Luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Nguyễn Xuân Trường

Phân tích thực nghiệm cho thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0.99%. Đồng thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01%. Phân tích thực nghiệm cho thấy việc tăng cung tiền M2 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo hướng cung tiền tăng 1% làm GDP tăng 0.037%. Như vậy, nghiên cứu đã giải quyết được các mục tiêu đề ra ở chương 3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mục 4.3 cũng cho thấy tác động tích cực của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu đã khẳng định sự tồn tại đường cong Laffer nợ của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu cho Việt Nam là 21.5% GDP cũng là kết quả cho các nhà hoạch định chính sách quan tâm trong công cuộc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Nghiên cứu đã trả lời cho câu hỏi về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng cho thấy tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000-2016 cho thấy nợ nước ngoài tăng mạnh trong năm năm gần đây nhưng các chỉ số đánh giá về mức độ an toàn theo chuẩn mực quốc tế vẫn được đảm bảo. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn còn thấp thể hiện thông qua hệ số ICOR còn cao so với các nước trong khu vực. Công tác quản lý nợ nước ngoài vẫn còn nhiều vấn đề cần thay đổi để nâng cao hiệu quả sử dụng. Trong bối cảnh hội nhập tài chính toàn cầu, nợ nước ngoài là một kênh truyền dẫn phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị chính sách để hoàn thiện cơ chế chính sách vay, sử dụng nợ nước ngoài trong tương lai của Việt109 Nam. Vấn đề hiện nay của Việt Nam là cách thức phân bổ đúng mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo duy trì nguồn trả nợ trong tương lai, đáp ứng được các chuẩn mực an toàn về quản lý nợ nước ngoài. Để làm được điều này, Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề quản lý dòng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như an toàn tài chính quốc gia, tránh phụ thuộc quá nhiều từ bên ngoài. Bên cạnh đó, phát triển thị trường tài chính nội địa để huy động vốn cho nền kinh tế là giải pháp lâu dài, an toàn thay thế cho nợ nước ngoài mà Việt Nam cần hướng tới.

pdf165 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Nguyễn Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài 1.538364 0.6734 Độ mở không có tác động đến nợ nước ngoài 2.804883 0.4227 Tất cả các nhân tố trên không có tác động đến nợ nước ngoài 4.960351 0.5489 *, **, *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% Với biến D(EXD_SA) là biến phụ thuộc, giả thuyết D(GDP_SA) và D(OPE_SA) không phải là nguyên nhân không thể bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%. Kiểm định kết hợp cho cả D(GDP_SA) và D(OPE_SA) không là nguyên nhân của D(lnEXD_SA) không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 10%. Kết qủa này cho thấy D(GDP_SA) và D(OPE_SA) không là nguyên nhân của D(EXD_SA) hay D(EXD_SA) không phải là biến phụ thuộc. Với biến D(OPE_SA) là biến phụ thuộc, giả thuyết D(GDP_SA) không phải là nguyên nhân bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, kiểm định kết hợp cho cả D(GDP_SA) và D(EXD_SA) không là nguyên nhân của D(OPE_SA) không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Kết qủa này cho thấy D(GDP_SA) và D(EXD_SA) là nguyên nhân của D(OPE_SA) hay D(OPE_SA) là biến phụ thuộc. 101 Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình được thể hiện như trong Hình 4.15 sau đây: Hình 4.15. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình VECM  Đo lường tác động ngắn hạn Nghiên cứu tiến hành đo lường tác động ngắn hạn giữa các biến số thông qua phản ứng đẩy và phân tích phân rã phương sai. Kết quả phân tích phản ứng đẩy không tích lũy cho thấy trong ngắn hạn các biến phản ứng với các cú sốc như thế nào. Đối với cú sốc của tăng trưởng kinh tế GDP, các biến nợ nước ngoài và độ mở nền kinh tế có phản ứng ở mức ý nghĩa 5%. Độ mở nền kinh tế tăng lên mức 3 ở t=1, mức 1 ở t=2 và mức 7 ở t=3 rồi giảm về 0 ở t=4. Nợ nước ngoài giảm xuống mức -0.3 ở t=1 rồi giảm về 0 ở t=2. Đồng thời tăng trưởng kinh tế phản ứng với chính nó không khác 0 tại mức ý nghĩa 5% từ t=2 tức GDP chỉ phản ứng ở quý đầu tiên sau sốc. Kết quả này đồng nhất với kiểm định Granger. Đối với cú sốc độ mở nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế tăng 0.01 ở t=1, 0.26 ở t=2 rồi giảm về 0 ở t=3. Nợ nước ngoài tăng 0.2 ở t=1 rồi giảm về 0 ở t=2. Độ mở nền kinh tế cũng phản ứng với chính nó từ t=3 sau sốc. Kết quả này đồng nhất với kiểm định Granger. D(GDP_SA) D(EXD_SA) D(OPE_SA) 102 Hình 4.16. Phân tích phản ứng đẩy Cú sốc tăng trưởng GDP Phản ứng của OPE Phản ứng của EXD Cú sốc độ mở OPE Phản ứng của GDP Phản ứng của EXD Cú sốc nợ nước ngoài EXD Phản ứng của GDP Phản ứng của OPE Đối với cú sốc của nợ nước ngoài, nó chỉ phản ứng với chính nó từ t=2 sau sốc hay nới cách khác nó chỉ phản ứng ở quý đầu tiên sau sốc. Kết quả này đồng nhất với kiểm định Granger. 103 Hình 4.17. Phân tích phản ứng đẩy tích lũy Cú sốc tăng trưởng GDP Phản ứng của OPE Phản ứng của EXD Cú sốc độ mở OPE Phản ứng của GDP Phản ứng của EXD Cú sốc nợ nước ngoài EXD Phản ứng của GDP Phản ứng của OPE Đối với phản ứng đẩy có tích lũy, nợ nước ngoài và độ mở nền kinh tế phản ứng với cú sốc của tăng trưởng kinh tế. Nợ nước ngoài phản ứng với độ cân bằng mới đạt được từ t=2 sau sốc ở mức -0.3. Độ mở nền kinh tế phản ứng với độ cân bằng mới đạt được từ t=4 sau sốc ở mức 10. Độ mở nền kinh tế phản ứng với chính nó và đạt mức cân bằng mới ở mức 21 từ t=3. Tương tự, nợ nước ngoài phản ứng với mức cân bằng mới đạt được ở mức 0.2 từ t=2. Nợ nước chỉ ngoài phản ứng với chính nó và đạt mức cân bằng mới từ t=2. 104 Bảng 4.25. Phân rã phương sai Phân rã phương sai của GDP Giai đoạn GDP OPE EXD 1 100 0 0 4 85.33 12.93 1.75 8 79.75 17.28 2.96 10 78.81 18.27 2.92 Phân rã phương sai của OPE Giai đoạn GDP OPE EXD 1 1.99 98.01 0 4 11.05 80.44 8.51 8 14.93 77.41 7.65 10 15.49 76.72 7.78 Phân rã phương sai của EXD Giai đoạn GDP OPE EXD 1 2.51 0.66 96.82 4 12.58 5.12 82.30 8 21.84 6.62 71.54 10 23.25 7.05 69.70 Phân rã phương sai mô hình VAR (8) với trật tự D(GDP_SA), D(OPE_SA), D(EXD_SA) cho thấy biến động D(GDP_SA) chủ yếu được giải thích bởi chính nó và độ mở nền kinh tế. D(EXD_SA) giải thích rất ít cho sự biến động của D(GDP_SA). Tuy nhiên, sự biến động D(OPE_SA) được giải thích bởi chính nó và D(GDP_SA). D(EXD_SA) cũng giải thích cho sự biến động của D(OPE_SA) nhưng không cao. Sự biến động của D(EXD_SA) chủ yếu được giải thích bởi chính nó và D(GDP_SA). D(POE_SA) cũng giải thích cho sự biến động cho D(EXD_SA) nhưng cũng không cao. 105  Kiểm định mô hình Tiếp theo tiến hành các kiểm định nhằm đảm bảo tính ổn định và xem xét các yêu cầu của mô hình VECM có thỏa mãn hay không. Trước hết là kiểm định nghiệm đặc trưng AR nhằm đảm bảo tính ổn định của mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các nghịch đảo nghiệm đều nằm trong vòng tròn đơn vị (Hình 4.18). Điều này cho thấy mô hình VECM đảm bảo tính ổn định và bền vững. Hình 4.18. Kiểm định AR Nghiên cứu tiếp tục các kiểm định sau ước lượng nhằm bảo đảm các yêu cầu của VECM về phần dư. Tiến hành kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange (LM) để xem xét hiện tượng tương quan chuỗi của phần dư. Kết quả cho thấy phần dư không có hiện tượng tự tương quan (Bảng 4.26). 106 Bảng 4.26. Kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange Kiểm định tự tương quan phần dư: Kiểm định Portmanteau Độ trễ 1 2 3 4 5 6 7 8 Giá trị P NA* NA* NA* 0 0 0 0.0001 0.0002 Thống kê Q 29.49 48.90 62.38 69.97 73.55 77.83 83.27 93.21 Kiểm định tự tương quan phần dư: Kiểm định nhân tử Lagrange (LM) Giá trị P 0 0 0.0387 0.225 0.9032 0.8090 0.8053 0.2944 Thống kê LM 56.58 42.62 17.71 11.80 4.12 5.28 5.32 10.73 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư cho thấy chấp nhận giả thuyết H0 ( chưa có cơ sở thống kê để bác bỏ giả thuyết phần dư của mô hình có phân phối chuẩn) với mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.11). Bảng 4.27. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư Bộ phận 1 2 3 Jarque-Bera 0.59 2.1292 2.7194 Giá trị P 0.8987 0.5460 0.8432 4.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Nghiên cứu đã kiểm định tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế thông qua ngưỡng nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy dấu của các biến nghiên cứu đều đạt như đặt ra trong giả thuyết nghiên cứu. Để tăng trưởng kinh tế ổn định cần có chính sách tài khóa bền vững. Tính bền vững của chính sách tài khóa được hiểu là duy trì tỷ lệ nợ/GDP không đổi. Tuy nhiên, đây không phải là chính sách tốt nhất. Chính sách tốt nhất là phải duy trì tỷ lệ nợ tối ưu cho nền kinh tế, thúc đầy kinh tế tăng trưởng, tương ứng với đỉnh của đường cong Laffer nợ. Ở mức nợ tối ưu, việc gia 107 tăng thêm nợ nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ nợ gia tăng không là gánh nặng nợ cho nền kinh tế, góp phần bền vững chính sách tài khóa. Nhưng nếu nền kinh tế đã đạt mức tối ưu về nợ thì vấn đề ổn định nợ lại trở nên quan trọng. Các quốc gia không ổn định nợ ở mức tối ưu sẽ gặp phải vấn đề gánh nặng nợ trong tương lai. Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013 đã cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cũng khẳng định sự tồn tại của đường cong Laffer nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa tăng trưởng GDP và các biến độc lập cũng như ngưỡng nợ tối ưu cho Việt Nam là 21.5%/quý, tương ứng khoảng 86% GDP/năm. Kết quả nghiên cứu về ngưỡng nợ này cũng tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Arcand và cộng sự (2015) với ngưỡng nợ là 110% GDP và Kumar và Woo (2010) với ngưỡng nợ là 90% GDP. So với các nghiên cứu trước đây về ngưỡng nợ của Việt Nam, nghiên cứu này cũng cho thấy sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và ngưỡng nợ là 21.5%/quý trong giai đoạn 2000-2013. Sự khác biệt của nghiên cứu là ngưỡng nợ mới so với các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, cũng chỉ ra được mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các biến nghiên cứu. Vấn đề mà Việt Nam quan tâm là nếu nợ nước ngoài vẫn tác động hiệu quả đến tăng trưởng kinh tế thì nên bỏ ngưỡng nợ hoặc tăng trần nợ trên cơ sở quan tâm đến khả năng trả nợ của quốc gia. 108 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận Phân tích thực nghiệm cho thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0.99%. Đồng thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01%. Phân tích thực nghiệm cho thấy việc tăng cung tiền M2 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo hướng cung tiền tăng 1% làm GDP tăng 0.037%. Như vậy, nghiên cứu đã giải quyết được các mục tiêu đề ra ở chương 3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mục 4.3 cũng cho thấy tác động tích cực của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu đã khẳng định sự tồn tại đường cong Laffer nợ của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu cho Việt Nam là 21.5% GDP cũng là kết quả cho các nhà hoạch định chính sách quan tâm trong công cuộc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Nghiên cứu đã trả lời cho câu hỏi về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng cho thấy tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000-2016 cho thấy nợ nước ngoài tăng mạnh trong năm năm gần đây nhưng các chỉ số đánh giá về mức độ an toàn theo chuẩn mực quốc tế vẫn được đảm bảo. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn còn thấp thể hiện thông qua hệ số ICOR còn cao so với các nước trong khu vực. Công tác quản lý nợ nước ngoài vẫn còn nhiều vấn đề cần thay đổi để nâng cao hiệu quả sử dụng. Trong bối cảnh hội nhập tài chính toàn cầu, nợ nước ngoài là một kênh truyền dẫn phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị chính sách để hoàn thiện cơ chế chính sách vay, sử dụng nợ nước ngoài trong tương lai của Việt 109 Nam. Vấn đề hiện nay của Việt Nam là cách thức phân bổ đúng mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo duy trì nguồn trả nợ trong tương lai, đáp ứng được các chuẩn mực an toàn về quản lý nợ nước ngoài. Để làm được điều này, Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề quản lý dòng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như an toàn tài chính quốc gia, tránh phụ thuộc quá nhiều từ bên ngoài. Bên cạnh đó, phát triển thị trường tài chính nội địa để huy động vốn cho nền kinh tế là giải pháp lâu dài, an toàn thay thế cho nợ nước ngoài mà Việt Nam cần hướng tới. 5.2. Khuyến nghị chính sách về nợ nước ngoài Trên cơ sở phân tính thực trạng và nghiên cứu thực nghiệm về nợ nước ngoài ở Chương 4, luận án đề xuất một số khuyến nghị chính sách về nợ nước ngoài của Việt Nam nhằm cải thiện và nâng cao hiệu qủa sử dụng với tầm nhìn đến 2030 như sau:  Hoàn thiện thể chế quản lý nợ nước ngoài Trên cơ sở phân tích định tính đã cho thấy sự chồng chéo trong quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần thống nhất vai trò quản lý chủ đạo đối với nợ nước ngoài thông qua kinh nghiệm các nước trên thế giới với việc thành lập Hội đồng quản lý nợ quốc gia (bao gồm nợ công và nợ nước ngoài) trực thuộc Chính phủ với các thành viên từ Bộ tài chính, NHNN và Bộ kế hoạch và đầu tư mà các nước Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển đã áp dụng (Hình 5.1). Điều này làm giảm sự chồng chéo trong công tác quản lý nợ nước ngoài giữa 3 bộ nêu trên. Trong đó cần quan tâm đến công tác nhân sự điều hành hội đồng này trên cơ sở năng lực, trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng các thông lệ quốc tế về quản lý nợ nước ngoài. Xây dựng cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài trên cơ sở minh bạch thông tin. Các dự án sử dụng vốn vay bên ngoài cần công khai tiến độ thực hiện, dự toán và phân bổ chi phí cho từng giai đoạn nhằm tránh tình trạng dự án treo, chậm giải ngân và kéo dài thời gian thực hiện dự án trên cơ sở giám sát chặt chẽ của các cơ quan có liên quan. Làm được điều này sẽ góp phần giảm lợi ích nhóm trong việc trúng thầu các dự án nêu trên. Tăng cường công tác giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của các 110 DNNN do trong thời gian qua các DN này sử dụng vốn vay kém hiệu quả, mất khả năng thanh toán. Hình 5.1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản lý nợ nước ngoài thuộc Chính phủ Nguồn: Swedish National Debt Office (2018)  Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài Đầu tiên, thông qua nghiên cứu định lượng cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quản lý hiệu quả dòng vốn này là vấn đề đáng quan tâm để đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam đã tiến sát ngưỡng nợ mà Quốc hội cho phép (50% GDP) là rào cản cho việc sử dụng nguồn vốn này trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Vì vậy, để dỡ bỏ rào cản này nên quản lý nợ nước ngoài trên cơ sở giám sát các chỉ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ thay vì đưa ra ngưỡng nợ như hiện nay. Cơ 111 sở để đưa ra vấn đề này vì kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ngưỡng nợ của Việt Nam là 21.5%/quý, tương đương 86%/năm nên so với ngưỡng nợ hiện nay là khá thấp. Do đó, vấn đề này nên để Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giám sát các chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh toán nợ (đề cập ở Phần 2.1.4 trang 17) để huy động nguồn vốn nước ngoài phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Thứ hai, kết quả nghiên cứu định lượng cũng cho thấy tác động của tỷ giá thực đến tăng trưởng kinh tế và nợ nước ngoài. Vì vậy, bên cạnh thực hiện chính sách quản lý ngoại hối trên cơ sở hướng đến ổn định tỷ giá để ổn định nợ nước ngoài. Việc phá giá đồng tiền quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến gia tăng nợ nước ngoài như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Việt Nam cần sử dụng nguồn lực tài chính trong nước để phát triển đất nước thay vì phải đi vay bên ngoài để phát triển khu vực tư nhân. Cơ sở của khuyến nghị này là dựa trên cơ chế truyền dẫn của Nautet và Meensel (2011) cho thấy tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, sử dụng nợ nước ngoài để phát triển khu vực tư nhân là nền tảng quan trọng để đảm bảo khả năng trả nợ. Muốn làm được điều này, chính phủ phải quan tâm đến phát triển kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút 85% lực lượng lao động cả nước, đóng góp 43.22% GDP (2015) (Tô Hoài Nam, 2017). Hội nghị trung ương 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân là một bằng chứng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực này và toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù đóng góp nhiều cho nền kinh tế nhưng 95% khu vực kinh tế tư nhân vẫn là kinh tế hộ gia đình, cá thể và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và trên 90% có mức vốn dưới 1 tỷ đồng. Vì vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, khai thác nguồn vốn trong dân để đầu tư vào nền kinh tế. Để làm được điều này, Chính phủ cần khẩn trương ban hành khung pháp lý trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường, tôn trọng pháp luật và cạnh tranh lành mạnh nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng cũng như Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội thông qua vào 12/06/2017. Bên cạnh đó, các Bộ ban ngành cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân cũng như tập trung đào tạo 112 nguồn nhân lực thiên về đào tạo nghề để phục vụ khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tiếp cận với phương pháp quản lý hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn ưu đãi, để đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao. Mặt khác, tạo ra sự công bằng trong công tác đấu thầu các dự án Nhà nước giữa khu vực công – tư, nhằm gia tăng sự cạnh tranh để các doanh nghiệp luôn cải tiến, hoàn thiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Cuối cùng, phân bổ hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài để phát triển nền kinh tế trên cơ sở cải thiện khả năng hấp thụ vốn vay. Chính phủ cần loại bỏ cơ chế xin - cho đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong phân bổ vốn vay nước ngoài. Trên cơ sở xem xét chỉ số ICOR ở các ngành để phân bổ vốn đầu tư, đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai một cách bền vững. Ưu tiên phân bổ vốn vay nước ngoài cho các thành phần kinh tế đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP cũng như giải quyết công ăn việc làm. Cuối cùng, như đã phân tích trong phần cơ cấu vốn vay bên ngoài, cần quan tâm hiệu quả sử dụng cũng như gia tăng thu hút nguồn vốn ODA. Vốn ODA đã được minh chứng qua các công trình trọng điểm quốc gia, gắn liền với sự phát triển của quốc gia cũng như các vùng kinh tế trọng điểm với chi phí thấp, thời gian vay dài, phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, tránh tình trạng dây dưa kéo dài, gia tăng thêm chi phí do trượt giá cũng như tác động không tốt đến uy tín từ các nhà tài trợ. Mặt khác, trong thời gian tới nguồn vốn này sẽ bị thu hẹp do Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình nên cần đặt ra các dự án ưu tiên sử dụng nguồn vốn này trên cơ sở khả năng hoàn vốn cũng như tạo nguồn trả nợ trong tương lai từ dự án. Để tránh phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn này, Chính phủ cần phát triển thị trường trái phiếu trong nước, chú trọng đến các nhà đầu tư nước ngoài. 113  Giám sát và duy trì thông tin nợ nước ngoài Phân tích định tính cho thấy thông tin về nợ nước ngoài chưa được cập nhật và mô hình quản lý còn nhiều chồng chéo giữa các bộ, ban ngành. Mặc dù, Quốc hội đã giao cho Bộ tài chính là đầu mối quản lý chính về nợ nước ngoài trên cơ sở phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nhưng vai trò chủ đạo chưa thể hiện nhiều. Vì vậy, chính phủ cần minh bạch, công khai thông tin nợ nước ngoài của Việt Nam theo quý như các nước phát triển đang thực hiện. Các thông tin này là một điểm yếu cố hữu hiện nay cần được thay đổi. Theo qui định hiện nay các thông tin về nợ công, nợ nước ngoài được công bố định kỳ 6 tháng/lần nhưng thực hiện chưa tốt thông qua các bản tin về nợ công, nợ nước ngoài. Việc công khai và cập nhật định kỳ các thông tin này không những giúp công tác quản lý và dự báo được chính xác hơn mà còn xây dựng niềm tin từ các nhà tài trợ hiện tại và tương lai. Các số liệu cần được tập trung vào một cơ quan quản lý duy nhất tránh số liệu không thống nhất giữa ba cơ quản quản lý về nợ nước ngoài. Đồng thời, các dữ liệu cần được cập nhất theo một kiểu bảng biểu thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hình 5.2. Công bố thông tin về nợ nước ngoài của Bộ tài chính Nguồn: Bộ tài chính (2018) 114  Đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai Trước hết, nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam nên trong thời gian tới cần tận dụng kênh dẫn truyền này trong huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế với lãi suất thấp. Để làm được điều này, Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở nội địa hóa các sản phẩm sản xuất trong nước nhằm đảm bảo nguồn ngoại tệ trả nợ trong tương lai. Vấn đề này làm tăng độ mở cho nền kinh tế, phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương 4 cho thấy nợ nước ngoài có tác động đến độ mở nền kinh tế và độ mở có tác động qua lại đến tăng trưởng kinh tế. Để hiện thực hóa điều này cần đa dạng sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Đối với sản phẩm cần tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao trên cơ sở lợi thế so sánh và ổn định về giá. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cần quan tâm tới các thị trường mới tiêm năng như Trung Đông, Đông Âu Tập trung vào các lĩnh vực mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước như xuất khẩu lao động, du lịch trên cơ sở quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự kiện quốc tế và các nhân vật nổi tiếng. Chính phủ nên hướng tới chính sách thương mại tự do thay vì bảo hộ để các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp bên ngoài trên cơ sở giảm bảo hộ từ từ để thích nghi. Sau đó là cạnh tranh theo cơ chế thị trường cho cả thị trường nội địa và quốc tế. Việt Nam cần giảm kim ngạch nhập khẩu trên cở sở áp dụng các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật. Thứ hai, gia tăng dự trữ ngoại hối để đảm bảo khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Tính đến tháng 06/2018, dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 63 tỷ USD nhưng mới đáp ứng ở mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế là khoảng 12 tuần nhập khẩu (WB 2018). Vì vậy, Việt Nam cần quan tâm đến chỉ số này hơn là con số tuyệt đối về dự trữ ngoại hối. Để thực hiện điều này NHNN cần cải thiện cán cân thanh toán, đặc biệt là cán cân thương mại và FDI. Đồng thời, quản lý hiệu quả nguồn lực này thay vì đem gửi ở các ngân hàng nước ngoài như trước đây thông qua tăng cường tính chủ động của NHNN trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối trên cơ sở sủa đổi các văn bản pháp luật hiện tại. Cuối cùng, Việt Nam nên công khai thông tin về dự trữ ngoại hối để tạo lòng tin cho các nhà tài trợ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài thay vì đưa 115 thông tin này nằm trong danh mục bảo mật quốc gia như hiện nay. Đồng thời, thu hút kiều hối để có thêm nguồn lực phát triển đất nước trên cơ sở minh bạch hóa thông tin và tạo niềm tin cho kiều bào bằng các chính sách, thủ tục đầu tư rõ ràng bình đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế. Hệ thống các ngân hàng thương mại cần hướng tới thủ tục thuận tiện, nhanh chóng trong việc chuyển tiền cho người nhận trong nước. Tuy nhiên, NHNN cần chú ý tới việc giám sát thông tin để tránh liên quan đến các hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Ngoài ra, để người dân bán ngoại tệ cho ngân hàng cần quan tâm đến chính sách ổn định tỷ giá cũng như lãi suất đồng ngoại tệ để lượng tiền này đi vào hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. Cuối cùng, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong hệ thống quản lý nhà nước, cải thiện xếp hạng trên các báo cáo của tổ chức minh bạch. Theo báo cáo của tổ chức này, năm 2016 Việt Nam xếp hạng 113/176, tăng nhẹ so với năm 2015. Đây là những tín hiệu đáng mừng, thể hiện quyết tâm đổi mới, cải cách và phòng chống tham nhũng triệt để của Đảng, Chính phủ với những hành động cụ thể như thông qua Luật tiếp cận thông tin, sửa đổi Luật phòng chống tham những theo hướng tiếp cận Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (UNCAC). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tạo ra sự thay đổi có tính đột phá trong cảm nhận về tham nhũng khu vực công và tiếp tục nằm trong nhóm nước mà tham những được cho là nghiêm trọng. Đồng thời, cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia để giảm thiểu chi phí vay trên thị trường vốn quốc tế. Trong những năm gần đây, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam do các tổ chức Moody , s, Fitch và Standard & Poors ở mức BB hoặc BB-. Để làm được điều này, Việt Nam cần cải thiện các nhóm chỉ tiêu đánh giá về rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị, môi trường đầu tư 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài Một trong những hạn chế của nghiên cứu là tính cập nhật dữ liệu của nợ nước ngoài theo quý. Hiện tại, WB và ADB không cập nhật dữ liệu này theo quý từ năm 2014. Ngoài ra, nhiều dữ liệu vĩ mô của Việt Nam chủ yếu được cập nhật theo năm, chưa quan tâm phân tích dữ liệu theo quý như đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự trữ 116 ngoại hối, nợ nước ngoài Vì vây, những biến này chưa được xem xét trong mô hình tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như ngưỡng nợ nợ nước ngoài của Việt Nam. Mẫu nghiên cứu còn ít (68 quan sát) và chưa đủ dài để phân tích trong dài hạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa đề cập đến tác động ngược lại của tăng trưởng kinh tế đến ngưỡng nợ nước ngoài. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là nên đưa thêm các biến độc lập vào nghiên cứu trong mối quan hệ với nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó có thể nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt An Huy, 2014. Việt Nam đã huy động 2.75 tỷ USD trái phiếu quốc tế như thế nào?, truy cập tại < usd-trai-phieu-quoc-te-nhu-the-nao-568441.html>, [ truy cập ngày 10/10/2017]. Dương Ngọc, 2010. 3 lần khủng hoảng và 3 lần chuyển vị thế của Việt Nam, truy cập tại < viet-nam-20105194034740.htm>, [ truy cập ngày 10/10/2017]. Đặng Nguyễn Hoài Thanh, 2015. Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: trường hợp các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đinh Phi Hổ và Nguyễn Văn Phương, 2015. Giáo trình Kinh tế phát triển: căn bản và nâng cao. Nhà xuất bản kinh tế TP. HCM. Đoàn Ngọc Châu, 2012. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đỗ Đình Thu, 2005. Quản lý nợ nước ngoài và kinh nghiệm cho quản lý nợ ở Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 05, trang 71 - 74. Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2003. Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua và dự báo cho thời gian tới. Tạp chí Ngân hàng, số 14, trang 18-22. Hà An, 2006. Nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 51, trang 1 - 4. Lê Hiệp, 2018. Sử dụng vốn vay nước ngoài chưa hiệu quả,trách nhiệm thuộc về ai?, truy cập tại < https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/su-dung-von-vay-nuoc-ngoai- chua-hieu-qua-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-991780.html, [ truy cập ngày 22/12/2018]. Ngọc Lan, 2018. Dư nợ nước ngoài của Việt Nam tăng đột biến 73%, truy cập tại < https://www.thesaigontimes.vn/273629/Du-no-nuoc-ngoai-cua-Viet-Nam-tang- dot-bien-73.html, [ truy cập ngày 20/10/2018]. Nguyễn Chí Hải, 2011. Vấn đề nợ nước ngoài trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 1 & 2, trang 28-33. Nguyễn Hoàng, 2012. Đánh giá những quy định pháp lý liên quan đến giám sát nợ nước ngoài ở Việt Nam. Tạp chí kiểm toán, số 3, trang 26 – 28. Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành, 2009. Khảo sát tính bền vững của nợ nước ngoài và ý nghĩa đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số tháng 10/2009, trang 41 – 48. Nguyễn Hữu Tuấn, 2012. Mối quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 4, trang 21 - 25. Nguyễn Ngọc Thạch và Lý Hoàng Ánh, 2014. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô. Nhà xuất bản kinh tế TP. HCM. Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh, 2016. Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế- Góc nhìn từ các nước khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Ngân hàng, số 3&4, trang 150-159. Nguyễn Viết Lợi, 2015. Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Hội thảo đánh giá 20 năm huy động và sử dụng vốn ODA Việt Nam. Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, 2009. Kinh tế Việt Nam- Thăng trầm và đột phá. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Phạm Văn Dũng, 2011. Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Phan Khúc Huân, 2006. Giáo trình Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản thống kê. Phạm Thị Tuyết Trinh và cộng sự, 2016. Giáo trình kinh tế lượng ứng dụng trong kinh tế và tài chính. Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Thời báo kinh tế Việt Nam, 2015. Kinh tế 2014-2015 Việt Nam và thế giới. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. Thời báo kinh tế Việt Nam, 2017. Kinh tế 2016-2017 Việt Nam và thế giới. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. Thủ tướng, 2012. Quyết định phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, truy cập tại < 2&mode=detail&document_id=162489>, [truy cập ngày 16/11/2017]. Thủ tướng, 2018. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ, truy cập tại < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-437- QD-TTg-2018-ke-hoach-vay-tra-no-cua-Chinh-phu-va-cac-han-muc-vay-no- 380113.asp>, [truy cập ngày 16/09/2018]. Tổng cục thống kê, 2000, 2005 và 2009. Niên giám thống kê 1999, 20004 và 2008. NXB Thống kê 2000, 2005 và 2009. Tổng cục thống kê, 2000. Số liệu thống kê kinh tế-xã hội Việt Nam 1975-2000. NXB Thống kê 2000. Trần Đình Thiên, 2014. Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014, Ủy ban kinh tế của Quốc hội, truy cập tại < mua-Xuan-2014.html>, [ truy cập ngày 10/10/2017]. Trần Lê Thanh Hải, 2013. Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trần Thị Quế Giang, 2011. Bài giảng môn Tài chính phát triển, chương trình giảng dạy Fulbright Việt Nam. Vinacapital, 2015. VinaCapital: Lãi suất có xu hướng tăng theo lợi suất TPCP, truy cập tại < 20150804034757890p4c149.news>, [ truy cập ngày 10/10/2017]. Vĩnh Chi, 2018. Quản lý vốn vay nước ngoài: Hang loạt dự án đội vốn nghìn tỷ, mất khả năng thanh toán, truy cập tại < https://vietnamfinance.vn/quan-ly-von-vay-nuoc- ngoai-hang-loat-du-an-doi-von-nghin-ty-mat-kha-nang-thanh-toan- 20180504224211284.htm, [ truy cập ngày 22/12/2018]. Võ Thị Thùy Trang, 2013. Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Võ Văn Đức, 2005. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow và khả năng áp dụng vào đánh giá tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nhà xuất bản Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vũ Thành Tự Anh, 2010. Cải cách cơ cấu để phát triển và gảm đói nghèo ở Việt Nam, truy cập tại <https://www.imf.org/external/np/seminars/eng/ 2010/lic/pdf/AnhV.pdf, [ truy cập ngày 10/10/2017]. Tiếng Anh ADB, 2017. Vietnam: Macroeconomic and debt sustainability assessment 2017, truy cập tại <https://www.adb.org/sites/default/files/linked-documents/47293-001-sd- 04.pdf>, [ truy cập ngày 10/10/2017]. Adegbite, E.O., Ayadi, F.S. and Felix Ayadi, O., 2008. The impact of Nigeria's external debt on economic development. International Journal of Emerging Markets, 3(3), pp.285-301. Agénor, P.R. and Montiel, P.J., 2015. Development macroeconomics. Princeton university press. Aguiar, M., Amador, M. and Gopinath, G., 2009. Investment cycles and sovereign debt overhang. The Review of economic studies, 76(1), pp.1-31. Ahokpossi, C., Allain, L. and Bua, G., 2014. A Constrained Choice? Impact of Concessionality Requirements on Borrowing Behavior. Ajisafe, R., Nassar, M., Fatokun, O., Soile, I. and Gidado, O.K., 2006. External debt and foreign private investment in Nigeria: A test for causality. Amassoma, D., 2011. External debt, internal debt and economic growth bound in Nigeria using a causality approach. Current Research Journal of Social Sciences, 3(4), pp.320-325. Arcand, J.L., Berkes, E. and Panizza, U., 2015. Too much finance?. Journal of Economic Growth, 20(2), pp.105-148. Bacha, E.L., 1990. A three-gap model of foreign transfers and the GDP growth rate in developing countries. Journal of Development economics, 32(2), pp.279-296. Chambers, M.J., 2016. The estimation of continuous time models with mixed frequency data. Journal of Econometrics, 193(2), pp.390-404. Chenery, H.B. and Strout, A.M., 1966. Foreign assistance and economic development. The American Economic Review, 56(4), pp.679-733. Chowdhury, A., 2001. External debt and growth in developing countries: a sensitivity and causal analysis. WIDER-Discussion Papers. CIA, 2018. External Debt, truy cập tại < https://www.cia.gov/library/publications/the- world factbook/rankorder/2079rank.html#sn>, [ truy cập ngày 10/9/2018]. Clements, B., R. Bhattacharya, and T.Q. Nguyen, 2003. External Debt, Public Investment, and Growth in Low-Income Countries. IMF Working Paper No. 03/249. Cohen, D., 1993. Growth and external debt (No. 778). CEPR Discussion Papers. Cordella, T., Ricci, L.A. and Ruiz-Arranz, M., 2010. Debt overhang or debt irrelevance?. IMF Staff Papers, 57(1), pp.1-24. Daud, S.N.M., 2016. The Real Effect of Government Debt: Evidence from the Malaysian Economy. Journal of Economic Cooperation & Development, 37(3), p.57. De Pinies, J., 1989. Debt sustainability and overadjustment. World Development, 17(1), pp.29-43. Deshpande, A., 1997. The debt overhang and the disincentive to invest. Journal of Development Economics, 52(1), pp.169-187. Diallo, M.B., 2010. Fiscal policy, external debt sustainability, and economic growth: Theory and empirical evidence for selected sub-Saharan African countries (Doctoral dissertation, New School University). Easterly, W.R., 2001. Growth implosions and debt explosions: do growth slowdowns cause public debt crises?. Contributions in Macroeconomics, 1(1). Elbadawi, I., Ndulu, B. and Ndungu, N., 1997. Debt Overhang and Economic Growth in Africa. Iqbal and Kanbur, ed. Fosu, A.K., 1999. The external debt burden and economic growth in the 1980s: evidence from sub-Saharan Africa. Canadian Journal of Development Studies/Revue canadienne d'études du développement, 20(2), pp.307-318. Frimpong, J.M. and Oteng-Abayie, E.F., 2006. The impact of external debt on economic growth in Ghana: A Cointegration Analysis. Journal of Science and Technology (Ghana), 26(3), pp.122-131. Ghysels, E., Santa-Clara, P. and Valkanov, R., 2004. The MIDAS touch: Mixed data sampling regression models. Ghysels, E., Sinko, A. and Valkanov, R., 2007. MIDAS regressions: Further results and new directions. Econometric Reviews, 26(1), pp.53-90. Ghysels, E., 2016. Macroeconomics and the reality of mixed frequency data. Journal of Econometrics, 193(2), pp.294-314. Greene, J. and Villanueva, D., 1991. Private investment in developing countries: an empirical analysis. Staff Papers, 38(1), pp.33-58. Gujarati, D.N., 2009. Basic econometrics. Tata McGraw-Hill Education. Hjertholm, P., 2001. Debt relief and the rule of thumb: Analytical history of HIPC debt sustainability targets (No. 2001/68). WIDER Discussion Papers//World Institute for Development Economics (UNU-WIDER). IMF. 2003. Theo External Debt Statistics: Guide for Compilers and Users 2003, truy cập tại , [ truy cập ngày 10/10/2017]. Jeffries, I., 2007. Vietnam: A guide to economic and political developments. Routledge. Kamin, S.B., Kahn, R.B. and Levine, R., 1989. External debt and developing country growth (No. 352). Kasper, W., Streit, M.E. and Boettke, P.J., 2012. Institutional economics: Property, competition, policies. Edward Elgar Publishing. Kaufmann, D., Kraay, A. and Mastruzzi, M., 2011. The worldwide governance indicators: methodology and analytical issues. Hague Journal on the Rule of Law, 3(2), pp.220-246. Korkmaz, S., 2015. The relationship between external debt and economic growth in Turkey. In Proceedings of the Second European Academic Research Conference on Global Business, Economics, Finance and Banking (EAR15Swiss Conference) ISBN (pp. 978-1). Krugman, P., 1988. Financing vs. forgiving a debt overhang. Journal of development Economics, 29(3), pp.253-268. Kumar, M., 2016. S., Woo, J.(2010). Public Debt and Growth. International Monetary Fund, Working Paper, (10/174). Mensah, D., Aboagye, A.Q., Abor, J. and Kyereboah-Coleman, A., 2017. External debt among HIPCs in Africa: accounting and panel var analysis of some determinants. Journal of Economic Studies, (just-accepted), pp.00-00. Mohamed, M.A.A., 2005. The impact of external debts on economic growth: an empirical assessment of the Sudan: 1978-2001. Eastern Africa Social Science Research Review, 21(2), pp.53-66. Mohd Dauda, S.N., Ahmad, A.H. and Azman-Saini, W.N.W., 2013. Does External Debt Contribute to Malaysia Economic Growth?. Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 26(2), pp.51-68. Moore, W. and Thomas, C., 2010. A meta-analysis of the relationship between debt and growth. International Journal of Development Issues, 9(3), pp.214-225. Mukui, G.K., 2013. Effect of external public debt on economic growth in Kenya. Unpublished MBA Project. Mutasa, C., 2003. A CRITICAL REVIEW OF THE HIPC PROCESS. Nakatani, P. and Herrera, R., 2007. The South has already repaid its external debt to the North: but the North denies its debt to the South. Monthly Review, 59(2), p.31. Nautet, M. and Van Meensel, L., 2011. Economic impact of the public debt. Economic Review, 2, pp.7-19. Nguyen, T.Q., Clements, M.B.J. and Bhattacharya, M.R., 2003. External debt, public investment, and growth in low-income countries (No. 3-249). International Monetary Fund. Pattillo, C.A., Poirson, H. and Ricci, L.A., 2004. What are the channels through which external debt affects growth?. Pegkas, P., 2018. The Effect of Government Debt and Other Determinants on Economic Growth: The Greek Experience. Economies, 6(1), p.10. Platje, J., 2008. “Institutional capital” as a factor of sustainable development‐the importance of an institutional equilibrium. Technological and Economic Development of Economy, 14(2), pp.144-150. Sachs, J.D., 1989. Conditionality, debt relief, and the developing country debt crisis. In Developing Country Debt and Economic Performance, Volume 1: The International Financial System (pp. 255-296). University of Chicago Press. Samuelson, P.A., & Nordhaus, W.D., 2010. Economics 19th edition. Mc Graw-Hill Irwin. Schclarek, A. and Ramon-Ballester, F., 2005. External Debt and Economic Growth in Latin America. Paper not yet published. Download at cbaeconomia. com/Debt-latin. pdf. Shah, M.H. and Pervin, S., 2012. External public debt and economic growth: empirical evidence from Bangladesh, 1974 to 2010. Soludo, C.C., 2003. Debt poverty and inequality in Okonjo Iweala, Soludo, and Muntar (Eds), The debt trap in Nigeria. Sulaiman, L.A. and Azeez, B.A., 2012. Effect of external debt on economic growth of Nigeria. Journal of Economics and Sustainable Development, 3(8), pp.71-79. Swedish National Debt Office, 2017. Organization, truy cập tại < https://www.riksgalden.se/en/aboutsndo/About-the-Debt-Office/Organisation/>, [ truy cập ngày 10/9/2017]. Taylor, L., 1994. Gap models. Journal of Development Economics, 45(1), pp.17-34. TFFS, 2014. Theo External Debt Statistics: Guide for Compilers and Users 2014, truy cập tại , [ truy cập ngày 10/10/2017]. Transparency International, 2016. Corruption Perceptions Index 2016, truy cập tại <https://www.transparency.org/news/feature/corruption_perceptions_index_2016 ?gclid=CjwKCAiA1O3RBRBHEiwAq5fD_CYFvCbqPjBVddwhwCeq6vAlmEL 5dPGV24r3u1eJauOXCb2rX2uB7RoCnV0QAvD_BwE>, [ truy cập ngày 10/9/2017]. Were, M., 2001. The impact of external debt on economic growth in Kenya: An empirical assessment (No. 2001/116). WIDER Discussion Papers//World Institute for Development Economics (UNU-WIDER). WB, 2013. CPIA debt policy rating, truy cập tại < N&start=2013>, [ truy cập ngày 10/9/2016]. WB, 2013. International Debt Statistics 2013, truy cập tại < https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/12226>, [ truy cập ngày 10/9/2016]. WB, 2014. Truy cập tại < INTDEBTDEPT/DataAndStatistics/20263218/HIPC-Fact-Sheet-web.pdf>, [ truy cập ngày 10/10/2017]. WB, 2014. International Debt Statistics 2014, truy cập tại < https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/17048/978146480 0511.pdf>, [ truy cập ngày 10/9/2016]. WB, 2017. International Debt Statistics 2017, truy cập tại < https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/25697/978146480 9941.pdf>, [ truy cập ngày 10/9/2017]. WB, 2017. Gross fixed capital formation (% GDP) , truy cập tại < https://data.worldbank.org/indicator/NE.GDI.FTOT.ZS>, [ truy cập ngày 10/9/2017]. WB, 2018. International Debt Statistics 2018, truy cập tại < >, [ truy cập ngày 22/08/2018]. WB, 2018. Total reserves in months of import, truy cập tại < https://data.worldbank.org/indicator/FI.RES.TOTL.MO?locations=VN>, [ truy cập ngày 22/12/2018]. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Các chỉ số nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986-2015 Mã hóa các tiêu chí. External debt stocks (% of GNI) (1) External debt stocks (% of GDP) (2) External debt stocks, total (DOD, current US$) (3) GDP (constant 2010 US$) (4) GDP (current US$) (5) Debt service on external debt, total (TDS, current US$) (6) Debt service on external debt, long-term (TDS, current US$) (7) Debt service on external debt, private nonguaranteed (PNG) (TDS, current US$) (8) Debt service on external debt, public and publicly guaranteed (PPG) (TDS, current US$) (9) Exports of goods and services (% of GDP) (10) Total change in external debt stocks (current US$) (11) Total reserves in months of imports (12) Official exchange rate (LCU per US$, period average) (13) Nghĩa vụ nợ dài hạn/tổng nghĩa vụ nợ (14) Short-term debt (% of total reserves) (15) Short-term debt (% of total external debt) (16) Short-term debt (% of exports of goods, services and primary income) (17) Năm (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1986 0.66 174,639,000 23,972,055,325.32 26,336,616,250.44 1,560,000 1987 0.52 191,481,000 24,831,086,648.23 36,658,108,850.31 1,503,000 1988 2.43 617,485,000 26,106,165,845.65 25,423,812,648.59 3,089,000 1989 327 329.01 20,705,350,000 28,028,757,795.26 6,293,304,974.59 235,290,000 1990 384 359.56 23,270,059,000 29,458,481,786.17 6,471,740,805.57 174,128,000 1991 257 243.36 23,395,042,000 31,214,455,910.10 9,613,369,520.42 161,124,000 1992 255 246.60 24,331,839,000 33,913,272,582.34 9,866,990,236.44 231,468,000 1993 191 183.35 24,167,607,000 36,650,999,734.92 13,180,953,598.17 416,947,000 1994 156 152.27 24,799,403,000 39,890,574,620.35 16,286,433,533.32 306,045,000 1995 124 122.63 25,427,802,000 43,696,326,983.66 20,736,164,458.95 363,853,000 1996 108 106.48 26,255,068,000 47,777,571,569.04 24,657,470,574.75 395,880,000 1997 83 81.12 21,776,508,000 51,672,439,404.98 26,843,700,441.55 882,967,000 1998 84 82.54 22,457,989,000 54,651,074,161.61 27,209,602,050.05 1,095,667,000 1999 82 81.14 23,274,460,000 57,259,890,667.88 28,683,659,006.78 1,414,891,000 2000 39 38.01 12,785,239,000 61,146,300,622.51 31,172,518,403.32 1,306,141,000 2001 36 35.64 12,578,501,000 64,933,025,784.19 32,685,198,735.31 1,217,824,000 2002 35 34.96 13,267,121,000 69,037,326,105.91 35,064,105,500.83 1,210,973,000 2003 37 36.33 15,517,154,000 73,800,255,066.96 39,552,513,316.07 837,269,000 2004 36 35.54 17,565,787,000 79,362,145,321.37 45,427,854,693.26 804,910,000 2005 33 32.15 18,530,479,000 85,351,803,030.42 57,633,255,618.27 945,622,000 2006 29 28.15 18,686,347,000 91,307,613,276.97 66,371,664,817.04 966,385,000 2007 31 29.80 23,070,521,000 97,817,393,659.75 77,414,425,532.25 1,249,441,000 2008 27.5 26.67 26,435,435,000 103,355,590,690.42 99,130,304,099.13 1,407,544,000 2009 32.2 30.85 32,702,629,000 108,934,619,580.61 106,014,659,770.22 1,487,578,000 2010 40.3 38.73 44,901,572,000 115,931,749,697.24 115,931,749,697.24 1,873,126,000 2011 41.5 39.76 53,886,305,000 123,166,241,860.42 135,539,438,559.71 4,131,912,000 2012 41.2 39.52 61,576,671,000 129,629,226,783.14 155,820,001,920.49 4,538,448,000 2013 39.9 38.23 65,452,000,000 136,657,571,781.86 171,222,025,117.38 4,515,799,000 2014 40.8 38.89 72,423,458,000 144,834,688,912.57 186,204,652,922.26 6,726,855,000 2015 42.5 40.19 77,798,272,000 154,508,616,051.56 193,241,108,709.54 6,624,016,000 2016 45.6 86,952,500,000 164,104,855,205.20 205,276,172,134.90 Năm (7) (8) (9) (10) (12) 1986 1,487,000 0 1,487,000 7 1987 1,448,000 0 1,448,000 6 1988 2,953,000 0 2,953,000 4 1989 199,856,000 0 199,856,000 24 1990 145,661,000 0 145,661,000 36 1991 136,205,000 0 136,205,000 31 124,983,000 1992 211,151,000 0 211,151,000 35 936,797,000 1993 260,234,000 0 260,234,000 29 -164,232,000 1994 267,641,000 0 267,641,000 34 631,796,000 1995 306,136,000 0 306,136,000 33 628,399,000 1996 300,437,000 0 300,437,000 41 827,266,000 1997 772,625,000 0 772,625,000 43 -4,478,560,000 1998 975,385,000 0 975,385,000 45 681,481,000 1999 1,349,544,000 0 1,349,544,000 50 816,471,000 2000 1,234,266,000 0 1,234,266,000 50 -10,489,221,000 2001 1,145,245,000 0 1,145,245,000 51 -206,738,000 2002 1,120,022,000 0 1,120,022,000 51 688,620,000 2003 743,518,000 0 743,518,000 52 2,250,033,000 2004 690,013,000 0 690,013,000 55 2,048,633,000 2005 798,657,000 0 798,657,000 64 964,692,000 2006 805,952,000 0 805,952,000 68 155,868,000 2007 1,036,637,000 0 1,036,637,000 71 4,384,174,000 2008 1,235,763,000 0 1,235,763,000 70 3,364,914,000 2009 1,391,403,000 0 1,391,403,000 63 6,267,194,000 2010 1,755,022,000 143,874,000 1,611,148,000 72 12,198,943,000 2011 3,984,583,000 2,094,444,000 1,890,139,000 79 8,984,733,000 2012 4,287,273,000 2,070,888,000 2,216,385,000 80 7,690,366,000 2013 4,347,889,000 1,688,888,000 2,659,001,000 84 3,875,329,000 2014 6,545,006,000 3,047,328,000 3,497,678,000 86 6,971,458,000 2015 6,459,915,000 3,761,508,000 2,698,407,000 5,374,814,000 2016 Năm (13) (14) (15) (16) (17) (18) 1986 23 95 1987 78 96 0.024 1988 607 96 0.729 1989 4,464 85 6.820 1990 6,483 84 7.651 1991 10,037 85 8.259 1992 11,202 91 10.624 1993 10,641 62 10.216 1994 10,966 87 10.740 1995 11,038 84 247.20 12.868 1996 1.62 11,033 76 216.27 14.299 38.95 1997 1.67 11,683 88 117.92 10.754 19.76 1998 1.68 13,268 89 109.53 9.765 18.12 1999 2.81 13,943 95 71.43 10.208 16.76 2000 2.26 14,168 94 24.09 6.438 4.71 2001 2.36 14,725 94 19.57 5.717 3.96 2002 2.21 15,280 92 16.47 5.117 3.42 2003 2.69 15,510 89 13.21 5.300 3.49 2004 2.44 15,746 86 23.97 9.610 5.53 2005 2.65 15,859 84 22.54 11.011 5.52 2006 3.22 15,994 83 18.22 13.052 5.35 2007 4.08 16,105 83 18.70 19.029 7.87 2008 3.21 16,302 88 17.58 15.890 5.91 2009 2.57 17,065 94 29.06 14.614 7.51 2010 1.62 18,613 94 55.58 15.430 8.64 2011 1.42 20,510 96 79.61 20.001 10.15 2012 2.49 20,828 94 48.28 20.052 9.91 2013 2.15 20,933 96 46.99 18.588 8.51 2014 2.54 21,148 97 39.78 18.779 8.42 2015 1.88 21,698 98 42.43 15.403 6.90 2016 2.32 38.35 16.110 7.39 Phụ lục 2. Dữ liệu cho mô hình nghiên cứu Qúy GDP EXD RESER OPE CPI FDV EX 2000Q1 5.624709 16.29 3.59 155.8826 48.88136 178.5039 102.18 2000Q2 6.71841 16.05 3.53 135.7587 48.13099 83.03659 100.6 2000Q3 6.915497 15.46 3.54 138.6374 47.59501 56.90721 99.82 2000Q4 7.562233 25.6 3.42 146.2582 47.9032 44.60459 97.5 2001Q1 7.142464 16.09 3.33 177.21 48.21138 224.1587 98.8 2001Q2 6.900396 15.98 3.43 154.1854 47.7424 102.0693 97.7 2001Q3 6.940233 16.28 3.69 149.0629 47.7156 69.4434 98.86 2001Q4 6.679799 25.75 3.67 123.7002 48.01039 52.11891 101.28 2002Q1 6.587514 16.75 3.9 168.6778 49.44134 234.492 97.18 2002Q2 7.039943 17.52 3.8 156.3877 49.66442 105.2725 101.03 2002Q3 7.112825 17.34 3.85 154.0732 49.76582 70.32227 103.28 2002Q4 7.432601 29.78 4.12 167.4762 50.15113 53.03555 103.03 2003Q1 6.796007 20.21 5.42 212.6731 51.36789 245.3152 104 2003Q2 6.459316 20.43 6.33 188.7166 51.44901 116.0679 104.72 2003Q3 8.112831 19.86 6.08 172.2545 51.1651 78.55466 106.56 2003Q4 7.883123 32.33 6.22 180.7423 51.44901 61.62917 109.95 2004Q1 6.982135 21.24 6.28 246.7718 53.57836 294.8078 109.31 2004Q2 7.079567 21.49 6.39 216.9519 55.1196 131.6716 105.07 2004Q3 8.003426 21.45 6.73 254.0175 56.13357 90.45241 103.42 2004Q4 8.813946 33.24 7.04 226.5731 56.53916 69.26359 107.68 2005Q1 7.443725 22.61 7.92 306.3575 58.42515 314.7923 105.83 2005Q2 8.041353 20.58 7.87 264.3644 59.5608 143.2146 102.61 2005Q3 9.260976 20.16 8.61 287.2774 60.37198 98.41512 100.42 2005Q4 8.782022 31.27 9.05 251.0708 61.34539 77.28375 99.56 2006Q1 7.349648 22.05 10.74 335.3703 63.27194 379.6877 98.13 2006Q2 7.418733 22.21 11.29 299.609 63.96144 170.478 100.13 2006Q3 8.777561 21.3 11.9 335.7597 64.71178 111.5846 100.24 2006Q4 9.075121 39.97 13.38 288.651 65.46212 86.3225 100.5 2007Q1 7.658811 23.79 18.32 406.4443 67.40895 450.1091 98.15 2007Q2 7.988434 25.59 20.79 348.7755 68.66628 208.6435 97.69 2007Q3 8.72989 25.08 22.58 393.5698 70.26836 141.1255 97.33 2007Q4 9.159953 35.53 23.48 361.379 72.43826 109.6138 98.58 2008Q1 7.520705 32.03 26.44 565.3705 78.46126 511.7359 93.76 2008Q2 5.820867 30.2 22.26 486.1118 85.49824 207.0343 88.32 2008Q3 6.472439 27.95 23.85 487.3503 89.75693 132.5637 85.22 2008Q4 5.82491 35.54 23.89 341.6309 89.51357 102.4245 82.56 2009Q1 3.123255 24.6 23.01 461.7053 90.64692 528.8069 81.71 2009Q2 4.424904 24.23 20.26 388.3295 91.23294 242.7491 93.54 2009Q3 5.183652 25.2 18.77 424.5991 91.93089 159.2215 82.71 2009Q4 7.668067 37.97 16.45 401.6911 93.62828 115.2074 86.24 2010Q1 5.933684 29.34 13.85 565.3764 97.44487 546.2706 89.15 2010Q2 6.287249 28.69 14.12 508.098 98.94961 253.3432 87.58 2010Q3 7.401548 31 14.11 541.2396 99.82612 170.4317 87.85 2010Q4 7.226605 44 12.47 501.774 103.7794 125.1094 89.88 2011Q1 7.41994 34.16 12.22 769.6155 109.9152 564.9496 93.13 2011Q2 5.708116 34.98 15.23 683.1559 118.1193 237.8416 90.51 2011Q3 5.750594 33.56 15.35 751.7266 122.3213 156.3405 87.93 2011Q4 9.504378 43.58 13.54 634.2014 124.3541 109.3687 86.31 2012Q1 4.64 32.59 17.8 904.4881 127.423 518.05 86.51 2012Q2 4.8 34.24 20.11 762.3912 128.2441 238.4753 85.24 2012Q3 5.05 33.15 21.67 794.5756 129.2044 159.6566 83.48 2012Q4 6.119006 29.16 25.57 677.9307 133.0095 106.4646 83.62 2013Q1 4.76 28.72 28.44 1033.344 136.2269 536.8597 82.29 2013Q2 5.54 29.04 24.94 853.4692 136.645 250.8716 80.3 2013Q3 6.04 28.99806 24.45 880.6437 138.27 161.564 78.85 2013Q4 5.237336 38.26 25.89 761.3642 140.87 117.0288 78.84 Phụ lục 3. Kết quả của mô hình tuyến tính Phụ lục 4: Kết quả nghiên cứu mô hình phi tuyến Phụ lục 4.1. Ước lượng ngưỡng nợ bằng phần mềm SPSS 20.0 Phụ lục 4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình phi tuyến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_no_nuoc_ngoai_den_tang_truong_kinh_te_v.pdf
Luận văn liên quan