Thực tế, nguồn nhân lực ở Thanh Hóa còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém:
Lực lượng lao động đông nhưng yếu về chất lượng, một bộ phận không nhỏ nguồn lao
động chưa có việc làm và thiếu việc làm. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào sản
xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trong công nghiệp ít. Công tác giáo dục đào tạo
hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lực lượng cán bộ khoa học công
nghệ thiếu, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao chủ yếu tập trung ở lĩnh vực
giáo dục quản lý Nhà nước, y tế, những ngành mũi nhọn như công nghiệp xây dựng đều
thiếu ngành.
128 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2948 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo
quản nông sản.
Việc đã dạng hóa sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đổi mới cơ cấu cây trồng vật
nuôi chính là để tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn, và chỉ có tạo ra nhiều việc làm
trong nông thôn thì mới giải quyết được làm việc cho lao động nông thôn.
Ngoài ra, những tiềm năng về đất trống, đồi núi trọc, tài nguyên thiên nhiên
được khai thác tốt ở các địa phương thì cũng sẽ tạo ra một khối lượng việc làm rất lớn.
Nghề rừng cần được tổ chức lại theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp chuyển từ khai thác
là chủ yếu sang trồng khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ, gắn việc trồng rừng phòng hộ
với phát triển rừng kinh tế và thực hiện theo chế độ giao khoán. Như vậy sẽ tạo thêm
được nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn miền núi và trung du, tăng của cải xã
hội, bảo vệ được môi trường sinh thái.
Đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại, đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các
điểm du lịch như: Sầm Sơn, Lam Kinh, Bến En, Hàm Rồng... nâng cao chất lượng phục
vụ khách du lịch, giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động.
Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu lao động. Nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII ghi rõ: "Mở rộng xuất khẩu lao động trên thị trường đã có và thị trường mới
cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ xuất khẩu lao động
trong khuôn khổ luật pháp dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Việc xuất khẩu lao
động không chỉ trực tiếp tạo việc làm cho người lao động nước ta mà qua đó góp phần
thu ngoại tệ cho đất nước để đầu tư trở lại cho nền kinh tế quốc dân, tạo mở việc làm
trong nước.
Theo tính toán của chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2010 trong
10 năm Thanh Hóa phấn đấu đưa đi xuất khẩu lao động - chuyên gia và đi làm việc ở
các tỉnh trong cả nước được 62,7 ngàn người. Hiện nay số lao động thất nghiệp ở Thanh
Hóa là 221,27 người. Hầu hết trong số đó là lao động giản đơn. Trong khi kinh tế - xã
hội của Thanh Hóa chưa phát triển, Thanh Hóa chưa giải quyết hết việc làm cho người
lao động trong tỉnh, thì việc tìm kiếm thị trường lao động và xuất khẩu lao động là việc
làm cần thiết để giải quyết việc làm cho một phần lao động của tỉnh.
Nhưng hiện nay lao động Việt Nam ở nước ngoài thường bỏ trốn, tỷ lệ bỏ trốn
ngày càng cao, làm cho công xưởng của người sử dụng lao động nhỡ kế hoạch nên họ
không muốn sử dụng lao động Việt Nam nữa, họ hướng sang thị trường lao động khác.
Ví dụ: 2004 thị trường lao động ở Nhật Bản nhận 41.000 người Trung Quốc. Số lao
động của Trung Quốc sang Nhật đông nhưng tỷ lệ bỏ trốn ít, còn Việt Nam số lao động
sang Nhật năm 2004 ít (2.000 người) nhưng tỷ lệ bỏ trốn cao, lên tới 34,1%. Nguyên
nhân của việc lao động ở nước ta ngoài bỏ trốn là khi họ đang lao động ở nước ngoài,
họ có thu nhập cao hơn, đời sống vật chất đầy đủ hơn ở nhà, khi trở về nước họ sống sẽ
thiếu thốn về vật chất. Điều chủ yếu là lại không tìm được việc làm nên khi gần hết thời
hạn lao động họ bỏ trốn. Mặt khác một số người lao động năm đầu họ hưởng mức lương
tập sự thấp hơn người bản địa, họ thắc mắc và không làm nữa, hoặc do thiếu sự hiểu
biết về luật lệ và những quy định cho người lao động nước ngoài tại nước bản địa nên
họ xích mích và bỏ việc.
Ông Kasuo Yama Zaki - Phó ban tu nghiệp sinh nước ngoài của Cục phát triển
việc làm, Bộ y tế lao động Nhật Bản cho biết: Chúng tôi muốn nhận người lao động
Việt Nam vào làm việc, vì người lao động Việt Nam cần cù, tháo vát, nhanh nhẹn, mặt
khác nền văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam rất gần với Nhật Bản. Nhưng tỷ
lệ bỏ trốn của người lao động Việt Nam rất cao. Nên chúng tôi phải hướng sang nhận lao
động ở nước khác. Chúng tôi cần những người lao động có tay nghề, có phẩm chất.
Chúng tôi không thể nhận lao động ở những nước có tỷ lệ bỏ trốn cao (báo Sài Gòn giải
phóng 9/2005).
Việt Nam xuất khẩu lao động sang rất nhiều nước và tỷ lệ lao động bỏ trốn ở
các nước cũng rất nhiều. Nếu tình trạng này ngày càng gia tăng thì chúng ta sẽ không
còn thị trường để xuất khẩu lao động nữa.
Từ thực tế đó họ thấy việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần phải được chuẩn bị
đó là sự chuẩn bị về nguồn lao động. Để có được nguồn lao động đáp ứng yêu cầu lao
động của thị trường nước ngoài, chúng ta cần đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề
dành riêng cho đối tượng đi lao động ở nước ngoài. Ngoài thực hiện những chính sách
những đã triển khai chúng ta còn phải đẩy mạnh việc trang bị cho nguồn lao động kiến
thức nghiệp vụ chuyên môn, trang bị cho họ sự hiểu biết về luật lệ sử dụng người lao
động nước ngoài của những nước sử dụng lao động, để tránh tình trạng sau này người
lao động do không nắm bắt được các thông lệ của nước sử dụng lao động đã gây xích
mích với chủ lao động và bỏ trốn. Đồng thời giáo dục đạo đức phẩm chất chính trị cho
những người đi lao động ở nước ngoài. Nếu không, sau khi sang lao động ở ngoài họ dễ
bị bọn "cò mồi" mối lái rồi bỏ trốn ra làm ngoài để mong có thu nhập cao hơn. Và để
người lao động sau khi hết hạn lao động trở về nước thì chúng ta phải xây dựng đề án
cho những người lao động ở nước ngoài khi về nước có việc làm.
Thực hiện tốt những biện pháp trên chúng ra sẽ giữ vững và mở rộng được thị
trường lao động ở nước ngoài. Và có như vậy chúng ta mới đẩy mạnh được việc xuất
khẩu lao động, tạo mở ra nhiều việc làm cho người lao động trong tỉnh.
Thứ tư, cần giải quyết lao động dôi dư. Do sắp xếp lại các doanh nghiệp hoặc
thực hiện việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, sẽ có thể nảy sinh tình trạng dôi
dư lao động ở ngành này, khu vực này nhưng lại thiếu lao động ở khu vực khác. Do đó
có sự điều chỉnh lao động, tạo thêm ngành nghề mới để thu hút hết lao động, tránh tình
trạng sa thải hàng loạt đẩy người lao động vào khó khăn kinh tế, làm cho vấn đề xã hội
thêm gay gắt. Đặc biệt cần tăng cường và sử dụng quỹ Nhà nước để tạo việc làm hiệu
quả hơn.
Phân bố hợp lý để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội là một vấn đề
rất lớn, rất khó khăn kinh tế, làm cho vấn đề xã hội thêm gay gắt. Đặc biệt cần tăng
cường và sử dụng quỹ Nhà nước để tạo việc làm hiệu quả hơn.
Phân bố hợp lý để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội là một vấn đề
rất lớn, rất khó khăn. Bước vào nền kinh tế thị trường ta không thể sử dụng chỉ biện
pháp hành chính để điều động cán bộ công nhân viên như thời kế hoạch hóa tập trung
và bao cấp trước đây, mà cần có một hệ thống các chính sách có tác dụng khuyến khích
lao động đến những nơi cần thiết như nông thôn, vùng núi, hải đảo, vùng xa, vùng sâu,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách ưu đãi về lương, trợ cấp tàu xe, đi lại,
nghỉ phép, ưu tiên về chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chính sách nhà ở.
Tỉnh cần dựa vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội từng thời
kỳ để đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phù hợp, thích ứng để tránh tình
trạng lao động chỗ thừa, chỗ thiếu.
Để giải quyết lao động dôi dư phải giải quyết tận gốc. Đó là, đào tạo bồi dưỡng
cần căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời
có sự điều chỉnh lao động tạo thêm ngành nghề mới để thu hút lao động vào làm. Làm
tốt những vấn đề trên là giải quyết tốt vấn đề việc làm chính là chất kích thích tốt nhất
đến nỗ lực của mỗi người lao động trong học tập công tác, rèn luyện tay nghề, do đó mà
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của xã hội.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện chương trình định canh định cư và xây dựng vùng
kinh tế mới nhằm phân bố lại lao động, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Định canh, định cư và di dân vùng kinh tế mới là một chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước. Đây là việc làm thiết thực nhằm phân bố lại và sử dụng hợp lý
nguồn nhân lực xã hội. Khai thác thế mạnh, tiềm năng tự nhiên phát triển kinh tế và có
ý nghĩa chiến lược trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Chương
trình định canh, định cư và di dân xây dựng vùng kinh tế mới đã được thực hiện trên
toàn quốc và ở Thanh Hóa gần 40 năm qua (từ 1963). Chỉ tính 10 năm trở lại đây, từ
năm 1990 đến 2000, toàn tỉnh đã thực hiện công tác định canh, định cư cho 21.397 hộ
với tổng số vốn đầu tư là 49.513 triệu đồng và di dân xây dựng vùng kinh tế mới cho
7.119 hộ với tổng số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng.
Việc định canh, định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới của tỉnh Thanh Hóa
đã đáp ứng được nhu cầu lợi ích của nhân dân về nhu cầu ổn định và phát triển kinh tế,
giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào việc thực hiện sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn là một tỉnh có dân số đông, phân bố không đều giữa
các vùng, vùng thành phố và thị xã có mật độ dân số cao: 2.046 người/km2. Hai vùng
này tập trung tới 71,5% dân số cả tỉnh, nhưng chỉ chiếm có 28,13% diện tích lãnh thổ,
còn khu vực miền núi có diện tích rộng lớn 71,87% nhưng lại có rất ít dân số sinh sống.
Sự bất hợp lý này đòi hỏi Thanh Hóa phải tiếp tục thực hiện chương trình định canh,
định cư và di dân vùng kinh tế mới, nhằm phân bố lại lao động và khai thác có hiệu quả
tài nguyên đất đai và lợi thế của miền núi.
Tiềm năng đất đai của Thanh Hóa cần được đưa vào khai thác sử dụng còn rất
lớn. Trong tổng số đất đai có khả năng canh tác nông - lâm - thủy sản: 342.494,8 ha,
gồm:
+ Diện tích được quy hoạch vào các dự án: 327, 773 là 108.792 ha.
+ Diện tích mặt nước chưa được sử dụng những năm tới như đảo Mê, Điện Sơn:
10.000 ha.
+ Các dự án định canh, định cư độc lập: 73.179 ha.
+ Còn lại đưa vào quy hoạch sử dụng là 150.523,8 ha.
Do đó, theo chúng tôi, công tác định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế
mới đến năm 2010 của tỉnh Thanh Hóa cần tập trung thực hiện những việc sau:
+ Định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới trên cơ sở khai thác tiềm
năng đất đai và nguồn lực tại chỗ kết hợp với đầu tư hỗ trợ của Nhà nước để bố trí lại
sản xuất, sắp xếp lại dân cư một cách khoa học, thực hiện định canh định cư bền vững.
+ Thực hiện định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới gắn với chương
trình 5 triệu ha rừng, chương trình hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn và chương trình
phát triển kinh tế - xã hội khác để nhanh chóng xóa đói giảm nghèo cho đối tượng định
canh định cư.
+ Thúc đẩy nông, lâm, công nghiệp và các ngành phi nông nghiệp ở vùng định
canh định cư, tạo điều kiện để vùng định canh, định cư phát triển nhanh và bền vững.
Ưu tiên đầu tư cho các hạng mục xây dựng hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa đáp ứng tốt
nhu cầu học tập, chữa bệnh và văn hóa cho nhân dân. Hoàn thành căn bản việc xây
dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông, tạo ra mạng lưới
giao thông liên hoàn, giao lưu thuận tiện và hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân.
+ Thực hiện từ nay đến năm 2010 toàn tỉnh không còn hộ du canh, du cư. Thực
hiện định canh định cư vững chắc cho 44.950 hộ (329.140 khẩu) đang sống rải rác ở 612 bản
thuộc 77 xã của 10 huyện miền núi và vùng cao, gồm:
- Huyện Mường Lát : 7 xã: 4.6661 hộ = 27.309 khẩu.
- Huyện Quan Hóa : 17 xã: 7.530 hộ = 38.591 khẩu.
- Huyện Quan Sơn : 11 xã: 5.585 hộ = 29.680 khẩu.
- Huyện Như Xuân : 10 xã: 7.031 hộ = 38.327 khẩu.
- Huyện Ngọc Lặc : 3 xã: 277 hộ = 1.441 khẩu.
- Huyện Cẩm Thủy : 4 xã: 449 hộ = 2.946 khẩu.
+ Sắp xếp lại dân cư, tạo việc làm cho người lao động, chấm dứt phá rừng đầu
nguồn, phát huy kết quả giao đất, giao rừng đến hộ, thông qua công tác trồng rừng, bảo
vệ rừng, tái sinh rừng, vừa giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vừa tạo ra môi trường
sinh thái bền vững.
+ Vốn sản xuất cho cho các hộ gia đình là điều kiện rất quan trọng để các hộ
phát triển sản xuất và ổn định đời sống. Hiện nay các hộ thuộc đối tượng định canh,
định cư đều trong tình trạng thiếu vốn sản xuất, nên không có điều kiện để phát triển sản
xuất theo hướng sản xuất thâm canh. Do đó trong quá trình thực hiện các dự án định
canh, định cư cần phải có sự kết hợp các chương trình đầu tư khác để tạo nguồn vốn sản
xuất cho đối tượng này.
Tiềm tăng đất có khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
ở các vùng định canh, định cư còn rất lớn cần được đầu tư khai thác để tạo việc làm,
nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng định canh, định cư. Nhà nước hỗ trợ, nhân dân
cùng làm thì kinh tế - xã hội vùng định canh, định cư sẽ phát triển nhanh chóng và ổn
định, có thể rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập và văn hóa - xã hội giữa
vùng cao và vùng thấp, miền núi và đồng bằng.
+ Xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp loại nhỏ ở miền núi, thu
hút lao động tại vùng miền núi và chế biến sản phẩm đặc trưng của vùng như sấy vải
khô, chế biến ngô, sắn, làm miến dong. Những loại sản phẩm này bán rất chạy và với số
lượng lớn hoặc có thể liên kết với nhà máy chế biến thức ăn gia súc để bán nguyên liệu.
Như vậy, vừa tạo việc làm, vừa nâng cao đời sống nhân dân vùng miền núi, đời sống
nhân dân ổn định tạo cho vùng định canh, định cư ổn định vững chắc.
+ Xây dựng thị xã miền núi với nhau, miền núi đã thiếu thốn đủ bề, nhiều thứ
cần thì phải xuống tận thị xã miền xuôi mới có. Vì vậy, lập thị xã miền núi là làm cho
kinh tế - xã hội miền núi phát triển, xóa dần sự cách biệt giữa miền núi và miền xuôi tạo
sự giao lưu giữa miền núi và miền xuôi, tạo sự thuận lợi cho việc làm ăn buôn bán giữa
miền núi và miền xuôi. Đồng thời nó sẽ làm trạm trung chuyển mua hàng hóa giữa miền
núi và miền xuôi. Như vậy kinh tế - xã hội miền núi càng ngày càng phát triển, xóa dần
sự cách biệt giữa miền núi và miền xuôi. Vùng định canh, định cư sẽ được ổn định vững
chắc, việc sắp xếp, phân bố lại lực lượng lao động của tỉnh sẽ thuận lợi và hiệu quả.
3.2.3. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ nhằm xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của tỉnh
Khoa học và công nghiệp tác động hết sức sâu sắc và mạnh mẽ đến mọi mặt của
cuộc sống con người, đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, đến đời sống chính trị và
văn hóa của xã hội, đến khả năng quốc phòng và an ninh của mọi quốc gia đến quan hệ
quốc tế và việc giải quyết những vấn đề toàn cầu của thời đại. Nhận thức rõ vai trò đó
của khoa học và công nghệ, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng về khoa học và
công nghệ. Đặc biệt hội nghị trung ương 2 (khóa VIII) đã nhấn mạnh. "Cùng với giáo
dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh
tế - xã hội là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc
lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước bằng và dựa vào khoa học, công nghệ" 34-59.
Theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII)
về khoa học, công nghệ. Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đã xác định mục tiêu từ năm 2001
đến 2010 là: Phấn đấu nâng cao mặt bằng khoa học và dân trí lên một bước để có thể
tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Đây là vấn đề khá bức bách, bởi vì sự phát triển khoa học công nghệ của tỉnh
rất chậm, tuy mấy năm nay đã có một số đóng góp đáng quý trong việc triển khai áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhân dân.
Để khoa học công nghệ trở thành sức mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
thì bản thân khoa học công nghệ phải được phát triển ở một mức độ nhất định. Điều
kiện phát triển của khoa học công nghệ đó là môi trường thuận lợi. Môi trường đó vừa
bao gồm những nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và đời sống xã hội đối với khoa học
công nghệ, có tác dụng kích thích đối với khoa học công nghệ, vừa bao gồm những điều
kiện kinh tế, văn hóa xã hội cùng các chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước, của
tỉnh. Vì vậy, để phát triển khoa học, công nghệ nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán
bộ khoa học, công nghệ chúng ta cần phải quan tâm đến những giải pháp sau:
Một là, tăng cường đầu tư ngân sách cho khoa học và công nghệ.
Không thể nói đến sự phát triển của khoa học và công nghệ nếu không đầu tư
hoặc đầu tư không đúng mức. Sự đầu tư nhỏ giọt vào phân tán sẽ không mang lại kết
quả mong muốn. Đã từ lâu nhiều năm nay sự đầu tư cho khoa học công nghệ quá thấp,
sự đầu tư thấp nên cơ sở nghiên cứu nhỏ bé, nghèo nàn, thiết bị lạc hậu. Người làm
khoa học không thể sống bằng nghề của mình nếu chỉ tập trung nghiên cứu. Điều đáng
nói hơn là các nhà nghiên cứu không thể phát huy khả năng của mình với cơ sở nghiên
cứu nhỏ bé, lạc hậu đó. Vì vậy, rất nhiều nhà khoa học trong tỉnh đã ra đi các tỉnh ngoài
để làm việc khắc phục tình trạng đầu tư quá thấp, đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Thanh
Hóa lấn thứ XV đã đề ra chủ trương: "Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động khoa
học - công nghệ và môi trường vào sản xuất và đời sống. Từng bước nâng cao năng lực
nội sinh về khoa học và công nghệ, tiếp thu và vận dụng sáng tạo những công nghệ
nhập, tiến tới tạo ra công nghệ mới trên một số lĩnh vực cần thiết cho phát triển của
tỉnh" 70-49. Do đó, ngoài tăng từ ngân sách Nhà nước Thanh Hóa huy động các nguồn
lực khác, phấn đấu tăng ngân sách cho khoa học công nghệ đạt 2% tổng ngân sách.
Căn cứ vào định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 2006-2010
chúng ta tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực cơ bản sau:
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phát triển
nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thích nghi với điều kiện khí hậu,
thời tiết thổ nhưỡng từng vùng của Thanh Hóa. Chương trình này rất cần cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh bởi Thanh Hóa là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu. Do đó chúng ta phải đầu tư trước hết là cho khoa học - công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp. Đầu tư cho chương trình này chúng ta sẽ tiếp cận và làm chủ được một số
công nghệ sinh học chủ yếu trong sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Công nghệ sản
xuất hạt giống lúa lai, ngô lai, công nghệ điều khiển giới tính trong sản xuất cá rô phi,
tôm càng xanh siêu đực, công nghệ sấy phôi trong sản xuất bò giống (bò sữa và bò thịt)
để đến năm 2010 cơ bản chủ động được giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất chất
lượng cao phù hợp với Thanh Hóa.
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới và
hiện đại hóa công nghệ thiết bị trong công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá
thành, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, hướng trọng
tâm vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến bảo quản nông sản thực phẩm sau
thu hoạch và chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu không để tụt hậu trong
các lĩnh vực mà tỉnh có ưu thế: Công nghiệp xi măng, công nghiệp mía đường, công
nghiệp giống, sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng (đá ốp lát, gạch Ceramic...) công
nghiệp may mặc, giày da... đồng thời thực hiện tốt chương trình phát triển công nghiệp
thông tin, từng bước hình thành các ngành công nghiệp mới như: Công nghệ sản xuất
phần mềm ứng dụng, công nghệ lắp ráp máy tính điện tử, công nghệ khai thác và chế
biến khoáng sản.
Để thực hiện được việc tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học -
công nghệ vào các lĩnh vực ưu thế và trọng điểm trên các cấp ủy Đảng và quản lý Nhà
nước của tỉnh phải thực hiện các giải pháp lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng kế hoạch và
triển khai thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ, tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt
động khoa học công nghệ, tăng nhanh tổng đầu tư cho khoa học công nghệ, thành lập
quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh nhằm hỗ trợ hoàn thiện kết quả khoa học - công
nghệ. Tăng cường kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động khoa học - công
nghệ. Phấn đấu từ năm 2006 đến 2010 kinh phí ngân sách Nhà nước mỗi năm tăng 15%
(Giai đoạn 2001-2005 là 10%, năm 2005 là 12 tỷ đồng). Bổ sung, điều chỉnh các chính
sách khuyến khích đầu tư của tỉnh. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
ngân hàng để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời tranh thủ nguồn
vốn từ các ngân hàng thương mại trung ương để cho vay đầu tư phát triển sản xuất, thực
hiện những nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, làm được những điều trên sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các ngành khoa học công nghệ phát triển.
Hai là, tạo lập thị trường khoa học công nghệ.
Khi những sáng tạo trong khoa học càng nhiều, được áp dụng ngày càng lớn và
mang lại hiệu quả cao, thì đòi hỏi phải có thị trường khoa học và công nghệ. Chính nhu
cầu thị trường sẽ quyết định các hướng nghiên cứu và sáng tạo các loại hình công nghệ
mới, các phát minh khoa học. Vì vậy tỉnh cần phải đầu tư xây dựng trung tâm ứng dụng
chuyển giao công nghệ của tỉnh, phải xây dựng những cơ sở sản xuất với quy trình công
nghệ cao, tạo điều kiện cho việc triển khai, ứng dụng chuyển giao công nghệ, khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh
doanh. Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ XV đã chỉ rõ: "Ưu tiên cho việc nghiên
cứu lựa chọn khảo nghiệm đưa nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất
lượng cao vào sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó chú ý công nghiệp sản
xuất phần mềm), công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông lâm hải sản, công nghệ
sau thu hoạch, bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới
sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường" [70-48].
Đồng thời tỉnh cần có những chính sách khuyến khích hướng dẫn trường Đại
học trong tỉnh xây dựng các trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ, cơ sở sản xuất.
Đây là bước triển khai làm cho khoa học và sản xuất xích lại gần nhau. Nghiên cứu
khoa học trong các trường đại học bước đầu tạo điều kiện phát huy tác dụng của các công
nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài, nghiên cứu cải tiến và tạo khả năng sáng chế ra công
nghệ mới để phát triển đất nước. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các trư-
ờng dạy nghề là nơi cung cấp các dịch vụ tư vấn, ứng dụng và triển khai tiến bộ khoa học -
công nghệ vào đời sống. Trong tỉnh có trường Đại học Hồng Đức và có trung tâm ứng
dụng khoa học kỹ thuật của trường, song cũng chưa thật sự trở thành trung tâm chuyển
giao công nghệ và trường cũng chưa xây dựng được các cơ sở sản xuất. Do đó, khoa học
và sản xuất chưa gần gũi nhau, chưa tác động lẫn nhau để phát triển. Từ nay đến năm
2010 Thanh Hóa phải phấn đấu đầu tư cho trường Đại học Hồng Đức thực hiện xây
dựng trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật của trường trở thành trung tâm ứng dụng
chuyển giao công nghệ điển hình của tỉnh.
Ba là, tạo động lực phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ,
đồng thời xây dựng chính sách nhằm thu hút lực lượng lao động khoa học và công
nghệ.
Qua 10 năm từ năm 1995 đến 2005 đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh
Thanh Hóa đã có bớc phát triển về số lợng và chất lượng, đã góp phần quan trọng cho
sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, khi xem xét toàn
diện trình độ học vấn, sự phân bố và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ở Thanh
Hóa ta thấy vẫn còn nhiều bất cập. Để khắc phục những yếu kém và tạo động lực phát
triển toàn diện đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh thì chúng ta cần phải tạo điều kiện, môi
trường làm việc tốt cho người làm công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ. Người làm
khoa học công nghệ không thể thiếu trang thiết bị, nhất là trang thiết bị hiện đại. Nếu
trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu thì làm cho người nghiên cứu khoa học, công nghệ không
có điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng của mình. Vì vậy ở họ sự nhiệt tình, sự say
mê nghề nghiệp bị giảm sút. Hiện nay số cán bộ nghiên cứu khoa học, cơ bản trong tỉnh
đã ít, ngày lại càng ít. Vì có một số người đã về hưu còn số người chọn nghề nghiên cứu
khoa học cơ bản cũng có rất ít người về Thanh Hóa để công tác, do điều kiện để nghiên
cứu khoa học công nghệ ở Thanh Hóa thiếu thốn. Mặt khác con người làm khoa học và
công nghệ cũng không thể sống hết mình vì khoa học nếu lương, tiền không thỏa đáng
để đảm bảo cuộc sống. Do vậy, việc cải thiện đời sống cho họ, có chế độ lương phù hợp và
thỏa đáng đối với họ là rất cần thiết. Đây cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy sự hoạt
động và sáng tạo của các nhà khoa học. Đi liền với việc thực hiện chính sách tiền lương
thỏa đáng đó là chế độ lương, phụ cấp và trợ cấp đối với đội ngũ cán bộ khoa học, công
nghệ và cho những công trình khoa học và công nghệ có giá trị, đảm bảo thu nhập thích
đáng thông qua việc thu hút họ tham gia các hợp đồng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển
khai. Trong những năm gần đây, tỉnh, Đảng bộ Thanh Hóa đã chủ động thực hiện phương
án này nhưng chưa được đẩy mạnh. Để sớm có được đội ngũ cán bộ khoa học và công
nghệ hàng đầu làm nòng cốt cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và hiệu
quả, điều đó cần phải được duy trì thường xuyên và ngày càng nâng cao.
Bên cạnh những chế độ tiền lương, tiền thưởng, lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế,
những ngời hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ còn quan tâm đến một lợi ích
khác, đó là lợi ích tinh thần là nhu cầu được thừa nhận, được động viên, khen thưởng kịp
thời. Tỉnh Thanh Hóa còn nghèo những người làm công tác khoa học hiểu rất rõ điều đó.
Vì vậy, họ không đòi hỏi phải được thưởng thật nhiều nhưng họ rất muốn được khen thởng
kịp thời. Hàng năm mở ra những cuộc hội thảo, hội nghị về khoa học, công nghệ. Đồng
thời trao các giải thưởng cho các thành tựu khoa học công nghệ trong tỉnh. Thực hiện tốt
những điều đó sẽ có tác dụng tích cực động viên các nhà khoa học hăng hái hoạt động khoa
học và sáng tạo. Cùng với những điều kiện trên, chúng ta thực hiện dân chủ, phát huy tinh
thần sáng tạo, tăng cường đoàn kết, ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học trong
hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Với môi trường như vậy, chúng ta sẽ khuyến
khích họ hoạt động sáng tạo. Đồng thời với việc tạo điều kiện cho người làm công tác khoa
học, công nghệ tỉnh cần phải có chính sách thu hút nhân tài, thu hút cán bộ khoa học, công
nghệ là người Thanh Hóa về tỉnh công tác. Nhằm tăng nhanh lực lượng nghiên cứu triển
khai, từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi trong nghiên cứu khoa học, tăng cường
cán bộ khoa học kỹ thuật về cơ sở. Để thực hiện điều đó tỉnh phải xây dựng chính sách, phải
ban hành cụ thể chủ trương "mời gọi trí thức" về tỉnh Thanh Hóa làm việc. Năm 1997, tỉnh
cũng đã có chính sách thu hút nhân tài về tỉnh, song chỉ áp dụng cho trường Đại học Hồng
Đức. Nhưng chế độ đề ra cũng chưa hấp dẫn như một số tỉnh khác (Bình Dương, Quảng Trị).
Bởi Thanh Hóa là một tỉnh nghèo cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa phát triển, nên cũng rất khó
khăn trong việc "chiêu hiền đãi sĩ". Để có thể làm được điều này chúng ta phải xây dựng và
nâng cao cơ sở vật chất - kỹ thuật của tỉnh, phải xây dựng phát triển được các khu công
nghiệp, như phát triển hơn nữa khu công nghiệp Bỉm Sơn. Mở rộng và phát triển cảng Lễ
Môn, xây dựng khu đô thị Nghi Sơn thành một điểm phát triển kinh tế phía Bắc. Đồng thời
đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, phát triển những điểm du lịch ở Thanh Hóa hơn nữa, như du lịch
Sầm Sơn, khu du lịch Lam Kinh, Hàm Rồng, Bến En… Muốn vậy, phải lập dự án (đây là
khâu quan trọng), kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và phải được sự hỗ trợ
của trung ương. Có như vậy Thanh Hóa mới phát triển, mới xây dựng được cơ sở vật chất kỹ
thuật của tỉnh. Từ đó tạo tiền đề cho chúng ta phát triển nguồn nhân lực toàn diện, phát triển
đội ngũ cán bộ khoa học, thu hút nhân tài, thu hút được lực lượng lao động khoa học và công
nghệ.
Tóm lại, đẩy mạnh việc phát triển khoa học - công nghệ là nhằm nâng cao trình
độ học vấn, tri thức, tay nghề chuyên môn, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
cũng như nâng cao, mở rộng trình độ hiểu biết. Từ đó, đội ngũ lao động Thanh Hóa có
thể nhanh chóng tiếp thu các thành tựu khoa học tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Nói một cách khác đẩy mạnh phát triển khoa học cũng là để phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thanh Hóa.
3.2.4. Coi trọng công tác dự báo về xu hướng phát triển nguồn nhân lực
Để có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, chúng ta không thể không nghiên cứu dự báo về xu
hướng phát triển nguồn nhân lực. Thực tế kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở
nước ta cho thấy: nghiên cứu về nguồn nhân lực là điều kiện không thể thiếu để quản lý
nguồn nhân lực hiệu quả. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương,
chính sách tác động một cách tích cực vào con người nhằm xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Song chính sách chưa
đồng bộ, việc sử dụng nguồn nhân lực còn bất hợp lý. Nguồn nhân lực Thanh Hóa sử dụng
có hiệu quả, phân bố có hợp lý hay không đều phụ thuộc vào việc nghiên cứu dự báo xu
hướng phát triển nguồn nhân lực trong địa bàn Thanh Hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu dự báo
xu hướng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn Thanh Hóa là một việc làm cần thiết, việc
này nhằm tư vấn cho tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đề ra chủ trương, giải pháp
phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến
chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo. Nội dung quan trọng khi hoàn thiện chiến lược
phát triển nguồn nhân lực là phải giải quyết đồng bộ trong mối quan hệ mật thiết với
nhau trên ba mặt chủ yếu: giáo dục - đào tạo con người, sử dụng con người và tạo việc
làm.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã được tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa quan
tâm, song yếu tố tự phát vẫn còn chi phối. Điều đó đã tạo ra những bất hợp lý rất lớn
trong nguồn lực con người. Vậy nên tỉnh cần phải coi trọng hơn nữa công tác dự báo xu
hướng phát triển nguồn lực con người, để có chính sách sử dụng nguồn lực con người
hiệu quả hơn. Việc dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực cho chúng ta nắm được
sự tăng hay giảm về dân số, nguồn nhân lực và việc làm của tỉnh. Theo số liệu điều tra
của cục thống kê Thanh Hóa năm 2004 là 3646593 người, căn cứ vào thời điểm đạt
được các chỉ tiêu đặt ra với mức sinh hàng năm thì dân số Thanh Hóa tó 2010 sẽ có
khoảng 3,98 triệu người. Dân số tăng dẫn đến số lao động tăng yêu cầu đào tạo nghề và
giải quyết việc làm rất lớn. Lao động Thanh Hóa trong 5 năm (2001-2005) có khoảng
123 ngàn lao động mới bổ sung cộng với 337 ngàn lao động (quy đổi) dôi dư thời kỳ
trước (1996-2000) chuyển sang bằng 460 ngàn chỗ làm việc cần giải quyết. Dự kiến
phân bổ nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế quốc dân đến 2010 (xem bảng 17).
Bảng 3.1: Dự kiến phân bổ nguồn nhân lực trong các ngành
kinh tế quốc dân đến 2010
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Nông-Lâm - Ngư nghiệp 81,32 66,0 -72,0 52,0 - 54,0
Công nghiệp - Xây dựng 8,6 12,0 -15,0 20,0 - 22,0
Dịch vụ 10,08 13,0 - 15,0 23,0 - 25,0
Nguồn: Cục thống kê sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Qua bảng 17 ta thấy dự kiến tỷ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng, dịch
vụ tăng. Từ chỗ dự báo đó mà tỉnh ủy có chủ trương chính sách tập trung vào việc
chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm
dần lao động nông nghiệp. Đồng thời trên cơ sở dự kiến sự phát triển lao động của tỉnh
trong các ngành kinh tế quốc dân mà đề ra chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, và kế
hoạch đào tạo người lao động với trình độ chuyên môn, ngành nghề phù hợp với thị
trường lao động trong tỉnh.
Nhìn chung, dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực nhằm tư vấn cho tỉnh
ủy và các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện về việc
phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH.
Quá trình hoàn thiện công tác dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực ở
Thanh Hóa cần được tiến hành cùng với hoàn thiện chiến lược phát triển các ngành, vì
chiến lược phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, của các vùng các huyện thị nói riêng. Chiến lược
phát triển nguồn nhân lực còn liên quan chặt chẽ đến chiến lược giáo dục - đào tạo,
nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nó liên quan đến số lượng, chất lượng và cơ cấu
lao động trong thời kỳ nhất định, nó liên quan và chịu sự chi phối, định hướng của chiến
lược phát triển sản xuất nông nghiệp - công nghiệp – dịch vụ.
Chính vì công tác dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực có tầm quan
trọng như vậy nên chúng ta phải coi trọng công tác này. Hằng năm sở kế hoạch đầu tư
đã xây dựng kế hoạch hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh của
ngành…quy hoạch cán bộ cốt cán các cấp. Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực.
Song đang còn khái quát và chưa được đều trong các năm. Tỉnh cần chú trọng đầu tư
kinh phí và nhân lực khoa học cho công tác nghiên cứu có chất lượng, đủ sức là tư vấn
khoa học cho chiến lược và chính phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Đồng thời cần
tổng kết thực tiễn nguồn nhân lực của tỉnh và tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm
về quản lý nhân lực của các tỉnh trong nước để áp dụng vào Thanh Hóa một cách phù hợp.
Tóm lại, trên đây là một số phương hướng giải pháp chủ yếu mà tác giả luận
văn đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
CNH, HĐH. Giữa các giải pháp có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau khi thực hiện đòi
hỏi phải có sự giải quyết một cách đồng bộ, có như vậy mới phát huy sức mạnh tổng
hợp các giải pháp và sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân
lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đó cũng chính là nhắm đến mục đích nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của
cả nước nói chung.
Kết luận
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này đòi hỏi phải
có sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhiều nguồn lực, từ cơ sở vật
chất kỹ thuật, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn nhân lực... Trong các
nguồn lực có tính chất quyết định đối với sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là nguồn nhân lực con người, hơn bất kỳ nguồn lực nào khác, nguồn lực con người
đóng góp vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước
ta. Khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực con người là góp phần
thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để phát triển kinh tế - xã
hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế. Quá trình này cần có những con người
có trí thức, có sức khỏe - người lao động chất lượng cao. Song muốn có được nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta không thể
có cách nào khác là phải đào tạo, tổ chức quản lý và phát huy nguồn lực con người theo
những yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. ở đây vấn đề đặt ra là
việc đầu tư phát triển giáo dục phải đi trước, việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đó
chính là sự lựa chọn có tính quyết định cho sự phát triển.
Hiện tại, người lao động ở Thanh Hóa có nhiều phẩm chất vô cùng quý báu
như: Cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo. Nhưng những bất cấp về mặt trí lực, thể
lực làm cho người lao động Thanh Hóa khó có thể hội nhập vào trào lưu phát triển của
thời đại cũng như chưa bắt kịp sự phát triển trong nước cũng như một số thành phố lớn
của nước ta. Vì vậy, để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu
Thanh Hóa phải phát triển giáo dục - đào tạo, phải ra sức đào tạo người lao động mới có
đầy đủ những phẩm chất, năng lực trí tuệ thời đại yêu cầu. Thanh Hóa đang còn nghèo,
nên bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế chúng ta cần phải mạnh dạn, phải "thắt
lưng buộc bụng" huy động mọi nguồn lực nhằm tạo ra bước phát triển về chất cho giáo
dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.
Thực tế, nguồn nhân lực ở Thanh Hóa còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém:
Lực lượng lao động đông nhưng yếu về chất lượng, một bộ phận không nhỏ nguồn lao
động chưa có việc làm và thiếu việc làm. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào sản
xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trong công nghiệp ít. Công tác giáo dục đào tạo
hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lực lượng cán bộ khoa học công
nghệ thiếu, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao chủ yếu tập trung ở lĩnh vực
giáo dục quản lý Nhà nước, y tế, những ngành mũi nhọn như công nghiệp xây dựng đều
thiếu ngành. Những yếu kém, bất cập này do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ
quan và khách quan. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải tìm cách khắc phục những yếu kém,
xây dựng cho được nguồn nhân lực chất lượng cao, thực sự đáp ứng cho yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thanh
Hóa hiện nay là mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn vốn, điều
chỉnh cơ cấu đào tạo, đổi mới về quan niệm học tập, đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý và chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người
lao động có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho người lao động; chú trọng tổ
chức bố trí lực lượng lao động hợp lý; xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học
công nghệ. Những biện pháp đó là cần thiết, cấp bách và thực tế có khả năng thực hiện
được.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh (xét về mặt
dân số) nhưng không có nhiều lợi thế như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
không chỉ là việc làm của toàn tỉnh nói chung mà còn là sự nỗ lực phấn đấu của từng
người dân Thanh Hóa. Song để thực hiện được nhiệm vụ này cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ
to lớn của Trung ương cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn
đề có nội dung lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong khuôn
khổ của luận văn không thể trình bày hết tất cả những nội dung về mặt lý luận và thực
tiễn của vấn đề. Tiềm năng của mỗi con người, cũng như toàn thể con người Thanh Hóa
là rất lớn. Quá trình tìm kiếm những mô hình, giải pháp nhằm khai thác và phát huy có
hiệu quả tiềm năng nguồn lực con người vẫn đang tiếp tục bằng sự nỗ lực của cả dân tộc
nói chung, nhân dân Thanh Hóa nói riêng.
danh mục Tài liệu tham khảo
1. Phạm Ngọc Anh (1995), "Nguồn lực con người - nhân tố quyết định của quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa", Nghiên cứu lý luận, (2).
2. Hoàng Chi Bảo (1998), "Lý luận và phương pháp nghiên cứu về con người", Triết học,
(2).
3. Hoàng Chí Bảo (1998), "Giáo dục văn hóa lao động để nâng cao tay nghề cho công
nhân", Dân vận, (6).
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Niên giám thống kê lao động thương
binh và xã hội năm 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ lao động binh xã hội, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Số liệu thống kê lao động việc làm ở
Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Số liệu thống kê lao động việc làm ở
Việt Nam năm 2002, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Số liệu thống kê lao động việc làm ở
Việt Nam năm 2003, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Số liệu thống kê lao động việc làm ở
Việt Nam năm 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
10. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công
nghệ (1995), Việt Nam tầm nhìn đến năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
11. C. Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. C. Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Cac Mác, F.Ăngghen, Tuyển tập, tập III, NXB Sự thật Hà Nội, 1981.
14. Cac Mác, F.Ăngghen, Tuyển tập, tập VI, NXB Sự thật Hà Nội, 1981.
15. Cac Mác, F.Ăngghen, Hệ tư tưởng Đức, tập I, NXB Sự thật Hà Nội, 1983.
16. Cac Mác, F.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, NXB Sự thật Hà Nội, 1981.
17. Cac Mác, F.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994.
18. Cac Mác, Tư bản, phê phán khoa học kinh tế chính trị, tập 3, NXB Hà Nội 1978.
19. Cac Mác, Bộ tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, NXB Sự thật, Hà Nội 1987.
20. Cac Mác, Sự khốn cùng của triết học, NXB Sự thật, Hà Nội 1975.
21. Nguyễn Trọng Chuẩn, Một số vấn đề cần được quan tâm: Mối quan hệ giữa các
yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người, Triết học, số 2- 1992
22. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Triết
học số 2 - 1994.
23. Cơ quan báo cáo phát triển của con người LHQ, chỉ tiêu và chỉ số phát triển, NXB
Thống kê, Hà Nội, 1990.
24. Cục thống kê Thanh Hóa, Niên giám thống kê 2000 - 2004, NXB thống kê, Hà Nội
2004.
25. Cục thống kê Thanh Hóa, Đánh giá thực trạng mức sống dân cư Thanh Hóa, NXB
thống kê, Hà Nội 2002 - 2004.
26. Cục thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu tỉnh Thanh Hóa thời kỳ
2001 - 2003, Thanh Hóa tháng 8 - 2003.
27. Phạm Tất Dong, Suy nghĩ về đội ngũ trí thức nước ta, Tạp chí cộng sản số 4 - 1994.
28. Phạm Tất Dong, Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, Hà Nội 1995.
29. Nguyễn Quang Du, Tài liệu con người trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, Thông tin lý luận, số 11-1994.
30. Nguyễn Hữu Dũng, Đổi mới chính sách tuyển dụng và sử dụng khoa học học kỹ
thuật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Thông tin
lý luận số 11-1994.
31. Trương Minh Dực, Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Miền Trung, Tạp
chí thông tin, lý luận số 4 - 1996.
32. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 4, BCHTW (khóa VII), NXB Sự
thật Hà Nội tháng 2/1993.
33. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW (khóa
VII), NXB sự thật Hà Nội, 1994.
34. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành TW (khóa
VIII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
35. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu đại biểu toàn quốc lần thứ III,
Hà Nội 1960.
36. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự
thật, Hà Nội 1997.
37. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 2
NXB Sự thật, Hà Nội 1992.
38. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự
thật, Hà Nội 1987.
39. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự
thật, Hà Nội 1991.
40. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
41. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
42. Đảng cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000, NXB Sự thật, Hà Nội 1991.
43. Tống Văn Đường, Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta, kinh tế và
phát triển số 5/1995.
44. Mạc Đường, "Nghiên cứu con người theo phương pháp tiếp cận dân tộc hiện đại"
"Con người Việt Nam và công cuộc đổi mới", Hà Nội 1993.
45. Nguyễn Điều, Về công nghiệp hóa ở nước ta, thông tin lý luận số 6 - 1994.
46. Lương Việt Hải, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ đến việc
nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ
XXI, Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX - 05, Hà
Nội 2003.
47. Phạm Minh Hạc, Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội, Nhà xuất bản KH - XH, Hà Nội 1996.
48. Đỗ Trọng Hùng, Tích cực giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo góp phần
thực hiện công bằng xã hội, tạp chí lịch sử Đảng, số 5, 1998.
49. Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa, sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở
Việt Nam, NXB sự thật, Hà Nội 1991.
50. Vũ Đình Hòe, Vấn đề vốn và nguồn nhân lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, thông tin lý luận 7 - 1994.
51. Nguyễn Khánh, Phát triển nguồn lực con người và thực hiện công bằng xã hội
(trình bày tại lớp nghiên cứu Nghị quyết đại hội VIII của Đảng ngày 10-9 và
19-09-1996).
52. Phan Văn Khải, Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa
học - công nghệ và các cơ quan Chính phủ để nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh nền kinh tế, Báo nhân dân 11/1/1998.
53. Võ Đại Lược, chính sách phát triển CN của Việt Nam trong quá trình đổi mới, Nhà
xuất bản KH - XH, Hà Nội 1994.
54. Bùi Thị Ngọc Lan, Phát huy nội lực trí tuệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước, Tạp chí nghiên cứu lý luận số 6, 1998.
55. Trương Giang Long, Xem xét nhân tố lao động trong cấu trúc người lao động, tạp
chí cộng sản số 13 - 1997.
56. Hồ Chí Minh, Xây dựng con người mới, NXB Sự thật, Hà Nội 1995.
57. Đỗ Mười, Tăng cường xây dựng Nhà nước và đội ngũ cán bộ vững mạnh, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Tạp chí cộng sản,
số 3 (7/1997).
58. Đỗ Mười, Dành ưu tiên cao nhất cho phát triển giáo dục, đào tạo và KH - CN, Tạp
chí công tác tư tưởng văn hóa, số 1 - 1997.
59. Phạm Xuân Nam (Chủ biên), Đổi mới chính sách xã hội luận cứ và giải pháp, NXB
Chính trị quốc gia - 1997.
60. GS Trần Nhâm (Chủ biên), Có một Việt Nam như thế - đổi mới và phát triển, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
61. GS Trần Nhâm, Tìm hiểu chủ nghĩa duy vật lịch sử, NXB KH - XH, Hà Nội 1980.
62. Nguyễn Thế Nghĩa, Thanh Hóa với sự nghiệp CNH, HĐH, nhà xuất bản khoa học
xã hội, Hà Nội 1997.
63. Những thách thức phát triển ở Châu á - Thái Bình Dương, NXB Khoa học - xã hội,
Hà Nội 1995.
64. Nguyễn Đình Phan - Phạm Nghiêm ích, CNH, HĐH ở Việt Nam và các nước trong
khu vực, NXB thống kê, Hà Nội 1995.
65. Phan Thanh Phố - An Như Hải, Phát triển nguồn lực để CNH, HĐH đất nước, Tạp
chí kinh tế và phát triển, số 3 -1995.
66. Trần Hồng Quân, Kế hoạch phát triển GD - ĐT giai đoạn 1996 - 2000 và được
hướng đến năm 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, diện đại hóa đất
nước, (Báo cáo tại lớp nghiên cứu nghị quyết Đại hội VIII - Tháng 9/1996).
67. Bùi Tất Thắng (Chủ biên), Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu thành
phần kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH, NXB thống kê, Hà Nội 1997.
68. Nguyễn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
69. Vũ Bá Thế, Phát huy nguồn nhân lực con người, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhà xuất bản lao động - xã hội, 2005.
70. Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, NXB
Thanh Hóa 1/2001.
71. Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê xã hội những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội, 3/ 2004.
72. Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, Từ chiến lược phát triển giáo dục
đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục - 2002.
73. Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển, Tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2-2002.
74. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, viện triết học. Một số vấn đề về
triết học - con người - xã hội, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 11-2002.
75. ủy ban Quốc gia dân số kế hoạch hóa gia đình và trung tâm nghiên cứu dân số
nguồn lao động, Bộ lao động thương binh xã hội, Một số vấn đề dân số, nguồn
nhân lực và việc làm ở Việt Nam, Hà Nội 1996.
76. ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề năm học
2003 - 2004, nhiệm vụ năm học 2004 - 2005, Thanh Hóa, tháng 9 năm 2004.
77. ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, niên giám Thanh Hóa 2001 - 2004, Nhà xuất bản
thông tấn, 4-2005.
78. ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào
tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 - 2010, Thanh Hóa - tháng 8 năm 2002.
79. ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thanh
Hóa thời kỳ 1996 - 2010, Thanh Hóa, tháng 8 năm 1995.
80. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb tiến bộ, Maxcơva 1997.
81. Viện thống tin khoa học xã hội, CNH, HĐH những bài học thành công ở Đông á,
Xưởng in Viện thông tin KHXH, Hà Nội 1995.
82. Viện Khoa học Xã hội (1997), Triết học và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Trung tâm Triết học tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam
7
1.1. Quan điểm mácxít về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn
nhân lực
7
1.2. Vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
16
Chương 2: Thực trạng vấn đề nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
tỉnh Thanh Hóa
27
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực và vấn đề nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Thanh Hóa
27
2.2. Đánh giá chung về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 58
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Thanh Hóa
76
3.1. Phương hướng 76
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thanh Hóa
92
Kết luận 119
danh mục Tài Liệu THAM Khảo 122
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa.pdf