- Thời gian tính từ 2008 đến 2010 (khi các ngân hàng nƣớc ngoài hoà n
toàn đƣợc hoạt động, cạnh tranh bình đẳng trên lãnh thổ Việt nam) không còn
nhiều, do vậy các NHTMCP cần nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc
cạnh tranh lành mạnh này.
Trƣớc mắt, tình hình tài chính tiền tệ ở Việt nam còn tiề m ẩn nhiều bất
ổn đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại nói chung, đặc biệt là các NHTMCP nói
riêng cần thận trọng trong điều hành, quản trị, cung cấp các dịch vụ ngân
hàng, trong đó Ngân hàng Nhà nƣớc, các NHTMCP và các tập đoàn cần đặc
biệt chú trọng vào một số vấn đề sau:
- Trƣớc khi xây dựng đƣợc hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ điề u
chỉnh hoạt động của tập đoàn công nghiệp - ngân hàng nói riêng và hoạt động
của tập đoàn nói chung, cần hạn chế việc thành lập ngân hàng thƣơng mạ i
riêng của các tập đoàn, (tổng) công ty. Quá trình hoạt động của những ngâ n
hàng đã đƣợc cấp phép cũng cần có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ, hạn chế
tình trạng đƣợc cấp phép rồi nhƣng chậm trễ đi vào hoạt động, hoặc hoạt động
kém hiệu quả, thiếu minh bạch, nhất là đối với những dự án lớn do ngân hàng
tài trợ hoặc những dự án tài trợ cho bản thân tập đoàn, tổng công ty.
- Các tập đoàn kinh tế tham gia thành lập ngân hàng riêng cần ý thức,
chủ động thiết lập hệ thống kiểm soát, quản trị nội bộ, phòng ngừa rủi ro một
cách hiệu quả, đồng thời xây dựng chiến lƣợc kinh doanh để cạnh tranh lành
mạnh trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập quốc tế.
- Các NHTMCP cần nhanh chóng rà soát lại chất lƣợng những khoản tín
dụng, nhất là tín dụng bất động sản và cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng
khoán, để nhanh chóng tiến tới đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động
ngân hàng theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
116 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh ở Việt Nam - Thực trạng phát triển và một số đề xuất, kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 2005, Chính phủ Đài Loan đã công bố quy định về đảm bảo an toàn
vốn cho các tập đoàn tài chính - ngân hàng dựa trên nguyên tắc đánh giá tách
bạch từng chi nhánh của ngân hàng chứ không theo phƣơng pháp gộp chung
toàn ngân hàng.
Đạo luật FHC ra đời tạo điều kiện cho thị trƣờng tài chính Đài Loan
củng cố, hợp nhất và hình thành các tập đoàn có quy mô tài sản lớn và mức
độ đa dạng dịch vụ rất cao thông qua sáp nhập, thôn tính hoặc liên kết chiến
lƣợc. Một trong những vụ sáp nhập lớn nhất năm 2002 là của tập đoàn tài
chính Cathay đã mua lại ngân hàng UWCCB với giá 36 tỷ USD để nhằm mục
đích tiến sâu vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng thƣơng mại. Đến cuối năm
80
2005, tại Đài Loan đã có 14 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn hoạt động đa
năng trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm [2], [5].
3.2.2. Xu hướng tại Trung Quốc
Tại Trung quốc, quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi với những đặc điểm
tƣơng đồng với Việt nam, sự phân tách rõ ràng giữa nghiệp vụ ngân hàng
thƣơng mại và nghiệp vụ ngân hàng đầu tƣ, bảo hiểm đƣợc quy định tại Luật
Ngân hàng Thƣơng mại Trung quốc có hiệu lực thi hành từ năm 1995. Luật
này qui định các NHTM Trung quốc không đƣợc phép thực hiện các giao dịch
chứng khoán và bảo hiểm, không đƣợc đầu tƣ vào doanh nghiệp phi ngân
hàng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung quốc trong 2 thập kỷ
vừa qua, Trung quốc đã phải sửa đổi Luật NHTM theo hƣớng cho phép các
NHTM sở hữu các công ty tài chính theo mô hình tập đoàn tài chính FHC khi
thiết lập đầy đủ những cơ chế pháp lý thận trọng cần thiết để ngân hàng nội
địa có thể đƣơng đầu với sức ép cạnh tranh từ đối thủ là các ngân hàng nƣớc
ngoài sau khi cam kết Trung quốc gia nhập WTO có hiệu lực thi hành.
3.2.3. Tại Nhật Bản
Tại Nhật bản nổi tiếng là 6 tập đoàn tài chính - công nghiệp khổng lồ, đó
là: MITSUBISHI, MITSUI, SUMITOMO, DAI ICHI KANGYO, FUE,
SANWA. Tổng doanh thu hàng năm của 6 tập đoàn này chiếm đến 14 - 15%
GDP của đất nƣớc. Vòng quay vốn hàng năm đạt khoảng 4 ngàn tỷ USD và
chiếm khoảng 75% toàn bộ hoạt động công nghiệp quốc gia. Trong đó các
công ty thƣơng mại chiếm hơn 50% hoạt động xuất - nhập khẩu và chiếm gần
90% tỷ lệ nhập khẩu của cả nƣớc; các ngân hàng thƣơng mại kiểm soát gần
40% vốn tự có của cả hệ thống; các công ty bảo hiểm chiếm 55% tổng số vốn
bảo hiểm.
81
Thành phần của tập đoàn đƣợc hình thành từ những tổ hợp, tổ chức kinh
tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhƣ tài chính (ngân hàng, các công ty tài
chính, bảo hiểm và tín thác), thƣơng mại, công nghiệp. Uỷ ban điều hành các
tập đoàn tài chính - công nghiệp đƣợc xây dựng theo chiều ngang, phụ thuộc
vào số lƣợng lĩnh vực hoạt động có từ 21 (nhƣ SUMITOMO) đến 50 (nhƣ
DAI ICHI KANGYO) thành viên, họ là đại diện của những công ty hàng đầu
trên từng lĩnh vực hoạt động. Thành viên bắt buộc phải có trong Ban điều
hành là đại diện đến từ khu vực ngân hàng. Nằm dƣới sự kiểm soát của thành
viên này là các công ty bảo hiểm, đầu tƣ, tín thác, mạng lƣới chi nhánh và
ngân hàng con. Thành viên này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động tài
chính cho cả tập đoàn [2], [5].
Nghiên cứu cho thấy, tác động qua lại trong nội bộ tổ hợp tài chính -
công nghiệp tại Nhật bản đƣợc đảm bảo bằng các biện pháp sau:
- Trên phƣơng diện quản lý, Ban điều hành sẽ tổ chức hội nghị (thƣờng
niên hoặc bất thƣờng) lãnh đạo các tổ chức thành viên lớn, đồng thời cũng là
những cổ đông lớn. Hội nghị sẽ quyết định những vấn đề quan trọng trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn.
- Sự liên kết vốn trong tập đoàn đƣợc thực hiện dƣới hình thức liên kết
chéo vốn cổ phần (sở hữu chéo). Mỗi công ty, tổ chức thành viên trong tập
đoàn đều có quyền kiểm soát một phần cổ phiếu từng công ty, tổ chức thành
viên khác nhƣng không đƣợc có đủ số lƣợng cổ phần chi phối, nói cách khác,
không thể có đủ khả năng kiểm soát đơn phƣơng bất cứ thành viên nào trong
tập đoàn.
- Mỗi thành viên đều có trách nhiệm phối hợp thực hiện chƣơng trình
hành động chung của tập đoàn; trao đổi các nguồn lực tài chính, nguồn lực
công nghiệp, thông tin về khoa học - kỹ thuật, ...
- Quan hệ giao dịch trong nội bộ đƣợc dựa trên cơ sở hợp đồng.
82
3.2.4. Đặc trưng liên kết vốn tại Đức
Tính đa dạng của các tập đoàn tại Đức là thành quả rõ rệt nhất của việc
liên kết đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, vai trò chủ đạo là các ngân hàng
hàng đầu nhƣ DEUTSCHE BANK, DRESDNER BANK, COMMERZBANK
chiếm tƣơng ứng đến 1/3, 1/4, 1/8 vốn cổ phần của cả nƣớc. Có thể mô phỏng
khái quát mô hình tập đoàn tại Đức nhƣ sau:
- Các ngân hàng thƣờng là những cổ đông chiến lƣợc của tập đoàn và có
ghế trong Ban điều hành tập đoàn. Trong vai trò của mình, các ngân hàng vừa
là cổ đông, chủ nợ (nhà cấp tín dụng), cơ quan giám sát, cơ quan phát hành
giấy tờ có giá, vừa là con nợ (huy động tiền gửi) và là đại diện cổ đông trong
các kỳ họp Đại hội cổ đông.
- Những ngân hàng này đƣợc xem nhƣ những “siêu thị tài chính” tổng
hợp, cung cấp dịch vụ cho những công ty thành viên trong tập đoàn, bao gồm
những dịch vụ nhƣ tƣ vấn, phân tích và dự báo thị trƣờng, cung cấp những
thông tin về tài chính, công nghệ - kỹ thuật, những dịch vụ bảo hiểm, cấp tín
dụng, ...
- Tập hợp xung quanh DEUTSCHE BANK là những hãng công nghiệp
nổi tiếng nhƣ BOSCH, SIEMENS, và xung quanh DRESDNER BANK là
HOCHST, GRUNDIG, KRUPP. Các vệ tinh lớn này lại đƣợc cấu thành bởi
rất nhiều các hãng, công ty vừa và nhỏ. Trung bình một tập đoàn hàng đầu
thƣờng sở hữu cổ phần chi phối và kiểm soát hoạt động của khoảng 150 công
ty con.
Nghiên cứu về những tập đoàn tài chính - công nghiệp tại Đức, ngƣời ta
cũng rút ra một số đặc trƣng liên quan: i) phạm vi quyền lực rộng lớn. Một cá
nhân có thể đồng thời vừa là thành viên Ban điều hành vừa là thành viên tham
gia quản lý nhiều hãng, công ty khác trong tập đoàn; ii) vai trò của các tổ
chức tài chính - tín dụng: sở hữu trên 30% cổ phiếu của 25 tổ hợp công
83
nghiệp lớn của Đức. Trực tiếp hoặc gián tiếp, các ngân hàng của Đức kiểm
soát trên 50% cổ phiếu của những tập đoàn hàng đầu của quốc gia; iii) quan
hệ vốn phức tạp.
3.2.5. Tại Mỹ
Nổi tiếng và đƣợc biết đến nhiều hơn là các tập đoàn tài chính - công
nghiệp của Hoa kỳ, hình thành dựa trên nền tảng là các tổ chức, các tập đoàn
tài chính hàng đầu.
So với các nƣớc phát triển khác, sự khác biệt cốt lõi nhất của quá trình
liên kết vốn giữa các ngân hàng với các tổ hợp công nghiệp tại Mỹ là sự quản
lý chặt chẽ của luật pháp [5]. Quy định tại Mỹ cấm các ngân hàng thƣơng mại
mua lại cổ phiếu của các hãng công nghiệp và thƣơng mại. Vì vậy, quá trình
liên kết vốn ngân hàng với các hãng công nghiệp đƣợc thực hiện thông qua
hình thức cấp tín dụng dài hạn cho các công ty trong tập đoàn. Ngoài việc
tham gia quản trị công ty thông qua các khoản tín dụng, các ngân hàng
thƣơng mại còn quản lý, điều hành theo các hợp đồng thế chấp tài sản của các
công ty đó - đây đƣợc xem là công cụ hữu hiệu để ngân hàng kiểm soát các
hãng công nghiệp.
* Một số nhận xét khái quát
Trƣớc hết phải thấy rằng quá trình hình thành tập đoàn cũng nhƣ sự liên
kết đa ngành, đa lĩnh vực là xu hƣớng tất yếu, khách quan của các nƣớc trên
thế giới để tạo lập những doanh nghiệp có thƣơng hiệu mạnh, là mũi nhọn
trong cạnh tranh toàn cầu, khi các tập đoàn có nội lực mạnh mẽ, có tích luỹ
bền vững, nhƣng điều này còn phụ thuộc nhiều vào những điều kiện tiền đề cả
về khía cạnh khách quan và chủ quan.
Về lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn, hai xu hƣớng chung hiện nay trên
thế giới là:
84
- Tập đoàn tài chính, chuyên về ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và
các dịch vụ tài chính tiêu biểu khác, nhƣ Citi group của Mỹ, Deutsche Bank
AG của Đức, ING Group của Hà Lan, The HongKong and Shanghai Banking
Corporation của Anh, ...
- Xu hƣớng thứ hai phổ biến ở Nhật bản, Đài Loan, Singapore là tập
đoàn kinh doanh tổng hợp, bao gồm cả dịch vụ ngân hàng - tài chính và sản
xuất kinh doanh, thƣơng mại. Tại Nhật bản có thể kể đến nhƣ tập đoàn
Normura, nổi tiếng về kinh doanh chứng khoán, sản xuất, đầu tƣ khu công
nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp. Tập đoàn Sumitomo, nổi tiếng về ngân
hàng và kinh doanh thƣơng mại. Tập đoàn Mishubishi, nổi tiếng về sản xuất
công nghiệp, nhất là các sản phẩm điện tử, ô tô và ngân hàng. Tập đoàn FUJI
cũng có các hoạt động kinh doanh ngân hàng, kinh doanh sản phẩm phim ảnh.
Tại Đài Loan, tập đoàn Chinfon là một ví dụ điển hình, vừa có hoạt động
ngân hàng, bảo hiểm, vừa nổi tiếng trong lĩnh vực xi măng. Tại Singapore,
nổi lên là các tập đoàn Keppel Bank, BDS Group Holdings, ...Các tập đoàn
này mở rộng kinh doanh trong cả lĩnh vực ngân hàng, thƣơng mại, dịch vụ.
Quá trình liên kết vốn giữa các lĩnh vực đƣợc diễn ra khá phức tạp, dƣới
nhiều hình thức và đa cấp độ.
Mô hình tổ chức, cấu trúc của tập đoàn phức tạp, mọi quan hệ trong tập
đoàn đều đƣợc dựa trên nguyên tắc quyền sở hữu.
Các ngân hàng tham gia trong tập đoàn thƣờng với nhiều tƣ cách. Do
vậy, các ngân hàng luôn đƣợc xem là nền tảng, hạt nhân trong các tập đoàn.
Nền tảng hình thành tập đoàn chủ yếu là các ngân hàng. Trong quá trình
hoạt động, ngân hàng luôn đảm bảo tính minh bạch, độc lập, khách quan.
Sự hình thành tập đoàn, sự liên kết đa ngành, lĩnh vực có sự hỗ trợ, kiểm
soát chặt chẽ của hệ thống pháp luật đồng bộ.
85
Không có sự can thiệp hành chính; mối quan hệ kinh tế giữa các thành
viên thƣờng đƣợc thực hiện và giải quyết dựa trên hợp đồng đƣợc thiết lập.
Nhìn lại quá trình các (tổng) công ty Việt nam muốn thành lập ngân
hàng riêng thời gian qua, có thể nhận thấy:
- Tập đoàn thành lập ngân hàng riêng là rất ít gặp ở các nƣớc. Thậm chí
nhiều nƣớc còn quy định hạn chế hoặc cấm tập đoàn thành lập ngân hàng
riêng (Hàn quốc), các tập đoàn sản xuất kinh doanh có thể có cổ phần trong
các tập đoàn tài chính - ngân hàng, nhƣng ngân hàng không thể là công ty
thành viên của tập đoàn đó.
- Thành lập đƣợc một ngân hàng là điều khó khăn. Nó không phải chỉ là
vấn đề nhân sự mà còn là vấn đề liên quan đến đặc trƣng riêng biệt của ngành
ngân hàng, hiệu ứng của ngành ngân hàng tới các ngành, nghề, lĩnh vực khác
của nền kinh tế, xã hội.
- Hiện nay Việt nam vẫn còn thiếu một hệ thống pháp luật đồng bộ quy
định các vấn đề liên quan đến tập đoàn, đến việc hình thành và giải quyết các
mối quan hệ phát sinh trong tập đoàn; hơn nữa tâm lý của ngƣời Việt nam
nhìn chung là còn chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng mang nặng tính chất hành
chính, “trên bảo dƣới phải nghe”, do vậy rất khó để đảm bảo tính khách quan,
minh bạch trong quá trình điều hành, hoạt động của ngân hàng một khi các
ngân hàng này là do tập đoàn, (tổng) công ty thành lập ra.
Cũng với những lý do trên mà một số chuyên gia đã đề nghị không nên
thành lập ngân hàng riêng của tập đoàn sản xuất, kinh doanh. Có thể dùng lời
cảnh báo của World Bank để nói về những hạn chế khi tập đoàn, (tổng) công
ty Việt nam thành lập ngân hàng nhƣ sau:
...Đối với các ngành khác, nếu một công ty hoạt động không hiệu quả thì
phải phá sản, nhưng với ngành ngân hàng thì việc phá sản là điều khó có thể
86
chấp nhận được, vì nó tạo ra hiệu ứng hệ thống, gây ra những tác động khó
lường.
Một giả định khác là các tập đoàn kinh tế hoặc các tổng công ty tính đến
việc mở ngân hàng hoặc thôn tính vài ngân hàng nhỏ để tạo ra tiềm lực mới
cho mình. Nếu việc đó thành sự thực thì việc tập trung quyền lực vào một vài
tập đoàn sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế.
Đối với bản thân các tập đoàn, hiện nay lợi nhuận của các ngân hàng
khá cao, nhưng trong tương lai thì chưa chắc. Còn nếu tập đoàn nghĩ khi
thành lập ngân hàng sẽ tiếp cận với những nguồn tín dụng dễ dàng và rẻ hơn,
thì sẽ vi phạm quy định về sự an toàn trong cung cấp tín dụng. ở các nước,
đây là điều không được phép.
(Theo ông Noritaka Akamatsu - Đại diện Ngân hàng Thế giới WB) [10].
Ông Ayunni Konishi, Giám đốc Ngân hàng phát triển Châu á, cho rằng:
“có những rủi ro liên quan đến việc cho vay các tổ chức liên kết, và việc lạm
dụng quyền hạn của công ty mẹ sẽ ảnh hưởng đến các quyết định cho vay của
ngân hàng. Điều này đã được chứng minh từ nhiều nước trên thế giới dẫn đến
sự sụp đổ của nhiều tổ chức ngân hàng.” [14].
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị phát triển NHTMCP VN thời gian tới
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam
Bên cạnh việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ chính, Ngân hàng
Nhà nƣớc cần triển khai thực hiện một số biện pháp sau trong thời gian tới:
- Xây dựng và phát triển chiến lƣợc tổng thể toàn ngành theo tầm nhìn
đến 2010 và 2020. Tôn trọng thể chế chính trị và cơ chế thị trƣờng Việt nam
trong kỷ nguyên WTO, hạn chế tiến đến giảm dần sự ƣu đãi đối với ngân
hàng thƣơng mại quốc doanh so với NHTMCP, đối với ngân hàng trong nƣớc
so với ngân hàng nƣớc ngoài, để chuẩn bị tinh thần độc lập, tự chủ trong cạnh
87
tranh, hợp tác của các ngân hàng thƣơng mại Việt nam nói chung, NHTMCP
Việt nam nói riêng.
- Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nƣớc với Chính phủ và các
Bộ, ngành khác trên 3 mặt: i) hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ; ii)
mô hình tổ chức bộ máy và tổ chức nhân sự; iii) cơ chế tài chính; từ đó nâng
cao hiệu quả, chất lƣợng hoạch định chính sách và quản lý hệ thống ngân
hàng quốc gia.
- Tạo ra những vùng cấm mang tính bền vững sao cho mọi đối tƣợng
điều chỉnh đƣợc phép làm mọi việc liên quan, thực hiện những hoạt động,
dịch vụ mà luật “không cấm”; từ đó tạo điều kiện cho các NHTMCP có thể
chủ động đƣa vào khai thác những sản phẩm, dịch vụ mới, phong phú, đa
dạng hơn. Thực tế hiện nay là mặc dù luật đã qui định những ngành nghề cấm
hoạt động, kinh doanh, nhƣng khi các ngân hàng thƣơng mại muốn hoạt động,
kinh doanh một ngành, nghề, dịch vụ nào đó không thuộc phạm vi “cấm” thì
vẫn phải xin giấy phép của Ngân hàng nhà nƣớc, phần nào làm hạn chế khả
năng mở rộng dịch vụ, sản phẩm của các ngân hàng thƣơng mại, hơn nữa tạo
ra sự quản lý cồng kềnh, kém linh hoạt đối với bản thân Ngân hàng Nhà nƣớc.
- Thắt chặt hệ thống theo dõi, thanh tra, giám sát, quản lý rủi ro tại các
ngân hàng thƣơng mại, có biện pháp xử lý nhanh chóng các dấu hiệu rủi ro
phát sinh, không để lây lan ra toàn hệ thống. Điều này yêu cầu các cán bộ
chức năng của Ngân hàng Nhà nƣớc phải có khả năng tiên đoán, dự liệu
những rủi ro có thể phát sinh cũng nhƣ khả năng đánh giá sát sao thực tế diễn
biến thị trƣờng đang xảy ra để đề phòng những tác động xấu tới hệ thống
ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
- Góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTMNN để những
ngân hàng này trở thành những tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng, cạnh
tranh mạnh mẽ với các tập đoàn lớn trên thế giới trong quá trình hội nhập
88
kinh tế quốc tế. Quá trình cổ phần hoá các NHTMCP thời gian qua còn gặp
nhiều vƣớng mắc xuất phát từ lý do khách quan và chủ quan, trong thời gian
tới, Ngân hàng Nhà nƣớc và bản thân các ngân hàng thƣơng mại cần phối hợp
chặt chẽ với Bộ, ngành liên quan để có kế hoạch, lộ trình cụ thể, đảm bảo quá
trình cổ phần hoá thông suốt, hạn chế tối đa những vƣớng mắc phát sinh làm
giảm lòng tin của đối tác chiến lƣợc, các cổ đông cũng nhƣ làm ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động của bản thân ngân hàng thƣơng mại và ảnh hƣởng
không tốt đến các vấn đề khác của nền kinh tế.
- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin tín dụng thông suốt giúp các ngân
hàng thƣơng mại có thể chia sẻ và tìm hiểu thông tin về khách hàng. Hiện nay
hệ thống quản lý thông tin tín dụng này đã đƣợc xây dựng nhƣng còn sơ sài,
thông tin về khách hàng còn chƣa phản ánh đầy đủ, hệ thống mạng chƣa
online giữa Ngân hàng nhà nƣớc với các ngân hàng thƣơng mại khiến cho quá
trình thẩm định, đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng còn chậm trễ, tốn
kém thời gian, chi phí. Hệ thống thông tin này cũng chƣa xây dựng đƣợc
những quy định ràng buộc các ngân hàng thƣơng mại trong việc cung cấp,
chia sẻ thông tin. Do vậy, thời gian tới Ngân hàng Nhà nƣớc cần nỗ lực hơn
nữa để hiện đại hoá và áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý thông tin tín dụng,
góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
quốc dân.
- Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ
chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho các hoạt động tín dụng của các
ngân hàng thƣơng mại nói chung, NHTMCP nói riêng, chẳng hạn nhƣ công ty
xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tín dụng, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả
trong quá trình thành lập, hoạt động và cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức
tín dụng này.
89
- Đối với các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trƣờng và nâng cao tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng
mại, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa ngân hàng thƣơng mại quốc
doanh với các NHTMCP.
- Khẩn trƣơng xây dựng và đƣa trung tâm chuyển mạch quốc gia vào
hoạt động để liên kết với các giao dịch thanh toán thẻ khác giữa các ngân
hàng thƣơng mại với nhau, phấn đấu để cả nƣớc có một trung tâm chuyển
mạch thống nhất. Đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho
chƣơng trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV.
- Khuyến khích các NHTMCP liên kết, hợp tác với các ngân hàng
thƣơng mại quốc doanh cũng nhƣ các ngân hàng liên doanh và ngân hàng
nƣớc ngoài khác để học hỏi, phát huy thế mạnh và cùng phát triển. Sự hợp
tác, liên kết này xuất phát từ nhu cầu tự thân của các NHTMCP, tuy nhiên vẫn
cần có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nƣớc về chính sách, giúp cho các
NHTMCP không bị lép vế trong hợp tác, liên kết.
- Kiểm soát chặt chẽ nhu cầu thành lập mới NHTMCP, đặc biệt là việc
các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng, hạn chế tình trạng thành lập ồ ạt, theo
phong trào làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động ngành nghề chính của
doanh nghiệp, tránh trƣờng hợp một tập đoàn có thể tham gia thành lập nhiều
ngân hàng dƣới danh nghĩa tập đoàn và các công ty con, đảm bảo sự hoạt
động lành mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ nhằm thúc đẩy các giao
dịch điện tử, ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử, đồng thời có thể
khuyến khích các NHTMCP nhanh chóng phát triển các dịch vụ ngân hàng
trực tuyến, đảm bảo an toàn, bảo mật, khả năng quản trị và phòng ngừa rủi ro
cao cho phía ngân hàng và khách hàng.
90
- Hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy
các ngân hàng thƣơng mại nhanh chóng hợp tác trong việc lắp đặt máy ATM
và POS, chiếm lĩnh và giữ chân khách hàng trong cuộc cạnh tranh với ngân
hàng nƣớc ngoài. Phối hợp với các Bộ, Ngành khác nhƣ cấp nƣớc, điện, bƣu
điện, ...để chỉ đạo các ngành thực hiện thanh toán các khoản dịch vụ qua ngân
hàng thƣơng mại, trong đó có NHTMCP.
- Tăng cƣờng và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các nƣớc và các tổ chức
tài chính quốc tế trong việc xây dựng chính sách và đào tạo nguồn nhân lực,
xây dựng hệ thống công nghệ, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục
vụ cho công cuộc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng.
3.3.2. Đối với bản thân các NHTMCP Việt nam
Ngoài sự hỗ trợ, quản lý của Ngân hàng nhà nƣớc, bản thân các ngân
hàng thƣơng mại, đặc biệt là các NHTMCP muốn hoạt động hiệu quả, vững
mạnh và cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, ngân hàng
liên doanh và các ngân hàng nƣớc ngoài khác thì cần phải luôn luôn ý thức
đƣợc những vấn đề còn tồn tại trong nội bộ ngân hàng, đồng thời chủ động,
linh hoạt trong hội nhập, không ngừng cải thiện, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm, dịch vụ, tìm ra cho đƣợc lợi thế riêng để từ đó có chiến lƣợc phù hợp,
mang tính chất lâu dài.
Trƣớc mắt, nhìn chung các NHTMCP cần tập trung thực hiện một số giải
pháp sau:
- Tập trung xử lý nợ xấu, cân đối lại thời hạn của các khoản tiền gửi với
thời hạn các khoản cho vay, hạn chế việc dùng vốn vay từ các ngân hàng khác
để cho vay nền kinh tế, hạn chế dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay
trung và dài hạn gây mất khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán.
- Tự hoạch định kế hoạch tăng vốn điều lệ để đạt tỷ lệ an toàn vốn theo
quy định của Nhà nƣớc và theo thông lệ quốc tế, tuy nhiên việc tăng vốn điều
91
lệ phải đồng thời với việc tăng khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản và
tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn, tạo dựng đƣợc niềm tin trong dân chúng và
cổ đông. Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ cần phù hợp với chiến lƣợc
hoạt động chung của toàn ngân hàng, tránh sự phát hành ồ ạt theo tính chất
nhất thời của thị trƣờng chứng khoán, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động
và sử dụng vốn, đồng thời ảnh hƣởng đến tâm lý chung của cổ đông và các
nhà đầu tƣ khi thị trƣờng chứng khoán có diễn biến xấu. Để thực hiện đƣợc
điều này, khi có kế hoạch phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, ban lãnh đạo
ngân hàng cùng toàn thể nhân viên ngân hàng và các cổ đông cần có sự đồng
thuận, nhất trí, có chiến lƣợc thuyết phục, xây dựng niềm tin trong cổ đông và
trong dân cƣ.
- Đẩy mạnh xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng. Văn hoá kinh
doanh của từng ngân hàng là điều đầu tiên để một NHTMCP tồn tại và đƣợc
khách hàng nhận biết đến, là điều giúp ngân hàng thu hút và giữ chân khách
hàng tìm đến, đặc biệt là trong khi các NHTMCP đang đƣợc thành lập nhiều,
khách hàng có thêm rất nhiều sự chọn lựa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nếu một NHTMCP đƣợc thành lập sau, tiềm lực về vốn và danh tiếng còn
hạn chế hơn những ngân hàng thƣơng mại lâu năm thì văn hoá kinh doanh của
ngân hàng sẽ là công cụ hữu hiệu, thiết thực để cạnh tranh một cách hiệu quả,
lâu bền. Văn hoá kinh doanh của ngân hàng có thể bắt đầu từ những điều nhỏ
nhất nhƣ việc mặc đồng phục, phong cách giao tiếp khách hàng, đến những
chiến lƣợc sản phẩm, dịch vụ khác phục vụ khách hàng. Từ văn hoá kinh
doanh đó, ngân hàng mới có thể từng bƣớc tạo dựng niềm tin và uy tín trong
cộng đồng dân cƣ.
- Xây dựng chính sách thu hút, tuyển mộ, đào tạo và giữ chân nhân tài.
Khi nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng còn thiếu và hạn chế về số lƣợng,
chất lƣợng thì việc thu hút, đào tạo và giữ chân nhân tài là điều mà ban lãnh
92
đạo các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm. Ngày càng có nhiều NHTMCP
đƣợc thành lập, các ngân hàng nƣớc ngoài với chế độ đãi ngộ hấp dẫn khiến
cho nguồn nhân lực ngành ngân hàng không chỉ chảy ra nƣớc ngoài mà ngay
cả trên “sân nhà”. Điều này đòi hỏi ở ngƣời lãnh đạo ngân hàng một khả năng
quản trị nhân lực nhạy cảm. Thu hút, tuyển mộ, đào tạo nhân lực đã là một
công việc khó, tốn kém nhiều chi phí, giữ chân ngƣời tài lại càng khó hơn.
Vậy chính sách này có thể thực hiện bằng cách nào? Trƣớc hết là bằng chế độ
lƣơng, thƣởng. Thứ hai là tâm lý và nhu cầu đời sống của mỗi cá nhân lại
khác nhau, ngƣời quản lý nhân sự cần nắm bắt điều này. Thứ ba là các chế độ
đãi ngộ khác nhƣ chế độ nghỉ giữa giờ, du lịch, tham quan, ...Thứ tƣ là cần
lựa chọn và sắp xếp đúng ngƣời, đúng năng lực, đúng việc, đồng thời tạo ra
những thách thức mới cho nhân viên, tránh sự nhàm chán, làm giảm sự năng
động, linh hoạt, sáng tạo của nhân viên trong công việc; mặt khác cần tạo một
môi trƣờng làm việc thoải mái, có tinh thần tập thể, giao quyền tự chủ, độc
lập nhất định, làm cho nhân viên có tinh thần trách nhiệm, yêu thích và nhiệt
tình với công việc đƣợc đảm nhận.
- Đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ
cao và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Điều này đỏi hỏi sự chú trọng đầu tƣ
của bản thân mỗi ngân hàng, đồng thời cũng đòi hỏi các NHTMCP phải chủ
động hợp tác, liên kết với các ngân hàng khác để tạo ra sự đồng bộ, tƣơng
thích về công nghệ giao dịch.
- Chủ động hoạch định chiến lƣợc liên minh, liên kết, hợp tác với các
doanh nghiệp, các ngân hàng khác, các tập đoàn tài chính quốc tế đặc biệt là
trong những lĩnh vực mà bản thân NHTMCP còn nhiều hạn chế để có thể học
hỏi kinh nghiệm, phát huy thế mạnh, xây dựng nền tảng sức mạnh trong cạnh
tranh.
93
- Xây dựng chiến lƣợc khách hàng và chiến lƣợc tiếp thị rõ ràng, truyền
tải một cách tốt nhất các thông tin về ngân hàng cũng nhƣ các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng, các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và cách sử dụng; phân nhóm
khách hàng theo tiêu chí phù hợp, từ đó giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp
với từng đối tƣợng khách hàng; hoàn thiện và triển khai mô hình tổ chức kinh
doanh theo định hƣớng khách hàng, chủ động tìm đến khách hàng sau khi đã
tìm hiểu nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể; sử dụng hệ thống chấm
điểm khách hàng và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để phân loại khách
hàng, từ đó có chính sách tiếp cận thích hợp, nhất là trong hoạt động tín dụng.
- Thực hiện minh bạch và công khai hoá thông tin, một mặt giúp các
NHTMCP quản lý hiệu quả, mặt khác giúp khách hàng, cổ đông và những
ngƣời có lợi ích liên quan có thể tin tƣởng vào ngân hàng.
- Chủ động xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng áp dụng theo
nguyên tắc Basel, thực hiện bảo hiểm rủi ro tín dụng, dần dần đƣa vào phát
triển các công cụ phái sinh tín dụng khác.
- Tăng cƣờng hiệu quả và khả năng tự phục vụ của hệ thống ATM nhằm
cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, nâng cấp hệ thống
ATM thành những “ngân hàng thu nhỏ” trải đều khắp các tỉnh, thành phố;
đồng thời phát triển mạng lƣới các điểm chấp nhận thẻ (POS) và tăng cƣờng
liên kết giữa các ngân hàng thƣơng mại, nâng cao hiệu quả và mở rộng khả
năng sử dụng thẻ ATM và thẻ POS.
- Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính và ngân hàng tại nhà nhằm
tận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối internet;
ngoài ra là loại hình ngân hàng qua điện thoại, đồng thời các NHTMCP cần
sớm đƣa ra các dịch vụ mới để khách hàng có thể đặt lệnh, thực hiện thanh
toán và các giao dịch khác một cách tiện lợi.
94
- Đơn giản hoá thủ tục giao dịch, đảm bảo sự nhanh chóng, tiện lợi cho
khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng,
tránh rủi ro tiềm ẩn với cả khách hàng và ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát đảm bảo an toàn, công nghệ bảo mật cao,
từ đó thuyết phục khách hàng yên tâm trong giao dịch.
- Đối với sự phát triển công nghệ ngân hàng, các NHTMCP cần đặc biệt
tập trung vào ba vấn đề sau để hội nhập nhanh với xu hƣớng chung hiện nay;
đó là: i) công nghệ ngân hàng với thanh toán không dùng tiền mặt; ii) mở
rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời đại hội nhập; iii) an
ninh - an toàn bảo mật và khả năng giám sát, phòng chống rủi ro ngân hàng.
- Chủ động kết hợp với các trƣờng đại học, với ngân hàng và các tổ chức
khác trong đào tạo nhân lực, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kiến thức nghiệp vụ
và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực,
tránh sự cạnh tranh thiếu lành mạnh gây mất cân đối cung - cầu cục bộ.
- Chủ động xây dựng chiến lƣợc hội nhập kinh tế, đáp ứng các chuẩn
mực quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng để nắm bắt nhanh
và theo kịp lộ trình cam kết quốc tế mà Việt nam đã tham gia; sẵn sàng là
ngân hàng tiên phong để trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng
thay cho các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh.
3.3.3. Đối với các tập đoàn, (tổng) công ty Việt nam
- Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC) nên tập trung
vào việc quản lý đối với phần vốn Nhà nƣớc giao cho SCIC làm đại diện chủ
sở hữu tại các ngân hàng thƣơng mại và các doanh nghiệp, hỗ trợ Ngân hàng
Nhà nƣớc trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, từ đó gián tiếp nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung.
- Các tập đoàn công nghiệp/sản xuất nên tập trung vào lĩnh vực mà họ
đang có thế mạnh, đang là ngành nghề hoạt động cốt lõi, hỗ trợ Chính phủ
95
trong việc thực hiện chính sách kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của nền kinh tế quốc dân.
- Các tập đoàn cần chủ động tuân thủ những nguyên tắc của Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nƣớc trong quá trình hoạt động cũng nhƣ góp vốn thành
lập ngân hàng hay các công ty con khác; đồng thời hỗ trợ Nhà nƣớc để xây
dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ về tập đoàn nếu trong quá trình hoạt
động mà bản thân tập đoàn nhận thấy có những kẽ hở cần khắc phục.
- Đối với những tập đoàn đã đƣợc sự chấp thuận, cấp phép của Thủ
tƣớng và Ngân hàng nhà nƣớc trong việc thành lập ngân hàng thì cần chủ
động, tự giác tuân thủ các nguyên tắc quản trị, kiểm soát ngân hàng theo
chuẩn mực ngân hàng chung, các ngân hàng do tập đoàn thành lập phải đƣợc
hoạt động độc lập, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng chung của toàn bộ
ngƣời dân và nền kinh tế, tránh tình trạng hoạt động ngân hàng theo mối quan
hệ hành chính, nội bộ, bao cấp, thiếu minh bạch.
- Các tập đoàn kinh tế có xu hƣớng thành lập ngân hàng riêng, cần lƣu ý
những thách thức đặc thù trong kinh doanh ngân hàng mà các tập đoàn sẽ phải
đối mặt. Thứ nhất là thách thức về năng lực tài chính, khả năng quản trị, điều
hành, trình độ công nghệ thông tin cùng hệ thống nhân lực tốt. Thứ hai là khả
năng chiếm lĩnh thị trƣờng, liên quan đến các dịch vụ nhƣ huy động tiền gửi,
cho vay, thanh toán, chuyển tiền, kiều hối, mở thẻ… Nếu mạng lƣới ít, việc
chiếm lĩnh thị trƣờng là rất khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các ngân
hàng đi trƣớc. Thứ ba là vấn đề đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng để đi tắt đón
đầu trong cạnh tranh [14].
3.3.4. Một số đề xuất, kiến nghị khác
- Đối với các nhà chức trách liên quan, để tập đoàn kinh tế ở nƣớc ta
phát triển bền vững, cần sớm tổ chức tổng kết, đánh giá thí điểm mô hình tập
đoàn kinh tế, trên cơ sở đó ban hành nghị định quy định về nguyên tắc hình
96
thành, quy mô tổ chức, hệ thống quản lý, vốn pháp định, đội ngũ cán bộ, mối
quan hệ trong tập đoàn trong hoạt động kinh doanh, đầu tƣ tài chính, vai trò
quản lý Nhà nƣớc và vốn chủ sở hữu,…nhƣ vậy, tập đoàn kinh tế mới không
“mò mẫm”, mở rộng hoạt động vào những lĩnh vực không có thế mạnh, dẫn
đến bị đổ vỡ hoặc “ngộ nhận” là tập đoàn kinh tế để “đánh bóng” các doanh
nghiệp khi chƣa đủ tiêu chí cần thiết.
- Về phía khách hàng, cần chủ động nâng cao tầm hiểu biết về các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng, từ đó tạo thuận lợi trong giao dịch, lựa chọn đƣợc
những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp, đồng thời có thể đóng góp ý
kiến cho ngân hàng để giúp ngân hàng nâng cao chất lƣợng phục vụ; ngoài ra
trong bối cạnh hội nhập, có sự cạnh tranh gay gắt giữa ngân hàng nội địa và
ngân hàng nƣớc ngoài, khách hàng cần xây dựng ý thức dân tộc, sát cánh
cùng ngân hàng nội địa trong cuộc cạnh tranh này.
- Khách hàng, ngƣời dân và cộng đồng nói chung cần có ý thức giữ gìn
tài sản, những công trình dịch vụ ngân hàng công cộng (chẳng hạn nhƣ máy
ATM, thẻ ngân hàng, ...) góp phần xây dựng văn minh đồng hiện đại, tính
cộng đồng cao; tích cực cùng Chính phủ và các ngân hàng trong việc hạn chế
giao dịch bằng tiền mặt.
- Bản thân cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng đồng thời là một ngƣời sử
dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nên họ cần thiết là những ngƣời phải tự ý
thức và chủ động tích lũy kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề
nghiệp, đồng thời là ngƣời tuyên truyền một cách hiệu quả những hiểu biết
của bản thân cho gia đình, ngƣời thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh về
những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ tiện ích khi sử dụng sản phẩm,
dịch vụ đó.
97
KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu, phân tích thực trạng thành lập, phát triển các NHTMCP
trong thời gian từ 2000 đến hết quý I/2208, có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ,
vƣợt bậc của khối ngân hàng này về vốn cũng nhƣ các chỉ tiêu hoạt động,
kinh doanh khác, đặc biệt là trong năm 2007, tuy nhiên, sự phát triển đó chƣa
thực sự vững chắc và còn cần nhiều thời gian trong tƣơng lai để kiểm chứng.
Với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO, sự phát
triển về số lƣợng, loại hình các NHTMCP Việt nam càng đặt ra những thách
thức cạnh tranh lớn hơn cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại nói chung, đòi
hỏi các NHTMCP nói riêng, phải nỗ lực nhiều hơn để bắt kịp cùng nhịp thở
của nền kinh tế.
Sau khi nghiên cứu đề tài “Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh ở
Việt nam - thực trạng phát triển và một số đề xuất, kiến nghị”, có thể rút ra
một số suy nghĩ, kết luận nhƣ sau:
- Sự phát triển của các NHTMCP trong thời gian 2000 - 2005 ở Việt
nam, đặc biệt là trong hai năm 2006 - 2007, mặc dù còn tồn tại một số hạn chế
nhất định, nhƣng vẫn là một sự thành công rất lớn, đáng ghi nhận.
- Hệ thống ngân hàng nói chung, đặc biệt là NHTMCP cần phải nỗ lực
hơn nữa để tiếp tục duy trì, phát huy những mặt tích cực cũng nhƣ những
thành công có đƣợc trong thời gian qua, tránh sự phát triển nhất thời, sao
nhãng mục tiêu chiến lƣợc dài hạn.
- Những mặt hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại, trong đó có các NHTMCP, cần sự nỗ lực khắc phục trƣớc tiên
của bản thân các ngân hàng, nhƣng bên cạnh đó cũng không thể thiếu sự hỗ
trợ từ nhiều phía: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, các tập đoàn lớn, các
ngân hàng khác, cũng nhƣ khách hàng và mọi ngƣời công dân. Do vậy, để xây
dựng một hệ thống tài chính - ngân hàng lành mạnh, cạnh tranh bền vững,
hiệu quả thì cần sự chung sức, đồng lòng từ nhiều phía.
98
- Thời gian tính từ 2008 đến 2010 (khi các ngân hàng nƣớc ngoài hoàn
toàn đƣợc hoạt động, cạnh tranh bình đẳng trên lãnh thổ Việt nam) không còn
nhiều, do vậy các NHTMCP cần nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc
cạnh tranh lành mạnh này.
Trƣớc mắt, tình hình tài chính tiền tệ ở Việt nam còn tiềm ẩn nhiều bất
ổn đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại nói chung, đặc biệt là các NHTMCP nói
riêng cần thận trọng trong điều hành, quản trị, cung cấp các dịch vụ ngân
hàng, trong đó Ngân hàng Nhà nƣớc, các NHTMCP và các tập đoàn cần đặc
biệt chú trọng vào một số vấn đề sau:
- Trƣớc khi xây dựng đƣợc hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ điều
chỉnh hoạt động của tập đoàn công nghiệp - ngân hàng nói riêng và hoạt động
của tập đoàn nói chung, cần hạn chế việc thành lập ngân hàng thƣơng mại
riêng của các tập đoàn, (tổng) công ty. Quá trình hoạt động của những ngân
hàng đã đƣợc cấp phép cũng cần có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ, hạn chế
tình trạng đƣợc cấp phép rồi nhƣng chậm trễ đi vào hoạt động, hoặc hoạt động
kém hiệu quả, thiếu minh bạch, nhất là đối với những dự án lớn do ngân hàng
tài trợ hoặc những dự án tài trợ cho bản thân tập đoàn, tổng công ty.
- Các tập đoàn kinh tế tham gia thành lập ngân hàng riêng cần ý thức,
chủ động thiết lập hệ thống kiểm soát, quản trị nội bộ, phòng ngừa rủi ro một
cách hiệu quả, đồng thời xây dựng chiến lƣợc kinh doanh để cạnh tranh lành
mạnh trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập quốc tế.
- Các NHTMCP cần nhanh chóng rà soát lại chất lƣợng những khoản tín
dụng, nhất là tín dụng bất động sản và cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng
khoán, để nhanh chóng tiến tới đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động
ngân hàng theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Việc tăng vốn điều lệ trong thời gian tới của các NHTMCP phải phù
hợp với chiến lƣợc, mục tiêu dài hạn của từng ngân hàng, không phụ thuộc
vào việc thị trƣờng chứng khoán lên hay xuống, thăng hay trầm. Việc tăng
99
vốn điều lệ phải đảm bảo tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng cƣờng năng lực tài
chính của ngân hàng.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủy Anh (2008), “Lợi nhuận ngân hàng có lặp lại?”, tạp chí đầu tư
chứng khoán, (số 12 (484), ngày 28/01/2008).
2. Ngô Minh Châu (2006), “Xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP trong quá trình hội
nhập”, Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt nam
(kỷ yếu hội thảo khoa học), tr.125-128, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà
nội.
3. Minh Đức (2008), “áp lực lợi nhuận ngân hàng năm 2008”, thời báo
kinh tế Việt nam, (số ra ngày 25/01/2008).
4. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
5. Phí Trọng Hiển (2006), “Những hình thức liên kết vốn trong các tập
đoàn tài chính - công nghiệp tại một số nƣớc công nghiệp phát triển”,
Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt nam (kỷ yếu
hội thảo khoa học), tr.129-136, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà nội.
6. Nguyễn Đắc Hƣng (2007), “Cạnh tranh phát triển thị trƣờng tín dụng
tiêu dùng”, tạp chí ngân hàng, (số 23/2007).
7. Thu Hƣơng (2006), “Vì sao ngân hàng cổ phần phải tăng vốn điều lệ?”,
tạp chí kinh tế, (số ra tháng 10/2006).
8. Ngọc Lan (2008), “Tiếp tục cuộc đua tăng vốn và mở rộng thị phần”,
tạp chí đầu tư chứng khoán, (số 12 (484), ngày 28/01/2008).
9. Trịnh Thị Hoa Mai (2006), “Đa dạng hóa loại hình kinh doanh để nâng
cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt nam”, Vai
trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt nam (kỷ yếu
hội thảo khoa học), tr.262-269, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà nội.
101
10. Ngọc Minh (2007), “Tập đoàn kinh tế lập ngân hàng riêng: Không
thận trọng sẽ quá muộn”, báo Lao động, (số 211 ngày 12+13/9/2007).
11. Phan Thúy Nga, Phan Minh Ngọc (2007), “Có nên siết chặt cho vay
bất động sản?”, tạp chí ngân hàng, (số 5/2008).
12. Nguyễn Hữu Nghĩa (2008), “Hệ thống ngân hàng Việt nam tiếp tục
vững bƣớc tiến vào năm 2008”, tạp chí ngân hàng, (số 2+3/2008).
13. Thuỷ Nguyễn (2008), “Tăng trƣởng chậm lại, nhân sự vẫn nóng”, tạp
chí đầu tư chứng khoán, (số 58 (530) ngày 14/05/2008).
14. Văn Tạo (2008), “Tập đoàn kinh tế ở Việt nam và xu hƣớng thành lập
ngân hàng riêng của tập đoàn”, tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng,
(số 71, tháng 4/2008).
15. Hồng Thoan (2007), “Dịch vụ thẻ: Không “bắt tay” thì khó phát triển”,
thời báo kinh tế Việt nam, (số ra ngày 15/06/2007).
16. Nguyễn Văn Xuân (2006), “Một số giải pháp về quản lý rủi ro trong
hoạt động ngân hàng điện tử”, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của
các ngân hàng thương mại Việt nam (kỷ yếu hội thảo khoa học), tr.85 -
95, NXB Phƣơng đông, Hà nội.
Một số trang thông tin điện tử:
17. “Các ngân hàng phải báo cáo về đầu tƣ kinh doanh chứng khoán”.
18. “Cho vay đầu tƣ chứng khoán: Các ngân hàng bày tỏ quan điểm”.
khoan/Cho_vay_dau_tu_chung_khoan_Cac_ngan_hang_bay_to_quan_
diem/
19. “Khi ngân hàng “đổ” vốn vào chứng khoán”.
102
PHỤ LỤC
103
LỜI CAM ĐOAN
Để có thể hoàn thành luận văn, đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu đặt ra,
bản thân tôi đã có sự tìm tòi, nghiên cứu, trong đó có sự tham khảo ý kiến của
các chuyên gia, những nhà phân tích. Những tham khảo đó đã đƣợc trích dẫn
một cách rõ ràng, cụ thể.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi. Nếu có sự
vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc Hội đồng.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng dạy của trƣờng Đại học
Ngoại thƣơng Hà nội, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy các bộ môn
ngành Quản trị kinh doanh, những ngƣời đã truyền thụ cho tôi những kiến
thức quý báu trong thời gian học tập tại trƣờng.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ làm công tác văn phòng ở
Khoa Sau Đại học của trƣờng, những ngƣời đã hƣớng dẫn, đôn thúc tôi nhiệt
tình, giúp cho tôi có thể hoàn thành luận văn đúng quy chế mà trƣờng đƣa ra.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới GS, TS Hoàng
Văn Châu, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến giá trị, góp
phần quyết định đến việc hoàn thành luận văn này.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NGOÀI QUỐC DOANH
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ ..................................... 5
1.1. KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NGOÀI QUỐC
DOANH VIỆT NAM ................................................................................. 5
1.1.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................... 5
1.1.2. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT
NAM ...................................................................................................... 7
1.2. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........ 8
1.2.1. TẠO TIỀN .................................................................................... 8
1.2.2. CƠ CHẾ THANH TOÁN ............................................................. 9
1.2.3. HUY ĐỘNG TIẾT KIỆM .......................................................... 10
1.2.4. MỞ RỘNG TÍN DỤNG.............................................................. 10
1.2.5. TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ TÀI TRỢ NGOẠI THƢƠNG ................. 11
1.2.6. DỊCH VỤ ỦY THÁC ................................................................. 11
1.2.7. BẢO QUẢN AN TOÀN VẬT CÓ GIÁ ..................................... 11
1.2.8. DỊCH VỤ KINH KỶ .................................................................. 12
1.3. CÁC KHUYNH HƢỚNG ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN
HÀNG ...................................................................................................... 14
1.4. CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG MỚI PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY ...... 17
1.4.1. CHO VAY TIÊU DÙNG ............................................................ 17
1.4.2. TƢ VẤN TÀI CHÍNH ................................................................ 18
1
1.4.3. QUẢN LÝ TIỀN MẶT ............................................................... 18
1.4.4. THUÊ MUA THIẾT BỊ .............................................................. 18
1.4.5. BÁN CÁC DỊCH VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNG ......................... 19
1.4.6. CUNG CẤP CÁC KẾ HOẠCH HƢU TRÍ ................................. 20
1.4.7. CUNG CẤP DỊCH VỤ MÔI GIỚI ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN 20
1.4.8. CUNG CẤP DỊCH VỤ QUỸ TƢƠNG HỖ VÀ TRỢ CẤP ........ 21
1.4.9. CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ NGÂN
HÀNG BÁN BUÔN ............................................................................. 21
1.5. CÁC LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ... 22
1.5.1. PHÂN LOẠI THEO TÍNH CHẤT SỞ HỮU .............................. 22
1.5.2. PHÂN LOẠI THEO TÍNH CHẤT LIÊN KẾT NGÀNH, LĨNH
VỰC ..................................................................................................... 22
1.6. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NGOÀI QUỐC
DOANH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ...................................... 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ........... 26
2.1. VỀ SỐ LƢỢNG, LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.................... 26
2.2. VỀ VỐN VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH DOANH .......................... 31
2.3. VỀ NGUỒN NHÂN LỰC ................................................................. 39
2.4. VỀ MỘT SỐ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ...................... 42
2.4.1. NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN ................................................ 43
2.4.2. DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ ................................................ 45
2.4.3. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN ................................. 49
2.4.4. NGHIỆP VỤ CHO VAY ĐẦU TƢ KINH DOANH BẤT ĐỘNG
SẢN ..................................................................................................... 54
2.4.5. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ, KINH DOANH CHỨNG KHOÁN .... 57
2.5. VỀ CÔNG NGHỆ ............................................................................. 63
1
2.6. XU HƢỚNG LIÊN KẾT ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC CỦA CÁC
TẬP ĐOÀN.............................................................................................. 65
2.6.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ................................................. 65
2.6.2. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CỦA TẬP ĐOÀN,
(TỔNG) CÔNG TY VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ........................... 67
2.6.3. ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ .......................................................... 67
2.6.4. THỰC TRẠNG THÀNH LẬP, PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG CỦA TẬP ĐOÀN, (TỔNG) CÔNG TY VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA ................................................................................ 71
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI......................................................................................... 73
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM NÓI RIÊNG TRONG THỜI GIAN
TỚI ........................................................................................................... 73
3.1.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG CHUNG .................................... 73
3.1.2. MỘT SỐ VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH CỦA NHNN THỜI GIAN
GẦN ĐÂY ............................................................................................ 76
3.2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NHTM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI ................................................................................................ 78
3.2.1. THỰC TIỄN TẠI ĐÀI LOAN .................................................... 78
3.2.2. XU HƢỚNG TẠI TRUNG QUỐC ............................................. 80
3.2.3. TẠI NHẬT BẢN ........................................................................ 80
3.2.4. ĐẶC TRƢNG LIÊN KẾT VỐN TẠI ĐỨC ................................ 82
3.2.5. TẠI MỸ ...................................................................................... 83
2
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NHTMCP VN
THỜI GIAN TỚI ...................................................................................... 86
3.3.1. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ................... 86
3.3.2. ĐỐI VỚI BẢN THÂN CÁC NHTMCP VIỆT NAM ..................... 90
3.3.3. ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN, (TỔNG) CÔNG TY VIỆT NAM .. 94
3.3.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHÁC ................................. 95
KẾT LUẬN .................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng .......................................... 14
Bảng 2.1. Các NHTMCP nộp hồ sơ xin cấp phép tính đến hết tháng 08/2007 ..... 28
Biểu đồ 2.1. NHTMCP theo giấy phép thành lập (1991 - 2007) .......................... 30
Bảng 2.2: Quy mô của một số ngân hàng trên thế giới (xem phụ lục) .................. 32
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chủ yếu của các NHTMCP 2004 - 2005 (phụ lục) ....... 32
Bảng 2.4: Sự phát triển nhanh chóng của NHTMCP về một số chỉ tiêu trong
một thời gian rất ngắn từ tháng 06/2005 đến hết tháng 09/2005 (xem phụ lục).... 32
Bảng 2.5 Sự phát triển vƣợt bậc về vốn điều lệ của một số NHTMCP giai đoạn
2006 - 2007 ......................................................................................................... 33
Biểu đồ 2.2. Tăng trƣởng tổng tài sản của một số NHTMCP ............................... 36
Bảng 2.2: Quy mô của một số ngân hàng trên thế giới
Đơn vị: triệu USD
Số liệu về tập đoàn tài chính/ngân hàng Số liệu về quốc gia
Tên Tổng Tài
sản
Vốn
CSH
CAR
(%)
Xếp hạng Tăng trưởng
GDP (%)
GDP Dịch vụ/GDP
(%)
Citigroup – Mỹ 1.484.101 74.415 11,85 1 2 10.833.492 75
HSBC holdings – Anh 1.276.778 67.259 12,00 3 3 1.552.437 72
Bank of China – Trung quốc 515.972 34.851 11,04 11 8,5 1.649.329 33
Kookmin Bank – Hàn quốc 176.577 7.803 11,01 76 5,0 679.674 62
Maybank – Malaixia 46.549 3.201 15,10 161 7,0 117.775 42
Bangkok Bank – Thái lan 36.029 2.460 13,50 196 6,0 163.491 46
Bank of the Phillipine 8.365 975 396 6,0 96.929 54
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, The Banker, UBS, Website của các ngân hàng, WB và ADB – số liệu năm 2004)
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chủ yếu của các NHTMCP 2004 - 2005
Tên ngân
hàng
Cho vay các
TCKT, cá nhân
Tiền gửi của
TCKT, cá nhân
Vốn điều lệ
Lợi nhuận
trước thuế
Cổ tức Tổng tài sản
2004 2005 2004 2005 2004 2005 2004 2005
200
4
200
5
2004 2005
Tăng
trưởn
g (%)
PNB
3.059,
0
4.777,
0
2.698,7 3.231,5 321,
7
580,4 72,1 102,
6
15,0 17,0 4.339,5 6.258,8 44,2
ACB
6.672,
4
9.362,
8
13.046,
0
19.955,
8
481,
1
948,3 278,
0
385,
1
36,7 28,0 15.623,
5
24.399,
7
56,2
OCB
1.899,
7
2.891,
2
1.147,1 1.623,5 200,
0
300,0 43,8 667,
2
17,7 18,9 2.529,5 4.020,2 58,9
SG CT
2.611,
1
3.527,
1
2.018,6 2.830,1 303,
5
400,0 93,1 111,
1
14,0 15,0 3.188,3 4.290.9 34,6
EAB
4.562,
4
5.947,
8
4.496,9 6.022,9 300,
0
500,5 98,0 138,
5
19.4 20,0 6.444,7 8.518,1 32,2
Sacombank 5.986, 8.425, 7.794,9 10.479, 740, 1.250, 198, 306, 26,0 23,8 10.394, 14.456, 39,1
4 2 0 0 0 0 1 9 2
VPBank
1.865,
4
3.506,
0
3.872,8 5.250,0 198,
0
500,0 60,0 83,0 12,0 20,0 4.192,2 6.500,0 50,0
Eximbank
5.016,
7
6.433,
2
6.297,0 8.352,1 500,
0
700,0 0 21,1 0 3,1 8.267,4 11.369,
2
37,5
Techcomban
k
3.655,
5
5.277,
0
4.600,0 8.372,0 412,
7
617,7 39,7 286,
0
15,0 36,6 6.444,7 10.504,
0
63,0
VIBank
2.199,
8
4.974,
4
2.031,3 5.268,6 250,
0
510,0 41,3 95,3 4,0 3,0 4.119,9 8.978,2 117,9
(Nguồn: Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước)
Bảng 2.4 Sự phát triển nhanh chóng của NHTMCP về một số chỉ tiêu trong một thời gian rất ngắn từ tháng 06/2005
đến hết tháng 09/2005 .
Loại hình NHTMNN NHTMCP NHNNg và Liên doanh
Chỉ tiêu 31/12/04 30/06/05 30/09/05 31/12/04 30/06/05 30/09/05 31/12/04 30/06/05 30/09/05
VỐN ĐIỀU LỆ 20.438 21.344 21.833 6.054 7.203 8.160 8.271 8.473 8.478
Tæng tµi s¶n Cã 556.478 560.715 586.948 101.472 122.755 135.247 79.379 90.426 95.433
Vèn huy ®éng vµ
®i vay
425.816 472.360 497.707 86.502 103.122 115.078 64.155 73.727 77.727
Tæng d- nî 364.137 392.186 404.852 56.113 67.953 74.061 44.551 53.540 55.698
Lîi nhuËn 3.111 4.972 6.727 1.267 1.188 1.589 843 793 1.066
(Nguån: Ng©n hµng Nhµ n-íc)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3283_9826.pdf