Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp và mạng lƣới các tổ chức tƣ vấn: Tổ chức xã hội nghề nghiệp nhƣ các hiệp hội, câu lạc bộ, các tổ chức phi Chính phủ khác (nhƣ Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp, Liên minh các hợp tác xã ) là một hình thức gia tăng sức mạnh của các doanh nghiệp, tuy nhiên để đảm bảo hoạt động của các tổ chức có hiệu quả cần thống nhất nhận thức và hành động, vì lợi ích cảu cả hệ thống, hợp sức trong việc đấu thầu, đấu giá cung ứng hàng hoá, chống hành vi gian lận, độc quyền, tranh chấp thị trƣờng xâm phạm lợi ích cảu doanh nghiệp. Ngoài ra, hiệp hội có thể cùng nhau thực hiện liên kết, trợ giúp, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, giúp nhau xúc tiến thƣơng mại, xác định chiến lƣợc cạnh tranh, tìm kiếm thị trƣờng, trợ giúp vốn, làm các dịch vụ môi giới, tƣ vấn, giúp nhau kỹ năng quản lý, áp dụng công nghệ mới, đào tạo nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. Việc tổ chức hoạt động của các hiệp hội đƣợc tiến hành trên cơ sở tự nguyện, có tính chất liên hiệp của nhiều ngành nghề, thuộc nhiều thành phần kinh tế của các địa phƣơng. Để tạo thuận lợi cho các hiệp hội hoạt động, Nhà nƣớc cần quy định một hành lang pháp lý rõ ràng cho sự thành lập và hoạt động của hiệp hội bằng cách quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội và mối quan hệ của hiệp hội với các cơ quan Nhà nƣớc.

pdf116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếm và mở rộng thêm khách hàng có thể thực hiện bằng các cách: mở thêm các điểm bán (cửa hàng, đại lý tiêu thụ), cải tiến kỹ thuật bán hàng (dịch vụ giao hàng tại nhà, thanh toán chậm) phát triển thêm các loại hình sản phẩm, dịch vụ mới; bổ sung những nét độc đáo, khác biệt của sản phẩm, nâng cấp chất lƣợng sản phẩm. Để có thể mở rộng khả năng tìm kiếm thị trƣờng, cần thiết lập hệ thống thông tin marketing hữu hiệu tại các doanh nghiệp, với hai dạng chính: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Trong điều kiện cụ thể của DNVVN với nguồn tài chính nhỏ có thể tận dụng xử lý các thông tin thứ cấp là chính, bên cạnh đó khai thác các mối quan hệ xã hội nghề nghiệp để mở rộng nguồn thông tin sơ cấp, nhờ đó có cách nhìn, cách xử lý khách quan hơn với những quyết định kinh doanh của mình. 3.2.3.2. Thực hành các kỹ năng marketing Thiết kế sản phẩm/ Xác lập danh mục sản phẩm Sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) là đối tƣợng và công cụ thực hành trao đổi giữa Công ty và khách hàng. Cần nhớ rằng khách hàng mua sắm sản phẩm và mức độ cảm nhận và sự hài lòng sau mua tuỳ thuộc và chịu ảnh hƣởng lớn của rất nhiều nhân tố: văn hoá, xã hội, tâm lý và những nét đặc trƣng cá nhân. Do vậy việc thiết kế sản phẩm phải đồng thời quan tâm đến các thông số kỹ thuật và tính mỹ thuật hình thức, bao gói, nhãn hiệu sản phẩm. Sự lựa chọn mua sắm của khách sẽ chịu ảnh hƣởng lớn từ những gì khách hàng hiểu về sản phẩm chứ không phải chỉ phụ thuộc vào những gì Công ty nói về sản phẩm của mình. Do vậy cần đánh giá đƣợc mức độ mong đợi của các khách hàng đối với các loại sản phẩm để xác lập cấp độ chất lƣợng cần thiết cho sản phẩm. Quá trình thiết kế sản phẩm phải lồng ghép đƣợc các yếu tố cấu thành với các lớp sản phẩm: lớp cốt lõi, lớp hiện hữu và lớp bổ sung, bao gồm các biến số về thành phần vật chất và phi vật chất đƣợc biểu hiện qua chất lƣợng, nhãn hiệu bao gói, kiểu dáng, nét nổi trội của sản phẩm, các dịch vụ trƣớc - trong và sau bán, các điều kiện thanh toán, vận chuyển, lắp đặt và hƣớng dẫn sử dụng… Trong kinh doanh hiện đại, khi tiến bộ khoa học và công nghệ đã có sự phát triển cao, khả năng mua bán, chuyển giao công nghệ đƣợc tiến hành nhanh chóng dƣới nhiều hình thức, thì khả năng cạnh tranh của các sản phẩm/ dịch vụ cũng hƣớng đƣợc thực hiện bằng các giải pháp phi giá thông qua uy tín, danh tiếng nhãn hiệu sản phẩm và Công ty. Vấn đề này hiện đang nổi lên nhƣ một bức xúc mới đối với các DNVVN Việt Nam. Đối với các DNVVN, để khai thác hiệu quả các nguồn lực, sự đa dạng hoá ở phạm vi nhất định sẽ đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho kinh doanh. Danh mục sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ là hình ảnh cụ thể chứng minh tính đa dạng hoá đó. Tập hợp đa dạng của các tuyến sản phẩm vừa cho 90 phép Công ty khai thác lợi thế quy mô nhờ giảm chi phí phân bổ trên mỗi đơn vị sản phẩm, đồng thời tạo cơ hội cho khách hàng có sự lựa chọn phong phú hơn phù hợp với nhu cầu cá biệt. Danh mục các tuyến sản phẩm này cũng cần đƣợc doanh nghiệp thƣờng xuyên xem xét lại để rút ngắn, loại bỏ những sản phẩm lạc hậu, bị lão hoá và bổ sung thêm những loại hàng hoá có sức tiêu thụ cao. Đối với sản phẩm đƣợc sản xuất theo những bí quyết kinh doanh riêng, doanh nghiệp cần có giải pháp gìn giữ bí quyết thông qua con đƣờng pháp lý chính thống nhƣ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, biểu tƣợng, phát minh..), cũng nhƣ có những giải pháp riêng để tránh làm nhái, làm giả. Phát triển thƣơng hiệu của sản phẩm/ dịch vụ: Thƣơng hiệu là tên gọi, biểu tƣợng, dấu hiệu của sản phẩm/ dịch vụ của sản phẩm/ dịch vụ giúp cho khách hàng nhận biết ra sản phẩm/ dịch vụ của Công ty. Thƣơng hiệu là phần giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, là biểu trƣng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp. Các DNVVN Việt Nam trong suốt thời gian dài chƣa quan tâm thích đáng đến thƣơng hiệu của mình. Một phần vì giá trị của thƣơng hiệu thấp, thêm vào đó là nhận thức của chính các chủ doanh nghiệp cũng chƣa đầy đủ cả về chuyên môn và tính pháp lý của thƣơng hiệu. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập nếu không có chính sách phát triển thƣơng hiệu đúng đắn sẽ khó có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và ngay cả với khu vực thị trƣờng trong nƣớc nguy cơ bị mất thị phần là rất rõ rệt. Để phát triển thƣơng hiệu và nâng cao giá trị/ giá trị thƣơng mại của thƣơng hiệu, cần thực hiện hai nhóm công việc: một là, nhận thức rõ vai trò và vị trí của thƣơng hiệu trong quản trị kinh doanh hiện đại, từ đó có chiến lƣợc, chính sách xây dựng thƣơng hiệu, chỉ dẫn cách đặt tên, xây dựng biểu tƣợng (logo) và đăng ký sở hữu công nghiệp đối với thƣơng hiệu của mình; hai là, có chính sách đủ mạnh để nuôi dƣỡng và định vị thƣơng hiệu trong tâm trí của các nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng nâng cao chất lƣợng, cải tiến sản phẩm, đồng thời thực hiện các hoạt động yểm trợ nhƣ quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại, tuyên truyền cổ động… Định giá cho sản phẩm: Giá là nhân tố rất nhạy cảm trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh. Nhiều DNVVN vẫn sử dụng giá làm công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Giá là nhân tố giúp doanh nghiệp kiểm soát dòng tài chính và tính toán lãi lỗ cụ thể. Thông thƣờng để tính giá cộng dồn chi phí có tính đến giá bình quân, mức giá trần và giá sàn trên thị trƣờng. Tuy nhiên DNVVN có thể bổ sung các dịch vụ trƣớc, trong và sau bán hàng nhằm duy trì độ chung thuỷ của khách hàng. Tổ chức bán hàng: Đội ngũ nhân viên bán hàng cùng các kỹ thuật bán hàng và việc thiết lập các kênh phân phối hiệu quả có thể giúp các Công ty gia tăng năng lực cạnh tranh. Bài học 91 kinh nghiệm của các doanh nhân Trung Quốc về sự thành công trong kinh doanh không chỉ tại thị trƣờng nội địa mà cả ở thị trƣờng ngoài nƣớc đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác tổ chức bán hàng. Bán hàng trong điều kiện cạnh tranh hiện nay đã trở thành một nghệ thuật và bí quyết của các doanh nghiệp. Bán hàng không chỉ đƣợc coi đơn thuần là bán một sản phẩm mà là cung ứng một giải pháp thoả mãn nhu cầu cho khách hàng, do đó cách bán hàng - tƣ vấn sẽ giúp cho DNVVN gần gũi hơn với khách hàng. Quy trình thực hiện bán hàng hiện đại với các khâu mát xích: thăm dò - Đánh giá khách hàng; Chuẩn bị tiếp cận; Tiếp cận; Thuyết phục; Xử lý các phản ứng, bán hàng, chăm sóc khách hàng / dịch vụ sau bán hàng cần phải đƣợc các DNVVN tuân thủ sao cho mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có vai trò thƣơng mại, ảnh hƣởng đến kết quả tiêu thụ và định vị hình ảnh của Công ty trong tâm trí khách hàng. Nên nhớ rằng nuôi dƣỡng một hình ảnh đẹp thƣờng mất nhiều thời gian, nhƣng hình ảnh đó rất nhanh chóng bị phá hỏng nếu không biết trân trọng và giữ gìn nó. Các hoạt động hỗ trợ nâng cao sức bán cho sản phẩm, và gia tăng uy tín: Bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, marketing trực tiếp, tuyên truyền cổ động, các hoạt động phi thƣơng mại vì mục tiêu thƣơng mại nhƣ tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể thao, môi trƣờng, nhân đạo, và các hoạt động xã hội và xã hội nghề nghiệp khác. Hiện nay tại thị trƣờng Việt Nam, nhiều DNVVN chƣa chú trọng đầy đủ đến hoạt động xúc tiến thƣơng mại mà nguyên nhân gồm có cả nhận thức và nguồn kinh phí. Ví dụ, những chi phí cho quảng cáo, hiện các DNVVN đánh giá là quá cao so với khả năng bán của họ. Tuy nhiên có thể thực hiện công việc này hiệu quả hơn khi thực hiện liên kết quảng cáo hoặc quảng cáo theo hiệp hội/ nhóm ngành hàng. Cùng với quy mô thị trƣờng và sức bán của sản phẩm, các DNVVN có thể điều chỉnh hợp lý nhằm hỗ trợ năng lực thƣơng mại cho hoạt động kinh doanh. Xây dựng và bảo vệ bản sắc kinh doanh của Công ty: Bản sắc kinh doanh là nhân tố dƣờng nhƣ vô hình nhƣng luôn hiện hữu trong mọi hành vi kinh doanh của doanh nghiệp, từ phong cách quản lý của chủ doanh nghiệp đến lề lối làm việc của các nhân viên và môi trƣờng văn hoá trong doanh nghiệp. Để tạo dựng từng bƣớc bản sắc kinh doanh của Công ty, DNVVN cần có ý thức định vị nhãn hiệu sản phẩm, tên Công ty, xác lập các biểu tƣợng, hình thức trong kinh doanh và chất lƣợng trong công việc từ cách bố trí không gian (nội thất, ngoại thất) tại Công ty, cửa hiệu, biểu tƣợng, màu sắc đặc trƣng và trang phục đồng nhất của các nhân viên đến các cơ chế làm việc và các thông điệp phƣơng ngôn chính thức nhằm khuyến khích mọi nhân viên trong Công ty cùng nhìn về một hƣớng, bảo vệ thành quả kinh doanh là kết quả tổng lực toàn bộ công sức do mọi thành viên trong Công ty đóng góp. 92 Để đi đến thành công, ngƣời ta cũng có thể có nhiều cách, tại một web site ngƣời ta đã tổng kết những sai lầm nguy hiểm của các DNVVN và cảnh báo về khả năng gây hại của chúng. Đây cũng là những bài học quý để các DNVVN suy ngẫm. 10 Sai lầm chết người của các doanh nghiệp nhỏ 1. Bị gắn chặt với một ý tƣởng và theo đuổi nó quá lâu 2. Có kế hoạch marketing 3. Không biết khách hàng của mình 4. Không nhận ra tài chính của mình 5. Không quan tâm đến nhân viên 6. Lẫn lộn giữa ý muốn/ thích và tính khả thi. 7. Không có kế hoạch bán hàng. 8. Cô độc. 9. Không làm chủ đƣợc suy nghĩ 10. Không biết từ bỏ (Nguồn: http: / / www.businesswire.com) 3.2.3.3. Thương mại điện tử đối với các DNVVN Việt Nam Thƣơng mại điện tử là hoạt động sử dụng các giải pháp điện tử trên nền Internet/ Website để thực hiện các quan hệ giao dịch và trao đổi thƣơng mại. Thông thƣờng các quan hệ giao dịch và trao đổi đƣợc thực hiện dƣới 2 hình thức: Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C). Thƣơng mại điện tử là những công cụ hữu hiệu trong thời đại “Kinh doanh thành công nhờ tƣ duy tốc độ” nó giúp cho cả ngƣời mua và ngƣời bán có thông tin rộng rãi về các loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, thông tin giá cả, tạo cơ hội cho sự lựa chọn mua sắm hiệu quả của ngƣời tiêu dùng. Nhờ có kinh doanh điện tử khách hàng sẽ dễ dàng thực hiện các giao dịch với Công ty, rút ngắn thời gian giao dịch, cải thiện dịch vụ với khách hàng, thoả mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng. Các DNVVN có thể cung cấp những thông tin cơ bản về sản phẩm và dịch vụ của mình 24/24 giờ trong suốt 7 ngày/ tuần, đồng thời các doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng truy cập vào trang web của mình để tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng, về những thói quen và hành vi mua sắm của khách hàng, điều này giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội bán hàng với các loại sản phẩm, đồng thời chủ động tiếp thị các sản phẩm mới. Mặt khác, thƣơng mại điện tử không chỉ giúp Công ty có thêm khách hàng mà còn giúp Công ty có thêm mối quan hệ bạn hàng (lựa chọn nhà cung cấp) tốt hơn nhờ hoạt động mua hàng trực tuyến. Một DNVVN có thể sử dụng thông tin về Internet để so sánh giá hàng của nhiều nhà cung cấp. Cho phép họ thƣơng lƣợng với những điều kiện tối ƣu về giá, và thông qua Internet để đơn giản hoá các thủ tục mua 93 hàng, hoá đơn, giấy biên nhận, hồ sơ đơn đặt hàng. Trong tƣơng lại với sự hỗ trợ thƣơng mại điện tử, các ngành kinh doanh điện toán viễn thông tài chính bán lẻ du lịch và công nghiệp năng lƣợng sẽ có nhiều thay đổi về phƣơng thức quản lý, kinh doanh, giảm chi phí giao dịch, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng. Tại Việt Nam, trong một điều tra năm 2001 của Bộ Thƣơng mại tiến hành trên 70.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cho thấy, chỉ có 3% doanh nghiệp quan tâm đến thƣơng mại điện tử, 7% bắt đầu triển khai thƣơng mại điện tử và 90% doanh nghiệp không có chút khái niệm gì về thƣơng mại điện tử. Theo báo cáo tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử trong khu vực sông Mêkông” ngày 8-10-2002 tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện chỉ có 2% doanh nghiệp Việt Nam có website, 8% tham gia có tính chất phong trào, còn lại 90% doanh nghiệp chƣa tham gia, chƣa biết sử dụng. Sự phát triển của thƣơng mại điện tử là một trong những bƣớc tiến lớn nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi chi phí để tổ chức thƣơng mại điện tử vẫn còn cao, kinh nghiệm sử dụng thƣơng mại điện tử chƣa nhiều, các DNVVN cần lƣu ý một số điểm để nâng cao hiệu quả sử dụng thƣơng mại điện tử. Cụ thể là cần phải nhận thức đƣợc vai trò tiềm năng thực sự của Internet và sử dụng chúng vào mục tiêu của doanh nghiệp, không nên khoán trắng cho thông tin viên, mà cần chủ động lựa chọn những công cụ hợp lý, khai thác hiệu quả tiện ích của các phần mềm chuyên dụng, và thông tin hữu ích từ các địa chỉ Internet có liên quan, khi đã có trang web cần duy trì ổn định các công cụ này cả về kỹ thuật và kinh doanh bởi vì không phải có trang web là có tất cả, và thƣơng mại điện tử không chỉ là sở hữu một website hay mua bán trực tuyến, một trang web không đủ để thay thế các phƣơng pháp và kỹ thuật marketing khác. So sánh giữa Việt Nam và thế giới (phương tiện giao tiếp viễn thông) Bình quân/ 100 dân Điện thoại Điện thoại DĐ TV PC Internet Việt Nam 2,1 0,2 18 0,5 0,001 TB thế giới 14,4 4,0 28 5,8 0,01 Nguồn: Ban Khoa giáo Trung ƣơng Đảng 9-2000. Việc tăng trƣởng thƣơng mại điện tử sẽ thúc đẩy tăng trƣởng của thƣơng mại quốc tế và ngƣợc lại, tăng trƣởng thƣơng mại quốc tế sẽ đòi hỏi áp dụng thƣơng mại điện tử cấp bách hơn đối với các nƣớc nghèo thông qua quá trình chuyển giao công nghệ có thể tiếp cận công nghệ thông tin mới tuy nhiên những thách thức và khó khăn cũng không ngừng gia tăng. Tại Việt Nam trở ngại chính cho việc vào mạng của các DNVVN là phí và giá. Do còn tồn tại sự độc quyền tƣơng đối lớn của các nhà cung cấp dịch vụ Internet nên 94 chất lƣợng cung cấp dịch vụ chƣa tốt, giá cao. So với một vài quốc gia trong khu vực, giá thuê bao đƣờng truyền 64KB của Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với Thái Lan, 3,1 lần so với Malaixia, 4,2 lần so với Singapore và hiện nay chƣa có những khung pháp lý, thể chế, chính sách cho sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin, thiếu chiến lƣợc thƣơng mại điện tử, ảnh hƣởng của sự phá hoại do các tin tặc tiến hành, cũng nhƣ sự lây nhiễm virút là rất phổ biến. Ngoài ra ngôn ngữ (tiếng Anh) cũng là một hàng rào cản lớn. Do vậy ngay từ khi thiết kế xây dựng website, các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ mục tiêu dài hạn của việc ứng dụng kinh doanh điện tử, phải cân nhắc liệu kinh doanh điện tử có giúp Công ty đạt đƣợc mục tiêu một cách hiệu quả không, có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tổ chức của Công ty, lợi nhuận có thể mong đợi do áp dụng thƣơng mại điện tử, đồng thời cũng cần quan sát các đối thủ cạnh tranh để đánh giá về ảnh hƣởng của dự định áp dụng kinh doanh điện tử trong Công ty mình. Một vấn đề không thể không tính đến là khả năng nguồn lực của Công ty khi triển khai áp dụng thƣơng mại điện tử, cần xem xét về giá truy cập, tốc độ truy cập, số lƣợng ngƣời dùng đƣợc kết nối cho một modem mà không phải trả thêm tiền, các dịch vụ hỗ trợ kèm theo, khả năng đáp ứng của Công ty về tài chính và con ngƣời cho việc sử dụng thƣơng mại điện tử. Ngoài ra, để kiểm soát sjƣ thành công của trang web có thể theo dõi các dữ liệu về số lƣợng ngƣời ghé thăm, khả năng trả lời nhanh chóng và đúng đắn những thắc mắc của khán giả, mức độ bổ sung, cập nhật thông tin mới theo định kỳ. Một vấn đề quan trọng khi sử dụng thƣơng mại điện tử là độ an toàn. Từ phía doanh nghiệp để đảm bảo niềm tin về tính hợp pháp của trang web cho khách hàng cần có tính chuyên môn cao khi sử dụng hình vẽ và văn bản đăng tải trên trang web các nội dung đăng tải phải dễ hiểu phù hợp với tính đa văn hoá, phải chứng minh đƣợc cho khách hàng thấy những bằng chứng về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ đã đƣợc công nhận của Công ty. Thêm vào đó, cần đảm bảo giao dịch an toàn khi hệ thống của mình sử dụng các phƣơng tiện giao dịch và thanh toán qua mạng và công bố rõ ràng chính sách bảo vệ riêng tƣ. Những bức tƣờng lửa (file walls) chống xâm nhập trái phép và chống virus cũng là điều phải đặc biệt quan tâm. Thông qua các bức tƣờng lửa Công ty có thể ngăn chặn mọi dịch vụ ngoài mong muốn của mình, có khả năng kiểm tra quyền truy cập hoặc liên kết với khả năng này, tạo điều kiện cho các truy cập công cộng, có khả năng kiểm soát các liên kết mạng và trạng thái qua mạng điện thoại, có khả năng kiểm tra các vụ truy cập và lƣu giữ thông tin truy cập. Giao dịch tài chính trên mạng giữa Công ty với khách hàng (B2C) và Công ty với Công ty (B2B) khi tính đến độ an toàn phải đảm bảo cho các giao dịch bằng thẻ tín dụng và chữ ký điện tử. Thực hiện chƣơng trình điện tử hoá hoạt động kinh doanh từ các DNVVN chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu chiến lƣợc thƣơng mại điện tử của quốc gia đƣợc hoàn chỉnh, đây là sự bảo đảm cho nền tảng phát triển hạ tầng cơ sở thông tin, viễn thông với các 95 chính sách khuyến khích hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực, khả năng bảo vệ chính đáng về luật pháp quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và các Công ty. 3.2.4. Hoàn thiện một số chính sách vĩ mô, tăng cường sự trợ giúp từ phía Nhà nước đối với sự phát triển của các DNVVN ở Việt Nam Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một bài toán lớn và phức tạp, nếu quan niệm doanh nghiệp nhƣ một cơ thể sống thì để có đƣợc sức khoẻ và phát triển thuận lợi, cần có đồng thời cả ba điều kiện căn bản: thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Điều đó đƣợc nhận ra qua tam giác: Nhà nƣớc, thị trƣờng và doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu của cuốn sách dƣới lăng kính văn hoá Đông Phƣơng chúng tôi muốn đặt trọng tâm nghiên cứu vào ba đỉnh chính của tam giác để phân định ranh giới tƣơng đối cho các mối quan hệ tƣơng tác, làm gia tăng vận tốc thuận chiều cho tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp trong xu thế biến động của môi trƣờng, mở rộng vòng tròn đồng tâm phát triển trong thế cân bằng và tiếp cận nhanh hơn tới tiêu điểm của sự hài hoà. Nhƣ vậy, ngoài khả năng tự vƣơn lên của chính các DNVVN, tác động vĩ mô từ phía Nhà nƣớc trong việc hoạch định chiến lƣợc phát triển và xây dựng môi trƣờng kinh doanh ổn định, bền vững là rất quan trọng. Từ phía Nhà nƣớc, cần có chính sách tăng cƣờng hỗ trợ, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách khuyến khích trợ giúp để nâng cao sức cạnh tranh của DNVVN. Cạnh tranh đã đƣợc thừa nhận là một trong những động lực quan trọng cho quá trình phát triển. Vai trò chính của Nhà nƣớc là tạo dựng môi trƣờng lành mạnh cho các thành phần kinh tế cùng tham gia cạnh tranh. Quá trình này tập trung vào một số nội dung chính sau: Mức độ kiềm chế quyền tham gia vào thị trƣờng kinh doanh hoặc rút lui khỏi thị trƣờng của các nhà đầu tƣ. Kiểm soát mức giá hoặc chi phí sản xuất Hạn chế chất lƣợng, mức độ cung ứng, phân phối sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Cung cấp cho một số doanh nghiệp các lợi thế thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác. Xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ nhằm thực hiện vai trò quản lý Nhà nƣớc một cách hiệu quả và đối xử thực sự bình đẳng với các thành phần kinh tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cần phải tiếp tục cải cách kinh tế một cách có hệ thống, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của yêu cầu thực tế cuộc sống hiện tại và tƣơng lai, tạo lập môi trƣờng cạnh tranh trong đó Nhà nƣớc là ngƣời chèo lái “con thuyền kinh tế”, bằng các chính sách cạnh tranh, thể chế hoá các quy định pháp lý liên quan tới cạnh tranh. Trong quá trình phát triển chính sách khuyến khích trợ 96 giúp DNVVN, cần đảm bảo những nguyên tắc trợ giúp với việc xác định rõ mục tiêu chính sách và phƣơng thức phù hợp. Về mục tiêu: cần xác định rõ là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh và phát triển trong môi trƣờng thuận lợi chứ không thể can thiệp quá sâu vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Về phƣơng thức: nên vận dụng cả hai phƣơng thức trực tiếp (đơn giản hoá các thủ tục hành chính không cần thiết, cung cấp thông tin, xây dựng hạ tầng cơ sở kinh doanh thuận lợi, mở rộng các hình thức tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực…) và gián tiếp với các giải pháp và chính sách hiệu quả có hiệu ứng lan truyền rộng nhƣ sự đồng bộ các yếu tố của thị trƣờng, ổn định tài chính, tiền tệ, miễn giảm thuế, xây dựng các tổ chức tƣ vấn hỗ trợ phát triển DNVVN.. Kỹ thuật trợ giúp cần đƣợc triển khai thông qua các dự án, chƣơng trình, cơ chế trợ giúp cần có ƣu đãi theo mục tiêu. Thông qua các chƣơng trình, DNVVN đƣợc trợ giúp về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý… và có thể nhận ƣu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu… Tuy nhiên do số lƣợng các DNVVN quá lớn, nên có thể này sinh vấn đề phân phối ƣu đãi, điều này cần cân nhắc đến những ƣu tiên theo mục tiêu trong từng thời kỳ phát triển, và có xem xét đến sự cân đối kinh tế - xã hội. Đặc biệt đối với những ngƣời mới khởi sự doanh nghiệp, cần hỗ trợ thêm các cách thức triển khai xây dựng dự án kinh doanh khả thi, giải quyết các vấn đề về thị trƣờng, công nghệ…. Trên cơ sở những nguyên tắc trên, định hƣớng cơ bản cho việc tăng cƣờng hỗ trợ của Nhà nƣớc tập trung cơ bản vào những lĩnh vực sau: 3.2.4.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, bảo đảm cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều hoạt động bình đẳng Trƣớc mắt, triển khai thi hành, sửa đổi Luật doanh nghiệp nhằm đảm bảo tháo gỡ những khó khăn, bất ổn trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí, tăng lòng tin và độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi các hình thức tổ chức hoạt động, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, thu hút vốn đầu tƣ… lấy Luật doanh nghiệp làm chuẩn pháp lý, sửa đổi, bổ sung một số điều luật… tiến tới chỉ có một Luật doanh nghiệp áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Việt Nam cần phải đáp ứng các yêu cầu của AFTA và WTO về phƣơng diện tạo lập một khuôn khổ pháp lý xuất khẩu hợp lý để khai thông con đƣờng hội nhập và phát triển, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Chính sách cơ bản là tạo ra các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam hình thành các mối quan hệ thƣơng mại trên thƣơng trƣờng quốc tế trong môi trƣờng cạnh tranh thƣờng xuyên biến động. Không nên áp dụng 97 phƣơng pháp “chọn ngƣời thắng cuộc” bằng cách chỉ tập trung chú trọng vào các mặt hàng đã đƣợc lựa chọn và coi đó là trọng điểm của vấn đề mà bỏ qua cơ hội cho các doanh nghiệp mới khởi sự. Cần sớm xây dựng đạo luật về khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát hoạt động của các doanh nghiệp và đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc, kiểm tra việc thực thi trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, đảm bảo môi trƣờng hoạt động lành mạnh và công bằng cho mọi doanh nghiệp. Sửa đổi những quy định về cơ chế quản lý và hoạt động cảu doanh nghiệp Nhà nƣớc còn chƣa thực sự phù hợp với cơ chế thị trƣờng (thủ tục và trách nhiệm về đầu tƣ và thành lập doanh nghiệp, mở rộng quyền định đoạt và chịu trách nhiệm đối với hoạt động cảu doanh nghiệp, tạo động lực vật chất rõ ràng thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả…). Xác định rõ ràng vai trò của doanh nghiệp Nhà nƣớc, từ đó giới hạn những lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhà nƣớc cần giữ vai trò chi phối. Tách bạch mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Nhà nƣớc theo hiệu quả kinh doanh hay phục vụ có tính chất công ích, để đảm bảo mặt bằng hoạt động chung giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần hoạt động vì hiệu quả kinh doanh. Tiếp tục sắp xếp, giảm bớt đáng kể số lƣợng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc. 3.2.4.2. Đơn giản hoá các quy định hành chính Nhà nước Điều này để hạn chế, đi đến xoá bỏ dần hàng rào ngăn cản các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nƣớc không cấm. Thay thế việc cấp phép hoạt động bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn điều kiện hành nghề bảo đảm cho mọi doanh nghiệp có đủ điều kiện đều đƣợc hành nghề, xoá bỏ sự e ngại của nhà đầu tƣ về các thủ tục hành chính. Do vậy, không những đơn giản hoá các quy định trong các văn bản luật và thủ tục hành chính mà còn phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong việc thực thi và áp dụng luật, thủ tục hành chính. Ví dụ nhƣ cải tiến thủ tục đăng ký kinh doanh, xin phép thành lập doanh nghiệp. Thực tế đang có xu hƣớng đáng lo ngại là sự phục hồi lại các giấy phép dƣới hình thức luật hoá, pháp lệnh hoá, nghị định hoá, nhiều loại giấy phép mới xuất hiện trở lại dƣới bóng “điều kiện kinh doanh”. Ví dụ, ngành giao thông vận tải với một số quy định mới về vận tải hành khách công cộng, quy định vận chuyển hành khách bằng taxi; hoặc ngành y tế với những quy định về đăng ký hành nghề… Ngoài ra, còn các biện pháp đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, bãi bỏ việc áp dụng các mức thuế quan có phân biệt, chuẩn hoá các thủ tục thuế quan, tránh tình trạng trốn, lậu thuế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong các hoạt động xuất khẩu, cần phải có những cải tiến trong các thủ tục ký kết hợp đồng quan trọng gia công hàng xuất khẩu 98 để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động tìm kiếm nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm một cách thuận lợi và nhanh chóng. 3.2.4.3. Đẩy mạnh thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước Để khai thông một số vƣớng mắc về hành chính trong việc cấp các ƣu đãi cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào sản xuất kinh doanh, phát huy tác dụng rõ ràng, mạnh mẽ tới sự phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện cho chính sách khuyến khích đầu tƣ trở thành hiện thực và có tác dụng khuyến khích thực sự kinh tế dân doanh. Do đặc trƣng quy mô mà phần lớn các DNVVN ở Việt Nam tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ đời sống (chiếm 42%), vì vậy việc khuyến khích đầu tƣ vào công nghiệp, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu cần đƣợc chú trọng. Nghị định số 51/1999/CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ đã đƣa ra chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển trong nƣớc ở những ngành, nghề, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên trên thực tế, hiệu lực thi hành của Nghị định này còn rất kém, do cách quy định chung chung, không rõ đối tƣợng hoặc chƣa nhất quán với các văn bản quy định khác, ví dụ nhƣ vấn đề giảm thuế: trong khi Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (Điều 21, khoản 1) quy định “đƣợc miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 17 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”, và tại điểm b, khoản 1, Điều 17 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 30/1998 của Chính phủ (ban hành ngày 13-5-1998 - Hƣớng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - giảm 5% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo” nhƣng Nghị định 51/NĐ-CP Điều 21, khoản 1 “… đƣợc miễn giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp cho hai năm tiếp theo”. Do đó cần rà soát lại toàn bộ chính sách để xoá bỏ những trở ngại trong sản xuất kinh doanh, bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bổ sung những quy định mới có tác dụng khuyến khích mạnh hơn nữa, tiến đến một cơ chế chung cho doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thêm vào đó, việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về chính sách thƣơng mại cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản nhƣ tăng cƣờng mở cửa thị trƣờng để đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý tốt việc nhập khẩu và tiếp tục củng cố, tăng cƣờng thị trƣờng trong nƣớc. Tham gia vào hội nhập toàn cầu cần phải có bƣớc đi thích hợp để nâng cao dần năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế trƣớc hết cần hội nhập với các nƣớc trong khu vực có trình độ phát triển tƣơng đƣơng hoặc không cao hơn ta nhiều nhƣ ASEAN, sau đó mở rộng khu vực lớn hơn với các thành viên có trình độ phát triển khác biệt hơn nhƣ APEC, rồi tiến tới tham gia vào toàn cầu hoá gia nhập WTO. Mỗi bƣớc đi là một bƣớc mở cửa thêm nữa thị trƣờng cho hàng 99 hoá của chúng ta. Bên cạnh việc khẳng định yếu tố chất lƣợng sản phẩm là quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp, hàng hoá Việt Nam còn chịu ảnh hƣởng của một số cản trở trong quan hệ thƣơng mại làm cho khả năng cạnh tranh cũng nhƣ khả năng xâm nhập thị trƣờng giảm xuống, tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp. 3.2.4.4. Tiếp tục phát triển đầy đủ các thị trường theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường Thị trƣờng đất/ bất động sản (đơn giản hoá các thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất…), thị trƣờng lao động, thị trƣờng vốn, thị trƣờng ngoại hối, đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán, để khai thông luồng vốn đầu tƣ, tăng khả năng huy động vốn vào hoạt động kinh doanh. Tiếp cận thị trƣờng đang là những khó khăn chung của doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN. Để thực hiện công việc này cần có nỗ lực từ nhiều phía: từ phía doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, thêm vào đó có những nỗ lực của các tổ chức xúc tiến thƣơng mại, hoặc cơ quan Chính phủ. Trong thời gian gần đây Nhà nƣớc đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các thị trƣờng ngoài nƣớc, giảm bớt các hàng rào quan thuế và phi quan thuế, xoá bỏ mạnh các đầu mối cản trở hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong xu thế tự do hoá thƣơng mại, nhiều DNVVN chƣa thực sự sẵn sàng mở rộng thị trƣờng, thiếu khả năng tiếp cận nguồn thông tin về các đối tác và bạn hàng ở nƣớc ngoài, thiếu hiểu biết về luật lệ thƣơng mại quốc tế, chƣa chú trọng đổi mới quy trình công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 18000. Trên thực tế đã xuất hiện một số mô hình DNVVN tự liên kết dƣới hình thức các hiệp hội, tổ nhóm công tác để chủ động nâng cao vị thế của mình ở nƣớc ngoài ví dụ nhƣ: kẹo dừa Bến Tre, nƣớc mắm Phú Quốc. Việc tìm kiếm mở rộng thị trƣờng là một phần quan trọng nhất của doanh nghiệp, tuy vậy việc hỗ trợ của Nhà nƣớc cần đƣợc thực hiện trên giác độ vĩ mô, thông qua việc thiết lập các quan hệ ngoại giao, hiệp định thƣơng mại, các tổ chức thƣơng mại khu vực và quốc tế, thông qua việc cung cấp thông tin về thị trƣờng. Cần sớm thành lập một tổ chức tiếp thị và xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ nƣớc ngoài, chỉ định rõ nhiệm vụ hỗ trợ về công nghệ, thị trƣờng, thông tin của các cơ quan Nhà nƣớc cụ thể đối với doanh nghiệp. Ngoài ra khai thông việc tiếp cận thị trƣờng cũng có thể thuận lợi hơn nếu các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và của từng vùng đƣợc thực hiện hiệu quả, với những mục tiêu và chính sách ƣu đãi rõ ràng, có sự tham dự của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Năm 2001, ƣớc đạt 150 nghìn tỷ đồng tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội, tăng khoảng 16% so với năm 2000, năm 2002 dự kiến tổng vốn cần thiết cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội là 175 nghìn tỷ 100 đồng. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất của chƣơng trình, dự án đầu tƣ cần điều chỉnh đƣợc cơ cấu đầu tƣ vào các ngành, nghề của các doanh nghiệp, phân bổ hợp lý và huy động đƣợc các nguồn lực của đất nƣớc, của ngƣời dân vào hoạt động kinh doanh. 3.2.4.5. Đồng bộ hoá hệ thống chính sách trợ giúp phát triển DNVVN Chính sách về vốn: thiếu vốn vẫn là những khó khăn chủ yếu của các, nhƣng thực tế số DNVVN đƣợc tiếp cận vốn vay của ngân hàng rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở các loại hình doanh nghiệp Nhà nƣớc. Nguyên nhân của tình trạng này theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu thuộc Học viện quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cho thấy với 56,3% đƣợc hỏi ý kiến cho rằng điều kiện và khả năng huy động vốn tín dụng ngân hàng là rất khó khăn, 68,9% cho rằng nguyên nhân là do lãi suất cao, 71,3% do điều kiện thủ tục vay phức tạp. Tình hình này dẫn đến việc phần lớn các DNVVN phải huy động vốn của các tổ chức phi tài chính với lãi suất cao hơn gấp 3-6 lần so với lãi suất chính thức của ngân hàng. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận thuận lợi hơn với vốn tín dụng ngân hàng cần phải có chính sách hạ lãi suất tín dụng, đơng iản hoá các thủ tục cho vay, tạo khung pháp lý cần thiết cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngoài cần mở rộng các loại hình tín dụng đa dạng: Quỹ bảo lãnh tín dụng, ngân hàng phát triển DNVVN, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ hỗ trợ DNVVN. Chính sách về mặt bằng kinh doanh: hiện nay hầu hết các DNVVN đều thiếu mặt bằng kinh doanh, để thành lập cơ sở mới hoặc mở rộng sản xuất. Đó là do các quy định về quyền sử dụng đất thƣờng không rõ ràng, quyền mua bán, thế chấp, chuyển nhƣợng đất công nghiệp vẫn chƣa đƣợc thừa nhận. Năm 1997, trong cuộc điều tra 452 dự án đầu tƣ mới, có 17 dự án thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân, chỉ có duy nhất 1 dự án đƣợc thuê đất, do những khó khăn này nhiều DNVVN thƣờng sử dụng ngaynơi ở của mình để làm cơ sở sản xuất, gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy cần cải tiến chính sách và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho DNVVN, các thủ tục thuê địa điểm lập doanh nghiệp, giảm bớt những khó khăn về mặt bằng, đồng thời chuyển các doanh nghiệp từ nội thành, nội thị ra ngoại ô để tránh ô nhiễm môi trƣờng. Chính sách thuế: hiện còn nhiều bất cập về thuế do hệ thống thuế quá phức tạp, thuế suất cao, còn nhiều kẽ hở trong việc quản lý hoạt động thu thuế. Chính sách công nghệ và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: trình độ công nghệ hiện nay của các doanh nghiệp đƣợc đánh giá lạc hậu hơn so với các nƣớc trên thế giới từ 3- 4 thế hệ. Do công nghệ lạc hậu, những hậu quả kéo theo là chất lƣợng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh kém, thêm vào đó những quy trình công nghệ lạc hậu thƣờng xuyên gây ô nhiễm môi trƣờng ở mức độ cao. Để tăng cƣờng khả năng đổi mới công nghệ cần có các giải pháp đổi mới phƣơng thức thay đổi công nghệ, tạo áp lực cần thiết để doanh nghiệp thay đổi công nghệ (ví dụ quy định thời gian đình chỉ hoạt động đối 101 với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ quá lạc hậu…), và tạo môi trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ (về vốn, thông tin…) nâng cao chất lƣợng các dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ. Chính sách khuyến khích đầu tƣ đổi mới công nghệ, định hƣớng phát triển công nghệ là một nội dung hết sức quan trọng, song muốn đổi mới công nghệ ngoài việc tăng cƣờng đầu tƣ phải đặc biệt chú trọng bồi dƣỡng đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Mặt khác, các chính sách về lao động, đào tạo và việc làm cũng cần có những định hƣớng rõ rệt, nhằm khuyến khích ngƣời lao động có kỹ thuật nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng - nghiệp vụ và cải thiện các điều kiện lao động, yên tâm làm việc ở mọi lĩnh vực, hạn chế sự chênh lệch về tính hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ giữa các khu vực doanh nghiệp. Phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp và mạng lƣới các tổ chức tƣ vấn: Tổ chức xã hội nghề nghiệp nhƣ các hiệp hội, câu lạc bộ, các tổ chức phi Chính phủ khác (nhƣ Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp, Liên minh các hợp tác xã…) là một hình thức gia tăng sức mạnh của các doanh nghiệp, tuy nhiên để đảm bảo hoạt động của các tổ chức có hiệu quả cần thống nhất nhận thức và hành động, vì lợi ích cảu cả hệ thống, hợp sức trong việc đấu thầu, đấu giá cung ứng hàng hoá, chống hành vi gian lận, độc quyền, tranh chấp thị trƣờng xâm phạm lợi ích cảu doanh nghiệp. Ngoài ra, hiệp hội có thể cùng nhau thực hiện liên kết, trợ giúp, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, giúp nhau xúc tiến thƣơng mại, xác định chiến lƣợc cạnh tranh, tìm kiếm thị trƣờng, trợ giúp vốn, làm các dịch vụ môi giới, tƣ vấn, giúp nhau kỹ năng quản lý, áp dụng công nghệ mới, đào tạo nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. Việc tổ chức hoạt động của các hiệp hội đƣợc tiến hành trên cơ sở tự nguyện, có tính chất liên hiệp của nhiều ngành nghề, thuộc nhiều thành phần kinh tế của các địa phƣơng. Để tạo thuận lợi cho các hiệp hội hoạt động, Nhà nƣớc cần quy định một hành lang pháp lý rõ ràng cho sự thành lập và hoạt động của hiệp hội bằng cách quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội và mối quan hệ của hiệp hội với các cơ quan Nhà nƣớc. Cùng với việc phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tƣ vấn cũng đóng góp vai trò quan trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động tƣ vấn là loại hình dich vụ cao cấp chủ yếu do các doanh nghiệp yêu cầu, nhằm khai thác chất xám của các chuyên gia trong một số lĩnh vực để giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết các vƣớng mắc trong kinh doanh. Nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mở mang ngành dịch vụ tƣ vấn với việc hình thành khung pháp lý cho các hoạt động dịch vụ tƣ vấn, nghiên cứu các định chế về hoạt động uỷ quyền, tạo điều kiện cho các Công ty tƣ vấn tiến hành công việc nhƣ một đại diện uỷ quyền có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, đồng thời có chính sách khuyến khích việc đào tạo những ngƣời hành nghề tƣ vấn nâng cao kiến thức nghề nghiệp, tạo điều kiện giao lƣu nghề nghiệp trao đổi kinh nghiệm và phát 102 triển mối quan hệ giữa các nhà tƣ vấn, giúp nhau nâng cao chất lƣợng tƣ vấn và đảm bảo khuyến khích hoạt động lành mạnh trong tổ chức tƣ vấn. Góp phần tạo dựng tinh thần kinh doanh trong xã hội: Tinh thần kinh doanh là một phần tinh hoa của giá trị văn hoá dân tộc. Chuyển giao từ một nền kinh tế nông nghiệp sang cơ chế thị trƣờng, lấy cạnh tranh làm đòn bẩy phát triển cơ bản, với những quan niệm mới về giá trị, tinh thần kinh doanh đƣợc thể hiện dƣới những bản lĩnh ứng xử năng động, linh hoạt, năng lực kinh doanh sáng tạo, quan tâm đến lợi ích tƣơng hỗ trong cộng đồng, có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội về giá trị sản phẩm hàng hoá mà mình sản xuất và cung ứng, có ý thức và quan hệ nhân văn với ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Để tạo dựng đƣợc tinh thần kinh doanh, cũng cần đến bề dày thời gian và năng lực tiếp thu tri thức nghề nghiệp của các doanh gia, cùng với sự nhìn nhận đúng đắn của công chúng về vai trò của tầng lớp thƣơng gia trong xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, quan điểm đúng về vai trò của doanh gia tạo nền móng vững chắc cho phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, cứ trung bình 1.200 dân mới có một doanh nghiệp, so với mức bình quân của một số nền kinh tế thị trƣờng (50 dân/ doanh nghiệp; Mỹ 12 dân/ doanh nghiệp; Hồng Kông: 7 dân/ doanh nghiệp) thì mật độ doanh nghiệp của chúng ta vẫn còn rất thấp. Tuy vậy, sự mở cửa từng bƣớc của thể chế, chính sách đã dem lại màu sắc mới cho sự phát triển doanh nghiệp. Với những kết quả này chúng ta cần phải nhìn nhận lại vai trò và vị trí của các doanh gia trong phát triển kinh tế, cần phải cổ vũ và tôn vinh một cách xứng đáng những đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp vào thành tựu của quốc gia, làm phồn thịnh nền kinh tế, tăng cƣờng vị thế của Việt Nam ở nƣớc ngoài bằng chính sức mạnh kinh tế của các thƣơng hiệu Việt Nam. 103 KẾT LUẬN Sức mạnh quốc gia đƣợc hợp thành từ sức mạnh của các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng không ai còn phủ nhận trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập đã và đang là con đƣờng mà chúng ta đi. Hội nhập mang lại cho ta nhiều vận hội nhƣng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức. Vì vậy, việc chuẩn bị và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc áp lực của cạnh tranh để doanh nghiệp khai thác đƣợc cơ hội và khắc phục những khó khăn là điều vô cùng cần thiết. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và cho DNVVN nói riêng hay cụ thể cho hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam là một trong những vấn đề hết sức bức xúc, trong tình thế kinh doanh mới, sự cạnh tranh không chỉ đƣợc xem xét trong từng doanh nghiệp riêng lẻ mà còn đƣợc nhìn nhận trên cơ sở toàn ngành, toàn bộ nền kinh tế. Những nội dung xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh tƣơng hỗ giữa các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh không những góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành hàng, mà còn đồng thời tăng cƣờng sức mạnh của từng doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh mở cửa và hội nhập. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng là một vấn đề hết sức nhạy cảm, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự mình không ngừng phấn nâng cao sức cạnh tranh, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những đánh giá và phân tích của Luận văn đã phần nào phản ánh đầy đủ khả năng cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung mà phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế là nhƣ vậy, chúng ta phải làm thế nào, điều quan trọng nhất để giải quyết đƣợc vấn đề là chúng ta phải nhận thức đúng vấn đề để qua đó chúng ta đƣa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam. Toàn bộ Luận văn đã giúp chúng ta giải quyết những vấn đề đó. MỤC LỤC Phần mở đầu …………………………………………………………………. 1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ……………………………………….……. 3 1.1 Những vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ……………………………. 3 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ……………………………… 3 1.1.2 Vị trí, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ…………………….. 4 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.. 6 1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ…………………………… 9 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh ……………………………………... 9 1.2.2 Những nội dung cơ bản của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ……………………………………….. 13 1.3 Sự tồn tại và cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ …………………………………………………………….. 26 1.4 Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trên thế giới ……………………………………… 27 1.4.1 Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ ……………………………………………………………… 27 1.4.2 Một số bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ……………………………………….. 28 Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế…... 32 2.1 Khái quát tình hình và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ……. 32 2.1.1 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ …………….. 32 2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam …. 36 2.2 Thực trạng và phân tích kết quả về thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ………………………………………… 40 2.2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ……………………………………… 40 2.2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ………………………………………………….. 51 2.3 Những thời cơ và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ………………………………………. 53 2.3.1 Thời cơ và khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ……………. 54 2.3.2 Thách thức và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế …………………. 58 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế………………………………………………………….. 66 3.1 Khái quát lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và những mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ……………………………………… 66 3.1.1 Việt Nam và ASEAN/ AFTA ………………………………………. 67 3.1.2 Chuẩn bị của Việt Nam đối với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ……………………………………………………… 69 3.1.3 Phương hướng, mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam trong giai đoạn 2001 – 2010 ………………………. 70 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế …………….. 72 3.2.1 Hoạch định và quản lý chương trình triển khai chiến lược phát huy lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam … 72 3.2.2 Hoàn thiện nội dung quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ……………………………… 82 3.2.3 Phát triển và hoàn thiện các kỹ năng kinh doanh nhằm khai thác hiệu quả nguồn nội lực, xây dựng và củng cố năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ………………………………… 86 3.2.4 Hoàn thiện một số giải pháp vĩ mô, tăng cường sự trợ giúp từ phía nhà nước đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ……………………………………………………………. 92 Kết luận ………………………………………………………………………. 100 Tài liệu tham khảo Phụ lục PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng 2.11: Doanh nghiệp Việt Nam – Một vài số liệu Chỉ tiêu Thấp nhất (1) Cao nhất (7) Số TB Chỉ số của Việt Nam Lợi thế cạnh tranh Chi phí lao động thấp /nguồn lợi tự nhiên Sản phẩm/ quy trình sản xuất độc đáo 3,8 2,6 Chuỗi giá trị Quan tâm cơ bản đến sản xuất Kiểm soát sản xuất phát triển sản phẩm phân phối và marketing 4,1 4,0 Mức độ mở rộng nhãn hịêu Bán sản phẩm / trên thị trường dưới nhãn hiệu nước ngoài Phát triển nhãn hiệu quốc tế cho sản phẩm của mình 4,2 3,7 Năng lực đổi mới Chuyển giao từ nước ngoài Tự phát triển Sản phẩm và quy trình mới 3,8 3,1 Thiết kế độc đáo Sản phẩm sao chép/ mua giấy phép từ nước ngoài Khai thác công nghệ tốt và hiệu quả nhất thế giới 4,2 3,4 Hoạt động marketing Thấp/ hạn chế Cao, phức tạp nhất 4,7 3,4 Định hướng khách hàng Đối xử với khách hàng xấu Chú ý thoả mãn nhu cầu khách hàng 4,8 4,9 Kiểm soát hoạt động phân phối quốc tế Công ty nước ngoài thực hiện Tự thực hiện và kiểm soát các công ty sở tại 4,1 3,2 Mở rộng doanh số vùng Hạn chế ổn định, tăng trưởng 5,0 4,4 Mở rộng thị trừơng quốc tế Xuất khẩu vào một số thị trường nước ngoài Quan trọng trên nhiều thị trường quốc tế 4,3 3,2 Tổ chức đào tạo nhân viên ít đào tạo Thu hút nhân tài, đào tạo và sử dụng 4,2 3,2 Hình thức tăng thu nhập Dựa cơ bản vào lương Lương, thưởng và cổ phiếu lựa chọn 4.3 3,6 Sự tin tưởng vào chuyên môn quản lý Chức vụ quản lý quan trọng thường bổ nhiệm họ hàng Chọn người quản lý theo kỹ năng chuyên môn 4,3 3,9 Chất lượng của các trường quản lý Hạn chế và chất lượng kém Tốt nhất trên thế giới 4,5 32, Hiệu lực của ban lãnh đạo Kiểm soát bằng việc quản lý Sức mạnh và ảnh hưởng đến cổ đông bên ngoài 4,1 4,1 Ảnh h•ëng cña Internet ®Õn kinh doanh Kh«ng gi¶m ®•îc chi phÝ N©ng cao kh¶ n¨ng liªn kÕt cña c«ng ty víi kh¸ch hµng ng•êi cung cÊp 3,7 3,8 Thùc tÕ thuª/sa th¶i lao ®éng Tu©n thñ cøng theo quy ®Þnh Linh ho¹t 3,6 3,9 LuËt lao ®éng T¨ng/gi¶m giê lao ®éng kh«ng chi thªm tiÒn T¨ng/ gi¶m giê lao ®éng cã thªm nhiÒu tiÒn 3,6 3,5 Đãng gãp cña c«ng ®oµn C«ng ®oµn ph¶n ®èi viÖc n©ng cao n¨ng suÊt C«ng ®oµn gãp phÇn n©ng cao n¨ng suÊt 3,8 4,7 Hîp t¸c gi÷a chñ – thî §èi kh¸ng Hîp t¸c 4,6 5,1 Chi phÝ tiÒn l•¬ng vµ n¨ng suÊt L•¬ng kh«ng liªn quan ®Õn n¨ng suÊt cña c«ng nh©n L•¬ng liªn quan nhiÒu ®Õn n¨ng suÊt 4,1 5,6 Nguån: B¸o c¸o c¹nh tranh toµn cÇu 2003 – 2004, diÔn ®µn kinh tÕ thÕ giíi, 2004 Phụ lục 2 Bảng 2.12: Bảng cân đối cạnh tranh quốc gia Lợi thế cạnh tranh chính Cạnh tranh tăng trưởng: Đổi mới Đổi mới ở cấp công ty Chỉ tiêu của công ty cho NC&PT Hợp tác nghiên cứu ngành/trường đại học Chuyển giao công nghệ: FDI và chuyển giao công nghệ Xuấ khẩu các kỹ năng Môi trường vĩ mô Lạm phát Khả năng bắt kịp sự tăng trưởng Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia Dự báo suy thoái Tỷ giá hối đoái thực Mức tăng tỷ lệ lãi suất Cạnh tranh hiện tại Kết hợp các hoạt động và chiến lược Mức độ định hướng khách hàng Chuỗi giá trị hiện tại Tính độ đáo của thiết kế Sản phẩm Chất lượng của môi trường kinh doanh Quy mô của đối thủ cạnh tranh địa phương Mức độ phức hợp của người mua Mức độ phi tập trung của các hoạt động của công ty Các chỉ số khác Công nghệ Hấp thụ công nghệ ở cấp công ty Thể chế/ chính sách công Sự tin tưởng của công chúng lãnh đạo Số ngày để khởi sự doanh nghiệp Thực tế thuế và sa thải lao động Bất lợi chính Cạnh tranh tăng trưởng Đổi mới Công nghệ phức tạp Đăng lý không thường xuyên Lợi ích của việc cấp giấy phép Công nghệ thông tin và viễn thông Thuê bao Internet Chất lượng cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Số người sử dụng Internet Số lượng điện thoại số Đường truyền điện thoại Máy tính cá nhân Luật pháp liên quan đến việc sử dụng Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) Tham nhũng Chi phí bất thường trong xuất nhập khẩu Chi phí bất thường trong việc thu thuế Cạnh tranh hiện tại Kết hợp các hoạt động và chiến lược công ty Quy mô của hoạt động marketing Chất lượng của môi trowfng kinh doanh Tốc độ và phí truy cập Internet Bảo hộ sở hữu trí tuệ Sự cần có của dịch vụ công nghệ thông tin Các chỉ số khác Hạ tần cơ sở Nước sạch Sự sẵn có của ngành nước Chất lượng cạnh tranh trong khu vực vận tải Gánh nặng hành chính để khởi sự Năng lực của nhân viên hành chính công Khu vực không chính thức Chi phí của việc thay đổi chính sách Môi trường vĩ mô Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng Tỷ lệ đầu tư Tỷ lệ dân cư có việc làm Mức độ trợ cấp không chính thức của chính phủ Tỷ lệ thất nghiệp Thực hành kinh doanh của công ty Lương và năng suất lao động Đóng góp của công đoàn vào năng suất Sự hợp tác trong quan hệ chủ – người lao động Thể chế chính sách công Gánh nặng của các chính sách Chi phí bất thường trong việc nộp đơn vay Môi trường vĩ mô Mức độ thu hút vốn nước ngoài vào thị trường Vốn địa phương Rào cản thương mại ẩn Sự phức tạp của thị trường tài chính Tỷ lệ thuế bình quân Thực hành của công ty Thiện chí của người được đại diện uỷ quyền Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2003 – 2003, Diễn đàn kinh tế thế giới, 2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3041_2093.pdf
Luận văn liên quan