Tóm tắt Luận văn Đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT là một trọng những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp lãnh đạo Bộ, nhất là đồng chí Bộ trưởng, trưởng ban chỉ đạo CNTT của Bộ đặc biệt quan tâm, xác định đây là một bước đột phá trong việc đưa ứng dụng CNTT để nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo điều hành chung của Bộ, phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua việc xử lý và giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện, thực hiện công khai, minh bạch hóa các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ. Với mong muốn đẩy mạnh công tác ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, nhất là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhằm phát huy tối đa những tiện tích và thế mạnh của CNTT, hình thành nên phương thức cung cấp các dịch vụ công trực tuyến hiện đại, nhanh chóng, xuyên suốt và hiệu quả, luận văn: “Đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” đã tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề sau: Hệ thống cơ sở lý luận về dịch vụ công trực tuyến, cụ thể: tập trung làm rõ những khái niệm liên quan để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Qua đó chỉ ra mối quan hệ giữa QLHCNN với dịch vụ công trực tuyến, đó là nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến là giải pháp hiệu quả, hiệu lực của QLHCNN và sự tác động qua lại của cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với QLHCNN để hình thành nền hành chính hiện đại, dân chủ, hiệu lực, hiệu quả và cung cấp những dịch vụ công tốt nhất cho xã hội. Ngoài hệ thống cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, luận văn cũng đã đi sâu đánh giá thực trạng các nội dung liên24 quan đến việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện trong thời gian qua, phân tích những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan để từ đó thấy được bức tranh toàn cảnh về công tác tổ chức, xây dựng, quản lý việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng và hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Hệ thống các giải pháp mà luận văn đưa ra hướng tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc đã gặp trong thực tế triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Bộ, hướng tới mục tiêu xa hơn hơn là hoàn thiện các nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến góp phần sớm đưa Bộ Nông nghiệp và PTNT trở thành Bộ điện tử. Các giải pháp của luận văn được phân theo nhóm và có sự bổ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả tối ưu. Ngoài ra luận văn đưa ra tính khả thi nhằm đảm bảo thực hiện các nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp DVCTT của Bộ đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, việc đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển của ngành, góp phần thực hiện thành công đề án “tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước; là kênh giao dịch tin cậy của công dân, tổ chức và doanh nghiệp góp phần tạo nên nền “hành chính kiến tạo, phục vụ” phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua các phương tiện hiện đại). - Giảm số lần giao dịch “trực tiếp” với công chức (giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ, giảm thời gian đi lại cho người sử dụng các DVHCC dưới hình thức trực tuyến) dẫn đến tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ. 1.1.3.3 Phân loại Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 Đối với DVCTT mức độ 3 và 4 thì các dịch vụ này cho phép tương tác hai chiều trực tuyến với công dân (mọi thủ tục như: nộp - tiếp nhận - xử lý - bổ sung - trả kết quả hồ sơ - thanh toán) đều thông qua hình thức trực tuyến. Mọi giao dịch đều sẽ thông qua hệ thống tự động, đảm bảo tính minh bạch và tính vô nhân xưng trong hoạt động cung cấp dịch vụ. Vì vậy, triển khai các DVCTT ở mức độ 3 và 4 nghĩa là công dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp với chính quyền qua các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện tự động. Khi đó công dân, tổ chức không cần quan tâm đến địa chỉ trụ sở của cơ quan cung cấp dịch vụ ở đâu, công chức nào là người quản lý, và có thể công dân sẽ nhận kết quả tại nơi mình lựa chọn (và thanh toán lệ phí tại nhà được chấp nhận), chứ không nhất thiết phải đến CQNN. 7 1.1.4 Hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ quan hành chính Nhà nước Dịch vụ hành chính công gắn với chức năng phục vụ và quản lý của Nhà nước, do các CQHCNN thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, coi đó là một khâu quan trọng trong việc thực hiện chương trình cải cách nền hành chính cả về thể chế, thủ tục, tổ chức bộ máy và đội ngũ CBCC. Nhà nước đã bắt đầu áp dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử, tin học để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, như việc cung cấp thông tin về thể chế, tổ chức, đấu thầu các dự án chi tiêu công, đăng ký cấp phép kinh doanh, cấp phép đầu tư, hỏi đáp pháp luật hay đăng ký xe máyNhìn chung việc cung ứng DVCTT có một số tiến bộ, nhưng không đều. Người dân và doanh nghiệp được tạo thuận lợi và dễ dàng hơn trong một số việc cần giải quyết với CQNN, như đăng ký kinh doanh, làm thủ tục hộ tịch, tìm hiểu luật pháp.song còn gặp nhiều rắc rối, phiền hà trong nhiều lĩnh vực khác, như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất, cho thuê dất, cấp phép xây dựng nhà, công chứng, hộ khẩu.Người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục là “nạn nhân” của tình trạng phiền nhiễu, bất hợp lý, chậm trễ, thiếu hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính các cấp. 1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến Để hoạt động cung ứng DVCTT được hiệu quả, CQNN cần quan tâm đến những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc triển khai việc cung ứng dịch vụ trên môi trường mạng như sau: 1.1.5.1 Khung pháp lý 1.1.5.2 Đối tượng sử dụng 1.1.5.3 Cơ sở hạ tầng thông tin 1.1.5.4 Tổ chức triển khai 1.1.6 Các tiêu chí đánh giá việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến Để nâng cao hiệu quả của DVCTT, việc đánh giá chất lượng của dịch vụ là việc cần làm để các cơ quan cung cấp dịch vụ nhận thức được các yêu cầu cơ bản cần có khi xây dựng và cung cấp dịch vụ cho người sử dụng. Luận văn nghiên cứu về một số tiêu chí đánh giá DVCTT để từ đó đề xuất các yêu cầu, tiêu chí đánh giá chất lượng DVCTT của CQNN nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ. 1.1.6.1 Tiếp cận đánh giá chất lượng DVCTT như một phần mềm Từ góc độ nhà phát triển, đối với DVCTT mức độ 3, mức độ 4 được xem như một ứng dụng (một phần mềm). Khi đó, theo tiêu chuẩn ISO/IEC TR 9126, chất lượng của DVCTT được đánh giá theo 06 tiêu chí là: (1) Chức năng; (2) Tính tin cậy; (3) Tính khả dụng; (4) Tính hiệu quả; (5) Khả năng bảo trì; (6) Tính khả chuyển. 8 1.1.6.2 Tiếp cận đánh giá chất lượng DVCTT từ góc độ người sử dụng Từ góc độ của người sử dụng, chất lượng của DVCTT tập trung vào chất lượng của cổng cung cấp dịch vụ và sự hài lòng đối với dịch vụ. Sự hài lòng của người sử dụng đối với DVCTT được tác động từ sự nhận thức của người sử dụng về chất lượng dịch vụ và kỳ vọng của họ cho các dịch vụ này. Theo nghiên cứu “Các tiếp cận và mô hình đánh giá chất lượng của DVCTT”, chất lượng của DVCTT được đánh giá dựa trên sáu tiêu chí chính bao gồm: (1) Dễ dùng; (2) Độ đảm bảo chắc chắn (Tính bảo mật, an toàn); (3) Tin cậy; (4) Sự hỗ trợ người dân; (5) Nội dung và sự xuất hiện thông tin; (6) Chức năng môi trường tương tác. 1.2 . Các thành phần của dịch vụ công trực tuyến 1.2.1 Mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến Thứ nhất, Giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ, giảm thời gian đi lại cho người sử dụng. Thứ hai, Tăng tính minh bạch của các cơ quan cung cấp dịch vụ. Thứ ba, Tăng khả năng giám sát của công dân và các cơ quan cấp trên. Thứ tư, Tạo cơ hội cho việc cải cách hành chính. Thứ năm, Hiệu quả kinh tế cho cả người sủ dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ. 1.2.2 Mô hình tổng thể Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ Căn cứ văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 Xét trên quy mô cấp Bộ. Mô hình Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ bao gồm 9 chức năng , chức năng cung cấp DVCTT là một nội dung chính và là một thành phần quan trọng của triển khai “Chính phủ điện tử”. Vì vậy, vai trò của CPĐT đối với sự phát triển trong hoạt động cung cấp DVCTT của CQNN là mối liên hệ tương hỗ qua lại. Định hướng phát triển CPĐT cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động cung cấp DVCTT. 1.2.3 Quy trình của hệ thống dịch vụ công trực tuyến - Người dân, doanh nghiệp tương tác với hệ thống DVCTT thể tìm kiếm lựa chọn loại DVCTT đang cần. - Sau đó người dân, doanh nghiệp nhập vào các thông tin liên hệ của người cần liên hệ. Các thông tin này được dùng để liên hệ với người dân, doanh nghiệp và cũng như tiêu chí được xác định để tra cứu tình trạng hồ sơ mà người dân đã nộp. - Sau đó người dân tiến hành soạn hồ sơ, bao gồm các công việc như: soạn hồ sơ, đính kèm các giấy tờ liên quan đi cùng (dưới dạng file word, pdf,..). Việc soạn hồ sơ theo mẫu x-Form đã được định nghĩa sẵn. - Khi hồ sơ soạn xong, hệ thống DVCTT sẽ hiển thị thông tin cho doanh nghiệp xem được thông tin hồ sơ đã đăng ký và cho phép in hồ sơ đăng ký. - Sau khi hồ sơ đăng ký đã được đẩy về phần mềm một cửa điện tử của các đơn vị, hệ thống DVC sẽ ra thông báo thanh toán đến doanh nghiệp và doanh nghiệp khi nhận được thông báo đó sẽ tiến hành thanh toán trực tuyến. 9 - Vì đây là qui trình khi người dân chọn theo hình thức dịch vụ là DVC mức độ 3 và 4. Nên những hồ sơ mà doanh nghiệp đã nộp trên hệ thống DVC sẽ được chuyển đến đơn vị liên quan. - Người dân, doanh nghiệp sau đó sẽ ký đơn và chuẩn bị các loại giấy tờ yêu cầu cần thiết mà trong lúc đăng ký hồ sơ trên hệ thống DVC theo thông tin hướng dẫn. - Hồ sơ đã nộp, nếu có thiếu sót giấy tờ gì trong quá trình xử lý tại phần mềm một cửa điện tử các đơn vị thì bộ phận một cửa tại các đơn vị thụ lý hồ sơ sẽ liên hệ với người dân, doanh nghiệp để yêu cầu nộp bổ sung. - Người dân, doanh nghiệp cung cấp những giấy tờ bổ sung có thể qua 2 hình thức là đường điện tử (thông qua hệ thống DVCTT) và đường công văn. - Sau khi đã có những giấy tờ cần bổ sung, bộ phận một cửa sẽ chuyển tới các đơn vị tiếp tục xử lý hồ sơ. - Khi có kết quả hồ sơ, bộ phận một cửa của các đơn vị giao trả kết quả về cho người dân, doanh nghiệp. - Trong quá trình thụ lý hồ sơ, các phần mềm xử lý nghiệp vụ của các đơn vị sẽ cập nhật các trạng thái hồ sơ về cho hệ thống DVCTT. Thông tin được biết bao gồm: hồ sơ đang nằm ở đâu, ai đang tham gia xử lý và ngày hẹn trả, - Người dân, doanh nghiệp cũng có thể truy cập vào hệ thống DVCTT để xem thông tin và trạng thái hồ sơ đăng ký (dựa vào các thông tin đã đăng ký liên hệ trước đó, cũng như mã số hồ sơ). 1.2.4 Đối tượng sử dụng dịch vụ công trực tuyến a) Công dân, doanh nghiệp b) Bộ phận một cửa c) Bộ phận chuyên môn d) Lãnh đạo 1.3 Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.3.1 Kinh nghiệm ở một số nước tiên tiến trên thế giới Thứ nhất, Mô hình của Hồng Kông Thứ hai, mô hình của Úc 1 Thứ ba, Mô hình của Hoa Kỳ 2 1.3.2 Kinh nghiệm ở một số Bộ, Ngành tại Việt Nam Mô hình cung cấp DVCTT ở các Bộ, Ngành ở nước ta hiện nay về mặt kiến trúc tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điển tử cấp Bộ, một trong những thành phần quan trọng là Hệ thống cung cấp DVCTT, hạt nhân của hệ thống DVCTT là một hệ thống phần mềm lõi. Phần mềm này đóng vai trò là trung tâm kết nối với các hệ thống bên ngoài gồm Cổng DVCTT quốc gia, Cổng Hải quan một cửa quốc gia (NSW), với Cổng DVCTT của Bộ, Ngành và phần mềm một cửa điện tử, các DVCTT của các đơn vị trực thuộc. Hệ thống thành phần tại các đơn vị trực thuộc được phân tách thành các mô đun một cửa điện tử và xử lý nghiệp vụ thủ tục hành chính. 1 2 10 Mô hình kiến trúc này đảm bảo tính linh hoạt dễ dàng mở rộng hệ thống với nhiều cơ quan kết nối vào Hệ thống DVCTT và có thể mở rộng thêm số lượng DVCTT bằng cách thêm các mô đun xử lý nghiệp vụ. Toàn bộ hệ thống thành phần lõi, Cổng DVCTT của Bộ, Ngành, một cửa điện tử trong hệ thống DVCTT sẽ không phải đầu tư lại khi thực hiện mở rộng số lượng DVCTT cũng như số lượng cơ quan thực hiện thủ tục. Triển khai thực hiện Nghi quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử bên cạnh Cổng thông tin hải quan một cửa quốc gia hiện nay đã có 6 Bộ, Ngành triển khai xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến tập trung gồm: Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trương, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch (Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến và dự kiến sẽ khai trương trong quý I/2017). Tình hình triển khai tại một số Bộ, cơ quan ngang Bộ tiêu biểu như: Thứ nhất, Bộ Tài Chính Thứ hai, Bộ Công thương 1.3.3 Bài học kinh nghiệm Một là, Các cấp lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, cùng toàn thể đội ngũ CBCCVC phải có quyết tâm chính trị và tạo được sự đồng thuận cao. Việc chuyển đổi mô hình xử lý, giải quyết công việc từ lề lối làm việc cũ sang quy chuẩn làm việc mới như cấp dịch vụ DVCTT vẫn là điều khá mới mẻ, do đó đòi hỏi quyết tâm cao của lãnh đạo, sự ủng hộ của các Bộ, Ngành liên quan và của Chính phủ. Hai là, Phải tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ, công chức, người dân, tổ chức và doanh nghiệp về những lợi ích mang lại. Sự vào cuộc, tham gia của các cấp, ngành, đơn vị liên quan phải thực sự chủ động, tích cực và đồng thuận. Ba là, Đào tạo và phát triển nhân lực CNTT cả về quản lý, triển khai, ứng dụng là khâu quan trọng đảm bảo sự thành công của việc cung cấp DVCTT tới người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Đội ngũ làm việc phải chuyên nghiệp, khoa học, năng lực quản lý tốt, chuyên môn nghiệp vụ phải vững vàng, có kinh nghiệm trong quản lý nhà nước để đảm bảo nguyên tắc “Tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt” tại các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ tạo sự chính xác, công khai, minh bạch và niềm tin cho người dân và doanh nghiệp. Bốn là, Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT đồng bộ bao gồm việc đầu tư phần cứng (Trung tâm tích hợp dữ liệu, trụ sở, thiết bị, đường truyền,) và phần mềm (Các phần mềm dịch vụ công, hệ thống cơ sở dữ liệu,). Năm là, Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong công tác chuẩn bị, công tác tổ chức phối hợp, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong công tác đầu tư, trong việc thiết lập hệ thống, quy trình trao đổi, xử lý công việc và cả trong ý thức, thái độ của CBCC. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN Ở BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2.1. Hoạt động quản lý nhà nƣớc của Bộ Nông nghiệp và PTNT 2.1.1. Tổng quan về ngành Nông nghiệp và PTNT Từ ngày 03/10 - 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá IX thông qua Nghị quyết về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thuỷ lợi; Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII (tháng 8/2007) đã quyết định hợp nhất Bộ Thuỷ sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngày 26/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nghị định quy định “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Nhiệm vụ chính trị của Bộ Nông nghiệp và PTNT được đặt ra không chỉ là nhiệm vụ của các ngành trước đây về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản một cách riêng rẽ mà còn là sự đòi hỏi cao hơn về việc phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất - nước - rừng - thuỷ sản, gắn chặt hơn nữa sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi với việc phát triển nông thôn với đối tượng phục vụ chủ yếu hơn 60 triệu dân sống ở nông thôn, chiếm gần 78% dân số cả nước và đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 90 triệu dân. Trong 5 năm trở lại đây (từ 2010-2015) giá trị xuất khẩu các loại nông lâm, thuỷ sản tăng bình quân 10,8%/năm, riêng năm 2015 đạt 30.42 tỷ USD, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một số sản phẩm có thị phần lớn và vị thế cao trên thị trường thế giới, gồm: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, sản phầm đồ gỗ, thuỷ sản. 2.1.2. Bộ máy và cơ cấu tổ chức của của Bộ Nông nghiệp và PTNT Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Điều 3 của Nghị định quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp và PTNT 2.2.1. Tình hình ứng dụng CNTT 2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT 100% các đơn vị thuộc Bộ đã có mạng LAN, đường truyền internet riêng. Về kết nối mạng diện rộng (WAN), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện kết nối các mạng LAN tại trụ sở chính với các mạng LAN tại trụ sở số 10 Nguyễn Công Hoan qua đường truyền kết CPNET 10 Mbps. Hệ thống máy chủ tại Bộ có 30 máy, trong đó 50% đã triển khai giải pháp máy chủ ảo hóa trên nền tảng Vmware. 12 2.2.1.2 Bảo đảm an toàn thông tin Cấu trúc logic hệ thống mạng LAN của Bộ tại trụ sở chính được thiết kế gồm có 3 lớp: Core, Distribution và Access. Việc kiểm soát kết nối từ trong ra ngoài internet và từ ngoài internet vào mạng LAN của Bộ được thực hiện bởi thiết bị Firewall cứng, với thiết kế như trên mới chỉ cơ bản đảm bảo đối với những đơn vị sử dụng hạ tầng mạng LAN chung của Bộ. Việc đảm bảo an toàn thông tin mạng cũng được đơn vị chuyên trách của Bộ thường xuyên cập nhật, thông tin, hướng dẫn người dùng cách thức giao dịch, trao đổi, làm việc trong môi trường điện tử. Hàng năm, Bộ phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - Bộ Thông tin và Truyền thông (Vncert) và Cục bảo vệ An ninh chính trị nội bộ (A68- Bộ Công an) trong công tác điều tra, khắc phục lỗ hổng của hệ thống mạng và các Trang/Cổng TTĐT và các hoạt động phối hợp ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng khi xảy ra. Triển khai ứng dụng chữ ký số: Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã chú trọng xây dựng, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong các giao dịch điện tử. Các đơn vị chuyên trách đã phối hợp với Ban Cơ yếu chính phủ tổ chức cấp tổng cộng 138 thiết bị chứng thư số cá nhân; 23 chứng thư số dành cho các tổ chức và 1 chứng thư số dành cho máy chủ hosting phần mềm văn phòng điện tử của Bộ. 2.2.1.3 Ứng dụng CNTT a) Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các đơn vị Hệ thống quản lý văn bản điều hành Hệ thống thư điện tử Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm chuyên ngành b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp Đến nay, 80% các đơn vị thuộc Bộ đã có Cổng/Trang TTĐT đáp ứng theo yêu cầu khoản 2, Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin. Trung bình hàng năm đã cung cấp hàng nghìn tin bài lên Trang/Cổng thông tin điện tử. Các mục tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ cũng đã được các cơ quan đơn vị thuộc Bộ bổ sung hoàn thiện đáp ứng nhu cầu quản lý điều hành, nhu cầu tìm hiểu, tra cứu, khai thác thông tin của người dân và doanh nghiệp. Cổng TTĐT của Bộ tại địa chỉ www.mard.gov.vn có tần xuất khoảng 3.500-4.000 lượt người truy cập mỗi ngày. Cổng TTĐT cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành, văn bản chính sách pháp luật và các thông tin khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực hoạt động của Bộ. Các thông tin chuyên ngành và thông tin chỉ đạo điều hành từ các trang tin của các đơn vị trực thuộc Bộ được tích hợp lên Cổng TTĐT. Bên cạnh đó, cung cấp thông tin về giá cả thị trường của 14 mặt hàng chủ lực và các thông tin về dự báo, tình hình sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản. 13 DVC được đưa lên các trang tin điện tử của các đơn vị và đồng thời lên Cổng TTĐT của Bộ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tra cứu thông tin. Tính đến hết tháng 12 năm 2016, tổng số DVC của ngành Nông nghiệp và PTNT là: 452 TTHC, chia theo lĩnh vực QLNN của Bộ. Hầu hết DVC của Bộ đã được công khai trên Cổng TTĐT của Bộ đạt mức độ 2. Đặc biệt, đã có 15 DVCTT đạt mức độ 3 và 08 DVCTT mức độ 4 được cung cấp phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nhìn chung, công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp thời gian quan của Bộ đã có sự cải thiện đáng kể. Đặc biệt Bộ đã thành lập Văn phòng CCHC, tổ công tác xây dựng DVCTT phối hợp với Tập đoàn viễn thông Viettel nhằm đẩy mạnh công tác CCHC của Bộ, cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4 phục vụ người sử dụng. Trong thời gian tới việc cung cấp các DVCTT mức độ cao cần được tập trung thực hiện, thống nhất tại một địa chỉ, bên cạnh đó tăng cường hướng dẫn sử dụng dịch vụ cho người sử dụng. 2.2.1.4 Nguồn lực CNTT 2.2.1.5 Tổ chức, chính sách CNTT 2.2.2. Thực trạng triển khai giải quyết thủ tục hành chính công ở Bộ Nông nghiệp và PTNT 2.2.2.1 Tiếp nhận, xử lý và giải quyết thủ tục hành chính theo cách thức truyền thống ở Bộ Nông nghiệp và PTNT Cách thức chung cung cấp TTHC của các đơn vị QLNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT tới người dân, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 theo mô hình tiếp nhận - xử lý - giải quyết TTHC theo quy trình “một cửa” liên thông. Mô tả các bước thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ. Bước 3. Thẩm định hồ sơ. Bước 4. Trình lãnh đạo ký giấy phép. Bước 5. Ký giấy phép. Bước 6. Phát hành giấy phép. Bước 7. Trả kết quả. Bước 8. Lưu trữ. Theo kết quả khảo sát thực tế tổng số hồ sơ tiếp nhận qua bộ phận một cửa tại các đơn vị QLNN của Bộ trung bình hàng năm từ 700.000 – 760.000 bộ, số lượng hồ sơ được giản quyết đúng hạn đạt mức 80%. Với số lượng hồ sơ tiếp nhận lớn nêu trên, có thể thấy với cách thức tiếp nhận, xử lý và giải quyết các thủ tục theo cách thức truyền thống sẽ rất mất thời gian, chi phí đi lại, nguồn lực, trung bình để xử lý xong một bộ hồ sơ giữa đơn vị quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp (với đầy đủ giấy tờ) thường mất 7-10 ngày, thậm chí nửa tháng (tùy thuộc từng TTHC). 14 2.2.2.2 Thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp và PTNT a) Quá trình triển khai xây dựng, cung cấp DVCTT - Ưu tiên triển khai xây dựng, cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4 trước đối với các TTHC có tần xuất giao dịch cao trong năm, còn lại các TTHC thực hiện DVCTT đối với các TTHC đề nghị xử lý giải quyết có tần suất thấp, nhiều DVC không có hồ sơ giải quyết trong năm, nên đề nghị thực hiện trực tuyến ở mức độ 2 để đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi trong lộ trình thực hiện triển khai; - Giai đoạn 2011-2014, triển khai xây dựng, cung cấp DVCTT mức độ 3 trở lên cho ít nhất 15 TTHC (trong đó có 9 TTHC cung cấp DVCTT thực hiện theo cơ chế Hải quan một cửa quốc gia của Bộ); - Giai đoạn 2015-2016 triển khai cung cấp DVCTT mức độ 3 trở lên cho 65 TTHC, trong đó 18 TTHC cung cấp DVCTT thực hiện theo cơ chế Hải quan một cửa quốc gia của Bộ. Phấn đấu đến hết năm 2016, Bộ sẽ có 80 DVCTT mức độ 3 và 4 được xây dựng, trong đó 27 TTHC cung cấp DVCTT thực hiện theo cơ chế Hải quan một cửa quốc gia của Bộ và 53 TTHC trong hệ thống DVCTT mức độ 3 và 4 của Bộ; - Đến hết quý I/2017 hoàn tất việc xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ theo tinh thần của Nghị quyết 36a của Chính phủ. b) Kết quả triển khai, xây dựng và cung cấp DVCTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến nay - Triển khai cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4 thuộc hệ thống DVCTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Trong tổng số 452 TTHC của Bộ đã được chuẩn hóa thì 429 TTHC đã được tin học hóa, thực hiện cung cấp trực tuyến mức mức độ 1 và 2; 15 TTHC thực hiện DVCTT mức độ 3 và 08 TTHC thực hiện DVCTT mức độ 4. Trong số các DVCTT nói trên, theo đánh giá từ phía đơn vị cung cấp chỉ có các thủ tục DVCTT mức độ 3 và 4 của Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Thú ý được đầu tư xây dựng mới nêu hiệu quả hoạt động tương tốt, đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp khi sử dụng, còn các DVCTT mức độ 3 của Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản do công nghệ xây dựng và phát triển đã cũ dẫn tới việc giải quyết các TTHC chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa hiệu quả. - Triển khai cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4 thuộc cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tại Bộ Nông nghiệp và PTNT: Thực hiện Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm cơ chế Hải quan một cửa quốc gia, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành triển khai thí điểm cơ chế Hải quan một cửa Quốc gia của Bộ áp dụng thực hiện DVCTT cho 9 TTHC tại 7 đơn vị của Bộ. Phần mềm hệ thống cung cấp DVCTT đã được hoàn thiện và đưa vào vận hành chính thức với tất cả 9 TTHC, đáp ứng yêu cầu xử lý hồ sơ của các đơn vị. Phần mềm xử lý các qui trình nghiệp vụ chạy ổn định. Tính đến ngày 30/11/2016, đã tiếp 15 nhận qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tổng số 36.343 hồ sơ, xử lý, giải quyết và cấp phép/Giấy chứng nhận điện tử 32.331 hồ sơ. Đến nay, cả 9 quy trình hoạt động thông suốt với lượng hồ sơ xử lý lớn. Hồ sơ xử lý trên môi trường điện tử đã tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp về thời gian: 03 ngày/ hồ sơ (01 ngày nộp hồ sơ, 01 ngày trả kết quả, 01 ngày do xử lý trên môi trường điện tử); về kinh phí, tiết kiệm 20.000đ/ hồ sơ phí cước chuyển hồ sơ qua bưu điện. Danh sách các DVCTT mức độ 3 và 4 của Bộ Nông nghiệp và PTNT được cung cấp tại Cổng TTĐT của Bộ tại địa chỉ www.mard.gov.vn; Cổng thông tin Hải quan một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn hoặc trên các Trang TTĐT của các đơn vị cung cấp DVCTT. c) Số lượng TTHC công trực tuyến mức độ 3 và 4 được giải quyết hàng năm tại đơn vị quản lý nhà nước của Bộ. d) Đội ngũ CBCC tham gia phục vụ, vận hành DVCTT Mặc dù sự tham gia của đội ngũ CBCC vào xử lý, giải quyết DVCTT tại các đơn vị QLNN của Bộ đã giảm so với xử lý, giải quyết các TTHC truyền thống, nhưng qua số liệu nêu trên có thể thấy nhân sự tham gia phục vụ hệ thống DVCTT vẫn còn đông trong khi đã ứng dụng, thực hiện các TTHC trực tuyến. đ) Mức độ quan tâm của cá nhân, doanh nghiệp đối với DVCTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Về hình thức giao dịch của cá nhân và doanh nghiệp đối với các đơn vị QLNN của Bộ hiện nay. Đối với người dân thì kênh giao tiếp chủ yếu là trực tiếp đến các đơn vị QLNN của Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất với 53%; giao tiếp thông qua môi trường mạng chiếm tỷ lệ 29%; gửi thư qua đường bưu điện chiếm tỷ lệ 12% và các kênh giao tiếp khác là: 6%. Đối với doanh nghiệp, kênh giao tiếp chủ yếu là qua môi trường mạng chiếm tỷ lệ cao nhất 47%, trực tiếp đến các đơn vị QLNN của Bộ chiếm tỷ lệ 29%; gửi thư qua đường bưu điện chiếm tỷ lệ 14%; kênh giao tiếp khác chiếm tỷ lệ 10%. Qua các con số thống kê, khảo sát thực địa trên, có thể thấy mặc dù đã có sự cải thiện nhưng đa số người dân hay doanh nghiệp vẫn sự dụng kênh giao tiếp truyền thống với Bộ là trực tiếp đến gặp CBCC, thay vì sử dụng qua môi trường mạng. Do vậy, tỷ lệ cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến DVCTT vẫn còn khiêm tốn, mà chỉ quan tâm theo nhu cầu. (các số liệu chi tiết liên quan về hiện trạng có ở bản đầy đủ) 2.3 Đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và PTNT đã rà soát và chuẩn hóa các TTHC của Bộ tương đối tốt và sát với thực tế với tổng số TTHC tính đến thời điểm này là 452 thủ tục, việc triển khai thực hiện tin học hóa đưa các TTHC đã chuẩn hóa chuyển sang DVCTT mức 1 và mức 2 đáp ứng đúng theo lộ trình đề ra (đạt 100%). Việc triển khai thực hiện DVCTT mức độ cao (mức độ 3 và 4) trong thời gian đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn gặp một số khó khăn nhất định. 16 Căn cứ kết quả khảo sát và phân tích hiện trạng, có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá như sau về hiện trạng cung cấp DVCTT của Bộ nhất là việc triển khai DVCTT cấp độ 3, 4 cụ thể như sau: 2.3.1. Những mặt đạt được và lợi thế - Hầu hết các TTHC của các đơn vị QLNN của Bộ đã được xây dựng, áp dụng theo quy trình chuẩn hóa ISO, là điều kiện thuận lợi cho việc tin học hóa các quy trình. - Bộ đã thành lập tổ công tác xây dựng DVCTT mức độ 3 và 4 của Bộ, Cơ quan thường trực đặt tại Vụ Tổ chức cán bộ để định hướng, chỉ đạo thực hiện cho mọi hoạt động liên quan đến triển khai, xây dựng và cung cấp DVCTT của Bộ. - Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT được thành lập theo Quyết định số 4815/QĐ-BNN-TCCB ngày 05/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, để chỉ đạo, điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án về phát triển và ứng dụng CNTT, cung cấp DVCTT của Bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Bộ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về CNTT, trong đó lĩnh vực DVCTT của Bộ được quan tâm đặc biệt nhằm tạo điều kiện hành trang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho các đơn vị trong Bộ phát triển và đẩy nhanh ứng dụng cung cấp DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp theo đúng lộ trình. - Bộ đã và đang thường xuyên chỉ đạo trực tiếp các cơ quan, đơn vị thực hiện cung ứng DVC theo phương thức nền hành chính phục vụ, nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận, giải quyết TTHC và những công việc liên quan thuận lợi hơn. - Hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT cơ bản hoàn chỉnh từ hệ thống kết nối mạng diện rộng (WAN) đã kết nối các mạng LAN tại các đơn vị của Bộ đảm bảo sẵn sàng cho việc truyền dẫn thông tin. 2.3.2. Những mặt khó khăn, tồn tại Thứ nhất, Về hạ tầng kỹ thuật CNTT: mặc dù đã có thể kết nối phục vụ các ứng dụng hoạt động, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, chưa đồng bộ, thống nhất; tổng thể còn phân tán, chưa tập trung thành một hệ thống. Thứ hai, Về ứng dụng CNTT: chưa đồng nhất về công nghệ do sử dụng công nghệ và nền tảng khác nhau tại các thời điểm khác nhau; Sự lạc hậu về công nghệ xây dựng các Cổng/Trang TTĐT, phần mềm ứng dụng, DVCTT,.. điều này đã tạo ra những lỗ hổng về bảo mật, không được các nhà cung cấp hỗ trợ kỹ thuật dẫn đến mất quyền truy cập hoặc tạo diều kiện cho các tấn công, xâm nhập trái phép. Thứ ba, Về an toàn, an ninh thông tin: nhận thức của phần lớn cán bộ công chức, viên chức của Bộ còn chưa thực sự đầy đủ, thiếu các kỹ năng xử lý về an toàn thông tin. Thứ tư, Về phát triển nguồn nhân lực CNTT: Nhân sự phụ trách CNTT tại các đơn vị chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nên thời gian và trình độ để đầu tư vào ứng dụng CNTT còn hạn chế. 17 Thứ năm, Về tổ chức bộ máy: đơn vị đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về CNTT của Bộ chưa phải là đơn vị chuyên trách về CNTT. Thứ sáu, Về cơ chế, chính sách CNTT: hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành chưa chủ động; văn bản mang tính thiết chế còn chậm ban hành; vẫn còn khoảng cách giữa quá trình CCHC và ứng dụng CNTT tại Bộ Nông nghiệp và PTNT. Thứ bảy, Về đầu tư cho CNTT: đầu tư chưa đủ để đưa CNTT thành động lực góp phần CCHC, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; đa số nguồn kinh phí cho ứng dụng CNTT còn hạn chế, chưa có mục chi riêng cho các hoạt động thường xuyên về CNTT. Có thể nói những khó khăn và tồn tại nêu trên phần nào đã ảnh hướng trực tiếp đến kế hoạch, lộ trình phát triển và ứng dụng CNTT nói chung và lộ trình cung cấp DVCTT nói riêng của Bộ. 2.3.3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan - Cung cấp DVCTT là công việc khó khăn, phức tạp, đụng chạm đến những tư tưởng, thói quen, thậm chí đến cả lợi ích của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Tồn tại và hậu quả của cơ chế quan liêu, bao cấp trong tư duy và hành động chậm được khắc phục. Thách thức lớn nhất khi chuyển sang tự động hóa là đội ngũ cán bộ, công chức phải thay đổi mối quan hệ với người dân, doanh nghiệp, phải coi họ là khách hàng, phải thay đổi thói quen, văn hóa, hành vi để tiếp nhận công nghệ, cách thức, quy trình ứng dụng CNTT trong CCHC. - Nguyên tắc tập trung dân chủ đã được quy định thực hiện trong hoạt động công vụ, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa nghiêm túc đã ảnh hưởng đến công việc xây dựng CPĐT của Bộ nói chung và cung cấp DVCTT nói riêng. - Mặc khác, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó do vậy Chính phủ đã ban hành chính sách thắt chặt đầu tư công giai đoạn 2011-2015, vì vậy tác động đến nguồn ngân sách của Bộ, nên việc cắt giảm hoặc dừng đầu tư các dự án CNTT (trong đó có các dự án xây dựng DVCTT độ cao) chưa thật cấp bách để ưu tiên vốn cho các dự án khác. 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan - Nhân sự của Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ luôn thay đổi, các cuộc họp của Ban chỉ đạo còn ít, dẫn tới công tác chỉ đạo, điều hành trong phát triển và ứng dụng CNTT nói chung và cung cấp DVCTT nói riêng . - Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CNTT ở nhiều cấp, nhất là người đứng đầu chưa thực sự đầy đủ. - Bên cạnh những CBCC rất tích cực trong việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC thì vẫn còn nhiều người chưa quyết liệt trong việc ứng dụng công nghệ mới dẫn đến không đồng bộ trong giải quyết các thủ tục đã ứng dụng CNTT. 18 - Cung cấp DVCTT mức độ cao còn chậm, việc triển khai thực tế đôi khi dừng ở mức thí điểm trên những TTHC đơn giản, số lượng giao dịch ít gây ra sự lãng phí, mức độ tin học hóa tại các bộ phận một cửa chưa cao, chủ yếu hỗ trợ quá trình theo dõi, quản lý thông tin trong quá trình xử lý TTHC. - Thiếu sự kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và cung cấp DVCTT hàng năm của các đơn vị, chưa phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị quản lý và thực hiện các dự án CNTT. - Công tác tuyên truyền về DVCTT tới người dân, tổ chức và doanh nghiệp còn hạn chế cả về số lượng, nội dung và cách thức triển khai, tiếp cận. Mặc dù trên cổng TTĐT của Bộ và trên các trang TTĐT của các đơn vị đã cung cấp 100% DVCTT mức độ 2 và các DVCTT mức độ 3 thuộc các lĩnh vực: Trồng trọt, Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Thủ sản, Bảo vệ thực vật tuy nhiên người dân, tổ chức và doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc sử dụng các DVCTT này do thiếu sự hướng dẫn, giải thích tỉ mỉ, cặn kẽ. Tóm lại, những hạn chế, tồn tại trong đổi mới thực hiện DVCTT phần nào đã ảnh hưởng đến việc phát huy các nguồn lực của Bộ để phát triển kinh tế xã hội, tạo ra những khó khăn, bức xúc đối với công dân, tổ chức và doanh nghiệp khi giao dịch với Bộ. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 3.1. Căn cứ xây dựng các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT 3.1.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Nhận thức sâu sắc về vai trò của CNTT trong giai đoạn phát triển mới, ngày 01 tháng 7 năm 2014, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 36- NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Quan điểm, chủ chương của Nghị quyết nhận định: (1) Công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững đất nước; (2) Ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, cần được chú trọng, ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kết hoạch phát triển kinh tế xã hội; (3) Ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, ý tế, giao thông, nông nghiệp. Ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thu hút các tập đoàn công nghiệp công nghệ thông tin đa quốc gia, hình thành các trung tâm nghiên cứu-phát triển. 19 Bên cạnh đó, các cơ sở pháp lý quan trọng khác cũng đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành để tạo các điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng, phát triển CNTT ở nước ta. Có thể nói, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước nêu trên là căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện thông thoáng trong việc quản lý, thúc đẩy lĩnh vực CNTT-TT nói chung và thực hiện DVCTT nói riêng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của Nhà nước. 3.1.2. Mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp và PTNT Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cụ thể Một là, Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến đồng bộ và tập trung của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại một địa chỉ duy nhất; Hai là, Xây dựng các thành phần dùng chung của hệ thống, bao gồm: cơ chế xác thực người dùng và đăng nhập một lần tập trung (Single Sign On), cơ chế tạo lập, điều chỉnh các quy trình, mẫu biểu của dịch vụ công, phân quyền truy cập tập trung ở các mức chức năng (hệ điều hành mạng và cơ sở dữ liệu), cung cấp và tiếp nhận biểu mẫu điện tử, trả kết quả xử lý hồ sơ, quản lý tiến trình xử lý hồ sơ, hệ thống các báo cáo thống kê, tích hợp dịch vụ chữ ký số và thanh toán trực tuyến; Ba là, Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, tiếp tục triển khai xây dựng, cung cấp thêm DVCTT mức độ cao (mức độ 4) cho 80 TTHC theo lộ trình cung cấp DVCTT của Bộ; Bốn là, Tích hợp, kết nối các DVCTT mức độ 3, 4 sẵn có của các đơn vị đã triển khai lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ nhằm quản lý tập trung và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Năm là, Cung cấp giải pháp sẵn sàng kết nối, liên thông với các hệ thống khác, gồm: Cổng Thông tin điện tử của Bộ, Cổng Hải quan một cửa quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia. Sáu là, Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CNTT chuyên trách để quản lý, vận hành hệ thống phần mềm DVCTT của Bộ hoạt động ổn định thông suốt. Bảy là, Thực hiện tốt việc đào tạo, hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng thành thạo các chức năng của phần mềm DVCTT của Bộ cung cấp; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người sử dụng về những lợi ích của DVCTT của Bộ mang lại. 3.2. Các nhóm giải pháp thực hiện 3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ Hệ thống DVCTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ được xây dựng, triển khai tập trung. Hệ thống bao gồm 4 thành phần: Cổng DVCTT cho toàn ngành Nông nghiệp và PTNT, DVCTT của các đơn vị (dành cho các đơn vị của thuộc Bộ), hệ thống khác và người dân, doanh nghiệp tham gia sử dụng DVCTT, cụ thể như sau: 20 (1) Cổng dịch vụ công: Là hệ thống tập trung của toàn ngành Nông nghiệp và PTNT (từ cấp bộ, tỉnh và địa phương), các DVCTT mức 1,2,3,4 sẽ được tích hợp tập trung tại đây và là kênh giao dịch điện tử và điều phối các nghiệp vụ xử lý liên quan đến các cơ quan, đơn vị. Các chức năng chính bao gồm tiếp nhận hồ sơ, tra cứu trạng thái xử lý hồ sơ, trả kết quả, điều phối thủ tục, các DVCTT mức độ 1,2 và tổng hợp thống kê báo cáo liên quan; + DVC tập trung và DVC của các đơn vị: Là nơi xử lý nghiệp vụ sau khi tiếp nhận hồ sơ tại Cổng DVCTT và trực tiếp thụ lý giải quyết theo quy trình tại cơ quan, đơn vị thụ lý. Sau khi có kết quả thụ lý hệ thống sẽ cập trạng thái xử lý hồ sơ lên Cổng DVCTT để thông báo cho người dân, doanh nghiệp. Đối với các cơ quan, đơn vị đã có DVCTT mức độ 3 và 4 hệ thống sẽ tích hợp để lấy thông tin tra cứu cho doanh nghiệp; + Hệ thống khác: Bao gồm Cổng DVCTT quốc gia, Cổng TTĐT của Bộ, Cổng Thông tin DVCTT Hải quan một cửa quốc giacác hệ thống này sẽ được tích hợp qua giải pháp tích hợp và chia sẻ thông tin (trục tích hợp ESB- Enterprise Service Bus hoặc dịch vụ Webservice,) nhằm gửi/nhận dữ liệu giữa cách hệ thống với nhau. + Thanh toán điện tử: Thành phần này được tích hợp vào hệ thống để thực hiện chức năng thanh toán trực tuyến. Giải pháp ở đây sử dụng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước làm trung gian thực hiện giao dịch. + Một cửa điện tử: Là nơi trực tiếp tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp từ nhiều kênh (bao gồm trực tiếp nộp, qua hệ thống dịch vụ công) sẽ thụ lý giải quyết các thủ tục từ hệ thống gửi đến và trả kết quả qua hệ thống DVC. + Công dân, doanh nghiệp: Thực hiện các quy trình sau: * Công dân, doanh nghiệp có thể thực hiện việc đăng ký hồ sơ bằng hai hình thức: đăng ký trực tiếp tại một cửa các đơn vị quản lý nhà nước (Tổng cục, Cục) của Bộ; đăng ký trên hệ thống DVCTT của Bộ; * Hồ sơ được công dân, doanh nghiệp đăng ký trên hệ thống DVCTT Bộ sẽ được đẩy về theo đúng phần mềm xử lý nghiệp vụ của các đơn vị (Tổng cục, Cục) tương ứng mà người dân đăng ký để xử lý; * Hồ sơ được công dân, doanh nghiệp đăng ký trực tiếp tại một cửa điện tử của các các cơ quan, đơn vị (Tổng cục, Cục) sẽ được các đơn vị nhận xử lý trực tiếp; * Hệ thống DVCTT của Bộ còn có thể kết nối, trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác bên ngoài như: Cổng DVCTT quốc gia, Hệ thống hải quan một cửa quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ * Hệ thống thanh toán trực tuyến sử dụng đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giữa ngân hàng – doanh nghiệp – cơ quan nhà nước. Ngoài ra, hệ thống DVCTT của Bộ còn có thể truy cập khai thác thông tin quá trình xử lý của hồ sơ từ một cửa điện tử của các các cơ quan, đơn vị (Tổng cục, Cục). Các thông tin này phục vụ cho công dân, doanh nghiệp khi họ có nhu cầu tra cứu thông tin và xem báo cáo, thống kê. 21 Vậy, để đảm bảo nền tảng cho việc hình thành và xây dựng được mô hình trên trong thời gian tới Bộ cần làm tốt những công việc sau: a) Hoàn thiện môi trường cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho các hoạt đông cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ được diễn ra đồng bộ, thông suốt, liên tục, thuận lợi b) Phát triển và hoàn hiện các ứng dụng CNTT nội bộ phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành chung của Bộ c) Phát triển và hoàn hiện các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp 3.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực CNTT Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao là một trong những đặc trưng cơ bản của quản lý hành chính công, là một yêu cầu bắt buộc của CQHCNN, và cũng là đòi hỏi của một nền hành chính phát triển, khoa học. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thực hiện quản lý và cung cấp DVCTT được xác định, chú trọng như: - Đặt yêu cầu về đạo đức công vụ lên hàng đầu nhằm hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu, thái độ không đúng mực trong giao tiếp. Mặt khác, chất lượng cung cấp dịch vụ được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó có thái độ giao tiếp đối với khách hàng. Vì vậy, cần xây dựng bộ tiêu chí về giao tiếp, thay đổi tư duy của đội ngũ CBCC từ giải quyết TTHC là thực hiện quyền lực nhà nước giao phó sang tư duy phục vụ khách hàng là công dân, doanh nghiệp. - Đào tạo bổ sung về chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo nắm đầy đủ TTHC theo từng nhóm ngành đối với công chức tiếp nhận và trả kết quả. Thường xuyên bổ sung kiến thức về sử dụng trang thiết bị CNTT, phần mềm ứng dụng. - Bên cạnh đó, đào tạo đội ngũ kỹ thuật để tiếp nhận các phần mềm DVCTT, đảm bảo khả năng hỗ trợ vận hành, chỉnh sửa, bổ sung biểu mẫu khi thay đổi quy trình, biểu mẫu một cách chủ động không phụ thuộc vào đơn vị ngoài. - Kiện toàn củng cố mạng lưới cán bộ đầu mối về CNTT ,thu hút mới và phát triển nguồn nhân lực CNTT hiện tại đảm đảm đạt số lượng và chất lượng, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo ra những công nghệ mới. 3.2.3 Giải pháp về tổ chức, chính sách - Tăng số lượng cuộc họp của Ban chỉ đạo CNTT của Bộ ít nhất 2 cuộc/năm nhằm chỉ đạo trực tiếp, đôn đốc, đánh giá và giám sát việc thực hiện DVCTT của các cấp lãnh đạo Bộ và các đơn vị có thẩm quyền. - Tăng cường chỉ đạo sát sao việc triển khai thực hiện lộ trình cung cấp DVCTT năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đảm bảo yêu cầu, chất lượng và hiệu quả; gắn mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng dụng CNTT, thực hiện DVCTT với việc xét thi đua, khen thưởng đối với Thủ trưởng, tập thể và cá nhân của các đơn vị triển khai thực hiện; - Giao đơn vị chuyên trách CNTT của Bộ quản lý, duy trì và vận hành các hệ thống DVCTT, hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành, của Bộ một cách tập trung; đồng thời quản lý và vận hành toàn bộ hạ tầng mạng bao gồm cả kết nối ra Internet nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, an toàn an ninh thông tin, phòng chống virus chung cho toàn hạ tầng CNTT của Bộ; 22 - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng các dự án CNTT, đánh giá tác động sau 3 năm vận hành theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư. Xem xét kỷ luật với những đơn vị được đầu tư dự án CNTT nhưng không vận hành, ứng dụng hiệu quả; - Cần đẩy nhanh xây dựng quy chế vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống DVCTT của Bộ; Hướng dẫn các đơn vị thực hiện DVCTT mức độ 3 và 4 (hiện các TTHC thực hiện DVCTT mức độ 3 và 4 trong phương thức thực hiện chưa có quy định yêu cầu thực hiện bằng hồ sơ điện tử); - Hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ việc phát triển và ứng dụng CNTT của Bộ như thực hiện chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; ban hành các chuẩn thông tin; Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT của Bộ; - Lộ trình cung cấp DVCTT của Bộ và phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đảm bảo kế thừa được kết quả của các nhiệm vụ, chương trình, dự án đã được triển khai trước đó để đảm bảo sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng CNTT, tương thích về công nghệ phát triển, tránh tình trạng phân tán, xung đột về thông tin, dữ liệu. 3.2.4 Giải pháp về tài chính + Vốn Ngân sách nhà nước; + Huy động tối đa các nguồn vồn từ xã hội hóa, hợp tác quốc tế. 3.2.5 Giải pháp thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức - Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông cần tăng cương và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về những lợi ích mạng lại của việc ứng dụng CNTT nói chung và cung cấp DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp nói riêng. Xây dựng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến của đơn vị trong hoạt động cung cấp DVCTT. - Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBCCVC về vai trò, tiện ích, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo và điều hành. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về DVCTT cho các tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ đầu mối, chuyên trách về CNTT của các đơn vị thuộc Bộ nhằm tạo điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau, hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết, giải đáp vướng mắc tại mỗi đơn vị về triển khai thực hiện và ứng dụng DVCTT. 3.2.6 Giải pháp khác a) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá độc lập về chất lượng cung cấp DVCTT b) Thực hiện việc xã hội hóa đầu tư thực hiện DVCTT 3.3 Tính khả thi của các giải pháp Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT: - Nâng cao hiệu quả công tác điều hành tác nghiệp của các cấp lãnh đạo và các chuyên viên: Việc luân chuyển hồ sơ, văn bản trên mạng rút ngắn thời gian gửi/nhận và thời gian trao đổi thông tin. Thông tin được cập nhật liên tục và sắp xếp có hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo và các hoạt động nghiệp vụ của chuyên viên. Hỗ trợ lãnh đạo và chuyên viên trong việc quản lý, giám sát, kiểm soát các công việc cần thực hiện, nâng cao 23 chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan. Lãnh đạo đơn vị thường xuyên theo dõi được tình hình hoạt động của đơn vị mình, luôn có những báo cáo mới nhất và chính xác nhất. Kho dữ liệu điện tử với khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và khả năng truy xuất dữ liệu nhanh giúp công tác thống kê, tra cứu được thuận tiện, góp phần vào phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập. - Việc triển khai ứng dụng CNTT, DVCTT sẽ nâng cao trình độ quản lý chuyên môn, nhân sự với các cấp quản lý của Bộ, các đơn vị thông qua các khoá đào tạo liên quan đến quản lý dự án, quản lý luồng công việc, chuyên môn... Đối với tổ chức, doanh nghiệp - Giải pháp được thực hiện thành công sẽ giảm chi phí đi lại và rút ngắn thời gian thực hiện TTHC cho các tổ chức, doanh nghiệp: việc khai báo TTHC trực tiếp qua mạng giúp tổ chức, doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện các TTHC, đơn giản hoá TTHC giúp các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thực hiện các TTHC một cách thuận tiện. Đối với hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp Triển khai DVCTT, Cổng dịch vụ công trực tuyến tập trung này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp với các cơ quan nhà nước 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối Internet. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. KẾT LUẬN Đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT là một trọng những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp lãnh đạo Bộ, nhất là đồng chí Bộ trưởng, trưởng ban chỉ đạo CNTT của Bộ đặc biệt quan tâm, xác định đây là một bước đột phá trong việc đưa ứng dụng CNTT để nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo điều hành chung của Bộ, phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua việc xử lý và giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện, thực hiện công khai, minh bạch hóa các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ. Với mong muốn đẩy mạnh công tác ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, nhất là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhằm phát huy tối đa những tiện tích và thế mạnh của CNTT, hình thành nên phương thức cung cấp các dịch vụ công trực tuyến hiện đại, nhanh chóng, xuyên suốt và hiệu quả, luận văn: “Đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” đã tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề sau: Hệ thống cơ sở lý luận về dịch vụ công trực tuyến, cụ thể: tập trung làm rõ những khái niệm liên quan để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Qua đó chỉ ra mối quan hệ giữa QLHCNN với dịch vụ công trực tuyến, đó là nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến là giải pháp hiệu quả, hiệu lực của QLHCNN và sự tác động qua lại của cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với QLHCNN để hình thành nền hành chính hiện đại, dân chủ, hiệu lực, hiệu quả và cung cấp những dịch vụ công tốt nhất cho xã hội. Ngoài hệ thống cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, luận văn cũng đã đi sâu đánh giá thực trạng các nội dung liên 24 quan đến việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện trong thời gian qua, phân tích những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan để từ đó thấy được bức tranh toàn cảnh về công tác tổ chức, xây dựng, quản lý việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng và hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Hệ thống các giải pháp mà luận văn đưa ra hướng tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc đã gặp trong thực tế triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Bộ, hướng tới mục tiêu xa hơn hơn là hoàn thiện các nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến góp phần sớm đưa Bộ Nông nghiệp và PTNT trở thành Bộ điện tử. Các giải pháp của luận văn được phân theo nhóm và có sự bổ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả tối ưu. Ngoài ra luận văn đưa ra tính khả thi nhằm đảm bảo thực hiện các nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp DVCTT của Bộ đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, việc đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển của ngành, góp phần thực hiện thành công đề án “tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước; là kênh giao dịch tin cậy của công dân, tổ chức và doanh nghiệp góp phần tạo nên nền “hành chính kiến tạo, phục vụ” phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_doi_moi_cung_cap_dich_vu_cong_truc_tuyen_o.pdf
Luận văn liên quan