NÉN ẢNH SỬ DỤNG BIẾN ĐỔI WAVELET VÀ
ỨNG DỤNG TRONG CÁC DỊCH VỤ DỮ LIỆU ĐA
PHƯƠNG TIỆN DI ĐỘNG
1.1. Cơ sở nghiên cứu và mục đích của luận văn
Để có thể sử dụng các dịch vụ Internet không dây cũng như nhiều
dịch vụ dữ liệu khác trên nền các ứng dụng di động cần có một kỹ thuật
then chốt để có thể hỗ trợ truyền thông nhiều dạng dữ liệu trong thông tin
di động tế bào như: thoại, văn bản, hình ảnh và video. Tuy nhiên vấn đề
truyền thông nội dung đa phương tiện trong thông tin di động gặp một số
khó khăn: băng thông của mạng di động tế bào, nhiễu kênh, giới hạn của
pin cho các ứng dụng, tính tương thích dữ liệu giữa các thuê bao. Trong
khi việc cải thiện băng thông di động cần một công nghệ mới của tương
lai còn việc cải thiện giới hạn của pin không đáp ứng được sự phát triển
của các dịch vụ tương lai, thì phương pháp giảm kích thước dữ liệu bằng
các kỹ thuật nén là một cách tiếp cận hiệu quả giải quyết các khó khăn
trên.
Mặc dù cho đến nay có rất nhiều kỹ thuật nén dữ liệu đa phương
tiện như: chuẩn JPEG (dựa trên biến đổi DCT), chuẩn JPEG2000 (dựa
trên biến đổi Wavelet) và chuẩn MPEG, tuy nhiên những kỹ thuật này chỉ
tập trung vào hiệu quả nén và cố gắng đánh mất chất lượng ảnh ít vì thế
chúng bỏ qua vấn đề tiêu hao năng lượng trong quá trình nén và truyền
RF (trong thông tin động). Luận văn này trình bầy một kỹ thuật hiệu quả
để khắc phục những khó khăn trên cho loại dữ liệu đa phương tiện điển
hình trong thông tin di động là ảnh tĩnh. Đó là kỹ thuật nén ảnh sử dụng
biến đổi Wavelet thích nghi và hiệu năng cho dữ liệu đa phương tiện
trong thông tin di động.
MỤC LỤC
CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN 5
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH 7
LỜI GIỚI THIỆU .8
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 9
1.1. Cơ sở nghiên cứu và mục đích của luận văn .9
1.2. Tổ chức luận văn 10
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN CÁC KỸ THUẬT NÉN TRONG MÃ HOÁ
ẢNH 11
2.1. Giới thiệu chung về nén ảnh số .11
2.2. Phân loại các kỹ thuật nén .13
2.2.1. Nén tổn hao và không tổn hao 13
2.2.2. Mã hoá dự đoán và mã hoá dựa trên phép biến đổi 13
2.2.3. Mã hoá băng con .14
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng mã hoá ảnh .14
2.4.Các kỹ thuật nén có tổn hao 15
2.4.1. Kỹ thuật mã hoá băng con 15
2.4.2. Kỹ thuật mã hoá dựa trên phép biến đổi .19
2.4.2.1. Kỹ thuật mã hoá dựa trên phép biến đổi DCT .19
2.4.2.2. Kỹ thuật mã hoá dựa trên phép biến đổi DWT .25
CHƯƠNG 3:CƠ SỞ LÝ THUYẾT BIẾN ĐỔI WAVELET .30
3.1. Cơ sở toán học .30
3.1.1. Biến đổi Wavelet liên tục 30
3.1.2. Biến đổi Wavelet rời rạc .32
3.2. Tính chất của biến đổi Wavelet 33
3.3. Giới thiệu một số họ Wavelet 37
3.3.1. Biến đổi Wavelet Haar 37
3.3.2. Biến đổi Wavelet Meyer .38
3.3.3. Biến đổi Wavelet Daubechies .38
3.4. Một số ứng dụng nổi bật của Wavelet .39
3.4.1. Nén tín hiệu .39
3.4.2. Khử nhiễu .40
3.4.3. Mã hoá nguồn và mã hoá kênh .40
CHƯƠNG 4:CHUẨN NÉN ẢNH TĨNH DỰA TRÊN BIẾN ĐỔI
WAVELET – JPEG2000 41
4.1. Lịch sử ra đời và phát triển chuẩn JPEG2000 .41
4.2. Các tính năng của JPEG2000 41
4.3. Các bước thực hiện nén ảnh theo chuẩn JPEG2000 .42
4.3.1. Xử lý trước biến đổi 42
4.3.2. Biến đổi liên thành phần .42
4.3.3. Biến đổi riêng thành phần (biến đổi Wavelet) 43
4.3.4.Lượng tử hoá - Giải lượng tử hoá 44
4.3.5. Mã hoá và kết hợp dòng dữ liệu sau mã hoá 45
4.3.6. Phương pháp mã hoá SPIHT 45
4.3.7. Phương pháp mã hoá EZW .47
4.4. So sánh chuẩn JPEG2000 với JPEG và các chuẩn nén ảnh tĩnh
khác .49
CHƯƠNG 5:ỨNG DỤNG WAVELET TRONG CÁC DỊCH VỤ DỮ
LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG .54
5.1. Nén ảnh bằng Wavelet .54
5.2.1. Sơ đồ khối tổng quát .54
5.1.2. Biến đổi Wavelet .55
5.1.3. Tính toán năng lượng tiêu hao 56
5.2. Thuật toán nén ảnh bằng Wavelet hiệu năng - EEW .58
5.2.1. Hiệu năng của các kỹ thuật loại bỏ .60
5.3.2. Các kết quả thực nghiệm 62
5.3.2.1. Ảnh hưởng đến năng lượng tính toán và chất lượng ảnh 62
5.3.2.2. Ảnh hưởng đến năng lượng truyền thông và chất lượng
ảnh .62
5.4. Các tham số nén ảnh bằng Wavelet .62
5.4.1. Thay đổi mức biến đổi Wavelet 62
5.4.2. Thay đổi các mức lượng tử .62
5.5. Truyền ảnh trên mạng .62
5.5.1. Phương pháp lựa chọn tham số động 62
5.5.2. Kết quả thực nghiệm .62
KẾT LUẬN .63
Kết quả đạt được và ứng dụng của luận văn .63
Hướng phát triển nghiên cứu 63
PHỤ LỤC 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3540 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nén ảnh sử dụng biến đổi wavelet và ứng dụng trong các dịch vụ dữ liệu đa phương tiện di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và ( ),a b tψ . Các hàng của ma trận tương ứng với các giá
trị của a và các cột tương ứng với các giá trị của b do cách tính biến đổi
Wavelet theo tích vô hướng đã trình bày ở trên:
( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )* , ,, , a b a bf t g t f t g t dt f t t f t t dtψ ψ∞ ∞−∞ −∞= ⇒ =∫ ∫ (3.11)
3.1.2. Biến đổi Wavelet rời rạc
Việc tính toán các hệ số Wavelet tại tất cả các tỉ lệ là một công việc
hết sức phức tạp. Nếu tính toán như vậy sẽ tạo ra một lượng dữ liệu
khổng lồ. Để giảm thiểu công việc tính toán người ta chỉ chọn ra một tập
nhỏ các giá trị tỉ lệ và các vị trí để tiến hành tính toán. Hơn nữa nếu việc
tính toán được tiến hành tại các tỷ lệ và các vị trí trên cơ sở luỹ thừa cơ số
2 thì kết quả thu được sẽ hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều. Quá trình
chọn các tỷ lệ và các vị trí để tính toán như trên tạo thành lưới nhị tố
(dyadic). Một phân tích như trên hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ
biến đổi Wavelet rời rạc (DWT). Do đó, việc tính toán biến đổi DWT thực
chất là sự rời rạc hoá biến đổi Wavelet liên tục (CWT); việc rời rạc hoá
được thực hiện với sự lựa chọn các hệ số a và b như sau:
2 ; 2 ; ,m ma b n m n Z= = ∈ (3.12)
Việc tính toán hệ số của biến đổi Wavelet có thể dễ dàng thực hiện
bằng các băng lọc số nhiều nhịp đa kênh, một lý thuyết rất quen thuộc
trong xử lý tín hiệu.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Shift n
m = -2
m = -1
m = 0
m = 1
m = 2
Hình 3.1. Minh hoạ lưới nhị tố dyadic với các giá trị của m và n
3.2. Tính chất của biến đổi Wavelet
Tất cả chúng ta đều biết rằng biến đổi Fourier là một biến đổi đã
và đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học và kỹ thuật
khác nhau. Biến đổi Fourier chuyển một hàm tín hiệu từ miền thời gian
sang miền tần số. Sử dụng biến đổi Fourier ta có thể biết được trong tín
hiệu ( )f t có các thành phần tần số nào. Tuy nhiên biến đổi Fourier có
một nhược điểm cơ bản là với một tín hiệu ( )f t ta không thể biết được
rằng tại một thời điểm t thì tín hiệu có các thành phần tần số nào. Một
phép biến đổi tốt hơn biến đổi Fourier phải là phép biến đổi có đầy đủ
tính năng của biến đổi Fourier và có khả năng xác định xem tại một thời
điểm t bất kỳ trong tín hiệu ( )f t có thành phần tần số nào. Phép biến đổi
Wavelet ra đời đã khắc phục được các nhược điểm của biến đổi Fourier
trong phân tích tín hiệu. Biến đổi Wavelet dù chỉ làm việc với các tín hiệu
một chiều (liên tục hoặc rời rạc) nhưng sau khi biến đổi xong ta thu được
một hàm số hai biến hoặc một tập các cặp giá trị ( ),W a b minh họa các
thành phần tần số khác nhau của tín hiệu xảy ra tại thời điểm t . Các giá
trị ( ),iW a b tạo thành một cột (i=1, 2,...., n) cho biết một thành phần tần số
có trong những thời điểm t nào và các giá trị ( ), iW a b tạo thành hàng cho
biết tại một thời điểm t của tín hiệu ( )f t có các thành phần tần số nào.
Được nghiên cứu từ trước những năm 80 của thế kỷ trước và cũng đã
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
được ứng dụng trong một số ngành khoa học và công nghệ khác nhau
nhưng biến đổi Wavelet vẫn là một lĩnh vực đang và sẽ tiếp tục được
nghiên cứu và phát triển cũng như ứng dụng rộng rãi hơn nữa. Tham số b
trong biến đổi Wavelet cho biết khoảng dịch của hàm Wavelet mẹ và độ
phân giải các tần số khác nhau của ( )f t được minh họa bởi hệ số tỷ lệ
chính là a. Biến đổi Wavelet ngày càng được áp dụng rộng rãi đặc biệt là
trong xử lý tiếng nói, xử lý ảnh số. Tín hiệu tiếng nói là tín hiệu một
chiều nhưng do đặc điểm của tiếng nói là tín hiệu không dừng nên việc sử
dụng Fourier là không đủ để phân tích một cách đầy đủ các đặc trưng của
tiếng nói. Khác với tín hiệu tiếng nói, xử lý tín hiệu ảnh số là xử lý tín
hiệu hai chiều và do đặc điểm của ảnh số là bao giờ cũng có tính định
hướng và tính định vị. Tính định hướng của một ảnh nghĩa là trong ảnh
bao giờ cũng có một số ít các thành phần tần số nhưng các thành phần tần
số này trải rộng trên toàn bộ không gian ảnh còn tính định vị của ảnh
chính là tính chất biểu thị rằng tại một vùng của ảnh có thể có rất nhiều
thành phần tần số. Ảnh biểu thị tính định vị rõ nhất chính là ảnh có nhiều
biên vùng phân tách rõ rệt, tại các đường biên bao giờ cũng có nhiều
thành phần tần số khác nhau, còn hầu hết các ảnh có tông liên tục đều là
những ảnh có tính định hướng.
Ngoài ra người ta thường áp dụng một cách kết hợp biến đổi
Wavelet với các hàm Wavelet thích hợp với dạng tín hiệu cần khảo sát và
phép phân tích đa phân giải để việc xử lý tín hiệu tiếng nói và hình ảnh
đạt hiệu quả cao hơn. Trước khi xem xét ứng dụng của phân tích đa phân
giải trong nén ảnh, chúng ta xem xét lý thuyết về đa phân giải trong phân
tích tín hiệu. Giả sử chúng ta cần xấp xỉ hoá một tín hiệu liên tục có dạng
một hàm bình phương khả tích ( )f x bằng một tập các giá trị rời rạc (ví
dụ hàm ( )f x là hàm cường độ sáng của ảnh). Phép xấp xỉ đơn giản thực
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
hiện dựa trên lý thuyết phép lấy trung bình và dựa vào hàm xấp xỉ là hàm
( )xϕ có dạng:
( ) [ )1 0,1
0
x
xϕ ⎧ ∈⎪= ⎨⎪⎩ c¸c gi¸ trÞ cßn l¹i
(3.13)
Việc tính toán các giá trị xấp xỉ của hàm ( )f x theo hàm ( )xϕ sẽ được
viết như sau:
( ) ( )n
n
A f x f x nϕ= −⎡ ⎤⎣ ⎦ ∑ (3.14)
với nf là chính là giá trị xấp xỉ của hàm ( )f x trong khoảng [ ); 1n n + . Đây
chính là giá trị trung bình của hàm ( )f x trong khoảng [ ); 1n n + được cho
bởi biểu thức:
( )1nn nf f x+= ∫ (3.15)
Như vậy chúng ta có thể xấp xỉ hoá hàm ( )f x bằng một tập các hàm
tương tự như hàm ( )xϕ và phép xấp xỉ hoá hàm ( )f x cho bởi:
( ) ( ) ( ) ( ),
n
A f x x n f x x nϕ ϕ= − −⎡ ⎤⎣ ⎦ ∑ % (3.16)
Ở đây ( )xϕ% được gọi là hàm trọng và ( )xϕ là hàm nội suy, để xấp xỉ
( )xϕ thoả mãn:
( ) ( ) [ ],x x n nϕ ϕ δ− =% (3.17)
Việc phải thoả mãn điều kiện 3.17 là để đảm bảo rằng hàm ( )f x có thể
được xấp xỉ hoá bằng một tổ hợp tuyến tính của các hàm ( )x nϕ − . Ngoài
ra hai hàm ( )xϕ% và ( )xϕ phải được chuẩn hoá để thoả mãn:
( ) ( )2 2 1x dx x dxϕ ϕ= =∫ ∫ % (3.18)
Trong thực tế, hàm ( )f x thường được giả thiết là có chu kỳ nguyên và
chúng ta chỉ cần một số hữu hạn các tổ hợp tuyến tính để xấp xỉ hoá hàm
( )f x . Chúng ta có thể thay đổi độ phân giải của phép xấp xỉ bằng cách
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
thay đổi hệ số tỷ lệ của các hàm ( )xϕ% và ( )xϕ . Cho ( ) ( )22 2jj jx xϕ ϕ= và
( ) ( )22 2jj jx xϕ ϕ=% % , chúng ta có xấp xỉ:
( ) ( ) ( ) ( ), 2 2j j j j j
k
A f x f x x k x kϕ ϕ− −= − −⎡ ⎤⎣ ⎦ ∑ % (3.19)
của hàm ( )f x là các phép chiếu trực giao của hàm ( )f x lên không gian
lấy ( ){ }2j j
k
x kϕ −
∈
−
làm cơ sở. Việc thay đổi giá trị của j sẽ làm thay đổi
mức độ chính xác của phép xấp xỉ hàm ( )f x của chúng ta như trên hình
3.2.
Hình 3.2. Phân tích đa phân giải áp dụng cho biểu diễn tín hiệu
Hàm ( )xϕ được gọi là hàm tỷ lệ và chúng ta thấy hàm này có một
tính chất đặc biệt là các hàm ứng với độ phân giải thứ j (tức là có chiều
rộng 2 j− ) là trường hợp đặc biệt của các hàm có độ phân giải thứ 1j +
(chiều rộng 12 j− − ) bởi vì các hàm có độ phân giải j có thể dễ dàng biểu
diễn từ các hàm có độ phân giải 1j + . Điều đó dẫn tới:
1j jV V +⊂
Vì vậy chúng ta có thể biểu diễn hàm ( )f x theo các mức phân giải khác
nhau dựa trên các phép chiếu trực giao của hàm ( )f x lên các không gian
jV . Chính vì thế người ta định nghĩa một phép phân tích đa phân giải như
sau:
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
*. Một phân tích đa phân giải bao gồm một chuỗi không gian bao
hàm nhau:
2 1 0 1 2.... ...V V V V V− −⊂ ⊂ ⊂ ⊂ (3.20)
thoả mãn:
( )2j
j Z
V L R
−−−
∈
=U (3.21)
{ }0j
j Z
V
∈
=I (3.22)
Tính bất biến tỷ lệ
( ) ( ) 02 jjf x V f x V∈ ⇔ ∈ (3.23)
Tính bất biến dịch:
( ) ( )0 0f x V f x n V n Z∈ ⇔ − ∈ ∀ ∈ (3.24)
Tính tồn tại của cơ sở
Tồn tại 0Vϕ∈ với ( ){ }x n n Zϕ − ∈ (3.25) là một cơ sở trực chuẩn của
0V
*. Nếu chúng ta gọi ( ) ( )
mV
A f x proj f x=⎡ ⎤ ⎡ ⎤⎣ ⎦ ⎣ ⎦ là hình chiếu trực giao
của ( )f x lên mV , thì ta có: ( ) ( )lim mm Vproj f x f x→−∞ =⎡ ⎤⎣ ⎦ (3.26)
Trên đây là cơ sở lý thuyết của phép phân tích đa phân giải với tín
hiệu 1D tổng quát. Việc áp dụng trong tín hiệu ảnh (tín hiệu 2D) có thể dễ
dàng mở rộng từ việc phân tích đa phân giải 1D, chúng ta sẽ xét tới ở
phần áp dụng trong JPEG2000 ở phần sau
3.3. Giới thiệu một số họ Wavelet
3.3.1. Biến đổi Wavelet Haar
Biến đổi Haar Wavelet là biến đổi đơn giản nhất trong các phép
biến đổi Wavelet. Hình vẽ 3.2 cho thấy dạng của hàm ( )tψ với biến đổi
Haar. Do tính chất đơn giản của biến đổi Haar mà nó được ứng dụng
tương đối nhiều trong nén ảnh, khi áp dụng biến đổi này để nén ảnh thì
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
thuật toán nén ảnh trên máy tính có một số điểm khác với công thức toán
học của biến đổi Haar
Hình 3.3. Hàm ( )tψ của biến đổi Haar
3.3.2. Biến đổi Wavelet Meyer
Yves Meyer là một trong những nhà khoa học đã đặt nền móng cho
phép biến đổi Wavelet. Phép biến đổi Wavelet mang tên Meyer cũng là
một phép biến đổi thông dụng, biến đổi này có khả năng phân tích tín
hiệu tốt hơn nhiều so với biến đổi Haar. Dạng của hàm ( )tψ với biến đổi
Meyer cho ở hình vẽ:
Hình 3.4: Hàm ( )tψ của biến đổi Meyer
3.3.3. Biến đổi Wavelet Daubechies
Giống như Meyer, Daubechies cũng là một nhà khoa học có công
lao to lớn trong việc nghiên cứu phát triển phép biến đổi Wavelet. Biến
đổi Daubechies là một trong những phép biến đổi phức tạp nhất trong
biến đổi Wavelet. Họ biến đổi này được ứng dụng hết sức rộng rãi, biến
đổi Wavelet áp dụng trong JPEG2000 là một biến đổi trong họ biến đổi
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Wavelet Daubechies. Dưới đây là một số hàm ( )tψ trong họ biến đổi
Wavelet Daubechies:
Hình 3.5. Hàm ( )tψ của họ biến đổi Daubechies n với n=2, 3, 7, 8
3.4. Một số ứng dụng nổi bật của Wavelet
Phần này chỉ nêu ra các lĩnh vực mang tính chất tổng quát các ứng
dụng của Wavelet với tính chất giới thiệu và gợi mở.
3.4.1. Nén tín hiệu
Do đặc điểm của mình, Wavelet đặc biệt tốt khi sử dụng để nén hay
phân tích các tín hiệu không dừng; đặc biệt là tín hiệu ảnh số và các ứng
dụng nén tiếng nói, nén dữ liệu. Việc sử dụng các phép mã hoá băng con,
băng lọc số nhiều nhịp và biến đổi Wavelet rời rạc tương ứng với loại tín
hiệu cần phân tích có thể mang lại những hiệu quả rất rõ rệt trong nén tín
hiệu. Do tính chất chỉ tồn tại trong các khoảng thời gian rất ngắn (khi
phân tích tín hiệu trong miền thời gian tần số) mà các hệ số của biến đổi
Wavelet có khả năng tập trung năng lượng rất tốt vào các hệ số biến đổi.
Các hệ số mang thông tin chi tiết của biến đổi Wavelet thường rất nhỏ và
có thể bỏ qua mà không ảnh hưởng tới việc mã hoá dữ liệu (trong phương
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
pháp mã hoá ảnh hay tiếng nói là những tín hiệu cho phép mã hoá có tổn
thất thông tin).
3.4.2. Khử nhiễu
Tính chất của biến đổi Wavelet mà chúng ta đã xét tới trong phần
ứng dụng cho nén tín hiệu được mở rộng bởi Iain Johnstone và David
Donohos trong các ứng dụng khủ nhiễu cho tín hiệu. Phương pháp khử
nhiễu này được gọi là Wavelet Shrinkage Denoising (WSD). Ý tưởng cơ
bản của WSD dựa trên việc tín hiệu nhiễu sẽ lộ rõ khi phân tích bằng biến
đổi Wavelet ở các hệ số biến đổi bậc cao. Việc áp dụng các ngưỡng loại
bỏ tương ứng với các bậc cao hơn của hệ số Wavelet sẽ có thể dễ dàng
loại bỏ nhiễu trong tín hiệu.
3.4.3. Mã hoá nguồn và mã hoá kênh
Sở dĩ Wavelet được ứng dụng trong mã hoá nguồn và mã hoá kênh
vì trong mã hoá nguồn thì chúng ta cần khả năng nén với tỷ lệ nén cao
còn trong mã hoá kênh thì cần khả năng chống nhiễu tốt. Biến đổi
Wavelet kết hợp với một số phương pháp mã hoá như mã hoá Huffman
hay mã hoá số học có thể thực hiện được cả hai điều trên. Vì thế sự sử
dụng biến đổi Wavelet trong mã hoá nguồn và mã hoá kênh là rất thích
hợp.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
CHƯƠNG 4:CHUẨN NÉN ẢNH TĨNH DỰA TRÊN
BIẾN ĐỔI WAVELET – JPEG2000
4.1. Lịch sử ra đời và phát triển chuẩn JPEG2000
Như chúng ta đã biết, sự ra đời của JPEG mang lại nhiều lợi ích to
lớn về nhiều mặt. JPEG có thể giảm nhỏ kích thước ảnh, giảm thời gian
truyền và làm giảm chi phí xử lý ảnh trong khi chất lượng ảnh là khá tốt.
Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ ứng dụng dạng thức nén có tổn
thất thông tin của JPEG vì mã hoá không tổn thất của JPEG là khá phức
tạp. Để việc nén ảnh có hiệu quả hơn, Ủy ban JPEG đã đưa ra một chuẩn
nén ảnh mới là JPEG2000. JPEG2000 sử dụng biến đổi Wavelet và các
phương pháp mã hoá đặc biệt để có được ảnh nén ưu việt hơn hẳn JPEG.
JPEG2000 hiện vẫn đang tiếp tục được phát triển, nhưng phần I đã được
tổ chức ISO chấp nhận là chuẩn nén ảnh quốc tế áp dụng cho ảnh tĩnh.
Chuẩn nén ảnh JPEG2000 mà xương sống là biến đổi Wavelet với
tính năng vượt trội so với JPEG chắc chắn sẽ được sử dụng trong các
server nội dung để chuyển đổi định dạng ảnh trong mạng di động. Chính
vì thế, mục đích của chương này không chỉ giới thiệu một chuẩn nén ảnh
dựa trên biến đổi Wavelet phổ biến mà còn đưa ra một lựa chọn nhằm giải
quyết toàn cục bài toán đặt ra ơ phần mở đầu.
4.2. Các tính năng của JPEG2000
JPEG2000 có nhiều chức năng đặc biệt hơn mọi chuẩn nén ảnh
tĩnh khác như JPEG hay GIF. Dưới đây là các chức năng ưu việt của
JPEG2000 so với các chuẩn nén ảnh tĩnh khác
¾ Cho chất lượng ảnh tốt nhất khi áp dụng nén ảnh tĩnh có tổn
thất.
¾ Sử dụng được với truyền dẫn và hiển thị luỹ tiến về chất lượng,
độ phân giải, các thành phần màu và có tính định vị không gian.
¾ Sử dụng cùng một cơ chế nén ảnh cho cả hai dạng thức nén.
¾ Truy nhập và giải nén tại mọi thời điểm trong khi nhận dữ liệu.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
¾ Giải nén từng vùng trong ảnh mà không cần giải nén toàn bộ
ảnh
¾ Có khả năng mã hoá ảnh với tỷ lệ nén theo từng vùng khác nhau
¾ Nén một lần nhưng có thể giải nén với nhiều cấp chất lượng tuỳ
theo yêu cầu của người sử dụng
Hiện tại, ISO và uỷ ban JPEG đã đưa ra khuyến nghị thay thế
JPEG bằng JPEG2000.
4.3. Các bước thực hiện nén ảnh theo chuẩn JPEG2000
¶nh m· ho¸
Xö lý tr−íc
biÕn ®æi
BiÕn ®æi
thuËn liªn
thµnh phÇn
BiÕn ®æi
thuËn riªng
thµnh phÇn
L−îng tö
ho¸
M· ho¸
Gi¶i m· ho¸
Gi¶i l−îng
tö ho¸
BiÕn ®æi
ng−îc riªng
thµnh phÇn
BiÕn ®æi
ng−îc liªn
thµnh phÇn
Xö lý sau
biÕn ®æi
¶nh sau khi
m· ho¸¶nh gèc
¶nh kh«i phôc
(a)
(b)
Hình 4.1: Trình tự mã hoá (a) và giải mã JPEG2000 (b)
4.3.1. Xử lý trước biến đổi
Do sử dụng biến đổi Wavelet, JPEG2000 cần có dữ liệu ảnh đầu
vào ở dạng đối xứng qua 0. Xử lý trước biến đổi chính là giai đoạn đảm
bảo dữ liệu đưa vào nén ảnh có dạng trên. Ở phía giải mã, giai đoạn xử lý
sau biến đổi sẽ trả lại giá trị gốc ban đầu cho dữ liệu ảnh.
4.3.2. Biến đổi liên thành phần
Giai đoạn này sẽ loại bỏ tính tương quan giữa các thành phần của
ảnh. JPEG2000 sử dụng hai loại biến đổi liên thành phần là biến đổi màu
thuận nghịch (Reversible Color Transform - RCT) và biến đổi màu không
thuận nghịch (Irreversible Color Transform - ICT) trong đó biến đổi
thuận nghịch làm việc với các giá trị nguyên, còn biến đổi không thuận
nghịch làm việc với các giá trị thực. ICT và RCT chuyển dữ liệu ảnh từ
không gian màu RGB sang YCrCb. RCT được áp dụng trong cả hai dạng
thức nén có tổn thất và không tổn thất, còn ICT chỉ áp dụng cho nén có
tổn thất. Công thức của biến đổi thuận và ngược của hai phép biến đổi
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
ICT và RCT cho ở phần phụ lục. Việc áp dụng các biến đổi này trước khi
nén ảnh không nằm ngoài mục đích làm tăng hiệu quả nén. Các thành
phần Cr, Cb có ảnh hưởng rất ít tới sự cảm nhận hình ảnh của mắt trong
khi thành phần độ chói Y có ảnh hưởng rất lớn tới ảnh. Chúng ta có thể
thấy rõ hơn điều này trên hình vẽ 4.3:
Hình 4.2: Minh hoạ ảnh với RGB và YCrCb
4.3.3. Biến đổi riêng thành phần (biến đổi Wavelet)
Biến đổi riêng thành phần được áp dụng trong JPEG2000 chính là
biến đổi Wavelet. Để đảm bảo tính toàn vẹn thông tin cũng phải áp dụng
các phép biến đổi thuận nghịch hoặc không thuận nghịch. Do phép biến
đổi Wavelet không phải là một phép biến đổi trực giao như biến đổi DCT
mà là một phép biến đổi băng con nên các thành phần sẽ được phân chia
thành các băng tần số khác nhau và mỗi băng sẽ được mã hóa riêng rẽ.
JPEG2000 áp dụng biến đổi Wavelet nguyên thuận nghịch 5/3 (IWT) và
biến đổi thực không thuận nghịch Daubechies 9/7. Việc tính toán biến đổi
trong JPEG2000 này sẽ được thực hiện theo phương pháp Lifting (Công
thức cụ thể của phương pháp Lifting và biến đổi Wavelet trong JPEG2000
cho ở phần phụ lục). Sơ đồ của phương pháp Lifting 1D áp dụng trong
JPEG2000 trên hình 4.3.Việc tính toán biến đổi Wavelet 2D suy ra từ
biến đổi Wavelet 1D theo các phương pháp phân giải ảnh tuỳ chọn. Trong
JPEG2000 có 3 phương pháp phân giải ảnh nhưng phương pháp được sử
dụng nhiều nhất chính là phương pháp kim tự tháp.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Odd / Even
Split U-P
+
+
X[n]
Xe[n] c[n]
d[n]Xo[n]
Ke
Ko
MergeP-U
+
+
X[n]
c[n]
d[n]
1/Ke
1/Ko
Hình 4.3: Phương pháp Lifting 1D dùng tính toán biến đổi Wavelet
Do biến đổi Wavelet 5/3 là biến đổi thuận nghịch nên có thể áp
dụng cho nén ảnh theo cả hai phương pháp, có tổn thất và không tổn thất
trong khi biến đổi 9/7 chỉ áp dụng cho nén ảnh theo phương pháp có tổn
thất thông tin.
4.3.4.Lượng tử hoá - Giải lượng tử hoá
Các hệ số của phép biến đổi sẽ được tiến hành lượng tử hoá. Quá
trình lượng tử hoá cho phép đạt tỷ lệ nén cao hơn bằng cách thể hiện các
giá trị biến đổi với độ chính xác tương ứng cần thiết với mức chi tiết của
ảnh cần nén. Các hệ số biến đổi sẽ được lượng tử hoá theo phép lượng tử
hoá vô hướng. Các hàm lượng tử hoá khác nhau sẽ được áp dụng cho các
băng con khác nhau và được thực theo biểu thức:
( ) ( ) ( ),, sgn ,U x yV x y U x y⎢ ⎥= ⎢ ⎥∆⎣ ⎦ (4.1)
với ∆ là bước lượng tử, ( ),U x y là giá trị băng con đầu vào; ( ),V x y là giá
trị sau lượng tử hoá. Trong dạng biến đổi nguyên, đặt bước lượng tử bằng
1.Với dạng biến đổi thực thì bước lượng tử sẽ được chọn tương ứng cho
từng băng con riêng rẽ. Bước lượng tử của mỗi băng do đó phải có ở
trong dòng bít truyền đi để phía thu có thể giải lượng tử cho ảnh. Công
thức giải lượng tử hoá là:
( ) ( ) ( ), , sgn ,U x y V x y r V x y= + ∆⎡ ⎤⎣ ⎦ (4.2)
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
r là một tham số xác định dấu và làm tròn, các giá trị ( ) ( ), ; ,U x y V x y
tương ứng là các giá trị khôi phục và giá trị lượng tử hoá nhận được.
JPEG2000 không cho trước r tuy nhiên thường chọn 12r = .
4.3.5. Mã hoá và kết hợp dòng dữ liệu sau mã hoá
JPEG2000 theo khuyến nghị của uỷ ban JPEG quốc tế có thể sử
dụng nhiều phương pháp mã hoá khác nhau cũng như nhiều cách biến đổi
Wavelet khác nhau để có thể thu được chất lượng ảnh tương ứng với ứng
dụng cần xử lý. Điều này giúp cho JPEG2000 mềm dẻo hơn nhiều so với
JPEG. Việc áp dụng các phương pháp mã hoá khác nhau cũng được mở
rộng sang lĩnh vực nén ảnh động bằng biến đổi Wavelet. Trong thực tế
các phương pháp mã hoá ảnh được áp dụng khi nén ảnh bằng biến đổi
Wavelet cũng như JPEG2000 thì có hai phương pháp được coi là cơ sở và
được áp dụng nhiều nhất: phương pháp SPIHT và phương pháp EZW.
Hiện nay JPEG2000 vẫn được áp dụng mã hoá bằng hai phương pháp
này và một phương pháp phát triển từ hai phương pháp này là phương
pháp mã hoá mặt phẳng bít. Vì thế ở đây chúng ta sẽ xem xét hai phương
pháp này. Việc kết hợp dòng dữ liệu sau mã hoá của JPEG2000 thực chất
là để thực hiện các tính năng đặc biệt của JPEG2000 như tính năng ROI
v.v...
4.3.6. Phương pháp mã hoá SPIHT
Có thể thấy rằng dù áp dụng biến đổi Wavelet nào hay cùng với nó
là một phép phân giải ảnh nào thì trong các băng con có số thứ tự thấp
cũng là những thành phần tần số cao (mang thông tin chi tiết của ảnh)
trong khi những băng con có số thứ tự cao hơn thì sẽ chứa những thành
phần tần số thấp (mang thông tin chính về ảnh). Điều đó nghĩa là các hệ
số chi tiết sẽ giảm dần từ băng con mức thấp (HH1 chẳng hạn) (ứng với
thành phần tần số cao) xuống băng con mức cao (ứng với thành phần tần
số thấp) và có tính tương tự về không gian giữa các băng con, ví dụ như
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
một đường biên của hình vẽ trong ảnh sẽ tồn tại ở cùng một vị trí trên các
băng con đó (tương ứng với mức độ phân giải của băng con ấy). Điều này
đã dẫn tới sự ra đời của phương pháp SPIHT (Set partitioning in
hierarchical trees - phương pháp mã hoá phân cấp theo phân vùng).
Phương pháp SPIHT được thiết kế tối ưu cho truyền dẫn luỹ tiến. Điều
này có nghĩa là tại mọi thời điểm trong quá trình giải nén ảnh theo
phương pháp mã hoá này thì chất lượng ảnh hiển thị tại thời điểm ấy là
tốt nhất có thể đạt được với một số lượng bít đưa vào giải mã tính cho tới
thời điểm ấy. Ngoài ra, phương pháp này sử dụng kỹ thuật embedded
coding; điều đó có nghĩa là một ảnh sau nén với kích cỡ (lưu trữ) lớn (tỷ
lệ nén thấp) sẽ chứa chính dữ liệu sau nén của ảnh có kích cỡ (lưu trữ)
nhỏ (tỷ lệ nén cao). Bộ mã hoá chỉ cần nén một lần nhưng có thể giải nén
ra nhiều mức chất lượng khác nhau. Giả sử gọi các pixel trong một ảnh p
cần mã hoá là pi, j. Áp dụng một phép biến đổi Wavelet T nào đó cho các
pixel trong ảnh để tạo ra các hệ số của phép biến đổi Wavelet là ci, j. Các
hệ số này tạo ra một ảnh biến đổi là C. Phép biến đổi này được viết dưới
dạng toán tử như sau: C=T(p). Trong phương pháp truyền dẫn luỹ tiến
với ảnh thì bộ mã hoá sẽ bắt đầu quá trình khôi phục (giải nén) ảnh bằng
cách đặt các giá trị của ảnh khôi phục từ các hệ số biến đổi là cˆ . Sử dụng
các giá trị giải mã của các hệ số biến đổi để tạo ra một ảnh khôi phục (vẫn
chưa áp dụng biến đổi ngược Wavelet) là cˆ và sau đó áp dụng biến đổi
ngược Wavelet để tạo ra ảnh cuối cùng là pˆ . Chúng ta có thể viết dưới
dạng toán tử như sau: ( )1ˆ ˆp T c−= . Nguyên tắc quan trọng của phương
pháp truyền dẫn ảnh theo kiểu luỹ tiến chính là phương pháp này luôn
truyền đi các giá trị mang thông tin quan trọng hơn của ảnh đi trước. Sở
dĩ làm như vậy là do các thông tin đó chính là các thông tin sẽ làm giảm
thiểu nhiều nhất độ méo dạng của ảnh (sự sai khác giữa ảnh gốc và ảnh
khôi phục). Đây chính là lý do tại sao phương pháp SPIHT luôn truyền đi
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
các hệ số lớn trước và cũng là một nguyên tắc quan trọng của phương
pháp này. Một nguyên tắc nữa là các bít có trọng số lớn bao giờ cũng
mang thông tin quan trọng nhất trong dữ liệu nhị phân. Phương pháp
SPIHT sử dụng cả hai nguyên tắc này; nó sắp xếp các hệ số biến đổi và
truyền đi các bít có trọng số lớn nhất. Quá trình giải mã có thể dừng lại ở
bất kỳ một bước nào ứng với giá trị ảnh cần mã hoá yêu cầu. Đây chính là
cách mà phương pháp mã hoá SPIHT làm tổn thất thông tin.
4.3.7. Phương pháp mã hoá EZW
Phương pháp mã hoá EZW (Embedded Zerotree Wavelet Encoder)
cũng dựa trên cơ sở phép mã hoá luỹ tiến (progressive coding) giống như
phương pháp mã hoá SPIHT. Phương pháp này chủ yếu dựa trên khái
niệm về cây zero (zerotree). Về cơ bản, thuật toán này dựa trên hai
nguyên tắc như đã trình bày ở phần phương pháp mã hoá SPIHT. Sau đây
chúng ta sẽ xem xét các khái niệm cơ bản của thuật toán:
Cây tứ phân: Sau khi áp dụng biến đổi Wavelet ứng với các mức
phân giải khác nhau chúng ta có thể biểu diễn các hệ số biến đổi dưới
dạng một cây. Ta thấy rằng với cây biểu diễn này cứ mỗi nút cha thì có 4
nút con. Sở dĩ có được điều này là do quá trình biến đổi Wavelet ở các tỷ
lệ khác nhau. Ta gọi đây là các cây tứ phân (quadtree). Sơ đồ cây tứ phân
được minh hoạ ở hình 4.5.
Level 3
Level 2
Level 1
LL
LH1
HL1
HH1
(a) (b)
Hình 4.4: Minh hoạ cây tứ phân (a) và sự phân mức (b)
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Cây zero (zerotree): Cây zero là một cây tứ phân, trong đó tất cả
các nút của nó đều nhỏ hơn nút gốc. Một cây như vậy khi mã hoá sẽ được
mã hoá bằng một đối tượng duy nhất và khi giải mã thì chúng ta cho tất
cả các giá trị bằng không. Ngoài ra để có thể mã hoá được các hệ số
Wavelet trong trường hợp này, giá trị của nút gốc phải nhỏ hơn giá trị
ngưỡng đang được xem xét ứng với hệ số Wavelet đó
Sau khi có đủ các khái niệm cần thiết về cây tứ phân và cây zero,
chúng ta có thể trình bày nguyên lý hoạt động của thuật toán. Thuật toán
sẽ mã hoá các hệ số theo thứ tự giảm dần. Chúng ta sẽ dùng một giá trị
gọi là ngưỡng (threshold) và sử dụng ngưỡng này để tiến hành mã hoá
các hệ số biến đổi. Các hệ số được mã hoá theo thứ tự từ vùng tần số thấp
đến vùng tần số cao. Và chỉ những hệ số có giá trị tuyệt đối lớn hơn hoặc
bằng ngưỡng thì mới được mã hoá. Tiếp theo giảm ngưỡng và tiếp tục
làm như vậy cho tới khi ngưỡng đạt tới một giá trị nhỏ hơn giá trị của hệ
số nhỏ nhất. Cách giảm giá trị ngưỡng ở đây thực hiện tương đối đặc biệt,
giá trị của ngưỡng giảm xuống một nửa so với trước đó. Bộ giải mã phải
biết các mức ngưỡng này thì mới có thể giải mã ảnh thành công. Nhưng
khi ta đi từ nút cha đến nút con trong cây tứ phân thì nó vẫn có 3 nút con.
Vậy ta phải đi theo nhánh có nút con nào trước. Hay nói một cách đầy đủ
hơn ta di chuyển từ hệ số này đến hệ số khác theo thứ tự như thế nào. Có
nhiều cách di chuyển khác nhau, tuy nhiên hai cách di chuyển trên hình
4.6 được sử dụng nhiều nhất.
Raster Scan Morton Scan
Hình 4.5: Hai cách sắp xếp thứ tự các hệ số biến đổi
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Việc sắp xếp này còn phải được quy ước thống nhất giữa quá trình
mã hoá và quá trình giải mã để việc giải mã ảnh được thành công. Trên
đây chỉ là nguyên lý cơ bản của phương pháp mã hoá EZW. Chi tiết về
thuật toán mã hoá có thể xem ở phần chương trình. Hiện nay phương
pháp mã hoá này được áp dụng ngày càng nhiều nén ảnh động. Phương
pháp này cho tỉ lệ nén và độ tin cậy giải mã cao. Ngoài ra phương pháp
EZW rất dễ triển khai trên máy tính bởi phương pháp này không yêu cầu
việc lập trình quá phức tạp.
4.4. So sánh chuẩn JPEG2000 với JPEG và các chuẩn nén ảnh tĩnh
khác
Một tính năng quan trọng và là ưu điểm rõ nét nhất của JPEG2000
so với JPEG cũng như các chuẩn nén ảnh khác như MPEG 4 VTC hay
JPEG - LS v. v.... là JPEG2000 đưa ra cả hai kỹ thuật nén có tổn thất và
không tổn thất theo cùng một cơ chế mã hoá nghĩa là JPEG2000 thực
hiện tất cả các dạng thức của JPEG chỉ bằng một cơ chế mã hoá duy nhất.
Nếu xét về sự tồn tại của hai kỹ thuật này thì JPEG cũng có khả năng nén
ảnh có tổn thất và không tổn thất thông tin. Tuy nhiên với JPEG thì cơ
chế mã hoá với hai dạng này là khác nhau và rất khó để sử dụng cả hai
dạng này cùng lúc cho cùng một ứng dụng. Do đó, có thể thấy rằng JPEG
có tính mềm dẻo hơn bất kỳ chuẩn nén ảnh tĩnh nào trước đây. Hơn thế,
chúng ta đã thấy rằng tất cả các phương pháp thiết kế cho chuẩn
JPEG2000 đều ưu việt và có nhiều tính năng hơn so với JPEG; ngoài ra
những thống kê về thực tế cho thấy với cùng một tỷ lệ nén và một loại
ảnh thì ảnh được nén bởi JPEG2000 hầu như luôn có chất lượng tốt hơn
so với JPEG. Chúng ta xem xét hai ảnh trên hình 4.7 để thấy rõ điều này,
ảnh bên trái được nén theo JPEG còn ảnh bên phải được nén theo
JPEG2000
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
JPEG JPEG2000
JPEG JPEG2000
Hình 4.6: So sánh JPEG và JPEG2000
Tính năng ưu việt thứ hai của JPEG2000 so với JPEG chính là
trong dạng thức nén có tổn thất thông tin, JPEG2000 có thể đưa ra tỷ lệ
nén cao hơn nhiều so với JPEG. Các phần mềm nén ảnh JPEG hiện tại
(kể cả Photoshop) cũng chỉ thiết kế để có thể nén được tới tỷ lệ 40:1
nhưng với JPEG2000 thì tỷ lệ nén có thể lên tới 200:1. Theo công thức
tính PSNR trong đơn vị dB, chúng ta có: (b là số bít dùng biểu diễn một
pixel trên ảnh gốc)
⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛
−−= 12
RMSElog20)dB(PSNR b
Với hai ảnh ở hình 4.6, sự so sánh về tham số PSNR cho trên bảng
4.1. Để có thể so sánh dễ dàng hơn, ta xét ảnh được nén với các tỷ lệ khác
nhau (đo lường bởi hệ số bít/pixel hay bpp). Tất cả các số liệu trên bảng
đều cho thấy JPEG2000 nén ảnh tốt hơn là JPEG; hơn thế hệ số PSNR
mà chúng ta xét trong bảng được đo trong hệ đơn vị logarit.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Bit per pixel 0. 125 0. 50 2.00
Ảnh 1 theo JPEG 24.42 31.17 35. 15
Ảnh 1 theo JPEG2000 28. 12 32.95 37. 35
Ảnh 2 theo JPEG 22.6 28. 92 35. 99
Ảnh 2 theo JPEG2000 24.85 31.13 38. 80
Bảng 4.1: So sánh JPEG và JPEG2000
Tính năng ưu việt thứ 3 của JPEG2000 so với JPEG là chuẩn nén
ảnh này có thể hiển thị được các ảnh với độ phân giải và kích thước khác
nhau từ cùng một ảnh nén. Với JPEG thì điều này là không thể thực hiện
được. Sở dĩ có điều này là do JPEG2000 sử dụng kỹ thuật phân giải ảnh
và mã hoá đính kèm mà chúng ta đã nói tới ở phần mã hoá ảnh theo
JPEG2000.
Tính năng này là một lợi thế đặc biệt quan trọng của JPEG2000,
trong khi JPEG cũng như các chuẩn nén ảnh tĩnh trước đây phải nén
nhiều lần để thu được chất lượng với từng lần nén khác nhau thì với
JPEG2000 ta chỉ cần nén một lần còn chất lượng ảnh thì sẽ được quyết
định tuỳ theo người sử dụng trong quá trình giải nén ảnh theo JPEG2000.
Một tính năng ưu việt nữa của JPEG2000 là tính năng mã hoá ảnh quan
trọng theo vùng (ROI - Region of Interest) mà chúng ta đã đề cập trong
phần mã hoá ảnh theo JPEG2000. Chất lượng của toàn bộ ảnh cũng được
thấy rõ trên hình 4.7.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Hình 4.7: Minh hoạ tính năng ROI
Như chúng ta thấy trên hình 4.7, chất lượng của vùng ảnh được lựa
chọn tăng cao hơn khi vùng đó được áp dụng phương pháp nén ảnh ROI.
JPEG2000 còn có một khả năng đặc biệt ưu việt hơn so với JPEG,
đó chính là khả năng vượt trội trong khôi phục lỗi. Đó là khi một ảnh
được truyền trên mạng viễn thông thì thông tin có thể bị nhiễu; với các
chuẩn nén ảnh như JPEG thì nhiễu này sẽ được thu vào và hiển thị, tuy
nhiên với JPEG2000, do đặc trưng của phép mã hoá có thể chống lỗi,
JPEG2000 có thể giảm thiểu các lỗi này tới mức hầu như không có.
Sau khi xem xét các tính năng vượt trội của JPEG2000 so với
JPEG (chuẩn nén ảnh thông dụng nhất hiện nay) chúng ta so sánh chức
năng của JPEG2000 với một số chuẩn nén ảnh như là JPEG - LS; PNG;
MPEG 4 VTC qua bảng 4.2 (Dấu + biểu thị chuẩn đó có chức năng tương
ứng, số dấu + càng nhiều thì chuẩn đó thực hiện chức năng tương ứng
càng tốt) dấu - biểu thị chuẩn tương ứng không hỗ trợ tính năng đó)
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
JPEG2000 JPEG - LS JPEG
MPEG -4
VTC PNG
Khả năng nén ảnh
không tổn thất +++ ++++ + - +++
Khả năng nén ảnh có
tổn thất +++++ + +++ ++++ -
Khả năng luỹ tiến trong
khôi phục ảnh +++++ - ++ +++ +
Kỹ thuật mã hoá theo
vùng ROI +++ - - + -
Khả năng tương tác với
các vật thể có hình dạng
bất kỳ
- - - ++ -
Khả năng truy nhập
ngẫu nhiên dòng bít của
ảnh nén
++ - - - -
Tính đơn giản ++ +++++ +++++ + +++
Khả năng khôi phục lỗi +++ ++ ++ +++ +
Khả năng thay đổi tỷ lệ
nén +++ - - + -
Tính mềm dẻo (khả
năng nén nhiều loại ảnh
khác nhau)
+++ +++ ++ ++ +++
Bảng 4.2: So sánh tính năng của JPEG2000 với các chuẩn nén ảnh tĩnh khác
Từ bảng trên chúng ta có thể thấy các tính năng vượt trội và khả
năng ưu việt của JPEG2000 so với các chuẩn nén ảnh tĩnh trước đây.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
CHƯƠNG 5:ỨNG DỤNG WAVELET TRONG CÁC
DỊCH VỤ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG
TIỆN TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG
5.1. Nén ảnh bằng Wavelet
Trong các chương trước chúng ta đã thấy được ưu điểm của
Wavelet trong ứng dụng nén ảnh tĩnh. Chương này xin đưa ra một giải
pháp đó là vừa sử dụng biến đổi Wavelet để khai thác khả năng nén cao,
chất lượng hình ảnh đảm bảo (kỹ thuật nén ảnh bằng Wavelet thông
thường) mà vẫn phù hợp với môi trường thông tin di động có băng thông
hẹp, tốc độ bít thấp và thường xuyên bị nhiễu kênh, hiệu ứng fading. Một
cách tiếp cận đáp ứng được các yêu cầu trên đó là: kỹ thuật nén ảnh bằng
Wavelet hiệu năng với hai đặc tính quan trọng trong thuật toán: (i) giảm
thiểu năng lượng tính toán để thực hiện nén ảnh và (ii) giảm thiểu
năng lượng khi truyền thông cho các ứng dụng đa phương tiện trong
mạng di động mà vẫn đảm bảo chất lượng của ảnh. Chi tiết của kỹ thuật
sẽ trình bầy ở phần dưới đây.
5.2.1. Sơ đồ khối tổng quát
Hình 5.1. Sơ đồ khối quá trình nén ảnh bằng Wavelet
Hình 5.1 chỉ ra sơ đồ khái quát quá trình nén ảnh (mã hoá nguồn).
Quá trình đó như sau: ảnh mẫu được đưa qua một phép biến đổi để tạo
thành tập hệ số biến đổi. Các hệ số này tiếp tục được lượng tử hoá (chia
cho các giá trị cố định cho trước) để giảm dung lượng dữ liệu. Đầu ra của
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
bước này là một luồng các số nguyên mà mỗi một trong số đó tương ứng
với một chỉ số nhị phân được lượng tử hoá. Bước cuối cùng là mã hoá:
các luồng dữ liệu được chuyển thành chuỗi các từ mã nhị phân (binary
symbol) theo cách: các từ mã nhị phân có độ dài ngắn mã hoá cho các số
nguyên có xác suất xuất hiện cao. Điều này làm giảm số bít cần truyền.
Các nguyên lý mã hoá như vậy là: Huffman [4] và RLC (mã chạy dài) [4].
Có nhiều thuật toán sử dụng cho nén ảnh như: dựa theo phép biến
đổi, lượng tự hoá véctơ hoặc mã hoá băng con. Việc lựa chọn thuật toán
trong truyền thông đa phương tiện di động không chỉ phụ thuộc vào tỉ số
nén đạt được, chất lượng ảnh khôi phục mà còn liên quan đến năng lượng
tiêu hao cũng như khả năng trống lại lỗi bít cao hơn.
Gần đây nhóm JPEG đã phát triển chuẩn nén ảnh dựa trên biến đổi
Wavelet gọi là JPEG2000 với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên thống kê cho
thấy bước biến đổi Wavelet trong quá trình nén tiêu tốn hơn 60% thời
gian CPU. Như vậy nếu tối ưu các đặc điểm của thuật toán ở bước biến
đổi thì năng lượng và hiệu suất nén có thể được cải thiện đáng kể. Do đó
ta tập trung vào tối ưu năng lượng tiêu hao ở bước biến đổi.
5.1.2. Biến đổi Wavelet
Phép biến đổi Wavelet thuận sử dụng sự phân ly 1D (một chiều) để
chuyển tập các mẫu 1D thành hai băng: băng con thông thấp (Li) và băng
con thông cao (Hi). Băng Li là phiên bản có độ phân giải thấp của ảnh gốc
được lấy mẫu xuống (downsampled), băng Hi biểu thị thông tin dư thừa
của ảnh gốc (chỉ cần thiết khi cần khôi phục hoàn toàn ảnh gốc từ băng
thông thấp). Quá trình phân ly băng con 2D chỉ là sự mở rộng quá trình
phân ly băng con 1D. Toàn bộ quá trình chính là sự thực hiện quá trình
phân ly 1D hai lần: đầu tiên theo hàng, rồi theo cột. Theo cách này, băng
con thông thấp Li tạo thành khi phân ly theo hàng lại tiếp tục được phân
ly theo cột tạo thành băng con LLi và LHi. Tương tự như vậy, băng con Hi
tiếp tục được phân ly thành HLi và HHi. Sau mức biến đổi đầu tiên, ảnh
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
có thể tiếp tục được phân ly bằng cách áp dụng quá trình phân ly 2D cho
băng con LLi. Như vậy ảnh có thể được biến đổi ở nhiều mức. Hình 5.2
dưới đây minh hoạ quá trình phân ly ảnh 3 mức.
Hình 5.2. (a) Biến đổi Wavelet 2D mức 3 và (b) Minh hoạ bằng ảnh “CASTLE”
5.1.3. Tính toán năng lượng tiêu hao
Để thực hiện biến đổi Wavelet cần chọn một bộ lọc cho nó. Ở đây
ta chọn bộ lọc có cặp Daubechies 5-tap / 3-tap do những ưu điểm sau của
nó:
• Kết quả sau bộ lọc Wavelet có chứa thông tin điểm ảnh lân cận và
như thế loại bỏ được hiệu ứng khối mà biến đổi DCT gặp phải
• Có tính chất đối xứng và định vị cho phép dễ dàng phát hiện đường
viền, tính toán nhanh, ảnh nén có chất lượng cao.
• Dễ dàng thực hiện bằng phần cứng vì nó chỉ gồm các bộ cộng và
bộ dịch nhị phân (không phải là các bộ ghép kênh và bộ chia).
(thực tế có thể chọn nhiều cặp bộ lọc khác nhau cho biến đổi Wavelet, lựa
chọn cặp Daubechies 5-tap/ 3-tap ở mục này và các mục sau đều mang
tính chất cục bộ, kết quả cuối cùng vẫn không mất tính tổng quan)
Phương trình của bộ lọc Daubechies 5-tap/3-tap là:
⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ +−++−=+
⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ ++−+++−+−−=
2
]22[]12[2]2[]12[
4
2]22[]12[2]2[6]12[2]22[]2[
nxnxnxnH
nxnxnxnxnxnL
(5.1)
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Để xác định hiệu năng của mỗi thuật toán, chúng ta sử dụng một
ma trận không phụ thuộc vào việc thực hiện thuật toán. Chúng ta phân
tích hiệu năng của nó bằng cách xác định số lần các phép toán cơ bản
được thực hiện khi đầu vào cho trước, tiếp đó xác định định lượng các
hoạt động chuyển mạch và đó chính là năng lương tiêu hao. Lấy ví dụ,
trong phép phân ly Wavelet thuận sử dụng ở bộ lọc trên, cần 8 phép toán
cộng - A(Add) và dịch - S(Shift) để chuyển những điểm ảnh mẫu thành
một hệ số thông thấp. Tương tự như vậy, sự phân ly thông cao cần 2 phép
toán dịch và 4 phép toán cộng. Chúng ta lập mô hình tiêu hao năng lượng
của sự phân ly thông thấp/cao bằng cách đếm số các phép toán và xem
chúng như là tải tính toán (computational load). Như vậy có 8*S (phép
dịch) + 8*A (phép cộng) là tải tính toán cần cho một điểm ảnh trong quá
trình phân ly thông thấp và 2S + 4A phép toán cho thông cao.
Với một ảnh đầu vào cho trước kích thước M x N và quá trình phân
ly được áp dụng với L mức biến đổi, khi đó chúng ta có thể đánh giá được
tổng tải tính toán như sau: Giả sử trước tiên chúng ta áp dụng quá trình
phân ly theo chiều ngang. Nhưng do tất cả các điểm ảnh ở vị trí chẵn
được phân ly thành các hệ số thông thấp và các điểm ảnh ở vị trí lẻ được
phân ly thành các hệ số thông cao, tổng tải tính toán trong quá trình phân
ly chiều ngang sẽ là 1/2MN(10S+12A). Lượng tải tính toán trong quá
trình phân ly theo chiều dọc cũng dễ nhận ra. Do kích thước của ảnh giảm
theo hệ số 4 sau mỗi mức biến đổi, tổng tải tính toán có thê được biểu
diễn bằng công thức sau:
Tải tính toán với biến đổi Wavelet thường – CW:
∑
= −
−
− +≤−
−+=+= K
l
l
L
l SAMNSAMNSAMNC
1
1W )1012(3
4
41
41)1012(
4
1)1012(
(5.2)
Ngoài các phép toán số học, bước biến đổi cũng bao gồm một số
lượng lớn các lần truy nhập bộ nhớ. Do vậy năng lượng tiêu hao trong các
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
lần truyền dữ liệu nội và ngoại hệ thống có thể đáng kể, chúng ta ước
lượng tải truy nhập dữ liệu (data-acces load) bằng cách đếm tổng số các
lần truy nhập bộ nhớ trong quá trình thực hiện biến đổi Wavelet. Tại một
mức biến đổi, mỗi điểm ảnh sẽ được đọc hai lần và được ghi hai lần. Do
vậy, với cùng một điều kiền cũng như cùng phương pháp đánh giá như
trên, tổng tải truy nhập dữ liệu rút ra bằng số các toán tử đọc và ghi”
Tải truy nhập dữ liệu với biến đổi Wavelet thường:
∑
= −
≤== L
l
lREAD MNCC
1
1WRITE_WW_ 3
8
4
12 (5.3)
Năng lượng tính toán tổng được tính bằng tổng trọng số của tải tính
toán và tải truy nhập dữ liệu. Từ kết quả tiến hành thực nghiệm, ta thấy
rằng thực hiện các phép cộng tiêu tốn năng lượng gấp đôi so với thực
hiện phép dịch và năng lượng tiêu tốn cho tải truy nhập dữ liệu gấp 2.7
lần tải tính toán. Chúng ta cũng ước lượng năng lượng truyền thông bằng
C*R, trong đó C là kích thước của ảnh nén (tính bằng bít) và R là tổn hao
năng lượng để truyền một bít bằng bộ phát RF.
Như vậy ta đã phân tích biên độ và nguồn gốc của tổn hao năng
lượng trong biến đổi Wavelet, tiếp theo chúng ta sẽ trình bầy các kỹ thuật
để tối thiểu năng lượng tiêu hao cũng như năng lượng truyền thông yêu
cầu cho việc nén ảnh bằng Wavelet và truyền vô tuyến.
5.2. Thuật toán nén ảnh bằng Wavelet hiệu năng - EEW
Trong phần này, chúng ta trình bầy thuật toán EEW (Effective Energy
Wavelet) - một thuật toán biến đổi bằng Wavelet mà mục đích là tiết kiệm
năng lượng trong khi chất lượng ảnh chỉ bị ảnh hưởng ít nhất.
EEW khai thác phân bố số học của các hệ số thông cao để khéo léo
loại bỏ một số lượng lớn các mẫu trong quá trình nén ảnh. Hình 5.3 minh
hoạ phân bố các hệ số thông cao (high-pass coefficients) sau khi áp dụng
biến đổi Wavelet hai mức cho ảnh mẫu Lena kích thước 512 x 512.
Chúng ta cũng quan sát thấy là các hệ số thông cao thường được biểu
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
diễn bằng các giá trị số nguyên nhỏ. Lấy ví dụ, 80% các hệ số thông cao
ở mức 1 (level 1) đều không vượt quá 5. Chính bởi sự phân bố số học của
các hệ số thông cao và ảnh hưởng của bước lượng tử hoá đối với các hệ
số có giá trị nhỏ, chúng ta có thể làm tròn các hệ số thông cao bằng 0 (và
do đó loại bỏ được phép toán liên quan đến chúng) và do đó suy hao chất
lượng ảnh chỉ ở mức nhỏ. Cách tiếp cận này có hai ưu điểm chính. Thứ
nhất, bởi vì các hệ số thông cao không cần phải tính toán, EEW làm giảm
năng lượng tính toán tiêu hao trong quá trình nén ảnh bằng Wavelet bằng
cách giảm số lượng các phép toán đã được thực hiện. Thứ hai, bởi vì bộ
mã hoá và giải mả là kỹ thuật làm tròn (ước lượng), vì thế không có thông
tin yêu cầu được truyền qua kênh vô tuyên, do đó giảm được năng lượng
tiêu hao cần có.
Hình 5.3. Phân bố số học các hệ số thông cao sau phép biến đổi Wavelet mức 2
Sử dụng kỹ thuật ước lượng ở trên chúng ta đã xây dựng được
thuật toán gồm hai kỹ thuật hạn chế tiêu hao năng lượng: hạn chế tính
toán và truyền thông cho các hệ số thông cao: Kỹ thuật đầu tiên là loại bỏ
băng con ít ý nghĩa nhất. Trong số 4 băng con ta thấy băng con đường
chéo (HHi) là ít ý nghĩa nhất (xem hình 5.2), và là ứng cử viên sáng giá
để loại bỏ ở trong bước biến đổi Wavelet. Chúng ta gọi kỹ thuật này là kỹ
thuật “loại bỏ HH”. Ở kỹ thuật thứ 2, thì chỉ những băng con có ý nghĩa
nhất (chứa thông tin độ phân giải thấp, LLi) được giữ lại còn các băng
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
thông cao khác (LHi, HLi và HHi) đều được loại bỏ. Chúng ta gọi kỹ thuật
này là kỹ thuật “loại bỏ H*” (tất cả các băng con thông cao đều bị loại bỏ
trong bước biến đổi).
Tiếp theo chúng ta sẽ trình bầy chi tiết về các kỹ thuật loại bỏ HH
và H* và so sánh hiệu năng của hai kỹ thuật này với thuật toán sử dụng
Wavelet nguyên bản (được xem là thuật toán biến đổi Wavelet không loại
bỏ thông tin (đã được đề cập trong mục 5.2.2 và 5.2.3).
5.2.1. Hiệu năng của các kỹ thuật loại bỏ
Để thực hiện các kỹ thuật loại bỏ HH và H* (EEW), chúng ta thay
đổi phép biến đổi Wavelet như mô tả trong hình 5.4. Như đã giải thích ở
mục 5.2.2, trong quá trình biến đổi Wavelet, mỗi ảnh đầu vào được thực
hiện phép biến đổi theo hàng rồi đến cột và phân ly ảnh thành bốn băng
con (LL, LH, HL, HH). Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật loại bỏ HH, thì
sau khi thực hiện biến đổi theo hàng, các hệ số thông cao chỉ được đưa
vào bộ lọc thông thấp mà không được đưa vào bộ lọc thông cao trong
bước biến đổi theo cột tiếp theo (trong hình 5.4 bên dưới <HH
Elimination>, ký hiệu là những hình có bóng sáng). Cách làm này đã loại
bỏ băng con đường chéo HH. Còn để thực hiện kỹ thuật loại bỏ H*, ảnh
đầu vào được xử lý chỉ cho qua bộ lọc thông thấp trong cả quá trình thực
hiện biến đổi hàng và cột. Và như vậy chúng ta cũng loại bỏ được tất cả
các bước phân ly thông cao trong quá trình biến đổi.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
Hình 5.4: Dữ liệu sau phép biến đổi Wavelet với hai kỹ thuật loại bỏ HH và H*
Để ước lượng hiệu năng của các kỹ thuật EEW ở trên, chúng ta sẽ tiến
hành tính tải tính toán và tải truy nhập dữ liệu theo phương pháp đã đề
cập trong mục 5.2.3. Chúng ta giả thiết rằng, các kỹ thuật tính toán chỉ
được áp dụng ở E mức biến đổi đầu tiên trong tổng số L mức. Lý do là
bởi vì ưu điểm của các hệ số thông cao thực hiện loại bỏ càng ý nghĩa ở
các mức biến đổi thấp.
Trong kỹ thuật loại bỏ HH, tải tính toán trong quá trình thực hiện
biến đổi theo hàng bằng với thuật toán Wavelet thường. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện biến đổi theo cột băng con thông cao là kết quả từ
phép biến đổi theo dòng trước, băng con HH không được tính. Kết quả
trong mục 5.2.3 chỉ ra rằng làm như vậy có thể tiết kiệm 1/4MN(4A+2S)
các phép toán cho tải tính toán ( nghĩa là tiết kiệm được 7.4% so với thuật
toán Wavelet thường). Và vì thế, tổng tải tính toán có thể được tính như
sau:
1 1
1 1
(22 19 ) 1 1(12 10 )
2 4 4
E L
HH l l
l l E
MN A SC MN A S− −
= = +
+= + +∑ ∑ (5.4)
Bởi vì băng con thông cao sau phép biến đổi theo hàng vần cần để
tính băng con HL trong phép biến đổi theo cột nên chúng ta có thể tiết
kiệm số lần “đọc” trong kỹ thuật loại bỏ HH. Tuy nhiên, chúng ta chỉ tiết
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
kiệm được 1/4 các lần “ghi” (tiết kiệm 25%) trong quá trình thực hiện
phép biến đổi theo cột. Do vậy kết quả băng con HH được gán trước bằng
0 trước khi quá trình biến đổi được thực hiện. Do vậy, tổng tải truy cập
dữ liệu sẽ được tính:
∑ ∑
= += −−
+== E
l
L
El
llHHWRITEWREADHHREAD MNMNCCC
1 1
11___ 4
12
4
1
4
7, (5.5)
Kỹ thuật loại bỏ H* cho kết quả đáng kể trong việc tiết kiệm năng
lượng tính toán bởi đã có 3 trong tổng số 4 băng con được loại bỏ. Phần
tới chúng ta sẽ tập trung mô tả và minh hoạ các kỹ thuật trên
5.3.2. Các kết quả thực nghiệm
Phần này chúng ta sẽ tiến hành thực nghiệm để xem xết kết quả tiết
kiệm năng lượng tính toán từ việc áp dụng kỹ thuật loại bỏ trên. Thực
chất là chúng ta sẽ tập trung vào khả năng tiết kiệm năng lượng tính toán
và truyền thông sử dụng các kỹ thuật trên đồng thời cũng xét ảnh hưởng
của chúng đến chất lượng ảnh.
5.3.2.1. Ảnh hưởng đến năng lượng tính toán và chất lượng ảnh
5.3.2.2. Ảnh hưởng đến năng lượng truyền thông và chất lượng ảnh
5.4. Các tham số nén ảnh bằng Wavelet
5.4.1. Thay đổi mức biến đổi Wavelet
5.4.2. Thay đổi các mức lượng tử
5.5. Truyền ảnh trên mạng
5.5.1. Phương pháp lựa chọn tham số động
5.5.2. Kết quả thực nghiệm
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
KẾT LUẬN
Kết quả đạt được và ứng dụng của luận văn
Luận văn đã trình bầy các kỹ thuật nén ảnh, các nguyên lý nén và
một số khái niệm quan trọng trong lĩnh vực xử lý ảnh. Tác giả cũng đã
tập trung trình bầy các nguyên lý nén có tổn hao điển hình đang là các kỹ
thuật cốt lõi của các chuẩn nén (JPEG, JPEG2000, MPEG,…).
Với mục đích của luận văn là nghiên cứu về kỹ thuật nén ảnh sử
dụng biến đổi Wavelet từ đó áp dụng trong các dữ liệu đa phương tiện di
động, nên tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý thuyết của phép biến
đổi này đồng thời cũng giới thiệu chuẩn nén ảnh JPEG2000 – là chuẩn
nén phổ biến dựa trên biến đổi Wavelet. Hơn nữa chuẩn này cũng sẽ là
một lựa chọn hiệu quả bổ sung chuẩn JPEG đang được sử dụng trong các
server chuyển đổi định dạng ảnh.
Luận văn cũng đã giới thiệu một thuật toán nén ảnh bằng Wavelet
hiệu năng không chỉ cho hiệu suất nén ảnh cao, chất lượng ảnh truyền
đảm bảo do ưu điểm của Wavelet, mà trên hết còn tiết kiệm năng lượng
xử lý, năng lượng truyền thông cho ảnh trên mạng. Điều này hứa hẹn có
thể xây dựng một bộ mã hoá ảnh tiết kiệm năng lượng xử lý, thời gian
truyền mà vẫn phù hợp với điều kiện băng thông thấp, ràng buộc về chất
lượng dữ liệu trong các mạng thông tin di động.
Hướng phát triển nghiên cứu
Tác giả xin đề cập một số hướng nghiên cứu trong tương lai:
• Luận văn mới đưa ra ứng dụng Wavelet cho ảnh tĩnh trong dữ liệu
đa phương tiện di động. Những ưu điểm của Wavelet khiến nó có
thể áp dụng cho âm thanh, video, khử nhiễu, bảo mật,…
• Có rất nhiều họ Wavelet khả dụng, có thể lựa chọn nhiều cặp
Wavelet khác mà không nhất thiếtchỉ lựa chọn cặp 5-tap/3-tap.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
• Nghiên cứu khả năng ứng dụng chuẩn JPEG2000 cho dữ liệu đa
phương tiện trong thông tin di động nhằm tương thích dữ liệu hình
ảnh giữa các thuê bao, khữ nhiễu, khôi phục lỗi mất gói tin ảnh,…
• Nghiên cứu thêm về các giải thuật SPIHT, EWZ ứng dụng trong
thông tin di động.
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
PHỤ LỤC
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Martin Vetterli - Jelena Kovacevic - “Wavelet and Subband Coding”(1995)
2. Satish Kumar - “An Introduction to Image Compression” (10/2001)
3. Jin Li - “Image Compression - the Mechanics of the JPEG2000”(2001)
4. David Salomon - “Data Compression - The Complete Reference” (2001)
5. Lương Mạnh Bá - TS. Nguyễn Thanh Thuỷ - “Nhập môn xử lý ảnh
số”(1999)
6. Nguyễn Kim Sách – “Xử lý ảnh và video số” – NXB KHKT, 1997
7. Đỗ Hoàng Tiến, Vũ Đức Lý – “Truyền hình số” – NXB KHKT, 2000
8. PGS. TS. Hồ Anh Tuý - “Xử lý tín hiệu số” (2002)
9. Thomas Sikora – “MPEG-1 and MPEG-2 Digital Video Coding
Standards”.
10. Borko Furht, Stephen W.Smoliar, Hong Jiang Zhang – “Video and Image
Processing in multimedia systems”.
11. Thomas Sikora – “Digital Video Coding Standards and Their Role in
Video” Communications - Signal Processing for Multimedia, J.S. Byrnes
(Ed), IOS Press, 1999.
12. Anil K. Jain - “Fundamental of Digital Image Processing”(1994)
13. Geoffrey Davis - Arina Nosratinia - “Waveled-Based Image Encoding -
Overview” (1997)
14. Michael David Adams - “JPEG2000 - The Next Standard for Still Image
Compressing” (12/2002)
15. Y. Kheong Chee - “Information Theory and Its Application to Image
Coding” (11/1995)
16. Geoffrey Davis - Roger Claypoole - Wim Sweldens - Richard G.Baraniuk -
“Nonlinear Wavelet transform for Image Coding via lifting” (8/1999)
17. Michael David Adams - “Reversible Wavelet Transform and their
Application to embedded image compression”(1999)
Luận văn cao học ĐTVT 2004 – 2006
Đỗ Ngọc Anh
18. Michael David Adams - Faouzi Kossentini - Touraji Ebrahimi -
“JPEG2000: The Next Generation Still Image Compression Standard”
(2000)
19. R. Calderbank - I. Daubechies - Wim Sweldens - “Wavelet transform that
map integer to integer”(1998)
20. Website:
21. Website:
22. Website:
“ISO/IEC Standard 15444 JPEG2000- Final Committee Draft” (2001)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nén ảnh sử dụng biến đổi WAVELET và ứng dụng trong các dịch vụ dữ liệu đa phương tiện di động.pdf