Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc

Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh, thì việc quản lý, huy động vốn và các biện pháp thu hồi vốn ngày càng trở nên quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đăc̣ biêṭ là trong hoaṭ đôṇ g kinh doanh bất đôṇ g sản thì nhu cầu vốn tương đối lớ n. Trong những năm vừ a qua, khủng hoảng kinh tế thế giớ i và trong nướ c đã làm cho ngành xây dưṇ g nói chung và ngành kinh doanh bất đôṇ g sản nói riêng chiụ ảnh hưở ng năṇ g nề. Nợ xấu ngân hàng liên quan tớ i kinh doanh bất đôṇ g sản tăng cao đã khiến cho bài toán vốn cho bất đôṇ g sản đã khó nay càng trở nên khó khăn hơn. Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc được tác giả thực hiện đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa nhữn vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh, huy động vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp. Trong đó, luận văn tập trung vào xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp. Thứ hai, trên cơ sở lý luận chung, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc từ năm 2012 tới năm 2014 nhằm đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế trong công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty. Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc là môṭ doanh nghiệp còn non trẻ, có quy mô vốn không lớn. Sau 5 năm hoaṭ đôṇ g Công ty đã phấn đấu nỗ lưc̣ hết mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nền kinh tế không mấy khở i sắc, đã làm cho hoaṭ đôṇ g huy đôṇ g vốn của Công ty còn nhiều haṇ chế nhất điṇ h. Các hình thứ c huy đôṇ g vốn chủ sở hữu còn chưa đa daṇ g, vốn vay chiếm tỷ troṇ g nhỏ nên chưa tạo được sự khuếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.

pdf95 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của Công ty. 2.3.2. Chi phí vốn Chi phí vốn được hiểu là chi phí cơ hội của việc huy động vốn. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn. Biểu đồ 2.6: Chi phí sử dụng vốn vay của Công ty các năm qua (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm) Chi phí huy động vốn vay của Công ty trong các năm qua đang có xu hướng giảm dần do lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM0 các năm đều giảm. Đặc biệt, trong cơ cấu nợ vay của NHTM thì Công ty sử dụng chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. Chính vì vậy chi phí sử dụng vốn cũng thấp hơn vay nợ trung hạn và dài hạn. Trong khi đó, chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại được xác định đúng bằng chi phí sử dụng cổ phần thường và chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới dựa trên dự tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức các năm tới (sau năm 2014). Tuy nhiên trên thực tế việc xác định chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại và chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới chỉ mang tín ước định. Thông thường, 54 Công ty phát hành thêm cổ phiếu thường mới để huy động vốn dựa trên nhu cầu vốn của Công ty chứ chưa tính tới chi phí sử dụng vốn. 2.3.3. Cơ cấu vốn Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty các năm qua được biểu hiện trên biểu đồ sau: Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty các năm qua (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm) Đối với một doanh nghiệp xây dựng, vốn chủ sở hữu thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động và chủ yếu dùng để đầu tư vào tài sản cố định. Nhưng đối với Công ty, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá cao và có tính chất quyết định với các hoạt động của Công ty. Các năm qua, hệ số vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2012, hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty là 60,9% thì tới năm 2013 giảm còn 55% và năm 2014 giảm còn 53%. Mặc dù hệ số vốn chủ sở hữu giảm nhưng vẫn lớn hơn hệ số nợ nên Công ty đảm bảo mức độ độc lập về mặt tài chính. Hệ số vốn chủ sở hữu giảm qua các năm, đồng nghĩa với việc hệ số nợ cũng tăng qua các năm. Nếu như năm 2012, hệ số nợ là 39,1% thì tới năm 2013 tăng lên mức 45% và năm 2014 tăng lên mức 47%. So với các doanh Thang Long University Libraty 55 nghiệp cùng ngành, hệ số nợ của Công ty ở mức thấp. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc về mặt tài chính của Công ty không cao nhưng lại ảnh hưởng tới mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu vì sử dụng nợ vay chính là đòn bảy tài chính. Đặc biệt trong những năm gần đây lãi suất vay vốn trên thị trường giảm càng góp phần gia tăng mức độ khuếch tán tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Thực vậy, phân tích ROE của Công ty các năm ta thấy như sau: (phụ lục) Năm 2012 ROE của Công ty là 1,06% thì tới năm 2013 đã tăng lên 1,29%. Do hệ số nợ của Công ty năm này tăng so với năm trước từ 39,1% lên 45% đã làm cho ROE tăng thêm: 0,71% x 0,9948 x (1,82 – 1,64) = + 0,13% Năm 2014, ROE là 2,0%. Do hệ số nợ của Công ty năm này tăng so với năm trước từ 39,1% lên 45% đã làm cho ROE tăng thêm: 0,9% x 1,17 x (1,8868 – 1,82) = + 0,07% Có thể nhận thấy việc sử dụng nợ vay chính là Công ty sử dụng đòn bảy tài chính, có tác dụng tác động làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Các năm qua, nhờ tăng hệ số nợ nên tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, nếu xem xét với các doanh nghiệp cùng ngành xây dựng thì hệ số nợ của Công ty ở mức thấp, do đó mức độ tác động của đòn bẩy tài chính chưa cao, ROE còn ở mức thấp so với các doanh nghiệp khác. Nếu phân loại theo tính chất thường xuyên của nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn kinh doanh được chia thành hai loại là nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên có vai trò quan trọng trong việc đầu tư TSDH, gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong các năm qua, cơ cấu của nguồn vốn này như sau: 56 Năm 2012, nguồn vốn thường xuyên của Công ty là 18.120,09 triệu đồng, tài sản dài hạn là 12.536,1 triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn tạm thời là 9.737,91 triệu đồng, tài sản ngắn hạn là 15.321,90 triệu đồng. Năm 2013, nguồn vốn thường xuyên của Công ty là 19.583,21 triệu đồng, tài sản dài hạn là 13.363,24 triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn tạm thời là 11.494,09 triệu đồng, tài sản ngắn hạn là 17.714,06 triệu đồng. Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1. Nguồn vốn thường xuyên 18,120.09 19,583.21 24,548.48 Vốn chủ sở hữu 16,955.00 17,092.52 20,366.79 Vay nợ dài hạn 1,165.09 2,490.69 4,181.69 2. Nguồn vốn tạm thời 9,737.91 11,494.09 13,879.42 3. Tài sản dài hạn 12,536.10 13,363.24 18,445.39 4. Tài sản ngắn hạn 15,321.90 17,714.06 19,213.95 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm) Năm 2014, nguồn vốn thường xuyên của Công ty là 24.548,48 triệu đồng, tài sản dài hạn là 18.445,39 triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn tạm thời là 13.872,42 triệu đồng, tài sản ngắn hạn là 19.213,95 triệu đồng. Như vậy, trong các năm qua nguồn vốn thường xuyên luôn trong trạng thái dư thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này đảm bảo mức độ an toàn về mặt tài chính cho Công ty. Tuy nhiên, một phần không nhỏ nguồn vốn thường xuyên được sử dụng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn đã làm gia tăng chi phí sử dụng vốn của Công ty vì nguồn vốn này có chi phí sử dụng vốn lớn hơn. Thang Long University Libraty 57 2.3.4. Khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ mới Hiện nay các hình thức huy động vốn của Công ty còn khá hạn chế. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty chủ yếu huy động vốn từ phát hành cổ phiếu thường mới, lợi nhuận để lại và các quỹ năm nào cũng được sử dụng để bổ sung vốn nhưng quy mô nhỏ. Đối với nguồn vốn đi vay, Công ty sử dụng chủ yếu là nguồn vay ngân hàng và tín dụng thương mại. Tóm lại, khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới của Công ty hiện nay chưa tốt, chưa đa dạng hóa nguồn huy động vốn để gia tăng quy mô vốn huy động và hiệu quả huy động vốn. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.4.1. Những kết quả đạt được Trong những năm qua, hiệu quả huy động vốn của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc tuy chưa đạt hiệu quả cao nhưng đã và đang có sự thay đổi theo hướng tích cực. - Lượng vốn huy động của Công ty trong những năm qua luôn tăng đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Công ty. Đặc biệt, ngay cả trong những năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, công tác huy động vốn của Công ty vẫn gia tăng được quy mô vốn. - Huy động được những nguồn vốn có chi phí thấp, chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng có xu hướng giảm, trong khi đó, nguồn vốn huy động từ các khoản nợ chiếm dụng đương nhiên khá lớn. Cụ thể bên cạnh việc đảm bảo nguồn vốn cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã huy động được một lượng nguồn vốn không chịu lãi là nguồn phải trả cho người bán. Công ty đã tạo lập được thương hiệu, uy tín và mối quan hệ tốt với khách hàng. - Nhìn chung, việc huy động được nguồn vốn không phải trả lãi và lãi suất thấp đã phần nào giúp cho Công ty giảm chi phí sản xuất kinh doanh, 58 tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc dựng các nguồn vốn này còn tạo điều kiện cho Công ty có cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn, giảm bớt sức ép của nguồn vay. - Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty khá cao so với các doanh nghiệp trong ngành cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty ở mức cao, gia tăng uy tín của Công ty và khả năng huy động vốn vay. - Nguồn vốn thường xuyên của Công ty huy động được ở mức cao, do đó luôn thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này giúp cho Công ty không gặp phải rủi ro tài chính. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng trong huy động vốn của Công ty thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: - Khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ mới của Công ty chưa tốt. Hoạt động huy động vốn của công ty trong những năm vừa qua vẫn chủ yếu tập trung vào kênh huy động từ các tổ chức tín dụng, nguồn bổ sung lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, hoạt động chiếm dụng khác. Tuy nhiên, ngay cả hình thức phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn cũng chưa được sử dụng rộng rãi và hiệu quả vì Công ty chỉ sử dụng phương thức phát hành riêng lẻ. - Công ty chưa xác định được hết các khoản chi phí thực tế cho việc sử dụng các nguồn vốn hiện có. Chi phí sử dụng vốn chỉ là nguồn lãi vay mà công ty phải trả cho các tổ chức tín dụng. Trong khi chi phí sử dụng vốn lợi nhuận để lại và chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới, Công ty chưa tính toán được. - Cơ cấu vốn chưa hợp lý, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Công ty tương đối cao, mặc dù gia tăng mức độ vững chắc về mặt tài chính nhưng lại chưa tạo được đòn bảy tài chính mạnh mẽ tác động là gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.Tín dụng ngân hàng và phát hành cổ phiếu vẫn là kênh huy động Thang Long University Libraty 59 vốn chủ yếu tại công ty chiếm tỷ trọng lớn. Cả hai nguồn này nhằm duy trì hoạt động hiện có và phát triển trong tương lai gần nên lãi suất tương đối cao. - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa ổn định về thời gian và quy mô nguồn vốn huy động. - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất thường xuyên và cơ cấu tài sản đầu tư còn tồn tại bất hợp lý. Nguồn vốn thường xuyên dư thừa nên đầu tư nhiều cho tài sản ngắn hạn đã làm gia tăng chi phí sử dụng vốn của Công ty. 2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan: - Ảnh hưởng của môi trường pháp lý: Cơ sở pháp lý cho loại hình hoạt động Công ty chưa đồng bộ, nhất quán. Nhà nước hầu như chưa nghiên cứu đầy đủ về mô hình hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện nay, các văn bản hướng dẫn luật chưa đầy đủ và rõ ràng. Chính sách thuế, chính sách đầu tư còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện tốt nhất để loại hình các doanh nghiệp phát triển. - Tình hình kinh tế: Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị chững lại do bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành lãi suất thoả thuận, cung đồng nội tệ của các tổ chức tài chính giảm sút. Các Ngân hàng Thương mại cạnh tranh khốc liệt bằng cách tăng lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay, lợi thế thuộc về các Ngân hàng. Sự biến động về lạm phát, lãi suất đã ảnh hưởng lớn tới khả năg huy động vốn vay của Công ty. Đồng thời, tình hình kinh tế khó khăn cũng khiến cho hoạt động kinh doanh của các đối tác thu hẹp, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh và hoạt động huy động vốn của Công ty. Sự suy giảm của thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Công ty thời gian qua. 60 * Nguyên nhân chủ quan: - Vốn tự có của Công ty còn thấp làm hạn chế hoạt động đầu tư. Cơ cấu vốn huy động của Công ty còn khá đơn giản, khả năng huy động chưa cao, chưa ổn định. - Đội ngũ cán bộ chưa thành thạo trong công việc và trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp luật còn hạn chế. Một số bộ phận nhân viên làm việc chưa có kế hoạch và chưa chủ động trong công việc, còn thiếu các cán bộ có năng lực để triển khai công việc. Đội ngũ cán bộ tuổi đời còn trẻ tuy có chuyên môn về tài chính ngân hàng nhưng thiếu chuyên môn. Các chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên chưa được quy hoạch tổng thể và mang tính quy hoạch dài hạn Thang Long University Libraty 61 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong những năm qua, hiệu quả huy động vốn của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc tuy chưa đạt hiệu quả cao nhưng đã và đang có sự thay đổi theo hướng tích cực. Lượng vốn huy động của Công ty trong những năm qua luôn tăng đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Công ty. Huy động được những nguồn vốn có chi phí thấp, chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng có xu hướng giảm, trong khi đó, nguồn vốn huy động từ các khoản nợ chiếm dụng đương nhiên khá lớn. Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty khá cao và nguồn vốn thường xuyên của Công ty huy động được ở mức cao, do đó luôn thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn. Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng trong huy động vốn của Công ty thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: Khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ mới của Công ty chưa tốt; Công ty chưa xác định được hết các khoản chi phí thực tế cho việc sử dụng các nguồn vốn hiện có; Cơ cấu vốn chưa hợp lý; Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa ổn định. 62 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TÂM PHÚC 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN PTHT TÂM PHÚC 3.1.1. Định hướng phát triển chung của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc 3.1.1.1. Định hướng chiến lược kinh doanh Mục tiêu phát triển trong tương lai của Công ty là xây dựng Công ty Cổ phần PTHT Tâm Phúc thành một doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh trên nhiều ngành nghề. Trong thời gian tới, một mặt Công ty chú trọng nâng cao chất lượng công trình, gia tăng thị phần trong ngành xây dựng – một ngành có mức độ cạnh tranh tương đối cao, một mặt Công ty đầu tư phát triển thêm một số ngành nghề khác . Bảng 3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty các năm tới đvt: 1.000.000đ Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tổng vốn kinh doanh 46,113.48 55,336.18 66,403.41 79,684.09 Doanh thu 58,627.14 76,215.28 99,079.87 128,803.83 Lợi nhuận trước thuế 674.21 952.69 1,337.58 1,867.66 Lợi nhuận sau thuế 505.66 714.52 1003.18 1400.74 (nguồn: Dự toán phát triển sản xuất kinh doanh – phòng kế hoạch) Thang Long University Libraty 63 3.1.1.2. Chiến lược đầu tư và huy động vốn Để đạt được các chỉ tiêu trên, công ty đã đề ra hàng loạt các chính sách và giải pháp, trong đó giải pháp huy động vốn đầu tư được đặt biệt coi trọng, xem đây là chìa khoá để giải quyết thành công chiến lược phát triển của công ty. Với giải pháp tăng tiềm lực về tài chính bằng cách tăng thu, kiểm soát chặt chẽ chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược huy động vốn của công ty. Ngoài nguồn vốn đầu tư được huy động từ nội bộ công ty, cần phải huy động các nguồn vốn khác mới cân đối được nhu cầu về vốn. Trong đó: công ty đề ra các phương án huy động vốn để lựa chọn phương án khả thi nhất, phù hợp với thực tế kinh doanh và có tính đến những biến động. Tập trung nguồn vốn huy động nội bộ vào việc phát triển kinh doanh như bổ sung vốn lưu động, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tích luỹ 40% - 50% nguồn lợi nhuận kết hợp với nguồn khấu hao cơ bản tích luỹ hàng năm. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài thông qua vay vốn, liên doanh, liên kết, thuê tài chính,..., công ty sử dụng nguồn vốn này vào đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết bị đồng bộ khác. 3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn của công ty cổ phần PTHT Tâm Phúc 3.1.2.1. Đa dạng hóa các kênh huy động vốn Mỗi kênh huy động vốn luôn có những mặt tích cực và tiêu cực. Trong mỗi thời kỳ, có thể sẽ có kênh huy động vốn rơi vào tình trạng bế tắc, và hậu quả xấu nhất cho một kịch bản không mong muốn đó là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị tê liệt do không có đủ vốn. Vì thế để hạn chế những ảnh hưởng của những diễn biến xấu như vậy, công ty phải có biện pháp phòng ngự tốt. Và cách duy nhất cho bài toán này là cần phải đa dạng hóa các kênh 64 huy động vốn. Hiện nay Công ty mới chỉ có một số kênh huy động vốn như phát hành cổ phiếu, vay NH, chiếm dụng của khách hàng và nhà cung cấp, vay của cán bộ, công nhân viên Công ty. Ngày nay, các kênh huy động vốn ngày càng đa dạng để đáp ứng “cơn khát vốn” cho các doanh nghiệp. Vì thế, công ty cũng có thể tham gia các kênh huy động vốn như: thuê tài chính, góp vốn tư nhân. 3.1.2.2. Huy động vốn gắn liền với sử dụng vốn một cách có hiệu quả và tiết kiệm Doanh nghiệp không phải cứ có nhiều vốn là có thể phát triển tốt. Huy động được vốn là một thành công nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu các đồng vốn không được sử dụng đúng mục đích và không tạo ra hiệu quả. Vì vậy, để nguồn vốn thực sự phát huy được vai trò thì công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂM PHÚC 3.2.1. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý Môṭ doanh nghiêp̣ có thể sử duṇg môṭ hay nhiều nguồn vốn để tài trơ ̣ cho hoaṭ đôṇg sản xuất kinh doanh, có thể dùng vốn ngắn haṇ hay dài haṇ, có thể dùng vốn vay hay vốn chủ sở hữu, tùy thuôc̣ vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Viêc̣ thiết lâp̣ môṭ cơ cấu vốn hơp̣ lý se ̃giúp doanh nghiêp̣ có thể giảm tối đa đươc̣ chi phí sử duṇg vốn, gia tăng lơị nhuâṇ với mức đô ̣rủi ro có thể chấp nhâṇ đươc̣. Sử dụng linh hoạt các phương thức huy động vốn như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng thuê mua từ thị trường vốn trong nước; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như phát hành các loại trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh liên kết Tổ chức tốt việc huy động vốn chính là sự thu hút vốn bằng nhiều cách thức từ các thành phần kinh tế, các chủ thể khác nhau, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế như vay mượn, Thang Long University Libraty 65 tự nguyện đóng góp, để hình thành các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty cần xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý để đảm bảo huy động được nguồn vốn phù hợp đáp ứng được nhu cầu về vốn với chi phí thấp nhất có thể được. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi công ty phải xác định được tất cả các khoản chi phí sử dụng các nguồn vốn hiện nay. Với chi phí huy động vốn từ nguồn tín dụng thì chi phí sử dụng vốn được xác định như trên. Với nguồn vốn nguồn bổ sung từ lợi nhuận và vốn cổ phiếu thường có thể xác định cùng một mức chi phí, vì đây là nguồn vốn bổ sung cho vốn chủ có chi phí sử dụng vốn là tương đương nhau. Phương pháp để xác định nguồn vốn này có thể dùng một trong những phương pháp như phần chương 1 đã trình bày. Xây dựng cơ cấu vốn là một quá trình đòi hỏi có nhiều thời gian, công ty phải tổng hợp được nhiều số liệu qua các năm của công ty, số liệu về ngành. Muốn vậy, Công ty cần: + Xác định được chi phí vốn chủ theo từng trường hợp rủi ro có thể xảy ra theo phương pháp tình huống. + Xác định chi phí vốn vay dài hạn, bao gồm các nấc vay khác nhau mà tại đó lãi suất vay tăng theo khối lượng vốn vay. + Dựa vào mô hình của Miller để tìm ra một cơ cấu vốn tối ưu cho công ty. Mục đích của việc xác định cơ cấu vốn cho công ty ở đây chính là xác định được điểm tối ưu về chi phí vốn riêng cho công ty. Đồng thời giúp công ty đưa ra quyết định lùa chọn kênh huy động vốn hiệu quả hơn. Là môṭ doanh nghiêp̣ hoaṭ đôṇg trong liñh vưc̣ kinh doanh bất đôṇg sản và xây dưṇg do vâỵ khi xây dưṇg cơ cấu vốn hơp̣ lý cần cân nhắc tới các đăc̣ 66 trưng của ngành. Chu kỳ sản xuất của Công ty kéo dài, vì vâỵ vốn sản xuất thường bi ̣ứ đoṇg lâu dài trong các khối lươṇg xây dưṇg dở dang, dâñ tới viêc̣ dê ̃găp̣ rủi ro về vốn. Măṭ khác, xây dưṇg đươc̣ tiến hành thông qua các hơp̣ đồng kinh tế đươc̣ ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu khi có kết quản lưạ choṇ của chủ đầu tư. Tùy theo hình thức lưạ choṇ nhà thầu, trong hồ sơ mời thầu se ̃yêu cầu các điều kiêṇ về năng lưc̣ máy móc, quy mô vốn, tình hình công nơ,̣... Do đó, Công ty cần phải đưa ra quyết điṇh tài trơ ̣bằng nơ ̣phải trả hay vốn chủ sở hữu môṭ các hơp̣ lý nhằm giảm chi phí nhưng vâñ đảm bảo đươc̣ mức đô ̣rủi ro và đảm bảo điều kiêṇ tham gia các gói thầu. Viêc̣ xác điṇh tỷ troṇg nơ ̣vay trong cơ cấu vốn thông thường đươc̣ dưạ vào hê ̣số trung bình ngành, thường ở mức khoảng 70%. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc đầu tư vào chứng khoán lúc này có vẻ thức thời nhất bởi dễ dàng tham gia (vốn ít hoặc nhiều đều có thể tham gia) lại có thể mua bán được ngay và lựa chọn thông tin về nhà đầu tư tìm hiểu. Đặc biệt, việc ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành luật yêu cầu các công ty chứng khoán, các thành viên phải có cơ chế minh bạch thông tin cũng cuốn hút các nhà đầu tư so với các kênh đầu tư khác. Chính vì thế nhiều luồng tiền đang đổ vào chứng khoán và diễn biến thị trường trong những phiên gần đây bỗng trở nên sôi động với sức mua bán bùng nổ. Nếu xét trên mọi khía cạnh thì chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả trong lúc này. Đây có phải là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp hay không? Nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn. Vì vậy, thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn còn rất nhiều biến động và chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tuy TTCK là một kênh huy động vốn hiệu quả nhưng chi phí phát hành rất cao. Do đó, nếu công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thu được kết quả khả quan thì đó sẽ là một tổn thất rất lớn. Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty có Thang Long University Libraty 67 nhiều tích cực nhưng còn bộc lộ rất nhiều yếu kém về mặt quản lý, điều hành, cán bộ có năng lực còn mỏng. Vì vậy, hiện nay công ty chưa nên tham gia TTCK mà cần có những biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn của những kênh truyền thống. Về mục tiêu dài hạn, Công ty cần tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, gia tăng quy mô vốn, uy tín để nhanh chóng đảm bảo đủ điều kiện đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc niêm yết cổ phiếu sẽ giúp Công ty rất nhiều trong việc tăng cường huy động vốn qua thị trường này. Mặt khác, là loại hình doanh nghiệp cổ phần, Công ty hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đây là hình thức huy động nợ vay nhưng không bị giới hạn bởi điều kiện vay vốn, tài sản bảo đảm và quy mô vốn vay. Khi đủ điều kiện phát hành trái phiếu, Công ty cần phải xác định lãi suất của trái phiếu đảm bảo hiệu quả nguồn vốn này thông qua việc phân tích, xác định lượng vốn, thời gian cần huy động. Bên cạnh đó thì công ty cũng phải tiến hành điều tra thị trường về uy tín cũng như sức hấp dẫn của trái phiếu trên thị trường để từ đó có những biện pháp để thực hiện việc phát hành trái phiếu sao cho hợp lý. Ngoài ra Công ty cũng nên lựa chọn cho mình một trung gian phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể là một Ngân hàng hay là một Công ty tài chính vì các tổ chức tài chính này có nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính do vậy mà họ sẽ có những tư vấn hợp lý chính xác cho công ty. Công ty cần tích cực chuẩn bị các điều kiện để tham gia thị trường chứng khoán trong nước mà trước mắt là đảm bảo đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. 3.2.2. Khai thác hiệu quả kênh huy động vốn từ thuê tài chính Thuê tài chính là công cụ tài chính giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn vay một cách dễ dàng hơn. Do đặc thù của thuê tài chính 68 là người cho thuê không đòi hỏi người đi thuê phải thế chấp tài sản. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc huy động vốn qua công ty cho thuê tài chính chưa được triển khai. Thuê tài chính chưa áp dụng đối với các tài sản cố định là các dây chuyền, máy móc thiết bị đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, phục vụ trực tiếp quá trình cho sản xuất kinh doanh. Ở nước ta hiện nay, cả nước có 13 công ty cho thuê tài chính hoạt động, trong đó, có 5 công ty có vốn nước ngoài. Các công ty cho thuê tài chính là tổ chức phi tín dụng, hoạt động gần giống như Ngân hàng. Trong tình hình hiện nay, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở công ty ngày càng trở nên cấp thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh, gia tăng năng lực dự thầu. Trình độ trang bị kỹ thuật ở công ty tương đối thấp so với mặt bằng chung vì phần lớn máy móc đã cũ và không phát huy được hiệu quả. Vì thế, hơn bao giờ hết, công ty cần có kế hoạch đổi mới công nghệ để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường. Song hiện nay, nguồn vốn của công ty không đủ khả năng trang trải để có thể mua mới các máy móc. Do đó, cho thuê tài chính có thể là giải pháp hữu hiệu với nhiều ưu điểm: + Không yêu cầu tài sản đảm bảo khác đi kèm như đất đai, nhà xưởng nên một số vốn nhất định công ty có thể đầu tư trang bị và đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động và đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa dây truyền sản xuất. + Được tư vấn, hỗ trợ trong việc lựa chọn tài sản, thiết bị và nhà cung cấp thiết bị. Các công ty cho thuê có nhiều kinh nghiệm về công nghệ, thiết bị của nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, họ có thể tư vấn về giá cả và uy tín của nhà cung cấp. + Công ty được nhận trực tiếp băng tài sản, rút ngắn được thời gian chuyển hóa từ tiền sang hàng. Thang Long University Libraty 69 + Có thể huy động được đủ lượng vốn cần thiết theo giá trị tài sản cho thuê. + Đặc biệt, hình thức bày còn có ưu thế về thuế: Công ty có quyền hạch toán vào bảng cân đối tài sản của công ty và khấu hao tài sản. Do đó, cải thiện đáng kể các chỉ số tài chính như chỉ số về khả năng thanh toán, chỉ số lợi nhuận trên VCSH (ROE), tỷ lệ nợ / VCSH. Trong các Ngân hàng mà công ty có quan hệ thì có 2 ngân hàng cho thuê tài chính là NH NN&PTNT và NH Đầu Tư. Dựa trên sự hiểu biết và tin cậy sẵn có, thủ tục để tiến hành thuê tài chính của công ty sẽ được giải quyết nhanh chúng và đạt hiệu quả tối ưu. Một số thủ tục công ty cần chuẩn bị: - Có dự án, phương án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống khả thi, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật và sử dụng tài sản thuê để thực hiện dự ann/phương án đó. - Có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê đã cam kết. Tuy nhiên, công ty có thể gặp một số khó khăn khi tham gia thị trường này. Chính vì vậy, thuê tài chính có thể sẽ trở thành một kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với công ty. 3.2.3. Tăng cường huy động vốn từ vốn góp liên doanh, liên kết Liên doanh hợp tác giữa các công ty trên thị trường là một hoạt động được diễn ra thường xuyên trên thị trường vì nó có nhiều ưu điểm như là có thể tận dụng vốn của nhau để kinh doanh hay là tận dụng công nghệ sản xuất của nhau nhưng để có thể liên doanh hợp tác thành công cũng như có thể kêu gọi được các công ty khác cùng liên doanh với mình thì công ty phải thực hiện những giải pháp như. 70 - Tìm hiểu ky ̃đối tác: Như đa ̃đề câp̣, viêc̣ liên doanh thường gắn liền với nhiều yếu tố dê ̃dâñ tới bất đồng trong quản lý, điều hành và các vấn đề phức tap̣ khác nảy sinh. Do đó, chủ đầu tư phải tính toán, tìm hiểu ky ̃đối tác dư ̣kiến hơp̣ tác liên doanh đầu tư. Các thông tin cần tìm hiều như: Khả năng tài chính của đối tác (vốn, tài sản, nhân lưc̣,...); Khả năng ky ̃thuâṭ của đối tác (kinh nghiêṃ thưc̣ hiêṇ, quản lý dư ̣án, đầu tư, xây dưṇg,....) Khả năng quan hê ̣với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý thưc̣ hiêṇ dư ̣án Thi ̣trường và thi ̣phần của đối tác Hiêụ quả hoaṭ đôṇg trong những năm gần nhất - Xem xét và quyết điṇh hình thức liên doanh phù hơp̣. - Công ty cần chuẩn bị tốt phương án kinh doanh hợp tác vì có như vậy thì khi đi mời gọi các công ty khác tham gia liên doanh mới có thể có được sự quan tâm của các nhà đầu tư. - Cần phải chuẩn bị được lượng vốn đối ứng phù hợp với quy mô của liên doanh - Lựa chọn bên đối tác liên doanh phù hợp với yêu cầu của mình để có thể tiên hành liên doanh được hiệu quả.. - Đàm phán các điều khoản về liên doanh một cách chặt chẽ để có thể tránh những xung đột có thể xảy ra trong tranh chấp quyền lợi mà từ đó dẫn đến liên doanh đổ vỡ 3.2.4. Tăng cường sử dụng các khoản tín dụng thương mại đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh Tín dụng thương mại hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán của Công ty. Tuy kênh huy động vốn này rẻ hơn so với một số kênh huy động vốn khác nhưng không nên duy trì với quy mô quá lớn. Để có thể sử Thang Long University Libraty 71 dụng tốt hình thức tín dụng thương mại công ty cần nâng cao uy tín của công ty và tạo mối quan hệ thân thiết với nhà cung cấp và khách hàng:  Đối với nhà cung cấp thì công ty phải thực hiện theo đúng hợp đồng, trả tiền đúng thời hạn, giới thiệu khách hàng cho nhà cung cấp, thuyết phục nhà cung cấp làm nhà phân phối sản phẩm của công ty, hay trả nợ dưới hình thức giao sản phẩm.  Đối với khách hàng: Hoàn thành và giao sản phẩm cho khách hàng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng như cam kết, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp, tạo lòng tin cho khách hàng. Trong thời gian sắp tới, khi công ty đang có rất nhiều dự án xây dựng lớn thì tiềm năng khai thác nguồn vốn này còn rất lớn. Thông qua những biện pháp thích hợp như tạo lập mối quan hệ tốt, xây dựng mối làm ăn lâu dài với bạn hàmg sẽ giúp công ty có thể được mua, bán chịu với giá trị lớn hơn và trong thời gian lâu hơn. Điều đó giúp công ty có thể tạm thời trì hoãn các khoản thanh toán lớn trong thời gian đáng kể do chiếm dụng được dưới hình thức tín dụng thương mại. Đối với công ty, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa, nó còn tạo khả năng mở rộng các qua hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền của công ty với các đối tác làm ăn. Do đó công ty cần triệt để khai thác nguồn vốn nợ này, trên cơ sở cân đối giữ rủi ro và lợi nhuận nhằm phục vụ tốt cho kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. 3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận cao. Đó là tiền đề tích luỹ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau này; tích luỹ vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả cơ chế huy động vốn. Chỉ có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng 72 cách tăng cường, mở rộng nguồn thu, giảm chi phí khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro chủ quan trong kinh doanh thì mới nâng cao lợi nhuận và từ đó là cơ sở để nâng cao khả năng tích luỹ từ chính nội bộ và làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả cơ chế huy động vốn. * Thứ nhất; Có kế hoạch huy động vốn chi tiết - Trước khi bắt tay vào huy động vốn, công ty cần xác định nhu cầu về vốn và lựa chọn kênh huy động vốn thích hợp. Muốn vậy, công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban, bộ phận trong công ty: + Phòng kế toán cần xác định đúng số vốn hiện có của công ty. + Phòng kế hoạch kinh doanh cần xác định sát nhu cầu thực tế của khách hàng để phối hợp với các xí nghiệp sản xuất xác định lượng vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phòng tổ chức hành chính cần có chính sách lao động tiền lương hợp lý để phối hợp với phòng tài chính kế toán xác định nhu cầu về vốn để trả lương cho người lao động. - Từ những kết quả đó, công ty sẽ đưa ra chính sách huy động chính chi tiết: + Trước hết cần xem xét lại thực trạng bức tranh tài chính trong công ty tại thời điểm cần huy động bằng việc tính toán lại các chỉ tiêu theo các phương án huy động khác nhau. Trên cơ sở đó, khẳng định mục tiêu, phương án huy động cụ thể. + Phân tích, nghiên cứu kỹ càng luận chứng kinh tế - kỹ thuật đối với khoản tài chính cần huy động, tính đến các rủi ro liên quan, trong đó, có các rủi ro về mệnh giá, tỷ suất, hối đoái. + Nghiên cứu tỉ mỉ các chủ nguồn tài chính cũng là sự cân nhắc tuyệt đối quan trọng. Nếu đó là Ngân hàng, các tổ chức tài chính có tiềm lực, sức mạnh kinh doanh của họ là một đảm bảo cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp Thang Long University Libraty 73 cần kéo dài thời hạn các khoản nợ. Và xem xét động cơ của họ khi tham gia vào nguồn tài chính của công ty. Đối với các cổ đông thì việc xem xét động cơ, tính trung thành, các động thái, trình độ nhận thức của họ cũng rất có ý nghĩa trong việc làm ổn định và lành mạnh các nguồn tài chính huy động. + Một quyết định huy động các nguồn tài chính luôn là vấn đề sống còn với công ty, do đó, cần tập trung nghiên cứu và khai thác triệt để các biện pháp quản lý khả thi, để có thể hoặc coi đó như một “dự trữ an toàn”, hoặc đó chính là phần nguồn vốn được tính toán khấu trừ trong tổng lượng tài chính cần phải huy động từ các nguồn khác. Điều này càng có ý nghĩa to lớn trong hoàn cảnh hiểm nghèo về tài chính của công ty. - Khi tiến hành huy động vốn, ngoài những hồ sơ hợp lý và những điều kiện cần thiết, công ty cũng cần chuẩn bị phương án dự phòng. Khi huy động vốn, có thể không huy động được số vốn cần thiết, khi đó các kế hoạch kinh doanh có thể bị chậm trễ. Sau khi huy động đủ số vốn cần thiết, công ty phải sử dụng những đồng vốn đúng mục đích theo như kế hoạch, lường trước những rủi ro do yếu tố chủ quan và khách quan. Thực tế, việc dự báo những rủi ro của công ty còn chưa được quan tâm đúng mức và chỉ đưa ra chiếu lệ theo yêu cầu của Ngân hàng và theo luật định. Vì vậy , khi xảy ra sự cố công ty sẽ lúng túng, đưa ra những cách giải quyết vội vã, thiếu chính xác và như thế hậu quả mới thực sự khó lường. - Thông thường, Công ty chỉ tập trung nguồn lực ở kênh huy động vốn mà quên rằng chuẩn bị nguồn lực để quản lý số vốn huy động được cũng quan trọng không kém. Vì vậy, công ty cần xác định nguồn lực có đủ cả về số lượng và năng lực để có thể phát huy hiệu quả của từng đồng vốn. Tránh tình trạng, vừa thiếu, vừa yếu về nghiệp vụ để quản lý số vốn lớn dẫn đến một nghịch lý là vừa thừa lại vừa thiếu vốn. - Công ty có thể lựa chọn các nguồn theo một trong hai chính sách: 74  Chính sách huy động tập trung nguồn: tức là công ty sẽ tập trung vào một hoặc một số ít nguồn. Trong trường hợp này, chi phí có thể giảm song có thể xảy ra các rủi ro sau: + Phá vỡ cơ cấu tài sản dẫn đến làm thay đổi các chỉ số tài chính. + Ảnh hưởng tới lợi tức cổ phần (nếu nguồn huy động là cổ phiếu) hoặc sẽ làm cho công ty lệ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó (nếu là các nguồn vay).  Chính sách huy động phân tán: Công ty sẽ đồng thời huy động từ nhiều nguồn. Trong trường hợp này, chi phí huy động có thể rất lớn nhưng tránh được những rủi ro trên và làm giảm nguy cơ phá sản của công ty. Công ty có thể cân nhắc 2 chính sách trên để có thể tìm ra cấu trúc vốn tối ưu. Để có thể xác định cấu trúc tài chính đạt hiệu quả cao nhất cho công ty đòi hỏi nhà tài chính phải xem xét hàng loạt các yếu tố tác động: Thứ hai; Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Tích cực tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo Công ty, với các tổ đội có hiệu quả. Mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. - Duy trì việc giao nhiệm vụ cho các đội, tổ thể hiện bằng hợp đồng khoán, thống nhất giá cả khi giao việc. Kết thúc công việc thì thanh lý hợp đồng. - Phát động phong trào thi đua, đẩy nhanh tiến độ sản xuất sản phẩm, xây lắp các công trình. - Phải đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. - Tiếp thị để nhận được những gói thầu có quy mô và giá trị lớn để có điều kiện tập trung chỉ đạo, tiết kiệm, giảm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu, loại bỏ lỗ phát sinh và khắc phục lỗ dồn từ những năm trước. Thang Long University Libraty 75 - Chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành để có khả năng tự đảm nhận tổ chức thi công trọn gói các dự án chế tạo thiết bị trọng điểm. - Hoàn thành thi công các công trình, nhà xưởng chính, thiết bị nâng chuyển và một số gói thầu lớn. - Tập chung đối chiếu và thu hồi công nợ cũ còn tồn đọng kéo dài, một số con nợ lâu năm sẽ áp dụng biện pháp xử lý bằng pháp luật. có giải pháp nhượng bán vật tư còn ứ đọng, tồn kho và các tài sản thiết bị không cần dùng để thu hồi vốn. - Quán triệt và thực hành triệt để luật chống tham nhũng và tiết kiệm của Nhà nước. - Duy trì, đôn đốc thực hiện tốt quy chế tài chính của công ty. Tiếp tục áp dụng mô hình hạch toán tập trung, các tổ đội không được trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế. - Tăng cường công tác quản lý chi phí trong công ty, lập kế hoạch chi phí, đề cao ý thức tiết kiệm chi phí. - Tổ chức xắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, tránh chồng chéo. - Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí thông qua định mức, nhất là chi phí sản xuất chung, chi phí tiếp khách hội họp, các chi phí phát sinh phải có hóa đơn chứng từ, thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ, tránh tình trạng tăng khống các khoản chi phí. 3.2.6 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực + Công ty cần bố trí lại lao động quản lý cho phù hợp với năng lực từng người, thông qua phân tích mặt mạnh, mặt yếu của từng người để sắp xếp công việc, đối với từng phòng ban. Điều này là cần thiết vì cơ cấu nhân viên là những người trực tiếp làm việc và cống hiến cho Công ty. Họ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua việc giảm trừ các chi phí sản xuất dở 76 dang, giảm sản phẩm lỗi hỏng, các chi phí nguyên vật liệu tồn kho người lao động quyết định hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty. Do đó, tổ chức nhân sự luôn là giải pháp quan trọng để công ty sử dụng và khai thác vốn có hiệu quả + Nếu công ty có tiến hành đổi mới công nghệ thì nhất thiết phải có kế hoạch nâng cao tay nghề cho người lao động để có thể khai thác tối ưu và sử dụng có hiệu quả các loại máy móc mới. Có như vậy thì lượng vốn đầu tư cho đổi mới có thể mang lại kết quả tốt. + Hoàn thiện cơ chế, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ và cụ thể hoá bằng các văn bản cho tất cả các loại hình hoạt động của Công ty. Từ đó, nghiệp vụ huy động vốn sẽ được thuận tiện và có tính chặt chẽ hơn. Nâng cao chất lượng quản lý thông qua việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO. + Phải xây dựng tiêu chuẩn hoá từng loại cán bộ và quan trọng là quá trịnh thực hiện phải đúng chuẩn đó. Tiêu chuẩn này sẽ được cụ thể hoá và thực hiện nghiêm túc trong việc tuyển dụng, và đào tạo cán bộ của Công ty. + Nâng cao chất lượng ngay từ khâu tuyển dụng để lựa chọn được những ứng viên có thể đáp ứng được các nhu cầu của Công ty: nên chú ý đến các mặc về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, đạo đức, tác phong, khả năng thực tế qua kiểm tra, phỏng vấn chứ không nên chỉ coi trọng giấy tờ bằng cấp. + Công ty nên có chính sách đãi ngộ phù hợp, xây dựng một tập thể đoàn kết, dân chủ, văn minh, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ nhân viên nhưng vẫn đảm bảo phát huy tính độc lập, sáng tạo trong công việc. Chính sách lương phải gắn kết với kết quả và chất lượng công việc của từng cán bộ nhân viên, khuyến khích vật chất tạo động cơ kích thích cán bộ nhân viên hăng say làm việc. Thang Long University Libraty 77 + Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo cán bộ có khả năng tiếp cận thâm nhập thị trường vốn. Nếu có thể chủ động được về cán bộ thì sẽ tiết kiệm được chi phí và nâng cao chất lượng huy động. 3.3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước - Trong bối cảnh thị trường tài chính ở nước ta hiện nay, tín dụng ngân hàng vẫn sẽ là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, để việc huy động theo kênh này hiệu quả hơn cần phải tăng cường huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng kết hợp với nâng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đồng thời, cần phải thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh thông tin về thị trường bất động sản để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của các chủ đầu tư. - Hiện nay, Luật Đất đai chưa quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất thế chấp để thu hồi nợ, chưa có các quy định về căn cứ để xác định giao dịch bất động sản (hợp pháp) để cho vay cũng như những quy định về việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước được giao đất trước đây nay chuyển sang thuêđã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Do đó, cần phải sớm hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung một số quy định trong hệ thống pháp luật về đất đai, bất động sản để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh vào bất động sản. Nhà nước cần soạn thảo và sớm ban hành cơ chế về tín dụng cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS. Đồng thời, thủ tục hành chính liên quan đến việc giao đất, xây dựng quy hoạch v.v ở Việt Nam thực hiện mất từ 2 - 3 năm nên nhiều dự án khâu tiếp cận vấn đề đất đai rất khó khăn và triển khai chậm tiến độ. Nhà nước cần rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về thủ tục hành 78 chính trong đầu tư kinh doanh BĐS theo hướng công khai, minh bạch, giản tiện cho nhà đầu tư và rút ngắn thời gian thực hiện xuống còn từ 3 - 5 tháng như các nước trong khu vực. - Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường vốn hiện nay. Đây là một trong những vấn đề rất hạn chế của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp hiện nay hầu như rất thiếu các thông tin về chính sách phát triển hệ thống các tổ chức tài chính như thông tin về các tổ chức tài chính nước ngoài. Nếu các kênh thông tin được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đa dạng hóa được kênh huy động vốn. - Hệ thống tài chính trong nước cần phát triển mạnh hơn, nhà nước cần để cho hoạt động của các tổ chức tín dụng tự do cạnh tranh hơn. Có như vậy mới đảm bảo lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trong nước thực sự là cạnh tranh. Nhà nước không cần thiết can thiệp quá sâu vào nền kinh tế. Không nên có những chính sách cho vay có chỉ định dẫn đến không còn sức cạnh tranh giữa các ngân hàng, các doanh nghiệp thì ỷ lại, không năng động trong hoạt động tài chính. 3.3.2. Đề xuất với ngành và thành phố Hà Nội Trong bối cảnh hiện nay, thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính, giá nguyên vật liệu dùng cho lĩnh vực xây dựng đang biến động gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. Chính vì vậy, để các Công ty trong ngành xây dựng có thể hoạt động hiệu quả, thì đòi hỏi UBND thành phố cần có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư hỗ trợ phát triển ngành xây dụng và các ngành dịch vụ phụ trợ ngành,.... Mặt khác, Thành phố cần có quy hoạch cụ thể về quỹ đất sử dụng, có nhiều biện pháp hâm nóng, thúc đẩy thị trường bất động sản hoạt động. Thang Long University Libraty 79 UBND Thành phố Hà Nội hàng năm nên công khai rộng rãi, chi tiết tới từng dự án, công trình về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XD có kế hoạch huy động vốn có hiệu quả. UBND Thành phố cũng như UBND huyện cần có biện pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố nói chung và của Huyện nói riêng. Cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy thị trường phát triển bền vững. 80 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Mục tiêu phát triển trong tương lai của Công ty là xây dựng Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc thành một doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh trên nhiều ngành nghề. Chính vì vậy nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng cao. Điều này đặt ra yêu cầu phải có các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Công ty trong thời gian tới ngày càng cấp thiết. Chương 3 của luận văn đã đề xuất những giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng như những kiến nghị, đề xuất với Nhà nước và địa phương. Thang Long University Libraty 81 KẾT LUẬN Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh, thì việc quản lý, huy động vốn và các biện pháp thu hồi vốn ngày càng trở nên quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đăc̣ biêṭ là trong hoaṭ đôṇg kinh doanh bất đôṇg sản thì nhu cầu vốn tương đối lớn. Trong những năm vừa qua, khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước đa ̃ làm cho ngành xây dưṇg nói chung và ngành kinh doanh bất đôṇg sản nói riêng chiụ ảnh hưởng năṇg nề. Nơ ̣xấu ngân hàng liên quan tới kinh doanh bất đôṇg sản tăng cao đa ̃khiến cho bài toán vốn cho bất đôṇg sản đa ̃khó nay càng trở nên khó khăn hơn. Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc được tác giả thực hiện đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa nhữn vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh, huy động vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp. Trong đó, luận văn tập trung vào xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp. Thứ hai, trên cơ sở lý luận chung, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc từ năm 2012 tới năm 2014 nhằm đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế trong công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty. Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Tâm Phúc là môṭ doanh nghiệp còn non trẻ, có quy mô vốn không lớn. Sau 5 năm hoaṭ đôṇg Công ty đa ̃phấn đấu nỗ lưc̣ hết mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nền kinh tế không mấy khởi sắc, đa ̃làm cho hoaṭ đôṇg huy đôṇg vốn của Công ty còn 82 nhiều haṇ chế nhất điṇh. Các hình thức huy đôṇg vốn chủ sở hữu còn chưa đa daṇg, vốn vay chiếm tỷ troṇg nhỏ nên chưa tạo được sự khuếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá thưc̣ traṇg của hiệu quả huy đôṇg vốn cho sản xuất kinh doanh, tác giả đa ̃mạnh dạn đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Tâm Phúc trong giai đoạn từ 2015 – 2018. Các giải pháp đề xuất như đa daṇg hóa phương thức huy đôṇg vốn, tích cưc̣ huy đôṇg vốn bằng cách liên doanh, vốn từ nhà cung cấp, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, khai thác huy động vốn dưới hình thức thuê tài chính,..... Tuy nhiên do điều kiện có hạn, kiến thức thực tế còn hạn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia góp ý của Thầy Cô giáo, cán bộ Công ty và bạn bè để có thêm kiến thức cho bản thân và chuyên đề được hoàn thiện, có ý nghĩa thực tiễn. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS Đồng Xuân Ninh đa ̃giúp tôi hoàn thành luâṇ văn này. Thang Long University Libraty 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Xuân Bá (2007), DNVVN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội; 2. Nguyễn Thế Bính (2012), Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho nhu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 09, tr 21- 25; 3. Nguyễn Thị Hải Bình (2012), Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, Tạp chí Tài chính, Số 572, Tr. 26 – 28; 4. C.Mác (1962), Mác - ăng ghen Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội 5. Nguyễn Thị Cành (2008), Khả năng tiếp cận nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 22+23,Tr.28-33. 6. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình tài chính tiền tệ - Học viện Tài chính, NXB Tài chính 7. Nguyễn Thị Hiền (2011), Nâng cao khả năng tài trợ vốn ngân hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 16, Tr.46 – 51; 8. Nguyễn Văn Hưng (2011), Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 345, Tr. 17 – 22; 9. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2009) “Tài chính doanh nghiệp”, Đại học Kinh tế Quốc dân. 10. Đoàn Minh Lễ (2011), Cho thuê tài chính một kênh đầu tư vốn có hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Ngân hàng, Số24, Tr.28 – 31; 11. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 340, Tr.21 – 24; 84 12. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012), Trái phiếu liên kết: Kênh huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc, Tạp chí Tài chính, Số 572, Tr. 62 – 65; 13. Nguyễn Hà Phương (2012), Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Kinh nghiệm của Nhật Bản, Mexico và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 13, Tr. 41 – 46; 14. Vương Đức Hoàng Quân (2010), Hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Số 554, Tr.22 – 25; 15. Nguyễn Chí Thành (2009), Những rào cản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 41, Tr.28- 34; 16. Phạm Hùng Thắng (2011), Để nâng cao hiệu quả bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 340, Tr.25 – 27 17. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội Thang Long University Libraty 85 PHỤ LỤC Phân tích Dupont với chỉ tiêu ROE của Công ty Năm 2012: ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x 1 Doanh thu Vốn kinh doanh 1 – Hệ số nợ ROE = 179,08 x 31.922 x 1 31.922 27.858 1 – 39,1% 1,06% = 0,56% x 1,146 x 1,64 Năm 2013: ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x 1 Doanh thu Vốn kinh doanh 1 – Hệ số nợ ROE = 219,9 x 30.916 x 1 30.916 31.077 1 – 45% 1,29% =0,71 % x 0,9948 x 1,82 Năm 2013: ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x 1 Doanh thu Vốn kinh doanh 1 – Hệ số nợ ROE = 406,35 x 45.098 x 1 45.098 38.428 1 – 47% 2,00% =0,9 % x 1,17 x 1,8868

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf32_6197_351.pdf
Luận văn liên quan