Luận văn Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tại thị xã Sơn Tây

1. Kết luận 1.1. Thị xã Sơn Tây nằm cách trung tâm hà nội 42 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 32 với tổng diện tích tự nhiên là 113,46km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng trên địa bàn. Trong những năm vừa qua, đảng bộ Thị xã đã tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã đã dần khang trang, sạch đẹp, hướng phát triển tương lai là đô thị loại II, thành phố du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì trên địa bàn Thị xã nhiều dự án được đầu tư xây dựng trong đó có 02 dự án lớn mà đề tài quan tâm nghiên cứu là: Dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C và dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn. 1.2. Thực trạng công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Sơn Tây thông qua 02 dự án: - Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: + Nhìn chung 02 dự án đã bám sát những chủ trương về chế độ chính sách của Nhà nước, kết quả thực hiện 2 dự án trên là khá tốt, đáp ứng được tiến độ, kế hoạch đề ra khi triển khai dự án.

pdf119 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tại thị xã Sơn Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết định 108/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội (Thực hiện Luật cư trú 2006; Điều 4, Khoản 2 Điều 14, Điều 34 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 84/2007/NĐ-CP; khoản 4 phần 1 Thông tư số 116/2004/TT-BTC). - Hình thức tái định cư: Giao đất có thu tiền sử dụng đất - Địa điểm bố trí tái định cư: + Dự án 1: Khu Tái định cư Trung Hưng và khu tái định cư Rộc Ấp - xã Đường Lâm + Dự án 2: Khu tái định cư Đồng Dinh, Cây gạo và Khu tái định cư Đồng Láng, Xuân Khanh * Chính sách tái định cư đối với dự án 1: Ngoài việc thực hiện theo Quy định tại Quyết định số 108/QĐ-UBND còn thực hiện theo Văn bản số 5056/UBND-TNMT ngày 15/7/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc bổ sung chính sách hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C, cụ thể: - Về địa điểm giao đất tái đinh cư: do khu tái định cư Rộc Ấp xã Đường Lâm chưa hoàn thành công tác GPMB và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, để đảm bảo tiến độ của dự án Cầu Vĩnh Thịnh; UBND Thành phố đã cho phép UBND thị xã Sơn Tây được sử dụng quỹ đất TĐC còn trống tại khu TĐC Trung Hưng để giao đất TĐC cho các hộ. - Về đối tượng được xét giao đất TĐC đặc thù: Ngoài các trường hợp đủ điều kiện được giao TĐC theo quy định, UBND Thành phố đã cho phép UBND thị xã Sơn Tây được xét giao đất TĐC cho các hộ bị thu hồi toàn bộ diện tích đất ở đủ điều kiện được bồi thường theo giá đất ở nhưng không ăn ở thường xuyên, không phải di chuyển chỗ ở do các lý do khách quan như (các hộ dân được giao đất giãn dân để giải quyết khó khăn về đất ở nhưng chưa Thang Long University Libraty 78 kịp xây nhà để ăn ở thường xuyên vì Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, một số hộ đã được cấp giấy phép xây dựng nhưng do nằm trong Quy hoạch xây dựng Cầu Vĩnh Thịnh nên các hộ không xây dựng được nhà ở). - Về diện tích giao đất tái định cư: + Trường hợp có sự chênh lệch giữa diện tích đất bị thu hồi để xét TĐC của người bị thu hồi đất và diện tích 01 lô đã phân theo quy hoạch (70m2) mà sự chênh lệch này nhỏ hơn diện tích một suất tái định cư tối thiểu (40m2) thì giao 01 lô đất TĐC đã phân theo quy hoạch. + Trường hợp có sự chênh lệch giữa diện tích đất bị thu hồi để xét TĐC của người bị thu hồi đất và diện tích 01 lô đã phân theo quy hoạch (70m2) mà sự chênh lệch này lớn hơn diện tích một suất tái định cư tối thiểu (40m2) thì giao 02 lô đất TĐC đã phân theo quy hoạch. - Về giá thu tiền sử dụng đất TĐC: + Phần diện tích giao đất TĐC bằng diện tích đất ở bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở tối đa tại địa phương, phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Bảng giá do UBND Thành phố ban hành; + Phần diện tích chênh lệch vượt giữa diện tích đất được giao TĐC thực tế và diện tích đất ở bị thu hồi phải nộp theo giá tiền sử dụng đất quy định tại Bảng giá do UBND Thành phố ban hành nhân với hệ số điều chỉnh K =1,2. + Phần diện tích chênh lệch vượt giũa diện tích được giao TĐC thực tế và diện tích đất ở bị thu hồi phải nộp theo giá sàn đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Trung Hưng đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2928/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 khi phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Trung Hưng. - Về chính sách hỗ trợ bổ sung: Trường hợp diện tích giao đất TĐC nhỏ hơn diện tích đất ở bị thu hồi thì được hỗ trợ bổ sung 20% giá đất ở tại vị trí 79 thu hồi đối với phần diện tích chênh lệch thiếu giữa diện tích giao đất tái định cư với diện tích đất ở bị thu hồi. * Chính sách tái định cư đối với dự án 2 thực hiện theo Văn bản số 7460/UBND-TNMT ngày 27/9/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc chính sách giao đất TĐC dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn, cụ thể: 1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất bị thu hồi dưới 120m2 đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ theo giá đất ở thì được giao bằng hạn mức giao đất ở tối thiểu theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 19/2012/QĐ- UBND ngày 08/8/2012 (xã Xuân Sơn là xã trung du có hạn mức giao đất tối thiểu là 120m2). Phần diện tích chênh lệch vượt giữa diện tích giao đất tái định cư với diện tích đất ở bị thu hồi, các hộ phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định nhân hệ số điều chỉnh K =1,2. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất bị thu hồi từ 120m2 - 240m2 đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ theo giá đất ở thì được giao đất tái định cư theo diện tích đất bị thu hồi nhưng tối đa không quá 200m2/hộ. Phần diện tích chênh lệch vượt giữa diện tích giao đất tái định cư với diện tích đất ở bị thu hồi, các hộ phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định nhân hệ số điều chỉnh K =1,2. Phần diện tích chênh lệch thiếu giữa diện tích giao đất tái định cư với diện tích đất ở bị thu hồi, các hộ được hỗ trợ thêm 20% giá bồi thường về đất ở tại vị trí thu hồi. 3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất bị thu hồi từ 240m2 - 300m2 đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ theo giá đất ở thì được giao đất tái định cư theo diện tích đất bị thu hồi nhưng tối đa không quá 300m2/hộ. Thang Long University Libraty 80 Phần diện tích chênh lệch vượt giữa diện tích giao đất tái định cư với diện tích đất ở bị thu hồi, các hộ phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định nhân hệ số điều chỉnh K =1,2. - Về giá thu tiền sử dụng đất TĐC: Thực hiện theo Quyết định số 3645/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư để thực hiện dự án thì giá đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân đủ điều kiện được bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500m), bãi rác Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, tại khu tái định cư Đồng Dinh, Cây gạo và Đồng Láng là: 1.251.000đồng/m2. 2.4.4.6. Kết quả đạt được, tồn tại vướng mắc của 2 dự án nghiên cứu a. Dự án 1: Đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C, đoạn tuyến qua địa bàn xã Đường Lâm - thị xã Sơn Tây. Đợt 1: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 1117/QĐ-UBND này 22/8/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 157 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 33.614,5m2 (đất ở: 574,8m2, đất nông nghiệp: 33.039,7m2) với tổng kinh phí GPMB là: 23.561.055.847đồng. Đợt 2: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 1151/QĐ-UBND này 26/8/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 28 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 7.274,4m2 (đất ở: 1.188,4m2, đất nông nghiệp: 6.086m2) với tổng kinh phí GPMB là: 8.115.151.708đồng. Đợt 3: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 1604/QĐ-UBND này 10/10/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 40 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 4.158,9m2 81 (đất ở: 2.850,5m2, đất nông nghiệp: 1.308,4m2) với tổng kinh phí GPMB là: 14.763.501.656đồng. Đợt 4: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 2032/QĐ-UBND này 21/11/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 36 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức có đất bị thu hồi (02 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân và 34 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp công ích của UBND xã quản lý giao thầu cho các hộ) với tổng diện tích đất thu hồi là 14.269,15m2 (đất nông nghiệp: 12.116,65m2; đất đường giao thông, mương thủy lợi nội đồng: 2.152,5m2) với tổng kinh phí GPMB là: 1.811.612.200đồng. Đợt 5: Thực hiện Quyết định số 4294/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng Cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C, ngày 17/10/2012 UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 977/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh phương án BT, HT GPMB cho các hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất ở với tổng kinh phí điều chỉnh tăng là 3.578.135.800đồng. Đợt 6: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 1005/QĐ-UBND này 22/10/2012 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 01 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 865,8m2 (đất ở: 230m2, đất nông nghiệp: 635,8m2) với tổng kinh phí GPMB là: 1.415.121.902đồng. Kết quả, sau thời gian vận động, thuyết phục của Lãnh đạo UBND Thị xã và các ban ngành, đoàn thể cùng với các chính sách ưu đãi đặc thù của UBND Thành phố thì toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án Thăng Long (đơn vị thi công) triển khai xây dựng và hoàn thành tiến độ sớm. Thang Long University Libraty 82 - Về công tác bố trí tái định cư: UBND Thành phố đã ban hành một số chính sách đặc thù về việc xem xét bố trí tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất ở vị trí 1 ven Quốc lộ 32 đoạn qua địa bàn xã Đường Lâm nhưng không đủ điều kiện giao đất TĐC theo quy định nên tổng số hộ được bố trí tái định cư của dự án là 30 hộ. b. Dự án 2: Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây. Đợt 1: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 1414/QĐ-UBND này 24/9/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 47 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 92.682,5m2 (đất ở: 4.580m2, đất nông nghiệp: 88.102,5m2) với tổng kinh phí GPMB là: 55.763.515.520 đồng. Đợt 2: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 1703/QĐ-UBND này 24/10/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 38 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 83.301,4m2 (đất ở: 2.540m2, đất nông nghiệp: 80.761,4m2) với tổng kinh phí GPMB là: 46.303.496.244đồng. Đợt 3: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 1887/QĐ-UBND này 04/11/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 23 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 63.195,4m2 (đất ở: 2.530m2, đất nông nghiệp: 60.665,4m2) với tổng kinh phí GPMB là: 37.619.792.871đồng. Đợt 4: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 1986/QĐ-UBND này 16/11/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 54 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 158.777,4m2 (đất ở: 3.987m2, đất nông nghiệp: 154.790,4m2) với tổng kinh phí GPMB là: 48.579.865.461đồng. 83 Đợt 5: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 2044/QĐ-UBND này 23/11/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 22 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 105.509,6m2 (đất ở: 4.708,9m2, đất nông nghiệp: 89.543m2, đất lâm nghiệp PAM: 11.257,7m2) với tổng kinh phí GPMB là: 41.272.531.960đồng. Đợt 6: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 2094/QĐ-UBND này 02/12/2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 18 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 108.699,4m2 (đất ở: 2.130m2, đất nông nghiệp: 65.509,5m2, đất lâm nghiệp PAM: 41.059,9m2) với tổng kinh phí GPMB là: 38.533.647.801đồng. Đợt 7: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 06/QĐ-UBND này 06/01/2012 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 10 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 81.218,9m2 (đất ở: 1.820m2, đất nông nghiệp: 77.097,7m2, đất lâm nghiệp PAM: 2.301,2m2) với tổng kinh phí GPMB là: 33.642.008.894đồng. Đợt 8: UBND Thị xã đã ban hành quyết định số 397/QĐ-UBND này 13/6/2012 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 05 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi với tổng diện tích đất thu hồi là 10.711,2m2 (đất ở: 520m2, đất nông nghiệp: 10.191,2m2) với tổng kinh phí GPMB là: 7.811.785.577đồng. Tính đến nay còn 17/214 hộ gia đình, cá nhân chưa đồng ý nhận tiền BT, HT GPMB với tổng kinh phí BT, HT là 25.868.723.329đồng, lý do chủ yếu là các hộ chưa đồng ý với việc xác định loại đất bị thu hồi và quyết định thu hồi đất và phương án BT, HT GPMB của UBND Thị xã. - Về công tác giao đất tái định cư: UBND thị xã đã phê duyệt phương án bố trí tái định cư và giao đất cho 73/87 hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện bố trí tái định cư tại 02 khu TĐC Đồng Dinh, Cây gạo và khu TĐC Đồng Thang Long University Libraty 84 Láng, Xuân Khanh. Đa phần các hộ đã xây dựng nhà để ở tại 02 khu tái định cư. Còn 14 hộ chưa lập phương án bố trí TĐC do các hộ chưa đồng ý nhận tiền BT, HT GPMB và cam kết bàn giao mặt bằng. - Những vướng mắc về chính sách: Ban BTGPMB đã tham mưu UBND Thị xã trình Thành phố xem xét tháo gỡ đối với 17 trường hợp các hộ sử dụng đất của Viện Điều Dưỡng A Trung ương (trước đây) từ những năm 1976, được Tổng công ty xây dựng Sông Đà thanh lý nhà năm 1999. Nay vận dụng chính sách BT, HT theo Điều 23, Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội thì các hộ chưa đồng ý và một số hộ đã có đơn khiếu nại ra Tòa án nhân dân Thị xã. Một số hộ bị thu hồi đất ở nhưng trên đất không có nhà ở, không ăn ở thường xuyên, ổn định tại nơi thu hồi đất nên không đủ điều kiện được bố trí tái định cư nhưng các hộ vẫn có đơn đề nghị được xem xét giao đất TĐC. 2.4.5. Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Do Thành phố không còn quỹ đất nông nghiệp dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền, việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân. Thực tế cho thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp tỷ lệ thất nghiệp của người dân có đất bị thu hồi tăng, số người làm nông nghiệp giảm, người dân chuyển sang buôn bán nhỏ, lẻ hoặc tìm được việc làm mới nhưng bấp bênh không ổn định. Có thể nói chính sách thu hồi đất - bồi thường GPMB - đào tạo - chuyển 85 nghề - tái định cư - tái thu nhập của chúng ta chưa thực sự đồng bộ để ổn định cuộc sống của người dân bị thu hồi đất. Hiện nay chúng ta mới quan tâm nhiều, ưu tiên cho vấn đề giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất một cách nhanh chóng để thu hút đầu tư, còn xem nhẹ vấn đề đáng ra phải đi trước một bước là đào tạo, chuyển nghề, tạo công ăn việc làm, tái định cư. Đặc biệt giải quyết vấn đề việc làm cho người nông dân bị mất đất. 2.4.6. Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng 2.4.6.1. Một số thành công - Thực hiện các ý kiến chỉ đạo, điều hành sâu sát của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã, Hội đồng BT, HT&TĐC đã chỉ đạo trực tiếp Ban Bồi thường GPMB và các phòng, ban theo từng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, tích cực chủ động, phối hợp với UBND các xã, phường triển khai quyết liệt, đồng bộ có hiệu quả nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB các dự án đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, UBND các xã, phường đã có nhiều nỗ lực, tập trung tích cực trong việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án, nhất là tại các dự án trọng điểm của Thị xã. - Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ từ Thành phố nên các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của Thị xã đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để người dân nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy đại đa số nhân dân thông hiểu chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế. Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan Thang Long University Libraty 86 chuyên môn tham mưu kịp thời. Do đó trong quá trình lập phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của Pháp luật. Công khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ và bàn giao bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư được kịp thời. - Đây là 2 dự án lớn trọng điểm có tầm quan trọng trong quá trình CNH- HĐH, góp phàn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã thực hiện đúng theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ. Bên cạnh đó UBND thành phố Hà Nội và UBND Thị xã Sơn Tây đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn Thị xã. Các văn bản được ban hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát với thực tế nên đã tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về GPMB của thành phố cũng như của Thị xã. - Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho thấy: Quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai. Sự đồng bộ, thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện về nhiệm vụ giải phóng mặt bằng của cả hệ thống chính trị, cùng với sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đã tạo ra nhận thức đúng đắn và đồng thuận của cả xã hội, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Tuân thủ nguyên tắc trong quá trình giải phóng mặt bằng là: công khai - dân chủ - công bằng - đúng pháp luật. Thực hiện tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính, kết hợp với các 87 biện pháp kinh tế, hành chính, pháp luật. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB, là đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ giải phóng mặt bằng. 2.4.6.2. Một số hạn chế Bên cạnh những thành công đã đạt được thì trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây cũng còn những hạn chế như: - Khối lượng thực hiện dự án giải phóng mặt bằng của 2 Dự án lớn, thời gian giải phóng mặt bằng gấp. Là 2 dự án lớn nên phải triển khai trong nhiều năm chịu chi phối của các chính sách khác nhau mà xu hướng ngày càng có lợi cho người dân: chênh lệch giá cả bồi thường, lợi ích kinh tế đã gây nên bức xúc, mâu thuẫn giữa người chấp hành giải phóng mặt bằng trước với người chấp hành sau. Chính sách và pháp luật của Nhà nước đang hoàn thiện theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhiều Nghị định và văn bản hướng dẫn về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới ra đời đã phải sửa đổi, như Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP Nhìn chung cơ chế chính sách của Nhà nước ban hành vừa chậm, vừa thiếu đồng bộ, vì vậy quá trình thực hiện công tác GPMB gặp không ít khó khăn, trong đó đặc biệt là việc xác định giá đất thị trường trong điều bình thường. - Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến Thang Long University Libraty 88 độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án. - Sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức chính sách và tổ chức thực hiện về công tác GPMB. Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB, Hội đồng bồi thường còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Công tác quản lý đất đai của ngành chức năng và chính quyền địa phương có mặt chưa chặt chẽ, dẫn đến việc đo đạc số diện tích đất thực tế chưa khớp so với diện tích ghi trong Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số hộ, có sự chênh lệch, việc xác định loại đất để áp giá đền bù chưa đúng; Công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường của tổ công tác tuy được tập trung thực hiện các bước theo qui trình, nhưng quá trình thực hiện đã thể hiện tính chủ quan, thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc đo đạc, ghi chép có trường hợp nhầm lẫn, bỏ sót, thiếu chính xác. - Thời gian từ lúc tiến hành kiểm kê, đo đạc, áp giá bồi thường đến khi giao Quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường cho các hộ dân khá dài (khoảng từ vài tháng đến 01 năm); do vậy, mức giá áp dụng ở thời điểm kiểm kê so với thời điểm giao Quyết định có sự chênh lệnh, từ đó dẫn đến khiếu nại. - Việc bố trí xây dựng khu tái định cư chưa thực hiện đồng bộ dẫn đến khi phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ chưa phê duyệt được phương án bố trí tái định cư. - Khi nghe thông tin, dư luận qui hoạch đối với khu đất xây dựng công trình thì giá đất tại thời điểm trước khi có qui hoạch và khi ngành chức năng tiến hành qui hoạch sẽ có mức chênh lệch rất lớn, thậm chí giá tăng đột biến, 89 gây ra rất nhiều khó khăn khi tiến hành áp giá, bồi thường, đồng thời sẽ phát sinh nhiều khiếu nại. - Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người bị thu hồi đất nâng nghiệp chưa được thực hiện, mặc dù khi triển khai để phê duyệt phương án người dân cũng đã đăng ký nhu cầu học. Mặt khác, chi phí để hỗ trợ chuyển đổi nghề còn thấp chỉ đủ cho người lao động tham gia khóa đào tạo ngắn hạn với những ngành nghề đơn giản, khó có thể hình thành một nghề có thể thay thế nghề nông vốn gắn bó với họ từ nhiều năm. Cũng vì thế mà số lao động đã qua đào tạo nghề thấp, thường làm công việc đơn giản, nguồn thu nhập thấp và không ổn định. Với thực trạng ở nhiều địa phương, khi quy hoạch đất nông nghiệp thu hồi chưa gắn với quy hoạch tái định cư, chưa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động; giữa các ngành chưa có sự phối hợp chặt chế trong quy hoạch nên rất nhiều nơi chưa có phương án chuẩn bị trước để giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp nên số người bị thu hồi đất nông nghiệp thất nghiệp vẫn cao. Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa thực sự hiệu quả, khả năng thu hút lao động vào các dự án còn thấp. Mặc dù các địa phương yêu cầu các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi ưu tiên tuyển lao động tại chỗ, nhưng các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các nhành công nghệ, kỹ thuật cao nên việc thu hất lao động tại chỗ là rất ít. Trong các nguyên nhân hạn chế trên trên, nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận nhân dân nhận thức và hiểu chưa đúng các qui định liên quan đến vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nên có những yêu cầu, đòi hỏi thiếu căn cứ; một số hộ dân chưa thật sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến để cùng với Tổ công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi Thang Long University Libraty 90 thường và tái định cư của Dự án thực hiện tốt việc kiểm kê, tính toán áp giá cho chính xác ngay từ đầu, thậm chí đến khi đã có dự thảo Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết tại Uỷ ban nhân dân xã và trong cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của các hộ dân mà cũng thiếu quan tâm đóng góp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, đến khi nhận được quyết định phê duyệt phương án bồi thường, quyết định thu hồi đất các hộ dân mới phát sinh đơn khiếu nại. */ Về đối tượng và điều kiện được bồi thường Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại. */ Về mức bồi thường thiệt hại - Đối với ở: Mức giá quy định trong khung giá của thành phố còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB. - Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất hiện nay cho các dự án tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, không có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Đa phần các địa phương không còn quỹ đất nông nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi. Vì vậy quá trình bồi thường GPMB cũng gặp rất nhiều khó khăn. - Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: Giá bồi thường thiệt hại đối với các tài sản trên đất là giá tương ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu hồi đến đâu thì được bồi thường đến đó và được bồi thường hoàn toàn theo giá trị xây mới. - Mâu thuẫn về lợi ích trong giải phóng mặt bằng với các lợi ích khác là 91 gay gắt bởi người dân trong diện giải phóng mặt bằng muốn giá đất cao trong khi đó giá đất được ban hành phải đáp ứng nhiều mục đích và lợi ích: người sử dụng đất, môi trường đầu tư Do đó mâu thuẫn này luôn là vấn đề thực tại, bức xúc khó cân bằng. */ Các chính sách hỗ trợ và tái định cư Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, các cấp, các ngành, đoàn thể có lúc còn chưa triển khai sâu, rộng và triệt để, thường xuyên và liên tục để tạo nhận thức đúng đắn về các mặt: quy hoạch dài, trung, ngắn hạn, mốc giới, chỉ giới của từng dự án; cơ chế GPMB theo quy hoạch, hai bên đường tạo cảnh quan đô thị để tạo nguồn về quỹ đất, về tài chính phục vụ tái đầu tư cũng như công bằng giữa người phải di chuyển với người được ra mặt phố; cơ chế chính sách, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức, của nhân dân trong quá trình GPMB, cũng như vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho quần chúng noi theo. Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống và TĐC của người dân bị thu hồi đất. Thực hiện nguyên tắc: dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật có nơi, có lúc, có dự án còn thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất. Nhiều dự án đầu tư không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho người dân phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của người dân luôn gặp nhiều khó khăn. Đối với đất ở đô thị yếu tố giá đất bồi thường thiệt hại là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khiếu nại của công dân trong việc chấp hành phương án bồi thường GPMB từ đó làm chậm tiến độ triển khai các công trình dự án, còn đối với đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của nông dân khi bị thu hồi đất với quy Thang Long University Libraty 92 mô lớn, người dân sẽ có rất nhiều những bức xúc như: Họ sẽ sống bằng gì, tương lai con cháu họ sẽ sống ra sao khi mà đất nông nghiệp - nguồn thu nhập chính nay không còn nữa. Bên cạnh đó các dự án thường có hình thức hỗ trợ, thông qua hỗ trợ một khoản tiền nhất định, khoản tiền này phát huy tác dụng khác nhau. Đối với người năng động thì nó phát huy tác dụng thông qua sự đầu tư sinh lợi, còn với những người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó dẫn đến thất nghiệp. Đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình họ mà còn làm ảnh hưởng tới cả cộng đồng xã hội. Do vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất dành cho đầu tư các dự án là trách nhiệm của Nhà nước và của chủ đầu tư. Về cải cách hành chính: Sự phối hợp của các cấp, ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu chuyên sâu dẫn đến kết quả chưa cao trong thực hiện GPMB; cơ chế phân cấp trách nhiệm nhiều mặt còn chưa rõ và chồng chéo về vai trò, chức năng nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính còn phức tạp. Bên cạnh đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường. Cụ thể là người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB. 93 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Phương hướng Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, cần thực hiện tốt các mặt như: - Xây dựng dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai; hoàn thiện, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả; khuyến khích đầu tư vào đất từ nhiều nguồn vốn; - Phát triển thị trường nhà - đất; tăng cường sự kiểm soát, chế tài đối với các hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặc biệt là nguồn gốc tài sản và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. 3.1.2 Quan điểm - Xác định quỹ đất là tài sản quốc gia, là tài sản quý hiếm và không thể để hoang hoá hay khai thác một cách kém hiệu quả; - Thực hiện bồi thường phải đảm bảo: công bằng, công khai, thoả đáng; - Tiến tới bồi thường theo giá thị trường; - Cần thực hiện chính sách bồi thường nhất quán cho các đối tượng khác nhau; đặc biệt là các đối tượng thuộc các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, huyện. Thang Long University Libraty 94 - Tăng cường phân cấp cho địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường; phát huy vai trò, trách nhiệm của địa phương các cấp. 3.2. ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY 3.2.1. Giải pháp chung 3.2.1.1. Chính sách bồi thường thiệt hại về đất Nghiên cứu một cơ chế xác định và điều chỉnh giá đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp, đảm bảo kịp thời đúng nguyên tắc đơn giá bồi thường, hỗ trợ, đảm bảo tính hợp lý, công bằng và sát với thị trường, phù hợp với khung giá đất của Chính phủ. Điều chỉnh bổ sung để hoàn thiện đơn giá bồi thường, hỗ trợ về cây trồng, hoa màu, vật kiến trúc theo nguyên tắc đầy đủ về danh mục, đơn giá, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân được bồi thường, hỗ trợ có tính đến yếu tố giá cả thị trường biến động. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần phải chỉ đạo xâu sát hơn các phòng ban, đơn vị chuyển môn triển khai, tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội. Thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường làm sao đảm bảo kết hợp hài hoà về lợi ích cho người dân giữa quyền - nghĩa vụ của người sử dụng đất, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản, việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo các định hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai bồi thường 95 GPMB, việc quản lý thị trường bất động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là xác định được chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự. 3.2.1.2. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi - Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường. Nhà, công trình xây dựng trên đất chịu tác động của đơn giá xây dựng mới, đơn giá xây dựng chịu tác động của các biến động thị trường về giá nguyên vật liệu, nhân công, Việc xây dựng đơn giá xây dựng trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng cõ phần nào đáp ứng được biến động giá cả thị trường. - Đối với cây trồng thì hàng năm hoặc từng vụ, căn cứ vào tình hình biến động giá nông sản, thực phẩm mà điều chỉnh đơn giá bồi thường về cây trồng cho kịp thời. Về cơ bản chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người dân khi bị thu hồi đất chấp nhận. Kết quả cho thấy các ý kiến thắc mắc của người dân cho rằng giá bồi thường vẫn còn thấp so với giá thị thường tại thời điểm thu hồi đất. Vì vậy cần phải sớm hoàn thiện hơn công tác định giá tài sản trên đất. 3.2.1.3.Về chính sách tái định cư UBND Thành phố nên xem xét, điều chỉnh quy định về chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi hết diện tích đất ở đối với các hộ gia đình được Nhà nước cấp đất nhưng chưa làm nhà hoặc những hộ gia đình bị thu hồi diện tích đất ở lơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân, tạo sự ủng hộ, chấp hành tốt việc bàn giao đất cho Nhà nước. Khuyến khích các hộ dân nhận tiền bồi thường về đất, nhận các khoản Thang Long University Libraty 96 hỗ trợ có thể tự lo chỗ ở, sau đó tự mua nhà, đất, để hạn chế việc bố trí tái định cư bằng đất, đẩy mạnh việc xây dựng các khu trung cư cao tầng để bố trí tái định cư, tiến tới việc bố trí bằng đất đối với khu vực ngoài đô thị. Đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở được tái định cư phải gắn với tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng: + Đối với các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì việc bố trí tái định cư được gắn với giao đất làm mặt bằng sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp + Đối với các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp thì việc tái định cư phải gắn với việc làm từ sản xuất, dich vụ phi nông nghiệp, trường hợp đặc biệt không có điều kiện để tái định cư gắn với tạo việc làm từ sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp thì các hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. 3.2.1.4. Minh bạch trong quy hoạch đô thị: Việc công khai quy hoạch là điều hết sức cần thiết, đặc biệt đối với các dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sinh hoạt của nhân dân; cần xem trọng ý kiến người dân trong khu vực chỉnh trang, quy hoạch. Với tầm nhìn quy hoạch, chỉnh trang đô thị với mục tiêu trong sáng, minh bạch thì chắc chắn những cư dân của bất cứ địa phương nào cũng sẽ ủng hộ và sẵn sàng cùng với Nhà nước thực hiện các dự án. - Xây dựng một mạng lưới cung cấp thông tin về quy hoạch: Việc xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin về quy hoạch giúp người dân chủ động thực hiện các quyền làm chủ về đất đai, tài sản của mình, kèm theo đó nhân dân giám sát, phát hiện những hành vi tiêu cực. - Sau khi có quy hoạch sử dụng đất tổng thể và chi tiết thì cần phải có công khai kế hoạch sử dụng đất theo thời gian để người dân yên tâm sử dụng, 97 canh tác (đặc biệt với đất nông nghiệp), tránh tình trạng người dân hoang mang, bỏ hoang đất chờ thu hồi gây thiệt hại và lãng phí trong sử dụng đất. 3.2.1.5. Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống Không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Để ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân phải di chuyển là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại. Vì vậy cần có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như: - Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư. - Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Người dân có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của họ. - Các địa phương cần phải có những giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với các hộ trong diện thu hồi, giải tỏa nhằm vận động họ, tạo công ăn việc làm và hướng cho họ cách sử dụng đồng tiền bồi thường nhận được thành đồng vốn hữu ích. - Những chính sách hỗ trợ khác cần được phát huy như: cho vay vốn kinh doanh, hỗ trợ học sinh, sinh viên là con em của các hộ bị thu hồi giải tỏa về học phí cũng như các chính sách khuyến khích, động viên khác. 3.2.1.6. Hỗ trợ đào tạo việc làm Hiện nay, chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm chưa phù hợp với thực tế. Thang Long University Libraty 98 Nhà nước cần mở trường để đào tạo nghề cho người mất đất có nhu cầu học nghề, mặt khác cần liên kết đào tạo với các doanh nghiệp để khi học nghề xong thì người học nghề có thể tìm được việc luôn. Nếu tay nghề chưa đáp ứng được với yêu cầu của công việc thì có thể tạo điều kiện cho người lao động vưa làm vừa học và được bố trí việc làm đúng với chuyên ngành mà được đào tạo vì trên thực tế những nghề học trong trường thông thường không phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. 3.2.2 Giải pháp hỗ trợ 3.2.2.1 Quản lý Nhà nước + Cần nghiên cứu để ban hành một cơ chế, chính sách đặc thù trong bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt phải mềm dẻo, linh hoạt để các địa phương từ đó vận dụng để giải quyết kịp thời các vướng mắc. Vì thực tế công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng xảy ra ở từng địa phương mà mỗi địa phương thì có thể có những yếu tố văn hóa, xã hội, tập tục riêng nên việc áp dụng cái chung ở đây sẽ gây nhiều khó khăn trở ngại. + Thực hiện thống nhất một cơ quan phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đối với từng dự án cụ thể, tránh tình trạng cùng một dự án bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng mỗi địa phương trong tỉnh hoặc 2 tỉnh tiếp giáp nhau có những cách áp dụng chính sách khác nhau, tạo sự không thống nhất, không đồng đều giữa các hộ dân bị thu hồi, giải toả. + Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về quản lý đất đai, đặc biệt chính quyền địa phương cần chỉnh đốn, đẩy mạnh quản lý về tài chính đất đai đặc biệt là việc kiểm soát chuyển nhượng và thu thuế thu nhập, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thực tế; đẩy mạnh quản lý các nguồn thu, chi qua tài khoản, đánh thuế sở hữu tài sản, đặc biệt tài sản được hình thành từ những nguồn tiền không có nguồn gốc rõ rệt và cần thực hiện nghiêm các chế tài đối với các hành vi không trung thực trong chuyển quyền sử dụng đất. 99 Việc tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đưa vào quản lý một cách thống nhất và khoa học cũng cần được tiến hành song song. 3.2.2.2 Quản lý của chính quyền địa phương - Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã, các ngành đoàn thể cần quan tâm hơn trong việc thống nhất chỉ đạo công tác bồi thường GPMB, đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện của cấp xã, phường và thôn vì đây là lực lượng gần gũi bám sát nhất đối với các đối tượng được BT, HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. - Kiên trì vận động thuyết phục nhân dân hiểu chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của doanh nghiệp đối với các hộ dân trong công tác bồi thường GPMB là cần thiết, đặc biệt là việc quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với những đối tượng đã bồi thường thoả đáng, đúng chính sách và thuyết phục nhiều lần mà không được thì cũng phải có biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật (có thể dùng biện pháp cưỡng chế để thực hiện). - Công tác BT, HT&TĐC luôn là vấn đề nhạy cảm, phức tạp liên quan trực tiếp đến quyền lợi người dân, nhà đầu tư và Nhà nước. Vì vậy khi trực tiếp, tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật cần phải được cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với nhân dân thì phải thực hiện cho bằng được, để tạo niềm tin sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Muốn thực hiện được việc này thuận lợi thì khâu chuẩn bị phải luôn được cụ thể, chu đáo và công phu. - Phát huy vai trò của cán bộ, Đảng viên trong các chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng nhằm tăng hiệu quả của công tác BT, HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ, Đảng viên đoàn kết, thống nhất, có trách nhiệm nhiệt tình, năng lực tốt thì nơi đó việc triển khai thực Thang Long University Libraty 100 hiện công tác BT, HT&TĐC đạt kết quả rất cao. - Quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc giải quyết lao động việc làm, xây dựng hạ tầng, khu đô thị - dịch vụ, vệ sinh môi trường, kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng, công trình phúc lợi ở các xã (phường) nơi phải thu hồi nhiều đất. 101 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Thị xã Sơn Tây nằm cách trung tâm hà nội 42 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 32 với tổng diện tích tự nhiên là 113,46km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng trên địa bàn. Trong những năm vừa qua, đảng bộ Thị xã đã tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã đã dần khang trang, sạch đẹp, hướng phát triển tương lai là đô thị loại II, thành phố du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì trên địa bàn Thị xã nhiều dự án được đầu tư xây dựng trong đó có 02 dự án lớn mà đề tài quan tâm nghiên cứu là: Dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C và dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn. 1.2. Thực trạng công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Sơn Tây thông qua 02 dự án: - Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: + Nhìn chung 02 dự án đã bám sát những chủ trương về chế độ chính sách của Nhà nước, kết quả thực hiện 2 dự án trên là khá tốt, đáp ứng được tiến độ, kế hoạch đề ra khi triển khai dự án. + Việc xác định các đối tượng được bồi thường hay hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch và chặt chẽ. Tuy nhiên, một số chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất còn chưa hợp lý, bất cập như: Đối với 02 dự án trên các hộ dân thuộc địa bàn xã Trung du nên diện tích đất bồi thường là rất lớn, vì vậy việc khống chế diện tích hỗ trợ đối với đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở hay đối với đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư bằng 05 lần hạn mức giao Thang Long University Libraty 102 đất ở mới tại địa phương (1.200m2) là chưa phù hợp, gây nhiều bức xúc cho các hộ dân có đất bị thu hồi. - Việc thực hiện và áp dụng giá bồi thường: Hội đồng BT, HT&TĐC đã áp giá đúng với bảng giá đất và giá đền bù về tài sản trên đất do Thành phố ban hành. + Đối với đất ở: cả 2 dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C, (đoạn tuyến qua địa bàn xã Đường Lâm - thị xã Sơn Tây) và dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn đều phải thu hồi đất ở. Đặc biệt đối với dự án 1, giá bồi thường về đất chênh lệch khá nhiều so với giá đất thực tế trên thị trường nên chưa nhận được sự đồng tình của người dân. Tuy nhiên, đây là dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải quan tâm chỉ đạo cùng với đó là sự chỉ đạo rất sát sao của Lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội; Thường trực Thị uỷ, UBND Thị xã, sự phối kết hợp giữa các phòng, ban và UBND xã Đường Lâm nơi có đất bị thu hồi nên dự án đã hoàn thành được tiến độ GPMB xong trước kế hoạch đề ra 07 tháng và đưa vào sử dụng ngày 08/6/2014. + Đối với đất nông nghiệp: Giá đất nông nghiệp do UBND Thành phố Hà Nội ban hành để tính bồi thường tại 2 dự án bằng mức tối đa cho phép theo khung giá các loại đất do Chính phủ quy định vẫn còn thấp. Nhưng bên cạnh đó lại có các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm và các khoản hỗ trợ khác đều bằng tiền theo quy định nên cơ bản đã được người dân đồng tình, ủng hộ. Đối với giá bồi thường về tài sản: nhìn chung mức giá bồi thường về tài sản áp dụng đối với 2 dự án là tương đối phù hợp với mức giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án vẫn tồn tại tình trạng một số hộ gia đình tạo lập các tài sản ngay trước thời điểm kiểm kê, lập 103 phương án bồi thường, GPMB để được bồi thường nhằm trục lợi cá nhân, trái với quy định của pháp luật. - Các chính sách hỗ trợ và tái định cư: + Chính sách hỗ trợ: UBND Thị xã đã vận dụng đúng các khoản hỗ trợ theo theo quy định đồng thời đề nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép bổ sung một số khoản hỗ trợ theo tính chất đặc thù của từng dự án để đảm bảo cho người bị thu hồi đất có lợi nhất. + Về tái định cư: Do việc xây dựng hạ tầng khu tái định cư còn chậm dẫn đến việc phương án bố trí tái định cư được lập sau khi có phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB được phê duyệt dẫn đến việc nhiều hộ gia đình ban đầu chưa đồng ý nhận tiền. 1.3. Đề tài đã đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường GPMB tại thị xã Sơn Tây như: Điều chỉnh lại giá bồi thường đất ở cho phù hợp với thực tế; có các biện pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ đào tạo việc làm; phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ban, ngành, đoàn thể để thống nhất chỉ đạo công tác bồi thường GPMB... 2. Đề nghị Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khắc phục những tồn tại, bất cập trong việc áp dụng chính sách giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nước trên địa bàn quận thị xã Sơn Tây, tôi xin đề nghị: - Cần thực hiện quản lý đất đai ở cấp cơ sở một cách chặt chẽ, cải cách thủ tục hành chính trong việc cho, tặng, chuyển QSDĐ. Phải xác định cụ thể trong quá trình cấp đất ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường GPMB. - Cần tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể người dân. - Cần nghiên cứu các quy định hiện hành, kịp thời phát hiện, giải quyết Thang Long University Libraty 104 các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức, thiện hiện. Có báo cáo đề xuất kiến nghị kịp thời với UBND thành phố Hà Nội để có những giải pháp khả thi cả về cơ chế chính sách lẫn thời gian thực hiện, kịp thời vận dụng triển khai tránh thiệt thòi cho người dân có đất bị thu hồi. - Chú trọng kiện toàn bộ máy tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; trong đó đặc biệt quan tâm cán bộ tại địa phương thôn, xã. Nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện công tác GPMB của Thị xã./ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; 2. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung các loại giá đất; 3. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; 4. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về việc quy định bổ xung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 5. Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội; 6. Trước ngày 01/10/2009 thực hiện theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội. Từ ngày 01/10/2009 đến nay thực hiện Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành Phố Hà Nội, ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội; 7. Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND thành phố Hà Nội ban hành “Quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư và làm nhà ở giãn dân nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 8. Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Thang Long University Libraty 106 UBND thành phố Hà Nội do Luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính Phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. 9. Báo Tạp chí Công sản. 10. Tham khảo các báo cáo của phòng thồng kê, phòng tài nguyên môi trường, trung tâm phát triển quỹ đất, ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng thị xã Sơn Tây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf38_2593_6039.pdf
Luận văn liên quan