Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, phát triển xuất khẩu được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế các nước. Đối với Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu xuất phát từ nhiều lý do, như: khuyến khích tăng đầu tư và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng năng suất lao động quốc gia; thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách hành chính quốc gia; giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

docx122 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam hàng năm tăng cao, tăng trưởng bình quân trên dưới 40%. Các mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện điện tử như bo mạch, RAM máy tính, linh phụ kiện máy in (2007)… Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm không vượt quá hai con số, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hàng năm cao, nhưng so với các nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippin... thì Việt Nam còn thua 20 đến 30 lần. Đến năm 2009 đạt kim ngạch 2763 triệu USD so với năm 2008. Mặt khác điện tử, máy tính và linh kiện là mặt hàng có tiềm năng phát triển, hứa hẹn mang lại kim ngạch xuất khầu lớn cho Việt Nam một phần là do trong những năm gần đây làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam tăng mạnh với nhiều dự án lớn, đem lại nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính của Thế Giới với mức nhập khẩu cao Cà phê Biều đồ 6.3.g: Thể hiện sản lượng xuất khẩu Cà Phê theo giai đoạn qua các năm Đơn vị tính: 1000 Tấn Với vị trí thuận lợi của Tây Nguyên về thổ nhưỡng cũng như khí hậu đều thích hợp cho giống cây này. Nói theo mô hình SWOT thì đây chính là điếm mạnh của Việt Nam do đó nhìn chung sản lượng xuất khẩu Cà Phê theo giai đoạn qua các năm đều tăng đáng kể. Nổi bật chính là giai đoạn 1986-1990 xuất khẩu với sản lượng 230 000 tấn nhưng đến năm 1996 – 2000 thì tăng lên đến 2273 000 tấn. Và cho đến 2006-2011 tăng lên đến 8427.323 tấn. Tại Đại Hội Đảng lần VI (12/1986), với chủ trương chính sách Đổi Mới của Chính phủ Việt Nam đã chủ động nhảy vào nền Kinh tế Thế Giới và dần khẳng định vị thế của mình khi Việt Nam đứng thứ 2 trên Thế Giới về xuất khẩu Cà Phê ( sau Brazil) và đứng vị trí thứ 1 xuất khẩu cà phê Rubusta. Biểu đồ 5.3.h: Thể hiện sản lượng xuất khẩu của Cà Phê từ năm 1986-1990 Đơn vị tính: 100 Tấn Có thể thấy từ năm 1986 cho đến năm 1990, sản lượng xuất khẩu Cà phê tăng đều từ 24 nghìn tấn tăng lên đến 89,6 nghìn tấn. Năm 1990, EU thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam nên lúc bấy giờ các thị trường chính : Anh, Pháp, Italia, Liên Xô ( cũ), Ba Lan, Đức,…. Năm 1994 thì Việt Nam đã mở rộng thị trường sang Mỹ, năm 1995 Việt Nam lại có thêm các thị trường mới như: Trung Quốc, Malaysia, Indonesia. Biểu đồ 5.3.k: Thể hiện sản lượng xuất khẩu Cà Phê từ 1996-2001 Đơn vị tính: 1000 tấn Năm 1997, do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng từ nền kinh tế Thái Lan, dẫn đến sản lượng xuất khẩu qua thị trường này từ 391 600 tấn (1997) giảm còn 382 000 tấn (1998). Đến năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) được ký kết càng làm tăng sản lướng xuất khẩu Cà Phê. Từ 725 nghìn tấn (2000) thì nay đã tăng lên đến 931,1 nghìn tấn ( 2001) và Việt Nam lại có thêm thị trường mới đó chính là Mỹ. Biểu đồ 5.3.i :Thể hiện sản lượng xuất khẩu Cà Phê từ 2006 -2011 Đơn vị tính: 1000 tấn Năm 2007 với sự gia nhập vào WTO sản lượng Cà Phê tăng từ 980,9 nghìn tấn (2006) tăng lên đến 1232,1 nghìn tấn (2007). Sau khủng hoảng Kinh tế Thế Giới (2009) đã tác động mạnh đến mặt hàng này khi sản lượng giảm còn 1183,0 nghìn tấn (2009). Nhưng sau đó tình hình đã thay đổi khi lượng cà phê xuất khẩu trong 2011 1256  nghìn tấn. Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong năm 2011 bao gồm EUtiếp theo là Mỹ, Nhật Bản. Hàng dệt may Hàng dệt may Việt Nam là ngành hàng có truyền thống lâu đời cũng như nhiều nước phát triển khác, với mặt hàng này có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động lại không đòi hỏi phải có kỹ năng cao và có thể đào tạo tại chỗ, công việc này phù hợp với lực lượng lao đông nữ tại Việt Nam. Mặt khác, ngành công nghiệp may này không đòi hỏi vốn đầu tư cao nhưng tỷ lệ lãi lại khá cao. Do đó, sau chủ trương Đổi mới Việt Nam ta chủ động xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường nước ngoài. Biểu đồ 5.3.j: Thể hiện trị giá xuất khẩu mặt hàng Dệt May Đơn vị tinh: Triệu đô la Mỹ Năm 1986 hàng may mặc đạt 71,4 triệu USD và cứ thế tăng đều qua từng năm. Biểu đồ 5.3.l: Thể hiện trị giá xuất khầu hàng Dệt May từ 1986-1990 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Đến năm 1990, thì trị giá xuất khẩu của mặt hàng dệt may này đã bị tác động từ 245,2 triệu USD (1990) giảm chỉ còn 136 triệu USD (1991). Lúc bấy giờ thị trường Liên Xô không còn là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng dệt may nữa. Đến năm 1994 với dấu mốc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đôí với Việt Nam thì kết quả tốt đẹp đó chính là đến năm 1996 hàng dệt may của Việt Nam đã thâm nhập qua thị trường Mỹ. Đến năm 1997, trị giá xuât khẩu của mặt hàng này 1502,6 triệu USD nay giảm còn 1450,0 triệu USD. Nhưng sau đó mặt hàng dệt may nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU sau khi EU – Việt Nam thiết lập lại mối quan hệ. Biểu đồ 5.3.n: Thể hiện trị giá xuất khẩu hàng Dệt May từ 2001 - 2005 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Năm 2001 (BTA) trị giá xuất khẩu mặt hàng này tăng đáng kể, tiêu biểu là thị trường Mỹ từ 44,7 triệu USD (2001) tăng mạnh lên đến 1034,5 triệu USD (2002). Biểu đồ 5.3.m: Thể hiện trị giá xuất khẩu hàng Dệt May từ 2006 - 20011 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Khủng hoảng kinh tế Thế Giới đã tác động mạnh đến các thị trường xuất khẩu của Việt Nam làm giá trị xuất khẩu giảm còn 9065,6 triệu USD(2009). Nhưng sau đó, giá trị xuất khẩu đã dần phục hồi. Trong mấy năm gần đây, ngành may mặc xuất khẩu trong nước liên tục tăng trưởng tốt. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam,  năm 2010 xuất khẩu của dệt may đạt 11,2 tỷ USD và năm 2011 đạt trên 13,5 tỷ USD. Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mặc dù năm 2011 kinh tế thế giới còn khá khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vẫn đạt giá trị tăng trưởng cao, do các doanh nghiệp trong nước đã làm tốt công tác dự báo thị trường, đặc biệt là tạo dựng tốt mối quan hệ và niềm tin với các khách hàng.  Nhờ đó, tăng trưởng xuất khẩu ở các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật vẫn ổn định. Một số thị trường mới được mở rộng như Hàn Quốc, Canada đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho lĩnh vực này, đơn cử như tại thị trường Hàn Quốc xuất khẩu dệt may năm 2011 đạt  gần 800 triệu USD.  Giày dép Biểu đồ 5.3.o :Thể hiện trị giá xuất khẩu mặt hàng Giày dép theo giai đoạn qua các năm Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Bên cạnh các mặt hàng dầu thô, linh kiện điện tử, may mặc, cà phê thì Việt Nam cũng đã xuất khẩu mặt hàng giày dép. Nhìn chung, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này tăng khá nhanh. Giai đoạn 1986-1990, trị giá lúc bấy giờ chỉ 51 triệu đô la Mỹ thì đến giai đoạn 1996-2000 tăng lên đến 5398 triệu đô la Mỹ. Và đến giai đoạn 2006-2011, tăng lên đến 28108 triệu đo la Mỹ. Đây là mặt hàng với giá trị xuất khẩu ban đầu tương đối thấp nhưng đa tăng liên tục với con số đáng lưu ý. Biểu đồ 5.3.p: Thể hiện trị giá xuất khẩu của hàng Giày dép từ 1996-2000 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Sau sự kiện gia nhập ASEAN 1995, cho đến 1996, trị giá xuất khẩu Giày dép đạt 530 triệu đô la Mỹ tăng liên tục cho đến năm 1999 đạt với trị giá 1387 triệu đô la Mỹ. Cùng với sự hội nhập của Việt Nam đã mang đến cho Việt Nam các thị trường mới như: Hồng Kông- China, Trung Quốc, Xingapo…. Năm 2001 (BTA) giá trị xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ tăng lên tới 1587.4 triệu đô la Mỹ (2001). Mặt khác cũng như các sản phẩm trên thì sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã giúp cho mặt hàng này thâm nhập vào cả thị trường mới: Lào, Thái Lan…, Cho đến năm 2008, mặt hàng Giày dép chiếm linh các thị trường trên Thế Giới đươc thể hiện như sau: Bảng 5.3.b: Các thị trường XK giày dép VN năm 2008 EU 54% Mỹ 23% Đông Á 8% Các nước khác 15% Sau đó, mặt hàng Giày dép vẫn không thoát khỏi sự ảnh hưởng xấu từ cuộc Khủng hoảng kinh tế Thế Giới xảy ra 2009. Khi giá trị xuất khẩu còn 4071,3 triệu USD. Với sự phục hồi nhanh sau khủng hoảng kinh tế thì giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng trở lại với 5122 triệu USD. Thuỷ sản Theo nguồn tin của Bộ Thủy sản, Việt Nam có 3.260km đường bờ biển, 12 cửa song, thềm lục địa có diện tích 2 triệu km2 và diện tích mặt nước 1 triệu km2, trong đó điện tích khai thác có hiệu quả đạt 553.000 km2. Nguồn lợi thuỷ hải sản Việt Nam có trên 2.000 loài cá, tôm, mực... được phân bố rộng khắp ở hầu hết các vùng biển của cả nước.Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu bao gồm cá đông, mực đông và tôm đông. Biểu đồ 6.3.s.: Thể hiệ trị giá xuất khẩu mặt hàng Thuỷ Sản theo giai đoạn qua các năm Đơn vị tinh: Triệu đô la Mỹ Biều đồ 5.3.q: Thể hiện tri giá xuất khẩu hàng Thuỷ Sản từ 1986 – 1990 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Khủng hoảng Kinh tế bao trùm lên tất cả các nền kinh tế của các thị trường xuất khẩu Việt Nam đã tác động đến giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này từ 4510,1 triệu USD (2008) giảm còn 4255,3 triệu USD (2009). Như sau đó trị giá lại tăng vọt lên đến 6112 triệu USD (2011) Mặc dù mặt hàng Thuỷ sản chịu sự kiểm tra khắt khe từ an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP) từ các nước khác song giá trị xuất khẩu của mặt hàng này vẫn là mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Trong 25 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có những lúc tăng vọt nhờ sự chủ động gia nhập vào nền Kinh Tế Thế Giới, thế nhưng song song đó cũng muôn vàn rủi ro tiềm ẩn. Nhưng sau những tác động từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam vẫn vực dậy được và phát triển cho đến bây giờ. Vừa qua, Đại Hội Đảng lẩn thức XI đã diễn ra song song bên các mục tiêu về Văn Hoá, Chính Trị, Xã Hội,… thì Đảng và Nhà Nước còn đề ra chiến lược phát triển Kinh Tế 2011 – 2020. Qua đó, Văn kiện Đại Hội Đảng có đề cập phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, cụ thể như sau : “Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược...” với chiến lược phát triển như thế chúng ta có thể nhận ra được rằng mặt hàng Điện tử,tính máy và linh kiện trong giai đoạn 2011- 2020 sẽ có xu hướng tăng bởi sự chú trọng của Đảng và Nhà Nước vào mặt hàng này. Mặt khác cũng từ văn kiện Đại Hội Đảng có đề cập đến: “Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ,…Xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Hay là : “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao… Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng.Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu.Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa”.Qua các chiến lược phát triển Kinh Tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020, ta có thể nhận thấy các mặt hàng có liên quan đến công nghệ, nông sản, thuỷ sản sẽ có xu hướng tăng trong giai đoạn tốt. Với các chiến lược khuyến khích phát triển cùng với các giải pháp đề ra phương hướng đổi mới các nhóm mặt hàng này từ đó đã cho thấy Đảng và Nhà Nước ta sẽ tập trung mạnh vào các nhóm hàng nào mang đến giá trị xuất khẩu cao cho nền Kinh tế có quy mô nhỏ của Việt Nam. Ý kiến chuyên viên quản lý nhà nước Đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay Thứ nhất, về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và vững chắc trong thời gian 2001 - 2008. Trong thời gian 2001 - 2007, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hằng năm là 18,89%, cao hơn so với tốc độ kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2001 - 2005 là 16% (theo mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010) và cao hơn mức tăng trưởng 18% theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra của xuất khẩu năm 2006 và 2007. Do tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3,35 lần trong khoảng thời gian 7 năm qua. Đây là một trong những mức tăng xuất khẩu nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người cũng tăng nhanh. Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ là 186 USD thì đến năm 2007 đã tăng lên mức 569 USD, tức là tăng gấp 3,05 lần. Thứ hai, về chuyển dịch cơ cấu hành hóa xuất khẩu.Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực.Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm dần sản phẩm thô, nguyên liệu. Đặc biệt, xu hướng tăng tỷ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo từ 33,9% năm 2001 lên 39% năm 2006 được coi là sự thay đổi tích cực nhất. Bảng 5.4: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Triệu USD,% Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tổng kim ngạch Trị giá Tăng trưởng Trị giá Tăng trưởng Trị giá Trị giá Tăng trưởng U6T/2008 30.300 31,9 4.447 60,3 -1.417 61.215 49,2 2007 48.561 22,0 60.830 37,0 -12.269 109.391 30,0 2006 39.805 22,9 44.410 20,4 -4.805 84.215 21,6 2005 32.223 21,6 36.881 15,0 -4.658 69.104 18,0 2004 26.503 31,5 32.075 27,0 -5.572 58.578 29,0 2003 20.149 20,6 25.256 27,9 -5.107 45.405 24,6 2002 16.706 11,2 19.746 21,8 -304 36.452 16,7 2001 15.029 3,8 16.218 3,7 -1.189 31.247 3,7 2000 14.483 25,5 15.637 34,5 -1.154 30.120 30,0 Nguồn: Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê Thứ ba, về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu.Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng và đa dạng hóa, nhất là đã đột phá xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ và duy trì được thị phần trên thị trường lớn nhất thế giới này. Ngoài ra, chúng ta đã giảm dần được thị phần ở thị trường châu Á, củng cố thị trường EU, khôi phục thị trường Nga và Đông Âu, mở rộng thị trường châu Đại Dương, khai phá mạnh mẽ thị trường Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh... Thứ tư, xuất khẩu hàng hóa đã huy động ngày càng đông đảo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia.Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp xuất khẩu không thuộc khu vực kinh tế nhà nước đang trở thành động lực chính cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI đang đóng góp quan trọng nhất cho xuất khẩu với việc khai thông thị trường, phát triển các mặt hàng chế biến, chế tạo cho xuất khẩu (điện tử, bản mạch máy tính ...) và chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua (45% năm 2001, 57,2% năm 2005 và 57,5% năm 2007). Khu vực doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều (chiếm tỷ trọng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo ra sự năng động lớn trong xuất khẩu hàng hóa thời gian vừa qua). Thứ năm, xuất khẩu tăng trưởng khá nhanh đã góp phần quan trọng bảo đảm nhập siêu luôn ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu cho tới trước năm 2007. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001 - 2005 ước là 130 tỉ USD, so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bằng khoảng 118%. Thời gian 2002 - 2003, nhập khẩu tăng với tốc độ cao hơn xuất khẩu, nhưng sang năm 2004, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đã chậm hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tình hình này tiếp tục cho tới hết năm 2006. Điều này cho phép cải thiện lớn cán cân thương mại, nhập siêu chỉ còn dưới 5 tỉ USD, bằng 14,4% kim ngạch xuất khẩu của năm 2005 và 12,1% của năm 2006. Thứ sáu, tăng trưởng xuất khẩu thời gian qua đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao gấp từ 2 đến 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP thời gian qua, xuất khẩu đã thực sự trở thành một động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam, góp phần tạo việc làm cho hàng triệu lao động và cải thiện thu nhập cho hàng triệu nông dân và các lao động khác nhờ tham gia xuất khẩu hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và các hàng hóa khác... Với những thành tựu đạt được trên đây, có thể khẳng định rằng: con đường phát triển xuất khẩu của Việt Nam đang đi đúng quỹ đạo. Chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động xuất khẩu ngày càng được cải thiện và nâng cao.Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thời gian qua không tránh khỏi còn nhiều khó khăn, hạn chế, làm cản trở tới sự phát triển xuất khẩu bền vững. Những tồn tại, hạn chế của hoạt động xuất khẩu phải kể tới: Một là, quy mô xuất khẩu của Việt Nam dù tăng nhanh vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực, xét cả về tổng kim ngạch lẫn kim ngạch tính theo đầu người. Về tổng kim ngạch, năm 2006 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt kim ngạch 39,8 tỉ USD, chỉ bằng khoảng 30% so với kim ngạch xuất khẩu 130,5 tỉ USD của Thái Lan, thậm chí so với Phi-lip-pin, nước xuất khẩu 46,9 tỉ USD, xuất khẩu của Việt Nam cũng mới chỉ bằng 84%. Xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam năm 2006 đạt 473 USD, chỉ bằng 23,6% so với mức của Thái Lan và bằng 88% mức của Phi-lip-pin... Hai là, tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị thương tổn bởi các cú sốc từ bên ngoài. Điển hình của sự phụ thuộc này là khi giá cả thị trường thế giới biến động tăng thì xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng (xuất khẩu trong các năm 2004 - 2007) và khi giá cả thị trường thế giới giảm sút thì xuất khẩu cũng trì trệ (xuất khẩu trong năm 2001 và đầu năm 2002). Sự phụ thuộc lớn cũng được thể hiện qua sự lúng túng và bị động trong ứng phó với các rào cản thương mại mới của nước ngoài (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, dư lượng kháng sinh, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá, kết quả là đối với những mặt hàng bị kiện chống phá giá thời gian qua chúng ta hầu như đều bị thua kiện và xuất khẩu giảm sút mạnh (cá tra, cá basa và tôm ở thị trường Mỹ, xe đạp ở thị trường EU và Ca-na-đa...). Ba là,chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2007 chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu còn phụ thuộc quá lớn vào một số mặt hàng chủ lực: 5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ đạt kim ngạch 26,2 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 54,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2007, cộng tiếp 5 mặt hàng trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là điện tử và linh kiện vi tính, gạo, cao su, cà phê, than đá đạt kim ngạch 33,97 tỉ USD, chiếm 70,2% tổng kim ngạch xuất khẩu... Tóm lại, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Đây chính là một thách thức lớn về mặt chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Bốn là, khả năng đa dạng hóa thị trường, thâm nhập thị trường mới và duy trì, mở rộng thị phần trên các thị trường hiện có còn nhiều yếu kém.Ngoài việc khai phá thành công thị trường Mỹ thì những thị trường lớn mà ta bị giảm thị phần so với mục tiêu là châu Âu. Trung Quốc, nước có chung đường biên giới gần 1.600 km với Việt Nam, lại đang nổi lên là một cực kinh tế của thế giới mà chúng ta chưa khai thác được tiềm năng và cơ hội của thị trường nước này. Năm là, xuất khẩu thời gian qua chưa khai thác hết được tiềm năng của mọi thành phần kinh tế và các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước năng lực vẫn còn yếu kém. Hiện nay nước ta chưa có được các tập đoàn xuất khẩu mạnh tầm cỡ và uy tín quốc tế để làm đầu tầu cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam... Sáu là, vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay là xuất khẩu tăng chậm hơn nhiều so với nhập khẩu đã làm trầm trọng thêm tình trạng nhập siêu của Việt Nam.Từ năm 2007 đến nay, xu hướng diễn biến của nhập siêu đã đảo chiều so với xu hướng cải thiện tốt của giai đoạn 2004 - 2006, khi mà tốc độ tăng xuất khẩu luôn cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của WTO, xuất khẩu hàng hóa vẫn duy trì được tốc độ cao trên 22% nhưng nhập khẩu lại tăng tới 37%. Kết quả là nhập siêu lên tới 12,4 tỉ USD, tương đương với 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Tình hình những tháng đầu năm 2008 còn nghiêm trọng hơn với mức nhập siêu 6 tháng đầu năm đã vượt 14,1 tỉ USD, tương đương với 46,7% kim ngạch xuất khẩu trong kỳ. TS.Nguyễn Thị Nhiễu - Bộ Công Thương Nguồn: Tạp chí Cộng sản số 19 (163) năm 2008 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam CÔNG TY LƯƠNG THỰC SÔNG HẬU Lịch sử công ty: - Công ty Lương Thực Sông Hậu ra đời là một Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, được thành lập ngày 01/04/1981 với tên gọi đầu tiên là Công ty Trung chuyển Lương thực Sông Hậu. - Năm 1989, theo quyết định số 243/NN/TCCB-QĐ ngày 02/06/1989 của Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp Thực Phẩm, Công ty được đổi thành Xí nghiệp Chế biến Lương thực và Thực nghiệm Trà Nóc, thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung Ương. - Năm 1991, theo quyết định số 225/NN/TCCB-QĐ ngày 29/07/1991 của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm Công ty được đổi tên là Công ty Lương Thực cấp I Sông Hậu, thuộc Tổng Công ty Lương Trung Ương 2. - Năm 1993, theo quyết định số 33.NN-TCCB/QĐ ngày 08/01/1993 của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm, thành lập Công ty Lương thực cấp I Sông Hậu. - Năm 1994, Công ty đã liên doanh với American Rice Co. LTD theo giấy phép số 101/GP của Ủy ban Nhà nước thành lập Công ty Liên doanh sản xuất gạo Việt Mỹ. Tuy nhiên do việc kinh doanh không hiệu quả nên Công ty đã bị giải thể. - Đến năm 1999, theo quyết định số 72/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 03/05/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được thành lập lại Công ty Lương Thực Sông Hậuvà hoạt động theo điều lệ được phê chuẩn và quyết định số 41/QĐ-HĐQT ngày 31/05/1999 và quyết định bổ sung thay đổi điều lệ 099/QĐ-HĐQT ngày 25/12/2000 của Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Tên gọi chính thức: Công ty Lương thực Sông Hậu. Tên giao dịch: Song Hau Food Company. Tên viết tắt: SOHAFOOD. Trụ sở chính: Lô 18, Khu Công nghiệp Trà Nóc I, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ. Điện thoại: (0710) 3841299. Fax: (0710) 3841300. Email: sohafood@songhaufood.com.vn Website: Lĩnh vực hoạt động nhiệm vụ của Công ty Lương thực Sông Hậu. Thu mua và chế biến các sản phẩm lúa gạo, kinh doanh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nông sản. Cung cấp các dịch vụ cảng, thuê kho vận chuyển xếp dỡ hàng hóa Hợp tác kinh doanh,tổ chức phân phối nội địa, qua các đại lý về các sản phẩm lúa gạo, nông sản và thực phẩm; thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm của nông dân tại các vùng lúa trọng điểm, vùng lúa đặc sản… Sản xuất và kinh doanh các loại bao PP. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Malaysia, Bangladesh, Philippines, Indonesia, HongKong. 6.1.4.. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu gạo của Công ty. 6.1.4.1.Thuận lợi An ninh lương thực quốc gia là vấn đề vô cùng quan trong nên mặt hàng gạo được sự chú ý quan tâm đặc biệt của nhà nước. Do đó nhà nước đã đưa ra những biện pháp và chính sách nghiên cứu phát triển các giống lúa mới nhằm nâng cao chất lượng gạo ở Việt Nam hướng tới xuất khẩu những mặt hàng gạo có chất lượng và giá trị cao, cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và đặt biệt không tính thuế xuất khẩu với mặt hàng gạo. Nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia thế giới là rất lớn và Việt Nam lại nằm trong nhóm các cường quốc về xuất khẩu gạo (chỉ đứng thứ hai sau Thái Lan ) nên Việt Nam ít gặp khó khăn khi tìm kiếm thị trường. Nhờ kí kết được các hợp đồng bao tiêu trồng lúa nước với nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như tạo được mối quan hệ rất tốt với nông dân giúp cho Công ty có nhiều thuận lợi hơn và chủ động trong việc thu mua. Vị trí thuận lợi, nằm bên bờ sông Hậu nên công ty đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc hiện đại, hệ thống kho bãi và Cảng Trà nóc phục vụ việc sản xuất dự trữ và vận chuyển. 6.1.4.2.Khó khăn Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam cũng hết sức phức tạp, sản lượng tăng, còn thương mại gạo toàn cầu đang sụt giảm, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo là giảm khoảng 8% và Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) là 5%, khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2012 sẽ gặp khó khăn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Pakistan, Myanmar…và các nước này đã thâm nhập vào một số thị trường truyền thống của Việt Nam nhờ vào xuất khẩu gạo giá thấp. Khi xảy ra tranh chấp về ngoại thương thì các nhà xuất khẩu thường yếu thế hơn khi đưa ra hội đồng trọng tài hay tòa án giải quyết do những hạn chế về trình độ ngoại ngữ cũng như sự hiểu biết về pháp luât ở các nước nhập khẩu. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm khá lớn tuy nhiên nguồn nguyên liệu cung ứng được thu hoạch ở nhiều nơi làm cho chất lượng gạo không đồng nhất ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả khi xuất khẩu. 6.1.5. Tình hình Xuất khẩu của Công ty Bảng 1: Tình hình xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2009-2011 Đơn vị tính : USD Năm 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Trị giá XK 59919960.21 64736977.05 68195432.98 4489567.53 7.50 3458455.93 5.24 6.1.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo tại Công ty Lương thực Sông Hậu 6.1.6.1.Về ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, hội nhập kinh tế toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong nước, hoạt đông giao thương ngày càng nhiều về cả số lượng lẫn chất lượng, công tác xuất khẩu tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Một trong những phương tiện hổ trợ cho thành công này chính là công nghệ thông tin.Công nghệ thông tin là phương tiện hổ trợ đắc lực trong việc quản lí kinh doanh, đàm phán kí kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước. Do đó Công ty Công ty Lương Thực Sông Hậu cần phải có sự cập nhật liên tục những đổi mới về thông tin trên thị trường, cần phải có kế hoạch bổ sung hệ thống thông tin vào công ty, bố trí các phòng ban cho phù hợp, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc có hiệu quả, thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của Công ty, góp phần tăng doanh thu……. 6.1.6.2.Nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế Thế giới, các nhà kinh doanh mặt hàng gạo muốn thành công trên thương trường thì phải gia tăng số lương gạo xuất khẩu hàng năm, nhằm tăng doanh số bán ra , đa dạng hóa mặt hàng. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu của nước ta, đạt được tiêu chuẩn chất lượng gạo của thế giới, và đặt biệt là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu và hơn hết là đủ khả năng mở rộng và thâm nhập vào nhiều thị trường hơn với nhiều chủng loại gạo mới, chất lương cao. Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh và nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu Công ty Lương Thực Sông Hậucần phải : — Đầu tư trang thiết bị hiện đại, kĩ thuật cao thay thế cho những máy móc đã quá cũ, nhằm giúp các xí nghiệp trực thuộc Công ty gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu —Công ty cùng với các thương lái và nông dân cần phải kết hợp chặt chẻ hơn về việc mua lúa gạo. Vì nếu Công ty thu mua nguồn hàng tốt từ phía người nông dân thì chất lượng gạo xuất khẩu sẽ tốt hơn, và giá bán sẽ cao hơn. —Công ty cần tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa Công ty- nông dân và khoa học bằng cách đưa nhân viên Công ty đến các hộ dân để thực hiện các hợp đồng bao tiêu lúa.Đồng thời mời các nhà khoa học thường xuyên mở các buổi hội thảo phổ biến phương pháp mới trong trồng trọt, từ đó có cơ hội nhân giống lúa mới năng suất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Xúc tiến xuất khẩu Đây cũng là một trong những yêu cầu cần thiết và cấp bách cho các nhà kinh doanh xuất khẩu nói chung và Công ty Lương Thực Sông Hậunói riêng khi đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên thế giới. Vì vậy Công ty cần : — Xây dựng các chiến lược giá hợp lí, hấp dẫn nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng : như thực hiện chính sách khuyến mãi, giảm giá với các đơn hàng số lượng lớn, giá trị hợp đồng cao và có khả năng thanh toán nhanh. — Công ty cũng cần áp dụng chính sách giá cạnh tranh đối với những loại gạo được ưa chuộng trên thị trường để tăng nhanh số lượng gạo xuất khẩu, thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh về mặt hàng xuất khẩu của Công ty. — Xây dựng cơ cấu giá hợp lý, ngoài giá FOB như hiện nay, Công ty nên tiến hành xuất bán theo giá CFR hay CIF để giành được quyền vận tải qua đó chủ động hơn trong việc giao hàng góp phần nâng cao doanh thu. CÔNG TY VIỆT TIẾN TUNG SHING 6.2.1. Lịch sử công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn Máy may Tung Shing ban đầu được sáng lập bởi tiến sỹ Chan Tung, GBS, BBS, SBS, JP, tại Hồng Kông năm 1975 với phạm vi kinh doanh chính là phân phối máy may công nghiệp. Tập đoàn đã trở thành nhà phân phối tại Hồng Kông cho các thương hiệu có uy tín như Brother, Juki và Pegasus và nhanh chóng trở thành một người chơi chính trong lĩnh vực này. Tập đoàn Tung Shing là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam Là một Tập đoàn được thành lập tại Hồng Kông đã hoạt động tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90, Tập đoàn Tung Shing cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam với những mối quan tâm đa dạng từ việc phát triển bất động sản đến kinh doanh với số nhân viên lên đến hơn 1,600 người. Tập đoàn Tung Shing là nhà phân phối hàng đầu về máy may công nghiệp tại Việt Nam, và doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực may mặc và dệt may của đất nước. Lĩnh vực hoạt động nhiệm vụ của Tung shing Danh mục đầu tư tài sản của Tập đoàn bao gồm khu Căn hộ và biệt thự cao cấp Golden Westlake Executive Residences (151 Thụy Khuê và 162 Hoàng Hoa Thám,Hà Nội), Tòa nhà thương mại văn phòng Tung Shing Square( Số 2 Ngô Quyền,Hà Nội) và Khách sạn Hà Nội( D8 Giảng Võ, Ba Đình,Hà Nội) - tất cả trong số này đều nằm trong số những hạng mục đầu tư thành công và đạt lợi nhuận cao nhất tại Việt Nam- và gần đây Tập đoàn đã mua lại khách sạn Halong Pearl( Phường Bãi Cháy, TP Hạ Long,Quảng Ninh) và khách sạn Hanoi Lakeside( 23 Ngọc Khánh, Ba Đình,Hà Nội). Hiện nay Tập đoàn cũng đang mở rộng sang lĩnh vực giáo dục và nhận được quyền thương mại Hệ thống giáo dục Maple Bear tại Việt Nam, dự đoán là sẽ có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Tập đoàn cũng là nhà phân phối độc quyền cho hệ thống Johnson Controls, và việc kinh doanh ngày cũng sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới Thêm vào đó, Tập đoàn còn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông cũng như việc xây dựng các giải pháp tích hợp. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Myanmar, Trung Đông và đang có định hướng mở rộng xuất khẩu sang thị trường HongKong. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu gạo của Công ty 6.2.4.a. Thuận lợi - Ngành dệt may được sự hỗ trợ, quản lí của Nhà nước, thuế suất bằng 0. - Có đội ngũ quản lí chuyên nghiệp. - Máy móc hiện đại phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng cao, thích sản phẩm có chất lượng tốt. 6.2.4.b. Khó khăn - Còn chưa mở rộng nhiều thị trường xuất khẩu. - Chủ yếu nhập khẩu máy móc từ nước ngoài, xuất khẩu 6.2.5. Tình hình xuất khẩu của công ty Qua biểu đồ ta có thể thấy giá trị xuất khẩu của công ty Việt tiến Tungshing không đều qua các năm, cụ thể, giá trị xuất khẩu rất cao ở năm 2007, năm kinh tế Việt Nam đang trên đà thuận lợi nhờ quá trình hội nhập WTO, mở rộng giao thương với các nước. Nhưng đến giai đoạn 2008-2009, nền kinh tế Việt Nam khủng hoảng, giá trị xuất khẩu của công ty cũng bị ảnh hưởng đáng kể, giảm mạnh rõ rệt như trong biểu đồ. Tình hình khởi sắc từ năm 2010 khiến cho giá trị xuất khẩu tăng mạnh, xuất khẩu hồi phục ở giá trị rất cao trước khi lại sụt giảm vào năm 2011 khi một lần nữa kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng. Tình hình xuất khẩu máy , thiết bị ngành may công nghiệp Công ty Việt tiến Tung shing phần nào phản ánh đúng với tình hình xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011. Cụ thể, phân tích năm 2011 về tỷ trong xuất khẩu, do năm 2011, công ty bắt đầu mở rộng thêm 1 mặt hàng xuất khẩu nữa là máy bơm Ebara bên cạnh mặt hàng xuất khẩu chủ lực là máy và thiết bị ngành may. èCông ty vẫn chưa đa dạng hóa về các mặt hàng xuất khẩu. Trong năm, tình hình xuất khẩu cũng biến động như sau: Giá trị xuất khẩu dao động mạnh ở các tháng đầu năm và tương đối ổn định vào các tháng tiếp theo. Giá trị xuất khẩu tháng cao nhất chỉ đạt gần 500.000 USD, phản ánh xuất khẩu không phải là thế mạnh của công ty, Việt Nam vẫn chưa mạnh về lĩnh vực xuất khẩu máy móc. CÔNG TY CỔ PHẦN Y - DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX Lịch sử công ty Thành lập năm 1984 với chức năng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ kinh tế đối ngoại đầu tiên của Bộ Y Tế, VIMEDIMEX đã phát triển mạnh mẽ và luôn khẳng định vị thế trong Top 5 Công ty Dược phẩm hàng đầu Việt Nam.  Năm 2006, VIMEDIMEX tiến hành Cổ phần hóa và đã có những bước tiến nhảy vọt về phát triển thị phần, khách hàng.   Với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng liên tục và đều đặn, chiếm 22% thị phần dược phẩm Việt Nam, là đối tác của hơn 70 công ty dược phẩm và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới, VIMEDIMEX được vinh danh trong VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo mô hình bình chọn Fortune 500 từ năm 2006 do Vietnamnet thực hiện. VIMEDIMEX xác định Tầm nhìn “Đến năm 2014, trở thành Doanh nghiệp Dược phẩm hàng đầu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ”.Bên cạnh đó, VIMEDIMEX tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu khoa học, các nhà máy liên doanh sản xuất Dược phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế (GMP, GSP, GLP) để tạo ra các sản phẩm dược phẩm từ nguồn dược liệu phong phú của Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động nhiệm vụ của VIMEDIMEX Phân phối dược phẩm: Phân phối Dược phẩm được coi là lĩnh vực đầy tiềm năng của VIMEDIMEX với hệ thống phân phối phát triển rộng khắp Việt Nam. Khách hàng bao gồm các công ty, tập đoàn Dược phẩm trong và ngoài nước. Từ đầu năm 2010, VIMEDIMEX chính thức trở thành nhà phân phối độc quyền các mặt hàng do BV Pharma sản xuất trên thị trường Miền Trung và Miền Nam. Dịch vụ Xuất nhập khẩu ủy thác: Công ty CP Y Dược Phẩm VIMEDIMEX đã có 25 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Xuất Nhập khẩu chuyên ngành Dược cho hoạt động kinh doanh của Công ty và cung cấp dịch vụ ủy thác cho khách hàng. Xuất nhập khẩu và phân phối Dược phẩm được coi là lĩnh vực tiềm năng của VIMEDIMEX. Mỗi năm các sản phẩm thuộc ngành Y Dược, , nông sản, gia vị, thực phẩm….không những góp phần cung cấp cho thị trường trong nước mà hướng đến thị trường xuất khẩu là mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của VIMEDIMEX. Thực hiện Xuất Nhập khẩu ủy thác: Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, các loại sinh phẩm miễn dịch, Trang thiết bị Y tế và Hóa chất xét nghiệm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, nước hoa dung dịch sát khuẩn trong y tế, bao bì….. với đội ngũ chuyên viên Xuất – Nhập khẩu chuyên ngành Dược chuyên nghiệp, luôn mong muốn cung cấp sản phẩm tới khách hàng nhanh chóng, linh hoạt, thuận lợi và an toàn nhất, đảm bảo tiến độ hợp đồng chính vì vậy VIMEDIMEX đã có rất nhiều Doanh nghiệp đặt niềm tin và ủy thác đểthực hiện các hợp đồng Xuất Nhập khẩu ủy thác trong thời gian qua. Cho thuê kho GSP, Kho Ngoại quan và kho thường: Với tổng diện tích trên 5200m2, cách cảng ICD Phước Long 4km, cách Trung tâm TP 10km, kho tọa lạc tại 36/212B phường Trường Thọ, quận Thủ Đức với các kho chuyên biệt như: Kho Dược Phẩm GSP: -  Thiết kế theo tiêu chuẩn của GSP WHO -  Được trang bị các loại kệ selective hiện đại, tiêu chuẩn hóa có thể điều chỉnh linh hoạt, hệ thống xe nâng hiện đại nhập từ Châu Âu. -  Hệ thống kho được trang bị hệ thống điều hòa bảo đảm nhiệt độ < 25oC. Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động hiện đại. - Bố trí cửa nhập, xuất riêng. Kho ngoại quan và kho thường: -  Kho mát luôn ổn định ở nhiệt độ < 25oC được vận hành liên tục, có hệ thống phát điện dự phòng. -Vệ sinh sạch sẽ, an toàn tuyệt đối, bảo mật thông tin cho khách hàng. -  Các dịch vụ được thực hiện nhanh chóng, hoàn hảo với chi phí hợp lý nhất. -  Thông tin kho được cập nhật thường xuyên, trang bị hệ thống kệ hiện đại cao 03 tầng, có thể chứa 900 pallet. -  Đội ngũ nhân viên trên 05 năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách thực hiện các dịch vụ nhanh chóng. -  Nhận lưu giữ và bảo quản hàng hóa nước ngoài đã qua cửa khẩu nhưng chưa nhập khẩu vào Việt Nam, hàng Việt Nam đã làm thủ tục xuất nhưng chưa được giao qua cửa khẩu. - Vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu vào kho ngoại quan và ngược lại. -  Thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng, bảo quản hàng. -  Dịch vụ môi giới tiêu thụ hàng theo yêu cầu của chủ hàng. -  Môi giới giám định, kiểm nghiệm, bảo hiểm. -  Ủy thác xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu. 6.3.3.Thị trường xuất khẩu chủ yếu:Phần lớn là Campuchia, Hongkong 6.3.4.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu dược phẩm của Công ty 6.3.4.a. Thuận lợi -- Ngành dược Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cơ bản kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”; chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá-tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. - Để khuyến khích xuất khẩu, cho phép các dự án có mục tiêu xuất khẩu được hưởng các ưu đãi vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. -Tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất thuốc trong nước nhằm tăng nguồn cung cho nhu cầu sử dụng trong nước và tăng cường xuất khẩu thông qua việc ban hành, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch hơn. 6.3.4.b. Khó khăn - Về thủ tục hải quan - Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy của WTO, tất cả mặt hàng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn quyết liệt VII.Phân tích SWOT và đưa ra giải pháp SWOT Cơ hội (để nắm bắt) Doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tạo dựng thị trường và uy tín cho sản phẩm Việt Nam Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng Gia nhập WTO Hội nhập khu vực (đáng chú ý là Hiệp định Khu vực Tự do Thương mại ASEAN - AFTA) và các hiệp định thương mại song phương trong tương lai. Đa dạng về thị trường và sản phẩm. Chuyển giao công nghệ do đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cải tiến chất lượng sản phẩm và cơ sở hạ tầng Thách thức (để đối phó) Sức cạnh tranh tăng cả ở thị trường nội địa và quốc tế do giảm bớt bảo hộ cho các ngành trong nước. Các rào cản thương mại bị dỡ bỏ Biến đổi khí hậu thất thường Điểm mạnh (để xây dựng) -Ổn định tài chính, xã hội và chính trị -Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực năng động -Các nhân tố cho sản xuất rất phong phú (nhân công, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) -Chi phí nhân công khá rẻ Lực lượng lao động có kỷ luật. - Phát triển sản phẩm : sản xuất sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách hàng với mức giá phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam - Kết hợp theo chiều ngang:tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu giúp công ty giành thị phần ở các nước xuất khẩu, tăng doanh thu. - Xâm nhập thị trường : xâm nhập vào các thị trường trước đây còn bị hạn chế, cùng chính sách giá và sản phẩm đa dạng để mở rộng thị trường nước ngoài- - Tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc, chú trọng cả hình thức, chất lượng sản phẩm,giữ vững hình ảnh của công ty. - Đầu tư cho công tác đào tạo thường xuyên,liên tục. Có chính sách chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động để họ yên tâm làm việc. - Đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện đại -Mở rộng ngành nghề kinh doanh, tập trung ngành có ưu thế để cạnh tranh có hiệu quả. - Chiến lược tuyển dụng,thu hút nhiều lao động với kĩ thuật, trình độ chuyên môn khác nhau. -Sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng,phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng -Thay đổi,đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm - Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế - Tích cực tấn công nhiều đoạn thị trường với chiến lược đa giá - Giữ vững và phát triển thị trường trong nước,nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới. - Tận dụng, thu hút lượng lao động đông đảo ở chính địa phương có cơ sở sản xuất. - Mở rộng sản xuất, nâng cao thị phần, xây dựng thương hiệu tạo lòng tin của khách hàng. -Tận dụng những ưu đãi từ nhà nước,vượt qua các rào cản thương mại khi xuất khẩu ra nước ngoài. Điểm yếu (để khắc phục) Nạn tham ô và tham nhũng. Chi phí lao động có tay nghề cao hơn so với các nước khác trong khu vực. Năng xuất thấp. Sản phẩm chất lượng thấp. Công nghệ sản xuất lạc hậu. Giá trị gia tăng trong sản xuất ít do hạn chế về nguồn nguyên liệu thô và nguyên phụ liệu. Cơ sở hạ tầng không tương xứng. Chi phí vận chuyển nội địa cao so với các nước khác trong khu vực. Hạn chế về bí quyết trong thiết kế và marketing. Khoảng cách giữa các ngành ở nông thôn và thành thị khá lớn. Quá trình giảm bớt thuế VAT của chính phủ còn chậm. Chưa xây dựng được thương hiệu cho hàng nông sản - Kết hợp về phía sau: - Tận dụng nguồn vốn FDI, chính sách hỗ trợ của nhà nước để đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm cải thiện tình trạng nhập khẩu nguyên liệu. - Hiện đại hóa trang thiết bị, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động cũng như trình độ quản lý bằng việc tận dụng nguồn vốn FDI - Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân công có chất lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân công tay nghề cao,thu hút đủ số lượng nhân công giá rẻ - Tạo điều kiện và có chính sách chăm lo đời sống và giữ người lao động; tăng lương thu hút nhiều lao động, mở trường đào tạo nhân lực ở các tỉnh vùng xa để cung ứng lao động đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân công. - Đầu tư nghiên cứu và thực hiện tự sản xuất NVL,giảm tỉ lệ nhập khẩu NVL. Qua bảng phân tích SWOT trên ta có thể thấy việc đẩy mạnh xuất khẩu là phương hướng chủ yếu của chính sách ngoại thương .Vì vậy, việc hình thành một hệ thống các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trở thành công cụ quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Để có thể thực hiện được các chiến lược này thành công, Nhà nước cần phải có các chính sách biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu.Đẩy mạnh xuất khẩu để hạn chế mức độ nhập siêu nhằm cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia là một trong những mũi nhọn trong cuộc chiến chống lạm phát và ổn định vĩ mô nền kinh tế hiện nay. Thế nhưng không phải chỉ dừng lại ở mặt số lượng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu, mà điều cốt yếu là phải tính đến cơ cấu ngành hàng, chất lượng xuất khẩu để bảo đảm phát triển bền vững. 7.1. Ý nghĩa của các chỉ tiêu về chất lượng và hiệu quả xuất khẩu Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, phát triển xuất khẩu được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế các nước. Đối với Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu xuất phát từ nhiều lý do, như: khuyến khích tăng đầu tư và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng năng suất lao động quốc gia; thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách hành chính quốc gia; giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Phát triển xuất khẩu sẽ tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Mặt khác, phát triển xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời là nguồn ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, giúp cân bằng và lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển... Ngoài ra, xuất khẩu còn là thước đo về độ mở của nền kinh tế Việt Nam, là chỉ số phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nói đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu thì không chỉ đơn thuần là vấn đề tăng trưởng xuất khẩu mà điều cơ bản là sự tăng trưởng đó phải bảo đảm nhịp độ cao và duy trì trong thời gian lâu dài. Khi nói tăng trưởng xuất khẩu là chúng ta mới chỉ đề cập tới mặt lượng của hoạt động xuất khẩu, còn khi dùng thuật ngữ "phát triển xuất khẩu" là chúng ta đã quan tâm đầy đủ tới cả mặt lượng và mặt chất của vấn đề xuất khẩu.Nói cách khác, chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu chính là cốt lõi của phát triển xuất khẩu bền vững. Có rất nhiều tiêu chí phản ánh chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi lựa chọn giới thiệu 10 tiêu chí chủ yếu có thể sử dụng trong phân tích, nghiên cứu chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu theo đầu người; xuất khẩu trong tương quan với nhập khẩu; xuất khẩu trong tương quan với GDP; cơ cấu xuất khẩu và sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng/thị trường/doanh nghiệp; mức độ hiện đại của phương thức xuất khẩu; hàm lượng giá trị gia tăng của hoạt động xuất khẩu; vấn đề sử dụng nguồn lực trong xuất khẩu; xuất khẩu với các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc; xuất khẩu với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. 7.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả xuất khẩu thời gian tới - Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham gia mạnh mẽ trong phân công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu/khu vực, nỗ lực phát triển nguồn cung cho xuất khẩu (cả về mặt số lượng và nâng cao chất lượng) sau khi đã gia nhập WTO nhằm tạo ra được một cấu trúc xuất khẩu mang tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao; - Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt cải cách thể chế, cải cách hành chính, thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu phù hợp với các cam kết của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế; - Tích cực, chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ và sâu rộng để tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam. Tăng cường củng cố các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... và khai phá mạnh các thị trường mới ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh cho phát triển xuất khẩu. Mở cửa sớm các thị trường dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tiên tiến, hiện đại cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu; - Nỗ lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp tạo chuyển biến về chất trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam; - Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xuất khẩu, đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có phục vụ tốt nhất cho xuất khẩu của đất nước. Phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch thương mại; - Đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa và hỗ trợ việc gia nhập thị trường của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho xuất khẩu, khuyến khích việc liên doanh, liên kết hợp nhất, sáp hợp các doanh nghiệp xuất khẩu để hình thành các tập đoàn xuất khẩu mạnh của Việt Nam,...; - Tiếp tục khai thác tối đa làn sóng đầu tư mới từ hiệu ứng gia nhập WTO vào các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nhất là các ngành chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp công nghệ cao có khả năng tăng trưởng xuất khẩu mạnh như sản phẩm gỗ, cơ khí nhỏ, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, linh kiện điện tử và vi tính, phần mềm, ...; - Cải tiến việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xúc tiến thương mại. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kênh phân phối nước ngoài... - Không ngừng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề. Việc đào tạo cần theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động cần thuần thục về kỹ năng và chuyên môn hóa sâu. Mặt khác phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học công nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài. KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam. Song song đó, sự giao thương cũng phát triển mạnh mẽ dựa trên nhu cầu tìm kiếm lợi ích thương mại ngày càng tăng giữa các quốc gia. Là một nước đang phát triển, đang hội nhập dần vào kinh tế thế giới , bên cạnh những thuận lợi có được , xuất khẩu Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều rủi ro mà nếu như không có đường lối đúng đắn cũng như chính sách chiến lược hợp lí để khắc phục thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh kinh tế của quốc gia. Bằng việc đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của nước ta trong quá trình hội nhập, nhóm 8 hi vọng bài thuyết trình của nhóm sau khi nhận được sự đóng góp quý báu của thầy và các bạn sẽ càng hoàn thiện hơn, có thể là tài liệu bổ ích phần nào cho những người có quan tâm đến xuất khẩu Việt Nam. Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi đề tài. Cảm ơn các quý công ty đã nhiệt tình giúp nhóm thực hiện đề tài này. ---------------cHếtd------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo : Sách Kinh tế ngoại thương, ĐH Ngoại Thương Các nước Đông Nam Á, NXB Sự Thật Đông Nam Á-Chặng đường dài phía trước, NXB Thế Giới Kinh tế các nước Đông Nam Á-Thực trạng và triển vọng, NXB KHXH Hà Nội -2002. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 8/2005, số 13/2006, số16/2006, số17/2006 Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới Các website: https://www.uschina.org/statistics/tradetable.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLuận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.docx