Thông qua việc tìm hiểu các qui định của pháp luật, xem xét thực tiễn vận dụng
các qui định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do
xâm phạm sức khỏe, tính mạng, đề tài đã chỉ ra được những khó khăn, bất cập xung quanh
các qui định của pháp luật cũng như việc hiểu và vận dụng vào thực tiễn giải quyết tranh
chấp về bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khoẻ, tính
mạng nói riêng.
Những giải pháp trong việc hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp khác nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính m ạng mà đề tài đưa ra mặc dù có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng cũng là
những giải pháp thiết thực, nên áp dụng.
71 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6618 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiệt hại là con
trong một gia đình đông anh em….
Về mức bồi thường cần phải căn cứ vào quan hệ của người bị thiệt hại với người
thân thích, ruột thịt của người bị thiệt hại và vị trí của người thiệt hại trong cuộc sống tinh
thần của những người thân thích, ruột thịt của người bị thiệt hại, theo tinh thần của điều
luật thì bồi thường tổn thất về tinh thần phải được quyết định một lần và ấn định một mức
cụ thể trong bản án. Điều cần thiết là nên có một văn bản quy phạm pháp luật quy định
mức tối thiểu đối với khoản tiền tổn thất về tinh thần là phù hợp với thực tế.
Chương 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO XÂM PHẠM SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG
3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHỎE VÀ TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
3.1.1. Thực trạng giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại do sức khỏe và
tính mạng bị xâm phạm
Bộ luật dân sự năm 1995 với các qui định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng đã tạo cơ sở pháp lý cho các cấp Tòa án giải quyết các tranh chấp liên
quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính mạng nói chung. Qua một thời gian áp dụng vào thực tiễn, mặc dù đã có
hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 nhưng Bộ luật dân
sự 1995 còn bộc lộ một số khiếm khuyết nhất định. Đây chính là lý do để Bộ luật dân sự
2005 ra đời với những sửa đổi, bổ sung cho sát với tình hình thực tiễn. Tuy vậy, kể từ khi
có Bộ luật dân sự 1995 cho đến trước khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời thì các tranh chấp về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được giải quyết triệt để. Theo số liệu của ngành
Tòa án, các vụ xâm phạm về tính mạng và sức khỏe mà ngành Tòa án thụ lý và giải quyết
trong các năm, diễn biễn như sau:
- Năm 2002: 1.964 vụ
- Năm 2003: 4.427 vụ
- Năm 2004: 3.470 vụ
- Năm 2005: 2.915 vụ
Qua số liệu trên cho thấy:
Thứ nhất, các vụ án xâm phạm về sức khỏe và tính mạng hàng năm chiếm số
lượng khá cao.
Thứ hai, có thể nói rằng,các cán bộ Tòa án đã vận dụng các quy định của Bộ luật
dân sự để giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, góp phần to lớn
khắc phục những tổn thất mà người bị hại phải gánh chịu, giúp họ dần dần ổn định cuộc
sống, duy trì hoạt động bình thường sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự cũng mới chỉ quy định những vấn đề chung nhất, cụ thể
chi tiết như thế nào thì mỗi Thẩm phán lại hiểu và áp dụng khác nhau, cách giải quyết
thiếu nhất quán, chưa có sự thống nhất, có nhiều trường hợp cùng một loại yêu cầu đòi bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng mỗi Thẩm phán lại giải quyết một cách, vì vậy dẫn
đến mức bồi thường khác nhau, do đó quyền, lợi ích của các chủ thể không được đảm bảo,
nhiều trường hợp người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại cũng không
thỏa đáng theo sự phán quyết của Tòa án. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể tại những
phần tiếp theo khi xem xét thực trạng xét xử về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm sức khỏe, tính mạng ở những vụ án cụ thể.
3.1.2. Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu cầu bồi
thường thiệt hại về vật chất
Như đã phân tích chương 2, bồi thường thiệt hại về vật chất là khoản bồi thường
có thể "lượng hóa" được, mặc dù ở mức độ tương đối. Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật
dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về tài
sản, chi phí hợp lý cho việc ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, thu nhập
thực tế bị giảm sút của người bị thiệt hại và tùy từng trường hợp có thể được tính cho cả
người chăm sóc người bị thiệt hại.
Trên thực tế các vụ án hình sự, phần dân sự trong các bản án này bị kháng cáo,
kháng nghị rất ít, nếu có kháng cáo kháng nghị thì chủ yếu là kháng cáo và kháng nghị về
phần hình phạt, còn về trách nhiệm bồi thường theo quyết định của Tòa án thì người gây
thiệt hại chấp nhận, trong một số vụ án thì bản thân người bị thiệt hại hoặc gia đình người
bị thiệt hại với người gây thiệt hại đã thỏa thuận về phần bồi thường nên không yêu cầu
Tòa án giải quyết.
Ví dụ: Bản án số 21/2005/HSST ngày 28/4/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh LC xét
xử bị cáo Nguyễn Hữu Kiệm về tội: "Giết người". Nội dung vụ án như sau: Do nghi ngờ
vợ có quan hệ ngoại tình với một người Trung Quốc, khuyên vợ không được, 4 giờ sáng
ngày 11/6/2004 khi đang quan hệ tình dục thì chị Ký tuyên bố chỉ ngủ với Kiệm đêm nay,
còn từ mai chị Ký ngủ với ai là quyền của chị Ký. Nghe thấy thế Kiệm dùng hai tay bóp cổ
chị Ký cho đến chết. Sau đó Kiệm bỏ trốn đến ngày 3/12/2004 bị bắt giữ. Tại cơ quan điều
tra và tại phiên tòa anh Nguyễn Văn Huấn (anh trai chị Ký) yêu cầu bị cáo Kiệm bồi
thường toàn bộ số tiền mai táng phí cho chị Ký là 6.777.000 đồng. Về tổn thất tinh thần
anh không yêu cầu vì xét thấy gia đình bị cáo khó khăn. Đối với hai cháu là con chung của
bị cáo và chị Kiệm, anh Huấn cũng không yêu cầu bồi thường. Sau khi xét xử, bị cáo chấp
nhận khoản tiền bồi thường này mà không kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng này.
Căn cứ vào tình hình kinh tế tại địa phương vào thời điểm xảy ra vụ án, mức bồi
thường tiền mai táng phí là 6.777.000 đồng là phù hợp với thực tế. Do đó, khi đại diện gia
đình người bị hại yêu cầu, Tòa án chấp nhận buộc bị cáo phải bồi thường tiền mai táng phí
và bị cáo đồng ý, không kháng cáo là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế.
Bên cạnh đó, có những vụ án cấp sơ thẩm quyết định mức bồi thường quá thấp so
với thực tế chi phí gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp cho đương sự, cấp phúc thẩm đã khắc phục thiếu sót, sửa bản án sơ thẩm, tăng mức
bồi thường.
Ví dụ: Bản án số 827/2006/HSPT của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh xét xử Phạm Ngọc Bảo, Phạm Trần Ngân về tội giết người. Cấp
sơ thẩm buộc các bị cáo bồi thường cho người đại diện người bị hại cụ thể: Phạm Ngọc
Bảo bồi thường: 20.922.000 đồng; Phạm Trần Ngân bồi thường: 12.460.000 đồng. Sau khi
xét xử, đại diện gia đình người bị thiệt hại đã kháng cáo đòi tăng mức bồi thường. Tòa án
cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm buộc các bị cáo phải bồi thường: Phạm Ngọc Bảo
26.600.000 đồng; Phạm Trần Ngân 13.400.000 đồng. Lý do Tòa án cấp phúc thẩm đưa ra
để sửa một phần trong bản án sơ thẩm khi có kháng cao tăng mức bồi thường, gia đình
người bị thiệt hại đã bỏ ra các chi phí cho việc cứu chữa người bị thiệt hại trước khi chết,
tiền mai táng... với đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ và phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương. Qua vụ án này, chúng ta thấy rằng đối với thiệt hại về vật chất, mặc dù chúng ta
có thể "lượng hóa" được nhưng không phải lúc nào cũng có thể tính toán một cách chính
xác nếu không cân nhắc cả tình hình thực tế.
Nhiều vụ án giữa bị cáo và bị hại tự nguyện thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt
hại như mức bồi thường, thời gian bồi thường... Tòa án đã ghi nhận sự tự nguyện này và
không xem xét khi xét xử vụ án.
Ví dụ: Bản án số 10/2006/HSST ngày 14/2/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh TG xét
xử bị cáo Trần Văn Khoa về tội: "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ" theo qui định tại khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999. Các bị hại và bị cáo
đã thỏa thuận với nhau, cụ thể: Bồi thường cho chị Ngô Thị Chinh - người đại diện hợp
pháp của bị hại Lê Anh Kiệt 3.000.000 đồng, thực hiện việc bồi thường mỗi tháng 200.000
đồng cho đến khi bồi thường xong; Bồi thường cho anh Lưu Văn Oảnh 3.000.000 đồng,
thực hiện mỗi tháng 100.000 đồng cho đến khi thực hiện xong.
Có nhiều vụ án xâm phạm về sức khỏe và tính mạng, người bị thiệt hại hoặc người
đại diện hợp pháp người bị thiệt hại không yêu cầu bồi thường thiệt hại do giữa người gây
thiệt hại và người bị thiệt hại có quan hệ thân thích như vợ, chồng, con, anh, em ruột thịt…
Ghi nhận nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, Tòa án cũng không xem
xét.
Ví dụ: Bản án số 159/2006/HSST của Tòa án nhân dân tỉnh NA xét xử bị cáo
Trịnh Văn Tuấn về tội "Cố ý gây thương tích". Người bị hại là chị Lữ Thị Phá (vợ bị cáo
Tuấn).
Nội dung vụ án: Nghi ngờ vợ ngoại tình trước đó, Tuấn sai con mua rượu về uống,
uống xong Tuấn xách dao tìm vợ để chém, thương tích Tuấn gây ra cho chị Phá là 36,18%.
Sau khi điều trị ra viện, tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa chị Phá không yêu cầu anh
Tuấn phải bồi thường những chi phí trong thời gian điều trị.
Cũng có trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại không kháng
cáo về phần hình phạt mà chỉ kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sau
khi xét xử sơ thẩm, cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm tăng mức
bồi thường.
Có rất nhiều bản án mà khi xét xử các Thẩm phán hầu như không đề cập đến chi
tiết từng vấn đề mà người bị thiệt hại, người đại diện người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường,
những yêu cầu nào hợp lý thì được chấp nhận, những yêu cầu nào không được chấp nhận
mà chỉ đưa ra tổng cộng số tiền phải bồi thường, không đưa ra tên từng khoản cụ thể dẫn
đến cả những người gây thiệt hại, người bị thiệt hại, người đại diện hợp pháp của người bị
thiệt hại không hiểu những khoản nào mình đưa ra đã được các cấp tòa chấp nhận, những
khoản nào không được chấp nhận mà chỉ đề cập một cách chung chung.
Ví dụ: Bản án số 12/2006/HSST ngày 20/2/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh LC xét
xử Sừn Văn Đoàn về tội "Giết người". Bị cáo Đoàn giết anh Đinh Văn Nghị, phần trách
nhiệm dân sự chỉ ghi: Toàn bộ chi phí gia đình bị hại đã phải thuê như công đi tìm xác,
chở xác, tiền mai táng tổng cộng: 25.000.000 đồng (không ghi rõ tiền công tìm xác, chở
xác, tiền mai táng phí từng khoản là bao nhiêu). Chính vì không có sự cụ thể, chi tiết này
mà dẫn đến sự hiểu lầm của người gây thiệt hại nên không khỏi có những băn khoăn từ
phía người gây thiệt hại.
Có nhiều bản án, Tòa án đã tính toán các khoản tiền bồi thường khá chi tiết.
Ví dụ: Bản án số 46/2006/HSST ngày 18/8/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh LC xét
xử bị cáo Lý Quang Thịnh về tội "Giết người".
Nội dung vụ án: Giữa bị cáo Thịnh và người bị hại Triệu Văn Chung có mâu thuẫn
nhỏ từ trước, khoảng 18h ngày 22/2/2006 Thịnh đi lấy cành sắn về trồng, Thịnh gặp và
chửi Chung, Chung chửi lại và lấy đoạn nứa vụt Thịnh, Thịnh cầm dao phát dài 84 cm
chém Chung gục tại chỗ. Chung được đưa di cấp cứu tại cơ sở y tế. Qua xem xét, Tòa án
cấp sơ thẩm đã chấp nhận các khoản chi phí sau:
- Tiền thuê xe cấp cứu đi về: 200.000 đồng.
- Tiền soi kiểm tra não: 200.000 đồng.
- Tiền mua máu: 1.260.000đồng.
- Tiền thử máu: 100.000 đồng.
- Tiền mua thuốc, tiền viện phí nằm viện: 13.000.000 đồng.
- Chi phí ca mổ: 1.000.000 đồng.
- Tiền thu nhập bị mất của người bị hại (từ ngày 22/2/2006 đến ngày xét xử):
3.000.000 đồng.
- Thu nhập bị mất của người chăm sóc người bị hại từ ngày 22/2/2006 đến ngày
xét xử): 4.800.000 đồng.
- Tiền mua thuốc điều trị sau khi ra viện: 1.900.000 đồng.
- Tiền bồi dưỡng: 3.000.000 đồng.
- Tiền tổn thất về tinh thần: 5.000.000 đồng.
Tổng cộng: 33.460.000 đồng.
Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm xét xử, bị cáo không kháng cáo về hình phạt và cũng
không kháng cáo về mức bồi thường. Như vậy, có thể thấy bằng việc liệt kê cụ thể các
khoản bồi thường thì bị cáo (người gây thiệt hại) đã nhận thức rõ mức bồi thường theo
đúng qui định của pháp luật.
3.1.3. Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu cầu bồi
thường thiệt hại về tinh thần
Như đã phân tích, theo qui định tại Điều 307 Bộ luật dân sự thì việc người gây thiệt
hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì
ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một
khoản tiền bù đắp về tinh thần cho người người bị thiệt hại. Thiệt hại này bao gồm: những
đau đớn về mặt thân thể, những đau đớn về mặt tinh thần, những tổn thương về mặt thẩm
mỹ…
Nhiều trường hợp người bị thiệt hại là người chưa thành niên, là con trai duy nhất
trong gia đình, là lao động chính trong gia đình, nhiều người chết để lại con nhỏ, cha mẹ
già yếu... nhiều gia đình bị mất hai hoặc ba người thân trong cùng một vụ án... hậu quả của
những trường hợp này là vô cùng nghiêm trọng. Nó gây ra những mất mát, đau thương về
tình cảm, tinh thần to lớn không có gì bù đắp được cho vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh chị
em... của người bị thiệt hại. Khó có thể xác định được sự đau đớn của họ khi nhìn thấy
người thân của mình bị giết một cách dã man, bị dập nát cơ thể, bị cắt ra từng mảnh; hoặc
cha mẹ mất khả năng sinh đẻ lại chỉ có một đứa con duy nhất bị chết, những đứa trẻ thơ
dại khi bị mất cha mẹ, mất đi những người thân là nguồn gốc sự đau buồn, phiền muộn và
còn kéo theo nhiều tác động tiêu cực khác như: khó khăn về đời sống, ảnh hưởng đến học
tập, lao động, sức khỏe, công tác của những người còn sống. Những đau đớn nói trên chính
là thiệt hại về tinh thần mà Bộ luật dân sự quy định được bồi thường.
Khi sức khỏe bị xâm phạm - biểu hiện cụ thể là các hành vi gây thương tích và gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác - thì mức độ thương tật có thể có sự khác nhau trong
mỗi vụ án. Thực tế xem xét qua hoạt động xét xử thấy rằng người bị thiệt hại thường phải
gánh chịu mức độ tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật khác nhau từ 1% đến 90%. Người
bị thiệt hại bị thương tích ở nhiều dạng khác nhau, phải cấp cứu điều trị, phẫu thuật, phải
chịu nhiều đau đớn về thân thể (phải giải phẫu, vết thương nặng gây đau đớn, bị tái phát
khi "trái gió trở trời"...). Nhiều trường hợp người bị thiệt hại bị mất một phần cơ thể như
mất một mắt, một chân, một tay, phải cắt bỏ cơ quan nội tạng, bị bệnh thần kinh do não bị
tổn thương, bị tàn tạ biến dạng như những người bị thiệt hại bị tạt axít vào mặt, vào người,
mất khả năng thực hiện chức năng bình thường của con người... Theo đó, người bị thiệt hại
hầu như bị tàn phế, không còn khả năng tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi giải trí,
ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhiều người bị thiệt hại là trẻ em, phụ nữ hoạt động ở các lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật... Những tổn hại nêu trên đều gây ra những đau đớn về thân thể và
tâm hồn cho những người bị thiệt hại, sự đau đớn về thể xác còn kéo theo sự đau đớn,
buồn chán, phiền muộn, lo lắng, ức chế, thay đổi bản chất, suy giảm niềm tin trong cuộc
sống, đó chính là những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu.
Nhìn chung, thiệt hại về tinh thần bao gồm:
- Sự đau đớn về thân thể và tinh thần, sự tác động về tâm lý. Người bị thiệt hại
phải chịu đựng đau đớn khi phải nằm hàng giờ để phẫu thuật, bị mất một phần cơ thể của
mình, bị mang thương tích suốt đời, bị tàn phế...
- Thiệt hại do mất khả năng lao động xã hội bình thường, mất khả năng giải trí, vui
chơi... Đó là sự tước đoạt tinh thần của người bị thiệt hại, mất đi niềm vui lạc quan trong
sự tồn tại, làm giảm mất chất lượng cuộc sống. Người bị thiệt hại bị mất bộ phận khứu
giác, mất cảm giác mùi vị mất khả năng hoạt động thể thao, khiêu vũ, không còn khả năng
mang vác vật nặng, mất toàn bộ chức năng sinh dục hoặc những khó chịu trong đời sống
tình dục...
- Thiệt hại về thẩm mỹ: Người bị thiệt hại bị biến dạng hoặc phải chịu đựng nhiều
vết sẹo ở trên mặt, trên thân thể hoặc phải cắt bỏ một phần thân thể. Thiệt hại này còn gây
ra những hậu quả về nghề nghiệp cho những người bị thiệt hại, nó có thể gây ra những rắc
rối đối với khả năng thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Yếu tố thẩm mỹ đóng
vai trò không thể phủ nhận được trong một số hoạt động nghề nghiệp nhất định như: tiếp
viên hàng không, văn nghệ sĩ, bác sĩ, nhà giáo, các nhà hoạt động chính trị, thẩm phán...
Một ca sĩ, một tiếp viên hàng không... sẽ đau khổ biết bao khi khuôn mặt xinh đẹp bị đầy
sẹo không thể lên sân khấu biểu diễn, không thể lên máy bay bay phục vụ hành khách
được nữa, thẩm phán bị biến dạng khuôn mặt do bị tạt axít và không thể thực hiện hoạt
động xét xử...
Qua nghiên cứu các bản án của các Tòa án địa phương cho thấy vấn đề bồi thường
thiệt hại về tinh thần là vấn đề phức tạp trong việc xác định mức bồi thường cũng như diện
được bồi thường. Nhiều vụ án xảy ra, người gây thiệt hại cho người bị thiệt hại để lại hậu
quả nghiêm trọng không có gì hàn gắn được, để lại những đau thương mất mát về người và
của nhưng khi xét xử có Tòa án đã áp dụng bồi thường một khoản tiền về tinh thần cho
người bị thiệt hại và gia đình người bị thiệt hại, có Tòa án không áp dụng, nếu có cũng chỉ
là một mức tiền không đáng kể, điều này đương nhiên sẽ không bảo vệ được quyền và lợi
ích hợp pháp cho đương sự.
Ví dụ: Bản án số 160/2006/HSST ngày 31/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh NA
xét xử bị cáo Chế Đình Thu phạm tội: "Giết người".
Nội dung vụ án: Chế Đình Thu và chị Hoàng Thị Duyên có quan hệ yêu đương và chị
Duyên có thai, chị Duyên hẹn gặp Thu và đề nghị cưới nhưng Thu tìm cách từ chối, chị
Duyên chửi Thu, Thu nảy sinh ý định giết chị Duyên. Thu dùng khăn quàng cổ của mình cuốn
quanh cổ chị Duyên rồi xiết mạnh, chị Duyên thả lỏng người (không có phản ứng gì), sau đó
Thu còn đẩy chị Duyên ngã đập đầu vào ghi đông xe máy và hai lần đập đầu vào thành cầu,
lúc đó có ánh đèn xe máy, sợ bị phát hiện, Thu bỏ chạy về nhà cởi quần áo ngâm vào chậu,
tắm rửa rồi đi ngủ. Chị Duyên được mọi người đưa đi cấp cứu và điều trị, sau đó sức khỏe đã
hồi phục. Gia đình bị cáo đã bồi thường: 4.190.000 đồng. Tại phiên tòa, chị Duyên yêu cầu
bồi thường thêm các khoản gồm: tiền nạo thai, tiền phục hồi sức khỏe, tiên công lao động bị
mất…tổng cộng là 9.500.000 đồng (cấp sơ thẩm không tính cho người bị thiệt hại tiền tổn
thất về tinh thần mà trong bản án lại nhận định rằng cộng với các khoản chi phí trước đây
chưa được bồi thường tổng cộng là 11.846.400 đồng. Khoản tiền này không biết ở đâu?
Trong bản án không có dòng nào nói tới, rất chung chung…!) Chúng tôi cho rằng, trong vụ
án này, người bị thiệt hại phải được bồi thường tiền tổn thất về tinh thần bởi vì chị Duyên
là người phụ nữ trẻ, đang có thai… sau sự việc xảy ra thì còn có thể lấy chồng được nữa
hay không? nên sự việc xảy ra đối với chị là nỗi đau và mất mát quá lớn, sự việc lại xảy ra
đối với người mà mình đang yêu, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng
tới tương lai của chị Duyên. Tòa sơ thẩm đã thiếu sót trong việc xác định thiệt hại trong vụ
án này, do đó đưa ra mức bồi thường như vậy là không thỏa đáng.
Có vụ án khi xét xử Tòa sơ thẩm không quyết định mức bồi thường thiệt hại về
tinh thần. Sau khi xét xử sơ thẩm, người bị hại, người đại diện cho người bị thiệt hại kháng
cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét mức bồi thường, cấp phúc thẩm đã quyết định buộc
người gây thiệt hại phải bồi thường thêm khoản tiền tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt
hại.
Ví dụ: Bản án sơ thẩm số 1155/2006/HSPT ngày 18/8/2006 của Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử bị cáo Trịnh Văn Công về tội
"Giết người". Cấp sơ thẩm không buộc bị cáo bồi thường tổn thất về tinh thần cho đại diện
người bị hại, sau khi xét xử sơ thẩm đại diện người bị hại kháng cáo đề nghị cấp phúc
thẩm buộc bị cáo phải bồi thường số tiền này. Cấp phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm buộc bị
cáo phải bồi thường tổn thất về tinh thần cho người đại diện người bị hại 10.000.000 đồng.
Qua một số ví dụ trên đây, chúng ta thấy rằng, thiệt hại về tinh thần là thiệt hại
không mang tính tài sản, không thể cân đong đo đếm được, không thể tính được giá trị
thành tiền. Bởi vậy, không thể nêu ra nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại về tinh thần
như đối với thiệt hại về vật chất được. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tinh thần tạo
thành một yêu cầu độc lập bên cạnh yêu cầu đòi bồi thường các thiệt hại về vật chất. Có
những trường hợp, kết hợp bồi thường cả hai loại thiệt hại đó, nhưng có trường hợp không
có bồi thường thiệt hại về vật chất mà chỉ có bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Việc bồi thường thiệt hại về tinh thần có cùng mục đích là bồi thường thiệt hại cho
người bị thiệt hại: người bị thiệt hại bằng việc nhận một khoản tiền, có cơ hội lập lại sự
thoải mái, dễ chịu, trạng thái cân bằng nhẹ nhàng thay cho sự đau đớn, bức xúc về tinh
thần mà người đó phải chịu đựng do có hành vi xâm hại. Chắc chắn khoản tiền bồi thường
không xóa đi được sự đau đớn, nhưng bù lại cho người bị thiệt hại ít nhiều niềm an ủi.
Như vậy có thể đưa ra ba đặc điểm chính của bồi thường thiệt hại về tinh thần đó
là:
- Không thể khắc phục được toàn bộ thiệt hại (sự đau đớn...).
- Không thể xóa bỏ được toàn bộ sự thiệt hại (sự buồn chán, khoảng trống về tình
cảm, tinh thần...).
- Không thể lấy lại trọn vẹn cái đã mất (thân thể bị biến dạng, mất đi một phần cơ
thể, bị mất đi sắc đẹp...)
Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm có sự
khác nhau:
- Người bị thiệt hại được quyền đòi bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về
tinh thần mà người đó gánh chịu do sức khỏe của mình bị xâm phạm (Điều 609 Bộ luật
dân sự).
- Người thân thích của người bị thiệt hại được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần do người bị thiệt hại chết (Điều 610 Bộ luật dân sự).
Thật khó có thể tính toán và đánh giá thiệt hại về tinh thần theo phương pháp toán
học được. Vấn đề đặt ra là khi người bị thiệt hại mất một hoặc hai mắt, mất một hoặc hai
cánh tay, mất một hoặc hai chân… những tổn hại khác về thân thể thì đáng giá bao nhiêu
tiền? Sự đau đớn được trị giá bao nhiêu? Giá của những giọt nước mắt cao hay thấp... Đó
là điều khó có khả năng tính toán một cách chính xác. Khoản 2 của các Điều 609, 610
cũng chỉ đưa ra mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa chứ không quy định mức tối
thiểu. Vì vậy, có thể nói rằng tất cả những thiệt hại về tinh thần hay những vật không xác
định được chính xác giá trị bằng một số tiền cụ thể thì Luật cho phép các Thẩm phán khi
giải quyết loại án này được quyết định, được quyền suy xét nhưng phải trên cơ sở xem xét
đánh giá một cách khách quan, toàn diện tất cả các yếu tố của vụ án, và phải chú ý đến
nguyên tắc hợp lý, bình đẳng, bảo đảm được mục đích của việc bồi thường thiệt hại.
Những yếu tố để xác định mức tiền bồi thường tổn thất về tinh thần có thể được
xác định: mức bồi thường có quan hệ với tình trạng thể chất và tinh thần của ngươi bị thiệt
hại, thể hiện ở mức độ và tính chất nghiêm trọng của sự tổn hại về tâm lý và về thân thể,
lứa tuổi, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị thiệt hại và của người gây thiệt
hại.
Khi xem xét tổn thất về tinh thần phải xem xét đến mức độ tổn hại đến đời sống
của người bị thiệt hại, mức độ, thời gian, tính chất dữ dội của sự đau đớn, thiệt hại, sự
thương tổn, biến dạng thân thể, thời gian phải nằm điều trị, thời gian mất khả năng lao
động, phải xa cách gia đình, hậu quả diễn biến tiếp theo của thương tật, sự nghi ngờ về khả
năng có thể khắc phục chữa chạy điều trị khỏi thương tích hay không, mức độ lỗi của
người bị thiệt hại…
Để hiểu rõ hơn, chúng tôi có thể phân tích một số yếu tố làm rõ mối liên hệ giữa
chúng với mức tiền đền bù về tinh thần trong trường hợp sức khỏe và tính mạng bị xâm
phạm:
- Tuổi của người bị thiệt hại có ảnh hưởng đến mức bồi thường, sự đau đớn do
thương tích, sự biến dạng của cơ thể rõ ràng có ảnh hưởng lớn, nặng nề đối với một người
trẻ tuổi hơn là người lớn tuổi. Về nguyên tắc thì ảnh hưởng của tuổi tác có ý nghĩa đối với
việc bồi thường thiệt hại về thẩm mỹ, bị biến dạng (mặt bị bỏng, sẹo…) khi còn trẻ tuổi có
hậu quả khác hơn nhiều so với ở vào thời điểm đã cao tuổi.
Ảnh hưởng, tổn hại đến đời sống tâm lý, sinh lý của người trẻ tuổi khá nhiều so
với người lớn tuổi hoặc cái chết của người con chưa thành niên gây ra sự đau đớn nhiều
hơn so với người con đã thành niên; lớn tuổi. Cái chết của cha mẹ đối với người con còn
nhỏ tuổi, thơ dại cũng như vậy. Tất nhiên đây chỉ là vấn đề có tính chất ước lượng bởi sự
tổn hại tinh thần của mỗi người khác nhau là khác nhau.
- Tình trạng của người bị thiệt hại, hậu quả, mức độ đau đớn, nạn nhân nhiều khi
rơi vào tình trạng hôn mê sâu kéo dài, mất đi sự tỉnh táo minh mẫn, khả năng thực hiện các
quan hệ xã hội, thân thể tàn phế... Cha mẹ tuổi đã cao mất đi người con duy nhất chắc chắn
họ phải chịu đau khổ trong suốt thời gian còn lại.
- Hoàn cảnh nghề nghiệp cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong sự tổn
thất về tinh thần: Người bị thiệt hại là những người đang hoạt động ở những lĩnh vực như:
giáo viên, ca sĩ, thẩm phán, bác sĩ…
- Người bị thiệt hại cũng có lỗi (Điều 617 Bộ luật dân sự). Lỗi của người bị thiệt hại
cũng cần thiết phải có văn bản hướng dẫn những trường hợp cụ thể, mức độ lỗi của người bị
thiệt hại để có căn cứ giải quyết vụ án chính xác, tránh trường hợp có những vụ án khi xét xử
thẩm phán nhận định coi cả lỗi của gia đình người bị thiệt hại để giảm mức hình phạt và mức
bồi thường cho người gây thiệt hại. Nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là ai gây
thiệt hại thì phải bồi thường và họ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi của họ
mang lại chứ không chịu trách nhiệm bồi thường về hành vi của người khác.
Ví dụ: Bản án số 880/2006/HSST ngày 6/7/2006 của Tòa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh xét xử Trịnh Văn Công về tội "Giết người".
Nội dung vụ án: Trịnh Văn Công và Trịnh Văn Nù (bố bị hại Trịnh Thị Thanh
Thảo) chơi đánh bạc với nhau và xảy ra mâu thuẫn, Công chạy về nhà cầm rựa sang nhà
Nù chém vào tay và đầu Thảo dẫn đến tử vong. Bản án sơ thẩm nhận định: trong vụ án
này, người bị hại cũng có lỗi, tham gia đánh bạc và theo đó giảm hình phạt và giảm mức
bồi thường cho người gây thiệt hại. Nhận định của Tòa án trong trường hợp này là không
đúng bởi hành vi đánh bạc của cả bị cáo và của bố người bị hại là hành vi vi phạm pháp
luật nói chung chứ không hề liên quan đến hành vi gây thiệt hại của bị cáo đối với người bị
hại. Do đó việc Tòa án căn cứ vào đó để giảm hình phạt và giảm mức bồi thường là không
đúng.
3.2. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG
3.2.1. Kiến nghị
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định có nội dung phức tạp, thực hiện
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhằm khôi phục lại các quyền tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức, pháp nhân, Nhà nước. Quá trình nghiên
cứu chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi
thường thiệt hại do tính mạng và sức khỏe bị xâm phạm, từ đó rút ra những kết luận sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn khẳng định nguyên tắc người gây thiệt hại phải bồi
thường thiệt hại là một vấn đề quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại. Bộ luật dân
sự đã ghi nhận và đề cao nguyên tắc đó quan điểm, đường lối giải quyết cũng như qui
định của pháp luật của Nhà nước ta và kế thừa tinh hoa pháp luật dân sự quốc tế. Nguyên
tắc bồi thường thiệt hại thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, mang tính khoa học, bảo đảm tính
chính xác, hợp tình, hợp lý nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại, góp phần quan trọng vào việc củng cố, phát
triển các quan hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực cũng như trong việc giải quyết các tranh
chấp về bồi thường thiệt hại xảy ra, bảo vệ lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ, bảo
đảm công bằng xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của những người bị thiệt hại,
giáo dục mọi người có ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, tập thể và của công dân.
Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần, cùng với
trách nhiệm bồi thường về vật chất tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm cho chế định bồi thường thiệt
hại phát huy hiệu quả trong thực tế đời sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã
hội bảo đảm sự công bằng và bình đẳng xã hội.
Qua nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm, chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị:
Thứ nhất, về mức độ lỗi của người gây thiệt hại.
Mức độ lỗi của người gây thiệt hại không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà còn có ý nghĩa quyết định mức bồi thường thiệt
hại, vì vậy các hình thức lỗi được nêu ra trong Bộ luật dân sự chưa đủ để đánh giá thiệt hại
để qua đó ấn định mức bồi thường trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại. Trường hợp
do lỗi hỗn hợp hay trong trường hợp xét miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra cần phải có sự phân biệt chi tiết các hình thức lỗi vô ý.
Thứ hai, về mức bồi thường tối thiểu bù đắp tổn thất về tinh thần.
Khoản 2 Điều 609 và khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự đã quy định về tổn thất về
tinh thần nhưng mới chỉ quy định mức bồi thường tối đa không quá 30 tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định đối với bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và
không quá 60 tháng lương tối thiểu đối với bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Như vậy, điều luật chỉ quy định mức tối đa mà không quy định mức tối thiểu là bao nhiêu
cho nên khi quyết định mức bồi thường cho từng vụ án là rất khó khăn, một vụ án khi
quyết định mức bồi thường khởi điểm là bao nhiêu? 100.000 đồng; 200.000 đồng; 300.000
đồng; 400.000 đồng... dẫn đến nhiều vụ án có mức bồi thường chênh lệch nhau rất xa. Các
Thẩm phán cũng chỉ ước lượng một mức tiền nào đó mà thôi. Do vậy theo chúng tôi cần
phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định mức bồi thường tối thiểu bù đắp tổn
thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm từ 1 tháng lương đến tối đa không quá 30 tháng
lương tối thiểu. Mức bồi thường tối thiểu bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm
phạm từ 6 tháng lương đến tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu.
Thứ ba, về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chỉ nên quy
định ở Điều 623: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà không cần
quy định chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra thiệt hại cả khi họ không có lỗi. Theo chúng tôi, nên bổ sung vào điểm a
khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự một ý về việc bồi thường của chủ sở hữu, người được
chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đó là trường hợp thiệt hại
xảy ra hoàn toàn do lỗi vô ý nặng của người bị hại.
Thứ tư, ngoài những kiến nghị trên đây, theo chúng tôi cần chú ý một số vấn đề cụ
thể khác:
- Khoản tiền tuất, tiền được hưởng từ chính sách của Nhà nước được coi là khoản
tiền có thu nhập ổn định để giải quyết trong trường hợp đối với người được cấp dưỡng.
- Những khoản tiền mà người bị thiệt hại, gia đình người bị thiệt hại có chi thực tế
nhưng do khách quan nên không có hóa đơn chứng từ vẫn được coi là chi phí hợp lý.
- Quy định rõ về khoản 3 Điều 606 Bộ luật dân sự trong trường hợp nếu người giám
hộ chứng minh là mình không có lỗi trong việc để người giám hộ gây thiệt hại thì không phải
lấy tài sản của mình để bồi thường. Vậy lấy tài sản ở đâu để bồi thường cho người bị thiệt
hại, ai là người phải bồi thường cho người bị thiệt hại hay coi đây là rủi ro mà người bị
thiệt hại phải gánh chịu?
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như những giải pháp khác
để nâng cao chất lượng xét xử về bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm
phạm
Qua việc nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật cũng như các giải pháp khác để nâng cao chất lượng xét xử về bồi thường thiệt hại nói
chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng như sau:
- Rà soát lại toàn bộ các qui định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung, qua đó xem xét đến sự thống nhất của các văn bản pháp luật
khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để từ đó có sự sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện pháp luật.
- Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể đối với các qui định của Bộ luật
dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mặc dù trước đây ngành Tòa
án đã có nghị quyết hướng dẫn các qui định của Bộ luật dân sự năm 1995 và mới đây đã có
nghị quyết hướng dẫn về bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự 2005 nhưng nhìn chung
hướng dẫn vẫn còn dừng lại ở mức chung chung, nhắc lại các điều luật của Bộ luật dân sự mà
chưa có hướng dẫn cụ thể. Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn cụ thể các vấn đề còn
nhiều quan điểm, dễ dẫn tới sự tùy tiện khi vận dụng pháp luật như mức bù đắp tổn thất
tinh thần tối thiểu, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bồi thường phần vượt
quá hay bồi thường toàn bộ thiệt hại...
- Cần nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử, trong đó trình độ chuyên môn của
đội ngũ thẩm phán là yếu tố không kém phần quan trọng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi đối tượng
để người dân hiểu rõ hơn các qui định của pháp luật, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất những
hành vi gây thiệt hại hoặc khi có hành vi gây thiệt hại thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại
hiểu rõ hơn về mức bồi thường... để họ có thể thỏa thuận hoặc chấp nhận mức bồi thường
nếu Tòa án ấn định.
KẾT LUẬN
Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển
nhưng cũng là công cụ pháp lý để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có các
hành vi xâm phạm sức khoẻ, tính mạng.
Đề tài: "Bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm
- Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn" đã tập trung phân tích các qui định của Bộ luật dân sự
và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường do xâm phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng. Đây được
coi là vấn đề có ý nghĩa to lớn khi nghiên cứu, tìm hiểu luật thực định bởi có hiểu rõ các qui
định của pháp luật thì việc vận dụng vào thực tiễn để giải quyết các tranh chấp về bồi thường
thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng mới được chính xác, khách quan.
Thông qua việc tìm hiểu các qui định của pháp luật, xem xét thực tiễn vận dụng
các qui định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do
xâm phạm sức khỏe, tính mạng, đề tài đã chỉ ra được những khó khăn, bất cập xung quanh
các qui định của pháp luật cũng như việc hiểu và vận dụng vào thực tiễn giải quyết tranh
chấp về bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khoẻ, tính
mạng nói riêng.
Những giải pháp trong việc hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp khác nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính mạng mà đề tài đưa ra mặc dù có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng cũng là
những giải pháp thiết thực, nên áp dụng.
Tất cả các luận giải, giải pháp mà đề tài đưa ra đều tuân thủ một nguyên lý duy nhất:
bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - cả
người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc bình đẳng, tính nghiêm
minh của pháp luật cũng là điều mà tất cả chúng ta đều phải chú trọng và tuân theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mai Anh (1997), Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Luận văn thạc sĩ luật Học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Bình luận Bộ luật dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931.
4. Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936.
5. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ luật Nam Kỳ giản yếu 1883.
7. Bộ Tư pháp (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Dân luật Việt Nam - Nghĩa vụ (1973), Sài Gòn.
9. Trần Thị Thu Hiền (1996), Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
10. Dương Quỳnh Hoa (2006), "Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hai do tính mạng
bị xâm phạm", Nhà nước và pháp luật, (3).
11. Hoàng Việt luật lệ (1995), Nxb Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Lê Thị Bích Lan (1999), Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
13. Vũ Thành Long (1999), "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tính
mạng bị xâm phạm", Tòa án nhân dân, (8).
14. Nguyễn Đức Mai (1997), "Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm", Nhà nước
và pháp luật, (9).
15. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo, Sài Gòn.
16. Vũ Văn Mẫu (1972), Bộ Dân luật, Sài gòn.
17. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2006), Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, Hà Nội.
18. Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
19. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
20. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
21. Quốc hội (2002), Bộ luật lao động, Hà Nội.
22. Quốc hội (2003), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
23. Quốc triều Hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Phùng Trung Tập (2005), "Cần bổ sung một số quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự
(sửa đổi) về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng", Dân chủ và pháp luật, (4).
26. Thanh Thủy (2004), "Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định của
Bộ luật dân sự", Tòa án nhân dân, (10).
27. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân
năm 2002, Hà Nội.
28. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân
năm 2003, Hà Nội.
29. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy dịnh
của Bộ luật dân sự năm 1995 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.
30. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân
năm 2004, Hà Nội.
31. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân
năm 2005, Hà Nội
32. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy dịnh
của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.
33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự, Hà Nội.
34. Từ điển luật học (2006), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
35. Thanh Tú (2003), "Cơ sở pháp lý của việc xác dịnh thiệt hại do tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm", Dân chủ và pháp luật, (4).
36. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1996), Bộ luật dân sự Cộng hòa Liên bang Đức năm
1896, Tài liệu dịch tham khảo, Hà Nội.
37. Quách Thành Vinh (2004), "Một số nhận xét và chú ý đối với việc bồi thường thiệt hại
do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm", Tòa án nhân dân, (11).
38. Văn Xuân (1996), "Một số vấn đề bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe", Dân
chủ và pháp luật, (11).
PHỤ LỤC
t×nh h×nh nghiªn cøu ®Ò tµi
Liên quan đến đề tài: "Bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe và tính
mạng bị xâm phạm - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", trước đó đã có nhiều tác giả là
Giảng viên trong Trường Đại học Luật Hà Nội, các tác giả là Thẩm phán trong ngành Tòa
án nhân dân và các ngành khác quan tâm đến lĩnh vực này với những bài viết, luận văn về
vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung.
Trong bài viết đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 10 tháng 5/2004: "Lỗi và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" tác giả đã phân tích hành vi lỗi theo
Điều 309 Bộ luật dân sự 1995. Theo tác giả là phải làm rõ những quan hệ và yếu tố có liên
quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt hại.khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp
đồng, cần phải phân biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi
cố ý hoặc vô ý gây ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ (Điều
11 Bộ luật hình sự) vì điều luật này không những được áp dụng trong lĩnh vực luật hình sự,
mà còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại ngoài
hợp đồng. Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm
phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó.
Khi xác định và phân tích chi tiết yếu tố lỗi cố ý và lỗi vô ý trong trách nhiệm dân
sự ngoài hợp đồng cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý
khác. Tác giả cho rằng sự biến pháp lý tương đối và sự biến pháp lý tuyệt đối là những căn
cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Sự biến pháp lý tương
đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do hành vi của con người tác động dưới
hình thức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo
nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Có thể nhận định rằng, lỗi vô ý luôn tồn tại trong
sự biến pháp lý tương đối, còn lỗi thuộc mọi hình thức không thể tồn tại trong sự biến pháp
lý tuyệt đối.Có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
không phải do suy đoán mà do pháp luật quy định trước, người có lỗi phải bồi thường thiệt
hại, nhất là đối với ngành Tòa án cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để áp dụng
chuẩn xác các quy phạm pháp luật, qua đó đưa ra những nhận định và quyết định chuẩn
xác, đúng pháp luật.
Trong bài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe của con người" tác giả phân tích và lấy các ví dụ để chứng minh về các căn cứ để
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe là
hành vi gây thiệt hại phải có thật, bao gồm cả hành động và không hành động, nếu không
có hành vi gây thiệt hại thì dù người bị coi là có lỗi đối với thiệt hại xảy ra cũng không
phải bồi thường thiệt hại. Người bị thiệt hại phải có lỗi (cố ý hoặc vô ý), lỗi trong trách
nhiệm dân sự khác với lỗi trong trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm khác, người gây
thiệt hại có lỗi mới phải bồi thường, đó là nguyên tắc. Tuy nhiên, tác giả còn phân tích
trường hợp lỗi của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ theo khoản 3 Điều 627 Bộ luật dân sự. Về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, tác giả nêu ra những trường hợp phải chịu trách nhiệm bồi thường theo
Điều 611 Bộ luật Dân sự. Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, tác giả đã phân tích các
nguyên tắc được quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự, trường hợp nào thì được giảm mức
bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt cũng
như lâu dài, người bị thiệt hại cũng có lỗi và khi mức bồi thường không còn phù hợp với
thực tế thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của người
bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thường, qua thực tiễn xét xử của
Tòa án còn một số những vướng mắc gặp phải mà chưa có hướng dẫn cụ thể của cấp có
thẩm quyền. Những chi phí hợp lý do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm mà tác giả nêu
ra ngoài những chi phí được quy định tại Điều 613, Điều 614 Bộ luật dân sự và Nghị quyết
01/NQ-HĐTP tác giả còn đưa ra những chi phí khác cũng có thể coi là hợp lý, thời hạn
người bị thiệt hại được hưởng bồi thường do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe con
người gây nên. Các trường hợp gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,
trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, trường hợp do người dùng chất kích
thích gây ra, trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại và trường hợp do người của
pháp nhân, do công chức, viên chức nhà nước gây ra.
Bài "Cách tính bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm" đã lựa chọn
50 bản án dân sự và hình sự của các Tòa án địa phương đã xét xử thì đại đa số các bản án
này đều không thể hiện chi tiết từng khoản bồi thường hoặc chỉ buộc người gây thiệt hại
phải bồi thường khoản tiền điều trị, mà không đề cập đến khoản tiền bồi thường khác và
mức bồi thường cũng chênh lệch nhau khá rõ. Các tác giả cũng nêu những bản án cụ thể
còn có những thiếu sót, đưa ra những nhận xét về những thiếu sót còn tồn tại trong các bản
án. Đồng thời các tác giả đã đưa cách tính chi tiết, cụ thể các khoản bồi thường trong các
vụ án xâm phạm sức khỏe gồm: các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc
người bị xâm phạm sức khỏe, chi phí hợp lý đối với bồi thường thiệt hại do tính mạng bị
xâm phạm, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng và sức khỏe bị xâm phạm.
Đề tài luận văn thạc sĩ: "Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín". Trong chương 1, tác giả đã làm
sáng tỏ khái niệm cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự và khái
niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín nói riêng với những đặc điểm pháp lý chủ
yếu của chế định trách nhiệm này, có so sánh với một số chế định trách nhiệm dân sự
khác. Đồng thời, tác giả còn phân tích chi tiết các quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam
trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở từng trường hợp xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín của các cá nhân trong xã hội. Trong
chương 2, tác giả làm rõ cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên những
căn cứ có tính điều kiện đó là: có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín; phải có lỗi của người gây thiệt hại. Luận văn cũng so sánh
liên hệ với pháp luật của một số nước trên thế giới về việc quy định các yêu cầu cơ bản để
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các hình
thức và mức bồi thường cũng như các trường hợp được miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự. Trong chương 3, tác giả tập trung tổng
kết, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật của ngành Tòa án nhân dân trong những năm
qua. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân và các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn
áp dụng pháp luật của ngành Tòa án nhân dân trong lĩnh vực này, đề xuất các giải pháp.
Đề tài luận văn thạc sĩ luật học: "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự". Trong chương 1 của luận văn, tác giả đi
sâu phân tích làm sáng tỏ khái niệm cơ bản về trách nhiệm dân sự nói chung và khái niệm
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng với các đặc điểm pháp lý chủ
yếu, so sánh với một số chế định trách nhiệm dân sự khác. Chương 1 tác giả còn nêu rõ
nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như việc xác định rõ năng
lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân để từ đó có tiền đề lý luận giải quyết một số
nội dung trong chương 2, đó là vấn đề xác định và tính toán bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Trong chương 2, tác giả đề cập đến những căn cứ của việc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại dựa trên những yếu tố có tính điều kiện như có thiệt hại xảy ra; hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi
trái pháp luật và hành vi gây thiệt hại là hành vi có lỗi, từ đó xác định các loại thiệt hại về
tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Qua phân tích các căn cứ để xác định
những thiệt hại nêu trên luận văn còn nêu rõ các hình thức bồi thường và mức bồi thường
theo quy định của Bộ luật dân sự. Trong chương 3, tác giả chủ yếu tập trung phân tích một
số trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật
Dân sự là trường hợp bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành
tố tụng gây ra (giải quyết phần bồi thường và việc hoàn trả khoản tiền bồi thường) và bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Đề tài luận văn: "Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt Nam".
Trong chương 1 của luận văn, tác giả tập trung phân tích làm sáng tỏ nội dung, yêu cầu
của nguyên tắc bồi thường thiệt hại, mối liên quan giữa nguyên tắc bồi thường thiệt hại và
các nguyên tắc khác của Bộ luật dân sự (mối liên hệ giữa nguyên tắc bồi thường thiệt hại
với các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, mối quan hệ giữa nguyên tắc bồi thường
thiệt hại với các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích cho các chủ thể trong quan
hệ dân sự, mối quan hệ giữa nguyên tắc bồi thường thiệt hại với nhóm nguyên tắc tuân thủ
pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể, nguyên tắc bồi thường thiệt hại có mối
quan hệ mật thiết với các nguyên tắc bảo vệ truyền thống bản sắc dân tộc, mối quan hệ
giữa nguyên tắc bồi thường thiệt hại với nguyên tắc đặc thù của pháp luật dân sự). Đồng
thời đi sâu phân tích khái niệm bồi thường thiệt hại và các mối liên hệ của nó. Trong
chương 2, tác giả phân tích nguyên tắc bồi thường trong một số trường hợp cụ thể, đó là
các nguyên tắc: nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, nguyên tắc bồi
thường thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng, do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, do vị thành niên gây
ra, do người không có năng lực hành vi gây ra và trường hợp nhiều người cùng gây ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 139_1464.pdf