cờ đơn vị chất lượng cao.
Việc chỉ đạo thi công dứt điểm theo tiến độ ,đảm bảo các chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật, kết hợp và phát huy các năng lực hiện có của công ty một cách
nhịp nhàng, hiệu quả. Nội bộ đoàn kết nhất trí chung lòng xây dựng đơn vị
vững mạnh an toàn về chính trị, ổn định về tổ chức , mạnh về năng lực, giữ uy
tín và vị thế của mình trên thị trường.
Về công tác cán bộ, công ty đã có một tổ chức cán bộ được trẻ hoá, có
kiến thức tổng quát, có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm sử lý các
tình huống phức tạp về kỹ thuật khi tham gia đấu thầu các công trình lớn.
Tóm lại:
Với sự cố gắng về tổ chức - quản lý các cấp lãnh đạo cũng như sự tận
tuỵ của các thành viên trong Công ty, kết hợp linh hoạt giữa kỹ năng quản lý
với năng lực hiện có của mình Công ty đã giành rất nhiều thắng lợi trong
công tác đấu thầu. Sự thắng thầu đã đem lại công ăn việc làm đều đặn cho cán
bộ công nhân viên, khiến cho đời sống tư tưởng tình cảm của họ được nâng
25
lên rõ rệt, tạo uy tín cho Công ty và ngày càng xác định được chỗ đứng vững
mạnh trên thị trường.
1.2.Những tồn tại trong công tác đấu thầu tại Công ty.
Qua quá trình thực tập tại Công ty cũng như những công trình Công ty
tham gia đấu thầu không giành thắng lơị đã chỉ ra rằng bên cạnh những thành
tựu mà công ty đạt được còn có những mặt hạn chế trong công tác đấu thầu
mà công ty cần phải khắc phục như sau:
1.2.1.Công tác chỉ đạo quản lý
Mặc dù công ty vẫn chọn được những cán bộ giỏi về trình độ có năng
lực công tác đấu thầu nhưng số cán bộ có đủ tiêu chuẩn ở các phòng ban, đôi
lúc không đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng thời hạn.
Công tác quản lý kỹ thuật trong xây dựng còn chưa tốt do đó chưa nâng
cao được chất lượng công trình.
1.2.2 .Giá bỏ thầu chưa linh hoạt.
Công tác Marketing trong Công ty còn yếu kém, chưa cập nhật thường
xuyên những thông tin về thị trường như thông tin về giá cả, vật tư công trình
, thông tin về chủ công trình và các đối thủ cạnh tranh điều này dẫn đến giá
bỏ thầu của công ty chưa linh hoạt, như giá bỏ thầu công trình ( thái
bình..)còn cao hơn giá dự kiến của chủ công trình.
1.2.3 .Về mặt tài chính
Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong những năm qua do tình hình
chung của thị trường, ngáng xây dựng phải cạnh tranh với nhà thầu nước
ngoài và nhà thầu liên doanh, Công ty đã phải giảm giá thầu xuống thấp để
có được kết quả trúng thầu. Dẫn đến công ty phải vay nợ nhiều, lợi nhuận của
công ty giảm do phải trả lãi cho ngân hàng, gây ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh, thêm vào đó là việc đầu tư tiền ra để xây dựng các công trình quá
26
nhiều, mà tiến trình thu lại các công trình lại chậm chạp làm hạn chế về vốn
lưu động của Công ty, gây ảnh hưởng đến hoạt động tham gia dự thầu.
II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SƠ BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐẤUTHẦU TẠI CÔNG TY
1.Qua những mặt còn tồn tại trên của công ty em xin đưa ra một số
kiến nghị sau:
*Trong thời gian thực tập tại Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật, với kiến
thức nhận biết trên cơ sở lý thuyết trong trường, em có sự đánh giá về các
mặt tồn tại của công ty,. Qua đó để góp phần hoàn thiện cho công tác đấu thầu
với thực tiễn ở Công ty. Em xin đưa ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn và nâng cao hiệu quả đấu thầu của công ty trong giai đoạn hiện nay:
1.1. Chủ động tìm mọi biện pháp để giảm giá dự thầu để tăng khả năng
cạnh tranh trong dự thầu.
Như chúng ta đã biết khi đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu thì nhà
đầu tư thường xem xét các hồ sơ theo 4 tiêu chuẩn chủ yếu sau:
Về kỹ thuật - chất lượng
Về kinh nghiệm của nhà thầu
Về tài chính và giá cả
Về tiến độ thi công
Một số công trình Công ty đưa ra mức dự thầu chưa linh hoạt nên vẫn
có những công trình giá bỏ thầu còn cao hơn so với chủ đầu tư và các đối thủ
cạnh tranh. Vì vậy đòi hỏi Công ty phải xây dựng được mức giá cao cho phù
hợp với từng công trình, từng đối thủ cạnh tranh và từng chủ đầu tư. Tận dụng
được các ưu thế của mình để đưa ra giá dự thầu thấp hơn. Như vậy vấn đề cần
đặt ra Công ty phải hình thành được phương án bỏ giá thích hợp.
1.2.Về mặt tài chính
27
Biện pháp nâng cao khả năng tài chính của công ty để thắng thầu là
yếu tố khá quan trọng, giải quyết vấn đề tạo vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh
doanh và tăng cơ hội chúng thầu cần tận dụng biệt thế các cơ hội tăng vốn
kinh doanh như sau:
Thu hồi vốn của các chủ đầu tư bằng các biện pháp thi công dứt điểm,
đối chiếu thanh toán kịp thời ,hoàn thành các tiến độ thi công, nhằm tăng
vòng quay của vốn và không để nợ quá hạn thông qua biện pháp kiên quyết
và mềm dẻo.
Xây dựng mối quan hệ bền vững tốt đẹp với các tổ chức tín dụng để
tranh thủ sự giúp đỡ vốn xây dựng và thực hiện cơ chế vay nội bộ để tăng
cường vốn sản xuất kinh doanh. Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ các Tổng
công ty xây dựng Hà nội trong việc vay vốn nâng cao hiệu quả tài chính.
Như vậy khi nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng, Công ty có thể
tham gia các dự án đấu thầu lớn có thể ứng trước vốn thi công (ghi trong hồ
sơ dự thầu).
Nếu Công ty trúng thầu từ đó tăng vòng quay của vốn tăng thu nhập
tằng khả năng tài chính. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng xét thầu.
1.3.Về công tác chỉ đạo sản xuất .
Mặc dù đội ngũ cán bộ cuả Công ty đã được trẻ hoá, trình độ cao về
chuyên môn nhưng số lượng này trong Công ty còn hạn chế, chưa đồng bộ,
Công ty cần nâng cao trình độ cho cán bộ ở mức chuyên sâu về nhiều hình
thức như ngoại ngữ, pháp luật vì trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế như hiện
nay cũng như những năm tới đây, khi xoá bỏ hàng rào thuế quan hội với các
nước khối ASEAN thì kiến thức đó là hết sức cần thiết. Để đạt được mục tiêu
này công ty cần xem xét các vấn đề sau:
28
+Gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. Mục đích là đưa cán bộ sang các
nước tiên tiến để họ có thể học hỏi kinh nghiệm, thu thập thông tin, máy móc
thiết bị.
+Đào tạo trong nước - Công ty có thể khuyến khích cán bộ cuả mình đi
học thêm các bằng đại học.
Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho công ty.
1. Một số dự án đã và đang hoàn thành trong 5 năm.
Bảng biểu trên là những công trình có giá trị lớn, còn rất nhiều công
trình dân dụng có giá trị trên dưới 1 tỷ đồng. Công ty không những đảm bảo
đầy đủ công việc cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty mà còn phải
thuê thêm lao động bên ngoài, đã tạo ra sự ổn định, phát triển sản xuất kinh
doanh cũng như đảm bảo nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Thắng lợi trong sản xuất kinh doanh xây dựng nói cung và trong
công tác đấu thầu nói riêng, đã đảm bảo quyền lợi kinh tế cho các cán bộ công
nhân viên (thu nhập bình quân 900.000đ/người/tháng) có tích luỹ để công ty
phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà
nước.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, thời gian hình thành và phát
triển tuy ngắn, những công ty đã hộ tụ đầy đủ các điều kiện về năng lực, kinh
nghiệm, quản lý để thi công các công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia như
công trình đường mòn Hồ Chí Minh, đã tạo nên uy tín và chỗ đứng vững
chắc để có thể tham gia đầu thầu trong nước và ngoài nước.
Quy trình tham gia đấu thầu công trình, xưởng đấu trộn chè Kim Anh -
Hà Nội.
Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật là một trong những công ty hàng đầu
của ngành xây dựng ở nước ta. Vì vậy hoạt động chủ yếu của công ty trong
ngành nghề kinh doanh của mình là tìm kiến các công trình xây dựng trên cả
nước. Để giành được các công trình xây dựng về phần mình, công trình phải
29
tham gia vào hoạt động đấu thầu bằng cách riêng của mình, để có được các
hợp đồng xây dựng, thực hiện mục tiêu của mình. Trong công tác đấu thầu
của công ty thường bao gồm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Qúa trình thu thập thông tin và lựa chọn công trình
để tham gia đấu thầu.
Giai đoạn 2: Quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Giai đoạn 3: Quá trình nộp hồ sơ dự thầu và tiến hành đấu thầu
Giai đoạn 4: Quá trình thực hiện thi công hợp đồng.
1, Quá trình thu thập thông tin và lựa chọn công trình để tham gia đấu
thầu.
Sau khi nhận được hồ sơ mời thầu do bên A cung cấp thì công ty sẽ
tiến hành kiểm tra xem xét các yêu cầu cụ thể trong hồ sơ mời thầu và các
mặt của công ty mời thầu.
Các yêu cầu cụ thể do bên A đề ra gồm:
- Quản lý tiến độ.
- Tài chính, kỹ thuật
- Pháp lý và các yêu cầu khác.
Công ty sẽ phải chứng minh cho bên A biết công ty có đầy đủ khả năng
dể đáp ứng các yêu cầu đó thông qua hồ sơ dự thầu.
Sau khi xét thấy công trình trên, "xưởng đấu trộn chè Kim Anh - Hà
Nội" là phù hợp với năng lực của công ty, có khả năng thi công và đáp ứng tốt
các yêu cầu của chủ đầu tư, xem xét về trang thiết bị thi công, tình hình cạnh
tranh giữa các đối thủ, đơn giá tại địa phương, khối lượng công việc, điều
kiện thi công, đặc biệt công ty đã cho cán bộ khảo sát thực tế, về vị trí địa lý,
địa hình, thuỷ văn….và thấy rằng dự án trên là phù hợp với khả năng của
công ty thì công ty chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
2. Quá trình chuẩn bị và lập hốơ dự thầu.
30
* ở giai đoạn này công ty đã lập ra một nhóm cán bộ, thực hiện công
tác Marketing nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc lập hồ sơ dự
thầu như:
- Tiếp cận chủ đầu tư, hội đồng xét thầu để nắm các thông tin cần thiết
về công trình đấu thầu.
- Tìm hiểu chiến lược cạnh tranh của các nhà thầu (dựa vào giá hay dựa
vào sức mạnh công nghệ kỹ thuật). Mục tiêu là nắm bắt được ý đồ thông tin
của chủ đầu tư và các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó đặt ra các biện pháp thích
hợp để tăng khả năng thắng thầu.
2.1. Phòng kinh tế - kế hoạch - kỹ thuật lập dự toán gồm:
* Cử cán bộ kỹ thuật tuỳ theo chuyên ngành tiến hành bóc tách các
khối lượng thi công.
* Gửi khối lượng và chủng loại vật tư phục vụ thi công dự án xuống
phòng kinh doanh và áp giá, lập phương án thuê mua nếu như khả năng công
ty không có.
*Lập các biện pháp thi công, tổng hợp dự toán và đưa ra giá thành.
* Phối hợp với phòng tổng hợp lập sơ đồ tổ chức thi công và sơ đồ tổ
chức điều hành dự án, thống kê nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện công
trình.
* Phối hợp với phòng quản lý sản xuất lập sơ đồ để tiến độ cung cấp
trang thiết bị kỹ thuật cho dự án.
2.2. Chuẩn bị các hồ sơ tài liệu khác.
* Phòng tổng hợp sao lập hồ sơ đầy đủ của công ty bao gồm:
- Giấy phép KĐKD
- Giấy phép thành lập doanh nghiệp
- Chứng chỉ hành nghề, catalogive giới thiệu về công ty.
- Chứng chỉ về thành tích hoạt động kinh doanh.
* Phòng kinh tế - kế hoạch - kỹ thuật.
31
Lập danh sách các công trình đã thi công có tính chất tương tự như
công trình tham gia dự thầu.
* Phòng kế toán - tài vụ
Chuẩn bị hồ sơ báo cao tài chính 3 năm trở lại đây và tiến hành nộp
bảo lãnh tại ngân hàng.
2.3. Xây dựng giá dự thầu.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên thì phòng kinh tế - kế hoạch - kỹ
thuật tiến hành xây dựng dụ thầu như sau:
- Dựa vào bản tiền lương trong hồ sơ mời thầu phòng phối hợp với các
phòng ban khác sẽ xác định số lượng các loại công tác xây lắp và khối lượng
tương ứng của từng loại công tác xây lắp cần thiết cho công viẹc thi công
công trình.
Công ty đã xây dựng giá bỏ thầu như sau:
Đơn giá (ĐG)
* Chi phí trực tiếp (Ti) gồm 3 loại chi phí:
- Chi phí nhân công (NCi)
- Chi phí vật liệu (VLi)
- Chi phí máy thi công (Mi)
Ti = NCi + VLi + Mi
* Chi phí chung (Ci)
* Lập dự kiến của công ty (Li)
* Thuế VAT
Vậy ĐG = Ti + Ci + Li +VAT
Ghi chú:
Mức chi phí vật liệu, nhân công, máy móc thi công được tính theo
(định mức dự toán xây dựng cơ bản) do Bộ xây dựng thống nhất ban hành.
Chi phí chung: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình và kinh
nghiệm trình độ quản lý của công ty.
Thuế: Căn cứ vào quy định của Nhà nước vào thời điểm đặt giá.
32
Khi dự thầu để đảm bảo khả năng cạnh tranh thì trước hết giá dự thầu
phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư. Do vậy việc xây dựng giá dự
thầu là hết sức quan trọng, chỉ tiêu này sẽ quyết định việc công ty có dánh
được thắng lợi hay không, cho nên đòi hỏi công ty phải có đội ngũ quản lý
giỏi, linh hoạt với tình hình thực tế để đảm bảo thành công cho công ty khi
tham gia dự thầu các công trình.
2.4. Quá trình nộp hồ sơ dự thầu và tiến hành đấu thầu.
Sau khi lập xong hồ sơ dự thầu ở phần trên, hồ sơ sẽ được sao ra để lưu
lại tại công ty và đóng gói hồ sơ để gửi tới Hội đồng xét thầu theo thời hạn đã
quy định trong hồ sơ mời thầu. Vì vậy hồ sơ phải hợp lệ về mặt thời gian. Hồ
sơ dự thầu được gửi trực tiếp do cán bộ phòng kế hoạch mang đi nộp và có
kèm theo bảo lãnh dự thầu.
- Tiến hành đấu thầu
Đến thời điểm mà bên mời thầu công bố mở thầu trong hồ sơ mời thầu
(thường trong vòng 24 giờ kể tù thời điểm kết thúc nhận hồ sơ dự thầu) Hội
đồng xét thầu tổ chức mời đại diện của công ty ( thường là người nộp hồ sơ
dự thầu cùng các đơn vị tham gia đấu thầu khác có mặt để dự thầu, làm rõ
một số thắc mắc của Hội đồng xét thầu. Hội đồng xét thầu sau khi xem xét
mọi cách kỹ lượng các tiêu chuẩn đưa ra trong hồ sơ mời thầu như giá cả, kỹ
thuật, tư cách pháp nhân…..và nhất trí ra quyết định.
Đấu thầu xây lắp công trình
Nhà điều hành công ty may Đức Giang
Kết quả mở thầu ngày 25/11/2001
Tên đơn vị tham gia Giá bỏ thầu
(tỷ đồng)
Giảm giá
(triệu đồng)
Tiến độ
(ngày)
Ghi
chú
1. Công ty TEMATCO 5,21 4,67 70 A
2. Công ty XD số 1 5,88 5,61 78 B
3. Công ty cơ giới lắp máy - BXD 5,85 5,85 67 C
4. Công ty XDCB nhẹ - Hà Nội 5,9 4,87 72 D
33
Trong công trình này chủ đầu tư yêu cầu nếu giá bỏ thầu lớn hơn 5,5 tỷ
đồng thì không lọt vào vòng thi kỹ thuật. Công ty XD số 1 và Công ty cơ giới
lắp máy thuộc Bộ xây dựng bị loại do không thoả mãn yêu cầu về giá bỏ thầu
Đặc điểm của chủ đầu tư công trình này là một doanh nghiệp nên đòi
hỏi kỹ thuật không quá khắt khe mà họ lại tập trung vào hai yếu tố tài chính
và thời gian thi công.
Tổng điểm chủ đầu tư đưa ra là 100
+ Điểm kỹ thuật chất lượng: 35
+ Điểm kinh nghiệm quá khứ : 10
+ Điểm tiến độ thi công: 20
+ Điểm tài chính giá cả: 35
Bảng đánh giá tổng hợp các nhà thầu
STT Các tiêu chuẩn đánh giá A D ĐIúm
tối đa
I Kỹ thuật chất lượng 33 30 35
1 Sơ đồ tổ chức công trường 7 7 7
2 Biện pháp thi công 10 7 10
3 Bố trí nhân lực thi công 6 6 7
4 Biện pháp an toàn lao động 4 4 4
5 Máy móc thi công 6 6 7
II Kinh nghiệm quá khứ 8 10 10
III Tiến độ thi công 20 17 20
IV Tài chính giá cả 34 33 35
1 Tài chính 9 10 10
2 Giá dự thầu 25 23 25
Tổng điểm 95 90 100
Kết quả trúng thầu là Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật.Nguyên nhân trúng thầu
là do công ty đã dành điểm cao trong các tiêu chí quan trọng như:
- Biện pháp tổ chức thi công và giải pháp kỹ thuật
- Tiến độ thi công
- Giá dự thầu
34
Công trình được thực hiện trên địa bàn Hà Nội là một lợi thế vô cùng to
lớn đối với công ty, nhờ đó mà việc tìm hiều khu vực thi công, các thông tin
về thị trường nguyên vật liệu, nhân công... đạt được độ chính xác cao. Những
chi phí vận chuyển máy móc thiết bị, chi phí đi lại ăn ở của công nhân thấp
hơn đối thủ. Tất cả các nhân tố trên góp phần làm cho giá dự thầu của công ty
thấp hơn các đối thủ và từ đó trúng thầu.
2.5. Ký kết hợp đồng và thực hiện thi công
+ Sau kết quả mở thầu, công ty đã nhận được thông báo trúng thầu và
giấy mới thương thảo hợp đồng của bên mời thầu. Phòng kinh tế - kế hoạch -
kỹ thuật rút ra một vài cán bộ đến để thương thảo hợp đồng và xây dựng nên
một hợp đoòng giao nhận thầu thi công xây lắp với nội dung của hợp đồng,
phản ánh đúng cam kết trong quá trình đấu thầu. Nội dung của hợp đồng ký
kết phải phù hhợp với hồ sơ dự thầu. Nếu có thay đổi, phải điều chỉnh gì so
với hồ sơ mời thầu thì công ty phải trình lên người có quyền quyết định đấu
thầu. Vì theo nguyên tắc không được sửa chữa những yếu tố cơ bản làm ảnh
hưởng đến nội dung của hồ sơ dự thầu và kết quả đấu thầu.
Trước khi ký kết hợp đồng công ty đã gửi bảo lãnh thực hiện hợp đồng
cho bên mời thầu. Sau khi toàn bộ thủ tục và nội dung đã được thống nhất thì
hợp đồng được ký kết giữa công ty và chủ đầu tư để thực hiện thi công công
trình.
+ Thực hiện thi công
Sau khi thắng thầu và ký kết hợp đồng, công ty thực hiện thi công theo
đúng như trong hồ sơ dự thầu. Có nhiều trường hợp ngẫu nhiên xảy ra không
tránh khỏi những sai sót làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công hay chất lượng
công trình. Tuy nhiên công ty luôn có những biện pháp giải quyết nhanh gọn
mà không làm giảm uy tín của mình với khách hàng. Đây là phần nào nói lên
được thế mạnh của công ty.
3. Quá trình tham gia đấu thầu công trình xây lắp bảo tàng Thái Bình
của công ty.
35
Mặc dù trong những năm qua công ty giành thắng lợi trong hoạt động
đấu thầu không ít, có rất nhiều công trình lớn, công ty thi công đạt chất lượng
cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số công trình công ty đưa ra mức giá bỏ thầu quá
cao, điển hình là công trình xây lắp bảo tàng Thái Bình mà em sẽ phân tích
sau. Việc thi công công trình này đòi hỏi những tiêu chuẩn, chất lượng kỹ
thuật cao, thời gian, tiến độ thi công nhanh và đặc biệt chủ đầu tư rất tập trung
vào mức giá. Công trình này công ty đã thua thầu, cho thấy công ty vẫn còn
một số mặt hạn chế trong hoạt động tham gia đấu thầu, đặc biệt về khâu xây
dựng giá bỏ thầu, qua bảng tổng hợp kết quả đấu thầu sau:
36
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SƠ BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐẤUTHẦU TẠI CÔNG TY
1.Qua những mặt còn tồn tại trên của công ty em xin đưa ra một số
kiến nghị sau:
*Trong thời gian thực tập tại Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật, với khả
năng kiến thức nhận biết trên cơ sở lý thuyết trong trường, em có sự đánh
giá về các mặt tồn tại của công ty,. Qua đó để góp phần hoàn thiện cho công
tác đấu thầu với thực tiễn ở Công ty. Em xin đưa ra một vài giải pháp nhằm
hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả đấu thầu của công ty trong giai đoạn
hiện nay:
1.1. Chủ động tìm mọi biện pháp để giảm giá dự thầu để tăng khả năng
cạnh tranh trong dự thầu.
Như chúng ta đã biết khi đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu thì nhà
đầu tư thường xem xét các hồ sơ theo 4 tiêu chuẩn chủ yếu sau:
Về kỹ thuật - chất lượng
Về kinh nghiệm của nhà thầu
Về tài chính và giá cả
Về tiến độ thi công
Một số công trình Công ty đưa ra mức dự thầu chưa linh hoạt nên vẫn
có những công trình giá bỏ thầu còn cao hơn so với chủ đầu tư và các đối thủ
cạnh tranh. Vì vậy đòi hỏi Công ty phải xây dựng được mức giá cao cho phù
hợp với từng công trình, từng đối thủ cạnh tranh và từng chủ đầu tư. Tận dụng
được các ưu thế của mình để đưa ra giá dự thầu thấp hơn. Như vậy vấn đề cần
đặt ra Công ty phải hình thành được phương án bỏ giá thích hợp.
37
1.2.Về mặt tài chính
Biện pháp nâng cao khả năng tài chính của công ty để thắng thầu là
yếu tố khá quan trọng, giải quyết vấn đề tạo vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh
doanh và tăng cơ hội chúng thầu cần tận dụng biệt thế các cơ hội tăng vốn
kinh doanh như sau:
Thu hồi vốn của các chủ đầu tư bằng các biện pháp thi công nhất điểm,
đối chiếu thanh toán kịp thời khi đối tượng hoàn thành các tiến độ thi côn,
nhằm tăng vòng quay của vốn và không để nợ quá hạn thông qua biện pháp
cứng rắn và mềm rẻo.
Xây dựng mối quan hệ bền vững tốt đẹp với các tổ chức tín dụng để
tranh thủ sự giúp đỡ vốn xây dựng và thực hiện cơ chế vay nội bộ để tăng
cường vốn sản xuất kinh doanh. Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ các tổng
công ty xây dựng hà nội trong việc vay vốn nâng cao hiệu quả tài chính.
Như vậy khi nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng, Công ty có thể
tham gia các dự án đấu thầu lớn có thể hứng trước vốn thi công (ghi trong hồ
sơ dự thầu)
Nếu Công ty trúng thầu từ đó tăng vòng quay của vốn tăng thu nhập
tằng khả năng tài chính. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng xét thầu.
1.3.Về công tác chỉ đạo sản xuất .
Mặc dù đội ngũ cán bộ cuả Công ty đã được trẻ hoá, trình độ cao về
chuyên môn nhưng số lượng này trong Công ty còn hạn chế, chưa đồng bộ,
Công ty cần nâng cao trình độ cho cán bộ ở mức chuyên sâu về nhiêu fhình
thức như ngoại ngữ, pháp luật vì trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế như hiện
nay cũng như những năm tới đây khi soá bỏ hàng rào thuế quan hội với các
nước khối ASEAN thì kiến thức đó là hết sức cần thiết. Để đạt được mục tiêu
này công ty cần xem xét các vấn đề sau:
38
+Gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. Mục đích là đưa cán bộ sang các
nước tiên tiến để họ có thể học hỏi kinh nghiệm, thu thập thông tin, máy móc
thiết bị.
+Đào tạo trong nước - Công ty có thể khuyến khích cán bộ cuả mình đi
học thêm các bằng đại học.
Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho công ty.
Kết quả mở thầu công trình xây lắp bảo tàng Thái Bình
Đơn vị dự thầu
Giá bỏ thầu
(triệu
đồng)
Giảm gía
(triệu
đồng)
Tiến
độ
(ngày)
Ghi chú
Tên công
ty)
1. Công ty TEMATCO 7.630 7.430 235 A
2. CT xây lắp 1 7.313 6.652 230 B
3. CTXD miền Trung 7.694 7.345 260 C
4. CT 319 - BQP 7.890 7.410 240 D
5. CTXD 492 7.751 7.082 260 E
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SƠ BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤUTHẦU TẠI CÔNG TY.pdf