Mùa thu đến với tâm hồn các nghệ sĩ trong phong trào Thơ mới cũng
chính là mùa nở rộ của thơ ca hiện đại Việt Nam. Bởi cái khoảnh khắc tuyệt mỹ
này của đất trời tràn đầy sức quyến rũ. Nó như thổi sự sống vào tâm hồn các thi
nhân, để rồi gợi nhớ, gợi thương, gợi vui, gợi buồn, làm thức dậy cả một chân
trời khao khát trong lòng người nghệ sĩ. Do vậy, mà từ hàng ngàn năm nay, thơ
ca viết về mùa thu đã trở thành một dòng chảy liên tục chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Với các nhà Thơ mới (1932-1945), dường như thi sĩ nào cũng có một đôi câu,
một đôi bài viết về mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn, người
viết đã chọn ba bài thơ khá tiêu biểu để nghiên cứu đề tài này, nhằm khẳng định
những đóng góp mới mẻ của họ vào kho tàng truyền thống của thơ ca viết về
mùa thu. Nếu có dịp, chúng tôi sẽ trở lại đề tài này một cách sâu rộng và hoàn thiện hơn.
111 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 6666 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vết thương của cành
cây, cánh nhạn lạc đàn dừng chân nghỉ, gió mưa khắc sâu dần trên những chiếc
móng.
“Rừng thu sống sót một cành xuân
Nhạn lạc đàn qua tạm nghỉ chân
Móng nhọn vô tình in dấu vết
Gió mưa ngày một khắc sâu dần”.
(Sống sót- Đọng bóng chiều)
Chúng ta thấy rằng thi nhân phải có một con mắt tinh anh mới nhận xét
được như thế. Dấu chân chim đó cũng là vết thương tâm của bao mùa thu đi qua
trái tim cùa thi nhân.
Thi nhân còn đưa chúng ta đến với một mùa thu huyền ảo, đến với những
ánh đèn lung linh:
74
“Thoảng tiếng chuông chùa vọng
Bóng đèn khuya rung rinh
Nao nao lòng giếng quạnh
Hơi thu tràn hư linh”.
(Thâm u- Mộng Ngân Sơn)
Dường như hơi thu đã tràn khắp không gian, thi nhân lắng nghe văng
vẳng đâu đây có tiếng chuông chùa vọng lại.
Trong không gian thu lạnh, cảnh vật dường như cũng lạnh lẽo, héo tàn:
“Thu lạnh mướp tàn hoa
Vườn không ong bướm hoa
Song khuya ngồi xếp sách
Sương óng giọt trăng tà.
(Giọt trăng)
Cái lạnh của mùa thu đến làm cho cánh hoa mướp tàn phai, bướm tìm hoa
ở vườn không, mà màu vàng của hoa mướp đã không còn. Cảnh vật thật buồn
bã, thi nhân tưởng tượng nước mắt ứa như sương “sương óng giọt trăng tà”.
Bên cạnh không gian thu lạnh là không gian thu muộn với hiên trưa nắng
ấm và không khí thật thanh bình, thật an nhàn:
“Nắng vàng sưởi ấm hiên trưa
Võng gai kẽo kẹt nằm đưa tuổi già
(Thu muộn)
Mây ngàn vọng tiếng chim ca
Dẫu trong thu muộn vẫn là xuân xanh”.
(Trăng hoàng hôn)
75
Còn gì tuyệt vời hơn khi buổi trưa nắng ấm, thi nhân đang tưởng tượng đang
nằm trên chiếc võng đung đưa, chiếc võng đã đưa thi nhân chìm trong giấc
mộng với ngàn tiếng chim ca. Dù tuổi đã già, nhưng đối với thi nhân nó vẫn mãi
mãi là xuân xanh. Không gian mùa thu ấy như đưa chúng ta trở về với niềm tin
và hi vọng của một thời tuổi trẻ. Chính vì vậy, thi nhân đã khẳng định rằng, dù
là thu muộn nhưng vẫn mãi là xuân xanh.
Trong không gian mùa thu, không thể thiếu được ánh trăng, từ lâu trăng
đã trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ của thi nhân. Dưới con mắt của thi
nhân, trăng thu nơi xứ lạ thật mông lung, xao xuyến:
“Bến lạ thu bay lá rợp đường
Khôn tìm giấc mộng ẩn canh sương
Tờ thơ gió lật trăng bên gối
Giếng ngọt vườn quê gợi nhớ thương”.
(Đọng bóng chiều)
Thu đến dường như lá thu bay rợp đường giữa canh sương, cảnh vật, đã đưa
bước chân phiêu lưu của thi nhân trở về với “giếng ngọt vườn quê” về lại với
những gì gần gụi,thân thương nhất. Nỗi nhớ ấy còn được thể hiện qua tiếng
chuông chùa cạnh bến sông:
“Từng giọt châu rơi mắt mẹ hiền
Mừng con lưu lạc trở đoàn viên
Neo thu bến tạnh bờ sương sóng
In bóng chùa xa trăng nửa hiên”.
(Đọng bóng chiều)
Mùa thu bao giờ cũng là mùa của sự ly biệt, và ánh trăng ở đây cũng chỉ
còn là nửa hiên. Cuộc đoàn viên ấy còn gặp trở ngại, còn bến tạnh mà sao bây
76
giờ vẫn còn sương sóng, để cho giọt lệ mẹ già vẫn còn rơi theo tiếng chuông
khuya.
Thi nhân càng ngắm trăng, càng uống rượu, lại càng nhớ nhung, điều đó
không làm vơi đi nỗi sầu nhớ quê hương của mình. Mặc dù lúc này thi nhân
đang nằm trong bệnh viện:
“Đơn chiếc tình quê trúc rũ thềm
Thu về nâng gót cánh hương đêm
Xanh tràn bóng viện mây ngân hán
Lạnh ngấm lòng men gió nguyệt thềm”.
(Thu bên thềm độc ẩm)
Là người hòa đồng mật thiết với thiên nhiên và mỗi cảnh sắc của thiên
nhiên biến thành một trạng thái của tâm hồn nghệ sĩ. Điều đó thể hiện rõ trong
bài thơ Đối cảnh, in trong tập Đọng bóng chiều:
“Sân hoa phơi phới mưa hoàng cúc
Thuyền có hiu hiu gió Bích đầm
Nâng chén hương pha trà độc ẩm
Lặng nhìn thu cảnh ửng thu tâm”.
(Đối cảnh)
Cảnh trong thơ là cảnh thực, mùa thu hoa cúc nở vàng trong mưa, do đó
có tên “mưa hoàng cúc”. Vào mỗi buổi chiều trong gió thu nhè nhẹ, những chiếc
thuyền con chở cỏ cho ngựa đang nối tiếp nhau đi vào đầm cập bến chợ Nha
Trang. Trong buổi chiều nên thơ ấy, thuyền đi dưới mưa thu như cảnh trong bức
tranh thủy mặc. Khung cảnh thiên nhiên nên thơ quá, gợi cho thi nhân những
tình cảm thật êm đềm. Qua bài thơ, ta có thể nhận thấy rằng thi sĩ có những rung
cảm rất chân thật, nhà thơ đã hòa chung thu cảnh với thu tâm, để cất lên những
77
câu thơ tuyệt bút. Những cảnh thu đầy cảm xúc đã làm ửng lên nét thu tâm của
thi nhân, khi thi nhân thốt lên;
“Khi buồn tựa cửa trông ngàn biếc
Mây ráng chiều thu ngọn gió đưa”.
(Đối cảnh)
Lúc này thu cảnh và thu tâm của thi nhân đã thực sự hòa quyện làm một.
Thi nhân đem tình cảm của mình gửi vào cảnh vật và dùng cảnh để nói lên tình
thì thi nhân đã gửi cho đời một tâm sự:
“Đời người ngày một phấn hương
Đời ta ngày một gió sương một nhiều
Ao thu lai láng dáng chiều
Lửng lơ nhuộm thắm cánh diều lưng mây”.
(Đời ta – Giàn hoa lý)
Bao mùa thu qua đi, để lại trong lòng thi nhân từng đợt lá rơi, hết sương
rơi rồi trăng tàn, thi nhân phải tìm đến gió và hương để làm khuây khỏa tâm hồn
mình:
“Xưa tiễn thu đi chiếc lá hồng
Nay thu về với bóng trăng trong
Sương qua hoa biết tình thu trượng
Mượn gió đưa hương ấp ủ lòng”.
(Tình thu- Đọng bóng chiều)
Và tấm lòng của thi nhân được diễn tả như giọt sương rơi rụng trên lan
can:
78
“Lặng lẽ cây sương trở gió ngàn
Trăng tà đôi giọt rụng lan can
Chùa xa riêng cảm đêm thu quạnh
Vần kệ ngân đưa giấc mộng tàn”.
(Giao cảm - Đọng bóng chiều)
Tình thu còn man mác và lan tràn như hoa cúc giữa sương đêm:
“Giếng cúc đôi nhành thu nhậm hương
Đôi nhành trăng nở mộng đêm sương
Giò đây bến lạ người năm ngoái
Lặng lẽ thuyền quê chở nhớ thương”.
(Giếng cúc – Đọng chiều buồn)
Thật ra tình cảm mà thi nhân dành cho mùa thu thật tha thiết, dường như
con thuyền không sao trở hết được thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Trong không
gian thu, chỉ có thiên nhiên và ánh trăng, thi nhân còn miêu tả cả côn trùng giữa
mùa thu:
“Mây chiều thu mong manh
Nước hồ thu long lanh
Chung lòng sen nở trắng
Con chàng hiu lưng xanh”.
(Mộng Ngân Sơn)
Đó là bức tranh thủy mạc của người họa sỹ, đó là sự dịu dàng thanh thoát
của thiên nhiên. Trong buổi chiều thu mong manh, những đóa sen đang đua
nhau nở trắng giữa hồ thu trong xanh. Với tâm hồn thanh thoát như trời thu, con
chàng hiu xám xịt đang ngồi ung dung trong lòng sen trắng.
79
Đó còn là hình ảnh cánh quạ đang bay rộn ràng trong buổi chiều thu tàn,
nỗi buồn như xâm chiếm cả không gian:
“Nắng nhạt chiều thu quạ rộn ràng
Sầu vương lau lách lạnh thềm hoang
Tro tàn thư viện duyên ngao ngán
Đá nát hoàng cung bước ngỡ ngàng”.
(Tiếng vàng khô)
Tác giả đã mượn hình ảnh, âm thanh con quạ để diễn tả nỗi buồn mênh
mông, trước cái hoang tàn của cung đình sụp đổ với thời gian. Trong buổi chiều
thu mênh mông, thi nhân còn bắt gặp những con chuồn chuồn đang nhởn nhơ
bay:
“Nắng nhạt ánh sương mờ
Chuồn chuồn bay nhởn nhơ
Chung đoàn con bướm trắng
Trời lạnh cánh bơ vơ”.
(Mộng Ngân Sơn)
Những con vật giữa khung cảnh thiên nhiên qua con mắt của nhà thơ,
cũng chỉ lả một biến thái của tâm tình tác giả. Thi nhân lấy hình ảnh của chuồn
chuồn nhởn nhơ bay cùng đàn bướm trắng đang bơ vơ giữa buổi chiều thu nắng
nhạt để nói lên tâm trạng, nói lên nỗi lòng ưu tư của mình trước cảnh phồn hoa
đô hội. Chúng ta càng đồng tình với Fenelon mà ca ngợi Quách Tấn: “Thi nhân
đã trao linh hồn và tâm tính cho vạn vật. Trong thơ của ông, vạn vật đều có tình
cảm, vạn vật đều trao tình cảm cho bạn, thậm chí cây cỏ cũng làm cho bạn động
lòng”[20.108].
80
Qua những tác phẩm viết về mùa thu được trích trong một số tập thơ tiêu
biểu: Mùa cổ điển, Một tấm lòng, Đọng bóng chiều, Mộng Ngân Sơn, Giọt
trăng, ở mỗi tác phẩm Quách Tấn đều thể hiện một ý vị, một vẻ đẹp riêng rất
thâm thúy và nồng nàn. Mỗi khi thưởng thức những tác phẩm ấy, tâm hồn chúng
ta lại trào lên nỗi nhớ thương man mác về quá khứ, về tình người, về tình yêu
quê hương đất nước. Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận
xét: “Quách Tấn đã tìm được những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm
thía. Người đã thoát hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là môn sở trường của nhiều
người trong làng thơ cũ”[38.34]. Sự rạo rực của “hình ảnh kẻ chinh phụ, trong
lòng người cô phụ”. Tại sao hình ảnh kẻ chinh phụ lại rạo rực, điều này chỉ có
những tâm hồn như Lưu Trọng Lư mới cảm nhận được.
81
CHƢƠNG 3
NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT
3.1. Cái tôi trữ tình
Thơ là tiếng lòng, là khoảnh khắc thăng hoa nên cái tôi trữ tình dần dần
nhường bước cho cái tôi bản ngã xuất hiện.Thơ trữ tình là sự thể hiện trực tiếp
những tâm trạng, những cảm xúc và suy tư của cái tôi trước thế giới và con
người bằng những hình thức của nghệ thuật ngôn từ. Nếu như trong đời sống,
mọi hành vi của con người đều là kết quả của sự định hướng chi phối của cái tôi,
thì trong nghệ thuật, tác phẩm với tư cách là sản phẩm của hoạt động sáng tạo
tinh thần cũng là kết quả của cái tôi nghệ sĩ. Do đặc thù từng loại hình nghệ
thuật mà cái tôi nghệ sĩ này bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong tác phẩm tự
sự, cái tôi được bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách quan. Ngược lại,
trong tác phẩm trữ tình nó bộc lộ một cách trực tiếp. Cái tôi trữ tình là một giá
trị cụ thể của cái tôi nghệ thuật trong thơ.
Cái tôi trữ tình là biểu hiện cao nhất của cá tính sáng tạo trong thơ trữ
tình. Nó mang trong mình bản chất xã hội tâm lý, bản chất tự ý thức. Đồng thời,
cái tôi ấy luôn có nhu cầu tự biểu hiện. Đó là sự bộc lộ chính mình xuất phát từ
nhu cầu tự ý thức về giá trị, về sự tồn tại, về quyền sống của cái tôi gắn với nhu
cầu xã hội. Từ đó dẫn đến ý thức về sự đồng cảm, được hiểu, tìm sự đồng vọng
trong trái tim người khác. Bởi “Thơ là điệu tâm hồn tìm đến những tâm hồn
đồng điệu” (Tố Hữu).
Một yếu tố không thể thiếu trong thơ là hình tượng cái tôi trữ tình, nó bộc
lộ bản sắc, tâm hồn tiềm năng sáng tạo và khả năng đồng hóa hiện thực của mỗi
nhà thơ. Mỗi nhà thơ lớn đều có cái tôi trữ tình độc đáo, đa dạng và phong phú,
in đậm những dấu ấn riêng và làm nên bản sắc đa dạng trong từng nền thơ các
82
dân tộc. Và hình tượng cái tôi trữ tình này chỉ hình thành khi nhà thơ có một
quan niệm nghệ thuật độc đáo, một cái nhìn riêng về cuộc đời.
Trong luận văn này, người viết nghiên cứu hình tượng cái tôi ở cấp độ
nhà thơ trong những sáng tác tiêu biểu. Với cấp độ này, hình tượng cái tôi là một
kiểu nhân vật đặc biệt trong tác phẩm văn học.Tuy nhiên, nó không hoàn toàn
đồng nhất với con người tác giả mà hình tượng cái tôi là kết quả của sự điển
hình hóa nghệ thuật. ở đó con người cá nhân nhà thơ đã nghe thấy mình, cảm
thấy mình ở trong người khác, với người khác và cho người khác.
Trong thơ cổ điển, chưa có quan niệm con người cá nhân, mà con người
chỉ được xem như một phần trong vạn vật nhất thể của vũ trụ. Con người xuất
hiện trong thơ chủ yếu trong tư thế đó. Con người chưa có cái tôi cá thể, mà
chìm lẫn vào vũ trụ. Đây đó ta gặp một lữ khách thấp thoáng trên đường, hoặc
một ai đó đang tựa gối ôm cần nơi ao thu lạnh lẽo:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được”
(Thu điếu- Nguyễn Khuyến)
Con người luôn tương thông với vạn vật, đôi khi cũng ước ao trở thành
vạn vật:
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
(Cây thông – Nguyễn Công Trứ)
Đến với thơ ca lãng mạn, ý thức về con người cá nhân phát triển hơn bao
giờ hết. con người trở thành trung tâm của vũ trụ, trở thành chủ đề của vũ trụ.
Trong thơ trung đại, con người lẫn vào hoa cỏ, núi non, con người là một phần
bé nhỏ trong thực thể vũ trụ rộng mênh mông. Đến với Thơ mới, chúng ta bắt
gặp sự phong phú, phức tạp của thế giới tâm hồn thi nhân, khi họ chân thành,
cởi mở lòng mình. Cái tôi trữ tình cá nhân đã xưng danh và biểu hiện mình một
83
cách trực tiếp đầy tự tin qua đại từ “tôi” và tư ý thức mình dưới hình thức cởi
mở, mang tính chất tự thú, tự ngắm và tự nghiệm. Nó đề cao trạng thái và địa vị
cái tôi cá nhân:
“Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất
Khôn có chi bè bạn nổi củng ta”.
(Hy Mã Lạp Sơn- Xuân Diệu)
Hay:
“Và đêm nay lòng tôi lạnh lẽo
Như sáng trăng trên mặt nước thu lờ”.
(Thở than – Xuân Diệu)
Cái tôi trữ tình cá thể là trung tâm cảm hứng giãi bày, thổ lộ, tự biểu hiện
mình một cách trực tiếp bằng trạng thái thể chất giao hòa nhuần nhụy giữa con
người và ngoại vật. Có thể nói thơ ca lãng mạn chính là cuốn nhật ký tràn đầy
cảm xúc của tâm hồn người.
Hình tượng cái tôi trữ tình trong Thơ mới là tiếng nói của những cảm xúc
mới trước một thời đại mới. Các nhà thơ mới đến với thế giới lung linh kì ảo để
khẳng định cái tôi tự do, cái tôi được thực sự là mình trong thời đại mới. Nếu
Xuân Diệu đam mê say đắm trong cảnh sắc thiên nhiên, trong khu vườn tình ái
thì Lưu Trọng Lư coi tình yêu, hạnh phúc chỉ là một chùm nguyện, một chùm
mơ, dệt lên cho mình một cõi mộng hư ảo, mờ sương khói. Thơ Lưu Trọng Lư
là cả tấm lòng thổn thức của con người mơ mộng lúc nào cũng nặng lòng yêu
dấu. Đến với Quách Tấn, chúng ta lại đến với sự cân đối trong cảnh và tình.
Cái tôi trong Quách Tấn chính là tiếng tơ lòng, là tâm tình riêng chân thực
và cảm động của thi sĩ muốn gửi gấm tấm lòng mình vào thiên cổ, ký thác nỗi
niềm tâm sự của chính tác già. Cái tôi trong thơ ông với tư cách là con người cá
nhân bộc lộ cảm xúc từ đáy lòng mình:
84
“Gầy úa rừng sương đeo giọt sầu
Đây lòng ta đó một trời thu”
(Cảm thu)
Câu thơ thể hiện khát vọng nhớ thương da diết của chủ thể trữ tình. Trong văn
chương lãng mạn nói chung, sầu và buồn được coi là nguồn cảm hứng lớn. Bởi
ngay từ khi sinh ra, các nhà thơ mới đã nhận thấy mình như: “Con nai vàng bị
chiều đánh lưới. Chẳng biết đi đầu đứng sầu bóng tối”
(Xuân Diệu)
Có lẽ vì thế mà Thơ mới vừa cất tiếng chào đời đã buồn từ ngay trong bản
chất. Và cái sầu ấy đã trở thành lý tưởng thẩm mĩ của các nhà thơ lãng mạn. Nếu
cái buồn của Xuân Diệu là sự trống trải, cô đơn đến hiu hắt khi thời gian không
ngừng lại, tình yêu chẳng đợi chờ thì nỗi buồn trong thơ Lưu Trọng Lư chỉ là
nỗi sầu mộng, vấn vương, tê tái:
“Chim không hạ cánh
Lá rụng không buồn bay
Những chiều thu, em không buồn tựa cửa”
(Lòng cô phụ - Lưu Trọng Lư)
Có lẽ là cái sầu nhẹ nhàng, vấn vương, tê tái của Lưu Trọng Lư là cái
chớm sầu của Thơ mới.
Hình tượng cái tôi trữ tình trong Thơ mới là cái tôi trữ tình tinh tế, nhạy
cảm với khả năng nắm bắt những khoảnh khắc, tâm trạng, những cảm xúc mơ
màng không xác định, những biến thái tinh vi của con người và tạo vật. Bằng sự
tinh tế và nhạy cảm, Xuân Diệu không chỉ nghe được:
“ Rét mướt luồn trong gió”
( Đây mùa thu tới)
85
hay:
Cành biếc run run chân ý nhi”
(Thu – Xuân Diệu
Mà còn thấy cả: “Con cò trên ruộng cánh phân vân”
(Thơ duyên – Xuân Diệu)
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét rằng so với cánh cò của Vương Bột
thì cánh cò của Xuân Diệu: “có sự cách biệt của hơn một nghìn năm và hai thế
giới”[38.118]. Đúng như vậy, đó là hai thế giới, một thế giới lặng lẽ bình an và
một thế giới luôn gấp gáp, vội vàng.
Trong buổi chiều thu bát ngát, mây trôi lững lờ, thi sĩ Quách Tấn thấy
được trạng thái co ro của cánh cò:
“Co ro thân cò lép
Bến lạnh đứng rình mồi
Bát ngát dòng thu nguyện
Mây chiều lững lờ trôi.
Nắng chiều thu trở lạnh
Buồn vương ngọn heo may
Lặng lẽ hồ in bóng
Con cò đơn chiếc bay”.
(Mộng Ngân Sơn)
Hình ảnh thân cò co ro nơi bến lạnh kiếm tìm mồi thật xúc động lòng
người biết bao, chiều thu đã trở lạnh mà cò vẫn một thân một mình lặn lội đi
kiếm mồi. Phải là người yêu thiên nhiên và cảnh vật tha thiết lắm, thi nhân mới
có được những phát hiện tinh tế đến như vậy.
86
Từ xưa đến nay, có lẽ Lưu Trọng Lư là người đầu tiên và cũng là người
duy nhất nghe được tiếng trăng mờ. Không chỉ nghe được tiếng trăng mờ mà thi
nhân còn nghe được cả tiếng thổn thức:
“Tiếng trăng mờ thổn thức”
(Tiếng thu)
Chính sự thổn thức của ánh trăng ấy đã tạo nên không gian hư ảo huyền diệu
như có như không, bao phủ khắp mùa thu. Không chỉ dừng lại ở đó, thi nhân còn
thấy được sự rạo ó thể cảm nhận được.
Tóm lại sự phát triển của cái tôi trữ tình ở các nhà thơ mới đã diễn ra trên
từng cung bậc, từng trạng thái với nhiề u khía cạnh, bình diện khác nhau. Sự vận
động ấy góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền thơ ca Việt Nam.
3.2 Không gian và thời gian nghệ thuật
3.2.1 Ánh trăng thu và gió thu
Không gian nghệ thuật là môi trường hoạt động của hình tượng, là hình
thức bên trong của hình tượng thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không gian nghệ
thuật không đồng nhất với không gian hiện thực vốn tồn tại khách quan, mà trở
thành một ký hiệu đặc biệt để giới thiệu những phạm trù ngoài không gian.
Không gian nghệ thuật có thể là không gian thiên nhiên hay không gian sinh
hoạt, không gian này lưôn gắn liền với tâm lý, tình cảm, ước mơ, khát vọng của
con người. không gian nghệ thuật gắn với sự cảm nhận về không gian nên mang
tính khách quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng.
“Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác
phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế
giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ
sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các
hiện tượng nghệ thuật”[12.49].
87
Không phải đến khi văn học viết hình thành và phát triển, chúng ta mới có
không gian nghệ thuật mà ngay từ xưa, con người trong ca dao đã có một không
gian nghệ thuật riêng gắn với cây đa, bến nước, sân đìnhĐó là khoảng không
gian hết sức gần gũi, quen thuộc và không kém phần thơ mộng.
Trong thơ ca trung đại, không gian lại mang dáng vẻ trầm u, nhàn dật
vắng vẻ. Đó là không gian vũ trụ vô tận, vô cùng mà trần thế chỉ là một phần rất
nhỏ. Ở đó có núi cao, suối vắng, mây ngàn, cánh hạcTrong khung cảnh rộng
lớn ấy, con người chỉ là một chấm nhỏ đơn độc, chìm trong suy tư. Tuy rằng,
không gian thơ đã được mở rộng, nhưng ngòi bút của thời kỳ trung đại vẫn chưa
thoát khỏi lối ước lệ, tượng trưng. Đó là sản phẩm của ý thức hệ phong kiến, các
tác giả sáng tác theo một quy ước chung, ít có sự phá vỡ thi pháp.
Khi phong trào Thơ mới ra đời, ý thức về cái tôi trong bản thân mỗi nhà
thơ trỗi dậy thì tất cả đã đổi khác. Mỗi nhà thơ với sự mong muốn, bộc lộ chân
thật nhất cái tôi trữ tình của mình, với khát vọng vận động, vượt thoát khỏi
những ước lệ, tượng trưng để chuyển dịch đến một không gian mới. Không gian
mới ấy bao gồm cả không gian nội tâm và không gian ngoại cảnh. Tất cả đều
thoáng, rộng, tự do, đầy hương vị và đa sắc màu. Họ đã biến không gian sơn
thủy, có hoa hữu tình trong thơ cổ thành một không gian rời rạc, hững hờ, lạnh
lẽo. Biến mỗi cá nhân thành một vũ trụ riêng tư đầy bí mật, biến cái không gian
mang ẩn ý thanh cao thành không gian trần thế gần gũi. Rõ ràng không gian
nghệ thuật là phương diện rất quan trọng của tư duy nghệ thuật, đánh dấu trình
độ chiếm lĩnh thế giới của nhà thơ.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy không gian trong thơ Xuân Diệu, Lưu
Trọng Lư, Quách Tấn có ánh trăng thu, gió thu, xuất hiện khá nhiều. Đó thực sự
trở thành tính hiệu, ẩn ý nghệ thuật cùa thi nhân. Xem xét những tín hiệu ấy, tuy
chưa hoàn toàn nói lên được tất cả nhưng cũng phần nào mô phỏng được chiều
kích của không gian thơ trong Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn.
88
Trăng không phải là một không gian lúc nào cũng có hình hài cụ thể,
nhưng nó lại lan tỏa và xuyên thấm vào tất cả mọi cảnh vật, với ánh sáng
bao trùm ở diện rộng đã tạo nên một không gian mơ hồ, mộng ảo. Hình tượng
ánh trăng vừa thể hiện không gian thiên nhiên thơ mộng, đồng thời là nơi gửi
gắm những nỗi niềm ưu tư của thi nhân trước một thời đại. theo khảo sát của
chúng tôi, trăng xuất hiện khá nhiều trong tất cả những tác phẩm của ba nhà thơ
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn.
Trước tiên, “trăng” trong thơ Xuân Diệu tượng trưng cho vẻ đẹp bất tận
của thiên nhiên:
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc với muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”.
(Cảm xúc)
Ở Xuân Diệu, lòng ham sống được bộc lộ một cách tha thiết, cuồng nhiệt.
Thi nhân ước được “ru với gió”, được “mơ theo trăng”, được “vơ vẩn cùng
mây”, được “ràng buộc với muôn dây”, được “chia sẻ với trăm tình yêu mến”
“Trăng” trong thơ Xuân Diệu còn là “nàng trăng” thu thơ mộng:
“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ”.
(Đây mùa thu tới)
“Nàng trăng” thật gần gũi và ấm áp biết bao, có lẽ cách gọi này chỉ có ở
Xuân Diệu. “Trăng” ở đây không phải là ánh trăng vô tri nữa, mà qua cách gọi
của thi nhân, trăng lại “ngẩn ngơ”. “Trăng” chính là hình ảnh của người thiếu nữ
trẻ trung, xinh tươi , dịu dàng và thơ mộng.
89
Ở Nguyệt cầm thi nhân mở ra một không gian rất đặc trưng cho thế giới
tĩnh mịch, băng giá. Hình tượng thế giới này gắn với đêm trăng và “trăng”, trong
thơ ông dường như không nhạt, không mờ mà lúc nào cũng “tròn đầy”, “rạng
tỏ”:
“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”.
(Nguyệt cầm)
Phải chăng, trăng ấy cũng phản ánh một âm hồn không bao giờ thích nhợt
nhạt, bằng phẳng? Ánh nguyệt sáng lạnh càng soi tỏ tường tận hơn nỗi lạnh
buốt, trống trãi trong cõi lòng cô đơn. Sự tương phản này đã tạo nên không gian
trăng “buồn tuyệt diệu” trong thơ Xuân Diệu. Bởi:
“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá”
(Trăng)
Có lúc trăng ngà sáng lạnh, buông khắp không gian vô cùng, vô tận. Cả
thế giới vũ trụ lặng lẽ, trống vắng một cách tuyệt đối trong ánh trăng trong suốt:
“Khắp biển trời xanh, chẳng bến trời
Mắt nhìn thêm rợn ánh khơi vơi
Trăng ngà lặng lẽ như buông tuyết
Trong suốt không gian tĩnh mịch đời”.
(Buồn trăng)
Không gian trăng bát ngát này càng mênh mang thương nhớ, trở nên lung
linh bởi đang ngưng đọng tiếng đàn. Không gian trăng cũng là không gian nhạc,
sự hòa quyện giữa tiếng đàn và ánh trăng qua tâm hồn thi nhân thật huyền
nhiệm.
90
“Trăng” trong thơ Lư Trọng Lư là vầng trăng thu huyền ảo, trăng của thế
giới mộng, mang dấu ấn tâm trạng của thi sĩ. “Trăng” trong thơ ông không còn
là trăng của mây trời, sông nước, trăng của tự nhiên nữa mà là trăng của lòng
người, của tình người, trăng đã bị nội tâm hóa sâu sắc, nó mang theo những xao
động của tâm hồn thi nhân. Không gian sông nước ngập tràn ánh trăng chính là
sự cụ thể hóa, hình tượng hóa một khoảnh khắc tâm trạng nào đó nơi hồn thi sĩ.
Không gian của ánh trăng không chỉ là không gian của sầu, của buồn mà
đôi khi, nó lại là không gian tạo sự mờ ảo, thực hư, lung linh cho một đêm xuân
tình lãng mạn:
“Trăng lội vẫn mơ màng
Trên những vòng tóc rối”
(Còn chi nữa)
“Trăng” trong thơ Lưu Trọng Lư hình như rất ít khi sáng rõ, mà lúc nào
cũng mờ mờ ảo ảo, như một lớp sương mù bao phủ tạo nên một vùng không
gian rộng mà như có chút gì cô đơn, quạnh quẽ:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?”
(Tiếng thu)
Ánh trăng “ mờ thổn thức” đã đưa thi sĩ trôi về miền mộng ảo xa xôi. Quách
Tấn, qua ánh trăng thi nhân thể hiện tấm lòng tha thiết nhớ thương quê nhà:
“Ba ngả sông mờ trăng nửa gương
Đôi bờ trúc lả gió muôn phương
Rau dòng suối ngọt bên kia núi
Khẽ động lòng thucỏ lấp đường”
(Đọng bóng chiều)
91
Qua không gian ánh trăng, thi sĩ gửi gắm được nhiều tâm sự, càm xúc
khác nhau. Dưới cái nhìn đa tình của thi nhân, ánh trăng đang lung linh, mơ
màng rọi chiếu xuống lòng sông:
“Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng”
(Đêm qua nghe quạ kêu)
Trong hệ thống thi liệu của các nhà Thơ mới, hệ thống ước lệ, tương trưng
của thơ cổ điển không được tôn thờ nữa. Các nhà Thơ mới đã sáng tạo ra hệ
thống thi liệu mới theo cái nhìn chủ quan của mình. Trong thơ cổ điển, “gió “
chỉ là gió, còn ở Xuân Diệu, gió có bao nhiêu là sắc thái, đó là những “cơn gió
xinh, cơn gió biếc, cơn gió thì thầm”của sự sống tươi nguyên:
“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc”
(Vội vàng)
Đó còn là:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá”
(Đây mùa thu tới)
Những cơn gió lạnh của mùa thu chợt đổ về làm cho những cành cây “run
rẩy”. Trong thơ của Xuân Diệu, cũng có những ngọn gió vô hình của thiên nhiên
mà cũng có những ngọn gió hữu hình của cảm xúc:
“Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều:
(Thơ duyên)
Đó không còn là những làn gió của thiên nhiên, đất trời nữa mà đã trở
thành những ngọn gió của lòng người trước cảnh sắc của một buổi chiều thu. Ở
Lưu Trọng Lư, cùng với ánh trăng mờ bao phủ tạo nên một không khí thực hư,
92
mộng ảo là những cơn gió nhẹ lại tạo nên những âm thanh thật mơ màng và
quyến rũ:
“Lá thu rơi xào xạc”
(Tiếng thu)
Quách Tấn vẫn được các nhà phê bình xem là thi sĩ nặng lòng với thi ca
cổ điển. Thơ Quách Tấn quả thật có rất nhiều bài vẫn mang dáng dấp của Đường
thi, Tống thi. Nhưng riêng những bài thơ viết về mùa thu thì hơi thơ cổ điển vẫn
không lấn át được cách cảm nhận, cách nhìn rất cá nhân và đầy sức sáng tạo của
thi sĩ trước gió, trăng thu:
“Gió rũ canh đi ngàn liễu khóc
Sông đùa lạnh tới bóng trăng run
Thuyền ai tiếng hát bên kia vắng
Ghé lại cho nhau gửi chút buồn”.
(Bên sông)
“Gió rủ canh”,”ngàn liễu khóc”, rồi “sông đùa”, rồi lại “bóng trăng run”,
những hình ảnh ấy dường như chưa bao giờ có mặt trong thơ ca cổ điển. Tất cả
đều rất thực, rất sống động, tươi rói sự sống, gió trăng dường như đang run,
đang khóc trước sông nước của một đêm thu. Phải cảm nhận mùa thu bằng
chính đôi mắt và trái tim của mình một cách thật sâu lắng mới viết được những
câu thơ như vậy.
3.2.2. Thời gian chảy trôi đem đến sự tàn phai, rơi rụng
Cùng với không gian, thời gian nghê thuật cũng là một hình thức tồn tại
của tác phẩm. Nó thể hiện cách cảm nhận thời gian của thi nhân, cách nhìn bước
đi thời gian của nghệ sĩ. Lịch sử văn học đã cho thấy có nhiều cách chiếm lĩnh
thời gian khác nhau. Trong văn học trung đại, thời gian được nhìn nhận trong
tính chu kỳ, trong sự tuần hoàn vĩnh cửu và nó mang tính ước lệ, tượng trưng.
93
Thời gian được nói đến thường là những khoảng thời gian dài nghìn năm, trăm
năm. Ngược lại, thời gian trong Thơ mới luôn trôi chảy, vận động không ngừng,
không chờ, không đợi và không thể đảo ngược.
Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển trong bối cảnh lịch sử thời
đạimới. Cùng với sự thay đổi cái nhìn về thế giới và con người, các nhà Thơ mới
cũng có sự thay đổi cách cảm nhận về thời gian:
“Màu thời gian không xanh
Màu thòi gian tím ngắt
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh”.
(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)
Với các nhà Thơ mới, thời gian không chỉ là bốn mùa xuân, hạ, thu, động,
hoặc năm tháng, phút, giâymà thời gian hiện lên còn bằng cả màu sắc, hương
sắc, thanh sắc. Ở Thơ mới đã có sự chuyển hóa tuần hoàn giữa thời gian và
không gian mang lại một cảm thức không gian. Nhưng về cơ bản các nhà Thơ
mới vẫn cảm nhận thời gian bằng cách đo đếm nó chính xác đến từng phút giây,
thậm chí một phần tư giây:
“Nàng hãy vui đi dẫu một ngày
Dẫu phần ba phút, góc tư giây
Dẫu trong thoáng mắt nhìn như chớp”
(Cầu nguyện – Nguyễn Bính)
Thời gian gắn liền với những biến thái trong tâm trạng nhân vật trữ tình.
Phương thức tổ chức thời gian trong thơ hết sức mới mẻ và phong phú. Trât tự
thời gian nhiều khi bị xáo trộn, có sự giao thoa giữa các mảng thời gian quá khứ
và hiện tạiTrong thơ Lưu Trọng Lư, bước đi của thời gian như được hóa thân,
94
hiện hình lên trong niềm thổn thức nhớ thương người chinh phu trong lòng
người cô phụ:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?”
(Tiếng thu)
Thời gian trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là thời gian không đảo
ngược. nó không bao giờ quay lại, bởi thế mà cùng với bước đi của thời gian nỗi
lòng của người cô phụ càng thổn thức, rạo rực, mơ về người chinh phu.
Với Xuân Diệu, bước đi của thời gian mùa thu lại được cảm nhận một
cách thật tinh tế, độc đáo. Thi sĩ đã nhìn thời gian mùa thu trong từng hạt diệp
lục của sắc thu từ màu xanh đang dần chuyển sang màu đỏ để trở thành sắc lá
vàng rơi rụng xuống khu vườn:
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Tóm lại với cách xây dựng thời gian mang tính chất đan cài, đồng hiện,
các nhà Thơ mới đã nói được chân thực nhất, sâu sắc nhất nỗi niềm tha thiết của
lòng mình trước cảnh sắc mùa thu.
3.3. Đổi mới về thể thơ, nhạc điệu, ngôn ngữ
3.3.1. Thể thơ
Với xu hướng đề cao những giá trị cũ, các nhà Thơ mới đã xây dựng một
nền thơ mới trên cơ sở truyền thống thơ ca dân tộc, nhưng với tinh thần đổi mới,
95
phá vỡ những trói buộc của thơ cũ, để hồn thơ được bộc lộ một cách tự do,
phóng khoáng theo điệu tự nhiên. Cũng như các nhà Thơ mới, Lưu Trọng Lư đã
phá vỡ khuôn khổ thi luật thơ cũ để đem lại cho Tiếng thu một nhịp đập mới,
hòa điệu với nhịp sống của thời đại. Trong thơ cổ, thể ngũ ngôn thường mỗi khổ
4 dòng và gieo vần chân, đơn vị câu và đơn vị dòng thường trùng khít. Đến với
Lưu Trọng Lư, khuôn khổ đó đã bị phá vỡ.
Bài thơ “Tiếng thu” là bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân của thể thơ này.
Trong bài thơ, để gợi lên nỗi buồn man mác, thi sĩ đã khéo ngắt ý thơ, xếp gọn
chúng vào những câu thơ năm chữ liên tiếp theo kiểu nghi vấn phù hợp với sự
lặp láy ý của đoạn thơ, tạo cho bài thơ một cấu trúc nội tại đặc sắc, nhịp thơ
được láy lại như nhịp của tâm hồn, tưởng như Lưu Trọng Lư đag trải hồn mình
trên những trang thơ.
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe mùa thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”.
(Tiếng thu)
Cách gieo vần trong tiếng thu không theo một quy luật nào cả, đó là sự
kết hợp hài hòa vần bằng và trắc để tạo nên một bản nhạc du dương, mơ màng,
êm dịu và đầy xao xuyến.
96
Nhạc điệu trong thơ Quách Tấn rất linh hoạt, không bị gò bó, áp đặt theo
một quy luật nào cả. Theo thơ xưa, trong câu thơ thất ngôn, nhịp điệu được ngắt
theo nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 không thay đổi. nhưng câu thơ thất ngôn trong Mùa cổ
điển của Quách Tấn, nhịp điệu được ngắt linh hoạt hơn, đó là nhịp 3/4:
“Đây lòng ta, đó một trời thu”
(Cảm thu)
Ở Xuân Diệu, chủ yếu là các thể có số câu đều đặn, ít bài có số câu dài
ngắn khác nhau. Nêu ở thể thất ngôn cổ điển bị ràng buộc bởi những niêm luật
chặt chẽ, thì ở Xuân Diệu lại rất tự do. Bài thất ngôn cổ điển có những giới hạn
về số câu thì ở Xuân Diệu có thể là 4 câu, 8 câu. Cách diễn đạt cũng không bị
ràng buộc vào đề, thực, luận, kết như trong thơ xưa. Tuy nhiên dấu ấn của thể
thất ngôn cổ điển vẫn còn hằn lên thể 7 tiếng của Xuân Diệu:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
(Đây mùa thu tới)
Cách ngặt nhịp trong thơ 7 tiếng của Xuân Diệu rất gần với cách ngắt
nhịp của thể thất ngôn cổ điển. Thơ 7 tiếng của Xuân Diệu có cách ngắt nhịp rất
đa dạng: có nhịp 4/3; nhịp 2/5; nhịp 5/2. Nhưng nhịp phổ biến chiếm tỷ lệ lớn
nhất là nhịp 4/3. Qua phân tích trên cho thấy, thể 7 tiếng của Xuân Diệu vừa rất
mới mẻ, lại cũng vừa mang dáng dấp của nhịp thơ cổ điển nhưng hơi thở lại
hoàn toàn mới mẻ.
Tóm lại khuynh hướng cách tân của Xuân Diệu về thể loại rất mới mẻ,
bên cạnh đó là nhà thơ cũng giữ được những nét rất truyền thống của dân tộc.
Cho nên chúng ta nhận thấy Xuân Diệu rất mới mà cũng rất truyền thống.
97
3.3.2. Nhạc điệu thơ
Thơ là lâu đài của những âm thanh vang vọng mà yếu tố đầu tiên tạo nên
sức ngân vang của lâu đài kì diệu đó là nhạc điệu. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học nhạc điệu là “Cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuậtyếu tố hình thái vật
chất tạo nên nhạc điệu là điệu âm, điệu vần với các hình thức đa dạng của
chúng: bằng, trắc, nhịp điệu, niêm, đối, vần, yếu tố tượng thanh, ngữ điệu. Cái
làm nên hồn của nhạc điệu là sự liên tưởng của các tổ chức âm thanh với các
cảm giác âm nhạc (nhạy cảm) trong lòng người”[12.199].
Đối với Thơ mới, câu thơ được giải phóng, do vậy nhạc tính đã trở thành
một đặc điểm quan trọng. Các nhà Thơ mới đã rất dụng công đưa nhạc vào thơ,
nhạc làm nền cho thơ, nhạc hòa âm phối nhịp làm nên giọng điệu thơ, ý thơ đi
trong nhạc. Đọc thơ họ, ta bắt gặp những âm vang da diết, những thanh âm trùng
điệp ngân rung, những kiểu gieo vần, ngắt nhịp, những lựa chọn trong việc sử
dụng nguyên âm và phụ âm vanglàm cho nhiều bài thơ cứ ngân lên một đoản
khúc giao hưởng về mùa thu.
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Trời chưa mùa thu tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay
( Tống biệt hành- Thâm Tâm)
98
Trong thơ ca cổ điển thường bị gò bó bởi những niêm luật, đốinên tính nhạc
của thơ cổ điển rất hạn chế. Về phương diện này, mỗi nhà thơ trong phong trào
Thơ mới đều tạo ra một nhạc điệu riêng. Nó trở thành điệu tâm hồn riêng của các
thi sĩ. Có được điều đó là khả năng kết hợp giữa vần và nhịp, khả năng nắm bắt
được sự hòa điệu giữa âm thanh và ngoại giới, với âm điêu của lòng người.
Trong Mộng Ngân Sơn của Quách Tấn, nhạc điệu thơ vang lên thật trầm buồn,
nhớ thương:
“Chiều động nhánh mồ côi
Nhìn chim sâu đút mồi
Nhớ thương tràn gió lạnh
Làng cũ bóng mây trôi”
(Nhánh chiều)
Ở bài Mộng Ngân Sơn, nhạc điệu bài thơ vang lên thật lạ và thật hay:
“Nước ngậm trời long lanh
Con cào cào áo xanh
Bờ cao búng chân nhảy
Mây chiều thu rung rinh”
(Mộng Ngân Sơn)
Cách tạo nhịp của bài thơ thật nhẹ nhàng, thanh thoát và cũng thật êm ái,
du dương, thể hiện một tình yêu thiên nhiên rộng mở của thi nhân.
Với Xuân Diệu, một thi sĩ lúc nào cũng khát khao giao cảm với đời, nhạc
điệu trong lời thơ của ông thường ngân vang một cách thiết tha, say đắm. Nó thể
hiện một âm hồn lúc nào cũng nồng nàn, cũng tha thiết với con người và cuộc
sống. Khả năng tạo nhạc đặc sắc nhất trong thơ Xuân Diệu còn nằm ở sự gieo
99
vần. Nhiều câu thơ của ông do cách dùng từ láy và nghệ thuật gieo vần đã làm
cho câu thơ tràn đầy nhạc tính:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhành duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
(Thơ duyên)
Xét về thanh điệu, Xuân Diệu dùng vần bằng nhiều hơn vần trắc, nhà thơ
đã sử dụng các biện pháp lặp từ, lặp câu, tạo nên tính trùng điệp của nhạc thơ:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
(Đây mùa thu tới)
Xuân Diệu đã sử dụng rộng rãi các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ, đảo ngữđể tăng cường nhạc tính cho lời thơ. Ẩn dụ trong thơ
Xuân Diệu bộc lộ qua nhiều hình thức khác nhau như nhân hóa, tượng trưng,
định ngữ, trạng ngữTrong đó nhân hóa, tượng trưng được nhà thơ sử dụng rất
thành công:
“Chắc rằng gió cũng đau thương chớ
Gió vỡ ngoài kia thu có nghe”
(Ý thu)
Tóm lại những ẩn dụ và nhân hóa trong thơ Xuân Diệu đã làm cho tư duy
cảm giác về cảnh sắc mùa thu của nhà thơ trở nên phong phú và đa dạng hơn .
Nhạc điệu trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được tạo bởi sự kết hợp hài
hòa giữa vần và nhịp. Trong Tiếng thu, âm điệu được ký thác vào một cấu trúc
ngôn từ chứa chan nhạc tính. Bài thơ là một chỉnh thể nhuần nhuyễn và chặt chẽ
100
với sự hòa điệu tự nhiên và hài hòa giữa vần và nhịp. Tiếng thu hiệp vần bằng cả
hai hệ thống vần, bằng và trắc (mùa thu, trăng mờ, chinh phu , rừng thu, vàng
khô) vần bằng, và (thổn thức, rạo rực, xào xạc, ngơ ngác) vần trắc. Hệ thống âm
vần ấy, tạo thành hai chuỗi âm thanh hòa quyên vào nhau, đem lại cho bài thơ
một giai điệu mơ màng, quyến rũ. Trong giai điệu đó vần bằng chiếm ưu thế
(32/45 âm tiết), lại có những câu thơ hoàn toàn được viết bởi vần bằng:
“Em không nghe mùa thu”
(Tiếng thu)
Cái nền bằng êm đềm trầm mặc ấy, dường như mang trong mình cà một
bầu không khí bàng hạc, huyền ảo kết hợp với nhịp ngân rung đều đều đã toả ra
trong cõi thu mênh mông của thi phẩm Tiếng thu. Nhưng điều độc đáo của bản
nhạc thu ấy không nằm ở vần bằng mà nằm ở âm trắc. Âm trắc đã tạo nên âm
thanh trầm bổng bởi các từ láy thổn thức, ngơ ngác, rạo rực, xào xạc. Về bản
chất, các từ mang vần trắc đó như đã có phần phá vỡ đi cái không khí bằng lặng,
mơ màng bởi các vần bằng. Nó tạo ra một âm hưởng động, làm bừng dậy cả tâm
trạng xao xuyến, rạo rực, thổn thức trong lòng thi nhân. Sự kết hợp hài hòa giữa
vần bằng và trắc xuyên suốt bài thơ đã làm cho Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trở
thành một bản nhạc tuyệt diệu về mùa thu cú ngân vang mãi trong lòng người
đọc.
Tiếng thu đem lại cho nhạc điệu trong thơ Lưu Trọng Lư một khả năng
biến đổi dồi dào, gợi cảm vô cùng, vô tận: “Thơ Lưu Trọng Lư hầu như chỉ là
những bản nhạc thuần túy, những bản nhạc mờ ảo trên nền những bức tranh
cũng mờ ảo, những bản nhạc chìm sâu vào sương mơ”. (Đỗ Đức Hiểu).
Tóm lại Thơ mới là thơ của những tiết tấu âm vang, của những con chữ
biết hát ca và trò chuyện, đó là thơ của sắc màu và âm thanh rộn rã.
101
3.3.3. Ngôn ngữ thơ
Ai có thể vẽ được bức tranh như thế này:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Thơ là tinh hoa tối cao của ngôn từ
[4.5]. Lấy ngôn từ làm chất liệu thi ca, các thi nhân có ưu thế đặc biệt trong việc
thể hiện những cái mơ hồ, mong manh nhất mà các loại hình nghệ thuật khác
dường như bất lực. Mỗi một hệ thống từ ngữ có một thế giới tinh thần riêng của
nó.
Nét đặc sắc ở Xuân Diệu là ông đã đưa vào lời thơ mình một hệ thống từ
vựng mới và cách sử dụng từ rất mới. Đó là hệ thống từ vựng mang đầy tính cá
thể hóa, chứ không còn nặng về ước lệ như thơ cổ điển. Thậm chí ông đưa cả
cách diễn đạt câu văn Pháp vào lời thơ của mình. Những cách nói định lượng về
những cái trừu tượng vốn không có trong tiếng việt, bây giờ xuất hiện tong thơ
Xuân Diệu rất nhiều:
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”
(Đây mùa thu tới)
Hệ thống ngôn từ với cách sử dụng mới mẻ đã khiến cho những câu thơ
của Xuân Diệu trở nên đầy ấn tượng. Nếu trong âm nhạc, âm hình làm cơ sở,
làm chỗ dựa cho toàn bản nhạc, thì ngôn ngữ thơ tạo thế đứng cho toàn bài thơ.
Bằng ngôn ngữ, ngay mở đầu Vội vàng, Xuân Diệu đã thúc giục:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
102
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng)
Trong lời thơ của thơ cổ điển nói chung rất nhiều điển tích, điển cố với
quan niệm cho rằng càng nhiều điển thì càng uyên thâm, càng hay. Quách Tấn
đã sử dụng điển tích cũ theo mạch cảm xúc, cảm giác vận động theo sự mở ra
hướng về cuộc sống của tâm hồn trong thời đại mới:
“Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng”
(Đêm thu nghe quạ kêu – Quách Tấn)
Ngôn ngữ trong thơ Quách Tấn hàm súc và có sức gợi cảm mạnh, thể hiện
ở cách dùng điển rất riêng. Đó là nét mới sáng tạo, độc đáo của bút pháp thi sĩ
trong viêc dùng điển cố, điển tích.
Trái lại trong lời thơ Xuân Diệu, hệ thống điển tích, điển cố này rất ít. Tuy
ít, song những điển cố nào được sử dụng đều được Xuân Diệu dùng rất sáng tạo,
chứng tỏ ông hiểu điển cố đó nhưng lại không làm theo lối mòn của thơ xưa.
Nếu Xuân Diệu tiếp nhận thế giới bằng cả làn da, thớ thịt với những ham
muốn vô biên, thông qua một hệ thống diễn tả từ ngữ một cách quyết liệt và táo
bạo thì Lưu Trọng Lư cảm nhận thế giới bằng tất cả những rung động thẳm sâu
nhất của tâm hồn mình. Trong Tiếng thu ta dễ dàng nhận thấy, thơ Lưu Trọng
Lư ít khi sử dụng động từ với tính chất là một hành động trữ tình biểu đạt cảm
xúc, tâm trạng mà thường bắt gặp những từ diễn đạt những cảm xúc mong
manh, tinh tế, đậm sắc thái cảm xúc:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
103
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ”
(Tiếng thu)
Những từ giàu sắc thái, cảm xúc “thổn thức, rạo rực”, đã tâm trạng hóa
Tiếng thu, làm cho thế giới nghệ thuật ấy trở thành thế giới của nỗi niềm xa
vắng, mênh mông.
Là một nhà thơ xuất hiện trong buổi đầu của phong trào Thơ mới, nên
trong hệ thống ngôn từ mà Lưu Trọng Lư sử dụng có một cái gì đó vừa xưa cũ
lại vừa mới mẻ. Bên cạnh đó, chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền thống, đặc biệt
là thơ ca Tản Đà, thơ Lưu Trọng Lư có vẻ xưa cũ và còn đây đó có tính ước lệ,
đặc biệt sự xuất hiện của những đại từ nhân xưng được đặt trong trường từ ngữ
mang ý vị cổ xưa: “chinh phu:,”cô phụ”, tạo nên một không khí xa xưa với
những cuộc tình thơ mộng. Điều đáng nói là lớp từ cổ có tính ước lệ ấy không
mang tính tập cổ sáo mòn. Trái lại nó đem lại cho Tiếng thu một không gian đặc
biệt, không gian mộng, cho hồn người, thơ mặc sức phiêu du trong dòng chảy
bất tận. Không chỉ mang vẻ đẹp lãng mạn cổ xưa mà Tiếng thu còn mang hơi
thở của thời đại mới. Có được sức sống ấy là bởi Lưu trọng Lư đã không ngừng
trẻ hóa ngôn ngữ dân tộc. Trong thơ xưa, các nhân vật trữ tình thường xưng: “ta,
thiếp”Ở Thế Lữ là “cô em”. Đến Lưu Trọng Lư tuy vẫn tồn tại cách xưng hô,
song trong Tiếng thu là “em”. Cách xưng hô ấy nghe gần gũi, trẻ trung, nồng ấm
và hiện đại hơn. Trong thơ của mình, Lưu Trọng Lư không dừng lại ở việc sử
dụng hệ thống từ ngữ hiện đại mà ông còn có khả năng sáng tạo những từ mới,
làm phong phú hơn cho từ vựng của thi ca Việt Nam.
Tóm lại, có thể nói về mặt ngôn ngữ, lời thơ và câu thơ của ba nhà thơ
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn đều có những cách tân quan trọng,
những cách tân ấy đều rất mới mẻ và thể hiện cao độ về sự hiện đại hóa thơ Việt
Nam.
104
KẾT LUẬN
Mùa thu vốn là một nguồn cảm hứng bất tận trong lịch sử thơ ca nhân
loại. Cảm hứng về mùa thu cũng đã trở thành một nguồn thi hứng dồi dào của
thơ ca Việt Nam hàng ngàn năm nay. Cái khoảnh khắc diệu kỳ, tuyệt vời ấy của
thiên nhiên, đất trời mùa thu đã góp phần làm phong phú và sâu sắc cho nhiều
tác phẩm âm nhạc và thi ca Việt Nam. Đến lượt mình, các nhà Thơ mới lãng
mạn giai đoạn (1932-1945) lại có thêm những đóng góp mới vào dòng chảy của
thời gian mùa thu trong truyền thống thơ ca dân tộc. Với cách nhìn, cách cảm
nhận khá mới mẻ và độc đáo về mùa thu, phong trào Thơ mới đã góp phần đưa
lại những sắc màu tươi mới, đa dạng về hình ảnh mùa thu trong thơ ca.
Đóng góp quan trọng nhất của các nhà Thơ mới cho đề tài mùa thu, trước
hết được thể hiện ở sự đổi mới về cách nhìn, cách cảm nhận, cách rung động về
mùa thu. Khác hẳn với thơ ca thời trung đại, những thi sĩ của phong trào Thơ
mới đã thoát ra khỏi những cái nhìn mùa thu mang tính ước lệ, sáo mòn, khuôn
phép đã trở thành công thức rất đỗi thân quen. Các hình ảnh quen thuộc như “lá
ngô đồng rụng, lá vàng rơi, sen tàn cúc nở, gió thu hiu hắt, long lanh đáy nước
in trời”một thời gian dài đã ngự trị phổ biến trong thơ ca cổ điển, giờ đấy
hiếm thấy có mặt trong phong trào Thơ mới. Thay vào đó, các nhà thơ thời đại
mới như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Quách Tấn đã trực tiếp nhìn mùa thu bằng
thị giác, nghe thu bằng thính giác, cảm sắc thu bằng xúc giác của chính con
người mình. Hơn thế nữa, họ còn lắng nghe mùa thu bằng cả hồn mình. Bởi thế,
các thi sĩ mới thấy mùa thu rạo rực, thu bâng khuâng, thu xao xuyến, để rồi
thăng hoa thành những câu thơ tuyệt bút:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
(Đây mùa thu tới- Xuân Diệu)
105
Mùa thu đi vào Thơ mới không chỉ là thu của thiên nhiên, đất trời mà còn
là thu của lòng người, thu của nỗi niềm bâng khuâng. Khoảnh khắc mùa thu hiện
lên trong Thơ mới, có khi mong manh hư ảo như “ánh trăng mờ thổn thức”, có
khi lại xạc xào lá rụng dưới bàn chân của chú nai vàng ngơ ngác (Lưu Trọng
Lư). Tín hiệu mùa thu có lúc được hiện hình thành suối tóc buồn, thành lệ liễu
của người thiếu nữ, có khi lại thê lương, tang tóc như:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
(Đây mùa thu tới- Xuân Diệu)
Thậm chí nó thấm vào tận cả linh hồn mà thi sĩ đã cảm nhận được như
“rét mướt luồn trong gió” (Xuân Diệu). Tôi rất yêu thích và ấn tượng thật sâu
sắc như một nỗi ám ảnh khôn nguôi với hai câu thơ viết về mùa thu của thi sĩ
Quách Tấn:
“Gió rủ canh đi ngàn liễu khóc
Sông đùa lạnh tới bóng trăng run”
(Bên sông đưa khách)
Thật là kì tài, diệu bút, câu thơ thật là mới dường như chưa bao giờ xuất
hiện trong thơ ca Việt Nam trước đó. Cảm nhận mùa thu như thế là hoàn toàn
mới mẻ và cũng thật sâu sắc. Các nhà Thơ mới thật xứng đáng là những người
đã làm nên một cuộc cách mạng rất ngoạn mục về đề tài mùa thu trong lịch sừ
thơ ca Tiếng Việt.
Mùa thu đến với tâm hồn các nghệ sĩ trong phong trào Thơ mới cũng
chính là mùa nở rộ của thơ ca hiện đại Việt Nam. Bởi cái khoảnh khắc tuyệt mỹ
này của đất trời tràn đầy sức quyến rũ. Nó như thổi sự sống vào tâm hồn các thi
nhân, để rồi gợi nhớ, gợi thương, gợi vui, gợi buồn, làm thức dậy cả một chân
trời khao khát trong lòng người nghệ sĩ. Do vậy, mà từ hàng ngàn năm nay, thơ
106
ca viết về mùa thu đã trở thành một dòng chảy liên tục chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Với các nhà Thơ mới (1932-1945), dường như thi sĩ nào cũng có một đôi câu,
một đôi bài viết về mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn, người
viết đã chọn ba bài thơ khá tiêu biểu để nghiên cứu đề tài này, nhằm khẳng định
những đóng góp mới mẻ của họ vào kho tàng truyền thống của thơ ca viết về
mùa thu. Nếu có dịp, chúng tôi sẽ trở lại đề tài này một cách sâu rộng và hoàn
thiện hơn.
107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn dạy cái hay cái đẹp, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
2. Xuân Diệu (2000), Bình luận các nhà thơ cổ Việt Nam, Nxb Trẻ.
3. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông-
một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội
4. Lê Tiến Dũng ( 1996), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
giai đoạn (1932-1945), Luận án tiến sĩ ngữ văn.
5. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb văn học.
6. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ mới (1932-1945),Nxb Khoa học
xã hội.
7. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Giáo dục.
8. Hà Minh Đức (2002), Một thời đại trong thi ca, Nxb ĐHQG Hà Nội
9. Quách Giao (sưu tầm và tuyển chọn, 1994), Quách Tấn qua cái nhìn phê
bình văn học, Nxb Trẻ TP HCM.
10. Bích Hà (tuyển chọn và giới thiệu, 2006), Xuân Diệu một cái tôi khao
khát nồng nàn, Nxb Hội nhà văn.
11. Lê Bá Hán, Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn (1998), Tinh hoa Thơ mới
thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục.
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1998), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục.
13. Nguyễn Thái Hòa(2004), Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu, NxbThông tin
Khoa học Sư phạm Hà Nội.
108
14. Nguyễn Trọng Hoàn (2006), Một số ý kiến về đọc hiểu văn bản Ngữ văn
ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, (143).
15. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà
trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Hoàng Đức Huy (2009), Bản đồ tư duy - Đổi mới dạy học, Nxb Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
17. Lê Quan Hưng (1997), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu, Luận án tiến
sĩ khoa học Ngữ văn
18. Mai Hương (sưu tầm và biên soạn, 2000), Thơ Lưu Trọng Lư và những
lời bình, Nxb Văn hóa thông tin.
19. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy văn ở trường phổ thông, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Thị Phong Hương, Thích Phước An, Trúc Như (2007), Quách Tấn
thiên nhiên và quê hương, Nxb Hội nhà văn.
21. Nguyễn Hoành Khung (chủ biên), Nguyễn Đăng Mạnh, Đinh Thu Hương
biên soạn ( 1994), Thơ Việt Nam (1930-1945), Nxb Văn học.
22. Lê Đình Kỵ (1998), Thơ mới những bước thăng trầm, Nxb TP HCM.
23. Phan Trọng Luận (chủ biên,2004), Phương pháp dạy học văn (Quyển 1),
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
24. Phan Trọng Luận (chủ biên, 2004), Phương pháp dạy học văn (Quyển 2),
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
25. Lưu Trọng Lư (1992), Tiếng thu, Nxb Hội nhà văn, hội nghiên cứu và
giảng dạy văn học TP HCM.
26. Phương Lựu (chủ biên,2000), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
109
27. Nguyễn Văn Long (sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), 1987, tuyển tập
Lưu Trọng Lư, Nxb Văn học.
28. Nguyễn Văn Long (1999), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb
Giáo dục.
29. Nguyễn Lộc (2005),Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18 đến hết thế
kỷ19, Nxb Giáo dục.
30. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà
văn, Nxb Giáo dục.
31. Nguyễn Xuân Nam (2001), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường: Chế
Lan Viên, Huy Cận, Nxb Giáo dục.
32. Lữ Huy Nguyên (sưu tầm và tuyển chọn, 2008), Xuân diệu thơ và đời,
Nxb Văn học.
33. Vũ Ngọc Phan (phê bình văn học, 1989), Nhà văn hiện đại tập 2, Nxb
Khoa học xã hội.
34. Nguyễn Đức Quyền(2000), Bình giảng bình luận văn học, Nxb Giáo dục.
35. Chu Văn Sơn (2003), Ba đỉnh cao thơ mới (Nguyễn Bính, Xuân Diệu,
Hàn Mặc Tử), Nxb Giáo dục.
36. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục.
37. Trần Đình Sử (2002), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, Nxb Văn
hóa thông tin.
38. Hoài Thanh, Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn hóa
thông tin.
39. Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư ( đồng chủ biên,(1999), Văn
chương và hành động, Nxb Hội nhà văn.
110
40. Lưu Khánh Thơ (tuyển chọn, 2000), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm,
Nxb Giáo dục.
41. Tuấn Thành, Anh Vũ (2005), Nguyễn Khuyến tác phẩm và lời bình, Nxb
Văn học.
42. Quách Tấn (2003), Hồi ký Quách Tấn, Nxb Hội nhà văn.
43. Quách Tấn ( 2006), Quách Tấn tuyển tập thơ, Nxb Hội nhà văn.
44. Nguyễn Quốc Túy ( 1994), Thơ mới bình minh thơ Việt Nam hiện đại,
NXb Văn học.
45. Trần Thị Mỹ Tân (2004), Báo cáo khoa học, Hình tượng cái tôi trữ tình
trong tập thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Đại học sư phạm Hà Nội.
46. Nhiều tác giả, Thơ Xuân Diệu và những lời bình (2003) , Nxb Văn hóa
thông tin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mua_thu_trong_tho_xuan_dieu_luu_trong_luu_va_quach_tan_1182.pdf