HHLT VN cần xây dựng trang thông tin điện tử về tình hình cung - cầu gạo, thị
trường trong nước và ngoài nước, khách hàng NK, giá cả và dự báo thương mại
gạo, thông tin về xuất kh ẩu và tiêu thụ thóc, gạo. Đặc biệt cần xây dựng một chuyên
mục riêng trên trang tin điện tử những thông tin như trên về tình hình tại khu vực
Trung Đông nhằm tạo một trang thông tin chính thức giúp DN chủ động tìm kiếm
đối tác, tăng cường xuất khẩu gạo với khu vực này . Thông tin cần phải được cập
nhật thường xuyên, nhanh chóng, chính xác và độ tin cậy cao để giúp DN có những
phản ứng kịp thời với thay đổi của thị trường, nắm bắt những cơ hội xuất kh ẩu tốt
hơn.
90 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3921 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẩy thực
hiện thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng vùng sản xuất hàng
hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu đồng thời
liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất, theo dõi, tổng kết các mô hình tốt để phổ
biến, triển khai mở rộng trên cả nước.
Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại cũng là nhiệm vụ được Bộ
NN&PTNT chú trọng, trên cơ sở phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng phương
án đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA- Tree Trade Area) đến năm
2020 về nông sản trong Chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do đến
năm 2020 của cả nước. Bên cạnh đó, ngành từng bước nâng cao năng lực cho các
đơn vị cung cấp thông tin chuyên nghiệp nhằm thu thập, phân tích, dự báo tình hình
thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn
bán của các thị trường để giúp DN có nguồn thông tin chuyên sâu, chính xác, kịp
thời, nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường hiệu quả…đầu tư, nâng
cấp cơ sở hạ tầng thương mại (kho tàng, bến bãi, trạm kiểm dịch động, thực vật, các
phòng kiểm nghiệm chất lượng,…), ưu tiên đầu tư tại các cửa khẩu, cảng biển, các
khu tập trung nông sản lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa phù hợp với nhu
cầu, đặc tính của hàng nông sản. Đầu tư nâng cao năng lực, hiệu quả cung cấp và
phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản.
Riêng đối với xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Đông, Bộ Công thương đặt
mục tiêu tăng cường hoạt động xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.
3.1.2.3. Định hướng
Dự báo trong giai đoạn ngắn sắp tới, tình hình bất ổn tại khu vực sẽ vẫn tiếp diễn
do một số nước chưa giải quyết được khủng hoảng chính trị, tôn giáo, sắc tộc, vấn đề
hạt nhân. Tuy nhiên, về dài hạn, tính đến năm 2015, Trung Đông sẽ dần đi vào ổn định
hơn do một số nước sẽ thay đổi chính phủ, tập trung phát triển kinh tế, đa dạng hóa nền
kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, tiếp tục cải cách hệ thống chính trị-xã hội theo
hướng trao thêm quyền tự do dân chủ cho người dân.
Các quốc gia tại khu vực Trung Đông đang tiếp tục thực hiện xu hướng tự do hóa
thương mại, một số nước đang trong quá trình đàm phán ký FTA với các nước để phát
triển ngoại thương, thúc đẩy kinh tế phát triển. Xác định được những thuận lợi đó,
trong thời gian tới, chính phủ đã có những định hướng cụ thể như sau trong việc xuất
khẩu mặt hàng gạo nói chung và tại thị trường Trung Đông nói riêng.
Thứ nhất, trong những năm tới, ngành xuất khẩu gạo tăng cường xuất khẩu những
mặt hàng gạo chất lượng cao, giảm dần tỉ trọng các loại gạo phẩm chất thấp, gia tăng
giá xuất khẩu, tăng NLCT của ngành gạo xuất khẩu Việt Nam để có thể ngang bằng
với Thái Lan về giá trị xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu.
Thứ hai, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu cần phải luôn luôn đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, phát triển ngành lúa gạo theo hướng toàn diện, hiệu quả và bền
vững dựa trên nền tảng tăng năng suất và tăng chất lượng sản phẩm, cải thiện đời
sống nông dân trồng lúa, phát triển nông nghiệp nông thôn.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông
3.2.1. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý
3.2.1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu, lai tạo và chuyển đổi cơ cấu giống
Hiện nay, tỉ lệ gieo trồng các giống lúa chất lượng thấp ở Việt Nam còn cao và
không có dấu hiệu sụt giảm. Điển hình là vào vụ Đông Xuân năm 2012 giống lúa
IR50404 chiếm tới 27,6% dù bộ NN&PTNT đã có những khuyến cáo nên giảm diện
tích trồng các giống lúa chất lượng thấp dưới 10%. Do đó, để làm giảm đi vấn đề
này, bộ NN&PTNT mà điển hình là cục Trồng trọt cần liên kết chặt chẽ với HHLT
VN tuyên truyền và khuyến cáo nông dân rộng rãi hơn nữa để người nông dân chủ
động chuyển đổi giống lúa theo hướng tăng các giống lúa có chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu.
Không dừng lại ở việc nâng cao ý thức cải tạo cơ cấu giống trong nông dân, Bộ
NN&PTNT cần có những việc làm thiết thực hơn để đưa giống tốt tới tận tay người
nông dân. Trước tiên, Bộ NN&PTNT phối hợp với HHLT VN cần tổ chức quy
hoạch, cơ cấu lại mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng
công nghệ kĩ thuật trong nông nghiệp để cải thiện tình trạnghoạt độngchưa thật sự
hiệu quảcác cơ sở nghiên cứu giống lúa ở nước ta.Từ đó, xây dựng chiến lược phát
triển khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học để tạo ra các giống lúa
mới, năng suất cao, chất lượng tốt và thích hợp cho từng vùng miền. Bộ cần phối
hợp với HHLT VN đầu tư xây dựng các trung tâm cung ứng giống lúa đúng chuẩn
và sạch cho nông dân. Bên cạnh đó, các giống lúa mới trước khi đưa vào sản xuất
đại trà, Bộ NN&PTNT cùng với HHLT VN cần tiến hành khảo nghiệm giống lúa
thật cẩn thận để tránh những rủi ro cho nông dân. Giống lúa sau khi đã kiểm nghiệm
cần được phân phối tới từng địa phương cho nông dân sản xuất. Tránh tình trạng
phân phối giống lúa theo kiểu hình chóp và hình thức như hiện nay. Bộ cần kiểm tra
gắt gao việc phân phối giống lúa ở các địa phương. Để giúp người dân mạnh dạn áp
dụng giống lúa mới, Bộ cần có những chính sách khuyến khích người nông dân như
đảm bảo đầu ra cho nông dân, giảm giá mua giống lúa mới cho nông dân. Sau khi
gieo trồng, nếu giống lúa thật sự hiệu quả, cho năng suất và thị trường tiêu thụ ổn
định, người dân sẽ tự gieo trồng mà không cần những chính sách khuyến khích hay
hỗ trợ của chính phủ.
Cải thiện được giống lúa sẽ giúp cho gạo Việt Nam có thể khắc phục được
nhược điểm về chất lượng hạt gạo đồng thời có thể tăng năng suất cao hơn nữa, duy
trì và tăng sản lượng gạo xuất khẩu trước tình trạng diện tích gieo trồng lúa ngày
càng bị thu hẹp như hiện nay.
3.2.1.2. Qui hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu
Hiện nay, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn tương đối thấp, không
đồng đều. Một phần nguyên nhân cho vấn đề trên là do chúng ta chưa có quy hoạch
vùng sản xuất lúa chuyên biệt dùng cho xuất khẩu. Hiện nay, công tác tổ chức quản
lý nhà nước về sản xuất lúa gạo xuất khẩu còn chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp
đồng bộ giữa nhà nước, DN và nhà nông. Nếu chúng ta tổ chức tốt công tác quy
hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu sẽ giúp cho các địa phương có thể chủ
động và định hướng tốt hơn cho địa phương mình trên cơ sở phát huy lợi thế điều
kiện tự nhiên của từng vùng, đồng thời sản xuất ra những loại gạo chất lượng cao và
ổn định phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất
khẩu còn góp phần đảm bảo lợi ích cho DN xuất khẩu và nông dân trồng lúa. Đối
với DN xuất khẩu, DN có được nguồn cung ứng lúa gạo chất lượng tốt và ổn định,
từ đó DN có thể chủ động chào giá lúa gạo xuất khẩu, đảm bảo về số lượng cũng
như chất lượng gạo cung ứng ra thị trường thế giới, tạo được uy tín và hình ảnh cho
DN xuất khẩu. Đối với hộ nông dân trồng lúa có thể cải thiện thu nhập của mình, có
đầu ra tin cậy cho sản phẩm lúa gạo mình sản xuất.
Như vậy, có thể thấy rằng việc quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo là một giải
pháp rất tốt cho việc tạo thêm giá trị gia tăng cho hạt gạo Việt Nam, góp phần nâng
cao NLCT XK của mặt hàng gạotrên thị trường thế giới cũng như riêng tại thị
trường Trung Đông. Để làm được điều này, Cục Trồng trọt cần phối hợp với các địa
phương tiến hành qui hoạch và thực hiện. Các địa phương trọng điểm của quy
hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu bao gồm hai vùng đồng bằng trọng điểm là
ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng và một số khu vực khác.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Được xem như “vựa lúa” của Việt Nam, sản lượng lúa của khu vực ĐBSCL
hàng năm giúp đảm bảo lương thực cho 40% dân số và cung cấp đến 90% lượng
gạo xuất khẩu cả nước. Tuy vậy, do quy mô nhỏ lẻ và thiếu sức cạnh tranh nên sản
xuất lúa gạo vẫn chưa mang lại hiệu quả cao cho chính người nông dân ở khu vực
này. Nhờ vào lợi thế diện tích đất trồng lúa lớn nhất cả nước (khoảng 1,5 triệu ha),
chủng loại đất đa dạng, hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như khí hậu nóng ẩm
lượng mưa nhiều và hệ thống kênh rạch chằng chịt nên vùng này phù hợp cho sản
xuất nhiều loại giống lúa khác nhau. Tuy nhiên, để tăng chất lượng lúa gạo xuất
khẩu và đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao ngày càng tăng trên thị trường, vùng
này nên tập trung chuyên canh các giống lúa chất lượng cao có khối lượng xuất
khẩu lớn.
Để tiến hành xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao
xuất khẩu, cục Trồng trọt cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các tỉnh thành trong
khu vực qui hoạch thành từng vùng có điều kiện đất đai đặc thù để chọn ra những
loại giống lúa chất lượng cao phù hợp cho từng địa phương nhưng phải đảm bảo
gieo trồng trên diện tích lớn, tránh hiện tượng gieo trồng đơn lẻ.
Một số diện tích đất ở khu vực ĐBSCL còn bị nhiễm phèn và nhiễm mặn,
ngành Nông nghiệp và UBND các tỉnh thành có diện tích đất nhiễm phèn và mặn
lớn như Đồng Tháp, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu,Sóc Trăng…cần chỉ đạo nông dân
tiến hành cải tạo đất thường xuyên, lựa chọn giống lúa thâm canh trên diện tích lớn
theo hình thức cánh đồng mẫu lớn trên cơ sở khắc phục được nhược điểm của đất và
cho năng suất chất lượng tốt.
Vùng đồng bằng sông Hồng
Sau ĐBSCL, ĐBSH là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta. Số đất đai sử dụng cho
nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong
đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở lên. Nhìn chung, đất đai của Ðồng bằng sông
Hồng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi
đắp. Tuy vậy, độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau ở khắp mọi nơi. Vùng
có lượng nước dồi dào, chất lượng tốt là do sông Hồng và sông Thái Bình cung
cấp.Người dân đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, đã tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm. Đó là vốn rất quý để đẩy mạnh sản xuất. Trên cơ sở những
thuận lợi như trên, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành trong vùng cần qui hoạch phát
triển vùng trồng lúa, đặc biệt là các giống lúa đặc sản truyền thống của địa phương
như Tám Thơm, Dự Hương… cho giá trị xuất khẩu rất cao. Tuy nhiên, lãnh đạo các
tỉnh trong khu vực cần có biện pháp hạn chế tình trạng đô thị hoá làm giảm dần diện
tích trồng lúa ở khu vực này.
Các khu vực khác
Nhìn chung, điều kiện ở các vùng khác không thuận lợi cho phát triển cây lúa
chuyên canh xuất khẩu như diện tích trồng lúa thấp, năng suất thấp, thủy lợi kém,
chưa cung cấp đủ nhu cầu lương thực của địa phương. Do đó, các vùng này cần có
kế hoạch phát triển cây lúa sao cho đảm bảo nhu cầu lương thực của địa phương,
góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
3.2.1.3. Đảm bảo tốt đời sống cho nông dân
Việt Nam luôn tự hào là nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên,
đời sống của người nông dân hiện nay chưa được đảm bảo. Nghề nông xưa nay vẫn
là một trong những ngành nghề lao động vất vả nhất nhưng thu nhập của các hộ
nông dân rất bấp bênh và mức sống của người nông dân còn rất thấp. Người nông
dân không thiết tha với ruộng nữa. Đây là một mối đe dọa đối với nguồn cung gạo
xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để đảm bảo nâng cao NLCT XK của mặt hàng gạo
Việt Nam vai trò của Nhà nước trong việc ổn định đời sống của người trống lúa
nhằm ổn định nguồn cung lúa gạo là thật sự cần thiết.
Trong những năm qua, người nông dân trồng lúa luôn phải chịu tình trạng
“được mùa, mất giá”. Những vụ mùa bội thu dẫn đến lượng cung lúa gạo gia tăng
và giá thu mua lúa giảm nhiều. Do đó, Cục Dự trữ quốc gia cần phối hợp với bộ Tài
chính để có chiến lược thu mua lúa gạo cho nông dân trong những lúc giá lúa xuống
thấp nhằm tăng cầu lúa gạo, tăng giá lúa trên thị trường,tăng thu nhập của nông dân.
Bên cạnh đó, Cục có thể ký hợp đồng thu mua lúa gạo dài hạn với nông dân, bao
tiêu đầu ra cho sản phẩm lúa gạo nhằm giúp người dân an tâm sản xuất. Hơn nữa,
chính phủ cần có những giải pháp khắc phục tình trạng phân phối thu nhập không
đồng đều giữa khâu sản xuất và khâu phân phối. Trong thời gian qua, một trong
những giải pháp được áp dụng là việc đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho nông dân.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, VFA cùng các DN phải
phối hợp chặt chẽ trong việc tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân và có mức giá sàn
để đảm bảo nông dân lợi nhuận trên 30%. Tuy nhiên, quy định này chưa được thực
hiện. Thực tế giá thu mua lúa vẫn thấp và có những lúc người nông dân còn bị lỗ.
Do đó, bộ Công thương cần quản lý chặt chẽ hơn nữa giá ký kết hợp đồng, giá thu
mua lúa gạo của các DN xuất khẩu, đảm bảo tỉ lệ lãi như qui định cho người dân.
Chỉ những hợp đồng thỏa mãn giá gạo xuất khẩu tối thiểu do VFA đưa ra mới được
thực hiện. Thêm vào đó, chính phủ cần tạo điều kiện cho các DN thu mua lúa gạo
tạm trữ khi giá lúa xuống thấp bằng cơ chế cấp tín dụng cho DN với lãi suất thấp.
Cụ thể, ngân hàng nhà nước quy định cơ chế cho vay vàtỉ lễ lãi suất ưu tiên cho các
DN thu mua lúa gạo tạm trữ trong giai đoạn giá lúa xuống thấp nhằm tăng cầu lúa
gạo đẩy giá lúa lên cao để góp phần tăng thu nhập của nông dân. Có thể thấy rằng
biện pháp này mang lại lợi ích cho cả nông dân và DN. Một mặt nông dân có thể
bán được lúa gạo với giá cao hơn, mặt khác, DN cũng thu được khoản lời do thu
mua lúa gạo tạm trữ và bán với giá cao hơn khi giá gạo trên thị trường thế giới tăng
lên.
Nghề trồng lúa xưa nay được xem là ngành sản xuất bấp bênh và phụ thuộc rất
lớn vào thời tiết. Nông dân trồng lúa thường bị mất mùa, thất bát… do thiên tai, hạn
hán, dịch bệnh. Do đó, năm 2011 bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ NN&PTNT tiến
hành thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở các địa phương nhằm bảo hiểm rủi ro cho
nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, sau một năm thực hiện thí điểm, bảo hiểm
Nông nghiệp còn nhiều điểm phải cải thiện. Thứ nhất, Cục Quản lý giám sát bảo
hiểm cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu hoàn thiện
cơ chế chính sách để tạo cơ chế thuận lợi nhất cho người nông dân. Thứ hai, giảm
phí bảo hiểm và nâng cao mức hỗ trợ bồi thường cho người trồng lúa. Thứ ba, cần
có chính sách khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm trong giai đoạn đầu để
người dân tham gia bảo hiểm rộng rãi hơn và thấy được lợi ích của bảo hiểm, từ đó
tạo thói quen tham gia bảo hiểm trồng lúa cho người nông dân.
3.2.1.4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến
Hiện nay tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa ở nước ta còn rất cao. Việc công nghiệp
hóa hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến là cần thiết nhằm giảm thiểu tỉ lệ tổn
thất từ khâu thu hoạch đến bảo quản, cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao
giá xuất khẩu của hạt gạo nước ta.
Bộ NN&PTNT cần phối hợp với bộKhoa học và Công nghệ đẩy mạnh nghiên
cứu, đầu tư và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, phơi sấy,
bảo quản, chế biến. Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến và chế tạo các loại
máy cắt, máy gặt đập phù hợp với điều kiện canh tác cụ thể của Việt Nam. Bộ khoa
học và Công nghệ cần tiến hành đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công
nghệ trong nông nghiệp, giảm thiểu tình trạng phải NK các loại máy móc cho nông
nghiệp vì chi phí cho NK máy móc rất cao. Đặc biệt trong khâu phơi sấy, cần
nghiên cứu và xây dựng các nhà máy sấy có công suất lớn và sử dụng các loại nhiên
liệu có sẵn ở địa phương như rơm, rạ, trấu, than củi…Để làm được điều này đòi hỏi
Việt Nam phải có nguồn nhân lực có trình độ khoa học kĩ thuật cao. Do đó, bên
cạnh sự phối hợp của Bộ Khoa học công nghệ cần có sự tham gia của Bộ Giáo dục
và Đào tạo trong việc đào tạo nguồn kỹ sư có trình độ cao. Chúng ta có thể đầu tư
cho kĩ sư chúng ta tu nghiệp ở nước ngoài để học hỏi những kĩ thuật sản xuất tiên
tiến ở các nước có nền cơ khí nông nghiệp phát triển. Thêm vào đó, bộ NN&PTNT
và bộ Tài chính cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho nông dân xây kho chứa thóc đảm
bảo bảo quản tốt hạt lúa, nâng cao phẩm chất gạo Việt Nam.
Bộ NN&PTNT cần phối hợp chặt chẽ với bộ Tài chính hỗ trợ vốn cho DN xuất
khẩu lúa gạo và hộ nông dân có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đối với DN
xuất khẩu, cần cải thiện cơ chế, chính sách cấp tín dụng giúp DN có thể mở rộng
xây dựng kho chứa thóc nhằm dự trữ lúa gạo trong giai đoạn giá thấp cũng như hỗ
trợ DN xoay vòng vốn. Đối với nông dân, cần hỗ trợ vốn cho nông dân mua sắm
máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất như máy xới, máy cày, máy
phun…Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ người dân mua phân bón, thuốc trừ
sâu, cỏ, dịch bệnh nhằm tránh được hiện tượng tăng giảm bất thường của thị
trườngcác mặt hàng này.
3.2.1.5. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm
Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng là mối quan tâm đối
với người tiêu dùng thế giới. Vì vậy để nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam
trên thế giới cũng như khu vực Trung Đông thì gạo Việt Nam cần đạt được các
chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hạt gạo. Vụ khoa học và Công
nghệ cần sửa đổi, bổ sung hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng đối với các sản phẩm
lúa gạo xuất khẩu và phối hợp với các cơ quan giám định Quốc tế tại Việt Nam tiến
hành kiểm tra gắt gao hơn đối với các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh
đó, vụ khoa học, công nghệ và môi trường trực thuộc bộ NN&PTNT phối hợp với
các chi cục địa phương hỗ trợ người trồng lúa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về sản
xuất lúa gạo an toàn như tiêu chuẩn Global G.A.P (Global Good Agricultural
Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) hay cao hơn nữa là chứng nhận hữu
cơ của Tổ chức quốc tế BIO Organic và nhãn hiệu gạo hữu cơ an toàn tuyệt đối có
lợi cho sức khỏe của Mỹ. Trước tiên, cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho các
DN và người nông dân biết về lợi ích của việc đạt được các chứng nhận trên và các
yêu cầu từ khâu gieo trồng tới khâu thu hoạch bảo quản để đạt được chứng nhận.
Bên cạnh đó, vụ khoa học công nghệ và môi trường cần hỗ trợ các địa phương đăng
kí kiểm tra, theo dõi nhằm đạt được các chứng nhận trên. Việc áp dụng các tiêu
chuẩn sẽ dễ dàng thực hiện hơn trên các mô hình cánh đồng kiểu lớn theo quy
hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu. Để đảm bảo tính tuân thủ chặt chẽ các tiêu
chuẩn, trên từng cánh đồng mẫu lớn cần có một kĩ sư am hiểu về thâm canh cây lúa
và nắm rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng để sản phẩm gạo có thể dễ dàng
đạt được chứng nhận tiêu chuẩn đó. Việc tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất lúa
theo các tiêu chuẩn quốc tế giúp gạo Việt Nam nâng cao chất lượng, tạo được uy tín
và lòng tin cho sản phẩm, giúp hạt gạo chúng ta dễ dàng thâm nhập hơn vào các thị
trường cao cấp như UAE, Ca-ta…
3.2.1.6. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại
Đối với thị trường Trung Đông, công tác xúc tiến thương mại cần sự can thiệp
rất lớn từ phía Nhà nước vì đây là thị trường khá mới mẻ đối với các DN Việt Nam.
Hiện nay các DN Việt Nam có rất ít thông tin về thị trường nhưng việc thăm dò tìm
hiểu thị trường của DN còn rất yếu. Nhiều DN chưa biết những khái niệm cơ bản
nhất về đất nước, pháp lý, kinh tế- xã hội của khu vực này chưa kể sự khác biệt về
ngôn ngữ đã làm ảnh hưởng không nhỏ khi làm việc trực tiếp với các đối tác khu
vực này cũng như rất khó gây được sự tin cậy, quan hệ thân thiết với khách hàng,
dẫntới việc khó đạt được thỏa thuận trong hợp đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh.Do đó, Nhà nước mà cụ thể là Cục Xúc tiến Thương mại trực thuộc
Bộ Công Thương phải tăng cường thông tin, đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị
trường khu vực này qua các kênh khác nhau. Cơ quan thương vụ tại nước ngoài nên
tăng cường cung cấp thông tin về điều tra thị trường về cho các DN được biết và khi
có yêu cầu thắc mắc từ phía DN, thương vụ cần cung cấp thông tin chính xác và
nhanh nhất để có thể giúp DN tiếp cận thị trường khu vực này tốt hơn. Bên cạnh đó,
do tình hình biến động thường xuyên về tổ chức, về địa chỉ, pháp nhân và phương
thức hoạt động của các DN Việt nam, gây rất nhiều khó khăn cho Thương Vụ trong
công tác kết nối đối tác XNK giữa hai bên. Do đó, Cục Xúc Tiến Thương Mại cần
có cơ chế thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về danh sách , địa chỉ đầy đủ ,
chức năng hoạt động chính của các DN sản xuất, kinh doanh XNK của Việt Nam để
cung cấp kịp thời cho các Thương Vụ.
Bên cạnh đó, Cục Xúc tiến Thương mại cần tăng cường tổ chức khảo sát thị
trường khu vực này, thông tin rộng rãi về các hội chợ, hội thảo ở các nước, đưa các
DN đi thăm và làm việc tại các thị trường trọng điểm của Trung Đông. Bên cạnh
đó, Bộ Ngoại giao cần tăng cường các chuyến thăm để thiết lập quan hệ hợp tác, mở
cơ hộikinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại thông qua
việc ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định tránh đánh thuế hai lần…với các
nước Trung Đông, tạo hành lang pháp lý cho hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai
phía.
BộCông thương cần tăng cường công tác tư vấn và hỗ trợ DN trong việc XTTM
vào thị trường khu vực này. Một số tư vấn và dịch vụ hỗ trợ cần tổ chức cho các
DN là:
Hỗ trợ về giấy phép, địa điểm giới thiệu và bán hàng
Thông tin thị trường, trong đó cung cấp tên, địa chỉ liên lạc của công tyvà
thông tin điều tra mặt hàng tại thị trường khu vực Trung Đông
Đại diện cho công ty trong việc tiếp thị chào hàng và các yêu cầu khác về
giao nhận, thanh toán.
Đại lý bán hàng
Thu xếp visa, khách sạn cho các chuyến đi khảo sát thị trường.
Tư vấn, thu xếp tham gia hội chợ.
Tư vấn về bảo vệ thương hiệu và bản quyền tại thị trường khu vực Trung
Đông.
Đây là những hỗ trợ rất thiết thực và cần thiết của chính phủ trong giai đoạn
hiện nay giúp DN có thể tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Trung Đông, thiết lập
những mối quan hệ làm ăn bước đầu để tạo tiền để cho việc xuất khẩu lâu dài vào
khu vực này.
3.2.1.7. Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho gạo xuất khẩu của
Việt Nam
Để nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt NamXK sang thị trường Trung
Đông, gạo Việt Nam cần chinh phục các thị trường đòi hỏi cao hơn về chất lượng
như Dubai, Ca-ta…Để làm được như vậy, Việt Nam cần xây dựng một thương hiệu
gạo quốc gia vừa có thể nói lên xuất xứ gạo Việt Nam vừa thể hiện chất lượng hạt
gạo xuất khẩu. Để làm được điều này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều thành phần
trong đó cần sự dẫn dắt và phối hợp của HHLT VN, Bộ NN&PTNT, Bộ Công
thương trong quá trình xây dựng thương hiệu gạo quốc gia. Việc xây dựng thương
hiệu gạo Việt Nam cần tập trung vào những đặc trưng riêng của gạo Việt Nam để
giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt gạo Việt Nam với các loại gạo khác. Việt
Nam cần tham khảo kinh nghiệm của các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới như
Thái Lan, Pakistan…Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài cần có sự
đầu tư vềtài chính, thời gian, con người, chiến lược quốc gia và sự hỗ trợ từ nhiều
phía. Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ việc bộ NN&PTNT và bộ Công thương xác
định mục tiêu xuất khẩu lâu dài, dự báo nhu cầu thị trường trong thời gian tới từ đó
xác lập chiến lược và xây dựng kế hoạch, tiếp thị, điều hành sản xuất, tiêu thụcho
sản phẩm. Đặc biệt, bao bì, mẫu mã, kiểu dáng đóng một vai trò quan trọng trong
việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia. Trong thời gian đầu xây dựng thương
hiệu, bao bì cung cấp các thông tin về người sản xuất, xuất xứ, phẩm chất của hạt
gạo và là những hình ảnh người tiêu dùng có thể nhận biết sản phẩm cho những lần
tiêu dùng sau. Do đó, gạo Việt Nam xuất khẩu muốn xây dựng thành công được
thương hiệu chung của mình thì phải đầu tư hơn nữa về bao bì xuất khẩu. Bộ Công
thương cần phải quy định cả về bao bì xuất khẩu đối với việc xuất khẩu của các
DNvà quy định một cách thống nhất về bao bì nhằm tạo dựnghình ảnh chung cho
gạo xuất khẩu của Việt Nam, dễ dàng hơn trong việc xây dựng thống nhất thương
hiệu gạo quốc gia Việt Nam.
Khi đã xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam, cần xây dựng những tiêu
chuẩn, quy định và đăng ký bảo hộ đối với việc sử dụng thương hiệu chung của
quốc gia. Điều này góp phần kiểm soát chất lượng gạo xuất khẩu, duy trì chất lượng
và hình ảnh hạt gạo Việt Nam trong mắt người tiêu dùng quốc tế. Bộ cần thành lập
một cơ quan trực thuộc bộ chịu trách nhiệm về thương hiệu gạo quốc gia chung này.
Nhiệm vụ chính của cơ quan này là đăng kí bảo hộ thương hiệu gạo quốc gia Việt
Nam tại các nước xuất khẩu lớn của Việt Nam trên thế giới trong đó có các quốc gia
khu vực Trung Đông, kiểm tra giám sát việc sử dụng thương hiệu chung của các
DN xuất khẩu. Phân định cụ thể trách nhiệm cụ thể của cơ quan này sẽ làm gia tăng
hiệu quả của chiến lược xây dựng thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam.
3.2.2. Giải pháp về phía hiệp hội
3.2.2.1. Tăng cường thông tin về thị trường Trung Đông
HHLT VN cần xây dựng trang thông tin điện tử về tình hình cung - cầu gạo, thị
trường trong nước và ngoài nước, khách hàng NK, giá cả và dự báo thương mại
gạo, thông tin về xuất khẩu và tiêu thụ thóc, gạo. Đặc biệt cần xây dựng một chuyên
mục riêng trên trang tin điện tử những thông tin như trên về tình hình tại khu vực
Trung Đông nhằm tạo một trang thông tin chính thức giúp DN chủ động tìm kiếm
đối tác, tăng cường xuất khẩu gạo với khu vực này. Thông tin cần phải được cập
nhật thường xuyên, nhanh chóng, chính xác và độ tin cậy cao để giúp DN có những
phản ứng kịp thời với thay đổi của thị trường, nắm bắt những cơ hội xuất khẩu tốt
hơn.
Bên cạnh đó, hiệp hội cần tăng cường thông tin cho các hội viên về phong tục,
tập quán kinh doanh mua bán tại khu vực này giúp DN có thể thuận lợi hơn khi xuất
khẩu với các đối tác tại Trung Đông dưới các hình thức như mở các hội thảo chuyên
đề về Trung Đông, các bài viết về khu vực này đăng trên báo chuyên ngành. Hơn
nữa, hiệp hội cần hướng dẫn hội viên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng xuất
khẩu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
3.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động phân phối gạo trực tiếp tại thị trường Trung
Đông
Hiệp hội cần hướng dẫn hội viên tăng cường hoạt động phân phối gạo trực tiếp
tại khu vực Trung Đông. Hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang
Trung Đông chủ yếu là các hợp đồng bán gạo thông qua trung gian. Do khoảng
cách địa lý Việt Nam đến khu vực Trung Đông khá xa nên các trung gian NK tại
khu vực này thích NK các lô hàng đến từ Ấn Độ, Pakistan hơn so với hàng đến từ
Việt Nam vì chi phí bỏ ra nhiều hơn cho chuyên chở. Điều này làm giảm đi tính
cạnh tranh của sản phẩm đồng thời người tiêu dùng không thể nhận biết được nguồn
gốc, xuất xứ gạo của Việt Nam để phát sinh nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.
Thêm vào đó, hệ thống bán lẻ thông qua chuỗi cửa hàng, siêu thị đang rất phát triển
tại khu vực này đặc biệt đối với các nước trong nhóm GCC tạo ra nhu cầu lớn hơn
cho gạo có thương hiệu và đóng gói nhỏ thích hợp cho bày bán ở siêu thị. Do đó,
hiệp hội lương thực cần có chính sách hỗ trợ các DN đóng gói gạo xuất khẩu, thiết
lập mối quan hệ với các đại lý, siêu thị cửa hàng lớn tại khu vực này nhằm tạo một
hướng đi mới cho xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Đông để có thể tạo nên một
bước đột phá, nâng cao NLCT mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường khu vực
này.
3.2.2.3. Hợp lý hóa, minh bạch hóavà tăng cường công tác quản lý điều
hành xuất khẩu gạo
Theo Điều 19 Nghị định 109/2010/NĐ-CP qui định HHLT VN có trách nhiệm
công bố giá sàn gạo xuất khẩu làm tham khảo cho các DN xuất khẩu. Tuy nhiên,
trong thời gian qua, một số DN đã không tuân thủ mức giá sàn quy định này, bán
giá thấp hơn giá sàn. Do đó, HHLT VN cần có biện pháp kiểm tra gắt gao hơn đối
với những hợp đồng xuất khẩu của các thành viên trong hiệp hội. Hiệp hội cần phạt
nặng các DN bán phá giá hoặc ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo nhỏ với giá thấp gây
mất ổn định thị trường. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu tham khảo cần được Hiệp
hội tính toán và công bố linh hoạt hơn phù hợp với những thay đổi của giá gạo trên
thị trường. Khi có thay đổi trong giá gạo tham khảo phải được Hiệp hội cập nhật
nhanh chóng trên website của Hiệp hội hoặc gửi trực tiếp cho các DN xuất khẩu gạo
cập nhật kịp thời để có thể đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu với mức giá hợp lý.
Hiệp hội cần tăng cường công tác dự báo xu hướng giá lúa gạo trên thị trường để
giúp các hội viên có kế hoạch xuất khẩu phù hợp, ký kết hợp đồng xuất khẩu khi giá
cao và ngược lại nhằm tăng mức lợi nhuận cho DN và tăng giá thu mua lúa cho
nông dân, tăng lợi nhuận của người trồng lúa.
Thêm vào đó, thực trạng tính đoàn kết giữa các DN trong Hiệp hội vẫn còn yếu,
thậm chí các hội viên còn cạnh tranh gay gắt với nhau trong khâu thu mua, xuất
khẩu gạo. Do đó, vai trò của Hiệp hội là cần tăng cường tính đoàn kết giữa các hội
viên thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, tổ chức các buổi sinh hoạt, họp mặt cuối
năm, để các hội viên có thể tạo mối quan hệ thân thiết hơn với nhau, chia sẻ thông
tin thị trường với nhau. Hơn nữa, Hiệp hội nên đưa vào điều khoản chia sẻ thông tin
thị trường là điều khoản bắt buộc giữa các hội viên để tạo sự bình đẳng giữa các hội
viên và các DN trong hiệp hội có nhiều thông tin hơn. Điều này đặc biệt quan trọng
đối với thị trường Trung Đông khi mà các DN Trung Đông thích làm ăn thông qua
các mối quan hệ cá nhân, quen biết. Khi một thành viên của hiệp hội đã có mối
quan hệ với các nhà NK gạo Trung Đông, nếu thành viên này chia sẽ thông tin với
các thành viên khác trong Hiệp hội, giới thiệu các thành viên khác cho đối tác
Trung Đông sẽ giúp các DN xuất khẩu gạo của Việt Nam mở rộng mối quan hệ với
nhiều DNNK gạo Trung Đông giúp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị
trường khu vực này. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần phải phân tích rõ các cơ hội và
thách thức của gạo Việt Nam đối với thị trường gạo Trung Đông để giúp các hội
viên nhận thức được tầm quan trọng của đoàn kết trong xuất khẩu gạo vào khu vực
này. Hiệp hội cần quy định những điều khoản phạt cụ thể đối với các thành viên có
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3.2.2.4. Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu gạo
Hiện nay, giá gạo của Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến động cung cầu
gạo trên thị trường thế giới. Do đó, nếu Việt Nam thành lập được quỹ dự trữ xuất
khẩu sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu lúa gạo rất nhiều trong việc ổn định giá mua lúa gạo
cho nhân dân và dự phòng một lượng gạo xuất khẩu hợp lý nhằm giữ giá gạo xuất
khẩu ổn định. Hiện nay, do phải thực hiện các yêu cầu khi Việt Nam là thành viên
của WTO nên việc thành lập quĩ hỗ trợ xuất khẩu gạodo HHLT VN thành lập và
quản lý sẽ tránh được những qui định cấm trợ cấp của WTO mà vẫn ổn định được
giá gạo, tạo điều kiện cho người sản xuất và kinh doanh gạo đầu tư nâng cao chất
lượng và công nghệ chế biến gạo, nâng cao NLCT của mặt hàng gạo.
Khi được thành lập, nguồn thu chính của quỹ là do các thành viên của quỹ đóng
góp. Sau đó, quỹ được bổ sung bằng lệ phí hàng năm và các khoản đóng góp khác
dựa trên kim ngạch xuất khẩu hoặc tỉ lệ lợi nhuận khi giá thị trường biến động theo
chiều hướng tốt và hội viên thu được lợi nhuận. Ngược lại, quỹ sẽ được chi ra để trợ
giá cho nông dân hoặc DN xuất khẩu để giúp duy trì sản xuất, kinh doanh xuất khẩu
phát triển ổn định, phòng tránh và hạn chế rủi ro khi mặt bằng giá thế giới giảm
mạnh. Hiệp hội cần thành lập một ủy ban độc lập chăm lo vấn đề cân đối thu chi để
đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch số tiền của quỹ. Hàng tháng, ủy ban này phải báo
cáo với toàn thể các DN thuộc hiệp hội về thu và sử dụng số tiền quỹ để tất cả thành
viên của quỹ được biết.
3.2.3. Giải pháp về phía các doanh nghiệp
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào
Hiện nay, các DN xuất khẩu gạo Việt Nam khi có hợp đồng xuất khẩu mới tiến
hành thu mua từ các thương lái, điều này làm giảm tính chủ động và làm giảm chất
lượng gạo xuất khẩu. Do thương lái khi mua lúa từ các hộ sản xuất lúa gạo đã
không tiến hành phân loại các giống lúa khác nhau mà trộn chung với nhau trong
khi lúa gạo ở Việt Nam được gieo trồng chủ yếu nhỏ lẻ dẫn đến hạt gạo không được
đồng nhất về chất lượng, hỗn tạp nhiều giống lúa khác nhau, giảm phẩm chất hạt lúa
đầu vào. Vì vậy DN cần cải thiện chất lượng lúa đầu vào thông qua liên kết với hộ
nông dân sản xuất lúa và tổ chức lại khâu thu mua lúa.
Các DN xuất khẩu cần liên kết chặt chẽ với hộ nông dân trồng lúa ở các địa
phương cụ thể nhằm sản xuất lúa tập trung cho xuất khẩu vào Trung Đông. Hiện
nhu cầu ở Trung Đông bên cạnh các thị trường truyền thống đòi hỏi chất lượng gạo
trung bình như I-rắc, Yemen…tồn tại nhu cầu rất lớn đối với gạo chất lượng cao
như thị trường các nước GCC. Do đó, về lâu dài, để tăng NLCT của gạo Việt Nam
XK vào thị trường này, các DN nên hợp tác với hộ nông dân quy hoạch vùng trồng
lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu gạo vào khu vực này. Khi DN hợp tác với các
hộ nông dân sẽ giúp người nông dân an tâm sản xuất và mạnh dạn trồng các giống
lúa chất lượng cao. DN cần hướng dẫn người dân áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn Global GAP và đăng kí chứng nhận này để tạo uy tín cho mặt
hàng gạo xuất khẩu của DN. DN cần giám sát chặt chẽ các hộ nông dân trong tất cả
các khâu từ chọn giống, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản để nông dân có thể tạo
ra hạt lúa có chất lượng phù hợp với nhu cầu của DN và phù hợp với hệ thống tiêu
chuẩn Global GAP.
Bên cạnh đó, DN cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các hạt lúa mà mình
thu mua theo hướng tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm mà nhà nước ban hành và yêu cầu của đối tác NK nhằm đáp ứng
yêu cầu xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu đầu vào đồng nhất về chất lượng. DN cần
tiến hành phân loại hạt lúa thu mua theo các phẩm chất khác nhau bằng cách quy
định tiêu chuẩn cụ thể cho từng cấp phẩm chất lúa và thu mua ở các mức giá khác
nhau. Làm được như trên sẽ giúp hạt gạo xuất khẩu đạt được độ đồng nhất về chất
lượng. Đồng thời các tiêu chuẩn trên phải được phổ biến rộng rãi từ khâu gieo trồng
cho các hộ nông dân biết để hộ nông dân có thể chủ động sản xuất đạt được chất
lượng hạt lúa như yêu cầu của DN.
Bên cạnh đó, DN cần đầu tư vốn xây dựng hệ thống kho bảoquản đủ lớn, đáp
ứng tốt các yêu cầu về bảo quản nông sản nhằm đảm bảo duy trì chất lượng gạo
trong quá trình lưu kho bảo quản.
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng khâu chế biến gạo
Bên cạnh nguyên liệu đầu vào, khâu chế biến gạo được xem là quá trình làm
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo. Do đó, DN cần chú trọng nâng cao chất
lượng khâu chế biến gạo.
DN cần xây dựng các nhà máy xay xát chế biến gạo với công suất lớn, áp dụng
các trang thiết bị hiện đại nhằm làm giảm tỉ lệ hao hụt trong chế biến, nâng cao chất
lượng gạo thành phẩm. DN cần mạnh dạn đầu tư vốn NK các máy xay xát, máy tẩy
trắng, máy sàng lọc tạp chất, máy lau bóng gạo, máy bóc vỏ lúa…tiên tiến, hiện đại
nhất trên thế giới. Áp dụng các loại máy móc hiện đại với công suất lớn giúp DN
tạo ra sản phẩm gạo với chất lượng tốt hơn với cùng một đầu vào và giảm chi phí
nhờ thiết bị có công suất lớn. Điều này giúp giảm giá thành gạo thành phẩm xuất
khẩu, tăng sức cạnh tranh cho gạo của DN.
Bên cạnh đó, DN cần áp dụng hệ thống chế biến gạo xuất khẩu theo đúng tiêu
chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO, GMP, HACCP hay Global GAP, các
tiêu chuẩn chất lượng tổng thể (TQM- Total Quality Management) và những tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhằm giúp gạo xuất khẩu Việt Nam thâm
nhập vào thị trường các nước trong nhóm GCC và một số thị trường có yêu cầu cao
về chất lượng gạo trong khu vực Trung Đông.
Để làm được những điều trên, DN cần tổ chức các buổi huấn luyện cho nhân
viên nhà máy chế biến gạo hiểu rõ cách vận hành các máy móc, thiết bị, hiểu và
tuân thủ đúng quy trình chất lượng chế biến gạo mà DN đang áp dụng.
3.2.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xuất khẩu gạo là một nhiệm vụ
mang tính chiến lược của DN, không chỉ giải quyết nhu cầu hiện tại mà còn là chiến
lược phát triển lâu dài của DN, đặc biệt trong điều kiện DN Việt Nam chưa có nhiều
thông tin về thị trường Trung Đông như hiện nay.
Thứ nhất, DN cần có một cố vấn hay nhân viên am hiểu thị trưĐBSCLờng
Trung Đông về các thủ tục hải quan, phong tục tập quán tiêu dùng, văn hóa, các
nghi thức giao tiếp, cách làm ăn buôn bán của các thương nhân khu vực Trung
Đông và thông thạo tiếng Ả rập. Ngoài ra, DN cần xây dựng chiến lược đào tạo và
đào tạo lại nhân viên một cách thường xuyên. Đối với những nhân viên mới DN cần
có chiến lược đào tạo theo một trình tự nhất định. Đối với những nhân viên cũ DN
cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin về thị trường.
DN cần phân công một nhóm hay tổ nhân viên chịu trách nhiệm đối với thị trường
khu vực Trung Đông vì đây là thị trường rất tiềm năng và mặt hàng gạo của Việt
Nam đang trong giai đoạn đầu thâm nhập nên cần sự quan tâm chú ý nhiều từ phía
DN.
Cần kết hợp nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo tại chỗ, đào tạo
ngắn hạn, dài hạn, tập trung, phi tập trung, đào tạo qua mạng…DN có thể tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về thị trường, con người, văn hóa của các quốc gia khu vực
Trung Đông để giúp các nhân viên thông qua cuộc thi có nhiều thông tin hơn về thị
trường này. DN cần phải có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá thể
nhân viên tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình như tài trợ một phần học phí,
giảm giờ làm việc tại công ty… khi nhân viên tham gia khóa học phục vụ cho công
việc
DN cần thành lập một quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực
bằng cách trích từ phúc lợi công ty hoặc từ nguồn vốn đầu tư và phát triển hoặc chủ
động phối hợp với các DN trong HHLT VN thành lập một quỹ chung phục vụ cho
mục đích bồi dưỡng phát triển nhân lực trong ngành xuất khẩu gạo gắn với thị
trường cụ thể mà đặc biệt là thị trường khu vực Trung Đông.
3.2.3.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Hiện nay, những hiểu biết của DN về thị trường khu vực Trung Đông còn hạn
hẹp dẫn đến tâm lý e sợ trong việc xúc tiến thương mại vào thị trường khu vực này.
DN cần tiến hành nghiên cứu những đặc điểm về thị trường như thị hiếu tiêu dùng
gạo của từng nước trong khu vực, dung lượng thị trường, cầu và lượng cầu gạo…từ
đó đưa ra chiến lược xuất khẩu, xúc tiến thương mại một cách hiệu quả nhất. Việc
nghiên cứu thị trường của DN có thể thực hiện thông qua việc tham dự các hội thảo
do Cục xúc tiến Thương mại bộ Công thương tổ chức như hội thảo đẩy mạnh xuất
khẩu vào thị trường Trung Đông và châu Phi được tổ chức trong thời gian vừa quan,
hoặc dưới hình thức các bài nghiên cứu, đề tài và chương trình nghiên cứu về khu
vực Trung Đông. DN cũng có thể tìm hiểu một số đặc điểm chung của thị trường
thông qua cổng thông tin thị trường nước ngoài hoặc thông qua các cuộc nói chuyện
trao đổi kinh nghiệm giữa các DN trong HHLT VN. Ngoài ra DN cần cập nhật và
nghiên cứu kĩ về biến động nhu cầu NK, biến động giá gạo NK tại khu vực này để
từ đó có những chiến lược thích nghi kịp thời.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường ở khu vực Trung Đông cần sự phối hợp
giữa nhiều DN. Bởi hiện nay, quy mô và nguồn vốn của DN Việt Nam còn nhỏ,
việc hợp tác nghiên cứu một thị trường lớn sẽ giúp tăng nguồn vốn, tăng sức mạnh
cho công tác nghiên cứu, tập trung được đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và phân
tích thị trường giúp đưa ra một kết quả nghiên cứu tốt nhất sát với thực tế nhất. Bên
cạnh tự mình tổ chức nghiên cứu thị trường, DN có thể thuê các công ty chuyên về
nghiên cứu thị trường giúp các DN có được những thông tin về thị trường mà DN
cần một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao.
Dựa trên các kết quả thu được từ khâu nghiên cứu thị trường, DN đề ra những
chiến lược thâm nhập các thị trường mới và mở rộng các thị trường cũ một cách tối
ưu nhất phù hợp với nguồn lực hiện có của DN và có chiến lược phát triển DN theo
hướng tối ưu nhất để nâng cao NLCT sản phẩm lúa gạo xuất khẩu của DN từ đó
tăng NLCT của DN và góp phần tăng NLCT mặt hàng gạo của Việt Nam tại khu
vực Trung Đông.
3.2.3.5. Mở rộng hệ thống phân phối gạo xuất khẩu tại thị trường nước
ngoài
Hiên nay, hầu hết các DN xuất khẩugạo Việt Nam nói chung và DN xuất khẩu
sang thị trường Trung Đông nói riêng không xuất khẩu trực tiếp vào thị trường NK
mà phải thông qua các môi giới trung gian là các nhà NK gạo hay cơ quan NK của
một nước. Do đó, mạng lưới đối tác là một nhân tố rất quan trọng trong việc bán sản
phẩm của DN ra thị trường nước ngoài và được xem là nguồn lực then chốt bên
ngoài của DN xuất khẩu. Thông thường phải mất nhiều năm mới thiết lập được một
mạng lưới đối tác ở nước ngoài, đặc biệt tại thị trường Trung Đông nơi mà các mối
quan hệ làm ăn chủ yếu dựa vào các mối quan hệ quen biết lâu ngày. Vì vậy,
DNViệt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Đông cần nổ lực thiết lập các mối quan hệ
làm ăn tại thị trường Trung Đông nhằm tạo một cầu nối giữa DN và người tiêu dùng
NK.Cụ thể, DN cần thiết lập mối quan hệ với các nhà phân phối lớn trên từng thị
trường như các chuỗi cửa hàng cung cấp gạo, hệ thống siêu thị, nhà phân phối bán
lẻ…từ đó DN dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm DN thâm nhập vào thị trường
hay mở rộng thị phần hiện có của DN. Để thiết lập được mối quan hệ này, đầu tiên
DN cần gửi chào hàng thường xuyên đến với DNNK đối tác. Khi đã nhận được đơn
hàng đầu tiên, DN phải thực hiện thật nghiêm túc hợp đồng. Vì người Trung Đông
xem trọng mối quan hệ cá nhân khi kinh doanh, DN cần có những chuyến viếng
thăm DN đối tác giúp thắt chặt mối quan hệ giữa DN và DN đối tác. Thêm vào đó,
DN cần thành lập các văn phòng đại diện tại một số thị trường trọng yếu như UAE,
Iran, I-rắc, Ả rập Xê út…nhằm hỗ trợ kịp thời cho các đối tác trong việc quảng bá
và phân phối sản phẩm.
Trong tương lai DN cần hướng tới một hệ thống phân phối trực tiếp gạo tại thị
trường Trung Đông thông qua việc mở các cơ sở bán gạo của công ty trực tiếp tại
thị trường khu vực này. DN cần tìm hiểu về pháp luật của các nước trong khu vực
để tổ chức hình thức pháp lý của cơ sở phân phối trực tiếp một cách hợp lý nhằm
giảm thuế suất nhỏ nhất có thể nhưng hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Hệ
thống phân phối gạo trực tiếp giúp DN có những thông tin phản hồi nhanh nhất về
phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của DN từ đó DN có thể cải tiến, thay
đổi gạo cung cấp phù hợp nhất.
3.2.3.6. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo xuất khẩu
Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với hạt gạo Việt, trong thời
gian qua, vấn đề xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam đã rất được quan tâm
chú trọng. Có thể nói, thương hiệu là vấn đề sống còn đối với hạt gạo Việt Nam
trong thời gian tới, giúp DN xuất khẩu gạo tạo được chỗ đứng trên thị trường thế
giới nói chung và khu vực Trung Đông nói riêng. Ngoài thương hiệu gạo chung cho
quốc gia, các DN cần xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình.
Khi Việt Nam đã có thương hiệu gạo chung của cả nước, mỗi DN cần xây dựng
một thương hiệu riêng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng tại khu vực Trung Đông
và định hướng, mục tiêu phát triển của DN. DN cần xây dựng kế hoạch, định hướng
xây dựng và phát triển thương hiệu của mình để từ đó đưa ra những chiến lược hành
động cụ thể nhằm tạo dựng và quảng bá hình ảnh tại thị trường. Bên cạnh đó, để có
thể rút ngắn thời gian xây dựng thương hiệu, DN có thể mua lại các thương hiệucủa
nhà phân phối gạo tại thị trường khu vực này để tận dụng uy tín của thương hiệu mà
DN mua lại, mở rộng phân phối gạo của DN đến tay người tiêu dùng khu vực.
Để xây dựng thành công thương hiệu gạo, vấn đề then chốt là chất lượng hạt
gạo. DN cần đảm bảo cung cấp gạo có chất lượng tốt đồng đều và ổn định vì thương
hiệu gắn liền với chất lượng. Bên cạnh đó, bao bì hạt gạo cũng rất quan trọng. DN
cần chú trọng đến việc thiết kế bao bì, mẫu mã, gắn nhãn mác cho sản phẩm của
mình. Xây dựng thành công bao bì giúp người tiêu dùng khắc sâu hơn hình ảnh
thương hiệu của DN, kích thích tiêu dùng tăng lên và giúp DN mở rông thị trường
tiêu thụ.
Khi đã xây dựng thương hiệu gạo riêng của DN, DN cần đăng kí và hoàn tất thủ
tục về đăng kí thương hiệu và nhãn mác hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ trực thuộc
Bộ Khoa học vàCông nghệ Việt Nam. Đồng thời, DN cần đăng kí bảo hộ thương
hiệu của mình ở thị trường khu vực Trung Đông theo thỏa ước Madridvì Việt Nam
đã là thành viên của thỏa ước này hoặc đăng kí bảo hộ trực tiếp tại các nước trong
khu vực này.
3.2.3.7. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
Hiện nay, gạo Việt Nam có thị phần còn nhỏ tại khu vực Trung Đông một phần
nguyên nhân là do các DN Việt Nam còn yếu kém trong khâu xúc tiến thương mại.
Bên cạnh những hỗ trợ của Cục Xúc tiến thương mại trực thuộc bộ Công thương,
các DN Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của DN tại thị
trường Trung Đông.
Thứ nhất, các DN cần chủ động tham gia các hội chợ nông nghiệp được tổ chức
hàng năm như triễn lãm và hội chợ quốc tế gạo được tổ chức tại UAE (Dubai hay
Abu Dhabi). Đây là cơ hội rất tốt giúp các DN giới thiệu sản phẩm của mình với các
đối tác tiềm năng trong khu vực Trung Đông từ đó có thể tìm kiếm những cơ hội
hợp tác xuất khẩu gạo vào thị trường khu vực này. Đồng thời DN có thể quảng bá
thương hiệu gạo của mình với các khách hàng và học hỏi được kinh nghiệm từ các
nước khác tham gia hội chợ triển lãm để có thể nghiên cứu áp dụng, nâng cao hiệu
quả công tác quảng bá của mình tại khu vực Trung Đông.
Thứ hai, các DN cần liên kết với nhau chủ động tiến hành các hoạt động xúc
tiến vào Trung Đông để tăng sức mạnh và giảm được chi phí đáng kể, gia tăng uy
thế của hoạt động xúc tiến thương mại, hướng đến khách hàng tốt hơn. Ngoài ra,
DN có thể đăng kí tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do bộ Công
thương tổ chức để có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước giúp DN tiếp cận thị
trường và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả. DN nên liên hệ với thương vụ
của Việt Nam tại khu vực này để nhận được sự giúp đỡ về những thông tin thị
trường vì thương vụ là cơ quan nắm rõ nhất những thông tin về thị trường khu vực
đồng thời thương vụ cũng là cầu nối giúp DN tìm kiếm những đối tác phù hợp.
Thứ ba, DN cần tích cực tận dụng các phương tiện quảng bá trên Internet, các
cổng giao dịch thương mại để quảng bá thương hiệu của mình. Hiện nay, cùng với
sự phát triển của Internet, hình thức quảng bá trên mạng ngày càng phổ biến và tỏ ra
hiệu quả xét theo yếu tố chi phí, góp phần hỗ trợ rất nhiều cho DN. Chính vì vậy,
DN cần tăng cường công tác quảng bá qua mạng thông qua các cổng giao dịch
thương mại trực tuyến lớn và phổ biến tại khu vực.
Tóm lại, trong bối cảnh áp lực cạnh tranh mặt hàng gạo XK của VN tại thị
trường Trung Đông và thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, việc đề xuất và thực
hiện các giải pháp đồng bộ để thích nghi và nâng cao NLCT XK là một yêu cầu cấp
thiết. Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình XK cũng như đánh giá NLCT mặt
hàng gạo XK của VN tại thị trường Trung Đông, ở chương 3 tác giả đã đưa ra hệ
thống các giải pháp bao gồm 3 nhóm chính: (1) Nhóm giải pháp về phía Nhà nước,
(2) Nhóm giải pháp về phía HHLT VN, (3) Nhóm giải pháp về phía các DN nhằm
nâng cao NLCT XK mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Đông trong thời
gian tới.
KẾT LUẬN
Mặt hàng gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Việc tìm hiểu NLCT của mặt hàng gạo là rất cần thiết. Trong bối cảnh hiện
nay, thị trường Trung Đông là một thị trường mới và rất tiềm năng đối với việc xuất
khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Trong suốt khóa luận này, tác giả đã tập trung
vào việc tìm hiểu về NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam XK sang Trung Đông.
Thứ nhất, ở chương 1 tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh, NLCT
của một mặt hàng và các chỉ tiêu đánh giá NLCT của một mặt hàng XK. Theo đó,
một số chỉ tiêu chính đánh giá NLCT của một mặt hàng XK là chất lượng sản phẩm,
giá, kênh phân phối, quảng cáo và xúc tiến thương mại, nhân lực, RCA, thị phần.
Đồng thời, theo mô hình kim cương của Michael Porter các nhân tố ảnh hưởng đến
NLCT của mặt hàng XK gồm có điều kiện các yếu tố đầu vào, điều kiện về cầu, các
ngành hỗ trợ và liên quan, chiến lược của DN, cơ cấu tổ chức và môi trường cạnh
tranh, vai trò của chính phủ và cơ hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng cung cấp những
thông tin về thị trường gạo Trung Đông, những tiềm năng, lợi thế của Việt Nam
trong việc nâng cao NLCT của mặt hàng gạo XK của Việt Nam vào khu vực này.
Từ những kinh nghiệm của Thái Lan và Pakistan, tác giả đã rút ra những bài học
cho Việt Nam trong việc nâng cao NLCT của mặt hàng gạo XK tại thị trường Trung
Đông.
Ở chương 2 ta thấy thực trạng tình hình XK mặt hàng gạo của Việt Nam sang
Trung Đông vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thương mại về gạo giữa 2 bên.
Điều này thể hiện qua kim ngạch XK còn thấp, cơ cấu mặt hàng XK chưa đa dạng,
thị trường XK còn hạn hẹp, thị phần còn thấp so với các đối thủ khác. Các chỉ tiêu
về chất lượng gạo, quảng cáo và xúc tiến thương mại, kênh phân phối của gạo Việt
Nam tại Trung Đông còn rất yếu kém. Tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn có lợi thế ở các
nhân tố như yếu tố sản xuất, sự hỗ trợ từ phía chính phủ và những cơ hội mới trong
quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu.
Từ thực trạng NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam XK sang Trung Đông, tác giả
đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao NLCT của mặt hàng gạo XK của Việt
Nam sang thị trường này. Giải pháp được đưa ra theo từng nhóm đối tượng là chính
phủ, HHLT VN và DN. Tác giả mong rằng những giải pháp này có thể nâng cao
NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam XK sang thị trường Trung Đông, nâng cao kim
ngạch XK, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và
nâng cao đời sống nhân dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_noi_dung_8564.pdf